CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Tổng quan về một số lý thuyết liên quan
2.1.1 Khái niệm về ý định mua hàng của người tiêu dùng
Theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010), pháp luật Việt Nam,
“Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, DV cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức”
Theo Ajzen (1991), ý định thực hiện một hành vi được định nghĩa là "bao gồm các yếu tố động cơ có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân; các yếu tố này cho thấy mức độ sẵn sàng hoặc nỗ lực mà mỗi cá nhân sẽ bỏ ra để thực hiện hành vi" Điều này được giả định là một tiền đề trực tiếp của hành vi (Ajzen, 2002) Ý định mua hàng có thể thay đổi hoàn toàn dưới tác động của nhận thức về giá, chất lượng hoặc giá trị (Zeithaml, 1988) và (Grewal et al., 1998) Ngoài ra, NTD bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kích thích từ cả môi trường nội và ngoại trong quá trình mua sắm Hành vi mua sắm của họ thường được dẫn dắt bởi các yếu tố tâm sinh lý, thúc đẩy nhu cầu của họ và dẫn đến khả năng thực hiện hành vi mua sắm để đáp ứng những nhu cầu đó (Kim and Jin, 2001)
2.1.2 Khái niệm mua sắm trực tuyến
Theo Chaffey & Ellis-Chadwick (2019) , "Mua sắm trực tuyến là việc mua sắm sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua một trang web hoặc ứng dụng di động, và có thể thực hiện bằng nhiều hình thức thanh toán, bao gồm thanh toán trực tuyến, thanh toán khi nhận hàng hoặc thanh toán qua ví điện tử" Lu & Su (2009) nhận định mua hàng trực tuyến là quy trình mua sắm thông qua Internet từ các nhà bán lẻ trực tuyến hoặc các trang web TMĐT "Mua sắm trực tuyến là một quá trình mua bán bằng cách sử dụng mạng Internet, từ việc lựa chọn SP, thực hiện giao dịch và thanh toán cho đến việc vận chuyển hàng hóa."(Kiang et al., 2000)
2.1.3 Cổng thanh toán điện tử Momo
Theo định nghĩa của Zalo Pay, cổng thanh toán hay cổng thanh toán trực tuyến là một DV trung gian, kết nối giữa NH, người mua và người bán Mục đích của việc này chủ yếu là để người bán có thể nhận được tiền ngay sau khi hoàn thành các giao dịch trực tuyến
Thanh toán điện tử có rất nhiều hình thức trên toàn cầu và phụ thuộc vào điều kiện thực tế tại mỗi đất nước, mỗi khu vực, NTD sử dụng và chấp thuận những hình thức thanh toán khác nhau “Hiện nay, tại Việt Nam có 4 hình thức thanh toán phổ biến nhất bao gồm: Thanh toán bằng thẻ, thanh toán qua cổng thanh toán, thanh toán bằng VĐT và thanh toán bằng thiết bị điện thoại thông minh” (Viettelmoney, 2024)
“Sự phát triển của các hình thức thanh toán điện tử đã tạo điều kiện cho sự ra đời của nhiều loại VĐT và các cổng thanh toán, trong đó, cổng thanh toán Momo được coi là một trong những thương hiệu phát triển mạnh và dẫn đầu trong lĩnh vực này”
Cổng thanh toán Momo do Công ty Cổ phần DV Di Động Trực tuyến (M_Service) xây dựng vào năm 2007 hoạt động chính trong lĩnh vực thanh toán trên di động (mobile payment) Công ty đã được NH Nhà nước Việt Nam cấp phép cung cấp DV VĐT và DV chuyển tiền, thu hộ/chi hộ…MoMo là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về cung cấp DV ứng dụng VĐT trên di động, DV chuyển tiền mặt tại điểm giao dịch (OTC) và nền tảng thanh toán (payment platform) Thông qua việc hợp tác chiến lược với các NH và tổ chức tài chính, MoMo hoạt động như một cánh tay nối dài mang DV tài chính, thanh toán đến cho người dân Việt Nam, đặc biệt tại các khu vực vùng sâu, vùng xa Đến nay, công ty đã thực hiện hàng chục triệu lượt giao dịch cho KH và cộng đồng này đang ngày càng phát triển (MoMo, 2018)
