Do vậy, bên cạnh các thủ tục xét xửthông thường là thủ tục xét xử sơ thâm và thủ tục xét xử phúc thẩm thì Bộluật dan sự cũng có nhiều điều khoản quy định về thủ tục giám đốc thâm là một
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
MAI NGỌC DƯƠNG
GIÁM ĐÓC THÁM TRONG TÓ TỤNG DẦN SỰ VIỆT NAM
MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN
Chuyén nganh: Luat Dan sw
Mã số: 62 38 30 01
LUẬN ÁN TIEN SĨ LUẬT HOC
Người hướng dẫn khoa học: TS Hoàng Ngọc Thỉnh
TS Nguyễn Văn Dũng
HÀ NỘI - 2010
Trang 2Tôi xin cam đoan day là công trình nghiên cứu cua
riêng toi Các sô liệu nêu trong luận an là trung thục Những kêt luận khoa học của luận án chưa từng được
ai công bồ trong bat kỳ công trình nào khác.
TÁC GIÁ LUẬN ÁN
Mai Ngọc Dương
Trang 3MỞ DAU | Chương 1: MỘT SO VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE GIAM DOC THẤM 11 TRONG TO TUNG DAN SU
1.1 Khái niệm giám đốc thâm 11 1.2 Ý nghĩa của giám đốc thâm trong tổ tụng dân sự 36 1.3 Sự hình thành thủ tục giám đốc thâm trong pháp luật tố tụng dân sự nước 40 ta
Chương 2: QUI ĐỊNH VE GIAM DOC THAM DAN SỰ TRONG PHÁP 57 LUẬT TÓ TỤNG DÂN SỰ HIỆN HÀNH
2.1 Kháng nghị giám đốc thâm 57 2.2 Xét xử giám đốc thâm dân sự 94 2.3 Quyết định giám đốc thâm 110 Chuong 3: THUC TIEN THI HANH VA MOT SO GIAI PHAP NHAM 114 HOÀN THIEN CÁC QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT, NANG CAO HIEU
QUÁ GIAM DOC THÁM TRONG TO TUNG DAN SỰ
3.1 Thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về giám đốc thâm trong tố 114
KET LUẬN 161 NHUNG CONG TRINH CUA TÁC GIA LIEN QUAN DEN ĐÈ TÀI ĐÃ 163 DUOC CONG BO
DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO 164
PHU LUC 173
Trang 4Tòa án nhân dân tối cao Viện Kiểm sát
Viện Kiểm sát nhân dânViện Kiêm sát nhân dân tôi cao
Trang 53.3.
3.4
Tên biêu
Kết quả giải quyết theo thủ tục giám đốc thâm các vụ việc
dân sự của TANDTC và TAND cấp tỉnh từ năm 2004 đến
2008
Ty lệ vụ việc dân sự giải quyết theo thủ tục giám đốc thâm
và các vụ việc giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thâm
thời kỳ 2004 — 2008
Ty lệ kháng nghị giám đốc thâm được chấp nhận thời kỳ
2004 — 2008
Tỷ lệ kháng nghị giám đốc thâm của Chánh án TANDTC
và Viện trưởng VKSNDTC được chấp nhận
Trang 61 Tính cấp thiết của đề tài
Quốc hội nước ta đã ban hành Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm
2004 quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tụckhởi kiện để Tòa án giải quyết các vụ, việc dân sự tại tòa án, quyền hạn và
trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiễn hành t6 tụng; quyền vànghĩa vụ của người tham gia tô tụng, của cá nhân, cơ quan, tô chức có liên
quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự được nhanh chóng,chính xác, công minh và đúng luật Một trong những yêu cầu cao nhất củaviệc giải quyết các vụ án dân sự là đảm bảo tính chính xác, công minh nhằmđạt đến mục tiêu chân lý tối thượng Do vậy, bên cạnh các thủ tục xét xửthông thường là thủ tục xét xử sơ thâm và thủ tục xét xử phúc thẩm thì Bộluật dan sự cũng có nhiều điều khoản quy định về thủ tục giám đốc thâm là
một thủ tục đặc biệt nhằm xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật nhưng phát hiện có sai lầm trong việc giải quyết vụ án
Tuy nhiên, hiện nay khiếu nại trong lĩnh vực xét xử dân sự đang diễnbiến khá phức tạp, số lượng đơn kêu oan xin giám đốc thâm dân sự ngày càngtăng; nhiều vụ án dân sự được xét xử đi xét xử lại nhiều lần, kéo dài nhiều
năm gây tốn kém thời gian, công sức, vật chất của các cơ quan nhà nước,
công dân Tinh trạng này làm cho người dân mat lòng tin vào các cơ quan bảo
vệ pháp luật, kỷ cương phép nước bị coi thường.
Thực trạng trên một phần do tính chất phức tạp của các quan hệ dân
sự, trách nhiệm của các bên tiễn hành tố tụng và một trong những nguyên
nhân quan trọng là do các quy định của pháp luật tố tụng dân sự còn nhiều batcập Mặc dù BLTTDS đã được ban hành, có hiệu lực áp dụng từ ngày 01
tháng 01 năm 2005 nhưng các quy định về giám đốc thâm van còn nhiều van
Trang 7kháng nghị giám đốc thâm còn chồng chéo, chưa có sự tập trung thông
nhất, còn nhiều cấp tòa án có thâm quyền xét xử giám đốc thâm, nhiều
người có thâm quyền kháng nghị giám đốc thâm; vai trò của đương sự,
luật sư, việc công khai hóa hoạt động của tòa án trong giai đoạn giám
đốc thâm chưa được dé cao, hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm
chưa thực sự được Tòa án câp dưới tôn trọng.
Mặt khác, yêu cầu của cải cách tư pháp đặc biệt là cải cách tôchức và hoạt động của bộ máy ngành Tòa án là hết sức cần thiết, BộChính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm
2005 về "Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020" nhằm đổi mới vàhoàn thiện hệ thống các cơ quan tư pháp mà trọng tâm là hệ thống Tòa
án Một trong những phương hướng lớn là: xác định rõ chức năng,
nhiệm vụ, thâm quyền và hoàn thiện tổ chức, hoạt động của Tòa án
nhân dân (TAND) Tổ chức hệ thống TAND theo thâm quyền xét xử,không phụ thuộc vào don vi hành chính, gồm: Tòa án sơ thâm khu vực,Tòa án phúc thâm, Tòa án thượng thâm và Tòa án nhân dân tối cao(TANDTC) Đổi mới tổ chức TANDTC theo hướng tinh gon với độingũ thâm phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinhnghiệm trong ngành.
Vì vậy, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu để làm rõ những vấn đề về
lý luận và thực tiễn của giám đốc thẩm dân sự Từ đó có những đề xuấtthiết thực, cụ thể đối với cơ quan nhà nước có thâm quyền sửa đổi
những điều luật có liên quan dé khắc phục những bat cập trong công tácgiám đôc thâm dân sự hiện nay.
Vì ly do trên, nghiên cứu sinh đã chọn dé tài "Gidm doc thâm trong tô tụng dân sự Việt Nam - Một so van dé lý luận và thực tiên" là nội dung nghiên cứu bản luận án của mình Mong muôn của nghiên cứu sinh khi chọn đê tài này là nghiên cứu làm sáng tỏ các cơ sở lý luận và
Trang 8thiện hệ thống quy định của pháp luật tố tụng dân sự về giám đốc thâm.
