- Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2014 đến nay Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn chủ yếu ở việc phân tích các quy địnhcủa Luật HN&GD năm 2014 về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
Trang 1BAO VỆ QUYEN LỢI CUA CON KHI CHA ME LY HON —
THUC TIEN XET XU TAI TAND QUAN CAU GIAY,
THANH PHO HA NOI
Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Trang 2Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ công trìnhnào khác Các số liệu, ví dụ và trích dan trong Luận văn là trung thực, có nguồngốc rõ ràng, được trích dẫn theo đúng quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Trần Thị Thanh Hải
Trang 3Danh mục từ viết vắt
MỞ ĐẦU
1 Tinh cấp thiết của dé tài ¿5-5 Stx 1E 1E E1 11111811 1111111 111111111 cxe
2 Tinh hinh nghién Cue
3 Đối tượng va phạm vi nghiên cứu của luận văn - 2 2 2s se:
Ah, IMflf@ GT ti A TA se sas ca se ns cA Sn TS
5 Phuong pháp luận và phương pháp nghiên cứu - ++++s+>++s>++s
6 Kết câu của luận văn - - - ¿<< << 1112321555535535 5555555 55555355555222xzz
CHUONG 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LUẬT CUAVIỆC BẢO VỆ QUYÈN LỢI CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN
1.1 Khái niệm về bảo vệ quyên lợi cua con khi cha mẹ ly hôn
1.2 Cơ chế bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn 1.3 Một số ảnh hưởng đối với con khi cha mẹ ly hôn va sự cần thiết phải bảo vệquyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn 2 2© ©++£+EEE£+EE+£2EEE£+EEEtEE+rrkerrk 91.4 Những người con được pháp luật bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp khi cha me ly
1.5 Những nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi của
1.5.1 Bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của con khi giải quyết tài sản của vợ
7 -8PPEEEEEERRERERRh 131.5.2 Bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của con khi giải quyết mối quan hệ
4/7⁄864/128//1-12849,SEEREERERR<« ố.ố.ốỐỐ 16 1.5.2.1 Việc giao con cho ai nuôi dưỡng, giáo dục - s- 16
1.5.2.2 Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn 211.5.2.3 Thay đối người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn - 39KET LUẬN CHƯNG 2 2< 5£ 2£ SsSsESsESsESSEsEEseEsEESEEsExsesersersersers 44CHƯƠNG 2: THỰC TIEN ÁP DỤNG PHÁP LUAT VE BẢO VỆ QUYEN
LỢI CUA CON KHI CHA MẸ LY HON TẠI TAND QUAN CÂU GIAY VÀ
Trang 42.1 Đánh giá chung vê việc bảo vệ quyên lợi của con khi giải quyét các vu
việc ly hôn tại TAND quận Cầu Giấyy -¿- ¿2 2+s+EE+ESEE2EE2EEEEEErEerkrrees 45
2.2 Áp dụng pháp luật bảo vệ quyền lợi của con khi giải quyết các vụviệc ly hôn qua hoạt động xét xử tại TAND quận Cầu Giấy 472.2.1 Vấn dé giao con cho ai nuôi sau khi vợ chong ly hôn 482.2.2 Cấp dhỡng CNO COH 52 St SE E2 2121511211121 te, 53
2.2.3 Thăm nom con sau Khi ly hÔÌl c5 cccss*+ssvvx+seeeessess 582.2.4 Trường hop thay đổi người trực tiếp nuôi GOH - 55+: 612.3 Những khó khăn, vướng mắc trong việc bảo vệ quyền lợi của con
khi cha mẹ ly hôÔñ - - c E211 3321113511115 11 9 11118111 811118111 8k rryp 63
2.4 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của con[40890000177 742.5 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ quyền lợicủa con khi cha mẹ ly hôn <5 2 +1 E3 *++*£EEE++#EEEE+eeeesxeeeerrrresse 77KET LUẬN CHƯNG 2 - 5° 55° s2 se sEssEs£sseseEsessesessesee 81 5800.000777 82 DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO
Trang 6Hôn nhân và Gia đình (HN&GD) là hiện tượng xã hội luôn được các nha
triết học, xã hội học, luật học nghiên cứu, là một hình thái đặc biệt của quan hệ conngười, nó không những phản ánh chế độ xã hội mà còn thể hiện sự tiến bộ, vănminh của xã hội đó Hôn nhân là cơ sở của gia đình, còn gia đình là tế bào của xãhội trong đó kết hợp chặt chẽ, hài hòa lợi ích của mỗi công dân, Nhà nước và xã
hội.
Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của gia đình mà Đảng và Nhà nước taluôn đặc biệt dành sự quan tâm lớn đối với van đề HN&GD Kết hôn là hiện tượng
bình thường nhằm xác lập quan hệ vợ chồng, thì ly hôn lại là một mặt trái cua quan
hệ hôn nhân Tuy vậy, nó cũng là mặt không thể thiếu khi quan hệ hôn nhân đã thực
sự tan vỡ Ly hôn là một hiện tượng xã hội phức tạp, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền lợi và hạnh phúc của vợ chồng, đến lợi ích của gia đình và xã hội Khi cuộc
sống vợ chồng rơi vào tinh trạng trầm trong, đời sống chung không thê kéo dài, mụcđích của hôn nhân không đạt được thì ly hôn là lối thoát cho cuộc sống bế tắc,không còn tinh cảm của hai vợ chồng Nhưng hậu quả pháp ly và xã hội mà nó délại ảnh hưởng nghiêm trọng đến một đối tượng vốn là niềm hạnh phúc của hai vợchồng - đó là những đứa con Những đứa trẻ chưa thành niên còn ngây thơ vốn rấtcần sự yêu thương, chăm sóc của cả cha và mẹ trong một gia đình êm ấm phải chịucảnh gia đình tan nát, nếu không được bảo vệ sẽ rất dễ đánh mất cả tuổi thơ vàtương lai Đối với những người con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân
sự, không có khả năng lao động và không có tài sản dé tự nuôi minh sẽ sống thé nàonếu không được sự quan tâm, nuôi đưỡng của cả cha và mẹ Vì vậy, là những mầmnon tương lai của đất nước, những đứa con cần phải được bảo vệ khi cha mẹ ly hôn.Pháp luật với vai trò không thê thiếu là bảo vệ những đứa trẻ luôn quy định về hậuquả pháp lý của ly hôn, đặc biệt là quy định những quy phạm điều chỉnh về tráchnhiệm của cha, mẹ đối với con sau khi ly hôn
Pháp luật Việt Nam đã có những quy định nhằm đảm bảo quyền lợi của con
khi cha mẹ ly hôn, tuy nhiên việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn xét xử
Trang 7Hà Nội, nguyên tắc này đã được Tòa án áp dụng như thế nào trong việc giải quyếtcác vụ việc ly hôn, quyền lợi của con cái có được bảo vệ khi cha mẹ ly hôn theo quyđịnh của Luật HN&GD năm 2014 hay không là một van dé cần được quan tâm.
Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài “Bảo vệ quyén lợi của con khi cha mẹ lyhôn — Thực tiễn xét xử tại TAND quận Cau Giấy, thành phố Ha Nội" làm luậnvăn tốt nghiệp Thạc sĩ Luật học của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Đã có một số công trình khoa học nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau đềcập trực tiếp hoặc có liên quan tới van dé bảo vệ quyền lợi chính đáng của con khi
cha mẹ ly hôn như sau:
Nhóm luận án, luận văn, khóa luận có: Một số công trình nghiên cứu khoahọc tiêu biểu như: “Chế định cấp dưỡng trong Luật HN&GP — Van đề lý luận vàthực tiên”, Luận án Tiên sĩ luật học của tác giả Ngô Thị Hường, trường Đại họcLuật Hà Nội, 2006 Trong luận án này, tac giả đã nghiên cứu tông quát các quy địnhcủa pháp luật HN&GD liên quan đến chế định cấp dưỡng cũng như đưa ra những ýkiến nhằm hoàn thiện các quy định của Luật HN&GD năm 2000 về cấp dưỡng
“Pháp luật Việt Nam với việc dam bảo quyên, lợi ích hợp pháp của vợ, chong vacác con khi ly hôn”, Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Lê Thị Loan, trường Đạihọc Luật Ha Nội, 2015; “Mort số vấn đề ly luận và thực tiễn về quyền và nghĩa vụcủa cha mẹ đối với con sau khi ly hôn”, Luận văn thạc sĩ luật hoc của tác giaNguyễn Thị Thúy An, trường Đại học Luật Hà Nội, 2017; “Bảo vệ quyên và lợi íchhợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn”, Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Phạm ThịNgân, trường Dai học Luật Ha Nội, 2012; “Bao vệ quyên và lợi ích hợp pháp củacon khi giải quyết hậu quả pháp lý của ly hôn”, Khóa luận tốt nghiệp của tác giả Lê
Thị Thanh Nga, trường Đại học Luật Hà Nội, 2016 Cac công trình nghiên cứu
trên mới chỉ dừng lại ở góc độ nêu ra những quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối vớicon sau khi ly hôn, mà chưa có công trình nào đi sâu vào phân tích vấn đề bảo vệquyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn và đặc biệt là thực tiễn thực hiện các quy địnhcủa pháp luật vê bảo vệ quyên lợi của con trên thực tê.
Trang 8Tưởng Duy Lượng, Bình luận một số án dân sự và HN&GD, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2001; Dinh Thi Mai Phương, Bình luận khoa học Luật HN&GP Việt
Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006 Ngoài ra còn một số giáo trình và bìnhluận khoa học Luật HN&GD khác Hau hết các công trình này mới chỉ dừng lại ởviệc phân tích, bình luận các quy định của pháp luật về vẫn đề bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn, chưa đề cập hoặc ít đề cập đến thực tiễn thihành các quy định của pháp luật về vấn đề trên
Nhóm các bài báo, tạp chí chuyên ngành Luật: Các bài nghiên cứu thuộc
nhóm này chủ yếu được dé cập trên các tạp chí như Tạp chí Tòa án nhân dân(TAND), tạp chí Kiểm sát, tạp chí Dân chủ và Pháp luật, tạp chí Luật học Trong
đó phải kê đến: "Luật HN&GP năm 2000 với việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ",bài viết của TS Trần Thị Huệ, Dac san Luật học, số 03/2004; “Bàn vẻ việc xétnguyện vọng của con khi cha mẹ ly hôn”, bài viet của Th.S Lê Thi Man, Tap chíTòa án nhân dân, số 16 (ky II tháng 8/2017); “Giải quyết quyén nuôi con và mứccấp dưỡng nuôi con khi cha mẹ ly hôn như thé nào cho đúng?”, bài viết của Th.SNguyễn Chế Linh, Tạp chí Luật sư Việt Nam, Số 1+2 (tháng 1/2018); “Mét số van
dé về thời điểm bắt dau cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn”, bài viết của tác giả LêThanh Lâm, Tạp chí Viện Nhà nước và Pháp luật, số 10/2016 Phần lớn các bàiviết này chỉ đề cập đến một hoặc một số khía cạnh của bảo vệ quyền lợi của con khicha mẹ ly hôn như xét nguyện vọng của con, giải quyết quyền nuôi con, cấp
dưỡng,
Như vậy, cho đến nay, dù có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn nhưng mỗi công trình nghiêncứu ở một số khía cạnh khác nhau của vấn đề, chưa có công trình nghiên cứu nàođược đầy đủ và toàn diện hoặc chưa mang tính cập nhật Trong khi đó, vấn đề bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn là một van dé quan trọng,mang tính thực tiễn cao do đó cần có sự nghiên cứu sâu sắc, toàn diện Vì vay VIỆCnghiên cứu đề tài vẫn đảm bảo tính khoa học, không trùng lặp với các công trình
nghiên cứu trước đây.
