1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trường đại học của học sinh THPT tại Thành phố Hải Dương

80 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG DAI HỌC KINH TE QUOC DÂNKHOA THONG KE

DE TAI: PHAN TICH CAC NHAN TO ANH HUONG DEN Y

ĐỊNH LUA CHON TRUONG ĐẠI HOC CUA HỌC SINH THPTTAI TP HAI DUONG

Ho và tên sinh viên : Nguyễn Thị Thu Hà

Mã sinh viên : 11191560

Lép : Thong ké kinh té 61BGiảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Minh Thu

Hà Nội, 03/2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian được học tập và rèn luyện tại trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, em

cảm thấy mình được học hỏi rất nhiều điều từ các bạn và thầy cô trong khoa, dần thíchnghi với chương trình đào tạo Chuyên đề thực tập là một sản phâm nghiên cứu cuối

cùng dé hoàn thành cấp bậc cử nhân Day có lẽ là quãng thời gian nhiều khó khăn khi

tự mình nghiên cứu và trình bày một bài luận lớn như vậy Nhưng nhờ có sự hỗ trợ nhiệt

tình của thầy cô và anh chị trong khoa, chuyên đề tốt nghiệp của em mới có thể hoànthành một cách tốt nhất.

Dé đạt được kết quả như ngày hôm nay, em xin gửi lời biết ơn chân thành và sâu sắc

nhất đến toàn bộ thầy cô trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân nói chung và khoa ThốngKê nói riêng, những người đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệmquý báu cho em trong suốt bốn năm qua, để em có được những hành trang vững chắc

bước vào đời Bên cạnh đó, với tình cảm sâu sắc, cho phép em được bày tỏ lòng cảm ơn

tới tat cả các cá nhân và tô chức đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trìnhhọc tập và nghiên cứu đề tài này.

Bản Chuyên đề Tốt nghiệp được thực hiện trong khoảng thời gian gần 3 tháng Bướcđầu đi vào đề tài của em còn rất hạn chế và có nhiều bỡ ngỡ nên không tránh khỏi nhữngthiếu sót Thông qua chuyên đề này em xin gửi lời cảm ơn và tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới

TS Nguyễn Minh Thu, người đã tận tình hướng dẫn, góp ý và động viên cũng như

truyền dạy những kinh nghiệm thực tế vô cùng quý báu trong suốt quá trình thực hiện

chuyên đề tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

1.2.3 Thuyết hành vi dự định - 2-2 +z+x+2+++EE+£EE+SEEeEEEerkeerkrrrkerkrsrke 101.3 Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hướng đến ý định lựa chọn

trường đại học của học sinh THPT o5 -< 5 s5 «9 593589 856.” 101.3.1 Cac nghién 0uiiï6ii 0 2n e 111.3.2 Các nghiên cứu trong THƯỚC 5 2E 33911838183 1E EEEEErkrererrree 13

1.3.3 Khoảng trống nghiên CỨU ¿- 2 2 2+S£+E£+E£EE£EE+EEEEEEEEEEEEEerEerkerkrrerree 13

CHUONG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .2 se 15

2.1 Giới thiệu về cách thức tuyến sinh của các trường đại học hiện nay 15

2.2 Quy trình nghiÊn CỨU do 5G G6 S9 9 9 9.0.9 9.0009 00965 15

2.3 Mô hình nghiên cứu và thang đo các nhân tố có trong mô hình 16

2.3.1 Mô hình nghiÊn CỨU xxx 9x HT HH Hưng ng 162.3.2 Các thang đo trong mô hình - c5 2+ 1v HH HH gi rưệt 17

2.3.3 Kay dung bang Oi ƠỞỎỞÖ 19

2.4 Phương pháp chọn mẫu s- «se s+s£££S©SeEsetxeexeerserserseer 20

2.5 Phương pháp phân tích dif lIỆU << << =5 5s se S55 S255 sse, 21

2.5.1 Phương pháp thống kê mô tả 2-2 2S E+EE+EE+EE£EE2EEEEEEEeEEerkerxrrsrex 212.5.2 Phương pháp kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha 212.5.3 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA-Exploratory Factor

Trang 4

2.5.6 Phương pháp phân tích tương quan c5 S5 +2 £++seseeeeeeeeereers 24

2.5.7 Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính -:5¿©z2ss+cx+zxccs+ 25

CHUONG 3 KET QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP -. 27

3.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu -° s5 se sessessessesesessesse 273.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trường của học sinh

¡"in ~ ,Ô 28

3.2.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Kiểm định Cronbach’s alpha) 28

3.2.2 Xác định các nhân tố trong mô hình 2- 2 +¿+++£+++zx++zx+zz+zz++ 293.2.3 Phân tích hồi quy, tương quan -¿ -¿- 5¿©++2++2x++£+tzx+zrxezrxerresres 333.2.4 Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM -¿z+sz+z++s+ 37

3.3 Bàn luận kết quả nghiên cứu -. -s-s- s2 sssssseesssssessesserssessess 39

3.3.1 Nhân tố Năng lực, sở thích - -¿©s¿+++k+Ex£EEt2EEEEEEEEEEEEErrkerkerkrree 393.3.2 Nhân t6 Cơ hội nghề nghiệp -: 2¿- 5£ ©5+225+2£x2E+t£E+zrxzrxerrecres 393.3.3 Nhân tố Đặc điểm trường Đại học - ¿+ s52 ++E2E2EEEerkerkerkerxrex 403.3.4 Nhân tố Quảng cáo, truyền thông ¿+ + 2 ++E£+E+EcrEerkerxerxrrssrs 403.3.5 Nhân tố Lời khuyên từ người khác - 2 2 + ++££+Eerxerxerxerxrrssrs 413.3.6 Nhân tố Chuan mực chủ Quan cceccccsscsccsssssessessessessessessessessssessesseeseeseesessees 413.4 Một số giải pháp, khuyến nghị nhằm thu hút học sinh THPT lựa chọn

trường đại HOC œ5 << 5 5c 9 9 9 nọ 0 lọ T0 0 00 004 00004 08004 06 42

3.4.1 Khuyến nghị đối với các trường Đại học -¿ s¿©2+5s+2cxcscxerrecres 423.4.2 Khuyến nghị đối với các trường THPT - 2 2 £+E+£x+£E+£xzrzrszrz 433.4.3 Khuyến nghị đối với học sinh THÍPT 2-2 2 2+E£+Ee£Ee£EeExerxrrszrs 443.4.4 Khuyến nghị đối với phụ huynh ¿2-2552 £+E£+E£Ez£EerEerxerxerszes 453.5 Những hạn chế của bài nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 46

3.5.1 Hạn chế của nghiên CỨu - + 2 £+S£+E£SE£EEEEEEEEEEEEEE2E22171 212121 xe, 463.5.2 Kiến nghị cho các nghiên cứu trong tương lai 2: ¿©z+sscs+zxzsz 47

0007.9000557 48DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHAO se sessesssssezssessses 50

PHU LUC 21177 .Ỏ 52

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIET TAT

: Gido duc Dai hoc

: Trung học phô thông

: Giáo dục thường xuyên: Học sinh

: Thuyết hành động hợp lý: Thuyết hành vi dự định

: Phân tích nhân tố khám phá

: Mô hình cấu trúc tuyến tính

: Năng lực, sở thích

: Cơ hội nghề nghiệp

: Đặc điểm trường Đại học

: Quảng cáo, truyền thông

: Lời khuyên từ người khác

: Chuan mực chủ quan

:Ý định lựa chọn Đại học

: Mạng xã hội

Trang 6

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Mô hình thuyết hành động hợp lý - 2-2 ¿+22 £+£++£x+zxzxzrsrxees 7Hình 1.2: Mô hình thuyết so sánh xã hộii ¿- 2 2© SE EE+EE£EE£E££E£EEeEEerxrrxrrerree 9Hình 1.3: Mô hình thuyết hành vi dự định c5 2 <1 3332111 EEksseekeesexre 10

Hình 2.1: Quy trình nghiÊn CỨU - c3 3S E211893 1195351111111 11 EE1Ekrrkrrxee 16

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu dé xuất - + 2 ¿+ +E+SE+EE£EE£EE2EEZEEEerEerkrrkrrkee 16Hình 3.1: Cơ cau mẫu thu thập theo giới tính và dự định sau khi tốt nghiệp 27Hình 3.2: Cơ cấu mẫu được chọn đề phân tích chia theo giới tính và loại trường THPT

0e .A(:ăA 28

Hình 3.3: Kết quả phân tích CEA ¿2-2-5 SE E+EE2E£2E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrkee 33Hình 3.4: Kết quả phân tích SEM - 2:22 5222E22EEt2EEEEEESEEEEEEEErerkeerkrrrrees 37

DANH MỤC BANG

Bảng 2.1: Mã hoá thang ỔO - 22c 323112112 119111111111 111111 11T th ng ng rệt 17

Bang 2.2: Đánh giá các chỉ số trong phân tích CFA - 2-2 2 2+x+£E+£++£szzszxsez 23Bảng 3.1: Kết quả kiêm định Cronbach’s Alpha của từng biến : -: 29Bang 3.2: Kết quả kiểm định KMO biến độc lập - 2 2 2 2+E+zEe£xerxerxsrxee 30Bảng 3.3: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA . ¿ ¿©+©s++c+++sz+2 30Bang 3.4: Các biến quan sát sau khi đã được trích Xuất - 2-2 2 s+cxscxsrxsceez 31Bang 3.5: Phân tích tương quan P€arSOI - 5 5 + 3 111 vn ng ng niệt 33

Bảng 3.6 Bảng đánh giá độ phù hợp của mô hình theo R2 hiệu chỉnh - 34

Bảng 3.7 Kết quả kiếm định AnOvVa - - 22-22 562E2E2EE2EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrrkrres 34

Bảng 3.8 Kết qua phân tích hồi quy tuyến tính - 2-2 5c 22++EE+£E£E+zEzrxsrxezes 35

Bảng 3.9 Mức độ tác động của các nhân tỐ 2 2£ + E+2E++EE+EEtEEtzEezrxerxerxeres 36Bang 3.10 Tóm tắt kiếm định các Giả thuyết nghiên cứu 2 ¿52 5 s+cscs+z 36Bảng 3.11 Bảng kết quả trọng số hồi quy mô hình SEM .2 -¿- 5522552 38Bảng 3.12 Bảng kết hệ số hồi quy chuân hóa (mô hình SEM) -: -: 38

Trang 7

PHAN MO DAU

1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục đại học hiện nay đang thay đổi rất nhanh trên nhiều phương diện

khác nhau với bốn xu hướng chính là: đại chúng hoá, thị trường hoa, tư nhân hoá, SỐ

hoá Số đông các cơ sở đại học hiện nay đã và đang thay đổi với mục tiêu thích nghi

với môi trường cạnh tranh thông qua các chính sách tập trung hoàn thiện các dịch vụ

giáo dục, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các bên liên quan: học sinh, sinh viên,phụ huynh, các nhà tuyển dụng,

Hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam ngày càng tăng lên Theo số liệu mớinhất của Tổng cục Thống kê (Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm Quý IIvà 6 tháng đầu năm 2021 không ngày tháng), thị trường lao động Việt Nam đã bịảnh hưởng do sự bùng phát lần thứ 3 và thứ 4 của đại dịch Covid-19 Số người thấtnghiệp trong độ tuổi lao động 6 tháng đầu năm 2021 là hơn 1,1 triệu người, tăng101,7 nghìn người so với cùng kỳ năm trước Trong đó số thanh niên (người từ 15-24 tuổi) thất nghiệp 6 tháng đầu năm 2021 là khoảng 398,9 nghìn người, chiếm

34,0% tổng số người thất nghiệp Bên cạnh đó, số liệu của cuộc Tổng điều tra dân

số và nhà ở vào năm 2019 đã cho thấy, người có trình độ trên đại học có tỷ lệ thấtnghiệp thấp nhất (0,6%), tiếp theo là người có trình độ chuyên môn sơ cấp (1,3%),còn dân số có trình độ cao đăng có ty lệ thất nghiệp cao nhất (3,19%); người có trìnhđộ đại học có tỷ lệ thất nghiệp cao thứ 2 (2,61%) Tỷ lệ thất nghiệp của người cótrình độ cao đăng và đại học nói chung đều cao Ngoài ra, theo thống kê của Bộ LD-TB&XH (2020), sinh viên ra trường làm trái ngành được điều tra lên tới 60% Đặcbiệt, trong bối cảnh thị trường tuyển dụng có nhiều xáo trộn do ảnh hưởng của dich

Covid-19 như hiện nay, việc chọn được một vi trí công việc phù hợp, đúng theo

chuyên ngành đào tạo càng trở nên nan giải Hơn nữa là yêu cầu về các kỹ năng, đòihỏi sự thay đôi dé bat kịp với tình hình thời cuộc khiến van dé tìm kiếm cho mìnhmột công việc phù hợp với khả năng và ngành học lại càng trở thành một vấn đề“đau đầu” và được quan tâm hơn bao giờ hết đối với cả sinh viên - những con ngườiđang trực tiếp đối mặt với thực trạng này hay học sinh - những con người cần sáng

suốt lựa chọn cho mình một con đường phù hợp trong tương lai.