2 Tình hình nghiên cứu
Qua tra cứu tại Thư viện Quốc gia (Website:nlv.gov.vn), chúng tôithay chưa có luận án tiến sĩ nào nghiên cứu về đề tài giám đốc thẩm trong tổ
tụng dân sự Việt Nam Tuy nhiên, đề tài giám đốc thâm trong tố tụng dân sự
Việt Nam đã được một số tác giả trong nước nghiên cứu ở các mức độ khácnhau Trong đó, có các công trình như:
- Tìm hiểu các quy định của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ ánđân sự, của Dương Thị Thanh Mai, Nhà xuất bản Chính tri quốc gia, 2000
Trong tác phẩm này, tác giả đã luận giải về một số vấn đề như: khái niệmgiám đốc thâm, sự hình thành thủ tục giám đốc thâm, thực trạng giải quyết án
dân sự theo trình tự giám đốc thầm dân sự, các thủ tục giám đốc thầm dân sự
(kháng nghị theo thủ tục giám đốc thâm, xét xử theo thủ tục giám đốc thâm)
và một số van đề khác như: căn cứ kháng nghị giám đốc thâm, thâm quyềnxét xử giám đốc thâm theo quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ
án dân sự (TTGQCVADS) Tác giả cũng nêu lên một số kiến nghị như: nênquy định theo hướng cấp xét xử cao nhất theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thâm
là Ủy ban thẩm phán TANDTC, còn Hội đồng thâm phán TANDTC là cơquan tổng kết và hướng dẫn việc xét xử dé bảo đảm sự thống nhất áp dungpháp luật của toàn ngành Tòa án Tuy nhiên, đây là tác phẩm được viết trên
cơ sở luận văn thạc sĩ của tác giả nên chưa có điều kiện phân tích sâu VỀ co SỞ
lý luận cũng như đưa ra các giải pháp lớn mang tính chất toàn diện đối với thủtục giám đốc thầm dân sự Mặt khác, tác phẩm được thực hiện từ năm 2000,các luận cứ phân tích dựa trên cơ sở của Pháp lệnh TTQGCVADS nên nhiềuvấn đề được đề cập đã được giải quyết khi ban hành BLTTDS, một số van dé
hiện nay không còn mang tính thời sự.
Trang 9theo pháp luật to tung dân sự Việt Nam, của Ngô Anh Dũng, Luận vănthạc sĩ Luật học, 1996 Đề tài đã nghiên cứu cả van dé giam déc tham
và tái thâm dân sự; đã nêu khái niệm về thủ tục xét lại ban án, quyếtđịnh của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; đồng thời cũng đề cập một số
giải pháp hoàn thiện thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã cóhiệu lực pháp luật Tuy nhiên, do đề tài rộng, phạm vi nghiên cứu làluận văn thạc sĩ nên chưa thé nghiên cứu sâu và toàn diện về giám đốc
thâm dân sự Mặt khác, luận văn được thực hiện từ năm 1996 đến nay
đã gần 15 năm nên nhiều vấn đề luận văn đề cập đã được giải quyết khiban hành BLTTDS năm 2004.
- Một số suy nghĩ về cơ chế xét xử vụ án dân sự, của Lê Thu Hà,Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2003 Tác giả đã nghiên cứu tong thécác cấp xét xử của Tòa án các cấp bao gồm: sơ thâm, phúc thẩm va thủ
tục xét lại bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật; trong đó có đề cập đến thủ tục giám đốc thâm dân sự Tác giả đãluận bàn về sự phân cấp xét xử trong tổ tụng dân sự, quyền hạn của mỗicấp xét xử và sự tác động của việc thực hiện quyền hạn xét xử tới sự
phân cấp thâm quyên Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của dé tài
rộng, bao gồm cả thủ tục sơ thâm, phúc thâm, giám đốc thâm nên chưa
có cơ sở nghiên cứu sâu để đưa ra các giải pháp toàn diện đối với thủtục giám đốc thâm
- Thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lựcpháp luật trong tổ tụng kinh tế, dân sự ở Việt Nam, của Đào Xuân Tiên,
Luận án tiến sĩ Luật học, 2009 Tác giả đã đưa ra khái niệm về thủ tục
xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trong tố
tụng kinh tế, dân sự; nội dung và những đặc trưng của thủ tục xét lại
bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật Luận án cũng
đã phân tích pháp về pháp luật tố tụng kinh tế, dân sự và thực trạng ápdụng thủ tục xét lại bản án, quyết định về kinh tế, dan sự của Tòa án đã
Trang 10thiện thủ tục xét lại bản án, quyết định về kinh tế, dan sự của Toa án
như: đổi mới nhận thức đúng đắn về thủ tục xét lại bản án, quyết định
của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; tô chức bộ phận chuyên trách giúp việc
Hội đồng thâm phán TANDTC; thống nhất thủ tục giám đốc thâm với thủ tục tái
thẩm; việc xem xét kháng nghị, quyết định rút kháng nghị của người có thẩm
quyền kháng nghị trước hoặc trong phiên tòa, đổi mới cách gọi tên đối với quyếtđịnh giám đốc thâm (tác giả đề nghị gọi tên là: Bản án giám đốc thâm, bản án táithâm); van dé xem xét trách nhiệm của người có thâm quyền kháng nghị giámđốc thâm Tuy nhiên, do đề tài của luận án rộng, bao gồm cả thủ tục giám đốc
thầm và tái thâm nên việc nghiên cứu về thủ tục giám đốc thâm chưa sâu,
chưa làm rõ được nguyên nhân của những bất cập trong thủ tục giám đốc
thâm hiện hành, các kiến nghị chưa mang tính giải pháp tổng thể mà chủ yếu
là một số kiến nghị mang tính chất hình thức, thủ tục thuần túy
- Thu tục giảm đốc thẩm trong tô tụng dan sự Việt Nam, do tiến sĩTrần Văn Trung làm chủ nhiệm, Đề tài khoa học cấp bộ của Viện Khoa học
Kiểm sát - Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC), 2003 Đề tài đã đi
vào nghiên cứu các van đề khái niệm thủ tục giám đốc thâm trong tô tụng dan
sự, nội dung của thủ tục giám đốc thâm như: thâm quyền kháng cáo, kháng
nghị giám đốc thâm, căn cứ kháng cáo, kháng nghị giám đốc thâm, thời hạn
kháng cáo, kháng nghị giám đốc thâm đồng thời cũng nghiên cứu thực tiễn
áp dụng các quy định về thủ tục giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự như tìnhhình thụ lý đơn, công tác giải quyết đơn, thực tiễn áp dụng pháp luật tại phiêntòa giám đốc thâm Đề tài cũng nêu một số giải pháp hoàn thiện pháp luật vềthủ tục giám đốc thâm trong tố tụng dân sự nước ta như: về tính chất của giámđốc thẩm; về kháng cáo, kháng nghị giám đốc thâm, cơ chế chấp nhận khángcáo, kháng nghị giám đốc thấm; căn cứ kháng cáo, kháng nghị giám đốc
thâm Có thể nói, đây là đề tài nghiên cứu khá toàn diện, chuyên sâu về giám
đốc thâm trong tố tụng dân sự
Trang 11định về thủ tục giám đốc thầm, tái thẩm các vụ án dân sự của các tác giả ĐỗVăn Chỉnh, Dinh Văn Qué, Dao Xuân Tiến được đăng tải trên các tạp chí Tòa
án nhân dân, Nhà nước và pháp luật, Dân chủ và pháp luật, Nghiên cứu lậppháp, nhưng vì đây là các bài viết nên nội dung mỗi bài chỉ nghiên cứu từng
khía cạnh riêng biệt mà chưa thé nghiên cứu day đủ, toàn diện, chưa đưa rađược giải pháp khả thi nhằm khắc phục bất cập và hoàn thiện thủ tục giámđốc thâm trong tố tụng dân sự ở nước ta
Nhìn chung, các nhà khoa học đã đê cập đên một sô vân đê của giám đôc thâm trong tô tụng dân sự Việt Nam Việc nghiên cứu vê giám đôc thâm trong tô tụng dân sự chủ yêu nêu những bat cập, vướng mắc và đê xuât hướng giải quyét đôi với một sô vân đê cụ thê; tính lý luận vê giám đôc thâm dân sự chưa sâu.