Trang 9Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm những vấn đề lý luận chung về bảo
vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn; quy định của Luật HN&GD năm 2014 vàcác văn bản hướng dẫn thi hành về bảo vệ quyên lợi của các con khi cha me ly hôn;thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy về bảo vệ quyền lợi chính
đáng của các con khi cha mẹ ly hôn.
3.2 Pham vi nghién cứu
- Về không gian nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu thực tiễn xét xử tại TANDQuận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
- Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2014 đến nay
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn chủ yếu ở việc phân tích các quy địnhcủa Luật HN&GD năm 2014 về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi giảiquyết hậu quả pháp lý của ly hôn, đồng thời nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quyđịnh pháp Luật HN&GD năm 2014 nhằm đảm bảo quyền lợi của con khi cha mẹ lyhôn qua các bản án, quyết định giải quyết ly hôn của Tòa án nhân dân quận CầuGiấy trong thực tiễn xét xử từ năm 2014 đến nay
4 Mục đích và nhiệm vụ
4.1 Mục dich
Đề tai nghiên cứu những khía cạnh lý luận chung, những quy định của phápluật về bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của con khi cha me ly hôn và đánh giá việc
áp dụng các quy định này trong thực tiễn giải quyết các vụ việc ly hôn Trên cơ sở
đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình về bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn và nâng cao hiệu quả xét
xử của Tòa án nhân dân Quận Cầu Giấy
4.2 Nhiệm vụ
Đề đạt được mục đích nói trên, luận văn có những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Lam rõ những van dé lý luận chung về bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của
con khi cha mẹ ly hôn;
Trang 10- Phan tích các quy định của Luật HN&GD Việt Nam về bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của các con khi cha mẹ ly hôn và thực tiễn xét xử tại Tòa án
nhân dân quận Cầu Giấy;
- _ Đề xuất các giải pháp cụ thé dé hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình vềbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn cũng như cácbiện pháp cần thiết nhăm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha
mẹ ly hôn một cách hiệu quả trên thực tế
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương phap luận
Luận văn được thực hiện thông qua việc sử dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác — Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối cách mạng của
Đảng và Nhà nước.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện bằng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phươngpháp tong hop, phân tích dé nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành vềvan đề bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn Các phương pháp so sánh,thống kê dé vừa đối chiếu các quy định của pháp luật, các quan điểm khác nhau vừathu thập xử lý số liệu từ năm 2014 đến nay nhằm làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên
cứu.
6 Kết cấu của luận van
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn gồm 2 chương:
Chương 1: Một số van đề lý luận và cơ sở pháp luật của việc bảo vệ quyên lợi của
con khi cha mẹ ly hôn.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ lyhôn tại TAND Quận Cầu Giấy và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật, nâng caohiệu quả giải quyết trên thực tế
Trang 11QUYÈN LỢI CỦA CON KHI CHA MẸ LY HÔN
1.1 Khái niệm về bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn
Trẻ em là hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, quyền vàlợi ích của trẻ em được pháp luật ghi nhận và bảo vệ Điều 37 Hiến pháp năm 2013
ghi nhận “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo đục;
được tham gia vào các van dé về trẻ em Nghiêm cam xâm hại, hành ha, ngược đãi,
bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyên trẻem” Điều luật trên được cụ thể hóa thành một trong những nguyên tắc cơ bản củachế độ HN&GD, Khoản 4 Điều 2 Luật HN&GD năm 2014 quy định: “Nhà nước,
xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, nguoi cao tudi, người
khuyết tật thực hiện các quyên về hôn nhân gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiệntốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình” Khi cha mẹ
ly hôn, con cái là đối tượng chịu ảnh hưởng tiêu cực của việc ly hôn một cách trựctiếp Do đó, việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha me ly hôn làcần thiết, là yêu cầu tất yếu
Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng thì “bảo vệ” có nghĩa là “che chở, giữgin” Bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn chính là việc che chở, giữ gin,ngăn ngừa, hạn chế hoặc chống lại những hành vi xâm phạm các quyền của trẻ emđặc biệt trong hoàn cảnh cha mẹ ly hôn Suy rộng ra, bảo vệ quyền lợi của con khicha mẹ ly hôn thé hiên qua ba yếu tố: đam bao quyền và lợi ich hợp pháp cua conđược thực hiện tốt trên thực tế; ngăn ngừa mọi hành vi xâm phạm, hạn chế hoặctác động xấu đến quyền lợi của con; cũng như xử lý kịp thời những hành vi xâmphạm đến quyền lợi của con, nhằm giáo dục, ràng buộc các bên có liên quan Việcbảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của con chỉ được thực hiện tốt nhất khi có một cơchế, cách thức, biện pháp bảo vệ toàn diện, đồng bộ
Như vậy, có thé hiểu “Bao vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn là hệthống các biện pháp, cơ chế, cách thức theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảothực hiện hiệu quả các quyên, lợi ích hợp pháp của con trên thực tế và hạn chế,
Trang 12hành vi vi phạm xâm hại tới quyên và lợi ich của con khi cha mẹ ly hôn ”.!
1.2 Cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn
Trẻ em trong hoàn cảnh cha mẹ ly hôn nói riêng và trẻ em nói chung đều cầnđược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục Khi cha mẹ ly hôn, con cái là đối tượng dễ bị tonthương nhất, do vậy bảo vệ quyền va lợi ích cho con khi cha me ly hôn luôn là việc làmcần thiết Việc bảo vệ cho những đứa trẻ này thuộc trách nhiệm của các cơ quan, tôchức và của cả cộng đồng bao gồm: gia đình, Nhà nước và toàn xã hội Nhiều chủ thêcùng có trách nhiệm đối với việc bảo đảm quyền và lợi ích của con, do đó để có thêbảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích của con cần phải có một cơ chế đồng bộ, toàn diện
Theo từ điển Tiếng Việt thì “cơ chế là cách thức mà theo đó một quá trình dượcthực hiện” Như vậy, một quá trình được thực hiện thông qua cách thức, biện pháp nhất
định thì cách thức, biện pháp đó được gọi là cơ chế Suy rộng ra, cơ chế bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn là hệ thống các cách thức, biện pháp,giữa chúng có tác động qua lại, hữu cơ với nhau nhằm đảm bảo thực hiện việc bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của con một cách tốt nhất
Cơ chế bảo vệ để bảo vệ quyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn thực hiệnthông qua việc bảo vệ bằng pháp luật, bằng tô chức, hoạt động của các cá nhân có tráchnhiệm, các cơ quan tô chức xã hội có liên quan, sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quannày Các cơ quan, tô chức trong xã hội thực hiện tốt các hoạt động bảo vệ quyền và lợiích của con khi cha mẹ ly hôn thì cần phải có nguồn lực tài chính để đảm bảo như cácquỹ tài trợ, quỹ hỗ trợ tài chính trong xã hội Tat cả các biện pháp, cách thức này tácđộng qua lại, hữu cơ với nhau tạo nên cơ chế bảo vệ hữu hiệu quyền và lợi ích của con
khi cha mẹ ly hôn.
- Bảo vệ quyên và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn bằng pháp luật
Việc bảo vệ bằng pháp luật bao gồm việc pháp luật ghi nhận các quyền và lợi
ích của con khi cha mẹ ly hôn và đảm bảo cho các quyên, lợi ích đó được thực hiện trên
thực tế Về co bản thì quyền, lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn cũng chính là quyền
của trẻ
! Xem: Phạm Thị Ngân (2012), Bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn, Khóa luận tốt
nghiệp, trường Đại học Luật Hà Nội, tr.8;
Trang 13Nhà nước ra đã xây dựng một hệ thống các quy phạm pháp luật tương đối đầy đủbảo vệ quyền trẻ em từ văn bản pháp ly cao nhất là Hiến pháp năm 2013 “Tré em được
Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc va giáo dục ` Luật Trẻ em năm
2016 quy định quyền trẻ em tại Chương II, mục 1 từ Điều 12 đến Điều 36 về quyềnđược chăm sóc, nuôi dưỡng; quyền được học tap, Đặc biệt Luật HN&GD năm
2014 quy định cụ thé các quyền, lợi ich của con khi cha mẹ ly hôn như nghĩa vụ cấpdưỡng của người không trực tiếp nuôi con, quyền được bày tỏ ý kiến của con vềviệc ở với ai khi từ đủ bảy tudi, Trong trường hợp quyền và lợi ích hợp pháp củacon khi cha mẹ ly hôn bị xâm hại thì pháp luật đã dự liệu trước băng hệ thống cácbiện pháp xử lý các hành vi vi phạm thông qua các chế tài hành chính hoặc hình sự,
tùy theo mức độ của hành vi vi phạm.
Bên cạnh hệ thống pháp luật quốc gia, Việt Nam còn tích cực tham gia, phêchuẩn các Công ước quốc tế, đặc biệt là Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1990.Theo Công ước thì trẻ em có bốn nhóm quyền chính, bao gồm: quyền được sống còn;các quyền được bảo vệ; các quyền được phát triển; các quyền được tham gia Hệ thôngcác quy phạm pháp luật trong nước về quyên trẻ em cũng đều xoay quanh bốn nhómquyền được ghi nhận trong Công ước trên, nhằm cụ thé hóa các quy định của Côngước cho phù hợp với pháp luật quốc gia
Ngoài việc xây dựng hệ thống các quy phạm pháp luật bảo vệ quyền và lợi íchcủa con khi cha me ly hôn thì pháp luật còn đảm bảo các quyên, lợi ich này được thựchiện trên thực tế thông qua hoạt động của các cá nhân, cơ quan, tô chức hữu quan Pháp
luật quy định trách nhiệm của cha mẹ, nhà trường, Tòa án, cơ quan thi hành án, cơ
quan, tô chức trả tiền lương, tiền công, các thu nhập thường xuyên khác cho người cónghĩa vụ cấp đưỡng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con sau khi cha mẹ
ly hôn.
Việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cảu con khi cha mẹ ly hôn là một quátrình, do đó sự phối hợp chặt chẽ hoạt động giữa các cá nhân, cơ quan, tổ chức có trách
nhiệm, quyết định quan trọng đến hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật
về bảo vệ quyền và lợi ích của con khi cha mẹ ly hôn trên thực tế, như: sự phối hợp giữa
gia đình (bô, mẹ) với nhà trường cụ thê với giáo viên chủ nhiệm của lớp con trong việc
Trang 14binh tinh dé có thé học tập, không bị rơi vào trạng thái chán nản, bỏ bê học tập, hoặc lêulông chơi bời ; sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trả lương với cơ quan thi hành ánnhằm đảm bảo người có nghĩa vụ cấp dưỡng nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ của mình.
