1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang

138 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Nhà Nước Về Kinh Doanh Thức Ăn Chăn Nuôi Trên Địa Bàn Huyện Yên Thế, Tỉnh Bắc Giang
Tác giả Triệu Thị Bích Huế
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Phượng Lê
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Quản lý kinh tế
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 555,94 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (15)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (15)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài (17)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (17)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (17)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (17)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (17)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (17)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (18)
    • 1.5. Những đóng góp mới của luận văn (18)
      • 1.5.1. Ý nghĩa khoa học (18)
      • 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn (18)
  • Phần 2. Tổng quan tài liệu (0)
    • 2.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với kinh doanh thức ăn chăn nuôi 5 1. Một số khái niệm (19)
      • 2.1.2. Đặc điểm quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi (25)
      • 2.1.3. Vai trò quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi (27)
      • 2.1.4. Nội dung nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với kinh doanh thức ăn chăn nuôi (29)
      • 2.2.2. Kinh nghiệm trong nước (41)
      • 2.2.3. Bài học rút ra từ kinh nghiệm (45)
  • Phần 3. Phương pháp nghiên cứu (47)
    • 3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu (47)
      • 3.1.1. Điều kiện tự nhiên (47)
      • 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (48)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (56)
      • 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu (56)
      • 3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin (57)
      • 3.2.3. Tổng hợp và xử lý số liệu (59)
      • 3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin (60)
      • 3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu (60)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (62)
    • 4.1. Thực trạng quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế, Tỉnh Bắc Giang (62)
      • 4.1.1. Thực trạng kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế (62)
      • 4.1.2. Thực trạng quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế (67)
    • 4.2. Yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang (95)
      • 4.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật (95)
      • 4.2.2. Số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý (97)
      • 4.2.3. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý (98)
      • 4.2.4. Kinh phí, nguồn lực cho công tác quản lý (98)
      • 4.2.5. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác quản lý (99)
      • 4.2.6. Người kinh doanh, người sử dụng thức ăn chăn nuôi (100)
    • 4.3. Giải pháp tăng cường quản lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang (104)
      • 4.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp (104)
      • 4.3.2. Giải pháp (110)
  • Phần 5. Kết luận và kiến nghị (0)
    • 5.1. Kết luận (116)
    • 5.2. Kiến nghị (0)
  • Tài liệu tham khảo (120)
  • Phụ lục (124)
    • Hộp 4.1. Đánh giá của cán bộ quản lý về chính sách quản lý đối với kinh (70)
    • Hộp 4.2. Đánh giá của cán bộ quản lý về công tác xử lý vi phạm đối với kinh (95)
    • Hộp 4.3. Ý kiến của cán bộ quản lý về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí phục vụ cho công tác quản lý trên địa bàn huyện Yên Thế (99)

Nội dung

Phương pháp nghiên cứu

Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Yên Thế là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang Trung tâm huyện cách thủ đô Hà Nội 75 km về hướng Đông Bắc Huyện Yên Thế gồm 21 xã, thị trấn, trong đó có 3 trung tâm kinh tế, xã hội: Cầu Gồ, Bố Hạ và Mỏ Trạng là ba trung tâm tập trung dân cư đông đúc, tiềm năng phát triển to lớn Yên Thế có vị trí tiếp giáp với các địa phương của tỉnh Bắc Giang và các tỉnh khác như sau:

- Phía Đông giáp huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

- Phía Tây giáp huyện Võ Nhai, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

- Phía Nam giáp với huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

- Phía Bắc giáp với huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Với vị trí địa lý như vậy, huyện Yên Thế rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các huyện khác trong và ngoài tỉnh Các tuyến đường giao thông bao gồm: các tuyến đường nội huyện, các tuyến đường tỉnh lộ và quốc lộ 17 đi qua địa bàn đã được cải tạo nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi để huyện Yên Thế phát triển kinh tế và giao lưu hàng hóa với bên ngoài.

Yên Thế nằm trong vòng cung Đông Triều, có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng

11 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ bình quân cả năm là 23,4 độ C Nhiệt độ trung bình cao nhất năm 26,9 o C, nhiệt độ trung bình thấp nhất năm 20,5 o C; tháng có nhiệt độ cao nhất là các tháng 6, 7, 8; tháng có nhiệt độ thấp nhất là các tháng 12, 1, 2 (có khi xuống tới 0 – 10 o C).

Lượng mưa: lượng mưa bình quân hàng năm là 1.518,4 mm, Yên Thế thuộc vùng mưa trung bình của trung du Bắc Bộ. Độ ẩm không khí: độ ẩm không khí bình quân cả năm là 81%,cao nhất là 86% (tháng 4) và thấp nhất là 76% (tháng 12).

Gió: trong vùng có hai mùa gió chính Gió mùa Đông Bắc thịnh hành trong mùa khô Trong mùa mưa, hướng gió chủ yếu của vùng là gió mùa Tây Nam

Thủy văn: Yên Thế có 2 con sông lớn (sông Thương chảy qua ranh giới phía đông huyện dài 24 km từ Đông Sơn đến Bố Hạ; sông Sỏi chạy dọc huyện từ Xuân Lương đến Bố Hạ hợp lưu với sông Thương, dài 38 km) tổng lưu lượng nước khá lớn Ngoài ra, huyện còn có hệ thống các hồ chứa, ao và các suối nhỏ thuộc hệ thống sông Sỏi và sông Thương. Nguồn nước mặt được đánh giá là dồi dào, phân bố khá đều trên địa bàn, tạo thuận lợi cơ bản cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.

Nhìn chung huyện Yên Thế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có lượng mưa trung bình, với nền nhiệt độ trung bình khá cao, giàu ánh sáng Có nguồn nước mặt dồi dào, phân bố đều Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. 3.1.1.3 Địa hình, thổ nhưỡng

Yên Thế có tổng diện tích đất tự nhiên 30.086 km 2 , trong đó diện tích đất lâm nghiệp (chủ yếu là đồi núi thấp) 13.285,11 ha chiếm 43,36% so với tổng diện tích tự nhiên; đất nông nghiệp 25.874,8 ha chiếm 84,55%; đất phi nông nghiệp 4.664,8 ha chiếm 15,2%; đất chưa sử dụng 97,44 ha chiếm 0,32% Hiện nay diện tích đất lâm nghiệp, diện tích vườn đồi và vườn rừng, đã cơ bản được phủ xanh bằng tán cây lâm nghiệp và cây ăn quả nhiều năm tuổi thích hợp cho phát triển chăn nuôi trang trại và nông hộ.

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Dân số và lao động

Huyện Yên Thế có các điều kiện tự nhiên là các yếu tố quan trọng trong thúc đẩy các mô hình kinh tế vườn đồi, vườn rừng gắn với phát triển chăn nuôi nhằm góp phần từng bước ổn định kinh tế, tạo ra các sản phẩm hàng hoá mũi nhọn trong nông, lâm nghiệp phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Để phát triển kinh tế xã hội của địa phương lao động là yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Thế được thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1 Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Thế qua 3 năm 2014 – 2016

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 15/14 16/15 BQ

I Tổng số nhân khẩu Khẩu 94.465 100,00 95.241 100,00 97.370 100,00 100,82 102,24 101,53

II Tổng số hộ Hộ 24.371 100,00 25.136 100,00 26.213 100,00 103,14 104,28 103,71

III Tổng số lao động Lao động 48.829 100,00 49.249 100,00 51.903 100,00 100,86 105,39 103,10

1 Lao động NN Lao động 39.732 81,37 39.950 81,12 38.608 74,38 100,55 96,64 98,58

2 Lao động phi NN Lao động 9.097 18,63 9.299 18,88 13.295 25,62 102,22 142,97 120,89

IV Một số chỉ tiêu BQ

1 Nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 3,88 3,79 3,71 97,78 98,01 97,89

2 Lao động/hộ Lao động/hộ 2,00 1,96 1,98 97,83 101,02 99,41

3.Nhân khẩu/lao động Khẩu/lao động 1,93 1,93 1,88 99,76 97,20 98,47

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Yên Thế (2016)

Qua bảng 3.1 cho thấy tổng dân số của huyện năm 2016 là 97.370 người, tăng 2,24 % so với năm 2015 và 3,08 % so với năm 2014 Bình quân qua 3 năm, dân số của huyện tăng 1,53% Số nhân khẩu nông nghiệp liên tục giảm (bình quân giảm 0,42 %/năm) và số nhân khẩu phi nông nghiệp liên tục tăng nhanh (bình quân tăng 9,29 %/năm).

