1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn quản trị marketing 2

25 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 9,74 MB

Nội dung

Nó bao gồm việc thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu liên quanđến thị trường như thông tin về sản phẩm, ngành công nghiệp, đối thủ cạnh tranh,khách hàng, xu hướng tiêu dùng, yếu tố kinh

Trang 1

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Lớp: ĐHQT Marketing.03.K22

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

MARKETING

Bài tập lớn: Quản trị Marketing 2

SINH VIÊN THỰC HIỆN: Nguyễn Tuấn Hùng GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Bùi Thị Thanh Nhàn

Mục lục

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU……… 3

I Trình bày hiểu biết của anh/chị về phân tích thị trường và các chiến lược marketing cho sản phẩm………

4 I.1 Phân tích thị trường……… 4

I.1.1 Phân tích thị trường là gì? 4

I.1.2 Các bước phân tích thị trường……… 5,6,7 I.1.3 Mục tiêu của phân tích thị trường trong Marketing……… 8

I.2 Các loại chiến lược Marketing cho sản phẩm……… 9

I.2.1 Chiến luợc Marketing là gì? 9

I.2.2 Tầm quan trọng của chiến luợc Marketing……… 9

I.2.3 Các loại chiến lược Marketing……… 10

I.2.3.1 Chiến lược Marketing phân khúc……… 10

I.2.3.2 Chiến lược Marketing định vị thương hiệu………

11 I.2.3.3 Chiến lược Marketing sản phẩm……… 11

I.2.3.4 Chiến lược Marketing cạnh tranh……… 12

I.2.3.5 Chiến lược Marketing nội dung 12 I.2.3.6 Chiến lược Marketing khách hàng thân thiết……… 12

I.2.3.7 Chiến lược Marketing trực tiếp………

13 I.2.3.8 Chiến lược Marketing kỹ thuật số……… 13

II Chọn một sản phẩm cụ thể hoặc một dịch vụ cụ thể và thực hiện một phân tích thị trường sâu rộng………

1 3

Trang 3

II.1 Chiến lược marketing của mì Hảo Hảo tại Việt Nam……… … 13

II.1.1 Tổng quan về công ty Acecook Việt Nam……… 14

II.1.2 Phân tích thị trường mục tiêu của Acecook Việt Nam………… 15

II.1.3 Khách hàng mục tiêu của Acecook Việt Nam……… 16

II.1.4 Chiến lược marketing mix của mì Hảo Hảo……… 17

II.1.5 Chiến lược marketing về sản phẩm……… 17

II.1.6 Chiến lược marketing về giá……… 17

II.1.7 Chiến lược marketing về điểm bán……… 18

II.1.8 Chiến lược marketing về chiêu thị……… 19

II.2 Phân tích mô hình Swot của mì Hảo Hảo……… 20

II.2.1 Điểm mạnh của Acecook……… 20

II.2.2 Điểm yếu của Acecook……… 21

II.2.3 Cơ hội của Acecook……… 21

II.2.4 Thách thức của Acecook……… 21

II.2.5 Bài học từ chiến lược Marketing của mì Hảo Hảo……… 22

III Đề xuất chiến lược makerting để cải thiện hiệu suất sản phẩm và dịch vụ đó………

2

2 III.1 Quảng cáo……… 22

III.2 Quan hệ công chúng……… 23

III.3 Tổ chức sự kiện……… 23

III.4 Tạo một thương hiệu vững chắc……… 23

III.5 Phát triển đối tác……… 23

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Thị Trường Marketing - Nắm Bắt Cơ Hội, Đối Mặt Thách Thức

