Do đó nghiên cứu này được thực hiện để tìm hiểu và phân tích các yếu tố có sự tác động đến hành vi ý định học cao học tập trung trong phạm vi của ngành QTKD của các học viên tại TP.HCM..
TỔNG QUAN
Lý do chọn đề tài
Trong thời đại phát triển toàn cầu hóa, nền kinh tế đang càng ngày càng phát triển hơn với tốc độ nhanh chóng trong năm gần đây, điều đó đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp, tổ chức ngày càng đòi hỏi nguồn nhân lực đáp ứng được mức độ công việc, tiến độ của các dự án Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập nền kinh tế với thế giới, đã có nhiều tập đoàn đa quốc gia lựa chọn Việt Nam là khu vực để mở rộng cơ sở phát triển Song song với đó, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã và đang vươn ra thế giới Vậy nên còn nhiều vấn đề cần phải bàn về nguồn nhân lực, đặc biệt là tình trạng thừa nguồn lao động phổ thông, trong khi doanh nghiệp lại khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là những nhân sự có sự am hiểu chuyên sâu về ngành nghề Điều quan trọng vẫn là việc các sinh viên hiện nay quyết định học lên Cao học phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lĩnh vực, mục tiêu phát triển nghề nghiệp, khả năng tài chính, chi phí cơ hội,…
Trước bối cảnh cạnh tranh ngày càng cao về cơ hội việc làm, khả năng thăng tiến, đặc biệt trong các nghành nghề sử dụng chất xám để làm việc, thì việc lựa chọn học thêm Cao học sau khi tốt nghiệp Đại học của học viên được xem là một giải pháp hiệu quả để nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, từ đó tăng thêm cơ hội việc làm cho bản thân Do đó nghiên cứu này được thực hiện để tìm hiểu và phân tích các yếu tố có sự tác động đến hành vi ý định học cao học tập trung trong phạm vi của ngành QTKD của các học viên tại TP.HCM
Tại Việt Nam, định hướng nghề nghiệp sau khi ra trường, định hướng chuyên ngành theo học, cơ sở đào tạo học viên được các trường Đại Học cực kì quan tâm
Thông qua các hội thảo, tư vấn tuyển sinh để hỗ trợ cho học viên có được thông tin và định hướng nhằm xem xét mức độ phù hợp Đồng thời, nhiều trường đại học sẽ tiến hành thu thập khảo sát về nhu cầu, nguyện vọng của học viên với ngành học để phân tích về các yếu tố tác động đến ý định chọn trường, chọn ngành của họ Từ đó, các trường đại học sẽ có cơ sở để thực hiện những thay đổi nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cùng nhiều yếu tố khác cũng như nâng cao hiệu quả tuyển sinh Do đó, tác giả sẽ thực hiện nghiên cứu đề tài “ Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định học Cao học ngành Quản trị kinh doanh của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ”.
Mục tiêu của nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát: Đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích các yếu tố có sự ảnh hưởng đến ý định học Cao học ngành QTKD của học viên đang theo học các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Từ đó, tác giả sẽ đưa ra những hàm ý quản trị nhằm giúp các cơ sở đào tạo Cao học có những thay đổi nhằm nâng cao chương trình giảng dạy, từ đó nâng cao hiệu quả tuyển sinh
- Xác định các yếu tố có sự tác động đến ý định học Cao học ngành QTKD của sinh viên trên địa bàn TP.HCM
- Đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến ý định học cao học của học viên đang sinh sống và theo học tại TP.HCM
- Đề xuất các hàm ý quản trị để giúp cho các cơ sở đào tạo Cao học thu hút học viên đăng ký học Cao học.
Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện với mục đích trả lời được các câu hỏi dưới đây nhằm ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn:
✔ Những yếu tố tác động đến ý định học cao học ngành QTKD của học viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?
✔ Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định học cao học chuyên ngành QTKD của sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?
✔ Những hàm ý quản trị nào có thể đưa ra giúp các cơ sở đào tạo Cao học thu hút học viên đăng ký học Cao học?
Đối tượng và phạm vi của đề tài
Các nhân tố tác động đến ý định học cao học ngành QTKD của học viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Sinh viên đang theo học tại trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định đăng ký học cao học chuyên ngành QTKD của học viên đang học tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Do những hạn chế nguồn lực, thời gian trong quá trình khảo sát, nên nghiên cứu chỉ tập trung phỏng vấn các bạn sinh viên đang theo học ngành Quản trị kinh doanh tại một số trường: trường Đại học Ngân Hàng TP.HCM , Trường Đại học Kinh Tế TP.HCM, Trường Đại Học Kinh Tế Luật - Đại học Quốc Gia TP.HCM và trường Đại Học Tài chính - Marketing.
Phương pháp nghiên cứu
Xuyên suốt nghiên cứu có hai phương pháp được tác giả sử dụng chủ yếu là: phương pháp định tính và định lượng
Phương pháp định tính: tổng hợp các công trình nghiên cứu đi trước cũng như các lý thuyết nghiên cứu đã có nhằm đưa ra các khoảng trống nghiên cứu so với nghiên cứu đang thực hiện Từ những khoảng trống đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu gồm các yếu tố tác động, nhằm xây dựng bảng khảo sát và thu thập ý kiến của sinh viên
Phương pháp định lượng: thu thập, tổng hợp các số liệu và dữ liệu nghiên thông qua bảng câu hỏi khảo sát sinh viên trong phạm vi khu vực Thành phố Hồ Chí Minh Sau đó, tác giả sẽ tiến hành lọc sạch, mã hóa dữ liệu và đưa vào phần mềm IBM SPSS 22 để xử lý dữ liệu thô Bằng phân tích số liệu thống kê và sử dụng các phương pháp kiểm định độ tin cậy thang đo - Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và phân tích hồi quy, tác giả có thể tìm ra các nhân tố tác động cũng như mức độ tác động của từng nhân tố tới quyết định học cao học của sinh viên
Nội dung nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về nghiên cứu khái quát về đề tài nghiên cứu cũng như lý do chọn đề tài, tổng quan về các vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu về ý định học cao học ngành QTKD của học viên trên địa bàn TP.HCM
Xây dựng thang đo và đo lường các mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định học cao học ngành QTKD của học viên trên địa bàn TP.HCM
Thảo luận về kết quả nghiên cứu và đưa ra những hàm ý quản trị của nghiên cứu giúp cho các trường Đại học, cơ sở đào tạo Cao học có luận cứ khoa học để nâng cao khả năng tuyển sinh.
