1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chuyên đề tốt nghiệp luật thi hành án dân sự đề tài thủ tục cấp chuyển giao và giải thích bản án quyết định của tòa án

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đặc biệt, trong quá trình thi hành án, thủ tục cấp, chuyển giao và giải thích bản án quyết định của Tòa án là một thủ tục vô cùng quan trọng , đặc biệt trong điều kiện kinh tế phát triển

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP :LUẬT THIHÀNH ÁN DÂN SỰ

.

TÊN ĐỀ TÀI : THỦ TỤC CẤP , CHUYỂN GIAO VÀGIẢI THÍCH BẢN ÁN , QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

HỌ VÀ TÊN : ĐÀO VĂN HUY HOÀNGMSSV : A39633

HÀ NỘI , 2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC CẤP, CHUYỂN GIAO VÀ GIẢI THÍCH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN 2

1.1 Khái niệm và đặc điểm của thủ tục cấp, chuyển giao và giải thích bản án, quyết định của Tòa án 2

1.2 Nội dung pháp luật hiện hành về thủ tục cấp, chuyển giao và giải thích bản án, quyết định của Tòa án 3

1.2.1 Thủ tục cấp bản án, quyết định của Tòa án 3

1.2.2 Chuyển giao bản án, quyết định của Tòa án 4

1.2.3 Giải thích bản án, quyết định của Tòa án 7

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN THỦ TỤC CẤP, CHUYỂN GIAO VÀ GIẢI THÍCH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN 9

2.1 Thực trạng thực hiện thủ tục cấp, chuyển giao và giải thích bản án, quyết định của Tòa án 9

2.2 Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng thủ tục cấp, chuyển giao và giải thích bản án, quyết định của Tòa án 12

2.3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện thủ tục cấp, chuyển giao và giải thích bản án, quyết định của Tòa án 13

KẾT LUẬN 16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

MỞ ĐẦU

Thi hành án là hoạt động đưa các bản án, quyết định dân sự có hiệu lực thi hành ra thi hành trên thực tế Bản án, quyết định dân sự nói chung và bản án, quyết định của TAND (tòa án nhân dân) nói riêng được tuyên nhân danh Nhà nước, có tác động qua trọng đến việc thực thi pháp luật và đời sống xã hội Vì vậy, hoạt động thi hành án có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giữ vững kỷ cương phép nước, củng cố pháp chế và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cho quyền lực tư pháp được thực thi trên thực tế Để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngoài chức năng của cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án thì cơ quan THADS giữ một vai trò đặc biệt và là một mắt xích không thể thiếu của quá trình tố tụng Mọi phán quyết của Tòa án chỉ là những quyết định trên giấy và không thể phát huy hết hiệu quả trên thực tế nếu không được thi hành đúng và đầy đủ, nhất là trong lĩnh vực thi hành án dân sự Đặc biệt, trong quá trình thi hành án, thủ tục cấp, chuyển giao và giải thích bản án quyết định của Tòa án là một thủ tục vô cùng quan trọng , đặc biệt trong điều kiện kinh tế phát triển như hiện nay, khi nước ta đang xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; vô số các quan hệ giao dịch được phát sinh dẫn đến các tranh chấp cũng nhiều hơn, số lượng công việc mà các cơ quan Tư pháp phải giải quyết vì thế cũng ngày càng tăng, và tính chất cũng phức tạp hơn Đòi hỏi tất yếu đặt ra là các cơ quan Tư pháp nói chung và cơ quan THADS (thi hành án dân sự) nói riêng phải hoạt

động sao cho đạt hiệu quả cao Chính vì lẽ đó, em xin lựa chọn đề tài : “Thủ tục cấp,

chuyển giao và giải thích bản án, quyết định của Tòa án” để làm chuyên đề tốt nghiệp

của mình.