Tuy nhiên, số nhân khẩu trong nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ khá cao là 77,60 % trong cơ cấu dân số toàn huyện năm 2016.

Năm 2016, toàn huyện có 26.213 hộ, trong đó 69,96 % là hộ nông nghiệp Bình quân qua 3 năm tổng số hộ tăng lên 3,71 %, số hộ nông nghiệp có giảm (3,25 %), số hộ phi nông nghiệp tăng nhanh (28,33 %).

Cùng với sự gia tăng của nhân khẩu là sự gia tăng lực lượng lao động, bình quân qua 3 năm chỉ tiêu này tăng 3,1% Trong đó, lao động nông nghiệp tuy đã có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (74,38 % năm 2016) và lao động phi nông nghiệp đã tăng liên tục qua 3 năm bình quân tăng 20,89% Sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp do nhiều nguyên nhân như cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu lao động trong đó sự mở rộng của các công ty như điện tử, may đến tận huyện, xã là nguyên nhân quan trọng nhất Hiện nay, đã có rất nhiều công ty xuống tận thôn, bản vận động những lao động nông nghiệp đi làm công nhân, không đòi hỏi về bằng cấp và trình độ, công ty có trả lương trong thời gian học việc và thử việc (sau 2 tháng) được chuyển chính thức đã thu hút được rất nhiều người tham gia kể cả những lao động đã ngoài 35 tuổi.

Số nhân khẩu/lao động tuy có giảm nhưng vẫn ở mức 1,88 năm 2016, bình quân 3 năm giảm 1,53% Điều này cùng với diện tích đất nông nghiệp liên tục giảm do quá trình đô thị hóa và lấy đất xây dựng các khu công nghiệp đã tạo không ít khó khăn cho kinh tế hộ gia đình phát triển đặc biệt là những gia đình đông con

Cũng qua bảng 3.1 cho thấy, trong 3 năm số nhân khẩu/hộ giảm từ 3,88 năm 2014 xuống còn 3,71 năm 2016 Cùng với đó, số lao động/hộ cũng có xu hướng giảm rõ rệt bình quân 3 năm giảm 0,59 % Sự giảm xuống này là do những năm gần đây, nhiều lao động trên địa bàn huyện đã chuyển vào làm trong các khu công nghiệp, di cư đến các thành phố lớn, 1 số vùng kinh tế mới ở Miền Nam và Tây Nguyên và xuất khẩu lao động ra nước ngoài Đây là một hướng mới giải quyết vấn đề dư thừa lao động hiện nay ở nông thôn Yên Thế nói riêng và nông thôn Việt Nam nói chung.

Sản xuất nông, lâm nghiệp có bước phát triển nhanh và tương đối toàn diện; an ninh lương thực được đảm bảo, nhiều loại cây, con hàng hóa địa phương có thế mạnh được khai thác hiệu quả như: rừng kinh tế, chè, cây ăn quả, gà đồi Đặc biệt là tổng đàn gia cầm bình quân duy trì 4 triệu đến 4,2 triệu con giá trị sản xuất đạt trên 1.200 tỷ đồng đưa Yên Thế thành huyện có quy mô tổng đàn gia cầm lớn nhất toàn quốc Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đến nay đã xây dựng, bổ sung xong quy hoạch 04 cụm công nghiệp và 03 điểm công nghiệp với tổng diện tích trên 100 ha; đã có 06 dự án được triển khai thực hiện và đi vào hoạt động, bao gồm 03 nhà máy may xuất khẩu, 01 nhà máy chế biến chè xanh, chè đen xuất khẩu, 02 cơ sở chế biến gia cầm, tạo việc làm cho trên 3.000 lao động Bên cạnh đó, các ngành nghề nông thôn như: sản xuất gạch, vôi hòn, cay vôi, mộc dân dụng, tre đan, khai thác cát sỏi, chế biến lâm sản tiếp tục phát triển thu hút khoảng 4.000 hộ tham gia, góp phần giải quyết việc làm cho trên 10.000 lao động (Báo cáo tình hình kinh tế xã hội huyện Yên Thế, 2016)

Phương pháp nghiên cứu

Trong những năm qua, tình hình phát triển chăn nuôi của huyệnYên Thế có bước phát triển mạnh mẽ Huyện Yên Thế có quy mô tổng đàn gia cầm lớn nhất toàn quốc và luôn ổn định, bình quân duy trì 4 triệu đến 4,2 triệu con, giá trị sản xuất đạt trên 1.200 tỷ đồng Quy mô tổng đàn lợn cũng tăng đột biến, đạt 105.000 con trong năm 2016, đàn trâu bò giữ ổn định đạt 11.019 con năm 2016

Bảng 3.3 Số lượng gia súc, gia cầm của huyện Yên Thế từ năm 2014 đến năm 2016

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Yên Thế (2016) Trên địa bàn có 211 cơ sở kinh doanh TĂCN tập trung nhiều tại thị trấn

Cầu Gồ, An Thượng, Đồng Hưu, Tam Tiến và Tiến Thắng là các xã có số lượng chăn nuôi lớn Có rất nhiều công ty TĂCN trên toàn quốc đầu tư kinh doanh vào địa bàn huyện với đa dạng các sản phẩm như TĂCN cho trâu bò, lợn, gà, vịt, ngan với rất nhiều chủng loại như thức ăn đậm đặc, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn bổ sung, Premix cho mọi lứa tuổi của gia súc, gia cầm như lợn con theo mẹ, lợn thịt, nái mang thai, nái chửa, nái đẻ, gà thịt, gà đẻ Do vậy, việc quản lý kinh doanh TĂCN trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, tình hình sử dụng chất cấm trong TĂCN đang diễn biến phức tạp Do đó tôi lựa chọn huyện Yên Thế để tiến hành nghiên cứu đề tài quản lý nhà nước về kinh doanh TĂCN.

Trên địa bàn huyện hiện có 21 xã, thị trấn Qua đó tôi đi sâu vào nghiên cứu: 3 xã An Thượng và Tiến Thắng và Tam Tiến là các xã có số lượng hộ kinh doanh TĂCN lớn nhất tại huyện Yên Thế.

3 xã Đồng Hưu, Đồng Tâm và Canh Nậu là các xã có số lượng hộ kinh doanh TĂCN thuộc nhóm trung bình so với toàn huyện.

3 xã Tân Sỏi, Phồn Xương và thị trấn Bố Hạ và có số lượng hộ kinh doanh TĂCN thuộc nhóm thấp nhất so với toàn huyện.

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Các số liệu được thu thập trên báo, tạp chí, sách tham khảo, tạp chí khoa học, các trang web, công trình nghiên cứu trước đây.

