1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển hệ thống logistics thúc đẩy xuất khẩu nông sản tỉnh sơn la

76 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 1,39 MB

Nội dung

Tác giả Trang 4 LỜI CẢM ƠN Qua thời gian học tập và nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn, tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế: “Phát triển hệ th

Trang 1

- -

PHẠM TRUNG KIÊN

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS THÚC ĐẨY

XUẤT KHẨU NÔNG SẢN TỈNH SƠN LA

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2024

Trang 2

- -

PHẠM TRUNG KIÊN

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS THÚC ĐẨY

XUẤT KHẨU NÔNG SẢN TỈNH SƠN LA

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật

Tôi xin cam đoan nội dung luận văn này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Phạm Văn Kiệm các số liệu, tư liệu trình bày trong luận văn đều

có trích dẫn nguồn gốc xuất xứ rõ ràng theo quy định

Tác giả

Phạm Trung Kiên

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian học tập và nghiên cứu các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn,

tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế: “Phát triển hệ

thống logistics thúc đẩy xuất khẩu nông sản tỉnh Sơn La”

Tôi xin chân thành cảm ơn TS Phạm Văn Kiệm đã tận tình hướng dẫn, đưa

ra nhiều ý kiến cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn Tôi chân thành cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu trường Đại học Thương mại, các thầy cô giáo Viện sau Đại học cùng toàn thể các thầy cô giáo giảng dạy, các cán bộ quản lý đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Tác giả

Phạm Trung Kiên

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do lựa chọn đề án 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án 4

3 Đối tượng và phạm vi của đề án 5

4 Quy trình và phương pháp thực hiện đề án 5

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề án 6

6 Kết cấu đề án 6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰCTIỄN VỀ HỆ THỐNG LOGISTICS THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU 7

1.1 Cơ sở lý thuyết về hệ thống logistics thúc đẩy xuất khẩu 7

1.1.1 Khái niệm và phân loại về logistics 7

1.1.2 Mô hình và các thành phần của hệ thống logistics thúc đẩy xuất khẩu 8

1.1.3 Đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của logistics thúc đẩy xuất khẩu 9

1.2 Cơ sở pháp lý về logistics và hệ thống logistics 10

1.2.1 Các cơ sở pháp lý của Chính phủ, Bộ ban ngành 10

1.2.2 Các căn cứ pháp lý của tỉnh Sơn La 11

1.3 Kinh nghiệm và bài học thực tiễn về phát triển hệ thống logistics thúc đẩy xuất khẩu 13

1.3.1 Thực tiễn về hệ thống logistics thúc đẩy xuất khẩu tại tỉnh Bắc Giang 13

1.3.2 Thực tiễn về hệ thống logistics thúc đẩy xuất khẩu tỉnh Tiền Giang 16

1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Sơn La 19

Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HỆ THỐNG LOGISTICS THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN TỈNH SƠN LA 23

2.1 Khái quát về hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản tỉnh Sơn La 23

2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La 23

2.1.2 Khái quát về hoạt động sản xuất, chế biến nông sản của tỉnh Sơn La 24

2.1.3 Khái quát về hoạt động xuất khẩu nông sản tỉnh Sơn La 26

Trang 6

2.2 Phân tích thực trạng về hệ thống logistics thúc đẩy xuất khẩu nông sản

tỉnh Sơn La 27

2.2.1 Thực trạng về công tác quản lý nhà nước và cơ chế chính sách phát triển logistics thúc đẩy xuất khẩu nông sản tỉnh Sơn La 27

2.2.2 Thực trạng hệ thống hạ tầng logistics thúc đẩy xuất khẩu nông sản tỉnh Sơn La 31

2.2.3 Thực trạng về các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics 33

2.2.4 Thực trạng các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics phục vụ xuất khẩu nông sản 37

2.3 Đánh giá hệ thống logistics thúc đẩy xuất khẩu nông sản tỉnh Sơn La 38

2.3.1 Những kết quả đạt được 38

2.3.2 Những tồn tại, hạn chế 40

Chương 3: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN HOÀN THIỆN HỆ THỐNG LOGISTICS THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN TỈNH SƠN LA 43

3.1 Bối cảnh và phương hướng phát triển hệ thống logistics thúc đẩy xuất khẩu nông sản tỉnh Sơn La 43

3.1.1 Bối cảnh 43

3.1.2 Phương hướng phát triển hệ thống logistics thúc đẩy xuất khẩu nông sản tỉnh Sơn La 44

3.2 Nhiệm vụ và tổ chức thực hiện phát triển hệ thống logistics thúc đẩy xuất khẩu nông sản tỉnh Sơn La 47

3.3 Giải pháp, kiến nghị và đề xuất hoàn thiện hệ thống logistics thúc đẩy xuất khẩu nông sản tỉnh Sơn La 48

3.3.1 Đối với các cơ chế chính sách logistics thúc đẩy xuất khẩu nông sản tỉnh Sơn La 48

3.3.2 Đối với hạ tầng logistics phục vụ xuất khẩu nông sản tỉnh Sơn La 49

3.3.3 Đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ 50

3.3.4 Đối với các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics 50

3.3.5 Một số giải pháp về công nghệ, kỹ thuật 51

3.3.6 Giải pháp về việc tổ chức thực hiện 51

3.3.7 Kế hoạch hành động 54

KẾT LUẬN 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

Bảng 2.1: Diện tích trồng trái cây ăn quả giai đoạn 2018 - 2023 24

Bảng 2.2: Diện tích các loại cây ăn quả chủ lực giai đoạn 2018 - 2023 25

Bảng 2.3 Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu của tỉnh Sơn La 27

Bảng 2.4: Đánh giá về dịch vụ Logistics tại tỉnh Sơn La 28

Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu về dịch vụ bốc xếp, kho bãi của tỉnh Sơn La 35

Hình 3.1: Các loại dịch vụ trong chuỗi giá trị logisitics 45

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH, HĐH

Trang 9

di chuyển hàng hóa từ nước này sang nước khác như các thủ tục hải quan, hành chính và tổ chức, quản lý vận tải chuyên chở, theo dõi lưu thông hàng hóa quốc tế, chất lượng hạ tầng cơ sở vận tải và công nghệ thông tin (Korinek và Sourdin, 2011) Như vậy, logistics thương mại thúc đẩy xuất khẩu sẽ tập trung vào các mục tiêu tối

ưu hóa các dòng hàng hóa trong các chuỗi cung ứng nội địa và quốc tế

Hàng hóa qua biên giới quốc gia phải trải qua nhiều quá trình, bao gồm ở việc đáp ứng các thủ tục hải quan và hành chính; tổ chức và quản lý hiệu quả hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế; theo dõi và truy tìm kịp thời các lô hàng; và đảm bảo chất lượng cao của cơ sở hạ tầng giao thông và công nghệ thông tin (Korinek và Sourdin, 2011)

Do đó, hệ thống logistics có vai trò quan trọng và không thể thiếu trong việc thúc đẩy hoạt động thương mại, phát triển sản xuất, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển hệ thống logistics thúc đẩy phát triển nông nghiệp nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng là phương thức hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp, Hợp tác xã sản xuất tận dụng những cơ hội và hạn chế những thách thức, rủi

ro trong việc mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu

Đã có nhiều nghiên cứu về mối tương quan giữa hoạt động logistics và hoạt động thương mại Cụ thể, Arvis & cộng sự (2010) đã nghiên cứu và chỉ ra rằng mức

độ cải thiện hoạt động logistics có tác động tích cực tới độ mở thương mại Dollar

& cộng sự (2004) nghiên cứu cho thấy khi môi trường đầu tư và hoạt động logistics tốt hơn, mức độ gia tăng xuất khẩu của quốc gia cũng được cải thiện Hiệu suất logistics và cường độ thương mại tỷ lệ thuận cũng là kết quả trong phân tích của Hoekman & Nictita (2010) Do đó hoạt động logistics thương mại luôn gắn trực tiếp với các kết quả kinh tế quan trọng như mở rộng thương mại, đa dạng hóa hàng xuất

Trang 10

khẩu và tăng trưởng nền kinh tế Cải thiện logistics thương mại sẽ cải thiện được tình hình xuất khẩu và quyết định kết quả xuất khẩu

Sơn La xác định phát triển hệ thống logistics nhằm để tăng tính liên kết trong sản xuất, chế biến và kết nối tiêu thụ, xuất khẩu nông sản của tỉnh; hỗ trợ cho doanh nghiệp, hợp tác xã phát triển sản xuất, kinh doanh, đồng thời cũng là bệ đỡ và định hướng để phát triển nông nghiệp là giải pháp để tỉnh đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, từng bước xây dựng nông thôn mới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội

1.2 Căn cứ chính trị, pháp lý để xây dựng đề án

1.2.1 Căn cứ chính trị

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 về nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản của tỉnh, phát triển chuỗi giá trị, xây dựng thương hiệu, đảm bảo chất lượng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu; Mục tiêu giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu đến năm 2025 đạt trên 200,0 triệu USD và năm 2030 đạt trên 400,0 triệu USD; Sơn La

sẽ trở thành Trung Tâm chế biến nông sản của khu vực miền núi phía Bắc và tạo thu nhập ổn định về vật chất, nâng cao tinh thần cho người dân, nhất là người dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa

- Quyết định số 1321/QĐ-BCT ngày 29/04/2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng báo cáo “Đề án phát triển logistics gắn với vùng sản xuất, kinh doanh nông nghiệp”;

- Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025; Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14 tháng

02 năm 2017 về việc phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh

và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025;

Trang 11

- Quyết định số 1676/QĐ-TTg ngày 25/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025; Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày 12/8/2021 của Ban Chấp hành Đảng

bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;

- Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 21/01/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển công nghiệp chế biến nông sản tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

- Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND ngày 28/2/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La

1.3 Căn cứ thực tiễn

Sơn La có khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp

và trong những năm gần đây Sơn La đã trở thành tỉnh phát triển sản xuất nông nghiệp lớn, có diện tích trồng cây ăn quả lớn thứ 2 cả nước (sau tỉnh Tiền Giang), với một số loại cây trồng chủ lực như: cà phê, chè, mận, nhãn, xoài, Sản lượng nông sản của tỉnh dự kiến đến năm 2025 đạt trên 1 triệu tấn

