1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí tuyên truyền: Truyền thông chính sách, pháp luật về lao động trên báo điện tử của tổ chức Công đoàn

188 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Truyền thông chính sách, pháp luật về lao động trên báo điện tử của tổ chức Công đoàn
Tác giả Do Ngoc Dat
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Minh Tuấn
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị Báo chí Truyền thông
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 188
Dung lượng 46,92 MB

Nội dung

Trước thực tế đó, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải nghiên cứu về van đề truyềnthông chính sách pháp luật, đặc biệt là chính sách pháp luật về lao động trên báo điện tử của TCCD, qua đó giúp

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DO NGỌC ĐẠT

LUẬN VĂN THẠC SI QUAN TRI BAO CHÍ TRUYEN THONG

Hà Nội — Năm 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DO NGỌC DAT

Chuyên ngành: Quản tri báo chí truyền thông

Mã ngành: Thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN TRI BAO CHÍ TRUYEN THONG

Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng

TS Nguyễn Minh Tuấn

Hà Nội — Năm 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, luận văn “Truyền thông chính sách, pháp luật về laođộng trên báo điện tử của tổ chức Công đoàn” là công trình nghiên cứu của riêngtôi với sự hướng dẫn của TS Nguyễn Minh Tuấn Các số liệu khảo sát đưa ratrong luận văn hoàn toàn trung thực, kết quả nghiên cứu chưa từng công bố trongbất kỳ công trình nghiên cứu nào Nội dung tham khảo và các trích dẫn trong luận

văn đều được ghi chính xác và rõ nguồn Cùng với đó, luận văn thừa kế chọn lọc

một sô công trình nghiên cứu liên quan gân đên đê tài nghiên cứu.

Tác giả luận văn

DO NGỌC ĐẠT

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Dé hoàn thành kết quả nghiên cứu luận văn Thạc sĩ “Truyền thông chínhsách, pháp luật về lao động trên báo điện tử của tổ chức Công đoàn”, trước hết,tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đến TS Nguyễn Minh Tuấn,người hướng dẫn trực tiếp và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu

và hoàn thành luận văn này.

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến đến các thầy, cô giáo trong Viện Đảo tạo

Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nộitrong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu đã tận tình truyền đạt những kiến thứcchuyên môn quý giá, các phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại để giúp tôi

hoàn thành luận văn.

Đồng thời, tôi xin trân trọng cam ơn các đồng chí lãnh đạo Tổng LĐLĐ ViệtNam, lãnh đạo LDLD thành phố Hà Nội, lãnh đạo cơ quan báo Lao động và báoLao động Thủ đô; xin cảm ơn các anh, chị phóng viên, biên tập viên, các đồngnghiệp đã hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, nghiên cứu đề

tài và hoàn thành luận văn.

Xin được gửi lời cám ơn chân thành đến các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình

đã luôn ở bên tiếp sức, động viên và cô vũ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiêncứu đề toàn hoan thành luận văn

Xin chân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

DO NGỌC DAT

Trang 5

MỤC LỤC

(967.10005 7

1 Ly do lua 00D NờợỹN ồ.ồ'®' ”"^ 7

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài -. 2-2 +©5£+z+£x+£xezx++xezzxerxez 9

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu GG tài tt TT HH1 1xx, 14

4 Đối tượng và thời gian nghiÊn CỨU - <6 + E1 EE*xVE*SEESsekEeeeeeeeeeeekre 14

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên CỨU - - 5+5 + *ssEvsexrereeerseerres 15

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu - s5: 17

7 Kết cấu của luận văn -c: 2+2 v2 tre 18CHUONG 1: MOT SO VAN DE LY LUAN TRUYEN THONG CHINH SACHPHAP LUAT VE LAO DONG TREN BAO ĐIỆN TỬ - 19

1.1 Các khái niệm liên quan + xxx 1 93 93191919 1H ngưng nh nh ưàp 19

LLL, Tren nứa) 19

DD.2 PRG N5 .7an 20

1.1.3 Chính sách, chính sách công, truyền thông chính sách «. -«-«««+ 211.1.4 Tổ chức công đoàn, lao động, người lao động -: ©-+-5+©-5++ 25

1.1.5 Báo điện tử và báo chí Công đOẲ - 5 + EEEsEESeseEseeeeeseeereere 28

1.2 Đặc điểm của truyền thông chính sách pháp luật về lao động trên báo điện tử.30

1.2.1 Cơ sở chính tri, pháp) Í cv 30

1.2.2 Đặc điểm của báo điện tử trong hoạt động truyền thông chính sách pháp luật

VỀ ÏdO ẨỘIIg 55t CS E E1 1521112111 1111.11.11.11 1111111111 ey 361.3 Các yêu cầu của truyền thông chính sách pháp luật về lao động trên báo điện tử 391.4 Tiêu chí đánh giá hoạt động truyền thông chính sách pháp luật về lao động trên

DAO G1SM HU cece 43

TIỂU KET CHƯNG 0 ooioieccccccccccccccccssesssessessecsssssessessecssssssssessessusssessessessesssesseeseees 49CHUONG 2: THUC TRANG TRUYEN THONG CHINH SACH PHAP LUAT

VE LAO DONG TREN BAO ĐIỆN TU CUA TO CHỨC CONG DOAN 50

2.1 Giới thiệu cơ quan báo chi trong diện khảo sát - 5 55555 s+<s+sxsss2 50

2.1.1 Báo Lao động Thủ đÔ cv kg KH tk Hy 50

Trang 6

2.1.2 Báo Lao AON Ác SH TH HH ngư 51

2.2 Thực trạng hoạt động truyền thông chính sách pháp luật về lao động trên 2 báo

điện tử Lao động thủ đô và Lao động - - 5 3S 1E +11 EEESrsrseserrseeree 53

2.2.1 Về cách thức khảo sát thông tin và kết quả tổng quan . : :-: 532.2.2 Nội dung truyền thông chính sách pháp luật về lao động trên 2 tờ báo khảo sát 562.2.3 Hình thức truyền thông chính sách pháp luật về lao động . - 67

2.3 Đánh giá thực trạng và nguyên nhân của thực trạng - ‹ -<+<sx+<xsxs 83

2.3.1 Ưu điểm và nguyên nÌÂH 55c SE EE‡EEEEEEEEEEEEEEEE111211111111 11111 Le 832.3.2 Hạn chế và nguyên nnn vccsccssesssesssesssesssessesssessssssssssssssecssessussssssscssesstessecssecs 87TIEU 4309:1009) co 91CHƯƠNG 3: MOT SO VAN DE DAT RA VA GIẢI PHAP, KHUYEN NGHỊ

NANG CAO CHAT LƯỢNG TRUYEN THONG CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT

VE LAO DONG TREN BAO ĐIỆN TU CUA TO CHỨC CONG DOAN 923.1 Một số van đề đặt - + 2s+St 2x2 21127107121121121111 2112111111111 92NA ca TT na aaa Ả.ẢẢ 923.1.2 Những /; ;z7877-1:78/TPPREREEEEER 993.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông chính sách pháp luật về lao động trênbáo điện tử của tổ chức Công đoản 2-5-2 SSSE‡EE2EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrkerreeg 1033.2.1 Giải pháp đổi mới nội AUN cescecceccecsesssecsecsessesssessessessesssessessessesssessessessesseseees 1033.2.2 Giải pháp đổi mới hình thức, phương thức truyen thông - . 1093.3 Một số khuyến nghị - 2-22 E+SE9EE2EE2E19EEEE112112711717112111171 71.21 tre 1163.3.1 Về phía tổ chức Công đẩOÀN -. 2+- 2 £+SE+EESEEE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrrerkee 1163.3.2 Đối với các cơ quan báo chi điện tử khảo sát 5-5cccs+ce+ccccscccee 1183.3.3 Đối với đội ngũ người lầm báo - s-©2+55c2cxcctSExSrketrterkeerkrsrkerred 123TIỂU KET CHUONG 3 -2- 2 ©5£2SE2EEEEEEEEE2EE21171711211211 11711 1e crxee 125KẾT LUẬN :- ©5252 S<22ESEE2E12E127121121121121111211.11.111111.11.1 11c 126DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-22 522E2E£+£E++£xezrxerreee 129

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

Người lao động NLĐ

Tổ chức Công đoàn TCCD

Liên đoàn Lao động LDLD

Công nhân, viên chức, lao động CNVCLD

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH, BANG VÀ BIEU DO

Trang 9

Bang 2.1:

Bang 2.2:

Bang 2.3:

Bang 2.4:

Bang 2.5:

Bang 2.6:

Bang 2.7:

Bang 2.8:

DANH MUC CAC BANG

Bang khảo sát số lượng tin, bài trên bdo điện tử của TCCD 54

Bang số lượng tin, bài các Luật được khảo sát -««-<<<+<<s+ 55 Bảng khảo sát số lượng tin, bài truyền thông Luật Công đoàn 57

Bảng khảo sát số lượng tin bài truyền thông Bộ luật Lao động 59

Bảng khảo sát số lượng tin, bài truyền thông luật BHXH 62

Bảng khảo sát số lượng tin, bài truyền thông Luật ATVSLĐ 65

Bảng khảo sát số lượng tin, bài các thể loại báo chí -:- + 70

Bảng khảo sát số lượng các tít bài viết trên các báo khảo sát 73

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIEU DO

Biểu đô 2.1: Mức độ quan tâm của công chúng đến 02 báo điện tử được khảo sát.81Biểu đô 2.2: Mức độ quan tâm của công chúng đến các Luật được khảo sát 81Biểu đô 2.3: Mức độ quan tâm của công chúng đến chất lượng các tin, bài chínhsách được truyen thong veccecsecscescessessesssessessesssessessessesssessessessssssessessesssssseesecsessseeseeseees 82Biểu đô 2.4: Khảo sát đánh giá của công chúng về các nội dung chính sách đượcIn12/871),1- 000 nn8Ẻ8.eee<4a ÝÝÝÝỶÝỶÝ 83Biểu đồ 3.1: Giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông của công chúng 105

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tàiTrong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt

được những thành tựu quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước, trong đó có sự đóng góp rất lớn của giai cấp công nhân lao động Tuynhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát trong 2 năm (2020 - 2021) đã khiến lực lượnglao động Việt Nam bộc lộ những điểm mạnh và hạn chế nhất định Cụ thể như trình

