1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quản lý nhà nước về thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố phủ lý tỉnh hà nam

81 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý Nhà Nước Về Thương Mại Và Dịch Vụ Trên Địa Bàn Thành Phố Phủ Lý Tỉnh Hà Nam
Tác giả Nguyễn Ngọc Hoài
Người hướng dẫn PGS, TS. Nguyễn Hoàng
Trường học Trường Đại học Thương Mại
Chuyên ngành Quản lý Kinh tế
Thể loại Đề án tốt nghiệp thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 1,79 MB

Nội dung

NGUYỄN HOÀNG Trang 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học với đề tài: “Quản lý nhà nước về thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam” là

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học với đề tài: “Quản lý nhà

nước về thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam” là

riêng của cá nhân tôi Số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề án này là trung thực và chưa được sử dụng trong bất cứ công trình khoa học nào đã được công bố

Tác giả Đề án

Nguyễn Ngọc Hoài

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên xin được tri ân và gửi lời biết ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn là Thầy – PGS, TS Nguyễn Hoàng đã nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm giúp tôi hoàn thiện Đề án này

Tôi trân trọng biết ơn đến quý thầy, cô của Trường Đại học Thương Mại đã luôn đồng hành, hỗ trợ tôi vượt qua mọi khó khăn trong quá trình rèn luyện và học tập Cảm ơn các bạn lớp Quản lý Kinh tế đã tạo ra một tập thể đoàn kết, gắn bó và nhiều tình cảm

Trong quá trình hoàn thiện đề án, tôi đã tích cực nghiên cứu, tìm hiểu và học tập với sự kiên trì và quyết tâm cao Tuy nhiên đây cũng là một đề tài có nội dung mới, do đó không tránh được những hạn chế nhất định Kính mong quý thầy, quý cô

và các bạn đóng góp ý kiến giúp đề án được hoàn thiện

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

T M T T iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT T T vii

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ix

MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.4 Quy trình và phương pháp nghiên cứu 3

1.4.1 Phương pháp luận và quy trình nghiên cứu 3

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu 4

1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu đề án 5

1.6 Kết cấu của đề tài 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 6

VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CỦA ĐỊA PHƯƠNG 6

1.1 Khái quát chung về Quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ 6

1.1.1 Khái niệm và vai trò của thương mại dịch vụ 6

1.1.2 Quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ 8

1.2 Nội dung của quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ của địa phương 10

1.2.1 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển thương mại, dịch vụ của địa phương 10

1.2.2 Tổ chức bộ máy và phân định chức năng nhiệm vụ quản lý thương mại dịch vụ của bộ máy quản lý nhà nước 11

1.2.3 Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ trên địa bàn địa phương 13

1.2.4 Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm thực hiện pháp luật chính sách về thương mại dịch vụ, dịch vụ 15 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ của địa

Trang 6

phương 161.3.1 Chính sách phát triển kinh tế xã hội và thương mại, dịch vụ của nhà nước Trung ương và địa phương cấp tỉnh 161.3.2 Năng lực, nguồn lực của đối tượng quản lý 171.3.3 Các yếu tố năng lực, nguồn lực của chủ thể quản lý 191.4 Kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ của một số địa phương 201.4.1 Kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ của tỉnh Vĩnh Phúc 201.4.2 Kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ của thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình 221.4.3 Một số kinh nghiệm rút ra cho Quản lý nhà nước về thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI 25 DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ 25

2.1 Khái quát về thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam 252.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ của thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam 252.1.2 Tình hình hoạt động thương mại, dịch vụ ở thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, giai đoạn 2021-2023 262.2 Thực trạng quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ

Lý, tỉnh Hà Nam 282.2.1 Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam 282.2.2 Tổ chức bộ máy và phân định chức năng nhiệm vụ quản lý thương mại dịch

vụ của bộ máy quản lý nhà nước 312.2.3 Thực trạng tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam 332.2.4 Thực trạng thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm thực hiện pháp luật chính sách về thương mại dịch vụ, dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam 362.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam 382.3.1 Phân tích ảnh hưởng chính sách phát triển kinh tế và kinh doanh thương mại

Trang 7

của trung ương và địa phương cấp tỉnh 392.3.2 Năng lực, nguồn lực của đối tượng quản lý của đối tượng quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ tại thành phố Phủ Lý 402.3.3 Các yếu tố năng lực, nguồn lực của chủ thể quản lý thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý 402.4 Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam 412.4.1 Những thành công 412.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 43

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ 46

3.1 Định hướng phát triển thương mại dịch vụ và quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam giai đoạn đến 2025 và một số năm tiếp theo 463.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và định hướng phát triển thương mại dịch vụ của thành phố Phủ Lý 463.1.2 Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam 473.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam 493.2.1 Nhóm giải pháp xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam 493.2.2 Nhóm giải pháp tổ chức bộ máy và phân định chức năng nhiệm vụ quản lý thương mại dịch vụ của hệ thống quản lý nhà nước thành phố Phủ Lý 523.2.3 Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam 553.2.4 Nhóm giải pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm thực hiện pháp luật chính sách về thương mại dịch vụ, dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh

Hà Nam 573.3 Một số kiến nghị với hệ thống quản lý nhà nước trung ương và tỉnh Hà Nam 573.3.1 Một số kiến nghị với hệ thống quản lý nhà nước trung ương và tỉnh Hà Nam 573.3.2 Một số kiến nghị với uỷ ban nhân dân, hệ thống quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ (các sở ngành trực tiếp là Sở Công Thương, Cục Quản lý thị trường,

Trang 8

cục thuế…) tỉnh Hà Nam 573.3.3 Một số kiến nghị với Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng, Hiệp hội thương mại điện tử 58

KẾT LUẬN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CHỮ VIẾT T T Viết tắt Giải nghĩa

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Cơ cấu giá trị sản xuất của thành phố Phủ Lý giai đoạn 2021 - 2023 4

Bảng 2.2: Cơ sở hoạt động kinh doanh thương mại – dịch vụ thành phố Phủ Lý 5

Bảng 2.3: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo loại hình và các ngành kinh tế thành phố Phủ Lý 5

Bảng 2.4: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo loại hình và ngành kinh tế thành phố Phủ Lý giai đoạn 2021 - 2023 6

Bảng 2.5: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế thành phố Phủ Lý 7

giai đoạn 2021 - 2023 7

Bảng 2.6: Tình hình đăng ký kinh doanh đối với hộ cá thể 7

Bảng 2.7 Kết quả khảo sát về tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý 7

Bảng 2.8: Những vi phạm pháp luật về thương mại dịch vụ năm 2021- 2023 8

Trang 11

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 2.1 Bản đồ địa giới hành chính của thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam 4

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế năm 2021 8

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế năm 2022 9

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế năm 2023 9

Biểu đồ 2.4: Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch trong phát triển thương mại, dịch vụ của thành phố 30

Biểu đồ 2.5 Trình độ, năng lực của cán bộ tham gia Quản lý nhà nước về thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý 10

Biểu đồ 2.6 Khảo sát về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm thực hiện pháp luật chính sách về thương mại dịch vụ, dịch vụ ……… …………10

Trang 12

tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam; (4) Nhóm giải pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm thực hiện pháp luật chính sách về thương mại dịch vụ, dịch vụ trên địa bàn

thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Trang 13

MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Kinh doanh thương mại dịch vụ đã phát triển rất mạnh và trở thành một nghành kinh tế mũi nhọn suốt hai thập niên vừa qua Sự phát triển thương mại dịch

vụ cao cả về lượng và chất đã đặt ra những nền tảng vững chắc giúp sự phát triển kinh tế tại Việt Nam ổn định và duy trì ở mức độ khá cao suốt thời gian qua so với các quốc gia Asean

Trong vài năm trở lại đây, thành phố Phủ ý là đầu tàu kinh tế của tỉnh Hà Nam, thương mại dịch vụ có những bước phát triển mới tạo được các thành tự đáng ghi nhận Cơ cấu nội ngành có những thay đổi tích cực Cụ thể, cơ cấu kinh tế, dịch

vụ chiếm 46,57%; công nghiệp, xây dựng chiếm 52,25%; nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 1,18% Giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ước đạt hơn 35.705 tỷ đồng, đạt 100,5% so với kế hoạch, tăng 9,5% so với năm 2022; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 21.332 tỷ đồng, đạt 101,8% so với kế hoạch và tăng 17,2% so với năm 2022; tổng thu ngân sách ước đạt 2.328 tỷ đồng, đạt 182,1% kế hoạch tỉnh giao, trong đó thu cân đối ngân sách ước đạt hơn 1.706 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư phát triển ước đạt 18.730 tỷ đồng, đạt 100,1% so với kế hoạch, tăng 8,2% so với năm 2022 Song, sự phát triển thương mại trên địa bàn thành phố nhìn chung vẫn hạn chế, tỉ trọng thương mại, dịch vụ hiện nay mới chiếm

32, 47% tỷ trọng cơ cấu kinh tế của thành phố và thương mại truyền thống là thứ yếu Cơ sở vật chất và hạ tầng cho phát triển thương mại nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu, số lượng doanh nghiệp và qui mô sản xuất nhỏ lẻ phân bố thị trường còn manh mún không phù hợp với nhu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, hành vi gian lận thương mại, hàng lậu, hàng nhái, hàng kém phẩm chất… chưa được giải quyết Nguồn nhân lực trình