Sản phẩm nông sản và nông sản chế biến của tỉnh Sơn La đã được các đối tác chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu, từng bước xây dựng và khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước Đã có 17 sản phẩm nông sản tỉnh Sơn La xuất khẩu sang thị trường 21 nước, như: Mỹ, Australia, Anh, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, UAE Có nhiều sản phẩm nông sản đã tham gia vào chuỗi cung ứng của các hệ thống phân phối lớn trong nước như: Big C, Winmart, Hapro Mart; được tiêu thụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử: Sendo, Voso, Postmart, Shopee

Bên cạnh phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung thì phát triển công nghiệp chế biến nông sản được xác định vừa là mục tiêu phát triển kinh tế để tăng giá trị sản phẩm, tăng thu ngân sách cho tỉnh Sơn La phấn đầu là trung tâm sản xuất, chế biến nông sản lớn nhất vùng Tây Bắc Hiện nay trên địa bàn tỉnh Sơn La

đã có 560 cơ sở chế biến nông sản, trong đó có 17 nhà máy công suất lớn, một số nhà máy chế biến điển hình như: Trung tâm chế biến rau quả Doveco tại xã Hát Lót, huyện Mai Sơn có quy trình chế biến rau quả khép kín từ việc liên kết sản xuất thu mua nguyên liệu, chế biến tinh, chế biến sâu cùng hệ thống kinh doanh bán hàng trong nước và xuất khẩu Có 37 cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu đã được cơ quan

có thẩm quyền công nhận

Trang 12

Giai đoạn 2021 - 2025, tổng sản phẩm trái cây xuất khẩu phấn đấu đạt trên 140.000 tấn; tổng giá trị sản phẩm trái cây tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 114 triệu USD, tốc độ tăng bình quân 10,69%/năm Số lượng sản phẩm trái cây tham gia xuất khẩu năm 2025 dự kiến đạt 32.900 tấn (tăng 56,14% so với năm 2020) Giá trị tham gia xuất khẩu năm 2025 phấn đấu đạt 26,8 triệu USD (tăng 66,18% so với năm 2020) Một số sản phẩm nông sản trái cây xuất khẩu chủ yếu: Xoài, nhãn, chanh leo, mận hậu, chuối, thanh long Tổng sản phẩm nông sản chế biến và nông sản khác xuất khẩu phấn đấu đạt trên 617.000 tấn; Tổng giá trị sản phẩm nông sản chế biến và nông sản khác tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 728 triệu USD, tốc độ tăng bình quân 12,92%/năm

Phát triển logistics sẽ phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản, nhất là phục vụ cho tiêu thụ và xuất khẩu nông sản của tỉnh Tuy nhiên, hiện nay các hoạt động logistics phục vụ xuất khẩu nông sản của Tỉnh vẫn tồn tại nhiều hạn chế, thách thức Các hoạt động logistics từ sản xuất đến kho chứa bảo quản, vận tải, phân phối, lưu thông,… đã phát triển từ nhiều năm nay nhưng còn ở trình độ manh mún, nhỏ lẻ và phân tán, thiếu tính liên kết và đồng bộ.… dẫn đến chất lượng phục vụ còn hạn chế, chi phí dịch vụ logistics cao làm tăng giá thành hàng hóa xuất khẩu, ảnh hưởng không tốt đến sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch

vụ của Sơn La ở thị trường trong nước và quốc tế Ngoài ra, các doanh nghiệp logistics chưa thực sự tìm được tiếng nói chung với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, thiếu hợp tác liên kết; điều kiện về kết cấu hạ tầng cứng và mềm cho sự phát triển của dịch vụ này còn rất hạn chế; chi phí vận tải cao, chất lượng dịch vụ vận tải

và logistics kém, là những yếu tố cản trở chính cho sự phát triển logistics của tỉnh trong thời gian tới

Trước yêu cầu thực tiễn trên thì việc phát triển logistics để tăng tính kết nối giữa sản xuất, vận chuyển, sơ chế, bảo quản và đặc biệt là thúc đẩy xuất khẩu nông sản tỉnh Sơn La giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La

2 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án

2.1 Mục tiêu đề án

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hệ thống logistics thúc đẩy xuất khẩu nông sản; kết quả đạt được và các khó khăn, đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển hệ thống logistics thúc đẩy xuất khẩu nông sản tỉnh Sơn La để đảm bảo tối ưu hóa chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng giá trị và sức cạnh tranh của nông sản tỉnh Sơn La

2.2 Nhiệm vụ đề án

Trang 13

- Khái quát những vấn đề chung về logistics và hệ thống logicstics thúc đẩy

xuất khẩu nông sản

- Thực trạng hệ thống logistics, kết quả đạt được và khó khăn, vướng mắc

trong phát triển hệ thống logistics của tỉnh Sơn La

- Đề xuất quan điểm, giải pháp để phát triển hệ thống logicstics thúc đẩy xuất

khẩu nông sản tỉnh Sơn La

3 Đối tượng và phạm vi của đề án

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tiếp cận hệ thống logistics nhằm thúc đẩy

xuất khẩu các sản phẩm nông sản trồng trọt và nông sản chế biến (xoài, nhãn, chè,

cà phê,…) trên địa bàn tỉnh Sơn La

Phạm vi không gian: Hệ thống logistics trên địa bàn tỉnh Sơn La gồm từ hạ tầng, bảo quản, sơ chế, chế biến và vận chuyển xuất khẩu

Phạm vi về thời gian: Thu thập dữ liệu thứ cấp về tình hình sản xuất các loại nông sản, chế biến nông sản, xuất khẩu nông sản và phát triển hệ thống logistics của tỉnh Sơn La được thu thập trong giai đoạn 2018-2023; Công tác quản lý, các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển hệ thống logistics nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản tỉnh Sơn La và đề xuất các giải pháp để phát triển hoàn thiện hệ thống

logistics tỉnh Sơn La đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045

Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu tiếp cận theo hệ thống

logistics thúc đẩy xuất khẩu Các nội dung này dựa trên các nghiên cứu của Banomyong, cộng sự 2007 và Banomyong, 2008 vào các vấn đề sau: Công tác quản

lý nhà nước và các chính sách về logistics; phát triển hạ tầng logistics và các doanh

nghiệp cung cấp và sử dụng dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Sơn La

4 Quy trình và phương pháp thực hiện đề án

- Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện

Trang 14

- Tổ chức lập phiếu điều tra để thu thập thông tin số liệu về tình hình sản xuất, hệ thống logistics; sử dụng và xu hướng sử dụng dịch vụ logistics; đánh giá về nhu cầu và khả năng đáp ứng của thống logistics của tỉnh

- Tổ chức gửi phiếu điều tra đến 120 doanh nghiệp, Hợp tác xã sản xuất

(bình quân mỗi huyện, thành phố 20 doanh nghiệp, Hợp tác xã) và sử dụng dịch vụ

logistics trên địa bàn 6 huyện, thành phố sản xuất và chế biến nông sản chủ yếu của tỉnh Sơn La (Tp Sơn La, Thuận Châu, Sông Mã, Mộc Châu, Mai Sơn, Yên Châu)

- Trực tiếp phỏng vấn hoặc phỏng vấn qua điện thoại, Email đối với lãnh đạo các cơ quan đơn vị quản lý nhà nước cấp tỉnh (các sở: Công Thương, giao thông vận tải, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư,…) và Lnahx đạo UBND các huyện và lãnh đạo các phòng chuyên môn đối với 6 huyện, thành phố (Tp Sơn La, Thuận Châu, Sông Mã, Mộc Châu, Mai Sơn, Yên Châu) trên địa bàn tỉnh

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề án

Đề án góp phần bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống logistics và chất lượng hệ thống logistics trong quá trình đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Sơn La Kết quả của đề án là tài liệu tham khảo phục vụ cho quá trình xây dựng các kế hoạch, đề án, chính sách của các sở ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Sơn La

6 Kết cấu đề án

Đề án luận văn gồm có phần Mở đầu và các chương: Chương 1 về Cơ sở lý thuyết và thực tiễn hệ thống logistics thúc đẩy xuất khẩu; Chương 2 về Phân tích thực trạng và đánh giá chung về hệ thống logistics thúc đẩy xuất khẩu nông sản tỉnh Sơn La; Chương 3 về Giải pháp, kiến nghị và tổ chức thực hiện hoàn thiện hệ thống logistics thúc đẩy xuất khẩu nông sản tỉnh Sơn La và cuối cùng là Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục kèm theo

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰCTIỄN VỀ HỆ THỐNG LOGISTICS

THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU

1.1 Cơ sở lý thuyết về hệ thống logistics thúc đẩy xuất khẩu

1.1.1 Khái niệm và phân loại về logistics

1.1.1.1 Khái niệm logistics

Theo Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (CSCMP,

1991): “Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu suất và

hiệu quả của dòng lưu chuyển và tồn trữ vật liệu, cùng những thông tin liên quan từ điểm khởi đầu của quá trình sản xuất đến điểm tiêu thụ cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng” Theo đó logistics gắn liền với toàn bộ quá

trình cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, sản xuất ra hàng hóa và đưa sản phẩm vào các kênh lưu thông, phân phối đến tay người tiêu dùng cuối cùng

Tại Việt Nam, Luật Thương mại có quy định: “Dịch vụ logistics là hoạt động

thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy

tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã ký hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”

1.1.1.2 Vai trò của logistics

- Đối với nền kinh tế quốc dân: Đối với bất cứ nền kinh tế nào, việc lưu

thông phân phối hàng hoá, trao đổi giao lưu thương mại giữa các vùng trong nước với nhau và với nước ngoài luôn là hoạt động thiết yếu Nếu nó được thông suốt, có hiệu quả, thì sẽ góp phần to lớn làm cho các ngành sản xuất phát triển; còn nếu bị ngưng trệ thì sẽ tác động xấu đến toàn bộ sản xuất và đời sống Khi xem xét ở góc