độ kỹ thuật, chuyên môn còn thấp so với yêu cầu công việc đặt ra; mat cân đối trong

cơ cau lao động có tay nghề, lao động có trình độ và giữa các bộ phận công nhânlao động với nhau Trong đó, số lao động giản đơn, chưa qua đào tạo, trình độ bậcthợ thấp còn chiếm tỷ lệ cao trong các ngành như: Xây dựng, nông nghiệp, lâmnghiệp, giao thông, dệt may, da giày Một bộ phận công nhân lao động, nhất làNLD ở ngoài khu vực Nhà nước, do điều kiện cuộc sống còn khó khăn, thời gian

làm việc căng thắng, nên ít có điều kiện tham gia sinh hoạt chính tri, xã hội; it được

thông tin, tuyên truyền, dẫn đến ý thức giác ngộ giai cấp, nhận thức chính trị về giaicấp công nhân, cũng như sự hiểu biết chính sách pháp luật về lao động còn hạn chế

Bên cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn điện và Tiến bộ

xuyên Thái Binh Dương (CPTPP) đã đặt ra thách thức không nhỏ với TCCD, khi

chúng ta phải cam kết tạo điều kiện cho một tổ chức bảo vệ NLĐ mới ra đời, có thể

là đối trọng với TCCD Việt Nam Từ những thực tế trên nhận thấy, vai trò của các

chính sách pháp luật, đặc biệt là những chính sách pháp luật về lao động, cũng như

sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của cả hệ thống chính trị đối với công nhân laođộng là hết sức quan trọng Trong đó, công tác truyền thông chính sách pháp luật vềlao động cho NLD luôn giữ vai trò chủ chốt, góp phan đưa chính sách pháp luật laođộng đến gần hơn với NLD, người sử dụng lao động và đi vào cuộc sống

Với chức năng và nhiệm vụ của mình trong việc truyền tải thông tin, địnhhướng dư luận xã hội, báo chí đã thé hiện được vai trò, vị trí quan trọng của mìnhtrong công tác truyền thông, nhất là truyền thông chính sách pháp luật về lao độngcho NLD Qua đó, giúp NLD nâng cao nhận thức về chính sách pháp luật, đặc biệt

Trang 12

là những chính sách pháp luật về lao động Mặc dù đạt được những thành công nhấtđịnh, tuy nhiên, trong quá trình truyền thông chính sách pháp luật, một số cơ quanbáo chí cho thấy sự thiếu đồng bộ, thiếu kế hoạch trong triển khai hoạt động truyềnthông chính sách pháp luật, đã khiến người làm truyền thông - nhà báo gặp nhiều

khó khăn.

Là một bộ phận được cấu thành từ nền báo chí cách mạng Việt Nam, với vaitrò là cơ quan ngôn luận của TCCD, là diễn đàn, là tiếng nói của CNVCLD va là hệthống báo chí mà đối tượng phục vụ là những NLD; báo chí Công doan có nhiềuđiều kiện thuận lợi trong việc năm bắt tâm tư, nguyện vọng, cũng như phản ánh kipthời những vướng mắc, lý giải các hiện tượng nảy sinh mới nhất trong quan hệ laođộng Qua đó, kip thời dau tranh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng choNLD Tuy nhiên, với những thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,cùng với sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế - xã hội cho thấy, van đề truyềnthông chính sách pháp luật về lao động trên báo chí nói chung và báo chí Công đoànnói riêng đã bộc lộ những hạn chế nhất định Nội dung các bài viết thường mangnặng tính văn bản, thiếu sáng tạo và thực tế Cùng đó, các cơ quan báo chí Côngđoàn cũng chưa ứng dụng triệt dé khoa học kỹ thuật vào sản xuất các thể loại báochí mới, chưa khai thác lợi thế từ mạng xã hội để đây mạnh nội dung tin, bài truyềnthông chính sách pháp luật về lao động dẫn đến hiệu quả truyền thông chưa đạt hiệuquả tối ưu nhất

Trước thực tế đó, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải nghiên cứu về van đề truyềnthông chính sách pháp luật, đặc biệt là chính sách pháp luật về lao động trên báo

điện tử của TCCD, qua đó giúp các cơ quan báo chí nhìn nhận, đánh giá những

điểm mạnh và hạn chế trong công tác truyền thông chính sách pháp luật đến vớiNLD và công chúng đại chúng Đồng thời, giúp công chúng nói chung, CNVCLD

có cái nhìn toàn diện, rõ nét hơn về quá trình truyền thông chính sách pháp luật vềlao động trên báo chí của hệ thống Công đoàn, cụ thé là trên báo điện tử Lao động

va báo điện tử Lao động Thủ đô Từ đó, đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhăm

Trang 13

nâng cao chất lượng, hiệu quả quá trình truyền thông chính sách pháp luật lao động

cho NLD, người sử dụng lao động.

Từ những lý do nêu trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu

“Truyền thông chính sách, pháp luật về lao động trên báo điện tử của tổ chức Côngđoàn” làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Quản trị báo chítruyền thông

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài2.1 Các công trình nghiên cứu liên quan về báo chí, truyền thôngCuốn sách “Cơ sở lý luận báo chí” của tác giả Nguyễn Văn Dững biên soạn năm

2012 đã vận dụng nhất quán quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh, của chủ nghĩa Mác —Lênin; đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về báo chí; nội dung đề cập đếnnhững vấn đề có tính phương pháp luận, các khái niệm, phạm trù, đặc trưng, chứcnăng, nguyên tắc, hiệu quả, tính sáng tạo của lao động báo chí, làm cơ sở cho việc tìmhiểu, nghiên cứu các van dé cụ thé trong lĩnh vực báo chí - truyền thông

Cuốn sách “The Future of Journalism: Developments and Debates”, đượcbiên tập bởi Bob Franklin va David Murphy, năm 2013 bàn về tương lai của ngànhbáo chí và khám phá sự phát triển, các vấn đề tranh luận liên quan đến ngành báochí Cuốn sách này đưa ra các quan điểm đa dạng về những thách thức, cũng như

cơ hội mà báo chí đang đối mặt trong thời đại số hóa và thay đổi công nghệ Cuốnsách bao gồm các chủ đề như sự phát triển của truyền thông, vấn đề tác động củamạng xã hội, thông tin giả, vai trò của nhà báo công dân, quyền riêng tư và an ninhthông tin, quan hệ giữa báo chí với chính quyền, và sự tương tác giữa báo chí truyền

thông và công dân báo chí.

Trong cuốn “Văn hóa truyền thông đại chúng ở Việt Nam trong điều kiện kinh

tế thị trường và toàn cầu hóa”, Đặng Thị Thu Hương, viết năm 2016, đã đề cập đếnnhững vấn đề báo chí truyền thông trong xu thế toàn cầu hóa Trong đó, nhờ sự pháttriển của công nghệ số, báo chí có sự chuyển biến chưa từng có với truyền thôngmạng xã hội, truyền thông hội tụ, truyền thông đa phương tiện Qua đó, thúc dayquá trình toàn cầu hóa ngày càng sâu sắc, khi biến thé giới trở thành “ngồi nhàchung” về thông tin

Trang 14

Nhóm tác giả Phan Văn Kién, Phan Quốc Hải, Phạm Chiến Thắng, NguyễnDinh Hậu, trong cuốn “Một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện dai”,xuất bản năm 2016, đã đề cập đến một số thông tin, xu hướng phát triển của báo chítruyền thông hiện đại trên thế giới và tại Việt Nam Nhóm tác giả đã khái quátnhững điểm chung về xu hướng của từng loại hình báo chí; đồng thời, đưa ra nhữngkiến giải đối với từng góc độ tiếp cận Cuốn sách đã đề cập và giới thiệu các xuhướng làm báo chí mới như: Báo chi dit liệu, báo chí di động, các thé loại báo chímới như Longform, E-magarine (siêu tác phẩm báo chi)

Hai tác giả Jeff Ansell và Jeffrey Leeson, năm 2016, trong cuốn “Khi bạn trởthành tâm điểm của truyền thông, bí quyết kiểm soát truyền thông” đã đưa ra kháiniệm và phân loại thông điệp truyền thông Theo các tác giả, thông điệp truyềnthông được đưa đến công chúng gồm các thê loại như: Thông điệp đối tác, thôngđiệp dữ liệu, thông điệp tin trong cuộc, thông điệp sắc thái Cùng đó, các tác giả

đã phân tích những cách soạn thông điệp thuyết phục và phương pháp truyền đạt

thông điệp hiệu quả.

Tác gia Tạ Ngoc Tấn trong cuốn “Báo chí, truyền thông và hiện đại”, viếtnăm 2020, đã đề cập đến vấn đề báo chí không chỉ đơn thuần trở thành một trongnhững phương tiện quan trong hang đầu trong việc tuyên truyền, pho biến chủtrương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhận diện các nộidung thông tin sai trai, thù địch chống phá cách mạng Việt Nam; mà báo chí còn tạo

ra sự kết nỗi xã hội, kết nối giữa mọi tang lớp, không gian, thời gian, xóa bỏ khoảngcách về địa lý, tạo ra sức mạnh to lớn trong xã hội

Bên cạnh những công trình nghiên cứu của các tác giả, nhà nghiên cứu đã đềcập ở trên, có một số luận văn Thạc sĩ đã nghiên cứu về các vấn đề liên quan đếnNLD Cụ thể, luận văn chuyên ngành Báo chí học: “Báo chí Công đoàn với việcbảo vệ quyên lợi người lao động” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Tú, năm 2012.Trong đề tài nghiên cứu, tác giả đã nhìn nhận một cách khách quan, chân thực vềhoạt động đấu tranh bảo vệ lợi ích NLĐ của hệ thống báo chí Công đoàn; vai tròcủa báo chí Công đoàn trong đấu tranh, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLD

10

Trang 15

Qua các nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng, tác giả đã chỉ ra được mặt tích

cực cũng như tồn tại, hạn chế của hệ thống báo chí Công đoàn Từ đó, kiến giảiphương thức bảo vệ đạt hiệu quả nhất, nhằm thúc day sự phát triển của báo chíCông đoàn nói riêng, hệ thống báo chí Việt Nam nói chung trong việc đấu tranh bảo

vệ quyền lợi cho NLĐ; góp phần làm lành mạnh môi trường đầu tư và thị trường laođộng, qua đó thúc day kinh tế - xã hội phát trién

Luận văn của tác giả Sái Thị Thu Trang, năm 2019, với chủ dé “Chat lượngthông tin về quyên và nghĩa vụ của người lao động trên báo mạng điện tử hiệnnay” Trong đề tài nghiên cứu của mình, tác giả đã nghiên cứu và hệ thống tươngđối đầy đủ về mặt lý luận và thực tiễn các quy định, quy phạm pháp luật liên quanđến quyên, nghĩa vụ của NLD

Luận văn chuyên ngành Bao chí học “Hình anh NLD trên báo chí Công

đoàn ” của tác giả Trần Văn Vương, năm 2020, đã đưa ra góc nhìn mới về hình ảnhNLD trên báo chí Công đoàn Qua nghiên cứu tác giả đã nêu bật những hạn chế,cũng như sự đơn điệu, thiếu lôi cuốn trong việc sử dụng hình ảnh NLD trên báo chíCông đoàn Từ đó, làm ảnh hưởng đến chất lượng tin, bài về NLD trên báo, dẫn đến

giảm sút lượng độc gia, NLD theo dõi báo chí Công đoàn.