Về việc nghiên cứu pháp luật tô tụng dân sự nước ngoài liên quan đên một sô nội dung của luận án, có một sô tác phâm đã đê cập đên thủ tục giám
đốc thâm như:
- Một số bài đăng trong tập Kỷ yếu Dự án VIE/95/017 về tăng cường
năng lực xét xử tại Việt Nam có nhan đề "Vẻ pháp luật tổ tụng dân sự" do Viện
Khoa học xét xử, TANDTC xuất bản tháng 5 năm 2000, trong đó có bài như:
"Pháp luật tO tung dan su cua My va mot số nước theo hệ thông luận án lệ" của
Michael Browde, Giáo sư khoa luật, trường Dai học New Mexico (Mỹ) trong
hội thảo tô chức tại Hà Nội từ ngày 9 đến ngày 11/6/1998 về pháp luật tố tụngdân sự; bài viết "Giới thiệu về hệ thống tư pháp và thủ tục to tụng ở Nhật Ban"
của tác giả Lưu Tiến Dũng; "Khái quát về pháp luật to tụng dân sự ở Đan
Mạch và Thụy Điển": "Một số nét về pháp luật to tụng của nước Cộng hoanhân dân Trung Hoa" trích từ các báo cáo kết quả khảo sát của các đoàn công
tác TANDTC tại các nước nêu trên Nhà pháp luật Việt - Pháp cũng đã dịch và
giới thiệu toàn văn BLTTDS của nước Cộng hòa Pháp Chuyên đề: "Thi tucgiám đốc thẩm trong pháp luật to tụng dân sự của một số nước trên thé giới"
của Phạm Hoàng Diệu Linh thuộc Viện Khoa học Kiểm sát, VKSNDTC cũng
đã giới thiệu thủ tục giám đốc thâm dân sự tại một số nước như: thủ tục phá án
Trang 12Liên bang Nga, Thủ tục phúc thâm Jokuku trong BLTTDS Nhật Bản Trungtâm thông tin thuộc Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp đã xuất bản hai cuốn
sách "M6t số vấn dé về cải cách tu pháp ở Trung Quốc" (năm 2003), "Một sốvan dé về luật tổ tụng dân sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa" (năm2004) Hai cuốn sách này giới thiệu khá rõ nét về hệ thống tòa án, thủ tục tốtụng dân sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Dịch giả Vũ Thế Hùng
đã dịch cuốn "Khái quát hệ thong pháp luật Hoa Ky", (Nhà xuất bản Chính trịquốc gia, 2006), giới thiệu khá chi tiết về hệ thống Tòa án Hoa Kỳ Tạp chíđiện tử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng giới thiệu một số bài viết như: "Lệnhxem xét lại vu an: quyết định xem xét lại vụ án nao" của tác gia Peter J.Messitte,bài viết: "Vu kiện Brown gây tranh cãi" hồi ức của tác giả Jack Greenberg, bàiviết: "Tòa án tối cao: Một thé chế độc nhất vô nhị" của tac giả John Paul Jones,bài viết: "Những phán quyết lịch sử" của tác giả Louis D.Brandies, bài viết:
"Giải thích pháp luật: Tòa án tối cao với tư cách là cơ quan thẩm định tinhhợp hiến" của tác giả A.E Dick Howard, bài viết: "Quan điểm lịch sử về việc dé
cử, phê chuẩn và bố nhiệm thẩm phán Tòa án toi cao Hoa Kỳ" của tac giảRebert S.Barker Những bài viết này nêu khá chi tiết hoạt động xét lại các bản
án chung thẩm tại Tòa án tôi cao Hoa Kỳ
Đây là các nguôn tai liệu giúp cho tác giả tham khảo, tìm hiệu, so sánh đôi chiêu thủ tục giám đôc thâm ở nước ta với pháp luật dân sự một sô nước trên thê giới.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận án là nghiên cứu hệ thống, toàn diệngiám đốc thẩm trong tổ tụng dân sự; phân tích, làm sáng tỏ các quy định của
pháp luật tố tụng dân sự hiện hành; nhận diện những mặt tích cực, những mặt
còn tồn tại trong thực tiễn giám đốc thâm dân sự của ngành TAND; tham
khảo kinh nghiệm của các nước để có đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về
giám đốc thẩm trong tổ tụng dân sự Việt Nam
Trang 13quyêt những van dé cụ thê sau:
- Giải quyết một số vấn đề lý luận về giám đốc thâm trong tô tụng dân
sự như: bản chất, khái niệm, đặc điểm pháp lý, ý nghĩa của giám đốc thâmdân sự; quá trình hình thành và phát triển của pháp luật tố tụng dân sự Việt
Nam về giám đôc thâm.
- Phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật về giám đốc thẩmtrong tố tụng dân sự Việt Nam Phân tích những mặt tích cực, những mặt hạn
chế, tồn tại trong thực tiễn áp dụng: chỉ rõ nguyên nhân của tình trạng xử đi
xử lại nhiều lần, xét xử kéo dài
- Đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự
nhất là phần quy định về giám đốc thâm trong tố tụng dân sự; đề xuất một sốgiải pháp phát huy vai trò của giám đốc thâm trong việc nâng cao chất lượngxét xử án dân sự.
4 Đôi tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận chung về
giám đốc thâm; pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam và tham khảo pháp luật
một số nước trên thế giới về giám đốc thâm; thực tiễn thi hành các quy địnhcủa pháp luật tố tụng dân sự về giám đốc thâm ở nước ta
- Nghiên cứu luật thực định: các quy định của BLTTDS năm 2004 vềgiám đốc thầm va một số các quy định khác có liên quan
- Thực tiễn giám đốc thâm dân sự được xem xét trên phạm vi cả nước;
từ năm 2004 đến năm 2008
- Đối với pháp luật tô tụng dân sự nước ngoài về giám đốc thâm, tập
trung vào luật tố tụng dân sự của Hoa Kỳ, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên
bang Nga, Nhật Bản.