- Bảo vệ quyên và lợi ích của trẻ khi cha mẹ ly hôn bang các quỹ tài trợ, hỗ trợ tàichỉnh của các cá nhân, tổ chức trong xã hội
Nhà nước ta luôn khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong xã hội thé hiện tinhthần tương thân tương ái đối với các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hoàn cảnh khó khăn,thông qua hình thưc tài trợ, hỗ trợ nguồn tài chính nhằm mục dich chăm sóc, nuôi dưỡnggiúp đỡ các em hòa nhập trở lại cuộc sống bình thường Trẻ em có cha mẹ ly hôn trongnhiều trường hợp cũng có những hoàn cảnh đặc biệt khi bị thay đôi về hoàn cảnh sống,thay đối về tâm sinh lý do sự kiện ly hôn của cha mẹ gây ra, hoặc các em có có khăn vềtài chính do cha, mẹ không chu cấp đủ nhu cau sinh hoạt tối thiểu Đối với trẻ có cha mẹ
ly hôn thì các quỹ tài trợ, hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức trong xã hội tạo những điềukiện tốt hơn đề giúp trẻ phát triển bình thường cả về tâm lý, sinh lý như những đứa trẻkhác, đặc biệt đối với trẻ em bị tàn tat, bi mat năng lực hành vi dân sự
Như vậy, các cách thức bảo vệ trên đan xen, tác động qua lại — hữu cơ với nhau
tạo nên một cơ chế đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con trẻ trên thực tế khi cha
me ly hôn một cách tốt nhất
1.3 Một số ảnh hưởng đối với con khi cha mẹ ly hôn và sự cần thiết phải bảo vệquyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn
Trong xã hội xưa và nay, trẻ em luôn đóng vai trò quan trọng không chỉ trong nội
hàm gia đình mà đối với toàn xã hội Tuy nhiên, trẻ em cũng là đối tượng dễ bị lạm
dụng, bóc lột sức lao động và lạm dụng tình dục, đặc biệt khi trẻ là con của các cặp
vợ chồng ly hôn càng có nguy cơ cao hơn
Khi cha mẹ ly hôn, van đề chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục được đặt ra đốivới con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không
có khả năng lao động va không có tài sản để tự nuôi mình (Điều 81 Luật HN&GD
năm 2014).
Trang 15Theo Bộ luật dân sự năm 2015 thì người chưa thành niên là người chưa đủ
18 tuổi Ở lứa tuổi này xét về cả tâm lý, sinh lý của trẻ đều chưa phát triển hoànthiện để có thể tự bảo vệ, chăm sóc bản thân Đối với trẻ từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ
18 tuổi tuy đã đó khả năng lao động, và nhận thức nhất định nhưng xét về mức độnhận thức, phát triển thể chất còn hạn chế nên cần được chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo
vệ Ngoài con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc
không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà có cha mẹ ly
hôn cũng được bảo vệ, chăm sóc Đây là những đối tượng có nhược điểm về thể
chất hoặc tinh than, vì thé làm suy giảm đáng ké và lâu dài đến khả năng thực hiệnhoặc dẫn đến không có khả năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hàng ngày cũngnhư hoạt động lao động sản xuất tạo ra của cái để nuôi sống bản thân, đồng thờinhững người này cũng không có tài sản để tự nuôi mình Vì vậy, việc chăm sóc,nuôi dưỡng con có cha mẹ ly hôn thuộc các trường hợp trên là cần thiết
Con cái bị ảnh hưởng tiêu cực một cách trực tiếp của việc cha mẹ ly hôn Saukhi cha mẹ ly hôn, con cái chứng kiến cảnh gia đình tan vỡ, tình cảm yêu thương
giờ không còn trọn vẹn khi chỉ được ở chung với cha hoặc mẹ Do vậy, khi cha mẹ
ly hôn, trẻ bi ảnh hưởng, chi phối đến tâm lý, nhận thức, hành vi Những đứa trẻ vócha me ly hôn thường dễ bị tổn thương mặt tâm ly và sự phát triển thé chat, trí tuệ,nên cần có sự quan tâm sát sao từ phía cha, mẹ, nhà trường và cộng đồng nhằm hạn
chê thâp nhât hậu quả của ly hôn đôi với con cái.
Cha mẹ ly hôn, con cái là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất, bao gồm cảtinh thần và vật chất Gia đình là nơi sắn kết giữa các thành viên, là nơi thể hiện sựyêu thương, gắn bó với nhau Gia đình cũng là môi trường đầu tiên và tốt nhất cho
việc chăm sóc, giáo dục trẻ, bảo đảm cho các em trở thành công dân có ích cho xã
hội, nhưng khi cha mẹ ly hôn thì gia đình không thé nào tránh khỏi ly tán giữa cácthành viên Sự chăm sóc, giáo dục của gia đình đối với các em lúc bây giờ cũng có
sự thay đổi Cụ thể là trẻ chỉ được sống chung với một bên cha hoặc mẹ của chúng.Đây là những mất mát to lớn về mặt tình cảm, sự yêu thương, chăm sóc, giáo dụccủa cha hoặc mẹ cũng như điều kiện vật chất tốt nhất cho sự phát triển thé chất củatrẻ, nên dé dẫn đến sự lệch lạc về nhân cách và nhận thức Ở lứa tuổi chưa thànhniên, trẻ đang trong quá trình hình thành nhân cách, do đó rất cần được dạy dỗ,
Trang 16chăm sóc, chỉ bảo, định hướng đây đủ của cả cha và mẹ Vì vậy, đôi với những đứa trẻ này cân có sự quan tâm đặc biệt, sát sao nêu không trẻ dê bị lợi dụng, sa đà vào những thói hu tật xâu, dé bi rủ rê, lôi kéo ăn chơi và có thê dân tới thực hiện hành vi phạm tội.
Theo Ban chỉ đạo Đề án “Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em
và tội phạm trong lứa tuôi chưa thành niên”, từ năm 2007 đến hết 2013, toàn quốcphát hiện gần 63.600 vụ vi phạm pháp luật hình sự do hơn 94.300 người chưa thànhniên gây ra (tăng gần 4.300 vụ so với các năm trước đó)
Số vụ án do người chưa thành niên gây ra chiếm gần 20% trong tổng số vụphạm pháp luật hình sự trong toàn quốc Hầu hết người chưa thành niên phạm tộiđều là nam giới, chiếm đến xấp xi 97% tổng số người vi phạm Đáng báo động là độtuổi phạm tội ngày càng trẻ hóa, trong đó dưới 14 tudi chiếm 13%; từ 14 - 16 tuổichiếm 34,7%, từ 16 - 18 tuổi chiếm 52% Theo kết quả nghiên cứu về đặc điểm
nhân thân của 2.599 người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự ở 4 khu vực
(miền Bắc, miền Trung — Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ) chothấy về hoàn cảnh gia đình, có tới 40,7% sống trong những gia đình không hoànthiện (đa số do bố mẹ ly hôn) Dé phòng ngừa và ngăn chặn tinh trạng “một phantương lai của đất nước” dan thân vào con đường phạm tội, đòi hỏi phải tìm hiểunguyên nhân của tình hình tội phạm do người chưa thành niên gây ra từ nhiều góc
độ khác nhau, một trong những tiếp cận đó là xem xét ảnh hưởng của việc cha me li
di nhau dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật của người chưa thành niên
Theo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, tình trạng ly hôn ở Việt Nam có
xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây Riêng trong năm 2010, nước ta cógần 88.000 vụ ly hôn, tăng hơn 9.700 vụ so với năm 2009 Theo kết quả nghiên cứu
ở Việt Nam và trên thế giới cho thấy việc ly hôn của cha mẹ thường dé lại hậu quả
về mặt tâm lý ở con cái họ đó là đứa trẻ bị tram cảm, that bại ở trường học và vi
phạm pháp luật.?
? Xem: Đỗ Thị Thu Trang, “Van dé ly hôn và tinh trang vi phạm pháp luật của người chưa thành niên ở Việt Nam hiện nay”, Tap chí Cảnh sát nhân dân, Chuyên đề Thông tin tội phạm học, Số 6/2015
o-Viet-Nam-hien-nay
Trang 17http://csnd.vn/Home/Print/1638/Van-de-ly-hon-va-tinh-trang-vi-pham-phap-luat-cua-nguoi-chua-thanh-nien-Theo các số liệu trên cho thấy, nguyên nhân dẫn tới hành vi phạm tội của trẻchưa đủ tuổi thành niên khi cha mẹ ly hôn đang ở mức báo động Con sé đó thé hiệnhậu quả nặng nề của ly hôn đối với con cái về cả tinh thần và vật chất trong quatrình hình thành nhân cách Do đó, trước những thiệt thoi không dé bù đắp, nhữngnguy cơ mà các em dé đi vào con đường phạm pháp, việc bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của con khi cha mẹ ly hôn vì vậy trở nên hết sức cần thiết, đặc biệt trong
xã hội ngày nay, khi mà tệ nạn ngày càng nhiều và tình hình ly hôn đang diễn biến
bị tốn thương nhất, ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai, sự phát triển tâm sinh lý của trẻsau này Do vậy, trẻ có cha mẹ ly hôn cần được quan tâm, bảo vệ
Khoản 1 Điều 81 Luật HN&GD năm 2014 quy định “Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn
có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo duc con chưa thành niên, con
đã thành niên mat năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không
có tài sản để tự nuôi mình ” Như vậy, bao vệ quyền và lợi ích cua con khi cha mẹ lyhôn chỉ được đặt ra đối với con chưa thành niên, con đã thành niên mắt năng lực hành vidân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình
- Truong hợp con chưa thành niên mà cha mẹ ly hôn
Khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “Người chưa thành niên
là người chưa đủ mười tam tuổi” O lứa tuôi này, các em dang trong quá trình hìnhthành nhân cách, chưa phát triển hoàn thiện về tâm sinh lý, nên rất cần sự quan tâm,chăm sóc của cha mẹ Do vậy, pháp luật ràng buộc trách nhiệm pháp lý của cha mẹ vềviệc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng đối với con chưa thanh niên
- Trường hợp con đã thành niên mat năng lực hành vi dan sự hoặc không có kha
năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình
Vé nguyên tac người đã thành niên là người có day đủ năng lực hành vi dân sự,
Trang 18do đó quyền và lợi ích của con đã thành niên chỉ được pháp luật bảo vệ khi có nhữngđiều kiện nhất định Điều kiện đó là người đã thành niên không có khả năng lao động
và không có tài sản dé tự nuôi mình Khả năng lao động được hiểu là toàn bộ các nănglực và thuộc tính về thé chất và tinh thần của con người cần thiết dé lao động có íchcho xã hội; nó được hình thành do sự phát triển về thể chất và văn hóa của cá nhân, nhờ
có trình độ học vấn và có trình độ chuyên môn, nhờ có kỹ năng và kỹ xảo trong laođộng Như vậy, người không có khả năng lao động là người không có đủ các yếu tô vềthé chất và tinh thần dé lao động trong ngành nghé nhất định Người không có kha năng
lao động có thé do người đó bị tàn tật, mat nang luc hanh vi dan su, ốm dau, bệnh tat
nên không đủ sức khỏe, tinh than dé làm việc có thu nhập nuôi sống ban thân
Cha mẹ có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng cho con chưa
thành niên cho đến khi con thành niên và có khả năng lao động Đối với con đã thànhniên mắt năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản
để tự nuôi mình thì cha mẹ có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng chođến khi con có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình
1.5 Những nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về bảo vệ quyền lợi của
con khi cha mẹ ly hôn
Hiện nay ở nước ta, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì tình trạng lyhôn giữa các cặp vợ chồng ngày càng gia tăng, đặc biệt là đối với các cặp vợ chồngtrẻ có con đang còn ít tuôi Vì vậy, việc bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn
là điều cần thiết Việc bảo vệ này phải dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật
thông qua các nội dung sau đây:
1.5.1 Bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp của con khi giải quyết tài sản của vợchồng
Việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn là một trong những van déphức tạp, khó khăn nhất mà Tòa án phải giải quyết khi cho ly hôn Để thực hiệnviệc chia tài sản chung của vợ chồng một cách công bằng và đảm bảo quyên, lợi íchhợp pháp của vợ và con khi ly hôn, Luật HN&GD đã đưa ra nguyên tắc giải quyếttài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau: Trong trường hợp chế độ tài sản vợ chồngtheo Luật định thì việc giải quyết tài sản sẽ áp dụng thỏa thuận đó dé giải quyết, nếu
Trang 19thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng để giải quyết;trong trường hợp các bên không thỏa thuận được, thì theo yêu cầu của vợ, chồnghoặc của cả hai vợ chồng, Tòa án sẽ giải quyết bằng việc áp dụng các quy định pháp
luạt hôn nhân và gia đình cũng như quy định của lĩnh vực pháp luật khác (theo quy
định khoản 1, Điều 59 Luật HN&GD năm 2014)
Theo đó, tại khoản 5 Điều luật này cũng quy định nguyên tắc khi giải quyếttài sản vợ chồng nhằm đảm bảo quyên và lợi ích hợp pháp của con: “Bảo vệ quyên,lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mắt năng lực hành
vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản dé tự nuôi mình”.Đây là nguyên tắc xuyên suốt trong toàn bộ quá trình giải quyết hậu quả pháp lý của
ly hôn nói chung và việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn nói riêng ma
Tòa án phải luôn tuân theo.