Bảng 3.4 Phương pháp thu thập số liệu và thông tin thứ cấp

Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu, tình hình sản xuất kinh doanh TĂCN ở

Việt Nam Các nghiên cứu gần đây có liên quan

Số liệu tổng quan về kinh tế, xã hội, chương trình, dự án, tình hình sản xuất chăn nuôi, tình hình kinh doanh TĂCN trên địa bàn

Loại tài liệu Các loại sách và bài giảng Các bài báo, tạp chí có liên quan tới đề tài; từ các website Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu

Báo cáo kinh tế xã hội hàng năm, báo cáo tổng kết, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về quản lý kinh doanh TĂCN

Thư viện học viện Nông Nghiệp Việt Nam, thư viện khoa Kinh tế

- UBND huyện Yên Thế, các cơ quan quản lý tại địa phương tổng hợp

- Trang tin điện tử UBND huyện Yên Thế

Các số liệu được các tổ chức, cơ quan quản lý tại địa phương tổng hợp nghiên cứu (báo cáo tổng kết, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về quản lý kinh doanh TĂCN) Tìm tài liệu, số liệu liên quan; sao chép và trích dẫn tài liệu tình hình sản xuất kinh doanh TĂCN ở Việt Nam và địa bàn Bắc Giang; các khái niệm, phạm trù, nhận định, các số liệu, thông tin về các cửa hàng, hộ, doanh nghiệp và các tổ chức nghiên cứu liên quan. 3.2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu thông qua chọn mẫu nghiên cứu; nguồn thông tin thu thập được qua phiếu điều tra các cửa hàng kinh doanh TĂCN, các hộ chăn nuôi gia súc gia cầm, các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về kinh doanh TĂCN trên địa bàn huyện Yên Thế bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, sử dụng bảng câu hỏi

Phương pháp thu thập là điều tra chọn mẫu các hộ kinh doanh TĂCN, sử dụng TĂCN; phỏng vấn sâu cán bộ quản lý nhà nước về kinh doanh TĂCN trên địa bàn huyện Yên Thế.

Các dữ liệu này được thu thập từ các mẫu đã chọn, cụ thể: Hiện nay trên địa bàn huyện có 211 cơ sở kinh doanh TĂCN Chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu 60 cửa hàng kinh doanh TĂCN thuộc 9 xã đại diện cho số lượng cơ sở kinh doanh TĂCN ở các mức độ khác nhau. Trong đó, nhóm các xã có số lượng các cơ sở kinh doanh TĂCN nhiều nhất là: An Thượng, Tiến Thắng và Tam Tiến Nhóm các xã có số lượng các cơ sở kinh doanh TĂCN thuộc nhóm trung bình: Đồng Hưu, Hồng Kỳ và Đồng Tâm Nhóm các xã, thị trấn có tổng số cơ sở kinh doanh TĂCN thấp nhất so với toàn huyện là: TT Bố Hạ, Phồn Xương và Tân Sỏi.

Tôi tiến hành phỏng vấn 60 hộ chăn nuôi cũng thuộc các xã trên với căn cứ chọn cả những hộ chăn nuôi quy mô lớn, quy mô nhỏ và vừa để điều tra, phân tích nhận thức của người dân trong vấn đề tiêu thụ, sử dụng TĂCN.

Phỏng vấn các cơ quan có chức năng chính trong vấn đề quản lý như: Phòng NN&PTNT, Trạm CN&TY, Đội Quản lý thị trường số 6, các cán bộ chăn nuôi thú y 9 xã, thị trấn trên để thu thập thông tin, đánh giá về công tác quản lý kinh doanh TĂCN trên địa bàn.

Nội dung, nguồn cung cấp, số mẫu và phương pháp thu thập các loại dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu này được tổng hợp ở bảng 3.5.

Bảng 3.5 Phương pháp thu thập số liệu và thông tin sơ cấp Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập

1 Cán bộ 2 người: 1 lãnh Thông tin về chủ trương và

Trạm chăn đạo trạm và 1 chính sách về quản lý kinh nuôi thú y cán bộ phụ trách doanh TĂCN huyện Yên quản lý kinh Nhận định về thực trạng và

Thế doanh TĂCN giải pháp hoàn thiện quản lý kinh doanh TĂCN

2 Cán bộ 2 người: 1 lãnh Thông tin về chủ trương và phòng đạo và 1 cán bộ chính sách về quản lý kinh

NN&PTNT phụ trách lĩnh doanh TĂCN huyện Yên vực chăn nuôi Nhận định về thực trạng và

Thế giải pháp hoàn thiện quản lý kinh doanh TĂCN.

3 Đội Quản 2 người: 1 (Đội Thông tin về chủ trương và lý thị trường trưởng hoặc đội chính sách về quản lý kinh số 6 phó), 1 cán bộ doanh TĂCN

4 Cán bộ cấp 9 cán bộ chăn Tình hình thực thi quản lý xã nuôi thú y cấp xã kinh doanh TĂCN

Tình hình phát triển chăn nuôi

5 Cơ sở kinh 60 cơ sở kinh Thông tin chung doanh thức ăn doanh TĂCN Nhận thức của hộ về điều chăn nuôi trên kiện kinh doanh TĂCN địa bàn huyện Những nội dung kinh doanh TĂCN

5 Các hộ 60 hộ chăn nuôi Thông tin chung chăn nuôi gia súc, gia cầm Nhận thức của hộ về TĂCN

Phương pháp Điều tra, phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế 3.2.3 Tổng hợp và xử lý số liệu

Số liệu thu thập xong được tổng hợp, kiểm tra và chỉnh lý đảm bảo đầy đủ, chính xác và thống nhất Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu tính toán phù hợp và áp dụng phương pháp tổng hợp Các số liệu được xử lý bằng máy tính cá nhân và thông qua phần mềm Spss, sau đó được trình bày một cách chi tiết qua các bảng biểu thống kê nhằm dễ dàng miêu tả, phản ánh yêu cầu từng nội dung nghiên cứu

3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin

Sau khi thu thập đầy đủ các tài liệu và thông tin về thực trạng quản lý hoạt động kinh doanh TĂCN, tập hợp các phiếu điều tra sau đó tiến hành phân tích số liệu bằng các phương pháp sau:

3.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Thực trạng quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế, Tỉnh Bắc Giang

Hệ thống phân phối TĂCN trên địa bàn huyện Yên Thế trải rộng khắp tới tận thôn, xóm Năm 2016 toàn huyện đã có 211 cơ sở, kinh doanh TĂCN hoạt động thường xuyên, chủng loại TĂCN cũng rất đa dạng phong phú, như thức ăn cho lợn, gà, vịt, ngan lại chia theo từng lứa tuổi và mục đích chăn nuôi (nuôi sinh sản, nuôi lấy thịt ) rồi lại phân theo hình thức chăn nuôi (công nghiệp, bán công nghiệp).

Bảng 4.1 Số lượng các đơn vị kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế

Kinh doanh TĂCN kiêm hàng hóa khác

SL CC SL CC SL CC

15/14 16/15 BQ (cơ sở) (%) (cơ sở) (%) (cơ sở) (%)

Nguồn: Trạm CN&TY huyện Yên Thế (2016) Theo bảng 4.1 thấy từ năm 2014 đến năm 2016 số cơ sở kinh doanh TĂCN liên tục tăng Năm 2014 có 178 cửa hàng thì đến năm 2015 là 186 tăng

8 cửa hàng so với 2014, đến năm 2016 là 211 cửa hàng Số lượng cửa hàng kinh doanh TĂCN tăng lên trong những năm gần đây do nhiều nguyên nhân.

