1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận tốt nghiệp: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra

95 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 8,03 MB

Nội dung

thiệt hại do người chưa thành niên gây ra theo pháp luật Việt Nam trên nên tăng của Bộ luật Dân sự năm 2015, Tuy nhiên mới đang chỉ dừng lai ở phản thực trang chưa đưa ra được những giải

Trang 1

BÔ TƯ PHÁP BO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRAN NGUYEN NGỌC ANH

451708

TRACH NHIEM BOI THUONG THIET HAI DO

NGƯỜI CHUA THÀNH NIÊN GAY RA

KHOA LUAN TOT NGHIEP

Ha Nội - 2023

Trang 2

BÔ TƯ PHÁP BO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TRAN NGUYEN NGỌC ANH

451708

TRACH NHIEM BOI THUONG THIET HAI DO

NGƯỜI CHUA THÀNH NIÊN GÂY RA

Chuyên ngành: Luật dan sự.

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHỎA LUẬN

NGUYEN HOANG LONG

‘Ha Nội - 2023

2

Trang 3

Lời cam đoan và xác nhận của giảng viên hướng din

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghién cửa của riêng tôi

các kết luận, số liễu trong khóa luân tốt nghiệp là trung thực,

im bảo độ tín cập /

“ác nhận của Tac gia khóa luận tot nghiệp

giảng viên hướng dẫn (Ky và ghi rõ ho tên)

Trang 4

Danh mục kí hiệu hoặc các chữ viết tắt

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT

BTTH Bi thường thiết hai

NCTN Người chưa thành niên.

BLDS Bộ luật dân sự

BLHS Bộ luật hình sự

TNBTTH Trách nhiệm béi thường thiệt hai

Trang 5

MỤC LỤC

PHAN MỞ BAU 8

1, Tính cấp thiết của để tai 8

2 Tinh hình nghiên cứu để tai 9

3 Déi tượng và phạm vi nghiên cứu để tải 12

4 Mục dich nghiên cứu của để tài l3

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cửu l3

6 Những đóng góp mới cia việc nghiên cứu để tải 15

7 Kết cầu của dé tải 16CHUONG 1 NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIEM BÔI THƯỜNG.THIET HẠI DO NGƯỜI CHUA THÀNH NIÊN GÂY RA ”1.1 Khái niệm và đặc điểm trách nhiệm bôi thường thiệt hai do người chưa

thành niền gây ra 17 1.1.1 Khái niệm người chưa thành niên 17

1.1.2 Khái niệm trách nhiệm béi thường thiệt hại do người chưa thành niên

Trang 6

1.23 Có mỗi liên hệ nhân quả giữa hành vi gây thiết hai trái pháp luật của người chưa thành niên và thiết hại xảy ra 31

1.3 Yếu tổ lỗi trong trách nhiệm béi thường thiệt hại do người chưa thành

3.13 Có mỗi quan hệ nhân quả giữa hảnh vi gây thiệt hai và thiết hai xảy,

ra 4

2.2 Chủ thể phải chiu trách nhiệm béi thường thiết hai 4

3.2.1 Cha, me hoặc người giảm hộ của người chưa thảnh niên phải chịu.

‘rach nhiềm bổi thường thiết hat 4

2.2.2 Trường học trực tiếp quản lý người chưa thành niên phải béi thường

thiết hai 48 2.2.3, Người chưa thánh niên phai chu trách nhiệm béi thường thiết hai 50 2.3 Các thiết hại được béi thường, 54 2.3.1 Thiệthại do tai sản bị xâm phạm 54 2.3.2 Thiét hai do sức khỏe bi xâm phạm 56 3.3.3 Thiét hai do tính mang bi xâm phạm 58 2.34, Thiệthai do danh du, nhân phẩm, uy tin bị xâm phạm 61

B

Trang 7

24, Các trường hợp miễn trữ trách nhiêm bồi thưởng thiệt hai 624.1, Trường hợp người bi thiết hại hoàn toàn có lỗi 6324.2 Trường hợp gây thiết hai do tinh thé cấp thiết 6

34.3 Trường hợp gây thiết hại do thực hién hành vi phòng vệ chính đáng,

a7

KETLUAN CHUONG 2 70CHUONG 3 THUC TIEN AP DUNG VA KIEN NGHI HOAN THIEN PHAPLUAT VIET NAM VE TRACH NHIEM BOI THUONG THIET HAI DONGƯỜI CHUA THÀNH NIÊN GAY RA n3.1 Thực tiễn ap dung pháp luật về trách nhiệm bôi thường thiệt hại do người chưa

thành niền gây ra n 3.1.1 Những kết qua dat được n

3.1.2 Những bắt cập, vướng mắc 72

3.2 Kiến nghị hoàn thiện quy định của BLDS năm 2015 vẻ trách nhiệm bôi thường thiết hại do người chua thành niên gây ra 78

KÉT LUẬN CHƯƠNG 3 2KETLUAN CHUNG 83DANH MỤC TAILIEU THAM KHẢO _

Trang 8

PHAN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trach nhiệm BTTH ngoai hop đồng là một trong những chế định xuất hiện

sớm trong pháp luật dân sự Trách nhiệm B TTH ngoài hợp đồng được hiểu là trách

nhiệm dân sự do gây thiệt hại ma trước đó giữa bên bi thiệt hại vả bên gay thiệt hại không có sư thỏa thuân hoặc có sự théa thuân nhưng sự théa thuận đó không liên quan đến hậu quả thiệt hai Việc gây thiệt hai cho người khác và phải bồi thường thiết hai là điều tắt yêu trong 2 hôi, trong số đó có cả người chưa thành nién gây ra thiết hại cho người khác

'Hiện nay, Nhà nước đã thúc đây việc hoàn thiện hệ thong pháp luật với quan.điểm nhất quán trong việc bao vé đổi tượng là người chưa thành niền Bên canh

đó, Nha nước cũng xc định rõ rằng trách nhiệm của họ khi tham gia va các quan

hệ pháp luật cụ thể, trong dé đã đành sw quan tâm đặc biết đến cho đổi tượng là

những trường hợp người chưa thảnh niên gây thiệt hai cho người khác Việc xác

định trách nhiệm bôi thường của người chưa thành niên là vấn để hết sức phức tạp

vi chủ thể nay chưa có đây đủ năng lực hảnh vi dân sự và vi vậy việc bat đồi tươngnảy phải chịu một mức béi thưởng thiệt hại cụ thể là điều khó khăn Khi truyền.thống ở Việt Nam, những người chưa thành niên hau hết lả không có tải sản riêng

để tự chịu trách nhiệm cho hanh vi của mình Do đó, Nhà nước đã thúc day việc

hoàn thiện hệ thông pháp luật bảo vệ quyền của người chưa thành niên, điều nảy

cảng thể hiên mồi quan tâm sâu sắc của Đăng va Nhà nước đối với người chưathảnh niên Chính vi thé trong các quy định của pháp luật vé bồi thường thiệt hạicủa Nha nước đối với người chưa thành niên Ja nhằm giúp đỡ, giáo dục để ngườichưa thành nién nhân ra sai lâm từ đó sửa chữa những sai lẫm đã gây ra, tao điềukiện dé các em có khả năng tái hia nhập công đồng cũng như ác định trach nhiệm

của cha me, người quản lý trong việc giáo duc cham sóc con.

Trang 9

Đối với vấn để xác định trách nhiệm béi thường thiệt bại do người chưathành niên gây ra, trong quá trình nghiên cứu, tổ chức thực hiện các cơ quan thực

thi pháp luật còn gặp nhiêu khó khăn, vướng mắc vi quy định của luật còn có nhiều

cách hiểu khác nhau nên việc áp dung chưa thông nhất, chưa mang lại hiệu quacao, điều đó gây bức xúc cho đương sự Trên thực tế, đây là vấn để khá khó khănchưa có hướng dẫn cụ thể nên các cơ quan bảo vệ pháp luật còn gặp nhiều vướng,mắc khi giải quyết các trường hợp liên quan vẻ van dé này

Cho đến nay, mặc da đã có nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá thực tiễn4p dung va đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật liên quan dén van để bồi

thường thiệt hai do người chưa thành niên gây ra tuy nhiên những công tình

nghiên cứu còn chưa đi sâu vao thực tiễn, chưa giải quyết được những bắt cập

"vướng mắc phát sinh trong thời kỷ hội nhập hiền nay Do đó, tác giã chon dé tai

Trách nhiệm boi thường thiệt hai do người chun thành niên gây ra theo phápluật Việt Nani’ làm khóa luân tốt nghiệp với mong muôn tìm hiển một cách khoa

học, có hệ thống giúp các nhà nghiên cứu, áp dụng pháp luật có một cách nhìn

toan điện về van dé nảy khi giải quyết các vụ án cụ thé, góp phân đem đền sự công

bằng cho các đương sử trong vụ án.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Dưới góc độ khoa học pháp lý, đã có rat nhiều những công trình nghiền cứu.

vẻ các vân dé, nội dung thuộc lĩnh vực trách nhiệm bai thường thiết hai ngoài hợp đẳng xuất phát từ nhu cầu công việc, sự quan tém hứng thú của bản thân đổi với một số nồi dung nhất định ma các nha nghiên cứu đã chon cho minh những để tai

nghiên cứu khác nhau Tinh đến thời điểm hiện nay, có mét số công trình khoa

‘hoc có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến để tai nghiên cứu có thể kể dưới đây

© Nhóm luận văn, luận án:

Trang 10

1 Pham Kim Anh (2009), “Trách nhiệm béi thường thiệt hai ngoài hop đông”, luân văn thac sĩ luật hoc, Trường dai học Luật ~ Đai học quốc gia Hà Nội, trong luận văn này tác giã đã nêu ra được những van dé chung vẻ trách nhiém bồi

thường thiết hai ngoài hop đồng, chưa di sẽu và nghiên cứu trách nhiềm béi thường,

thiết hai do người chưa thành niên gay ra.