Trong thế giới kinh doanh đầy biến động, hiểu sâu về thị trường marketingtrở thành chìa khóa quyết định sự thành công Việt Nam đang chuyển sang cơ chếthị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, trong điềukiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới Trước môi trường kinh doanh đang biếnđổi, cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, mỗi doanh nghiệp cần tìm chomình một hướng đi đúng đắn để theo kịp trào lưu mới, không ngừng nâng cao vị thếcủa doanh nghiệp trên thị trường Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế đất nước,Acecook đã gặt háin được không ít thành công, góp phần đưa nghành chế biếnlương thực, thực phẩm của Việt Nam nói riêng và của cả thế giới nói chung lên mộttầm cao mới và sản phẩm không thể không kể đến đó chính là mì tôm ăn liền HảoHảo Tuy nhiên, Việt Nam vừa mới gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),môi trường kinh doanh chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi, nếu chỉ dựa vào ưu thế vàkinh nghiệm kinh doanh trước đây thì thương hiệu mì tôm ăn liền Hảo Hảo sẽkhông thể đứng vững và tiếp tục phát triển Ngoài ra trên thị trường hiện nay đangxuất hiện rất nhiều các đối thủ mạnh có khả năng chiếm lấy thị phần mì tôm ăn liềnHảo Hảo Với mong muốn góp phần tìm ra hướng đi nhằm giữ vững được vị thếcủa Acecook trong tương lai em đã chọn đề tài nghiên cứu "Phân tích thị trường sâurộng cho sản phẩm mì tôm ăn liền Hảo Hảo của tập đoàn Acecook" Trên cơ sởphân tích môi trường vĩ mô, các đối thủ cạnh tranh chủ yếu, phân tích cơ hội, nhữngmục tiêu marketing của Acecook để tìm ra chiến lược marketing phù hợp, đưa ra

Trang 5

những chương trình hành động giúp mì tôm ăn liền Hảo Hảo giữ vững vị thế, khôngngừng lớn mạnh.

Bài tập lớn môn quản trị Marketing gồm 3 phần:

1 Trình bày hiểu biết của anh/chị về phân tích thị trường và các chiến lượcmarketing cho sản phẩm

2 Chọn một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể và thực hiện một phân tích thịtrường sâu rộng

3 Đề xuất một chiến lược marketing để cải thiện hiệu suất sản phẩm hoặcdịch vụ đó?

Do còn hạn chế về mặt trình độ cùng thời gian nên bài viết của em khôngtránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý và sửa chữacủa các thầy, cô để bài viết của em thêm hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

I.1 Phân tích thị trường

I.1.1 Phân tích thị trường là gì?

Phân tích thị trường là quá trình nghiên cứu và đánh giá các yếu tố ảnhhưởng đến thị trường để hiểu và dự đoán xu hướng, biến động và tình hình tổngquan của thị trường Nó bao gồm việc thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu liên quanđến thị trường như thông tin về sản phẩm, ngành công nghiệp, đối thủ cạnh tranh,khách hàng, xu hướng tiêu dùng, yếu tố kinh tế, chính sách và các yếu tố có thể ảnhhưởng khác

Mục đích chính của việc phân tích thị trường là cung cấp thông tin và cácnhận định hữu ích cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư để họ có thể đưa ra quyết

Trang 6

định chiến lược kinh doanh thông minh Phân tích thị trường cũng giúp xác định thịtrường tiềm năng, định vị cạnh tranh, đánh giá nhu cầu của khách hàng và dự báo

xu hướng tương lai

I.1.2 Các bước phân tích thị trường

Phân tích thị trường kinh doanh cho doanh nghiệp là quá trình đánh giá vànghiên cứu các yếu tố liên quan đến thị trường mục tiêu của doanh nghiệp Quátrình này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về môi trường kinh doanh, khách hàng, đốithủ cạnh tranh và các yếu tố khác để định hình chiến lược kinh doanh hiệu quả

Trang 7

Bước 1: Xác định mục tiêu phân tích

Mục tiêu phân tích có thể đa dạng và phụ thuộc vào mục đích cụ thể củadoanh nghiệp, chẳng hạn như: Mục tiêu đánh giá tiềm năng thị trường, Phát hiện cơhội mới, Đánh giá và phân tích đối thủ cạnh tranh, Định hình chiến lược tiếp thị

Để xác định rõ những mục tiêu này, doanh nghiệp cần hiểu rõ khách hàng, các đốithủ cạnh tranh cùng ngành đang làm gì, họ đã triển khai những gì để đạt được thànhcông, từ đó tìm ra hướng đi cho riêng mình, ít cạnh tranh và ít rủi ro hơn