Thứ nhất, do sự gia tăng về tổng đàn gia súc, gia cầm đặc biệt là sự tăng nhanh về số lượng đàn lợn, đàn vịt tại địa phương Theo UBND huyện Yên Thế (2016) tổng đàn gia cầm luôn duy trì bình quân từ 4 triệu đến 4,2 triệu con đưa Yên Thế trở thành huyện có tổng đàn gia cầm lớn nhất toàn quốc Đặc biệt hơn 3 năm từ giữa 2013 đến tháng 11 năm 2016 do giá lợn thịt tăng cao dẫn đến tổng đàn lợn tăng đột biến đạt 100.000 con riêng trong 9 tháng đầu năm 2016, do đó nhu cầu sử dụng TĂCN tăng lên Đây là thị trường hấp dẫn cho những công ty kinh doanh TĂCN Để có thể đi vào thị trường, các công ty TĂCN cử các nhân viên thị trường không những đến các đại lý TĂCN tiếp thị mà còn đến gặp cả những cửa hàng kinh doanh thuốc thú y, hay những hộ chăn nuôi có khả năng để mong muốn hợp tác mở đại lý cho công ty.

Thứ hai, khách hàng muốn mở đại lý thì không cần địa điểm đẹp nằm trên những trục đường giao thông chính; không cần nhiều kinh nghiệm vì công ty có đội ngũ tư vấn hỗ trợ bán hàng rất chuyên nghiệp; chiết khấu bán hàng cao, nhiều chương trình thưởng lớn đối với khách hàng có sản lượng lớn; không có yêu cầu khắt khe về pháp lý; thị trường kinh doanh rộng lớn; có thể tận dụng lao động gia đình Cụ thể như điều kiện kinh doanh không đòi hỏi khắt khe về mặt pháp lý như một số nhóm ngành khác, việc đăng ký kinh doanh thì dễ dàng Đó là kinh doanh TĂCN không đòi hỏi phải có bằng chuyên môn và chứng chỉ hành nghề như muốn mở cửa hàng thuốc thú y phải có bằng chuyên môn tối thiểu là trung cấp và phải học qua lớp tập huấn để được cấp chứng chỉ hành nghề thú y Nếu cơ sở đã có đủ các điều kiện như mặt bằng, vốn, khách hàng tiềm năng thì việc mở đại lý kinh doanh cám rất dễ thực hiện Do vậy đã có rất nhiều những hộ chăn nuôi quy lớn, nhập thẳng cám của công ty mà không qua đại lý, họ nhận thấy chiết khấu cao, mức lợi nhuận họ được hưởng lớn do vậy họ lấy cám phục vụ bà con trong vùng dần cũng trở thành một đại lý, cũng là đầu mối cung cấp cám của công ty

Thứ ba, trên thị trường có rất nhiều công ty TĂCN Nhu cầu tìm đại lý phân phối TĂCN, giành thị phần là rất lớn Với phương châm là cung cấp sản phẩm TĂCN đa dạng có chính sách phân phối đảm bảo chiết khấu cao, nguồn hàng phong phú, ổn định, mang lại lợi ích tốt nhất các đại lý Và có cam kết nếu trở thành nhà phân phối TĂCN cho công ty thì sẽ luôn có các chính sách ưu đãi về sản phẩm, giá thành, được tư vấn về chuyên môn tận tâm từ đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp của công ty. Để tránh các hiện tượng cạnh tranh trong kinh doanh, các công ty TĂCN chỉ mở một số đại lý độc quyền phân phối sản phẩm cho mình trên địa bàn huyện tuỳ theo điều kiện cụ thể Một đại lý có thể bán cám của nhiều công ty nhưng một công ty thường không mở nhiều đại lý trong cùng một khu vực Đây là một cơ hội đồng thời cũng như thách thức cho các công ty khác muốn thâm nhập vào thị trường Số lượng các cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại các xã, thị trấn của huyện Yên Thế được thể hiện ở bảng 4.2

Bảng 4.2 Số lượng cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Thế

(cơ (cơ (cơ 15/14 16/15 BQ sở) sở) sở)

Nguồn: Trạm CN&TY huyện Yên Thế (2016) Nhóm các xã có số lượng cửa hàng kinh doanh TĂCN nhiều nhất là: Tiến Thắng, An Thượng, Tam Tiến Các xã trên đều có những đặc điểm thuận lợi để kinh doanh TĂCN như: Tổng đàn gia súc, gia cầm lớn (Tiến Thắng, An Thượng, Tam Tiến) Các xã có số lượng cửa hàng kinh doanh TĂCN ít nhất là Phồn Xương, Tân

Hiệp, Tân Sỏi, Đồng Lạc, TT Bố Hạ các xã này đều mang chung đặc điểm là tổng đàn gia súc, gia cầm nhỏ Năm 2014 trung bình mỗi xã có 8,48 cơ sở, năm 2015 là

8,86 cơ sở/ xã và năm 2016 bình quân là 10,05 cơ sở/xã.

Số lượng của hàng kinh doanh TĂCN tăng theo các năm trong 3 năm gần đây Số lượng đại lý cấp 1 tăng nhanh, đại lý cấp 2 giảm và không có đại lý cấp 3

4.1.1.2 Khối lượng và chủng loại thức ăn chăn nuôi

Do số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Yên Thế là rất lớn nên nhu cầu sử dụng TĂCN cũng tăng cao Khối lượng TĂCN kinh doanh trên địa bàn huyện Yên Thế được thể hiện ở bảng 4.3.

Bảng 4.3 Khối lượng thức ăn chăn nuôi kinh doanh trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

TT Thức ăn chăn nuôi 2014 2015 2016

II Thức ăn tập quán

Nguồn: Trạm CN&TY huyện Yên Thế (2016) Qua bảng 4.3 cho thấy, các chủng loại TĂCN được kinh doanh rất đa dạng, gồm có thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh hay TĂCN công nghiệp và thức ăn tự phối trộn hay thức ăn tập quán Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh được các công ty trong và ngoài tỉnh phân phối với nhiều chủng loại như thức ăn cho lợn, cho gà, vịt được chia theo mục đích chăn nuôi như nuôi thịt, nuôi sinh sản, nuôi lấy trứng thương phẩm và phân theo lứa tuổi Thức ăn dùng cho gà được chia ra thức ăn cho gà đẻ và thức ăn cho gà thịt Trong chăn nuôi gà thịt thì TĂCN lại được chia ra TĂCN dùng cho gà trắng (siêu thịt) và gà lông mầu Trên địa bàn huyện chủ yếu TĂCN là cung cấp cho gà lông màu và được chia ra rất nhiều giai đoạn tuổi khác nhau như: từ 1 ngày đến

35 ngày dùng cho gà con chủ yếu là giai đoạn úm gà, từ 36 ngày đến xuất dùng cho gà choai và gà xuất chuồng Các sản phẩm cho gà đẻ trứng rất đa dạng như cho gà con, hậu bị và gà đẻ trong các giai đoạn khác nhau Thức ăn cho lợn cũng được chia ra thức ăn cho lợn nái, lợn thịt, lợn con theo mẹ Dòng thức ăn cho lợn nái lại được chia ra các giai đoạn như nái hậu bị, nái chửa, nái đẻ Thức ăn cho lợn con theo mẹ dùng cho lợn sữa (từ 1 kg - 7 kg), lợn tập ăn (7 kg – 15 kg), Lợn thịt thì có cám lợn choai (15 kg - 30 kg), lợn vỗ đến xuất chuồng (30 kg - 90 kg -120 kg).