2 VidNgoc Chuẩn (2014), " Trách nhiệm béi thường thiệt hai do người chưa thành nién gây ra theo pháp luật Việt Nam”, luận văn thạc sf luật học, Trường đại

học Luật - Đại học quốc gia Ha Nội Ở để tai nay tác giã đã đưa ra được những

quy định, khái niệm có liên quan trực tiếp đến người chưa thành niền và trách

nhiệm bi thường của họ trong những trường hop cụ thể Tuy nhiên do luận văn.được viét trên cơ sỡ Bộ luật Dân sự 2005 nên cho dén thời điểm hiện tại còn nhiễuvấn dé vướng mắc phát sinh chưa được giải quyét vi luận văn dang chỉ dừng lại &

nên ting của những quy định cũ.

3 Johnny Ly (2017), “Trách nhiệm béi thường thiệt hại do người chưa

thánh niên gây ra thep pháp luật Viet Nam ~ một số bai hoc kinh nghiệm cho nước Công hòa dân chủ nhân dân Lao”, luận văn thạc s luật học, trường đại học Luật

Ha Nội Luận văn nảy nêu kha đây đủ những van dé vẻ trách nhiệm bôi thường

thiệt hại do người chưa thành niên gây ra theo pháp luật Việt Nam trên nên tăng của Bộ luật Dân sự năm 2015, Tuy nhiên mới đang chỉ dừng lai ở phản thực trang

chưa đưa ra được những giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật vé trách nhiệm bôi

thường thiết hại do người chưa thành niên gây ra.

+ _ Nhóm sách chuyên khảo, tham khảo

1, Bd Văn Đại (2010), “Luật béi thường thiệt hai ngoài hợp đồng Việt Nam

~ Bản an và bình luân bản án”, Nxb Chính trì quốc gia, Ha Nội 2010, Đây là công, trình nghiên cứu mét cách hệ thống các băn án có liên quan đến béi thường thiết

10

Trang 11

hai ngoài hop déng Trong đó, tac giã phân tích, đánh giá va đưa ra quan điểm cánhân về một số vụ viên liên quan đến TNB TTH do người chưa thành niên gây ra

3 Phùng Trung Tập (2017), "Luật Dân sự Việt Nam (Binh giảng va áp dung) ~ Trách nhiệm bôi thường thiết hại ngoài hợp đẳng", Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Trong công trình nghiên cứu nay tác giả đã tình bay các khái niệm, điều kiện phát sinh trách nhiêm béi thường thiết hại ngoài hop đẳng Binh giảng

va áp dung các quy định vẻ trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng cũng như giới thiêu một số tinh huồng bôi thường thiết hai ngoài hop đồng và các phong tục tập quán vẻ trách nhiệm béi thường thiét hai ngoài hop đồng,

+ Nhóm các bài tạp chỉ

1 Trịnh Tuần Anh (2016), “Ban vé căn cứ phát sinh trách nhiệm béi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật Dân sự năm 2015”, tap chi Kiểm sit, số19/2016 Bai viết xc định béi thường thiét hại cụ thé là rt khó khăn khi truyềnthống và thói quen ở Việt Nam những người chưa thành niên hau hết la không cótải sin riêng để tự chu trách nhiệm do hành vi cũa minh gây ra

3 Ngô Thu Trang (2019),

thường thiệt hai ngoài hop đồng”, tạp chí Tòa án năm 2019 Trong bai viết, tắc giả

đã phân tích danh giá đổi với cin cứ phát sinh trách nhiệm bôi thường thiệt hai ngoai hợp đồng Đảng thời, tac gia còn phân tích, đánh giả vẻ thiét hai về sức

khỏe, tính mang vả tinh than

“Vướng mắc trong áp dung pháp luật vẻ bồi

3 Nguyễn Văn Hợi (2021), “Căn cứ phat sinh va năng lực chịu trách nhiệm

‘di thường thiệt hại ngoài hop đồng theo pháp luật Việt Nam và Đức", Tap chi

Luật học số 9 năm 2021 Bai viễ tập trung phân tích để chỉ ra những hạn chế của

pháp luật Việt Nam so với pháp luật của Đức, từ đó rút ra một số kiền nghị hoàn thiện pháp luật.

un

Trang 12

Các công trình nghiên cứu trên để di sdu phân tích vảo một số khía cạnh pháp lý vẻ trách nhiệm BTTH do người chưa thành niền gây ra Tuy nhiên, chưa.

có một công trình nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu mốt cách toàn diện các van

để pháp lý vẻ trãch nhiém BTTH do người chưa thành niên gây ra Do đó, viếc

nghiên cứu dé tải trên cơ sỡ các quy định của BLDS 2015 là hoan toản cẩn thiết

sâu sic

và có gia trị ly luận thực,

3 Đối trong và phạm vi nghiên cứu dé tài

* Về đối trong nghiên cứu.

Khóa luận tập trung di vào đối tương nghiên cứu là vấn để trách nhiệm bôi thường thiệt hai do người chưa thảnh niên gây ra, trong đó các nội dung nghiên cứu có liên quan đến các đối tượng nghiên cứu bao gồm:

"Thứ nhất, một số lý luân cơ ban vé trách nhiệm bôi thường thiệt hai do người chưa thành niên gây ra

Thứ hai, các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành vé trách nhiệm béi thường thiết hại do người chưa thành niên gây ra

"Thứ ba, thực tiễn thực hiện pháp luật vẻ trách nhiệm béi thường thiết hại do

người chưa thành niền gây ra

* VỀ phạm vi nghiên cứu.

Pham vi nội dung nghiên cửu,

đến vấn để trách nhiệm béi thường thiết hai ngoài hop ding do người chưa thành

tài tập trung vao các nội dung liên quan.

niên gây ra, chủ yêu là các quy định liên quan đến luật dân sự, luất trš em bao gồm các quy định pháp luật về người chưa thành niên được quy định trong luật dân sw

2015, luật tré em 2016 và một số luật có liên quan khác Phin nghiền cứu của khóa

luân sẽ đi sâu vào các quy định pháp luật vẻ trách nhiệm bồi thường thiệt hại củangười chưa thành niên va thực tiễn áp dung pháp luật

1

Trang 13

Pham vi thời gian nghiên cứu, dé tai tập trung vào thực tiễn áp dụng pháp

uật trong vẫn để trách nhiệm béi thường thiệt hai do người chưa thành niên gây

a tính từ thời điểm BLDS năm 2015 có hiệu lực (ngày 1/1/2017), nhiều công trình

nghiên cứu đã có dé cập dén vẫn dé này với các cách thức tiếp cân khác nhau tùy

on

vào phạm nghiên cứu mà tac giả chon để tiếp cận

Pham vi không gian nghiên cứu, nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam đồng thời nghiên cứu c các quy định của một pháp luật một số quốc gia trên thể giới

4 Mục đích nghiên cứu của đề tai

Mục dich nghiên cứu dé tai của tác giả muén đi sâu tim hiểu đồng thời lam

16 các vẫn đề lý luận vé trách nhiêm béi thường thiệt hai do người chưa thành niên

tây ra Từ đó rẻ soát các quy định cụ thé của pháp luật hiện hành vé trách nhiém

‘di thường thiệt hai do người chưa thành niên gây ra cũng như thực trạng áp dụng pháp luật đối với van dé này Thông qua đó, tác giã dé xuất các kiến nghỉ gop phẩn hoàn thiến quy định pháp luật hiến hành, nâng cao hiệu quả áp dung trong thực

tiến đối với các vu án trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung va trách nhiệm

‘di thường thiệt hai do người chưa thánh niền gây ra nói riếng

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.

51 Phương pháp luận

Vige nghiên cứu để tai nay được thực hiện trên cơ sở phương pháp duy vật

tiện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chi Minh va các quan điểm

của Đăng về nha nước vả pháp luật

5.2 Phương pháp nghiên cứu.

"Trên cơ sở xác đính yêu cầu của bai khỏa luân, tác giả sử dung các phương

pháp nghiền cứu khác nhau để hoàn thiện để tài Các phương pháp được sử dung

Fey

Trang 14

‘bao gồm: Phương pháp phân tích va tổng hợp, phương pháp lich sử, phương pháp

nghiên cứu tai liêu, phương pháp so sánh, phương pháp chứng minh, phương pháp

hệ thông va logic hoc

Phuong pháp phan tích và tổng hop: Phương phép phân tích va tổng hopdùng để tiến hành phân tích các luận điểm, luận cứ, quan điểm vẻ NCTN, BTTH,

trách nhiệm béi thường thiệt hai do người chưa thanh niên gây ra, phân tích các điều luật quy định về NCTN trong quá khứ vả hiện tại v.v Các kết quả, luôn cứ

đã thu được trong quá trình nghiên cứu sau khi phân tích sẽ được tổng hợp để gắnkết các vẫn đề nghiên cứu vé trách nhiệm bổi thường thiệt hại do người chưa thành

niền gây ra

Phương pháp lịch sử: Phương pháp lịch sử được áp dụng để tìm hiểu kháiniêm NCTN thông qua quá trình hình thảnh và phát triển của nó trong xã hộiPhuong pháp nhằm lam rõ sự biển chuyển của các van dé thuộc phạm vi nghiên.cứu trong qua trình phát triển của xã hội như vẫn để sác định khái niệm NCTN,

xác định khải niêm BTTH do người chưa thành niên gây ra, các quy định pháp

Tuật liên quan đến B TTH do chủ thể trên gây thiết hai, qua các giai đoạn

Phương pháp so sánh: Phương pháp so sénh được sử dung trong bai khóa

luận như một công cụ để có thể đổi chiếu các quy định pháp luật của Việt Nam

qua các thời kỳ về van dé BTTH do người chưa thành niên gây ra Việc so sánh

nhằm tìm ra những điểm tương đồng cũng như khác biệt giữa pháp luật quá khứ

và hiện tại, giúp nhìn nhận sự phát triển tích cực của pháp luật Việt Nam vẻ van

để trên cũng như những điểm con hạn chế can phải khắc phục

Phương phảp chứng minh: Phương pháp chứng minh được sử dụng để

chứng minh các luân điểm, luận cứ, nhân định được nêu trong nội dung khúa luận, chứng minh các quy định pháp luật hiên hành là có căn cử thực tế và đây di cơ sở