Đóng góp của đề tài
Thông qua đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học cao học của học viên trên phạm vi khu vực TP.HCM Những luận cứ khoa học của nghiên cứu giúp cho các trường đại học nâng cao chất lượng giảng dạy, cập nhật chương trình đào tạo, từ đó thu hút và thúc đẩy quá trình đưa ra quyết định học cao học của học viên Cùng với đó, các cơ sở đào tạo Cao học có thể nâng cao vị thế cạnh tranh của mình so với các cơ sở khác Đề tài cho thấy mối quan hệ giữa các yếu tố hành vi của người học đến ý định học đại học của họ Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra mức độ tác động khác nhau của các yếu tố đối với các sinh ở các độ tuổi, giới tính, thu nhập khác nhau.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Các mô hình nghiên cứu liên quan
2.2.1.1 Lý thuyết hành vi tiêu dùng của Philip Kotler
Theo Philip Kotler (2001) lý thuyết hành vi tiêu dùng được hiểu là, “việc tìm hiểu và quan sát hành vi của những cá nhân, nhóm và tổ chức để có thể thỏa mãn được những mong muốn và nhu cầu của mình, sau đó họ sẽ đưa ra những lựa chọn, hình thức mua, cách sử dụng và biện pháp loại bỏ hàng hóa sau sử dụng” Người tiêu dùng luôn mong muốn nhận được giá trị tối đa từ hàng hóa dịch vụ trong phạm vi tài chính cho phép và khả năng hiểu biết của họ Song , người tiêu dùng sẽ ưu tiên hơn trong việc lựa chọn mua những món hàng hóa nào mang lại giá trị, giải pháp hiệu quả nhất cho bản thân họ
Giá trị dành cho khách hàng: “khi người tiêu dùng mua bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào họ sẽ bỏ ra một khoảng chị phí để nhận tổng giá trị của sản phẩm dịch vụ đó và khoảng chênh lệch giữa chi phí mà họ bỏ ra và giá trị mà họ nhận lại chính là Gía trị dành cho khách hàng” Trong đó tất cả những lợi ích mà người tiêu dùng được nhận từ việc mua sản phẩm, dịch vụ đó là: những giá trị thực mà khách hàng mong muốn từ sản phẩm, các hiệu quả dịch vụ đi kèm, thái độ nhân sự và giá trị từ danh tiếng thương hiệu của nhà cung cấp; còn khoảng chi phí mà khách hàng chi trả có thể sở hữu, sử dụng sản phẩm, dịch vụ là tất cả khoảng tiền như sau: giá thành sản phẩm, phí lạm phát theo thời gian, chi phí chi chi trả lương cho công sức và tinh thần của người tạo ra sản phẩm
Sự thỏa mãn của khách hàng: là những trạng thái cảm giác của một người được thỏa mãn với kỳ vọng mà họ đã đặt ra từ những giá trị, lợi ích mà một sản phẩm, dịch vụ nào đó mang lại, tính từ khi họ có ý định mua sản phẩm, dịch vụ đó
Cũng theo Kotler (2001), bên cạnh các yếu tố được nhắc đến trên thì các yếu tố khác về nhân khẩu học cũng là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến quá tình hình thành ý định, thực hiện hành vi mua sắm của khách hàng Một số yếu tố nhân khẩu học chủ yếu bao gồm: giới tính, thu nhập, tuổi tác, tình trạng hôn nhân,…
2.2.1.2 Thuyết hành động hợp lý (TRA)
Thuyết hành động hợp lý TRA được phát triển bởi (Ajzen, 1975), được xem là một trong những lý thuyết cơ bản được dùng làm nền tảng để có thể phân tích và dự đoán được hành vi của con người trong tương lai Theo thuyết này phát biểu, có hai yếu tố quan trọng hình thành nên hành vi con người và nó được quyết định bởi ý định hành vi (Behavior Intension –BI) là: thái độ dẫn đến hành vi và các chuẩn mực chủ quan của từng cá nhân Lý thuyết này cho rằng, thông qua các mức độ ảnh hưởng từ những yếu tố thuộc chuẩn chủ quan, người tiêu dùng sẽ có cách nhìn nhận đối đúng với việc mua hay không một nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ Sau đó, chính điều này quyết định đến ý định thực hiện hành vi của người dùng đó
Trong mô hình TRA, thái độ của người tiêu dùng được đánh giá bằng sự hiểu biết của họ về tính năng cũng như chất lượng sản phẩm Người tiêu dùng bị thu hút bởi các thuộc tính có khả năng đáp ứng một cách hiệu quả các yêu cầu sử dụng trong thực tế của họ, khả năng đáp ứng khác nhau dẫn đến tầm quan trọng khác nhau Bằng cách đánh giá chính xác mức thu hút người tiêu dùng của các thuộc tính, người bán có thể nâng cao khả năng dự đoán, ước tính khả năng lựa chọn mua cuối cùng của khách hàng
Các yếu tố chuẩn mực chủ quan có thể xác định được thông qua mức độ ảnh hưởng của các cá nhân trong vòng tròn xã hội của người tiêu dùng, chẳng hạn như gia đình, đối tác, bạn bè, đồng nghiệp, thầy cô,… Những cá nhân này bày tỏ sự đồng tình hoặc không đồng tình với hành động mua hàng và đưa ra lời khuyên với người tiêu dùng Có hai tiêu chí để đánh giá tác động của chuẩn chủ quan: (1) mức độ các cá nhân đồng ý hoặc không đồng ý với hành vi mua hàng của người tiêu dùng và (2) xu hướng của người tiêu dùng trong việc đáp ứng mong đợi của những người thuộc vòng tròn xã hội của họ Sự tác động và những ảnh hưởng của người xung quanh trong việc thúc đẩy người tiêu dùng thực hiện hành vi theo đề xuất là những yếu tố cơ bản trong việc đánh giá các chuẩn mực chủ quan Mối quan hệ của người tiêu dùng với những người thuộc vòng tròn xã hội càng chặt chẽ thì tác động của họ đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng càng lớn
Hình 2 1 Mô hình thuyết hành động hợp lý (TRA)
2.2.1.3 Thuyết hành vi dự định TPB
TPB (Theory of Planned Behavior) được cải tiến từ lý thuyết hành động hợp lý (TRA: Ajzen & Fishbein,1975) Khung lý thuyết này được tạo ra để khắc phục những điểm hạn chế của lý thuyết TRA về việc cho rằng lý trí điều khiển hoàn toàn hành vi của con người