Các mô hình lý thuyết liên quan
Mô hình TAM do Fred Davis phát triển vào năm 1986, dựa trên ý tưởng rằng thái độ của chúng ta đối với công nghệ được hình thành bởi hai yếu tố chính: nhận thức về tính hữu ích và nhận thức về tính dễ sử dụng Nhận thức về tính hữu ích liên quan đến mức độ mà chúng ta tin rằng việc sử dụng công nghệ sẽ nâng cao hiệu suất hoặc giúp đạt được mục tiêu của mình Trong khi đó, nhận thức về tính dễ sử dụng đề cập đến mức độ mà chúng ta tin rằng việc sử dụng công nghệ sẽ dễ dàng và đơn giản
Theo mô hình TAM, hai yếu tố này là những yếu tố chính quyết định ý định sử dụng công nghệ của chúng ta, từ đó dự đoán hành vi sử dụng thực tế Nói cách khác, nếu chúng ta tin rằng một công nghệ nào đó hữu ích và dễ sử dụng, chúng ta sẽ có xu hướng chấp nhận và sử dụng nó nhiều hơn
Hình 2.1 Mô hình chấp nhận công nghệ 2.2.2 Lý thuyết hành vi có hoạch định (TPB)
Theo lý thuyết hành vi có kế hoạch (Ajzen, 1991), hành vi bị ảnh hưởng bởi ý định, và ý định này được quyết định bởi ba yếu tố: thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi Các yếu tố bên ngoài cũng có Fthể trực tiếp ép buộc hoặc ngăn chặn các hành vi, bất kể ý định như thế nào, tùy thuộc vào mức độ mà hành vi thực sự được kiểm soát bởi cá nhân và mức độ mà nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh chính xác kiểm soát hành vi thực tế
Tổng quan các nghiên cứu trước
2.3.1 Nghiên cứu trong nước a) Nghiên cứu của tác giả Hà Nam Khánh Giao và Bế Thanh Trà (2018)
Nghiên cứu của Giao và Trà (2018) đã khảo sát 536 NTD tại TP.HCM
Nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở mô hình chấp nhận công nghệ TAM của Davis (1989) Kết quả cho thấy, những nhân tố có ảnh hưởng cùng chiều, được xếp theo thứ tự giảm dần, bao gồm lợi ích nhận thức, tính dễ sử dụng, uy tín hãng hàng không, chuẩn chủ quan và độ tin cậy Ngược lại, sự ảnh hưởng tiêu cực đối với ý định mua vé máy bay trực tuyến của NTD xuất hiện ở nhân tố nhận thức về rủi ro Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ý định mua vé máy bay trực tuyến ảnh hưởng đến quyết định mua của NTD b) Nghiên cứu của tác giả Ngọc Lê Dung (2017)
Nghiên cứu của tác giả đã tiến hành điều tra mẫu thuận tiện với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục mua vé máy bay trực tuyến của công ty Cổ phần Én Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh” Kết quả, có năm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tiếp tục mua vé máy bay trực tuyến của Công ty Cổ phần Én Việt tại Thành phố Hồ Chí Minh: (1) Uy tín thương hiệu công ty, (2) Chất lượng dịch vụ điện tử, (3) Sự đa dạng về thông tin, (4) Sự tiện lợi, và (5) Dịch vụ phát sinh
Trong số này, Uy tín thương hiệu công ty, CLDV điện tử và Sự đa dạng về thông tin đều có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định tiếp tục mua vé máy bay trực tuyến c) Nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh Thi (2021)
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh Thi đã khảo sát 227 NTD tại thành phố Hồ Chí Minh Tác giả đã đề xuất mô hình gồm 6 nhân tố: (1) Sự tiện lợi, (2) Nhận thức tính dễ sử dụng, (3) Sự đa dạng về thông tin,(4) Chất lượng dịch vụ điện tử,(5) Nhận thức rủi ro, (6) Chuẩn chủ quan Tuy nhiên biến nhận thức rủi ro không có ý nghĩa thống kê Kết quả, trong năm nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua vé máy bay trực tuyến, nhân tố nhận thức về tính dễ sử dụng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến ý định mua của NTD Tiếp theo là nhân tố sự tiện lợi, CLDV điện tử và tiêu CCQ, cuối cùng là nhân tố sự đa dạng thông tin Tất cả năm nhân tố này đều ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng ví điện tử Momo để mua vé máy bay trực tuyến