Ea

Trang 15

hoa học, sự hiệu quả của các quy định đó và những vướng mắc, bắt cập trong quá trình thi hảnh luật,

6 Những đóng gop mới của việc nghiên cứu đề tài

Trách nhiệm béi thường thiệt hại do người chưa thảnh niên gây ra là một nội dung trong chế định béi thường thiết hại ngoài hợp đồng Việc xác định trách nhiệm bôi thường của người chưa thành niên hiện nay là vẫn để hết sức phức tạp

'bởi họ là những chủ thể chưa có đủ năng lực hành vi dan su va chưa phát triển day

đũ hoàn thiện về tâm sinh lí, dé bị kích động lối kéo vào con đường sai trái Do

đó, việc nghiên cứu vé vẫn dé B TTH do người chưa thành niên gây ra nhất là trên góc độ vẻ pháp luật được đánh giá là cần thiết va bắt kip xu hướng của thời đại

'Về mặt lý luận, nghiên cứu va chỉ ra nét tổng quát nhất vé trách nhiệm bồi

thường thiết hại do người chưa thành niên gây ra Trong đó, phân tích vả bình luận.

những nội dung phù hợp cũng như chưa phù hợp của các khái niệm vé trách nhiệm

kể trên trong một số dé tai Qua đó, xây dựng được khái niệm phủ hợp nhất về vẫn

đê BTTH do người chưa thánh nién gây ra

"Về mặt thực trang, việc phân tích và sac định được các diéu kiện phát sinh

trảch nhiêm BTTH do người chưa thành niên gây ra có giá tri lý luận vả thực tiễn

cao Bên canh đó, việc nghiên cứu và xác định chủ thé chiu trách nhiệm béi thường

thiệt hại trong trường hợp NCTN gây thiệt hai thể hiện tính bao quát của việc

nghiên cửu khóa luôn, góp phần tích cực vào việc nang cao nhân thức trong việc nghiên cứu cũng như công tác thực hiện.

'Vẻ mặt kin nghị hoàn thiên pháp luất, việc nghiên cứu về van dé B TTH do người chưa thánh niên gây ra dudi góc đô pháp lý nhằm xây dưng một bức tranh.

toan điền các quy định pháp luật va thực tiễn áp dung Qua đó giúp các nhà lậppháp cũng như các nhà nghiên cứu có được cái nhiều bao quát nhất vẻ van dé này

"Những đánh gia của khóa luận vé những quy đính pháp luật sẽ giúp các nhà nghiên

+

Trang 16

cứu thấy 16 được những điểm bắt cập trong quy đính pháp luất hiện hành vẻ trách

nhiệm B TTH do người chưa thành niên gây ra, qua đó góp phan hoàn thiện những

quy định về trách nhiệm B TTH ngoài hợp đồng nói chung và các quy định về trách

nhiệm B.TTH do người chưa thành nién gây ra nói riêng

7 Kết cầu của để tài

Ngoài phan mi đâu, kết luận và danh mục tải liệu tham khảo, nội dung của luân.

‘vin được chia lam 03 chương, cu thể

Chương 1: Những van dé lý luận vẻ trách nhiệm bổi thường thiệt hại do người

chưa thành niên gây ra

Chương 2: Quy định của pháp luật Viet Nam vẻ trách nhiệm béi thường thiết hai

do người chưa thành nién gây ra

Chương 3: Thực tiễn áp dung va kiển nghị hoản thiện pháp luật Việt Nam về trách

nhiệm béi thường thiệt hại do người chưa thành nién gây ra

1

Trang 17

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE TRÁCH NHIỆM BOI THƯỜNG THIET

HAIDO NGUGI CHUA THANH NIEN GAY RA

111 Khái niệm và đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa

thành niên gây ra

1.11 Khái niệm người chưa thành niên.

"Người chưa thành nhiên (Juvenile), trẻ em (Child), trẻ vĩ thành niền đều là

những thuật ngữ nhằm chỉ ra một nhóm người trong xã hội thuộc về một độ tuổinhất định trong giai đoạn đâu của sự phát triển con người, là giai đoạn có những

‘bud phát triển nhảy vọt ca vé thé chất lẫn tâm hỗn Vì tinh trang chưa trưởng.thành đó, họ không thé tự quyết định và tự mình tham gia vao những quan hệ pháp

uất nhất định Khai niệm người chưa thánh niên được tiếp cận từ hai góc độ: phápInt quốc tế và pháp luật quốc gia, trong đỏ có Việt Nam?

Theo quy định của Công ước Quốc té của Liên Hop quốc về quyền trễ em

thông qua ngày 20/11/1989 quy định "Trong phạm vi công tước này, trễ em có

nghia là người đưới 18 tudi, trừ trường hợp pháp luật áp dung đối với trễ em có

ny đinh tudt thành niên sém hon" Bên canh đỏ, các văn ban pháp luật quốc tế

liên quan đến người chưa thành niên như Quy tắc Bắc Kinh?, được Đại hội đồng

Liên hợp quốc thông qua ngày 29/11/1985 nêu rõ "Người chuea thành niên ia trẻ

em hay người it tuổi tp theo từng hê thông pháp luật có thé bị xét xử vi phạm_pháp theo một phương thức Khác với việc xét xử người lớn "® Tai Các quy tắc củaLiên Hợp quốc vé bão vệ NCTN bi tước tư do, được Bai hội đẳng Liên Hợp quốc.

thông qua ngày 14/12/1990, trong phan pham vi áp dung quy tắc, có quy định

‘ging Địi học Loậ Hà NG, Gio with Tự hấp đối góïngười dun thù min 9

Điều 1 Công ức cia Lần Hợp qc gyễnH HH

` Tên goi Quy tc tf chân tôithểu ca Liên Hop gu vi iệc ép đựng pip Mật đố với nghời du.

¬

+Öem mm a,quytic số 22 Quy ắc Bắc Kash

Trang 18

“Người chưa thành niên là người đưới 18 tuổi Giới han đồ tuổi thắp hon mức này:theo đô không được pháp hước te do cũa tré em cần được pháp luật guy đhi"®Nhu vậy, theo các văn ban quốc tế thi với khái niệm trẻ em va khái niệm ngườichưa thành niên đều giới hạn là đưới 18 tui

Tại một số quốc gia trên thé giới, đô tuổi xác định mét người được coi lả

chưa thảnh niên được quy định khác nhau để dim bão tốt nhất cho sự phát triểntoản diện của họ Ở Án Độ, Thai Lan, Nga, Thụy Điển, Pháp, Malaysia, Colombia,Phan Lan, Croatia quy định độ tuổi của người chưa thanh niên được xác định lảdưới 18 tuổi, hay ở Nhật Ban, Luật người chưa thành niên số 168 ngày 15/07/1948

đã được sửa đổi qua các năm và đến năm 2000 thì người chưa thành niên đượcxác định là người chưa đủ 20 tuổi Ngoài ra, ở Han Quốc và hai tiểu bang của Hoa

Ky là Alabama va Nebbraska lại quy định tuổi thành niên la 19 tuổi.5

"Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, khái niệm tré em vả NCTN chưa có sự:

thống nhất với nhau như các thuật ngữ của pháp luật quốc tế nên gây ra nhiều tranh.cãi, nhiễu bat cập trong quá trình áp dung pháp luật Tại Điều 7 Sắc lệnh số 97-SL

của Chủ tích nước ngày 22/05/1950 quy định "Người vị thành nién lä con trai hey

con gái chuea đã 18 tuẫt” Nội dung này tiếp tục được quy định qua nhiễu lần sữađổi, bỗ sung B6 luật Dân sự, cụ thể “Nguoi fhành niên là người từ đủ mười lămtrôi trở lên; Người chưa đủ mười tắm trôi là người chua thành nién TM Trong khi

đó khái niệm tré em được đính nghĩa và ghỉ nhận muộn hơn so với khái niệm

NCTN, cho đến khi Việt Nam chính thức gia nhập va phê chuẩn Công ước Quốc

tẾ về quyên trẻ em vào năm 1000, Việt Nam đã sửa đỗi pháp luật và định nghĩa về

trẻ em Luật Bao vệ, chấm sóc và giáo dục trễ em năm 1901 được ban han, thay thé Pháp lênh bao về, chim sóc và giáo đục tré em năm 1979, định nghĩa “Trẻ em.

18

Trang 19

quy định trong Luật nay là công dân Việt Nam dưới mười sau tuổi” (Điều 1) Quy

định này dit chưa đáp ứng hoàn toàn mục tiêu của Công ước nhưng đế tiến ginhơn yéu câu của Công ước, đã mỡ rộng pham vi những độ tuổi nao được coi là trẻ

em Định nghĩa tré em là những người đưới 16 tudi tiếp tục được duy tr trongLuật Trẻ em năm 2016 đủ đã qua nhiêu lẫn sửa đổi vả kiến nghị cân phải tăng độ

i của người chưa thành niên va tré em trong các

thấy, khái niêm NCTN được hiéu rộng hơn khải niệmtrẻ em đưới góc độ độ tuổi — mọi trẻ em déu lả người chưa thành niên Việc áp

‘van bản luật hiện nay có t

dụng các thuật ngữ nảy vào các văn bản quy pham pháp luất lại có những điểm

riêng biết Trong các bộ luật vẻ hình sự trước đây nhưBLHS 1999, BLTTHS 2003,

sit dung cả hai thuật ngữ trễ em vàNCTN thi trong BLHS 2015 (sữa đổi, bỗ sung

năm 2017) va BLTTHS 2015 thay thé bằng cụm từ “agưởi đưới 16 hi”, “người

đới 18 tut" ‘ban chất của khái niệm trẻ"Những tên gọi nay không lam thay

em vả NCTN do van giữ nguyên độ tuổi của nhóm chủ thể nay nhưng điều naythể hiện su thiểu liên hệ, tính đẳng bô trong hệ thông văn bản pháp luật của Việt

Nam.

