1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện nho quan tỉnh ninh bình

81 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai trên địa bànhuyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đến năm 2025 và những năm tiếp theo...593.2.1 Giải pháp về ban hành các văn bản

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

ĐINH TUẤN ANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀNHUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

ĐINH TUẤN ANH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀNHUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH

Chuyên ngành: Quản lý kinh tếMã số: 8310110

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học:PGS.TS HÀ VĂN SỰ

HÀ NỘI, NĂM 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu, kết quả nghiên cứu nêu trong đề án là trung thực và chưa từng được aicông bố trong bất kì công trình nào khác.

Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện báo cáo nàyđã được cảm ơn đầy đủ và các thông tin trích dẫn trong báo cáo này đã đượcghi rõ nguồn gốc./.

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Tác giả

Đinh Tuấn Anh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học ThươngMại đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành bài đề án này Đặcbiệt tác giả xin trân trọng cảm ơn thầy giáo hướng dẫn PGS,TS Hà Văn Sự đãhết lòng hướng dẫn tác giả hoàn thành đề án.

Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Uỷ ban nhân dân huyện Nho Quan,phòng Kinh tế Hạ tầng, phòng Tài nguyên Môi trường, Văn phòng đăng kýđất đai đã tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong việc thu thập thôngtin, tài liệu trong quá trình thực hiện đề án.

Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, chia sẻ khókhăn và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoànthành đề án này.

Do tác giả còn những hạn chế và kiến thức, kinh nghiệm, thời gian vàtài liệu nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong đề án Vì vậy, tác giảrất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý, chỉ đạo của các Thầy cô và đồngnghiệp Mọi sự góp ý đó chính là sự giúp đỡ quý báu để tác giả nhận ra hạnchế, thiếu sót của bản thân, từ đó cố gắng hoàn thiện hơn trong quá trìnhnghiên cứu và công tác sau này.

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2024

Tác giả

Đinh Tuấn Anh

Trang 5

2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án 3

3 Đối tượng và phạm vi của đề án 4

4 Quy trình và phương pháp thực hiện đề án 4

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề án 6

6 Kết cấu đề án 6

Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCVỀ ĐẤT ĐAI 8

1.1 Cơ sở lý thuyết về quản lý Nhà nước về đất đai 8

1.1.1 Khái niệm quản lý Nhà nước về đất đai 8

1.1.2 Vai trò và nguyên tắc quản lý Nhà nước về đất đai 8

1.1.3 Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn cấp huyện 10

1.1.4 Nội dung của quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn cấp huyện 10

1.1.5 Công cụ quản lý Nhà nước về đất đai 16

1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về đất đai 17

1.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất đai tại một số nước trên thế giới và bàihọc kinh nghiệm cho huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình 20

1.2.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất đai tại một số nước trên thế giới 20

1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình 24

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊABÀN HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH 25

2.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Nho Quan 25

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 25

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội giai đoạn 2019 - 2023 28

2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Nho Quan 32

Trang 6

2.2.1 Khái quát bộ máy quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Nho Quan 32

2.2.2 Thực trạng một số nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện NhoQuan 34

2.3 Đánh giá chung về một số nội dung quản lý nhà nước nhà nước về đất đai trênđịa bàn huyện Nho Quan 53

2.3.1 Những kết quả đạt được 53

2.3.2 Tồn tại, hạn chế 55

Chương 3 GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀNƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHO QUAN ĐẾN NĂM 2025VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO 57

3.1 Bối cảnh và phương hướng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện NhoQuan đến năm 2025 và những năm tiếp theo 57

3.1.1 Bối cảnh của quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Nho Quan đến năm2025 và những năm tiếp theo 57

3.1.2 Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện đếnnăm 2025 và những năm tiếp theo 57

3.2 Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai trên địa bànhuyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đến năm 2025 và những năm tiếp theo 59

3.2.1 Giải pháp về ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đấtđai và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành 59

3.2.2 Giải pháp về quản lý việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.603.2.3 Giải pháp về quản lý thu hồi đất 60

3.2.4 Giải pháp về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện Nho Quan 61

3.2.5 Giải pháp về thống kê đất đai 62

3.3 Nhiệm vụ và tổ chức thực hiện đề án 63

KẾT LUẬN 64PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

2 GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất3 GPMB Giải phóng mặt bằng

4 HĐND Hội đồng nhân dân5 QLNN Quản lý nhà nước

7 TN&MT Tài nguyên và môi trường

Trang 8

DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ

Hình 2.1 Bản đồ vị trí địa lý huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình 25

Bảng 2.1 Kết quả thực hiên các chỉ tiêu chủ yếu 29

Bảng 2.2 Tổng hợp một số văn bản về quản lý & sử dụng đất huyện Nho Quan banhành trong giai đoạn 2023-2023 36

Bảng 2.3 Đánh giá về việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sửdụng đất đa và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành 38

Bảng 2.5 Đánh giá về công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đấttại huyện Nho Quan 41

Bảng 4.6 Kết quả thu hồi đất tại huyện Nho Quan giai đoạn 2021-2023 42

Bảng 2.7 Đánh giá về việc thực hiện công tác thu hồi đất 45

Bảng 2.8 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện Nho Quan 47

Bảng 2.9 Đánh giá một số nội dung liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất 49

Bảng 2.10 Số liệu thống kê đất đai huyện Nho Quan giai đoạn 2021-2023 52

Trang 9

TÓM TẮT ĐỀ ÁN

Tại chương 1 đề án, cơ sở dữ liệu được thu thập từ hệ thống các văn bản phápluật, các nghiên cứu có liên quan làm căn cứ xác định khung lý thuyết quản lý nhànước về đất đai trên địa bàn cấp huyện Các phương pháp chủ yếu được sử dụng ởbước này là phương pháp tổng hợp, mô hình hóa.

Khi viết về thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh NinhBình từ năm 2019 – 2023 tại chương 2, số liệu về quản lý đất đai được lấy từ cácBáo cáo của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nho Quan, Văn phòng đăngký đất đai huyện Nho Quan Thu thập thông tin, số liệu sơ cấp thông qua khảo sátbằng phiếu hỏi được phát trực tiếp hoặc thông qua email đối với cán bộ, công chứcchịu trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại tỉnh Ninh Bình và huyện NhoQuan Các phương pháp chủ yếu được sử dụng ở bước này là phương pháp thốngkê, phân tích, so sánh Phương pháp thống kê giúp thu thập thông tin, số liệu từ cáctài liệu khác nhau để phân tích, so sánh Kết quả thu được sẽ giúp khái quát đượcđặc trưng của tổng thể

Sử dụng các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, tiến hành phân tích thực trạng quản lýnhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Nho Quan trong giai đoạn 2019 – 2023.Đồng thời, đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, giải thích nguyên nhân dẫn đếnnhững điểm yếu

Tại chương 3, trên cơ sở các hạn chế và nguyên nhân, xác định các thuận lợi,khó khăn, giải pháp và tổ chức hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai trên địa bànhuyện Nho Quan đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

Trang 10

MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề án

Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia,là điều kiện đầu tiên và là nền tảng tự nhiên của bất kỳ một quá trình sản xuất nàođặc biệt là sản xuất nông nghiệp Đất đai còn là thành phần quan trọng nhất của môitrường sống, là địa bàn phân bổ của các khu dân cư, xây dựng các công trình kinh tếvăn hóa xã hội, an ninh và quốc phòng

Đất đai có vai trò quan trọng góp phần tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo(Clover & Eriksen, 2009; Deininger, 2003) Đất đai là sản phẩm của tự nhiên nên bịgiới hạn về số lượng, con người có thể cải tạo tính chất của đất, thay đổi mục đíchsử dụng đất song lại không thể làm tăng hay giảm diện tích đất theo ý muốn Dướitác động của nền kinh tế thị trường, tình hình gia tăng dân số như hiện nay cùng vớisự phát triển của xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đãdẫn đến nhu cầu đất đai ngày một tăng và đã gây áp lực ngày càng lớn tới đất đai.Do vậy, quản lý Nhà nước về đất đai là cần thiết ở bất kỳ quốc gia nào, đặc biệt, trởthành một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước để đảm bảo sựdựng đất đúng mục đích tiết kiệm hợp lý đạt hiệu quả cao và bền vững

Trong quá trình đổi mới từ năm 1986 đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã banhành nhiều văn bản pháp luật nhằm bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất củaNhà nước, đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng đất đai đúng mụcđích, hiệu quả cao và tuân thủ theo pháp luật Từ Luật Đất đai năm 1987, Luật Đấtđai năm 1993; Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Đất đai 1998, 2001,Luật đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013, đặc biệt, ngày 18/01/2024, tại Kỳhọp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Đất đai 2024 thaythế Luật Đất đai 2013, có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 đã tạo hành lang pháp lý đưacông tác quản lý đất đai dần dần đi vào nề nếp, việc sử dụng đất đai ngày càng cóhiệu quả hơn (Quốc hội, 1987, 1993, 1998, 2001, 2003, 2013a, 2024).

Huyện Nho Quan là cửa ngõ quan trọng của tỉnh trong việc giao lưu pháttriển kinh tế - xã hội với các tỉnh vùng Tây Bắc, vùng đồng bằng Bắc bộ Trongnhững năm qua, trên địa bàn huyện đã và đang diễn ra quá trình công nghiệp hóa,đô thị hóa dẫn đến nhu cầu sử dụng đất của các ngành ngày một gia tăng, do đó

Trang 11

quá trình biến động về đất đai rất lớn, đặc biệt là việc chuyển mục đích sử dụng đấttừ đất nông nghiệp sang các loại đất khác như đất sản xuất kinh doanh, đất giaothông, thủy lợi, đất ở Tuy nhiên quá trình quản lý chưa theo kịp tốc độ phát triển,hồ sơ địa chính bị lạc hậu chưa được cập nhập số hóa, tình hình đơn khiếu nại tốcáo liên quan đến đất đai lớn Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện luật đất đaicũng như các quy định khác của huyện Nho Quan vẫn còn nhiều hạn chế trong khâutổ chức thực hiện Việc tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật chưa kịpthời; việc quản lý giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất chưa thựchiện tốt dẫn đến tình trạng còn sử dụng đất sai mục đích được giao đất, được thuêđất và được công nhận quyền sử dụng đất, còn tồn tại tình trạng xây dựng nhà tráiphép, chuyển nhượng và lấn chiếm đất nông nghiệp, làm xưởng sản xuất vật liệuxây dựng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Việc xác định giá đất chưa phùhợp với giá đất trên thị trường dẫn đến công tác thu hồi đất còn gặp khó khăn, làmchậm tiến độ thực hiện dự án Công tác cấp giấy chứng nhận chưa hoàn thiện doviệc xác định nguồn gốc sử dụng đất còn khó khăn Chất lượng thống kê, kiểm kêđất đai còn có bất cập Đứng trước thực trạng đó, để việc quản lý và sử dụng đất đaingày càng có hiệu quả góp phần vào công cuộc phát triển, việc nghiên cứu đề tài

“Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình” là

cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn góp phần phát triển kinh tế - xã hội củahuyện Nho Quan nói riêng và tỉnh Ninh Bình nói chung.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án

2.1 Mục tiêu của đề án

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý Nhà nước về đất đai Đánh giáthực trạng một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện NhoQuan, tỉnh Ninh Bình Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng caohiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bìnhđến năm 2025 và những năm tiếp theo.

Trang 12

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý nhànước về đất đai trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đến năm 2025 vànhững năm tiếp theo.