Xu hướng hành vi được cấu thành bởi cả ba yếu tố Thứ nhất, thái độ của người tiêu dùng được cho định nghĩa là những đánh giá có thể tích cực hoặc tiêu cực về những hành vi đã thực hiện Thứ hai, ảnh hưởng xã hội được xem là những áp lực xã hội mà người mua hàng cảm nhận được khi thực hiện hay không thực hiện một hành vi nào đó Yếu tố kiểm soát hành vi là nhân tố cuối cùng được thêm vào để bổ sung cho một số hạn chế của mô hình TRA Yếu tố kiểm soát hành vi cảm nhận sẽ giúp phản ánh mức độ dễ dàng hay khó khăn trong việc thực hiện hành vi của người tiêu dùng; ngoài ra điều này còn bị chi phổi bởi nguồn lực sẵn có của mỗi cá nhân để thực hiện hành vi Theo Ajzen, các yếu tố kiểm soát hành vi được nhận thức ảnh hưởng trực tiếp đến ý định thực hiện và xu hướng thực hiện hành vi
Hình 2.2 Mô hình lý thuyết hành vi mua hàng dự định (TPB)
2.2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam có rất nhiều các nghiên cứu về ý định chọn ngành học, chọn trường đại học của các bạn sinh viên, tuy nhiên, số lượng nghiên cứu về quyết định theo đuổi chương trình học Cao học sau Đại học chưa nhiều
2.2.2.1 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Thảo (2013)
Tên đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên cao học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”
Nghiên cứu đã sử dụng lý thuyết hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler (2001) để xem xét kỹ lưỡng quá trình ra quyết định của sinh viên trong việc lựa chọn trường sau đại học Giáo dục được khái niệm hóa như một dịch vụ được các trường đại học cung cấp cho sinh viên, những người đóng vai trò là khách hàng sử dụng dịch vụ này Các phát hiện chỉ ra rằng ý định của học viên trong việc lựa chọn trường sau đại học có liên quan đến sáu yếu tố chính: (1) Nhóm tham khảo, (2) Thuộc tính của trường đại học, (3) Sở thích của sinh viên, (4) Năng lực học tập, (5) Những cân nhắc liên quan đến nghề nghiệp, (6) Môi trường xã hội của trường đại học và Đặc điểm nhân khẩu học
Những phát hiện của nghiên cứu này đưa ra những hàm ý quản trị với các cơ sở đào tạo sau đại học nên điều chỉnh chiến lược tuyển sinh của mình để hướng mục tiêu đến nhân khẩu học của các học viên Mỗi yếu tố nhân khẩu học, bao gồm độ tuổi, giới tính và thu nhập, đều tạo nên những đặc điểm và sở thích riêng của sinh viên
Nâng cao hình ảnh thương hiệu của trường bao gồm một số bước: nâng cấp - bảo trì trang thiết bị hiện đại, tích hợp - điều chỉnh các chương trình đào tạo quốc tế chất lượng cao để cung cấp cho sinh viên những kiến thức phù hợp để ứng dụng với thực tế, đồng thời xây dựng một môi trường học tập lành mạnh, có sự giúp đỡ lẫn nhau
Bằng cách này, các trường đại học có thể nâng cao khả năng cạnh tranh và thu hút tuyển sinh
Hạn chế của nghiên cứu:
Bên cạnh những phát hiện nêu trên, nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế đó là: khảo sát được thu thập dựa trên các sinh viên đã là học viên cao học, không khảo sát các đối tượng có ý định, hoặc các đối tượng chưa đậu cao học, để các cơ sở đào tạo thực sự nắm bắt được hết các học viên có nhu cầu về cao học Vì vậy nên khảo sát cả ba đối tượng được nêu trên có những nhận định chính xác hơn về nhu cầu và ý định lựa chọn của học viên cao học
Phạm vi của nghiên cứu chỉ được thực hiện trên ngành Quản trị kinh doanh – Tài chính – Ngân hàng cũng là một hạn chế khi hiện nay còn những ngành khác được học viên lựa chọn để theo học Cao học đông đảo
Hình 2 3 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường của học viên cao học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Nguồn: Nguyễn Thị Thanh Thảo (2013)
2.2.2.2 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Thảo (2019)
Giả thuyết nghiên cứu
Về ý định theo đuổi học thạc sĩ, thái độ đề cập đến đánh giá tổng thể của sinh viên về việc học thêm lên thạc sĩ Sinh viên có thể coi việc theo đuổi bằng thạc sĩ như một khoản đầu tư giúp nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn của họ thông qua nghiên cứu sau đại học, điều này có thể dẫn đến tăng thêm nhiều cơ hội như: thu nhập cao hơn, thăng tiến trong tương lai
Thái độ của sinh viên có mối tương quan tích cực với ý định học thạc sĩ của họ, điều này cho thấy rằng sự hiểu biết của sinh viên càng sâu sắc về những lợi ích mà học thạc sĩ sau đại học có thể mang lại thì ý định theo đuổi bằng thạc sĩ của họ càng mạnh mẽ hơn (Makrygianni, 2023) Sinh viên có thể coi chi phí và thời gian dành cho việc học sau đại học như một khoản đầu tư và kỳ vọng rằng kiến thức và kỹ năng thu được trong những nghiên cứu đó sẽ mang lại lợi nhuận thuận lợi trong tương lai (Liu, 2021), chẳng hạn như có được những công việc mà sinh viên cho là tốt hơn (Hovdhaugen, 2023)
Do đó, dựa trên bằng chứng lý thuyết hiện có, tác giả giả định rằng thái độ của sinh viên với việc học thạc sĩ sẽ có sự tác động một cách tích cực đến ý định học thạc sĩ của họ, giả thiết sau được đề xuất:
H1: Thái độ đối với học thạc sĩ có tác động tích cực đến ý định học thạc sĩ 2.3.2 Chuẩn chủ quan
(Ajzen, 1975) định nghĩa chuẩn chủ quan là sức ép xã hội về mặt nhận thức của mổ cá nhân để tiến hành hoặc không tiến hành hành vi nào đó Theo nghiên cứu của (Taylor, 1995) thì sức ép này đến từ thái độ ủng hộ hay không ủng hộ của gia đình, bạn bè, những người có sự ảnh hưởng đến việc thực hiện hay không thực hiện một hành vi nào đó
