Đề án quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đến năm 2025

MỤC LỤC

Quy trình và phương pháp thực hiện đề án 1 Quy trình thực hiện đề án

Phương pháp thực hiện đề án

- Đối với nội dung “Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành”, đề tài lựa chọn điều tra các tiêu chí như: Việc ban hành văn bản quản lý & sử dụng đất như thế nào?; Sự phù hợp giữa văn bản quản lý & sử dụng đất với văn bản của cấp trên; Sự phù hợp giữa văn bản quản lý & sử dụng đất với thực tế; Khả năng thực thi của văn bản quản lý & sử dụng đất; Sự quan tâm, giám sát thực hiện văn bản quản lý & sử dụng đất;. - Đối với nội dung “Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”, thực hiện điều tra các tiêu chí: Cơ sở vật chất để thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Số lượng công chức, viên chức giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Năng lực giải quyết công việc của công chức, viên chức; Sự hiểu biết pháp luật của người dân thực hiện thủ tục hành chính; Sự phối hợp giữa các bên liên quan; Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Cách thức giải quyết theo quy trình đã quy định;.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề án

Các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai tại huyện Nho Quan trong thời gian tới.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI

Cơ sở lý thuyết về quản lý Nhà nước về đất đai 1. Khái niệm quản lý Nhà nước về đất đai

Để thực hiện tốt nội dung này, chính quyền cấp huyện cần tổ chức hệ thống đăng ký đất đai tại địa phương một cách tập trung, thống nhất từ thủ tục, biểu mẫu hồ sơ địa chính đến các số địa chính, số mục kê đất đai; coi trọng đúng mức việc lập và quản lý các giấy tờ chứng từ của quá trình thực hiện thủ tục đăng ký (gồm đơn đăng ký, các hợp đồng chuyển quyền, các văn bản về xác nhận về nguồn gốc quá trình sử dụng đất, xét duyệt của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong quá trình thực hiện đăng ký, các tài liệu này được coi như hồ sơ gốc địa chính); quan tâm đến chất lượng, hiệu quả làm việc của văn phòng đăng ký QSD đất và đội ngũ công chức địa chính tại các xã. Cơ sở vật chất kỹ thuật, hiện đại hóa: Cuộc cách mạng Công nghệ 4.0 là một cơ hội để ngành quản lý đất đai triển khai, nghiên cứu ứng dụng công nghệ 4.0 thực hiện các tác nghiệp kỹ thuật trong công tác quản lý, sử dụng đất kịp thời, đầy đủ, chính xác và có hiệu quả, đồng thời giải quyết được vấn đề cung cấp thông tin và chia sẻ dữ liệu từ địa phương với trung ương và ngược lại một cách nhanh chóng và đồng bộ, đồng thời làm tăng tính sáng tạo hiệu quả năng suất lao động, ứng dụng công nghệ 4.0 (công nghệ chuỗi khối) việc truyền tải thông tin không qua trung gian và lưu trữ dữ liệu lớn trong thu thập, phân tích dữ liệu sẽ hỗ trợ rất lớn trong việc ra quyết định, chính sách phù hợp; nghiên cứu mở dữ liệu cung cấp cho cộng đồng doanh nghiệp trong phát triển các ứng dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất đai tại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

Thông thường 3 năm một lần Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố giá đất chuẩn cho từng vùng, giá đất này sẽ là cơ sở để các tổ chức định giá của Nhà nước hoặc tư nhân tham khảo khi thực hiện định giá đất cụ thể đối với thửa đất, khu đất phát sinh nhu cầu phải định giá. Theo quy định, Nhà nước không cho phép trưng mua đất đang có các công trình công cộng để sử dụng cho các công trình công cộng khác, trừ những trường hợp đặc biệt và việc trưng mua đất đai chỉ được thực hiện khi được sự chấp thuận của Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH

Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Nho Quan 1. Khái quát bộ máy quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện

Phần lớn các dự án thu hồi trong giai đoạn này để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, điển hình như dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Đông - Tây, tỉnh Ninh Bình (giai đoạn I), dự án xây dựng Doanh trại Đoàn Cảnh sát cơ động Kỵ binh và Đội Cảnh sát Cơ động Kỵ binh số 1 thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động tại xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, dự án xử lý hệ thống thoát lũ, chống sạt lở sau tràn Hồ Đập Trời, xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan, dự án nâng cấp đường kết nối tỉnh lộ ĐT.479 đi trung tâm xã Gia Sơn, huyện Nho Quan, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phụ vụ đấu giá quyền sử dụng đất khu dân cư An Ngải, xã Quảng Lạc, huyện Nho Quan,…. Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Nho Quan (2023) Trong quá trình thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai tại huyện Nho Quan vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc, cụ thể như sau: việc thống kê đất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, khó thống nhất do việc phân loại đất nông nghiệp chưa thống nhất giữa các đạo luật (Luật Đất đai, Luật Lâm nghiệp và Luật Bảo vệ môi trường); các chỉ tiêu loại đất thống kê đất đai theo quy định của Bộ Tài nguyên & Môi trường chưa có sự thống nhất với các quy định trong các quy hoạch xây dựng, quy hoạch chi tiết đô thị; trên địa bàn huyện còn tồn tại một số điểm tranh chấp, lấn chiếm đất đai nên việc xác định ranh giới sử dụng đất khi thống kê đất đai gặp khó khăn; việc xỏc sử dụng đất đa đa mục đớch chư cụ thể và rừ ràng; kinh phớ thực hiện cụng tỏc thống kê còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác thống kê đất đai;.

Bảng 2.2. Tổng hợp một số văn bản về quản lý & sử dụng đất huyện Nho Quan ban hành trong giai đoạn 2019-2023
Bảng 2.2. Tổng hợp một số văn bản về quản lý & sử dụng đất huyện Nho Quan ban hành trong giai đoạn 2019-2023

Đánh giá chung về một số nội dung quản lý nhà nước nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Nho Quan

Thực tế cho thấy, trên địa bàn huyện Nho Quan nói riêng và toàn quốc nói chung, những năm qua thị trường bất động sản phát triển quá nóng nên nhu cầu mua đất để ở chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 30-40%), phần lớn người dân mua đất với mong muốn chờ tăng giá là nguyên nhân mà tại các khu vực đấu giá quyền sử dụng đất, việc đưa đất vào sử dụng còn thấp. Vệc phân loại đất nông nghiệp chưa thống nhất giữa các văn bản luật (Luật Đất đai, Luật Lâm nghiệp và Luật Bảo vệ môi trường); các chỉ tiêu loại đất thống kê đất đai theo quy định của Bộ Tài nguyên & Môi trường chưa có sự thống nhất với các quy định trong các quy hoạch xây dựng, quy hoạch chi tiết đô thị; trên địa bàn huyện còn tồn tại một số điểm tranh chấp, lấn chiếm đất đai nên việc xác định ranh giới sử dụng đất khi thống kê đất đai gặp khó khăn; kinh phí thực hiện công tác thống kê còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công tác thống kê đất đai; việc luân chuyển, điều động cán bộ địa chính cấp xã đã ảnh hưởng lớn đến công tác thống kê đất đai hàng năm (điều tra, khoanh vẽ, thu thập hồ sơ tài liệu chậm, khó phân loại đối tượng sử dụng); việc cập nhật chỉnh lý biến động, riêng với công tác thống kê, kiểm kê lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất do yêu cầu chất lượng, nội dung thực hiện có sự thay đổi so với các kỳ thống kê, kiểm kê trước đây, đòi hỏi cán bộ địa chính cần phải nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn.

GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NHO QUAN ĐẾN NĂM 2025

Bối cảnh và phương hướng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Nho Quan đến năm 2025 và những năm tiếp theo

Ngoài ra, chú ý đến việc phát triển vật liệu xây dựng trên cơ sở lựa chọn quy mô công xuất hợp lý, công nghệ hiện đại, sạch, tiêu tốn ít năng lượng, nguyên liệu; sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, đủ sức cạnh tranh trên thị trường; từng bước loại bỏ các cơ sở sản xuất có công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường và hiệu quả kinh tế thấp. Trong nông nghiệp phải gắn đất - nước - khí hậu cây trồng thành một thể thống nhất; trong công nghiệp cần phân khu chức năng để có biện pháp xử lý chất thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường tiến tới phát triển thành một tỉnh có nền kinh tế bền vững, môi trường trong sạch.

Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đến năm 2025 và những năm

- Việc xác định nguồn gốc sử dụng đất để xác định đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong quá trình thực hiện thu hồi đất gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do hồ sơ địa chính không đầy đủ, không được cập nhật thường xuyên; kiểm tra, xử lý một số trường hợp lấn, chiếm đất chưa kịp thời nên nhiều người lấn, chiếm đất đòi bồi thường, hỗ trợ không đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, cần tăng cường kiểm tra, ngăn chặn kịp thời và xử phạt vi phạm hành chính các trường hợp lấn, chiếm đất, buộc các đối tượng lấn chiếm đất phải trả lại đất và khôi phục lại hiện trạng ban đầu tạo điều kiện thuận lợi cho xác định nguồn gốc đất khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất hay khi thực hiện các dự án cụ thể.