Có rất nhiều lý do được đưa ra dé giải thích cho tình trạng trên: không có địnhhướng, mục tiêu cụ thé cho tương lai từ khi ngồi trên ghế nhà trường dẫn đến chọn

ngành và trường Đại học không phù hợp với bản thân; thiếu các kỹ năng cần thiết;

Chất lượng đào tạo chưa gắn với nhu cầu của xã hội Tuy nhiên, lý do chủ quan củachính bản thân mỗi người và được quan tâm nhiều nhất trong bối cảnh hiện nay cólẽ là vấn đề thiếu những sự định hướng cho tương lai dẫn đến chọn sai ngành, sai

Trang 8

trường Đại học Ngoài những hệ quả vô cùng nghiêm trọng ké trên, việc này còn dẫnđến lãng phí thời gian, chất xám của chính người học Vì thế, việc lựa chọn trườngĐại học của học sinh, sinh viên thực sự là một van đề vô cùng quan trọng, có vai trocốt yếu trong quyết định việc làm - thứ được coi là quan trọng nhất trong cuộc đời,

tương lai của mỗi cá nhân.

Trên thực tế, các cơ sở giáo dục đại học hiện nay cũng được đặt ra nhiều bài

toán khi phải đối mặt sự chuyền biến trong thị trường tuyên sinh - thị trường biến

động và cạnh tranh hơn do số lượng đại học được thành lập tăng Cùng với đó, học

sinh THPT có nhiều sự định hướng khác cho tương lai như đi du học, di làm, học

nghé, Thứ hai, các cơ sở đại hoc luôn muốn thu hút nhân tài, thu hút học sinh, sinh

viên có đủ năng lực, đam mê đề đào tạo ra nguồn lao động chuyên môn cao, đúngngành nghề Tuy nhiên, hiện nay còn một cơ số học sinh đăng ký nguyện vọng trườngtheo cảm tính nhất thời, chưa có thông tin, kiến thức sâu về ngành nghề do nhiều yếu

tố tác động mà không khai thác từ yêu thích của bản thân mình dẫn đến sự chán nản

trong khi học, lãng phí quá trình đào tạo Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ củatruyền thông, sự phủ sóng của các thiết bị công nghệ cũng tạo cho các trường đại học

một đường đua về các chiến dịch truyền thông đúng hướng, thu hút đúng đối tượng

và hiệu quả.

Vấn đề lựa chọn trường đại học, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa

chọn đại học trước đây đã từng được nghiên cứu rất nhiều ở cả trong và ngoài nước.

Tại Việt Nam, đây cũng là vấn đề được thu hút đông đảo sự quan tâm từ mọi lứa

tuổi Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương, một tỉnh thành đang trên đà pháttrién mạnh mẽ về kinh tế thuộc Đồng bằng sông Hong với truyền thống hiếu học lâuđời Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tỷ lệ thí sinh tốt nghiệp THPT

2022 vào đại học của từng địa phương, Hải Dương có tỷ lệ học sinh vào đại học đứng

thứ 26 cả nước với 47,4% Xếp theo 11 tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng,

Hải Dương có tỷ lệ học sinh vào đại học đứng thứ 9 Theo thống kê, mặt bằng chung

tỷ lệ thí sinh nhập học vào các trường đại học năm 2022 của cả nước là 48,09% Năm

2022, trong khoảng 1 triệu thí sinh cả nước dự thi tốt nghiệp THPT, Hải Dương cóhơn 20.500 thí sinh Từ những số liệu được thong kê ở trên, có thé nói tỷ lệ học sinhtham gia thi Đại học ở Hải Dương gần với tỷ lệ chung thí sinh dự thi trên cả nước.Do đó, mối quan tâm tới môi trường Đại học của các em học sinh ở tỉnh Hải Dương,đặc biệt là tại Thành phố Hải Dương là rất lớn.

Xuất phát từ những lý do được nêu trên, em xin được lựa chọn đề tài “Các

nhân tô ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trường đại học của học sinh THPT tạiThành phố Hải Dương” đề làm đề tài nghiên cứu chuyên đề của mình.

Trang 9

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu nhằm tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý địnhlựa chọn trường đại học của học sinh THPT Từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu vàđưa ra một số khuyến nghị, giải pháp giúp các trường đại học đưa ra phương thứctuyển sinh phù hợp thu hút học sinh và tăng khả năng lựa chọn được những sinhviên phù hợp nhất với tiêu chí của nhà trường Từ kết quả nghiên cứu này, đề xuấtmột số kiến nghị nhằm giúp đỡ gia đình, nhà trường và các tô chức giáo dục có biệnpháp thiết thực nhằm định hướng có phương pháp và tạo điều kiện tốt nhất cho cáchọc sinh THPT lựa chọn trường một cách tốt nhất có thê.

Với những mục tiêu tổng quát nêu trên, bài nghiên cứu này được thực hiện

nhăm hướng tới các mục tiêu cụ thể như sau:

- _ Thứ nhất, làm rõ các khái niệm trong đề tài về đại học và đặc điểm của giáo dục

đại học.

- _ Thứ hai, xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trường

đại học của học sinh hiện nay.

- Thứ ba, kiên nghị một số giải pháp giúp các trường đại học đưa ra phương thức

tuyển sinh phù hợp thu hút học sinh, sinh viên và tăng khả năng lựa chọn được

những sinh viên phù hợp nhất với tiêu chí của nhà trường.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trường Đại

4 Phương pháp nghiên cứu

Với đề tài và mục tiêu trên, tác giả đã thực hiện dựa trên hai phương pháp

nghiên cứu định tính kết hợp với định lượng như sau:

Bên cạnh mục tiêu khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọntrường đại học của học sinh THPT, nghiên cứu định tính được thực hiện dé hiệu

chỉnh thang đo cho phù hợp với thực tiễn nghiên cứu Hoàn thiện nghiên cứu định

tính là cơ sở cho thực hiện nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định lượng được tác giả sử dụng tiếp đó với mục đích đo lường

Trang 10

mức độ ảnh hưởng của các nhân tổ tác động đến ý định lựa chọn trường đại học củahọc sinh THPT Băng phần mềm SPSS va Amos, tác giả tiến hành xử lý và thực hiệnphân tích dữ liệu khảo sát được thu thập và thảo luận kết quả nghiên cứu Một séphương pháp được dé cập va sử dung trong bài nghiên cứu nay như: Cronbach Alpha,

EFA, CFA, hồi quy tương quan và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM.5 Kết cau bài nghiên cứu

Chuyên đề được chia thành 3 chương có nội dung như sau:- _ Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu

- _ Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

- _ Chương 3: Kết quả nghiên cứu và giải pháp

Trang 11

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYET VA TONG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Giáo duc Đại học

Hiện nay, mặc dù chưa có định nghĩa chính thức về giáo dục đại học, nhưng có

thé hiểu giáo dục đại học là hình thức tô chức giáo duc cho các bậc học sau giai đoạn

bậc phố thông với các trình độ dao tạo: gồm trình độ cao dang, trình độ đại học, trình

độ thạc sĩ và trình độ tiễn sĩ.

Theo Điều 5 Luật Giáo dục đại học 2012 và Khoản 3 Điều 77 Luật Giáo dục

nghề nghiệp 2014 Mục tiêu chung của giáo dục đại học là:

- Pao tạo nhân lực chuyên sâu theo các ngành nghề trong xã hội đang phát triển,

xây dựng phát triển các đề tài nghiên cứu khoa học, chú trọng vào việc công nghệtạo ra tri thức, sản phâm mới ngay từ khi còn trong môi trường học tập tạo nềntang có san dé có thé phục vụ các nhu cầu dé hướng tới phát triển kinh tế — xã

- Đảo tạo về phẩm chất chính tri, đạo đức theo chuẩn mực chung riêng về khối nhànước thì đào tạo theo Đảng; xây dựng nên tảng kiến thức, kỹ năng thực hành nghề

nghiệp, phát triển năng lực nghiên cứu và ứng dụng khoa học va công nghệ tương

xứng với trình độ dao tạo thích nghi với môi trường làm việc; đi kèm với đó là

có ý thức phục vụ nhân dân.

1.1.2 Học sinh Trung học phố thông

Trích từ Luật giáo dục Việt Nam 2005, học sinh THPT là người đã vượt qua kỳ

thi tốt nghiệp THCS (hiện nay là qua hình thức xét tuyển) và tiếp tục học ở bậc THPTthông qua kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Học sinh THPT với độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi,phải trải qua chương trình học gồm 3 lớp tương đương với 10, 1Ivà 12 Các em thuộcđộ tuôi vị thành niên, một độ tuổi nhạy cảm với những đặc điểm tâm sinh lý riêng, cónhững anh hưởng nhất định đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp, chọn trường đại học.Tại lứa tuổi này, với kha năng nhận thức tương đối rõ rệt về lợi ích của các quyếtđịnh, các em hoc sinh THPT hoàn toàn có thé nhận biết rõ được những gì họ muốn, nhucầu cần thiết cũng như việc biết lựa chọn so sánh nhằm hướng đến sự phù hợp và tậndụng được các lợi thế, kỹ năng của chính mình (Theo Ginzberg, Ginzburg, Axelrad, và

Herme, 1951) Điều này được chứng minh là hoàn toàn đúng trong ý định lựa chọn

trường đại học, nghĩa là học sinh THPT có thể ý thức được tầm quan trọng và họ luôncó những mong đợi lợi ích nhất định đối với quyết định này.

1.L3 Ý định hành vi

Trong tâm lý học, ý định hành vi là một khái niệm quan trọng dé giai thich va duđoán hành vi của con người Trong Ly thuyết hành động hợp ly (Theory of reasoned

Trang 12

action - TRA), một trong những lý thuyết được áp dụng và trích dẫn rộng rãi nhất về lýthuyết hành vi, Icek Ajzen (1991) đã nêu lên khái niệm về Ý định hành vi như sau:

Hanh vi: được hiéu là phản ứng có thé quan sát được của một cá nhân trong một

tình huống cụ thé khi trong họ có một mục tiêu nhất định Theo Ajzen, ông cho rằng

một hành vi là một chức năng của các ý định tương thích với nhận thức kiểm soát hànhvi, trong đó kiểm soát hành vi được nhận thức sẽ làm giảm bớt tác động của ý định đốivới hành vi Do đó, ông nhận định khi nhận thức kiểm soát hành vi là mạnh, một dự

định có lợi sẽ tạo ra hành vi.

Y định hành vi: Đây là một dấu hiệu cho thấy sự sẵn sàng của một cá nhân khiquyết định thực hiện một hành vi nhất định Ở đây, ý định hành vi được coi là tiền đềcủa việc thực hiện hành vi Nó được chứng minh dựa trên thái độ đối với hành vi, quychuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi.