Có một mối tương quan tích cực đáng kể giữa các chuẩn mực chủ quan của sinh viên và ý định học thạc sĩ của họ Phụ huynh có tác động đáng kể đến việc xây dựng các cơ hội giáo dục cho học sinh (Jacobs, 2006) Trong quá trình trưởng thành của học sinh, phụ huynh có xu hướng hướng dẫn hoặc can thiệp vào đưa ra quyết định học cao hơn, thậm chí lựa chọn chuyên ngành của sinh viên Hầu hết sinh viên đều dựa vào sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần từ cha mẹ (To, 2014) Tương tự, mong muốn của phụ huynh cũng đóng vai trò quan trọng khi sinh viên có ý định học thạc sĩ hay không Ngoài ra, sự động viên từ bạn bè cũng là động lực quan trọng để sinh viên có ý định học thạc sĩ sau đại học (Davis, 2012)
Trên cơ sở đó, giả thuyết sau được đề xuất:
H2: Chuẩn chủ quan có tác động tích cực đến ý định học thạc sĩ 2.3.3 Nhận thức kiểm soát hành vi
Nhận thức kiểm soát hành vi đề cập đến sự tự đánh giá của một cá nhân về mức độ khó khăn hoặc dễ dàng về việc thực hiện một hành vi cụ thể Các cá nhân có xu hướng nhận thức được khả năng kiểm soát tốt hơn đối với một hành vi khi họ tin rằng họ có nhiều nguồn lực và cơ hội Khi đó, họ sẽ nghĩ rằng có ít cản trở quá trình thực hiện hành vi và việc kiểm soát nhận thức đối với hành vi sẽ càng lớn Theo (Ajzen I , 1991), nhận thức kiểm soát hành vi sẽ xuất phát từ sự tự tin của mỗi cá nhân và điều kiện dễ dàng, thuận lợi để thực hiện hành vi
Trong lĩnh vực giáo dục, nhận thức kiểm soát hành vi của sinh viên là sự đánh giá chủ quan của họ về nguồn lực, kiến thức, khả năng và sự chuẩn bị cho quá trình học thạc sĩ Nói cách khác, nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh niềm tin của sinh viên về năng lực đối mặt với những thách thức khi học thạc sĩ Những sinh viên tin rằng họ đã chuẩn bị hoặc có thể chuẩn bị sẽ chủ động và tự tin hơn khi đối mặt với thử thách và ý định học thạc sĩ mạnh mẽ hơn (Borrego, 2018) Điều này tương tự với những phát hiện của (Steinmayr, 2019)
Trên cơ sở đó, giả thuyết sau được đề xuất:
H3: Nhận thức kiểm soát hành vi có tác động tích cực đến ý định học thạc sĩ 2.3.4 Chi phí học tập
(Lewis, 2016) nhấn mạnh chi phí học tập tác động một cách tích cực đến ý định theo học thạc sĩ của sinh viên Ngoài ra, các khoản tài trợ kinh tế cũng có tác động không nhỏ đến ý định học thạc sĩ sau đại học Nó bao gồm học bổng, gói cho vay học phí hoặc trợ cấp Hơn nữa, nhờ những khoản tài trợ này, hầu hết sinh viên sẽ cảm thấy ít áp lực hơn khi chọn học thạc sĩ (Ihlanfeldt, 1980)
Chi phí giáo dục, bao gồm học phí, chi phí sinh hoạt, đồ dùng và các chi phí giáo dục khác, được sinh viên cân nhắc trước khi quyết định có nên tham gia học thạc sĩ sau đại học không (Johnson, 2016) Như vậy, những cân nhắc về chi phí ảnh hưởng đến ý định đăng ký học thạc sĩ của sinh viên (McKinney, 2022)
Trên cơ sở đó, giả thuyết sau được đề xuất:
H4: Chi phí học tập có tác động tích cực đến ý định học thạc sĩ 2.3.5 Thương hiệu nhà trường
(Houston, 1979) và (Kron, 1983) đều khẳng định yếu tố danh tiếng của trường đại học có tác động mạnh mẽ đến ý định lựa chọn ngôi trường theo học cũng như ý định học lên bằng Thạc sỹ của sinh viên Ngoài ra, thương hiệu nhà trường được coi là yếu tố ảnh hưởng một cách trực tiếp đến sinh viên khi họ chọn một trường đại học để học thạc sĩ (Mishra, 2021) vì họ coi đây là một điều gì đó quan trọng Hầu hết sinh viên tin rằng các trường đại học hàng đầu có xu hướng đào tạo ra những sinh viên tốt hơn và có trình độ cao hơn trong xã hội, điều này giúp phát triển tốt hơn (Bains, 2021)
Từ những nghiên cứu trước đây, thương hiệu của nhà trường là một trong những yếu tố tác động mạnh nhất tác động đến sinh viên và hình thành ý định học thạc sĩ của họ Danh tiếng có thể tác động đến cảm xúc cá nhân, chẳng hạn như niềm tin rằng một trường đại học nổi tiếng sẽ giúp họ có được công việc tốt hơn hoặc niềm tin rằng họ sẽ nhận được điều gì đó đặc biệt từ trường đó (Phannachat, 2022)
Trên cơ sở đó, giả thuyết sau được đề xuất:
Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nghiên cứu tóm tắt các nghiên cứu được thực hiện trước đây về sự tác động của Thái độ, Chuẩn chủ qua, Nhận thức kiểm soát hành vi, Chi phí học tập, Thương hiệu nhà trường đến ý định học thạc sĩ của sinh viên tại các trường đại học Dựa vào 5 giả thuyết rút ra được từ những mô hình nghiên cứu trước đây, tác giả có đề xuất mô hình nghiên cứu dưới đây:
Hình 2 7 Mô hình nghiên cứu đề xuất
(Nguồn: Tác giả đề xuất)
QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Hình 3 1 Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả xây dựng)
Nghiên cứu định tính: Dựa trên khung lý thuyết đã trình bày ở Chương 2, tác giả tiến hành nghiên cứu định tính thông qua thảo luận nhóm để hoàn thiện mô hình và xây dựng thang đo nghiên cứu Từ kết quả thu được sau khi tiến hành nghiên cứu định tính, các yếu tố ảnh hưởng đến ý định theo học Cao học được điều chỉnh để phù hợp hơn với đặc thù thực tế của các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Nghiên cứu này được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh trong đầu tháng
3/2024 Khi tiến hành nghiên cứu định tính, tác giả đã tạo một cuộc thảo luận nhóm với sự tham gia của 10 sinh viên đến từ Thành phố Hồ Chí Minh để đánh giá mức độ dễ hiểu của thang đo được sử dụng trong nghiên cứu Quá trình lặp đi lặp lại này đảm bảo rằng thang đo nghiên cứu rõ ràng và dễ tiếp cận đối với nhóm nhân khẩu học mục tiêu, từ đó nâng cao tính hợp lệ và độ tin cậy của nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng: Để phục vụ nghiên cứu, tác giả tiến hành khảo sát khảo sát 204 sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh để xem xét kỹ lưỡng độ tin cậy của thang đo Điều này được thực hiện thông qua việc sử dụng các kỹ thuật thống kê như hệ số Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi quy bội, cũng như Kiểm định T-test và ANOVA.
