Trong suốt 27 năm, công tác bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa quan thé di sản này vẫn diễn ra liên tục dé khu phố cô Hà Nội sẽ sống trường tồnmãi mãi với người Hà Nội nói riêng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN KHOA MOI TRƯỜNG, BIEN DOI KHÍ HẬU VA ĐÔ THỊ
NH TE @y, `
of ch
ZS
ors
CHUYEN DE THUC TAP
Chuyên ngành: Kinh tế và Quan lý đô thị
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Khánh Hằng
Lớp : Kinh tế và Quản lý đô thị
Khóa : 59
Hệ : Chính quy
Người hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Thanh Huyền
Hà Nội, tháng 11 năm 2020
Trang 2BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN KHOA MOI TRUONG, BIEN DOI KHÍ HẬU VA ĐÔ THỊ
CHUYEN DE THUC TAP
Chuyên ngành: Kinh tế va Quan lý đô thị
Đề lài:
ĐÈ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHAM BAO TON DI SAN
VĂN HÓA TẠI KHU PHO CO HÀ NỘI
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Khánh Hằng
Lớp : Kinh tế và Quản lý đô thị
Khóa : 59
Hệ : Chính quy
Người hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Thanh Huyền
Hà Nội, tháng 11 năm 2020
Trang 3MỤC LỤC0980096710577 1
CHUONG 1: CƠ SO LÝ LUẬN VE BẢO TON DI SAN VĂN HÓA 5
1.1 Tổng quan về Di sản văn hóa (DSVH]) -s-s°ssssessessses 5
].I.] Khái HIỆM ĂĂ Ăn kg ket 5
1.12 Đặc điểm va phân loại di sản văn NO -cccs«sss+sssxss 5
1.2 Bảo tồn di sản văn hóa -ssss©ssevssevseersersserseerserssersssrs 8
1.2.1 Một số khái NIM eeceeccccseessesssesssesssessssssesssesssessssssecssesssessssssesssecsseeseee 8
1.2.2 Tâm quan trọng của công tác bảo tôn di sản văn hóa - &1.2.3 Cơ sởpháp lý của công tác bảo tôn di sản văn hóa 101.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo tôn di sản văn hóa Il1.3 Kinh nghiệm bảo tồn DSVH của thế giới va địa phương khac 13
1.3.1 Kinh nghiệm bảo tôn làng cổ của Hàn Quốc -: 13
1.3.2 Bảo ton Phố cô Đồng Văn (Hà Giang): . -: 5:©55+ 14
CHƯƠNG 2: THUC TRANG BAO TON DI SAN VAN HÓA TẠI KHU PHO
000.7010077 16
2.1 Giới thiệu sơ lược về thành phố Hà Nội -° s s-sssss 16
2.2 Giới thiệu về khu phố cỗ Hà Nội - 2-2-5 s2 ©sscssesseessessss 16
2.2.1 Đặc điểm và giá trị của khu PhO CỔ -5- 2 2©5£+52+eececscsrzrszcez 162.2.2 Tình hình kinh tế- xã hội :- 2: 5: ©5¿©5£+S++EEcEE+ESEerxrrrerrerrrerxee 172.2.3 Những di sản văn hóa tại khu phố cổ Hà Nội 25555552 182.3 Thực trạng công tác bảo tồn di sản văn hóa tại khu phố cỗ Hà Nội 18
2.3.1 Công tác tuyên truyền và hợp tác quốc HỄ SG CS CS EEE1121121121111 xe T8
2.3.2 Công tác tu bồ, tôn tạo di tÍch: +©-+©e©+++E++Ee+E++rxerx+rerreerxee 222.3.3 Công tác xây dựng, cải tạo, sửa chữa công trình «~- 242.3.4 Công tác chỉnh trang các tuyến phố -+©z©cs+cs+cxeces+czrersez 25
2.3.5 Các công tác KNGC «cv TH nu ng ru 27
2.4 Đánh giá công tác bảo tồn DSVH tại khu phố cỗ Hà Nội 28
2.4.1 Các kết quả đạt ẨMỢC 5-55: SE SEEEEEEEEEE1212111111111211.1 xe 28
Trang 42.4.2 Các hạn chế và nguyên nhhÂN + + + ©£+S£+E£+E£+E££Ee£EeEEeEerrrssree 29
2.5 Những thuận lợi và thách thức của công tác bảo tồn di sản văn hóa tại
Khu phố cỗ Hà Nội trong tương lai -s- s2 ss©sssssssessessesssessesse 31
QSL TRUGH LOG n hố 31 2.5.2 In anẽnnố ốỐố 32
CHUONG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUA BAO TON DI SAN VĂN
HOA TẠI KHU PHO CO HÀ NỘI -°-5° 2° ss©ss©sseesseessessee 33
3.1 Định hướng bảo tồn DSVH tai Khu phố cỗ Hà Nội 33
3.2 Day mạnh hoạt động tuyên truyền giáo duc, hợp tác quốc tế 343.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ bảo tôn di sản văn hóa - 353.4 Ứng dụng khoa học công 1g hỆ «cv ngư, 37
3.5 Giải pháp KháC - KH HH HH HH kh 38
40009000575 — 40
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế quốc dân
Khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thi
Giảng viên hướng dẫn TS Nguyễn Thị Thanh Huyền
Em xin cam đoan nội dung bài chuyên đề tốt nghiệp về “Đề xuất các giải phápnhằm bảo tồn di sản văn hóa tại Khu phố cô Hà Nội” là do bản thân thực hiện,
không sao chép, căt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2020
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Khánh Hằng
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Kinh về và Quản lý Đô thị với đề tài “Đềxuất các giải pháp nhằm bảo tôn di sản văn hóa tại Khu phá cổ Hà Nội ” là thànhquả của quá trình thực tập và nghiên cứu nghiêm túc của bản thân cũng như sự
giúp đỡ, chỉ dẫn và khích lệ của thầy cô, gia đình và bạn bè
Xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Khoa Môi trường, Biến đổi khí
hậu và Đô thị tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo giúp đỡ em đề hoàn thiệnchuyên đề thực tập
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến TS Nguyễn Thị Thanh Huyềngiảng viên khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị đã đã luôn luôn nhiệt tình
giảng day, chỉ bao cho em trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện chuyên
đề thực tập của mình
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới toàn bộ anh chị hướng dẫn tại Ban quản
lý Phố cổ Hà Nội đã giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập lấy kinh nghiệm vàtrong cả việc cung cấp những số liệu và thông tin quan trọng để bài chuyên đề
được hoàn chỉnh.
Em xin chân thành cảm ơn.