độ tổng thể, ta thấy logistics là mối liên kết kinh tế gần như toàn bộ quá trình sản xuất, lưu thông và phân phối hàng hóa Hoạt động logistics không những làm cho quá trình lưu thông, phân phối được thông suốt, chuẩn xác và an toàn, mà còn giảm được chi phí vận tải Nhờ đó hàng hoá được đưa đến thị trường một cách nhanh chóng, kịp thời Người tiêu dùng có thể mua được hàng hoá một cách thuận tiện,

linh hoạt, thỏa mãn nhu cầu của mình

Như vậy, logistics là một chuỗi các hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, hỗ trợ cho luồng chu chuyển của nhiều giao dịch kinh tế, phân phối hầu hết

Trang 16

các loại hàng hóa và dịch vụ Do đó, nền kinh tế quốc dân chỉ có thể phát triển nhịp nhàng, đồng bộ một khi dây chuyền logistics hoạt động liên tục, nhịp nhàng

- Đối với địa phương: Logistics sẽ giúp cho việc luân chuyển, giao thương

hàng hóa được thuận lợi, làm tăng thêm giá trị sản phẩm và bình ổn được thị trường, nhất là đẩy mạnh được hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của địa phương góp phần phát triển kinh tế, ổn định được đời sống nhân dân

1.1.2 Mô hình và các thành phần của hệ thống logistics thúc đẩy xuất khẩu

Hệ thống logistics được định nghĩa là một hệ thống gồm tổ chức và con người, phương tiện kỹ thuật cần thiết cho việc luân chuyển hàng hóa và thông tin đi kèm được tổ chức cụ thể và tích hợp trong một phạm vi nhất định (Jacyna, 2009)

Hệ thống logistics ở cấp độ một quốc gia có thể được hiểu một cách đơn giản là bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến dòng dịch chuyển hàng hóa trong nền kinh

tế của quốc gia đó, bao gồm lưu trữ, xếp dỡ, vận chuyển, các quy trình quản lý và truyền tải thông tin (Dimitrov, 1991)

Hệ thống logistics quốc gia được cấu thành từ 4 bộ phận: cơ sở hạ tầng, khuôn khổ thể chế pháp lý, các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics:

(1) Cơ sở hạ tầng phục vụ logistics xuất khẩu: hệ thống hạ tầng giao thông

đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa kết nối tới những điểm trung chuyển hàng hóa qua biên giới Ngoài hạ tầng phục vụ cho giao thông, hạ tầng cho xuất khẩu còn bao gồm những điểm trung chuyển, tập kết và lưu trữ hàng hóa trong quá trình chờ đợi chuyển đổi phương thức vận chuyển hoặc chờ đợi thực hiện các thủ tục quản lý nhà nước để xuất khẩu hàng hóa

(2) Khuôn khổ thể chế pháp lý: Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, khuôn

khổ thể chế pháp lý được phản ánh qua sự quản lý nhà nước đối với hoạt động này,

ví dụ như các quy định rào cản thuế quan đối với từng loại mặt hàng, thủ tục khai báo và thông quan hàng hóa tại các cảng biển và cửa khẩu biên giới, những quy định về kiểm dịch, kiểm hóa hàng hóa, yêu cầu về việc đăng kí các giấy phép xuất nhập khẩu

(3) Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics: Trong hệ thống logistics phục

vụ cho xuất khẩu, các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics ở đây phải kể đến là các doanh nghiệp sản xuất có hàng hóa cần xuất đến các đối tác ở nước ngoài, các doanh nghiệp thương mại thu mua hàng hóa (nguyên vật liệu, thành phẩm, bán

Trang 17

thành phẩm) trong nước, bán lại cho các doanh nghiệp khác và được yêu cầu giao hàng đến những địa điểm ở nước ngoài

(4) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics: Do xu hướng chuyên môn hóa,

tập trung vào lợi thế cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cân nhắc giữa việc tự thực hiện chức năng này hay thuê ngoài Khi thuê bên thứ ba cung cấp dịch vụ logistics, doanh nghiệp có thể tập trung vào năng lực cốt lõi, đồng thời chi phí được cắt giảm nhờ vào lợi thế kinh tế, nhờ quy mô trong một số khâu như vận chuyển hay dự trữ, tiết kiệm các khoản đầu tư tài sản, đồng thời chuyên môn nghiệp

vụ của các doanh nghiệp dịch vụ sẽ nhuần nhuyễn và chuyên nghiệp hơn

1.1.3 Những hoạt động logistics và tác động thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

Logistics thúc đẩy xuất khẩu là sự quản lý dòng hàng hóa quốc tế, các chứng

từ và thủ tục thanh toán liên quan với mục đích cắt giảm chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến logistics thông quan hàng hóa các thủ tục và chứng từ (GFPTT - Global Facilitation Partnership for Transport and Trade - Tổ chức hỗ trợ thương mại

và vận tải toàn cầu)

Logistics thúc đẩy xuất khẩu bao gồm các dịch vụ và quy trình liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa một cách an toàn và chắc chắn từ quốc gia này sang quốc gia khác Hàng hóa qua biên giới quốc gia phải trải qua nhiều quá trình, bao gồm ở việc đáp ứng các thủ tục hải quan và hành chính; tổ chức và quản lý hiệu quả hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế; theo dõi và truy tìm kịp thời các lô hàng; đảm bảo chất lượng cao của cơ sở hạ tầng giao thông và công nghệ thông tin (Korinek và Sourdin, 2011)

Phần lớn logistics thúc đẩy xuất khẩu ở nhiều quốc gia hầu hết được thực hiện bởi các doanh nghiệp tư nhân, với sự hỗ trợ về mặt thể chế và quy định khác nhau của chính phủ Logistics nêu trên cũng có mối liên hệ với nhau và do đó chuỗi quy trình liên kết này liên quan đến việc di chuyển đầu vào cũng như thành phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng trong các nền kinh tế trong nước cũng như qua các biên giới khác nhau là một phần không thể thiếu trong việc tạo thuận lợi cho buôn bán quốc tế

Do đó logistics thúc đẩy xuất khẩu luôn gắn trực tiếp với các kết quả kinh tế quan trọng như mở rộng thương mại, đa dạng hóa hàng xuất khẩu và tăng trưởng nền kinh tế

Trang 18

1.2 Cơ sở pháp lý về logistics và hệ thống logistics

1.2.1 Các cơ sở pháp lý của Chính phủ, Bộ ban ngành

Để tạo điều kiện thuận lợi cho ngành logistics phát triển, hệ thống luật pháp Việt Nam liên quan tới logistics đã được hình thành và dần hoàn thiện Một số văn bản quan trọng về chủ trương định hướng và chính sách phát triển logistics được ban hành như sau:

- Luật Thương mại được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 lần đầu tiên đưa ra khái niệm về dịch vụ logistics Theo Điều 233 Luật Thương mại 2005, “Dịch

vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao”

- Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định số 1012/QĐ-TTg quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm

2020, định hướng đến năm 2030 Các trung tâm logistics sẽ được phát triển theo hạng I cấp quốc gia và quốc tế, có vị trí và vai trò là trung tâm gốc; từ đó hình thành

và phát triển theo hình rẻ quạt là các trung tâm logistics hạng II cấp vùng, tiểu vùng

và hành lang kinh tế; và các trung tâm logistics chuyên dụng, trước mắt là các trung tâm logistics chuyên dụng hàng không gắn liền với các cảng hàng không, kết nối cùng với hệ thống các trung tâm logistics hạng I và hạng II để hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hoặc trung chuyển hàng hóa qua các loại hình vận tải đa phương thức, phục vụ cho đầu vào và đầu ra của sản xuất tại các khu công nghiệp, trung tâm công nghệ cao, vùng sản xuất tập trung quy mô lớn

- Năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 200/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch

vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 Kế hoạch hành động đặt ra 60 nhiệm vụ thuộc

6 nhóm gồm: (i) Hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics; (ii) Hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics; (iii) Nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ; (iv) Phát triển thị trường dịch vụ logistics; (v) Đào tạo, nâng cao nhận thức

và chất lượng nguồn nhân lực; và (vi) Các nhiệm vụ khác

- Nghị định số 163/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 (thay thế Nghị định số 140/2007/NĐ-CP) quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics: mở rộng đối tượng áp dụng ra các doanh nghiệp logistics nước ngoài, quy định cụ thể 17 loại

Trang 19

hình dịch vụ logistics Nghị định 163/2017/NĐ-CP đã nội luật hóa các cam kết quốc

tế về logistics như đề ra trong Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025, đồng thời quy định cụ thể về đầu tư phát triển dịch vụ logistics của Việt Nam

- Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn trong thu hút nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông phục vụ nông sản, đáng chú ý có: Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ có quy định hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư hạ tầng giao thông phục vụ nông sản; Quyết định

số 255/QĐ-TTg ngày 25/2/2021 phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, xác định giải pháp cần thiết là thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng logistics, hạ tầng kho bãi phục vụ phát triển sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản, phát triển các cụm công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh nông nghiệp tại một số vùng sản xuất nông nghiệp tập trung nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, thương mại của hàng nông sản

- Chính sách về hạ tầng kho bãi, trung tâm logistics được xem là một mắt xích quan trọng để tạo ra sự đột phá cho lĩnh vực logistics nông nghiệp của Việt Nam Do đó, nhiều chính sách phát triển hạ tầng kho bãi, trung tâm logistics đã được ban hành, nổi bật có: Nghị quyết số 53/NQ-CP ngày 17/7/2019 về giải pháp khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững, Chính phủ đặt ra mục tiêu: Đến năm 2030, Việt Nam là một trung tâm chế biến sâu của nông nghiệp thế giới, trung tâm logistics của thương mại nông sản toàn cầu

1.2.2 Các căn cứ pháp lý của tỉnh Sơn La

Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1676/QĐ-TTg ngày 25/12/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đây là căn cứ quan trọng để tỉnh Sơn La triển khai thực hiện, trong đó có các dự án quan trọng về hạ tầng giao thông, hạ tầng thương mại, hạ tầng logistics như: Tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu; sân bay Nà Sản; các chợ đầu mối nông sản, trung tâm logistics hạng III tại Mai Sơn và Mộc Châu; Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Lóng Sập - Mộc Châu;…