độ cao về thương mại dịch vụ còn thiếu Trong thời gian tới, một trong những yếu

tố tác động đến những kết quả của phát triển thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố là quản lý nhà nước đối với thương mại dịch vụ có những vấn đề đáng lo ngại, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với thương mại dịch vụ không cao

Mặt khác, nhằm đáp ứng được định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đồng thời khai thác tối đa những tiềm lực, ưu thế của thành phố trong phát triển thương mại dịch vụ Thành phố yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục thay đổi tư duy, hoàn chỉnh thể chế, chính sách và có những biện pháp quản

lý nhà nước phù hợp và các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển thị trường nhằm đảm bảo sự ổn định, phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố hiện nay và trong thời gian tới Việc nâng cao hiệu quả quản lý

Trang 14

Nhà nước đối với thương mại dịch vụ góp phần hình thành và đẩy mạnh phát triển thị trường sản phẩm phục vụ trồng trọt (dịch vụ cây con giống, thú y, kiểm dịch động thực vật… ) sản xuất tiểu thủ công nghiệp (cung cấp các nguyên liệu đầu vào của khu sản xuất), thúc đẩy giao lưu buôn bán trao đổi hàng tiêu dùng tỉnh với các thành phố, các tỉnh lân cận nhằm đáp ứng thực hiện mục tiêu phát triển thương mại dịch vụ góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam là cấp thiết và có ý nghĩa quyết định hiện tại và trong những năm tới đến 2025 - 2030

Từ những lý do trên, việc nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ và vận dụng trong đánh giá thực tiễn, đề xuất các giải pháp có

cơ sở khoa học và khả thi nhằm tạo môi trường, điều kiện để nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về thương mại và dịch trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tình Hà Nam là cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao

Vì vậy, học viên đã chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý nhà nước về thương

mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam” làm đề tài nghiên

cứu đề án tốt nghiệp thạc sĩ của mình

1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ

* Mục tiêu nghiên cứu tổng quát

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về thương mại - dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ ý đến năm 2025 tầm nhìn 2030

* Nhiệm vụ nghiên cứu của đề án

- Nghiên cứu, hệ thống hóa và tổng hợp để hình thành cơ sở lý thuyết về

Q NN đối với thương mại và dịch vụ của địa phương

- Phân tích thực trạng thương mại và dịch vụ và Q NN đối với lĩnh vực này

ở thành phố Phủ ý, để chỉ ra những hạn chế và những nguyên nhân chủ quan, khách quan của những hạn chế Q NN đối với thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam thời gian qua

- Đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện Q NN đối với thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ ý đến năm 2025 và một số năm tiếp th o đến năm 2030

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: lý thuyết về quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ của địa phương và thực tiễn tại thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

* Phạm vi nghiên cứu

Trang 15

- Về nội dung Đề án tập trung nghiên cứu nội dung về quản lý nhà nước về

kinh doanh thương mại dịch vụ như xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bộ máy thực hiện quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh thương

mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý

- Về không gian: Nghiên cứu Q NN đối với thương mại và dịch vụ của hệ

thống quản lý nhà nước, có chức năng quản lý kinh doanh thương mại dịch vụ của thành phố Phủ Lý

- Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động Q NN đối với thương mại và dịch vụ

trên địa bàn thành phố Phủ Lý từ năm 2020 đến nay (các dữ liệu số liệu thức cấp từ năm 2020 đến 2023,và điều tra phỏng vấn trong tháng 1,2 năm 2024 Định hướng

và giải pháp đề xuất áp dụng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030)

1.4 Quy trình và phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp luận và quy trình nghiên cứu

Đề án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- ênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng đề cập đến vấn đề quản lý nhà nước đối với thương mại và dịch vụ Từ đó xác lập quy trình nghiên cứu gồm:

Xác định mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu cơ sở lý thuyết, lý luận nghiên cứu

Nghiên cứu tổng hợp xây dựng khung lý luận

Thu thập, xử lý dữ liệu số liệu

Phân tích đánh giá thực trạng

Đề xuất định hướng và giải pháp

Trang 16

Xác định mục tiêu nghiên cứu  Nghiên cứu tổng hợp xây dựng khung cơ

sở lý luận  Thu thập, xử lý dữ liệu số liệu  Phân tích đánh giá thực trạng  Đề xuất định hướng và một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh doanh thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu

Quá trình nghiên cứu, đề án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau

* Thu thâp dữ liệu thứ cấp: nghiên cứu thông qua các văn bản nghị quyết của nhà nước, của tỉnh, của thành phố Phủ Lý; các bài báo khoa học có liên quan, và các báo cáo tổng kết về quản lý nhà nước, về kinh doanh thương mại và dịch vụ của thành phố Phủ ý được thu thập và xử lý tổng hợp Số liệu sau khi thu thập được tiến hành tổng hợp, phân loại và thực hiện trên Word, Exc l…

* Thu thập dữ liệu sơ cấp Phương pháp quan sát thực tế tại Phòng Kinh tế -

Hạ tầng thành phố Phủ Lý về các hoạt động quản lý nhà nước về quản lý thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố

Các dữ liệu, số liệu nghiên cứu sơ cấp được thực hiện qua khảo sát trực tiếp kết hợp với phỏng vấn điều tra nhà quản lý, nhà quản trị các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trên địa bàn thành phố Phủ Lý và một số khách hàng Số liệu sau khi thu thập được tiến hành tổng hợp, phân loại và thực hiện trên Word, Exc l…

Cụ thể mẫu bảng hỏi điều tra tại phụ lục

Hình thức: Khảo sát trực tiếp và trực tuyến qua Google Form

- Số mẫu bảng hỏi gửi đi là 150 mẫu thu về 132 mẫu Sau xử lý còn 119 mẫu hợp lệ trong đó 19 phiếu các nhà quản lý của tỉnh, của thành phố, 100 phiếu của các doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn và một số khách hàng)

* Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp lại vấn đề, đưa ra kết luận cụ thể của từng luận điểm, từng vấn đề của toàn bộ đề tài Tại Chương 1, tác giả đã d ng phương pháp phân tích tổng hợp để làm rõ cơ sở lý luận trong quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ Ngoài ra c n d ng phương pháp phân tích để đánh giá, so sánh tại chương 2

* Phương pháp thống kê Thống kê các số liệu thứ cấp và qua điều tra sử dụng làm minh chứng thực tế để đánh giá trong đề án

* Phương pháp mô tả Mô tả các hoạt động thực tế đang và đã diễn ra tại địa phương

* Phương pháp mô hình hoá, bảng và sơ đồ hoá đã được dùng tại chương 2

để phân tích bảng biểu

Trang 17

1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu đề án

* Về lý luận Đề án tổng hợp cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước trong kinh doanh dịch vụ thương mại

* Về thực tiễn Đánh giá thực trạng thương mại và dịch vụ và Q NN đối với lĩnh vực này ở thành phố Phủ ý, để chỉ ra những hạn chế và những nguyên nhân chủ quan, khách quan của những hạn chế Q NN đối với thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam thời gian qua Là tài liệu nghiên cứu sau này cho các trường đại học hay Sở Công Thương thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

* Với cá nhân học viên: Hiện nay học viên đang làm việc tại Sở Công Thương thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, đề án không những là đề tài để học viên hoàn thành khoá học thạc sĩ quản lý kinh tế của mình mà đề án giúp học viên rèn luyện kỹ năng phân tích đánh giá thực tiễn về một số vấn đề thực tiễn vì vậy có ý nghĩa trong công việc của học viên

1.6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung đề án gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ của địa phương

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý

Chương 3: Định hương và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ ý đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm

2030

Trang 18

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CỦA ĐỊA PHƯƠNG

1.1 Khái quát chung về Quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ

1.1.1 Khái niệm và vai trò của thương mại dịch vụ

1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của thương mại, dịch vụ

* Khái niệm thương mại

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động sinh lợi khác.( Luật thương mại 2005)

* Khái niệm về dịch vụ

Theo C.Mác cho rằng Dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, khi mà kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đ i hỏi một sự lưu thông trôi chảy, thông suốt, liên tục để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người thì dịch vụ phát triển Như vậy, bằng cách tiếp cận dưới góc độ kinh tế, C.Mác đã chỉ ra nguồn gốc

ra đời và động lực phát triển của dịch vụ

Dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính xã hội; là một khâu của quá trình sản xuất, tạo ra các sản phẩm hàng hóa không tồn tại dưới hình thái vật thể bởi

sự tương tác của ba yếu tố là lao động, đối tượng lao động và khách hàng người sử dụng dịch vụ) mà không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu nhằm thỏa mãn kịp thời các nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người

* Đặc điểm của thương mại dịch vụ

+ Đối tượng hoạt động thương mại, dịch vụ là các sản phẩm phi vật thể

Do sản phẩm dịch vụ hàng hoá là những sản phẩm phi vật thể nên con người không thể sờ nắm, nhìn thấy được lúc mua trong thương mại dịch vụ Điều này khiến cho việc mua bán có tính chất may rủi cao hơn so với mua bán các sản phẩm hữu hình Do đó người cung ứng dịch vụ cần phải nỗ lực "hữu hình" hoá sản phẩm thật tốt, cũng như nâng cao năng lực cung ứng phục vụ tốt nhu cầu của người sử dụng Ngược lại, để đưa ra quyết định mua người mua sẽ dựa trên tiếng tăm, uy tín của doanh nghiệp hoặc bản thân người cung ứng Cũng như đặc tính vật lý của sản phẩm dịch vụ Việc chuyển giao quyền sở hữu từ người bán qua người mua trong mua bán dịch vụ không ảnh hưởng đến việc chuyển giao quyền sở hữu Bên cạnh đó

c n vướng mắc đối với việc đăng ký bằng sáng chế và quyền sở hữu đối với sáng kiến cải tiến dịch vụ khiến cho dịch vụ dễ dàng bị sao chép, giả mạo