Thức ăn phối trộn được các hộ chăn nuôi sử dụng thường là các loại thức ăn theo tập quán như: cám gạo, ngô nghiền, cám mạch, khoai, sắn được phối trộn với đậm đặc, chế phẩm sinh học, khoáng theo công thức nhằm đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng theo từng loại vật nuôi và theo các giai đoạn sinh trưởng

Tại huyện Yên Thế, trong giai đoạn úm để đảm bảo cho gà con phát triển khỏe mạnh trong điều kiện nuôi nhốt, TĂCN chủ yếu được sử dụng là các loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh dạng viên, người chăn nuôi không phải bổ sung bất cứ loại gì khác Trong giai đoạn gà choai và đến xuất chuồng, do gà được thả ra ngoài có thể tự kiếm ăn và cũng để giảm chi phí người chăn nuôi thường tự phối trộn thức ăn gồm cám đậm đặc, ngô nghiền, cám mạch, bột cá Hiện nay các loại thức ăn đậm đặc được nhiều công ty, xí nghiệp chế biến thức ăn sản xuất cung cấp số lượng lớn bán ở khắp mọi vùng rất thuận lợi cho người chăn nuôi

Bổ sung vào thức ăn gồm các loại hỗn hợp khoáng vi lượng - premix khoáng, hỗn hợp vitamin - premix vitamin hoặc premix khoáng - vitamin, các axit amin - lyzin, methonin khi cần thiết có thể bổ sung thêm cả khoáng đa lượng Ca, P Đó là các chất dinh dưỡng thường thiếu trong các nguyên liệu thức ăn khi phối hợp khẩu phần không cân đối được Có một số chất cần bảo quản tốt khi cho gia súc, gia cầm ăn mới cho thêm vào thức ăn để không giảm tác dụng Quá trình nuôi dưỡng, thiếu nguyên tố vi lượng, hay vitamin nào đều thường biểu hiện tương đối rõ ở các trạng thái sinh lý của gia cầm, cần được bổ sung kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe đàn gà, giảm tăng trọng, giảm tỷ lệ đẻ trứng

Khối lượng và chủng loại TĂCN chủ yếu kinh doanh trên địa bàn huyện qua bảng 4.3 có thể thấy: thức ăn chăn nuôi công nghiệp dùng cho gà chiếm tỷ lệ cao nhất và tăng dần qua các năm Thức ăn chăn nuôi công nghiệp dùng cho lợn cũng có khối lượng tương đối lớn, đặc biệt là cám dành cho lợn thịt Thức ăn chăn nuôi công nghiệp dùng cho vịt là thấp nhất, và không kinh doanh thức ăn công nghiệp dùng cho trâu, bò Lượng TĂCN công nghiệp được các công ty, doanh nghiệp chủ yếu tại Hà Nội và Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải

Dương phân phối cho các đại lý trên địa bàn huyện.

4.1.2 Thực trạng quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế

4.1.2.1 Cụ thể hoá văn bản, chính sách về kinh doanh thức ăn chăn nuôi

* Hệ thống các chính sách

Yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

4.2.1 Hệ thống văn bản pháp luật

Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến kinh doanh TĂCN ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động quản lý kinh doanh TĂCN, hoạt động kinh doanh TĂCN trên địa bàn huyện Yên Thế Các văn bản quản lý nhà nước liên quan đến kinh doanh TĂCN đã được ban hành, sửa đổi, bổ sung kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam và xu hướng của thế giới.

Trong những năm gần đây tình trạng sản xuất, kinh doanh TĂCN kém chất lượng, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi diễn biến rất phức tạp, đang là vấn đề bức xúc, nguy hại cho sức khỏe người dân, gây tác hại nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp, thương hiệu quốc gia Chính vì vậy đã có rất nhiều văn bản, chính sách có nội dung tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát chất lượng, cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi, thực hiện một số giải pháp cấp bách trong quản lý như: chỉ thị 167/CT-BNN-TTr ngày 20/01/2014 về tăng cường công tác thanh tra kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn nông lâm thủy sản, công văn số 5655/BNN-CN ngày 16/7/2014 về việc chỉ đạo các tỉnh tăng cường công tác kiểm soát chất lượng TĂCN, Chỉ thị 7285/CT-BNN-CN ngày 07/9/2015 và công điện 678/CĐ-BNN- CN về tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi Nghị định 39/2017/NĐ-CP về Quản lý thức ăn chăn nuôi Năm 2015,

2016, 2017 được tỉnh Bắc Giang lựa chọn là năm cao điểm hành động vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp Các văn bản, chính sách trên sau khi ban hành đã có ảnh hưởng tích cực đến hoạt động quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế Về phía các cơ quan quản lý, có tác dụng xốc lại hoạt động quản lý còn khá mờ nhạt và chưa hiệu quả trong những năm trước đây Các hoạt động quản lý, thanh tra, kiểm tra được khẩn trương tiến hành, góp phần chấn chỉnh hoạt động kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn Về phía người kinh doanh thức ăn chăn nuôi góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc thec hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh thức ăn chăn nuôi, hạn chế các hành vi vi phạm trong kinh doanh thức ăn chăn nuôi

Chính phủ, các bộ ngành đã dần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật để quản lý trong toàn bộ chuỗi sản xuất, kinh doanh, xuất, nhập khẩu và sử dụng TĂCN đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất nông lâm thủy sản là một trong những giải pháp được đưa ra Tuy nhiên trên địa bàn huyện việc xây dựng các văn bản cụ thể của huyện về thực thi các văn bản pháp lệnh của nhà nước để quản lý hoạt động kinh doanh TĂCN là rất ít, chủ yếu căn cứ vào văn bản quy định của cấp trên để thực hiện, chưa phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương gây khó khăn cho công tác quản lý.

4.2.2 Số lượng, chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý

Các cán bộ quản lý là những người đứng ra thực hiện những chính sách mà Chính phủ đưa xuống, trực tiếp đi xuống các cửa hàng, kiểm tra, giám sát các điều kiện về kinh doanh TĂCN, tiến hành nhắc nhở, xử phạt các cửa hàng bị vi phạm Công tác thanh tra, giám sát có chặt chẽ, nghiêm ngặt thì người bán TĂCN mới có ý thức thực hiện tốt những quy định trong kinh doanh TĂCN Nếu như thực hiện không nghiêm túc, công tác quản lý sơ sài thì rất khó để thực hiện đúng pháp luật Thường xuyên thanh tra kiểm tra sẽ làm cho người bán TĂCN nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh thức ăn chăn nuôi, hạn chế việc phát sinh thêm những vi phạm Để thực hiện hiệu quả các hoạt động quản lý kinh doanh TĂCN thì chất lượng, số lượng của cán bộ quản lý có ảnh hưởng trực tiếp Đánh giá của người kinh doanh và người sử dụng TĂCN về năng lực của cán bộ quản lý được thể hiện ở bảng 4.16

Bảng 4.16 Đánh giá của người kinh doanh và người sử dụng thức ăn chăn nuôi về năng lực của cán bộ quản lý nhà nước đối với kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế

Tốt Tỷ lệ Bình Tỷ lệ

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (năm 2017)

Qua bảng 4.16 cho thấy, năng lực của cán bộ quản lý được người kinh doanh và người sử dụng đánh giá rất tốt là 22 người, chiếm tỷ lệ thấp nhất là 18,33% Đánh giá là bình thường chiếm tỷ lệ cao nhất là 46,67% vối 56 ý kiến Còn lại có 42 ý kiến đánh giá là tốt chiếm tỷ lệ 35%.

Lực lượng cán bộ làm công tác kiểm tra, quản lý thức kinh doanh TĂCN trên địa bàn về bản đều có trình độ đại học Tuy nhiên kiến thức về quản lý và nghiệp vụ chuyên môn về lĩnh vực TĂCN còn thiếu do được đào tạo chủ yếu về mặt kỹ thuật (chăn nuôi, thú y) nên về mặt nghiệp vụ chưa cao, làm việc chủ yếu theo kinh nghiệm, ít được tập huấn bổ sung, nâng cao kiến thức nghiệp vụ Bên cạnh đó, do địa bàn quản lý rộng, lực lượng cán bộ mỏng, do vậy không thể kiểm soát hết được tình hình kinh doanh, buôn bán, sử dụng TĂCN trên thị trường

4.2.3 Sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý

Do lực lượng của cán bộ thanh tra chuyên ngành về kinh doanh TĂCN quá mỏng, vì vậy sự phối hợp quản lý của các cơ quan ban ngành, đặc biệt là chính quyền địa phương rất cần thiết Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, thông tin, tuyên truyền cán bộ chính quyền địa phương đã làm tốt công tác của mình đưa kiến thức về TĂCN đến với người chăn nuôi, nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi Tuy nhiên, trong một số việc mang tính chất pháp lý như việc thẩm định xác nhận điều kiện kinh doanh TĂCN còn chưa quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan quản lý chịu trách nhiệm chính, dẫn đến việc thẩm định chưa chặt chẽ và cấp đăng ký kinh doanh cho cả hộ không đủ điều kiện Đánh giá của người kinh doanh và người sử dụng thức ăn chăn nuôi về việc phối hợp giữa các cơ quan quản lý được thể hiện ở bảng 4.17.