3 Đối tượng và phạm vi của đề án

3.1 Đối tượng của đề án

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý nhà nước về đất đai trên địa bànhuyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.

3.2 Phạm vi của đề án

Thời gian nghiên cứu: Dữ liệu được thu thập trong giai đoạn 2019 - 2023; các

đề xuất giải pháp đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

Không gian nghiên cứu: Đề án được triển khai trên địa bàn huyện Nho Quan,

tỉnh Ninh Bình

Nội dung nghiên cứu: Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, nội dung

quản lý Nhà nước về đất đai được quy định cụ thể tại Điều 22 Trong 15 nội dungquản lý Nhà nước về đất đai, cơ quan quản lý đất đai cấp huyện đều tham gia thựchiện trực tiếp hoặc gián tiếp các nội dung này Trên cơ sở nghiên cứu thực trạngcông tác quản lý Nhà nước về đất đai tại huyện Nho Quan, đề tài lựa chọn 4 nộidung đang được ngành tài nguyên và môi trường quan tâm làm phạm vi nghiên cứucủa đề tài, gồm: (i) Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụngđất đa và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành; (ii) Quản lý việc giao đất, chothuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất; (iii) Cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất huyện Nho Quan; (iv) Thống kê, kiểm kê đất đai.

4 Quy trình và phương pháp thực hiện đề án

4.1 Quy trình thực hiện đề án

Bước 1 Tại chương 1 đề án, cơ sở dữ liệu được thu thập từ hệ thống các văn

pháp luật, các nghiên cứu có liên quan làm căn cứ xác định khung lý thuyết quản lýnhà nước về đất đai trên địa bàn cấp huyện Các phương pháp chủ yếu được sử dụngở bước này là phương pháp tổng hợp, mô hình hóa.

Bước 2 Khi viết về thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn huyện Nho Quan,

tỉnh Ninh Bình từ năm 2019 – 2023 tại chương 2, số liệu về quản lý đất đai được lấytừ các Báo cáo của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nho Quan, Văn phòngđăng ký đất đai huyện Nho Quan Thu thập thông tin, số liệu sơ cấp thông qua khảo

Trang 13

sát bằng phiếu hỏi được phát trực tiếp hoặc thông qua email đối với cán bộ, côngchức chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai tại tỉnh Ninh Bình và huyện NhoQuan Các phương pháp chủ yếu được sử dụng ở bước này là phương pháp thốngkê, phân tích, so sánh Phương pháp thống kê giúp thu thập thông tin, số liệu từ cáctài liệu khác nhau để phân tích, so sánh Kết quả thu được sẽ giúp khái quát đượcđặc trưng của tổng thể

Bước 3 Sử dụng các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp, tiến hành phân tích thực trạng

quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Nho Quan trong giai đoạn 2019 –2023 Đồng thời, đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, giải thích nguyên nhân dẫnđến những điểm yếu

Bước 4 Tại chương 3, trên cơ sở các hạn chế và nguyên nhân, xác định các

thuận lợi, khó khăn, giải pháp và tổ chức hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đaitrên địa bàn huyện Nho Quan đến năm 2025 và những năm tiếp theo.

4.2 Phương pháp thực hiện đề án

4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp thu thập từ các công trình, đề tài nghiên cứu có liên quan đếnquản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn cấp huyện đã được công bố trên cácwebsite chính thức, các tạp chí, sách báo Bên cạnh đó, các thông tin liên quan đếnhoạt động quản lý đất đai tại huyện Nho Quan được cập nhật thông qua các báo cáotổng kết Các số liệu thứ cấp về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội củahuyện Nho Quan được thu thập từ Chi cục Thống kê huyện Ngo Quan Các chínhsách và văn bản được ban hành có liên quan đến việc quản lý nhà nước về đất đai.Các số liệu thứ cấp về các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai thuộc phạm vinghiên cứu của đề tài được thu thập từ Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện NhoQuan và Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Nho Quan.

4.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Sử dụng mẫu phiếu điều tra có sẵn điều tra cán bộ, công chức, viên chức về thựctrạng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chứcthực hiện các văn bản đã ban hành; quản lý việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mụcđích sử dụng đất và thu hồi đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện NhoQuan Số mẫu điều tra là 30, trong đó 05 phiếu điều tra tại Phòng Tài nguyên & Môitrường huyện Nho Quan (01 lãnh đạo, 4 công chức); 10 phiếu điều tra viên chức tại

Trang 14

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Nho Quan; 15 phiếu điều tra công chức địa chínhcấp xã Các tiêu chí điều tra được cụ thể như sau:

- Đối với nội dung “Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sửdụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành”, đề tài lựa chọn điều tracác tiêu chí như: Việc ban hành văn bản quản lý & sử dụng đất như thế nào?; Sựphù hợp giữa văn bản quản lý & sử dụng đất với văn bản của cấp trên; Sự phù hợpgiữa văn bản quản lý & sử dụng đất với thực tế; Khả năng thực thi của văn bản quảnlý & sử dụng đất; Sự quan tâm, giám sát thực hiện văn bản quản lý & sử dụng đất;Việc tuyên truyền phổ biến các văn bản quản lý & sử dụng đất; Tổ chức thực hiệncác văn bản quản lý & sử dụng đất.

- Đối với nội dung “Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sửdụng đất”, thực hiện điều tra các tiêu chí: Hình thức giao đất, cho thuê đất, chuyểnmục đích sử dụng đất; Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sửdụng đất; Giá khởi điểm trong đấu giá quyền sử dụng đất; Việc xác định tiền sửdụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất; Tỷ lệ đưa đất vào sử dụng sau khi đượcgiao đất.

- Đối với nội dung “Thu hồi đất”, thực hiện điều tra các tiêu chí: Đánh giá việccông bố thông tin về dự án; Trình tự, thủ tục thu hồi đất; Tiến độ thu hồi đất; Việc xácđịnh giá đất bồi thường; Đánh giá về chính sách hỗ trợ ổn định đời sống; Đánh giávề chính sách hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi, tìm việc làm.

- Đối với nội dung “Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, thực hiện điềutra các tiêu chí: Cơ sở vật chất để thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất; Số lượng công chức, viên chức giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất; Năng lực giải quyết công việc của công chức, viên chức; Sự hiểu biếtpháp luật của người dân thực hiện thủ tục hành chính; Sự phối hợp giữa các bên liênquan; Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Trình tự, thủ tục cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Cách thức giải quyết theo quy trình đã quy định;Mức độ thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

4.3 Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu

Các phương pháp tổng hợp, phân tích các công trình nghiên cứu hiện có vàcác tài liệu để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về đất đai ởnước ta hiện nay Các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh các tàiliệu, báo cáo chuyên môn của cơ quan nhà nước tại địa phương và phương pháp

Trang 15

quan sát thực tế để đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất đai tại huyện NhoQuan từ năm 2019 đến năm 2023 Các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh đểđề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất

đai tại huyện Nho Quan trong thời gian tới

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề án

Đề án là công trình nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tàiliệu để tham khảo đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai cấp huyện nóichung và quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Nho Quan nói riêng trongthời gian tới Về mặt lý luận, đề án hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản lýnhà nước về đất đai trên địa bàn cấp huyện Về mặt thực tiễn, đề án phân tích và chỉrõ thực trạng một số nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện NhoQuan, tỉnh Ninh Bình qua đó chỉ rõ nhưng ưu, nhược điểm, nguyên nhân của thựctrạng và rút ra bài học kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất đai của huyện NhoQuan, từ đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội địa phương

Trang 16

Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCVỀ ĐẤT ĐAI

1.1 Cơ sở lý thuyết về quản lý Nhà nước về đất đai

1.1.1 Khái niệm quản lý Nhà nước về đất đai

Quản lý nhà nước nói chung là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do cáccơ quan nhà nước thực hiện nhằm xác định một trật tự ổn định và phát triển xã hộitheo những mục tiêu mà nhà nước đề ra Quản lý nhà nước theo nghĩa rộng bao gồmtoàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vàvận hành như một thực thể thống nhất Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là hướngdẫn chấp hành, điều hành, quản lý hành chính do cơ quan hành pháp thực hiện(Phan Thị Thanh Huyền et al., 2021) Quản lý nhà nước cũng được hiểu là hoạtđộng của nhà nước trên các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp nhằm thực hiệncác chức năng đối nội và đối ngoại của nhà nước, có các đặc trưng cơ bản sau: quảnlý nhà nước được thực hiện dựa trên cơ sở quyền lực nhà nước; chủ thể của quản lýnhà nước là các tổ chức hay cá nhân mang quyền lực nhà nước trong quá trình tácđộng tới đối tượng quản lý; khách thể của quản lý nhà nước là trật tự quản lý nhànước, trật tự quản lý nhà nước do pháp luật quy định; pháp luật là phương tiện chủ

yếu để quản lý nhà nước; quản lý nhà nước được giới hạn trong phạm vi lãnh thổ

quốc gia và được phân biệt với quản lý mang tính chất nội bộ một tổ chức xã hội,đoàn thể, đơn vị, xí nghiệp, một cộng đồng dân cư mang tính tự quản.

Từ khái niệm và đặc trưng chung về quản lý nhà nước, có thể hiểu, quản lýnhà nước về đất đai là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các cơ quan nhànước thực hiện nhằm điều chỉnh hành vi, hoạt động của người sử dụng đất hướngđến mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả trên phạm vi cả nước và tại từng địaphương Quản lý nhà nước về đất đai trong một số trường hợp được hiểu là quản lý

hành chính về đất đai là quản lý đất đai do cơ quan hành chính nhà nước hay gọi làcơ quan hành pháp thực hiện Cách hiểu này chưa đầy đủ, chưa phản ánh đầy đủ nộihàm của quản lý nhà nước về đất đai.