Victor H Room (1964) đề cập đến ý định hành vi của con người trong thuyết Kỳvọng năm 1964 Ông cho rằng ý định hành vi của con người bắt nguồn từ sự kỳ vọng

của họ về kết quả của hành động và giá trị của kết quả đó Ý định thực hiện hành động

là niềm tin về kết quả hành động và giá trị của hành động Sự kỳ vọng của chính bản

thân con người trong tương lai đã quyết định hành vi và động cơ làm việc của họ Giải

thích đơn giản hơn, nếu những kết quả trong tương lai nếu cá nhân thực hiện hành vi đóđược dự đoán là hấp dẫn, con người sẽ có xu hướng đưa ra ý định thực hiện hành động

để đạt được kết quả mà bản thân họ đang kỳ vọng.

Theo Bandura 1977, khi bàn đến nội dung của thuyết Nhận thức xã hội (tén Tiếng

Anh: Social cognitive theory), đã cho răng con người có thể kiêm soát hành vi của mình

bang cách thay đổi giá trị và kỳ vọng của mình Con người có ý định hành vi dé đáp ứng

các mục tiêu của họ và kiểm soát hành vi của mình để đạt được kết quả mà họ mong

muốn Sự tương tác giữa suy nghĩ, tình cảm và hành động được nhận xét là kết quả của

mỗi tương quan giữa yêu tô cá nhân và hành vi Hay nói cách khác, ý định hành vi củacon người là những kỳ vọng, niềm tin, những mục tiêu, nhận thức được hình thành trongsuy nghĩ của bản thân dé dẫn đến hành động Hanh vi con người là tam gương phan ánhnhững suy nghĩ, tin tưởng và sự cảm nhận của họ Những phản ứng tự nhiên hay có điềukiện của mỗi người sẽ quyết định kiểu suy nghĩ và cách thé hiện cảm xúc của họ Yếu

tố cá nhân còn bao gồm những đặc điểm sinh học của các cơ quan tổ chức Cau trúc về

thê chất, hệ thống giác quan và thần kinh ảnh hưởng đến hành vi và chi phối mạnh mẽđến khả năng của con người Những gi nhận của hệ thống giác quan và bộ não có thể bịđiều chỉnh thông qua những trải nghiệm về hành vi

Tóm lại, ý định hành vi được giải thích là những suy nghi, kỳ vọng, dự định, nhận

thức được hình thành trong suy nghĩ của một cá nhân dé dẫn đến hành động có mục

Trang 13

đích Ý định hành vi được coi là tiền để của thực hiện hành vi Bên cạnh đó, một số các

thuyết tâm lý hành vi được đưa ra và được coi là rất quan trọng dé giải thích và dự đoánhành vi của con người, giúp ta hiéu rõ hơn, dựa vào đó đưa ra các nhận định về nhữngyếu t6 ảnh hưởng đến ý định hành vi của con người.

1.2 Các thuyết về hành vi

1.2.1 Thuyết hành động hợp lý

Năm 1980, Ajzen và Fishbein đã xây dựng và phát triển Thuyết hành động hợplý (TRA) với mục tiêu dự đoán “Hành vi” của đối tượng nghiên cứu thông qua việc đánhgiá các yêu tô ảnh hưởng khác nhau Mô hình TRA được mô tả chỉ tiết dưới đây:

Hình 1.1: Mô hình thuyết hành động hợp lý

Nguồn: Tổng hợp từ Thuyết hành động hợp lý, 2023.Từ mô hình trên, ta có thế thấy, nhân tố quan trọng cốt lõi nhằm quyết định việc

thực hiện hành vi của một đối tượng nào đó được thể hiện qua “Ý định thực hiện hànhvi” Nhân tố này đồng thời được tác động và do lường bởi hai nhân tố khác là “Thái độ”

và “Chuẩn chủ quan”.

Trước hết, khi xét nhân té đầu tiên tác động trực tiếp đến kết quả của nhân tố “Y

định thực hiện hành vi”, tác giả đề cập đến “Thái độ” Yếu tố về “Thái độ” là cách mộtcá nhân cảm nhận về một hành vi nào đó Các tác giả cho rằng có sự tương quan mậtthiết mang tính thuận chiều giữa nhân tố “Thái độ” và kết quả của “Y định thực hiệnhành vi” Cụ thể hơn, các tác giả đưa ra giải thích khi một cá nhân có thái độ tích cựcđối với hành vi nào đó, họ sẽ đánh giá rằng hành vi cụ thé đó sẽ có kết quả được như họđang mong muốn, nhưng ngược lại, nếu cá nhân đó đánh giá rằng hành vi nào đó sẽ có

kết quả không được như sự kỳ vọng thì cá nhân đó sẽ bị trở nên tiêu cực hơn Bên cạnh

đó, nhân tố này còn được đo lường bởi hai yếu tố là “Niềm tin về hành vi” và “Đánh giákết quả thực hiện” Trong đó, yếu tố “Niềm tin về hành vi” được định nghĩa là niềm tin

Trang 14

đối với kết quả có thể xảy ra khi một hành vi nào đó được thực hiện, còn yếu tố “Đánh

giá kết quả thực hiện” được miêu tả bởi sự đánh giá kết quả về mức độ tích cực hoặc

tiêu cực của việc thực hiện hành vi.

Tiếp theo đó, “Chuẩn chủ quan” được xác định là nhân tố thứ hai tác động trựctiếp đến kết quả của nhân tố “Ý định thực hiện hành vi” Nhân tố này có thể hiểu là sự

tác động từ các nhóm người tham chiếu đến một cá nhân nào đó; nhưng đồng thời dựatheo định nghĩa mà Ajzen chỉ ra rằng: “Chuẩn chủ quan được hiểu là sức ép từ xã hội

được cảm nhận để một cá nhân quyết định thực hiện hoặc không thực hiện một hành

vi” Tương tự như nhân tô “Thái độ”, hai yếu tố là “Niềm tin theo quy chuẩn” và “Động

cơ tuân thu” được đặt ra dé đo lường cho khái nệm “Chuẩn chủ quan” Trong đó, “Niềm

tin theo quy chuẩn” được xác định là việc một cá nhân nào đó quyết định những hành

động nào được cho phép và những hành động nao không được cho phép; nhưng cũng

có thé hiểu răng, nhân tô này là niềm tin, suy nghĩ chung của nhóm người tham chiếuvề việc một cá nhân nên hay không nên thực hiện một hành vi nao đó Một cá nhân càng

được củng cô thêm niềm tin và có xu hướng thực hiện hành vi nào đó khi được càng

nhiều số lượng người tham chiếu ủng hộ, nhưng ngược lại, khi lượng người tham chiếuphản đối nhiều lên thì cá nhân đó sẽ ít, thậm chí không có xu hướng thực hiện hành vi

đó Bên cạnh yếu tố “Niềm tin theo quy chuẩn”, yếu tố “Động cơ tuân thủ” chính là việc

đánh giá mức độ tuân thủ hay không tuân chủ của một cá nhân theo các quy chuân chungcủa xã hội Khi các quy chuẩn chung của xã hội được cá nhân chấp nhận thì cá nhân đósẽ tuân thủ những quy chuan đó nhưng ngược lại, khi cá nhân đó phản bác, không côngnhận quy chuẩn xã hội đó thì cá nhân đó sẽ không tuân thủ những quy chuẩn đó.

1.2.2 Thuyết so sánh xã hội

Thuyết so sánh xã hội được đề xuất lần đầu tiên vào năm 1954 bởi nhà tâm lýhọc Festinger và chỉ ra rằng mỗi người có thiên hướng bâm sinh là tự đánh giá bản thân,thông thường là so sánh với những người khác Đây như một cách thiết lập một tiêuchuẩn đề có thê đưa ra những đánh giá chính xác về bản thân Quá trình so sánh xã hộiliên quan đến việc mọi người tự biết mình bằng cách đánh giá thái độ , khả năng và niềmtin của họ so với những người khác, đặc biệt là những người trong cùng nhóm đồngđăng.

Trang 15

So sánh dưới

Lòng tự trọng

Tránh thất bại

Hình 1.2: Mô hình thuyết so sánh xã hội

Nguồn: Tổng hợp từ Thuyết so sánh xã hội của Festinger, 2023.

So sánh trên

Động lực tự cải thiện

Tự cải thiện

Có hai xu hướng so sánh xã hội:

So sánh trên (Upward social comparison) là quá trình đánh giá bản thân trước

một người mà thấy người đó hơn mình Được diễn ra dưới hai hình thức: một là nỗ lựctự phát huy bản thân Tuy nhiên, về mặt tiêu cực thì chúng ta sẽ rễ rơi vào bẫy “positionbias” (thiên kiến vị trí), có khuynh hướng so sánh bản thân với những người “nhómtrên” nhưng bỏ qua những người ở “nhóm dưới” Ví dụ như: thấy người khác “hơnmình” trên mạng xã hội, về một lĩnh vực hay khía cạnh nào đó, chính mình sẽ tạo cảmgiác bất an và đồ ky.

So sánh dưới (Downward social comparison): là quá trình đánh giá bản thân với

một người “kém hơn” (ở mặt nào đó) Về mặt tích cực, điều này sẽ khiến chúng ta tự tin

hơn, đồng thời đem lại tác dụng an ủi Tuy nhiên, mặt trái là khiến ta không còn nỗ lực

phan đấu.

Ngoài ra, hai dang thức so sánh xã hội khác là so sánh thực lực (social comparison

of ability) và so sánh quan điểm (social comparison of opinion) cũng được Festingerthiết lập vào năm 1954 Với mục đích là dé xác định hơn thua giữa mình và đối tượng

được so sánh, so sánh thực lực được đề ra để tập trung vào tính ganh đua Ngược lại dé

hoc hoi vé thé gidi va ban than, so sanh quan diém lai tap trung vao viéc thu thap thong

tin; mục tiêu đưa ra những nhận định va quyết định với sự cân nhắc cần thận Có thể

thấy, việc tạo áp lực buộc con người tham gia vào cuộc ganh đua đề thê hiện chính mình

được thể hiện thông qua dạng thức so sánh thực lực Lý thuyết về so sánh xã hội (social

Trang 16

comparison theory) cho răng cơ chế của ảnh hưởng nhóm gồm 3 bước:

(1) Đánh giá khả năng và tính chính xác của bản thân

(2) So sánh với ý kiến của nhóm

(3) Tuân theo hay kháng cự trước ảnh hưởng của nhóm

1.2.3 Thuyết hành vi dự định

Năm 1991, Thuyết hành vi dự định (TPB) được Ajzen nghiên cứu tiếp để pháttriển và đưa ra với tiêu đề: “Từ ý định đến hành vi: Thuyết hành vi dự định” Trên thựctế, nhằm khắc phục sự hạn chế của lý thuyết TRA về việc cho rằng hành vi của con

người hoàn toàn là do kiểm soát lý trí, thuyết dự định hành vi (TPB) đã được tạo ra đểcải thiện mô hình TRA.

Như trong mô hình TRA tiền nhiệm, hai nhân tổ “Thai độ” và “Chuan chủ quan”vẫn được giữ nguyên vai trò Kết hợp mới nhân tố “Kiểm soát hành vi cảm nhận”, “Y

định thực hiện hành vi” được nghiên cứu dựa trên sự ảnh hưởng trực tiếp của cả 3 nhân

tố trên Đồng thời, 2 nhân tổ then chốt được chỉ ra quyết định đến kết quả của “Hành vithực tế” là hai nhân tổ “Kiém soát hành vi cảm nhận” và “Y định thực hiện hành vi”.