Trang 7DANH MỤC TU VIET TATDSVH: Di sản van hóa
KPC: Khu phố cô
BQLPC: Ban quản lý phố cô
TLS: Công nghệ quét 3D laser mặt đất- Terrestrial Laser Scanning
LiDAR: Công nghệ quét ánh sáng - Light Detection and Ranging
UBND: Uy ban nhân dân
Trang 8DANH MỤC BANGBảng 2 1 Tống kết hoạt động ở Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cỗ Hà Nội
Bảng 2 2 Tổng hợp các hoạt động hợp tác quốc tế, giới thiệu và quảng bá disản KPC Hà Nội với các đối tác trong và ngoài nước giai đoạn 2015-2019 21
Bang 2 3 Téng hợp những công trình di tích được bảo tồn 23Bang 2 4 Tong hợp các dự án cải tạo, sửa chữa nhà ở kết hợp cửa hang 24
Bảng 2 5 Tổng hợp các dự án chỉnh trang tuyến phố giai đoạn 2015-2020 26
Bang 2 6 Công tác quan lý trật tự xây dung trong giai đoạn 2015-2019 27
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong vòng xoáy hiện đại hóa đô thị cùng với sự mở cửa giao thoa các nền
văn hóa quốc tế ở thế kỉ 21, việc bảo tồn và gìn giữ những di sản văn hóa mà thế
hệ trước dé lại trở nên thiêng liêng và quan trọng hơn bao giờ hết Các công trình
kiến trúc, những hiện vật lịch sử hay cả những ngành nghề đã tồn tại hàng ngànnăm nay đã thể hiện những nhận thức của chúng ta về tô tiên cội nguồn, về nhữnggiá trị cốt lõi của quốc gia Việt Nam và về cả lịch sử phát triển với nhiều thăng
trâm biên cô.
Mặc dù có diện tích chỉ 5.29 km2 — quận nhỏ nhất tại thành phố Hà Nội(Trung tâm dau tư xúc tiễn thương mai du lịch thành phố Hà Nội, 2017) nhưngquận Hoàn Kiếm là trung tâm hành chính — chính trị, kinh tế, văn hóa của thủ đô
và lịch sử quận đã gắn liền với lịch sử ngàn năm văn hiến xây dựng và gìn giữ
Thăng Long — Hà Nội Nơi đây có Khu phố cô Hà Nội được đánh giá là một khu
di tích đặc biệt về không gian văn hóa truyền thống vật thê và phi vật thé của thủ
đô, là khu di sản rất có giá tri về kiến trúc, văn hóa, lịch sử đặc trưng của Hà Nội
Chính vì hiểu được tầm quan trọng của việc gìn giữ và bảo vệ các di sản, ngay saukhi mở cửa nền kinh tế vào năm 1986 Nhà nước đã bắt đầu đặt ra vấn đề cần bảotồn khu phố cô (KPC) Hà Nội Công tác bảo tồn đã diễn ra từ năm 1993 khi UBND
thành phố Hà Nội có Quyết định số 3234/QD-UB về Quy định quản lý xây dựng
và bảo tồn KPC Hà Nội Đây là văn bản pháp lý đầu tiên về bảo tồn KPC, trong
đó có nêu phạm vi, đối tượng cần bảo tồn và công tác quản lý xây dựng trongKPC Trong suốt 27 năm, công tác bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa
quan thé di sản này vẫn diễn ra liên tục dé khu phố cô Hà Nội sẽ sống trường tồnmãi mãi với người Hà Nội nói riêng, và với dân tộc Việt Nam nói chung Một vài
bài nghiên cứu đề cập tới việc khai thác kiến trúc trong khu phố cô (KPC) Hà Nộinhằm khuyến khích phát triển mô hình du lịch bền vững, hay thực trạng phát triểncông trình mới trong không gian lịch sử tại phố cô, hoặc những đề xuất trong quyhoạch kiến trúc KPC Hà Nội nhưng ít bài trực tiếp nhắc đến công tác bảo tồn disản văn hóa tại nơi đây một cách trực tiếp Bước sang một thập ki mới đồng nghĩavới việc đối mặt với những khó khăn thách thức mới, việc nghiên cứu xem xét kĩ
lại nội dung của công tác bảo tồn di sản văn hóa sẽ giúp việc tôn tạo, khôi phục và
phát huy giá trị lịch sử văn hóa KPC Hà Nội hiệu quả hơn trong tương lai.
Chính vì lí do trên, em đã chọn dé tài “ĐÈ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM BAO TON DI SẢN VAN HÓA TẠI KHU PHO CO HÀ NOI” làm đề tài chuyên
đề tốt nghiệp của mình
Trang 102 Tổng quan nghiên cứu
Di sản văn hóa là một bộ phận quan trọng của văn hóa dân tộc, là tài sản quý
gid của mỗi dân tộc, là linh hồn, hạt nhân gan kết nhân dân Chính vi vậy, quản lý
di tích lịch sử nói riêng và di sản văn hóa nói chung là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của các cấp ban ngành chính quyền và của cả toàn dân Bàn về van débảo tồn di sản văn hóa, một vài tác giả đã nêu nổi bật những khó khăn cũng như
những yêu điêm của công tác này
Tác giả Vũ Hoài An (2015) đã chỉ ra những thuận lợi, khó khăn trong việc
quản lý bảo tồn di sản văn hóa ở Hội An trong bài báo trên tờ Phát triển Kinh
tế-Xã hội Bài viết đề cao những thuận lợi trong việc bảo tồn được đem lại phần lớnđến từ công tác quản lý nhà nước tốt, tuy nhiên phố cô Hội An cũng giống nhưmột vài phố cô khác đều gặp phải một vài hạn chế như thường xuyên phải đối mặt
sự xuống cấp của di tích, đối mặt với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt , nguồn kinhphí dé duy tri việc trùng tu và sự thiết hụt nguyên vật liệu truyền thống dé phuc vucho công tác tu bô bảo tồn Bài báo chỉ đưa ra nhận định về những thuận lợi va
khó khăn thách thức mà phố cô Hội An đang vướng mắc, chưa đưa ra giải phápkhắc phục
Tác giả Xuân Hướng (2019) đã nêu lên những hạn chế khó khăn vẫn tôn tạiđối với hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Một vài vướng mắc có
thể kế đến như nguồn nhân lực trong lĩnh vực di sản văn hóa còn yếu kém, năng
lực quản lý và chuyên môn chưa cao; thiếu sự đồng bộ giữa các bên liên quan trong
nhiệm vụ kiêm kê di tích, quy hoạch khảo cổ, tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích
Ở một số địa phương, các di sản văn hóa (DSVH) vật thé và phi vật thé chưa nhậnđược sự quản lý chặt chẽ, dẫn tới nhiều sai phạm Bên cạnh đó, các hình thức trưngbày, quảng bá di sản vẫn đi vào lỗi mòn cũ, chậm chạp đôi mới hình thức hoạt
động và nội dụng khiến cho các di sản trở nên thiếu hấp dẫn, chưa gắn kết được
với hoạt động du lịch Những hạn chế trên đã được tác giả tong hợp day đủ trongbài báo “Bảo vệ, bảo tôn di sản văn hoá: Quản lý thiếu chặt chẽ, nhiều sai phạm
van tiếp diễn ” trên Báo Văn Hóa điện tử
Phố cổ Hà Nội - khu vực chứa đựng giá trị rất lớn về văn hóa, lịch sử, kiếntrúc không chỉ với Thủ đô mà còn đối với cả nước Trước nhu cầu phát triển nhanhtrong những năm gan đây, việc bảo tổn, tôn tao di sản văn hóa trong khu phố cô
Hà Nội gặp nhiều thách thức và cần được sớm giải quyết đề hài hòa giữa sự phát
triên và bảo tôn cảnh quan văn hóa lịch sử của đô thị.
