Quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Mục tiêu và nhiệm vụ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung quản lý nhà nước về thương mại - dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ ý đến năm 2025 tầm nhìn 2030. - Phân tích thực trạng thương mại và dịch vụ và Q NN đối với lĩnh vực này ở thành phố Phủ ý, để chỉ ra những hạn chế và những nguyên nhân chủ quan, khách quan của những hạn chế Q NN đối với thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam thời gian qua.

Quy trình và phương pháp nghiên cứu .1 Phương pháp luận và quy trình nghiên cứu

- Về nội dung Đề án tập trung nghiên cứu nội dung về quản lý nhà nước về kinh doanh thương mại dịch vụ như xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bộ máy thực hiện quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý. - Về không gian: Nghiên cứu Q NN đối với thương mại và dịch vụ của hệ thống quản lý nhà nước, có chức năng quản lý kinh doanh thương mại dịch vụ của thành phố Phủ Lý. 1.4 Quy trình và phương pháp nghiên cứu. Xác định mục tiêu nghiên cứu  Nghiên cứu tổng hợp xây dựng khung cơ sở lý luận  Thu thập, xử lý dữ liệu số liệu  Phân tích đánh giá thực trạng  Đề xuất định hướng và một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về kinh doanh thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Quá trình nghiên cứu, đề án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau. * Thu thâp dữ liệu thứ cấp: nghiên cứu thông qua các văn bản nghị quyết của nhà nước, của tỉnh, của thành phố Phủ Lý; các bài báo khoa học có liên quan, và các báo cáo tổng kết về quản lý nhà nước, về kinh doanh thương mại và dịch vụ của thành phố Phủ ý được thu thập và xử lý tổng hợp. Số liệu sau khi thu thập được tiến hành tổng hợp, phân loại và thực hiện trên Word, Exc l…. * Thu thập dữ liệu sơ cấp Phương pháp quan sát thực tế tại Phòng Kinh tế - Hạ tầng thành phố Phủ Lý về các hoạt động quản lý nhà nước về quản lý thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố. Các dữ liệu, số liệu nghiên cứu sơ cấp được thực hiện qua khảo sát trực tiếp kết hợp với phỏng vấn điều tra nhà quản lý, nhà quản trị các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trên địa bàn thành phố Phủ Lý và một số khách hàng. Số liệu sau khi thu thập được tiến hành tổng hợp, phân loại và thực hiện trên Word, Exc l…. Cụ thể mẫu bảng hỏi điều tra tại phụ lục. Hình thức: Khảo sát trực tiếp và trực tuyến qua Google Form. Sau xử lý còn 119 mẫu hợp lệ trong đó 19 phiếu các nhà quản lý của tỉnh, của thành phố, 100 phiếu của các doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn và một số khách hàng). Tại Chương 1, tác giả đã d ng phương phỏp phõn tớch tổng hợp để làm rừ cơ sở lý luận trong quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ.

CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ CỦA ĐỊA PHƯƠNG

    Vì vậy, ngành đề ra một số giải pháp đẩy mạnh phát triển công nghiệp như tăng cường hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư trong và ngoài nước; ưu tiên các dự án đầu tư về công nghệ cao, công nghệ sạch, các dự án phát triển du lịch, dịch vụ; ưu tiên phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu…. Phát triển thương mại th o hướng chuyên nghiệp hoá, hiện đại và đa dạng về loại hình, dịch vụ thương mại; kêu gọi, thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế, trước hết là thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, kinh tế nhà nước để phát triển hạ tầng thương mại và các loại hình dịch vụ thương mại hiện đại; tập trung đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh như hàng dệt may, giày da, xe máy, linh kiện xe máy, phụ tùng ô tô, linh kiện điện tử, cơ khí.

    THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHỦ LÝ

    Khái quát về thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

    Song, sự chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành còn chậm và tỷ lệ lao động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ năm 2023 của thành phố 15,55% là còn quá thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế của thành phố th o hướng hiện đại. Nguyên nhân là trong thời gian qua, thành phố đã tập trung xây dựng các khu đô thị và các khu công nghiệp nên thu hút phần lớn lực lượng lao động tham gia vào lĩnh vực công nghiệp và thương mại – dịch vụ.