1.1.2 Vai trò và nguyên tắc quản lý Nhà nước về đất đai

1.1.2.1 Vai trò quản lý Nhà nước về đất đai

Vai trò của nhà nước là quản lý các thị trường để bổ sung những lỗ hổng củathị trường và thúc đẩy sự hình thành đồng bộ các loại thị trường tạo sự vận động

Trang 17

nền kinh tế đa dạng Đồng thời, quản lý nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thịtrường là cần thiết nhằm ngăn ngừa, hạn chế những mặt trái, các mặt tiêu cực củanền kinh tế, của thị trường và để sử dụng các tiềm năng có hiệu quả

Việc quản lý nhằm kết hợp hiệu quả giữa sở hữu và sử dụng đất trong điềukiện hệ thống pháp luật nước ta quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhànước đại diện chủ sở hữu và Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai Mặt khác,quản lý đất đai còn có vai trò quan trọng trong việc kết hợp hài hòa các nhóm lợi íchcủa Nhà nước, tập thể và cá nhân nhằm hướng tới mục tiêu phát triển

1.1.2.2 Nguyên tắc quản lý Nhà nước về đất đai

Theo Phan Thị Thanh Huyền và cs (2021), nguyên tắc quản lý nhà nước về đấtđai là những quy tắc do Nhà nước ban hành và bắt buộc mọi đối tượng liên quanđến đất đai phải tuân thủ trong quá trình quản lý, sử dụng đất đai Các nguyên tắcchính quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:

- Đảm bảo quản lý tập trung và thống nhất: Điều 53 Hiến pháp năm 2013 quyđịnh: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển,vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý làtài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhấtquản lý” (Quốc hội, 2013b) Như vậy, không cá nhân, tập thể nào được phép chiếm

đoạt tài sản công thành tài sản riêng Nhà nước là đại diện hợp pháp duy nhất chotoàn dân và là người duy nhất có đầy đủ quyền năng của một chủ sở hữu đất đai.Điều này nhằm mục đích tập trung quyền lực và quản lý thống nhất của Nhà nướctrong toàn bộ lĩnh vực xã hội nói chung và đất đai nói riêng Nguyên tắc này cũng

được quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai năm 2013, “Đất đai thuộc sở hữu toàndân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Nhà nước trao quyềnsử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định” Điều này một lần nữa khẳng

định vai trò quan trọng của các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý đất đai

- Đảm bảo kết hợp hài hòa giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đai:

Quyền sở hữu đất đai bao gồm quyền chiếm hữu đất đai, quyền sử dụng đất đai vàquyền định đoạt đất đai Ở Việt Nam, Nhà nước luôn giữ quyền định đoạt cao nhấtđối với đất đai song Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất mà trao quyền traoquyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của pháp luật, đồng thờiquy định cụ thể hóa các quyền, nghĩa vụ của Nhà nước và những bảo đảm của Nhànước đối với người sử dụng đất

Trang 18

- Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích: Đất đai phản ánh mối quan hệ

về lợi ích giữa cá nhân, tập thể và cộng đồng xã hội Việc giải quyết các quan hệ lợiích một cách hài hòa, nhất là giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội chính là tạo độnglực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện phát triển kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

- Tiết kiệm và hiệu quả: Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý đất đai

được thể hiện bằng việc lập phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tỉnh khảthi cao, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế - xã hội Bên cạnh đó, để sử dụng đấtđai có hiệu quả, cần phải thực hiện tốt vai trò trong quản lý và giám sát việc lập,công bố và thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

1.1.3 Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn cấp huyện

Hệ thống cơ quan quản lý đất đai hiện nay được quy định rõ trong Luật đất đainăm 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Nghị định 01/2017/NĐ-CP Theo quy định,cơ quan quản lý đất đai ở địa phương bao gồm cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương là Sở Tài nguyên và Môi trường; cơ quan quản lý đấtđai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Phòng Tài nguyên và Môi trường.Cơ quan tài nguyên và môi trường ở địa phương bao gồm Sở Tài nguyên và Môitrường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký đất đai được giaothực hiện một số nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về đất đai (Chính phủ, 2014,2017; Quốc hội, 2013a) Ở cấp huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường có nhiệmvụ thực hiện nhiệm vụ về đất đai, và giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai Ủyban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp huyện đều đảm nhận vai trò quan trọng trongviệc xây dựng tổ chức bộ máy quản lý đất đai tại địa phương Công chức địa chínhxã, phường, thị trấn được bố trí để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ một cách chặt chẽ,đồng thời cơ quan quản lý đất đai còn chịu sự chủ trì và phối hợp của Sở Tàinguyên và Môi trường để đảm bảo tính chất công bằng và hiệu quả trong quản lýđất đai tại địa phương.

1.1.4 Nội dung của quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn cấp huyện

Pháp luật đất đai quy định QLNN đối với đất đai gồm 15 nội dung, được ápdụng cho các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương Theo phân cấp quảnlý, chính quyền cấp huyện chủ yếu thực hiện 9 nội dung QLNN đối với đất đai, cụthể như sau:

Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

là sự phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu

Trang 19

phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứngbiến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành,lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảngthời gian xác định Quy hoạch sử dụng đất được phân chia theo thời gian để thực

hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất và được gọi là kế hoạch sử dụng đất (khoản 3

Điều 3 Luật đất đai 2013) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện là cơ sở đểNhà nước thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đíchsử dụng đất Ngoài ra, quy hoạch sử dụng đất góp phần đảm bảo tính thống nhấttrong công tác quản lý nhà nước về đất đai, là cơ sở lập hồ sơ địa chính, cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất và thực hiện công tác giám sát, thanh tra, kiểm traviệc quản lý sử dụng đất (Chu Văn Thỉnh et al., 2020) Quản lý quy hoạch sử dụngđất là nội dung thể hiện rõ nét vai trò đại diện chủ sở hữu đất đai thực hiện quyềnchiếm hữu đất đai của nhà nước, của chính quyền các cấp Pháp luật đất đai quyđịnh, quản lý đối với quy hoạch, kế hoạch SDĐ gồm các công việc: lập, phê duyệt,điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch SDĐ theo thẩm quyền; quản lý, đánh giá quyhoạch, kế hoạch SDĐ Quản lý quy hoạch, kế hoạch SDĐ là một nội dung hết sứcquan trọng trong công tác QLNN đối với đất đai Quy hoạch SDĐ phù hợp sẽ pháthuy được hiệu quả sử dụng đất, mang lại lợi ích KT-XH to lớn và ngược lại nó sẽgây thiệt hại thậm chí phá hoại nền KT-XH nếu nó bất hợp lý, không phù hợp.

Quản lý về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất:

Quản lý giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển mục đích SDĐ là hoạt độngcủa cơ quan QLNN thực hiện quản lý về thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, chophép chuyển mục đích SDĐ, thu hồi đất; thực hiện giao đất, cho thuê đất, cho phépchuyển mục đích SDĐ, thu hồi đất Đây là nội dung thể hiện rõ nét vai trò đại diệnchủ sở hữu của Nhà nước thực hiện quyền định đoạt đối tới đất đai Luật Đất đaiquy định: chính quyền cấp huyện có quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyểnmục đích sử dụng đất, thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân; giao đất đối với cộngđồng dân cư; chỉ đạo, kiểm tra, xử lý sai phạm của chính quyền cấp xã trên địa bàntrong việc cho thuê đất nông nghiệp sử vào mục đích đất công ích Để thực hiện tốtnội dung quản lý này, chính quyền huyện phải nắm chắc quỹ đất, tình hình sử dụngđất; việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích SDĐ phảiđược thực hiện đảm bảo công bằng, đúng pháp luật, phát huy được hiệu quả SDĐ.Hiện nay, quỹ đất nhìn chung đã được giao hết từ những năm trước đây, do vậy trênthực tế việc giao đất và cho thuê đất của chính quyền cấp huyện cho hộ gia đình, cá

Trang 20

nhân gần như không còn, muốn có đất giao, cho thuê phải xem xét điều chỉnh từ cácđối tượng đang quản lý nhưng sử dụng kém hiệu quả hoặc sử dụng lãng phí, do vậynội dung này chỉ còn tập trung vào việc chuyển mục đích SDĐ, thu hồi đất GPMBvà giao đất khi có nguồn.

Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất: Đây là một nội dung thể hiện quyền chiếm hữu của Nhà

nước đối với đất đai Thông qua việc đăng ký, cấp GCNQSD đất cho người đượcNhà nước cho phép sử dụng đất, Nhà nước ghi nhận QSD đất hợp pháp đối với mộtthửa đất xác định, vào hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của ngườiSDĐ Đăng ký QSD đất là một biện pháp của Nhà nước nhằm theo dõi tình hình sửdụng và biến động trong SDĐ Sau khi đăng ký QSD, đất đai được công nhận sửdụng một cách hợp pháp là điều kiện để được xem xét cấp giấy chứng nhận QSDđất Chính quyền cấp huyện có thẩm quyền, trách nhiệm quản lý việc đăng ký đấtđai trên địa bàn, cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất Đây lànhóm đối tượng sử dụng đất chủ yếu ở nước ta Để thực hiện tốt nội dung này,chính quyền cấp huyện cần tổ chức hệ thống đăng ký đất đai tại địa phương mộtcách tập trung, thống nhất từ thủ tục, biểu mẫu hồ sơ địa chính đến các số địa chính,số mục kê đất đai; coi trọng đúng mức việc lập và quản lý các giấy tờ chứng từ củaquá trình thực hiện thủ tục đăng ký (gồm đơn đăng ký, các hợp đồng chuyển quyền,các văn bản về xác nhận về nguồn gốc quá trình sử dụng đất, xét duyệt của cơ quanNhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện đăng ký, các tài liệu này đượccoi như hồ sơ gốc địa chính); quan tâm đến chất lượng, hiệu quả làm việc của vănphòng đăng ký QSD đất và đội ngũ công chức địa chính tại các xã.

Quản lý tài chính đất đai: Quản lý tài chính luôn là nội dung quan trọng trong

công tác quản lý nhà nước đối với đất đai vì nó là quản lý các nguồn tài chính trựctiếp liên quan đến đất đai (Hồ Thị Lam Trà et al., 2017) Quản lý tài chính về đấtđai bao gồm quản lý giá đất và quản lý các nguồn thu ngân sách từ đất đai Quản lýcác nguồn tài chính trực tiếp liên quan đến đất đai là sự thể hiện vai trò đại diện chủsở hữu đất đai của Nhà nước trong việc thực hiện quyền sử dụng đất đai Trong thựchiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền cấp huyện hiện nay, vấn đề tàichính luôn có tính chất quyết định Nhiệm vụ của chính quyền cấp huyện phải thựchiện các khoản thu và chỉ về đất đai theo quy định của pháp luật Nguồn tài chínhđược giao phải được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả Để thực hiện tốt nội dungquản lý này, chính quyền cấp huyện cần chủ động tạo ra một môi trường nhằm thu

Trang 21

hút sự đa dạng các nguồn vốn để đầu tư hạ tầng làm tăng giá trị đối với quỹ đấtđang quản lý và thực hiện đấu thầu cho các tổ chức, tư nhân thuê đất Thông quaviệc đầu tư, cho thuê đất sẽ tạo ra hiệu ứng tăng các khoản thu từ đất, cũng như từthuế của các hoạt động kinh doanh, tạo nguồn vốn đầu tư cho phát triển KT- XH,giải quyết công ăn việc làm và các vấn đề xã hội khác Các khoản thu từ đất phảiđược sử dụng đúng mục đích và hiệu quả như: xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông,xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế và phục vụ công tác QLNN đối với đất đai.Việc bồi thường thiệt hại về đất chỉ thực hiện khi thu hồi và bồi thường đất sử dụngvào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; xây dựngkhu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế phát triển và các dự án đầu tư lớn Đốivới các dự án sản xuất kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất được xétduyệt thì nhà đầu tư được tự nhận chuyển nhượng, thuê hoặc góp vốn bằng QSDĐcủa các tổ chức kinh tế, hộ gia đình và cá nhân mà không phải thực hiện thủ tục thuhồi đất Thực hiện điều tiết nguồn thu từ đất đảm bảo công bằng và hiệu quả thôngqua đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển KT-XH, trong đó quan tâmđến những vùng có điều kiện khó khăn, đảm bảo sự phát triển hài hòa, cân đối giữacác vùng miền trên địa bàn quản lý

Quản lý phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất độngsản: Thị trường quyền sử dụng đất là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi

QSD đất Thực chất của thị trường quyền sử dụng đất là thị trường chuyển quyền sửdụng đất, bao gồm các hình thức: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê hoặc chothuê lại, thừa kế, cho tặng quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyềnsử dụng đất (Phạm Phương Nam, Phan Thị Thanh Huyền, & Trần Trọng Phương,2021) Nhiệm vụ của chính quyền cấp huyện là tạo điều kiện cho thị trường BĐSphát triển một cách vững chắc, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xâydựng và kinh doanh nhà đất theo quy định của Nhà nước Để thực hiện điều này,chính quyền cấp huyện cần khuyến khích việc lập quỹ nhà để bán trả chậm, trả dần,cho thuê đặc biệt là cho người người có thu nhập thấp, người nghèo; tập trung vàophát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng hệ thống thông tin về đất đai hiện đại Tronggiai đoạn hiện nay, cần làm tốt công tác cấp giấy CNQSD đất và hệ thống đăng kýQSD đất nhằm tạo điều kiện cho hàng hóa đất đai có thể thuận lợi khi tham gia vàocác hoạt động của thị trường Chính quyền cấp huyện cần hỗ trợ để tạo ra một thịtrường có khả năng hoạt động một cách năng động, hiệu quả theo sự quản lý Thịtrường quyền sử dụng đất muốn phát triển thì một trong những yêu cầu đó là đối

Trang 22

tượng tham gia thị trường phải nhận thức được đầy đủ về các thông tin cần thiết củahàng hoá đất đai, cũng như khuôn khổ pháp lý điều chỉnh các hoạt động kinh doanh.Trong sự phát triển của kỹ thuật công nghệ thông tin hiện đại ngày nay, chính quyềncấp huyện cần xây dựng một hệ thống dữ liệu số về đất đai thông qua việc đăng kýgiao dịch đất đai; các thông tin về đặc điểm đất đai, vị trí, hình dáng lô đất, diệntích, các chủ sở hữu, thời điểm giao dịch chuyển nhượng Hệ thống thông tin nàyđược kết nối với hệ thống thông tin từ Trung ương đến các địa phương, các ngânhàng, cơ quan thuế giúp Nhà nước kiểm soát được tình trạng SDĐ, cung và cầu vềđất đai, giá cả trên thị trường, thuận tiện cho người sử dụng có nhu cầu tra cứu Hệthống này do một cơ quan nhà nước quản lý, thường xuyên cập nhật thông tin, cungcấp rộng rãi cho các đối tượng sử dụng là các cơ quan quản lý đất đai và ngườiSDĐ Thông tin về đất đai cần phải công khai minh bạch, không chỉ có ích cho thịtrường BĐS mà còn giúp người dân nâng thêm hiểu biết về quản lý và SDĐ, từ đóngười dân sẽ có ý thức hơn trong quản lý và sử dụng đất.

Quản lý các dịch vụ công về đất đai: Hoạt động dịch vụ công về đất đai là

những hoạt động dịch vụ của cơ quan nhà nước để đáp ứng nhu cầu của các tổ chức,cá nhân trong xã hội về lĩnh vực đất đai theo quy định của pháp luật Các lĩnh vựchoạt động dịch vụ trong quản lý và sử dụng đất đai bao gồm: tư vấn về giá đất; tưvấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; dịch vụ về đo đạc và lập bản đồ địachính; dịch vụ về thông tin đất đai (thông tin về thửa đất, quyền sử dụng đất, tài sảngắn liền với đất và tình trạng thực hiện các quyền của người sử dụng đất) (Quốc hội,2013a) Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai là việc quản lý của các cơquan nhà nước về các hoạt động thuộc các lĩnh vực nêu trên Chính quyền cấphuyện có thẩm quyền quản lý các dịch vụ công về đất đai trên địa bàn Việc quản lýđược thực hiện thông qua việc thành lập ra các cơ quan có chức năng hoạt độngdịch vụ công về đất đai như văn phòng đăng ký QSD đất, tổ chức phát triển quỹđất hoặc cho phép các tổ chức sự nghiệp có thu, doanh nghiệp thuộc các thànhphần kinh tế có đủ điều kiện đăng ký tham gia vào các hoạt động dịch vụ về đất đai;chỉ đạo hoạt động của các cơ quan, tổ chức dịch vụ về đất đai; kiểm tra, xử lý các viphạm trong hoạt động dịch vụ về đất đai theo pháp luật Để thực hiện được yêu cầuquản lý, chính quyền cấp huyện phải nắm chắc loại cơ quan nào được tham gia vàohoạt động dịch vụ công về đất đai; nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng của các cơquan, tổ chức tham gia vào dịch vụ công về đất đai; những hoạt động nào trong lĩnhvực đất đai được tham gia dịch vụ công

Trang 23

Giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: Giám sát

việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là hoạt động của cơ quannhà nước có thẩm quyền nhằm quản lý chặt chẽ, uốn nắn kịp thời các sai sót, vìphạm trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Đây lànhiệm vụ không thể thiếu trong hoạt động QLNN nói chung và QLNN đối với đấtđai nói riêng Thực hiện nội dung này, chính quyền cấp huyện phải tổ chức, chỉ đạochính quyền cấp xã làm tốt chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luậtđất đai của người sử dụng đất Đồng thời phải xử lý nghiêm các trường hợp ngườisử dụng và người quản lý vi phạm pháp luật đất đai.

Thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai, xử lý vi phạm pháp luật đấtđai: Thanh tra, kiểm tra là khâu bước không thể thiếu quá trình quản lý nhà nước

nói chung và quản lý nhà nước về đất đai nói riêng Hoạt động thanh tra đất đainhâm mục đích phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đấtđai; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật để kiến nghịvới cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tốtích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động QLNN về đất đai; bảovệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhânSDĐ Thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai, xử lý vi phạm pháp luật đấtđai là một nội dung cơ bản, quan trọng trong nhiệm vụ QLNN đối với đất đai củachính quyền cấp huyện Để thực hiện hiệu quả nội dung này, chính quyền cấp huyệncần tổ chức thường xuyên các hoạt động thanh tra, kiểm tra Việc thanh tra, kiểm traphải đi đôi với xử lý các vi phạm, tránh tình trạng phát hiện rồi bỏ đó làm giảm súthiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra Công tác thanh tra, kiểm tramuốn có hiệu quả đòi hỏi phải có kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể, phân côngtrách nhiệm, cũng như các mục tiêu rõ ràng Các sai phạm, thiếu sót, những vấn đềbất cập trong quản lý được phát hiện, phải phân tích rõ nguyên nhân, có biện phápxử lý khắc phục kịp thời, nâng cao hiệu quả QLNN đối với đất đai thông qua côngtác thanh tra.

Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trongquản lý và sử dụng đất đai: Trong quản lý nói chung và quản lý đất đai nói riêng,

không tránh khỏi những tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đặc biệt, đất đai là lĩnh vựcnhạy cảm, xẩy ra nhiều tranh chấp, khiếu nại, tố cáo hơn các lĩnh vực khác, nên mộttrong những vấn đề nổi cộm trong công tác quản lý đất đai hiện nay của các cấpchính quyền là giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai Tranh chấp đất đai

Trang 24

là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bêntrong quan hệ đất đai, chính quyền cấp huyện có trách nhiệm giải quyết tranh chấpđất đai giữa hộ gia đình, cá nhân SDĐ Việc giải quyết tranh chấp đất đai của chínhquyền cấp huyện phải đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhànước làm đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý; kiên quyết bảo vệ những thànhquả cách mạng về ruộng đất, đồng thời sửa lại theo đúng pháp luật những trườnghợp xử lý không đúng Giải quyết các tranh chấp đất đai phải nhằm mục đích pháttriển sản xuất, ổn định và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân Thực chất củatranh chấp đất đai là tranh chấp về tài sản dân sự nên giải quyết tranh chấp đất đaiphải theo nguyên tắc của Bộ luật Tố tụng dân sự, trong đó nêu cao việc hoà giải Đểthực hiện tốt nội dung QLNN về giải quyết tranh chấp đất đai; giải quyết các khiếunại, tố cáo về đất đai, chính quyền cấp huyện cần chỉ đạo, làm rõ nguyên nhân phátsinh tranh chấp, khiếu kiện và giải quyết triệt để, thấu tình đạt lý ngay từ đầu Cónhư vậy mới có thể tạo ra sự ổn định trong đời sống xã hội của địa phương Chínhquyền các cấp từ huyện đến xã cần làm tốt nhiệm vụ và không né tránh, đùn đấytrong kiểm tra, xử lý Cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan như: Tòa ánnhân dân, viện kiểm sát nhân dân và chính quyền cấp trên để giải quyết kịp thời cácvụ việc từ khi mới phát sinh.

1.1.5 Công cụ quản lý Nhà nước về đất đai

Trong QLNN đối với đất đai, chính quyền cấp huyện cũng sử dụng nhữngcông cụ này, tuy nhiên thấy rõ nhất ở 4 công cụ chính là: pháp luật về QLNN đốivới đất đai, quy hoạch sử dụng đất, chính sách tài chính về đất đai, bộ máy QLNNvề đất đai của chính quyền cấp huyện.

- Công cụ pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất đai: Luật pháp là phương

tiện điều chỉnh các quan hệ xã hội Pháp luật trước hết là một trong những yếu tốđảm bảo và bảo vệ sự ổn định xã hội QLNN đối với đất đai của chính quyền cấphuyện dựa trên nền tảng là Luật Đất đai và các luật khác có liên quan đến đất đainhư: Luật Dân sự, Luật Xây dựng, Luật BĐS, Luật Khiếu nại, Tố cáo Ngoài ra, đểhướng dẫn thực hiện các luật còn có các nghị định, quyết định, các thông tư, chỉ thịcủa Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan đến QLNN về đất đai tạo thành hệ thốngluật pháp về đất đai Đó là những quy định bắt buộc mà người quản lý và SDĐ phảituân theo

Công cụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Quy hoạch sử dụng đất là công cụ

quản lý quan trọng Quy hoạch sử dụng đất là công cụ để kiểm soát các hoạt động

Trang 25

quản lý, SDĐ Khi được phê duyệt, quy hoạch là cơ sở pháp lý để định đoạt mụcđích SDĐ Đây là một công việc khó khăn và tốn kém cần được thực hiện bởi cáccơ quan chuyên môn để thể hiện sự tổng hợp trí tuệ của xã hội, cộng đồng.

Công cụ chính sách tài chính đất đai: Chính sách tài chính đất đai là một công

cụ quan trọng trong QLNN đối với đất đai của Chính quyền cấp huyện Công cụ tàichính có tác động một cách trực tiếp đến đầu tư, phát triển và đảm bảo đưa các quyhoạch, kế hoạch SDĐ thành hiện thực Công cụ tài chính gồm các quy định vềnguồn thu ngân sách từ đất đai do Nhà nước quy định có vai trò hết sức quan trọngtrong việc điều tiết các nguồn lợi từ đất để thực hiện mục đích công bằng, hiệu quảtrong quản lý, sử dụng đất.

Bộ máy quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền cấp huyện: Với tư cách

là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai trên địa bàn, chính quyền cấp huyện thựchiện các quyền quản lý đối với đất đai thông qua phòng chuyên ngành QLNN về đấtđai nhằm bảo đảm cho đất đai được sử dụng theo đúng pháp luật và quy hoạch, kếhoạch SDĐ; khai thác và SDĐ ổn định, lâu dài và có hiệu quả cao nhất về KT- XHtrên địa bàn

1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước về đất đai

Cơ chế, chính sách và pháp luật nhà nước về đất đai: Trong nền kinh tế thị

trường, Nhà nước điều tiết thị trường thông qua chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước Tại mỗi giai đoạn phát triển, Nhà nước sẽ đưa ra quan điểm, chủ trươngvề quản lý khác nhau, phù hợp với sự phát triển kinh tế Hệ thống pháp luật khiếncho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động theo trật tự, có khuôn khổ, đảmbảo sự công bằng, hiệu quả Đất đai là một lĩnh vực rất phức tạp, nhạy cảm, đặc biệtquan trọng, hệ trọng đối với sự ổn định và phát triển bền vững đất nước do đó phápluật phải rõ ràng, khách quan, minh bạch, nhất là những trường hợp liên quan đếnquyền và lợi ích hợp pháp của công dân Các quy định trong các điều luật cũng phảidễ hiểu, rõ ràng, đơn nghĩa Các quy định phải được thiết kế không có khoảngtrống, không bị chồng chéo, không có xung đột.