Bảng 4.17 Đánh giá của người kinh doanh về sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại huyện Yên Thế

STT Tiêu chí Số ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Kiểm tra nhiều, chồng chéo 13 21,67

2 Hợp lý, không gây chồng chéo 42 70,00

3 Bình thường, ít gây chồng chéo 5 8,33

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (năm 2017)

Qua bảng 4.17 cho thấy, đa số người kinh doanh cho rằng việc quản lý, kiểm tra hiện nay là hợp lý, không gây chồng chéo chiếm tỷ lệ

70% với 42 ý kiến Tuy nhiên còn có 13 ý kiến cho rằng việc kiểm tra hiện nay là chồng chéo chiếm ỷ lệ 21,67%, 5 ý kiến chiếm tỷ lệ 8,33 cho rằng việc quản lý, kiểm tra hiện nay bình thường và ít gây chồng chéo.

Mặc dù có chức năng kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi vi phạm về kinh doanh, môi trường trên địa bàn đối với hộ kinh doanh ban đầu nhỏ lẻ, nhưng hầu như chưa có chính quyền cấp xã nào thực hiện Qua đó thể hiện sự phối hợp giữa chính quyền cơ sở với các cơ quan chuyên môn còn lỏng lẻo, chưa nhất quán.

4.2.4 Kinh phí, nguồn lực cho công tác quản lý

Nguồn kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị, đầu tư cơ sở vật chất còn hạn chế đặc biệt bất cập hiện nay là không có trang thiết bị phục vụ cho kiểm tra, kiểm định chất lượng TĂCN, dẫn đến khó khăn trong công tác QLNN về kinh doanh TĂCN, rất khó khẳng định được chính xác TĂCN thật, TĂCN giả, TĂCN kém chất lượng… Đồng thời đội ngũ cán bộ quản lý 100% làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, không có cán bộ chuyên trách; kinh phí hỗ trợ cho cán bộ quản lý khi tham gia các tổ công tác liên ngành không thường xuyên và còn phụ thuộc vào nguồn kinh phí chung hàng năm của ban chỉ đạo, không có chế độ quy định cụ thể; ngoài khoản hỗ trợ xăng xe đi lại 300.000 đồng/thành viên các đoàn kiểm tra liên ngành khi kết thúc đợt kiểm tra thì không có chế độ hoặc khoản hỗ trợ nào khác, với mức hỗ trợ này các thành viên kiêm nhiệm sử dụng phương tiện cá nhân đi lại chi phí trong cả quá trình thực hiện nhiệm vụ là quá thấp, dẫn tới điều kiện để phục vụ công tác quản lý còn gặp nhiều khó khăn

4.2.5 Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác quản lý

Trang thiết bị hỗ trợ cho công tác thanh tra, kiểm tra còn thiếu thốn. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, cán bộ kiểm tra rất ít khi kiểm tra đến chất lượng TĂCN bán tại các cửa hàng, hay kiểm tra được các chất cấm có trong TĂCN do không có đủ điều kiện về trang thiết bị Để kiểm tra chất lượng của một loại TĂCN, cán bộ thanh tra phải lấy mẫu sau đó gửi tới trung tâm kiểm định chất lượng TĂCN ở Hà Nội để tiến hành kiểm tra Quá trình này đòi hỏi mất nhiều chi phí và rất nhiều thời gian từ 15 - 20 ngày sau đó mới có kết quả, trong khi đó mẫu TĂCN này vẫn được lưu hành trên thị trường, nếu mẫu TĂCN không đạt chất lượng như đã đăng ký sẽ gây ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.

Hộp 4.3 Ý kiến của cán bộ quản lý về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí phục vụ cho công tác quản lý trên địa bàn huyện Yên Thế

Trang thiết hỗ trợ cho công tác thanh tra, kiểm tra còn thiếu thốn Chưa có kho lưu chứa tang vật vi phạm Kinh phí dành cho công tác kiểm tra, xử lý, sinh hoạt, đi lại còn hạn hẹp, nhất là kinh phí để giám định mẫu hoàn toàn không có nên chưa có đủ điều kiện để làm, dẫn tới kết quả kiểm tra chưa cao Chúng tôi đi kiểm tra chủ yếu là kiểm tra về các điều kiện kinh doanh của cơ sở kinh doanh, kiểm tra chất lượng thức ăn chủ yếu bằng cảm quan và xem hạn sử dụng Việc lấy mẫu chủ yếu do các đoàn kiểm tra liên ngành và chuyên ngành cấp trên thực hiện, do vậy số lượng mẫu đại diện chưa nhiều Nếu công tác kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng thức ăn được thực hiện thường xuyên thì sẽ còn phát hiện nhiều sản phẩm kém chất lượng

Nguồn: ông Nguyễn Đăng Phố, Phó trưởng trạm CN&TY huyện Yên Thế (2017)

4.2.6 Người kinh doanh, người sử dụng thức ăn chăn nuôi

* Đối với chủ cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi

Giải pháp tăng cường quản lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

4.3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp

4.3.1.1 Thực trạng quản lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi

Quản lý TĂCN và kinh doanh TĂCN là chủ trương phù hợp trong tình hình hội nhập hiện nay, góp phần cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định từ đó giúp sản phẩm chăn nuôi Việt Nam một phần đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật (đặc biệt là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm), đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

Trong thời gian qua toàn ngành NN&PTNT đã phối hợp với các cơ quan liên quan tích cực quản lý công tác vật tư nông nghiệp nói chung và quản lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi nói riêng Kết quả triển khai đã đạt được những hiệu quả tích cực, làm thay đổi nhận thức của người sử dụng, cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi và tạo được sự đồng thuận của dư luận xã hội Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi liên tục được bổ sung và hoàn thiện trong những năm gần đây để phục vụ làm căn cứ cho quản lý; bộ máy quản lý được lập tương đối đồng bộ; phù hợp với bối cảnh hiện tại, cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh TĂCN trên địa bàn; các cửa hàng kinh doanh TĂCN đều tuân thủ các quy định của nhà nước Đa số các hộ kinh doanh cũng đã chấp hành làm đầy đủ các thủ tục đăng ký kinh doanh, hàng hóa có hóa đơn chứng từ kèm theo đã cơ bản hạn chế được hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng lưu thông trên địa bàn; cơ quan quản lý đã có sự quan tâm tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến kinh doanh TĂCN đến người kinh doanh cơ bản kịp thời; đã quản lý được nguồn gốc chất lượng TĂCN, có nguồn gốc TĂCN rõ ràng, do các công ty, đại lý có uy tín, đáng tin cậy cung cấp; công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm được thực hiện thường xuyên theo định kỳ và theo kế hoạch; Đã hạn chế dần được tình trạng vi phạm các quy định của Nhà nước trong hoạt động kinh doanh TĂCN, góp phần lành mạnh hóa thị trường kinh doanh TĂCN trên địa bàn Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế tồn tại cụ thể là: Địa bàn rộng, số lượng các cơ sở kinh doanh TĂCN nhiều: tại huyện Yên Thế 211 cơ sở kinh doanh TĂCN nằm rải khắp trên địa bàn 21 xã, thị trấn.