Trang 113 Mục tiêu đề tài:
Chú trọng nghiên cứu thực trạng hoạt động bảo tồn đi sản văn hóa(DSVH)trên dia ban Phó cô Hà Nội, nhận định được những khó khăn trong quá trình bảotồn gặp phải dé từ đó đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi giúp nâng caohiệu quả bảo tồn DSVH tai nơi đây trong thập ky mới
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu: quá trình thực thi công tác về bảo tồn di sản văn hóa
tại KPC Hà Nội
Pham vi nghiên cứu:
về mặt không gian: hoạt động bảo tồn di sản văn hóa tại KPC Hà Nội do
Ban quản lý Phố cô Hà Nội trực tiếp thực hiện
Về mặt thời gian: Thực trạng bảo tồn di sản văn hóa trong giai đoạn từ năm
2015- 2020.
5 Câu hỏi nghiên cứu
Đề đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, cần trả lời được những câu hỏi
Giải pháp nào dé gia tăng sự hiệu trong hoạt động bao ton di sản văn hóa trên
địa bàn KPC Hà Nội trong tương lai?
6 Phương pháp nghiên cứu
Dé hoàn thành bài chuyên dé của mình, em đã sử dụng tích hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu.
Đối với chương 1 “Cơ sở lý luận về bảo tồn di sản văn hóa” và chương 3
“Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo tồn di sản văn hóa tại khu phố cô Hà Nội , em
đã sử dụng kết hợp phương pháp phân tích lý thuyết và phương pháp tổng hợp lý
thuyết Cụ thể, phương pháp phân tích lý thuyết giúp tìm kiếm khai thác các khíacạnh khác nhau của lý thuyết để chọn lọc thông tin phù hợp phục vụ cho chuyên
đề thông qua nguồn sách báo hay những bài nghiên cứu của các tác giả Còn
Trang 12phương pháp tông hợp lý thuyết đã giúp gắn kết những mối quan hệ thông tin từ
các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thé dé tạo ra một hệ thong ly thuyét
mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu
Khi phân tích “Thực trạng bảo tồn đi sản văn hóa tại Khu phố c6(KPC) HàNội” ở chương 2, phương pháp liệt kê, chọn lọc và thống kê đã được sử dụng thôngqua các bảng tổng hợp về công tác bảo tồn di sản văn hóa tại KPC lấy từ nguồnBáo cáo tong kết cuối năm tại Ban quản lý phố cổ Hà Nội, phòng thanh tra Quận
7 Nguồn số liệu
Sử dụng nguồn số liệu thứ cấp: các số liệu, tài liệu liên quan đến tình hình
quan lý phố cô Hà Nội được lấy từ niên giám các năm, từ báo cáo tông kết cuốinăm của BQLPC Hà Nội, các phòng ban thuộc UBND quận Hoàn Kiếm
8 Kết cấu đề tai:
Nội dung của đề tài ngoài phần mở dau, kết luận, tài liệu tham khảo chuyên
đề gồm 3 phần chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về bảo tồn di sản văn hóa
Chương 2: Thực trạng bảo tồn di sản văn hóa tại khu Phố cô Hà Nội
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo tồn di sản văn hóa tại khu phố
cô Hà Nội
Trang 13CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE BAO TON DI SAN VAN HÓA
1.1 Tổng quan về Di sản văn hóa (DSVH)
1.1.1 Khái niệm
Trong đời sống văn hóa, di sản văn hóa là bộ phận nòng cốt, là nơi lưu giữkiên cố bản sắc dân tộc Đồng thời, đây cũng là cơ sở tiền đề quan trọng để sángtạo ra những giá trị văn hóa mới của xã hội hiện đại Có thể nói, di sản văn hóa làtổng thể những tài sản văn hóa truyền thống trong hệ thống giá trị của nó, được
chủ thé nhận biết và đưa vào sử dụng nhằm đáp ứng những nhu cầu và đòi hỏi củahiện tại Không phải tất cả các sản phâm văn hóa đều trở thành di sản văn hóa mà
chỉ những sản phẩm văn hóa nào hàm chứa những mặt giá trị tiêu biểu về lịch sử,văn hóa và khoa học đã được tích lũy, tinh lọc qua nhiều thế hệ trong suốt chiều
dai lịch sử dựng nước và giữ nước cua dân tộc mới xứng đáng được tôn vinh là di sản văn hóa.
Căn cứ vào Luật Di sản văn hóa của Việt Nam số 10/2013/QH12, ngày
23/07/2013, định nghĩa về bảo tồn di sản văn hóa quy định tại tại Điều 1 nêu rõ:
“Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thê, là
sản pham tinh than vật chat có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền
từ thế hệ nay qua thé hệ khác ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” Qua định nghĩanày ta có thê thấy, di sản văn hóa (DSVH) luôn luôn lưu giữ trong mình quá khứ,lịch sử hay còn có thể gọi là ký ức văn hóa của mỗi dân tộc DSVH Việt Nam là
là một bộ phận của DSVH nhân loại nói riêng và là tài sản quý giá của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam nói chung Nó có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước
và giữ nước của nhân dân ta DSVH là của cải, là tài sản quốc gia mà mọi công
dân phải có nghĩa vụ bảo vệ, giữ gìn.
1.12 Đặc điểm và phân loại di sản văn hóa
đựng vốn kinh nghiệm và tri thức sống của con người Ví dụ, biết bao kiến thức
sống mà chủ nhân đương thời đã gìn giữ trong trống đồng Ngoc Li Cụ thé như
những hình khắc và hoa văn phủ đầy trên mặt và tang trống phản ánh hình thái
Trang 14sinh hoạt vật chất và tinh thần của cư dân thời xưa, và ngay việc đúc đồng đã hé
mở cho chúng ta về vốn tri thức công nghệ luyện kim khi đó đã phát triển ở trình
độ khá cao.
Đặc trưng thứ hai là tính biểu tượng, đó là khả năng trình bày, diễn đạt một
ý nghĩa trừu tượng, sâu sắc bang một hình tượng cu thé Nhờ có tính biểu tượng
mà văn hóa nói chung và di sản văn hóa nói riêng giàu có, phong phú hơn rất nhiều
SO VỚI SỐ lượng các hiện vật hay hình tượng mà một nền văn hóa sản sinh ra Vìmột hình tượng, một hiện vật có thể chứa vô số lớp nghĩa khác nhau Tính biểutượng của văn hóa buộc con người khi giao tiếp với nhau phải có hiểu biết chung
về văn hóa, nó vừa là bản sắc của một nền văn hóa vừa là rào cản của những người
thuộc nhiêu nên văn hóa khác nhau khi giao tiép với nhau.