"Từ những phân tích ỡ trên có thể rút ra các đặc điểm của người chưa thành

nién làm cơ sở cho việc đất ra trách nhiệm cho chủ thể này khi họ thực hiện hành

vi gây thiệt hai: 4) Người chưa thành niên là người chưa đũ 18 tuổi, (ii) Những người chưa thành niền chưa có di khả năng nhận thức và làm chủ hanh vi giống như người đã thành niên, (ii) Trong một số trường hợp luật định, người chưa thành

niên can có người giám hộ, người đại điện theo pháp luật

‘Sau khi phân tích, ban thân tac giả thấy khái niệm NCTN được hiểu rộng hơn.khái niệm trễ em đưới góc đô tuổi - moi trẻ em déu lả người chưa thành niên Mặc

dù những tên gọi nay không lam thay đỗi ban chất cũa Khải niệm trẻ em vaNCTN

18

Trang 20

do vẫn giữ nguyên độ tuổi của nhóm chủ thé nay nhưng điều nay thể hiện sự thiểu

liên hệ, tính đồng bộ trong hệ thống văn ban pháp luật của Việt Nam Do đó, tác giã khóa luận xây dựng khái niệm người chưa thành niên như sau: "Người chưa

thành niên là cả nhân chuea ati 18 tudi, chua có đây đ hả năng nhận thức và làm

chủ hành vi nine người đã thành niên”.

112 Khái niệm trách nhiệm bỗi thường thiệt hại do người chưa thành.

niên gây ra

‘Theo nghiên cứu lịch sử hình thảnh va phát triển của các chế định pháp luật,

có thể thay chế định trách nhiệm BTTH ngoài hop đồng là một trong những chếinh có lich sử hình thành va phát triển sớm trong các chế định pháp luật dn sự

"Trên thé giới, quá trình hình thảnh và phát triển của chế định trách nhiệm B TTHngoài hop đồng trái qua nhiễu giai đoạn khác nhau, trong đó có hai giai đoạn điểnbình đó là giai đoạn béi thường dựa trên chế độ tw nhân phục cửu và béi thường,dựa trên chế độ thục kim Ở Việt Nam trải qua quá trình hình thành va phát triểnlâu dai, ch định trách nhiệm B TTH ngoài hợp đồng được hình thành va phát triển

cũng chíu ảnh hưởng của các từ tưởng pháp luật của các quốc gia trên thể giới

trong từng thời kỹ khác nhau Do đó, quan điểm về B TTH trong các thời kỳ khác.nhau cũng có sư thay đổi ré rệt Trong thời kỹ phong kiến, chế định trach nhiệm

én sự nói chung, trách nhiệm B TTH ngoài hợp đồng nói riêng “được quy đính sơ

sai và tàn mát, các quy định này không phân biết rổ trách nhiệm dân sự và trách.

nhiệm hình sư"® Tức la trong thời kỷ nay, trách nhiệm B TTH được thé hiện trong

các văn bản pháp luật về hình sự và người gây thiệt hại thường phải chịu cả trách nhiệm hình sự và dân sự Các quy đính pháp luật déu nhằm hướng tới bao về quyền.

lợi của giai cấp thống tri chứ không chú trong vao việc bảo về quyền con ngườitrong xẽ hội Cũng với sư phát triển của xã hội va công cuộc đâu tranh giành độc

` Viện ng cian hạc ghế — Bộ Tháp Q99, des vin đồ vì pip bật din sự Vat Nam thuế

[HV đổn thời Bup tuộc, Mô, Cantu ga, Ha NGL 141

20

Trang 21

lập, các quy định về B TTH ngoài hợp đông cũng có những thay đổi cho phủ hợp.

với thực tế đời sông xã hội.

Trong giai đoạn hiện nay, ché định trách nhiệm B TTH ngoài hợp đồng dựa trên nên tang của các quy định mang tính nguyên tắc của trách nhiệm đân sự Theo

đó, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng la trách nhiệm cũa người phải béi thường

với người được bôi thường Các quy đính về BTTH ngoài hợp đồng hướng tới bao

-vé quyển lợi của những người bị thiệt hai va sâu xa hơn lả nhằm hướng tới bảo vêquyển con người va các quyển cơ bản của công dân Trong khoa học pháp lý dân

sự, khi nói đến trách nhiệm B TTH ngoài hợp đồng, hau hết các nha nghiên cứuđều đồng nhất cho rằng trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng xuất phat từ hành vi

‘vi phạm pháp luật (hành vi gây thiệt hai) Đây không phải chỉ là quan điểm của

các học giã nghiên cứu các van để mang tinh ly luận vé B TTH ngoài hợp đồng ma

đó cũng la quan điểm của các học giã nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật véBTTH ngoài hợp đồng

Có quan điểm cho rằng: “Trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng là trách

"hiệm của người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hai cho người khác về tài sảnsức Kade, tinh mạng, các quyên nhiên thân “® Khái niệm này được xây dựng,

dua trên căn cit phát sinh trách nhiêm bôi thường thiệt hai ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 604 BLDS 2005, trong đó nguyên nhân gây thiệt hai được xác

định là hành vi xâm phạm các đối tượng được pháp luật bảo vệ Trước thời điểm.BLDS 2015 có hiệu lực, khái niềm được đưa ra hon toàn phủ hợp với quan điểm

của những nha lập pháp Viết Nam Tuy nhiên, khi BLDS 2015 được thông qua đã

có sự thay đổi tương đổi cơ ban về trách nhiệm B TTH ngoai hợp đồng, trong đónguyên nhân dẫn đến thiệt hại được dé cập trong Điều 584 bộ luật nay không chỉ

* hùng Trung Tập (200), ồi thường thi ai ngoài hợp đông v isin, sức ke v tinh mang, nub Hội

tà hội trẻ

a

Trang 22

có hành vi cla con người mã còn đền từ hoạt đông khác, khái niệm nay không còn

phù hop

Thue tế, trong khoa hoc pháp lý thể giới vẫn còn tổn tại các học thuyết đôilập nhau về BTTH ngoài hop đồng, Theo quan điểm cia những người theo học

thuyết trách nhiệm khách quan, B TTH ngoài hop đẳng phát sinh không phụ thuộc

‘vao yêu tổ lỗi của bat cứ chủ thé nao Theo đó, chỉ cân có thiệt hại xây ra, có hanh

vũ hoặc hoạt động cia tai sản gây ra thiệt hai và có mồi quan hệ nhân qua thì người

tị thiệt hại đã co thể yêu cau B TTH ma không cân chứng minh lỗi của người phải

ti thường 19 Những người theo thuyết cỗ điển cho ring “cẳn phải có một sự quá.thất (có 161) mới có trách nhiệm dân se" Theo học thuyết này, người bị thiệt hạimuốn được bôi thường thì phải chứng minh lỗi của người gây thiệt hại những trtưởng trong học thuyết nay còn tồn tại cho đến tận ngày nay va được cụ thé hóatrong nhiêu hệ thống pháp luật trên thể giới trong đó có Việt Nam, cụ thé tai Điều

604 BLDS 2005 có thể nhận thay trách nhiệm B TTH phát sinh khi có lỗi cổ ÿ hoặc

vô ý của người gây thiệt hại Tuy nhiên, học thuyết nảy chỉ phủ hợp với trườnghợp BTTH do hành vi của người gây ra Trên thực tế, nhiễu trường hợp sự kiêntây thiệt hại zảy ra nhưng người bi thiệt hại không thể chứng minh được lỗi ciangười gây thiết hai hoặc thiết hai xảy ra ma không có một chủ thể nảo có lỗi Do

đó, “nếu bude nam nhân phat dẫn chung lỗi, tức là giản tiếp bác bỗ quyên đòi bôi

Thường cũa nan nhân", Mặc khác, quan diém lập pháp trong BLDS 2015 đang

trai ngược với quan điểm cỗ điển nảy, theo đó tai Điều 584 BLDS 2015, trách

nhiệm BTTH do hành vi gây ra đều không phu thuộc vào điểu kiên lỗi, tức la người bi thiệt hại chi cén chứng minh có thiết hai xây ra, cỏ nguyên nhân gây thiết

‘gavin Mạnh Bich (990), 24g vụ dân ngương hit din se VietNam”, Sich chuyên Who, NH, Chín Quế: iH Nội #313

` Vii Văn Mẫu (1963), Vidt Nam din hắt lược khảo (quyŠn II — Nghia vụ và khể usc), Noi Ski Gòn, Sài Gin 'Ngyễn Mạnh Bich 1999), “Ngh vụ dân nrương hit din se Vit Nem", Sich chuyên ảo, Nb, Chih uất ga, Nội #243

2

Trang 23

‘hai va có môi quan hệ nhân quả la đã có thể yêu cầu người gây thiệt hại hoặc người

có liên quan phải BTTH

Cho đến hiến nay, chưa có nhiều công trình khoa hoc nghiên cứu một cảchtông quát những quy định vẻ trách nhiêm BTTH do người chưa thành nién gây ra

Các công trình nếu có cũng chỉ nghiên cứu một phan của vẫn để nảy Do đó, khái niêm vẻ trách nhiém BTTH do người chưa thành niền gây ra không được nhiễu.

nhà nghiên cửu quan tâm xây dung Có quan điểm cho rằng “Trách nhiệm BYTE

do người chưa thành niên gay ra là hậu qua pháp If bắt lợi mà chủ thé có năng

lực ĐI thường thiệt hat phải gánh chiu do người chua thành niên xâm pham đến

những quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thé Ride và gây thiệt hai",