2.2 Một số công trình nghiên cứu liên quan đến truyền thông chính sách

Ở Việt Nam, từ trước đến nay có rất nhiều các tài liệu, công trình nghiên cứuliên quan đến vấn đề truyền thông, cũng như các vấn đề liên quan đến lý luận vềtruyền thông Tuy nhiên, vấn đề truyền thông liên quan đến chính sách pháp luật vềlao động thì chưa có nhiều, thậm chí rất hiếm Đây thực sự là một trong những khókhăn lớn đối với tác giả khi thực hiện nghiên cứu vấn đề này Song, dựa trên một sốcông trình nghiên cứu, tài liệu tham khảo đã xuất bản, phần nào giúp tác giả có cáinhìn rd hơn, cũng như cách tiếp cận phù hợp hơn với dé tài nghiên cứu truyền thôngchính sách pháp luật về lao động

Một số công trình nghiên cứu nổi bật liên quan đến van đề lý luận truyềnthông chính sách, như cuốn “Chính sách công - Những vấn dé cơ bản”, tác giảNguyễn Hữu Hải, biên soạn năm 2014 Trong cuốn sách, tác giả đề cập đến vai trò

và phân loại chính sách công; chu trình, cau trúc nội dung cũng như nguyên tac va

11

Trang 16

phương pháp hoạch định chính sách công Cùng đó, cuốn sách cũng đề cập dénhững kiến thức lý luận chung, phương pháp thực thi chính sách; quy trình, phương

pháp phân tích nội dung chính sách công.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Báo Đại biểu Nhân dân và Cơ quan hợptác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), năm 2017, ra mắt cuốn “7i ruyễn thông chính sách -Kinh nghiệm Việt Nam và Hàn Quoc” Cuén sách được biên soạn dựa trên quá trìnhtuyển chọn các bài tham luận của các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nghiên cứu,chuyên gia, giảng viên tại hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Truyén thôngchính sách - Kinh nghiệm Việt Nam và Hàn Quốc ” Cuốn sách đã dé cập đến vấn đềliên quan đến hoạt động truyền thông chính sách ở Hàn Quốc cũng như tại ViệtNam Đồng thời, cuốn sách cũng đề cập đến những bài tham luận của các nhà khoahọc, nhà nghiên cứu truyền thông giữa hai nước về cách nhận diện và xử lý khủnghoảng truyền thông trong một số tình huống bat thường: hay là những vấn đề cấpbách trong việc xây dựng các chiến lược cho truyền thông chính sách

Trong cuốn “Chính sách công - Lý luận và thực tiễn” của tác giả Cao QuốcHoàng - Nguyễn Đỗ Kiên (đồng chủ biên, 2018), đã trình bay trên nên tảng lý luận

về khoa học chính sách công hiện đại của các nước phát triển và thực tiễn ở ViệtNam Cuốn sách gồm các nội dung cơ bản như: Khái niệm chung về chính sách

công; xây dựng và thực thi chính sách công; phân tích, đánh giá chính sách công;

một số tình huống thực tiễn áp dụng chính sách công

Cuốn “Truyén thông chính sách và đông thuận xã hội”, Học viện Báo chí vàTuyên truyền, Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Cơ quan hợp tác quốc tế HànQuốc (đồng chủ biên, 2018) Cuốn sách được xuất bản dựa trên cơ sở tuyển chọn

bài tham luận của các nha quản lý, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia, giảng

viên tại hội thảo khoa học quốc tế “Truyền thông chính sách và đồng thuận xã hội ”,bao gồm 42 bài tham luận Theo đó, tại Việt Nam, truyền thông chính sách mặc dù

đã có nhiều cải tiến, đổi mới về nội dung, phương thức tuyên truyền, rút ngắnkhoảng cách giữa Chính phủ với người dân bằng việc tận dụng các lợi thế của khoa

12

Trang 17

học - công nghệ Tuy nhiên, vẫn còn đó những hạn chế trong truyền thông chínhsách Qua đó, đưa ra các giải pháp truyền thông nhằm tạo sự đồng thuận xã hội.

Cuốn “Ly thuyét và kỹ năng truyền thông chính sách” (2021), tác giả LươngNgọc Vĩnh đề cập, xuất phát từ nhu cầu của sự nghiệp đổi mới, trên cơ sở tổng kếtthực tiễn ở Việt Nam và nghiên cứu chắt lọc tri thức từ các ky yêu hội thảo khoahọc quốc tế; cùng sự giúp đỡ của Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), tậpthể tác giả đã biên soạn cuốn sách nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản

về truyền thông chính sách bao gồm các nội dung như: Khái niệm và bản chất củatruyền thông chính sách; tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực truyền thông chínhsách; thông điệp, kênh và lập kế hoạch truyền thông chính sách

Bên cạnh những giáo trình, cuốn sách nghiên cứu về truyền thông chính sáchcòn có một số đề tài khoa học, luận văn thạc sĩ nghiên cứu liên quan gần đến đề tàivới các nội dung tuyên truyền, truyền thông về một số chính sách công như: Luậnvăn của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hà, năm 2019, với đề tài: “Van dé truyền thông

chính sách nông sản trên báo ngành Công Thương ở Việt Nam hiện nay” Luận văn

nghiên cứu vấn đề liên quan đến mặt hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhậpkinh tế quốc tế Trong đó, chỉ rõ những nguyên nhân hạn chế trong vấn đề sản xuất

và xuất khẩu nông sản, dẫn đến việc phát triển không bền vững mặt hang này Từ

đó, tác gia đưa ra những kiến giải nhằm giải quyết và nâng cao vai trò truyền thông

chính sách trên báo, đặc biệt là báo ngành Công Thương.

Luận văn cua tác giả Luu Hải Liên, năm 2019, ngành Quản lý Báo chí truyềnthông, Học viện Báo chí và tuyên truyền, với đề tài “TO chức truyền thông chínhsách cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Yên Bái hiện nay” Tác giả đề cập van đềtruyền thông chính sách là một nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của chính quyên,các tổ chức chính trị xã hội, của các cơ quan truyền thông và báo chí Tuy nhiên, tácgiả đánh giá thực tế việc truyền thông chính sách ở các tỉnh, địa phương như YênBái hiện vẫn còn thiếu tính hệ thống và rời rạc

Đề tài luận văn của tác giả Đỗ Thị My Châu, năm 2020, “Quản lý truyềnthông chính sách về y tế trên báo mạng điện tử hiện nay” Trong quá trình nghiên

cứu đê tài luận văn, tác giả đã đê cập đên tính hiệu quả trong việc tuyên truyên phô

13

Trang 18

biến kiến thức, chính sách, mục tiêu hoạt động của ngành Y tế đến với người dânthông qua báo chí; cũng như những thuận lợi và tồn tại trong truyền thông chínhsách về y tế trên báo mạng điện tử.

Từ các công trình, dé tài nghiên cứu liên quan đến van dé lý luận báo chi,truyền thông và truyền thông chính sách ở trên cho thấy, các công trình nghiên cứubước đầu đã đề cập đến một số vấn đề liên quan đến truyền thông chính sách, cũngnhư liên quan đến NLĐ trên các phương tiện truyền thông đại chúng Tuy nhiên,hiện vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vai trò của báo chí trongcông tác truyền thông chính sách pháp luật về lao động Vì thế, đề tài “Zruyénthông chính sách, pháp luật về lao động trên bdo điện tử của tổ chức Công đoàn”

mà tác giả lựa chọn, có sự kế thừa các kết quả nghiên cứu của các nhà khoahọc đi trước, nhưng vẫn có tính mới mẻ, không lặp lại các công trình đã có

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, luận văn làm rõ những van đề lý luận, chỉ rathực trạng, đánh giá những thành công, hạn chế Từ đó, tác giả luận văn đề xuất cácgiải pháp và khuyến nghị nhăm nâng cao hoạt động truyền thông chính sách phápluật về lao động trên báo chí của Công đoàn trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề hoàn thành mục đích nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát

và giải quyết một số nhiệm vụ cơ bản đó là:

1 Lam rõ một số van đề lý luận liên quan đến đề tài luận văn nghiên cứu

2 Nghiên cứu, khảo sát và đánh giá thực trạng truyền thông chính sách phápluật về lao động trên báo điện tử của TCCD

3 Đưa ra các giải pháp và khuyến nghị nâng cao hoạt động truyền thông chínhsách pháp luật về lao động trên báo chí công đoàn trong thời gian tới

4 Đối tượng, thời gian nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu truyền thông chính sách pháp luật về lao động trên báo

điện tử của TCCD.

14

Trang 19

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề truyền thôngchính sách pháp luật, trong đó, ngoài phần trình bày chung về truyền thông chínhsách cho NLĐ, luận văn còn đi sâu và làm rõ vấn đề truyền thông pháp luật về lao

động trên 02 báo điện tử là: Báo điện tử Lao động (laodong.vn) và Báo điện tử Lao

động Thủ đô (laodongthudo.vn).