1.3 Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trường10

Trang 17

đại học của học sinh THPT

1.3.1 Các nghiên cứu ngoài nước

Chapman (1981) đề xuất mô hình lựa chọn trường đại học của học sinh Kết quả

nghiên cứu cho thấy có 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn trườngđại học của học sinh Nhóm thứ nhất là đặc điểm của gia đình và cá nhân học sinh Nhómthứ hai là các nhân tố thuộc bên ngoài ảnh hưởng đến cá nhân như: các các nhân có ảnh

hưởng, các đặc điểm cố định của trường đại học và nỗ lực giao tiếp của trường đại họcvới các học sinh Trong những yếu tổ đó, các yếu tố của cá nhân học sinh là một trong

những nhóm yếu tố ở nhóm thứ nhất có ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn trường của

bản thân họ Trong đó, yếu tố về năng lực và sở thích của bản thân học sinh là 2 yếu tố

ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định chọn trường đại học Ở nhóm thứ hai, theo

D.W.Chapman, các học sinh bị tác động mạnh mẽ bởi sự thuyết phục, khuyên nhủ của

bạn bẻ và gia đình của chính họ Sự ảnh hưởng của các cá nhân này đến các học sinh có

thé được thực hiện theo 3 cách sau:

(1) Ý kiến của họ giúp học sinh hình dung về một trường đại học mà họ có thể

lựa chọn

(2) Đưa ra lời khuyên cụ thé, trực tiếp về ngôi trường mà hoc sinh nên dự thi

(3) Trong trường hợp là bạn thân, thì chính ngôi trường mà bạn thân dự thi cũng

ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường của học sinh

Theo Hossler & Gallagher (1987), ba giai đoạn: định hình, tìm kiếm và lựa chọnđược cho là tiến trình lựa chọn trường đại học điền hình Ở giai đoạn định hình, khi khátvọng về việc làm và giáo dục phát triển, học sinh bắt đầu hướng đến hoặc quan tâm đếnviệc học dai học Giai đoạn thứ hai là giai đoạn biến ý định thành hành động khi học

sinh tìm kiếm những thông tin về đại học Trong giai đoạn này, những sự lựa chọn đượchướng tới là một nhóm các trường đại học mà sinh viên sẽ nộp đơn được hình thành Ởgiai đoạn thứ ba, sinh viên đưa ra quyết định đăng ký xét tuyên vào một trường cao danghoặc đại học cụ thé Hossler, va Gallagher cũng đã chứng minh ngoài sự ảnh hưởngmạnh mẽ của bố mẹ, học sinh, sinh viên cũng chịu ảnh hưởng lớn của bạn bẻ tới quyếtđịnh chọn trường đại học Bên cạnh đó, Hossler và Gallagher còn cho rằng ngoài bố mẹ,anh chị và bạn bè, các cá nhân tại trường học cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến quyết

định chọn trường của học sinh.

Senga Briggs & Alex Wilson (2007) nghiên cứu về ảnh hưởng của thông tin

được cung cấp bởi các trường đại học và chi phí học tập đối với sự lựa chọn trường đạihọc của học sinh cho thấy vai trò của việc cung cấp thông tin tới quyết định lựa chọn

trường đại học của học sinh THPT Thông tin là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới danh

tiếng của trường, trong đó cần chú trọng việc cung cấp cho học sinh những thông tin

11

Trang 18

về chi phí — đây là một trong những yếu tố được học sinh quan tâm nhất khi đưa raquyết định lựa chọn trường đại học.

Với công trình nghiên cứu “Factors Influencing the Foreign Undergraduate

Intention to Study at Graduate School of a Public Ủniversity” được đăng trên tạp chí

Jurnal Kemanusiaan năm 2012, tạm dịch “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học lên cao

học của một trường đại học công lập của sinh viên nước ngoài”, tác giả Wei-Loon Koe

va Siti Noraisah Saring 2012 đã đề xuất mô hình gồm 7 biến độc lập đó là: (1) Vị trí của

trường đại học, (2) học phí rẻ, (3) danh tiếng trường đại học, (4) chương trình học, (5)

cơ sở vật chất trường đại học, (6) ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, (7) hình ảnh quốc gia;

va bién phụ thuộc “Y định học tập tại trường sau Đại học” Sau quá trình phân tích,

nhóm tác gia chứng minh rằng ý định học tập tại trường sau đại học của sinh viên bị ảnhhưởng bởi các yếu tô như vị trí chiến lược, chi phí giáo dục hợp lý, danh tiếng hoặc hình

ảnh tô chức tốt, các khóa học hoặc chương trình học tập được cung cấp, đủ tiện ích học

tập và hình ảnh đất nước tích cực Bên cạnh đó, 2 tác giả đưa ra nhận định ảnh hưởng

của gia đình, bạn bùng cùng lứa không đóng một vai trò quan trọng trong ý định học cao

học của sinh viên.

Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của

các học sinh THPT tại Romania, lonela Maniu, George Maniu (2014) đã chỉ ra 6 yếu tốcó tác động từ mạnh đến yếu đó là: Danh tiếng của trường đại học, Chi phí phí, Cơ hộiviệc làm, Ảnh hưởng của bố mẹ, Cơ sở vật chất, Vị trí trường đại học Danh tiếng của

trường đại học là yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất, trong đó học sinh quan tâm đến tuổi

đời, thương hiệu, của trường đại học Chi phí bao gồm sự cân nhắc về học phí, chiphí sinh hoạt và ngân sách gia đình Đây là hai trong sáu yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhấtđến quyết định lựa chọn trường đại học của học sinh.

Năm 2017, Joanna Krezel, Z Adam Krezel đã chi ra các yếu tố xã hội ảnh hưởng

tới sự lựa chọn cơ sở giáo dục đại học của sinh viên dựa trên ba nhóm lớn: (1) Thể chế

truyền thông, (2) Các yếu tố liên quan đến sinh viên và (3) Các yếu tô môi trường xã hội

bao gồm gia đình, nhóm đồng đắng và các nhóm tham chiếu khác Trong đó, nghiên cứuchỉ ra rằng bạn bè đồng trang lứa là yếu tố đáng kể, không thể thiếu trong các quá trìnhđưa ra lựa chọn của học sinh Sự ảnh hưởng của đồng trang lứa được cộng hưởng, pháttriển mạnh mẽ qua các phương tiện truyền thông xã hội Mạng xã hội dang trở thành yếutố quan trọng làm gia tăng ảnh hưởng của bạn bè đồng trang lứa đến việc ra quyết định.Trong bối cảnh CMCN 4.0, Internet và sự phát triển của các kênh truyền thông có ảnhhưởng rất lớn đến đời sống con người, đặc biệt là ở thế hệ trẻ tuổi thanh thiếu niên Hodễ dàng tìm được nhiều niềm vui trên mạng xã hội nhưng cũng rất dễ bị tác động từ sự

tiêu cực, độc hại từ nó, dan đên ảnh hưởng sâu sac vê mặt tam ly Đặt van đê nay trong

12

Trang 19

áp lực đồng trang lứa và đặc biệt trong van dé ảnh hưởng trong các quyết định lựa chọn

trường đại học của học sinh, sinh viên, Joanna Krezel và Z Adam Krezel đã thừa nhận

về vai trò của Internet và mạng xã hội ảnh hưởng đến các quyết định chọn môi trường

đại học Tác giả cho rang mạng xã hội đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong cuộc

sống những người trẻ tuôi Giao tiếp ngang hang đang phát triển nhanh chóng thông quaphương tiện truyền thông xã hội có thê sẽ làm gia tăng hơn nữa ảnh hưởng trong việc ra

quyết định chọn trường.

1.3.2 Các nghién citu trong nước

Trần Văn Qui, Cao Hao Thi (2009),Trường Dai học Bách khoa, ĐHQG-HCM,

đã tiến hành nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học củahọc sinh phổ thông trung học” trên 227 học sinh lớp 12 năm học 2008- 2009 của 5trường THPT tại Quảng Ngãi Kết quả nghiên cứu cho thấy 5 yếu tố ảnh hưởng theomức độ từ mạnh đến yếu là: Yếu tố cơ hội việc làm trong tương lai; Yếu tố về bản thâncá nhân học sinh; Yếu tố về cá nhân có ảnh hưởng đến quyết định của học sinh và Yếu

tố về thông tin có sẵn ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học.

Dựa theo mô hình lựa chọn trường đại học của D.W Chapman (1981), Đỗ Thị

Hồng Liên, Nguyễn Thị Nhân Hòa, Nguyễn Thị Lan Anh (2015) chỉ ra 4 yếu tố ảnh

hưởng đến sự lựa chọn trường đại học của sinh viên Trường Quốc tế Đại học Quốc gia

Hà Nội bao gồm: Đặc điểm cá nhân của sinh viên, Đặc điểm của trường đại học, Ảnh

hưởng của những người xung quanh, Yếu tố truyền thông của các trường đại học Trong

đó Đặc điểm của trường đại học và Yếu tố truyền thông là 2 yếu tố quan trọng nhất.

Thông tin được sinh viên tìm kiếm đến từ 3 kênh chính đó là truyền thông đại chúng, tưvấn trực tiếp và mạng lưới cựu sinh viên.

Năm 2021, Nguyễn Thị Minh Hương thu thập thông tin từ 340 học sinh lớp 12

của 5 trường THPT tại Quảng Ngãi năm học 2019-2020 đề thực hiện đề tài nghiên cứuvề các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường dai học của học sinh THPT Kếtquả nghiên cứu được tác giả chỉ ra có 5 yếu tố được xếp từ cao đến thấp bao gồm: (1)Danh tiếng trường đại học, (2) Hoạt động truyền thông, (3) Điều kiện học tập, (4)Yếutố thuộc về bản thân học sinh, (5) Các cá nhân có ảnh hưởng đều có mối quan hệ tíchcực, tác động mạnh mẽ tới quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT tại Quảng

1.3.3 Khoảng trồng nghiên cứu

Mỗi năm, van dé thi đại học và lựa chọn Đại học vẫn là sự quan tâm lớn của xãhội, đặc biệt là lứa tuổi học sinh THPT cũng như gia đình có con em đang đứng trướccánh công Đại học Sự chuyên biến của hình thức thi, hình thức xét tuyển cũng là một

nguyên nhân dẫn đến sự thay đôi trong tư duy lựa chọn mục tiêu thi đại học của các em.

13

Trang 20

Những nghiên cứu trước đây khi nghiên cứu về quyết định lựa chọn Đại học, các tác giảđã chỉ ra được có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quyết định quan trọng này của các

em học sinh, sinh viên Các yếu tố được đề cập nôi bật như: yếu tô từ nhà trường: danh

tiếng, học phí, cơ hội việc việc làm, ; yếu tố đặc điểm bản thân: năng lực học tập, sở

thích, nguyện vọng ; yếu tô tư van từ những người xung quanh: bố me, bạn bè, thaycô, ; Yếu tố thông tin mà trường đại học cung cấp, Những nhân tố trên đa phần đềuđược kết luận là có ảnh hưởng tích cực tới Quyết định lựa chọn Đại học.

Tuy nhiên, đa phan các nghiên cứu được chi ra đều có một trong những lỗ hong

Thứ nhất, da phân các nghiên cứu trước đây chưa làm rõ được sự ảnh hưởng của

yếu tô truyền thông và mạng xã hội tới hành vi của các em học sinh trong khi hiện nay,việc tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là trên mạng xã hội ảnhhưởng rất lớn tới nhận thức của các em học sinh THPT.

Thứ hai, gần như các nghiên cứu trong nước về đề tài này không đề cập đến xuhướng phát trién nghề nghiệp và chuẩn mực xã hội tác động đến việc lựa chọn trườngvà ngành theo học đại học của học sinh Việt Nam — nơi mà một nền văn hoá Á Đông

đặt nặng bằng cấp và định kiến Van dé này được dé cập đến trong một số nghiên cứu

nước ngoài như nghiên cứu của Dr Terry Gatfield PhD, Ching-huei Chen (2006);

Andriani Kusumawati, Nelson Perera, Venkata Yanamandram (2019) nhưng không

được dé cập nổi bat.

Và cuối cùng, thời điểm tiễn hành khảo sát và nghiên cứu cũng có sự khác biệt

khi nghiên cứu sát với thời điểm học sinh THPT đăng ký lựa chọn trường đại học sẽ

khai thác được chính xác hơn về các nhân tổ tác động đến sự lựa chọn trường.

Do vậy, từ những khoảng trống nghiên cứu từ các nghiên cứu tiền nhiệm được

đề cập ở trên, em thực hiện đề tài này để kế thừa và khắc phục được phân nào những

hạn chê từ nghiên cứu trước.