Trang 19

+“Chủ thể hoạt động thương mại dịch vụ

Các chủ thể tham gia trao đổi, mua bán trong thương mại dịch vụ gồm người bán (cung ứng) và người mua (tiêu dùng) một dịch vụ Người cung ứng dịch vụ được hiểu là bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào cung ứng một dịch vụ, có thể đó là Chính phủ, các tổ chức xã hội, đoàn thể, doanh nghiệp hoặc các cá nhân Người tiêu dùng dịch vụ là bất kỳ tổ chức hay cá nhân có nhu cầu về một dịch vụ để thoả mãn nào đó, có thể đó là các doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình, Chính phủ hoặc các

tổ chức xã hội (Nguyễn Mạnh Hoàng, 2008)

+ Đặc điểm cung cầu dịch vụ

Tính chất cứng của cung dịch vụ Điều này xuất phát từ tính đồng thời của dịch vụ nên đ i hỏi các nhà cung cấp dịch phải luôn sẵn sàng khả năng cung ứng khi có nhu cầu tai nơi và thời điểm cầu xuất hiện Trong thương mại dịch vụ khả năng đáp ứng nhu cầu dịch vụ cao nhất phụ thuộc vào công suất tối đa của các cơ sở sẵn có cung ứng dịch vụ cho khách hàng Do đó cung dịch vụ tương đối cố định và giới hạn khả năng cung ứng

Tính không ổn định và tính thời vụ của cầu: Cầu dịch vụ thường không ổn định, dễ biến động bởi chúng chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố luôn biến đổi rất nhạy cảm ượng cầu dịch vụ thường hay tập trung rất cao vào một số thời điểm trong một ngày, một tháng hay một số tháng và ở thời điểm khác lượng cầu lại rất nhỏ Đây là tính thời vụ của dịch vụ Bên cạnh đó cầu của một số loại dịch vụ lại không có giới hạn bởi nhu cầu không ngừng gia tăng của thị trường Ví dụ như một

số loại hình dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, dịch vụ giáo dục, dịch vụ thể thao giải trí

Do mâu thuận giữa tính cứng của cung và tính không ổn định, tính thời vụ của cầu vì vậy trong thương mại dịch vụ lời giải cho bài toán cung cầu vẫn chưa có đáp số

1.1.1.2 Vai trò của phát triển thương mại, dịch vụ

* Vai trò tạo công ăn việc làm cho người lao động

So với các lĩnh vực khác của nền kinh tế thì số lượng lao động làm việc tại lĩnh vực dịch vụ đang có xu hướng phát triển và cao hơn hẳn ao động trong lĩnh vực dịch vụ một khi nền kinh tế phát triển sẽ ngày càng nhiều lên và đưa đến xu hướng dịch chuyển lao động từ các lĩnh vực sản xuất qua các lĩnh vực dịch vụ

* Vai trò thúc đẩy và duy trì tăng trưởng của nền kinh tế

Trong việc thúc đẩy và duy trì tăng trưởng của nền kinh tế, thương mại dịch

vụ đóng một vai trò quan trọng bằng cách tạo ra giá trị gia tăng, kích thích sự đổi

Trang 20

mới và tạo ra cơ hội kinh doanh Đầu tiên, thương mại dịch vụ thúc đẩy sự đa dạng

và phong phú trong nền kinh tế bằng cách cung cấp nhiều loại hình dịch vụ khác nhau, từ tư vấn và quản lý đến giáo dục và công nghệ thông tin

* Vai trò thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Hiện nay kinh tế toàn cầu đang chuyển dịch th o hướng Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ sang Nông nghiệp - Dịch vụ - Công nghiệp, xu thế chuyển dịch ngày càng mạnh mẽ trong quá trình hội nhập kinh tế trí thức Sự phát triển mạnh mẽ của nhóm ngành dịch vụ và thương mại dịch vụ đã đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy phân công lao động xã hội trong phạm vi toàn cầu và phạm vi khu vực, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế th o hướng gia tăng tỷ trọng của nhóm ngành thuộc khu vực dịch vụ

* Vai trò trong việc nâng cao chất lượng đời sống dân cư

Sự phát triển nhanh chóng của các loại hình dịch vụ và thương mại dịch vụ nhất là ngành dịch vụ cuộc sống hàng ngày như giặt là, dọn dẹp nhà cửa giải thoát con người khỏi sức lao động nặng nề của công việc thường ngày, giúp gia tăng quỹ thời giờ dùng cho nghỉ ngơi, thư giãn, vui chơi, học tập, thông tin liên lạc thúc đẩy con người phát triển cả về thể lực và trí tuệ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống

1.1.2 Quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ

1.1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ

* Khái niệm quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ

Quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ là quá trình thực hiện và phối hợp các chức năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động thương mại dịch vụ trên thị trường trong sự tác động của hệ thống quản lý đến hệ thống bị quản

lý nhằm đạt mục tiêu thông qua việc sử dụng các công cụ và chính sách quản lý (Nguyễn Mạnh Hoàng, 2008)

* Mục tiêu của quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ

Quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ trong nền kinh tế thị trường là cần thiết để đảm bảo sự ổn định kinh tế và thị trường Sự can thiệp của Nhà nước vào quan hệ thương mại dịch vụ giúp duy trì cân bằng và ổn định giá cả, cũng như cải thiện cán cân thanh toán Trong thực tế, cơ chế thị trường không thể tự điều chỉnh hoàn toàn, do đó, vai tr quản lý của Nhà nước là không thể phủ nhận Quản lý nhà nước này tạo điều kiện cho sự thống nhất và phối hợp giữa các cơ quan quản lý, từ

đó tạo ra sự thông suốt trong lưu thông dịch vụ trên thị trường nội địa, mở rộng trao

Trang 21

đổi giữa các địa phương, và tận dụng thế mạnh của mỗi v ng để phát triển thương mại quốc tế

1.1.2.2 Yêu cầu, nguyên tắc, công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ

* Yêu cầu của quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ

Quản lý nhà nước đặt ra các yêu cầu quan trọng cho doanh nghiệp thương mại dịch vụ, bao gồm tuân thủ pháp luật, chất lượng dịch vụ, cạnh tranh công bằng, quản lý rủi ro và an ninh thông tin, thuế và tài chính, cũng như đào tạo nhân sự Bằng việc tuân thủ các yêu cầu này, doanh nghiệp không chỉ phát triển bản thân mà

c n đóng góp vào sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc gia, tạo ra một môi trường kinh doanh tích cực và bền vững

* Nguyên tắc quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ

Quản lý nhà nước đặt ra nguyên tắc cơ bản là sự tuân thủ chặt chẽ của doanh nghiệp đối với pháp luật và quy định Việc này bảo đảm rằng mọi hoạt động kinh doanh được thực hiện trong giới hạn của luật pháp, giúp đảm bảo tính công bằng và

an toàn trong môi trường kinh doanh

- Nguyên tắc cạnh tranh công bằng

- Quản lý nhà nước cần thiết lập các chính sách và cơ quan giám sát để bảo

vệ quyền lợi của người tiêu dùng

- Quản lý nhà nước khuyến khích chất lượng dịch vụ thông qua việc đặt ra các tiêu chuẩn và quy định

* Công cụ quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ

+ Nhà nước quản lý hoạt động thương mại, dịch vụ thông qua chính sách + Nhà nước quản lý hoạt động thương mại, dịch vụ thông qua công cụ kinh

- Nhà nước quản lý thương mại thông qua công cụ giá cả

- Muốn bình ổn giá, nhà nước xây dựng mạng lưới kho đệm và dự trữ nhà nước

- Nhà nước can thiệp thị trường thông qua hệ thống quản lý giá và thanh tra,

Trang 22

kiểm soát

- Thông qua công tác tuyên truyền giáo dục nhà nước định hướng thị trường, ảnh hưởng tới nhận thức, hành vi của từng sản xuất kinh doanh, cá nhân sử dụng theo mục đích dự tính

- Nhà nước nắm giữ những lĩnh vực trọng yếu, then chốt của nền kinh tế thị trường, những ngành then chốt và quan trọng nhất

* Phương pháp quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ

+ Phương pháp hành chính

Các phương pháp kinh tế trong quản lý thương mại là sự can thiệp trực tiếp

có tính chất quyết định của nhà nước đến đối tượng quản lý của nhà nước về thương mại dịch vụ để thực hiện được mục đích của quản lý kinh tế nhà nước đối với từng trường hợp nhất định

+ Phương pháp kinh tế

Trong quản lý vĩ mô, các phương pháp kinh tế bao gồm: chính sách tiền tệ, chế độ tỷ giá hối đoái, các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, các chính sách kinh tế cho từng đối tượng nhất định, chính sách về hợp tác xã

+ Phương pháp truyền thông, giáo dục

Trong quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ, phương pháp giáo dục trong quản lý là việc tác động vào ý thức và hành vi của người dân để nâng cao tinh thần trách nhiệm, thái độ của đối tượng được quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ th o quy định của nhà nước đối với thương mại dịch vụ Việc tuyên truyền giáo dục được thực hiện trên các kênh thông tin đại chúng như tivi, đài phát thanh… hay là vận động, thuyết phục bởi các tầng lớp nhân dân