Bước 2: Hiểu khách hàng mục tiêu

Bước quan trọng tiếp theo trong phân tích thị trường là hiểu rõ khách hàngmục tiêu của doanh nghiệp Điều này đòi hỏi doanh nghiệp tìm hiểu và thu thậpthông tin về các khía cạnh liên quan đến khách hàng để có cái nhìn toàn diện vềhành vi tiêu dùng, nhu cầu, mong đợi và đặc điểm của khách hàng

Để hiểu rõ khách hàng, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau:

Trang 8

1) Nghiên cứu thị trường về các đặc điểm Demographic, hành vi tiêu dùng,

sự thay đổi trong nhu cầu và xu hướng tiêu dùng

2) Xác định nhóm mục tiêu gồm độ tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích, nhucầu để tạo ra các nhóm khách hàng mục tiêu

3) Tạo hồ sơ khách hàng

4) Phân tích hành vi mua hàng

5) Theo dõi phản hồi của khách hàng

6) Theo dõi phản hồi của khách hàng

Bước 3: Thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu để phân tích thị trường dựa trên 2 cách khác nhau đó lànghiên cứu dữ liệu sơ cấp và nghiên cứu dữ liệu thứ cấp Bằng cách kết hợp cảnghiên cứu dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, doanh nghiệp có thể thu thập thông tin đachiều và toàn diện về thị trường

a) Nghiên cứu sơ cấp

Đây là quá trình thu thập dữ liệu mới từ các nguồn trực tiếp như khảo sátkhách hàng, cuộc phỏng vấn, nhóm thảo luận, quan sát trực tiếp và thử nghiệm sảnphẩm Phương pháp này cho phép doanh nghiệp thu thập thông tin chính xác và chitiết về khách hàng, thị trường và các yếu tố khác liên quan đến mục tiêu phân tích

Dữ liệu sơ cấp có thể được thu thập thông qua các công cụ như bảng câu hỏi,cuộc điều tra trực tuyến, cuộc phỏng vấn cá nhân hoặc nhóm, hoặc thông qua việcquan sát trực tiếp hoạt động tiêu dùng

b) Nghiên cứu thứ cấp

Đây là quá trình thu thập dữ liệu từ các nguồn có sẵn như báo cáo thị trường,tài liệu nghiên cứu, số liệu thống kê và các nguồn thông tin trực tuyến Dữ liệu thứcấp đã được thu thập trước đó cho mục đích khác và có sẵn để sử dụng

Điều này có thể bao gồm các báo cáo nghiên cứu thị trường, báo cáo tàichính của các công ty cạnh tranh, dữ liệu về xu hướng tiêu dùng và dữ liệudemografic Các nguồn dữ liệu thứ cấp có thể cung cấp cái nhìn tổng quan về thịtrường và ngành công nghiệp mục tiêu

Trang 9

Bước 4: Phân tích và đánh giá thị trường

Bước này tập trung vào việc phân tích và đánh giá thông tin đã thu thập được

từ bước trước để hiểu rõ hơn về thị trường và các yếu tố ảnh hưởng đến doanhnghiệp Doanh nghiệp cần phân tích hành vi khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đánhgiá môi trường kinh doanh và phân tích SWOT để xác định đâu là điểm mạnh, điểmyếu, thách thức cũng như cơ hội

I.1.3 Mục tiêu của phân tích thị trường trong Marketing

Mục tiêu chung của hành vi phân tích thị trường đều hướng đến người tiêudùng, sản phẩm tiêu thụ hay sự phát triển của doanh nghiệp,…

Nhu cầu mua hàng của người dùng: Phân tích những thói quen, sở thích vànhững yếu tố tác động đến hành vi mua hàng

Dẫn đầu xu hướng thị trường, nhu cầu xã hội: Phân tích đối thủ một cách kỹcàng để xem những chương trình khuyến mãi nào được sử dụng; xu hướng pháttriển của sản phẩm như thế nào để từ đó có những định hướng cho thị trường củamình

Phân tích khả năng tăng trưởng và thâm nhập thị trường: Thị trường tiêu thụ

vô cùng rộng lớn nên doanh nghiệp cần xác định chiến lược kinh doanh một cáchđúng đắn để mang sản phẩm đến gần nhiều người dùng hơn, và biết được thời điểmnào cần thay thế chiến lược mới,…

Trang 10

I.2 Các loại chiến lược Marketing cho sản phẩm

I.2.1 Chiến luợc Marketing là gì?