Đặc trưng thứ ba là tính sử liệu Bat cứ vật thé nào đại diện cho sự kiện lịch
sử trọng đại, một giai đoạn lịch sử tiêu biểu, hay một nhân vật lịch sử kiệt xuất đều
có thê trở thành di sản văn hoá Nó ghi dấu ấn của các sự kiện trọng đại đó Ngoài
ra DSVH còn cung cấp các dữ liệu, sử liệu phản ánh trình độ, quan niệm của mỗicộng đồng, mỗi dân tộc trong quá trình lịch sử Mỗi một tác phẩm hay một hiện
tượng văn hóa để trở thành di sản đều được lưu truyền qua nhiều thời đại lịch sử
khác nhau dé đến được với hiện đại Do có tính khả biến của văn hóa mà trên dòngchảy lịch sử các di sản này luôn tích hợp vào bản thân chúng những dấu tích củathời đại Vì vậy chúng chứa trong mình những sử liệu thuộc về nhiều lớp thời gianlịch sử khác nhau Ví dụ hệ thống lễ hội cổ truyền Khởi thủy hạt nhân của hệ thống
lễ hội cô truyền đều là các tín ngưỡng nông nghiệp, tín ngưỡng thờ tự nhiên, nhưng
trong quá trình dựng nước và giữ nước hệ thống này đã dung nạp, tích hợp nhiềuyếu tổ thời đại vào trong cả hạt nhân tín ngưỡng lẫn các nghi lễ, trò chơi vì vậy ta
mới có các lễ hội thờ các hiện tượng tự nhiên, thờ anh hùng dân tộc, thờ các ông
tổ nghề, các nghi lễ phồn thực và các nghi lễ Nho giáo
Mỗi sự vật sự việc không nhất thiết phải hội đủ cả ba tiêu chí trên, nhưng bắtbuộc phải có một tiêu chí đặc sắc, thì đối tượng hay sự vật ấy mới trở thành DSVH
1.1.2.2 Phan loại DSVH:
Trén thé giới, DSVH được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau
Phân loại theo kha năng thỏa mãn nhu cau hay theo muc dich sw dung cua DSVH:DSVH được chia thành DSVH vật chat va DSVH tinh thần DSVH vật chất là
những DSVH thỏa mãn nhu câu về vật chat của con người như nhà ở, quan áo, đô
Trang 15dùng, món ăn và DSVH tinh thần là các DSVH thỏa mãn nhu cầu tinh thần củacon người như văn chương, nghệ thuật, tri thức
Phân loại theo lĩnh vực hoạt động của con người: theo cách phân loại này mỗi
nhà nghiên cứu lại có cách phân chia DSVH riêng biệt, ví dụ như cách chia thành
4 lĩnh vực chính bao gồm:
“Văn hoá tài nguyên: Là những giá trị văn hoá được tạo nên bởi ứng xử của con người với thê giới tự nhiên như: cảnh quan, môi trường sinh thái, mặt đât, bâu trời, mây mưa, lũ lụt
+Văn hoá kỹ thuật, còn gọi là văn hoá hành vi: Là những giá trị được sinh ra
trong quá trình hoạt động — ứng xử - tạo tác kinh tế vào toàn bộ cơ sở vật chất —
trang thiệt bi kỹ thuật nhăm thoả mãn nhu câu vé ăn, mặc ,ở, di lại cua con người;
Văn hoá thân tộc còn gọi là văn hoá cơ chế: Là những giá tri được sinh ratrong quá trình và kết quả tạo tác nên bộ máy xã hội và cơ chế vận hành nó nhưcác thông tục, phong tục, tập quán, các định chế thiết chế xã hội (gia đình, công
sở, doanh nghiệp pháp luật, thê chế chính trị)
Văn hoá tư tưởng còn gọi là văn hoá tâm thức: là nhưng giá tri sinh ra trong
các quá trình hoạt động triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật và các cơ sở tâm
linh khác của con người.”
Cách phân loại DSVH phổ biến nhất và cũng là cách mà UNESCO và Luật
Di Sản Văn Hóa của Việt Nam 2013 áp dụng là phân loại dựa theo hình thái biểu
hiện của DSVH Theo tiêu chí này, DSVH được chia thành DSVH vật thể vàDSVH phi vật thé
Theo điều 4 của Luật DSVH/2013:
“ DSVH phi vật thé là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân,vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, théhiện ban sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tao va được lưu truyền từ thé
hệ này sang thế hệ khác băng truyền miệng, truyền nghé, trình diễn và các hình
thức khác.”
“DSVH vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, baogồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cô vật, bảo vật quốc
gia »
Trang 16Việc phân loại DSVH là một điều cấp thiết quan trọng mang tính khoa học,gop phan hỗ trợ, nâng cao hiệu quả trong hoạt động nghiên cứu, tu bổ, bảo tồn các
DSVH.
1.2 Bảo tồn di sản văn hóa1.2.1 Một số khái niệm
e Khái niệm bảo tồn
Theo từ điển tiếng việt, Bảo tồn có nghĩa là “gìn giữ (cái có ý nghĩa lịch sửthuộc tài sản chung), không dé bị mat mát, tổn thất”
e Khái niệm bảo tồn DSVH
Bảo tổn di sản (heritage preservation) được hiệu như là các nỗ lực nhằm bảo
vệ va gift gin sự tôn tại của di sản theo dạng thức von có của nó.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa luôn gắn kết chặt chẽ biện chứng Đó làhai lĩnh vực thống nhất, tương hỗ, chi phối ảnh hưởng qua lại trong hoạt động giữgìn tài sản văn hóa Bảo tồn di sản văn hóa thành công thì mới phát huy được cácgiá trị văn hóa Phát huy cũng là một cách bảo tồn di sản văn hóa tốt nhất (lưu giữgiá trị đi sản trong ý thức cộng đồng xã hội)
1.2.2 Tam quan trọng của công tác bảo ton di sản văn hóa
Trong Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) của Đảng, Nghị quyết đã khangđịnh nhiệm vụ bảo tồn di sản văn hóa trong bối cảnh mới ở nước ta “Di sản vănhóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ
sở dé sáng tạo những giá trị văn hóa mới và giao lưu văn hóa Hết sức coi trọngbảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian)văn hóa cách mạng bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” Các đi sản văn hóa
là những chứng tích của lịch sử nghìn năm văn hiến, lưu giữ lại những nét đẹp vềtruyền thống về bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam qua lớp lớp thế hệ, vì vậytrong thời đại ngày ngay, trước vòng xoáy quay cuồng CNH- HĐH và hội nhập
giao thoa muôn vàn văn hóa quốc tế, trước sự tàn phá của thời gian và chính conngười thì mối lo ngại về bản sắc dân tộc và các di sản có thể bị mai một, ton hai,lãng quên là điều vô cùng hợp lý Công tác bảo ton tôn tạo và phát huy giá trị lịch
sử văn hóa mang trong mình xứ mệnh quan trọng vì:
Trang 17Nó giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về bản sắc văn hoá của Việt Namthông qua phong thái của nghệ thuật kiến trúc, hiểu được tâm hồn của dân tộc, lốisông của cha ông qua các giá trị văn hoá tinh thần Giúp chúng ta mở rộng cánh
cửa dé tìm hiểu, nghiên cứu và giao lưu với các nền văn hoá của các dân tộc khác
nhưng không he đánh mat di bản sắc dâu ân riêng của dân tộc mình.
Bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá lịch sử không chỉ dé cho các thế hệ saumột bao tang sống dé tìm hiểu, nghiên cứu, học tập mà còn làm tăng giá trị của các
di tích nhằm khai thác, sử dụng, hoà nhập vào quá trình phát triển kinh tế xã hộicủa đất nước nói chung, của từng đô thị nói riêng đang có tính cạnh tranh rất caotrong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế Nó cũng chính là động lực rất mạnhthúc đây ngành Thuong mai- dịch vụ- du lịch, thu hút sự tham quan du lịch của rấtnhiều khách trong và ngoài nước Du lịch là cầu nối, tạo lập mối quan hệ giữa cácnền văn hoá khác nhau trên thé giới, doanh thu của du lịch sẽ được sử dụng choviệc tu bé di tích, chỉnh lý các bảo tàng, khôi phục và phát huy giá trị của các ditích văn hoá phi vật thé (thủ công mỹ nghệ, ca nhạc truyền thống ) Di sản văn
hoá của mỗi dân tộc ngưng đọng những chân giá trị của quá trình sáng tạo văn hoá,
là những biểu hiện khách quan của truyền thống lịch sử và đặc thù dân tộc, đồngthời là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, cơ sở của việc phát triển du lịch bềvững Vì vậy các di sản văn hoá được bảo tồn tôn tạo và phát huy hết giá trị lịch
sử văn hoá, bản sắc dân tộc sẽ tạo dựng sự phát triển tương lai của mỗi dân tộc từnhững mối liên kết đặc thù của quá khứ và hiện tại, góp phần lớn tạo nên nhữnghiệu quả kinh tế xã hội to lớn thông qua các hoạt động du lịch và qua đó càng thúcđây du lịch phát triển, thu hút được nhiều khách tham quan trong và ngoài nước
Và cứ như thế du lịch và bảo tổn tôn tao, phát huy giá trị văn hoá, xã hội, lịch sửcủa di sản sẽ gan bó chặt chẽ với nhau cùng thúc đây nhau phát trién
Nguyễn Hồng Hà(2004) cho rằng nhiều di sản văn hoá cả vật thé và phi vậtthé sẽ nhanh chóng bị huỷ hoại bởi thời gian, bởi môi trường thiên nhiên khắcnghiệt, bởi ý thức của con người nếu công tác bảo tổn tôn tạo di sản văn hoá khôngđược quan tâm, phát huy một cách thiết thực có hiệu quả Chúng ta phải có trách
nhiệm bảo vệ di sản trong vòng xoáy môi trường xã hội chứa đựng nhiều mặt tráicủa toàn cầu hoá và thị trường hoá
Có thể kết luận được rằng, việc gin giữ và bảo tồn các di sản văn hóa dân tộc
là thể hiện lòng tôn kính và trân trọng sức lao động của những thế hệ đi trước, thể
hiện niêm tự hào và tự tôn dân tộc cùng ý thức bảo vệ văn hóa, bảo vệ đât nước
Trang 18của môi cá nhân Những giá trị văn hoá lịch sử của các di tích chính là sức mạnh
nội sinh tiềm tang, thúc đây sự phát triển bền vững của một dân tộc
1.2.3 Cơ sở pháp lý của công tác bảo tôn di sản văn hóa
Đảng và Nhà nước Việt Nam đã luôn nhất quán chính sách là xây dựng Việt
Nam có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong gần 35 năm kê từ Đạihội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12- 1986) Một trong nhữngcông cụ thực thi chủ trương này là hệ thống pháp luật Hiện nay, một hành langpháp lý khá hoàn chỉnh, thống nhất giữa các cấp chính quyền về bảo tồn và pháttriển hệ thống di sản văn hóa như Luật Di Sản văn hóa đã được xây dựng và ban
hành vào 2013 Bên cạnh đó, Việt Nam còn có những nghị định như nghị định số
142/2018 về Quy định chi tiết một số điều Luật di sản văn hóa, Nghị định số
109/2017/NĐ-CP ngày 21/9/2017 của Chính phủ quy định về bảo vệ và quản lý disản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam
Tại hội nghị UNESCO “Bảo vệ di sản văn hoá của dân tộc”, Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc đã từng nhắn mạnh trong bài phát biéu rằng: “Đánh mắt di sản,
dù chỉ là một phần thì cũng chính là đánh mắt bản sắc của dân tộc ta” Di sản làmột phan của quá khứ, là kết tinh sức lao động và tinh than của cha ông còn lưu
lại cho đến ngày nay Bởi thế, giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc là trách
nhiệm của mỗi con người Theo Luật Di Sản 2013, mọi cá nhân đều có quyền và
nghĩa vụ tham gia bảo vệ và phát huy giá trị DSVH nhưng Nhà Nước sẽ đứng ra,
thay mặt nhân dân thực hiện công tác đó dưới sự kiểm soát của pháp luật và sự
dám sát của toàn dân.
Theo điều 9 của Luật di sản 2013, Nhà nước có quyền và nghĩa vụ đối với
DSVH như sau:
“Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nhăm nâng
cao đời sông tinh thân của nhân dân, góp phân phát triên kinh tê - xã hội của đât nước; khuyên khích tô chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đóng góp, tải trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa
Chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn
hóa.
Nhà nước đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nghiên
cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản
văn hóa.”
Trang 19Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đặc biệt nhan mạnh rang “ Tat cả nhữngngười làm công tác di sản, các cơ quan chức năng và nhân dân cần ý thức sâu sắc
ý nghĩa, sứ mệnh, các giá trị chiến lược của di sản trong việc vun đắp bản sắc dân
tộc, nuôi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, khối đại đoàn kết toàn dân, sức mạnh
mềm của Việt Nam trên toàn cầu cũng như chính nghĩa của chúng ta trước công
luận quôc tê”
Trong công tác Quản lý Nhà nước về DSVH quy định chỉ tiết tại điều 55, 56
của Luật Di sản văn hóa 2013, Chính phủ sẽ cùng với các bộ, cơ quan ngang bộ,
UBND các cấp, Hội đồng DSVH quốc gia phối hợp với nhau dé hoạt động bảotồn và phát huy giá trị DSVH diễn ra một cách hiệu quả và theo đúng pháp luật.Nội dung quản lý nhà nước về DSVH bao gồm:
“Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chínhsách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn
hóa.
Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
tuyên truyền, phô biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa
Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; dao tạo, bồi dưỡng đội ngũcán bộ chuyên môn về di sản văn hóa
Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
xử lý vi phạm pháp luật về đi sản văn hóa”
1.2.4 Các yếu t6 anh hưởng đến công tác bảo ton di sản văn hóa1.2.4.1 Tác động của Biến đổi khí hậu
Những năm gần đây, biến đổi khí hậu ngày càng tác động tiêu cực hơn vàảnh hưởng trực tiếp lên mọi lĩnh vực trong đời sống, đặc biệt đối với DSVH Nhiều
di tích đã phải “gồng mình” chống chọi với thời tiết cực đoan hoặc đối mặt với
Trang 20hiểm hoa bị hư hại nặng nề Bởi lẽ vậy, công tác bảo tồn các di sản vật thé trở nênkhó khăn hơn nhiều khi phải phục chế, tu bổ tôn tạo những công trình đã mat đinhiều giá trị kiến trúc chứa đựng trong nó
là rất cần thiết do có quá nhiều loại di tích cần quản lý Nếu các cấp chính quyềnquản lý di sản theo đúng khung pháp lý, cân thận hơn mỗi khi tham mưu cho cấpcao hơn phê duyệt dự án bảo tồn thì những trường hợp di sản bị xâm hại hoặc bảotồn sai cách sẽ ít xảy ra, từ đó thuận tiện hơn nhiều cho những công tác tu bé, khôiphục và phát triển giá trị của các di sản phi vật thẻ
1.2.4.3 Nguồn tài chính thực hiện bảo tồn
Hiện nay, công tác bảo vệ và quan lý di sản déu nhận được nguồn tài chính
đa phần lấy từ: Ngân sách nhà nước; Khoản thu từ phí tham quan được thực hiện
theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước; Khoản thu từhoạt động dịch vụ tại di sản thế giới; Tài trợ và đóng góp của tô chức, cá nhântrong nước và nước ngoài; Các nguồn tài chính hợp pháp khác Mỗi địa phươngcần có nguồn tài chính dành cho công tác tu bổ khôi phục di sản 6n định thì việcbảo tồn mới diễn ra đều dặn thường xuyên và đem lại hiệu quả tích cực Chínhquyền mỗi địa phường cần đa dạng hóa, làm phong phú hơn nguồn đầu vào chohoạt động bảo tồn, đặc biệt phải kêu gọi nguồn kinh phí từ xã hội hóa (từ các doanh
nghiệp tư nhân).