Con chưa thành niên, con đã thành niên mat năng lực hành vi dân sự hoặckhông có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình là những ngườicon được pháp luật bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp khi giải quyết hậu quả pháp lýcủa ly hôn Đây là những đối tượng dé bị tổn thương nhất khi cha mẹ ly hôn, chúng
có thé là những đứa trẻ “ăn chưa no, lo chưa tới”, chưa nhận thức được hoặc nhậnthức chưa đầy đủ về hành vi của mình hoặc những đối tượng tàn tật mà bản thânkhông thể tự lao động để nuôi sống bản thân mình Do đó, những đối tượng này
không những được pháp luật hôn nhân và gia đình bảo vệ mà những chuyên ngành
pháp luật khác cũng rất đặc biệt quan tâm Chính vì những nguyên nhân này màLuật HN&GD năm 2014 đã quy định rõ khi chia tài sản chung của vợ chồng, ngoàiviệc tuân thủ các nguyên tắc khác thì cần đặc biệt bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcho những người con thuộc đối tượng trên
Cụ thể hóa nguyên tắc này, khoản 6 Điều 7 Thông tư liên tich số
01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06 tháng 01 năm 2016 cua Toa án
nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hànhmột số quy định của Luật HN&GD (sau đây gọi chung là Thông tư liên tịch số
01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP) đã quy định rõ:
Khi giải quyết chia tài sản khi ly hôn, Tòa án phải xem xét dé bảo vệ quyên,
lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mat nang luc hanh
Trang 20vi dân sự hoặc không có khả năng lao dong và không có tài sản để tự nuôi mình.
Vi dụ: Khi chia nhà ở là tài sản chung và là chỗ ở duy nhất của vợ chong,trong trường hợp không chia được bằng hiện vật thì Tòa án xem xét và quyết địnhcho người vợ hoặc người chong truc tiếp nuôi con chưa thành niên, con bị hạn chếhoặc mắt năng lực hành vi dan sự nhận hiện vật và thanh toán giá trị tương ứng vớiphan tài sản được chia cho người chong hoặc vợ nết người vợ hoặc chông có yêucau
Mặt khác, việc quy định các yếu tố cần phải xem xét khi áp dụng nguyên tắcchia đôi tài sản chung của vợ chồng cũng thể hiện rõ việc bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mat năng lực hành vi dân sựhoặc không có khả năng lao động và không có tài san dé tự nuôi minh, cụ thé:
Khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch số BTP đã quy định về các nguyên tắc này như sau:
01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-4 Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chong theo luật định dé chiatài sản cua vợ chong khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc đượcchia đôi nhưng có tinh đến các yếu tô sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chong
được chia:
c) [ ] Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh vàhoạt động nghệ nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống toi thiểu của vợ,chong và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mat năng lực hành vi dân
pháp của vợ và con chưa thành niên.
Băng những nguyên tắc trên cho thấy Thông tư liên tịch số TANDTC-VKSNDTC-BTP đã có những quy định thê hiện sự ưu tiên bảo vệ quyền
01/2016/TTLT-và lợi ích hợp pháp của con khi áp dụng nguyên tac chia đôi tài sản dé xác định tỷ lệ
Trang 21tài sản mà vợ chồng được chia khi họ áp dụng chế độ tài sản theo luật định Theo
đó, phải bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạtđộng nghé nghiệp nhưng vẫn phải đảm bảo được điều kiện sống tối thiểu của conchưa thành niên, con đã thành niên nhưng mắt năng lực hành vi dân sự; phải xemxét yêu tô lỗi của người có hành vi bạo lực gia đình khi chia tài sản chung của vợchồng để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của con Việc quy định xem xét yếu tốlỗi trong việc xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia khi tài sản chung vợchồng đã cụ thé hóa nguyên tắc quy định tại điểm d khoản 2 Điều 59 Luật HN&GDnăm 2014: “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyên, nghĩa vụ vợ chong” là nguyêntắc lần đầu tiên được đề cập đến trong pháp luật hôn nhân và gia đình
Như vậy, việc áp dụng nguyên tắc “chia đôi tài sản chung của vợ chồng” khigiải quyết tài sản vợ chồng theo luật định phải luôn xem xét đến việc bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của con.
1.5.2 Bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của con khi giải quyết mỗi quan hệ giữa
cha me và con
1.5.2.1 Việc giao con cho ai nuôi dưỡng, giáo duc
Sau khi cha mẹ ly hôn, con cái phải chịu nhiều thiệt thòi về tâm lý, tình cảmcũng như những yếu tô khác trong đời sống Do vậy, quyền và lợi ích hợp pháp củacon trong quá trình giải quyết ly hôn được pháp luật bảo vệ mà trước hết là trongviệc xác định người trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn Giao con cho ainuôi dưỡng, giáo dục là một van đề hết sức quan trọng và có ý nghĩa quyết định đốivới cuộc sống, với tương lai của các con Bởi vì người trực tiếp nuôi con là ngườicùng sống với con trong một mái nhà, là người có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát
triển về nhân cách, trí tuệ, thể chất của con Một quyết định sai lầm khi giao con cho
người không có điều kiện phù hop hơn dé nuôi dưỡng, giáo duc con có thé dẫn đếnnhững hậu quả nghiêm trọng không thé khắc phục được Chính vì vậy, một trongnhững nội dung quan trọng trong bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn là việc
giao con cho ai nuôi dưỡng, giáo dục.
Khi xác định người trực tiếp nuôi con, Tòa án phải dựa vào quyền lợi củanhững đứa trẻ mà không dựa trên những toan tính hay quyên lợi của cha mẹ chúng.Điều 81 Luật HN&GD năm 2014 quy định:
Trang 22“ Vợ, chong thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyên củamỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa ánquyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyên lợi về mọi mặt củacon; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”.
Theo quy định trên để xác định người trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi cha
mẹ ly hôn cần phải xem xét nhiều mặt, cụ thể như sau:
Thứ nhất, khi xem xét người trực tiếp nuôi dưỡng con sau ly hôn, Tòa án cần
tôn trọng sự thỏa thuận của cha mẹ.
Như chúng ta đã biết, quan hệ HN&GD là quan hệ gắn liền với yếu tô tìnhcảm, đồng thời theo nghĩa rộng cũng là một loại quan hệ dân sự Vì vậy, rất nhiều
trường hợp pháp luật quy định ưu tiên sự thỏa thuận của các bên và tôn trọng sự thỏa thuận đó Việc giao con cho ai nuôi khi cha mẹ ly hôn cũng thuộc những
trường hợp trên Trường hợp thuận tình ly hôn, khi yêu cầu Tòa án giải quyết, mọivan dé về tài sản và con cái đã được họ thỏa thuận một cách hợp lý Vì vậy, khi giảiquyết những việc thuận tình ly hôn, Tòa án tôn trọng sự thỏa thuận của hai bên vềvấn đề con cái và tài sản Cũng có những trường hợp không phải thuận tình ly hôn,
nó trở thành vụ án ly hôn bởi vì những thỏa thuận về tài sản không đạt được Tuynhiên nếu như vấn đề nuôi con đã được các bên thỏa thuận thì Tòa án van phải tôntrọng sự thỏa thuận đó và chỉ giải quyết những vấn đề về tài sản Về cơ bản, việcTòa án công nhận sự thỏa thuận của các bên về việc ai là người trực tiếp nuôi con
đã thể hiện nguyên tắc "vì lợi ích mọi mặt của con" Con là máu mủ ruột rà của cha
mẹ nên cha mẹ nào cũng thương yêu con, cũng muốn gần gũi và chăm sóc cho con,
họ thỏa thuận với nhau về việc ai là người trực tiếp nuôi dưỡng con thông thường là
vì họ hiểu được con ở với ai sẽ có điều kiện phát triển tốt nhất Việc người khôngnuôi dưỡng trực tiếp con cái mà họ đồng ý như là một sự hi sinh tình cảm vì đứacon thân yêu của họ Mặt khác, việc họ thỏa thuận được với nhau về vẫn đề nuôicon chứng tỏ họ nhận thức được ở vai trò người trực tiếp nuôi dưỡng hay gián tiếpthì họ sẽ làm tốt được trách nhiệm của mình Vì thế không có lý do gì Tòa án không
tôn trọng sự thỏa thuận của họ.