Lý do 02 báo điện tử Lao động và báo điện tử Lao động Thủ đô được lựa chọn

khảo sát, bởi đây là 02 cơ quan báo chí còn lại của TCCĐ, và đều là những cơ quanbáo chí có lượng độc giả lớn, riêng biệt (bao gồm độc giả là người dân, NLD Thủ

đô và các tỉnh, thành phố trên cả nước) 02 báo điện tử này có số lượng tin, bàitruyền thông chính sách pháp luật về lao động được cập nhật thường xuyên; các van

đề được chuyền tải có giá trị thực tiễn và mang giá trị thông tin cao

- Phạm vi nội dung: Do vẫn đề chính sách pháp luật về lao động đăng tải trênbáo điện tử của TCCD rất rộng và bao quát nhiều van đề khác nhau Vi vậy, trongkhuôn khổ luận văn này, tac giả sẽ chỉ tập trung nghiên cứu vào van đề truyền thôngchính sách pháp luật cho người lao động đối với 04 Luật cơ bản, đó là: Bộ Luật Lao

động; Luật BHXH; Luật Công đoàn; Luật ATVSLĐ.

- Pham vi thời gian: Từ đầu tháng 01/2022 đến hết tháng 12/2022 Lý do lựachọn khung thời gian này để nghiên cứu đó là, sau thời điểm dich Covid-19 bùng

phát, đời song, việc làm của người lao động; hoạt động san xuất của các doanh

nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề Do đó, Dang, Nha nước đã ban hành rất nhiều cácchính sách, đặc biệt là những chính sách pháp luật liên quan đến NLD có tác động

rõ nét nhất lên cả NLĐ và người sử dụng lao động

5 Cơ sở lý luận - phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Cơ sở lý luận của luận văn dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng,

duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểmđường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về chính sách pháp luật choNLĐ Ngoài ra, luận văn nghiên cứu còn dựa trên hệ thống các quy định của pháp

15

Trang 20

luật báo chí Việt Nam; những văn bản dưới luật liên quan; những lý luận mang tính

nền tảng về báo chí, truyền thông

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thê sau:

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả tập trung nghiên cứu các văn bản

của Đảng, Nhà nước; các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước bao gồm: Tài liệuliên quan đến nội dung báo chí truyền thông chính sách, truyền thông, truyền thông

xã hội liên quan đến chính sách pháp luật về lao động cho người lao động

Phương pháp phân tích nội dung: Luận văn tập trung phân tích các tác pham (tin,bài) và sản phẩm báo chí có các nội dung liên quan đến vấn đề truyền thông chính sách

pháp luật cho người lao động trên báo điện tử của TCCD Qua đó, nghiên cứu cách

chuyên tải, thê hiện nội dung truyền thông chính sách pháp luật về lao động ở các khíacạnh như các chủ đề, cách mô tả, hình ảnh, ngôn ngữ sử dụng trên các báo điện tử củaTCCD Về mặt định lượng, tác giả phân tích nội dung bang cách thiết lập tra cứu bằng

phương pháp truy cập vào báo điện tử Lao động và báo điện tử Lao động Thủ đô ở

mục tim kiếm theo từ khóa dé tìm kiếm các nội dung tin, bài truyền thông liên quanđến chính sách pháp luật cho người lao động trên 02 báo điện tử được khảo sát

Phương pháp nghiên cứu điều tra bằng bảng hỏi: Với phương pháp này, tácgiả sử dụng bảng hỏi anket dé thu thập thông tin từ công chúng, người lao động,những người tiếp nhận trực tiếp các chính sách pháp luật về lao động qua các tácphẩm trên báo điện tử của TCCD Trong đó, tác giả phát ra 200 bảng hỏi dành choCNVCLD Kết quả nhận về 198 số phiếu hợp lệ (dat 99%)

Phương pháp phỏng vấn sâu: Đề có góc nhìn chân thực trong việc đánh giá vàđưa gia giải pháp khách quan cho hoạt động truyền thông chính sách pháp luật chongười lao động, quá trình nghiên cứu tác giả đã tiến hành phỏng vấn § nhân vậtthuộc các nhóm đối tượng sau:

Nhóm 1: Phỏng vấn 02 lãnh đạo (Lãnh đạo hoặc Trưởng, Phó Ban chínhsách pháp luật, quan hệ lao động) của Tổng LĐLĐ Việt Nam và LDLD thànhphó Hà Nội

16

Trang 21

Nhóm 2: Phỏng van 02 thành viên Ban biên tập từ 2 cơ quan báo được khảo sát.

Nhóm 3: Phỏng vấn 02 phóng viên phụ trách mảng Công đoàn (mỗi cơ quanbáo chí được khảo sát, thực hiện phỏng van 1 phóng viên hoặc 1 biên tập viên)

Nhóm 4: Phỏng vẫn 02 người là Chủ tịch Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở

Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các công cụ nghiên cứu

công cụ cơ như: Tổng hợp, thống kế, so sánh và phân tích dé nghiên cứu, đánh giá

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn vấn đề nghiên cứu6.1 Ý nghĩa lý luận

Luận văn góp làm phong phú và bổ sung thêm cho lý luận về truyền thông chính sách pháp luật cho NLD trên báo chí Đồng thời, đóng góp các luận

cứ làm cơ sở khoa học cho hoạt động truyền thông chính sách pháp luật cho

NLD trên báo điện tử của TCCĐ.

6.2 Ý nghĩa thực tiễnLuận văn cũng cung cấp hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phân tích chỉ tiết,chuyên biệt về hoạt động truyền thông chính sách pháp luật về lao động trên báo

điện tử của TCCD cho các cá nhân, cơ quan nghiên cứu va cơ quan quan lý báo chí.

Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn cao đối với các cơ quan báo chí và cơ

quan quản lý Nhà nước, khi Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với các

nước trên thế giới Luận văn nghiên cứu đưa ra góc nhìn mới, khách quan về thựctrạng vấn đề, đồng thời góp phần nhận diện những ưu điểm, hạn chế trong công táctruyền thông chính sách pháp luật về lao động cho người lao động trên các báo điện

tử của TCCD Kết quả nghiên cứu dé tài là nguồn tư liệu có giá trị tham khảo dé đội

ngũ những người làm báo, người làm công tác quản lý báo chí tại các báo điện tử

được khảo sát tham khảo và làm cơ sở đề ra những giải pháp tuyên truyền chínhsách pháp luật về lao động chất lượng, hiệu quả và hấp dẫn hơn trong thời gian tới

7 Kết cấu của luận văn

Dé giải quyết nội dung dé tài luận văn: “7z„yên thông chính sách, pháp luật vềlao động trên bao điện tử của tổ chức Công đoàn ”, ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tàiliệu tham khảo, Phụ Lục Trong đó, luận văn bao gồm có 3 Chương chính đó là:

17

Trang 22

Chương 1: Một số van đề lý luận truyền thông chính sách pháp luật về lao

động trên báo điện tử.

Chương 2: Khảo sát thực trạng truyền thông chính sách pháp luật về lao động

trên báo điện tử của TCCĐ.

Chương 3: Một số van dé đặt ra và giải pháp, khuyến nghị nâng cao chấtlượng truyền thông chính sách pháp luật về lao động trên báo điện tử của TCCD

18

Trang 23

CHƯƠNG 1: MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN TRUYEN THONG CHÍNH SÁCHPHAP LUẬT VE LAO DONG TREN BAO ĐIỆN TỬ

1.1 Cac khái niệm liên quan

1.1.1 Truyền thôngThuật ngữ “truyền thông” theo tiếng Anh là “Communication”, có nghĩa là sựtruyền đạt, giao tiếp, trao đôi, liên lạc, giao thông, thông báo Nội hàm của truyềnthông là phương tiện, cách thức, nội dung, là con đường dé đạt đến sự hiểu biết lẫnnhau giữa cá nhân với cộng đồng xã hội và giữa cá nhân với cá nhân Truyền thông

ra đời do nhu cầu khách quan của xã hội về thông tin giao tiếp của con người và sựphát triển của khoa học kỹ thuật, kinh tế - xã hội Nhờ có sự ra đời của truyềnthông giao tiếp, mà con người phát triển từ nhiên, trở thành con người của xã hội

Trong cuốn “Ly thuyết truyền thông nâng cao”, xuất bản năm 2019, tác giảPhạm Hải Chung đã đề cập đến khái niệm về truyền thông của một số nhà nghiêncứu nổi tiếng trên thế giới; trong đó có một số khái niệm tiêu biểu như: GeraldMiler (1966) cho rằng, truyền thông quan tâm nhất đến tình huống hành vi của họ.Còn với Keith Davis (năm 1967) cho răng, truyền thông là quá trình truyền thôngtin và sự hiểu biết từ người này sang người khác

Trong khi đó, đưa ra khái niệm về truyền thông, các tác giả Charles Summer

va William Newman (năm 1977) cho rang, truyền thông là sự trao đổi quan điểm, ýtưởng, sự việc hay cảm xúc của hai hoặc nhiều người [6, tr.14-15]

Dua ra khái niệm truyền thông, trong cuốn “Giáo trình lý luận báo chí truyềnthông”, xuất bản năm 2015, tác giả Dương Xuân Son cho rằng: “7ruyên thông làmột quá trình liên tục trao đối hoặc chia sẻ thông tin, kỹ năng, tình cảm nhằm tạo

sự liên kết lẫn nhau đề dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và nhận thức ” [43 tr.19]

Ở định nghĩa này, tác giả cũng đưa ra những khía cạnh cần lưu ý đó là, truyềnthông phải đem lại sự thay đổi trong nhận thức và hành vi, nếu không hoạt độngtruyền thông sẽ không mang ý nghĩa Ở khía cạnh khác, truyền thông là một quátrình - bởi nó không phải là một việc làm nhất thời, hay xảy ra trong một thời gian

hẹp, mà là một việc diễn ra trong một khoảng thời gian dài, mang tính liên tục Đây

19

Trang 24

là quá trình chia sẻ, trao đổi thông tin qua lại giữa các thực thể với nhau Và cuốicùng, một yếu tố rất quan trọng đối với hiệu quả của truyền thông, đó là truyềnthông phải dẫn đến sự hiéu biết lẫn nhau.