Điều kiện môi trường tự nhiên của địa phương: Đất đai là sản phẩm của tự

nhiên, do tự nhiên tạo ra, vì vậy việc quản lý đất đai bị chi phối bởi điều kiện tựnhiên Điều kiện tự nhiên ở đây chủ yếu xét đến các yếu tố như: khí hậu, nhiệt độ,ánh sáng, lượng mưa, không khí, khoáng sản dưới lòng đất, Nó ảnh hưởng lớn đếncông tác điều tra, đo đạc, khảo sát, đánh giá đất Công tác đo đạc, khảo sát, đánh giáđất được thực hiện trên thực địa, nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, nó sẽ được tiến

Trang 26

hành nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm được kinh phí cho nhà nước Do đất đaicó tính cố định, mỗi vùng miền lại có một đặc điểm điều kiện tự nhiên khác nhau, vìvậy khi tiến hành điều tra, khảo sát, đo đạc đất đai cần phải nghiên cứu điều kiện tựnhiên của từng địa phương để đưa ra phương án thực hiện có hiệu quả nhất Đất đaikết hợp với một số điều kiện tự nhiên để hình thành các vùng kinh tế của đất nướcnhằm khai thác sử dụng có hiệu quả các tiềm năng tự nhiên, kinh tế xã hội của vùngđó, tạo lợi thế các vùng kinh tế.

Tình hình kinh tế, xã hội của địa phương: Phát triển kinh tế làm cho cơ cấu sử

dụng các loại đất có sự thay đổi Khi nhu cầu sử dụng loại đất này tăng lên sẽ làmcho nhu cầu sử dụng loại đất kia giảm đi, đồng thời sẽ có loại đất khác được khaithác để bù đắp vào sự giảm đi của loại đất đó Sự luân chuyển đất thuận lợi sẽ tạođiều kiện cho các hoạt động kinh tế diễn ra Quản lý nhà nước về đất đai từ đó cũngphải đổi mới để phù hợp với cơ cấu kinh tế mới, đáp ứng được yêu cầu tình hìnhthực tế Yếu tố văn hóa, xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng trong tổ chức điềuhành quản lý xã hội và tăng cường chức năng quản lý của Nhà nước về mọi lĩnh vựcnói chung cũng như về lĩnh vực đất đai nói riêng Các yếu tố như việc làm, dân số,môi trường, xóa đói giảm nghèo, ảnh hưởng rất lớn đến công tác quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi, giaođất và công tác thanh tra, kiểm tra giải quyết tranh chấp, vi phạm đất đai.

Ý thức chấp hành luật pháp về đất đai của người sử dụng đất ở địa bàn: Tổ

chức kinh tế và hộ gia đình, cá nhân là đối tượng tiếp nhận sự tác động của chínhquyền địa phương trong hoạt động quản lý đất đai Hoạt động quản lý đất đai ở địaphương xét cho cùng là điều chỉnh các hoạt động của đối tượng sử dụng đất nhằmđảm bảo các đối tượng sử dụng đất tuân thủ đúng pháp luật và thực hiện đầy đủ cácnghĩa vụ trong quá trình sử dụng đất Sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật đấtđai của người sử dụng đất sẽ giúp cho công tác quản lý về đất đai của chính quyềnđịa phương được thực hiện một cách dễ dàng và hiệu quả.

Nhân tố hội nhập quốc tế: Hội nhập quốc tế là chủ trương lớn của Đảng, là nội

dung trọng tâm của hội nhập quốc tế và là một bộ phận quan trọng xuyên suốt củacông cuộc đổi mới Trong quản lý nhà nước về đất đai, hội nhập quốc tế là yếu tốtác động đến hoạt động này Hội nhập quốc tế đòi hỏi công tác quản lý nhà nước vềđất đai của Đảng và Nhà nước ngày càng công khai, minh bạch, tạo sức hút với cácnhà đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp tăng trưởng kinh tế Nhân tố hội nhập quốc tếđòi hỏi cán bộ, cơ quan nhà nước thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai

Trang 27

cần phải tích cực hơn trong công tác quản lý, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao năng lực sản xuất, tiếp thu khoa học công nghệ mới và kỹ năngquản lý trên nhiều lĩnh vực, góp phần tạo cho nước nhà có đội ngũ nguồn nhân lựccó trình độ và năng lực cả về chuyên môn lẫn quản lý.

-Bộ máy tổ chức: Việc bộ máy được tổ chức một cách khoa học theo hướng

tinh giản, có sự phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sẽ tạo hiệuquả trong quản lý, giải quyết vấn đề càng nhanh chóng, thuận lợi Tuy nhiên, côngtác quản lý của bộ máy sẽ gặp khó khăn lớn nếu một khâu, một cấp quản lý trong hệthống không đảm bảo được yêu cầu công việc được giao Vì vậy, muốn quản lý hiệuquả, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai phải được tổ chức thật phù hợp vềcơ cấu, có sự phân chia trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời phải có hướngdẫn, bám sát của các ban ngành chức năng

Năng lực cán bộ: Bên cạnh việc tổ chức bộ máy quản lý, trình độ, đạo đức của

đội ngũ cán bộ quản lý cũng ảnh hưởng trực tiếp tới công tác quản lý nói chung vàquản lý đất đai nói riêng Cán bộ quản lý là người trực tiếp tham gia vào công tácquản lý nhà nước về đất đai ở cấp chính quyền địa phương và cũng là người tiếpxúc trực tiếp với đối tượng sử dụng đất, tiếp thu nguyện vọng của quần chúng nhândân về các vấn đề liên quan đến đất đai Vì vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý cóchuyên môn, trình độ và tận tâm với công việc là điều kiện tiên quyết để tạo thuậnlợi cho quản lý nhà nước về đất đai ở cấp địa phương.

Cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hóa: Cuộc cách mạng Công nghệ 4.0 là một

cơ hội để ngành quản lý đất đai triển khai, nghiên cứu ứng dụng công nghệ 4.0 thựchiện các tác nghiệp kỹ thuật trong công tác quản lý, sử dụng đất kịp thời, đầy đủ,chính xác và có hiệu quả, đồng thời giải quyết được vấn đề cung cấp thông tin vàchia sẻ dữ liệu từ địa phương với trung ương và ngược lại một cách nhanh chóng vàđồng bộ, đồng thời làm tăng tính sáng tạo hiệu quả năng suất lao động, ứng dụngcông nghệ 4.0 (công nghệ chuỗi khối) việc truyền tải thông tin không qua trung gianvà lưu trữ dữ liệu lớn trong thu thập, phân tích dữ liệu sẽ hỗ trợ rất lớn trong việc raquyết định, chính sách phù hợp; nghiên cứu mở dữ liệu cung cấp cho cộng đồngdoanh nghiệp trong phát triển các ứng dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Tại một số Sở Tài nguyên và Môi trường đã có dịch vụ công trực tuyến cungcấp ở mức độ 3, mức độ 4, tuy nhiên còn hạn chế về số lượng hồ sơ nộp trực tuyến.Nguồn nhân lực mặc dù đã được đào tạo bổ sung khả năng ứng dụng công nghệtrong thực hiện nhiệm vụ tuy nhiên vẫn chưa đạt yêu cầu: Hệ thống thông tin đất đai

Trang 28

và cơ sở dữ liệu đất đai ở nước ta chưa được đầu tư đồng bộ nên việc lưu trữ dữ liệuhiện nay còn phân tán, chưa được quản lý, vận hành một cách hợp lý, dẫn tới hiệuquả khai thác và sử dụng những dữ liệu này cho công tác quản lý nhà nước cònnhiều hạn chế Cơ sở về dữ liệu địa chính, quy hoạch, kế hoạch sữ dụng đất, giáđất, chưa được đầu tư, việc đảm bảo dữ liệu cập nhật, chia sẻ dữ liệu cho các đốitượng cùng nhau khai thác sử dụng còn nhiều hạn chế và chưa quan tâm, chú trọngđã phần nào giảm tính hiệu quả.

1.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất đai tại một số nước trên thế giớivà bài học kinh nghiệm cho huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

1.2.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất đai tại một số nước trên thế giới

1.2.1.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất đai tại Trung Quốc

Tại Điều 4 Luật Đất quy định, đất đai ở quận nội thành thuộc sở hữu của Nhànước; đất đai tại khu vực nông thôn và ngoại thành là sở hữu tập thể nông dân lao

động Hệ thống quy hoạch sử dụng đất tại Trung Quốc được thực hiện theo 4 cấp,

gồm cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã dựa trên các nguyên tắc bảo vệnghiêm ngặt đất canh tác và kiểm soát việc sử dụng đất nông nghiệp cho các mụcđích sử dụng khác; nâng cao hệ số sử dụng đất; lập kế hoạch tổng thể và bố trí việcsử dụng đất; bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái để bảo đảm sử dụng đất bềnvững; cân đối diện tích đất canh tác bị trưng thu, trưng dụng với diện tích đất canh

tác phát triển, khai hoang (The People’s Republic of China, 2004) Bộ Đất đai và

Tài nguyên quốc gia tổ chức lập quy hoạch đất đai cấp quốc gia; cơ quan quản lýđất đai thuộc UBND cấp tỉnh, các sở, ban ngành liên quan tổ chức lập quy hoạchđất đai cấp tỉnh, khu tự trị và đô thị trực thuộc Trung ương; UBND cấp tỉnh phêduyệt, chỉ đạo và thẩm định quy hoạch tổng thể sử dụng đất của thành phố, huyện.Cơ quan quản lý đất đai thuộc UBND cấp huyện căn cứ vào quy hoạch tổng thể sửdụng đất của cấp trên, tổ chức lập và thực hiện quy hoạch tổng thể sử dụng đất vàcác quy hoạch chuyên ngành có liên quan trong khu vực hành chính của mình.Phòng tài nguyên đất đai cấp xã (thị trấn) căn cứ vào quy hoạch tổng thể sử dụngđất của cấp trên tham gia vào việc lập và thực hiện quy hoạch tổng thể sử dụng đấttrong khu vực hành chính của mình, hợp tác và hỗ trợ làm tốt công tác lấy ý kiếnquần chúng đối với quy hoạch (Brown & Kai, 1999)

Về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, theo pháp luật đất đaihiện hành, đất đai thuộc sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể đều được giao cho tổchức, cá nhân sử dụng Đối tượng sử dụng đất phải có nghĩa vụ bảo vệ, quản lý và

Trang 29

sử dụng đất hợp lý Tại Trung Quốc, Nhà nước bảo vệ và kiểm soát chặt chẽ việcchuyển đất ruộng sang các mục đích khác, đặc biệt là “đất ruộng cơ bản” đã đượcchính quyền xác định dùng vào sản xuất lương thực, bông, dầu ăn, rau hoặc đã cócông trình thuỷ lợi tốt Pháp luật đất đai còn quy định cụ thể đất ruộng cơ bản phảichiếm trên 80% diện tích đất canh tác của mỗi tỉnh (The People’s Republic of

China, 2004)