1.2.4.4 Sự ủng hộ của người dân đối với việc bảo ton DSVH
Nhân dân là những người sống gần các DSVH và là những người chịu tácđộng khi công tác bảo tồn tôn tạo diễn ra Bởi vậy nếu có nhận thức day đủ vềtrách nhiệm cá nhân đối với việc bảo tồn di sản thì họ sẽ ủng hộ, hỗ trợ các đề án
dự án bảo tồn Những xung đột, tranh cãi từ đó sẽ ít xảy ra hơn, tiễn độ thực hiện
tu bồ tôn tạo diễn ra thuận lợi hơn và nhiều công trình sẽ được tu bé hơn Bên cạnh
đó, nhân dân là người trực tiếp quyết định sự tồn vong của những di sản phi vật
thê và sự quảng bá rộng rãi của những DSVH này ra quôc tê Vì vậy, việc bảo tôn
Trang 21Hàn Quốc được biết đến là một quốc gia trù phú với một kho tàng di sản văn
hóa tồn tại lâu đời Hiện nay, chính phủ đang cung cấp nguồn vốn bảo tồn cho
khoảng 170 ngôi làng cô Hai ngôi làng cô là Yangdong năm ở thành phố Gyeongju
và Hahoe năm ở thành phố Andong tỉnh Bắc Gyeongsang đều đã ra đời từ gần 600năm trước nhưng cho tới nay, khối tài sản cổ này vẫn được bảo tồn một cáchnguyên vẹn khỏi sự xâm phạm của cảnh vật xung quanh từ cuộc sống hiện đại như
bê tông, đường nhựa, đường sắt và sự trỗi dậy của những tòa nhà chọc trời Năm
2010, UNESCO đã trao tặng danh hiệu “Di sản thế giới” cho hai ngôi làng cô đặcbiệt này của Hàn Quốc Báo cáo của UNESCO đã chứng minh được răng hai ngôi
làng cổ Yangdong va Hahoe vẫn lưu giữ được lối sống truyền thống và kiến trúcđộc đáo, dựa trên Nho giáo và thuyết phong thủy xưa Dé có được cũng như duytrì được danh hiệu đó, hiếm ai biết được rằng nhân dân và chính quyền Hàn Quốc
đã trải qua nhiều nỗ lực cải cách phương thức quản lý, củng cô hệ thống văn bảnpháp lý về chính sách bảo tồn làng cổ trung và dài hạn, liên tục hàng năm triển
khai các dự án trùng tu Từ năm 1984 Hahoe và Yangdong đã được chính phủ Hàn
Quốc đưa vào diện cần được bảo tồn theo Luật Bảo vệ di sản Quốc gia Nhữngkhoảng thời gian dai sau đó, các cơ quan hữu quan củng có hệ thống văn bản pháp
lý về chính sách bảo tồn di sản trung và dài hạn, đưa ra các kế hoạch và dự án trùng
tu bảo tồn liên tục hai ngôi làng dân gian này Việc trùng tu, bảo tồn được đặt trongquan thé toàn diện gồm gìn giữ không gian rừng bao quanh, hệ thống cây xanh,đường ven sông, phát triển du lịch thân thiện môi trường
Bên cạnh đó, các địa phương tích cực tô chức các sự kiện thường niên nhăm
nâng cao nhận thức của mọi tâng lớp xã hội, tạo môi trường điêu kiện cho người
dân trân trọng những di sản mình đang năm giữ, đông thời, cũng tôn vinh và xử
phạt nghiêm khắc các hành động trái với pháp luật với di sản của quốc gia
Theo đó, các cuộc thi sáng tác dưới nhiều hình thức như vẽ tranh, bài hát, thiviết phóng sự các hoạt động liên quan đến công tác bảo tồn di sản được tô chứchàng năm bởi chính quyền địa phương Cùng với các cuộc thi này, thanh niên đãđược tiếp cận hơn tới nhiều hoạt động thực té cũng như qua các bai giảng, dao tao,
Trang 22họ đã hiéu được s tâm quan trọng của di sản vật thê và phi vật thê của quôc gia và
từ đó có ý thức tuyên truyền cho cộng đồng quốc tế
1.3.2 Bảo ton Phố cô Đông Văn (Hà Giang):
Bảo tồn gắn với phát triển kinh tế
Năm ở vị trí trung tâm của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá ĐồngVăn, phố cô Đồng Văn là một công trình kiến trúc cô độc đáo với những khu nha
cổ, khu thương mại cổ đã được xây dựng cách đây hơn 100 năm Vào năm 2011,
dãy phố cổ này đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng và khát khao kiếm
tìm nguồn kinh phí dé các dự án trùng tu bảo tồn có thé được diễn ra
Việc tiếp cận tới kiến thức kiến trúc về những căn nhà cô cũng như thấu hiểu
được giá trị của chúng gần như là điều không thể đối với những người dân tộc
thiểu số ở đó lúc bay giờ Bởi vậy, đối với những gia đình có điều kiện kinh tế khá
giả hơn, họ đã tự sửa chữa ngôi nhà theo ý cá nhân chủ quan Còn những hộ gia
đình khó khăn hơn về mặt thu nhập thì đành sống chung với nỗi lo sợ những căn
nhà cổ kính ấy có thé sập bat cứ lúc nào Người dân sống trong phố cô Đồng Văn
gặp vô vàn khó khăn khi phải lựa chọn giữa hai phương án đều đem lại bat lợi cho
ho: một là phải g1ữ nguyên hiện trạng hư hỏng của căn nhà và hai là phải huy động
đủ đủ kinh phí dé sửa nhà theo đúng kiểu kiến trúc cô Vì chưa được quy hoạchtổng thể, một số căn nhà hiện đại mới được xây dựng đã đe dọa phá vỡ không gian
khu phố cô
Những năm sau đó, chính quyền và người dân thị tran Đồng Văn chung taythực hiện một sỐ dự án nhằm việc phát huy những lợi thế của phố cô Đồng Văngắn với bảo tồn nguyên trạng di tích văn hóa Những hộ kinh doanh và doanhnghiệp đang đầu tư tại đây đều có chung quan điểm phát triển dịch vụ du lịch làcách dé phát huy các giá trị phố cé mang lại Năm 2013, Dự án tu bổ cấp thiết ditích phố cổ Đồng Văn, tỉnh Hà Giang được giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Dulịch tỉnh Hà Giang làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí đầu tư hơn 66 tỷ đồng từnguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, vốn ngân sách địa phương
và các hộ dân có nhà được tu bố đóng góp dé thực hiện Dự án có tổng số 31 ngôinhà cần được tu bồ, cải tạo và 4 năm sau đó, về cơ bản những ngôi nhà năm trong