Tuy nhiên, trên thực té không phải sự thỏa thuận nao cũng là hợp ly va là vìquyền lợi của con Có những trường hợp người không đủ điều kiện đảm bảo cuộc
Trang 23sống cho con lại nhận nuôi con, còn người có day đủ kha năng lại trốn tránh tráchnhiệm nuôi con Tất nhiên, nếu như hai bên đã đi đến được thỏa thuận về mức cấpdưỡng phù hợp thì đã giải quyết được phần nào vấn đề Nhưng cũng có những sựthỏa thuận về mức cấp dưỡng là không hop lý, sống với người trực tiếp nuôi con,đứa con sẽ không có cơ hội dé học hành va phát trién trí tuệ Nhưng do một bên làngười vô trách nhiệm với con, một bên do căm ghét người kia nên cũng không cầnđòi hỏi gì, chỉ cần được nuôi con là đủ Như vậy, thỏa thuận đã đạt được nhưng thực
tế thì néu đứa con sống với người nhận nuôi con sẽ không đảm bảo quyền lợi về
mọi mặt cho chúng Trong trường hợp này, tình cảm riêng tư của cha mẹ đã làm
mat đi những quyền lợi chính đáng của người con
Thứ hai, trường hợp cha mẹ không thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi
con
Khi ly hôn, hầu như cha mẹ nào cũng thương con và muốn trực tiếp nuôi con
để bù đắp những thiệt thòi, mất mát, những nỗi bất hạnh do chính họ gây ra chocon Đó là xu hướng tích cực thé hiện tinh thần trách nhiệm của các bậc cha mẹ,nhưng theo quy định của pháp luật, đứa con chỉ có thể sống với một người Cũng vìthế mà nhiều vụ ly hôn cha mẹ không thỏa thuận được về người trực tiếp nuôi con
Theo quy định của pháp luật, khi các bên không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ là
người đưa ra quyết định, căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con Khi yêu cầu Tòa ángiải quyết, bên nào cũng cô gang đưa ra những lý do, nêu ra các điều kiện tốt nhất
dé giành được quyền nuôi con Vi vậy, khi xem xét giao con cho ai trực tiếp nuôidưỡng Tòa án phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố như đạo đức, lối sống, điều kiện kinh
tế, công tác, thời gian, môi trường sống của cả cha và mẹ, ai là người đã trực tiếpchăm sóc con trước khi ly hôn Người trực tiếp nuôi con có ảnh hưởng rất lớn đếncon, vì vậy, những van đề trên cần được Tòa án xem xét một cách can trọng và
chính xác.
Trên thực tế, yêu tố đạo đức, lỗi sống của người trực tiếp nuôi con được đặtlên hang đầu vì nếu người trực tiếp nuôi con có lối sống không tốt, không quan tâmđến cuộc sống và nhu cầu hàng ngày của con thì dù họ có điều kiện kinh tế tốt đếnđâu, quyền lợi của người con vẫn không được đảm bảo Không ai có thể yên tâm
giao những đứa trẻ cho người cha hoặc người mẹ suôt ngày rượu chè, cờ bạc, đánh
Trang 24đập, chửi rua con cái, coi con cái là gánh nặng Hơn nữa, khi phải sống với ngườicha hoặc mẹ có đạo đức không tốt thì không những ảnh hưởng đến sự phát triểnnhân cách của con mà van dé vật chất cũng khó có thể được bảo đảm Khi quyết
định, Toa án nên xem xét trước khi ly hôn thì ai là người thường xuyên ở bên cạnh
con va chăm sóc con, gắn bó với con nhiều hơn dé tránh thiệt thoi cho con
Khả năng kinh tế của người trực tiếp nuôi con cũng là một vấn đề hết sứcquan trọng Bởi vì người trực tiếp nuôi con là người có trách nhiệm đảm bảo cuộc
sống mọi mặt cho con, họ nuôi con theo khả năng của mình, nguồn thu nhập mà họ
có được thường là nguồn chủ yếu và 6n định dé nuôi con Tuy nhiên khả năng kinh
tế không phải là yếu t6 quyết định, bởi vì chúng ta không thé chi xem xét một cáchnhất thời mà không có sự đề phòng cho tương lai Ví du một người cha làm nghề
buôn bán và một người mẹ là giáo viên Mặc dù thu nhập của người cha cao hơn
người mẹ nhưng xét về tính 6n định thì nguồn thu nhập của người mẹ là ồn địnhhơn Vì vậy cần xem xét một cách cân thận khi tìm hiểu từng van dé dé đảm bảocho đứa trẻ một cuộc song tốt nhất có thé
Ngoài ra, môi trường sống mới cũng là một yếu tô rất đáng xem xét Bởi vì,môi trường sống là yếu tố có tác động trực tiếp đến nhân cách cũng như tính cáchcủa đứa trẻ Sau khi ly hôn, vợ chồng đều có quyền có cuộc sông mới của mình.Quan hệ mẹ kế, cha dượng, con chung, con riêng luôn là một van đề nhạy cảm Khiphải sống trong môi trường như thế, những đứa trẻ thường phải chịu những thiệtthòi và cảm thấy mặc cảm với bạn bè đồng lứa Khi giải quyết, Tòa án cần tìm hiểu
kỹ những lý do dẫn đến ly hôn, tìm hiểu lối sống của cả người cha và mẹ trước khi
ly hôn để quyết định giao con cho ai trực tiếp nuôi dé đảm bảo một cuộc sống bìnhthường và ôn định cho trẻ
Như vậy, yêu tố thỏa thuận của cha mẹ và vì quyền lợi mọi mặt của con luôngắn kết, liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đảm bảo việc giao con cho ai trực tiếpnuôi dưỡng là tốt nhất về thê chất và tỉnh thần cho con cái
Thứ ba, về nguyên tắc, con dưới 36 được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừtrường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôidưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con(khoản 3, Điều 81 Luật HN&GD năm 2014)
Trang 25Đối với trẻ dudi 36 tháng tuổi, hầu như mọi sinh hoạt của trẻ đều cần sựtrông chừng của người lớn, mọi vật xung quanh chúng đều mới lạ và khiến chúngthích thú cũng như sợ hãi Nếu không có người dành thời gian trông nom thì nguyhiểm đối với trẻ có thé nói là thường trực, hơn nữa ở độ tuổi này, đứa trẻ nào cũngcần nguồn dinh dưỡng quý giá từ sữa mẹ Vì vậy, người gần gũi và chăm bam cho
trẻ thường là người mẹ Người mẹ cũng là người khéo léo kiên nhẫn và chu đáo hơn
trong việc nuôi con, đặc biệt là khi con còn nhỏ Vì vậy, nếu không có lý do khácthì việc dé cho người mẹ được quyền trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi là vì lợi
ích mọi mặt của đứa trẻ.
Tuy nhiên, cũng không phải là không có những loại ngoại lệ, chang hạntrong trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc,nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha, mẹ có thỏa thuận khác Nếu căn cứ vào tìnhhình thực tế, Tòa án nhận thay thực sự người me không có dé điều kiện dé thực hiệnđược trách nhiệm trực tiếp nuôi con tốt băng người cha thì Tòa án có thé quyết địnhgiao con cho người cha trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc nhằm đảo bảo quyền lợi vềmọi mặt cho con Quy định ưu tiên sự thỏa thuận của cha mẹ trong trường hợp nàycũng giống như trong những trường hợp con trên 36 tháng tuổi và được pháp luậttôn trọng tuyệt đối
Thứ tư, việc lây ý kiến của con từ đủ 07 tuổi trở lên khi xem xét quyết địnhngười trực tiếp nuôi con
Xét trong phạm vi quan hệ gia đình và đặt trong hoàn cảnh cha me ly hôn,
pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật tô tụng dân sự đã trao quyền cho con — ở
độ tuổi nhất định (dù con chưa thành niên) được nói lên chính kiến, nguyện vọng
của mình Thich ứng khả năng nhận thức của con, khoản 2 Điều 81 Luật HN&GDnăm 2014 quy định: “7öa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứvào quyên lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét
nguyện vọng của con’’.
Như vậy, việc xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên là thủ tục tố
tụng bắt buộc phải thực hiện trước khi ra quyết định ai là người trực tiếp nuôi con
sau khi vợ chồng chấm dứt hôn nhân Tuy nhiên, nguyện vọng của con chỉ có ý
nghĩa như một trong các điều kiện để Tòa án tham khảo trước khi quyết định Bởi,
Trang 26ngoài ý chí của con, Tòa án phải kết hợp xét nhiều yếu tố khác như môi trường sốngcủa con trong tương lai, hoàn cảnh thực tế của người cha, người mẹ trực tiếp nuôitrẻ sau khi cha, mẹ ly hôn trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc: Quyết định việc giao concho cha hay mẹ nuôi phải xuất phat từ quyền lợi mọi mặt của con Dé thống nhất vềnhận thức và đường lối xét xử vấn đề này, Tòa án nhân dân tối cao trong Giải đáp
số 01/2017/GD-TANDTC ngày 07 tháng 04 năm 2017 (Giải đáp van đề nghiệp vu)mới đây đã hướng dẫn: “ dé dam bảo quyên lợi của người con, Tòa án phải lấy ýkiến của người con, xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên Phươngpháp lấy ý kiến phải bảo đảm thân thiện với trẻ em Tuy nhiên, Tòa án phải căn cứvào quyên lợi về mọi mặt của người con để quyết định giao cho một bên trực tiếpnuôi dưỡng”.
Quy định thủ tục xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tudi trở lên trong việcđược sống trực tiếp với cha hoặc mẹ khi cha mẹ ly hôn là cần thiết Ý kiến, nguyệnvọng của con là tiêu chí quan trọng để Tòa án có thể đánh giá một cách toàn diệntrước khi quyết định giao con cho cha hoặc mẹ (và có thể là người thân thích của trẻkhi có căn cứ) — vì quyền lợi mọi mặt của con
1.5.2.2 Quyên và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn
Sau khi ly hôn, cuộc sống chung của vợ chồng chấm dứt, mối quan hệ pháp
ly và tinh cảm của vợ chồng cũng mat đi Tuy nhiên, những nghĩa vụ và quyền củacha mẹ đối với con vẫn không hè thay đổi, chỉ có điều do hoàn cảnh thay đổi nênviệc thực hiện những nghĩa vụ và quyền ấy có những điểm khác so với trước đây.Bên cạnh đó vì nuôi dưỡng con là quyền và nghĩa vụ của cả cha và mẹ nhưng saukhi ly hôn con chỉ được sống với một người nên người không trực tiếp nuôi con cómột số quyền và nghĩa vụ rất đặc thù Các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa
vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn đã cố gắng bù đắp cho người con nhữngthiệt thòi về tinh thần và vật chất khi phải sống trong cảnh cha mẹ ly hôn, là cơ sởpháp ly dé quyền lợi của con chưa thành niên và con đã thành niên nhưng mắt nănglực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản dé tự nuôi
mình được đảm bảo.
Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việcchăm sóc, giáo dục nuôi dưỡng con Khoản 1 Điều 81 Luật HN&GD năm 2014 đã
Trang 27quy định về van đề này như sau: “Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyên, nghĩa vutrông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo đục con chưa thành niên, con đã thành niênmắt năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản
để tự nuôi minh ”
* Quyên và nghia vụ của người trực tiép nuôi dưỡng, giao dục con
Đối với người trực tiếp nuôi con, là người cùng chung sống với con sau khi
ly hôn nên các quyền và nghĩa cụ của họ trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dụccon nói chung không thay đổi so với trước đây Họ là người có thể theo dõi conhăng ngày, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình một cách thường xuyên, liêntục Hơn nữa, họ là người đã được xác định là người có thé nuôi dưỡng, giáo dụccon tốt hơn người kia, nên những nghĩa vụ và quyền mà hai vợ chồng đã từng thựchiện trước đây vẫn được giao cho họ Do là những nghĩa vụ và quyền như trực tiếp
chăm sóc, nuôi dưỡng con, đại diện cho con trước pháp luật, quản lý, định đoạt tài sản của con.