Năm 2022, để xác định được những định hướng phát triển hoạt động logistics trên địa bàn tỉnh Sơn La một cách hiệu quả và bền vững, UBND tỉnh Sơn

La đã phối hợp với Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, Hiệp hội logistics Việt Nam và các Viện nghiên cứu, trường đại học thương mại tổ chức “Hội nghị định

Trang 20

hướng phát triển logistics trong tiêu thụ nông sản tỉnh Sơn La” Qua các nội dung thảo luận, trao đổi, các ý kiến tư vấn của các chuyên gia, HĐND và UBND tỉnh đã xác định những nhiệm vụ quan trọng phải chỉ đạo triển khai thực hiện như:

(1) Cải tạo và nâng cấp hạ tầng giao thông đường bộ, ưu tiên các tuyến trọng yếu, các tuyến đường dẫn tới các cửa khẩu, vùng nguyên liệu chính của tỉnh Đẩy nhanh tiến độ việc đầu tư xây dựng tuyến Cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu nhằm rút ngắn thời gian và chi phí vận tải hàng hóa

(2) Phát triển hệ thống kho bãi, điểm tập kết trung chuyển, bốc dỡ, sang tải hàng hóa tại các khu vực giao lộ, cửa ngõ vào các vùng đô thị, vùng nguyên liệu, khu công nghiệp, cụm công nghiệp

(3) Thu hút đầu tư các cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản, đóng gói nông sản sau thu hoạch Riêng với địa bàn như huyện Mộc Châu, Mai Sơn gắn với việc phát triển chợ đầu mối nông sản của tỉnh

(4) Hỗ trợ xây dựng, phát triển các mô hình liên kết toàn diện, chuỗi cung ứng lạnh giữa đơn vị sản xuất, đơn vị tiêu thụ, đơn vị logistics từ khâu canh tác - thu hoạch - thu mua - vận chuyển – sơ chế - lưu trữ cho đến thông quan – tiêu thụ - xuất khẩu nhằm tăng lợi thế cạnh tranh cho nông sản, tạo đầu ra bền vững cho người nông dân

Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025; Chương trình hành động số 08-CTr/TU ngày 12/8/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của

2020-Đảng Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La đã ban hành Nghị quyết

128/2020/NQ-HĐND ngày 28/02/2020 về ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La Trong đó, có chính sách hỗ trợ cụ thể nhằm thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh sẽ được hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, xử lý nước thải, nhà xưởng và mua thiết bị trong hàng rào dự án và hỗ trợ các máy móc thiết bị sấy, chiếu xạ, khử trùng, đông lạnh, kho lạnh, bảo quản sinh học

UBND tỉnh Sơn La đã ban hành:

(1) Quyết định số 1818/QĐ- UBND ngày 28/7/2021 về quy định nội dung và mức hỗ trợ đầu tư các cơ sở sở chế, chế biến, bảo quản sản phẩm nhãn và nông sản khác năm 2021 Trong đó, hỗ trợ cho các HTX, hộ sản xuất đầu tư, xây dựng: Kho bảo quản (đông lạnh, kho lạnh) có diện tích từ 50m2 trở lên; Công ten nơ đông lạnh

Trang 21

loại 20 feet trở lên; Lò sấy hơi nhiệt, nhiệt lạnh diện tích từ 10m2 trở lên; Máy móc thiết bị tiên tiến theo Chương trình Khuyến công Tùy theo từng lĩnh vực đầu tư, định mức hỗ trợ từ 30% - 70% tổng mức đầu tư dự án;

(2) Quyết định số 902/QĐ-UBND ngày 15/5/2021 về việc ban hành danh mục các dự án thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025 Trong

đó có các dự án Trung tâm logistics, chợ đầu mối nông sản, khu logistics gắn với bảo quản và sơ chế nông sản tại các huyện Vân Hồ, Mộc Châu, Sông Mã, Mai Sơn

(3) Kế hoạch số 127/KH-UBND ngày 21/5/2021 về thực hiện Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch số 172/KH-UBND ngày 19/7/2019 về nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ Logistics

1.3 Kinh nghiệm và bài học thực tiễn về phát triển hệ thống logistics thúc đẩy xuất khẩu

1.3.1 Thực tiễn về hệ thống logistics thúc đẩy xuất khẩu tại tỉnh Bắc Giang

* Về phát triển cơ sở hạ tầng:

Bắc Giang đang đầu tư mạnh mẽ cho các công trình giao thông kết nối với các địa phương lân cận, đặc biệt là gắn kết với Thủ đô Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Nguyên Trên địa bàn tỉnh đã quy hoạch và đầu tư rất nhiều các Cụm công nghiệp và thu hút được các doanh nghiệp FDI lớn đầu tư xây dựng các nhà máy, bên cạnh đó tỉnh có diện tích, sản lượng vải thiều lớn nhất cả nước và xuất khẩu sang nhiều quốc gia, nhưng thị trường lớn nhất vẫn là Trung Quốc do có lợi thế thuận lợi về giao thông (có tuyến quốc lộ 1A, tuyến cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn ) và khoảng cách đến Cửa Khẩu Hữu Nghị không xa Do vậy, hạ tầng dịch vụ vận chuyển, kho bãi, giao nhận hàng hóa của tỉnh Bắc Giang rất phát triển Nhất là

hệ thống hạ tầng logistics thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm vải thiều như: các cơ sở thu mua sơ chế, kho bảo quản lạnh, bốc xếp và vận chuyển container, dịch vụ khai hải quan, giao nhận

Tuy nhiên, chất lượng của hệ thống giao thông lại không đồng đều, vận tải đường sắt có nhưng chưa phát huy được, hiệu quả yếu kém, Trung tâm logistics mặc dù đã được đầu tư xây dựng nhưng còn nhiều sai phạm trong đầu tư và xây dựng dẫn liên tục bị chậm tiến độ và chưa thể hoàn thành đưa vào sử dụng

* Về pháp lý, chính sách phát triển hệ thống logistics:

Tỉnh Bắc Giang đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để thu hút đầu tư Do vậy,

Trang 22

chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh đã có những bước cải thiện, điểm PCI tăng lên, tuy nhiên, xếp hạng PCI không ổn định Kết quả này đã khẳng định phát triển hạ tầng logistics đã được tỉnh Bắc Giang rất quan tâm và có những chính sách thúc đẩy hợp lý

Tỉnh Bắc Giang cũng đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích thu hút đầu tư thông thoáng đã tạo điều kiện ngành dịch vụ logistics phát triển Trong đó đã tập trung triển khai thực hiện Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics đến năm 2025 Quan tâm hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics, nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ, phát triển thị trường dịch vụ logistics Bắc Giang đã phê duyệt

dự án hạ tầng, kho bãi trung tâm logistics quốc tế thành phố Bắc Giang trên quy mô hơn 66 ha Dự án gồm các hạng mục như: Kho bãi và lưu giữ hàng hóa; dịch vụ dừng nghỉ ngắn ngày; hoạt động dịch vụ hỗ trợ thủ tục thanh toán, xuất nhập khẩu, hải quan Tuy nhiên, đến nay dự án chậm tiến độ và ngày 11/3/2024, Sở Kế hoạch

và Đầu tư có văn bản điều chỉnh dự án này về một số điểm như: Nhà đầu tư, tổng vốn đầu tư (điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư) và tiến độ thực hiện dự án

Bắc Giang đã có quy hoạch và quan tâm dành quỹ đất cho dự án logistics Theo các chuyên gia, để phát triển được dịch vụ này cần lựa chọn thu hút nhà đầu tư

có tiềm lực, sớm đưa các dự án vào khai thác; chính quyền tập trung giải phóng mặt bằng, đồng hành, tháo gỡ các vấn đề nảy sinh cho nhà đầu tư Tuy nhiên, tỉnh Bắc Giang vẫn chưa có riêng một chính sách cụ thể hỗ trợ phát triển logictics trên địa bàn tỉnh do đó chưa thu hút được các doanh nghiệp lớn, nhất là doanh nghiệp FDI đầu tư trực tiếp phát triển hệ thống logistics mang tầm khu vực và quốc tế

* Về doanh nghiệp cung cấp dịch vụ:

Nhìn chung, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có tăng về số lượng nhưng có rất ít doanh nghiệp có quy mô lớn và hoạt động logistics chủ yếu mới chỉ đảm nhận một số dịch vụ đơn lẻ như làm thủ tục hải quan, cho thuê phương tiện vận tải, kho bãi và nguồn nhân lực chưa chuyên nghiệp

để đáp ứng cho ngành logistics Hệ thống kho bãi của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics thì phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở các khu công nghiệp, tại các vùng sản xuất nông nghiệp vẫn còn thiếu Một số loại hình kinh doanh kho bãi tại Bắc Giang đã phát huy được lợi thế về vị trí địa lý, nâng cao năng

Trang 23

lực quản trị dịch vụ kinh doanh kho bãi, giảm được chi phí, chất lượng và doanh thu của các doanh nghiệp cũng được nâng lên

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian qua chủ yếu là đường bộ, vì đường đường bộ có cơ sở hạ tầng, hệ thống bến bãi tương đối hoàn chỉnh Hàng hoá vận chuyển nội địa chủ yếu là các mặt hàng nông sản, nguyên vật liệu cho đầu vào của sản xuất và xây dựng nên xe thường được sử dụng phổ biến hơn cả Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển đều có đội xe để tham gia vận chuyển nội địa, đồng thời để vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu từ cửa khẩu với Trung Quốc, cảng biển về kho của khách hàng và ngược lại từ kho của khách hàng ra cửa khẩu, cảng, sân bay để bắt đầu hành trình

Tỉnh Bắc Giang có hệ thống logistics phục vụ sản xuất, kinh doanh nông sản ngày một được cải thiện góp phần phục vụ tốt hơn cho sản xuất, vận chuyển lưu kho buôn bán nông sản đáp ứng nhu cầu thị trường ngày một gia tăng Logistics phát triển đã góp phần khắc phục hạn chế của ngành nông nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, giá trị gia tăng và giảm đáng kể tổn thất sau thu hoạch so với trước đây Đồng thời hệ thống logistics đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nông sản và góp phần đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường quốc tế