Trang 4

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỦ TỤC CẤP, CHUYỂN GIAO VÀ GIẢITHÍCH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

1.1 Khái niệm và đặc điểm của thủ tục cấp, chuyển giao và giải thích bản án, quyếtđịnh của Tòa án

Thủ tục cấp, chuyển giao và giải thích bản án, quyết định của Tòa án là một thủ tục thi hành án Vậy trước tiên cần tìm hiểu thế nào là thủ tục thi hành án Trước khi tìm hiểu khái niệm thủ tục cấp, chuyển giao và giải thích bản án, quyết định của Tòa án cần làm rõ các khái niệm sau:

“Thủ tục” — xét về mặt ngôn ngữ có nghĩa “những việc cụ thể phải làm theo một trình tự đã được quy định, để tiến hành một công việc có tính chất chính thức” Trình tự1

là “sự sắp xếp thứ tự trước sau” Qua đó, có thể hiểu khái niệm thủ tục là phải thực hiện2

một công việc nhất định theo những quy định cụ thể được sắp xếp theo trình tự nhất định Còn “thi hành” là: “Thực hiện điều đã chính thức quyết định” 3

Trong khoa học pháp lý, “thi hành án” được hiểu là việc đưa các bản án, quyết định dân sự có hiệu lực thi hành ra thi hành trên thực tế Bản án, quyết định của Tòa án là văn bản pháp lý của Tòa án nhân danh Nhà nước tuyên tại phiên tòa, giải quyết về các vấn đề trong vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính Có thể nói, thi hành án được coi là một trong những hoạt động quan trọng của Nhà nước Bởi lẽ, thi hành án một mặt bảo đảm việc thực hiện quyền lực của Nhà nước, mặt khác lại là công cụ hữu hiệu để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân khi khi bị xâm hại Trong các công trình nghiên cứu khoa học về thi hành án, có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm thi hành án:

Có quan điểm xem thi hành án là một giai đoạn tố tụng, đây là giai đoạn tiếp theo của quá trình xét xử không thể thiếu trong quá trình bảo vệ quyền lợi của đương sự Thi hành án là giai đoạn kết thúc của tố tụng mà trong đó cơ quan thi hành án đưa các bản án, quyết định đã có hiệu lực thi hành ra thi hành nhằm bảo vệ quyền lợi của cá nhân, cơ quan, tổ chức.4

Có quan điểm lại cho rằng thi hành án không phải là một thủ tục tố tụng mà là một hoạt động mang tính chấp hành và điều hành quyết định của tòa án – cơ quan tư pháp –

1 Viện Ngôn Ngữ học, Hoàng Phê (Chủ biên), Từ Điển Tiếng Việt, nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội 2010, 1.905

2 Viện Ngôn Ngữ học, Hoàng Phê (Chủ biên), Tử Điển Tiếng Việt, nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội 2010, tr 934 3 Đại từ điển tiếng Việt, GS TS Nguyễn Như Ý, nxb Đại học quốc gia TP HCM, 2013, tr 1559.

4 Lê Anh Tuấn, Đổi mới thủ tục thi hành án dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật Học, Hà Nội, 2004, tr 86

Trang 5

mang tính chất của hoạt động quản lý hành chính – tư pháp Thi hành án không mang tính tố tụng thuần túy mà có nhiều tính chất của giai đoạn mang tính hành chính - tư pháp Ở đây có nhiều điểm khác nhau giữa tố tụng và quá trình thực hiện thi hành án Hoạt động thi hành án là hoạt động đặc thù mà chủ thể thực thi không phải là Tòa án Các thủ tục trong quá trình thi hành án mang nặng tính hành chính - tư pháp hơn (đặc biệt là trong thi hành án kinh tế, tuyên bố phá sản doanh nghiệp, lao động và một phần của thi hành án hình sự đối với loại hình phạt không phải là hình phạt tù ).

Thủ tục thi hành án dân sự là cách thức, trình tự tổ chức thì hành BA, QĐ dân sự có hiệu lực thi hành được pháp luật quy định, bao gồm nhiều thủ tục khác nhau.Thủ tục THADS do pháp luật quy định, cơ quan THADS, Chấp hành viên cũng không được đặt ra trình tự, thủ tục và không tùy tiện trong quá trình tổ chức thực hiện THA mà phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật Trong đó, các thủ tục sau: (i) Thủ tục cấp, chuyển giao BA, QĐ của Tòa án cho đương sự và CQTHADS để thi hành; (ii) Thủ tục gửi và giải thích BA, QĐ của Tòa án nhằm mục đích để các cơ quan thực thi pháp luật có cách hiểu thống nhất đối với các BA, QĐ đảm bảo cho việc CQTHA thực thi đúng bản chất của sự việc, đúng pháp luật, đúng phán quyết của Tòa án và các cơ quan khác, chính là một trong các thủ tục trong quá trình thi hành án.