Còn trong cuén “7?ruyên thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản”, tac giả NguyễnVăn Dững - Đỗ Thị Thu Hằng, viết năm 2018; các tác giả cũng đã đưa ra định nghĩatruyền thông - “là quá trình liên tục trao doi thông tin, tư tưởng, tình cảm chia sẻkinh nghiệm và kỹ năng giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường sự hiểu biếtlần nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhucầu phát triển của cá nhan/nhom/cong dong xã hộ¡” [10, tr 14]

mối quan hệ tự nhiên của con người và nhu cầu xã hội.

Trong cuốn cuốn giáo trình “Pháp luật Đại cương”, Bộ Giáo dục và Đào tạo,xuất bản năm 2015, nêu rõ, về phương diện khoa học pháp lý, không có khái niệmpháp luật thống nhất Tuy nhiên, tùy vào các trường phái pháp luật khác nhau sẽ cónhững định nghĩa khác nhau về pháp luật Dựa theo quan điểm phổ biến thì “Phápluật được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành, nhằmdiéu chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp với ý chí của giai cấp thong trị và được Nhà

nước đảm bao thực hiện ” [4, tr.40]

Cũng dé cập đến khái niệm pháp luật, trong cuốn “Giáo trình Đại cương vềNhà nước và Pháp luật”, Nguyễn Thị Huế, viết năm 2019, pháp luật được hiểu làthước đo của hành vi, là những chuẩn mực xã hội và nó mang tính quyền lực Nhànước Theo tác giả, pháp luật có nguồn gốc từ xã hội, là nhân tố trật tự hóa và điềuchỉnh các quan hệ xã hội Pháp luật còn là công cụ đề giai cấp cầm quyền thực hiệnchức năng quản lý Nhà nước và hợp pháp hóa quan hệ thống trị đối với xã hội

20

Trang 25

Qua những nghiên cứu khoa học, tác giả Nguyễn Thị Huế đưa ra quan điểm

“Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do Nhà nướcban hành, hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo địnhhướng và mục tiêu cụ thể” [22, tr.87] Từ khái niệm về pháp luật, tác giả cũng đềcập đến những đặc điểm cơ bản của pháp luật, đó là một hệ thống các quy tắc xử sựchung: thé hiện ý chí của giai cấp thống tri trong xã hội và được hình thành trongquá trình đấu tranh giai cấp và do giai cấp thống trị ban hành hoặc thừa nhận

1.1.3 Chính sách, chính sách công, truyền thông chính sách pháp luật

Chính sách

Chính sách là thuật ngữ được sử dụng phô biến trên các phương triện truyềnthông và các tài liệu nghiên cứu Tuy nhiên, nó cũng là thuật ngữ khó có thé địnhnghĩa được rõ ràng Trong cuốn “Tir điển Bách khoa Việt Nam”, xuất ban năm

1995, thì chính sách là những chuẩn tắc cụ thê nhằm thực hiện các nhiệm vụ, đườnglối và được thực hiện trong một thời gian nhất định và cụ thể trên những lĩnh vựcnào đó Bản chất, phương hướng hay nội dung của chính sách tùy thuộc vào tínhchất của đường lối lãnh đạo, nhiệm vụ chính trị, kinh tế của giai cấp thống tri tạimột thời điểm cụ thể [47, tr.475]

Cuốn giáo trình “Chính sách công”, của các tác giả Nguyễn Thị Lệ Thúy vàBùi Thị Hồng Việt, xuất bản năm 2019, các tác giả cho răng, thuật ngữ chính sáchđược sử dụng phổ biến trên sách báo, các phương tiện thông tin và đời sống xã hội.Trong đó, mọi chủ thể đều có những chính sách kinh tế - xã hội của mình; như

chính sách của doanh nghiệp, hay cá nhân, hoặc chính sách pháp luật của Đảng, của

một quốc gia hay, một tổ chức quốc tế Theo quan niệm phô biến “chính sách làphương thức hành động được một chủ thể khẳng định và thực hiện nhằm giải quyếtnhững van dé lặp di lặp lai”, [48, tr21]

Ở góc độ tiếp cận xã hội, trong cuốn giáo trình “Khoa học chính sách”, tác giả

Vũ Cao Đàm, xuất ban năm 2011, chính sách là tập hợp những biện pháp do chủ théquản lý đưa ra, nhằm tạo lợi thé cho một - hoặc một số nhóm xã hội, giảm lợi thế

21

Trang 26

của một - hoặc một số nhóm xã hội khác, dé thúc đây việc thực hiện một hoặc một

số mục tiêu xã hội mà chủ thé quyền lực đang hướng tới [1 1, tr.19]

Trong cuốn “Chính sách công” xuất bản năm 2019, các tác giả Nguyễn Thị

Lệ Thúy và Bùi Thị Hồng Việt đã đưa ra một số khái niệm về chính sách công

Trong đó, tác gia Richard C Remy năm 2004, United States Government Democracy in Action Glencoe, McGraw - Hill năm 2004 đưa ra định nghĩa: “Chính

-sách công là một hành động nao đó ma Nhà nước lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện `

Từ những khái niệm trên, các tác giả cuốn sách đưa ra khái niệm về chính sáchcông, “là tổng thể các quan điển, giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng đểtác động lên các chủ thé kinh tế - xã hội nhằm giải quyết vấn dé chính sách, thựchiện các mục tiêu nhất định theo hướng mục tiêu tổng thể của dat nước”, [48, tr25]

Cuốn sách “Lý thuyét và kỹ năng truyén thông chính sách”, tác giả LươngNgọc Vĩnh (chủ biên), xuất bản năm 2021, đề cập, chính sách công là một trongnhững vấn đề hệ trọng của chính trị và khoa học chính trị Tuy nhiên, cho đến nay,trên thế giới cũng như ở nước ta, nhận thức về vấn đề này vẫn chưa thống nhất,

thậm chí còn có những quan niệm trái ngược nhau.

Từ những khái niệm và nội dung liên quan đến chính sách công, nhóm tác giảcuốn sách “Ly thuyét và kỹ năng truyền thông chính sách” đưa ra khái niệm vềchính sách công, “/d quyét định cua các chủ thể quyên lực Nhà nước, nhằm quyđịnh mục dich, cách thức và chế định hành động của những đổi tượng liên quan, dégiải quyết những van dé nhất định mà xã hội đặt ra” [60, tr.1 1]

Mục tiêu cơ bản của chính sách công là hiệu quả xã hội, và nó được ban hành nhăm góp phân ôn định, phát triên xã hội, bảo đảm cho mọi người sông dân chủ,

22

Trang 27

văn minh, công bằng và tiến bộ Vì thế, việc xây dựng chính sách công cũng phảiđược thực hiện theo một chu trình, hay quá trình từ hoạch định đến việc thực hiện

và cuối cùng cho ra kết quả Về tổng thé, chính sách công có thé được coi là mộtchu trình và nó bao gồm 3 quá trình đó là: Hoạch định chính sách; Thực hiện chínhsách; Đánh giá chính sách Các quá trình trên liên quan chặt chẽ tới công tác truyềnthông chính sách Nếu truyền thông tốt, đúng và trúng, chính sách sẽ nhanh chóngtạo được sự đồng thuận xã hội và ngược lại

Truyền thông chính sách pháp luậtTrước hết phải hiểu rằng, truyền thông chính sách là quá trình quảng bá, phốbiến thông tin về chính sách sau khi được Nhà nước ban hành đến người dân, thôngqua các phương tiện truyền thông đại chúng Ở Việt Nam, truyền thông chính sách,đặc biệt là những chính sách pháp luật nói chung, chính sách pháp luật về lao động

nói riêng là nhiệm vụ chính trị của các cơ quan hành chính, cơ quan báo chí trong

việc xây dựng, tô chức phô biến và đánh giá tác động của chính sách, dé mọi chínhsách pháp luật đến với người dân được nhanh chóng, hiệu quả

Thực tiễn cho thấy, hầu hết các khâu trong quy trình hoạch định chính sáchpháp luật như xây dựng, thực thi, phân tích, cho đến vấn đề điều chỉnh các chínhsách pháp luật đều có sự tham gia của truyền thông đại chúng Sự tham gia củatruyền thông có thể mang tính tích cực, tính kiến tạo làm cho chính sách được phốbiến và thực thi; nhưng cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, cản trở, làmcho chính sách không được đón nhận trong thực tế như mong muốn của các nhà xâydựng chính sách pháp luật Vì thế, việc truyền thông chính sách pháp luật về lao

động cũng phải đảm bảo thực hiện theo các giai đoạn sau:

Thứ nhất, truyền thông chính sách trong giai đoạn xây dựng Ở giai đoạn này,truyền thông với mục đích hướng vào dự thảo chính sách trên cơ sở lắng nghe, phântích dư luận xã hội, quan điểm của nhân dân, quan điểm của các tô chức xã hội

Thứ hai, truyền thông khi công bố chính sách Giai đoạn này, truyền thông cóvai trò phô biến chính sách pháp luật đến với mọi tầng lớp nhân dân Giai đoạn này,các hoạt động truyền thông bao gồm các nội dung như: Tổ chức họp báo; cung cấptài liệu cho báo chí; thực hiện truyền thông trên mạng xã hội; truyền thông qua các

23

Trang 28

buổi đối thoại trực tiếp tại các hội nghị, hội thảo Đồng thời, cần phải chú ý đếnvan dé quản trị khủng hoảng truyền thông khi chính sách pháp luật được ban hành.

Thứ ba, truyền thông thúc đây thi hành chính sách pháp luật Đây là giai đoạncần Sự vào cuộc đồng bộ từ các cơ quan chức năng, các nhà hoạch định chính sách,cho đến các cơ quan truyền thông chính sách Trong đó, hoạt động truyền thông cầnphải được đây mạnh thông qua các kênh, loại hình báo chí, mạng xã hội và tuyêntruyền trực tuyến, trực quan

Thứ tw, đánh giá, phân tích hiệu quả truyền thông chính sách pháp luật Đây làgiai đoạn cuối cùng, vì thế, vai trò của truyền thông được đánh giá là rất quan trọng

vì nó sẽ tham gia vào quá trình tông kết, phân tích, đánh giá hiệu quả của chínhsách; góp phần quan trọng trong quá trình hoàn thiện chu trình chính sách công

Đề cập đến quá trình truyền thông chính sách, trong cuốn “Báo chí, truyénthông hiện đại: Thực tiễn, van dé, nhận định”, tác giả Tạ Ngoc Tan, xuất bản năm

2020, cuốn sách tông hợp các bài viết về vẫn đề truyền thông, báo chí từ thuở sơ khaiđến hiện đại; đồng thời, gắn truyền thông, báo chí với các vấn đề kinh tế, xã hội,chính trị, đời sống Các tác giả cho rằng, truyền thông chính sách thực chất là sự thayđổi “vỏ khái niệm” của một công việc mà xưa nay báo chí - truyền thông của ViệtNam vẫn thường làm, đó là tuyên truyền đường lối của Đảng và chính sách pháp luật

của Nhà nước.