Có thể nhân thấy khải niêm nay được xây dựng dưới góc đô của hậu quả

pháp lý mà không phải lä một loại trách nhiệm dân sự Bởi néu nhin nhân dưới

góc độ này chưa thể hiện ban chất của trách nhiệm bôi thường thiệt hai do người

chưa thành niên gây ra so với các loại trách nhiệm dân sự khác Ngoài ra, khái

niêm trên cũng chưa chi đích danh chủ thể bi áp dụng loại trách nhiệm nay cũngnhư đặc điểm cụ thé của chủ thể đó B én cạnh đó, khái niệm trên cũng chỉ xác địnhchủ thể chịu trách nhiệm bôi thưởng là người có năng lực bôi thưởng thiệt hai phảigánh chịu, cũng chưa chỉ dich đanh chủ thé cu thể phải bồi thường cho người bịthiệt hai là ai hay bồi thường trong trường hop nào, điều kiện hoàn cảnh ra saocũng chưa được dé cập

"Thông qua việc phân tích, đánh giá các quan điểm của các tác giả khác nhau

vẻ trách nhiệm BTTH do người chưa thành niên gây ra, ta

thấy trách nhiệm bôi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra cén được

hiểu như sau:

\c giả khoá luận nhận

enim 2015- Tax bin dp ng wan Ga bint Bic Xem, Tuận ôn tực sĩ Luật học,ĐạỎhọc Luật Hà Nội 1

2

Trang 24

ala trách

“Trách nhiệm bội thường thiệt hai do người chưa thành niền gậy

nhiệm dân sự phát sinh từ hành vi trải pháp luật của người chưa đã 18 mỗi gập

Ta thiệt hat vỗ tỉnh mạng, sức khöe, danh đục nhân phẩm uy tin, tài sẵn cho chủThể khác ”

1.13 Đặc điểm trách nhiệm bôi thường thiệt hại do người chưa thành.

niên gây ra

Trách nhiệm BTTH do NCTN gây ra là một loại trách nhiệm béi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng Do đó, trách nhiệm này mang đây đủ các đặc điểm chung

của trách nhiệm bôi thường thiết hại ngoài hợp đẳng nói chung như.

‘Dé nhất, TNB TTH ngoài hợp đẳng là một loại trách nhiệm dân sư Trách

nhiệm B TTH ngoài hợp đồng nói chung là trảch nhiệm của người phải bổi thường

đổi với người được bôi thường, Việc sắc đính thiệt hại, chủ thể phải bôi thường, nguyên tắc, năng lực béi thường được điều chỉnh béi các quy phạm pháp luật

dn sự mà không phải quy phạm pháp luật hình sự hay quy pham pháp luật hảnh chính

‘Tt hai, TNBTTH ngoài hợp đồng là trách nhiệm mang tính tai sin (trách nhiệm vật chét) Thiệt hai thực tế xảy ra có thé thiệt hai về tải sản, sức khôe, tinh

mạng, danh dự, nhân phẩm hoặc uy tín, nhưng người chịu trách nhiệm bôi thườngkhông phải chu một su tôn that tương tự ma luôn xác định bằng một phan tải sẵn.nhất định để boi thường, người phải bôi thường chỉ phải chịu tổn that về tai sẵn

‘Tt ba, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng mang đến hậu quả pháp lý bắt Tợi cho chit phai gánh chịu Về nguyên tắc, các bên có thể théa thuận về phương,

thức bởi thường bằng tiến, hiên vật, phải thực hiên mốt công việc Tính tải sản.

của trách nhiêm B TTH trước hết được thể hién ở việc các thiết hai xảy ra du la vat

chất hay tinh than đều được xác định đưới hình thức là tải sản Do đó, người gây

Trang 25

thiết hai luôn phải bồi thường bằng tai sin để bu đắp vả khôi phục những thiết hai

xây ra từ hành vi của mình.

‘Thiet, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đẳng chi phát sinh khí co thiệt hai xây,

ra, Trên thực tế, nhiêu loại trách nhiệm phát sinh ngay khi có hành vi vi pham xảy,

1a, cho dit hành vi đó chưa gây ra hâu quả Tuy nhiên, TNBTTH ngoài hop đồng.chi phat sinh néu phát sinh thiết hại đối với chủ thể nhất định, sự vi pham phải gây

ra thiết hai cho người bi vi pham Biéu đó cho thay việc xác định các điều kiện lâm phát sinh tréch nhiềm bởi thường thiết hại ngoài hợp đồng chỉ phat sinh khi

xác định được thiết hai Muc dich bù đắp tôn thất sẽ không được đặt ra nếu hành

vi trái pháp luật đã được thực hiển mà không có thiệt hai thực tế xây ra

‘Trt năm, trách nhiệm BTTH ngoái hợp đồng phát sinh giữa các chủ thể

không có quan hé hợp đồng hoặc những thiệt hai xây ra không được thỏa thuận

trong hợp đông Co thé thay đây là đặc điểm quan trong nhất để phân biệt trách.nhiệm BTTH trong hợp đồng với trách nhiém BTTH ngoài hợp ding Đôi vớitrách nhiệm B.TTH trong hợp đồng luôn phát sinh giữa các chủ thể đã có quan hệ

hợp đồng với nhau và thiệt hại xây ra luôn là hậu qua của sự vi phạm các quy định

trong hợp đẳng thi trách nhiệm B TTH ngoai hop đỏng lại hoàn toàn trái ngược

‘Thiet hại sảy ra 1a hậu qua tất yêu cũa hành vi vi pham pháp luật hoặc sự kiện tài sản gây thiệt hại trải pháp luật, không có bat cứ sự liền quan nao đến những thỏa thuận trong hợp đồng

Bên canh những đặc điểm chung của trách nhiém BTTH ngoài hợp đồng,

‘rach nhiệm B TTH do người chưa thành niền gây ra cũng có những đặc điểm riếng

biết su

Titnhắt, lỗi không phải là một trong những điều kiện phát sinh trách nhiệmbôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do người chua thành niên gây ra

Fe

Trang 26

“L&” phản ánh thái độ tâm lý bên trong của chủ thể đối với hanh vi tráipháp luật vả hậu quả của hành vi đó Có thể nhận thây, lỗi được xem xét bởi haiyêu tô là nhận thức lý chí ở bên trong va biểu hiện ra bên ngoài la một hành wi tráipháp luật Đồi với người chưa thành niền dưới sáu tuổi khí thực hiện hành vi gâythiệt hai cho chủ thể khác đơn cử như việc một đứa trẻ năm tuổi cảm viên đá ném.

vi đứa trẻ dưới sáu tuôi

pháp luật Việt Nam ghi nhận hành vi này không có

không đủ nhận thức đúng din vẻ hành động của mình do đó trách nhiệm béi

thường thiết hại trong trường hợp trên hoàn toan thuộc về cha me Đôi với người

từ di 15 tuổi đến đưới 18 tuổi, nhóm tuổi này đã nhận thức được hành vi của mình

‘véi hành vi của mình Giả dụ, một đứa trẻ 17 tuổi ding gây,đánh vào đâu bạn, có thé nhận thấy rằng trong tỉnh huồng này, đứa trẻ hoàn toànnhận thức được hảnh vi mình thực hiện là hảnh wi trải pháp luật gây nguy hiểm.cho người khác, do đó họ hoàn toàn có lỗi khi thực hiện hành vi trên Khi có thiệthai xy ra, người bị thiệt hại không bắt buộc phải chứng minh lỗi cũng như khôngcần quan tâm đến việc người gây ra lỗi có lỗi hay không, chỉ can có hanh vi gây

ra thiệt hại và thiệt hại xây ra thi sẽ phát sinh trách nhiệm bôi thưởng thiệt hai

"Ngoài ra, nhằm bao vệ tốt hơn nữa quyển vả lợi ích của người bị thiệt hai, trường

‘hop người từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi khi gây ra thiệt hại, trách nhiệm đầu tiên séthuộc vé chính chủ thé nay, tuy nhiên pháp luật Việt Nam đã gián tiếp đất ra trách.nhiệm béi thường đổi với cha mẹ hoặc người giám hộ của chủ thé nảy cũng vìchính trách nhiệm quản lý của ho Như vây, dui góc độ nhìn nhân lỗi cia người

và xác định có

thực hiện hành vi hay lỗi của người quản lí người chưa thảnh niên, hiện nay phápluật dân sự đang hướng phân nhién đến lỗi ở phía người quản lí cũng vì không thểmặc nhiên khẳng định khi người chưa thánh niên gây thiệt hai thi chủ thé này hoàn.toan không có lỗi Bởi vi chủ thể này vẫn đang nằm trong sự quản lý của cha me,

+

Trang 27

người giám hồ, mặc đủ người quản lý không phải là người gây ra thiết hai nhưng người chưa thành niền thuộc sự quản lý cia họ gay thiệt hai thi mặc nhiên là ho

có lỗi trong quản lý

Tinta, chủ thé chin trách nhiệm BTTH thiệt hai có thé không phải là người

ttinec hiện hành vi gay thiệt hai

"Như đã phân tích ở trên, một hảnh vi bị coi là có lỗi nêu người thực hiện

hành vi đó có khả năng nhân thức và làm chủ hành vi, tuy nhiên đổi với các trường

hợp người gây thiệt hai là người chưa thành niên thi chi thể nay được sác định làkhông có lỗi đổi với thiệt hai xy ra Trong những trường hợp này, pháp luật khôngxác định các chủ thể nảy lả người chịu trách nhiệm bôi thường thiệt hại Các chủ.thể chịu trách nhiém béi thường thiét hai lúc nay thuôc vẻ cha me, người giám hô,trường hoc, bệnh viện là những chủ thé đang trực tiếp quản lý, giáo dục ngườichưa thành niên Lỗi ở đây của cha me, người giềm hộ, trường học, bệnh việnkhông phải lỗi trong việc thực hiện hảnh vi gây thiệt hai, lỗi của họ là li gián tiếp

đôi với thiệt hai xây ra khi không thực hiên nghiêm túc, đây di việc quản lý, giáo

đục người chưa thành niên Cụ thể, đổi với nhóm tuổi dưới 15 tuổi gây thiệt hai,pháp luật dân sự sắc định cụ thể cha, me của người chưa thành niền sẽ thực hiên