2.3.2 Nghiên cứu nước ngoài a) Nghiên cứu của Norazah Mohd Suki (2017)
Nghiên cứu của Norazah Mohd Suki đã khảo sát 300 NTD tại Lãnh thổ Liên bang Labuan, Malaysia Đề tài “Ứng dụng đặt vé máy bay trên thiết bị di động: Xem xét các yếu tố quyết định ý định sử dụng của cá nhân” chỉ ra rằng ý định sử dụng ứng dụng đặt vé máy bay trên thiết bị di động chịu ảnh hưởng bởi tính hữu ích được cảm nhận Giá trị cảm nhận ảnh hưởng đến mức độ hữu ích được nhận thấy của ứng dụng này Cả chuẩn mực chủ quan và thái độ chủ quan đều có tác động trực tiếp đến ý định mua vé máy bay Tính dễ sử dụng cũng được chứng minh là một yếu tố quan trọng, vì nó có tác động gián tiếp đến hành vi thông qua nhận thức về tính hữu ích, sự tin tưởng và rủi ro Rủi ro, lòng tin và khả năng kiểm soát hành vi nhận thức cũng ảnh hưởng đến ý định mua hàng thông qua thái độ Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng rủi ro là một yếu tố đa chiều và các khía cạnh khác nhau của rủi ro không có tác động giống nhau đến ý định mua vé máy bay b) Nghiên cứu của Moyu Li (2018)
Nghiên cứu của Moyu Li với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua lại của khách hàng bằng cách sử dụng nền tảng đặt vé máy bay của bên thứ ba tại Trung Quốc” đã khảo sát 397 người tại Trung Quốc Kết quả 4 nhân tố đều có tác động cùng chiều đến ý định mua lại lần lượt là nhận thức về tính hữu ích, niềm tin, nhận thức tính dễ sử dụng và sự thích thú c) Nghiên cứu của Hiram Ting và cộng sự (2016)
Nghiên cứu được tiến hành trên 311 phiếu khảo sát nhằm mục đích điều tra tác động của thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi đối với ý định sử dụng hệ thống thanh toán di động của người Mã Lai và người Hoa ở Malaysia Kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi được dự đoán cùng chiều bởi các yếu tố niềm tin tương ứng và chúng cũng có tác động cùng chiều đến ý định sử dụng hệ thống thanh toán di động Tuy nhiên, chuẩn mực chủ quan và nhận thức về sự an toàn được nhận thấy có sự khác biệt đáng kể giữa người Mã Lai và người Hoa.
Giả thuyết nghiên cứu
Nhìn chung, qua tổng quan các nghiên cứu trước cho thấy một số nhân tố ảnh hưởng đến YD sử dụng VĐT Momo để thanh toán vé máy bay bao gồm:
Thể hiện khả năng mua sắm linh hoạt mọi lúc, mọi nơi, có khả năng đặt mua bất kỳ SP nào mà không cần di chuyển và tiết kiệm thời gian và công sức là điều có thể làm được (Hofacker, 2001)
Tiện lợi trong mua sắm trực tuyến bao gồm sự thoải mái khi mua sắm mà không cần phải đi qua những không gian đông đúc hoặc chờ đợi vào giờ cao điểm ở siêu thị hoặc trung tâm mua sắm Với một máy vi tính kết nối internet và kiến thức cơ bản về công nghệ, KH có thể dễ dàng mua sắm những SP mà họ muốn Những đặc điểm nổi bật về STL của mua sắm trực tuyến đối với nhận thức của NTD thể hiện ở khả năng “truy cập dễ dàng” và “mua sắm dễ dàng” (Tráng, 2014)
Dựa trên luận điểm này, nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau:
H1: Sự tiện lợi ảnh hưởng cùng chiều với ý định sử dụng ví điện tử Momo để mua vé máy bay trực tuyến của người tiêu dùng
2.4.2 Nhận thức tính dễ sử dụng
