1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Vấn Đề bồi thường thiệt hại trong hợp Đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy Định của cisg

15 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 348,48 KB

Nội dung

Có thể nói, hoạt động giao thương, mua bán hàng hóa là một trong những hoạt động thúc đẩy sự phát triển của con người và hình thành nên thế giới ngày nay. Từ thời xa xưa, hoạt động giao thương giữa các quốc gia đã tạo tiền đề cho thị trường, nền kinh tế, các hình thái tiền tệ, ngành hàng hải, thị trường tài chính ra đời và phát triển và quan trọng không kém là pháp luật. Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, trong bối cảnh hiện đại, cần được tạo dựng trên nền tảng tương đồng và thống nhất. Các điều ước quốc tế đã ra đời ngày càng nhiều để làm giảm sự khác biệt trong tư duy pháp lý, tạo thuận lợi cho giao thương cũng như đây là điều tất yếu của quá trình hội nhập, trong đó phải kể đến Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tế thường được gọi tắt là CISG 1980. Tính đến cuối năm 2015 đã có 84 quốc gia và vùng lãnh thổ trở thành thành viên của công ước này, trong đó có Việt Nam. Ngày 01/01/2017, Công ước Viên 1980 chính thức có hiệu lực tại Việt Nam và có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa giữa thương nhân Việt Nam với các đối tác tới từ các quốc gia thành viên khác. Các quy định của Công ước thường là khách quan, không gắn với hệ thống pháp luật quốc gia nào và có tính đến các vấn đề pháp lí thường phát sinh trong thực tiễn mua bán hàng hoá, vì thế tạo ra các giải pháp an toàn, công bằng cho các bên trong hợp đồng. Do đó, em xin chọn Đề tài số 17: “ Vấn đề bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của CISG”, nhằm tìm hiểu về vi phạm cơ bản trong hợp đồng cũng như các điều kiện để bên bị thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được bồi thường thông qua án lệ mà em tìm hiểu, từ đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đàm phán, giao kết và giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Trang 1

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

_   _

BÀI TIỂU LUẬN HỌC KỲ MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Đề tài 17: Vấn đề bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của CISG

Họ Và Tên: Đỗ Hồng Nhung

Lớp: K6D

Mssv: 183801010138

Tháng 6 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

A ĐẶT VẤN ĐỀ 1

B NỘI DUNG 2

I Khái quát chung về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 2

1 Thế nào là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế 2

2 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 2

3 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 3

II Thực tiễn vấn đề bồi thường thiệt hại trong hợp đồng qua án lệ 3

1 Tên án lệ: SARL Ego Fruits v Sté La Verja Begasti 3

2 Các bên tham gia tranh chấp và giải quyết tranh chấp 4

3 Sự kiện pháp lý ( facts) 4

4 Vấn đề pháp lý 6

5 Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp 6

6 Lập luận của các bên nguyên đơn, bị đơn và cơ quan tài pháp 6

6.1 Lập luận của nguyên đơn Tây Ban Nha 6

6.2 Lập luận của bị đơn Pháp 7

6.3 Lập luận của Tòa phúc thẩm Grenoble 8

III Đánh giá, bình luận về án lệ 9

C KẾT LUẬN 12 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Có thể nói, hoạt động giao thương, mua bán hàng hóa là một trong những hoạt động thúc đẩy sự phát triển của con người và hình thành nên thế giới ngày nay Từ thời xa xưa, hoạt động giao thương giữa các quốc gia đã tạo tiền đề cho thị trường, nền kinh tế, các hình thái tiền tệ, ngành hàng hải, thị trường tài chính ra đời và phát triển và quan trọng không kém là pháp luật Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, trong bối cảnh hiện đại, cần được tạo dựng trên nền tảng tương đồng và thống nhất Các điều ước quốc tế đã ra đời ngày càng nhiều để làm giảm sự khác biệt trong tư duy pháp lý, tạo thuận lợi cho giao thương cũng như đây là điều tất yếu của quá trình hội nhập, trong đó phải kể đến Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tế thường được gọi tắt là CISG 1980 Tính đến cuối năm 2015 đã có 84 quốc gia và vùng lãnh thổ trở thành thành viên của công ước này, trong đó có Việt Nam Ngày 01/01/2017, Công ước Viên 1980 chính thức

có hiệu lực tại Việt Nam và có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa giữa thương nhân Việt Nam với các đối tác tới từ các quốc gia thành viên khác Các quy định của Công ước thường là khách quan, không gắn với hệ thống pháp luật quốc gia nào và có tính đến các vấn đề pháp lí thường phát sinh trong thực tiễn mua bán hàng hoá, vì thế tạo ra các giải pháp an toàn, công bằng cho các

bên trong hợp đồng Do đó, em xin chọn Đề tài số 17: “ Vấn đề bồi thường thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của CISG”, nhằm

tìm hiểu về vi phạm cơ bản trong hợp đồng cũng như các điều kiện để bên bị thiệt hại trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được bồi thường thông qua án lệ mà

em tìm hiểu, từ đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đàm phán, giao kết và giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Trang 4