Xây dựng thang đo
Dựa vào các nhân tố ảnh hưởng đến ý định học thạc sĩ của sinh viên các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả thang đo các nhân tố tác động đến ý định học Cao học của sinh viên, bao gồm:
- Thái độ đối với học thạc sĩ (dự kiến có 4 biến quan sát)
- Chuẩn chủ quan (dự kiến có 3 biến quan sát)
- Nhận thức kiểm soát hành vi (dự kiến có 4 biến quan sát)
- Chi phí học tập (dự kiến có 4 biến quan sát)
- Thương hiệu nhà trường (dự kiến có 4 biến quan sát)
- Ý định học thạc sĩ (dự kiến có 3 biến quan sát) Tác giả sử dụng dụng thang đo Likert (5 mức độ) cho thang đo nghiên cứu và các biến quan sát để mô tả chi tiết nhằm xác định nhân tố tác động đến ý định học Thạc sỹ của sinh viên như sau:
- Mức 1: Hoàn toàn không đồng ý 1
Bảng 3.1 Thang đo tham khảo
Mã biến Biến quan sát Nguồn
I THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI HỌC THẠC SĨ
TD1 Học Thạc sĩ là lựa chọn tốt cho bản thân
(Makrygianni, 2023), TD2 Học Thạc sĩ mang lại nhiều lợi ích cho tôi
TD3 Học Thạc sĩ là điều cần thiết TD4 Học Thạc sĩ mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp cho tôi
CCQ1 Gia đình, bạn bè ủng hộ tôi học Thạc sĩ
(To, 2014), (Jacobs, 2006) CCQ2 Người có ảnh hưởng đến tôi khuyên tôi học Thạc sĩ
CCQ3 Xung quanh tôi nhiều người học Thạc sĩ
III NHẬN THỨC KIỂM SOÁT HÀNH VI
KSHV1 Tôi có điều kiện thuận lợi để theo học Thạc sĩ
(Vi, 2018) KSHV2 Tôi tin vào lựa chọn học Thạc sĩ của mình
KSHV3 Tôi tin mình có năng lực để theo học Thạc sĩ
KSHV4 Tôi dễ dàng tìm hiểu thông tin về chương trình học
IV CHI PHÍ HỌC TẬP
CP1 Chi phí học Thạc sĩ không cao
(McKinney, 2022), (Lewis, 2016) CP2 Chi phí học Thạc sĩ là phù hợp với chất lượng đào tạo
CP3 Chi phí học Thạc sĩ phù hợp với điều kiện kinh tế của tôi
CP4 Nhà trường tạo điều kiện cho tôi chi trả chi phí học
TH1 Trường cáo danh tiếng về giảng dạy Thạc sĩ
TH2 Trường có đội ngũ giảng viên uy tín
TH3 Trường có uy tín đào tạo chất lượng sinh viên học
Thạc sĩ TH4 Bằng cấp học Thạc sĩ tại trường có uy tín
VI Ý ĐỊNH HỌC THẠC SĨ
YD1 Tôi có ý định học Thạc sĩ
(Vi, 2018), (Liu, 2021) YD2 Tôi mong đợi học Thạc sĩ trong thời gian tới
YD3 Tôi sẽ giới thiệu mọi người học Thạc sĩ
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu được tính toán dựa trên hai yếu tố: (i) Mức tối thiểu và (ii) Số lượng biến được đưa vào phân tích của mô hình (Hair, 2006)
Cỡ mẫu tối thiểu của nghiên cứu: 50 Pj: Ký hiệu của số biến quan sát có trong thang đo thứ j (j = 1 đến t) k: Tỷ lệ số lượng quan sát so với biến quan sát (5/1 hoặc 10/1) Cỡ mẫu yêu cầu (n)
Nếu n < 50, chọn n = 50; nếu n > 50 chọn quy mô mẫu là n
Chọn k = 5, số mẫu tối thiểu là:
N = (5.6) + (5.5) + (5.3) + (5.5) + (5.3) + (5.4) + (5.3) = 145 Số mẫu tối thiểu cần khảo sát để đảm bảo độ tin cậy cho nghiên cứu là 145 Đề tài này tác giả đề xuất kích cỡ mẫu là 204.
Phương pháp xử lý dữ liệu
Sử dụng số liệu thu thập được từ bảng khảo sát, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích theo các bước sau:
Bước 1: Thống kê mô tả mẫu
Mẫu sau khi được thu thập sẽ được đưa vào phân tích thống kê mô tả, bao gồm việc phân loại mẫu dựa trên tiêu chí phân loại khảo sát và tính giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất - lớn nhất của các câu trả lời trong bảng khảo sát
Bước 2: Đánh giá độ tin cậy thông qua kiểm định Cronbach's Alpha
Tác giả tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo khi áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá do Nunnally và Burnstein (1994) và Nguyễn Đình Thọ (2011) đặt ra Mức ý nghĩa của hệ số Cronbach's Alpha nằm trong khoảng từ 0,6 đến 0,95 sẽ được coi là chấp nhận được, trong khi đó, với các giá trị từ 0,7 đến 0,9 sẽ được coi là tốt Hệ số vượt quá 0,95 cho thấy có sự dư thừa trong các câu hỏi, khiến nó không được chấp nhận trong nghiên cứu
Ngoài ra, tổng hệ số tương quan biến phải vượt quá 0,3 Hệ số này đo lường mối tương quan giữa một biến và giá trị trung bình của những biến khác thuộc cùng thang đo Các biến có tổng hệ số tương quan biến dưới 0,3 được coi là không đáng tin cậy và sẽ bị loại khỏi thang đo
Bước 3: Bổ sung thêm một số kiểm định của EFA:
Các kiểm tra sâu hơn về phân tích nhân tố khám phá (EFA) bao gồm việc đánh giá tính phù hợp của EFA thông qua thước đo Kaiser–Meyer–Olkin (KMO), kiểm tra mối tương quan giữa các biến quan sát của mô hình nghiên cứu thông qua kiểm định Bartlett và phân tích phương sai trích xuất để đảm bảo sự phù hợp với dữ liệu thực tế và xác định mối tương quan tuyến tính
Các nhân tố được coi là hợp lệ cần thỏa mãn những điều kiện sau:
- Hệ số KMO ≥ 0,5 và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett cần ≤ 0,05 (theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008)
- Hệ số tải nhân tố phải ≥ 0,5 để giá trị hội tụ có thể được tạo ra khi phân tích (Theo nghiên cứu của Hair và Anderson, 1998)
- Khi tổng phương sai trích được ≥ 50%, thang đo sẽ được chấp nhận để tiến hành những bước kiểm định tiếp theo
- Hệ số giá trị riêng Eigenvalue cần phải vượt quá 1
- Sự khác biệt về hệ số tải của một nhân tố đối với các nhân tố khác cần ≥ 0,3 để đảm bảo tính thang đo nghiên cứu có sự khác biệt giữa các nhân tố (theo Jannoun và Al-Tamimi, 2003)
Bước 4: Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính bội để xác định các yếu tác động và mức độ tác động của từng yếu tố tới ý định học Cao học của sinh viên tại các trường đại học
Như Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) đã chỉ ra, khi tồn tại mối tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc và được biểu thị bằng hệ số tương quan Pearson, mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố có thể được mô hình hóa bằng mô hình hồi quy tuyến tính bội Trong mô hình này, một biến được chỉ định là biến phụ thuộc, các biến còn lại sẽ là biến độc lập và tác động lên biến phụ thuộc