‘di thưởng toên bô bởi lế theo quy đính của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt nam, cha me có nghĩa vụ trông nom, nuôi đưỡng, chăm sóc, bão vệ quyền, lợi ich

‘hop pháp của con chưa thành niên Đồi với nhóm tuổi từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi,trách nhiệm bồi thường thiệt hai trước tiên đặt ra đối với chính chủ thé nảy, cha

me sẽ bổi thường khi chủ thể trong nhóm tuổi nảy không đủ hoặc còn thiểu Điều.này có thé dé dang hiểu vi đây là độ tuổi tiệm cận với việc hoàn thiện đây đủ vềthể chất va tinh thân cũng như năng lực trách nhiệm, chủ thể trong nhóm tuổi nay

"hoán toàn có đủ khả năng nhân thức được hảnh vi thực hiên cia minh là hảnh vi

Trang 28

‘rai pháp luật, do đó trách nhiệm bai thường trước tiên sé đất ra với bản thân chính.

ch thé nay, sau đó mới đến trách nhiệm của cha me trong việc quản ly

1.2.Điều kiện phát sinh trách nhiệm bôi thường thiệt hại do người chưa thành.

niên gây ra

1.21 Có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật của người chưa thành niên.Nếu như thiệt hại là điều kiện tiên quyết để zem sét có hay không có trách:

nhiệm bôi thường thiệt hai do người chưa thành nién gây ra thi hành vi trái pháp

uất lê điều kiện thử hai sau điều kiện có thiệt hai thực tế xảy ra để chứng minh có

‘rach nhiệm bôi thường thiệt hại hay không Cách hiểu vé hành vi trái pháp luật đã

có su thay đỗi cho phủ hop hơn với bối cảnh sã hội hiện tại Nêu như tại Nghỉquyết 3/2006/NQ-TĐTP hướng dẫn áp dung một số quy đính của BLDS 2005 vẻ

tồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, quy định “Hành vi trát pháp luật là những,

Xử srcụ thé cũa con người được thé hiền thông qua hành động hoặc Không hành:

đông trải với các quy đinh của pháp luật” thì tại khoăn 1 Điền 2 Nghỉ quyết

02/2022/NQ-HĐTP đã cụ thể hóa một trong các yếu tổ để xác định TNB TTH phát

sinh, cụ thể

tin tài sản quyển lợi ich hop pháp khác của người khác” Như vây, quy định củapháp luật hiện hành đã ngăn ngọn, súc tích, cụ thé hơn mang tinh giai thích kháiquát Bên canh những đặc điểm chung của hành vi trái pháp luật như do con người

thực hiên, có tính ý chí, có mục dich pham tội Hành vi trấi pháp luật do người

'Cö hành vi xâm pham tinh mạng, sức khỏe, danh đực nhân phẩm ay

chưa thành niên thực hiện cũng sé có các đặc điểm cơ bản khác so với hành vi củanhững người có đủ năng lực và hành vi gây thiết hai, cụ thể như sau:

‘Gta, hành vi trái pháp luật lả hành vi đo người chưa thảnh niền thực hiện Đồi với trường hop người chưa thành niên lả người gây thiết hai, hành vi trai pháp Tuật phải là xử sư của người chưa thành niên, người chưa có đủ khả năng nhân.

thức va làm chủ hành vi cũng như chưa có những cách xử sự cẩn trong như người

2

Trang 29

đã thành niên Nêu như trước đây, hành vi trái pháp luật chỉ có thể hiểu là hành vi

do người chưa thành niên tiền hành, điêu nay không bao gồm trường hợp tai sản.gây thiệt hai hoặc thiết bị điện tử, các sản phẩm dién tir thông minh thuộc vé si

hữu của người chưa thành niên gây thiệt hại Tuy nhiên hiện nay, nêu mục đích

cia trách nhiệm béi thường thiệt hai nhằm bao vệ quyền cũng như lợi ich hợp pháp

của người bị thiết hai thì việc mỡ rông khái niệm hành vi trái pháp luật do người

chưa thành niên gây thiệt hai là điều cần thiết

Hai la, hành vi trái pháp luật có thể được thể hiện dưới dạng hành động hoặc

không hành đông Hành vi trái pháp luật thể hiên dưới dạng hành động la việc

người chưa thành nién thực hiện hành động nhất định nhưng hành động đó là hành

vĩ pháp luật không cho phép thực hiện hoặc pháp luật có quy định nhưng làm trái các quy định của pháp luật Hình thức thực hiện hanh vi vi phạm pháp luật của

người chưa thành niên còn có thé được thể hiện dưới dạng không hành động Dang.nảy có thể được hiểu lả pháp luật buộc chủ thé nói chung vả người chưa thành niên

nói riêng trong điều kiện hoàn cảnh nhất định phải thực hiện hanh đồng đó, nhưng

chủ thé lại không thực hiện nên đã vi phạm quy định của pháp luật Tưu chung lại,cho dù bảnh vi trái pháp luật cũa người chua thành niên có thể được biểu hiện dưới

dạng nào, ảnh đông hay không hành động thì đều dẫn tới kết qua chung la gây

thiệt hai cho chủ thể khác Thiét hai nay có thé là thiệt hai về vật chất, thiệt hại vềtink thân hoặc cả hai Tuy nhiên hành vi biểu hiến đưới dạng không hành động lại

không tac đồng trực tiép đến người bi thiết hai do đó trong nhiều trường hợp việc

chứng minh hành vi này dẫn đền thiệt hại là rất khó khăn

"rong hành vi trai pháp luật của người chưa thảnh niên có những dẫu hiệu

khác biết so với các trường hợp vi pham pháp luật của các chủ thể thông thườngkhác Người chưa thành niên thực hiện hành vi trai pháp luất tai thời điểm cá nhân

đồ chưa có dit khả năng nhận thức va điêu kiển hảnh vi của mình ngay cả trong

2

Trang 30

những trường hop hành vi nảy được thực hiện bởi những cá nhân chưa đũ 6 tuổi,chưa thể nhận thức thé giới quan va phản xa có điều kiện Vi vậy, những chủ thể

nay cần có người chăm sóc, bao vé, trong qua trình nay, cha, me, người giảm hồ

để người chưa thành niên gây thiệt hại ma không chứng minh được việc mình.không có lỗi cũng được xem như việc không hoàn thánh trách nhiệm của nhữngchủ thể nay

122 Có thiệt hại xây ra

“Xác định được thiết hai trong béi thường thiệt hai ngoài hop đồng được cot

14 một trong những điểm cốt lối và quan trọng Mức đô của thiệt hại trên thực tế

sẽ quyết định phạm vi trách nhiệm béi thường thiệt hại Theo Từ Điển Tiếng ViệtPha Thông của Viện Ngôn Ngữ học, “

người, về của cải vật chất hoặc tinh thin” Theo giáo trình Luật Dân sự tập 2 củatrường Đại học Luật Ha Nội, "thiệt hai là những tốn thất thực tế được tính thànhtiên do việc làm xâm pham đến tinh mang, sức khöe, danh dự, uy tín, tải san của

cá nhân, tổ chức”, định nghĩa này chỉ dựa trên doi tượng bị xâm pham va chủ thé

‘bi xâm phạm bao gồm cá nhân, tổ chức, theo đó chỉ ghi nhận những thiệt hại thực

tế, những thiệt hai đã xảy ra hoặc chấn chấn sẽ xây ra và có thé tính toán chỉnh xác.được bằng tiên

hiệt hại" là danh từ chỉ sự “bi mat mát về

Mục dich của việc quy đính trách nhiệm bồi thường thiệt hai nói chung và

‘rach nhiệm bổi thưởng thiệt hại nói riêng do người chưa thành niên gây ra nhằm.

"bảo vé quyền va lợi ích hợp pháp của người bi thiệt hai Do đó, thiết hại xây ra là

căn cứ tiên quyết để sác định xem có phát sinh trách nhiệm bôi thường thiết hai

hay không? Tại điểm b, khoản 1, Biéu 2 của Nghỉ quyết 02/2022/NQ-HBTP củaHội đông thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định

'Ngôn ngã học, Tờ diện Tổng Vit hổ thông, ND, Phương Đông, H Nội, im 2003, 966

(Go tần Lnt Dân stip 2, NIH CAND, 2018,E 283

30

Trang 31

của BLDS 2015 về béi thường thiệt hại ngoài hop đồng đã quy định rõ thiệt hại

vẻ vật chất la“ tốn thất vật chất thực tế xác định được của chủ thể bi xâm phạm,

‘bao gồm ton that vẻ tai sản ma không khắc phục được, chi phi hợp lý để ngăn

chăn, hạn chế, khắc phục thiệt hai, thu nhập thực tế bị mat hoặc bị giãm sút do tải

sản, sức khöe, tinh mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tin, quyển vả lợi ich hợp pháp

khác bị xêm phạm ” Còn thiệt hại vẻ tính thin la "tổn thất tính thin do bi sâm.

phạm tính mạng, sức khe, danh dự, nhân phẩm, uy tin, quyên vả lợi ich nhân thânkhác mà chủ thể bi xm phạm hoặc người thân thích của họ phải chịu vả cén phảiđược béi thường một khoản tiên bù đấp tốn thất đó"

Do đó, trách nhiệm B TTH nói chung hay trách nhiệm B TTH do người chưa thánh niên gây ra nói riêng chỉ phát sinh khi có thiệt hại xy ra Tuy nhiền, thiệt hại không phải là điều kiện duy nhất làm căn cứ phát sinh trảch nhiệm bôi thường

‘vi có thé có trường hợp có thiệt hại xây ra nhưng lỗi hoàn toản do bên bị thiệt hại

Vi vây, bên cạnh điều kiện cần là có thiệt hai xy ra, trách nhiệm bôi thường thiệt hai do người chưa thành niên gây ra sẽ phát sinh khi có bảnh vi gây thiệt hai trấi pháp luật.