Nhận thức tính dễ sử dụng (PEU) đo lường mức độ mà một cá nhân tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ đòi hỏi ít nỗ lực (Davis, 1985, trích trong Chuttur, M.Y., 2009, tr.5) Do đó, nhận thức về tính dễ sử dụng ảnh hưởng đáng kể đến ý định của NTD khi tiếp nhận các DV công nghệ mới Trong bối cảnh này, sự tự tin của người sử dụng máy tính trong việc thực hiện một nhiệm vụ (như mua sắm trực tuyến) một cách dễ dàng phụ thuộc nhiều vào các nhân tố như thiết kế giao diện máy tính, chương trình huấn luyện, ngôn ngữ biểu diễn và PM được cài đặt trên máy tính
Dựa trên luận điểm này, nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau:
H2: Nhận thức tính dễ sử dụng ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng ví điện tử Momo để mua vé máy bay trực tuyến của người tiêu dùng
2.4.3 Sự đa dạng về thông tin
Trong một nghiên cứu của Đoàn Phan Tân (2001), chỉ rõ rằng có bốn nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin và tạo giá trị cho nó, bao gồm: tính chính xác, phạm vi bao quát của nội dung, tính cập nhật, và tần số sử dụng Trong số này, nội dung được xác định là nhân tố then chốt, tiếp theo đến là tính chính xác Điều này nhấn mạnh rằng một nguồn thông tin chính xác và rõ ràng về doanh nghiệp có thể xây dựng niềm tin từ phía KH, tạo ra lòng tin khi sử dụng SP hoặc DV
Trong một nghiên cứu khác của Sussman và Siegal (2003) đã chứng minh nguồn thông tin đa dạng sẽ tác động đến người mua, trong đó hai nhân tố tác động quan trọng nhất là chất lượng thông tin và nguồn của thông tin Chính vì thế, đề tài đề xuất giả thuyết sau:
H3: Sự đa dạng thông tin ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng ví điện tử Momo để mua vé máy bay trực tuyến của người tiêu dùng
2.4.4 Chất lượng dịch vụ điện tử
Chất lượng được xác định là một nhân tố cạnh tranh mạnh mẽ nhất (Berry, 1998) và là một khía cạnh đặc trưng của quá trình bán SP và cung cấp DV (Wal, Pampallis and Bond, 2002) Đặc biệt, NTD đánh giá cao CLDV khi giá cùng các nhân tố chi phí khác được cải thiện liên tục (Boyer, Tomas and Hult, 2005)
CLDV trực tuyến đang trở thành nhân tố chủ chốt để thu hút và duy trì sự quan tâm của KH trong quá trình mua sắm qua mạng Ngoài ra, các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm và thành công trong lĩnh vực TMĐT ngày càng nhận ra rằng để đạt được thành công hay thất bại không chỉ phụ thuộc vào việc có mặt trực tuyến và áp dụng giá cả cạnh tranh, mà còn liên quan đến chất lượng của DV điện tử ( Yang, 2001;
Dựa trên luận điểm này, đề tài đề xuất giả thuyết sau:
H4: Chất lượng dịch vụ điện tử ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng ví điện tử Momo để mua vé máy bay trực tuyến của người tiêu dùng
Theo Bauer (1960), một trong những người đầu tiên giới thiệu khái niệm nhận thức rủi ro, RR trong quá trình mua sắm được định nghĩa là quá trình quyết định không chắc chắn của NTD khi mua hàng, đồng thời phải đối mặt với hậu quả từ quyết định này
RR là nhân tố quan trọng làm giảm ý định tham gia giao dịch qua internet của NTD (Jarvenpaa và cộng sự, 2000) Những rủi ro được nhận thức của NTD liên quan đến mua sắm trực tuyến có ảnh hưởng tiêu cực đến việc ra quyết định của họ (Bhatnagar et al., 2000; Pavlou, 2001), trên cơ sở này, tác giả đề xuất giả thuyết:
H5: Nhận thức rủi ro ảnh hưởng ngược chiều đến ý định sử dụng ví điện tử Momo để mua vé máy bay trực tuyến của người tiêu dùng