Các bước để tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính bội như sau:
- Đánh giá tính phù hợp của mô hình - Tiến hành kiểm định mức ý nghĩa của các hệ số hồi quy - Sử dụng hệ số R 2 và hệ số R 2 hiệu chỉnh để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội mà kết quả phân tích dữ liệu đưa ra - Xác định sai phạm các giả định (nếu có) trong mô hình hồi quy tuyến tính
- Xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính bội để thấy được sự tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộc
Bước 5: Kiểm tra sự khác biệt giữa các biến nhân khẩu học +) Đánh giá sự khác biệt về giới tính: Kiểm định sự khác biệt giá trị trung bình để xác định sự khác biệt trong ý định học Cao học sau đại học giữa nam và nữ ở mức ý nghĩa 0,05
Nếu mức ý nghĩa của Kiểm định Levene dưới 0,05, biểu thị sự chênh lệch không đồng đều giữa các giới tính Giá trị ý nghĩa sig T-Test < 0,05 cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ ý định giữa những người trả lời thuộc các giới tính khác nhau
Nếu mức ý nghĩa của Kiểm định Levene lớn hơn hoặc bằng 0,05 cho thấy không có sự chênh lệch về phương sai giữa các giới tính Giá trị ý nghĩa sig T-Test < 0,05 cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ ý định giữa những người trả lời thuộc các giới tính khác nhau
+) So sánh độ tuổi và thu nhập:
Kiểm tra giá trị trung bình của các biến quan sát liên quan đến tuổi tác và thu nhập để xác định sự khác biệt về ý định thực hiện hành vi theo từng đặc điểm nhân khẩu học này Tiến hành phân tích chi tiết bằng cách sử dụng ANOVA để đánh giá sự khác biệt về từng nhóm theo độ tuổi hay thu nhập Trước khi kiểm định giá trị trung bình, tác giả sẽ tiến hành thử nghiệm Levene để xác minh sự bằng nhau của các phương sai tổng thể
Nếu giá trị sig ở kiểm định này > 0,05 thì phương sai giữa các nhân tố lựa chọn của biến định tính trong mô hình không có sự khác nhau, tiếp tục xem kết quả ở bảng ANOVA để có thể đưa ra kết luận
Nếu giá trị sig ở bảng ANOVA < 0,05, có thể đưa ra kết luận: Bác bỏ H0, đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt giữa các nhóm nhân khẩu học đối với biến phụ thuộc
Nếu sig ở bảng ANOVA >= 0,05, có thể đưa ra kết luận: Chấp nhận H0, chưa có đủ điều kiện để khẳng định có sự khác biệt giữa các nhóm nhân khẩu học đối với biến phụ thuộc
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Thống kê mô tả
Tiêu chí Phân loại Tần số Tỷ lệ (%)
(Nguồn: Tác giả xử lý số liệu)
Trong số 204 sinh viên tham gia khảo sát, xét theo giới tính thì nam chiếm 43,1% và sinh viên nữ chiếm 56,9% Kết quả cho thấy có sự chênh lệch giữa sinh viên nam và nữ khi tham gia khảo sát, tuy nhiên sự chênh lệch này không nhiều
Xét theo năm học đại học, trong tổng số 204 sinh viên, có 35 sinh viên năm nhất, chiếm tỉ trọng là 17,2%; 81 sinh viên năm 2, chiếm tỉ trọng 39,7%; có 56 sinh viên năm 3 chiếm tỉ trọng là 27,5% và sinh viên năm tư chiếm 15,7% với 32 sinh viên
Xét về thu nhập, sinh viên có mức thu nhập từ 5-10 triệu là chủ yếu, chiếm 49,5%, nhóm sinh viên có thu nhập dưới 5 triệu chiếm 41,7% Một số ít có thu nhập từ 10-15 triệu (6,4%) và trên 15 triệu (2,5%) Điều này có thể dễ lý giải bởi các bạn sinh viên vẫn đang theo đi học tại trường đại học, chưa chính thức tham gia vào thị trường lao động, nên mức thu nhập chưa cao.
Đánh giá độ tin cậy bằng Cronbach’s Alpha
Bảng 4 2 Kiểm định độ tin cậy thang đo
Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Thang đo "Thái độ": Cronbach's Alpha = 0,792
Thang đo "Chuẩn chủ quan": Cronbach's Alpha = 0,771
Thang đo "Nhận thức kiểm soát hành vi": Cronbach's Alpha = 0,787
Thang đo "Chi phí": Cronbach's Alpha = 0,801
Thang đo "Thương hiệu": Cronbach's Alpha = 0,788
Thang đo "Ý định": Cronbach's Alpha = 0,721
(Nguồn: Tác giả xử lý số liệu)
Kiểm định thang đo cho thấy kết quả Cronbach's Alpha đều vượt quá 0,6 và tất cả các hệ số tương quan tổng biến đều vượt quá 0,3 Điều này cho thấy thang đo là phù hợp với nghiên cứu và có thể được giữ nguyên để phân tích nhân tố khám phá (EFA).
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Bảng 4 3 Kết quả kiểm định KMO
(Nguồn: Tác giả xử lý số liệu)
Từ kết quả phân tích nhân tố ở bảng 4.3 cho thấy chỉ số KMO ở mức 0,832, vượt ngưỡng 0,5 khẳng định tính phù hợp của dữ liệu để tiếp tực phân tích nhân tố
Hơn nữa, kết quả kiểm định Bartlett với mức ý nghĩa (Sig) là 0,000 < 0,05, giả thuyết (H0) bị bác bỏ: các biến quan sát không có sự tương quan với nhau trong tổng
Giá trị Chi bình phương xấp xỉ 1568,478
Sig 0,000 thể Do đó, giả thuyết đặt ra ma trận tương quan đồng nhất giữa các biến bị bác bỏ, đồng nghĩa là các biến thực sự có tương quan và thỏa mãn các điều kiện tiên quyết để phân tích nhân tố
Bảng 4 4 Eigenvalues và phương sai trích
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared
Phần trăm của phương sai
Phần trăm của phương sai
Phần trăm của phương sai
(Nguồn: Tác giả xử lý số liệu)
Thực hiện phân tích nhân tố theo Principal components với phép quay Varimax, quá trình phân tích nhân tố đã sắp xếp 19 biến quan sát thành 5 nhóm riêng biệt
Tổng phương sai được trích = 65,534% > 50%, cho thấy mức độ ảnh hưởng của 5 yếu tố này tới sự biến thiên của dữ liệu Khi tổng phương sai = 65,534%, đồng nghĩa giải thích được 65,534% sự biến thiên của dữ liệu Ngoài ra, tất cả các nhân tố đều có Giá trị hệ số Eigenvalues ở mức cao (>1), đặc biệt nhân tố thứ 5 có Eigenvalues lên tới 1,359