14

Trang 21

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Giới thiệu về cách thức tuyến sinh của các trường đại học hiện nay

Hiện nay, các trường đại học tại Việt Nam áp dụng hình thức tuyển sinh đa dạng

dé thu hút các ứng viên có năng lực và hoàn cảnh khác nhau Sau đây là một số phương

thức tuyên sinh phô biến Tùy theo từng trường Đại học, tỷ lệ % đành cho từng phương

thức tuyên sinh sẽ khác nhau.

Thi tuyên: Đây là phương thức tuyển sinh phổ biến nhất ở Việt Nam Thôngthường, các trường đại học sẽ tô chức các kỳ thi đánh giá năng lực của thí sinh Các kỳ

thi này có thé là kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia (THPT quốc gia), kỳ thi tuyển sinhđại học bổ sung (THPT bồ sung), hoặc các kỳ thi riêng của từng trường.

Xét tuyển học bạ: Đây là phương thức tuyển sinh dựa trên kết quả học tập của thísinh trong cả năm học hoặc các năm học trước đó Thí sinh sẽ nộp hồ sơ kèm theo họcbạ và được đánh giá dựa trên điểm trung bình cộng của các môn học.

Xét tuyển dựa trên đào tạo quốc tế: Phương thức này áp dụng cho các thí sinh cóbằng tốt nghiệp THPT của các trường quốc tế hoặc các chương trình dao tạo quốc tế

được công nhận bởi trường đại học.

Xét tuyên thăng: Phương thức này áp dụng cho các thí sinh đã đạt chứng chỉ đào

tạo liên thông hoặc đã có bằng tốt nghiệp đại học và muốn tiếp tục học lên các trình độ

cao hơn.

Xét tuyển theo học vi: Day là phương thức tuyên sinh dành cho những người đãcó học vị cao hơn, như tiễn sĩ hoặc giao su, muốn trở thành giảng viên hoặc nghiên cứuviên tại trường đại học Tùy vào từng trường dai học, phương thức tuyén sinh có thékhác nhau.

2.2 Quy trình nghiên cứu

Tác giả tiến hành thực hiện quy trình nghiên cứu theo các bước sau: Bước đầu

tiến hành khai thác tổng quan các nghiên cứu và cơ sở lý luận với mục tiêu xây dựng

mô hình và giả thuyết nghiên cứu cho đề tài Từ cơ sở lý luận, tác giả đưa ra các giảthuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu bao gồm: biến độc lập và biến phụ thuộc Sau đó,các phương pháp phân tích được đề ra Đề lựa chọn loại thang đo phù hợp với các biếntrong mô hình nghiên cứu, tác giả tiến hành khảo sát định lượng sơ bộ Từ đó, phươngpháp nghiên cứu định lượng được tiễn hành đưa vào bài nghiên cứu Cuối cùng, các dữliệu khảo sát sẽ được tác giả phân loại và xử lý bằng phần mềm SPSS 26.0, AMOS 24nhằm mục tiêu quan trọng là đưa ra kết luận và kiến nghị giải pháp.

15

Trang 22

Cơ sở lý luận [>| Môhìnhvàgi _ vị Thang đo và thiết

nghiên cứu thuyết nghiên cứu kế bảng hỏi

Kiem dinh Phan tich va Nghiên cứu định Khảo sát

giả thuyét xử lý dữ liệu lượng thực tê

Đánh giá kết Bàn luận và Tổng hợp, hoàn thiến

quả nghiên cứu khuyên nghị báo cáo nghiên cứu

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu

2.3 Mô hình nghiên cứu và thang đo các nhân tố có trong mô hình

2.3.1 Mô hình nghiên cứu

Trên cơ sở tông quan các nghiên cứu liên quan, tác giả đề xuất mô hình nghiên

cứu dưới đây:

Cơ hội nghề nghiệp + H2

Đặc điểm của trường đại học + H3

Y định lựa chon trường

Chuan muc chu quan

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tác giả tong hop và dé xuất, 2023.

Giả thuyết nghiên cứu:

HI: Năng lực, sở thích có tác động thuận chiều tới ý định lựa chọn trường đạihọc của học sinh THPT Tức là, trường đại học càng có nhiều đặc điểm phù hợp với

16

Trang 23

năng lực, sở thích của bản thân học sinh thì khả năng học sinh lựa chọn trường đại họcđó cảng cao.

H2: Cơ hội nghề nghiệp có ảnh hưởng thuận chiều tới ý định lựa chọn trường đạihọc của học sinh THPT Tức là, cơ sở GDĐH nào càng có nhiều ngành học hấp dẫn,phù hợp với nhu cầu của thị trường, cơ hội nghề nghiệp cao thì khả năng học sinh lựa

chọn trường đại học đó càng lớn.

H3: Đặc điểm của trường đại học có tác động thuận chiều tới ý định lựa chọn

trường đại học của học sinh THPT Nghĩa là, quyết định lựa chọn cơ sở GDĐH cụ thể

nào đó ngày càng cao khi trường đại học có đặc điểm tốt về vị trí, ngành học, học phí,

cuộc thi học thuật và các hoạt động ngoại khoá, cơ sở vật chất, có danh tiếng tốt

H4: Yếu tô quảng cáo, truyền thông có ảnh hưởng thuận chiều tới ý định lựa chọntrường dai học của hoc sinh THPT Nghĩa là, trường dai học có nhiều nỗ lực trong hoạtđộng truyền thông thì quyết định lựa chọn trường đại học đó của học sinh càng cao.

H5: Lời khuyên từ người khác có ảnh hưởng thuận chiều đến ý định lựa chọn

trường đại học của học sinh THPT Nghĩa là, xu hướng chọn trường đại học đó của học

sinh càng cao khi sự định hướng của các cá nhân quan trọng với học sinh về việc dự thi

vào một trường đại học nào đó cảng lớn.

H6: Chuan mực chủ quan có tác động thuận chiều tới ý định lựa chọn trường đại

học của học sinh THPT Nghĩa là, lựa chọn của học sinh càng được ủng hộ bởi những

người quan trọng, xu hướng lựa chọn trường đại học đó càng cao.2.3.2 Các thang đo trong mô hình

Thang đo được tác giả mã hóa theo bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1 Mã hóa thang đo

Mã hoá Chỉ tiêu Nguồn tham khảo

L Nang lực, sở thích

NLI Diém chuân phù hợp với năng lực học tập

Trường có ngành đào tạo đúng với sở thích và NV „

NL2 „ ; Tran Van Qui & Caonguyén vong cua hoc sinh l ,

Hào Thi, 2009Trường có các ngành dao tạo phù hợp với nguyện

NL3 ;

vong viéc lam cua hoc sinh

Il Cơ hội nghệ nghiệp

NNI Trường cung cấp thông tin liên quan đến cơ hộinghè nghiệp

: — - ——- — Trân Văn Qui & Cao

Chương trình trao đôi hoặc các cơ hội khi học đại ` `

NN2 l ; ` Hào Thi, 2009

học và sau đại học là cao

NN3_ | Cơ hội tìm được việc làm sau khi ra trường là

17

Trang 24

thuận lợi

NN4_ | Cơ hội tìm được việc làm có thu nhập cao

Cơ hội tìm được công việc có vi tri cao trong xãNNS

Ill Đặc điểm trường đại họcĐHI | Trường có học phí phù hợp với điều kiện kinh tê

ĐH2 Trường có chế độ học bồng, chính sách tài chính

hợp lý cho sinh viên

ĐH3 | Trường có vi trí lý tưởng (vi tri dia ly)

ĐH4 Trường có môi trường khuyến khích, tạo điêu kiện Joshep và Joshep

học tập và hoạt động ngoại khoá cho sinh viên (1998, 2000);

DHS | Cơ sở hạ tang khang trang, sạch đẹp, rộng rãi Arpan (2003)ĐHó Trường có đội ngũ cán bộ, giảng viên chất lượng

ĐH7 | Trường có danh tiếng, thương hiệu về học thuậtĐH8_ | Trường có chương trình học uy tín, chất lượng

IV Quang cáo, truyền thông

TTI Trường xây dung hình anh đẹp trên các trangmạng xã hội

Trường thực hiện các quảng cáo cung cấp thông

TT2 tin đầy đủ, chi tiết qua các phương tiện truyền | Đỗ Thị Hồng Liên*,

thông (website trường, facebook, đên trường | Nguyên Thị Nhân

THPT) Hòa, Nguyễn Thị Lan

TT: Trường tô chức các buôi campus tuor cho các em Anh (2015)

THPT đên tham quan trường

TTA Truong có các hoạt động tư vân tuyền sinh, hướng

nghiệp tôt

V Lời khuyên từ người khác

a Lời khuyên, ý kiến của bô, me ảnh hưởng/tác động

tới ý định lựa chọn của tôi

Lời khuyên, ý kiên của thây/cô giáo chủ nhiệm, ¬

LK2 | giáo viên hướng nghiệp ảnh hưởng/tác động tới ý Karl Wagner va cộng

sự (2009)định lựa chọn của tôi

LK3 Lời khuyên, ý kiến của các anh chị đã và đang theo

học tại trường đại học ảnh hưởng/tác động tới ý

18

Trang 25

định lựa chọn của tôi

Lời khuyên, ý kiên của các thầy/cô tuyển sinh đại

LK4 | học ảnh huong/tac động tới ý định lựa chọn củatôi

Lời khuyên, ý kiên của bạn bè trong lớp, trong

LKS | nhóm bạn chơi chung ảnh hưởng/tác động tới ý

định lựa chọn của tôi

VI Chuẩn mực chủ quan

CMI_ | Tôi mong muôn được mọi người công nhận

Tôi sợ bị so sánh với những chuân mực chung của |, , , |

CM2 Đê xuât của tác giả từ

xã hội |

- - —— Terry Gatfield va

Tôi phan vân với những quyêt định không được

-CM3 ` MPhil & Ching-huei

mọi người ủng hộ

Chen (2006)Tôi không muôn đi ngược lại với sự kỳ vọng của

những người quan trọng với tôi

VII Ý định lựa chọn trường Đại học

Đề xuất của tác giả từ

LCTI | Tôi sẽ đăng ký nguyện vọng vào trường đại học X Tạ Văn Thành, Đặng

Xuân Ơn (2021);

LCT2 | Tôi sẽ có gang dé được học tập tại Đại học X Gardner và cộng sự

LCT2 Tôi sẽ giới thiệu đại học X đên những học sinh, Nor và cộng sự

người thân quen chuan bị dự thi vào đại học (2012)

Nguồn: Tac giả tong hợp và đề xuất, 2023.

2.3.3 Xáy dựng bang hoi

Dựa vào mô hình và thang đo đề xuất, quá trình xây dựng và xử lý bảng hỏi đượctác giả tiền hành theo trình tự như sau:

(1) Các khái niệm và phương pháp đo lường các biến phải được xác định rõ dựatrên các thuyết và các nghiên cứu có liên quan.

(2) Bảng hỏi sơ bộ theo mẫu 5-Likert được xây dựng từ tổng quan lý thuyết, tiễnhành hoàn thiện mô hình nghiên cứu, chat lọc và bỗ sung các giả thuyết cho phù hợpthực tế.

(3) Từ cácnghiên cứu có liên quan và kết quả nghiên cứu trước đó, tiến hành

chỉnh sửa thang đo.

(4) Đánh giá và điều chỉnh dé hoàn thiện bảng hỏi chính thức.

(5) Phát bảng hỏi trực tiếp và trực tuyến với học sinh THPT trên địa bàn Thành

19

Trang 26

phố Hải Dương và thu được 204 phiếu khảo sát hợp lệ.

(6) Xử lý và phân tích số liệu trên phần mềm SPSS 26.0 và AMOS 24.