Còn theo quan điểm của PGS.TS Trương Ngọc Nam, Học viện Báo chí vàTuyên truyền đưa ra tai Hội thảo “Ti ruyên thông chính sách và năng lực tiếp nhậncủa công chúng”, hội thảo do Học viện Báo chí và Tuyên truyền, phối hợp cùngbáo Đại biểu Nhân dân, Co quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đồng tô chứcngày 01/11/2016, thì truyền thông chính sách là một khâu quan trọng trong quátrình ban hành chính sách của Nhà nước Trong đó, Luật quy đã quy định rất rõ, các

cơ quan soạn thảo văn bản quy phạm chính sách pháp luật phải lấy ý kiến của người

dân trước khi ban hành.

Vì vậy, truyền thông chính sách pháp luật về lao động phải lẫy công chúng,

NLD làm trung tâm Vai trò trung tâm của công chúng trong quá trình chính sách

pháp luật thé hiện không chỉ ở việc công chúng là đối tượng của chính sách pháp

24

Trang 29

luật của Nhà nước, mà còn là người tham gia quá trình xây dựng chính sách, phản

hồi về các lựa chọn chính sách và đánh giá tác động của chính sách pháp luật

1.1.4 Tổ chức Công đoàn, lao động, người lao động

Tổ chức Công đoànCông đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp côngnhân, đội ngũ trí thức và những NLD, họ tự nguyện lập ra nhằm đoàn kết, tập hợplực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh về mọi mặt; đại điện vàbảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLD, phan đấu xây dựng nướcViệt Nam độc lập, thống nhất đi lên Chủ nghĩa xã hội TCCD Việt Nam là thànhviên của hệ thống chính trị và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; là trung tâm tập hợp,đoàn kết, giáo dục, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân lao động lớn mạnh

Điều 10, Hiến pháp 2013 có ghi “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội củagiai cấp công nhân va của NLP, cùng với cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội chăm

lo và bảo vệ quyên lợi của cán bộ, công nhân, viên chức và những NLD khác; thamgia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quanNhà nước, tổ chức kinh tế, giáo dục can bộ, công nhân, viên chức và những NLPkhác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ”

Điều 1, Luật Công đoàn năm 2012 khang định “Công đoàn là tổ chức chínhtrị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của NLĐ, được hình thành trên cơ

Sở tu nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, đưới sự

lãnh đạo cua Đảng Cộng sản Việt Nam; đại điện cho cán bộ, công chức, viên chức,

công nhân và NLĐ khác; cùng cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế,chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của NLD; tham gia quản lý Nhà nước,quản lý kinh tế - xã hội; tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ

nghĩa ””.

Điều 2, Luật Công đoàn 2012 cũng nêu rõ, trong phạm vi các vấn đề có liênquan trực tiếp đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của NLD, Tổng LDLD Việt Nam cóquyền trình dự án luật, pháp lệnh trước Quốc hội và Hội đồng Nhà nước; tham gia

với các cơ quan Nhà nước xây dựng chính sách pháp, chê độ vê lao động, tiên

25

Trang 30

lương, BHXH và các chính sách xã hội khác có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi

ích và nghĩa vụ cua NLD.

Hiến pháp và Luật Công đoàn đều khang định tính chất của TCCD là “t6 chứcchỉnh trị - xã hội của giai cấp công nhân và NLD” không phải là t6 chức xã hộinghề nghiệp như Công đoàn ở nhiều nước khác trên thé giới và là một tổ chức chínhtrị - xã hội mang tính tự nguyện, hình thành trên cơ sở sự tự nguyện, đồng lòng củaNLD Quyết định không tham gia vào TCCD hay không phụ thuộc vào ý chí củaNLD Với vai trò là tổ chức xã hội, TCCD bình đăng với các tổ chức xã hội khác;nhưng đồng thời là tổ chức chính trị, TCCD có vị thé hơn so với các tô chức khác

Lao động

Cuốn “Giáo trình Luật lao động”, nhóm tác giả Phạm Công Trứ, Nguyễn ThịKim Phụng, Lê Thị Thu Hoài, Nguyễn Quang Minh, xuất bản năm 1999, đã đưa rakhái niệm lao động “là hoạt động bình thường, tat yếu của con người, nhưng lạiđóng vai tro vĩ dai trong tiễn trình lịch sử nhân loại Nó không chỉ là nhân t6 tao racon người mà con là điều kiện dé con người mãi mãi là người” [49, tr 5]

Ph Angghen trong tác phẩm “Vai tro của lao động trong quá trình chuyểnhóa từ vượn thành người” nêu rõ, “lao động là điều kiện cơ bản đâu tiên của toàn

bộ đời sống loài người, lao động sáng tạo ra bản thân con người" [1, tr 641]

Cũng trong cuốn C Mác và Ph Ăngghen: Toàn tập, C Mác đã đưa ra địnhnghĩa kinh điển về lao động và vai trò của lao động trong sự hình thành con người

Cụ thé, lao động là một qua trình diễn ra giữa con người với tự nhiên, trong đó bang

hoạt động của chính minh con người làm trung gian, kiểm tra và điều tiết sự trao đốichất giữa họ với tự nhiên C Mác viết: “Lao động không chỉ tạo ra của cải để nuôisong con người, mà còn cải tạo bản thân con người, phát triển con người cả về mặttrí lực và thể lực Trong khi tác động vào tự nhiên ở bên ngoài, thông qua sự vậnđộng đó, con người làm thay đổi tự nhiên, đồng thời qua đó làm thay đổi bản tính

của chính minh” [1, tr 266].

Ở Việt Nam, trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lý luận về lao độngđược hiểu theo các cách sau: Lao động là phương thức tồn tại của con người những

26

Trang 31

lợi ích con người phải được coi trọng; Lao động là biểu hiện bản chất, còn lợi ích làvan đề nhạy cảm nhất của con người, là nhân tố thấm sâu, phức tạp trong quan hệ

giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội; Lao động được xem xét dưới dạng

năng suất, chất lượng và hiệu quả, là thước đo vé số lượng, chất lượng, tính tích cực

và trách nhiệm lao động.

Bat kỳ hình thức lao động nào, không phân biệt cá nhân, tập thé hay thànhphần kinh tế; nếu đáp ứng được yêu cầu xã hội, tạo ra sản phẩm nhằm thực hiện lợiich, đảm bảo nuôi sống mình và đóng góp một phan lợi ích cho xã hội, thì đó là laođộng có ích Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó tạo ra các giátrị tinh thần, của cải vật chất của xã hội Khi lao động có hiệu quả, chất lượng vànăng suất sẽ là nhân tố quyết định sự phát trién của tổ chức và đất nước

Người lao động

Trong khoa học pháp ly và đời sống thực tiễn, khái niệm NLD là một kháiniệm tương đối phổ biến Hiểu theo nghĩa rộng, NLD chính là những người làm

công ăn lương và làm việc theo sự thỏa thuận với người sử dụng lao động Dựa trên

hiệu quả sản xuất và kết quả lao động thực tế, NLĐ sẽ được hưởng lương từ người

sử dụng lao động Còn hiểu theo góc độ hẹp hon, NLD là người làm các công việcnặng nhọc và mang tính thê chất như nông nghiệp, công nghiệp

Cuốn “Giáo trình Luật lao động”, các tác giả Phạm Công Trứ, Nguyễn ThịKim Phụng, Lê Thị Thu Hoài, Nguyễn Quang Minh, biên soạn năm 1999, cho rằng,NLĐ “là những người đang lao động, là những người có cam kết lao động, sảnphẩm lao động đối với tổ chức, người khác ” [49, tr 6]

NLD với tư cách là chủ thé của hoạt động lao động, có thể là một người,nhưng cũng có thé là nhiều người Khi chủ thé là nhiều người, thì mỗi cá nhân đượcphân công một nhiệm vụ cụ thể và cùng hướng đến một mục đích chung nhằm tạo

ra một sản phẩm cụ thé nao đó, đáp ứng nhu cầu nhất định của cá nhân và xã hội

Tại Điều 3, Bộ luật Lao động 2019, NLD được định nghĩa “Ja người làm việc

cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý,

điều hành, giám sát của người sử dung lao động Trong đó, độ tuổi lao động tốithiểu của NLD là đủ 15 tuổi ”

27

Trang 32

Từ những căn cứ và tài liệu nghiên cứu trên, tác giả luận văn cũng xác định,

NLD là những người trong độ tuổi lao động và có cam kết lao động theo pháp luậtquy định với người sử dụng lao động; nhận yêu cầu công việc, nhận lương va chịu

sự quản lý từ người sử dụng lao động trong thời gian làm việc thông qua giao kết

1.1.5 Báo điện tử và báo chí Công đoàn

Báo điện tử

Là loại hình báo chí mang tính đặc thù, tồn tại trên môi trường mạng Internet

So với các loại hình báo chí như báo in, truyền hình, phát thanh thì báo điện tử rađời muộn hơn Tờ báo điện tử đầu tiên trên thế giới chính thức xuất hiện vào tháng

10 năm 1993, do Khoa Báo chí trường Đại học Florida (Hoa Kỳ) xây dựng Đến

năm 1994, chí Hotwired phiên bản online của tạp đã chạy những banner quảng cáo

đầu tiên Sau đó, hàng loạt các tờ báo khác ở Mỹ lập tức tham gia cuộc đua mởwebsite trang báo điện tử với nhiều tên gọi khác nhau như: Internet Newspaper

(báo Internet), electronic Journal (Tap chí điện tử, báo điện tử), online newspaper

(báo mạng).