Có rất nhiều công ty phân phối thức ăn chăn nuôi đa dạng về mẫu mã, thành phần dinh dưỡng tên gọi khác nhau hoặc thành phần tương tự nhưng tên thương mại khác nhau gây khó khăn phức tạp cho công tác kiểm tra, tình hình kinh doanh chưa được kiểm soát, quản lý chặt chẽ, triệt để.

Hiện tượng các doanh nghiệp gia tăng sức mạnh bằng cách tạo ra nhiều chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh, kể cả chiết khấu hoa hồng cao cho các đại lý cấp I từ 20 đến 30%, đẩy giá sản phẩm lên gây khó khăn cho ngành chăn nuôi và nông hộ Ngoài chính sách chiết khấu các công ty còn thưởng theo doanh số, đại lý bán hàng đạt chỉ tiêu hoặc vượt chỉ tiêu còn được thưởng thêm 1 - 2% trên doanh số bán hàng Không dừng lại ở đó, muốn cạnh tranh nhiều công ty tung khuyến mãi mạnh, lãi ít một chút nhưng các đại lý đổ xô lấy hàng, trong thời gian ngắn đẩy hàng ngàn tấn vẫn lãi hơn giữ giá mà bán chậm vì bị cạnh tranh với các thương hiệu cùng loại Như vậy, thiệt hại chính nằm về phía người chăn nuôi, nhiều hộ chăn nuôi do thiếu vốn nên đành phải mua chịu, mua trả góp dẫn tới giá TĂCN bị đội lên cao hơn nữa Rủi ro chính thuộc về các đại lý, do các chính sách mà các doanh nghiệp đưa ra quá hấp dẫn, các đại lý sẵn sàng bỏ vốn ra để đầu tư Nhưng khi giá cả thị trường xuống thấp, hoặc rủi ro về dịch bệnh người chăn nuôi không có khả năng thanh toán đại lý phải gánh chịu cả

Các hộ kinh doanh về cơ bản chấp hành tuân thủ đảm bảo điều kiện về đăng ký kinh doanh theo quy định, tuy nhiên vẫn còn tình trạng một số ít cửa hàng mới mở hoặc kinh doanh quy mô nhỏ chưa có giấy phép đăng ký kinh doanh Qua điều tra khảo sát 60 cửa hàng kinh doanh TĂCN vẫn còn 06 hộ chưa có giấy phép đăng ký kinh doanh theo quy định.

Nhìn chung các cửa hàng kinh doanh TĂCN trên địa bàn huyện đã có ý thức chấp hành các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc kinh doanh TĂCN Tuy nhiên chưa đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí theo quy định của pháp luật về kinh doanh TĂCN, đặc biệt ở một số chỉ tiêu như: Chưa có kho hay khu vực chứa TĂCN riêng; có biển hiệu còn chưa trình bày đầy đủ các thông tin như theo quy định của pháp luật; phần lớn chưa trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định thì hầu hết các cửa hàng chưa quan tâm đến.

Tình trạng kinh doanh TĂCN kèm với một số loại hàng hóa khác vẫn xẩy ra khá phổ biến Theo quy định, các đơn vị kinh doanh TĂCN được phép bán kèm một số hàng hóa dịch vụ cần thiết theo đăng ký; tuy nhiên các hàng hóa này phải bầy ở khu vực riêng rẽ Đi sâu khảo sát khía cạnh này đối với các đơn vị kinh doanh TĂCN ở huyện Yên Thế cho thấy trong 60 cửa hàng được khảo sát thì có tới 22 cửa hàng có bán kèm hàng hóa khác (chiếm 36,66%) Trong số 22 cửa hàng bán kèm hàng hoá khác có 16 cơ sở trên cùng một mặt bằng kinh doanh TĂCN kết hợp kinh doanh với các loại vật tư chăn nuôi, thú y nhưng không gây ảnh hưởng đến chất lượng và vệ sinh an toàn TĂCN; có 6 cơ sở kinh doanh hoặc để lẫn hàng hoá với các loại vật tư khác gây ảnh hưởng tới chất lượng và vệ sinh an toàn TĂCN.

Tình trạng vi phạm quy định về niêm yết giá TĂCN của các cửa hàng kinh doanh TĂCN trên địa bàn khá phổ biến; Việc niêm yết giá bán có được quan tâm nhưng chưa đầy đủ, không có niêm yết giá công khai cho từng loại sản phẩm

Có tới 46 cơ sở, chiếm tỷ lệ 76,7 % không có niêm yết công khai cho từng sản phẩm Còn có 14 cơ sở kinh doanh chiếm tỷ lệ 23,3% không niêm yết giá của các loại hàng hoá kinh doanh Việc niêm yết không đầy đủ, không công khai cho từng sản phẩm, không nhằm mục đích công khai giá cho khách hàng mà chủ yếu để đối phó với việc thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý Mặt khác, các cơ sở chỉ niêm yết giá những mặt hàng được bán với giá cạnh tranh so với những cơ sở khác Có nhiều nguyên nhân của tình trạng trên nhưng một phần là do giá TĂCN thường thay đổi theo sự biến động của thị trường Điều này cho thấy quản lý về giá TĂCN chưa được chặt chẽ dẫn đến 1 số cửa hàng kinh doanh TĂCN trên địa bàn thường tự ý thay đổi điều chỉnh nâng giá, ép giá bán không đúng giá quy định, gây thiệt hại cho người tiêu dùng

Việc xây dựng các văn bản cụ thể của huyện: việc xây dựng các văn bản cụ thể về thực thi các văn bản pháp luật của nhà nước cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của địa phương đối với quản lý hoạt động kinh doanh TĂCN là rất ít, chủ yếu căn cứ vào văn bản quy định của cấp trên để thực hiện

Bộ máy quản lý: bộ máy quản lý nhà nước về kinh doanh TĂCN cũng đã phù hợp với bối cảnh hiện tại song vẫn còn một số hạn chế đó là: cán bộ thực hiện nhiệm vụ về quản lý kinh doanh TĂCN là cán bộ kiêm nhiêm, chưa có cán bộ chuyên trách Lực lượng cán bộ chuyên môn phục vụ công tác kiểm tra đánh giá, phân loại còn thiếu, nghiệp vụ kiểm tra đánh giá chưa đáp ứng được yêu cầu ở cả cấp huyện và xã Cụ thể: trên địa bàn huyện chưa có cán bộ được cấp chứng chỉ về lấy mẫu thức ăn do Tổng cục thủy sản hoặc Cục chăn nuôi cấp.

Sự phối kết hợp giữa các cơ quan chức năng: trên địa bàn huyện sự phói kết hợp giữa các cơ quan còn hạn chế, vẫn còn sự đùn đẩy trách nhiệm cho cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm chính Chính quyền cấp xã chưa hoàn toàn nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác quản lý kinh doanh TĂCN trên địa bàn; chưa chủ động, tích cực trong kiểm tra, giám sát hoạt động này mà chủ yếu trông chờ sự quản lý của cấp trên.