Tác giả lựa chọn sử dụng thang đo 5 điểm Likert đối với các biến số “Năng lực,

33c 33c

sở thích”, “Cơ hội nghề nghiệp”, “Đặc điểm của trường Đại học”, “Quảng cáo truyền

thông”, “Lời khuyên từ người khác”, “Chuẩn mực chủ quan”, “Y định lựa chọn trườngĐại học”; Bằng cách lựa chọn mức độ phù hợp từ 1 đến 5 điểm: (1) Rất không đồng Ý;

(2) Không đồng ý; (3) Bình thường; (4) Đồng ý; (5) Rất đồng ý, tác giả thu được câu trả

lời hợp lệ.

Người tham gia trả lời chọn đáp án phù hợp đối với những câu hỏi về các biếnNhân khâu học.

Bảng câu hỏi được thiết kế làm 04 phần:

- Phan 1: Phần giới thiệu mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu.

- Phần 2: Các câu hỏi về Thông tin đối tượng khảo sát (giới tính, loại trường THPT

đang theo học, )

- Phần 3: Với 32 biến quan sát, các câu hỏi đánh giá về Ảnh hưởng của các nhântố tác động đến ý định lựa chọn trường đại học theo thang do Likert từ 1 đến 5

(mức 1 tương ứng với “rất không đồng ý” và mức 5 tương ứng với “rất đồng ý”)

được thu thập; nhằm mục đích sử dụng dé đưa ra một số mô ta tổng quất về đối

tượng điều tra và góp phần giải thích kết quả phân tích số liệu.

Theo tình hình thực tế và thành phần sơ bộ thang đo, bảng câu hỏi được thiết kế

và được phát đến đối tượng những học sinh THPT đang sinh sống và học tập trên địa

bàn Thành phố Hải Dương dé đánh giá kết quả.

Bảng câu hỏi được trình bày tại Phụ lục 1.

2.4 Phương pháp chọn mẫu

Tổng thể nghiên cứu: Tông thê nghiên cứu trong đề tài là học sinh tại các trường

THPT đang sinh sống và học tập trên địa bàn Thành phố Hải Dương.

Kích thước mẫu: Quy định về cỡ mẫu theo Bollen 1989 là tỷ lệ mẫu trên biến

quan sát phải đảm bảo tối thiểu là 5:1 Như vậy áp dụng quy định của Bollen, nghiên

cứu có 32 biến thì cỡ mẫu tối thiêu phải là 160.

Thời gian thực hiện thu thập thông tin mau: Tw 10/2/2023 - 1/3/2023

Phương pháp chọn mẫu: Do giới hạn về thời gian và nguồn lực, tác giả sử dung

phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên bởi những lý do cơ bản như sau:

(1) Thứ nhất, vì hạn chế về thời gian, nguồn lựa chũng như kinh phí, mẫu phi xácsuất được tác giả lựa chọn dé dap ứng nhu cầu hoàn thiện nghiên cứu phục vụ cho mục

đích tham khảo.

(2) Thứ hai, do một vài lý do hạn chế khách quan, cơ cấu mẫu của đề tài đa phan20

Trang 27

là đối tượng học sinh THPT đang theo học tại các trường THPT Công lập (Khôngchuyên) Tuy nhiên, thực tế kết quả nghiên cứu cũng không bị điều này làm ảnh hưởngquá lớn đến cái nhìn tổng quát, cùng với đó mức độ tin cậy chấp nhận được thuận tiệncho việc ra quyết định, đưa ra những giải pháp phù hợp.

2.5 Phương pháp phân tích dữ liệu

2.5.1 Phương pháp thong kê mô tả

Đề số liệu được ứng dụng vào trong nhiều lĩnh vực khác nhau, thống kê mô tảđược là phương pháp được đặt ra giúp tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả, trìnhbày Các bảng thống kê là hình thức trình bày số liệu thống kê và thu thập thông tin đã

thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là trình bày vấn đề nghiên cứu nhờ

vào đó có thé đưa ra nhận xét về van đề đang nghiên cứu.

Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã thu thập dir liệu về đặc điểm cá nhân dựatrên những thông tin sau: Giới tính, loại trường THPT theo học, dự định sau khi tốtnghiệp cap Baa

2.5.2 Phương pháp kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha

Đề phân tích, đánh giá độ tin cậy của thang đo trong nghiên cứu, dé tìm hiểu xem

các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không, kiểm định

Cronbach’s Alpha được thực hiện Hệ sỐ tương quan biến tổng (Corrected Item — TotalCorrection) là hệ số phan ánh giá trị đóng góp nhiều hay it của từng biến do lường, từđó những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu sẽ bị loại bỏ.

Theo Nunnally BernStain năm 1994, những biến được chấp nhận và phù hợp déđưa vào phân tích sau đó được chứng minh có hệ số tương quan biến tông lớn hơn 0,3,đồng thời hệ số Cronbach’s Alpha phải lớn hơn 0.6 Hệ số Cronbach’s Alpha được cholà từ 0,6 trở lên là chấp nhận được (Theo Hair và cộng sự năm 1998) Với mục tiêu xếp

hạng thang do, trong nghiên cứu vào năm 2005 của Hoang Trọng và Chu Nguyễn Mộng

Ngọc từng đề cập hệ số Cronbach’sn Alpha từ 0,7 đến 0,8 là có thé sử dụng được, từ 0,8đến 1 là tốt Tuy nhiên, trong thực tế, khi hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (0,95), tác giảcần chú ý vì có thể các câu hỏi đo lường bị trùng lặp nhau về mặt ý nghĩa hoặc bài nghiên

cứu đang bị bỏ sót biến (Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007).

Tuy nhiên, thực tế để cân nhắc giữ lại hay bỏ đi một biến quan sát, tác giả cần

quan sát kỹ lưỡng và dựa vào hệ số tương quan biến tổng làm cơ sở khi thực chất, hệ số

này chỉ cho biết các biến đo lường có liên kết với nhau hay không Theo Nunnally &Bernstein (1994), các biến được xem là biến rác và cần bị loại bỏ sẽ có hệ số tương quan

biến tổng nhỏ hơn 0,3.

Thông thường, chúng ta xét điều kiện tối thiêu dé kiểm định mức độ tin cậy củathang đo là mỗi yếu tố sẽ thường có ít nhất là 3 biến Từ đó, có thể thấy tác giã đã đáp

21

Trang 28

ứng tất cả các điều kiện dé tiến hành đưa hệ số Cronbach’s Alpha vào nghiên cứu, songđưa dữ liệu đã được thu thập tiến hành nghiên cứu đánh giá độ tin cậy của thang đothông qua phần mềm SPSS.

2.5.3 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA-Exploratory Factor AnalysisPhương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) là phương pháp giúp nhà nghiêncứu đánh giá sự hội tụ và phân biệt giá trị của những thang đo Vì trên thực tế nhữngthang đo trong mô hình được tổng hợp từ nhiều nguồn, nhiều nghiên cứu khác nhau.Khi thực hiện phân tích EFA, ta cần nhìn vào 3 kiểm định sai sau:

- Hệ số KMO (Kaiser- Meyer- Olkin) duoc coi là một trong 2 tiêu chuẩn cần quantâm nhất thực hiện EFA Hệ số này cần phải đạt được giá trị từ 0,5 trở lên (0,5 <KMO <1) Điều này thé hiện di liệu đưa vào phân tích nhân tố khám phá là phủhợp với thực tế, là điều kiện đủ để phân tích nhân tố khám phá được coi là thíchhợp Nếu hệ số này bé hơn 0,5 là không phù hợp với dữ liệu khảo sát.

- Khi giá trị Sig của Kiểm định Bartlett bé hơn 0,5, ta nhận xét là có ý nghĩa thốngkê Điều đó có nghĩa là các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tốđại diện Đây cũng là một tiêu chuẩn quan trọng khi thực hiện phân tích nhân tốkhám phá

- Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố Khi tongphương sai trích > 50% (Theo Gerbing & Anderson, 1988), kết quả phân tíchnhân tố được chấp.

Theo Hair và cộng sự (1998), hệ số tải nhân tố (factor loading) được định nghĩa

là hệ số đảm bảo mức ý nghĩa thiết thực của phân tích EFA.- Factor loading > 0,3 đạt mức tối thiéu.

- Factor loading > 0,4 xem là quan trọng.

- Factor loading > 0,5 xem là có ý nghĩa thực tiễn.

Phương sai trích và Eigenvalue: Yêu cầu về phương sai trích phải lớn hơn 50% và

Eigenvalue lớn hon 1 đã được chứng minh bởi Hair và cộng sự (1998).

Phan trăm phương sai toàn bộ (Percentage of variance) là yêu tố thé hiện phan trămbiến thiên của các biến quan sát Nghĩa là xem biến thiên là 100% thì giá trị này cho biếtphân tích nhân tố giải thích được bao nhiêu % Theo Nunnally BernStein năm 1994,

phương sai trích trong EFA phải đạt từ 50% trở lên.

2.5.4 Phương pháp phân tích nhân tô khẳng định CFA — Confirmatory Factor

Phân tích nhân tố khang định (Confirm Factor Analysis) trong AMOS mục tiêu

chính là đánh giá độ phù hợp model fit của mô hình Đánh giá chất lượng các biến quan

sát, xác nhận các câu trúc nhân tô Các biên quan sát được đưa vào phân tích CFA là đã

22

Trang 29

xác định biến quan sát thuộc nhân tố nào và chức năng của CFA bây giờ là đánh giáxem các dữ liệu của biến quan sát trong thang đo đó có phù hợp với các biến khác trong

cùng thang đo, và phù hợp với mô hình hay không.

Với mục tiêu kiểm tra tính phù hợp của dữ liệu và mô hình, vào năm 1999, Hu,L T., & Bentler, P M đã chỉ ra các chỉ số như Chi-square (CMIN), CMIN/df (degree

of freedom), Comparative Fit Index (CFI), RMSEA (Root Mean Square Error

Approximation) là những chi số wu tiên sử dung dé đánh giá CFA Cụ thé, mô hình được

coi là phù hợp với dữ liệu khi các chỉ số như GFI, CFI > 0,9; CMIN / df< 5; và RMSEA

< 0,06 (Theo Nguyên, 2013).

Bảng 2.2 Đánh giá các chỉ số trong phân tích CFA

Chi-square/DF <3: Tốt; ;

(CMIN/DF) <5 Được chap nhận

CFI (Comparative Fit > 0.95: Rat tot;

Index) > 0.9: Tot;

> 0.8: Được chấp nhận Nguén: Joreskog

(1969), Bagozzi

GFI (Goodness-of-Fit > 0.95: Rat tốt; (1981), Brown and

Index) > 0.9: Tot; „ Cudeck (1993),

> 0.8: Được châp nhận Hair et al (2010)

RMSEA (Root Mean < 0.06: Rat tét

Squared Error of _

Approximation) 0.06 — 0.08: Phù hợp

0.08 — 0.1: Được chap nhận

Nguồn: Tác gia tông hợp, 2023.

CFA là một công cụ phân tích không thé thiếu dé xác nhận các cau trúc trong cácngành khoa học xã hội và hành vi Phân tích nhân tố CFA và phân tích mô hình cấu trúc

SEM cho phép ước lượng mối quan hệ giữa các biến số trong mô hình sau khi đã điều

chỉnh sai số đo lường và sai số lý thuyết, do vậy các kết quả đầu ra sẽ mang tính "thực"cao đáng kể.

2.5.5 Phương pháp phân tích Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural

Equation Modeling) và kiểm định các giả thuyết

Sau khi phân tích nhân t6 khang định CFA, ta tiến hành phân tích mô hình cấu

23

Trang 30

trúc tuyến tính SEM Mô hình cấu trúc tuyến tính hay còn gọi là SEM (StructuralEquation Modeling) là một kỹ thuật phân tích thống kê thé hệ thứ hai đã được phát triểnvới mục đích giúp các nhà phân tích kiểm tra mối quan hệ đa chiều giữa nhiều biến trong

một mô hình (Haenlein & Kaplan, 2004) Da quan hệ giữa các biến có thé được biểu

diễn trong một loạt các phương trình hồi quy đơn và bội Kỹ thuật mô hình cấu trúc

tuyến tính sử dụng kết hợp dữ liệu định lượng và các giả định tương quan (nguyên nhân- kết quả) vào mô hình.