Cụ thê như sau:
s** Quyên và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con
Điều 15 Luật Trẻ em năm 2016 quy định: “7é em có quyên duoc chăm sóc,nuôi dưỡng dé phát triển toàn điện” Luật HN&GD năm 2014 cũng có quy định:
“Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyên ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng conchưa thành niên, con đã thành niên mắt năng lực hành vi dan sự hoặc không có khảnang lao động và không có tài sản dé tự nuôi mình” (Khoản 1, Điều 71) Sinh con
ra, cha mẹ có trách nhiệm bảo đảm những nhu cầu cần thiết trong cuộc sống hằng
ngày của con như ăn, mặc, ở, khám chữa bệnh trong khả năng của mình Khi vợ
chồng ly hôn họ không thé cùng nhau thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng con như
lo cho con từng bữa ăn, giấc ngủ được mà quyền và nghĩa vụ này được thực hiệnbởi người trực tiếp nuôi con Người không trực tiếp nuôi con không thê thực hiệnviệc này mà họ chỉ có thê thực hiện gián tiếp qua việc thăm nom và cấp dưỡng chocon Như vậy, dù không cùng chung sống nhưng nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡngcon vẫn được đặt ra cho cả hai người Tuy nhiên, việc chăm lo cho cuộc song hang
ngày cua con thuộc nghĩa vu cua người trực tiép nuôi con.
Trang 28Trên thực tế, tồn tại trường hợp người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng conkhông thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện quyền này đối với con nhưngvẫn không muốn giao con cho người còn lại chăm sóc Chang hạn như, người đangtrực tiếp nuôi con xây dựng hạnh phúc mới hoặc nơi làm việc xa nên bỏ mặc concho ông, bà chăm sóc; không còn quan tâm đến đời sống của con như trước Điềunày gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý và hoạt động sinh hoạt thường ngày
của con.
s* Quyên và nghĩa vụ giáo duc con
Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ giáo dục con Cha mẹ phải tạo mọi điều kiệncho con được học hành, cũng như dạy bảo điều hay lẽ phải cho con phối hợp cùngvới sự giáo dục của nhà trường để đảm bảo sự phát triển trí tuệ, hình thành nhân
cách của con.
Khoản 1 Điều 72 Luật HN&GD năm 2014 quy định: “Cha mẹ có nghĩa vụ vàquyên giáo đục con, chăm lo và tạo diéu kiện cho con hoc tập Cha mẹ tạo diéukiện cho con được sống trong môi trường gia đình dam am, hòa thuận; lam gươngtốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường, cơ quan, tổ chức trongviệc giáo duc con” Điều này cũng phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 16 LuậtTrẻ em năm 2016: “7rẻ em có quyên được giáo duc, học tập để phát triển toàn diện
và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân” Giáo dục trẻ em không chỉ là nghĩa
vụ của cha mẹ chúng mà nó là sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xãhội Bên cạnh đó, Khoản 2 Điều 72 Luật HN&GD năm 2014 còn quy định: “Cha
mẹ hướng dan con chọn nghề; tôn trọng quyên chọn nghệ, quyên tham gia hoạtđộng chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con” Tuy nhiên, khi cha mẹ ly hôn córất nhiều nguyên nhân có thể ảnh hưởng đến việc học tập của các con Trước hết, đó
là sự thay đổi về tâm lý, tinh cách, tinh thần học tập và rèn luyện Không ít các emrơi vào tình trạng mặc cảm, xấu hồ với bạn bè, thầy cô nên không muốn đến lớp vàthường xuyên trốn học Việc thay đôi trường lớp cũng có thể xảy ra và để làm quenđược với môi trường mới rất có thé làm việc học tập bị gián đoạn Trẻ em rất khóhòa nhập vì sợ các bạn biết về hoàn cảnh gia đình của mình Việc học tập bị giánđoạn, sa sút sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các em sau này Vì vậy, khi giao
con cho ai nuôi dưỡng phải cân nhac kỹ tới việc hoc tập của trẻ và vai trò của người
Trang 29trực tiếp nuôi con trong việc động viên, quản lý con trong học tập, rèn luyện là rất
quan trọng.
Ly hôn phan nhiều là do mâu thuẫn không thé giải quyết giữa vợ chồng Sau
ly hôn, rất nhiều trường hợp một trong hai bên lạm dụng quyền giáo dục con để có
những lời lẽ không hay, định hướng sai lệch tư duy của con trẻ, tạo cảm giác cho
con ghét bỏ người còn lại Thiết nghĩ, khi ly hôn thì chỉ quan hệ hôn nhân giữa vợ
và chồng chấm dứt, còn quan hệ nhân thân giữa cha, mẹ và con vẫn tồn tại nênngười có quyên trực tiếp nuôi con và người không trực tiếp nuôi con cân tránhnhững lời lẽ nói xâu đối phương, hạn chế chia rẽ tình cảm gia đình, tạo cho con cảm
giác mình vẫn có sự yêu thương của cả cha và mẹ
* Quyền đại điện cho con
Theo khoản 1 Điều 136 BLDS năm 2015 thì người đại diện theo pháp luậtcho con chưa thành niên là cha, mẹ Trong trường hợp cha me ly hôn thì quyền đạidiện của cha mẹ vẫn không thay đồi Khoản 1 Điều 73 Luật HN&GD năm 2014 quyđịnh: “Cha mẹ là người đại điện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đãthành niên mất năng lực hành vi dân sự, trừ trường hợp con có người khác làmgiảm hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật” Đối với con chưa thành niên,con đã thành niên mat năng lực hành vi dân sự, thì cha mẹ sau khi ly hôn vẫn thựchiện quyền đại diện cho con
Theo quy định của pháp luật dân sự thì cha mẹ là người đại diện đương nhiên
cho con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, trừ
một số trường hợp Đối với các giao dịch dân sự nhỏ, đơn giản nhằm phục vụ
những nhu cầu sinh hoạt hằng ngày như mua đồ ăn vặt, mua sắm sách vở thì concái có thé tự mình xác lap, thực hiện Đối với những giao dịch dân sự có giá trị lớn,ảnh hưởng tới quyên lợi của con hoặc khi con tham gia tố tụng nhưng do chưa đủ
nang lực hành vi hoặc không có năng lựchành vi dân sự nên cha mẹ đại diện cho
con trước người thứ ba hoặc trước pháp luật, dé bảo vệ quyền lợi của con cái
Người trực tiếp nuôi con là người hăng ngày chăm sóc, nuôi dưỡng con, giáodục con nên việc đại diện cho con trước pháp luật và trước người thứ ba trước hếtđược đặt ra đối với người trực tiếp nuôi dưỡng Trong những trường hợp như người
Trang 30trực tiếp nuôi dưỡng con đi công tác, đang bị bệnh, bận rộn mà không có điềukiện thực hiện quyền đại diện cho con, thì người không trực tiếp nuôi con hoàn toàn
có thé đại diện cho con trước người thứ ba hoặc trước pháp luật để bảo vệ cácquyền, lợi ích hợp pháp của con Người trực tiếp nuôi dưỡng và người không trựctiếp nuôi dưỡng con có thể thỏa thuận về quyền đại diện cho con trong từng trườnghợp cụ thể Việc thỏa thuận này nhăm đảm bảo con cái trong mọi trường hợp đềuđược cha, mẹ với tư cách là người đại diện theo pháp luật của con đảm bảo quyền
và lợi ích cho con trước pháp luật và người thứ ba.
Tuy nhiên, dé đảm bảo quyền lợi của con pháp luật quy định những trường
hợp mà cha mẹ không được đại diện cho con.
Trường hop thứ nhất, được quy định tại Điều 85 Luật HN&GD năm 2014:
“Cha, mẹ bị hạn chế quyên đối với con chưa thành niên trong các trường
hợp sau đáy:
a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tinh mang, sức khỏe, nhân phẩm,danh dự của con với lỗi cô ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông
nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo duc con;
b) Pha tan tài sản cua con;
c) Có lối sống đổi trụy;
d) Xui giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trai dao đức xã hội.”Tất nhiên, nếu những hành vi này xảy ra trước khi ly hôn thì người có nhữnghành vi đó khó mà được quyền trực tiếp nuôi con, vì vậy ho cũng không thé là
người đại diện theo pháp luật cho con Nhưng xét trường hợp sau khi ly hôn người
trực tiếp nuôi con có những hành vi trên thì theo như điều luật đã quy định, người
đó cũng có thé sẽ mat đi quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản ly tài sản
riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.
Trường hợp thứ hai, khi cha mẹ bị mat hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sựthì nghĩa vụ và quyền đại diện cho con trước pháp luật cũng không được đặt ra vìlúc này chính bản thân cha mẹ cũng cần phải đặt dưới sự giám hộ của người khác.Khi người trực tiếp nuôi con rơi vào tình trạng như trên nếu người không trực tiếp
nuôi con có yêu câu va có đủ điêu kiện dé nuôi con thì có thê thay đôi người trực
Trang 31tiếp nuôi con Khi đó, người trước đây không trực tiếp nuôi con nay trở thành ngườitrực tiếp nuôi con đồng thời đại điện cho con trước pháp luật Trường hợp cha mẹ lyhôn mà người trực tiếp nuôi con lại không thê đại diện cho con nhưng cũng không
có yêu cầu thay đổi người nuôi con thì tùy từng trường hợp người đại diện cho con
sẽ là người không trực tiếp nuôi con hoặc những người trong gia đình người trựctiếp nuôi con Khoản 1 Điều 136 BLDS năm 2015 quy định: “cha me là người đạiđiện theo pháp luật của con chưa thành niên” Vì vậy, néu không có lý do gì cản trởthì người không trực tiếp nuôi con sẽ là người đại diện theo pháp luật cho con Cònnếu người không trực tiếp nuôi con thực sự không có điều kiện chăm sóc, giáo dụccon và có yêu cầu thì người đại điện cho con sẽ là người giám hộ cho con theo quyđịnh tại Điều 52 và Khoản 2 Điều 136 BLDS năm 2015 Tuy nhiên, nếu trường hợpnày xảy ra thì phần lớn là những người cùng sống trong gia đình với người con sẽđứng ra đại diện trước pháp luật cho con vì họ van là người hang ngày chăm sóc,
nuôi dưỡng người con đó.
“+ Quyên quản lý, định đoạt tài sản riêng của con
Theo quy định tại Điều 75 Luật HN&GD năm 2014 thì “Con có quyên Có tàisản riêng” Quy định này khăng định quyền độc lập về tài sản của con trong giađình, phù hợp với quyền sở hữu tài sản của công dân được quy định tại Điều 31Hiến pháp năm 2013 Tài sản riêng của con có được bao gồm tài sản từ thừa kế
riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi lợi tức phát sinh
từ tài sản riêng của con và các thu nhập hợp pháp khác Tài sản này để phục vụ cuộcsong hiện tại và tương lai của con
Quyền quản lý tài sản riêng của con được pháp luật ghi nhận tại Điều 76
Luật HN&GD năm 2014:
“1 Con từ du 15 tuổi trở lên có thé tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ
cha mẹ quan ly.