- Trong các giải pháp nâng cao hiệu quả giám đốc thâm, luận án tập trungnghiên cứu giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về giám đốc thâm
Trang 14Trong luận án này, chúng tôi sử dung tong hợp các phương pháp duy
vật biện chứng, duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin về Nhà nước và
pháp quyên; tư tưởng Hồ Chi Minh về Nha nước và pháp luật; nghiên cứusinh cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: phân tích
tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn,đối chiếu so sánh Trong đó, bám sát quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về van đề cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền
6 Những đóng góp mới của luận án về khoa học và thực tiễn
Về mặt lý luận: Luận án đã đi sâu, tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ,
thống nhất nhận thức về giám đốc thâm dân sự trong đó có các vấn đề như
khái niệm giám đốc thâm, đặc điểm pháp lý, ý nghĩa pháp lý của giám đốcthâm dân sự; trong luận án chúng tôi cũng đã xây dựng một khái niệm mới về
giám đốc thâm trong tố tụng dân sự trong đó có cách nhìn mới, mang tính
chất toàn diện, rộng hơn về giám đốc thâm trong tố tụng dân sự
và mặt thực tiễn pháp luật: dựa trên cơ sở lý luận về giám đốc thấm,
lịch sử hình thành và phát triển của giám đốc thâm dân sự; kinh nghiệm của
một số nước trên thế giới, các quy định của pháp luật thực định, thực tiễn thi
hành những mặt tích cực và những mặt ton tai, nguyên nhân cua các ton tại
đó; chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất những kiến nghị về sửa déi những quyđịnh về giám đốc thấm và một số các quy định có liên quan của BLTTDS
Trong đó, phân định rõ thâm quyền kháng nghị, thâm quyền xét xử giám đốc
thâm dân sự; tăng cường tranh tụng tại phiên tòa giám đốc thâm theo hướng
mở phiên tòa giám đốc thâm công khai; nâng cao hiệu lực pháp lý của quyết
định giám đốc thâm; bổ sung thâm quyền cho Hội đồng giám đốc thẩm Bêncạnh đó, chúng tôi cũng mạnh dạn đề xuất một số biện pháp khác nhằm nângcao chất lượng giám đốc thẩm va thông qua công tác giám đốc thâm dé nângcao chất lượng xét xử của ngành TAND như: sử dụng kết quả giám đốc thâm
để đánh giá chất lượng thâm phán, cán bộ Tòa án các cấp; sử dụng kết quảgiám đốc thâm dé đúc kết, xây dựng nên các nghị quyết của Hội đồng thâm
Trang 15phán TANDTC nhằm hướng dẫn xét xử thống nhất trong toàn ngành, phô biến
các quyết định giám đốc thẩm một cách rộng rãi, nhanh chóng dé làm cơ sở cho
sự giám sát của xã hội, phô bién nâng cao ý thức pháp luật cho công dân
7 Kêt cau của luận an
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận án gồm 3 chương, 10 tiết
Trang 16Chương I
MOT SO VAN DE LY LUAN VE GIAM DOC THAM
TRONG TO TUNG DAN SU’
1.1 KHAI NIEM GIAM DOC THAM
Công ly, đó là các chuẩn mực đạo đức xã hội ma pháp luật có nhiệm vụduy trì và bảo vệ Nói đến công lý trước hết phải công bằng Unpain, một luậtgia La Mã cổ đại, cho rằng: nguồn gốc của từ "luật" (jus) được sinh ra bởi từ "sự
thật, công bằng" (justitia) Bởi vậy, theo ông: "khoa học pháp luật" Jurisprudentia)
là sự nhận thức những việc thần thánh và nhân gian, là sự hiểu biết cái côngbang và không công bằng" [82, tr 58]
Trong chế độ chiếm hữu nô lệ và phong kiến, Tòa án cùng với hoạt
động xét xử chưa thành một bộ phận, một lĩnh vực độc lập thực sự trong Nhà nước "Hoạt động tư pháp (xét xử) cũng như các hoạt động lập pháp và hành
pháp đều tập trung vào tay giai cấp chủ nô, giai cấp phong kiến mà đại diện là
nhà vua Nhà vua vừa ban hành các văn bản pháp luật, vừa xét xử các hoạt động vi phạm các văn bản pháp luật do nhà vua ban hành" [15, tr 227].
Theo thuyết tam quyền ra đời trong cuộc cách mạng tư sản thì trongmỗi Nhà nước có ba thứ quyền lực: quyền lập pháp, quyền hành pháp vàquyền tư pháp, thích ứng với ba quyền trên, nhà nước tổ chức ra hệ thống ba
cơ quan đó là: hệ thống cơ quan lập pháp, hệ thống cơ quan hành pháp, hệthống cơ quan tư pháp Theo Montesquieu thì với "quyền lực thứ ba nhà vua
hay pháp quan trừng trị tội phạm, phân xử tranh chấp giữa các cá nhân Người
ta sẽ gọi đây là quyền tư pháp" [51, tr 100]
Tòa án có một vị trí và vai trò đặc biệt vì "Toa án là cơ quan cua quyền
lực, hoạt động của Tòa án là một hình thức hoạt động của Nhà nước" [42, tr 197] Chính Tòa án cùng với quân đội, cảnh sát là công cụ của Nhà nước, là lực
Trang 17lượng cơ bản quan trọng nhât đê bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chê độ xã hội đương thời, giữ gìn trật tự an toàn cho xã hội và mọi công dân.
Có thể nói, tòa án là biéu hiện tập trung nhất của quyền tư pháp - nơi màkết quả của hoạt động điều tra, công tố, bào chữa được kiểm tra, xem xét một
cách công khai thông qua thủ tục tố tụng theo luật định dé đưa ra những phan
quyết cuối cùng có tính chất quyền lực nhà nước, nơi phản ánh đầy đủ và sâu
Những bản án hoặc quyết định không công bằng của Tòa án, dù xuất phát từ
nguyên nhân nào, đều tác động tiêu cực tới lòng tin của nhân dân vào phápluật và có khả năng gây ra những hậu quả không vãn hồi được Ghéc-xen, nhà
luật học người Nga đã nhận xét: "Tình trang bất bình đăng hoàn toàn trướcTòa án đã giết chết ngay từ lúc phôi thai ở nhân dân Nga tính tôn trọng đối
với pháp luật" [103, tr 31].
Chính vì vai trò đặc biệt của Tòa án chính nghĩa trong việc bảo đảm công lý, công băng nên biêu tượng của quan tòa là:
Nữ thần công lý bịt mắt băng băng vải đen, một tay cầm
kiếm, một tay cầm cán cân công lý, thể hiện sự kết hợp giữa sức
mạnh và quyền lực của pháp luật, có ý nghĩa thật sâu sắc Trật tựpháp luật mà nữ thần bảo vệ là bắt buộc, bình đăng với tất cả mọingười Biểu tượng nữ thần xét xử, theo quan niệm của những người
cô đại không những là biểu tượng về Tòa án công bằng mà còn làbiểu tượng về chế độ nhà nước công bằng nói chung [105, tr 99].Phán quyết của Tòa án có sức mạnh đặc biệt, Tòa án: "Được quyền đánhgiá các quyền chủ thể của con người, phán quyết ở cấp cuối cùng và phán
quyết theo cách là các quyêt định cua nó dù chỉ liên quan đên một vụ việc cu
Trang 18thể, nhưng nó có sức mạnh bắt buộc như là sức mạnh của chính bản thân phápluật" [2, tr 144] Tòa án nắm giữ một thứ quyền đặc biệt là quyền xét xử màtheo Montesquieu thì: "quyền xét xử, một thứ quyền đáng sợ đối với người
đời" [51, tr 102].