    Thực trạng quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

    9001 2008 để giải quyết các thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, giải quyết nhanh các thủ tục và thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh thái độ, tác phong phục vụ của cán bộ, khắc tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà, hoặc các hiện tượng nhũng nhiễu, tiêu cực của cán bộ; từng bước xây dựng thương mại dịch vụ thành phố Phủ Lý phát triển bền vững và lành mạnh. Việc thiết lập trang w b cũng có tác dụng quảng cáo sản phẩm thương mại, dịch vụ của thành phố và tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía các thương nhân đến từ cơ quan Q NN c ng cấp, để các cơ quan Q NN biết rừ tỡnh hỡnh và xu thế vận động của thị trường và tỡnh hỡnh, kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế… Từ đó, các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành các văn bản kịp thời có giải pháp hoặc điều chỉnh kịp thời như Sở Công thương, UBND tỉnh Hà Nam.

    Bảng 2.7 Kết quả khảo sát về tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về thương  mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý
    Bảng 2.7 Kết quả khảo sát về tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý

    Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

    Kiến thức, kỹ năng kinh doanh, mức độ am hiểu pháp luật và trình độ ứng dụng khoa học công nghệ của thương nhân… có tính quyết định đến hiệu quả thực thi pháp luật, thực thi các chính sách thương mại và mức độ đạt được các mục tiêu đặt ra. - Khả năng tài chính và vốn đầu tư phát triển kinh doanh thương mại, dịch vụ Khả năng tài chính của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ vốn đầu tư của xã hội cho ngành thương mại vừa là điều kiện để phát triển thương mại vừa là điều kiện để nhà nước thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển thương mại.

    Đánh giá chung công tác quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

    Tình trạng buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng không giảm, đặc biệt là vi phạm về đăng ký kinh doanh, không chấp hành các quy định của nhà nước về quy chế ghi nhãn, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, các hành vi gian lận thương mại dịch vụ, trốn thuế còn nhiều và xử lý vi phạm trên địa bàn chưa được triệt để. - Hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn vẫn chủ yếu là thương mại dịch vụ truyền thống qua hệ thống chợ, các cửa hiệu độc lập, tiệm tạp hoá của các hộ buôn bán nhỏ, vì vậy sản phẩm hàng hoá và dịch vụ còn nghèo nàn và chưa đáp ứng yêu cầu của những đối tượng tiêu d ng khác nhau; chưa có hệ thống thương mại dịch vụ hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm phân phối,.

    ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN

    Định hướng phát triển thương mại dịch vụ và quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh

    Tăng cường công tác quản lý công tác quản lý Nhà nước về thương mại trên địa bàn thành phố nhằm tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để thị trường và hoạt động thương mại - dịch vụ trên địa bàn phát triển đúng hướng và tăng tốc đọ như chỉ đạo, hướng dẫn việc đào tạo bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ thương mại, hình thành và phát triển hệ thống thông tin thương mại, hướng dẫn và kiểm tra, kiểm soát thực hiện các chính sách, pháp luật và chế độ thương mại. Khuyến khích phát triển các chợ bán buôn, bán lẻ nông sản trở thành các siêu thị đầu mối, siêu thị bán buôn nông sản qui mô lớn, khuyến khích và hỗ trợ các siêu thị, hệ thống cửa hàng nông sản ở địa phương mua hàng nông sản tại chợ và khuyến khích, hỗ trợ các nhà sản xuất, nhà cung ứng bán nông sản vào chuỗi siêu thị, cửa hàng tại Thành phố.

    Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

    Phát triển kinh tế thị trường cũng như thương mại dịch vụ của Thành phố nhằm huy động mọi nguồn lực, phát triển nhiều ngành nghề, sử dụng có hiệu quả về cơ sở vật chất kĩ thuật, vốn và tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống của người dân, gia tăng sức mua trên thị trường nói chung của Thành phố Hà Nam và Thành phố Hồ Chí Minh. Tạo lập sự phát triển đồng bộ các yếu tố của thị trường, tập trung phát triển các loại thị trường như thị trường hàng hoá và dịch vụ (bao gồm cả tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, dịch vụ cho sản xuất, dịch vụ cho đời sống), thị trường sức lao động, thị trường vốn (cả vốn ngắn hạn và vốn dài hạn), thị trường bất động sản, thị trường công nghệ, thông tin, sở hữu trí tuệ… để có cơ chế thị trường hoạt động năng động, có hiệu quả, có trật tự, kỷ cương tạo môi trường lành mạnh, công khai, minh bạch, hạn chế và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh. Khuyến khích nhiều người sẵn sàng trở thành nhà kinh doanh, bảo đảm quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế. Để đáp ứng đ i hỏi của nền kinh tế thị trường hiện đại hoá, cần bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý về kinh tế và các nhà doanh nghiệp giỏi. Nhằm phát hiện và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng đầu cơ, buôn lậu, gian lận thương mại gây náo loạn thị trường trên địa bàn Thành phố, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát của Thành phố. Cần quan tâm đến chính sách phát triển nguồn nhân lực như ban hành chính sách thu hút và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu lao động cho phát triển thương mại. Hằng năm, tiến hành khảo sát đội ngũ lao động tham gia trong ngành thương mại, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác phát triển thương mại trên địa bàn thành phố. Định kỳ tổ chức tập huấn, bồi dưỡng năng lực kinh doanh cho các thương nhân, đặc biệt là việc bồi dưỡng kiến thức kỹ năng kinh doanh, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh; khuyến khích tinh thần dám nghĩ, mạnh dạn, năng động tìm kiếm thị trường, bạn hàng, mặt hàng.. và dám chịu trách nhiệm. Đồng thời tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ kinh doanh. Đối với người lao động phải phối hợp với địa phương có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ đối với công nhân lao động, tập huấn, phổ biến quy định. về luật pháp đối với lĩnh vực kinh doanh mua bán góp phần nâng cao năng suất lao động hiệu quả kinh doanh, thực hiện văn minh buôn bán. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển thương mại: Hiện nay thành phố Phủ ý không có cơ sở thương mại thuộc thành phần kinh tế nhà nước. Đây là sự phát triển đúng hướng nhằm tăng cường vai trò của lĩnh vực kinh tế tư nhân. Trong thời gian đến thành phố Phủ Lý cần có chính sách phát triển thương mại tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển. Coi trọng phát triển thương mại tư nhân, hướng dẫn thành phần kinh tế tư nhân phát triển đúng hướng và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hành lang pháp lý công bằng để doanh nghiệp kinh doanh đúng pháp luật. Nhấn mạnh vai tr thương mại tập thể. Nghiên cứu xây dựng cơ chế tài chính đặc thù nhằm hỗ trợ phát triển hợp tác xã thương mại. Tạo cơ chế để hợp tác xã thực hiện tốt chức năng "bà đỡ" đối với nhà nông thông qua việc cung ứng sản phẩm nông nghiệp có giá trị và tìm kiếm các sản phẩm dịch vụ nông nghiệp theo chuỗi giá trị, tạo thành môi trường kinh doanh công bằng lành mạnh trên thị trường tiền tệ. Tập trung hoàn thiện các nội dung về cơ chế, chính sách quản lý, chính sách phát triển ngành thương mại, thời gian đến thành phố Phủ Lý sẽ huy động được các nguồn lực, tạo sức bật mới cho việc phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thành phố. 3.2.2 Nhóm giải pháp tổ chức bộ máy và phân định chức năng nhiệm vụ quản lý thương mại dịch vụ của hệ thống quản lý nhà nước thành phố Phủ Lý. Hiện tại, cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại dịch vụ là cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban nhân dân Thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại dịch vụ và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý về thương mại dịch vụ đối với việc thực hiện quy định chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý Nhà nước của Uỷ ban nhân dân Thành phố; Phòng Kinh tế - Hạ Tầng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Thành phố đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ về thương mại của Sở Công thương. Với chức năng đó, cần đảm bảo trên thực tế các nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại dịch vụ của Thành phố tập trung vào các nội dung sau:. - Trình UBND Thành phố ban hành các quyết định, chỉ thị quản lý Nhà nước về thương mại dịch vụ thuộc phạm vi quản lý của địa phương và phân cấp của Thanh phố; chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản đã trình. - Trình UBND tỉnh Hà Nam quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình, dự án quan trọng về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Thành phố phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Thành phố và