Tuy nhiên, các doanh nghiệp logisitics trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hoạt động rất độc lập thiếu hẳn sự liên kết cần thiết Trong xu hướng thuê ngoài, mỗi doanh nghiệp họ chưa tập trung vào thế mạnh của mình nên đã thuê ngoài các dich vụ không phải là thế mạnh Thực tế trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chưa có một thị trường gồm chuỗi các dịch vụ logisitics tổng thể cho khách hàng ví như doanh nghiệp giao

nhận có thể liên kết với một doanh nghiệp về kho bãi, về vận tải, về môi giới… tạo

thành một chuỗi liên kết chặt chẽ Chính nguyên nhân này đã tạo ra chi phí lớn cho các doanh nghiệp nhỏ lẻ, dẫn tới chất lượng dịch vụ không đáp ứng được nhu cầu

của thị trường

* Về doanh nghiệp sử dụng dịch vụ:

Hiện nay, đa số doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang phần lớn là thuê ngoài các dịch vụ logistics bởi việc này giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực sẵn có của mình vào các hoạt động sản xuất kinh doanh chính, giúp giảm vốn đầu tư và chi phí nói chung và chi phí logistics nói riêng cho doanh nghiệp, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển hàng hóa cũng như khả năng xâm nhập thị trường Trong số các dịch vụ thuê ngoài, nhu cầu của doanh nghiệp xuất khẩu tập trung vào dịch vụ vận tải, kho lạnh, khai

Trang 24

hải quan Theo kết quả thống kê về nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics của các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thì có thể thấy các dịch vụ được các

DN thuê ngoài nhiều nhất là dịch vụ vận tải đường bộ và dịch vụ khai thuê hải quan Một số các dịch vụ khác cũng được các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thuê ngoài là giao nhận hàng hóa; thực hiện các thủ tục xin chứng từ C/O, kiểm dịch

1.3.2 Thực tiễn về hệ thống logistics thúc đẩy xuất khẩu tỉnh Tiền Giang

* Về phát triển hạ tầng:

Tỉnh Tiền Giang có vị trí chiến lược và là điểm kết nối giữa các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và kết nối ra quốc tế do giáp với biển Tuy nhiên, hạ tầng giao thông chính là "điểm nghẽn" lớn nhất của vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng Hiện nay vùng này chỉ mới có 90km cao tốc và 30km đang xây dựng Về đường hàng không: có 4 cảng hàng không nhưng năng lực khai thác còn rất yếu; Vùng chưa có tuyến đường sắt kết nối với các vùng, địa phương trên cả nước; Thiếu kết nối giữa đồng bằng sông Cửu Long với thị trường xuất nhập khẩu qua hệ thống luồng hàng hải, cảng biển; thiếu kết nối với miền Đông Nam Bộ gồm nhiều cảng cửa ngõ quốc tế, thị trường tiêu thụ lớn; khả năng kết nối vận tải nội vùng cũng còn nhiều hạn chế, mạng lưới đường bộ kém phát triển so với cả nước

Tiền Giang có sản lượng nông sản cao so với các tỉnh trong cả nước nhưng đến nay tỉnh đang rất thiếu hạ tầng trung tâm logistics như kho bãi, các hệ thống trung tâm vệ tinh; bãi container rộng, hệ thống kho ở các cảng, đơn vị chiếu xạ đạt chuẩn Các sản phẩm nông sản xuất khẩu của tỉnh Tiền Giang chủ yếu là nông sản trái cây tươi, rất nhạy cảm với thời tiết, chi phí lưu kho cao và có đặc điểm mùa vụ Trong khi đó, có tới 70% lượng hàng hóa xuất khẩu mỗi năm phải chuyển về thành phố Hồ Chí Minh bằng đường bộ khiến giá thành sản phẩm bị đội lên rất nhiều, chi phí vận tải doanh nghiệp phải gánh cao hơn từ 10-40%, ảnh hưởng rất lớn đến sự

Trang 25

cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường Đồng thời kéo theo vấn đề lưu thông cũng

vô cùng khó khăn và mất thời gian, dễ khiến hư hỏng các sản phẩm nông sản đặc thù tươi, sống

Cả Vùng ĐBSCL hiện có chưa đến 10 kho lạnh Trong khi đó, khu vực này

có hàng trăm nhà máy sản xuất chế biến nông, thủy sản Số kho lạnh ở khu vực này cũng không đủ đáp ứng nhu cầu về bảo quản nông sản, lại phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu tại Long An, Hậu Giang và Cần Thơ Điều này gây khó khăn cho bảo quản nông sản khi thu hoạch rộ hoặc vào những thời điểm vận chuyển hàng hóa ách tắc như đã xảy ra trong đợt dịch Covid-19

* Về pháp lý, chính sách phát triển:

Thúc đẩy phát triển hệ thống hạ tầng logistics phát triển một cách đồng bộ và tương xứng với phát triển sản xuất, kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu, tỉnh Tiền Giang đã chỉ đạo rà soát sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản về quy hoạch, cơ chế chính sách thích hợp để tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, cải cách thủ tục hành chính (TTHC) đạt nhiều dấu ấn, quá trình chuyển đổi số chuyển biến tích cực là cơ sở vững chắc để Tiền Giang tạo chuyển biến, bứt phá trong thu hút đầu tư phát triển ngành dịch vụ logistics

Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Tiền Giang đã xây dựng phương án phát triển kết cấu hạ tầng logistics thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 Theo đó, trung tâm logistics chính tại Tiền Giang sẽ phục vụ nhu cầu giao nhận và lưu kho hàng hóa, trung chuyển các luồng hàng hóa nội địa, xuất nhập khẩu, phục vụ cho các luồng hàng từ khu bến cảng Gò Công đến các tỉnh trong và ngoài vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Ngoài ra tỉnh cũng có các chính sách thu hút đầu tư và khuyến khích phát triển thêm các trung tâm logistics nhỏ lẻ gắn với các đầu mối vận tải như nhà ga đường sắt quy hoạch, khu vực cảng bến thủy nội địa, vùng sản xuất nông sản

để phục vụ thu gom hàng hóa nông sản

Mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế về nguồn lực đầu tư, đặc biệt là các chính sách chưa đủ sức thu hút các doanh nghiệp quan tâm đầu tư, do đó việc đầu tư hạ tầng logistics chủ yếu phụ thuộc vào nguồn ngân sách nhà nước dẫn đến tình trạng logistics chưa thể phát triển tương xứng với tiềm năng và nhu cầu

* Về các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ:

Các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Tiền Giang nói riêng và trong khu vực ĐBSCL nói chung đa phần doanh nghiệp logistics có quy mô vừa và nhỏ,

Trang 26

hạn chế về vốn và công nghệ cũng như năng lực hoạt động ở thị trường quốc tế, chưa có sự liên kết giữa các khâu trong chuỗi cung ứng logistics và giữa doanh nghiệp dịch vụ logistics với doanh nghiệp xuất nhập khẩu Các doanh nghiệp phân tán về loại hình dịch vụ, các doanh nghiệp logistics hoạt động ở nhiều mảng dịch vụ khác nhau chủ yếu làm đại lý hoặc đảm nhận từng công đoạn trong chuỗi dịch vụ logistics cho các nhà cung cấp dịch vụ logistics quốc tế

Sự liên kết giữa doanh nghiệp nông nghiệp và doanh nghiệp logistics còn chưa chặt chẽ, giao dịch giữa hai bên chủ yếu theo hình thức hợp đồng, thời vụ mà chưa có sự liên kết và hợp tác lâu dài để hỗ trợ nhau nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và hạ giá thành sản phầm và dẫn đến chi phí logistics tăng cao, chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành sản phẩm nông sản Các dịch vụ logistics giá thấp kèm theo tình trạng thiếu tiêu chí kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, do đó thường

có độ tổn thất cao do hư hỏng sản phẩm nông nghiệp

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics thiếu tính liên kết, thiếu hợp tác

để bổ sung các lợi thế cho nhau, chưa có một hiệp hội logistics đúng nghĩa Phần lớn các dịch vụ logistics còn riêng lẻ, chưa có sự kết nối giữa các phương thức vận tải nên gây chậm trễ, phát sinh chi phí (phí dịch vụ, lưu kho bãi, thời gian chờ đợi) Hiện nay, một số trung tâm dịch vụ logistics, trung tâm đầu mối nông nghiệp được Chính phủ, Quốc hội cho thí điểm như Trung tâm liên kết sản xuất chế biến sản phẩm nông nghiệp ĐBSCL đặt tại Cần Thơ, các trung tâm đầu mối nông nghiệp đặt tại các tỉnh ĐBSCL theo Quy hoạch tích hợp vùng ĐBSCL cũng được phê duyệt nhưng vẫn chưa xây dựng phát triển, mới dừng ở giai đoạn nghiên cứu hoặc đang xây dựng Đề án

* Về các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ:

Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Tiền Giang chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chuyên sản xuất và xuất khẩu nông sản, thủy sản nên phụ thuộc nhiều vào mùa vụ thu hoạch Thị trường xuất khẩu chính các sản phẩm nông sản trái cây và thủy sản vẫn là Trung Quốc, thực hiện xuất khẩu bằng đường bộ qua cửa khẩu tại Lào Cai và Lạng Sơn hoặc bằng đường thủy nên nhu cầu về kho bảo quản lạnh, container lạnh là rất lớn

Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu sử dụng dịch vụ logistics thuê ngoài và thuê các đơn vị dịch vụ logistics chuyên nghiệp thực hiện Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ đầu tư kho xưởng để thu mua, phân loại, sơ chế và đóng hộp và có một số doanh nghiệp đầu tư thêm một số kho lạnh để bảo quản và tăng số