1.2 Nội dung của quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ của địa phương

1.2.1 Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển thương mại, dịch vụ của địa phương

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển thương mại, dịch vụ của địa phương là một bước quan trọng để định hình tương lai kinh tế và xã hội của một cộng đồng Những kế hoạch này không chỉ định hướng cho sự phát triển mà còn giúp tạo ra môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống

Một trong những mục tiêu quan trọng của quy hoạch và kế hoạch này là tạo

ra cơ hội việc làm cho người dân địa phương Bằng cách tập trung vào phát triển

Trang 23

các lĩnh vực thương mại và dịch vụ, chương trình này có thể đóng góp vào giảm tỷ

lệ thất nghiệp và tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho cộng đồng

Các biện pháp trong quy hoạch và kế hoạch cũng nhằm mục đích tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp địa phương Bằng cách tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, chương trình này giúp thúc đẩy sự đổi mới và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới trên thị trường

Ngoài ra, quy hoạch và kế hoạch cũng có vai tr quan trọng trong việc đảm bảo an ninh thông tin và quản lý rủi ro cho các doanh nghiệp Bằng cách áp dụng các biện pháp bảo mật và quản lý rủi ro, chương trình này giúp bảo vệ thông tin và

dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp và khách hàng

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển thương mại, dịch vụ của địa phương cần phải căn cứ vào tầm nhìn phát triển kinh tế của Tỉnh, thành phố, Quy hoạch phát triển của Trung ương các công văn nghị quyết của Trung ương, của tỉnh để xây dựng

Việc thúc đẩy sự phát triển thương mại và dịch vụ thông qua quy hoạch và

kế hoạch cũng đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng Bằng việc tạo ra một môi trường kinh doanh tích cực và bền vững, chương trình này mang lại lợi ích lớn cho cả cộng đồng và doanh nghiệp Để đảm bảo các loại hình kinh doanh thương mại, dịch vụ của thành phố phát triển theo đúng định hướng mục tiêu chung của phát triển kinh tế - xã hội, cần chỉ đạo, xác định mục tiêu, phương hướng, các chính sách, giải pháp ngắn hạn và dài hạn

Nhằm đảm bảo hoạt động buôn bán, lưu chuyển sản phẩm phục vụ đời sống của người dân, cần có qui hoạch, kế hoạch, phương hướng phát triển từng ngành nghề kinh doanh thương mại theo các giai đoạn gắn với qui hoạch, kế hoạch, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội trên toàn thành phố

1.2.2 Tổ chức bộ máy và phân định chức năng nhiệm vụ quản lý thương mại dịch vụ của bộ máy quản lý nhà nước

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thương mại

Bộ Công thương là cơ quan của Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về thương mại

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với Bộ Công thương quản lý nhà nước về thương mại

UBND các cấp thực hiện việc quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn lãnh thổ theo phân cấp của Chính phủ

Trang 24

Hiện nay đối với cấp thành phố trực thuộc tỉnh, Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng là cơ quan chuyên môn có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thương mại ở địa phương (Ngoài ra Phòng còn có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp, xây dựng và một số lĩnh vực liên quan được giao) Phòng Kinh tế và Hạ tầng (Phòng Kinh tế) đặt dưới sự quản lý về tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp thành phố, đồng thời chịu

sự chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Công Thương

và các sở quản lý ngành liên quan Tổ chức và biên chế công chức Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng có Trưởng ph ng, Phó Trưởng phòng và các công chức chuyên môn, nghiệp vụ

Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng được quy định như sau:

- Trình Ủy ban nhân dân cấp thành phố dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm về phát triển thương mại trên địa bàn; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính thuộc lĩnh vực thương mại

- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp thành phố dự thảo các văn bản về lĩnh vực thương mại thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp thành phố

- Giúp Ủy ban nhân dân cấp thành phố thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của phòng theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp thành phố

- Giúp Ủy ban nhân dân cấp thành phố quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh

tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức phi chính phủ trên địa bàn thuộc lĩnh vực thương mại theo quy định của pháp luật

- Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, theo dõi thi hành pháp luật

Trang 25

- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp thành phố và Sở Công Thương

- Tổ chức, hướng dẫn và thực hiện chính sách khuyến khích các tổ chức kinh

tế tập thể, kinh tế tư nhân đầu tư phát triển thương mại, mở rộng sản xuất - kinh doanh; tổ chức các hoạt động dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại và đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở sản xuất - kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về hoạt động thương mại trên địa bàn; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong hoạt động thương mại trên địa bàn theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp thành phố

Từ đó, phải xây dựng triển khai kế hoạch tổ chức bộ máy: lựa chọn loại hình

tổ chức, xác lập các cơ cấu bộ phận quan lý; xác lập và triển khai cơ chế tổ chức, phát triển nguồn nhân lực và các nguồn lực để thực hiện và phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được phân công

1.2.3 Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ trên địa bàn địa phương

Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về thương mại và dịch vụ trên địa bàn địa phương đóng vai tr quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế địa phương Tổ chức này thực hiện các công việc bao gồm nghiên cứu, điều tra thị trường, thu thập và phân tích thông tin thị trường, và cung cấp thông tin cho tất cả doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan nhằm hoàn thành mục tiêu này

Một trong những ưu tiên hàng đầu của tổ chức chính là việc cân bằng cung cầu trên toàn thành phố Điều này yêu cầu việc hợp tác chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước địa phương nhằm hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp thông qua việc phát triển thương mại, cụ thể là việc cung cấp các mặt hàng chiến lược và các mặt hàng theo chính sách Mục tiêu là đảm bảo rằng nhu cầu của thị trường trong phạm

vi thành phố được cung cấp đầy đủ, qua đó đóng góp vào việc ổn định thị trường thông qua thực thi các chính sách thương mại phù hợp

Qua việc tổ chức các hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại

và dịch vụ, tổ chức này không chỉ đảm bảo sự phát triển ổn định của thị trường mà còn góp phần vào sự phát triển toàn diện của nền kinh tế địa phương Điều này tạo

Trang 26

ra một môi trường kinh doanh tích cực, khích lệ sự đầu tư và sáng tạo, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống cho cư dân địa phương

Đưa ra các kiến nghị đến cơ quan quản lý xúc tiến thương mại Hướng dẫn

và tư vấn các doanh nghiệp lựa chọn đối tượng, hình thức và biện pháp tổ chức xúc tiến thương mại Kiểm tra công tác xúc tiến thương mại của từng doanh nghiệp theo đúng qui định của nhà nước và giúp đỡ từng doanh nghiệp trong quá trình hình thành và xây dựng thương hiệu

Hoạt động đăng ký kinh doanh không chỉ là trách nhiệm pháp lý mà còn là nền tảng của sự phát triển kinh tế địa phương Tổ chức thực hiện nhiệm vụ này đảm bảo rằng mọi chủ thể kinh doanh đều có quyền được kinh doanh thương mại hợp pháp, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật

Tổ chức đăng ký kinh doanh trên địa bàn thành phố chịu trách nhiệm với nhiều hoạt động quan trọng Đầu tiên, họ cấp giấy phép kinh doanh thương mại, đảm bảo rằng mỗi doanh nghiệp hoạt động dưới sự pháp luật Tiếp theo, họ cung cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho các loại hàng hoá và dịch vụ thương mại đặc biệt

Ngoài việc cấp phép, tổ chức này c n là nơi tiếp nhận và xử lý đăng ký thành lập văn ph ng đại diện, chi nhánh của các doanh nghiệp trên địa bàn Quá trình này giúp tạo điều kiện cho sự mở rộng và phát triển của các doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương

Tất cả các hoạt động của tổ chức đăng ký kinh doanh đều phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật và sự phân cấp của Chính phủ Điều này nhấn mạnh sự quan trọng của việc đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh và minh bạch, góp phần vào sự thịnh vượng và phát triển bền vững của nền kinh tế địa phương

Quản lý nhà nước về thương mại và dịch vụ trên địa bàn địa phương thường bao gồm việc quản lý cả mặt hàng dịch vụ cung cấp, phân phối và bán hàng hoá cũng như dịch vụ Điều này đảm bảo rằng mọi hoạt động kinh doanh đều được điều chỉnh và giám sát một cách hiệu quả, nhằm đảm bảo tính minh bạch, công bằng và

an toàn cho cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp

Việc quản lý mặt hàng dịch vụ cũng đ i hỏi các biện pháp quản lý như đăng

ký, cấp phép, kiểm tra và giám sát để đảm bảo rằng các dịch vụ được cung cấp tuân thủ các quy định pháp luật về chất lượng, an toàn và quyền lợi của người tiêu dùng

Trang 27

Ngoài ra, quản lý mặt hàng dịch vụ cũng liên quan đến việc xây dựng và thực thi các chính sách và quy định về giá cả, thuế, và các biện pháp ưu đãi kinh doanh nhằm thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn địa phương Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cũng góp phần vào sự phát triển toàn diện của nền kinh tế địa phương

1.2.4 Thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm thực hiện pháp luật chính sách về thương mại dịch vụ, dịch vụ

Trong quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ, các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm đóng vai tr quan trọng trong việc đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và chính sách về thương mại dịch vụ và các dịch vụ khác Dưới đây là phân tích chi tiết về mỗi hoạt động:

Thanh tra và kiểm tra: Thanh tra và kiểm tra chủ yếu được tiến hành thông qua các cơ quan như Cục Quản lý Thị trường, Bộ Thương mại và Công đoàn Các cuộc thanh tra và kiểm tra chủ yếu nhằm vào các đơn vị hoạt động thuộc ngành thương mại dịch vụ, bao gồm siêu thị, khách sạn, cửa hàng tiện lợi, dịch vụ vận tải,

và dịch vụ thương mại điện tử

Kiểm tra giám sát tình hình tuân thủ pháp luật về thương mại dịch vụ của các chủ thể kinh doanh trên thị trường Phải tổ chức rà soát, kiểm tra để điều chỉnh lại các quy hoạch, kế hoạch, chiến lược, đề án phát triển thương mại của địa phương sau khi đã thực hiện hoàn thành

Mục đích của thanh tra và kiểm tra là đảm bảo rằng các doanh nghiệp tuân thủ các quy định về chất lượng sản phẩm/dịch vụ, an toàn lao động, bảo vệ người tiêu d ng, và các quy định khác về hoạt động kinh doanh

Giám sát Các cơ quan chức năng thường tiến hành giám sát liên tục hoạt động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại dịch vụ

Giám sát thường bao gồm việc theo dõi sự tuân thủ của các doanh nghiệp đối với các quy định và điều kiện được đề ra trong quy định pháp luật, cũng như đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh diễn ra đúng pháp luật và minh bạch

Xử lý vi phạm: Nếu phát hiện vi phạm, các cơ quan chức năng sẽ tiến hành

xử lý th o quy định của pháp luật

Các biện pháp xử lý có thể bao gồm yêu cầu sửa đổi hoạt động, áp dụng biện pháp kỷ luật, phạt tiền, thu hồi giấy phép kinh doanh hoặc thậm chí khởi kiện trước pháp luật

Những hoạt động này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

Trang 28

và tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, mà c n đóng vai tr quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế địa phương Đồng thời, chúng cũng giúp tăng cường tính minh bạch và công bằng trong thương mại dịch

vụ, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và sự phát triển toàn diện của các doanh nghiệp

Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hành chính, phối hợp thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi nhập khẩu, sản xuất hàng giả, buôn bán hàng cấm, kinh doanh bất hợp pháp cùng các hành vi vi phạm pháp luật khác về thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố Qua đó, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thương mại của các chủ thể kinh doanh trên địa bàn thành phố, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của chủ thể kinh doanh và sử dụng

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ của địa phương

1.3.1 Chính sách phát triển kinh tế xã hội và thương mại, dịch vụ của nhà nước Trung ương và địa phương cấp tỉnh

- Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của trung ương, địa phương

Chính sách phát triển kinh tế xã hội của cấp trung ương và địa phương đóng vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước về thương mại và dịch vụ Ảnh hưởng này thường thể hiện qua nhiều khía cạnh, bao gồm cả quy hoạch chiến lược, hỗ trợ tài chính, và định hình môi trường kinh doanh Dưới đây là một số cách mà chính sách phát triển kinh tế xã hội có thể ảnh hưởng đến quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ:

Chính sách phát triển kinh tế xã hội thường xây dựng các kế hoạch quy hoạch chiến lược để định hình hướng phát triển của quốc gia hoặc khu vực Các mục tiêu và ưu tiên trong quy hoạch này có thể ảnh hưởng đến các ngành thương mại và dịch vụ được ưu tiên hay khuyến khích

Chính sách về thuế và hỗ trợ tài chính có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc thách thức cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ Các khoản khấu trừ thuế, quỹ hỗ trợ, và chính sách về giảm giá có thể thúc đẩy sự phát triển hoặc giảm gánh nặng tài chính đối với các doanh nghiệp

Chính sách phát triển có thể khuyến khích hợp tác giữa nhà nước và tư nhân trong việc phát triển các dự án và dịch vụ Các đối tác chiến lược có thể được khuyến khích để đảm bảo sự hiệu quả và cung cấp nguồn lực cho các doanh nghiệp

Chính sách về giáo dục và đào tạo có thể ảnh hưởng đến chất lượng nhân sự

Trang 29

trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng có thể được khuyến khích thông qua các chính sách giáo dục

Chính sách về phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, viễn thông, và năng lượng có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động và mở rộng của các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ

Chính sách liên quan đến bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên có thể tạo ra các yêu cầu mới cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, đặt ra những tiêu chuẩn và quy định mới

Chính sách phát triển kinh tế xã hội của cấp trung ương và địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành môi trường kinh doanh cho lĩnh vực thương mại và dịch vụ Các biện pháp này có thể tạo ra cơ hội mới, đặt ra thách thức, và định hình hướng phát triển của các doanh nghiệp trong ngành

- Chính sách phát triển thương mại , dịch vụ của trung ương, địa phương Chính sách phát triển thương mại và dịch vụ của cấp trung ương và địa phương đều có ảnh hưởng quan trọng đối với hoạt động quản lý nhà nước về thương mại và dịch vụ tại địa phương Chính sách từ cấp trung ương và địa phương thường cung cấp hướng dẫn và chỉ đạo cho hoạt động quản lý nhà nước về thương mại và dịch vụ tại địa phương Điều này giúp các cơ quan quản lý địa phương hiểu

rõ hơn về mục tiêu và phương hướng của chính sách, từ đó có thể thực hiện các biện pháp quản lý phù hợp và hiệu quả

Chính sách phát triển từ cấp trung ương và địa phương thường ảnh hưởng đến việc phân bổ nguồn lực cho hoạt động quản lý nhà nước về thương mại và dịch

vụ tại địa phương Các nguồn lực này có thể bao gồm ngân sách, nhân lực và các tài nguyên khác, và cần được sử dụng một cách hiệu quả để thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường và dịch vụ địa phương

Chính sách có thể tạo ra các cơ hội và cơ chế khuyến khích đầu tư và phát triển trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ tại địa phương Điều này có thể bao gồm các khoản hỗ trợ tài chính, các ưu đãi thuế, và các chính sách khác nhằm thu hút và tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển

1.3.2 Năng lực, nguồn lực của đối tượng quản lý

- Quy mô, năng lực của thương nhân

Thương nhân với kiến thức sâu rộng về pháp luật thương mại và các chính sách có thể hỗ trợ quản lý nhà nước trong việc áp dụng và thực thi các quy định Sự

am hiểu rõ về các quy định này giúp họ điều chỉnh hoạt động kinh doanh sao cho

Trang 30

phù hợp với quy định pháp luật và mục tiêu phát triển của địa phương

Khả năng áp dụng và thực thi pháp luật và chính sách của thương nhân quyết định đến việc thực hiện các mục tiêu và quy định của quản lý nhà nước Thương nhân có khả năng hiệu quả trong thực thi pháp luật và chính sách giúp tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh và minh bạch

Thương nhân năng động và nhạy bén trong việc tiếp cận và hiểu biết thị trường có thể giúp cung cấp thông tin quan trọng cho hoạt động quản lý nhà nước

Sự nhạy bén trong việc phát hiện và đánh giá các thay đổi trong thị trường giúp quản lý nhà nước điều chỉnh chính sách và biện pháp quản lý một cách linh hoạt và hiệu quả

Thương nhân có ý thức chấp hành pháp luật cao giúp tạo ra một môi trường kinh doanh trung thực và đáng tin cậy Họ thường hợp tác chặt chẽ với các cơ quan quản lý để đảm bảo tuân thủ các quy định và điều kiện kinh doanh

Quy mô và năng lực của thương nhân không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi pháp luật và chính sách, mà c n đóng vai tr quan trọng trong việc phát triển một ngành thương mại và dịch vụ lành mạnh và hiện đại Sự đóng góp của thương nhân không chỉ giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế địa phương

- Khả năng tài chính và vốn đầu tư phát triển kinh doanh thương mại, dịch vụ Khả năng tài chính và vốn đầu tư của các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ là yếu tố quan trọng để tạo điều kiện cho sự đầu tư và phát triển trong lĩnh vực này Nhà nước có thể hỗ trợ thông qua các chính sách về thuế, lãi suất, và các biện pháp khác nhằm thu hút vốn đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp

Các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ với khả năng tài chính mạnh mẽ có thể

dễ dàng thúc đẩy sự cạnh tranh và sáng tạo trong ngành Nhà nước có thể khuyến khích

và hỗ trợ các doanh nghiệp này thông qua các chính sách khuyến khích và các cơ chế hỗ trợ để tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh và sôi động

Các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ có khả năng tài chính mạnh mẽ có thể

dễ dàng tuân thủ pháp luật và quy định, giúp nhà nước thực hiện và thúc đẩy các chính sách quản lý về thương mại và dịch vụ tại địa phương một cách hiệu quả

- Trình độ phát triển của thị trường

Sự phát triển của thị trường, sự ổn định hay biến động về giá cả, cung - cầu hàng hóa đ i hỏi có sự can thiệp của nhà nước Thị trường là cơ chế để thương mại hoạt động Thương mại càng phát triển thì làm cho thị trường càng được mở rộng,

Trang 31

ngược lại sự phát triển của thị trường vừa hỗ trợ cho hoạt động thương mại vừa là thước đo sự phát triển của thương mại

Về góc độ quản lý, nhà nước có vai trò ổn thị trường và thị trường tác động trở lại đối với hoạt động quản lý của nhà nước