1.2 Nội dung pháp luật hiện hành về thủ tục cấp, chuyển giao và giải thích bản án,quyết định của Tòa án

1.2.1 Thủ tục cấp bản án, quyết định của Tòa án

Trước hết, cần hiểu Bản án là loại văn bản đặc trưng riêng có và quan trọng nhất của Tòa án Chỉ Tòa án mới có thẩm quyền ban hành bản án theo trình tự tố tụng chặt chẽ được quy định trong pháp luật tố tụng Theo đó, tác giả đưa ra khái niệm về bản án như sau: “Bản án là Văn bản ghi nhận phán quyết của Tòa án sau khi xét xử một vụ án Bản án đánh dấu sự kết thúc toàn bộ quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cho nên nội dung của nó phải phản ánh những kết quả của phiên tòa và ý kiến phân tích, đánh giá của hội đồng xét xử Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ viết bản án.”

Quyết định của Tòa án có 2 trường hợp:

- Quyết định cá biệt của Tòa án nhằm đưa ra giải quyết, công bố 1 sự kiện, 1 quyết định nào đó của mình .ví dụ: Quyết định đưa vụ án ra xét xử, Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án, Quyết định tuyên bố 1 người mất tích, mất năng lực hành vi dân sự .theo thẩm quyền.

Trang 6

- Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự: khi có tranh chấp, Tòa án tiến hành hòa giải và các đương sự thỏa thuận được tất cả các vấn đề của vụ án Lúc này Tòa án ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Để đảm bảo cho quyền yêu cầu của đương sự thì Tòa án phải cấp BA, QĐ cho đương sự (người được THA và người phải THA) “để thi hành” Điều 27 Luật THADS năm 2014 đã quy định trách nhiệm cấp bản án, quyết định: "Toà án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương mại đã ra bản án, quyết định được quy định tại Điều 2 của Luật này phải cấp cho đương sự bản án, quyết định có ghi “Để thi hành” Việc cấp bản án, quyết định để thi hành được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật hiện hành Đối với từng loại BA, QĐ của các cơ quan khác nhau sẽ có những quy định về thời hạn cấp là khác nhau.

Cụ thể, theo Điều 484 BLTTDS năm 2015 quy định: "Khi bản án, quyết định của Tòa án thuộc trường hợp được thi hành theo quy định tại Điều 482 của Bộ luật này thì Tòa án đã ra bản án, quyết định đó phải cấp cho người được thi hành án và người phải thi hành án bản án hoặc quyết định đó có ghi “để thi hành" Đối với BA, QĐ hoặc phần BA, QĐ của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; BA, QĐ của Toà án cấp phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Toà án; quyết định theo thủ tục đặc biệt của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định tại Điều 360 của BLTTDS năm 2015.

Đối với và BA, QĐ về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc thì Toà án đã tuyên BA, QĐ đó phải chuyển giao BA, QĐ cho CQTHA cùng cấp với Toà án đã xét xử sơ thẩm trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra BA, QĐ đó Đối với các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Toà án đã ra quyết định phải chuyển giao ngay quyết định cho CQTHA cùng cấp.

1.2.2 Chuyển giao bản án, quyết định của Tòa án

Việc chuyển giao bản án, quyết định là trách nhiệm của Tòa án không chỉ được quy định tại Luật Thi hành án dân sự năm 2008, được sửa đổi, bổ sung năm 2014 mà còn được quy định tại Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự và các văn bản khác có liên quan Trong phạm vi bài viết này tác giả chỉ đề cập đến việc chuyển giao bản án, quyết định của Tòa án cho Cơ quan Thi hành án dân sự Việc chuyển giao bản án, quyết

Trang 7

định của Tòa án cho Cơ quan Thi hành án dân sự được quy định tại Điều 28 Luật Thi hành án dân sự hiện hành như sau:

1 Tòa án đã ra bản án, quyết định quy định tại các điểm a, b, c, d và g khoản 1 Điều 2 của Luật này phải chuyển giao bản án, quyết định đó cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật 2 Tòa án đã ra bản án, quyết định quy định tại điểm a khoản 2 Điều 2 của Luật này phải chuyển giao bản án, quyết định đó cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án, quyết định.

3 Tòa án, Trọng tài thương mại đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chuyển giao quyết định đó cho cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ngay sau khi ra quyết định.