Bảng 4 5 Bảng ma trận xoay
(Nguồn: Tác giả xử lý số liệu)
Thông qua kết quả chạy dữ liệu từ bảng 4.5, chúng ta sẽ loại các nhân tố có hệ số tải 1, hệ số này được hiểu rằng sẽ đại diện cho sự giải thích của mỗi yếu tố về sự biến thiên
Hơn nữa, kết quả phân tích dữ liệu từ bảng 4.7 chỉ ra rằng tổng phương sai trích Extraction Sums of Squared Loadings (Cumulative %) của 5 nhân tố = 65,710%
> 50% Điều này chứng tỏ 5 biến độc lập giải thích được 65,710% sự biến thiên của mô hình nghiên cứu
4.3.2 Đối với biến phụ thuộc
Bảng 4 8 Kết quả kiểm định KMO
Giá trị Chi bình phương xấp xỉ 128,215
(Nguồn: Tác giả xử lý số liệu)
Theo kết quả phân tích các nhân tố từ bảng 4.8 chỉ ra rằng chỉ số Kaiser-Meyer- Olkin (KMO) = 0,653, kết quả này vượt ngưỡng chấp nhận được là 0,5 Từ kết quả đó, chúng ta có thể kết luận rằng dữ liệu phù hợp để tiếp tục tiến hành phân tích nhân tố
Hơn nữa, với kết quả kiểm định Bartlett’s, với mức ý nghĩa (Sig) là 0,000, nhỏ hơn 0,05, chúng ta sẽ bác bỏ giả thuyết H0: Trong tổng thể, các biến quan sát không có mối quan hệ tương quan với nhau Do đó, sẽ bác bỏ giả thuyết rằng ma trận tương quan có sự đồng nhất giữa các biến, nghĩa là các biến thể hiện mối tương quan và đáp ứng các điều kiện cần thiết để tiến hành phân tích nhân tố
Bảng 4 9 Eigenvalues và phương sai trích
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared
Phần trăm của phương sai
Phần trăm của phương sai
Phần trăm của phương sai
(Nguồn: Tác giả xử lý số liệu)
Tiếp tục thực hiện phân tích các nhân tố theo Principal components với phép quay Varimax Kết quả được chỉ ra tại bảng 4.9, giá trị tổng phương sai trích 64,502%, lớn hơn mức 50% Từ kết quả đó, khi đó có thể nói rằng sự biến thiên của dữ liệu có thể được giải thích tới 64,502% từ nhân tố này
Bảng 4 10 Bảng ma trận chưa xoay
(Nguồn: Tác giả xử lý số liệu) Điều kiện để các biến quan sát thuộc nhân tố Ý định thỏa mãn là cần có hệ số tải >0,5 Từ kết quả ở bảng 4.10 có được khi phân tích dữ liệu, có thể nói rằng, biến quan sát YD1, YD2, YD3 đều thỏa mãn điều kiện và tiếp tục được sử dụng trong mô hình nghiên cứu
Bảng 4 11 Tóm tắt kết quả chạy ma trận xoay
STT Nhân tố Biến loại Biến còn lại
3 nhận thức kiểm soát hành vi (ADS1, ADS2, ADS3, ADS4,
ADS5 nhận thức kiểm soát hành vi (ADS1, ADS2, ADS3,
6 Ý định học cao học (CI1, CI2,
CI3, CI4, CI5) ý định học cao học (CI1, CI2, CI3, CI4, CI5)
(Nguồn: Tác giả xử lý số liệu)
Phân tích tương quan Pearson
Bảng 4 12 Phân tích tương quan Pearson
YD TD CCQ KSHV CP TH
(Nguồn: Tác giả xử lý số liệu)
Phân tích cho thấy mức ý nghĩa (sig) của mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc < 0,05 Điều này cho thấy có mối tương quan tuyến tính và có ý nghĩa thống kê tồn tại giữa mỗi cặp biến độc lập và biến phụ thuộc
Hơn nữa, mức ý nghĩa cho mối quan hệ giữa các cặp biến độc lập cũng < 0,05 Điều này cho thấy tồn tại mối tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập trong mô hình, dẫn tới có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến Như vậy, mối tương quan giữa các biến độc lập có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy và tính ổn định của mô hình hồi quy.
Phân tích hồi quy tuyến tính bội
Bảng 4 13 Bảng tóm tắt mô hình
Mô hình Giá trị R R bình phương
Sai số chuẩn của ước lượng
(Nguồn: Tác giả xử lý số liệu)
Dựa trên các kết quả thu thập được từ phân tích hồi quy, có thể thấy rõ rằng hệ số R = 0,763 biểu thị mối tương quan có ý nghĩa giữa các biến được đưa vào mô hình Hệ số này thể hiện mức độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các biến Ngoài ra, giá trị R 2 (còn được gọi là R Square) = 0,582 là chỉ số thể hiện mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu Số liệu này cũng chỉ ra tỷ lệ phương sai trong biến phụ thuộc có thể được giải thích bằng các biến độc lập được đưa vào mô hình
Khi đánh giá hiệu quả của mô hình, không chỉ kiểm tra giá trị R 2 mà còn cần kiểm tra cả giá trị R 2 hiệu chỉnh, bởi chỉ số này thể hiện chính xác hơn mức độ phù hợp của mô hình so tổng thể Để một mô hình được coi là tốt, R 2 hiệu chỉnh cần > 0,5 (50%) và 0 Điều này biểu thị mối quan hệ trực tiếp và sự tác động tích cực giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc Nghĩa là, khi bất kỳ yếu tố nào trong số này tăng lên thì ý định theo học cao học của sinh viên cũng có xu hướng tăng lên và ngược lại Mối tương quan tích cực này cho thấy sự quan trọng của các yếu tố này trong việc thúc đẩy quyết định của các cá nhân liên quan đến việc học Cao học
Phân tích sâu hơn về kết quả, ta thấy biến KSHV (Nhận thức kiểm soát hành vi) có hệ số beta hiệu chỉnh lớn nhất (0,294), cho thấy ảnh hưởng đáng kể của nó đến ý định học Cao học Tiếp đó, biến TD (Thái độ với học Thạc sĩ) có hệ số beta hiệu là 0,286, biến CCQ (Chuẩn chủ quan) có hệ số beta hiệu chỉnh là 0,181 và biến CP (Chi phí học Thạc sĩ) có hệ số beta hiệu chỉnh là 0,178, cho thấy những đóng góp đáng kể của chúng trong việc tác động đến ý định học Thạc sĩ của sinh viên Cuối cùng, biến
TH (Thương hiệu nhà trường) có hệ số beta hiệu chỉnh nhỏ nhất (0,155), cho thấy đây là biến có ít tác động nhất tới ý định học Thạc sĩ của sinh viên
Ngoài ra, kết quả phân tích hệ số phóng đại phương sai (VIF) rất nhỏ, nằm trong khoảng từ 1,166 đến 1,460 và tất cả đều nằm dưới ngưỡng 2, đạt mức yêu cầu
Việc đáp ứng được các tiêu chí này cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy Do đó, có thể khẳng định mô hình duy trì được ý nghĩa thống kê, qua đó khẳng định sự chấp nhận các yếu tố được đưa vào mô hình Ý nghĩa của hệ số hồi quy
Với các giả thuyết đã đưa ra trong mô hình nghiên cứu, phương trình hồi quy đa biến với hệ số beta được chuẩn hóa có dạng:
YD = β0 + β1*TD + β2*CCQ + β3*KSHV + β4*CP + β5*TH Trong đó Β0: Hằng số β1: Hệ số hồi quy chuẩn hóa của thành phần thái độ đối với học Thạc sĩ β2: Hệ số hồi quy chuẩn hóa của thành phần chuẩn chủ quan β3: Hệ số hồi quy chuẩn hóa của thành phần nhận thức kiểm soát hành vi Β4: Hệ số hồi quy chuẩn hóa của thành phần chi phí Β5: Hệ số hồi quy chuẩn hóa của thành phần thương hiệu Sau quá trình phân tích dữ liệu khảo sát các bạn sinh viên, ta có phương trình thể hiện sự tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộc là ý định học Thạc sỹ của các bạn sinh viên như sau:
YD = 0,286*TD + 0,181*CCQ + 0,294*KSHV + 0,178*CP + 0,155*TH 4.5.4 Kiểm định các giả định của hồi quy tuyến tính
Sau khi hoàn thành phân tích hồi quy và có được mô hình hồi quy, cần tiến hành xem xét và đánh giá lại kỹ lưỡng để xác định xem liệu kết quả thu được có vi phạm bất kỳ giả định hồi quy nào hay không Bất kỳ sự khác biệt hoặc vi phạm nào được phát hiện trong kết quả có thể khiến các phương trình hồi quy không đáng tin cậy, do đó cần có các biện pháp khắc phục để đảm bảo tính chính xác của quá trình phân tích
Phân phối chuẩn của phần dư
Tồn tại nhiều yếu tố có thể khiến phần dư bị sai lệch so với phân phối chuẩn
Những sai lệch này có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm việc lựa chọn mô hình không phù hợp cho dữ liệu đang được kiểm tra hoặc cỡ mẫu không đủ, khiến cho việc phân tích trở nên kém hiệu quả hơn Để giải quyết những sai lệch như vậy và đảm bảo độ tin cậy của phân tích, các nhà nghiên cứu có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau Trong số đó, 2 phương pháp phổ biến là sử dụng biểu đồ Histogram và Normal P-P Plot phần dư Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng biểu đồ Histogram để kiểm tra phân phối chuẩn của phần dư bởi khả năng hiển thị một cách trực quan hóa của biểu đồ này
Biểu đồ 4 1 Tần số phần dư chuẩn hóa Histogram
(Nguồn: Tác giả xử lý số liệu)
Từ kết quả biểu đồ 4.1, có thể thấy rõ rằng đường cong phân phối chuẩn được chồng lên biểu đồ tần số Đường cong này hiển thị theo dạng hình chuông đặc trưng, đồng nghĩa với biểu đồ phân phối chuẩn điển hình Ngoài ra, giá trị trung bình (Mean) gần xấp xỉ bằng 0 và độ lệch chuẩn ở mức 0,988, gần bằng 1 Từ những số liệu này, có thể kết luận rằng phần dư có phân phối gần như là chuẩn Do đó, có thể kết luận rằng phân phối chuẩn đối với phần dư không gặp tình trạng vi phạm
Kiểm định liên hệ tuyến tính giữa phần dư chuẩn hóa với giá trị dự đoán chuẩn hóa Để kiểm tra giả định mối quan hệ tuyến tính, tác giả sử dụng biểu đồ Scatter Plot làm công cụ chẩn đoán Biểu đồ phân tán Scatter Plot này mô tả mối quan hệ giữa phần dư được tiêu chuẩn hóa và các giá trị dự đoán chuẩn hóa, cung cấp cái nhìn sâu sắc về bản chất của dữ liệu đang được kiểm tra Bằng cách xem xét kỹ lưỡng biểu đồ Scatter Plot này, có thể phân biệt liệu dữ liệu có tuân thủ giả định về mối quan hệ tuyến tính hay thể hiện bất kỳ sai lệch nào so với tính tuyến tính hay không
Biểu đồ 4.2 Scatter Plot kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính
(Nguồn: Tác giả xử lý số liệu)
Kiểm định sự khác biệt
Bảng 4 17 Kiểm định T-test ý định học cao học với giới tính Kiểm định phương sai Kiểm định trung bình
Sai biệt giữa trung bình mẫu
Sai số chuẩn Dưới Trên
YD Phương sai bằng nhau
Phương sai không bằng nhau
(Nguồn: Tác giả xử lý số liệu)
Từ kết quả bảng 4.19, giá trị Sig của kiểm định Levene bằng 0,476 (>0,05) điều đó có nghĩa là phương sai giữa các nhóm giá trị là đồng nhất Sử dụng giá trị Sig của T–test ở dòng thứ nhất Giá trị sig của T–test = 0,693 (>0,05) cho nên tác giả đưa ra kết luận cho dù là giới tính Nam hoặc Nữ, thì đều không có sự khác biệt về ý định học cao học
4.6.2 Kiểm định sự khác biệt về ý định học cao học với sinh viên năm
Bảng 4 18 Kiểm định sự đồng nhất của phương sai đối với sinh viên năm
Thống kê Levene Bậc tự do 1 Bậc tự do 2 p
(Nguồn: Tác giả xử lý số liệu)
Từ kết quả bảng 4.20, giá trị Sig của kiểm định thống kê Levene bằng 0,200 (>0,05) có thể nói phương sai của ý định học cao học theo sinh viên năm là không khác nhau (không có sự khác biệt) Tiếp tục xem kết quả giá trị Sig của bảng kiểm định ANOVA
Bảng 4 19 Kiểm định ANOVA đối với sinh viên năm
Tổng bình phương Bậc tự do Trung bình bình phương F p
(Nguồn: Tác giả xử lý số liệu)
Giá trị Sig của kiểm định ANOVA (Bảng 4.19) bằng 0,144 (>0,05) Từ kết quả trên tác giả đưa ra kết luận không có sự khác biệt trung bình có ý nghĩa thống kê về Ý định học cao học với sinh viên học ở những năm học khác nhau Có nghĩa là dù là sinh viên năm 1, 2, 3, 4 đều không có sự khác biệt về ý định học cao học
4.6.3 Kiểm định sự khác biệt về ý định học cao học với thu nhập
Bảng 4 20 Kiểm định sự đồng nhất của phương sai đối với thu nhập
Thống kê Levene Bậc tự do 1 Bậc tự do 2 p
(Nguồn: Tác giả xử lý số liệu)
Theo kết quả ở bảng 4.20, ở mức ý nghĩa p = 0,081, vượt quá ngưỡng thông thường là 0,05, giả thuyết phương sai được chấp nhận Điều này cho thấy rằng, với độ tin cậy tới 95%, không tồn tại sự khác biệt rõ rệt trong ý định theo đuổi giáo dục sau đại học ở các mức thu nhập khác nhau Do đó, kết quả phân tích ANOVA được coi là thích hợp và tiếp tục được sử dụng để kiểm tra, giải thích thêm
Bảng 4 21 Kiểm định ANOVA đối với thu nhập
Tổng bình phương Bậc tự do Trung bình bình phương F p
(Nguồn: Tác giả xử lý số liệu)
Theo bảng ANOVA, giá trị p = 0,817 (> 0,05) Như vậy, với độ tin cậy 95% ta chấp nhận giả thuyết Ho và kết luận rằng không có sự khác biệt về ý định học cao học giữa các nhóm thu nhập khác nhau.