Chính vi vai trò đặc biệt quan trọng và ý nghĩa sâu sac về chính tri, xã hội và nhân văn của việc thực thi chức năng xét xử của Tòa án như vậy nên các
phán quyết của Tòa án phải đảm bảo chính xác, tuyệt đối không được sai sót
Đề thực hiện được mục tiêu trên, các quốc gia trên thế gIỚI đều tổ
chức hệ thống tòa án theo cơ chế đặc biệt nhằm mục đích đảm bảo cho hoạtđộng xét xử của Tòa án đúng pháp luật, đảm bảo chân lý trong các phán quyếtcủa Tòa án; đó là: tô chức Tòa án theo thứ bậc, thực hiện nguyên tắc xét xửtheo nhiều cấp theo đó Tòa án cấp trên có thể xem xét lại phán quyết của Tòa
án cấp dưới Việc Tòa án đưa ra quyết định một cách toàn diện và thận trọng
là rất quan trọng dé tránh được việc các bên khiếu kiện lại vụ việc hoặc cácvân dé cụ thê.
Theo nguyên tắc trên, Tòa án ở hầu hết các nước trên thế giới áp dụngnguyên tắc hai cấp hoặc nhiều hơn hai cấp xét xử Sau khi xét xử sơ thâm bản
án chưa có hiệu lực pháp luật trong một thời gian nhất định Các đương sự có
quyền kháng cáo, cơ quan công tô có quyền kháng nghị để xem xét theo thủ
tục phúc thâm Khi xét xử phúc thâm, Tòa án cấp phúc thâm sẽ xem xét về
tính hợp pháp, tính có căn cứ của bản án sơ thâm đồng thời xét xử lại nội
dung của vu an.
Bằng việc thực hiện nguyên tắc hai cấp hoặc nhiều hơn hai cấp xét xửnhư trên thì các sai lầm trong bản án, quyết định của Tòa án đã được giảm
thiêu ở mức tối đa về mặt lý thuyết
Nhằm bảo đảm uy tín của Nhà nước, dé duy trì trật tự xã hội, bao damtính 6n định cho các quyết định của Nhà nước, Nhà nước phải tuyên bố rằng cácbản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có tính chân lý, có tínhchất bắt buộc với tất cả mọi người mà không cần phải kiểm tra hay phủ định
Trang 19Chính vi vậy, đã hình thành nên nguyên tắc Res judicata là nguyên tắc
mà theo đó phán quyết cuối cùng do Tòa án có thẩm quyền đưa ra theo nộidung vụ án là quyết định cuối cùng đối với quyền của các bên và những người
liên quan Nguyên tắc này tuyệt đối ngăn cắm việc khiếu kiện sau đó với cùng
yêu cầu, nội dung hoặc nguyên nhân khiếu kiện Một vấn đề khi đã được tòa
án quyết định thì đó là quyết định cuối cùng
Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy ngay cả sau khi xử phúc thẩm,
bản án đã có hiệu lực pháp luật thì việc sai sót vẫn xảy ra Trong lịch sử thực tiễn
pháp lý ở các quốc gia có không ít vụ án Tòa án đã xét xử sơ thâm, phúc thâm
bản án có hiệu lực pháp luật đã được thi hành sau một thời gian mới phát hiện
sai lầm nghiêm trọng không thể chối cãi trong các bản án, quyết định đó Việcsửa sai nhiều khi không thê thực hiện được, nên gây hậu quả rất lớn không chỉcho bản thân người bị án oan sai mà còn có tác động rất lớn làm giảm niềm
tin của nhân dân đối với nền công lý của quốc gia và uy tín của Nhà nước
Bên cạnh đó thì nguyện vọng của nhân dân bao giờ cũng muốn có một
nên công lý đạt đến chân lý, phán quyết của Tòa án nhất định phải đảm bảo
công bằng Đây là ước nguyện chính đáng của loài người
Xuất phát từ cơ sở thực tiễn và ước nguyện của nhân dân về một nềncông lý cao đẹp như vậy nên việc tìm ra giải pháp để một lần nữa sửa chữanhững sai sót có thé xảy ra của các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luậtcủa Tòa án là một nhu cầu khách quan Vì vậy, pháp luật của nhiều quốc gia
đã thiết lập thêm một cơ chế đặc biệt nhằm xét lại những bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Đề cho chắc chắn hơn trong việc áp dụng pháp luật, nhiềuquốc gia đặt thêm một Tòa án ở trên Tòa thượng thấm dé xét lạiviệc áp dụng pháp luật của Tòa án cấp dưới Tòa này sẽ xem xét vàquyết định bản án của Tòa án cấp dưới đã xử đúng hay sai; nếu saithì Tòa giám đốc tuyên hủy án đã xử và cho xử lại và nếu đúng thì y
án Chính vì vậy mà Tòa giám đôc thâm còn được gọi là Tòa phá
Trang 20án Nhờ thâm quyền giám đốc thấm, Toa phá án duy trì được sự áp
dụng pháp luật thong nhất trong toàn quốc [13, tr 269]
Có quốc gia quy định chỉ có một thủ tục để xét lại đối với bản án hoặcquyết định đã có hiệu lực pháp luật ké cả van dé áp dụng pháp luật và cả van
đề tình tiết mới như ở Hoa Kỳ, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Một số nướcnhư Cộng hòa Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc [13, tr 269] phân biệt hai thủ tụckhác nhau: thủ tục xét lại các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật khi có
vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụ án và thủ tục xét lại bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật khi phát hiện tình tiết mới
Về mô hình của Tòa án có thâm quyền xét lại bản án, quyết định đã cóhiệu lực pháp luật thì có quốc gia thành lập Tòa phá án trong hệ thống Tòa ánnhư ở Pháp; ngoài mô hình Tòa phá án, ở nhiều nước, việc xét lại các bản án,quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thuộc chức năng của Tòa ántối cao như ở Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Ở nước ta, mục tiêu của Đảng và Nhà nước là xây dựng một Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân Nguyên tắc pháp chế xãhội chủ nghĩa đòi hỏi pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh và thống
nhất Điều này được ghi nhận trong đường lỗi xét xử là: việc xét xử phải đảm
bảo khách quan, công băng và đúng pháp luật Các bản án, quyết định dân sựcủa Tòa án áp dụng đúng pháp luật về nội dung cũng như pháp luật về hìnhthức, phản ánh sự công bằng, khách quan, có hiệu lực pháp luật phải được thihành Tuy nhiên, sẽ không công bằng và vi phạm nguyên tắc pháp chế xã hội
chủ nghĩa, nếu các bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật nhưng có vi phạm pháp luật, xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của đương
sự, không được sửa chữa, vẫn đem ra thi hành Nếu việc đó xảy ra, thì Nhànước chưa thực hiện được mục tiêu công bằng, chưa thực hiện được mụctiêu là Nhà nước của dân, do dân, vì dân; không bảo vệ được các quyên, lợi
ích hợp pháp của công dân; làm cho niềm tin của nhân dân đối với nhà nướcgiảm sút.