Có nhiều cách dé tiến tiếp cận phân tích SEM, cách tiếp cận đầu tiên va cũng a

cách tác giả sử dụng bài nghiên cứu này là SEM dựa trên hiệp phương sai (CB-SEM)

thực hiện trên phan mềm AMOS Cùng với mục tiêu kiểm định mô hình của bài nghiêncứu, CBSEM chủ yếu được sử dụng để xác nhận (hoặc từ chối) các lý thuyết (nghĩa là,

một tập hợp các mỗi quan hệ giữa nhiều biến có thể được kiểm định bởi thực nghiệm).

Nó thực hiện điều này bằng cách xác định một mô hình lý thuyết được đề xuất có thểước tính ma trận hiệp phương sai cho một tập dữ liệu mẫu tốt đến mức nào Đây cũnglà một trong hai phương pháp chủ yếu đề phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM.

Sau khi xác định mối liên hệ giữa các biến trong mô hình, kiểm tra tính phù hợp

của mô hình với đữ liệu, tác giả thực hiện mô hình hóa mối quan hệ bằng phương pháp

SEM nhằm phân tích mối quan hệ đa chiều giữa biến phụ thuộc là “Y định lựa chọntrường Đại học” (LCT) và sáu biến độc lập được đề xuất trong mô hình.

2.5.6 Phương pháp phan tích trơng quan

Mục đích phân tích tương quan nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặtchẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập và sớm nhận diện vấn đề đa cộng tuyến

khi các biến độc lập cũng có tương quan mạnh với nhau.

Trong các hệ số tương quan phô biến, hệ số tương quan Pearson dùng dé kiểm

tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Nếu các biến độc lập

với nhau có tương quan chặt thì phải lưu ý đến vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi

quy (Giả thuyết Ho: hệ số tương quan bằng 0).

Khi tiến hành phân tích tương quan Pearson, nếu hệ số sig giữa các biến độc lậpvà biến phụ thuộc bé hơn 0,05 thì có tương quan, ngược lại biến độc lập và biến phụthuộc sẽ không có tương quan với nhau nếu hệ số sig giữa chúng > 0,5.

Theo Gayen (1951), trong thống kê, để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liênhệ tuyến tính giữa hai biến định lượng, các nhà nghiên cứu sử dụng hệ số tương quanPearson (ký hiệu r) Hệ số tương quan Pearson r có giá trị dao động từ -1 đến 1 Điều

này được quy ước và giải thích như sau:

- _ Nếu r càng tiễn về 1; -1: tương quan tuyến tính càng mạnh, càng chặt chẽ Tiến

về | là tương quan dương, tiến về -1 là tương quan âm.

24

Trang 31

- _ Nếu r càng tiến về 0: tương quan tuyến tính càng yếu.

Khi xét mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau Nếu sig < 0.05 thì ta cần

lưu ý tới hệ số tương quan Pearson dé xem tính tương quan mạnh hay yếu giữa các biến

độc lập Theo Carsten F Dormamn và cộng sự, 2013, nếu hệ số sig < 0.05 và giá tritương quan Pearson lớn hơn 0.7, chúng ta cần chú ý đến khả năng xảy ra hiện tượng đa

cộng tuyến.

2.5.7 Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tinh

Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính dựa trên sự nghiên cứu mức độ ảnhhưởng của một hay nhiều biến số, được gọi là biến độc lập hay biến giải thích lên một

biến số khác (được gọi là biến kết quả hay biến phụ thuộc), nham mục tiêu xác định mối

quan hệ giữa hai nhóm biến trên trong mô hình nghiên cứu Sau khi thực hiện EFA, đểtiến hành phân tích hồi quy và tương quan, ta xây dựng biến đại điện dựa trên giá trịtrung bình các biến quan sát thành phần của nhân tố đó.

Giá trị của biến mới trong mô hình nghiên cứu là giá trị trung bình của các biếnquan sát thành phần của biến đó (Phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS)

Khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính, ta cần quan tâm và chú ý tới 5 tiêu

chuẩn được đề cập sau:

- Trước hết là 2 giá trị Adjusted R Square (R bình phương hiệu chỉnh) và R2

(Adjusted R Square) có mức biến thiên từ 0 đến 1 Mức độ ảnh hưởng của các

biến độc lập lên biến phụ thuộc được phản ánh trực tiếp trên 2 chỉ số nêu trên.Khi xét đến ý nghĩa của mô hình, nếu R bình phương hiệu chỉnh càng tiến về 1thì mô hình càng có ý nghĩa, ngược lại nếu càng về mức 0, ý nghĩa mô hình càngyếu Thực chất, trong mô hình hồi quy, chỉ số R bình phương hiệu chỉnh thườngđược sử dụng để xem mức độ giải thích của các biến độc lập đối với biến phụ

- Trị số Durbin — Watson (DW): Đây là trị số có chức năng kiểm tra hiện tượng tựtương quan chuỗi bậc nhất với độ biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4 Nếu tương

quan của các sai số kề nhau không xảy ra thì giá trị sẽ gần bằng 2 Hiện tượng tự

tương quan chuỗi bậc nhất được xem xét là xảy ra cao nếu trong trường hợp DW< 1 và DW > 3 Theo kết quả nghiên cứu của Yahua Qiao năm 2011, nếu giá trịDW được xét năm trong khoảng từ 1,5 đến 2,5 thì kết quả nghiên cứu không vi

phạm giả định tự tương quan chuỗi bậc nhất.

- _ Giá trị Sig của kiểm định F với mục tiêu kiểm định độ phù hợp của mô hình hồiquy Kết quả được thê hiện thông qua bảng ANOVA, nhìn vào giá trị Sig, nếugiá trọ này nhỏ hơn 0,05, ta đưa ra kết luận mô hình hồi quy tuyến tính bội và tập

dữ liệu phù hợp, va ngược lại.

25

Trang 32

Giá trị Sig của kiểm định t được sử dụng đề kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy.Nếu giá trị kiểm định Sig <0.05 thì tồn tại mối quan hệ tác động giữa biến độc

lập và biến phụ thuộc.

Hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance inflation factor) thường được sử dungđể kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn MộngNgọc, 2005, hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra nếu hệ số VIF lớn hơn 10 Tuynhiên, trên thực tế thực hành, với bài nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 điểm,

giá trị VIF thường được só sánh với Cụ thể, hiện tượng đa cộng tuyến giữa các

biến độc lập được nhận xét là sẽ không thé xảy ra nếu hệ số VIF bé hơn 2, và

ngược lại.

26

Trang 33

CHƯƠNG 3 KÉT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP

3.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Cuộc nghiên cứu được tác giả thực hiện với nỗ lực thu thập thông tin từ nhiều

bạn học sinh các trường THPT, Trung tâm Giáo dục thường xuyên trên địa bản Thành

phố Hải Dương Trong số 209 bảng hỏi được điền, có 204 bảng hợp lệ, chiếm tỷ lệ

97,6% Cụ thé, cơ cau mẫu nghiên cứu được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:

Hình 3.1: Cơ cấu mẫu thu thập theo giới tinh và dự định sau khi tốt nghiệp

Nguồn: Tổng hợp kết quả của tác giả, 2023.

Kết quả khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trường đại học

của học sinh THPT cho thay, trong tat cả số phiếu thu về, số lượng nữ giới chiếm đa số

với tỷ lệ 64,7% Trong khi đó, tỷ lệ sinh viên nam tham gia khảo sát chỉ chiếm 35,3%.

Nếu phân chia mẫu nghiên cứu theo định hướng của học sinh sau tốt nghiệp THPT, kếtquả khảo sát chỉ ra rằng, số lượng phiếu thu những học sinh có định hướng đi làm là2,0%, học nghé là 3,4%, đi du học là 4,9%, lựa chọn thi dai học chiếm đa số với 89,7%.

Đề tiến hành nghiên cứu các nhân tô ảnh hưởng đến Ý định lựa chọn trường Đại

học của học sinh THPT, tác giả tiến hành phân tích câu trả lời của nhóm đối tượng học

sinh THPT lựa chọn mục tiêu thi Dai học Với 182 học sinh THPT lựa chọn thi Đại hoc

là đích đến tiếp theo, cơ câu mẫu nghiên cứu được thể hiện trong hình sau:

27

Trang 34

Hình 3.2: Cơ câu mẫu được chọn dé phân tích chia theo giới tính

và loại trường THPT theo học

Trung tâm GDTX

THPT chuyên

THPT công lập

Nguồn: Tổng hợp kết quả của tác giả, 2023.

Xét về giới tính, mẫu đưa vào nghiên cứu với lượng nữ giới chiếm đa số với tỷlệ 65,4% tương ứng với 119 học sinh nữ, nam giới chiếm 34,6% tương ứng với con số63 Nếu phân chia mẫu nghiên cứu theo loại trường THPT đang theo học, tác giả nhận

được 52,2% câu trả lời từ các trường THPT Công lập (Không chuyên), 41,2% câu trả

lời từ các trường THPT chuyên, chỉ 3,8% tổng số phiếu trả lời nhận được từ các họcsinh đến từ trường THPT ngoài công lập Phần còn lại đến từ các học sinh tại các Trung

Dé kiểm định độ tin cậy của thang đo, Hệ số Cronbach’s Alpha cho phép ta loạibỏ những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu Bảng kiểm định Cronbach’s

Alpha được trình bày trong Phụ lục 2.

28

Trang 35

Qua kết quả phân tích Hệ số Cronbach’s Alpha lần 1, biến LK3 có hệ sốCronbach’s Alpha khi loại biến (Cronbach’s Alpha if Iten Deleted) bang 0,857 lớn hơnhệ số Cronbach’s Alpha của biến LK (0,785) Ta tiến hành loại bỏ biến LK3 và tiếp tục

chạy phân tích hệ số Cronbach’s Alpha lần 2 Với mục tiêu xem còn tôn tại biến quan

sát nào có hệ số tương quan không đạt yêu cầu dé loại biến, tác giả tiếp tục kiểm traItem-Total Kết quả phân tích lần 2 thỏa mãn được tông hợp kết quả trong bảng 3.1 như

Bang 3.1: Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha của từng biến

Nhân to Hệ số Cronbach’s Hệ số tương quan Số biến loạiAlpha biến tổng

Nguồn: Tổng hợp kết qua của tac giả, 2023.Qua kiểm định thang đo, tác giả nhận thấy các biến còn lại đều có hệ số tương

quan biến tông lớn hơn 0.3 và đều nhỏ hơn giá trị Cronbach’s Alpha chung Nhận thay

các thang đo còn lại thỏa mãn các tiêu chí, tác giả tiến hành đưa các thang đo phù hợptiền hành các phương pháp phân tích tiếp theo Các thang do giá tri của các nhóm nhân

tố đều đáng tin cậy và tương quan dữ liệu đều phù hợp với các thang đo đã xây dựng đã

được chứng minh thông qua quá trình kiêm định thang đo Cronbach’s Alpha Tiếp theo,phân tích nhân tố EFA được thực hiện với mục tiêu loại đi những yếu tố không phù hợp

với mô hình nghiên cứu.

3.2.2 Xác định các nhân té trong mô hình

3.2.2.1 Phân tích nhân tổ khám phá EFA

Kết quả phân tích cho thấy hệ số KMO = 0,873 (> 0,5) nên phân tích EFA là phùhợp với dit liệu Thông qua bang Bartlett's Test, các biến quan sát trong nhân tổ có tương

29

Trang 36

quan với nhau được tác giả nhận thấy thông qua thống kê Sig = 0,000 nhỏ hơn 0,05.Bằng phương pháp Principal Axis Factoring” và phép quay “Promax” với KaiserNormalization, các kết qua phân tích chỉ ra rang tại Eigenvalue lớn hơn hoặc bằng 1,tong phương sai trích 75,015% > 50% Từ đó, nhận xét mô hình EFA là phù hop.