1.3.3 Các yếu tố năng lực, nguồn lực của chủ thể quản lý

- Cơ cấu hệ thống tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ Với vai trò là chủ thể quản lý, hệ thống cơ quan quản lý thương mại là hệ thống tổ chức và đơn vị có nhiệm vụ và thẩm quyền cụ thể, có mối quan hệ lệ thuộc theo chiều dọc và chiều ngang nhằm thực hiện các chức năng quản lý nhà nước đối với thương mại dịch vụ

Các hoạt động quản lý thương mại được thực hiện bởi từng cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ Vị trí, chức năng, thẩm quyền, nhiệm vụ của mỗi tổ chức, các cơ quan quản lý thuộc hệ thống bộ máy quản

lý nhà nước về thương mại dịch vụ được phân định th o cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước thương mại Vì thế sự hợp lý, khoa học của cơ cấu tổ chức bảo đảm cho quá trình thực hiện chính sách quản lý thương mại được thực hiện kịp thời, chặt chẽ và hiệu quả, đảm bảo tiến độ đề ra, tránh sự chồng chéo chức năng, nhiệm

vụ Mặt khác thông qua cơ cấu tổ chức hoạt động báo chí được thực hiện, sự phát triển của truyền thông đi kèm với cơ cấu tổ chức bộ máy đi kèm với hiệu quả quản

- Năng lực quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ Các nhân tố tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với thương mại dịch vụ chủ yếu là năng lực quản lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với thương mại dịch vụ, được trình bày qua các yếu tố cơ bản:

Trang thiết bị công nghệ phục vụ cho công tác quản lý:

Trang thiết bị công nghệ có ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ Đó là tổng thể các yếu tố phục vụ cho công tác quản lý, như máy móc thiết bị, phương tiện truyền thông…nếu những yếu tố này được trạng bị tốt đáp ứng được đ i hỏi của công việc thì quá trình quản lý thương mại đảm bảo được triển khai tốt

Trong quản lý các vấn đề được giải quyết tốt khi có sự kết hợp chặt chẽ giữa

lý luận và thực tiễn Nếu chỉ có lý luận nhưng trong thực tiễn quản lý công nghệ thiết bị không đáp ứng được yêu cầu dẫn tới hiệu lực quản lý kém Mặt khác, xét

th o giác độ truyền thông, quản lý là quá trình thông tin, vì vậy các thiết bị phục vụ

Trang 32

thông tin phải tốt sẽ đảm bảo thông tin được nhanh chính xác và đầy đủ Đặc biệt trong giai đoạn phát triển mới của thương mại hiện nay, trang thiết bị công nghệ có vai trò quan trọng tác động mạnh đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ

Đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý thương mại:

Trong khi các yếu tố trang thiết bị công nghệ làm chức năng truyền tải vận hành công tác quản lý thương mại thì yếu tố con người có vai tr điều khiển sự vận hành đó Hiệu quả quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ chịu tác động mạnh bởi năng lực của cán bộ làm công tác quản lý thương mại Đây là yếu tố chủ quan bao gồm tổng hoà nhiều vấn đề khác nhau mà nhà quản lý thương mại phải đảm bảo

Trước hết là về kỹ năng, cụ thể là khả năng ứng dụng tri thức vào thực tiễn nhằm đạt được mục đích cao Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối với thương mại dịch vụ đ i hỏi phải có kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, hiểu rõ, nắm vững các công cụ của quản lý nhà nước nhằm quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ có hiệu quả Sau nữa là kỹ năng lập chiến lược, kế hoạch và có cái nhìn dài hạn đối với sự phát triển của thương mại và dịch vụ để nhìn thấy điểm mạnh, điểm hạn chế của các chính sách, biện pháp quản lý cho mỗi lĩnh vực để nhìn thấy thời cơ

và thử thách với việc phát triển thương mại Cán bộ quản lý thương mại cũng phải

có kỹ năng giải quyết các tình huống phát sinh trong công tác quản lý, có tư duy phát triển một cách toàn vẹn

Ngoài các yếu tố trên, cơ chế làm việc hợp lý, kỷ luật chặt chẽ và giám sát thi hành đảm bảo; nhận thức của đội ngũ cán bộ về kỷ luật lao động và tinh thần trách nhiệm …có vai tr quan trọng trong đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ

1.4 Kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ của một số địa phương

1.4.1 Kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ của tỉnh Vĩnh Phúc

Trong những năm qua, Vĩnh Phúc đã vươn mình trở thành một trong những địa phương có kinh tế phát triển bậc nhất của cả nước Những kết quả khả quan trong phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc có sự đơóng góp lớn của ngành Công Thương trong quản lý điều hành lĩnh vực sản xuất công nghiệp và thương mại, dịch vụ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của địa phương

Trang 33

Theo báo cáo của Sở Công Thương Vĩnh Phúc, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành công nghiệp giai đoạn 2020-2023 th o giá so sánh năm 2010) tăng bình quân 13,6% Trong đó, sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt, năm

2022 giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng khoảng 13,43% so với năm 2021 Sản lượng ô tô các loại giai đoạn 2020-2023 ước đạt 320.000 chiếc năm 2022 đạt 58.740 chiếc); sản lượng x máy giai đoạn 2020-2023 ước đạt 9.493.000 chiếc năm 2022 đạt 1.847.000 chiếc)

Bên cạnh công nghiệp, hoạt động kinh doanh thương mại cũng có bước phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020-2023 đạt 11,6% Riêng năm 2022, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu d ng ước đạt 50.984 tỷ đồng, tăng 10,4% so với năm 2021 Thị trường hàng hóa khá đa dạng, giá

cả ổn định đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân Chương trình bình ổn giá được thực hiện có hiệu quả

Hoạt động xuất nhập khẩu từng bước phát triển về quy mô, thị trường, sản phẩm hàng hóa Hiện có 200 doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu với trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, tập trung chủ yếu vào các thị trường Hoa Kỳ,

EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Giai đoạn 2020-2023, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 13%, tương ứng kim ngạch nhập khẩu tăng trưởng 5,5%/năm

Năm 2022 là năm có nhiều ý nghĩa đặc biệt, năm cuối thực hiện Kế hoạch 5 năm 2020- 2023 Vì vậy, ngành đề ra một số giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp như tăng cường hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi

để nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trong và ngoài nước; ưu tiên các dự án đầu tư

về công nghệ cao, công nghệ sạch, các dự án phát triển du lịch, dịch vụ; ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu…

Phát triển thương mại th o hướng chuyên nghiệp hoá, hiện đại và đa dạng về loại hình, dịch vụ thương mại; kêu gọi, thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế, trước hết là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, kinh tế nhà nước để phát triển hạ tầng thương mại và các loại hình dịch vụ thương mại hiện đại; tập trung đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh như hàng dệt may, giày da, xe máy, linh kiện xe máy, phụ tùng ô tô, linh kiện điện tử, cơ khí Đồng thời tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng sản phẩm; tăng cường

tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ trong

Trang 34

nước và thị trường xuất khẩu

Giai đoạn 203-2025, nền kinh tế nước ta tiếp tục đối mặt với khó khăn thách thức khi bối cảnh bức tranh kinh tế - chính trị quốc tế đang có những biến động lớn

Vì vậy, ngành Công Thương Vĩnh Phúc tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, hành động quyết liệt, năng động sáng tạo, phấn đấu hoàn thành thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ

và giải pháp đề ra, tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế bền vững của tỉnh

1.4.2 Kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ của thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình

Trong những năm qua, hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ngày càng được mở rộng, phát triển với sự tham gia của nhiều thành phần kinh

tế Hàng hóa đưa ra thị trường phong phú, đa dạng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống, góp phần ổn định giá cả thị trường, thúc đẩy sản xuất phát triển, giải quyết việc làm

Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển ổn định, cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất cũng như tiêu d ng của nhân dân.Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên thị trường toàn tỉnh năm 2020 đạt trên 36,8 nghìn tỷ đồng, tăng 7,8% so với năm 2021

Hoạt động xuất khẩu tiếp tục có bước tăng trưởng đáng kể, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020 ước đạt trên 2,1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu tại chỗ ước đạt gần 500 triệu USD, tăng 35,2% so với cùng kỳ năm trước, đạt 144,8% kế hoạch năm Cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng, góp phần tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa của địa phương và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi

cơ cấu hàng hóa th o hướng xuất khẩu Hạ tầng thương mại tiếp tục phát triển, đến nay, trên địa bàn tỉnh có 3 trung tâm thương mại, 9 siêu thị, 110 chợ, 2 kho xăng dầu,

194 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, 4 trạm triết nạp LPG vào chai, 562 cửa hàng bán lẻ PG Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm soát ô nhiễm môi trường, phòng chống cháy nổ được quản lý hiệu quả hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu mua sắm

th o phương thức truyền thống của người dân

Do có sự chủ động trong việc dự trữ và cung ứng hàng hóa trong dịp Tết của các đơn vị kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh, thị trường hàng hóa Tết năm nay khá dồi dào, đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã đẹp, chất lượng đảm bảo, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân

Có thể thấy, thị trường hàng hóa trong tháng 1/2024, tuy là tháng có Tết Nguyên đán nhưng giá bán các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu không có biến động

Trang 35

nhiều (trừ mặt hàng thịt lợn, sản phẩm từ thịt lợn) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 1/2024 ước đạt 2.938,15 tỷ đồng, tăng 15,7% so với cùng tháng năm trước Hầu hết các nhóm mặt hàng đều tăng so với cùng kỳ, trong đó ô

tô các loại ước đạt 147,6 tỷ đồng, tăng 22,5%; gỗ và vật liệu xây dựng ước đạt 397,5 tỷ đồng, tăng 11,4%; lương thực thực phẩm ước đạt 764,6 tỷ đồng, tăng 12,1%