dự án đã được tu bỏ, cải tạo, giúp giải quyết tinh trạng nhà xuống cấp có nguy cơsup đồ Nhiều ngôi nhà đã được chuyên đổi mục đích sử dụng dé phuc vuhomestay, nhà hàng phục vu du lich cho du khách Kiến trúc cổ cùng những bàytrí đơn giản, gần gũi với cuộc sống đời thường của người dân tộc trong những cănnhà “cũ” lại thu hút du khách hơn bao giờ hết
Trang 23Nhà nước và chính quyền địa phương có chính sách, định hướng bảo tồn vàcung cấp một phần kinh phí cho các dự án nhưng quan trọng nhất là cần có sự ủng
hộ, hợp tác của các hộ gia đình trực tiếp sông ở nơi đó và các doanh nghiệp tư nhân
có tầm nhìn dài hạn Ba gian chợ cô Độc Văn đã được dựng theo mô hình độc đáonhưng không can thiệp vào kiến trúc chợ mà vẫn tạo ra điểm nhắn bởi công ty Cổphần Nano Phạm Gia - một trong những doanh nghiệp đang trực tiếp đầu tư vào
Hà Giang Mô hình chợ cổ sau khi được khôi phục một cách ấn tượng đã thu hút
du khách tới thăm quan mua sắm những sản vật đông vui hơn trước
Trang 24CHƯƠNG 2: THUC TRANG BẢO TON DI SAN VAN HOA
TAI KHU PHO CO HA NOI
2.1 Giới thiệu sơ lược về thành phố Hà Nội
Hà Nội là thủ đô, là trung tâm chính tri, văn hóa, giáo duc của nước Việt
Nam Lịch sử Hà Nội gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam qua nhiều
đời vua và biết bao nhiêu cuộc chiến tranh kháng chiến Thành phó Hà Nội hiện là
thành phố trực thuộc trung ương với diện tích lớn nhất cả nước 3359 km? sau khiquyết định sát nhập tỉnh Hà Tây vào, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì
về dân số với hơn 8 triệu người (năm 2019) sau thành phố Hồ Chí Minh Mật độ
dân số của Hà Nội là 2.398 người/km2, mật độ giao thông là 105,2 xe/km? mặtđường Hiện nay, Hà Nội là một trong hai đô thị loại đặc biệt của Việt Nam.
Năm 2019, Hà Nội là đơn vị hành chính Việt Nam xếp thứ 2 về Tổng sảnphẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 8 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 41
về tốc độ tăng trưởng GRDP GRDP đạt 971.700 tỉ Đồng (tương ứng với 41,85 tỉUSD), GRDP bình quân đầu người đạt 120,6 triệu đồng (tương ứng với 5200USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,62%
2.2 Giới thiệu về khu phố cỗ Hà Nội
2.2.1 Đặc điểm và giá trị của khu phố cổ
Khu phố cô (KPC) Hà Nội nằm tại nằm tại trung tâm quận Hoàn và là khuvực đô thị được hình thành từ lâu đời của Hà Nội Căn cứ vào quyết định số 70
BXD/KT-QH ngày 30 tháng 3 năm 1995 của Bộ Xây dựng, KPC Hà nội được xác
định có phạm vi như sau: “phía Bắc là phố Hàng Đậu; phía Tây là phố PhùngHưng: phía Nam là các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng: phía
Đông đường Trần Quang Khải và đường Trần Nhật Duật.”
KPC Hà Nội nằm vị trí đặc biệt trong nội đô lịch sử và Thủ đô Hà Nội Đây
là một Di sản đô thị có kiến trúc độc đáo với nhiều phố nghề thủ công truyền thống,phố chuyên doanh, nhiều công trình kiến trúc đặc biệt và những di tích lịch sử, văn
hóa, mang dấu ấn văn hóa của các mốc thời kỳ Phố cô Hà Nội mang trong mìnhnguồn DSVH vật thể, phi vật thể phong phú đa dạng và đã được xếp hạng Di tích
lịch sử Quốc gia năm 2004 Khu phố là niềm tự hào, say mê và quan tâm sâu sắc
của mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là người Hà Nội ngày nay.
Trang 25» Giá tri văn hóa
Trong lòng phố cổ còn bảo lưu một kho DSVH rất đa dạng Trong những ditích được thông kê có 25 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia với đủ loại hình: đền,chùa, hội quán, am, miếu Nét đặc trưng của phố cô còn thé hiện qua các phốnghề gắn kết với nhiều làng nghề nổi tiếng của đồng bằng Bắc Bộ Hà Nội 36 phốphường là những con phố mang tên “Hàng” và người dân lại lấy chính sản phẩmbuôn bán ở đó để đặt tên cho phố luôn như: Hàng Bạc, Hàng Thùng, Hàng Mã,Hàng Lược, Văn hóa 4m thực tại KPC góp phần tạo nên phong vị và sắc tháiriêng cho Hà Nội Có thê kề ra một số món ăn nổi tiếng như: Chả cá Lã Vọng, Phở
Thin, Phở xào Bát Dan, khu 4m thực Tạ Hiện, Lễ hội truyền thống, các loại hình
ca múa nhac dân gian từ ba miền Bắc-Trung-Nam như múa tối, ca trù, quan họ,hát chèo, tuồng, cải lương cũng chiếm vi trí quan trọng và có tác động tích cực,sau rộng trong đời sông tinh thần của cộng đồng dân cư Mot trong những lễ hộinoi tiếng phải ké tới là Lễ hội Đền Bạch Mã thờ Thần Long Đỗ- một trong những
tứ tran linh thiêng của Thăng Long- Hà Nội.
* Giá trị kiến trúc
KPC có kiến trúc khá độc đáo Từ thời pháp, khu phố đã được xây dựng quyhoạch theo mạng lưới chi chít dọc ngang kiểu bản cờ, các đường phố đều thông
nhau và gần như không bao giờ bị ùn tắc hàng dài như những phó hiện nay
Đi ngang qua phố cô, nhiều ngôi nhà vẫn giữ nguyên những nét rêu phongtrước sự thay đổi của cả không gian lẫn thời gian Nơi đây các nhà hai bên đườngđều làm theo kiểu nhà hình ống nên thường có trần khá thấp, bề ngang hẹp nhưng
có chiều dài sâu, thường có sân chung, lô nhô nối tiếp nhau từ dãy phố này đếndãy phố khác Những lối đi nhỏ bên trong căn nhà và gạch xây dựng có khi thông
ra một cái ngõ hoặc con phố khác, Nhà ống ở khu Phố Cổ Hà Nội là ngôi nhà
đa chức năng, vừa phục vụ dé sản xuất sản phâm thủ công, vừa cửa hàng kinhdoanh, và cũng là nơi sinh hoạt gia đình Nhà cạnh nhà, liền mái, liền tường, sumvầy nâng đỡ nhau trở thành hình ảnh quen thuộc chả lẫn vào đâu giữa lòng Thủ
đô.