Hiện nay khái niệm báo điện tử đang ton tại nhiều cách gọi khác nhau cả ởViệt Nam và trên thế giới Cụ thể như: Báo điện tử, báo mang, báo chí internet, báomạng điện tử và tạp chí điện tử Trong cuốn “Báo mạng điện tử - Đặc trưng và

phương pháp sáng tạo”, tác giả Nguyễn Trí Nhiệm, Nguyễn Thị Trường Giang

(đồng chủ biên), biên soạn năm 2014, đã nêu một số khái niệm về cách gọi của một

số loại hình báo điện tử

Trong đó, ở Việt Nam, báo điện tử được các tác giả đưa ra nhận định là cách

gọi thông dụng nhất Nó gắn liền với tên gọi của nhiều tờ báo điện tử thuộc cơ quanbáo in như Quê Hương điện tử (tạp chí của Ủy ban về người Việt Nam ở nướcngoài, trực thuộc Bộ Ngoại Giao), tờ báo điện tử đầu tiên mở đường cho sự ra đời

của hàng loạt phiên bản báo chí điện tử của các tờ báo lớn, uy tín ở Việt Nam lúc

bay giờ như Thông tan xã Việt Nam, Dân trí, Lao động, Thanh niên, Nhân dan

Đối với cách gọi báo mạng điện tử, đây được hiểu là loại hình báo chí được

phát hành trên mạng Internet và được xây dựng dưới hình thức của một trang

28

Trang 33

website Trong cuốn “Báo mạng điện tử - Đặc trưng và phương pháp sang tạo”,

các tác gia đã đưa ra khái niệm đó là, “la một loại hình báo chí được xây dựng dưới

dạng một trang web, phát hành trên mang internet, có uu thé trong chuyển tải thông

tin một cách nhanh chóng, da phương tiện, tức thời và tương tác cao”, [39, tr.12].

Dé hiểu chính xác về báo điện tử hay báo mạng điện tử, các tác giả cũng nêu ranhững đặc trưng, bản chất cụ thé của loại hình báo chí này đó là tính đa phương

tiện, tính tương tác cao, tính tức thời, tính phi định kỳ, khả năng lưu trữ thông tin

dưới dạng siêu văn bản, khả năng siêu liên kết - các trang báo được tổ chức thànhtừng lớp, có cơ chế “nở ra” với số trang không hạn chế

Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, cách gọi báo điện tử hiện vẫn là cách gọi đơn

giản va thông dụng nhất Nó không chỉ gắn liền với tên tuổi của nhiều cơ quan báo

chí điện tử, mà ngay trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, thuật ngữ

báo điện tử cũng được quy định trong cách thức sử dụng Cụ thể tại Điều 3, Chương

1, Luật Báo chí 2016 nêu rõ: “Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết,hình anh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gom báo điện tử và tạp

chí điện tử” (27 tr l]

Hiện nay, mặc dù vẫn ton tại nhiều cách gọi khác nhau đối với báo điện tử,cũng như việc nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra nhận định, khái niệm khác nhau về

báo điện tử Tuy nhiên, căn cứ theo Luật Báo chí 2016, cũng như dựa theo cách gọi

thông dụng nhất hiện nay ở Việt Nam; trong khuôn khô đề tài nghiên cứu của mình,tác giả lựa chọn thuật ngữ “báo điện tử” dé thong nhất cho cách goi xuyên suốt đề

tài nghiên cứu.

Báo chí Công đoàn

Báo chí Công đoàn là cơ quan ngôn luận của TCCD, là tiếng nói, diễn dan dânchủ của CNVCLĐ và là một bộ phận cấu thành của nền báo chí cách mạng ViệtNam Báo chí Công đoàn ra đời gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển củaTCCD, với bề dày lich sử 94 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển của TCCD

Trong suốt chiều dai lich sử hình thành và phát triển, đưới sự lãnh đạo, chỉ đạocủa Tổng LDLD Việt Nam, LDLD các tỉnh, thành phó, báo chí Công đoàn luôn giữ

29

Trang 34

vững tôn chỉ mục đích hoạt động, thường xuyên đổi mới hình thức, nội dung nhằmnâng cao chất lượng thông tin tuyên truyền, nhất là tuyên truyền về phong tràoCNVCLD và hoạt động Công đoàn; phan bác thông tin sai trái của thế lực thù địch

và được đông đảo NLĐ và các tầng lớp nhân dân tin tưởng, đánh giá cao

Cùng đó, đội ngũ cán bộ, biên tập viên, phóng viên và những người làm báo

chí, xuất bản Công đoàn đều có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có bản lĩnh chínhtrị vững vàng Đồng thời, có phâm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề nghiệp,không ngừng phấn đấu, rèn luyện nâng cao nghiệp vụ và trưởng thành nhằm đápứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra Các chính sách pháp luật về lao động luôn được báochí đăng tải thường xuyên, liên tục, góp phan to lớn trong việc lan tỏa hình anh, chủ

trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và TCCD trong nỗ lực chăm

lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho CNVCLD

Qua nghiên cứu thực tiễn và vận dụng kiến thức qua các tài liệu nghiên cứu,tác giả luận văn đưa ra định nghĩa về báo chi Công đoàn - “2à loai hình báo chí sửdụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, video để truyền tải thông tin, sự kiện, trong lĩnh

vực Công đoàn và các lĩnh vực khác Các thông tin được truyền tải qua hình thứcxuất bản báo in định kỳ, hoặc được truyền dan trên mạng Internet ”

1.2 Đặc điểm của truyền thông chính sách pháp luật về lao động trên báo

điện tử

1.2.1 Cơ sở chính trị pháp lý

Quan điểm của Đảng, Nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi cho NLDQua mỗi giai đoạn lịch sử, Đảng Cộng sản Việt Nam đều đưa ra nhiệm vụ pháttriển kinh tế, ôn định, nâng cao đời sống nhân dân, giải quyết đúng đắn mối quan hệgiữa lợi ích giai cấp và đưa lợi ích dân tộc lên hàng đầu Tại Hội nghị hợp nhấtĐông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng dé thành lập Dang Cộngsản Việt Nam tại Hương Cảng (Trung Quốc), các đại biéu đã nhất trí thông quatrong chương trình tóm tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 1930), trong đóchương trình van tat đề cập: “Đảng giải phóng công nhân và nông dân thoát khỏiách tư bản; Không bao giờ Đảng lại hy sinh quyên lợi của giai cấp công nhân vànông dân cho một giai cấp nào khác ” [52, tr 6]

30

Trang 35

Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần II, năm 1951, đề cập “Đảng Lao độngViệt Nam phải là người lãnh đạo sáng suối, kiên quyết, trung thành của giai cấpcông nhân và nhân dân lao động, của nhân dân Việt Nam, đề đoàn kết và lãnh đạodân tộc kháng chiến đến thang lợi hoàn toàn Chính vì Dang Lao động Việt Nam

là Đảng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, nên nó phải là Đảng của dân

tộc Việt Nam ” [53, tr 37].

Nghị quyết số 167/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày21/9/1967 đề ra nhiệm vụ “Phải hết sức chăm lo đời sống và bảo vệ sức khỏe củacông nhân, viên chức với khả năng của mình Việc chăm lo đời sống và bảo vệ sứckhỏe của công nhân, viên chức hiện nay chủ yếu là thực hiện nghiêm chỉnh nhữngchế độ và chính sách đã ban hành, b6 sung hoặc sửa đổi những cái không hop lí,giải quyết tốt van dé phân phối và vận động quan chúng tự tổ chức tốt đời sống của

minh” [41, tr 41].

Đại hội Dang lần thứ IV (1976) cũng xác định “Céng đoàn cùng với Nhànước chăm lo, giải quyết các van dé thiết thực về đời sống, về phúc lợi tập thể, điềukiện lao động, nghỉ ngơi, học tập đảm bảo quyên lợi chính dang cua CNVCLD”

[54, tr 88].

Đại hội Dang lần VI (1986), chủ trương tăng cường xây dựng các luật nhằmbảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, vừa khuyến khích đầu tư phát triển,vừa hạn chế bất công xã hội Qua đó, từng bước nhận thức rõ hơn về các hình thứcphân phối theo lao động Nghị quyết Đại hội Đảng lần VIII (1986) nêu, “Dé pháttriển sức sản xuất cần phát huy khả năng cua mọi thành phan kinh tế, thừa nhậntrên thực tế còn có bóc lột, sự phân hóa giàu nghèo nhất định trong xã hội, nhưng

phải luôn quan tâm, bảo vệ lợi ích của công nhân lao động ” [55, tr.72].

Trong khi đó, nghị quyết Hội nghị lần thứ VII, Ban Chấp hành Trung ươngĐảng (1991) đề ra phương pháp xây dựng giai cấp công nhân “7ổ chức tốt việc đàotạo và nâng cao học vấn, trình độ nghề nghiệp cho công nhân; khuyến khích côngnhân tự học tập nâng cao trình độ mọi mat Day mạnh công tác giáo duc, dao tạo

3l

Trang 36

tại nơi làm việc, đào tạo gắn liền với lao động Tạo việc làm, đồng thời cải thiệndiéu kiện lao động ” [56 tr.108].

Điều lệ Đại hội Dang lần thứ X (năm 2006) quy định: “Khuyến khích doanhnghiệp tu nhân là người Việt Nam và người nước ngoài dau tư sản xuất, kinh doanhtheo pháp luật là chủ trương đúng đắn của Đảng ta Vấn đề đặt ra là phải hạn chếmức độ bóc lột bằng quy định và chính sách của Nhà nước và chủ doanh nghiệp;dam bảo quyên lợi, đời sống của NLD ngày càng được nâng cao”

Đại hội Dang lần thứ XI (2011): “Sửa đổi, bổ sung các chính sách pháp luật

về tiễn lương, BHXH, bảo hiểm y tế, diéu kiện làm việc để bảo vệ quyên lợi, nângcao đời sống vật chất và tỉnh thần của công nhân lao động ” [56, tr.79]

Chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi cho NLĐTrên thế giới, tại Điều 6 - Công ước quốc tế về các quyền văn hóa, kinh tế, xãhội (của Liên Hợp Quốc), thì quyền của NLĐ được quy định cụ thé đó là, các quốcgia thành viên thừa nhận quyền làm việc, bao gồm quyền của tất cả mọi người có cơ

hội kiếm sống bang công việc ma họ tự do lựa chọn hoặc chấp nhận Và tại Điều 7,Công ước quốc tế cũng đòi hỏi các quốc gia phải công nhận quyền của mọi ngườiđược hưởng những điều kiện làm việc thuận lợi và công bằng Trong đó, chú trọng

đảm bảo vấn đề tiền công bằng nhau và tiền lương thỏa đáng, cho những công việc

có giá trị như nhau, không có sự phân biệt nào [27, ].