2 Tài sản riêng cua con duoi 15 tuổi, con mắt năng lực hành vi dan sự docha mẹ quan ly Cha me có thé ủy quyên cho người khác quản lý tài sản riêng của
cơn Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho
con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự
Trang 32đây du, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.
3 Cha mẹ không quan lý tài sản riêng cua con trong trường hop con dang được người khác giảm hộ theo quy định cua Bộ luật dán sự; người tang cho tài sản
hoặc để lại tài sản thừa ké theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản
ly tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, sau khi ly hôn, quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ đối với con khôngthay đổi, cả cha và mẹ vẫn có quyền quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên,con đã thành niên mắt năng lực hành vi dân sự Thông thường, người quản lý tài sảncho con là người cha (người mẹ) trực tiếp nuôi dưỡng con, vì người trực tiếp nuôicon là người chăm sóc, nuôi dưỡng, đảm bảo nhu cầu ăn, mặc, học hành hằng ngàycủa con Tuy nhiên, trên thực tế có trường hợp người quản lý tài sản cho con lại làngười không trực tiếp nuôi dưỡng con, phụ thuộc vào sự thỏa thuận đối với khối tàisản chung sau khi ly hôn dé lại cho con của cha mẹ hoặc thỏa thuận khác nhằm hạnchế hành vi phát tán tài sản riêng của con của người trực tiếp nuôi dưỡng con
Đối với con từ đủ mười lăm tuôi trở lên có thé tự mình quản lý tài sản hoặcnhờ cha, mẹ quan lý Ở độ tuổi này các em có khả năng nhận thức và điều khiểnhành vi tương đối đầy đủ Theo Điều 21 BLDS năm 2015 thì người đủ mười lămtuổi có thé tự mình thực hiện, xác lập các giao dịch dân sự, trừ một số trường hợp.Như vậy, các em ở độ tuôi này được pháp luật thừa nhận có điều kiện để tao ra tàisản, thì cũng được pháp luật đảm bảo quyền quản lý, định đoạt tài sản do chínhmình làm ra hoặc có được Con từ đủ mười lam tuôi trở lên không tự quản lý tài sảnriêng của mình thì có thể nhờ cha, mẹ quản lý
VỀ nguyên tắc, trong trường hợp con dưới mười lăm tuổi, con mat năng lựchành vi dân sự, không nhận thức đầy đủ, hoặc không nhận thức được hành vi củamình thì việc con tự mình quản lý, định đoạt tài sản có thể gây ảnh hưởng khôngtốt, có thể dẫn đến thiệt hại về tài sản Do vậy, pháp luật quy định quản lý tài sảncủa con trong trường hợp này là nghĩa vụ của cha, mẹ - người trực tiếp nuôi dưỡngnhằm bảo vệ quyền và lợi ích về tài sản của con, nhưng việc quản lý tài sản của cha,
mẹ phải dựa trên sự tôn trọng quyền sở hữu tài sản riêng của con, tránh hiện tượngxâm hại, lạm dụng quyền làm cha, mẹ dé quản lý, định đoạt tài sản của con ảnh hưởngquyên sở hữu tài sản của con.
Trang 33Tuy nhiên, cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con nếu người tặng chotài sản hoặc dé lại tai sản thừa kế theo di chúc cho con đã chỉ định người khác quản
lý tài sản đó hoặc trong những trường hợp khác theo quy định của pháp luật Theo
Điều 85 Luật HN&GD năm 2014 thì cha me cũng có thé không được quản lý tài sảnriêng của con từ một đến năm năm, nếu cha mẹ đã bị Tòa án ra quyết định hạn chếquyền của cha mẹ đối với con
Về quyền định đoạt tài sản riêng của con, Điều 77 Luật HN&GD năm 2014
quy định:
“1 Truong hợp cha mẹ hoặc người giảm hộ quản lý tài sản riêng cua con
dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con
2 Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyên định đoạt tài sản riêng, trừtrường hợp tài sản là bat động sản, động sản có đăng ký quyên sở hữu, quyển sửdụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha
mẹ hoặc người giám hộ ”
Cũng như quyền quản lý tài sản riêng, con đủ mười lim tudi đến đưới mườitám tuôi được pháp luật quy định cho phép tự mình định đoạt được tài sản riêng củabản thân Trong trường hợp con từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi địnhđoạt tài sản có giá trị lớn hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý củacha, mẹ vì lứa tuôi này chưa nhận thức chín chắn, đầy đủ, rất cần sự hướng dẫn, chỉ
bảo của cha mẹ nếu định đoạt số tài sản có gia tri lớn hoặc khi quyết định dùng tài
sản dé kinh doanh
Theo Điều 192 và Điều 195 BLDS năm 2015 thì cha, mẹ định đoạt tài sảnriêng của con dưới mười lim tuôi là thay mặt con chuyền giao quyền sở hữu tài sản
riêng của con cho người khác phù hợp với lợi ích của con Cha mẹ chỉ được định
đoạt tài sản của con dé chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu cần thiết, hợp lý baogồm về ăn, mặc, ở, học hành, di lại của con cái dé đảm bảo cho con phát triển bìnhthường về tâm sinh lý Khi thực hiện quyền định đoạt tài sản riêng của con dướimười lam tuôi cha mẹ phải chi tiêu vì mục đích đảm bảo quyền lợi về kinh tế của
con Trong trường hợp con đủ chín tuôi trở lên, việc định đoạt tài sản của con phải
Trang 34tính đến nguyện vọng của con Quy định này xuất phát từ trách nhiệm tôn trọngquyền sở hữu tài sản riêng, quyền được bày tỏ ý kiến của con Do vậy, mọi quyếtđịnh về định đoạt tài sản riêng của con đủ chín tuổi cần phải tính đến nguyện vọng
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc của chủ thể khác.Nhăm đảm bảo quyền lợi của người bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người
chưa thành niên, người mat năng lực hành vi dân sự gây ra, pháp luật buộc cha me
có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với hành vi có lỗi của con
Theo Điều 74 Luật HN&GD năm 2014 thì “Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại
do con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mắt năng lực hành vi dân sự gây
ra theo quy định của Bộ luật Dân sự” Pháp luật quy định trách nhiệm bồi thườngthiệt hại cho con chưa thành niên, con đã thành niên mat năng lực hành vi dân sự
của cha mẹ là trách nhiệm pháp lý, không căn cứ cha, mẹ có lỗi hay không trong
việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng con Căn cứ vào khả năng nhận thức nhất
định tùy theo độ tuổi của con, pháp luật quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
do con gây ra được xác định tại Điều 586 BLDS năm 2015 như sau:
+ Trường hợp thứ nhất: Con chưa đủ mười lăm tuôi gây thiệt hại mà còn cha,
mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ
dé bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thi lay tài sản đó
dé bồi thường phan còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này
+ Trường hợp thứ hai: Con chưa thành niên, con mat năng lực hành vi dân
sự, hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người
giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của con dé bồi thường; nếu conkhông có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi
thường băng tài sản của mình; nêu người giám hộ chứng minh được mình không có
Trang 35lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
+ Trường hop thứ ba: Con từ đủ mười lam tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi
gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồithường thì cha, mẹ phải bồi thường phan còn thiếu băng tài sản của mình
Tuy nhiên, trên thực tế nếu như thiệt hại do con gây ra là nhỏ mà chỉ mộtmình người trực tiếp nuôi con có thê tự bồi thường được thì người đó thường đứng
ra thực hiện mà không cần tới sự hỗ trợ của người kia Mặt khác, do người trựctiếp nuôi con thường là người đại diện theo pháp luật của con, người chỉ bảo, theo
dõi con nên khi có thiệt hại do con gây ra thì trách nhiệm bồi thường thiệt hạithường do người đó đảm nhận Nhưng không ít trường hợp thiệt hại do con gây ralớn hơn khả năng của người trực tiếp nuôi con thì vấn đề bồi thường thiệt hại vẫn
do hai người thực hiện và người không trực tiếp nuôi con không thé viện lý dokhông quản lý con mà trốn tránh nghĩa vụ này
Như vậy, sau khi ly hôn, nghĩa vụ và quyền của cha mẹ vẫn không hè thayđôi, đặc biệt là đối với người trực tiếp nuôi con Người trực tiếp nuôi con thực hiệnnhững quyên và nghĩa vụ của mình giống như họ đã thực hiện nghĩa vụ này trướckhi ly hôn Trên thực tế, vai trò của người trực tiếp nuôi con là rất quan trọng Sựchăm sóc, giáo dục của họ đối với con có ảnh hưởng rat lớn đến sự phát triển théchất, tinh thần và trí tuệ của con Cùng một lúc họ phải thực hiện vai trò của cha mẹtrong gia đình vì vậy sự hỗ trợ của người không trực tiếp nuôi con vừa là tráchnhiệm, vừa là một điều không thể thiếu dé bao đảm ồn định cho con Vợ chồng tuy
đã ly hôn nhưng hai bên vẫn là cha mẹ của con, việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục con vẫn phải do hai bên thực hiện, hai bên phải cùng nhau bàn bạc về cáchthức, phương pháp nuôi day con dé con phát triển tốt nhất có thê
* Quyên va nøshĩa vu của người không trực tiép nuôi dưỡng giao duc con
Sau khi ly hôn, theo quy định của pháp luật, người con không thê đồng thờisống cùng với cả cha và mẹ bởi vì khi đó, nghĩa vụ chung sống và cùng nhau xâydựng gia đình của vợ chồng không còn tổn tại Vi vậy, di không muốn nhưng một
3 Xem: Nguyễn Thị Thúy An (2017), Mộ: số vấn dé lý luận và thực tiễn về quyên và nghĩa vụ của cha mẹ đối
với con sau khi ly hôn, Luận văn Thạc sĩ luật học, trường Dai học Luật Hà Nội, tr | 5.
Trang 36trong hai người phải chấp nhận sống xa con cái, không được trực tiếp hang ngàychăm sóc, nuôi dưỡng con chung Tuy nhiên, dé bao đảm quyền lợi cho con và cũng
dé người không trực tiếp nuôi con được thực hiện trách nhiệm của mình và bù dapphan nào nỗi day đứt khi phải sống xa con, pháp luật đã quy định cho ho nhữngquyền và nghĩa vụ rất đặc thù Đó là những quyên và nghĩa vụ sau:
s* Quyên và nghĩa vụ thăm nom con
Khoản 3 Điều 82 Luật HN&GD năm 2014 đã quy định: “Saw khi ly hôn,người không trực tiếp nuôi con có quyên, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai đượccan trở Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặcgây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo duc con thingười trực tiếp nuôi con có quyên yêu cau Tòa án hạn chế quyên thăm nom con củangười do”.
Thăm nom con là một quyền cơ bản đối với người không trực tiếp nuôi con.Pháp luật quy định quyền này là rất hợp tình, hợp lý và có ý nghĩa với cả người con
và người không trực tiếp nuôi con Đối với người con, khi không cùng được sốngvới cha hay me là một ton thất tinh thần vô cùng to lớn Bởi vì chúng mới chỉ lànhững đứa trẻ rất ngây thơ, chúng có quyền được sống trong một gia đình hạnhphúc cùng với cha mẹ Nhưng dù không muốn, đứa trẻ chỉ được sống với mộtngười Ở lứa tuổi đang cần sự dỗ dành, chăm chút của mẹ, sự dạy dỗ, dìu dắt củacha lại phải sống với một người chắc chắn trong tâm hồn trẻ sẽ có sự thiếu hụt vàlệch lạc, không ít trẻ đã lâm và tình trạng rụt rè, thiếu tự tin, không hòa nhập đượcvới các bạn bè cùng lứa Vì vậy, pháp luật quy định cho người không được trực tiếpnuôi con có nghĩa vụ thăm nom con đã bù đắp được phan nào sự thiếu hụt, trốngtrải đó Bên cạnh đó, việc phải sống xa đứa con thân yêu mà mình sinh ra cũng làmột nỗi đau rất lớn đối với người không có quyền trực tiếp nuôi con và quyền thămnuôi con cũng là một quyền dé bù đắp cho nỗi dau đó của người cha hay người me.Khi thăm nom con, mối quan hệ giữa cha mẹ và con sẽ được củng cố và xóa đinhững suy nghĩ, những mặc cảm nặng nè về cuộc ly hôn giữa bố và mẹ trong tâmhồn non nét của trẻ Quy định này của pháp luật đã tạo điều kiện cho con cái được
hưởng tình yêu thương, chăm sóc của cả cha và mẹ, tạo cơ hội cho con cái được thường xuyên gặp gỡ, tiêp xúc với người cha hoặc người mẹ không sông bên cạnh
Trang 37mình Đối với người không trực tiếp nuôi con thì quyền thăm nom con đã phần nàolàm vơi đi nỗi buồn và nhớ con, làm giảm bớt đi cảm giác day dứt khi vì mình màcon cái phải sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm Khi được thăm nom con, trongnhững thời gian gặp nhau ít di đó, họ có thé biết được tình hình cuộc sống và họctập của con mình, có thé tâm sự và giúp con giải quyết những van đề nhạy cảm màngười trực tiếp nuôi con minh không làm được Đây cũng là một cơ sở dé họ thựchiện các quyền khác của mình.
Quyền thăm nom con chỉ có thể được đảm bảo và tôn trọng nếu như nó xuấtphát từ lợi ích của con cái Còn nếu quyền này bị người không trực tiếp nuôi con lợidụng, làm ảnh hưởng xấu đến con thì pháp luật sẽ hạn chế quyền này của ho dé dambảo cuộc sống 6n định cho người con
Việc thăm nom con là quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con,tuy nhiên việc thăm nom con còn liên quan đến người trực tiếp nuôi dưỡng con vàgia đình của họ Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình khôngđược cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, nuôi dưỡng, giáodục con (khoản 2, Điều 83 Luật HN&GD năm 2014)
So với Luật HN&GD năm 2000, Luật HN&GD năm 2014 đã có bước tiếnlớn khi quy định về việc thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con khôngchỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của người đó
s* Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con
Nuôi con là trách nhiệm của cha mẹ, không phụ thuộc vào cha mẹ có quan hệ
hôn nhân hay đã chấm dứt quan hệ hôn nhân hoặc không có quan hệ hôn nhân Khi
ly hôn, vợ chồng không còn chung sống trong một căn nhà, không thể cùng nhauchăm sóc, dạy dỗ và lo toan cho con cái mà việc trực tiếp thực hiện trách nhiệm nàychỉ thuộc về một người Phải làm quen với cuộc song mới lại một minh nuôi con,người trực tiếp nuôi con sẽ gặp nhiều khó khăn nếu như người không trực tiếp nuôicon không chia sẻ gánh nặng này Nếu như thăm nom con là sự bù đắp cho connhững thiếu thốn về mặt tình cảm thì cấp dưỡng cho con là sự đóng góp để đảm bảocho con sự day đủ tối thiểu về mặt vật chất Luật HN&GD năm 2014 đã hoàn thiện
và xây dựng các quy định về nghĩa vụ cấp dung cho con sau khi cha mẹ ly hôn,
Trang 38được ghi nhận tại khoản 2 Điều §2: “Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụcấp dưỡng cho con” và tại Điều 110 đã quy định: “Cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng
cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không
có tài san dé tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con”
Con cái không song chung với cha, me thì nghĩa vụ nuôi dưỡng con cua cha,
me đó được chuyên thành nghĩa vụ cấp dưỡng Thông thường van dé cấp dưỡng chiđặt ra đối với người không trực tiếp nuôi con Tuy nhiên, trong một số trường hợp,người trực tiếp nuôi con vẫn có thê phải thực hiện nghĩa vụ này, tức là họ vừa thựchiện nghĩa vụ nuôi dưỡng vừa thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con Pháp luậtHN&GD năm 2014 có quy định về trường hợp cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng chocon chưa thành niên, con đã thành niên mat năng lực hành vi dân sự hoặc không cókhả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp sốngchung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con (Điều 110 Luật HN&GDnăm 2014) Theo đó, các hành vi vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng của người trực tiếpnuôi dưỡng con như: không đảm bảo việc ăn uống, sinh hoạt, giáo duc con; không
quan tâm, chăm sóc con,
Theo nguyên tắc chung, cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đến khi con
đã thành niên Trường hợp con đã thành niên không có khả năng lao động và không
có tài sản để tự nuôi mình, thì cha mẹ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡngcho con đến khi con có khả năng lao động hoặc con có tài sản dé tự nuôi mình Saukhi ly hôn, quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con vẫn không hề thay đổi Ngườikhông trực tiếp nuôi con dù muốn hay không đều phải thực hiện trách nhiệm củamình Nếu như pháp luật không thể dùng các biện pháp cưỡng chế để ép buộc họthực hiện nghĩa vụ về mặt tình cảm thì ngược lại, pháp luật có thể quy định nhữngbiện pháp để họ thực hiện những nghĩa vụ về mặt vật chất Có thê người không trựctiếp nuôi con sẽ thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con do bị dùng các biện phápcưỡng chế nhưng dù sao thì mục đích của việc cấp dưỡng vẫn dat được
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con sau khi ly hôn không phụ thuộcvào người trực tiếp nuôi dưỡng có khả năng kinh tế hay không, người không trựctiếp nuôi dưỡng vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con Trong trường hợp người
trực tiêp nuôi con không yêu câu người không trực tiép nuôi con cap dưỡng vi lý do
Trang 39nào đó thì Tòa án cần phải giải thích cho họ hiểu rang việc yêu cầu cấp dưỡng chocon là quyền lợi của con dé họ biết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.Nếu xét thấy việc họ không yêu cầu cấp dưỡng là tự nguyện, họ đầy đủ khả năng,điều kiện về kinh tế để nuôi dưỡng con thì Tòa án không buộc bên kia phải cấpdưỡng cho con Nhung vi lợi ich của con, nếu sau này người được trực tiếp nuôi con
có yêu cầu thì vẫn có thê quyết định bên kia phải thực hiện cấp dưỡng cho con
Khi giải quyết van dé cấp dưỡng cho con của bên không trực tiếp nuôidưỡng, Tòa án cần giải quyết những nội dung sau:
+ Xác định mức cấp dưỡng của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn
Mức cấp dưỡng không chỉ là sự thê hiện nhu cầu của người con, khả năng củangười có nghĩa vụ cấp dưỡng mà còn thể hiện tinh thần trách nhiệm, sự quan tâm,mong muốn bù dap cho con của cha mẹ khi họ không được trực tiếp nuôi con Điều
116 Luật HN&GD năm 2014 quy định chung về mức cấp dưỡng: “Mức cấp dưỡng
do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ củangười đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụcấp dưỡng và nhu câu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuậnđược thì yêu câu Tòa án giải quyết”
Như vậy, mức cấp dưỡng được pháp luật quy định trước tiên do các bên thỏathuận, chỉ khi không có thỏa thuận được mới yêu cầu Tòa án giải quyết Sỡ di phápluật quy định mức cấp dưỡng do sự thỏa thuận của các bên quyết định bởi: cha mẹ
là những người hiểu rõ điều kiện kinh tế của mỗi bên nhất cũng như biết rõ đượcnhững chi phí cần thiết cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, nên dé cácbên thỏa thuận sẽ có thể đưa ra mức cấp đưỡng sát với thực tế nhất Tuy nhiên, cácbên không thê tùy tiện thỏa thuận mức cấp đưỡng cho con nhằm đạt các mục đích
khác của mình, việc thỏa thuận này vẫn phải dựa trên các căn cứ khi Tòa án giải
quyết (trường hợp các bên không thỏa thuận được)
Việc quyết định mức cấp dưỡng căn cứ vào hai điều kiện sau: nhu cầuthiết yếu của con va thu nhập, kha năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp
dưỡng.
Thứ nhát, phải căn cứ vào nhu cấu thiêt yêu của con.
Trang 40Theo khoản 20 Điều 3 Luật HN&GD năm 2014, nhu cầu thiết yếu là nhu cầusinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám bệnh, chữa bệnh và nhu cầusinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống mỗi người, mỗi giađình Nhu cầu thiết yếu là những nhu cầu cần thiết tối thiêu, không thé thiếu dé đảmbảo cho người được cấp dưỡng một cuộc sống bình thường Tuy nhiên, điều kiệnkinh tế — xã hội ở mỗi vùng miễn là khác nhau, ở nông thôn khác với thành phố, ởđồng bằng khác với miền núi nên chi phí cho các nhu cầu thiết yếu của con cũngphải phù hợp với mức sống của địa phương nơi con đang sống Mặt khác, chi phícho các nhu cau thiết yếu của con không phải luôn cố định mà có thé thay đôi tùytheo sự thay đổi thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, điều kiện kinh tế — xãhội noi con sống và nhu cầu của con Khi đó, các bên có thé thỏa thuận thay đổimức cấp dưỡng cho con nếu có những lý do chính đáng này, nếu không thỏa thuậnđược thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Thứ hai, căn cứ vào khả năng thực tế của người không trực tiếp nuôi con.Thu nhập thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng có thê là thu nhập thườngxuyên bao gồm toàn bộ thu nhập theo lương và các thu nhập khác ngoài lương hoặcthu nhập không thường xuyên, không 6n định được tính bình quân theo tháng củangười đó Ngoài ra, kha năng kinh tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng bao gồm cảthu nhập hợp pháp khác như thu nhập do được thừa kế, tặng cho, do trúng x6 số.Các thu nhập trên của người có nghĩa vu cấp dung sau khi đã trừ đi chi phí thongthường cần thiết cho cuộc sống của người đó mà vẫn còn tài sản để đảm bảo cuộcsống tối thiểu cho con thì người có nghĩa vu cấp dưỡng được coi là có khả năngthực tế để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con Trong trường hợp thu nhập củangười không trực tiếp nuôi con không ôn định thì mức thu nhập của họ được xácđịnh là mức thu nhập bình quân hàng tháng của người đó Biết được khả năng thực
tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, Tòa án mới đưa ra một mức cấp dưỡng phùhợp, đảm bảo tính khả thi của việc cấp dưỡng và cấp dưỡng đúng mức quy định
Qua những phân tích ở trên chúng ta thấy điều kiện căn cứ vào nhu cầu thiếtyếu của con và điều kiện căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa
vụ cấp dưỡng phải kết hợp với nhau để vừa đảm bảo quyền lợi của con, vừa đảmbảo tính khả thi của việc cấp dưỡng