Theo Ajzen (1991), chuẩn mực chủ quan là sự nhận thức của cá nhân về áp lực xã hội đối với việc thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi cụ thể Đối với lý thuyết Hành động Hợp lý (TRA), các chuẩn mực chủ quan thường liên quan đến nhận thức về áp lực xã hội có thể ảnh hưởng đến lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi
Hầu hết các nghiên cứu về quy phạm chủ quan đã tập trung vào ý định mua trước khi thực hiện mua thực tế, như được báo cáo trong các nghiên cứu của Choo và cộng sự (2004), (Limayem và cộng sự (2000), Jamil & Mat (2011), cùng với nghiên cứu của Zhou (2011) Một kết quả quan trọng từ nghiên cứu của Jamil & Mat (2011) đã chỉ ra rằng, trong khi nhận thức chủ quan ảnh hưởng ít đến hành vi mua hàng thực tế trên internet, nhưng lại có ảnh hưởng sâu sắc đến ý định mua hàng trực tuyến Đánh giá chuẩn mực chủ quan được xem là nhân tố quan trọng thứ hai sau kiểm soát hành vi nhận thức, ảnh hưởng đến ý định mua hàng trực tuyến (Laohapensang, 2009)
Dựa trên luận điểm này, nghiên cứu đề xuất giả thuyết sau:
H6: Chuẩn chủ quan ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng ví điện tử Momo để mua vé máy bay trực tuyến của người tiêu dùng.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu đề tài
Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo mô hình sau:
Nguồn: Tác giả để xuất
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Nghiên cứu định tính Đề tài sử dụng phương pháp định tính nhằm để điều chỉnh và bổ sung các lý thuyết liên quan đến ý định sử dụng ví điện tử Momo để mua vé máy bay trực truyến
Dựa trên những mô hình của các tác giả trước để đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp với đề tài, đưa ra các biến cũng như nhân tố phù hợp, xem xét mục quan sát có thể bị trùng lặp hoặc không đáng tin cậy Qua đó làm cơ sở chắc chắn để hình thành bảng câu hỏi và thang đo gồm 6 nhân tố cụ thể đó là STL, DSD, TT, CLDV, RR, CCQ đã ảnh hưởng đến YD cổng thanh toán Momo để mua vé máy bay trực tuyến của NTD tại TP.HCM Đặt vấn đề Xác định mục tiêu Cơ sở lý thuyết Đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết
Xây dựng thang đo Thu thập dữ liệu
Xử lý dữ liệu Thảo luận và đề xuất hàm ý quản trị
Hoàn thành xong bảng câu hỏi và thang đo dựa trên nghiên cứu định tính Tác giả tiến hàng thu thập dữ liệu qua bảng khảo sát được tạo trên Google biểu mẫu với đối tượng là NTD tại TP.HCM Sau khi hoàn tất việc khảo sát, số liệu sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0, sử dụng các phương pháp bao gồm thống kê mô tả, đo lường độ tin cậy của Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích hệ số tương quan, phân tích hồi quy, và kiểm định sự khác biệt trung bình của các biến định tính.
Xây dựng thang đo và thiết kế bảng câu hỏi
Dựa trên các nghiên cứu liên quan đã được đề cập, thang đo Likert được chia thành 5 mức độ (1-hoàn toàn không đồng ý, 2-không đồng ý, 3-trung lập, 4-đồng ý, 5-hoàn toàn đồng ý) được nhóm tác giả lựa chọn để định lượng 6 nhân tố (1) Sự tiện lợi, (2) Nhận thức tính dễ sử dụng, (3) Sự đa dạng về thông tin, (4) Chất lượng dịch vụ điện tử, (5) Nhận thức rủi ro, (6) Chuẩn chủ quan và biến phụ thuộc là Ý định sử dụng VĐT Momo để mua vé máy bay trực tuyến của NTD tại TP.HCM
Bảng 3.1 Thang đo chính thức
Mã hóa Biến quan sát Dấu Tham khảo
Các biến độc lập Sự tiện lợi (STL)
STL1 Tôi có thể chủ động lựa chọn lịch trình theo ý muốn khi mua vé máy bay trực tuyến thông qua Momo
Hà Nam Khánh Giao và Bế Thanh Trà (2018)