Năm 2024, ngành Công thương phấn đấu đạt tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước đạt 39.700 tỷ đồng, tăng 8% so với năm

2023 Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2,2 tỷ USD, tăng 4,7% so với năm

2023

Để đạt được các mục tiêu này, về quản lý nhà nước, Sở Công Thương phối hợp với các sở, ngành tiếp tục triển khai phát triển thương mại, dịch vụ bảo đảm tính đồng bộ và phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Trong

đó, phát triển thương mại nội địa kết hợp các loại hình thương mại truyền thống và thương mại hiện đại, phù hợp với từng địa bàn đô thị, nông thôn

Bên cạnh đó, tập trung phát triển, khai thác các sản phẩm có sức cạnh tranh,

có giá trị gia tăng cao, chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn Mở rộng hợp tác kinh tế, liên kết vùng, liên vùng; ưu tiên phát triển các trung tâm thương mại, mua sắm, siêu thị tổng hợp Tổ chức có hiệu quả, đồng bộ công tác thông tin, dự báo thị trường; thực hiện các biện pháp phù hợp để đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, nhất là trong các dịp lễ, Tết; tăng cường công tác tham mưu xã hội hóa đầu tư quản

lý kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn tỉnh

Tham mưu UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ giai đoạn 2020-2025 Xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển xuất khẩu, phát triển thương mại điện tử, kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế, xúc tiến thương mại nhằm giúp cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường, phát triển sản xuất

1.4.3 Một số kinh nghiệm rút ra cho Quản lý nhà nước về thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Thứ nhất, việc xây dựng một cơ chế hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng như Sở Công Thương, Sở Thương Mại, Sở Kế Hoạch và Đầu Tư, c ng với các đơn vị khác, sẽ giúp tạo ra một môi trường quản lý hiệu quả và thúc đẩy sự phát triển của thương mại và dịch vụ

Thứ hai, việc tăng cường công tác giám sát và thanh tra đối với các doanh

Trang 36

nghiệp thương mại và dịch vụ giúp đảm bảo tuân thủ pháp luật, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đồng thời giảm thiểu các hành vi vi phạm

Thứ ba, tạo điều kiện và động viên các doanh nghiệp thương mại và dịch vụ ứng dụng công nghệ mới, phát triển sản phẩm và dịch vụ mới, từ đó nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của địa phương

Thứ tư, cung cấp hỗ trợ về vốn, đào tạo kỹ năng, và thông tin thị trường cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa để giúp họ vượt qua khó khăn, phát triển và góp phần vào sự phát triển kinh tế địa phương

Thứ năm, thúc đẩy sự minh bạch và công bằng trong các quy trình hành chính, giảm bớt rủi ro và chi phí cho doanh nghiệp, từ đó tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi và hấp dẫn cho các nhà đầu tư

Trang 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI

DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ 2.1 Khái quát về thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ của thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Thành phố Phủ Lý, nằm ở cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nam, là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa xã hội của tỉnh Hà Nam Với diện tích 87,64 km²

và dân số gần 167 nghìn người, Phủ Lý có vị trí địa lý thuận lợi khi nằm trên quốc

lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam, cùng với sự gặp gỡ của các sông Nhuệ, Đáy và Châu Thành phố có 21 đơn vị hành chính gồm 11 phường và 10 xã

Phủ Lý có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đô thị nhờ vị trí chiến lược trên trục kinh tế Bắc - Nam và Đông - Đông bắc Dưới sự lãnh đạo của các cơ quan tỉnh và Trung ương, thành phố đã đạt nhiều thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế, hạ tầng và quản

lý hành chính Năm 2005, Phủ ý được tặng thưởng Huân chương ao động Hạng ba

2.1.1.2 Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội

Kinh tế - Xã hội của thành phố tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao; tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 16,9%/năm Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp - thuỷ sản Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 69 triệu đồng/người/năm; Năm 2022, GRDP bình quân đầu người đạt 154 triệu đồng/người/năm Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2020 đạt 13.802 tỷ đồng, năm 2022, đạt 18.195 tỷ đồng Giá trị sản xuất công nghiệp 5 năm (2016-2020) đạt trên 109 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 2 lần giai đoạn 2010-2015, năm

2020 đạt 27 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 1,91 lần so với năm 2015 Năm 2023, Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt hơn 32 nghìn tỷ đồng, tăng 10 % so với 10 năm trước Các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp được đánh giá ổn định, áp dụng ngày càng cao khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi để mang lại hiệu quả thiết thực hơn

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đã huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu, tiêu chí của đô thị loại II, trong đó đặc biệt chú trọng đầu tư - xây dựng hạ tầng khung, mở rộng, nâng cao chất lượng các khu đô thị đã có, từng bước xây dựng các khu đô thị mới, thực hiện đồng bộ các giải pháp về bảo vệ môi trường, xây dựng và cải tạo cảnh quan đô thị

Trang 38

phù hợp với định hướng phát triển đô thị Về cơ cấu lao động trong các ngành kinh

tế của thành phố Phủ Lý trong những năm qua có sự dịch chuyển theo hướng tích cực; tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp giảm từ 69,56% năm 2021 xuống 66,22% năm 2023, tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng

và dịch vụ tăng lên tương ứng là 15,94% và 8,23% Song, sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành còn chậm và tỷ lệ lao động trong lĩnh vực thương mại – dịch

vụ năm 2023 của thành phố 15,55% là còn quá thấp so với yêu cầu phát triển kinh

tế của thành phố th o hướng hiện đại (Biểu đồ 2.1, 2.2, 2.3 – Phụ lục 02)

Về nguồn lực lao động, theo thống kê năm 2023, tổng số lao động trong độ tuổi của thành phố là 97.421 người, chiếm 67,42% dân số của thành phố Đây vừa là nguồn cung cấp lực lượng lao động dồi dào cho phát triển kinh tế, phát triển thị trường tiêu dùng, các ngành dịch vụ Tuy nhiên nguồn nhân lực chất lượng cho thương mại hiện nay vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là phục vụ cho việc phát triển thương mại hiện đại

2.1.2 Tình hình hoạt động thương mại, dịch vụ ở thành phố Phủ Lý, tỉnh

Hà Nam, giai đoạn 2021-2023

* Mạng lưới kinh doanh thương mại

Tại thành phố Phủ ý các cơ sở kinh doanh chủ yếu là các thương nghiệp chiếm tỉ lệ lớn nhất lần lượt từ năm 2021 đến 2023 là 63,25%; 62,96%; 60,95% Nhà hàng và dịch vụ ăn uống chiếm tỉ lệ thấp hơn chỉ đạt từ 16,90% - 25,71% Việc các thương nghiệp giảm và nhà hàng – dịch vụ ăn uống tăng vào năm 2023 cho thấy dịch vụ tại thành phố đang tăng Bảng 2.2 – Phụ lục 02)

* Tình hình lưu chuyển hàng hóa

Kinh tế phát triển, thu nhập của người dân ngày càng nâng cao, nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần nâng lên Mặt khác, hàng hóa ngày càng nhiều về số lượng, phong phú về chủng loại, đa dạng về kiểu dáng đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng Từ đó, mức lưu chuyển hàng hóa xã hội của thành phố tăng lên hàng năm Cụ thể tổng mức LCHHXH của thành phố năm 2013 là 1.305 triệu đồng, năm 2017 là 2.162 triệu đồng và so với năm 2013 tăng 1,66 lần Tuy nhiên, tốc độ tăng của tổng mức LCHHXH của thành phố chưa thật sự ổn định Trong giai đoạn 2021-2023, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên địa bàn thành phố liên tục tăng Giá trị tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng từ 1.422 tỷ đồng năm 2021 lên 1.853 tỷ đồng năm

2023 tăng 413 tỷ đồng (Bảng 2.3 – Phụ lục 02)

Kinh doanh thương mại cá thể chiếm 65,61% tổng kinh doanh, doanh nghiệp

Trang 39

tư nhân chiếm 33,60%, kinh tế tập thể 0,79%, và kinh doanh nhà nước không còn Mặc dù kinh tế tư nhân tăng trưởng nhanh, quy mô vốn của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh còn nhỏ bé Kinh tế tập thể, chủ yếu là các hợp tác xã, cũng yếu kém Hiện tại, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chưa tham gia thị trường, đặt ra thách thức trong việc huy động vốn và thu hút các tập đoàn lớn

Về tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, thương nghiệp chiếm tỷ trọng lớn,

từ 51,25% năm 2021 lên 73,86% năm 2023 Khách sạn, nhà hàng và dịch vụ tăng nhưng chưa đáng kể Tốc độ tăng trưởng thương mại dịch vụ đạt 23,41%/năm, tuy nhiên, đóng góp của thương mại trong giá trị sản xuất (GTSX) của thành phố còn thấp hơn so với nông nghiệp và công nghiệp

Ngành thương mại đã đóng góp đáng kể vào GTSX của Phủ Lý, nâng cao mức sống người dân và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tuy nhiên, cần tận dụng tối đa tài nguyên và các yếu tố kinh tế - xã hội để phát triển hài hòa giữa các ngành kinh tế