Trang 21Vì vậy, việc bao dam tính chuân xác ở mức cao nhat đôi với các ban
án, quyét định của Tòa án là một đòi hỏi khách quan, một mục tiêu mà Dang, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.
Do đó, ở nước ta bên cạnh nguyên tắc xét xử hai cấp các bản án,
quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu có căn cứ cho rang có sự
vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụ án đều được Tòa án cấp trên xem xét
lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của các bản án, quyết định đó của Tòa án
theo thủ tục đặc biệt là thủ tục giám đốc thâm hoặc tái thẩm Thủ tục giám
đốc thâm và thủ tục tái thẩm tuy là cùng xét lại vụ án mà ban án, quyết
định đã có hiệu lực nhưng đó là hai thủ tục tố tụng khác nhau Trong đó thủ
tục xét lại vụ án mà tòa án có thâm quyền tiễn hành khi có kháng nghị đối
với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật do phát hiện có sai lầm, vi
phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án là thủ tục giám đốc thẩm Việcxét lại vụ án khi có kháng nghị đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật do xuất hiện tình tiết mới làm thay đổi nội dung của vụ án là thủ
tục tái thâm dân sự
Trong Từ điển tiếng Việt, giải nghĩa từ "giám đốc" là "giám sát và đônđốc", từ "thâm" là "xét kỹ" [115, tr 389-890], "giám đốc thâm" là "Tòa án cóthâm quyền xét lại các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật củaTòa án cấp dưới khi bị kháng nghị trên cơ sở phát hiện có sai lầm trong việc
điều tra, xét xử vụ án" Theo Tu điển Pháp - Việt, "cassation" là danh từ có
nghĩa là "sự phá án" [109, tr 175] Trong Tir điển Anh - Việt, "cassation" cũng
là danh từ có nghĩa là "sự hủy bo" [116, tr 246].
Theo Tir điển Hán - Việt, thuật ngữ "giám đốc thâm" không có trong từđiển mà phải ghép nghĩa của hai từ "giám đốc" có nghĩa là xem xét, sai khiến,
"thắm" có nghĩa là "khảo xét kỹ càng, biết rõ tình hình, xử đoán" [1, tr 323; 380]
Trang 22Trong một số từ điền, thuật ngữ "giám đốc thâm" có sự giải thích khác
nhau, tuy nhiên nội dung van là thủ tục xét lại ban án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật bi khang án vì phát hiện vi phạm pháp luật trong việc xử ly vụ án.
Qua việc tìm hiểu nghĩa từ trong hệ thống các từ điền, thì có thé thayrằng giám đốc thâm có sự khác nhau trong việc sử dụng thuật ngữ, tuy nhiên
nội dung vẫn là thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị
kháng nghị vì phát hiện vi phạm pháp luật trong việc xử lý vụ án.
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, các tac gia đã đưa ra những khái niệmkhác nhau với những góc độ tiếp cận, quan điểm nhìn nhận về căn cứ, phạm
vi, đôi tượng, mục đích của giám đôc thâm khác nhau.
Quan điểm thứ nhất: "Giám đốc thâm dân sự là một giai đoạn tố tụng có
mục đích kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của các bản án và quyết định
đã có hiệu lực pháp luật" [117, tr 288] Quan điểm này nhìn nhận giám đốc
thâm theo góc độ là một giai đoạn tố tụng, cho rằng giám đốc thâm là thủ tục(hay hình thức) dé kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp của các bản án, quyết định
đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Quan điểm này không đề cập đến việc
kháng nghị giám đốc thẩm như là một căn cứ của giám đốc thâm
Quan điểm thứ hai: "Thủ tục giám đốc thâm là một trình tự đặc biệt
của tô tụng tư pháp nhằm xét lại những bản án và quyết định đã có hiệu lựcpháp luật bị kháng nghị vì có vi phạm ở mức độ nghiêm trọng trong việc giải
quyết vụ án" [56, tr 14] Quan điểm này nhìn nhận giám đốc tham như là mộttrình tự của tố tụng tư pháp, cho răng căn cứ của giám đốc thâm là kháng nghịgiám đốc thấm Tuy nhiên, điều này cũng không hoàn toàn đúng Vì kháng
nghị giám đốc thâm chỉ là Sự biểu hiện về mặt hình thức, thủ tục Do khángnghị giám đốc thâm chỉ là biểu hiện về mặt hình thức, thủ tục nên nó có thể
có quy định khác nhau ở các nước Thực tế rất ít nước quy định kháng nghịcủa người có thầm quyên là căn cứ của giám đốc thâm, hầu hết ở các nước
trên thế giới như Cộng hòa pháp, Nhật Bản, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Trang 23đêu quy định việc kháng cáo giám đôc thâm của đương sự là căn cứ đê xét lạibản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giảm đốc thâm.
Quan điểm thứ ba: "Giám đốc thâm là việc xét lại bản án, quyết định
của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có sai
lầm của Tòa án khi nhận định về những tình tiết, sự kiện của vụ án hoặc có vi
phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án" [104, tr 110] Quan
điểm này cho răng, bên cạnh căn cứ: vi phạm pháp luật nghiêm trọng trongviệc giải quyết vụ án thì những sai lầm của Tòa án khi nhận định về những
tình tiết, sự kiện của vụ án cũng là căn cứ của kháng nghị giám đốc thâm.Quan điểm này, tuy xét về mặt hình thức có đầy đủ hơn các quan điểm khác
về căn cứ kháng nghị giám đốc thâm Tuy nhiên, pháp luật yêu cầu khi xét xử
thâm phán phải có đánh giá, nhận định khách quan, toàn diện, trung thực về
vụ án Trong trường hợp thâm phán có nhận định sai lầm về những tình tiết,
sự kiện của vụ án từ đó đưa ra phán quyết sai lệch với bản chất của vụ án thìcũng đồng nghĩa với việc vi phạm pháp luật
Với cách tiếp cận là một chế định pháp luật, giám đốc thâm là một chếđịnh pháp luật bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh những
quan hệ phát sinh trong quá trình xét lại những bản án, quyết định có hiệu lực
pháp luật khi có vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự
Với cách tiếp cận là một quan hệ pháp luật tô tung dân sự, thành phầnquan hệ pháp luật trong giám đốc thâm dân sự bao gồm: chủ thể của quan hệpháp luật trong giám đốc thẩm dân sự, khách thé của quan hệ pháp luật trong giámđốc thâm dân sự, nội dung của quan hệ pháp luật trong giám đốc thâm dân sự
- Chủ thể của quan hệ pháp luật trong giám đốc thẩm dân sự
Chủ thé của quan hệ pháp luật trong giám đốc thâm dân sự là những
cá nhân, tô chức tham gia vào quan hệ pháp luật trong giám đốc thâm dân sự,thực hiện các quyền chủ quan và nghĩa vụ pháp lý nhất định Có thé chia chủ thécủa quan hệ pháp luật trong giám đốc thâm dân sự thành hai nhóm khác nhau:
Trang 24Nhóm thứ nhất: bao gồm Cấp Tòa án, Viện kiểm sát (VKS) có thâmquyền giám đốc thâm; người có thâm quyền kháng nghị giám đốc thâm nhóm này được gọi là bên tiến hành tô tụng.