quy hoạch phát triển ngành của ngành Công thương. - Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển, các chương trình, dự án về thương mại dịch vụ đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Thành phố. - Chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng thương mại bao gồm: các loại hình chợ, các trung tâm thương mại, hệ thống các siêu thị, hệ thống cửa hàng kinh doanh xăng dầu, hợp tác xã thương mại, hệ thống đại lý thương mại và các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại khác. - Chủ trì phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Sở Công thương và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách khuyến khích thương nhân thuộc các thành phần kinh tế mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển các mối liên kết kinh tế trong quá trình lưu thông, giữa lưu thông với sản xuất, hình thành các kênh lưu thông hàng hoá ổn định từ sản xuất đến tiêu dùng ở địa phương. - Tổ chức hướng dẫn, triển khai và kiểm tra việc thực hiện các cơ chế, chính sách lưu thông hàng hoá và dịch vụ thương mại; tổng hợp tình hình và đề xuất giải pháp điều tiết lưu thông hàng hoá trong từng thời kỳ. - Tổng hợp và xử lý các thông tin về thị trường trên địa bàn Thành phố về tổng mức lưu chuyển hàng hoá, tổng cung, tổng cầu, mức dự trữ lưu thông và biến động giá cả của các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu. - Tổ chức và quản lý việc cấp các loại giấy chứng nhận về dịch vụ thương mại và hoạt động kinh doanh thương mại của thương nhân trên địa bàn th o quy định của pháp luật. - Theo dừi, tổng hợp, bỏo cỏo Uỷ ban nhõn dõn Thành phố Hà Nam và Sở Công thương tình hình thực hiện và kiến nghị sửa đổi chính sách xuất nhập khẩu, biện pháp phát triển xuất khẩu hàng hoá cho phù hợp với yêu cầu thực tế trên địa bàn. - Phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng hạ tầng ứng dụng thương mại điện tử phù hợp với chương trình, kế hoạch tổng thể về thương mại điện tử của UBND tỉnh Hà Nam. - Thống nhất chỉ đạo công tác quản lý thị trường trên địa bàn Thành phố theo quy định của Thành phố, hướng dẫn của Sở Công thương và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền. - Chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác quản lý thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quy định về sở hữu trí tuệ; chống các hành vi đầu cơ, lũng đoạn thị trường, gian lận thương mại và các hành vi khác vi phạm pháp luật về thương mại của các tổ chức và cá nhân kinh doanh trên địa bàn Thành phố. - Chủ trì tổ chức phối hợp giữa các cơ quan chức năng ở địa phương trong công tác quản lý thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, buôn bán hàng giả và gian lận thương mại. - Tổng hợp và báo cáo tình hình về thị trường và công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm trên địa bàn Thành phố th o quy định và yêu cầu của cấp trên. Thực hiện các quy định của pháp luật về cạnh tranh, chống độc quyền, chống bán phá giá và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. - Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về cạnh tranh, chống độc quyền, chống bán phá giá và bảo vệ quyền lợi người tiêu d ng trên địa bàn Thành phố. - Phát hiện và kiến nghị với các cơ quan liên quan để được hướng dẫn những văn bản đã ban hành không ph hợp với pháp luật cạnh tranh. - Thu thập, xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý, cung cấp thông tin cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân có yêu cầu về doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường, các doanh nghiệp độc quyền đóng trụ sở chính trên địa. - Xây dựng kế hoạch, chương trình, các biện pháp về xúc tiến thương mại nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu hàng Việt Nam trên địa bàn Thành phố; chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt. - Tổ chức thực hiện việc đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm, khuyến mại thương mại cho các thương nhân; tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trên địa bàn Thành phố cho thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại th o quy định. - Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể và tư nhân, các hội trong lĩnh vực quản lý của Thành phố th o quy định của pháp luật;. được quyền yêu cầu thương nhân báo cáo tình hình và cung cấp thông tin về hoạt động thương mại của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Thành phố phục vụ cho thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Thành phố. Hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp phường, xã, thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về thương mại dịch vụ. - Kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật và xử lý các vi phạm pháp luật về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của Thành phố, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực th o quy định của pháp luật. 3.2.3 Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ trên địa bàn thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Thứ nhất là hoàn thiện các công cụ quản lý nhà nước và pháp luật: hệ thống chính sách bình ổn, phù hợp góp phần đảm bảo cho thị trường phát triển th o đúng định hướng, góp phần tạo dựng niềm tin đối với cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước an tâm đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Thành phố. Những chính sách điều hành quản lý vĩ mô đi đôi với sự sửa đổi, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng không ngừng được bổ sung, hoàn thiện tạo thành một công cụ quản lý mới, đồng thời tính tự chủ tại địa phương và cộng đồng nhà doanh nghiệp ngày một được nâng cao. Thứ hai, cần tranh thủ vận dụng linh hoạt và hiệu quả các cơ chế tài chính - tín dụng phù hợp nhằm khuyến khích, phát triển thương mại dịch vụ. Tích cực tranh thủ xây dựng Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của các ngành và địa phương nhằm hỗ trợ phát triển cho doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ. Khuyến khích thành lập thêm Quỹ phát triển hỗ trợ doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ, đồng thời tranh thủ Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ được Nhà nước đồng ý hỗ trợ nhằm huy động một khối lượng vốn nhất định nhằm hỗ trợ phát triển cho doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ. Thành phố cần tranh thủ sự hỗ trợ của các ngân hàng thương mại đối với việc đẩy mạnh công tác hỗ trợ các khoản tín dụng của các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ có thị trường, kinh doanh có lãi và có nhu cầu tín dụng, tăng cường công tác hỗ trợ tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ, phát triển dịch vụ tài chính đối với loại hình doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ, tăng qui mô các gói tín dụng, phát triển các loại hình dịch vụ tín dụng mới. Thứ ba, xây dựng các công cụ tuyên truyền giáo dục thích hợp và hiện đại để. nâng cao ý thức và hiểu biết pháp luật thương mại trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới cho cả cộng đồng từ người quản lý, kinh doanh cho tới người tiêu dùng. Công cụ chính nhằm tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thương mại là tuyên truyền, giáo dục, là công cụ marketing, xúc tiến thương mại hữu hiệu. Nhận thức và hiểu biết của nhân dân Thủ đô ngày càng nâng cao nhờ các hình thức tuyên truyền và giáo dục pháp luật, họ sẽ tự giác tuân thủ pháp luật và có thái độ xử sự trong buôn bán, trong tiêu d ng văn minh và hiện đại. Thứ tư, sử dụng các công cụ kinh tế để thúc đẩy hoạt động thương mại dịch vụ của Thủ đô th o hướng văn minh, hiện đại hoá. Trong nền kinh tế thị trường, việc sử dụng các công cụ tài chính trong thực hiện QLNN nhằm bảo đảm mục đích quản lýý là một biện pháp mang lại lợi ích cao và làm thoả mãn chủ thể chịu trách nhiệm quản lý. Trong QLNN về thương mại, các công cụ kinh tế được sử dụng có khả năng làm biến đổi lợi ích kinh tế của các chủ thể chịu quản lý, do đó có thể thúc đẩy hay ngăn chặn người chịu quản lý thực hiện hay không thực hiện một hoạt động thương mại. Dưới góc độ kinh tế, mặc dù các công cụ tín dụng, tiền tệ bao gồm thuế, lệ phí, lãi suất, tín dụng, tỷ giá hối đoái… được xem là các công cụ kinh tế. Tuy nhiên, nếu các công cụ kinh tế được sử dụng phối hợp với các công cụ xã hội để truyền thông, giáo dục, nêu cao tinh thần tuân thủ luật pháp chắc chắn sẽ là hữu hiệu và có tác động tích cực hơn cả. Thứ năm, sử dụng các công cụ tiền tệ để tác động vào thị trường hàng hoá khi thị trường có những biến động. Trong công tác ổn định thị trường, việc sử dụng công cụ tiền tệ để can thiệp thị trường khi có biến động có vai trò rất quan trọng. Đây là công cụ sử dụng có hiệu quả của quản lý về thương mại. Đặc biệt là thị trường hàng hoá nông nghiệp - đây là thị trường nhạy cảm và luôn có những biến động bất thường về giá. Thị trường nông sản tuỳ thuộc rất lớn vào yếu tố khí hậu, địa lý, thời tiết. Thứ sáu, đầu tư và thu hút đầu tư cho phát triển hạ tầng thương mại. Điều kiện thúc đẩy phát triển chủ yếu là nhu cầu phát triển của thương mại hàng hoá, trong đó kết cầu là cơ sở hạ tầng thương mại có vai trò rất quan trọng. Chính vì thế, công tác đầu tư và thu hút đầu tư cho phát triển hạ tầng thương mại có vai trò hết sức lớn. Phát triển kết cầu là cơ sở hạ tầng thương mại trên địa bàn Cần phải chú ý đầu tư phát triển mạng lưới khu hội chợ triển lãm, mạng lưới các siêu thị, trung tâm thương mại và dịch vụ. Thành phố cần chủ động và nghiêm túc thực hiện các biện pháp cần thiết trong quá trình thực hiện quản lý để củng cố, tăng cường mạng lưới thông tin nội bộ. phục vụ cho công tác quản lý của Thành phố, cũng như nhằm giúp cho từng Sở ban ngành, Thành phố nắm bắt các nội dung, công việc cụ thể diễn ra mỗi ngày đối với từng ngành nghề, lĩnh vực, địa phương Thành phố phụ trách. Đồng thời, Thành phố cần thực hiện nghiêm túc việc báo cáo định kỳ tháng, quí, 06 tháng, năm), báo cáo quý, báo cáo tháng và báo cáo theo tuần.

    Một số kiến nghị với hệ thống quản lý nhà nước trung ương và tỉnh Hà Nam

    - Hợp tác với các đối tác thanh toán để phát triển các giải pháp thanh toán trực tuyến an toàn, thuận tiện và phổ biến giúp tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch thương mại dịch vụ. - Hỗ trợ việc phát triển các nền tảng thương mại điện tử địa phương, kết nối các doanh nghiệp và người tiêu dùng trong cộng đồng địa phương và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào thị trường trực tuyến.