STL2 Tôi nhận thấy việc đi lại được giải quyết nhanh chóng nhờ việc đặt vé máy bay thông qua Momo
Tôi tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với việc mua vé trực tiếp tại đại lý hay văn phòng đại diện hãng bay
Nhận thức tính dễ sử dụng (DSD) DSD1 Tôi không gặp khó khăn gì trong quá trình đặt vé trên website hay ứng dụng di động của Momo
DSD2 Tôi thấy giao diện mua vé trên website và ứng dụng di động của Momo thân thiện và dễ sử dụng
Hà Nam Khánh Giao và Bế Thanh Trà (2018)
DSD3 Tôi thấy quá trình đặt vé trên Momo không đòi hỏi nhiều về kỹ năng tin học
Sự đa dạng về thông tin (TT)
Thông tin chi tiết về chuyến bay được hiển thị đầy đủ trên trang web hay ứng dụng di động của Momo (giờ bay, giá vé, hành lý…) để tôi lựa chọn Ngọc Lê
TT2 Thông tin hiển thị trên Momo có độ tin cậy cao
TT3 Thông tin hiển thị trên Momo được cập nhật nhanh chóng
Chất lượng dịch vụ điện tử (CLDV)
CLDV1 Giao diện của Momo gây ấn tượng và được sắp xếp hợp lý
CLDV2 Thông tin trên hệ thống của Momo chi tiết và chính xác
CLDV3 Việc thanh toán thông qua Momo diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn bình thường
CLDV4 Các lỗi xảy ra trong quá trình giao dịch được Momo xử lý nhanh chóng
Nhận thức rủi ro (RR)
RR1 Tôi sợ thông tin thẻ thanh toán sẽ bị đánh cắp khi thanh toán vé máy bay thông qua Momo
Khánh Giao và Bế Thanh Trà (2018)
RR2 Tôi lo rằng sẽ bị mất tiền, phí, các khoản khác khi mua vé máy bay trực tuyến trên Momo
RR3 Tôi lo rằng việc đặt vé trực tuyến bằng Momo có thể bị trì hoãng do lỗi hệ thống hay bảo trì
CCQ1 Tôi được khuyến khích mua vé may bay trực tuyến bằng Momo từ gia đình
Hà Nam Khánh Giao và Bế Thanh Trà (2018)
CCQ2 Tôi được khuyến khích mua vé may bay trực tuyến bằng Momo từ bạn bè
Tôi nhận thấy rằng mua vé máy bay trực tuyến bằng Momo ngày nay đang là một hình thức tiêu dùng thông minh
Tôi có ý định sử dụng ví điện tử Momo để mua vé máy bay trực tuyến vì đó là xu hướng của nhiều người hiện nay
Biến phụ thuộc: Ý định sử dụng ví điện tử Momo để mua vé máy bay trực tuyến của người tiêu dùng TP.HCM (YD)
YD1 Tôi sẵn sàng sử dụng website hoặc ứng dụng di động của Momo để đặt mua vé trực tuyến
YD2 Tôi dự định sẽ sử dụng Momo để đặt mua vé trong tương lai gần
YD3 Tôi sẽ sử dụng Momo để ủng hộ công nghệ mà người
Tôi chắc chắn sử dụng Momo để trải nghiệm các khuyến mãi và tính năng thông minh trong tương lai gần.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phân tích kết quả khảo sát
Đề tài này sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi được thiết kế qua Google biểu mẫu đối với NTD đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM Quá trình khảo sát được tiến hành từ tháng 3/2024 đến tháng 4/2024 Khảo sát được tổng 210 kết quả nhưng có 8 kết quả không đạt Vậy số câu trả lời được chấp thuận chính thức là 202 phiếu
4.1.1 Phân tích thống kê mô tả biến định tính
Bảng 4.1 Thống kê mô tả biến định tính
Cao đẳng – Trung cấp 37 18,3 Đại học 132 65,3
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu qua PM SPSS 20.0
Về giới tính, bảng trên đã thể hiện đặc điểm nhân khẩu học của 202 người trả lời trong đó người trả lời là nam giới chiếm nhiều hơn so với nữ giới, tuy nhiên chênh lệch không quá lớn Trong số 202 người được hỏi, 58,9% số người được hỏi là nam giới trong khi 41,1% số người được hỏi khác là nữ giới