Trang 27

lượng hàng nông sản đáp ứng các đơn hàng lớn Các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Tiền Giang cũng rơi vào tình trạng chung như một số tỉnh thành khác là thiếu tính liên kết, hợp tác với nhau để tăng quy mô và số lượng nguồn hàng đáp ứng được yêu cầu về số lượng của các nhà nhập khẩu lớn hoặc đơn vị cung cấp dịch

vụ logistics, từ đó có thể đàm phán được các giá dịch vụ logistics thấp hơn Bên cạnh đó, các dịch vụ bốc xếp, giao nhận hàng hóa, khai C/O sẽ được các doanh nghiệp xuất khẩu thuê toàn bộ đơn vị cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp thực hiện thay

* Về nguồn nhân lực:

Tình trạng thiếu nhân lực trong lĩnh vực logistics cũng là một rào cản cho phát triển dịch vụ logistics tại khu vực Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Hiện nay, các doanh nghiệp logistics đang cung cấp dịch vụ cho khu vực ĐBSCL chủ yếu đến

từ Thành phố Hồ Chí Minh nên nguồn nhân lực chủ yếu được tuyển dụng và làm việc tại đây Số lượng doanh nghiệp logistics và dịch vụ logistics tại Vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng 4,59% số lượng doanh nghiệp logistics của cả nước Trong đó tập trung chủ yếu tại Cần Thơ, Long An, Kiên Giang, Tiền Giang Phần lớn các dịch vụ logistics chỉ dừng lại ở từng hoạt động riêng lẻ, chưa có sự kết nối chặt chẽ với nhau giữa các phương thức vận tải, nên thường gây ra chậm trễ, chi phí phát sinh cao như phí dịch vụ lưu kho bãi, thời gian chờ đợi đều tăng Nếu triển khai thành lập trung tâm logistics ngay tại ĐBSCL thì nguồn nhân lực có chuyên môn và kỹ năng về lĩnh vực logistics cần tuyển dụng ngay tại địa phương lại rất thiếu

Trong khi đó, hiện tại, trong số 14 trường đại học của khu vực ĐBSCL bao gồm cả công lập và tư thục, chưa có trường nào đào tạo về chuyên ngành logistics ở bậc đại học chính quy và cao đẳng nghề

1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Sơn La

Tỉnh Sơn La có điểm tương đồng với 02 tỉnh Bắc Giang, Tiền Giang đều là các tỉnh có thế mạnh phát triển nông nghiệp, trong đó có phát triển trồng các cây ăn quả với diện tích và sản lượng lớn nhất nhì cả nước như: vải thiều Bắc Giang, Xoài, Sầu Riêng, Thanh Long…Tiền Giang Đối với các sản phẩm nông sản quả tươi này thì thị trường xuất khẩu chủ yếu đều là Trung Quốc Tỉnh Sơn La giống tỉnh Bắc Giang là gần các cửa khẩu với nước bạn Trung Quốc nên rất thuận lợi cho việc xuất khẩu, tuy nhiên Tiền Giang lại rất xa về khoảng cách nhưng có hệ thống kho bảo quản lạnh vận tải công lạnh rất phát triển Trên cơ sở, ưu điểm và nhược điểm về

Trang 28

sản xuất nông sản và hệ thống hạ tầng logistics của 02 tỉnh Tiền Giang, Bắc Giang thì tỉnh Sơn La rút ra được những bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý và định hướng phát triển hệ thống logistics thúc đẩy xuất khẩu nông sản của tỉnh

1.3.3.1 Kinh nghiệm học được

* Về phát triển cơ sở hạ tầng:

- Cần phải phát triển đa dạng các loại hình hạ tầng giao thông để tăng cường tính kết nối, hỗ trợ giữa các loại hạ tầng, tránh phụ thuộc quá vào một loại hạ tầng giao thông là đường bộ có chi phí khá cao

- Sơn La là tỉnh có thế mạnh sản xuất nông nghiệp nhất là xuất khẩu các mặt hàng trái cây tươi sang thị trường lớn là Trung Quốc, do đó việc phát triển hệ thống kho bảo quản lạnh, vận chuyển container, các cơ sở thu gom sơ chế gắn với các vùng nguyên liệu là rất cần thiết

- Phát triển trung tâm logistics là hạt nhân quan trọng để trợ giúp các hoạt động logistics về tập kết và giải phóng hàng hóa, các trung tâm logistics cũng có thể cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng Ngoài các dịch vụ như kho bãi, lưu trữ,… về

cơ bản tương tự như các dịch vụ được cung cấp tại một cảng cạn, có thể tiến hành các dịch vụ bổ sung

* Về pháp lý, chính sách phát triển:

- Để thu hút được các doanh nghiệp đầu tư, nhất là doanh nghiệp FDI lướn của nước ngoài đầu tư thì tỉnh phải có những cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể và đủ sức hấp dẫn các nhà đầu Trong các cơ chế, chính sách thì cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề tỉnh phải bố trí quỹ đất và phải giải phóng mặt bằng trước khi giao mặt bằng “sạch” cho doanh nghiệp triển khai đầu tư

- Nguồn lực ngân sách của tỉnh hạn hẹp nên các cơ chế chính sách hỗ trợ cần phải tập trung ưu tiên giải quyết những “điểm nghẽn” trong hệ thống logistics của tỉnh như: kho bảo quản lạnh, các cơ sở thu gom sơ chế nông sản, trung tâm logistics

- Sự phát triển của các doanh nghiệp logistics nội còn chưa cao, chưa thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu nên hỗ trợ về vốn bằng cách cho vay ưu đãi với lãi suất thấp, khuyến khích kêu gọi đầu tư, ưu đãi thuế, cũng như các chính sách hỗ trợ khác từ Bộ Công thương, Bộ Tài chính và tỉnh

- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là tranh thủ nguồn vốn ODA để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nhằm tăng cường sự kết nối giữa các tỉnh, các khu công nghiệp với các bến cản, cửa khẩu

Trang 29

* Về doanh nghiệp cung cấp dịch vụ:

- Giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics cần phải liên kết chặt chẽ

và hỗ trợ lẫn nhau để tạo ra một chuỗi dịch vụ khép kính để giảm chi phí, giảm thời gian, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng tính cạnh tranh với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ của nước ngoài

- Đối với xuất khẩu nông sản, nhất là các sản phẩm nông sản trái cây tươi thì các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phải đảm bảo việc cung cấp được kho bảo quản lạnh, dịch vụ vận chuyển container lạnh, bốc xếp và tối ưu hóa thời gian vận chuyển

là hết sức quan trọng

* Về doanh nghiệp sử dụng dịch vụ:

- Các đơn vị sử dụng dịch vụ logistics cần liên kết và ký hợp đồng lâu dài với các đơn vị cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp, nhất là các đơn vị cung ứng dịch vụ logistics có quy mô lớn, có hệ thống và công nghệ quản lý tốt, để ổn định và được hưởng những chính sách hỗ trợ ưu đãi của các đơn vị cung ứng dịch vụ dành cho các khách hành truyền thống

- Các đơn vị sản xuất, xuất khẩu nông sản có thể chủ động đầu tư các kho bảo quản lạnh để bảo quản nông sản trái cây tươi góp phần điều tiết được sản lượng xuất khẩu, tránh được tình trạng bị ép giá và kéo dài được thời gian tiêu thụ

* Về nguồn nhân lực:

- Đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ cần phải nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng đầu vào, đồng thời đầu tư đào tạo bổ sung kiến thức cho đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân, nhân viên của đơn vị nâmg cao được nghiệp vụ chuyên môn

- Đối với các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh cần nghiên cứu mở thêm ngành đào tạo chuyên về logistics hoặc bổ sung các môn học

về logistcis cho các lớp của khoa kinh tế

1.3.3.2 Những bài học tỉnh Sơn La nên tránh

* Về phát triển cơ sở hạ tầng:

- Không nên chỉ tập trung đầu tư vào phát triển sản xuất, kinh doanh mà không quan tâm đến phát triển hạ tầng giao thông sẽ dẫn đến mất cân đối về khối lượng vận chuyển hàng hóa Không nên chỉ tập trung vào phát triển một loại hình

hạ tầng giao thông là đường bộ sẽ dẫn đến khả năng phụ thuộc và ảnh hưởng rất lớn khi xảy ra các sự cố và chi phí vận tải đường bộ cũng tương đối cao dẫn đến giảm tính cạnh tranh cho các sản phẩm nông sản của tỉnh

Trang 30

- Phát triển sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu nông sản thì cần quan tâm đầu

tư phát triển dịch vụ đem lại giá trị gia tăng như: dịch vụ sơ chế đóng gói tại vùng sản xuất tập trung, kho bãi, chế biến, đóng gói, kiểm định thực vật; chuỗi cung ứng lạnh (kho lạnh và vận tải lạnh) cho hàng nông sản

* Về cơ chế, chính sách phát triển:

- Đối với các cơ chế, chính sách hỗ trợ cần phải phù hợp và đủ sức hấp dẫn, chứ không phải ban hành cho có, không thu hút được các doanh nghiệp đầu tư hoặc các dự án được đầu tư khi triển khai bị vướng mắc, không thể giải ngân được hoặc nhiều trường hợp các dự án đầu tư phải điều hỉnh quy mô, tiến độ dẫn đến bị chậm tiến độ gây lãng phí nguồn lực doanh nghiệp và nhà nước

- Với nguồn lực ngân sách còn hạn hẹp nên việc xây dựng các cơ chế, chính sách cần phù hợp, không nên dàn trải quá làm phân tán nguồn lực như vậy dẫn đến đầu tư không hiệu quả

* Về doanh nghiệp cung cấp dịch vụ:

- Hạn chế phát triển các đơn vị cung cấp dịch vụ logistics mang tính chất đơn

lẻ, thiếu tính liên kết và công nghệ lạc hậu sẽ dẫn đến chi phí logistics cao và tỷ lệ

hư hỏng trong quá trình vận chuyển, bảo quản cao, nhất là đối với tỉnh Sơn La sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nông sản trái cây tươi như mận, xoài, nhãn,…

* Về doanh nghiệp sử dụng dịch vụ:

- Các đơn vị sử dụng dịch vụ logistics chủ yếu là các doanh nghiệp, HTX sản xuất và thu gom, xuất khẩu cần phải tăng cường hợp tác, liên kết với nhau trong quá trình sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu để tăng quy mô, lượng hàng hóa như vậy sẽ giảm được chi phí logistics Đồng thời tránh tình trạng “mạnh ai người đấy làm” như vậy sẽ không bị ép giá