B NỘI DUNG

I Khái quát chung về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1 Thế nào là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế

Điều 27 Luật thương mại Việt Nam 2005 nêu rõ mua bán hàng hóa quốc tế

“ được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất tái nhập và chuyển khẩu” [1].

Theo đó có thể hiểu, hoạt động mua bán hàng hóa là hoạt động mua bán hàng hóa vượt ra ngoài phạm vi một quốc gia, diễn ra tại nhiều nước khác nhau, với nhiều yếu tố khác biệt về địa lý, lịch sử, khí hậu cũng như các yếu tố về kinh tế, chính trị, pháp luật, tôn giáo,…[2]

2 Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hiện nay, có nhiều tác giả đã đưa ra khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và xác định tính quốc tế trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế dựa trên nhiều yếu tố khác nhau Tuy nhiên, theo cách hiểu của Công ước Viên 1980 (CISG) thì chỉ căn cứ vào trụ sở thương mại của các thương nhân để xác định đó có phải là

hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, theo Điều 1 CISG 1980: “Công ước này áp

dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau…”, nghĩa là, khi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được

ký kết giữa các thương nhân có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau [3]

Có một vấn đề đặt ra là việc xác định tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế dựa trên dấu hiệu lãnh thổ sẽ gặp khó khăn trong trường hợp khi các bên có nhiều trụ sở thương mại Trong trường hợp này này, giải pháp mà Công ước

Viên 1980 đưa ra là hoàn toàn hợp lý Điều 10 CISG quy định rằng: “ Nếu một bên

có nhiều hơn một địa điểm kinh doanh thì sẽ chọn điểm kinh doanh nào có mối liên

hệ chặt chẽ nhất với hợp đồng và với việc thực hiện hợp đồng, có quan tâm đến những tình huống mà hai bên đã biết hoặc đã nghĩ đến tại thời điểm trước hay

Trang 5

ngay khi kí hợp đồng Nếu một đương sự không có trụ sở thương mại thì chọn nơi

cư trú thường xuyên của họ” [3].

3 Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

- Thứ nhất, về chủ thể: Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chủ

yếu là các thương nhân ( cá nhân, doanh nghiệp có đăng kí kinh doanh)

- Thứ hai, về đối tượng: Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng

hóa quốc tế phải thỏa mãn các quy định về quy chế hàng hóa được phép mua bán, trao đổi theo pháp luật của nước bên mua và bên bán ( chỉ không áp dụng với các đối tượng tại Điều 2 CISG)

- Thứ ba, về hình thức: có thể được thể hiện dưới bất kì hình thức nào cũng

được coi là hợp pháp Tuy nhiên để giảm bớt sự “tùy nghi”, Điều 11, Điều 12 và Điều 96 của Công ước Viên quy định nếu luật của một quốc gia thành viên nào đó quy định hợp đồng phải được kí kết dưới hình thức văn bản mới có giá trị thì quy định này phải được tôn trọng, kể cả trong trường hợp chỉ cần một trong các bên có trụ sở thương mại tại quốc gia có luật quy định hợp đồng phải được thể hiện dưới hình thức văn bản

- Thứ tư, luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: Xuất phát từ

quyền tự do ý chí trong quan hệ hợp đồng, các bên kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể chọn hệ thống pháp luật để điều chỉnh hợp đồng của mình( phải thỏa mãn các điều kiện chọn luật, và trong một số trường hợp quyền chọn luật bị hạn chế bởi quy định của pháp luật quốc gia khi nó liên quan đến các vấn đề chẳng hạn như bảo lưu trật tự công cộng…) Trong trường hợp các bên không chọn luật áp dụng cho hợp đồng thì các quy tắc của tư pháp quốc tế được áp dụng

để chọn ra hệ thống pháp luật điều chỉnh hợp đồng khi cần thiết

II Thực tiễn vấn đề bồi thường thiệt hại trong hợp đồng qua án lệ

1 Tên án lệ: SARL Ego Fruits v Sté La Verja Begasti [4]

( SARL Ego Fruits v Công ty La Verja Begasti)