Về độ tuổi, hầu hết người trả lời đều ở 2 nhóm độ tuổi từ 18-29, chiếm 44,6% số người trả lời và độ tuổi từ 30 đến 39 tuổi, chiếm 42,6% số người trả lời vì tôi đã chia sẻ biểu mẫu khảo sát của Google thông qua MXH Facebook và Zalo để thu thập dữ liệu, nhóm người ở độ tuổi này tiếp xúc nhiều với MXH Có 8,4% số người được hỏi có độ tuổi từ 40 đến 49, 4,5% số người được hỏi có độ tuổi trên 50 Từ kết quả trên, chúng ta có thể kết luận rằng phần lớn số người được hỏi có độ tuổi từ 18-29 và 30-39, chủ yếu là những người tiếp xúc nhiều với công nghệ, số còn lại là thiểu số
Về nghề nghiệp, trong 202 người được hỏi, Học sinh, sinh viên chiếm đa số, chiếm 41,1%, tiếp theo là Nhân viên văn phòng, chiếm 34,7%, phần còn lại là kinh doanh tự do Từ kết quả trên có thể thấy phần lớn người tham gia khảo sát là Học sinh, sinh viên, đây là nhóm đối tượng am hiểu về công nghệ và nắm bắt nhanh xu hướng của thị trường nên có sự quan tâm mạnh đến các ứng dụng và những tiện ích như đặt vé máy bay Nhân viên văn phòng cũng là nhóm hằng ngày tiếp xúc với máy tính và công nghệ nên cũng có mối quan tâm, còn lại nhóm kinh doanh tự do có vẻ khá bận rộn
Về trình độ học vấn, chiếm tỷ lệ áp đảo là nhóm Đại học với 132 người, tương đương 65,3% Còn lại, nhóm Cao đẳng - Trung cấp và Sau đại học chiếm tỷ lệ sấp xỉ nhau, lần lượt là 18,3% và 16,3%
Về thu nhập, phần lớn phiếu khảo sát thể hiện mức thu nhập từ 3 đến 10 triệu, đạt 43,1%, như đã phân tích bên trên với số lượng phiếu khảo sát là học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng, và theo (thanhnien.vn, 2023) với mức thu nhập trung bình tại TP.HCM tháng 9/2023 là 9,3 triệu thì kết quả này khá dễ hiểu Mức thu nhập từ 10 đến 20 triệu chiếm tỉ lệ 27,2%, tiếp đến là mức thu nhập dưới 3 triệu, chiếm 16,8% và thấp nhất là 12,9% thuộc nhóm có thu nhập trên 20 triệu
4.1.2 Phân tích mô tả biến định lượng
Tác giả sử dụng thống kê giá trị trung bình để đo lường các biến định lượng trong thang đo Ngoài ra, sử dụng thống kê trung bình nhằm tổng quát về quan điểm của đối tượng đối với các ý kiến trong bài khảo sát:
Bảng 4.2 Thống kê mô tả biến định lượng Thứ tự Thang đo Biến Minimun Maximun Mean Std
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu qua PM SPSS 20.0
Bảng 4.2, câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ, từ 1 (thấp nhất) đến 5 (cao nhất) Kết quả là trong số 202 người được hỏi thì giá trị trung bình nằm giữ 3 và 4 cho thấy nhận định của họ về vấn đề được khảo sát ở mức khá tốt
Với kết quả thống kê định lượng khả quan này, tác giả sẽ tiếp tục tiến hành các bước phân tích tiếp theo để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về vấn đề nghiên cứu.
Kiểm định độ tinh cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha
Độ tin cậy của các thang đo đã được kiểm định bằng hệ số Cronbach's Alpha
Kết quả cho thấy tất cả các thang đo đều có hệ số Cronbach's Alpha lớn hơn 0.6., Corrected Item – Total Correlation ≥0.3 và hệ số Cronbach's Alpha if Item Deleted không lớn hơn hoặc bằng Cronbach’s Alpha Cụ thể như sau:
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Biến quan sát Scale Mean if
Scale Variance if Item Deleted
Thang đo Sự thu hút (STL) với Cronbach’s Alpha = 0.773
Thang đo Dễ sử dụng (DSD) với Cronbach’s Alpha = 0.772
Thang đo Thông tin (TT) với Cronbach’s Alpha = 0.782
Thang đo Chất lượng dịch vụ (CLDV) với Cronbach’s Alpha = 0.832
Thang đo Rủi ro (RR) với Cronbach’s Alpha = 0.785
Thang đo Chuẩn chủ quan (CCQ) với Cronbach’s Alpha = 0.830
Thang đó Ý định (YD) với Cronbach’s Alpha = 0.790
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu qua PM SPSS 20.0