Về thu hồi đất, theo Điều 20 của Hiến pháp sửa đổi năm 2004 và khoản 4 Điều2 của Luật Đất đai sửa đổi năm 2004, Nhà nước vì lợi ích công cộng, có thể trưngthu hay trưng dụng đất đai theo quy định của pháp luật nhưng phải bồi thường thỏađáng Theo pháp luật đất đai hiện hành, thẩm quyền trưng thu đất thuộc về Chínhphủ và chính quyền cấp tỉnh thực hiện, trong đó Quốc vụ viện (Chính phủ) quyếtđịnh trưng thu đối với đất ruộng cơ bản; đất canh tác vượt quá 35ha; đất khác vượtquá 70 ha Tiền bồi thường khi trưng thu đất gồm lệ phí sử dụng đất và tiền bồithường cho người bị trưng thu đất đai Lệ phí sử dụng đất phải nộp cho nhà nướcđược phân chia theo tỷ lệ: 70% giữ lại ở ngân sách cấp tỉnh và 30% còn lại nộp vàongân sách cấp trung ương Các khoản bồi thường cho người bị trưng thu đất đai baogồm: tiền bồi thường đất đai, tiền trợ cấp tái định cư và tiền bồi thường hoa màu vàtài sản trên đất Đối với đất nông nghiệp, tiền bồi thường được tính bằng 6 đến 10lần giá trị sản lượng hàng năm trung bình của ba năm trước khi trưng thu đất đai;tiền trợ cấp tái định cư cho mỗi khẩu được tính bằng 4 đến 6 lần giá trị sản lượnghàng năm trung bình của 3 năm trước khi trưng thu đất đai nhưng mức tối đa chomột héc ta đất không được vượt quá 15 lần giá trị sản lượng trung bình hàng nămcủa 3 năm trước khi trưng thu đất đai; tiền bồi thường về hoa màu và các công trìnhhiện có trên đất sẽ do chính quyền địa phương quyết định Trong trường hợp mứcbồi thường không đủ để duy trì mức sống ban đầu, thì có thể tăng thêm, tuy nhiên,tổng mức bồi thường không vượt quá 30 lần giá trị sản lượng trung bình của 3 nămtrước khi thực hiện trưng thu đất đai (Phan Thị Thanh Huyền et al., 2021)

Về đăng ký đất đai, Luật về quyền sở hữu tài sản của Trung Quốc quy định vềviệc thực hiện cơ chế đăng ký bắt buộc, không quy định các trường hợp đăng ký tựnguyện Việc đăng ký được thực hiện theo nguyên tắc đăng ký xác minh tài liệu,theo đó cơ quan đăng ký kiểm tra điều kiện thực hiện đăng ký của người yêu cầuđăng ký căn cứ vào những tài liệu có trong hồ sơ đăng ký

Về giá đất, Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc là cơ quan giúp Chính phủthực hiện chức năng quản lý nhà nước về giá đất trên phạm vi cả nước, có nhiệm vụ

Trang 30

xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định các nguyên tắc, phương pháp,trình tự, thủ tục định giá đất; xây dựng mức giá đất tối thiểu đối với đất công nghiệpđể các địa phương làm căn cứ khi xây dựng giá đất chuẩn Các huyện, quận, thànhphố trực thuộc tỉnh căn cứ vào nguyên tắc, phương pháp, trình tự, thủ tục xác địnhgiá đất, mức giá đất tối thiểu do Bộ Đất đai và Tài nguyên quy định Căn cứ giá đấttrên thị trường của từng vùng tại địa phương mình, xác định giá bình quân đối vớiđất công nghiệp cho các vùng thuộc địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương phê duyệt và công bố Giá đất được công bố còn gọi làgiá đất chuẩn của vùng Thông thường 3 năm một lần Ủy ban nhân dân cấp tỉnhcông bố giá đất chuẩn cho từng vùng, giá đất này sẽ là cơ sở để các tổ chức định giácủa Nhà nước hoặc tư nhân tham khảo khi thực hiện định giá đất cụ thể đối với thửađất, khu đất phát sinh nhu cầu phải định giá

Về quyền của người sử dụng đất, theo Hiến pháp năm 2018 của Trung Quốc,Nhà nước giao đất cho tổ chức, cá nhân sử dụng dưới dạng giao quyền sử dụng đất.Quyền sử dụng đất được phép chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp… Nhànước quy định mục đích sử dụng đất và thời gian sử dụng đất Đất ở có thời hạn sửdụng 70 năm, đất kinh doanh thương mại có thời hạn 40 năm, đất công nghiệp cóthời hạn 50 năm Theo Luật Hợp đồng đất ở nông thôn năm 2019, mọi hộ gia đìnhđều được nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn, có thể chuyển nhượng, thế chấp,

thừa kế Thời gian hợp đồng khác nhau đối với các loại hình sử dụng đất (70 nămđối với rừng, 30 năm đối với đất canh tác và 50 năm đối với đồng cỏ) Theo Luật Tài

sản năm 2007 của Trung Quốc, quyền sử dụng đất ở đô thị được “tự động” gia hạn khihết hạn Người mua quyền sử dụng đất trả tiền một lần cho toàn bộ thời gian sử dụngvà được chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp, cầm cố, thế chấp, được bồithường nếu đất bị thu hồi theo quy định Chủ sử dụng đất được phép chuyển nhượngquyền sử dụng đất khi đã nộp đủ tiền sử dụng đất, đã được cấp giấy chứng nhận quyềnsử dụng đất, đã đầu tư vào sử dụng đất theo đúng mục đích được giao

1.2.1.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất đai tại Hàn Quốc

Hàn Quốc có ba hình thức sở hữu về đất đai, bao gồm quốc hữu, công hữu vàtư hữu về đất đai, trong đó hình thức tư hữu về đất đai chiếm 70% tổng diện tích

đất Luật Đất đai của Hàn Quốc phân loại đất theo 6 nhóm đất gồm đất nông nghiệp,đất ở, đất rừng, đất công nghiệp, đất thủy sản và đất đặc biệt (The DemocraticPeople’s Republic of Korea, 1977) Việc lập quy hoạch sử dụng đất được lập theocác cấp quốc gia, cấp tỉnh, vùng thủ đô, cấp huyện và vùng đô thị cơ bản Kỳ quy

Trang 31

hoạch đối với cấp quốc gia, cấp tỉnh là 20 năm; kỳ quy hoạch sử dụng đất vùng đôthị cơ bản và kế hoạch sử dụng đất là 10 năm Quy hoạch sử dụng đất là nền tảng,căn cứ cho các quy hoạch khác như quy hoạch giao thông, xây dựng đô thị… Quyhoạch sử dụng đất được thực hiện từ tổng thể tới chi tiết Quy hoạch sử dụng đấtcấp tỉnh và vùng thủ đô phải căn cứ trên cơ sở quy hoạch cấp quốc gia; quy hoạchsử dụng đất cấp huyện và vùng đô thị phải căn cứ vào quy hoạch cấp tỉnh (Bạch ThịThanh Hà, 2019).

Về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, để có quyền sở hữuđất hay quyền sử dụng đất thì đối tượng có nhu cầu sở hữu đất phải mua đất, nếu chỉcó nhu cầu sử dụng đất trong một thời hạn nhất định thì có thể thuê đất Luật Đấtđai của Hàn Quốc quy định việc chuyển đất canh tác sang mục đích phi nôngnghiệp phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải phù hợp vớiquy hoạch sử dụng đất Theo Đạo luật đất nông nghiệp năm 2016 của Hàn Quốc,các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất canh tác đều phải xin phép Bộ Nôngnghiệp, Lương thực và Nông thôn trừ một số trường hợp đặc biệt Trong trường tạmthời sử dụng đất canh tác cho các mục đích khác thì đều phải xin phép người đứngđầu thành phố, huyện hoặc quận tự trị và phải phục hồi lại đất trong một thời giannhất định theo quy định (Phan Thị Thanh Huyền et al., 2021).

Về thu hồi đất, theo quy định của Đạo luật Trưng mua và Bồi thường về đấtđai của Hàn Quốc năm 2002, bất kỳ chủ dự án nào cũng có thể trưng mua hoặc sửdụng đất để thực hiện dự án Theo quy định, Nhà nước không cho phép trưng muađất đang có các công trình công cộng để sử dụng cho các công trình công cộngkhác, trừ những trường hợp đặc biệt và việc trưng mua đất đai chỉ được thực hiệnkhi được sự chấp thuận của Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Việc trưngmua đất đai chủ yếu được thực hiện theo phương thức tham vấn và cưỡng chế

Về đăng ký đất đai, Luật Đăng ký bất động sản Hàn Quốc quy định đăng kýbất động sản gồm đăng ký đất đai và đăng ký công trình xây dựng và được thựchiện theo những thủ tục nhất định Đăng ký đất đai được thực hiện khi chủ sở hữuchứng minh được quyền sở hữu của mình đối với thửa đất cần đăng ký Đăng kýcông trình xây dựng bao gồm các thông tin về loại công tình, vật liệu xây dựng,mục đích sử dụng và thời hạn sử dụng Trường hợp công trình xây dựng phân chiacho nhiều người thì mỗi người đăng ký phải cung cấp hồ sơ về hiện trạng phần côngtrình thuộc về mình Việc đăng ký bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứba, trường hợp có tranh chấp về quyền đối với bất động sản thì thứ tự ưu tiên bảo vệ

Trang 32

theo thứ tự đăng ký ghi trong sổ đăng ký bất động sản Cơ quan đăng ký bất độngsản của Hàn Quốc thuộc hệ thống tòa án

Về giá đất, Hàn Quốc quy định có 2 loại giá đất, gồm khung giá đất do Chínhphủ ban hành và giá đất cá biệt do địa phương xác định trên cơ sở khung giá đất.Tại Hàn Quốc áp dụng 3 phương pháp định giá đất gồm phương pháp so sánh cácgiao dịch bán, phương pháp chi phí và phương pháp vốn hóa thu nhập được thựchiện bởi hệ thống thẩm định viên, đánh giá viên Để xây dựng hệ thống định giáminh bạch, công bằng, Hàn Quốc sử dụng hệ thống thông tin đất đai Hàn Quốc(KLIS); bảng so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất (LFCT); tiêu chuẩn thẩmđịnh giá đất; tiêu chuẩn thẩm định giá nhà (Nguyễn Thị Huệ, 2023).

1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

Từ những kinh nghiệm quản lý Nhà nước về đất đai tại Trung Quốc và HànQuốc, đề tài rút ra một số bài học về quản lý đất đai cho huyện Nho Quan như sau:

Thứ nhất, quy hoạch sử dụng đất phải được xem là một giải pháp tổng thể định

hướng cho quá trình phát triển và quyết định tương lai của nền kinh tế Thông quađó, Nhà nước can thiệp vào các quan hệ đất đai, khắc phục những nhược điểm dolịch sử để lại nhằm giải quyết những vấn đề mà quá trình phát triển đặt ra Lấy quyhoạch sử dụng đất làm cơ sở cho hoạt động quản lý còn phát huy được dân chủtrong quản lý Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không dừng lại ở phân bổ tàinguyên đất đai cho các chủ sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch mà còn là cơ sở để

phát triển đô thị, công nghiệp, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới Thứ hai,

việc thu hồi đất phải dựa trên nguyên tắc thoả thuận về giá với người có đất bị thu

hồi Thứ ba, giá đất phải được công khai, minh bạch Thứ tư, đăng ký đất đai là bắt

buộc với mọi đối tượng sử dụng, sở hữu đất đai.