Trang 6

Số tham chiếu: RG 98/02700 (kháng nghị quyết định RG 97008146)

2 Các bên tham gia tranh chấp và giải quyết tranh chấp

Bên khởi kiện ( nguyên đơn): Công ty LA VERJA (Tây Ban Nha) – bên bán Bên bị kiện ( bị đơn): Công ty EGO FRUITS (Pháp) – bên mua

Tranh chấp được giải quyết bởi: Cour d'Appel de Grenoble, Chambre

Commerciale - Phòng thương mại Tòa phúc thẩm Grenoble ( Pháp) ngày

04/02/1999 với thành phần của Tòa án như sau:

Thẩm phán: Ông Jean-Paul Beraudo (Chủ tịch);

Ông Georges Baumet và Bà Micheline Landraud (Cố vấn);

Bà Eliane Pelisson (Thư ký), đã hỗ trợ trong các cuộc tranh luận.

3 Sự kiện pháp lý ( facts)

Vụ việc liên quan đến hàng hóa là nước cam ép nguyên chất, do công ty EGO FRUITS ( Pháp) đặt mua của công ty LA VERJA ( Tây Ban Nha)

Vào tháng 5/1996, công ty EGO FRUITS, được thành lập tại Drôme ( Pháp)

đã đặt 860.000 lít nước cam nguyên chất được sử dụng trong hoạt động sản xuất và thương mại hóa các loại nước ép trái cây từ công ty LA VERJA, được thành lập tại tỉnh Murcia ( Tây Ban Nha)

Hợp đồng quy định rằng việc giao hàng sẽ được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 12 năm 1996 Trong hợp đồng ban đầu, việc lấy hàng sẽ kéo dài cho đến đầu tháng 9

Ngày 11 tháng 6 năm 1996, người bán ( Công ty LA VERJA – Tây Ban Nha)

đã đề nghị rằng đợt hàng giao tháng 9 sẽ diễn ra vào cuối tháng 8 và người bán sẽ giảm giá cho người mua xuống 55 pesetas [tiếng Tây Ban Nha] và người mua đã

Trang 7

đồng ý, trong khi việc nhận hàng sớm hơn vào cuối tháng 8 được người bán giới thiệu như một đối sách đơn giản để có lợi thế về tài chính

Tháng 8/1996, người mua không nhận hàng do Công ty LA VERJA đã không

giao đầy đủ nước cam nguyên chất là đối tượng của hợp đồng mua bán vào cuối tháng 8 như đã được quy định trong bản sửa đổi hợp đồng ban đầu

Ngày 2 tháng 9 năm 1996, trong bản fax cho Công ty LA VERJA, Công ty

EGO FRUITS yêu cầu giao hàng và đề xuất ngày nhận hàng là vào ngày 11 tháng 9 năm 1996

Ngày 3 tháng 9 năm 1996, Công ty LA VERJA đã thông báo cho Công ty

EGO FRUITS rằng họ không còn “ nước cam nguyên chất” để giao, với lý do

người mua chậm trễ nhận hàng làm phát sinh vấn đề cất trữ hàng hóa vào kho và buộc người bán phải cô đặc nước cam ép để đảm bảo nước ép nguyên chất không

bị hỏng, vì vậy không thể tiếp tục giao hàng Điều đó dẫn đến việc Công ty EGO FRUITS phải tìm một nhà cung cấp khác với giá cao hơn và từ chối thanh toán cho những lần giao hàng trước đó

Công ty LA VERJA ( Tây Ban Nha) đã khởi kiện người mua Pháp ra Tòa thương mại Romans Tòa án đã yêu cầu người mua là công ty Pháp phải thanh toán tiền hàng với lý do người bán có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ của mình do người mua chậm trễ trong việc nhận hàng

Người mua Pháp kháng cáo tại Tòa phúc thẩm Grenoble ( Pháp) với nội dung: Tòa án cấp sơ thẩm đã không căn cứ các Điều 25, 63, 64 của CISG trong phán quyết của mình

Thứ năm 04 tháng 2 năm 1999, Tòa phúc thẩm Grenoble ( Pháp) đã hủy bỏ

phán quyết của Tòa án cấp sơ thẩm ( Tòa thương mại Romans), quyết định người

bán Tây Ban Nha đã vi phạm hợp đồng, phải bồi thường thiệt hại chênh lệch giá

Trang 8

4 Vấn đề pháp lý

- Xác định liệu người bán Tây Ban Nha có quyền tuyên bố hủy hợp đồng theo Điều 64 (1) (a) CISG hay không