Cùng đó, tại Điều 23, Tuyên ngôn Quốc tế về quyền con người, nêu rõ van đềdam bảo việc làm cho NLD, cụ thể: “Mọi người đều có quyền làm việc, quyền tự dolựa chọn nghề nghiệp, được hưởng những điều kiện làm việc công bằng, thuận lợi

và được bảo vệ chống lại nạn thất nghiệp ” [28, ]

Nam 1992, sau khi Việt Nam tham gia vào Tổ chức Lao động quốc tế (ILO),nước ta đã tham gia các công ước về quyền lao động như: Công ước về tudi tốithiểu của trẻ em được tham gia vào lao động công nghiệp; Công ước về chính sáchviệc làm; Công ước về trả công bình đẳng giữa lao động nam và nữ; Công ước về

lao động cưỡng bức

32

Trang 37

Tại Việt Nam, quyền của NLD được quy định trong Bộ luật Lao động 2019;Hiến pháp năm 2013; Luật Việc làm 2013; Luật BHXH 2014; Luật Công đoàn2012; Luật ATVSLĐ năm 2015; Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014; Luật người laođộng Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, năm 2020 và các Nghị

định, Thông tư được ban hành dé hướng dẫn thi hành các Luật.

Bộ luật Lao động

Bộ luật Lao động 2019 (số 45/2019/QH14), được Quốc hội thông qua tại kỳhọp thứ 8, Quốc hội XIV (2019) và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 So với

Bộ luật Lao động 2012, thì Bộ luật Lao động 2019 mở rộng thêm đối tượng

là người làm việc không có quan hệ lao động cùng một số tiêu chuẩn riêng Bộ luậtLao động 2019 cũng ghi nhận hình thức hợp đồng lao động điện tử; tăng tuôi nghỉhưu đối với nam và nữ; NLĐ được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khôngcần lý do

Hướng dẫn thực hiện Bộ luật Lao động 2019, Chính phủ, Bộ Lao động

-Thương binh và xã hội đã ban hành các văn bản quy định chỉ tiết và hướng dẫn thihành, cụ thể: Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ quyđịnh về tuổi nghỉ hưu Nghị định số 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định vềNLD nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản ly NLD Việt Nam làmviệc tại Việt Nam cho tổ chức, cá nhân nước ngoài Nghị định số 28/2020/NĐ-CP

của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động,

BHXH, đưa NLD Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Thông tư số 06/2020/TTBLĐTBXH ngày 20/8/2020 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về

-an toàn vệ sinh lao động Thông tư số 08/2020/TT-BLĐTBXH ngày 20/8/2020 của

Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội hướng dẫn về bảo vệ việc làm của người tốcáo là người làm việc theo hợp đồng lao động Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXHngày 12/11/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng laođộng, hội đồng thương lượng tập thé và nghề, công việc anh hưởng xấu

33

Trang 38

Luật BHXH

Luật BHXH 2014 (số 58/2014/QH13), quy định chế độ, chính sách BHXH;quyên và trách nhiệm của NLD, người sử dụng lao động; cơ quan, tổ chức, cá nhân

có liên quan đến BHXH, tổ chức đại diện tập thể NLĐ, tổ chức đại diện người sử

dụng lao động; cơ quan BHXH; quỹ BHXH; thủ tục thực hiện BHXH và quản lý

Đề hướng dẫn thực hiện Luật BHXH có các Nghị định, Thông tư như: Nghị

định 108/2021/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng.Nghị định 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu Nghị định143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật BHXH và Luật ATVSLĐ về BHXH bắtbuộc đối với NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam Nghị định134/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định một số điều của Luật BHXH về BHXH

tự nguyện Thông tu 18/2022/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư56/2017/TT-BYT quy định chi tiết thi hành Luật BHXH và Luật ATVSLĐ thuộclĩnh vực y tế

Luật Công đoàn

Luật Công đoàn 2012, số 12/2012/QH13, Luật quy định về quyền gia nhập,thành lập, gia nhập và hoạt động Công đoàn của NLD; quyền, trách nhiệm củaCông đoàn; quyên; trách nhiệm của đoàn viên công đoàn; quyền, trách nhiệm, chứcnăng TCCD, của cơ quan Nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp sử dụng laođộng theo quy định Bộ luật Lao động; giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm phápluật lao động về Công đoàn, bảo đảm hoạt động của Công đoản

Luật Công đoàn được áp dụng đối với TCCD các cấp, cơ quan quản ly Nhanước; các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xãhội - nghề nghiệp và tô chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật

34

Trang 39

về lao động; các cơ quan, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liênquan đến tô chức và hoạt động Công đoàn, NLD va Công đoàn viên.

Các Nghị định và hướng dẫn thực hiện Luật Công đoàn gồm, Nghị định số98/2014/NĐ-CP của Chính phủ về thành lập Công đoàn và tổ chức chính trị tạidoanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; Nghị định số 200/2013/NĐ-CP ngày26/11/2013 quy định điều 11 Luật Công đoàn về trách nhiệm của Công đoàn trongviệc tham gia quản lý Nhà nước, kinh tế - xã hội; Nghị định số 43/2013/NĐ-

CP ngày 10/5/2013 quy định điều 10 Luật Công đoàn về quyền, trách nhiệm của

Công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích của NLĐ; Hướng dẫn TLD sửa đổi bổ sung Hướng dẫn số 238/HD-TLD về thi hành Điều lệ Công đoàn;Quyết định số 1617/QĐ-TLĐ về bố trí cán bộ Công đoàn chuyên trách tại Công

251/HD-đoàn co sở trong doanh nghiệp

Luật An toàn vệ sinh lao động

Luật ATVSLĐ 2015, số 84/2015/QH13, chính thức Quốc hội thông qua và cóhiệu lực từ ngày 01/7/2016 Luật ATVSLĐ ra đời, là dấu ấn quan trọng trong côngtác quản lý Nhà nước về an toàn lao động, cũng như công tác bảo đảm an toàn vệsinh lao động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các đơn vị, doanh nghiệp

Luật đã tạo khung pháp lý thong nhat, đồng bộ, đảm bảo tính thực thi cao hơn, đồng

thời tạo sự chuyền biến sâu sắc trong nhận thức và hành vi của các cơ quan quản lýNhà nước về lao động; của NLD và của các đơn vị, doanh nghiệp

Từ khi Luật ra đời, quyền và nghĩa vụ của NLĐ được chuyên từ tự phát lên tựgiác trong khuôn khổ pháp luật Luật ATVSLĐ đã quy định rõ quyền và tráchnhiệm của tat cả các bên liên quan như đối với người sử dụng lao động, NLD, các

cơ quan quản lý; các cơ chế tô chức, quản lý an toàn vệ sinh lao động trong cácdoanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm kiểm soát các yếu tổ, nguy hiểmngay từ các bước lập dự án đầu tư, xây dựng, mở rộng nhà xưởng, nơi làm việc,hoạt động kinh doanh; các cơ chế chia sẻ rủi ro giữa các lĩnh vực, khu vực sản xuất

khi xảy ra tai nạn, sự cô; tăng cường hiệu lực quan lý Nhà nước về an toàn vệ sinh

35

Trang 40

lao động thông qua việc quy định cụ thé, phân công rõ trách nhiệm của các cơ quan,

tổ chức liên quan; tư van, huấn luyện an toàn lao động

Cùng với Luật ATVSLĐ, các Nghị định, hướng dẫn của Luật gồm có, Nghị

định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật ATVSLĐ; Thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe NLĐ; Nghị định 44/2016/NĐ-CP hướng

dẫn Luật ATVSLD về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện

an toàn vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động; Thông tư

13/2020/TT-BLDTBXH, của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc thu thập, lưu

trữ, đánh giá, công bó, về tình hình tai nạn lao động và sự cô kỹ thuật gây mat an

toàn vệ sinh lao động

1.2.2 Đặc điểm của báo điện tử trong hoạt động truyền thông chính sáchpháp luật về lao động

Từ những đặc điểm về nội dung và hình thức truyền tải thông tin trên báo điện

tử, trong cuốn “Báo mạng điện tử - Những vấn dé cơ bản”, TS Nguyễn Thi TrườngGiang, biên soạn năm 2011, tác giả đã đưa ra một số đặc trưng của báo mạng điện

tử bao gồm: Tính tức thời và phi định kỳ; tính tương tác cao; khả năng đa phươngtiện; khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin dễ dàng Không nằm ngoài những đặctrưng đó, hoạt động truyền thông chính sách pháp luật về lao động trên báo điện tửcủa TCCD cũng có những đặc điểm cơ bản của truyền thông trên báo điện tử, gồm:

Tính thời sự và tinh phi định kỳ

Đối với người làm báo điện tử, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của độc giảtrên khắp thế giới thì áp lực về vấn đề tin tức là rất lớn Trong đó, công chúng luônđòi hỏi thông tin phải mới, nhanh và tức thời Vì vậy, với bất kỳ thông tin báo chíđiện tử nào cũng đòi hỏi phải đảm bảo được yếu tố thời sự nhanh chóng, chính xác

Nhờ vào sự phát triển của công nghệ thông tin, sự phát triển nhanh chóng củakhoa học kỹ thuật; cùng sự tích cực, nhanh nhạy trong vấn đề chuyên đổi số tại các

cơ quan báo chí và đặc biệt là vai trò quan trọng của mạng toàn cầu internet, đã giúpcác nhà báo dé dàng tiếp cận nhanh chóng với nguồn thông tin dé viết bài và gửi vềtòa soạn thông qua hệ thống thư điện tử, mạng xã hội Với đường truyền internet có

36

Ngày đăng: 15/07/2024, 11:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w