1.23 Có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại trái pháp

uật của người chưa thành niên và thiệt hại xảy ra

Mỗi quan hệ giữa han vi trái pháp luật va thiệt hai xảy ra là mốt quan hé

nhân quả Mối quan hệ nhân quả được hiểu nguyên nhân này sẽ sinh ra kết quả

nay và nguyên nhân kia lại sinh ra một kết quả khác, nguyên nhân có trước vả kết

quả có sau, Trong quan hệ trách nhiệm béi thường thiết hại ngoài hợp đồng, để

nhận diện hanh vi trai pháp luật có phai là nguyên nhân gây ra thiệt hại hay không

cũng không phải diéu dễ Có những trường hop có một hành vi trái pháp luật đượcthực hiện, thiệt hại đã xảy ra khẳng định mối liên hệ giữa hành vi trái pháp luật vàhau quả đó trở nên dễ dâng Nhưng có những trường hợp có nhiễu hành vi trái

Fs

Trang 32

pháp luật nảy có thé đông thời xảy ra, cling có thé la tiếp diễn xảy ra, hành vi nay

xây ra trước, hành vi kia sây ra sau, sau đó hậu quả mới xuất hiện thi việc xác định

hành vi trấi pháp luật nảo mới là nguyên nhân dẫn đến hậu quả lại trở nên Khó

khăn.

Trên thực tế, để xác định mối quan hệ giữa hành vi trái pháp luật với hậuquả thiết hai xảy ra tương đổi phức tạp, biểu hiện đưới nhiều hình thức khác nhau

Ngoài ra, khi xem xét mối quan hệ nhân quả cân phân biệt giữa nguyên nhân với

điều kiên Nguyên nhân chính là vấn để trực tiếp gây ra thiệt hai, điều kiện khôngphải là cái trực tiếp gây ra thiệt hại nhưng nó có tác động thúc day hoặc kim hm

quá tình thiệt hại xảy ra Trong mỗi quan hệ nhân quả, nguyên nhân la yêu tổ

quyết định, còn điều kiện la yếu tổ quan trong dẫn dén kết quả Có nhiều trường.hợp dù nguyên nhân diễn ra nhưng không có kết quả nêu không có những điềukiên nhất định Vé mặt lý luân cũng như thực tiễn, trong mỗi quan hệ nhân qua

giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra thì hành vi trái pháp luật đồng vai trò là nguyên nhân quyết định, làm phát sinh thiệt hai Mặt khác thiệt hai sảy ra theo chiều hướng nao lại còn phụ thuộc vào sự tác động của nhiéu yếu tổ khách quan khác

“Thực té giữa nguyên nhân và điều kiên có méi quan hệ tương tác qua lại,hoàn đổi với nhau, không có việc hiện tượng nay chỉ đóng vai trò là nguyên nhân,con hiện tượng kia chỉ đóng vai trò là điều kiện Những thiệt hai có thé do nhiêu

nguyên nhân khác nhau chứ không phải do mét nguyên nhân gây ra Các nguyên

nhân không tổn tại độc lâp mà kết hợp với nhau sinh ra kết quả Nếu thiểu một

trong các nguyên nhân thì kết quả không xy ra Nhưng vị trí, vai trở tác động cia

mỗi nguyên nhân đổi với kết qua có thé là khác nhau, nó tạo ra vai trò khác nhau.của từng nguyên nhân Trong những điều kiện thực tế hoàn cén khác nhau sẽ cónhững kết quả khác nhau Vi vậy, khí tiến hành xem xét mối quan hệ nhân qua

2

Trang 33

giữa hành vi trái pháp luật với thiệt hai xảy ra để xác định trách nhiệm bổi thường

thiệt hai đồi hỗi những người làm công tác áp dụng pháp luất phải xem xét một cách khách quan và toàn dién trên cơ sở lý luân duy vật biển chứng vẻ mỗi quan

‘hé nhân quả mới có thé đảm bão giải quyết các vụ việc đúng pháp luật

143 Yếu tổ lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành

niên gây ra

Khái niệm vẻ lỗi đã được khả nhiều các công trinh khoa học ban tới va dù

có xác định lỗi với góc độ của luật nào thi hấu như trong các khái niệm để thôngnhật “Lỗi phẩm ánh that độ tâm I} bên trong của chủ thé đối với hành vi trái pháp

iật và hậu quả của hành vi 46" bay "lỗi là trang thái tâm If của cá nhân trong

âu thực hiện hành vi vi phạm" huặc "thái độ tâm If của người phạm tôi với

hành vi phạm tội mà người đó thực hiện và đỗi với hậm quả của hành vi 86"18 Lẫt

1ä một yéu tổ mà hau như tat cả các ngành luật đều phải quan têm xem xét khi điều chỉnh các quan hệ xã hội bởi đa phin các quan hệ đó đều xuất phát bởi hành vi của

con người và hành vi đó có thể được thực hiện trong trang thai có lỗi Việc xácđịnh lất trong trách nhiệm bôi thường thiệt hai do người chưa thánh niên gây thiệt

hại không có vai tro định tôi danh va khung hình phạt giống như trách nhiệm hình

sự nhưng cũng đóng vai rò vô cùng quan trong Đâu tiên có thé bản đến hình thức

1, theo quy định của pháp luật Việt Nam, dù là lỗi trong trách nhiệm dân sự nóichung hay lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói riêng déu được biểu hiệnđưới hai dạng lỗi cô ý va lỗi võ y® Tuy nhiên, ban thân tác giã nhận định việcphân biệt mức độ lỗi thành “vô ý" hay "cổ ý” đều không nhằm mục đích zác định

© ruởng Đại học Luật Hi Mội 2020), Giáo trần Lý hận chug vi Nhà nước và nhp hit, NHB Tư nhp, Hi

Trang 34

trách nhiệm béi thường thiệt hai có phát sinh hay không vì có những trường hợp

'không có lẫt vẫn phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hai

"Trong trách nhiêm B TTH của người chưa thánh niên thì yêu tổ lỗi cũng cần được xem xét, Trưởng hợp người chưa thành nién gây thiết hại, nêu người chưa

thảnh niên đã có lỗi dù là vô ý hay có ý thì đều phát sinh trách nhiệm bôi thường.thiệt hại Đổi với người chưa di sáu tuổi và người từ đủ sáu tuỗi đền chưa đũ mườilăm tuổi là nhóm người nằm trong độ tuổi chưa phát triển toản điện vẻ trí tuệ, thể

Ire, suy nghĩa chưa chin chấn, do dé pháp luật chưa cho phép những cá nhân nay

có phạm vi quyên vả nghĩa vụ ngang bang với những cá nhân trong độ tuổi khác

Cá nhân chưa di mười lãm tuổi thưởng là những người có trang thấi cảm xúckhông cân bằng, chưa có đủ khả năng kiểm chế được sự nóng giận dẫn đền dé mắcsai lầm Do đó, nhóm chi thể nay chưa đủ khả năng chíu trách nhiệm với nhữnghậu quả do hank vi của mình gây ra, yếu tổ lỗi khi thực hiện hanh wi trai pháp luậtcủa nhóm chủ thể nảy thuộc vé trách nhiém của người quan lý, giám hộ Vì vay,chủ thể chiu trách nhiêm cho hảnh vi trái pháp luật cũng như có trách nhiệm bôithường thiệt hại cho người chưa thành niên trong nhóm tuổi may gây ra không phảingười chưa thành niên ma là cha, mẹ, người giám hộ - những chủ thể theo quy

định của pháp luật phải quản lý, chăm sóc, giáo dục ho đã có lỗi khi không thực hiện các nghĩa vụ nêu trên và phải chịu trách nhiêm "Lẫi” được đất ra cho các

chủ thể khác là cha, me cũa người chưa thánh nién, người giám hộ của người chưa

thánh nién trong trường hợp người chưa thành niên có người giám hộ và trường học nơi người chưa thành niên hoc tập “Lỗi” được đưa ra xem xét 6 các chủ thể

‘vita nêu không phải lỗi do đã lựa chon hành vi trái pháp luật dé gây thiết hai ma

là lỗi trong việc quản lý, giáo duc va chăm sóc người chưa thanh niền Vẫn để

"tất" khi đó được đặt ra la để xác định chủ thé nao trong các chủ thể kể trên sẽ có

‘rach nhiêm bi thường thiét hai do người chưa thành nién gây thiệt hại.

Trang 35

Đối với người chưa thanh niên từ đũ mười lãm tuổi đến chưa đủ mười támtuổi gây thiệt hại, giai đoạn nảy nhận thức của người chưa thành niên bắt đâu hoànthiện Sự phát triển vẻ thể chất va quá trình tích lũy kinh nghiêm giúp người chưa.thánh niên trong d6 tuỗi nảy dẫn hình thành được khả năng thích ứng, xử lý những

"yên cầu ma các quan hệ xã hội đặt ra Do vây, pháp luật bắt đà

rộng phạm vi nghĩa vụ cho những chủ thể ở độ tuổi nảy Cụ thể, người từ đủ 15tuổi đến dưới 18 tuổi được tự mình zác lập các giao dịch, trừ những giao địch đặc

thủ và đặc biệt quan trong, bắt đầu tao lập được những tai sản riêng cho mình va

sử dung tải sản đó dé chịu trách nhiệm cho hanh vi của minh Đây cũng là nên

trao quyển và mi

tăng cho quy định về năng lực chịu trách nhiệm béi thường thiệt hai do nhóm cá

nhân nằm trong độ tuổi này gây ra Ở độ tuổi nay, khi cá nhân chưa thảnh niên gây

thiết hai, ho sẽ phải tự mình chịu trách nhiệm bai thường thiết hai với I

gây ra bằng tải sin của mình, trường hợp tai sản của ho không di để bôi thường thì mới sử dụng tải sẵn của cha, me, người giám hộ để béi thường thiệt hai

của mình.