- Xác định việc người mua Pháp chậm nhận hàng có cấu thành một hành vi vi phạm cơ bản hợp đồng hay không

- Xác định khoản bồi thường thiệt hại khi người mua Pháp phải mua hàng của nhà cung cấp khác với giá cao hơn

5 Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp

Tòa phúc thẩm Grenoble ( Pháp) đã áp dụng các điều khoản của Công ước viên 1980 CISG ( Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về mua bán hàng hóa quốc tế), bao gồm:

- Điều 25: Định nghĩa về “ vi phạm cơ bản” trong hợp đồng mua bán hàng hóa

quốc tế;

- Điều 63: Thời hạn bổ sung hợp lý để người mua thực hiện nghĩa vụ của mình;

- Điều 64 (1) (a): Quyền tuyên bố hủy hợp đồng của người bán;

- Điều 74: Định nghĩa tiền bồi thường thiệt hại xảy ra do một bên vi phạm hợp

đồng;

- Điều 75: Quy định về phần chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thay thế

và khoản bồi thường thiệt hại khác chiếu theo Điều 74 CISG

6 Lập luận của các bên nguyên đơn, bị đơn và cơ quan tài pháp

6.1 Lập luận của nguyên đơn Tây Ban Nha

- Công ty LA VERJA của Tây Ban Nha lập luận rằng, về bản chất, việc đợt giao hàng tháng 9 sẽ được rút ngắn xuống cuối tháng 8 sẽ là một đối sách đơn giản

để có lợi thế về tài chính cho người mua, khi Công ty này sẽ giảm giá cho người mua xuống 55 pesetas [tiếng Tây Ban Nha]

Trang 9

- Thứ hai, người bán Tây Ban Nha chỉ ra rằng, sự chậm trễ nhận hàng của Công ty EGO FRUITS ( Pháp) đã làm phát sinh vấn đề cất trữ, bảo quản hàng hóa của bên bán và buộc bên bán phải cô đặc nước cam ép để đảm bảo nước cam ép nguyên chất không bị hư hỏng khiến bên bán không thể giao sản phẩm đã thỏa thuận

- Ngoài ra, người bán Tây Ban Nha lập luận rằng, theo Điều 63 của Công ước viên không bắt buộc không bắt buộc người bán phải cho người mua chậm trễ và

“ có tính đến các yêu cầu lưu trữ và bảo quản hàng hóa cũng như sự biến động của giá tiền tệ”, do đó, người bán Tây Ban Nha không còn giải pháp nào khác ngoài giải pháp cô đặc nước cam mà công ty đã thực hiện và điều này được coi là “biện pháp bảo hộ không thích hợp” được đề cập tại Điều 62 của Công ước viên: “Người bán có thể yêu cầu người mua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của mình, trừ khi người bán đã sử dụng một biện pháp bảo hộ pháp lý không thích hợp với các yêu cầu này” [3].

Cho nên, người bán Tây Ban Nha cho rằng, khi xem xét tới sự khẩn cấp phải cất trữ, bảo quản hàng hóa và sự biến động tỷ giá, người bán chỉ có giải pháp phải

xử lý hàng hóa như vậy Việc yêu cầu một thời hạn bổ sung hợp lý theo Điều 63 Công ước viên là không cần thiết

Do đó, tại Tòa án sơ thẩm, người bán Tây Ban Nha yêu cầu người mua Pháp (Công ty EGO FRUITS) phải trả 20.000 F cho những hàng hóa được giao theo Điều 700 của Bộ luật tố tụng dân sự mới

6.2 Lập luận của bị đơn Pháp

Công ty EGO FRUITS ( Pháp) đã kháng cáo lên Tòa án phúc thẩm yêu cầu hủy bỏ phán quyết của Tòa án sơ thẩm và yêu cầu 10.000F theo Điều 700 của Bộ luật tố tụng dân sự mới với những lập luận sau:

Trang 10

- Thứ nhất, Tòa án cấp sơ thẩm đã không căn cứ các Điều 25, 63, 64-1 của CISG trong phán quyết của mình Theo đó,Công ty EGO FRUITShiểu rằng: “Nếu người bán muốn hủy hợp đồng, một cách hợp lý phải yêu cầu bên mua thực hiện nghĩa vụ nhận hàng của mình và cho thêm một thời hạn bổ sung hợp lý để thực hiện nghĩa vụ nhận hàng”. Công ty LA VERJA đã không gia hạn cho Công ty EGO FRUITS và không giao hàng khi Công ty EGO FRUITS yêu cầu, như vậy, người bán đã vi phạm hợp đồng

- Thứ hai, công ty EGO FRUITS cho rằng việc từ chối giao hàng của người bán đã buộc công ty EGO FRUITS phải mua hàng thay thế với giá thành cao hơn,

cho nên, theo Điều 75 của Công ước viên 1980 thì Công ty EGO FRUITS sẽ phải

được nhận khoản bồi thường thiệt hại “chênh lệch giữa giá của hợp đồng và giá của việc mua thay thế” [3].