Trang 31

Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HỆ THỐNG LOGISTICS THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU NÔNG SẢN TỈNH SƠN LA

2.1 Khái quát về hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản tỉnh Sơn La 2.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La

2.1.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên

Sơn La là tỉnh miền núi, vùng cao, nằm ở phía Tây Bắc, có diện tích tự nhiên

là 1.410.983 ha gồm 12 đơn vị hành chính cấp huyện, là tỉnh có diện tích lớn thứ 3 của cả nước chiếm 39% diện tích vùng Tây Bắc và bằng 4,15% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc Trung tâm hành chính tỉnh cách thủ đô Hà Nội 302 km về phía Tây Bắc Phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và tỉnh Lai Châu (đường ranh giới dài 252km); phía đông giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ (đường ranh giới dài 135km); phía nam giáp tỉnh Thanh Hóa (đường ranh giới dài 42km) và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (đường biên giới dài 274,065 km Sơn La có vị trí địa kinh tế - chính trị chiến lược của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, cả nước và quốc tế; Nằm ở vị trí trung tâm của tiểu vùng Tây Bắc, có các cửa khẩu quốc tế Lóng Sập, cửa khẩu quốc gia Chiềng Khương; các cửa khẩu phụ Nà Cài, Nậm Lạnh, có lợi thế về giao thương với các tỉnh vùng Đông Bắc của Lào để trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị, đối ngoại quan trọng của tiểu vùng Tây Bắc

Sơn La có 2 cao nguyên nối tiếp nhau là cao nguyên Mộc Châu, cao nguyên

Nà Sản và 2 con sông lớn chảy qua là sông Đà, sông Mã Vị trí địa lý của Sơn La có nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng to lớn để sản xuất kinh doanh, giao lưu, phát triển kinh tế Đây cũng là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất, chế biến trái cây trên địa bàn tỉnh, giao lưu với các tỉnh lân cận và xuất khẩu trái cây sang các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới

2.1.1.2 Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2023 tăng 0,75% so với năm

2022 Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với mục tiêu phát triển của tỉnh Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục phát triển; hoạt động sản xuất công nghiệp được duy trì; các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì hoạt động an toàn, hiệu quả Hoạt động thương mại, công tác xúc tiến, kết nối tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm đạt được kết quả quan trọng Hoạt động du lịch tăng

Trang 32

trưởng mạnh, tổng lượng khách đến Sơn La ước đạt 4.5 triệu lượt người, doanh thu ước đạt 4.700 tỷ đồng Toàn tỉnh hiện có trên 3.400 doanh nghiệp, tăng 8,6%; 994 hợp tác xã, tăng 12,95% so với cùng kỳ năm trước Công tác thu hút đầu tư được tập trung thực hiện, cấp mới 17 dự án với tổng vốn đăng ký 2.506,3 tỷ đồng Đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh ổn định, các chính sách an sinh xã hội và bảo trợ xã hội được thực hiện kịp thời; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 14,83%, vượt 0,83 điểm phần trăm so với kế hoạch

Với phương trâm khai thác có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế so sánh của tỉnh, trong thời gian qua tỉnh Sơn La đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn,

mở rộng cửa mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng đầu tư phát triển các ngành công nghiệp, Nông nghiệp có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ, có khả năng thu hồi vốn nhanh và đạt hiệu quả cao, tập trung vào nhóm ngành: Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; Công nghiệp Điện; khai khoáng, hoá chất; sản xuất vật liệu xây dựng

Để đấy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Sơn La đã và đang tạo điều kiện tốt nhất nhằm thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài, tỉnh ngoài vào đầu tư, nhanh chóng đưa Sơn La trở thành một tỉnh phát triển khá vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

2.1.2 Khái quát về hoạt động sản xuất, chế biến nông sản của tỉnh Sơn La

Sơn La trở thành ‘‘Một hiện tượng“ trong cả nước về nông nghiệp, cây ăn

quả dần được quy hoạch và phát triển theo hướng hàng hóa, các vùng sản xuất tập trung phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của vùng, với những con số ấn tượng

Bảng 2.1: Diện tích trồng trái cây ăn quả giai đoạn 2018 - 2023

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La

- Diện tích và sản lượng: Cây ăn quả được coi là cây có tiềm năng, thế mạnh

có giá trị kinh tế cao, “cây xóa đói giảm nghèo”, làm cho cây trái ngát xanh triền đồi núi với những mùa quả ngọt bội thu đã giúp người dân có nguồn thu nhập

thường xuyên, ổn định cuộc sống

Trang 33

Theo Bảng thống kê cho thấy trong suốt giai đoạn 2018 - 2023, diện tích đất trồng cây ăn quả và sản lượng trái cây của tỉnh liên tục đạt tốc độ tăng cao Đến hết năm 2023 tổng diện tích cây ăn quả và cây sơn tra là 83.481 ha; sản lượng quả thu

hoạch 453.554 tấn, so với năm 2018 diện tích cây ăn quả tăng 91,2%, sản lượng

tăng 210,5 % (307.489 tấn), do nhận thấy hiệu quả kinh tế, người dân đã chuyển đổi đất lâm nghiệp và đất trồng ngô trên đất dốc sang trồng cây ăn quả Một số cây ăn quả chính có giá trị hàng hóa lớn và đã hình thành các vùng sản xuất tập trung như nhãn (huyện Sông Mã, Mai Sơn, Yên Châu); xoài đặc sản (huyện Yên Châu); Na (huyện Mai Sơn); mận, bơ (huyện Mộc Châu), Sơn tra (huyện Mường La, Bắc Yên, Thuận Châu)

Bảng 2.2: Diện tích các loại cây ăn quả chủ lực giai đoạn 2018 - 2023

Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Sơn La

- Về sản xuất được cấp mã số vùng trồng thúc đẩy xuất khẩu: Toàn tỉnh đã

được cấp 281 mã số vùng trồng, trong đó xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc là

130 mã với tổng diện tích 4.271,43 ha; mã số vùng trồng xuất khẩu sang thị trường

úc, Mỹ, là 51 mã số với tổng diện tích 430,41 ha đảm bảo theo yêu cầu của các nước nhập khẩu Hiện nay trên địa bàn tỉnh Sơn La đang hỗ trợ duy trì, phát triển

166 chuỗi quả an toàn diện tích 3.657 ha, sản lượng 44.720 tấn/năm

- Phát triển công nghiệp chế biến: Hiện nay, toàn tỉnh Sơn La có 560 cơ sở,

nhà máy chế biến nông sản, trong đó có 50 cơ sở, nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu (sản xuất chè: 35 cơ sở; cà phê: 5 nhà máy; đường: 1 nhà máy; Tinh bột sắn: 2 nhà máy; Tơ tằm: 1 nhà máy; sơ chế, chế biến chanh leo: 1 nhà máy; chế biến mủ cao su: 1 nhà máy; chế biến rau, quả: 2 nhà máy) Đặc biệt là, một số tập đoàn, doanh nghiệp có năng lực, uy tín cao hàng đầu trong lĩnh vực chế biến, bảo quản,

Trang 34

xuất khẩu nông sản trong và ngoài nước đã quan tâm đầu tư các nhà máy chế chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh như: Vinamilk (Nhà máy chế biến sữa tại Mộc Châu); Tập đoàn TH (Nhà máy chế biến hoa quả tươi và thảo dược Vân Hồ); Công

ty cổ phần thực phẩm Đồng Giao (Trung tâm chế biến rau, quả Doveco Sơn La); Tổng công ty chè Việt Nam - CTCP (Vinatea),

Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh hàng năm tăng với tốc độ khá cao (trên 9%/năm trong giai đoạn 2018-2023) và trở thành điểm sáng trong các ngành công nghiệp của tỉnh, chiếm trên 60% cơ cấu ngành công nghiệp chế biến, chế tạo Có thể khẳng định, công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp của Sơn La đang là trụ đỡ, bao tiêu sản phẩm đầu ra, đồng thời là tiền đề để phát triển nông nghiệp, tạo công ăn việc làm cho nông dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo và giúp nông dân vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình

2.1.3 Khái quát về hoạt động xuất khẩu nông sản tỉnh Sơn La

Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu năm 2020 đạt 112 triệu USD Bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt trên 97,6 triệu USD/năm Các sản phẩm tham gia xuất khẩu chủ yếu: Cà phê xuất khẩu sang thị trường Đức, Mỹ, Ấn Độ ; Chè xuất khẩu sang thị trường Đài Loan, Pakistan, Apganistan, UAE, Nhật Bản, Trung Quốc; Tinh bột sắn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Năm 2021, giá trị nông sản chế biến tham gia xuất khẩu của tỉnh đạt 137,48 triệu USD (tăng 43,56% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 91,63% giá trị nông sản, thực phẩm tham gia xuất khẩu)

Năm 2022, giá trị hàng hoá nông sản chế biến tham gia xuất khẩu đạt 149,63 triệu USD, chiếm 91,7% giá trị nông sản thực phẩm tham gia xuất khẩu năm 2022 Các sản phẩm nông sản chế biến tham gia xuất khẩu chủ yếu gồm chè, cà phê, tinh bột sắn, long nhãn

Năm 2023, tổng giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu của tỉnh Sơn La năm 2023 đạt 186,8 triệu USD, tăng 6,83% so với năm 2022 (Trong đó, giá trị nông sản, thực phẩm tham gia xuất khẩu ước đạt 177,84 triệu USD, tăng 8,99% so với năm 2022)

Tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ

và xuất khẩu các sản phẩm nông sản, trong đó các sản phẩm đã qua chế biến như: sản phẩm Tinh bột sắn xuất khẩu khoảng 90% sang thị trường Trung Quốc; sản phẩm nước dịch Chanh Leo xuất khẩu khoảng 70 - 80% sang thị trường các nước Thụy Sỹ, Pháp và các nước EU; các sản phẩm đường tiêu thụ cho các nhà máy chế biến bánh kẹo trong nước và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc; các sản phẩm