Nhóm thứ hai: bao gôm các đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyên lợi của đương sự, cơ quan nhà nước, tô chức xã hội khởikiện vì lợi ích chung nhóm này được gọi là bên tham gia tô tụng
Các chủ thé của quan hệ pháp luật trong giám đốc thâm dân sự có các
quyên và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật và được bảo dam thực
hiện bằng biện pháp cưỡng chế nhà nước
- Khách thé của quan hệ pháp luật trong giám đốc thẩm dân sự
Trong quá trình tố tụng, mọi hành vi tố tụng của các chủ thể quan hệ
pháp luật tố tụng đều nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, giảiquyết yêu cầu của đương sự Điều đó có nghĩa là các hành vi tố tụng đều tậptrung vào việc giải quyết quan hệ pháp luật nội dung tranh chấp giữa các
đương sự hoặc quan hệ pháp luật nội dung chứa đựng những sự kiện pháp lýtòa án có nhiệm vụ phải xác định Như vậy, khách thể của quan hệ pháp luật
tố tụng dân sự là việc giải quyết quan hệ pháp luật nội dung giữa các đương
sự Trong giám đốc thầm dân sự, do bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu
lực pháp luật nên khách thể của quan hệ pháp luật trong giám đốc thâm dân
sự không phải là việc giải quyết quan hệ pháp luật nội dung (tức vụ việc dânsự) nữa mà các bên có mục tiêu làm sáng tỏ bản án, quyết định có hiệu lựcpháp luật của Tòa án có sai lầm hay không, sai lầm tới mức nào, có cần thiết
phải hủy một phần hay toàn bộ bản án, quyết định đó hay không Do vậy,khách thể của quan hệ pháp luật trong giám đốc thâm dân sự là việc giải quyết
để làm sáng tỏ tính hợp pháp và tính có căn cứ của những bản án, quyết định
của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
- Nội dung của quan hệ pháp luật trong giám đốc thẩm dân sự
Nội dung của quan hệ pháp luật trong giám đốc thấm dân sự bao gồmquyền chủ quan và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể tham gia quan hệ pháp
Trang 25luật trong giám đốc thẩm dân sự Đó là quyền và nghĩa vụ của Toà án trongthực hiện chức năng giám đốc thâm; quyền và nghĩa vụ của người có thâm
quyền kháng nghị; quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng tronggiám đốc thâm dân sự Do tính chất đặc thù của giám đốc thâm dân sự nên
các quyền, nghĩa vụ pháp lý của các chủ thé tham gia quan hệ pháp luật trong
giám đốc thâm dân sự có nhiều khác biệt so với quyền và nghĩa vụ pháp lýcủa các chủ thể trong thủ tục sơ thâm, phúc thâm dân sự Ví dụ: quyền củacác đương sự bị thu hẹp lại, đương sự chỉ được làm đơn đề nghị xem xét theo
thủ tục giám đốc thẩm, đơn này không có giá trị bắt buộc như đơn khởi kiện
hợp lệ ở thủ tục sơ thấm hay don kháng cáo hợp lệ ở thủ tục phúc thâm
Người có thâm quyền kháng nghị sẽ xem xét đơn, nếu có căn cứ sẽ ban hànhkháng nghị giám đốc thẩm, trong trường hợp không có căn cứ sẽ bác đơn
Giám đốc thâm khác với giám đốc xét xử Giám đốc xét xử là sự kiêm
tra hoạt động xét xử của Tòa án cấp trên đối với Tòa án cấp dưới, thông qua
đó uốn nắn, sửa chữa hoặc hủy bỏ những sai lầm, nhăm bảo đảm cho Tòa áncác cấp áp dụng đúng đắn và thống nhất pháp luật Giám đốc xét xử bao gồmnhiều hoạt động như: kiểm tra, phát hiện những thiếu sót, sai lầm, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo của các tô chức, công dân; tổng kết kinh nghiệm xét xử,hướng dẫn Tòa án các cấp áp dụng thống nhất pháp luật Giám đốc xét xử làhoạt động quản lý, đồng thời nó cũng là trách nhiệm và quyền hạn của Tòa án
cấp trên đối với Tòa án cấp dưới
Theo quan điểm của chúng tôi, dé nhận diện được day đủ bản chất củagiám đốc thấm dân sự thì cần làm sáng tỏ năm van đề cốt lõi hình thành nênthủ tục giám đốc thâm dân sự là: Đối tượng, mục đích của giám đốc thâm dânsự; thâm quyền giám đốc thâm dân sự; thẩm quyền của co quan tiến hành tốtụng, người tiến hành tố tụng trong giám đốc thắm dân sự; cơ sở phát sinhgiám đốc thấm dân sự; thủ tục giải quyết trong giám đốc thâm dân sự
1.1.1 Đối tượng, mục đích của giám đốc thắm dân sự
a) Doi tượng của giảm doc thâm dan sự
Trang 26Trong quan hệ pháp luật nói chung, các chủ thé tham gia vào quan hệpháp luật bao giờ cũng nhằm đạt được lợi ích nhất định Loi ích mà chủ thécủa quan hệ pháp luật nhằm đạt được có thể là lợi ích vật chất hoặc lợi ích phivật chất Trong quá trình tố tụng, mọi hành vi tố tụng của các chủ thé quan hệpháp luật tố tụng đều nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, giảiquyết yêu cầu của đương sự, của người khởi kiện đưa ra trong quá trình giảiquyết vu án Điều đó cũng có nghĩa là các hành vi t6 tụng đều tập trung vào
việc giải quyết quan hệ pháp luật nội dung tranh chấp giữa các đương sự hoặcquan hệ pháp luật nội dung chứa đựng những sự kiện pháp lý toà án có nhiệm
vụ phải xác định Việc giải quyết quan hệ pháp luật nội dung giữa các đương
sự được thê hiện cu thê tai ban án, quyét định của Tòa an.
Pháp luật tố tụng dân sự nước ta quy định giám đốc thâm dân sự làviệc xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nênđối tượng của thủ tục giám đốc thâm có tính chất đặc biệt, có sự khác biệtvới đối tượng của thủ tục sơ thầm, phúc thẩm
Đối tượng giám đốc thẩm dân sự là bản án, quyết định của Tòa án mà
không phải là các vụ án
Tòa án có thâm quyền giám đốc thâm không xem xét, đánh giá, kếtluận lại những van dé về nội dung của vụ án vì van đề này thuộc thầm quyềncủa cấp xét xử sơ thâm, phúc thâm Đối tượng của giám đốc thẩm do vậy
không phải là các vụ án mà chi là các bản án, quyết định thé hiện kết quả xét
xử của các Tòa án đối với vụ án đó Đây là đặc điểm quan trọng của giám đốc
thâm trong tố tụng dân sự; nó chi ra rằng giám đốc thấm không phải là một
cấp xét xử thứ ba mà là một thủ tục đặc biệt nhằm xét lại các bản án, quyết
định của Tòa án.
Đối tượng của giám đốc thẩm dân sự là các bản án, quyết định dân sự
của Tòa an đã có hiệu lực pháp luật
Theo nguyên tắc của pháp luật tố tụng dân sự các bản án, quyết địnhcủa Tòa an có hiệu lực pháp luật phải được coi "như là chân ly" và phải được
Trang 27thi hành Các quốc gia trên thé giới đều quy định về nguyên tac đảm bảo hiệu
lực của bản án và quyết định của Tòa án Hiến pháp nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam quy định: bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án phải
được các cá nhân, tô chức thi hành.