'Về vấn đê lỗi của người chưa thành niên gây thiệt hại, một s6 quốc gia trên.thể giới cũng có quy định cụ thể vẻ van dé nay Theo quy định tai Điều 823 Bộuất dân sự Đức thi "Người có lỗi cổ ý hoặc vô ÿ xâm pham trải pháp luật đến tỉnhmạng thân thé, sức khỏe, tự do, tài sẵn hoặc một quyên Khác của người khác thì

có nghĩa vụ bôi thường thiệt hơi phát sinh cho người kta” 20 Theo quy định này,1ỗi là một trong các diéu kiên phat sinh trách nhiêm béi thường thiết hại ngoài hop đẳng Tức là người yêu cầu bai thưởng thiệt hai ngoải việc phải chứng minh thiệt hai xảy ra, hành vi trai pháp luất, mối quan hê nhân quả thì còn phải chứng minh.

yếu tổ lỗi của người thực hiên hành vi Điều này tiếp tục được khẳng định cụ thể

tai ở đoạn 2 Điều 823 BLDS Đức “Một vi phạm dao luật cfing có thé xe ra mà

Trang 36

nhiên tại Điêu 828 BLDS Đức quy định tại khoản 1 cụ thé “Người đưới 7 tuổikhông phải chị trách nhiệm về tốn thắt gây ra cho người khác”, tại khoăn 2

“Người trên 7 tdi đến đưới 10 tuôi không phải chịu trách nhiệm về tôn thất gây

ra cho người khác đối với các sự cổ liên quan đến oto, đường sắt đường điệnHoặc tần trên cao, trừ trường hop người néy gập ra việc xâm hai do cổ 5; tai

khoản 3 “Người đưới 18 tudt, giới han trong trường hợp không được loại bỏ trách

nhiệm tại Khoản 1, 2 Rhông phat chụu trách nhiềm đối với tiệt hat gập ra chongười khác kit nhiững người nay không có năng lực biện giải cần thiết để nhậnthức về trách nhiệm kiu thực hiện hàmh vi gây hai.” Có thé thay rằng pháp luật

Bite đã quy din rõ

thất do mình gây ra cho người khác, chỉ công nhận người chưa

thánh niên B TH ngoài hop đồng trong trường hợp người chưa thành niên có năng Inte chiu trách nhiệm Mặc khác, pháp luật Đức mặc định trẻ dưới 7 tuổi không có năng lực chiu trách nhiệm, trong một sé trường hợp liên quan dén sự cỗ giao thông

thì trễ từ trên 7 tuỗi đến dưới 10 tuỗi được zem là không có nẵng lực chịu trách

nhiệm Pháp luật Đức cũng ghi nhân trong trường hợp tré chưa thanh niên có dy

đũ năng lực chịu trách nhiệm thực hiện hành vi zâm hai quyên và lợi ich hợp pháp

của chủ thể khác thi chủ thể chịu trách nhiệm B TTH là chủ thể thực hiện hành vi

quan hệ giữa năng lực chu trách nhiềm cia người chưa thành niên với

Nhu vay, có thé thấy rằng cả pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật Đứcdéu quy định rổ mỗi quan hệ giữa vẫn để chịu trách nhiệm của người chưa thảnh

niền đối với tốn thất do mình gây ra cho người khác, chỉ công nhân người chưa thánh niên BTTH ngoài hop đồng trong trường hợp người chưa thành niên có năng lực chịu trách nhiệm Tuy nhiên hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định người

chưa thành niên dưới 6 tuổi mọi vẫn để déu do người đại điện thực hiện, không có

năng lực chiu trách nhiêm Mặt khác trong một số trường hợp liên quan, BLDS

Đức quy định cụ thé hơn về một số trường hợp liên quan đến sự cô giao thông thitrẻ từ 7 tuổi đến đưới 10 tuổi được xem la không có năng lực chịu trách nhiệm

6

Trang 37

Con với pháp luật Việt Nam, đổi với lỗi của người chưa thành niên gây thiệt hai,lối và mức độ lỗi được đặt ra để xác định có căn cứ phát sinh trách nhiệm bôithường thiệt hại hay không, mức đô bôi thường thiệt hại như thé nào, có căn cứ để

gidim mức bôi thường thiệt hai hay không? Còn đổi với cha mẹ hoặc người giám

'hộ hoặc trường học — chủ thể chịu trách nhiệm bôi thường thiệt hại chỉ cần xác.định có lỗi là phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

m

Trang 38

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Vi phương pháp nghiên cứu, phân tích và tiếp cận khoa học dé xác định

và làm rõ những nổi dung lý luận quan trọng về người chưa thánh niên cũng như

‘rach nhiệm B TTH của người chưa thành nién, tác giả đã akc định rổ các khái niệm liên quan Dưới góc độ luật học, tác giã đã giải thích và zây dựng khái niệm, nội dụng,

Ngoài ra, tác giã cũng đã khẳng định trách nhiệm B TTH do chủ thể nảy gây ra lảmột loại trách nhiệm BTTH ngoài hop đồng nói chung nên nó mang đây đủ các

c điểm của trách nhiệm B TTH ngoài hợp đồng của người chưa thánh niên

đặc điểm của trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng va cũng mang những đặc điểm

siéng của loại trách nhiệm nay.

Những van để trình bay trong chương 1 là tiên dé, nên tang cơ sở để tiếp tục

di sâu vào nghiên cửu thực trang pháp luật cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật

vẻ trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng của người chưa thành niên ở Việt Nam

trong thời gian qua

3

Trang 39

CHUONG 2

QUY ĐỊNH CUA PHAP LUAT VIỆT NAM VE TRÁCH NHIEM BOL THUONG THIET HAI DO NGƯỜI CHUA THÀNH NIÊN GAY RA 2.1 Điều kiện phat sinh trách nhiệm béi thường thiệt hại

2.1.1 Có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật

‘Hanh vi trải pháp luật được hiểu là xử sự của con người trong điểu kiện,hoàn cảnh cu thể không phù hợp với các quy định của pháp luật Hành wi trai pháp

Tuất là nguyên nhân gây ra thiết hai, trong lĩnh vực trách nhiệm béi thường thiết hai ngoài hop déng, hảnh vi gây thiết hại trái pháp luật của người chưa thành niên 1a một khía cạnh quan trong cân được tập trung nghiên cửu, Trong phạm vi của

khóa luôn sé tập trung xác định các yêu tổ dấn đến hành wi tréi pháp luật của người

chưa thành niên

‘Thi nhất, trong những khía cạnh quan trong cân xem xét la sự thiểu hiểu.biết về pháp luật của người chưa thành niên Đặc điểm của độ tuổi này 1a sự thiêu

‘rai nghiệm và kiến thức vé hệ thống pháp luật, còn non nét trong suy ngiĩ, dẫn

én khả năng nhân thức han chế vé rũi ro và hậu quả pháp lý của hành vi của minh,

Nghiên cứu về phát triển não bộ có thể giúp hiểu rõ hơn về tinh trạng pháp lý của

người chưa thành nién va làm cơ sỡ cho việc xác định mức 46 trách nhiệm của họ,

"Thứ hai, môi trường xã hội và gia đính, có thé góp phân vào hành vi gâythiệt hai trai pháp luật của người chưa thành niên Trường hop chủ thể nay lớn lêntrong môi trường thiểu giáo dục và hỗ trợ, có thé dé dang hiểu rằng họ không có

đũ kiến thức và kỹ năng để đánh gia đúng hành vi pháp lý của mình Điều nảy mi

a các câu hai vé trách nhiệm của công đồng và hệ thông giáo dục trong việc giúp phát

cũng đồng một vai tra quan trong tác động hai chiều dén khả năng hiểu biết pháp

tính cach và ý thức pháp lý cho người chưa thành niên Ngoài ra gia đỉnh

Tuật và tuân thù pháp luật cia người chưa thành niên.

»

Trang 40

Bên cạnh đó, trong quá trình xem xét trách nhiệm bôi thường thiệt hai, cần

ác định liệu người chưa thành niên có khả năng kiểm soát hành vi của minh haykhông, Người thành niên thực hiện hảnh vi trái pháp luật tạ thời điểm cá nhân đó

chưa đủ khả năng nhân thức và điều kiên hành vi của mình, ngay cả những trường

hợp hành vi này được thực hiện bởi những cá nhân dưới 6 tuỗi chưa có khả năng

, có mục dich Do đó, những chủ

thể nay cần có người chăm sóc, bảo vệ Trong quá trình chăm sóc bao vệ người

nhận thức thể giới quan va phân xa có điều Ii

minh được mình không có lỗi cũng được xem là những chủ thé nay không hoàn

thành trách nhiệm quản lý, giám sát

2.12 Có thiệt i gây ra

"Việc xây ra thiết hại được coi là điều kiện cdu thành cơ bản va bất buộc đầu

tiên cân xem xét để sác định có phát sinh trách nhiệm BTTH hay không Khéngthể tôn tại trách nhiệm bôi thường khi không có thiệt hại nảo xây ra Mục đích của.việc áp dụng trách nhiệm B TTH là khôi phục, bu đắp những tổn thất thực tế ma

người bi thiết hại phải gánh chiu, do đó nếu không có thiệt hai thi không đặt ra

‘rach nhiệm béi thường cho di cỏ đây đủ các điều kiên khác Theo pháp luật dân

sự Việt Nam, thiệt hại thực tế xay ra bao gém hai hình thức là thiệt hại vẻ vat chất

và thiệt hại vé tinh thin, tai Điều 361 BLDS 2015 quy định “Thiét hat do vi phạmngiữa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tính thân", cụ thé trong điềuluật còn sắc định rõ “Thiệt hại vẻ vật chất là tổn thất vật chất thực tế sác địnhđược, bao gồm tén that vẻ tai sản, chi phí hợp ly để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục

thiệt hại, thu nhập thực té bi mất hoặc bị giảm sit” còn “Thiét hại vé tính thân 1a

tổn thất vẻ tinh thần do bị xâm phạm đến tinh mạng, sức khỏe, danh dự, nhân.phẩm, uy tin và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thé”

40

Ngày đăng: 11/07/2024, 14:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN