Vì những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Hoat động Công tác xã hội đối với tình trạng Bao lực học đường ở học sinh THCS Nghiên cứu trường hợp Trường THCS Thọ An,
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
“HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐÓI VỚI
TÌNH TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Ở HỌC SINH THCS
(NGHIÊN CUU TRUONG HỢP TRƯỜNG THCS THỌ AN,
XÃ THỌ AN - HUYỆN ĐAN PHƯỢNG - TP.HÀ NỘI)”
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Hà Nội — 2021
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
LÊ THỊ HOÀI NIỆM
“HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐÓI VỚI
TÌNH TRẠNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Ở HỌC SINH THCS
(NGHIÊN CUU TRUONG HỢP TRƯỜNG THCS THỌ AN,
XÃ THỌ AN - HUYỆN ĐAN PHƯỢNG - TP.HÀ NỘI)”
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 8760101.01
NGƯỜI HUONG DAN KHOA HỌC: PGS.TS PHAM VĂN QUYET
Hà Nội — 2021
Trang 3LOI CAM ON
Trong quá trình thực hiện luận van tot nghiệp ngành Công tác xã hội với
đề tài: “Hoat động Công tác xã hội đối với tình trạng Bạo lực học đường ở học
sinh THCS (Nghiên cứu trường hợp Trường THCS Thọ An, xã Thọ An — huyện
Đan Phượng — TP.Hà Nội)” Ngoài sự nỗ lực, cỗ gắng của bản thân, chúng tôi
đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ của gia đình, bạn bè, đặc biệt là các thầy cô
Đề hoàn thành nghiên cứu này, trước hết chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới
các thầy cô trong khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhânvăn đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội tham gia nghiên cứu khoa học Đồng thời,tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Phạm Văn Quyết,người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tận tình cho chúng tôi trong
suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Ngoài ra, chúng tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm on tới lãnh đạo trường
THCS Thọ An, huyện Đan Phượng, TP.Hà Nội và các giáo viên đang giảng dạy
tại trường đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi có cơ hội được thực hiện đề tài Xin cảm ơn tất cả học sinh đang học tại trường THCS Thọ An Nhờ có sự hỗ trợ nhiệt
tình của mọi người chúng tôi có thé hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Do hạn chế về thời gian cũng như kinh nghiệm nghiên cứu nên báo cáokhông thể tránh khỏi những thiết xót Em rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của các thầy cô đề luận văn tốt nghiệp hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 4LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học của cá
nhân tôi, chưa được công bồ trong bat cứ một công trình nghiên cứu nào Các số
liệu được trình bày trong luân văn là hoàn toàn hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các
quy định về bảo vệ quyên sở hữu trí tuệ.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình
Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2021
Tác giả
Lê Thị Hoài Niệm
Trang 5BANG DANH MỤC TU VIET TAT
Từ viết tắt Từ viết đầy du
CTXH Công tác xã hội
BLHĐ Bạo lực học đường
NVCTXH Nhân viên Công tác xã hội
THCS Trung học cơ sở
Trang 6MỤC LỤC
BANG DANH MỤC TỪ VIET TẮTT - ¿2 52+E£E+EE£EEtrxzrxrrreerxees |
DANH SÁCH BÁNG 5ccccccccttrnnrrrrrrrrrrriirrrrrrriirrrre 4 DANH SÁCH BIEU ĐÒ 55 2222222 rirrre 4
5090000006710 5
1 Lý do chọn dé tài - - 552 S1 E1 E3 EEEEE271211211211211211 1111111 5
2 Tổng quan về van đề nghiên cứu ¿2c + + t+EeEE£EEeEE+EErEerkerkerkee 7
3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn -2- 2-52 s+cEccEzEzzreerxee 13
4 Đối tượng, khách thé và phạm vi nghiên cứu 2- 5-5 s52 13
5 Mục dich và nhiệm vụ nghiên cứu - +5 +++x£+sesseseeeseesree 14
6 Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 2-5 5 s52 14
7 Phương pháp nghiên CỨU - - G11 vn nnHnnHnney 15
8 Kết cấu luận văn -2- 2 52521121 EEEEE 2121121121121 111111121 1 xe 17
PHAN 2 NỘI DUNG (S652 SE E121 1111111111111 11111111 11 xe 18
CHUONG 1 CO SO LY LUAN VE HOAT DONG CONG TAC XA HOI
VỚI TINH TRANG BAO LUC HOC ĐƯỜNG 2- 5c cccccec 18
1.1 Các khái niệm công CỤ +- +25 + SE * + **EESeEEeersrrrrrsrrrrrrrvee 18
1.1.1 Trường Trung NOC CƠ SỞ - Ghi 18 1.1.2 Học sinh Trung HỌC CƠ SỞ, SG, 18 1.1.3 Bao lực học đÑWỜH «cà kg nghiệt 18 1.1.4 Công tác xã ÌiỘi - Gà ng HH ng nh Hit 19
1.2 Nội dung hoạt động của Công tác xã hội với tình trạng bạo lực học
(ƯỜngg - sư Hà HH Hà Hà HH HH HH nkt 20
1.3 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Trung học cơ sở 27 1.4 Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu dé tài - 29
1.4.1 Lý thuyết hệ thốngg -©5+ Set E112 ekerxee 29
1.4.2 Lý thuyết nhu cầu Maslow -©22©52©5<+c<ccertcctcrrerrrreee 301.4.3 Lý thuyết xung đột xã hội 55-55 ScSt St 30
Trang 71.5 Quan điểm, chính sách trong Công tác xã hội với Bạo lực học đường
¬— 32
1.5.1 Một số quan điểm, chính sách về công tác phòng chống bao lực
học đường tai Viet NGIH TS HT TH TH ng kg ky 32
1.5.2 Một số quan điểm chính sách về công tác xã hội - 36 Tiểu kết chương 1 2-2 2+52+EE+EE£EE£EEEEEEEEEE22127127171 711.11 xe 38
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐÓI VỚI TINH TRANG BAO LỰC HỌC ĐƯỜNG 2-©2c©ccesce¿ 40
2.1 Đặc điểm địa bàn và khách thé nghiên cứu - 5-55: 40
2.1.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu - 2-52 +ccctererrrerrereered 402.1.2 Đặc điểm khách thể nghiên cứu 2-55 5scccccccccccrccced Al2.2 Thực trang nhận thức của học sinh Trung học cơ sở Tho An về bao
lực học đường s1 vn TH HH TH TH Hư 43
2.2.1 Hiểu biết của học sinh trường Trung học cơ sở Thọ An về Bao lực học
0) 00nẺ0ẼẺ8A 43 2.2.2 Thực trạng bạo lực học đường ở học sinh Trung học cơ sở Thọ An
¬ .X 45
2.3 Thực trạng việc triển khai các hoạt động Công tác xã hội cụ thé với bao
lực học đường ở trường Trung học cơ sở Thọ An -<<<+<<<s2 50
2.3.1 Thực trạng về hoạt động phòng gid 5 55c: 50
2.3.2 Thực trạng về hoạt động giáo dục cccccccsrererrree 54 2.3.3 Thực trang về hoạt động tham vấm ©-2©cs+cscccceercees 58 2.3.4 Thực trạng về hoạt động ¡15.7 SRNNNNANMaaa 60
2.4 Những khó khăn, trở ngại của hoạt động Công tác xã hội với bạo lực
học đường - - - + kh HT HH cự 63
Tiểu kết chương 2 - + 5s SE2SE2EEEEEEEEEEE1212111111115 111111111 crk 67
CHUONG 3: DE XUẤT GIẢI PHAP NÂNG CAO CHAT LƯỢNG HOAT
ĐỘNG CONG TÁC XÃ HOI VOI BAO LUC HỌC ĐƯỜNG 68
3.1 Nâng cao chat lượng đội ngũ nhân viên, giáo viên làm công tác xã hội 68
Trang 83.2 Nâng cao nhận thức và sự quản lý của nhà trường, xây dựng môi
trường học tập an toàn, thân thiện - - - 5 Sky 70
3.3 Nâng cao nhận thức của học sinh và gia đình về bạo lực học đường 723.4 Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về công tác xã hội học
00/0/2207 74
KET LUẬN - ¿56 ST ề 2 2111112111111 111111111111 111101111 11kg 76 TÀI LIEU THAM KHAO - 2S ‡EE‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkerkrei 78
PHU LUC 1 2-22 ©2E22<£EE2EEEE12E171122171122121171211 11.1111 c1ecryee 81
Trang 9DANH SÁCH BANG
Bang 2.1: Đặc điểm khách thể nghiên cứu theo khối lớp - 5 41Bang 2.2: Đặc điểm khách thé nghiên cứu theo giới tính -5- 5+: 42Bang 2.3: Hiéu biết của học sinh THCS Thọ An về BLHĐ - 43
Bảng 2.4: Thực trạng các hình thức bạo lực học đường của học sinh trung học
i09 Ố 45
Bảng 2.5 Thực trạng bạo lực tĩnh thần ở trường THCS Tho An 48Bảng 2.6: Thực trạng bạo lực kinh té (vat CIAL) veecceecceccssesecseseseseceestesescsestesseaees 50
Bang 2.7: Mức độ hiệu qua cua hoạt động giáo dỤc - «+5 «<< ++s+ 55
Bảng 2.8: Mức độ hiệu quả của hoạt động tham van với nạn nhân bị BLHĐ 59
DANH SÁCH BIEU DO
Biểu đồ 2.1: So sánh sự hiểu biết về BLHD theo giới tính 2-5 44
Biểu đồ 2.2: Thực trạng hình thức BLHD 2-5225 522z++cxevzxersed 46Biéu đồ 2.3: Thực trạng bạo lực thé chất - ¿65s St EE111151111 111 1x cxe 49Biểu đồ 2.4: Mức độ hiệu quả hoạt động phòng ngừa BLHĐ 52
Biểu đồ 2.5: Mức độ hiệu quả của hoạt động giáo dục -«+ ««+ss+ 56
Trang 10PHAN 1 MỞ DAU
1 Lý do chọn đề tài
Bạo lực học đường là một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay Nếu
như trước đây bạo lực trong trường học là một hiện tượng ít gặp thì thống kê
mới đây lại khiến cho nhiều người giật mình Chỉ trong 10 năm trở lại đây, nạnbạo lực học đường đã tăng gấp 13 lần, lên đến hơn 1.000 vụ mỗi năm, khiến chomôi trường học đường dường như ít nhiều bị ảnh hưởng [21]
“Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò”, học trò thời nào cũng hiểu động,
nghịch ngợm và xảy ra xô xát Thế nhưng, ngày nay, bạo lực học đường đã ởmức độ nguy hiểm, thậm chí tàn bạo hơn thời trước đây rất nhiều Người gâybạo lực, nặng thì bị đuổi học, nhẹ bị kỷ luật nhưng cũng không thể bằng người
bị bạo hành Hình ảnh em H.Y (học sinh lớp 9 ở Hưng Yên) bị lột sạch quần áo
ngồi ôm mặt cố che chắn mình khiến cho người xem không khỏi phẫn nộ trước
hành động bạo lực của nhóm nữ sinh kia Chỉ cần gõ từ khóa “bạo lực học đường” lên công cụ tìm kiếm Google hay Youtube chúng ta có thé thấy ngay
những hình ảnh, những thước phim bạo lực do học sinh quay lại và tung lên
mạng Những thước phim quay cảnh dam đá vô nhân tinh của các cô cậu mangđồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, tứm tóc gây ám ảnh cho ngườixem và nỗi đau về một thế hệ tuôi trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại
dé tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành) tạo nên nội dung
cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: thé chất, trí tuệ, tình cảm, dao
đức của thời kỳ này Chính yếu tố phát triển tâm lý cũng như thé chất và nhâncách chưa hoàn thiện khiến cho trẻ em trong lứa tuôi vị thành niên hay bị khủng
5
Trang 11hoảng về tâm lý, dẫn đến những suy nghĩ và hành động sai lệch so với yêu cầu
và chuân mực xã hội.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu A và thứ hai trên thế giới phê chuẩn
Công ước về quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990 Vào ngày 17 tháng 7 năm 2017,
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường
giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường Ngày
28 tháng 12 năm 2017, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban hành Quyết định số
5886/QD-BGDDT ban hành chương trình hành động phòng, chống bạo lực học
đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dụcthường xuyên giai đoạn 2017-2021 Ban hành kèm theo Quyết định này Chươngtrình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầmnon, giáo dục pho thông và giáo dục thường xuyên (gọi chung là cơ sở giáo dục)
giai đoạn 2017-2021 (gọi tắt là Chương trình hành động).
Trường THCS Thọ An có địa chỉ tại Cụm 4, Thôn Đông Hải, xã Thọ An,
huyện Đan Phượng, TP.Hà Nội Trường được thành lập theo quyết định ngày
21/8/1992 của Ủy ban nhân dân huyện “tách trường Phổ thông cơ sở Thọ An và
thành lập 2 trường: Tiểu học Thọ An, Trung học cơ sở Thọ An” Mặt khác,
trường nằm xa trung tâm của huyện nên khả năng tiếp cận thông tin của giáo
viên và học sinh gặp còn gặp nhiêu khó khăn.
Giáo dục để giảm thiểu, tiến tới ngăn chặn hoàn toàn nạn bạo lực họcđường đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội Hoạt động trang bị cho
các em kiến thức và kỹ năng cần thiết trong cuộc sông đặc biệt là việc phòng chống bạo lực học đường đã có nhưng còn hạn chế và chưa mang lại hiệu quả như mong muốn dẫn đến bạo lực học đường vẫn tiếp tục xảy ra, số lượng các vụ
việc có chiều hướng gia tăng so với những năm trước, đặc biệt là những vụ việc
nghiêm trọng.
Vì vậy, vai trò của NV CTXH trong lĩnh vực phòng chống bạo lực họcđường là rất quan trọng Thông qua hoạt động giáo dục, NV CTXH giúp học
6
Trang 12sinh thay đổi những hành vi không mong muốn như: không hoàn thành việc học
tập, bạo lực học đường, vi phạm pháp luật; đồng thời hỗ trợ các em khai thác,
phát huy những điểm mạnh và thành công trong học tập, giúp học sinh có khảnăng định hướng nghề nghiệp, phát huy tối đa năng lực của bản thân Nhữngkiến thức, kỹ năng này sẽ theo các em xuyên suốt cuộc đời, làm hành trang giúp
các em tự bảo vệ và phát triên bản thân.
Trên thực tế, ở Việt Nam đã có những nghiên cứu về bạo lực học đường
nói chung và bạo lực học đường ở học sinh THCS nói riêng Nhưng những
nghiên cứu về hoạt động CTXH đối với bạo lực học đường cho học sinh THCScòn khá mờ nhạt Chính vì vậy, việc tìm hiểu hoạt động CTXH đối với BLHĐ
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn Nâng cao vai trò của CTXH trong việc phòng
chống BLHĐ cho học sinh THCS là việc làm cần thiết nhằm giúp các em có
hành trang vững chac bước vào đời.
Vì những lý do trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Hoat
động Công tác xã hội đối với tình trạng Bao lực học đường ở học sinh THCS
(Nghiên cứu trường hợp Trường THCS Thọ An, xấ Thọ An — huyện Đan
Phượng — TP.Hà Nội)” nhằm đánh giá hoạt động CTXH đối với BLHĐ ở đây như thế nào? Đã thực sự hiệu quả chưa? Từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể
dưới góc độ CTXH.
2 Tông quan về van dé nghiên cứu
2.1 Các nghiên cứu về nguyên nhân của BLHĐ
Trong nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Văn Lượt (2009) đã đi sâu
tìm hiểu một số nguyên nhân tâm lý dẫn đến BLHD Các nguyên nhân cụ thé
được đưa ra là do quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình; sự khao khát
khẳng định cái tôi của trẻ và ảnh hưởng của văn hóa truyền thông [10] Tác giảĐinh Tuấn Anh (2015) thì chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến BLHĐ gồm: bị bạn
nói xâu, xúc phạm; bi bạn chửi măng, sỉ nhục; không thích nhau; mau thuẫn tinh
Trang 13cảm nam nữ; nhu cầu thể hiện cái tôi cao Nghiên cứu của Cao Thị Thanh
Hương (2015) chia nguyên nhân dẫn tới BLHĐ thành 4 nhóm nguyên nhân
chính bao gồm: nguyên nhân xuất phát từ cá nhân học sinh (Học sinh có tiền sử
biến chứng khi mang thai hay khi sinh ra có những biến chứng, đặc biệt, khi cha
me bị bệnh tâm than; Học sinh nam có nhịp tim chậm, tỉ lệ máu tuần hoàn nãokhác biệt đối với các yêu tố kích thích sự thông cảm từ ngoại cảnh; Học sinh có
IQ thấp, khuyết tật khả năng xử lý thông tin và trí lực, khuyết tật khả năng họctập, học lực kém, không muốn học, thất bại trong chuyện học; Học sinh có khảnăng kiểm soát hành vi và tự kiềm chế kém; Học sinh kém khả năng tập trung,
hiếu động; Học sinh dễ bị căng thắng về xúc cảm; Học sinh có những thái độ và
suy nghĩ chống đối xã hội; Học sinh đã từng có các hành vi bạo lực trong quákhứ; Học sinh có tiền sử hoặc đang sử dụng ma túy, rượu và thuốc lá hay cácchất kích thích; khang định cái tôi của ban thân); nguyên nhân xuất phát từ phíagia đình (Cha mẹ có thu nhập và học lực thấp; Cha mẹ nghiện ngập hay phạmpháp; bạo lực trong gia đình; Cha mẹ thiếu quan tâm hay không tạo được quan
hệ tình cảm với con cái; Cha mẹ kém khả năng kiém soát con cái; Cha mẹ kém
tình thương yêu và nối kết trong gia đình; Chức năng giáo dục trong gia đình
kém; Biện pháp giáo dục và kỷ luật không nhất quán, quá dễ dãi hay quá khắc
nghiệt; Cha mẹ ly thân hoặc ly hôn; Cha mẹ có tiền án, tiền sự hoặc đang ngồi
tù; Gia đình vừa trải qua những cú sốc về tinh thần); nguyên nhân xuất phát từ
phía nhà trường (Học sinh bị thầy cô, ban giám hiệu, hay nhân viên nhà trường
bạo hành, bạc đãi, đe dọa, làm nhục; BỊ bạn bè ruồng bỏ hắt hủi hay bat nat;
Không khí thù địch hay lề lối bat công trong lớp học; Giáo viên không quan tâmđến đời sống tâm lý, tình cảm của học sinh; Biện pháp kỷ luật của thầy cô vànhà trường không nhất quán, quá dễ dãi hay quá khắc nghiệt; Chương trình học
quá nhiều; Nhà trường, lớp học thiếu các gương tích cực trong đời sống và thiếu
những hoạt động xã hội lành mạnh; Học sinh giao du với bạn bè phạm pháp
trong nhà trường; Học sinh không muốn học và thất bại trong việc học; Nhà
trường có truyền thống tồn tại các băng nhóm bao lực; Nhà trường không có mối
Trang 14liên hệ tích cực với gia đình học sinh cũng như các tô chức xã hội khác; Nhà
trường không có các hoạt động tham vấn học đường cần thiết, ); cuối cùng là nguyên nhân từ cộng đồng, xã hội và phương tiện truyền thông (phân tầng kinh
té xã hội; các game bạo lực; Các ấn phẩm báo chí, sách, truyện tranh, video clip,phim ảnh mang tính bạo lực) [7] Cũng giống như Cao Thi Thanh Hương, tácgiả Phạm Văn Khanh (2015) và tác giả Trịnh Thị Câm Tuyền (2014) cũng chỉ ranguyên nhân dẫn đến BLHĐ xuất phát từ học sinh, môi trường giáo dục, nhà
trường và xã hội Theo Lê Thị Xuân (2018), các nguyên nhân do ảnh hưởng của
game, phim và các trò chơi bạo lực; đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS THCS; thiếu tình thương, sự quan tâm của gia đình; bị bạo hành gia đình và thiếu kỹ năng
song [18] Trong nghiên cứu của minh Katie James; Jackson Bunch; Jody Warner (2014) còn chỉ ra học sinh không nhận được sự đối xử công bang củagiáo viên cũng là nguyên nhân gây ra BLHĐ Có thê thấy, các nghiên cứu đã chỉ
Clay-ra nhiều nguyên nhân gây Clay-ra BLHD, tựu chung lại có các nguyên nhân từ phía
cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội.
2.2 Các nghiên cứu về hình thức BLHĐ
Theo Nguyễn Ba Dat (2014), có hai hình thức chính BLHD đó là bạo lực
tỉnh thần thông qua ngôn ngữ nói (dọa nạt lẫn nhau, chửi mắng) và bạo lực thể
chất (đánh nhau) [3] Còn theo Trung tâm nghiên cứu giáo dục phô thông
(2015), BLHĐ bao gồm các hành vi trêu chọc nhau, lay đồ dùng của bạn đến bắtnạt, đánh đập, ức hiếp bạn đến bị thương [17] Theo Mai Mỹ Hạnh, Bùi HồngQuân, Nguyễn Vĩnh Khương (2015), BLHĐ có bốn hình thức: Bạo lực về vậtchất (hiện tượng bảo kê, trần lột trong và ngoài trường học); Bạo lực về thé chất
(gõ lên đầu lên vai, đập vào người, xô đây, dùng các đồ dùng học tập, đất cát, sâu bọ ném vào người, kéo tóc, dính kẹo cao su lên tóc, cắt tóc, đồ nước lên đầu, gạt chân, cào, cấu, giật tóc, đánh, tát vào mặt, ném gạch); Bạo lực về tâm lý, tình
cảm (hình thức kỷ luật mang tính dọa dam, de doa, sỉ nhục gay uc ché lo so cho
hoc sinh Sự trêu gheo cua học sinh cùng học gây khó chịu, xấu hồ, tủi thân, mặc
Trang 15cảm, tự ti Ngoài ra, đó còn là những hành động mang tính bắt nạt, dọa dẫm trong quan hệ bạn bè Sức ép giáo dục và các quan niệm hành vi mang tính chất bat bình đăng giới); Bạo lực về tình dục (Quấy rỗi tình dục và lạm dụng tình
dục) [4].
Một nghiên cứu tại Indonesia của Tuti Budirahayu và Novri Susan (2018)
chỉ ra 3 hình thức BLHĐ gồm: bạo lực thé chất (bị đánh bang dung cu hoac tay),
bạo lực gián tiếp (vu khống hoặc tin đồn), bạo lực băng lời nói (chửi rủa, hăm
dọa) Còn theo nghiên cứu của Lisa Rapp-McCall (2019) chỉ ra hình thức BLHD
bao gồm bắt nạt, bạo lực, liên quan đến băng đảng và bạo lực liên quan đến matúy Qua các nghiên cứu, ta thấy rằng hình thức BLHĐ rất đa dạng Ở các môi
trường khác nhau thì hình thức BLHĐ cũng khác nhau.
2.3 Các nghiên cứu về phương pháp phòng chống BLHĐ
Theo Lê Thị Xuân (2018) có đưa ra để xuất phòng chống BLHĐ như sau: Đây mạnh công tác tuyên truyền đến 4 đổi tượng: Cán bộ quản lý nhà trường, các lực lượng giáo dục trong nhà trường, phụ huynh HS và HS về hậu quả của BLHD va các nguyên nhân gây ra BLHĐ ở HS THCS; Bồi dưỡng các lực lượng
giáo dục trong nha trường và phụ huynh HS về các giải pháp nhằm ngăn ngừa
và hạn chế tình trạng BLHĐ ở HS; Thực hiện hiệu quả công tác tham vấn tâm lý
học đường [18] Trong nghiên cứu của mình, Phạm Văn Khanh (2015) đưa ra
giải pháp ngăn chặn BLHĐ theo 4 cấp độ: Cấp độ xã hội (hướng tới làm thayđổi, giảm thiêu những tiêu cực và truyền thông bạo lực tác động tới học đường
Ngăn ngừa bạo lực băng nhóm của thanh thiếu niên); Cấp độ nhà trường (đưa
vào nhà trường những chương trình giáo dục mang tính nhân văn xã hội, các
hoạt động thân thiện, xây dựng văn hóa học đường, gia tăng yếu tố dạy người
trong giáo dục Tích cực ngăn ngừa bạo lực qua các dấu hiệu tiền bạo lực); Cấp
độ gia đình (hướng tới cải thiện các mối quan hệ gia đình lành mạnh Đối với
các học sinh có nghịch cảnh gia đình cần được tư vấn để vượt qua khó khăntâm lý); Cấp độ cá nhân (cần có các chương trình hướng tới các nhóm học sinh
10
Trang 16có dấu hiệu hành vi bạo lực nguy cơ cao, có các chương trình giáo dục kỹ năng
xã hội cho học sinh Tổ chức tư vấn, tham vấn tâm lý học đường trong các
trường học dé hỗ trợ học sinh vượt qua các khó khăn tâm lý, định hướng các ứng
xử lành mạnh, thân thiện) [8] Theo Cao Thị Thanh Hương (2015) đưa ra các
giải pháp cụ thé dé hạn chế hành vi BLHĐ như sau: Quan tâm tới học sinh cảtrong và ngoài môi trường nhà trường; Không cho phép các thái độ định kiến,thù địch và phân biệt đối xử diễn ra giữa các học sinh và các nhóm học sinhtrong lớp học Thầy/cô giáo phải thiết lập quy tac này ngay từ khi bắt đầulớp/khóa học; Lăng nghe học sinh của mình xem những điều gì đang diễn ra ở
các em; Nhận biết những dấu hiệu bao lực ở học sinh; Thảo luận với học sinh về các biện pháp ngăn chặn bạo lực học đường; Khuyến khích học sinh thông báo những biểu hiện về bạo lực học đường cho giáo viên; Dạy cho học sinh kỹ năng
kiểm soát giận dữ và giải quyết xung đột; Giữ mối liên hệ thường xuyên với cha
mẹ học sinh; Toàn xã hội cần phải quan tâm củng cô nâng cao chất lượng môitrường xã hội, văn minh tiễn bộ Quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả nhữnghoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội, nghiêm cắm các trò chơi
điện tử, phim ảnh bạo lực; Nâng cao vai trò, vi trí và trách nhiệm của gia đình
trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Tiếp tục thúc day phong trào ông, bà, cha, mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền; xây dựng gia đình văn hóa Loại
bỏ các hành vi bạo lực ra khỏi đời sống gia đình Nâng cao kiến thức bảo vệ chăm sóc trẻ em và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em tại gia đình; Xây dựng cơ
chế phối hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường giáo dục: Gia đình - Nhà trường - Xãhội Xác định rõ vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong
việc giáo dục đạo đức học sinh, đảm bảo song song việc dạy chữ và dạy làm
người Nhà trường và thay cô giáo phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế dé
răn đe giáo dục học sinh; Xây dựng mô hình cộng đồng an toàn, thực hiện tốt
nội dung cuộc vận động “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” [7].
2.4 Các nghiên cứ về hoạt động CTXH trong phòng chong BLHĐ
11
Trang 17Nghiên cứu của Lê Chí An (2011) cho biết: “Từ thế giới nhìn về công tác
xã hội học đường ở Việt Nam cho thấy, không riêng Việt Nam mà các nướcđang phải đối diện và giải quyết nhiều van dé trong trường học Có thé thay đó
là vẫn đề học sinh bỏ học, bạo lực học đường, vấn đề sức khỏe, bắt nạt trong họcsinh, bảo vệ học sinh, giúp sinh thoát khỏi những ton thương, mối quan hệ giađình — học đường, vấn đề học sinh nhút nhát, ngăn ngừa học sinh bị gat ra lia,van dé tự tự, tham van nhóm đồng đăng, những hành vi khong thích nghi, họcsinh hiểu động, trẻ em dé bị tổn thương [1] Trong nghiên cứu của Dương VănKhánh, Lê Kim Thắng (2014) đã cho thấy việc có một đội ngũ nhân viên CTXHđảm nhận giải quyết những vấn đề trong học đường thật sự cần thiết và cấp bách
hơn bao giờ hết, chính nhân viên CTXH là một mảnh ghép quan trọng hỗ trợ phát triển giáo dục Vai trò của nhân viên CTXH là rất quan trọng trong việc
thúc đây quá trình giáo dục và đào tạo, học không chỉ hỗ trợ học sinh vượt quanhững cản trở về mặt tâm lý xã hội, khám phá và phát huy những tiềm năng củacác em mà còn là người kết nối chặt chẽ trong hệ thống “tam giác giáo dục”giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội dé tao ra những điều kiện học tập
tốt nhất cho học sinh [9] Theo Lê Thị Mai (2011) cho biết công tác xã hội học đường có vai trò rat quan trọng trong việc giải quyết các van đề tâm lý, đời sống
và các mối quan hệ xã hội đối với học sinh CTXH học đường được thực hiện thông qua quá trình tác động vào 4 đối tượng chính ở trường học, đó là học sinh, phụ huynh, thầy cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục Tác giả cũng khang định
nhân viên CTXH học đường là cầu nối giữa học sinh, gia đình, nhà trường dégiúp các em có được điều kiện và phát huy khả năng học tập tốt nhất trong đờisong hiện nay Có thé thấy, các nghiên cứu đều chỉ ra vai trò của quan trọng của
Trang 18tác học đường nói chung chứ chưa di sâu vào vai trò phòng chống bạo lực học đường của công tác xã hội Do đó, nghiên cứu của chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt động CTXH, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động CTXH với
tình trạng BLHD.
3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
3.1 Ý nghĩa khoa học
Vận dụng các lý thuyết của CTXH như lý thuyết nhu cau, lý thuyết vai
trò, lý thuyết hệ thong, thuyết xung đột xã hội dé nghiên cứu và lý giải một cách
khoa học vấn đề phòng chống BLHĐ, góp phần tổng quan lý luận cơ bản hoạtđộng CTXH đối với BLHĐ ở học sinh THCS
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động CTXH đối với BLHĐ tại địa bàn nghiên cứu, đề tài cũng nhằm bổ sung thêm một số thông tin, nghiên cứu
thực tiễn về lĩnh vực này Bên cạnh việc phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động CTXH đối với BLHD, dé tài sẽ chọn 1 giải pháp dé tiến hành thực
nghiệm tại địa bàn nghiên cứu.
4 Đối tượng, khách thé và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động Công tác xã hội đối với tình trạng Bạo lực học đường ở học
Trang 195 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng hoạt động CTXH đối với BLHĐ,
phân tích những khó khăn trở ngại đối với hoạt động này ở một trường THCS ở
huyện Đan Phượng, đề tài đề xuất các giải pháp nhăm góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động CTXH đối với BLHĐ tại Trường THCS Thọ An.
5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về BLHĐ, các hoạt động CTXH với
6 Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu
6.1 Câu hỏi nghiên cứu
- Tại Trường THCS Thọ An đã có những hoạt động CTXH nào với BLHĐ ở học sinh THCS?
- CTXH gặp phải những khó khăn gì trong việc thực hiện các hoạt động với BLHĐ?
- Những giải pháp nào được đưa ra để nâng cao hiệu quả hoạt động
CTXH với tình trạng BLHD ở học sinh THCS?
14
Trang 206.2 Giả thuyết nghiên cứu
- Trường THCS Tho An đã có những hoạt động CTXH với BLHD nhưng chưa thực sự hiệu quả.
- CTXH gặp một số khó khăn trong hoạt động với BLHĐ như người phụtrách thiếu chuyên môn, nhận thức của học sinh còn hạn chế, nhà trường chưađầu tư kinh phí cho hoạt động này, chính quyền chưa thực sự quan tâm
- Giải pháp dé nâng cao hiệu quả hoạt động CTXH với tình trạng BLHD:
nâng cao năng lực của người phụ trách; nâng cao nhận thức của học sinh, gia
đình và nhà trường; hoàn thiện hệ thống chính sách
7 Phương pháp nghiên cứu.
Căn cứ vào quy mô, mục đích và nội dung nghiên cứu, đề tài nghiên cứu
sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau nhăm phát huy tối đa các ưuđiểm, hạn chế các nhược điểm của các phương pháp, đồng thời giải quyết được
các mục tiêu nghiên cứu.
7.1 Nghiên cứu tài liệu
Theo Vũ Cao Dam (2011), nghiên cứu tài liệu là dé thu thập được những
thông tin sau: Cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu; thành tựu lý thuyết đã đạt được liên quan đến vấn đề nghiên cứu; kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp đã công bố trên các ấn phẩm; chủ chương chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu; số liệu thống kê Trong nghiên cứu tài liệu, người nghiên
cứu thường phải làm một sô công việc về phân tích tài liệu và tông hợp tài liệu.
Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm phân tích những tài liệu sẵn có liên quan đến nội dung nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở lý luận, khung nghiên cứu, góp phần bồ sung làm rõ những nội dung
nghiên cứu của đề tài
- Phân tích các văn bản chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước vềphòng chống BLHD
15
Trang 21- Các báo cáo tông két, hội thao, hội nghị về van đê liên quan đên đê tài.
- Các tài liệu nghiên cứu trong và ngoai nước về vân dé liên quan đên đê tài.
7.2 Điều tra bằng bảng hỏi
Cũng theo tác giả Vũ Cao Đàm (2011) điều tra bằng bảng hỏi thực chất là
một cuộc phỏng van, nhưng không đối thoại bằng lời, mà bang cách đưa nhữngcâu hỏi in sẵn trên giấy, gửi trước đến người được phỏng van dé nhận được ýkiến trả lời theo những câu hỏi mà người nghiên cứu đặt ra
Trong đề tài, nghiên cứu sử dụng các bảng hỏi điều tra được soạn sẵn với
các tiêu chí được cụ thê hóa thành các câu hỏi dé thu thập ý kiến của người trả
lời làm sáng tỏ những nội dung nghiên cứu của đề tài.
Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp điều tra khảo sát bằng bảng hỏi
với kích thước cỡ mẫu là 142 học sinh ở cả 4 khối tại Trường THCS Thọ An.
7.3 Phương pháp phóng vấn sâu
Theo Phạm Tat Dong (2010) phỏng van sâu là loại phỏng van mà người
phỏng vấn chỉ cần xác định phạm vi các vấn đề cần thu thập thông tin trên cơ sở
đảm bảo sự tự do của phỏng vấn viên trong cách dẫn dắt cuộc phỏng van, trongcách sắp xếp và diễn đạt các câu hỏi Đây là loại phỏng vấn sử dụng chủ yếu câuhỏi mở dé người trả lời tự do trong cách trả lời Đồng thời, phỏng van sâu thường
dùng đê hiéu biết sâu sắc những khía cạnh, những van đê nào đó của đê tài
Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng phỏng vân sâu đê khai thác chi tiêt hơn những nội dung nghiên cứu cua đê tài Dé tài tiên hành phỏng vân sâu với sô
lượng là 9 mẫu trong đó có:
+ 04 giáo viên +01 lãnh dao + 04 hoc sinh
16
Trang 227.4 Phương pháp thong kê toán học
Sử dụng phương pháp thông kê toán học dé xử lý các số liệu, tài liệu (xử
lý các thông tin định lượng được trình bày dưới dạng: con số rời rạc, bảng sốliệu, biểu đồ, d6 thị, xử lý thông tin định tính bằng biéu đồ) đã thu thập được từcác phương pháp nghiên cứu khác nhau như: quan sát, điều tra bảng hỏi làm
cho các kết quả nghiên cứu trở nên chính xác, đảm bảo độ tin cậy
8 Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mục lục; Mở đầu; Kết luận; Danh mục tai liệu tham khảo va Phụ lục; Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về hoạt động công tác xã hội với tình trạng bạo
lực học đường
Chương 2: Thực trạng hoạt động công tác xã hội đối với tình trạng bạo
lực học đường
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động công tác xã
hội với bạo lực học đường
17
Trang 23PHẢN 2 NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ
HOI VỚI TINH TRANG BAO LỰC HỌC DUONG
1.1 Cac khái niệm công cụ
1.1.1 Trường Trung học cơ sở
Trường trung học cơ sở: là cơ sở giáo dục phổ thông dạy dạy từ lớp 6 đến
lớp 9, bảo đảm đủ các điều kiện như: cán bộ quản lý, giáo viên dạy các môn học,
nhân viên hành chính, bảo vệ, y tẾ : có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
giảng dạy và học tập; có đủ những điều kiện về tài chính theo quy định của Bộ
Tài chính, nằm trong hệ thống giáo dục quốc gia được thành lập theo quy hoạch,
kế hoạch của nhà nước; thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học do
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nhằm phát triển sự nghiệp giáo duc.[2]
1.1.2 Học sinh Trung học cơ sở
Học sinh trung học cơ sở: là học sinh học tại các khối lớp từ lớp 6 đến lớp
9 đang học tập tại các trường trung hoc cơ sở và các trường phổ thông nhiều cấp
Còn theo Phan Thị Mai Hương “BLHĐ là thuật ngữ dùng để chỉ những
hành vi bạo lực trong môi trường học đường hoặc những hành vi bạo lực của lứa
tuổi học đường, bao gồm hàng loạt các hành vi bạo lực với các mức độ khácnhau, từ không lời đến có lời, từ hành động đơn giản đến những hành động thù
18
Trang 24dich, gây han, phá phách, gây tôn thương tâm lí, thậm chí tôn hại đến thé chat
của người khác” [6]
Còn theo Nguyễn Văn Tường: “BLHĐ là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành
vi mang tính miệt thị, đe dọa, khủng bó người khác” [16] và Nguyễn Văn Lượt:
“Hành vi BLHĐ được coi là những hành vi lệch chuẩn bởi nó vi phạm các quy
tắc, chuẩn mực đạo đức xã hội, nội quy của nhà trường nơi mà các em là thành
viên”[10]
Theo Huỳnh Văn Sơn: “BLHĐ là một thuật ngữ dùng để chỉ các hành động làm tồn hại đến thé chat, tinh than và vật chất của người khác dưới những
hình thức khác nhau diễn ra trong môi trường học đường” [14]
Còn theo Nguyễn Thị Mai Hương, Nguyễn Thu Hà (2019): “BLHĐ là
hành vi dùng ngôn ngữ, cử chỉ và hành động gây tổn thương về thé chat và tinh
thần của người khác trong môi trường học đường; BLHĐ thường là hành vi có ý thức, nhưng đôi khi cũng là hành vi vô tình, chưa có suy xét đầy đủ của người
thực hiện.” [5]
Trong nghiên cứu này, tôi định nghĩa “BLHĐ là hành vi gây tôn hại về
vật chất, thể chất và tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc
lớp độc lập.”
1.1.4 Công tác xã hội
Có rất nhiều khái niệm về CTXH, theo Hiệp hội CTXH quốc tế và các
trường đào tạo CTXH quốc tế (2011) thống nhất một định nghĩa về CTXH như sau: “Công tác xã hội là nghề nghiệp tham gia giải quyết vấn đề liên quan tới mối quan hệ của con người và thúc đây sự thay đổi xã hội, tăng cường sự trao
quyền và giải phóng quyên lực nhằm nâng cao chất lượng sống của con người.Công tác xã hội sử dụng các học thuyết hành vi về con người và lý luận về hệ
thông xã hội vào can thiệp sự tương tác của con người với môi trường sông”.
19
Trang 25Công tác xã hội là một khoa học xã hội ứng dựng, là một nghề chuyên nghiệp ra đời vào đầu thế kỷ XX ở nhiều nước trên thế giới Nó có vị trí quan
trọng trong đời sống xã hội của con người, của mỗi quốc gia Sự ra đời và pháttriển công tác xã hội đã đóng góp đáng kể vào việc ngăn ngừa và giải quyết cácvẫn đề xã hội, góp phần bảo đảm công bằng xã hội và sự phát triển bền vững của
mỗi quốc gia [13, tr11-19]
Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng khái niệm CTXH của Bùi Thị Xuân
Mai (2010): Công tác xã hội là một nghề, là một hoạt động chuyên nghiệp nhằm
trợ giúp các cá nhân, nhóm và cộng đông nâng cao năng lực, đáp ứng nhu cau
và tăng cường chức năng xã hội, dong thời thúc day môi trường xã hội về chính
sách, nguồn lực và dich vụ nhằm giúp cá nhân, nhóm và cộng đông giải quyết
và phòng ngừa các ván đề xã hội góp phân đảm bảo nên an sinh xã hội ”
Vì vậy, có thé hiểu hoạ động công tác xã hội với bạo lực học đường làhoạt động nhằm trợ giúp các học sinh, gia đình và nhà trường nâng cao năng
lực giải quyết và phòng ngừa vấn đề BLHĐ.
1.2 Nội dung hoạt động của Công tác xã hội với tình trạng bạo lực
Đề thực hiện được hoạt động này, nhân viên CTXH phải phát hiện ra
những biểu hiện bạo lực của học sinh, nghĩa là phát hiện ra các hành vi bao lực học đường ở giai đoạn sớm, từ đó, có biện pháp xử lí, giải quyết vụ việc khi còn
mới sơ khởi.
Nhân viên CTXH căn cứ vào những biểu hiện bất thường của học sinh
như: Học sinh có tiên sử khó khăn vê tâm lý, bi sang chân tâm lí; Có biêu hiện:
20
Trang 26lầm lì, ít nói, “mặt lạnh”, cộc tính, có ít bạn bè thân thiết, ít có sự liên hệ với nhà
trường, bị bạn bè trêu chọc, tây chay, có xu hướng tự tách biệt mình, giải quyết các van đề thiếu thiện chí, thiếu tính hòa bình: Kết quả học tập giảm sút đột
ngột, học không tập trung, bỗng dưng có biểu hiện nói dối; Bong nhiên xuất hiệncác hành vi lệch chuẩn như hút thuốc, uống rượu, chống đối thầy cô và gia đình,thích đi chơi, về nhà muộn; Áo quan, sách vở, đồ dùng bị rách, mất, có cácthương tích trên cơ thể mà không giải thích được, sợ đi học, sợ đi bộ đến trường
và vê nhà, khó ngủ và thường xuyên bị ác mộng; lộ vẻ lo lăng
Nhân viên CTXH phải tiến hành quan sát, từ đó, xây dựng thành nhữngh6 sơ đánh giá tổng thể nhằm có cơ sở dé khoanh vùng những “đối tượng khảnghỉ” Sau đó, tiến hành tiếp cận thường xuyên, hỏi thăm tình hình của các em,kịp thời định hướng, giải quyết những khó khăn cũng như những khúc mắc mà
các em đang gặp phải Đồng thời, có những phương pháp giúp cân bằng, hài hòa mối quan hệ giữa các em với những người xung quanh, làm cho các em cảm
nhận được sự ấm áp trong mối quan hệ của mình với mọi người, giải quyết
những lo âu, căng thăng của các em Song song đó, tiến hành tham vấn, trị liệu
tâm lí đối với những học sinh có nguy cơ gây ra hành vi bạo lực học đường cao, đưa ra những hoạt động can thiệp mang tính định hướng nhăm tránh dé xảy ra
những hành vi tiêu cực.
Ngoài ra, truyền thông cũng là một hoạt động trong công tác phòng ngừaBLHĐ Truyền thông là một quá trình liên tục chia sẻ các thông tin, kiến thức,thái độ, tình cảm và kỹ năng tạo ra sự hiểu biết lẫn nhau giữa bên truyền thông
và thân chủ được truyền thông dé dẫn đến những thay đổi trong nhận thức, thái
độ và hành động Hoạt động truyền thông trong công tác xã hội với nạn nhân bị
bạo lực học đường gồm những hình thức truyền thông sau:
Sử dụng thông tin đại chúng như loa đài của trường học dé phát thanh cácnội dung liên quan tới bạo lực học đường cho tất cả học sinh trong trường với
các phương pháp truyền thông đa dạng như: ké chuyền, đọc thông tin đơn thuần,
21
Trang 27diễn kịch truyền thanh Xây dựng một nhóm phát thanh viên gồm những cánhân có khả năng đọc tin, diễn kịch, săm vai để chuyền tải các nội dung cầntruyền thông.
Đưa các nội dung cần được tuyên truyền vào các buổi sinh hoạt ngoạikhóa Bản thân nhân viên CTXH trực tiếp tuyên truyền hoặc có thể kết hợp với
các tô chức xã hội, phòng ban chuyên môn khác Da dạng các hình thức tuyên truyền khi tổ chức các buổi sinh hoạt, có thé thông qua thuyết trình, tô chức thi
trả lời các câu hỏi vê các nội dung truyên thông.
Một hình thức truyền thông thường thu hút được sự quan tâm và có tác
động nhanh, tích cực tới đối tượng truyền thông, đó là việc chuyền tải các thông
điệp muốn truyền thông qua các hoạt động văn nghệ như ca hát, múa kịch, thơ
ca và Truyền thông qua phát tờ rơi, áp phích, khẩu hiệu
Thứ hai, về hoạt động giáo dục
Tất cả các hành vi của chúng ta đều bắt nguồn từ nhận thức, thông thườngthì nhận thức sai lầm thì dẫn đến hành vi sai lầm Do đó, hoạt động giáo dục
trong việc thay đổi nhận thức của các em học sinh về bạo lực học đường là rất
quan trọng, là “chìa khóa” dé thay đổi và uốn nắn hành vi cho học sinh
Đề thé hiện được hoạt động giáo dục, nhân viên CTXH cần làm:
Đầu tiên, nhân viên CTXH giáo dục học sinh nhận thức rõ về những nguy
cơ, nguyên nhân có thê dẫn đến hành vi bạo lực học đường Phải hình thành cho
học sinh khái niệm về bạo lực, hình thức biểu hiện của bạo lực là gì, những hậu quả dé lại của hành vi bạo lực, từ đó, giúp cho các em có những hiểu biết đúng
dan vê hành vi bao lực học đường, và cách phòng ngừa, ngăn chặn
Nhân viên CTXH cần giúp cho các em khắc phục và tránh được nhữnghiểu biết sai lệch, ứng xử sai lệch về bạo lực học đường như: Khi đối mặt với
bạo lực học đường, các em không nên có thái độ im lặng và chịu đựng, nên nói
với bố mẹ và thầy cô giáo hoặc những người có trách nhiệm giải quyết Nếu các
22
Trang 28em im lặng chịu đựng sẽ khiến cho những kẻ gây ra hành vi bạo lực thêm “lộng
hành”, đeo bám các em Do đó, khi đối mặt với tình huống bạo lực các em nên
giữ bình tĩnh để giải quyết, tránh làm cho mâu thuẫn thêm cao trào, trước tiênnên tìm cách tránh đi để bảo đảm an toàn cho bản thân mình Sau đó, nên kịpthời báo cáo sự việc với bố me, gia đình, thầy cô, nhà trường cũng như cơ quancông an để kịp thời có cách giải quyết Tuyệt đối, các em không nên có các hành
vi “trả đũa” bạo lực Đây là một cách giải quyết vô cùng nguy hiểm, vô tình đãđưa các em thành kẻ côn đồ, tiếp tục lấy bạo lực để giải quyết bạo lực khôngnhững không thể làm cho bạo lực cách xa mình, thậm chí còn làm cho bạo lực
ngày càng đến gần với mình hơn và bị xoáy vào vòng bạo lực - trả thù làm cho
các em trượt dài trên con đường bạo lực khó có thê thoát ra được
Ngoài ra, nhân viên CTXH thường xuyên tô chức các buổi thảo luận cho
các học sinh nhằm cung cấp, trao đôi kiến thức và tài liệu liên quan giúp các em
họ sinh nâng cao nhân thức, hiểu rõ vấn đề, từ đó có thể ngăn ngừa được vấn đề
nảy sinh Ví dụ, nhân viên CTXH có thể tổng hợp các vụ việc, tình huống có
thật về bạo lực học đường, biên tập lại dựa trên các nội dung như các tình huống
có thé gây ra bạo lực, những đoạn phim ngắn mà có nguy cơ và biểu hiện của hành vi bao lực, hậu quả dé lại, cách thức ứng phó và giải quyết mâu thuẫn bang
lý trí Mục đích là giúp các em nhận thức sâu sắc về mức độ nguy hại của hành
vi bao lực trong nhà trường cũng như các hành vi bạo lực khác ngoài xã hội, từ
đó, hình thành ý thức tự bảo vệ bản thân trước những tình huống có nguy cơ
phát sinh bạo lực và tham gia vào công việc chung của nhà trường và xã hội
trong việc phòng ngừa hành vi bạo lực.
Thêm vào đó, nhân viên CTXH cùng với nhà trường xây dựng quan niệm
giá trị đa dạng và bồi dưỡng nhân cách toàn diện cho học sinh bằng cách giáo
dục đạo đức trong học đường, kỹ năng sống như kỹ năng giải quyết xung đột, kỹ
năng phòng vệ bản thân
Thứ ba, về hoạt động tham van
23
Trang 29Hoạt động tư vấn tham vấn không chỉ là hoạt động lắng nghe những tâm
sự của các em dé có thé hiểu được tâm tư, mong muốn hay những lo lắng băn
khoăn của mỗi học sinh là nạn nhân của BLHĐ, hỗ trợ các em tìm ra hướng đi
và tự giải quyết được van dé của mình Nhân viên CTXH ở đây sẽ tìm hiểu vềnguyên nhân dẫn đến bạo lực giữa các em dé tháo gỡ nhưng mâu thuẫn giữa các
em Người tham van sẽ phải đánh giá được mức độ tôn thương của các em, cùnghọc sinh đó lên kế hoạch trị liệu tâm lý, xử lý khủng hoảng mà nạn nhân đanggặp phải.Và nếu nạn nhân cần trị liệu tâm lý thì sẽ phải trị liệu như thế nào vànhà tham vấn sẽ cùng với nạn nhân tham vấn phục hồi tâm lý, hoà nhập với
cộng đồng Ngoài tham van về tâm lý, NVXH có thể khích lệ, động viên, tư vấn thêm về các dịch vụ y tế, về pháp luật, có thể tham vấn cho các em học sinh những cách bảo vệ bản thân, kiến thức xử lý tình huống, phòng tránh cho bản
thân khỏi rơi vào tình huống bị bạo lực
Hoạt động tham vấn có vai trò rất lớn trong việc phục hồi tâm lý không
chỉ cho những học sinh là nạn nhân của bạo lực mà cả những học sinh có hành
vi bạo lực học đường Không chỉ dừng lại ở việc tham vấn cho nạn nhân bạo lực
học đường, NVCTXH cũng cần tham vấn cho mọi người trong gia đình về cách chăm sóc sức khoẻ, những biểu hiện về sức khoẻ không tốt cho con em, người
thân của mình để mọi người theo dõi và có cách xử lý kip thời Đặc biệt, nhàtham vấn cần chú trọng đến việc tham van,tu vắn,hướng dẫn cụ thể chăm sóc,ứng xử,hiểu biết đặc điểm tâm sinh lý, xã hội cho nạn nhân đề người nhà cóthể chăm sóc về cả tâm lý và thé chất cho nạn nhân bị BLHĐ
Thứ tw, về hoạt động kết nối
Dé mang lại hiệu quả tối ưu đối với việc giải quyết van dé bạo lực hoc
đường, không thé thiểu hoạt động kết nối các nguồn lực giữa các bên liên quan
dé giải quyết van dé, cụ thé là học sinh với gia đình, nhà trường và xã hội Khi
các bên liên quan được kết nối lại với nhau thì sẽ tạo được một mạng lưới hỗ
trợ, để từ đó có những giải pháp đồng bộ trong việc giải quyết vấn đề bạo lực
24
Trang 30học đường Dé làm được điêu này, nhân viên CTXH phải làm tot vai trò trung
gian - câu nôi giữa học sinh và giáo viên, giữa gia đình và nhà trường, cụ thê
như sau:
* Két noi giữa học sinh và giáo viên:
Đa phần mối quan hệ giữa thầy và trò trong trường học hiện nay là khálỏng lẻo, khi mà giáo viên đến giờ thì lên lớp, hết giờ thì về Học sinh thì ít hứng
thú, say mê trong giờ học, do đó, sự tương tác giữa giáo viên và học sinh là
tương đối ít Chính sự tương tác lỏng lẻo này đã tạo ra một khoảng cách về mặt tâm lí xã hội giữa thầy và trò xa cách, làm cho các em e ngại, đôi khi là sợ hoặc không dám trình bày các vấn đề của mình với thầy cô, thậm chí cả việc nói chuyện giao tiếp bình thường Do đó, vai trò của nhân viên CTXH là phải thúc
đây sự tương tác hai chiều giữa giáo viên và học sinh, để cho học sinh cảm nhậnđược mức độ thân mật, sự gần gũi trong mối quan hệ thay trò Từ đó, các emmới có thể mở lòng chia sẻ những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong học tập
cũng như trong các môi quan hệ bạn bè, gia đình và xã hội của mình.
* Kết noi giữa nhà trường và gia đình:
Kết nối, huy động nguồn lực là một trong những hoạt động không thê
thiếu của những người làm hoạt động CTXH Tại trường học, ngoài những hoạt
động tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức cho thực trạng BLHĐ và chonhững nạn nhân bị BLHĐ NVXH học đường kết nối nạn nhân với các nguồnlực sẵn có, các dịch vụ xã hội phù hợp với mong muốn của nạn nhân làBLHĐ.Hiện nay các hoạt động kết nối nguồn lực của NVXH học đường xoayquanh sự kết nối với gia đình, nhà trường, dịch vụ y tế và cơ quan pháp luật
Hoạt động kết nối những học sinh bị bạo lực học đường là cần thiết dé các
em có thé tìm ra những điểm manh,tim ra những cơ hội của bản thân đồng thờigiúp NVXH học đường có thể dễ dàng trợ giúp các em trong mọi tình huốngkhó khăn Đây là vẫn đề quyết định trong việc ngăn ngừa, giải quyết vấn đề bạo
25
Trang 31lực ở học sinh.Trên thực tế, mức độ tương tác giữa nhà trường và gia đình phụ
huynh học sinh ở nước ta hiện nay rất hạn chế cả về mức độ lẫn phương tiện Do
đó, giữa nhà trường và gia đình của học sinh có một sự xa cách rất lớn và vai trò
của nhân viên CTXH là phải kết nối khoảng cách này lại gần nhau hơn Với hoạtđộng kết nối, nhân viên CTXH có nhiệm vụ cung cấp, phản ánh tình hình củahọc sinh, những biểu hiện, thay đổi của học sinh ở trường cho phụ huynh biết vàngược lại Bên cạnh đó, nhân viên CTXH đôi khi cũng có thê “đại diện” cho giađình của học sinh nói lên những mong muốn, nhu cầu, yêu cầu của họ đối với
nhà trường.
Trong hoạt động cầu nối giữa học sinh với gia đình và trường học, nhiệm
vụ của nhân viên CTXH là giải quyết những mâu thuẫn hiểu lầm giữa học sinh
với học sinh, học sinh với giáo viên, nhà trường và gia đình Nhân viên CTXH
phải tìm ra được nguyên nhân cốt lõi của vấn đề thì họ còn phải cho nhà trường
thấy được nguyên nhân và thực trạng vấn đề của học sinh này, từ đó, sẽ có sự kết
hợp với nhà trường nhằm xây dựng kế hoạch can thiệp giúp đỡ và hỗ trợ cụ thể
Bên cạnh đó, nhân viên CTXH tác động tới gia đình của học sinh đê họ
quan tâm đên con em của họ hơn, không nên phó mặc việc giáo dục con cái của
họ hoàn toàn cho nhà trường và cũng không nên quá kì vọng vào con cái, chính điêu đó đã tạo nên cho các em một áp lực vô cùng lớn.
Một công tác vô cùng quan trọng nữa là nhân viên CTXH là người tổchức, cung cấp các thông tin, kiến thức về tâm lí học lứa tuổi, các vấn đề hay
gặp phải trong lứa tuổi học sinh cho các giáo viên nhất là các giáo viên trẻ, mới
ra trường (dé làm được điều này nhân viên CTXH có thể kết hợp với các trung tâm tư vấn tâm lí, trung tâm nghiên cứu phát triển giáo dục ), các cách xử lý
vấn đề, tình huống khi có mâu thuẫn phát sinh giữa học sinh với học sinh và học
sinh với giáo viên hoặc tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm của các giáo viên
giữa các trường dé khắc phục tình trạng bao lực học đường có thể xảy ra
26
Trang 321.3 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh Trung học cơ sở
Về tâm lý, thời kỳ này được gọi bởi các tên: “thời kỳ quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị” Chứng tỏ một điều rằng lứa tuổi này
mang tính phức tạp riêng, có tầm quan trọng đặc biệt trong cả quá trình phát
triên của trẻ.
Là thời kỳ chuyền từ tuôi tho âu nhi đồng sang tuôi trưởng thành:
+ Sự khác biệt của lứa tuổi này với các lứa tuổi khác là: sự phát triển mạnh mẽ, thiếu cân đối về cơ thể, sự phát dục, sự hình thành những phẩm chất mới về trí tuệ
+ Xuất hiện các yêu tố mới của sự trưởng thành: tự ý thức, các kiểu quan
hệ (với người lớn, với bạn bè), hoạt động học tập, hoạt động xã hội
+ Sự phát triển nhân cách ở tuổi này là tính tích cực xã hội nhằm chiếm
linh giá trị, những chuẩn mực, những quan hệ nhằm vào bản thân, thiết kế
nhân cách của mình, thể hiện những mục đích, nhiệm vụ, hoạt động mang tính
độc lập cao.
+ Quá trình hình thành cái mới thường kéo dài, phụ thuộc vào điều kiệnsống, và các điều kiện khác Vì thế sự phát triển tâm lý ở tuổi này diễn ra khôngđồng đều Do vậy, ở các em tuổi này tồn tại song song vừa tính trẻ con vừa tính
người lớn Cũng vi thế, trong cùng độ tuổi giữa các em với nhau lại có sự phát
triển khác nhau của tính người lớn Sự khác nhau này do hoàn cảnh sống, do
hoạt động khác nhau tạo nên.
Biểu hiện cụ thé của hoàn cảnh:
- Những yếu tố của hoàn cảnh kim hãm sự phát triển tính người lớn: trẻchỉ chuyên chú vào việc học, nhiều gia đình không cho trẻ hoạt động trong gia
đình cũng như ngoài xã hội.
- Những yếu tố thúc đây sự phát triển tính người lớn: sự gia tăng về thé chất, về phát dục Nhiều gia đình quá bận bịu, có gia đình gặp khó khăn trong cuộc sống, đòi hỏi các em phải lao động nhiều để kiếm sống Do vậy, trẻ sớm có
tính độc lập, tính tự chủ trong suy nghĩ cũng như trong hoạt động Từ những
hoàn cảnh đó (những điều kiện khác nhau của cuộc sống) mà ở tuổi này cónhững hướng phát triên tính người lớn khác nhau:
27
Trang 33+ Ở một số em kiến thức sách vở làm cho các em hiểu biết nhiều nhưng
trong cuộc sống thì ít hiểu biết, như trẻ con
+ Một số em ít quan tâm đến việc học ở nhà trường chỉ quan tâm là thếnào cho hợp mốt, hợp thời cuộc, coi trọng việc giao tiếp với người lớn, trao đổi
các van đề trong cuộc sông, tỏ ra mình như là người lớn.
+ Một số em khác không biểu hiện tính người lớn ra bên ngoài nhưngđang cố gắng rèn minh dé trở thành như người lớn như dũng cảm, tự chủ, độc
lập, quyết doan, còn quan hệ với bạn khác giới lại như trẻ con.Những hướng
phát triển tính người lớn vừa nêu trên tuy có khác nhau về chỉ tiết nhưng tựutrung lại giống nhau là mong muốn trở thành người lớn Sự biểu hiện tính ngườilớn khác nhau nên hình thành giá trị của cuộc sống có nội dung khác nhau
[15,tr.10]
Về sinh ly, đây là lứa tuôi phát triển mạnh nhưng không đồng đều về cơthé của các em:
+ Voc dáng lớn lên trông thấy Một năm các em cao lên khoảng 5, 6 cm
Nữ ở độ tuôi 12, 13 phát triển chiều cao nhanh hơn nam nhưng đến 18, 20 tuổi
thì sự phát triển chiều cao dừng lại Tuổi 15,16 của các em nam cao đột biến
vượt nữ, đến 24, 25 thì dừng lại.
+ Cơ thê hằng năm tăng từ 2, 4 đến 6 kg.
+ Sự phát triển của hệ xương — chủ yếu là xương tay, xương chân (trừ cácngón chân, ngón tay) rất nhanh.Do vậy ở tuổi này các em không mập béo màgay, cao, thiếu cân đối, thiếu thận trọng, không khéo léo trong làm việc, hay làm
đỗ vỡ Vì thế đã gây cho các em một biểu hiện tâm lý khó chịu Các em tự ý
thức được sự vụng về, lóng ngóng của mình, có gắng che dấu điệu bộ không tựnhiên để người khác không chú ý tới bề ngoài của mình
+ Sẽ là không tốt nêu có một su mia mai chế giéu nhẹ nhàng về hình thể,
tư thé, cách di, dáng đứng đều gây cho các em những ức chế và có phan ứng
Trang 34số rồi loạn tam thời của hệ tuần hoàn, tăng huyết áp, tim đập nhanh, hay nhức
đầu, chóng mặt, mệt mỏi khi làm việc.
+ Tuyến nội tiết hoạt động mạnh thường dẫn đến sự rối loạn của hoạt
động thần kinh Do đó, các em dễ bị xúc động, dễ bực mình, dễ nôi khùng Vì
thế, thường thấy các em có những phản ứng gay gắt, mạnh mẽ, có những cơn
xúc động.
+ Hệ thần kinh của tuổi này chưa đủ khả năng chịu những kích thích
mạnh, kéo dài hoặc đơn điệu Do vậy, thường gây ức chế hoặc thường bị kích động mạnh Lam cho trẻ dễ bị ué oải, thờ ơ, lơ dénh Đây cũng là một trong
những nguyên nhân gây sự không chú ý.Sự thay đổi về thé chất làm cho các em
ở lứa tuổi này có những đặc điểm nhân cách khác với các em lứa tuổi trước Vì
vậy, các nhà giáo dục (trực tiếp là các thầy, cô giáo), phụ huynh, thay duoc
đặc điểm này (nghị lực déi dào, có tính tích cực cao, có nhiều dự định ) dé tổ chức dạy học và giáo dục có hiệu quả.Một đặc điểm nữa không thể không nói đến là lứa tuổi ứng với thời ký phát dục Phải lưu ý răng: Đây là một hiện tượng
bình thường, diễn ra theo quy luật sinh học, chịu ảnh hưởng của môi trường tự
nhiên và xã hội Ở các em trai vào khoảng 15, 16 tuổi, ờ các em nữ có sớm hơn khoảng 13, 14 tuổi Thời kỳ này xuất hiện những dấu hiệu phụ của giới tính Phát dục sớm hay muộn còn phụ thuộc vào yếu tố dân tộc, khí hậu Chang han, các em sống ở miền Nam sớm hơn miền Bắc Ngoài ra còn phụ thuộc vào chế
độ sinh hoạt của cá nhân, chế độ lao động, nghi ngơi, trạng thái tinh thần, chế độ
ăn uống Hiện nay do sự phát triển về các mặt của đời sống xã hội nên đã có
sự phát triển của thé chất cũng như phát dục [15, tr.1 1]
1.4 Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu đề tài1.4.1 Lý thuyết hệ thống
Thuyết hệ thống được phát triển những năm 30 — 40 của thé kỷ XX do
Bertanfy khởi xướng Đó là một hệ thống được định nghĩa là một tổng thé phức
tạp gồm nhiều yếu tố nào đó tác động lên những yếu tố khác và cũng tác động
lên toàn bộ hệ thông Một hệ thống có thé gồm nhiều tiêu hệ thống, đồng thời là
một bộ phận của một đại hệ thống Có những hệ thống khép kín, không trao đôi
với những hệ thống xung quanh Giải thích con người bằng cách mô tả các khía
29
Trang 35cạnh của cá nhân môi trường Như vậy, con người là một bộ phận của xã hội và
được tạo nên từ các phân tử, mà được tạo dựng từ các nguyên tử nhỏ hơn.
Lý thuyết hệ thống đặt cá nhân đặt cá nhân vào vi trí tương tác liên tụcvới người khác và những hệ thong khác trong môi trường và những con người,những hệ thống khác nhau này tác động tương hỗ lẫn nhau Như vậy lý thuyết hệ
thống giúp cho nhân viên CTXH phân tích thấu đáo sự tương tác giữa con người
và môi trường trong các hệ thống xã hội và hình dung những tương tác này ảnh
hưởng ra sao tới hành vi con người, từ đó nhân viên CTXH đưa ra những giải
pháp trợ giúp tốt nhất cho thân chủ.[12]
Trên cơ sở của lý thuyết hệ thống, khi tiến hành tìm hiểu nguyên nhân
BLHD cần đặt học sinh vào trong hệ thống dé từ đó tim ra được những rào cancũng như nguồn lực nhằm đưa ra giải pháp can thiệp một cách hiệu quả nhất
1.4.2 Lý thuyết nhu cầu Maslow
Lý thuyết nhu cầu của Maslow cung cấp các tri thức về những nhu cầu
của con người bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu Ông đã đem các loại nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó
và thứ tự phát sinh trước sau của chúng đề quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc
về nhu cầu của con người tư thấp đến cao: nhu cau thé chất/sinh lý, nhu cầu antoàn, nhu cầu tình cảm xã hội (tình yêu thương), nhu cầu về được tôn trọng, nhu
cầu hoàn thiện [12].
Đề tài sử dụng thuyết nhu cầu của Maslow dé xem xét nhu cầu của họcsinh THCS Trong đó nhu cầu phòng chống BLHĐ trong tháp nhu cầu được xếp
ở nhu cầu an toàn Chính vì thế, học sinh THCS rất cần được trang bị những
kiến thức liên quan đến phòng chống BLHĐ
1.4.3 Lý thuyết xung đột xã hội
Thuyết xung đột cho rằng: Đời sống xã hội dựa trên cơ sở các quyền lợi, do
đó thường nảy sinh sự mâu thuẫn, đối lập vì lợi ích, từ đó dẫn tới xung đột giữa
30
Trang 36các nhóm Mâu thuẫn và xung đột cũng làm cho các hệ thong xã hội bi phân hoa
và luôn có xu hướng hướng tới sự thay đổi Xung đột là một trong những trang thái thường xuyên của cuộc sống con người, nó tồn tại ở mọi cấp độ: trong gia
đình, trong nhóm va g1ữa các nhóm, trong xã hội và giữa các xã hội
Xung đột xã hội có thé xảy ra giữa cá nhân với cá nhân (khi cá nhân đó là
đại diện cho một lực lượng xã hội nhất định), giữa nhóm này với nhóm khác,
giữa giai cấp này với giai cấp khác, giữa quốc gia này với quốc gia khác Thuyết xung đột đánh giá cao vai trò của xung đột, coi xung đột là người bạn
đồng hành tất yếu của đời sống xã hội Xung đột đóng vai trò tích cực, là đònbay thúc đây, hoặc giúp sửa chữa những thiếu sót và khang định những thay đổi
có tính tiến bộ Đặc biệt, trong bối cảnh một xã hội ổn định, xung đột cũng có
những vai trò tích cực đối với sự phát triển của xã hội Cu thé là xung đột có vai
trò cảnh báo xã hội, buộc các nhà cầm quyền phải chú ý và khắc phục những bat
ôn xã hội được xung đột cảnh báo.
Trong một xã hội 6n định, xung đột không những không phá vỡ cộng
đồng, mà ngược lại làm tăng sự cố kết để ứng phó có hiệu quả hơn với những bat ôn Về mặt tâm ly, tăng sự có kết dé ứng phó có hiệu qua hơn với những bat
ồn Về mặt tâm lý, xung đột góp phan giải toa, không dé tích tụ sự căng thang thái quá Tuy nhiên, dù theo thuyết nào thì người ta cũng phải thừa nhận: Về
khía cạnh xã hội học, xung đột thường là tập hợp những hành vi lệch chuẩn,vượt quá khuôn khổ của pháp luật, luôn chứa đựng nguy cơ de doa sự ôn định xãhội và an ninh trật tự Do đó, xung đột nói chung nằm ngoai mong đợi cua cácnhà nước - chủ thé luôn tìm cách làm cho xã hội 6n định Trong cuộc sốngthường ngày, khi xảy ra xung đột, mâu thuẫn thì giải quyết thường thông qua
bạo lực nhiều hơn là thỏa hiệp Nhưng sau những hành vi bạo lực đó thì mâu thuẫn có giải quyết hay không là vấn đề được đặt ra, có thể phân định được người thắng cuộc hay không? Chúng ta đều không thé biết cũng như lý giải hành
vi đó cũng như hậu quả của nó dé phân định ai đúng ai sai Và hành động trả thù
3l
Trang 37là điều mà chúng ta thường hay thấy xuất hiện, do đó mâu thuẫn vẫn tiếp tục, vẫn tồn tại và không có hướng giải quyết Như vậy, ta thấy hành vi bạo lực trong học sinh xuất phát từ những mẫu thuẫnngày càng gây ra sự lo lắng cho gia đình,
nha trường và toàn xã hội.
Việc tìm hiểu nguyên nhân, phân tích các hậu quả và tìm ra hướng giải
quyết cho vấn đề bạo lực trong học đường là điều rất cần thiết Với vai trò hỗ trợ, giải quyết vấn đề gặp phải của học sinh bị bạo lực học đường nhân viên CTXH cần có kiến thức hiểu biết về lý thuyết xung đột, nhận diện xung đột, các
nguyên nhân dẫn đến xung đột và các cách thức có thể được sử dụng trong việc
giải quyêt các van đê xung dot.
Cụ thể: Thông qua thuyết xung đột nhân viên CTXH biết được các
nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực đề từ đó hỗ trợ và can thiệp giải quyết vấn
đề hiệu quả Nhân viên CTXH biết các kỹ năng và cách thức điều chỉnh màuthuẫn một cách sáng tạo, giúp các học sinh có mâu thuẫn với nhau hiểu được các
kỹ năng cơ bản, cách thức giải quyết mâu thuẫn giúp các em đạt hiệu quả caotrong quá trình giải quyết vấn đề chung và sau khi giải quyết được mâu thuẫn,
sự thích ứng, tính tương tác va gắn bó, chia sẻ, trợ giúp nhau trong các em sẽ
được tăng cường Hỗ trợ cho các em học sinh tăng cường khả năng ứng phó với
bạo lực học đường.
1.5 Quan điểm, chính sách trong Công tác xã hội với Bạo lực học
đường
1.5.1 Một số quan điểm, chính sách về công tác phòng chống bạo lực
học đường tại Việt Nam
Công tác phòng chống BLHĐ đang là vấn đề nhận được sự quan tâm đặc
biệt trong sự nghiệp giáo dục, xây dựng, phát triển đất nước Đảng và Nhà nước
đã ban hành nhiều văn bản, chính sách, bộ luật nhằm phòng ngừa và ngăn chănhành vi BLHĐ Cụ thê như sau:
32
Trang 38Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013: Bản Hiến pháp được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày
28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII Điều 20 của Hiến Pháp đãquy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luậtbảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức,nhục hình hay bất cứ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe,
xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Bộ Luật Hình sự: Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13đã được Quốc hội
nước Cộng hòaXã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày27/11/2015 Nhiều
điều luật được dé cập đến những tội phạm liên quan đến van dé bạo lực thé chat,
tinh thần, tình dục Pháp luật Việt Nam rất chú ý đến những van đề quyền conngười Những điều luật này chính là công cụ ngăn chặn những hành vi bạo lực
trong gia đình và ngoài xã hội, dù là dưới hình thức bạo lực nào.
Luật Dân sự: Bộ luật số 91/2015/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 24/11/2015 Trong đó, điều 33 có
dé cập tới quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, thân thé: “Cá nhân có quyền sống, quyền bat khả xâm phạm về tinh mạng, thân thé, quyền được pháp
luật bảo hộ về sức khỏe.Không ai bi tước đoạt tính mạng trái luật.”
Và điều 34 của Luật Dân sự về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm,
uy tín như sau: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm
và được pháp luật bảo vệ”.
Công ước quyền trẻ em: Ngày 20/11/1989, Đại hội đồng Liên hợp quốc
đã thông qua Công ước quốc tế về quyền trẻ em.Việt Nam là nước thứ hai trên thé giới và nước đầu tiên ở châu A phê chuân Công ước vào ngày 20/2/1990 Nguyên tắc cơ bản của Công ước này không phân biệt đối xử với trẻ em dù là
gái hay trai, giàu hay nghèo, khoẻ mạnh hay ốm đau, khuyết tat, đa số hay thiêu
số, theo tôn giáo hay không tôn giáo Trong đó, Điều 34 qui định: “Các quốc
33
Trang 39gia thành viên cam kết bảo vệ trẻ em chống tất cả các hình thức bóc lột tình dục
và lạm dụng tình dục”.
Luật trẻ em năm 2016, Bộ luật trẻ em số 102/2016/QH13 đã được Quốc
hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 05/04/2016, tại
Điều 6 đã quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với trẻ em như:
Xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em.
Từ chối, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kip thời
việc hỗ trợ, can thiệp, Điều trị trẻ em có nguy cơ hoặc đang trong tình trạng
nguy hiểm, bị ton hại thân thé, danh dự, nhân phẩm Đồng thời Điều 12 trong bộLuật cũng quy định: “Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảmtốt nhất các Điều kiện sống và phát triển.” Và Điều 27 Quyền được bảo vệ đềkhông bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc “Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình
thức dé không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tôn hại đến sự phát triển toàn điện
của trẻ em.”
Trước thực trạng bạo lực học đường diễn ra ngày một gia tăng, Bộ Giáo
dục và đào tạo cũng có những chỉ đạo quyết liệt về vấn đề này Cụ thể như:
Công văn số 1241/BGDĐT- CTHSSV ngày 12/03/2010 về việc ngăn chặn
tinh trạng vi phạm pháp luật, bạo lực học đường.
Đề đảm bao an ninh, trật tự trong trường học, kiềm chế, day lùi tình trạng
vi phạm pháp luật và bạo lực trong học sinh Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị
các đồng chí chỉ đạo các nhà trường trên địa bàn thực hiện tốt một số nhiệm vụ
sau đây:
Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống trong học sinh Thườngxuyên tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, giáo dục truyền thốngvăn hóa dân tộc gan với thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”.
34
Trang 40Chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức
đoàn thể và gia đình học sinh trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học
và quản lý, giáo dục học sinh.
Định kỳ tổ chức giao ban với công an địa phương dé nắm tình hình, kịp
thời xử lý các mâu thuẫn, ngăn chặn các biểu hiện vi phạm pháp luật, bạo lực
trong học sinh Thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn học sinh mang hung khí, chất
no, chất cháy vào trong trường học
Chủ động phối hợp xử lý theo thâm quyền khi có vụ việc xảy ra và báo cáokịp thời về Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan quản lý cấp trên theo quy định
Công văn 5791/BGDĐT-CTHSSV năm 2013 hướng dẫn công tác học sinh,
sinh viên, hoạt động ngoại khóa và y tế trường học năm học 2013- 2014 do Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 23/08/2013 Trong đó bao gồm nhiệm vụ:
Thực hiện có hiệu quả các nội dung xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực trong mỗi nhà trường và cơ sở giáo dục; Tăng cường công tác giáo
dục pháp luật và các qui chế, qui định về giáo dục va dao tạo, gop phần hình
thành thế hệ công dân hiểu, năm vững và tự giác chấp hành pháp luật
Nghiên cứu, rà soát nội dung, hình thức triển khai công tác giáo dục đạođức, lối sống cho học sinh, sinh viên, kiềm chế và phan dau không con hiệntượng bạo lực học đường, các hành vi thiếu văn hóa trong học sinh, sinh viên;
Tăng cường công tác giáo dục toàn diện và quản lý học sinh, sinh viên; Chú
trọng và tăng cường giáo dục tư tưởng chính trị, văn hóa truyền thống, lòng yêu nước, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng thực hành, ý thức trách nhiệm xã hội; Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thé dục, thé thao, công tác
chăm sóc sức khỏe; Chú trọng công tác bảo đảm an ninh, trật tự trường học;
Giáo dục an toàn giao thông, phòng chống bạo lực, tệ nạn xã hội, tai nạn thương
tích, đuôi nước, dịch bệnh đôi với học sinh, sinh viên.
35