Chiến lược Marketing là một bản kế hoạch hoàn chỉnh với từng bước cụ thểnhằm mục đích tiếp thị sản phẩm và xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp.Một chiến lược Marketing giúp doanh nghiệp tập trung mọi nguồn lực vàonhững cơ hội tốt nhất có thể nhằm tăng doanh số bán hàng

I.2.2 Tầm quan trọng của chiến luợc Marketing

Tăng doanh số bán hàng: Chiến lược Marketing giúp đẩy mạnh quá trìnhphân phối hàng hóa và dịch vụ, tạo ra lợi nhuận tốt nhất

Duy trì sự phát triển doanh nghiệp: Một số các chiến lược được đề xuấthướng đến nhằm duy trì cơ cấu hoạt động và định hướng phát triển doanh nghiệp.Nghiên cứu khách hàng: Chiến lược Marketing còn được xây dựng với mụcđích nghiên cứu hành vi, sở thích của khách hàng, đưa ra những phân tích nhằmphát triển thị trường

Đáp ứng nhu cầu khách hàng: Nghiên cứu chiến lược và thực hiện vượt xanhu cầu khách hàng, xây dựng sự trung thành giữa khách hàng và thương hiệu.Củng cố thị trường mục tiêu: Việc củng cố thị trường giúp giá trị của doanhnghiệp được đảm bảo với khách hàng mục tiêu hướng tới trong thị trường

Trang 11

Định vị thương hiệu: Giá trị của một doanh nghiệp được xây dựng thông quahình ảnh thương hiệu Vì vậy, doanh nghiệp cần có các hoạt động với mục đíchđịnh vị thương hiệu doanh nghiệp với khách hàng.

I.2.3 Các loại chiến lược Marketing

I.2.3.1 Chiến lược Marketing phân khúc

Chiến lược quyết định phân khúc thị trường đã được phân loại thành 3 phânkhúc: Khác biệt hóa, tập trung, đại trà

Trang 12

Khác biệt hóa: Chiến lược khác biệt hóa thường được vận hành ở mức chiphí cao, nhưng xét về hiệu quả, chiến lược giúp thỏa mãn các nhu cầu cụ thể củatừng phân khúc đã lựa chọn.

Tập trung: Chỉ một phân khúc khách hàng được lựa chọn, hoạt động chiếndịch chỉ thực hiện trên một phạm vi đã được xác định, các nghiên cứu được tậptrung vào một nhóm đối tượng duy nhất

Đại trà: Phân khúc này thường được sử dụng cho các chiến lược bao quát,hoạt động với mục đích tiếp cận lượng lớn khách hàng trên thị trường

I.2.3.2 Chiến lược Marketing định vị thương hiệu

Chiến lược Marketing định vị thương hiệu bao gồm việc xác định sự nhìnnhận của khách hàng đối với thương hiệu, những đặc tính doanh nghiệp định hướngxây dựng trong nhận thức người tiêu dùng

+ Thuộc tính: Định vị sản phẩm với thuộc tính đặc trưng

+ Ứng dụng: Định vị trong cách sử dụng hay ứng dụng sản phẩm theo cácphương thức hoạt động riêng biệt

+ Danh mục: Xác định vị trí hàng đầu trên một lĩnh vực

+ Đối thủ cạnh tranh: Định vị bằng quá trình so sánh với các sản phẩm củađối thủ cạnh tranh, đây là chiến lược Marketing cổ điển

Trang 13

Khái niệm về một chiến lược định vị, doanh nghiệp phải nhận định rõ cácchiến lược hướng đến mục đích: định vị doanh nghiệp, định vị thương hiệu hay định

vị người tiêu dùng

I.2.3.3 Chiến lược Marketing sản phẩm

Chiến lược Marketing sản phẩm được hình thành bởi các chiến lượcMarketing hỗn hợp (hay còn gọi là Marketing 4P) là những ảnh hưởng quan trọng