Kết quả cho thay 31/31 biến quan sát được đưa vào phân tích EFA đều có hệ số

tải >0,3, rút trích được 7 yếu tố từ 31 biến quan sát Các kết quả được thể hiện ở các

bảng sau:

Bảng 3.2: Kết quả kiểm định KMO biến độc lập

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.

Approx Chi-Square 4368,853

1 2 3 4 5 6 7DHS 0,844

DH6 0,831DH7 0,830

DH8 0,817DH3 0,810

DH4 0,776DH2 0,767DHI 0,730

NN3 0,875

NN2 0,829NNS 0,826

NNI 0,800NN4 0,727

CM2 0,852CMI 0,826

CM4 0,781

CM3 0,737

LK4 0,849LKI 0,807

LK2 0,799

LK5 0,703

30

Trang 37

TT2 0,816

TT3 0,815TT1 0,771

TT4 0,758

NL1 0,810NL3 0,775NL2 0,751

LCT3 0,783

LCT2 0,305 0,728LCTI 0,633Extraction Method: Principal Component Analysis.

Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.a Rotation converged in 6 iterations.

Nguồn: Tong hop kết qua tác giả, 2023

Thông qua bảng kết quả trên, tác giả nhận thay các các biến quan sát hội tu vớinhau được quy về cùng một khái niệm, một nhân tố riêng như sau:

- _ Nhân tổ thứ nhất đại điện cho biến phụ thuộc Ý định lựa chọn trường Đại học.

Viết tắt là LCT.

- _ Nhân tố thứ hai đại điện cho yếu tố về Năng lực, sở thích Viết tắt là NL.- _ Nhân tố thứ ba đại diện cho yếu tố về Cơ hội nghề nghiệp Viết tắt là NN.

- _ Nhân tố thứ tư đại diện cho yếu tô Đặc điểm trường Dai học Viết tắt là DH.

- _ Nhân tổ thứ năm đại diện cho yếu tố về Quảng cáo, truyền thông Viết tắt là TT- _ Nhân tổ thứ sáu đại điện cho yếu tố về Lời khuyên từ người khác Viết tắt là LK.- _ Nhân tổ thứ bảy đại điện cho yếu tố về Chuẩn mực chủ quan Viết tắt là CM.

Bảng 3.4: Các biến quan sát sau khi đã được trích xuất

Ý định lựa chọn trường Đại

Trang 38

Nhu vậy, từ dit liệu như trên, tác giả nhận thấy các nhân tô này đều đủ điều kiệndé được sử dụng và tiến hành các kiểm định khác như phân tích tương quan, hồi quytuyến tính dé đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tó.

3.2.2.1 Phân tích nhân tổ khẳng định CFA

Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA, tác giả đưa bảng ma trận xoay vàophân tích CFA trên phan mềm Amos Sau khi quan sát kết quả chạy CFA lần 1, tác giảnhận thấy có nhiều biến quan sát có tương quan mạnh với nhau Tác giả đã thực hiện

khai báo tương quan với phần mềm và chạy kết quả CFA một lần nữa Kết quả CFA sau

đó được thể hiện như sau:

Hinh 3.3: Két qua phan tich CFA

Nguồn: Kế quả phân tích của tác ga, 2023

32

Trang 39

Phân tích trên cho thay Chi-square / df = 1,794 (<3), GFI = 0,813 (>0,8), CFI =0,924 (>0,9), TLI = 0,912 (>0,9) va RMSEA = 0,066 (<0,08) theo Hu, L T., & Bentler,P M (1999) trong công trình nghiên cứu Cutoff Criteria for Fit Indexes in CovarianceStructure ‘Analysis: Conventional Criteria versus New Alternatives Nhin chung, két qua

các chỉ số đánh gá CFI phù hợp với dữ liệu nghiên cứu.

Sau khi tiến hành phân tích nhân tố khang định CFA, tác giả nhận thấy các kết

quả phủ hợp dé đưa vào phân tích mô hình cau trúc tuyến tinh SEM.

3.2.3 Phân tích hồi quy, twong quan

Sau khi tiền hành đánh giá độ tin cậy Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khámphá EFA, các chỉ số cho thấy mô hình đạt mức đánh giá tốt và có ý nghĩa thống kê Từđó, dé kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độclập, tác giả thực hiện tính giá trị nhân tô đại diện của từng biến dé tiễn hành phân tíchtương quan, hồi quy tuyến tính Việc thực hiện thực hiện phân tích tương quan Pearsoncòn giúp cho việc sớm nhận diện vấn đề đa cộng tuyến và cuối cùng là sử dụng kỹ thuậtphân tích hồi quy tuyến tính để tiến hành xác định mối quan hệ tác động giữa biến phụthuộc là là 4 định lựa chọn trường Đại học” (LCT) và 6 biến độc lập trong mô hình NL,

NN, DH, TT, LK, CM cho đối tượng là học sinh THPT.

Bảng 3.5: Phân tích tương quan Pearson

Nguôn: Tong hợp kết quả của tac giả, 2023.

Từ bang phân tích tương quan Pearson, cho thay hệ số tương quan r có ý nghĩa

thống kê khi các hệ số sig trong cột đều bằng 0,000 (< 0,01) (Andy Field, 2009) Tức là,biến phụ thuộc LCT trong mô hình đều có tương quan với cả 6 biến độc lập trong môhình đề xuất Tuy nhiên, Carsten F Dormamn và các cộng sự, 2013, chưa đủ điều kiện

kết luận giữa các biến độc lập trong mô hình đều không có khả năng xảy ra hiện tượng

đa cộng tuyến do hệ số tương quan Pearson giữa các biến độc lập đều nhỏ hơn 0,7.

Xét đến hệ số Tương quan Pearson r giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, kết

quả cho thấy có cả 6 biến độc lập NL, NN, DH, TT, LK, CM, LCT có tương quan dương

với mức độ tương quan mạnh với biến phụ thuộc với các hệ số tương ứng 0.505, 0.542,

33

Trang 40

0.529, 0.378, 0.465, 0.548 (sự tương quan tuyến tính ở mức tin cậy đến 99% (tương ứng

mức ý nghĩa 1% = 0.01), Theo Andy Field (2009)).

Phân tích tương quan Pearson cho ta thấy răng Ý định lựa chọn trường Đại học

chủ yếu bị ảnh hưởng bởi các yếu tế Chuẩn mực chủ quan, Cơ hội nghề nghiệp, Đặc

điểm trường Đại học, Năng lực, sở thích, Lời khuyên từ người khác và Quảng cáo,

truyền thông Tác giả nhận thấy mô hình phù hợp, đảm bảo đủ điều kiện để được đưavào phân tích hồi quy tuyến tính Kết quả được thể hiện sau đây.

Trong bảng 3.7, ta thấy R? hiệu chỉnh dat mức 53,2%, nghĩa là các biến độc lập

đưa vào phân tích hồi quy ảnh hưởng 53,2% sự biến thiên của biến phụ thuộc, còn lại

46,8% là do các biến ngoài mô hình và sai sỐ ngẫu nhiên Bên cạnh đó, giá trị DW được

đề cập băng 1,838, nằm trong khoảng 1,5 đến 2,5 nên kết quả không vi phạm giả định

tự tương quan chuỗi bậc nhất (Yahua Qiao, 2011).

Bảng 3.6 Bảng đánh giá độ phù hợp của mô hình theo R2 hiệu chỉnh

định giả thuyết về ý nghĩa của mô hình hồi quy tông thể Bảng Anova cho chúng ta kết

quả giá tri Sig của kiểm định F bằng 0,000 < 0,05, do đó, mô hình hồi quy đề ra là phùhop, có ý nghĩa và có thé dir dung dé phân tích.

Bang 3.7 Kết quả kiểm định Anova

Nguồn: Trích dan phụ lục và phân tích của tác ga, 2023

Kết quả phân tích hồi quy nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tốtrong mô hình với biến phụ thuộc là Ý định lựa chọn trường Đại học của học sinh THPT.

34

Ngày đăng: 20/05/2024, 01:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Mô hình thuyết hành động hợp lý - Chuyên đề tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trường đại học của học sinh THPT tại Thành phố Hải Dương
Hình 1.1 Mô hình thuyết hành động hợp lý (Trang 13)
Hình 1.2: Mô hình thuyết so sánh xã hội - Chuyên đề tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trường đại học của học sinh THPT tại Thành phố Hải Dương
Hình 1.2 Mô hình thuyết so sánh xã hội (Trang 15)
Hình 1.3: Mô hình thuyết hành vi dự định - Chuyên đề tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trường đại học của học sinh THPT tại Thành phố Hải Dương
Hình 1.3 Mô hình thuyết hành vi dự định (Trang 16)
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất - Chuyên đề tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trường đại học của học sinh THPT tại Thành phố Hải Dương
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 22)
Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu - Chuyên đề tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trường đại học của học sinh THPT tại Thành phố Hải Dương
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu (Trang 22)
Bảng 2.1 Mã hóa thang đo - Chuyên đề tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trường đại học của học sinh THPT tại Thành phố Hải Dương
Bảng 2.1 Mã hóa thang đo (Trang 23)
(2) Bảng hỏi sơ bộ theo mẫu 5-Likert được xây dựng từ tổng quan lý thuyết, tiễn hành hoàn thiện mô hình nghiên cứu, chat lọc và bỗ sung các giả thuyết cho phù hợp thực tế. - Chuyên đề tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trường đại học của học sinh THPT tại Thành phố Hải Dương
2 Bảng hỏi sơ bộ theo mẫu 5-Likert được xây dựng từ tổng quan lý thuyết, tiễn hành hoàn thiện mô hình nghiên cứu, chat lọc và bỗ sung các giả thuyết cho phù hợp thực tế (Trang 25)
Bảng 2.2 Đánh giá các chỉ số trong phân tích CFA - Chuyên đề tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trường đại học của học sinh THPT tại Thành phố Hải Dương
Bảng 2.2 Đánh giá các chỉ số trong phân tích CFA (Trang 29)
Hình 3.2: Cơ câu mẫu được chọn dé phân tích chia theo giới tính - Chuyên đề tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trường đại học của học sinh THPT tại Thành phố Hải Dương
Hình 3.2 Cơ câu mẫu được chọn dé phân tích chia theo giới tính (Trang 34)
Bảng sau: - Chuyên đề tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trường đại học của học sinh THPT tại Thành phố Hải Dương
Bảng sau (Trang 36)
Bảng 3.4: Các biến quan sát sau khi đã được trích xuất - Chuyên đề tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trường đại học của học sinh THPT tại Thành phố Hải Dương
Bảng 3.4 Các biến quan sát sau khi đã được trích xuất (Trang 37)
Bảng 3.5: Phân tích tương quan Pearson - Chuyên đề tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trường đại học của học sinh THPT tại Thành phố Hải Dương
Bảng 3.5 Phân tích tương quan Pearson (Trang 39)
Bảng 3.6 Bảng đánh giá độ phù hợp của mô hình theo R2 hiệu chỉnh - Chuyên đề tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trường đại học của học sinh THPT tại Thành phố Hải Dương
Bảng 3.6 Bảng đánh giá độ phù hợp của mô hình theo R2 hiệu chỉnh (Trang 40)
Bảng 3.8 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy - Chuyên đề tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trường đại học của học sinh THPT tại Thành phố Hải Dương
Bảng 3.8 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính Hệ số hồi quy Hệ số hồi quy (Trang 41)
Bảng 3.10 Tóm tắt kiếm định các Giả thuyết nghiên cứu - Chuyên đề tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trường đại học của học sinh THPT tại Thành phố Hải Dương
Bảng 3.10 Tóm tắt kiếm định các Giả thuyết nghiên cứu (Trang 42)
Hình 3.4: Kết quả phân tích SEM - Chuyên đề tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trường đại học của học sinh THPT tại Thành phố Hải Dương
Hình 3.4 Kết quả phân tích SEM (Trang 43)
Bảng 3.11 Bảng kết quả trọng số hồi quy mô hình SEM - Chuyên đề tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn trường đại học của học sinh THPT tại Thành phố Hải Dương
Bảng 3.11 Bảng kết quả trọng số hồi quy mô hình SEM (Trang 44)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w