Trang 33

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊABÀN HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH

2.1 Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Nho Quan

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Nho Quan nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Ninh Bình có tọa độ địa lý từ22°10'00'' đến 22°27'30'' vĩ độ Bắc và từ 105°32'30'' đến 105°51'20'' kinh độ Đông.

Phía Bắc giáp tỉnh Hòa Bình;

Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Gia Viễn và huyện Hoa Lư;Phía Nam giáp thành phố Tam Điệp;

Phía Tây giáp tỉnh Thanh Hóa.

Hình 2.1 Bản đồ vị trí địa lý huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

Nguồn: Uỷ ban nhân dân huyện Nho Quan

Nho Quan là huyện miền núi của tỉnh Ninh Bình, bao gồm 27 đơn vị hànhchính (01 thị trấn và 26 xã), trong đó có 5 xã thuộc xã đặc biệt khó khăn, 7 xã thuộcvùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, 9 xã được công nhận là xã An toàn

Trang 34

khu, 18 xã thuộc vùng phân lũ, chậm lũ Trên địa bàn huyện có nhiều tuyến giaothông quan trọng: Quốc lộ 12B chạy theo hướng Bắc ÷ Nam dài khoảng 24,0 kmtừ cầu Lập Cập đến cầu Vĩnh Khương, quốc lộ 45 dài 9 km từ ngã ba Rịa tới dốcGiang đi Thanh Hóa Đường tỉnh lộ 477, 477C, 479, 479B, 479C, 491 chạy quađịa bàn nhiều xã trong huyện, ngoài ra trên địa bàn huyện còn có mạng lưới sôngngòi khá dày như: Sông Đập (Sông Na), sông Bôi, sông Lạng, sông Rịa, sôngBến Đang, chảy qua giúp cho Nho Quan có điều kiện thuận lợi để phát triểnkinh tế xã hội.

2.1.1.2 Địa hình, địa mạo

Nho Quan nằm trên địa bàn trung chuyển của các hệ thống tự nhiên ở phía TâyNam đồng bằng sông Hồng, giáp với đồng bằng sông Mã qua vùng núi CúcPhương, là vùng cuối cùng của vùng núi Tây Bắc trong khu đệm Hòa Bình - ThanhHóa Địa hình nhìn chung không bằng phẳng được phân thành 03 vùng cụ thể:

- Vùng núi đá vôi: Tập chung chủ yếu ở phía Tây của huyện dọc theo ranhgiới giữa Ninh Bình và Hòa Bình, Thanh Hóa, Vườn quốc gia Cúc Phương Ở đâycó nhiều núi cao trùng điệp và thung lũng hiểm trở, là vùng rừng nguyên sinh cónhiều giá trị về kinh tế và khoa học Ngoài ra còn một số núi đá vôi độc lập phân bốrải rác xen kẽ với đất canh tác ở hầu hết các xã trong huyện Vùng này có nhiềutiềm năng phát triển kinh tế đồi rừng, chăn nuôi đại gia súc đặc sản (hươu, dê, ),phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và du lịch.

- Vùng bán sơn địa: Bắt đầu từ cửa rừng Cúc Phương đi ra theo hướng ĐôngNam là giải núi đồi xen lẫn chạy qua nông trường Đồng Giao xuống đến xã YênLâm, huyện Yên Mô Hình dạng đồi rất đa dạng: Đồi dài, cao, độ dốc đến 450 ởvùng Kỳ Phú, Quảng Lạc, Sơn Hà, Rịa, đồi lượn sóng thấp ở Quỳnh Lưu Kế tiếpvùng đồi núi bắt đầu từ Rịa chạy theo hướng Bắc đến xã Gia Tường là vùng đồngbằng cao trước núi, tương đối bằng phẳng, hơi nghiêng về phía Đông, bị chắn ởphía Tây Bắc bởi một giải núi, đồi chạy từ Thạch Bình đến Xích Thổ Hình dạngkiểu đồi dài, bát úp, đỉnh tròn xen kẽ, độ dốc thường lớn hơn 300 Vùng này cónhiều tiềm năng phát triển kinh tế theo mô hình VRC trồng cây ăn quả theo quy môlớn, phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch,

- Vùng đồng chiêm trũng: Nằm giữa vùng đồi núi và các huyện Gia Viễn, HoaLư, thành phố Tam Điệp, vùng này có địa hình lòng chảo, độ cao trung bình từ 0,7đến 0,9 m so với mực nước biển, vào mùa mưa thường bị ngập nước Vùng nàythuận lợi cho việc canh tác lúa nước, nuôi thả thủy sản.

Trang 35

2.1.1.3 Khí hậu và thời tiết

Nho Quan mang những đặc điểm của tiểu vùng khí hậu đồng bằng bắc bộ, đólà khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và mưa nhiều.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm từ 23,6o C Tổng nhiệt độ trung bình nămtừ 8.500 ÷ 8.600oC, mùa đông nhiệt độ trung bình là 20oC, tháng lạnh nhất là tháng1 và tháng 2, nhiệt độ trung bình có thể dưới 10o C Mùa hạ nhiệt độ trung bình là27oC tháng nóng nhất là tháng 7 và tháng 8, nhiệt độ trung bình trên 30oC Tổngnhiệt độ của Nho Quan khá dồi dào, nhưng sự phân bố theo hai mùa lại lệch nhaukhá lớn, tổng nhiệt độ vụ chiêm xuân chỉ bằng 70% tổng nhiệt độ vụ mùa Với tổngnhiệt độ này vẫn đảm bảo đủ nhiệt độ cho cây trồng vụ đông xuân phát triển, nếu bốtrí giống và thời vụ thích hợp.

- Lượng mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm từ 1.850 – 1.970 mm (trung bìnhnăm có 129 ÷ 161 ngày mưa), lượng mưa tập trung chủ yếu vào 6 tháng mùa mưa (từtháng 5 đến tháng 10) chiếm 80 ÷ 85% tổng lượng mưa cả năm, lũ lụt cũng thườngxuyên xảy ra trong thời gian này Vào mùa đông lượng mưa thấp khoảng 15 ÷ 20%tổng lượng mưa cả năm, chủ yếu là dạng mưa nhỏ, mưa phùn.

- Độ ẩm: Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên huyện NhoQuan có độ ẩm không khí tương đối cao, bình quân độ ẩm cả năm từ 84 ÷ 86%,chênh lệch về độ ẩm giữa các tháng không nhiều Tháng có độ ẩm cao nhất là 90%(tháng 02), thấp nhất là 81% (tháng 10).

- Lượng bốc hơi: Trung bình năm từ 850 ÷ 870 mm, trong đó mùa hạ chiếm60% lượng bốc hơi cả năm, tháng 7 có lượng bốc hơi lớn nhất là 105 mm, tháng 2có lượng bốc hơi nhỏ nhất là 45 mm.

- Gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, mùa đông hướng gió thịnhhành là hướng Đông Bắc, những tháng giữa và cuối mùa đông gió có xu hướng lệchđần về hướng Đông Mùa hè hướng gió thịnh hành từ Đông hoặc Đông Nam.Huyện Nho Quan còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió lục địa, hướng Tây hoặc TâyNam; gió biển theo hướng Đông Nam Vào các tháng 7, 8, 9 thường có bão làm ảnhhưởng đến sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn.

2.1.1.4 Thủy văn

Là huyện trung du miền núi, cho nên hệ thống sông ngòi của Nho Quan khôngcó nhiều Toàn huyện có 05 con sông lớn chảy qua Sông Bôi bắt nguồn từ HòaBình đi qua bốn xã của huyện là Xích Thổ, Gia Sơn, Gia Thủy và Đức Long dài18,5 km Sông Lạng bắt nguồn từ Hòa Bình chảy vào xã Thạch Bình và đổ ra sông

Trang 36

Bôi tại xã Đức Long, dài 12,5 km Sông Rịa bắt nguồn từ khu vực xã Phú Long, điqua một số xã của Nho Quan như Sơn Thành, Quỳnh Lưu, Sơn Lai Sông Bến Đangbắt nguồn từ sông Rịa (khu vực xã Quỳnh Lưu) chảy qua xã Quỳnh Lưu, Sơn Hàdài 8 km Sông Đập (Sông Na) bắt nguồn từ tỉnh Hòa Bình và đổ vào sông Bôi,cung cấp nước tưới cho xã Gia Tường và xã Gia Lâm.

Bên cạnh 05 con sông lớn có nhiệm vụ cung cấp nước ngọt cho sản xuất vàđời sống dân sinh của nhân dân trong huyện Ngoài ra còn có một hệ thống các hồnước tự nhiên phân bố nhiều nơi trong huyện, đây là nguồn tài nguyên quý giá củahuyện, không những đảm bảo cung cấp nước ngọt cho sản xuất và đời sống dân sinhcủa nhân dân trong khu vực mà còn là tiềm năng để khai thác

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội giai đoạn 2019 - 2023

2.1.2.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước,kinh tế tỉnh Ninh Bình nói chung và huyện Nho Quan nói riêng đã có bước pháttriển rõ rệt Được sự quan tâm của tỉnh, dưới sự quản lý và chỉ đạo của Huyện ủy,UBND huyện về phát triển kinh tế xã hội, bước đầu đã có sự chuyển dịch cơ cấukinh tế theo xu hướng tích cực, sử dụng ngày càng hiệu quả tiềm năng sẵn có củađịa phương Giai đoạn 2019 – 2023, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh,sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ban, ngành trong tỉnh Ninh Bình, cùng sự quyếttâm, đồng lòng của quân dân, đồng bào huyện Nho Quan, kinh tế - xã hội huyện đãđạt được những kết quả đáng khích lệ.

Về sản xuất nông nghiệp, huyện đã tập trung chỉ đạo chuyển dịch theo hướng

sản xuất hàng hóa Diện tích gieo trồng hàng năm từ 17.000ha đến 18.000ha (trongđó cây lúa chiếm trên 11.000ha) Sản lượng lương thực có hạt hàng năm đạt trên 70nghìn tấn Giá trị sản xuất trên 1ha canh tác năm 2023 đạt 130 triệu đồng, tăng 10triệu đồng so với năm 2019, tổng diện tích nuôi thủy sản 3.885 ha, sản lượng đạt10.000 tấn; huyện có 16 sản phẩm đã được công nhận đạt chuẩn OCOP Trong giaiđoạn 2021 - 2022, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, chăn nuôi trên địa bàn gặpnhiều khó khăn, xuất hiện nhiều ổ dịch cúm gia cầm, dịch tả lợn Châu Phi Tuy nhiênđến thời điểm hiện tại đã cơ bản khắc phục, trên địa bàn không phát sinh lợn chết dodịch Đặc biệt, Nho Quan là một trong những địa phương có bước tiến vượt bậctrong xây dựng nông thôn mới Năm 2022, huyện đã được công nhận đạt chuẩnnông thôn mới, trước 2 năm so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đềra (bảng 2.1).

Trang 37

Bảng 2.1 Kết quả thực hiên các chỉ tiêu chủ yếu

TTChỉ tiêuĐVTNăm2019

2022Năm 2023

1Sản lượng lương thực có hạtTấn72.80069.29474.43173.10973.7882Giá trị sản xuất trên 01 haTriệu đồng96,5101,31051121203 Số xã đạt chuẩn nông thôn mới,

- Số xã đạt chuẩn nông thôn mới

- Khu dân cư nông thôn mới

Thu ngân sách trên địa bàn+Thu thuế, phí, lệ phí,thu khác+ Thu sổ xố kiến thiết+ Thu tiền sử dụng đất

Tỷ đồng

2,21535Thu nhập bình quân đầu ngườiTriệu đồng41,344,75156,6606 Cứng hóa đường giao thông xã,

8 Trường đạt chuẩn quốc gia mức

10Giải quyết them việc làmNgười28602500250025002600

Trang 38

Nguồn: Uỷ ban nhân dân huyện Nho QuanVề sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, quy hoạch, xây dựng cơ bản:

Thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyếnkhích các doanh nghiệp đầu tư dự án vào cụm công nghiệp Cụm công nghiệp VănPhong, hiện nay đã thu hút được 2 dự án với diện tích đất cho thuê 19,39 ha, tỷ lệ lấpđầy đạt 48%, tổng vốn đầu tư 2.083,87 tỷ đồng Giá trị sản xuất công nghiệp năm2023 (giá so sánh 2010) toàn huyện ước đạt 1.817,6 tỷ đồng Sản phẩm công nghiệpchủ yếu chiếm tỷ trọng lớn như: Nước khoáng, đá khai thác, gạch đất nung, gạchkhông nung, sản phẩm may mặc, giầy thể thao, Toàn huyện đã quy hoạch được 4cụm công nghiệp; bổ sung quy hoạch khu vực phát triển ngành nghề tiểu thủ côngnghiệp tại đồi Mả Quan, xã Gia Sơn với diện tích khoảng 10 ha Đến nay, huyện đãhoàn thành quy hoạch xây dựng vùng huyện đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;triển khai thực hiện Quy hoạch chung đô thị Nho Quan đến năm 2025, tầm nhìn đếnnăm 2050 Triển khai lập Quy hoạch phân khu 1, phân khu 2 trong điều chỉnh quyhoạch chung đô thị Nho Quan đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch chitiết làng nghề tiểu thủ công nghiệp tại các xã Gia Thủy, Quỳnh Lưu, Sơn Hà, quyhoạch chi tiết 1/500 các điểm dân cư phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất tại các xã,thị trấn phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới các xã đến năm 2030.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2025, địnhhướng đến năm 2030, huyện Nho Quan được xác định phát triển du lịch với cácchức năng chính: Du lịch thăm quan, nghiên cứu hệ sinh thái rừng nguyên sinh, dulịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; du lịch vui chơi giải trí, thể thao mạo hiểm, leo núi,chơi golf; du lịch cộng đồng, nghiên cứu động vật hoang dã, Huyện đã thu hútnhiều doanh nghiệp lớn như: Dự án sân golf Tràng An của Doanh nghiệp xây dựngXuân Trường, dự án xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng Cúc Phương Resort &Villas; Bên cạnh đó, ngành Du lịch huyện Nho Quan cũng có những bước pháttriển Du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, góp phần chuyển dịchcơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sốngngười dân Năm 2022 đón 120.822 lượt khách (tăng 15.522 lượt so với năm 2020),doanh thu 14,1 tỷ đồng; trong 9 tháng đầu năm 2023, các khu, điểm du lịch đã đón135.825 nghìn lượt khách (trong đó khách quốc tế 13.065 nghìn lượt khách), doanhthu ước đạt 13,5 tỷ đồng Huyện Nho Quan có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếngnhư: Vườn Quốc gia Cúc Phương, Động Vân Trình, hang Bụt, Động Thiên Hà, Hồ

Trang 39

Đồng Chương;… là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch như thămquan, nghỉ dưỡng, du lịch thể thao, du lịch cộng đồng,

2.1.2.2 Dân số, lao động và việc làm

Theo số liệu thống kê năm 2023, dân số trung bình toàn huyện là 153.338người, tăng 3.198 người so với năm 2019 Tổng số hộ gia đình là 43.186 hộ Mật độdân số toàn huyện là 340 người/km2 (Chi cục Thống kê huyện Nho Quan, 2023).Tuy nhiên, dân số phân bố không đều trên địa bàn huyện Dân cư tập trung mật độcao ở thị trấn và các xã lân cận thị trấn Dân cư ở Nho Quan bao gồm nhiều dân tộckhác nhau, trong đó, dân tộc Kinh chiếm đa số với tỷ lệ 82,16% (theo kết quả Tổngđiều tra dân số và nhà ở năm 2019), còn lại là các dân tộc Mường, tày, nùng, thái …Nhân dân các dân tộc Nho Quan sống xen kẽ với nhau từ lâu đời với truyền thốngyêu thương, đoàn kết, đùm bọc nhau Trong năm qua, công tác dân số, kế hoạch hóagia đình luôn được các cấp ngành chú trọng, tỷ lệ sinh hàng năm ít có sự biến độnglớn Tuy nhiên, gần đây dân số liên tục gia tăng cơ học do sức hút từ quá trình mởmang, phát triển các khu công nghiệp, đô thị và các khu dân cư mới Với tốc độ đôthị hóa ngày càng cao như hiện nay, cùng với việc phát triển và hình thành các khu,cụm công nghiệp, trường đại học, các khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư trong thờigian tới thì tỷ lệ tăng dân số cơ học theo dự báo sẽ có nhiều biến động.

Trình độ học vấn trong lực lượng lao động của huyện đang có xu hướng nânglên và có khả năng tăng nhanh trong các năm sau, nhờ chính sách thu hút lao độnggiỏi về làm việc tại địa phương của tỉnh và của huyện Toàn huyện có 93.434 lao độngtrong độ tuổi (chiếm 62,23% tổng dân số của toàn huyện), tổng số lao động đang làm việctrong các ngành kinh tế khoảng 87.881 người, chiếm 94,06% tổng số lao động.Trong những năm qua, Nho Quan đã chú ý và giải quyết việc làm bằng nhiều hìnhthức khác nhau nên số lao động thiếu việc làm ngày càng giảm Tuy nhiên, việc nàycần được tiếp tục có các biện pháp để đảm bảo đủ việc làm cho tất cả người laođộng trong huyện Công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo được chú trọng quantâm, hàng năm tạo vị trí việc làm mới bình quân cho 11.000 lao động, tỷ lệ lao độngqua đào tạo đạt 70%, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,55% trên địa bàn huyện, thu nhập bìnhquân đầu người năm 2023 là 53,35 triệu đồng/ người/năm (Chi cục Thống kê huyệnNho Quan, 2023).

2.1.2.3 Văn hoá, xã hội

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên được tăng cường, bổ sung, cơ bản đápứng được yêu cầu dạy và học; hệ thống trường lớp tiếp tục được đầu tư Công tác

Trang 40

xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăng cường, đáp ứng ngày càng tốt yêucầu dạy và học; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được quan tâm, đến nay toànhuyện có 26 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 (tăng 7 trường so với năm 2020);tỷ lệ phòng học, phòng chức năng kiên cố đạt 98,1% Đến nay, 100% số xã, thị trấncó nhà văn hóa, 284/286 thôn, bản, tổ dân phố có nhà văn hóa, đạt tỷ lệ 99,3% sovới chỉ tiêu nghị quyết Đại hội đề ra Hàng năm, tổ chức tốt Ngày hội văn hóa, thểthao các dân tộc huyện Nho Quan, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân và dukhách thập phương tham gia Song song với nhiệm vụ phát triển kinh tế, nâng cao thunhập và giảm nghèo cho đồng bào DTTS, huyện Nho Quan cũng tích cực tham giabảo tồn văn hoá truyền thống Hàng năm, huyện tiến hành hành khảo sát, rà soát,đánh giá thực trạng văn hoá của đồng bào DTTS tại các làng, bản trên địa bàn để cóphương án bảo tồn cụ thể Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các tầnglớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ để họ hiểu và tôn trọng bản sắc văn hoá dân tộc mình,có ý thức giữ gìn và phát huy Đặc biệt, để bảo tồn giá trị văn hoá phi vật thể củađồng bào dân tộc Mường, huyện đã xây dựng Đề án “bảo tồn và phát huy bản sắc vănhoá dân tộc Mường”; Đề án “Bảo tồn văn hoá cồng chiêng dân tộc Mường”.

Các chế độ, chính sách đối với người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, ngườinghèo, trẻ em được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng, tỷ lệ hộ nghèo năm2023 giảm còn 2,5% Từ năm 2021 đến nay đã triển khai xây dựng mới, sửa chữa 298nhà ở cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có 146 nhà đại đoàn kết, 152nhà thực hiện theo Nghị quyết số 43/2023/NQ-HĐND ngày 10/3/2023 của HĐNDtỉnh, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm mới cho 2.500 lao động.

2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Nho Quan

2.2.1 Khái quát bộ máy quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyệnNho Quan

Chính quyền cấp huyện là một cấp trong bộ máy chính quyền nhà nước, thựchiện chức năng quản lý một vùng miền nhất định với những nét đặc trưng riêng vềđiều kiện tự nhiên và xã hội Quản lý nhà nước đối với đất đai của chính quyền cấphuyện có vai trò hết sức quan trọng để đất đai được sử dụng theo mục đích yêu cầuđặt ra UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất,đo đạc và bản đồ trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật, chịu sự chỉ đạo,hướng dẫn, kiểm tra, của Sở Tài nguyên và Môi trường về chuyên môn nghiệp vụ

Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai: Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơquan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân huyện, thực hiện chức năng tham mưu, giúp

Ngày đăng: 14/07/2024, 17:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Bản đồ vị trí địa lý huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình - quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện nho quan tỉnh ninh bình
Hình 2.1. Bản đồ vị trí địa lý huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình (Trang 33)
Bảng 2.1. Kết quả thực hiên các chỉ tiêu chủ yếu - quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện nho quan tỉnh ninh bình
Bảng 2.1. Kết quả thực hiên các chỉ tiêu chủ yếu (Trang 37)
Bảng 2.2. Tổng hợp một số văn bản về quản lý & sử dụng đất huyện Nho Quan ban hành trong giai đoạn 2019-2023 - quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện nho quan tỉnh ninh bình
Bảng 2.2. Tổng hợp một số văn bản về quản lý & sử dụng đất huyện Nho Quan ban hành trong giai đoạn 2019-2023 (Trang 44)
Bảng 2.4. Kết quả giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất tại huyện Nho Quan giai đoạn 2019-2023 - quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện nho quan tỉnh ninh bình
Bảng 2.4. Kết quả giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất tại huyện Nho Quan giai đoạn 2019-2023 (Trang 47)
Bảng 2.5. Đánh giá về công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất tại huyện Nho Quan - quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện nho quan tỉnh ninh bình
Bảng 2.5. Đánh giá về công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất tại huyện Nho Quan (Trang 49)
Bảng 2.6. Kết quả thu hồi đất tại huyện Nho Quan giai đoạn 2019-2023 - quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện nho quan tỉnh ninh bình
Bảng 2.6. Kết quả thu hồi đất tại huyện Nho Quan giai đoạn 2019-2023 (Trang 50)
Bảng 2.8. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện Nho Quan TT ĐVHC GCN cấp lần đầu Số GCN cấp trong trường - quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện nho quan tỉnh ninh bình
Bảng 2.8. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện Nho Quan TT ĐVHC GCN cấp lần đầu Số GCN cấp trong trường (Trang 55)
Bảng 2.9. Đánh giá một số nội dung liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện nho quan tỉnh ninh bình
Bảng 2.9. Đánh giá một số nội dung liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Trang 57)
Bảng 2.10. Số liệu thống kê đất đai huyện Nho Quan giai đoạn 2019-2023 - quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện nho quan tỉnh ninh bình
Bảng 2.10. Số liệu thống kê đất đai huyện Nho Quan giai đoạn 2019-2023 (Trang 60)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w