4 Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã kê biên tài sản, tạm giữ tài sản, thu giữ vật chứng hoặc thu giữ các tài liệu khác có liên quan đến việc thi hành án thì khi chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án dân sự, Tòa án phải gửi kèm theo bản sao biên bản về việc kê biên, tạm giữ tài sản, thu giữ vật chứng hoặc tài liệu khác có liên quan.

Theo quy định như trên thì những bản án, quyết định nào Tòa án phải chuyển giao cho Cơ quan Thi hành án dân sự Điều này được quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự hiện hành.

Điều 2 Bản án, quyết định được thi hành

Những bản án, quyết định được thi hành theo Luật này bao gồm:

1 Bản án, quyết định quy định tại Điều 1 của Luật này đã có hiệu lực pháp luật: a) Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;

b) Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm; c) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án;

d) Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam;

đ) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh mà sau 30 ngày, kể từ ngày có hiệu lực pháp luật đương sự không tự nguyện thi hành, không khởi kiện tại Tòa án;

e) Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại; g) Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản.

2 Những bản án, quyết định sau đây của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị:

a) Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức

Trang 8

khỏe, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc; b) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Để có căn cứ ra quyết định THA thì cơ quan, tổ chức đã tuyên BA, QĐ có trách nhiệm chuyển giao BA, QĐ cho CQTHADS có thẩm quyền Việc chuyển giao BA, QĐ cho CQTHADS có thẩm quyền được thực hiện căn cứ theo Điều 28 Luật THADS năm 2014.

Tòa án đã ra BA, QĐ phải chuyển giao cho CQTHADS có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày BA, QĐ có hiệu lực pháp luật để CQTHADS tổ chức việc THA (đối với BA, QĐ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật THADS năm 2014) Đối với BA, QĐ về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc thì Toà án đã ra BA, QĐ phải chuyển giao cho CQTHADS trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra BA, QĐ Đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Toà án đã ra quyết định phải chuyển giao cho CQTHADS ngay sau khi ra quyết định.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền đã kê biên tài sản, tạm giữ tài sản, thu giữ vật chứng hoặc thu giữ các tài liệu khác có liên quan đến việc THA thì khi chuyển giao BA, QĐ cho CQTHADS, Toà án phải gửi kèm theo bản sao biên bản về việc kê biên, tạm giữ tài sản, thu giữ vật chứng hoặc tài liệu khác có liên quan

Theo Điều 29 Luật THADS năm 2014, khi nhận BA, QĐ do Tòa án chuyển giao, CQTHADS phải kiểm tra, vào sổ nhận BA, QĐ Sổ nhận BA, QĐ phải ghi rõ số thứ tự, ngày, tháng, năm nhận BA, QĐ và tên Tòa án đã ra BA, QĐ, họ tên, địa chỉ của đương sự và các tài liệu khác có liên quan Việc giao, nhận trực tiếp BA, QĐ phải có chữ kí của hai bên Trong trường hợp nhận được BA, QĐ và tài liệu có liên quan bằng đường bưu điện thì CQTHADS phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án, Trọng tài thương mại đã chuyển giao biết.

Về việc chuyển giao: Mặc dù pháp luật đã quy định rất cụ thể những bản án,

quyết định của Tòa án gồm: bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật hoặc chưa có hiệu lực pháp luật nhưng được thi hành ngay; bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, … mà Tòa án phải chuyển giao để Cơ quan Thi hành án dân sự phân loại, tổ chức thi hành nhưng trên thực tế hiện nay việc chuyển giao này của Tòa án còn chưa đảm bảo

Trang 9

Về thời hạn chuyển giao: Đối với những bản án đã có hiệu lực pháp luật thì Tòa

án phải chuyển giao cho Cơ quan Thi hành án dân sự trong thời hạn 30 ngày, kể từ bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật Đối với những bản án, quyết định sau đây của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị gồm: a) Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc; b) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án phải chuyển giao trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra bản án Tuy nhiên, trên thực tế việc chuyển giao bản án, quyết định của Tòa án cho Cơ quan Thi hành án dân sự luôn luôn chậm, điều này rất dễ nhận ra thông qua kết quả kiểm sát việc thi hành án dân sự và số lượng các kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với Tòa án, Cơ quan Thi hành án dân sự về lĩnh vực này trong những năm qua.