Công tác thanh tra kiểm tra: chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục Chủ yếu còn theo kế hoạch, mùa vụ Việc kiểm tra đột xuất chỉ khi có dấu hiệu vi phạm hoặc do có đơn tố cáo Việc kiểm tra chủ yếu là kiểm tra các điều kiện inh doanh và kinh doanh và kiểm tra cảm quan Công tác kiểm tra, giám sát chất lượng thức ăn chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn Thức ăn chăn nuôi kém chất lượng chưa kiểm soát hết được Qua kiểm tra chưa phát hiện có hiện tượng sử dụng các chất cấm để kích thích sinh trưởng và tạo nạc trên địa bàn huyện Tuy nhiên số lượng mẫu đại diện lấy kiểm tra chất lượng chưa nhiều; thanh tra, kiểm tra chưa phát hiện triệt để vi phạm, số vụ phát hiện vi phạm bị xử lý còn ít so với thực tế và xử phạt chưa đủ sức răn đe Lực lượng kiểm tra chuyên ngành mỏng, kiêm nhiệm nhiều việc thời gian dành cho công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường không nhiều, kinh phí cấp cho công tác kiểm tra còn hạn chế trong khi giá vật tư, giá phân tích mẫu, giá phương tiện đi lại tăng cao đã tác động không nhỏ đến công tác kiểm tra tại địa bàn Theo kết quả kiểm tra các cơ sở bán TĂCN trên địa bàn huyện từ 2014 - 2016 cho thấy, số cơ sở vi phạm năm 2014 là 27 cơ sở chiếm tỷ lệ là 36%, năm 2015 là 35 cơ sở chiếm tỷ lệ 25,36 cơ sở và năm 2016 là 9 cơ sở chiếm tỷ lệ là 9,78%

Công tác tuyên truyền chưa thường xuyên liên tục: còn làm theo kế hoạch và chỉ đạo của cấp trên Số tin bài còn hạn chế, tuyên truyền các điển hình tiên tiến còn ít, chưa tuyên truyền thông tin về những cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi vi phạm Chưa có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị xã hội trong việc tuyên truyền về thức ăn chăn nuôi và kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

- Về cơ sở vật chất kỹ thuật: việc đánh giá chất lượng thức ăn chăn nuôi bằng cảm quan thường rất khó mà phải do các thiết bị máy móc hiện đại của các trung tâm kiểm định được Bộ NN&PTNT chỉ định, phân tích kiểm định chất lượng thực hiện, thời gian kiểm nghiệm dài nên nhiều khi có kết quả thì sản phẩm đó đã sử dụng hết hoặc còn rất ít Cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhất là các trang thiết bị, dụng cụ cho mục đích kiểm nghiệm, xét nghiệm. Nguồn kinh phí phân bố cho công tác quản lý còn hạn chế trong khi giá vật tư, giá phân tích mẫu, giá phương tiện đi lại tăng cao đã tác động không nhỏ đến công tác kiểm tra tại địa bàn.

Ngày đăng: 23/11/2023, 08:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Danh mục các chất cấm trong thức ăn chăn nuôi ......................................... - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang
Bảng 2.1. Danh mục các chất cấm trong thức ăn chăn nuôi (Trang 8)
Bảng 2.1. Danh mục các chất cấm trong thức ăn chăn nuôi - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang
Bảng 2.1. Danh mục các chất cấm trong thức ăn chăn nuôi (Trang 22)
Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Thế qua 3 năm 2014 – 2016 - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang
Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động của huyện Yên Thế qua 3 năm 2014 – 2016 (Trang 49)
Bảng 3.5. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin sơ cấp Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang
Bảng 3.5. Phương pháp thu thập số liệu và thông tin sơ cấp Đối tượng Số mẫu Nội dung thu thập (Trang 59)
Bảng 4.2. Số lượng cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Thế - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang
Bảng 4.2. Số lượng cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Thế (Trang 64)
Bảng 4.3. Khối lượng thức ăn chăn nuôi kinh doanh trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang
Bảng 4.3. Khối lượng thức ăn chăn nuôi kinh doanh trên địa bàn huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang (Trang 65)
Bảng 4.5. Đánh giá của các bên liên quan về chính sách đối với kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại huyện Yên Thế - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang
Bảng 4.5. Đánh giá của các bên liên quan về chính sách đối với kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại huyện Yên Thế (Trang 70)
Hình 4.1. Sơ đồ bộ máy quản lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại huyện Yên Thế - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang
Hình 4.1. Sơ đồ bộ máy quản lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại huyện Yên Thế (Trang 71)
Bảng 4.7. Ý kiến của các bên liên quan về vai trò của các cơ quan tham gia quản lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang
Bảng 4.7. Ý kiến của các bên liên quan về vai trò của các cơ quan tham gia quản lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa (Trang 74)
Bảng 4.8. Kết quả công tác tuyên truyền về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang
Bảng 4.8. Kết quả công tác tuyên truyền về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế (Trang 77)
Hình 4.2. Hình ảnh bản cam kết chăn nuôi an toàn không buôn bán, sử dụng chất cấm tại xã Thắng, huyện Yên Thế - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang
Hình 4.2. Hình ảnh bản cam kết chăn nuôi an toàn không buôn bán, sử dụng chất cấm tại xã Thắng, huyện Yên Thế (Trang 78)
Bảng 4.10. Kết quả tập huấn cho các hộ chăn nuôi, cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Thế - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang
Bảng 4.10. Kết quả tập huấn cho các hộ chăn nuôi, cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Yên Thế (Trang 80)
Hình 4.3. Hình ảnh lớp tập huấn về giống vật nuôi và thức ăn chăn tại xã Tiến Thắng, huyện Yên Thế - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang
Hình 4.3. Hình ảnh lớp tập huấn về giống vật nuôi và thức ăn chăn tại xã Tiến Thắng, huyện Yên Thế (Trang 81)
Bảng 4.11. Đánh giá của người kinh doanh, người sử dụng thức ăn chăn nuôi về công tác tuyên truyền, tập huấn trên địa bàn huyện Yên Thế - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang
Bảng 4.11. Đánh giá của người kinh doanh, người sử dụng thức ăn chăn nuôi về công tác tuyên truyền, tập huấn trên địa bàn huyện Yên Thế (Trang 82)
Bảng 4.12. Đánh giá của cán bộ quản lý nhà nước về công tác tuyên truyền, tập huấn trên địa bàn huyện Yên Thế - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang
Bảng 4.12. Đánh giá của cán bộ quản lý nhà nước về công tác tuyên truyền, tập huấn trên địa bàn huyện Yên Thế (Trang 82)
Hình 4.4. Hình ảnh nơi bán hàng của hộ kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhỏ, lẻ tại xã Tiến Thắng, huyện Yên Thế - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang
Hình 4.4. Hình ảnh nơi bán hàng của hộ kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhỏ, lẻ tại xã Tiến Thắng, huyện Yên Thế (Trang 88)
Bảng 4.14. Kết quả thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang
Bảng 4.14. Kết quả thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế (Trang 93)
Bảng 4.15. Kết quả xử lý vi phạm về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang
Bảng 4.15. Kết quả xử lý vi phạm về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế (Trang 94)
Bảng 4.18. Kết quả khảo sát trình độ của chủ cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang
Bảng 4.18. Kết quả khảo sát trình độ của chủ cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Yên Thế (Trang 100)
Bảng 4.19. Nhận thức của chủ cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi về các quy định chính sách liên quan đến hoạt động kinh - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang
Bảng 4.19. Nhận thức của chủ cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi về các quy định chính sách liên quan đến hoạt động kinh (Trang 101)
Bảng 4.21. Trình độ, mức độ tham gia hội thảo, tập huấn liên quan đến thức ăn chăn nuôi của người chăn nuôi tại huyện Yên Thế - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang
Bảng 4.21. Trình độ, mức độ tham gia hội thảo, tập huấn liên quan đến thức ăn chăn nuôi của người chăn nuôi tại huyện Yên Thế (Trang 103)
Câu 4. Hình thức kinh doanh như thế nào? - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang
u 4. Hình thức kinh doanh như thế nào? (Trang 133)
Câu 3. Hình thức mua thức ăn chăn nuôi? - (Luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện yên thế, tỉnh bắc giang
u 3. Hình thức mua thức ăn chăn nuôi? (Trang 137)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w