2.2.2 Tình hình kinh té- xã hội
Đã từ lâu, KPC đã được tổ chức quy hoạch, phát triển các tuyến phố chuyêndoanh, phố nghề truyền thống, thiết lập các khu vực mua sắm tập trung, trung tâmthương mại, chợ, điểm mua sắm dé phục vụ nhu cầu của du khách Các hoạt độngkinh doanh bán hàng, ăn uống trên địa bàn quận được tô vào tất cả các ngày trong
Trang 26tô chức vô hạn thời gian vào tat cả các ngày trong tuần Dé án này hứa hẹn sẽ mang
lại nguồn thu nhập lớn cho các hộ kinh doanh lẫn nguồn thu ngân sách cho quận
2.2.3 Những di san văn hóa tại khu pho cổ Hà NộiKPC Hà Nội dang nắm giữ một kho tàng di sản vật thé và phi vật thé đồ sé
DSVH vật thé của KPC Hà Nội là các công trình có giá trỊ lịch sử; nhữngngôi nhà cô có giá trị; không gian công cộng, canh quan, môi trường xung quanh
Cu thé hơn, KPC chứa dung 121 di tích( trong đó có 96 di tích lịch sử văn hóa và
các công trình tôn giáo tín ngưỡng, 25 di tích lịch sử cách mạng), 205 công trình
nhà ở có giá trị đặc biệt và 348 công trình nhà ở có giá trị(theo Quyết định số
6398/2013/QD-UBND), 79 tuyến phố và 83 ô phố thuộc khu bảo tồn cấp I và cap
II, vòm cầu Phùng Hưng, (chỉ tiết tại phụ lục bảng số 1,2,3) Trong 121 di tích,hiện nay có 12 di tích được xếp hạng quốc gia, chiếm 9.9% tống số di tích
DSVH phi vật thé gồm những những ngành nghề thủ công, những sản phẩm
mỹ nghệ truyền thống, âm thực truyền thốn, lễ hội truyền thống, các loại hình vănnghệ truyền thống,
2.3 Thực trạng công tác bảo tồn di sản văn hóa tại khu phố cỗ Hà Nội
2.3.1 Công tác tuyên truyền và hợp tác quốc tế
Trang 27e _ Công tác tuyên truyền
Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trong KPC rất được chú
trọng thông qua việc UBND quận Hoàn Kiếm thường xuyên đốc thúc triển khaicác đề án bảo tồn tôn tạo một cách bài bản và nghiêm túc Nhiều giải pháp được
áp dụng dé thu hút mạnh mẽ nguồn vốn xã hội hóa và sử dụng hiệu quả nguồn vốn
ngân sách quận phục vụ triển khai các hoạt động văn hóa lễ hội, các cuộc triển lãm, hội thảo tọa đàm, khôi phục các lễ hội truyền thống Những hoạt động bảotồn văn hóa nghệ thuật truyền thống, nghiên cứu, trình diễn nghề thủ công truyềnthống diễn ra tại các điểm di tích do Ban quan lý Phố cô(BQLPC) Hà Nội quan lýthu hút nhiều người dân đề tìm hiểu và thăm quan
Đề án “Nghiên cứu, tô chức lễ hội truyền thông trong Khu phố cô và khu vực
hồ Hoàn Kiếm” đã được xây dựng bởi quận Hoàn Kiếm phối hợp với Hội Di sảnVăn hóa Thăng Long Hà Nội Cụ thể hơn, đề án chấp thuận bảo tồn 14 lễ hội( gồm
lễ hội cấp Quận và cấp Phường) Các lễ hội được khôi phục đã thu hút người dân
đến tham dự được gắn với các ngày lễ lớn có thé ké đến như: Lễ hội Vua Lê đăng
quang, lễ hội Đình Yên Thái, lễ hội Kim Hoàn tại Đình Kim Ngân, lễ hội Trung
thu Phố cé, và một vài dự án phi vật thé như Văn hóa trà Việt, Giới thiệu nghề
May tre với nghệ thuật sắp đặt, Giới thiệu các dòng gốm
Công tác tuyên truyền về bảo tồn và phát huy giá tri di sản KPC duoc tổ chứcdưới nhiều hình thức phong phú, diễn ra cùng với các dịp lễ, tết hay các sự kiệnchính trị như: Biểu diễn các loại hình nghệ thuật truyền thống: giới thiệu nghé thủcông truyền thống; giới thiệu 4m thực; giới thiệu văn hóa trà, các nghề tơ lụa, sen
tơ, bạc, đồng, mây tre dan Cac sự kiện diễn ra tại đình Đồng Lạc, đình Kim Ngân,
Ngôi nhà Di sản, Trung tâm Thông tin di sản Phố cổ, Trung tâm giao lưu Văn hóaphố cé, thu hút đông đảo sự quan tâm của nhân dân, du khách quốc tế và quốc
noi.
Đặc biệt, sau khi di vào hoạt động ké từ 2015, Trung tâm giao lưu Văn hóa
Phố cổ Hà Nội đã tô chức nhiều triển lãm trưng bày, các budi biểu diễn, các cuộchội thảo, toa đàm phục vụ công tác tuyên truyền dé bảo tồn va phát huy giá trị lịch
sử văn hóa KPC Hà Nội.
Trang 28(Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm tại BQLPC Hà Nội các năm
2017,2018,2019 và báo cáo 3 quý cua năm 2020)
Trong giai đoạn từ 2015-2019, trung bình mỗi năm có khoảng 15 buổi triểnlãm, diễn ra nhiều nhất vào 2016 lên tới 20 buổi Do ảnh hưởng của dịch Covid 19
và lệnh giãn cách xã hội, 9 tháng đầu năm 2020, Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố
cô Hà Nội mới tổ chức được 2 cuộc triển lãm Những buổi tọa đàm, hội thảo hãybiểu diễn được tô chức với tần suất rất ít, chỉ 2-3 lần/năm, riêng năm 2019 thì có
sé lượng cao nhat Tong két lai hoat động 5 năm va 9 thang của 2020, số cuộc trién
lãm nhiều hơn gần gấp 3 lần số cuộc tọa đàm hội thảo và biéu diễn tại Trung tâm
văn hóa.
Việc mở rộng phố đi bộ xung quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm và KPC vào
những ngày cuối tuần ké từ 2016 đã khuyến khích những hoạt động văn hóa nghệthuật truyền thong và đương đại, hoạt động trò choi dân gian cho trẻ em, Trong
giai đoạn 2015-2020, hơn 400 buổi biểu diễn quảng bá những giá trị lịch sử văn
hóa của di sản đã diễn ra tại không gian đi bộ mở rộng này.
Bên cạnh Phố đi bộ, không gian nghệ thuật phố Phùng Hưng đã trở thành
điểm đến thú vị mới cho người dân địa phương, du khách quốc tế và quốc nội ké
từ 2018 Nơi đây nỗi tiếng với những bức tranh bích họa khắc hoa lại Hà Nội củamột thời bao cấp xưa cũ Nhiều sự kiện đặc sắc như trình diễn thời trang, Tết trung