- Ngoài ra, công ty EGO FRUITS đã đưa ra các bằng chứng là các hóa đơn mua hàng từ công ty MANDY, Công ty cung cấp trái cây chế biến ( Processed Fruit Suppliers company), Công ty Inducitric và Công ty NUFRI từ tháng 9 đến tháng 12 năm 1996 với số lượng 570.039 lít nước cam nguyên chất với giá trung bình 2,60 F/lít thay vì 2,17 F trên lít theo thỏa thuận với Công ty LA VERJA

6.3 Lập luận của Tòa phúc thẩm Grenoble

- Thứ nhất, hợp đồng ban đầu quy định việc giao hàng vào tháng 9/1996 và

chính người bán đã đề xuất việc giao hàng vào cuối tháng 8 và giảm giá cho người

mua nên được người mua chấp nhận như một lợi thế cơ bản về tài chính

- Thứ hai, trong hợp đồng ban đầu, trong hợp đồng được sửa đổi và hay ngay

cả khi người mua chậm nhận hàng,Công ty LA VERJA ( Tây Ban Nha) chưa từng

đề cập tới việc nước cam ép không bền và cần thiết phải cô đặc lại nếu để đến sau

tháng 8 Nên người mua không thể biết được rằng, việc chậm nhận hàng vài ngày

bị coi là vi phạm cơ bản hợp đồng theo Điều 25 CISG

Trang 11

- Thứ ba, Tòa án cho rằng, theo Điều 63, Điều 64 CISG, việc Công ty LA VERJA cô đặc nước cam ép ngay khi người mua chậm nhận hàng là chưa thuyết phục Đáng lẽ theo quy định của Điều 63, Điều 64 thì Công ty LA VERJAphải gia hạn một thời gian bổ sung hợp lý để người mua nhận hàng, nếu người mua không nhận hàng trong thời hạn bổ sung này thì người bán mới được hủy hợp đồng, cho

nên, việc Công ty LA VERJA hủy hợp đồng là không có căn cứ.

- Ngoài ra, Tòa án cho rằng Công ty LA VERJA đưa ra thêm lý do về sự biến động tỷ giá tiền tệ để giải thích cho việc không gia hạn thời gian bổ sung cho người

mua là một lý lẽ không thuyết phục.Đồng thời, Tòa án cho rằng việc người bán Tây

Ban Nha từ chối giao hàng cho được coi là vi phạm hợp đồng nên theo Điều 74,

Điều 74 CISGcho phép người mua Pháp đòi bồi thường thiệt hại do chênh lệch giá giữa giá hợp đồng và giá mua hàng thay thế

- Theo các lập luận trên, Tòa phúc thẩm đã tuyên hủy bỏ quyết định của Tòa

án cấp sơ thẩm và quyết định:

+ Người bán Tây Ban Nha đã vi phạm hợp đồng, phải bồi thường thiệt hại chênh lệch giá mua hàng thay thế cho người mua Pháp (theo Điều 75 CISG) số tiền là:570,039 lít x 0,43 F = 245,116 F (37.367,69 Euro), đồng thời, trả lại cho người mua Pháp số tiền 10.000F theo Điều 700 của Bộ luật tố tụng dân sự mới (tức là 1.524, 49 Euro)

+ Còn người mua Pháp sẽ phải thanh toán cho người bán Tây Ban Nha số tiền hàng những lần giao hàng trước đó là:39.039,46 Euro

 Sau khi bù trừ các khoản tiền, người mua phải Pháp phải trả cho người bán Tây Ban Nha số tiền là: 147,28 Euro [4]

III Đánh giá, bình luận về án lệ

- Thứ nhất, về vấn đề lựa chọn luật áp dụng: Căn cứ vào Điều 1.1 CISG, vì

người mua và người bán trong vụ tranh chấp có trụ sở thương mại ở các quốc gia là thành viên của Công ước (Pháp và Tây Ban Nha) nên Tòa phúc thẩm áp dụng

Ngày đăng: 13/07/2024, 09:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w