để đạt được mục đích thương mại mà doanh nghiệp hướng đến

Chiến lược Marketing 4P bao gồm:

+ Product (sản phẩm): Phân tích về những ưu nhược điểm về sản phẩm, dịch

vụ của doanh nghiệp, những chức năng và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thịtrường

+ Price (Giá cả): Phân tích giá cả của đối thủ cạnh tranh và đưa ra những

định giá phù hợp cho doanh nghiệp

+ Place (Phân phối): Xây dựng và phát triển các kênh phân phối chủ yếu

cho sản phẩm và dịch vụ Xác định kênh phân phối chính và đẩy mạnh quá trìnhphân phối sản phẩm

+ Promotion (Xúc tiến): Các hoạt động xúc tiến bán hàng, các chiến lược

tiếp thị sản phẩm qua các kênh Marketing truyền thống lẫn các kênh Marketing kỹthuật số

Đối với các ngành dịch vụ, chiến dịch Marketing hỗn hợp thường được ápdụng phân tích theo Marketing 7P, bao gồm: People (con người), Process (quytrình), Physical (cơ sở vật chất)

I.2.3.4 Chiến lược Marketing cạnh tranh

Chiến lược Marketing cạnh tranh luôn tập trung vào các hoạt động nhằmmục đích cạnh tranh với đối thủ Khi thực hiện các chiến lược cạnh tranh, cần xácđịnh vị trí giữa doanh nghiệp và đối thủ để đưa ra các kế hoạch tối ưu nhất.Các trường hợp trong chiến lược Marketing cạnh tranh

Trang 14

TH1: Nếu doanh nghiệp xếp trên đối thủ cạnh tranh, luôn đưa ra với mục

đích duy trì vị trí

TH2: Nếu doanh nghiệp xếp dưới đối thủ cạnh tranh, hãy tập trung vào việc

mở rộng thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh

I.2.3.5 Chiến lược Marketing nội dung

Chiến lược Marketing nội dung dựa trên việc tạo ra một hệ sinh thái về cácnội dung ý nghĩa, giá trị được chọn lọc thông qua kế hoạch của doanh nghiệp.Thông thường, những nội dung được xây dựng từ hoạt động doanh nghiệp, thôngtin sản phẩm, các chủ đề liên quan đến lĩnh vực,…

I.2.3.6 Chiến lược Marketing khách hàng thân thiết

Chiến lược được xây dựng hướng đến nhóm khách hàng thân thiết, giúp duytrì lòng trung thành của khách hàng Một chiến lược Marketing hiệu quả có thể lôikéo khách hàng rời bỏ sản phẩm, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh, giữ chân kháchhàng bằng chất lượng đảm bảo và sự phục vụ chu đáo của doanh nghiệp

I.2.3.7 Chiến lược Marketing trực tiếp

Marketing trực tiếp đẩy mạnh sự tương tác giữa doanh nghiệp với kháchhàng Quá trình tiếp xúc với khách hàng giúp doanh nghiệp có những nhận định rõràng hơn về doanh nghiệp, những ưu nhược điểm cần được cải thiện và phát huy,góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu với công chúng

I.2.3.8 Chiến lược Marketing kỹ thuật số

Với sự bùng nổ của kỹ thuật số, các chiến lược Marketing cũng được xâydựng phổ biến thông qua nền tảng này

Marketing được sử dụng để thu hút và chuyển đổi khách hàng một cách tựnhiên, thông qua những giá trị về mặt nội dung

Sử dụng mạng xã hội( facebook, tiktok, zalo, instagram,…) như một kênhbán hàng đầy tiềm năng, đẩy mạnh tương tác, kết nối với khách hàng

Marketing kỹ thuật số giúp khách hàng tiếp cận với doanh nghiệp một cách

dễ dàng, cập nhật nhanh chóng mọi tin tức, sự kiện của doanh nghiệp

Ngày đăng: 13/07/2024, 16:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w