Lao động trong lĩnh vực thương mại

ao động trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn thành phố gia tăng qua các năm; năm 2021 là 13.238 người chiếm 14,50% đến năm 2023 là 15.147 người, tăng 1.909 người, hiện lao động ngành thương mại – dịch vụ chiếm tỷ trọng 15,55% lao động trên toàn thành phố (bảng 2.5 – Phụ lục 02) Sự gia tăng về số lượng và tỷ trọng lao động trong ngành thương mại ngoài nguyên nhân do sự gia tăng về quy

mô dân số là sự dịch chuyển lao động từ khu vực nông nghiệp Nguyên nhân là trong thời gian qua, thành phố đã tập trung xây dựng các khu đô thị và các khu công nghiệp nên thu hút phần lớn lực lượng lao động tham gia vào lĩnh vực công nghiệp

và thương mại – dịch vụ

Về hệ thống hạ tầng thương mại

Để biến Phủ Lý thành trung tâm dịch vụ chất lượng cao về y tế, đào tạo nhân lực, và nghiên cứu công nghệ, thành phố đã cải thiện hạ tầng giao thông và thu hút đầu tư vào thương mại Phủ Lý có 18 chợ, trong đó có 1 chợ hạng 1 và 17 chợ hạng

3, được đầu tư nâng cấp để phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân Các siêu thị và trung tâm thương mại cũng phát triển mạnh, với 3 trung tâm thương mại, 4 siêu thị

và nhiều cửa hàng tiện ích, doanh nghiệp, và cơ sở kinh doanh cá thể

Hệ thống hạ tầng thương mại đã tạo động lực cho ngành dịch vụ, thương mại phát triển nhanh Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng từ 7.400 tỷ đồng năm 2017 lên hơn 11.000 tỷ đồng năm 2019

Công tác quản lý chợ, trung tâm thương mại, siêu thị được triển khai hiệu

Trang 40

quả, gắn với quy hoạch đô thị và an toàn phòng cháy, vệ sinh môi trường UBND tỉnh và thành phố quản lý chặt chẽ việc xây dựng và hoạt động của các chợ, trung tâm thương mại và siêu thị Nhờ đó, mạng lưới này hoạt động hiệu quả, nâng cao chất lượng dịch vụ và đáp ứng tốt nhu cầu của người dân

2.2 Thực trạng quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

2.2.1 Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Để phát triển thương mại, dịch vụ đúng hướng theo mục tiêu kinh tế - xã hội

đề ra, phát huy có hiệu quả các nguồn lực Đồng thời để cụ thể hóa các văn bản của của Chính phủ, UBND thành phố trong quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ, dịch vụ, Phòng Kinh tế - Hạ tầng đã tham mưu UBND thành phố ban hành một số văn bản sau:

- Nghị quyết số 07/NQ-TU ngày 30/6/2016 của tỉnh uỷ Hà Nam về đẩy mạnh phát triển thương mại – dịch vụ, trọng tâm là dịch vụ chất lượng cao cấp vùng y tế, đào tạo nguồn nhân lực và du lịch giai đoạn 2016 – 2025

- Kế hoạch số 1633/KH-UBND do Uỷ Ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành

về kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 06-NQ về phát triển thành phố Phủ Lý đến năm 2020, định hướng đến năm 2023

- Quyết định số 952/QĐ-UBND ngày 30/6/2016, quyết định về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Phủ ý đến năm

2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050

Cùng với việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, UBND thành phố, Phòng Kinh tế - Hạ tầng thành phố đã ban hành nhiều văn bản quản lý thông thường như hướng dẫn, công văn yêu cầu, báo cáo … Đồng thời, UBND thành phố đã tổ chức các cuộc hội nghị triển khai thực hiện Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật đầu tư, uật Doanh nghiệp, Luật thương mại cho các doanh nghiệp và các

cơ quan liên quan và ban ngành đoàn thể để tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân để tổ chức thực hiện

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên lĩnh vực thương mại, dịch vụ như kiểm tra hàng nhái, hàng kém chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ

và các cơ sở kinh doanh trên địa bàn thành phố, UBND thành phố đã ban hành quy chế quản lý hoạt động thương mại đối với các nhóm mặt hàng kinh doanh hạn chế Nhằm đẩy mạnh xây dựng chính sách phát triển thị trường gắn với điều kiện thực

Ngày đăng: 14/07/2024, 17:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Thương mại (2017), Báo cáo hoạt động thương mại 5 năm từ 2010 đến 2017 Khác
2. Viện nghiên cứu thương mại (2004), Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lý luận chính trị Khác
3. Chính phủ 2017), Đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010- 2017 và định hướng đến năm 2020 Khác
4. Chính phủ (2017), Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2017 và định hướng đến năm 2020 Khác
5. Đặng Đình Đào, Hoàng Đức Thân (2004), Giáo trình kinh tế thương mại, NXB Thống kê Khác
6. Đặng Ngọc Lợi (1995), Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường ở nước ta, luận án PTS khoa học kinh tế, Hà Nam Khác
7. Đỗ Hoàng Toàn (1999), Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Thống kê, Hà Nam Khác
8. Trung tâm WTO (2010), Dự án hỗ trợ thương mại đa biên, báo cáo chiến lược tổng thể phát triển ngành thương mại dịch vụ tới năm 2020 và tầm nhìn 2025 Khác
9. Học viện Hành chính Quốc gia (2007), giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, NXB thông kê Hà Nam Khác
10. Khánh Ly (2010), Hoạt động thương mại và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại, Hà Nam Khác
12. Nguyễn Duy Gia (1998), Một số vấn đề Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nam Khác
13. Nguyễn Mạnh Hoàng (2008), Hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ hàng hóa trên địa bàn Hà Nam đến năm 2020, đề án Tiến sĩ Khác
14. Nguyễn Thị Nhiễu (2007), Nghiên cứu dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước và khả năng vận dụng vào Việt Nam, Đề tài cấp Bộ, Viện nghiên cứu Thương mại – Bộ Công Thương, Hà Nam Khác
15. Niên giám thống kê (2021), thành phố Phủ Lý 16. Niên giám thống kê (2022), thành phố Phủ Lý 17. Niên giám thống kê (2023), thành phố Phủ Lý Khác
18. PGS.TS. Cao Duy Hạ (2018), xu hướng phát triển thương mại quốc tế ngày nay, tạp chí tuyên giáo điện tử. ngày 15.4.2024 Khác
1. Công tác xây dựng kế hoạch trong phát triển thương mại, dịch vụ của thành phố như thế nào?Rất tốt □ Tốt □ Khá □ Trung bình □ Yếu □ Khác
2. Công tác xây dựng quy hoạch trong phát triển thương mại, dịch vụ của thành phố như thế nào?Rất tốt □ Tốt □ Khá □ Trung bình □ Yếu □ Khác
3. Trình độ của cán bộ tham gia Quản lý nhà nước về thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố hiện nay như thế nào?Rất tốt □ Tốt □ Khá □ Trung bình □ Yếu □ Khác
4. Theo anh chị năng lực của cán bộ tham gia Quản lý nhà nước về thương mại và Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.7 Kết quả khảo sát về tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về thương  mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý - quản lý nhà nước về thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố phủ lý tỉnh hà nam
Bảng 2.7 Kết quả khảo sát về tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý (Trang 48)
Bảng 2.8: Những vi phạm pháp luật về thương mại dịch vụ năm 2021- 2023 - quản lý nhà nước về thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố phủ lý tỉnh hà nam
Bảng 2.8 Những vi phạm pháp luật về thương mại dịch vụ năm 2021- 2023 (Trang 50)
Hình 2.1 Bản đồ địa giới hành chính của thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam  Bảng 2.1: Cơ cấu giá trị sản xuất của thành phố Phủ Lý giai đoạn 2021 - 2023 - quản lý nhà nước về thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố phủ lý tỉnh hà nam
Hình 2.1 Bản đồ địa giới hành chính của thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam Bảng 2.1: Cơ cấu giá trị sản xuất của thành phố Phủ Lý giai đoạn 2021 - 2023 (Trang 75)
Bảng 2.2: Cơ sở hoạt động kinh doanh thương mại – dịch vụ thành phố Phủ Lý - quản lý nhà nước về thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố phủ lý tỉnh hà nam
Bảng 2.2 Cơ sở hoạt động kinh doanh thương mại – dịch vụ thành phố Phủ Lý (Trang 76)
Bảng 2.3: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo loại  hình và các ngành kinh tế thành phố Phủ Lý - quản lý nhà nước về thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố phủ lý tỉnh hà nam
Bảng 2.3 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo loại hình và các ngành kinh tế thành phố Phủ Lý (Trang 76)
Bảng 2.4: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng  phân theo loại hình và ngành kinh tế thành phố Phủ Lý giai đoạn 2021 - 2023 - quản lý nhà nước về thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố phủ lý tỉnh hà nam
Bảng 2.4 Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phân theo loại hình và ngành kinh tế thành phố Phủ Lý giai đoạn 2021 - 2023 (Trang 77)
Bảng 2.5: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế thành phố Phủ Lý   giai đoạn 2021 - 2023 - quản lý nhà nước về thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố phủ lý tỉnh hà nam
Bảng 2.5 Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế thành phố Phủ Lý giai đoạn 2021 - 2023 (Trang 78)
Bảng 2.6:  Tình hình đăng ký kinh doanh đối với hộ cá thể - quản lý nhà nước về thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố phủ lý tỉnh hà nam
Bảng 2.6 Tình hình đăng ký kinh doanh đối với hộ cá thể (Trang 78)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w