Trang 35

chè khoảng 70- 80% xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Đài Loan và các nước khu vực Trung Đông; các sản phẩm cà phê khoảng 80- 90% sản lượng xuất khẩu sang Mỹ, Brazil và các nước EU…

Bảng 2.3 Giá trị hàng tham gia xuất khẩu của tỉnh Sơn La

2 Giá trị nông sản, thực phẩm

tham gia xuất khẩu

Nghìn USD 114.814,81 150.043,56 163.172,57 177.840.000

3 Giá trị nông sản chế biến

tham gia xuất khẩu

Nghìn USD 95.762,45 137.479,60 149.721,43 146.550.000

Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Sơn La

2.2 Phân tích thực trạng về hệ thống logistics thúc đẩy xuất khẩu nông sản tỉnh Sơn La

2.2.1 Thực trạng về công tác quản lý nhà nước và cơ chế chính sách phát triển logistics thúc đẩy xuất khẩu nông sản tỉnh Sơn La

2.2.1.1 Công tác quản lý nhà nước và tổ chức triển khai thực hiện

Trong bối cảnh có tiềm năng phát triển sản xuất nông sản dồi dào, cơ sở hạ tầng, dịch vụ, logistics của Sơn La lại đang là vấn đề cần giải quyết để đạt được mục tiêu trở thành trung tâm chế biến nông sản vùng Tây Bắc Hiện nay, dịch vụ logistics trên địa bàn Sơn La có quy mô tương đối nhỏ lẻ, loại hình dịch vụ đơn giản, chưa có tính liên kết cao, chưa mang lại giá trị gia tăng lớn Chủ yếu là các hoạt động vận tải, chuyển phát hàng hóa đơn lẻ và dịch vụ thuê kho, bãi Các dịch

vụ khác như hỗ trợ bảo quản (kho lạnh, sấy nhiệt, chiếu xạ…), đóng gói, hỗ trợ thủ tục hải quan, giao nhận, phân tích và kiểm định kỹ thuật… hầu như chưa có doanh nghiệp đầu tư kinh doanh Các loại hình vận chuyển khác cũng chưa được phát triển Hiện địa bàn tỉnh không có các tuyến đường sắt và đường hàng không vận chuyển hàng hóa trực tiếp từ tỉnh Sơn La Hạ tầng đường thuỷ nội địa trên địa bàn tỉnh cũng chưa được đầu tư đồng bộ, năng lực bốc xếp cũng như khả năng kết nối với các tuyến đường bộ còn hạn chế Sơn La mặc dù đã có quy hoạch một trung tâm logistics tại khu vực cửa khẩu Lóng Sập nhưng do đặc thù là tỉnh miền núi, điều

Trang 36

kiện kinh tế, xã hội, cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông còn nhiều khó khăn nên chưa thu hút được doanh nghiệp đầu tư

Để làm rõ hơn nữa thực trạng dịch vụ logistics thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản tại tỉnh Sơn La, qua kết quả khảo sát tại 120 tổ chức, đơn vị doanh nghiệp tại tỉnh Sơn La; các cán bộ quản lý và chuyên gia Kết quả thu được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 2.4: Đánh giá về dịch vụ Logistics tại tỉnh Sơn La

Tiêu chí

Đánh giá của

220 tổ chức, đơn

vị doanh nghiệp Sơn La (/5 điểm)

Đánh giá của CBQL

và chuyên gia (/5 điểm) Chi phí Logistics (từ 1 - Rất thấp đến 5 - Rất cao) 4,06

1 - Rất thấp đến 5 - Rất cao) 3,04 3,35 Khả năng tương thích - Các công ty vận tải sông

(từ 1 - Rất thấp đến 5 - Rất cao) 2,13 2,98 Khả năng tương thích - Các công ty kho bãi (từ 1 -

Rất thấp đến 5 - Rất cao) 2,01 3,27

Kết quả khảo sát chỉ ra rằng, thông tin kết nối và tập kết hàng hóa với khối lượng lớn; năng lực trình độ nhân viên được đánh giá là tốt Khả năng tương thích của các công ty giao nhận và vận tải được đánh giá là bình thường Khả năng tương thích của các công ty kho bãi được các tổ chức/doanh nghiệp đánh giá là thấp Nhưng các cán bộ quản lý và chuyên gia đánh giá ở mức độ bình thường

Trang 37

Đặc biệt, chi phí cho các dịch vụ Logistic tại Sơn La khá cao nhưng các các dịch vụ/thiết bị xếp dỡ, điều kiện cơ sở hạ tầng/khai thác chỉ ở mức bình thường

Ngày 25/12/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1676/QĐ-TTg về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 Trong đó, có các Phương án phát triển hạ tầng giao thông, Phương

án phát triển hạ tầng thương mại (có quy hoạch 02 Trung tâm logistics trên địa bàn tỉnh Sơn La tại xã Cò Nòi - huyện Mai Sơn và Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Lóng Sập - huyện Mộc Châu) Thực hiện công tác quản lý nhà nước và thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Sơn La, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã ban hành Công văn số 536/UBND-KT ngày 02/3/2021 về triển khai Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ Logistics Việt Nam đến năm 2025 Trong đó, giao Sở Công Thương phối hợp với Sở Giao thông & Vận tải và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện

Theo đó, Sở Công Thương phối hợp với Sở Giao thông vận tải cùng các sở ngành, cơ quan, đơn vị đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho các doanh nghiệp, cơ quan đơn vị về Kế hoạch Nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Sơn La, cũng như các tài liệu hướng dẫn của Bộ Công Thương để các có cách hiểu đúng và thống nhất triển khai thực hiện có hiệu quả các giả pháp nâng cao chất lượng dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh

Hiện nay, tỉnh Sơn La đang tiến hành rà soát, lập quy hoạch chi tiết cũng như nâng cấp một số hạng mục, cơ sở hạ tầng tại Cửa khẩu Lóng Sập (trong đó có hệ thống kho bãi tập kết hàng hóa) nhằm đáp ứng điều kiện đối xuất, nhập khẩu hàng hóa đối với một cửa khẩu quốc tế

2.2.1.2 Các chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống logistics tỉnh Sơn La

* Chính sách hỗ trợ hoạt động đầu tư các cơ sở chế biến, bảo quản nông sản: Hiện đang được thực hiện theo Nghị quyết 128/2020/NQ-HĐND ngày

28/02/2020 của HĐND tỉnh về ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La Cụ thể như sau:

Dự án đầu tư cơ sở chế biến nông sản được hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, xử lý nước thải, nhà xưởng và mua thiết bị trong hàng rào dự án Mức hỗ trợ 60% tổng mức đầu tư

Trang 38

Hợp tác xã đầu tư cơ sở bảo quản nông sản (sấy, chiếu xạ, khử trùng, đông lạnh, kho lạnh, bảo quản sinh học) được hỗ trợ kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng

về giao thông, điện, xử lý nước thải, nhà xưởng và mua thiết bị Mức hỗ trợ tối đa 70% chi phí đầu tư

Riêng với cơ sở sơ chế cà phê, doanh nghiệp có dự án đầu tư cơ sở sơ chế cà phê theo công nghệ tiên tiến được hỗ trợ 60% kinh phí để xây dựng xử lý chất thải, nhà xưởng, trang thiết bị máy móc trong hàng rào dự án

Trong năm 2021, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 1818/QĐ- UBND ngày 28/7/2021 về quy định nội dung và mức hỗ trợ đầu tư các cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm nhãn và nông sản khác năm 2021 Trong đó, hỗ trợ cho các HTX, hộ sản xuất đầu tư, xây dựng: Kho bảo quản (đông lạnh, kho lạnh) có diện tích từ 50m2 trở lên; Công ten nơ đông lạnh loại 20 feet trở lên; Lò sấy hơi nhiệt, nhiệt lạnh diện tích từ 10m2 trở lên; Máy móc thiết bị tiên tiến theo Chương trình Khuyến công Tùy theo từng lĩnh vực đầu tư, định mức hỗ trợ từ 30% - 70% tổng mức đầu tư dự án

- Chính sách về hợp tác, liên kết sản xuất:

Nghị quyết 128/2020/NQ-HĐND ngày 28/02/2020 của HĐND còn quy định

về hỗ trợ khi tham gia liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản như sau:

Doanh nghiệp khi tham gia liên kết được hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi, hệ thống tưới tiết kiệm Hỗ trợ tối đa 60% kinh phí đầu tư nhưng không quá 500 triệu đồng/dự án

Doanh nghiệp khi tham gia liên kết được hỗ trợ đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường Hỗ trợ tối đa 60% chi phí nhưng không quá

30 triệu đồng/dự án

- Chính sách về hỗ trợ thu hút đầu tư trung tâm logistics:

Để thu hút doanh nghiệp đầu tư, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 902/QĐ-UBND ngày 15/5/2021 về việc ban hành danh mục các dự án thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025 Hiện nay các dự án đầu tư Trung tâm logistics nói riêng và dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng tại địa bàn tỉnh Sơn La nói chung đang được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020 bao gồm: Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế suất ưu đãi 10% trong 15 năm đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư; miễn thuế 04 năm, giảm 50% thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với thu nhập từ thực hiện dự án đầu tư mới

Ngày đăng: 14/07/2024, 16:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Diện tích các loại cây ăn quả chủ lực giai đoạn 2018 - 2023 - phát triển hệ thống logistics thúc đẩy xuất khẩu nông sản tỉnh sơn la
Bảng 2.2 Diện tích các loại cây ăn quả chủ lực giai đoạn 2018 - 2023 (Trang 33)
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu về dịch vụ bốc xếp, kho bãi của tỉnh Sơn La - phát triển hệ thống logistics thúc đẩy xuất khẩu nông sản tỉnh sơn la
Bảng 2.5 Một số chỉ tiêu về dịch vụ bốc xếp, kho bãi của tỉnh Sơn La (Trang 43)
Hình 3.1: Các loại dịch vụ trong chuỗi giá trị logisitics - phát triển hệ thống logistics thúc đẩy xuất khẩu nông sản tỉnh sơn la
Hình 3.1 Các loại dịch vụ trong chuỗi giá trị logisitics (Trang 53)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w