1.2.3 Giải thích bản án, quyết định của Tòa án

Theo Từ điển Tiếng Việt thì “Giải thích là việc phân tích, diễn giải một vấn đề đưa ra sao cho dễ hiểu, dễ tiếp thu”, như vậy, trong Bản án hình sự, quyết định của Tòa án có những nội dung được nêu ra nhưng chưa rõ thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa hoặc Chánh án Tòa án đã ra bản án, quyết định sẽ giải thích tuy nhiên việc giải thich này nhằm mục đích không thay đổi bản chất vụ án và không gây bất lợi cho các đương sự Như vậy, chỉ giải thích Bản án, quyết định khi còn có những vấn đề chưa rõ cần làm rõ hơn đễ các đương sự và cơ quan yêu cầu hiểu và nắm chắc vấn đề.

Điều 365 BLTTHS năm 2015 Giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tòa án: “1 Cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự, Viện kiểm sát, người bị kết án, bị hại, đương sự liên quan đến việc thi hành án có quyền yêu cầu Tòa án đã ra bản án, quyết định giải thích, sửa chữa những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định để thi hành Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã ra bản án, quyết định có trách nhiệm giải thích, sửa chữa những điểm chưa rõ trong bản án, quyết định của Tòa án Trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không thể thực hiện được thì việc giải thích, sửa chữa do Chánh án Tòa án đã ra bản án, quyết định đó thực hiện”.

+ Đối tượng yêu cầu bao gồm: Cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự, Viện kiểm sát, người bị kết án, bị hại, đương sự liên quan đến việc thi hành án, như vậy, gần như tất cả các đối tượng có liên quan đến Bản án đều có quyền yêu cầu Tòa án giải thích, sữa chữa bản án.

Trang 10

+ Chủ thể có thẩm quyền giải thích, sữa chữa bản án, quyết định bao gồm Thẩm phán chủ tọa phiên tòa đã ra bản án, quyết định đối với trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không thể thực hiện được việc giải thích, sữa chữa thì thẩm quyền thuộc về Chánh án Tòa án đã ra bản án, quyết định.

Yêu cầu giải thích, sửa chữa bản án hoặc quyết định của Tòa án không chỉ được pháp luật trao quyền cho Viện kiểm sát mà còn có các chủ thể khác: “Cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự, Viện kiểm sát, người bị kết án, bị hại, đương sự liên quan đến việc thi hành án…” Việc cho phép nhiều chủ thể được quyền yêu cầu nhằm giúp cho việc theo dõi bản án, quyết định của Tòa được sát sao, hiệu quả hơn, tránh tình trạng áp dụng sai, gây thiệt hại cho người bị kết án, bị hại, đường sự liên quan Hơn nữa, yêu cầu giải thích, sửa chữa còn thể hiên vai trò của Viện kiểm sát trong quá trình kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hiện quyền công tố Đây là văn bản buộc Tòa án phải thực hiện giải thích, sửa chữa và có văn bản trả lời đối với Viện Kiểm sát.

Tuy nhiên, đánh giá Điều 365 quy định về giải thích, sửa chửa bản án, quyết định của Tòa án cho thấy còn nhiều điều bất cập, nếu như việc giải thích có phần dễ hiểu, tức là việc làm rõ những chỗ “chưa rõ” thì đối với sửa chữa lại mang nhiều vấn đề phức tạp hơn, bản chất của sửa chữa là thay đổi, khắc phục đi những sai sót, tuy nhiên, điều luật này lại không quy định những nội dung nào thì được sửa chữa và sửa chữa bằng hình thức nào Hầu hết mọi học giả hoặc giới nghiên cứu đều cho rằng việc sửa chửa ở đây chắc chắn phải không làm thay đổi bản chất vụ án, không gây bất lợi hay có lợi hơn (làm sai lệnh kết luận) cho người bị kết án, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mọi người đều hiểu như vậy, thực tế, việc sửa chữa sẽ áp dụng trong trường hợp sai lỗi chính tả, nếu vậy thì việc yêu cầu có quá phức tạp hay không, trong khi việc soát lỗi chính tả không phải là quá khó khăn Hơn nữa, điều luật lại không quy định về thời hạn để chủ thể có thẩm quyền giải thích, sửa chữa bản án, quyết định, điều này dẫn đến sự chây ỳ, chậm thực hiện nghĩa vụ, làm chậm quá trình thi hành án trên thực tế.

Ngày đăng: 02/05/2024, 16:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w