Trong mối quan hệ với thủ tục giám đốc thâm thì không phải mọi bản
án, quyết định có hiệu lực pháp luật được thi hành đều không có sự xem xét
lại Trong xét xử phúc thâm, Tòa án cấp phúc thấm không chỉ xét xử lại vụ án
mà còn xét lại bản án và quyết định của Tòa án cấp sơ thâm Bên cạnh việcxét xử lại vụ án về nội dung, Tòa án xử phúc thâm cũng có nhiệm vụ kiểm tra
tính hợp pháp, đúng đắn trong các bản án và quyết định của Tòa án sơ thâm
Việc xét lại này được tiễn hành cùng với việc Tòa án cấp phúc thâm xét xử lại
vụ án Đối với thủ tục phúc thâm Tòa án xem xét lại vụ án đã xét xử sơ thẩm
và bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật Đối với thủ tục giám đốc
thâm thi Tòa án có thâm quyền chỉ xem xét tính có căn cứ, tính hợp pháp của
bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
Đối tượng của thủ tục giám đốc thâm ở các nước có những nét khác
biệt Pháp luật tố tụng của Hoa Kỳ quy định: bat cứ bên nào trong một vụ kiệndân sự không cảm thấy hài lòng với phán quyết cuối cùng của Tòa phúc thâm
Liên bang hay Tòa cấp cao nhất của bang đều có thể nộp đơn kháng án lênTòa án tối cao Nhu vậy, đối tượng của việc xem xét lại vụ án của Tòa án toicao Hoa Ky là các phán quyết cuối cùng của Toa phúc thâm Liên bang hoặcTòa án cao nhất của bang BLTTDS của Cộng hòa Pháp cũng quy định: chỉđược kháng cáo, kháng nghị các bản án chung thâm; những bản án chungthâm giải quyết một phần tranh chấp chính và quyết định một biện pháp thâmcứu hoặc một biện pháp tạm thời có thể bị kháng cáo giám đốc thẳm nhưnhững bản án đã xử chung thâm Như vậy, bên cạnh các bản án chung thâmthì các quyết định biện pháp thâm cứu hoặc một biện pháp tạm thời cũng làđối tượng của thủ tục giám đốc thâm (thủ tục phá án) tại Cộng hòa Pháp
Trang 28Theo quy định của pháp luật Nhật Bản thì không có khái niệm về bản
án có hiệu lực pháp luật, sau thủ tục phúc thầm Koso nếu thấy có căn cứ theo
quy định của pháp luật thì đương sự có quyền kháng cáo Jokoku và bản ánchưa được thi hành Pháp luật tố tụng dân sự của nước Cộng hòa nhân dânTrung Hoa cũng quy định khi không đồng ý với bản án, quyết định phúc thâmthì đương sự có quyền kháng cáo giám đốc thâm một cách đương nhiên và
ban án bị kháng cáo giám đốc thẩm chưa có hiệu lực pháp luật Bộ luật tốtụng của Cộng hòa Liên bang Nga quy định đối tượng của giám đốc thâm là
các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật Các bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật bao gồm cả bản án bản án, quyết định phúc thâm và các
bản án, quyết định sơ thâm, quyết định của Hội đồng thâm phán Tòa án tối
cao nước Cộng hòa.
Như vậy, đối tượng của thủ tục giám đốc thâm ở các nước có khác nhaunhưng nhìn chung đều là các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực phápluật hoặc các bản án tuy chưa có hiệu lực pháp luật nhưng là bản án phúc thâm.Các quy định của BLTTDS nước ta có nhiều điểm giống với pháp luật của Cộng
hòa Liên bang Nga.
b) Mục đích của giảm đốc thẩm dân sự
Hoạt động xét xử của Tòa án là một hoạt động có tính chất đặc thù,
thé hiện rõ tính quyền lực nhà nước Dé đảm bảo việc xét xử được đúng đắn
hoạt động này cần được giám sát chặt chẽ bằng các hình thức khác nhau
Giám đốc thâm dân sự là một hình thức kiểm tra, giám đốc xét xử đặc biệt có
nhiệm vụ kiểm tra và hủy bỏ các bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã cóhiệu lực pháp luật nếu bản án, quyết định đó không đảm bảo tính hợp pháp.Tòa án có thâm quyền không xử lại vụ việc mà chỉ đối đối chiếu bản án, quyết
định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật với quy định của pháp luật xem cóphù hợp với tinh thần của điều luật hay không, việc xét xử có đúng thủ tục tốtụng hay không.
1.1.2 Tham quyền giám đốc thâm dân sự
Trang 29Giám đốc thâm dân sự là thủ tục dé xét lại các bản án hoặc quyết địnhdân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, đây là đối tượng đặc biệt nên nhìnchung chỉ có Tòa án ở những cấp nhất định mới có thâm quyền giám đốcthâm Thâm quyền giám đốc thẩm phụ thuộc nhiều vào mô hình tổ chức Tòa
án của mỗi nước, nhưng nhìn chung đều theo xu hướng hạn chế cấp Tòa án cóthâm quyền giám đốc thâm Theo Điều III, Mục 2 Hiến pháp Hoa Kỳ thì Tòa
án tôi cao Hoa Kỳ có chức năng cơ bản là xem xét lại các phán quyết của các
Tòa án cấp thấp hơn về các vấn đề liên quan đến Hiến pháp và Luật liên bang.Theo quy định của Luật t6 chức Tòa án Cộng hòa Pháp, BLTTDS Cộng hòaPháp thì hệ thống Tòa án bao gồm Tòa án sơ thâm thâm quyền hẹp, Tòa án sơthâm thầm quyền rộng, Tòa thượng thâm và Tòa phá án Tòa phá án thực hiệnchức năng phá án đối với các bản án chung thâm Đây là Tòa duy nhất tại
Cộng hòa Pháp có thầm quyên xét lại bản án chung thâm
Tuy nhiên, việc hạn chế cấp Tòa án có thâm quyền giám đốc thâm cũng
có ngoại lệ BLTTDS liên bang Nga cho phép nhiều cấp Tòa án có thâmquyền giám đốc thâm, đó là: Hội đồng thâm phán Tòa án tối cao nước Cộng
hòa, Tòa án vùng, Tòa án khu vực, Tòa án thành phố trực thuộc Liên bang,Tòa án vùng tự tri, khu tự tri, Tòa án quân sự vung; Ủy ban thâm phán về dân
sự, Ủy ban thâm phán quân sự của Tòa án tối cao Liên bang Nga; Hội đồngthâm phán Tòa án tối cao Liên bang Nga
Theo BLTTDS của Nhật Bản và Quy chế số 5 ngày 17 tháng 11 năm 1996
của Tòa án tối cao Nhật Bản về thủ tục tố tụng dân sự, chế độ xét xử được thựchiện theo 3 cấp: cấp sơ thâm, cấp phúc thâm Koso; cấp phúc thâm Jokoku,
Kokoku hoặc tái thâm Trong đó, thủ tục phúc tham Jokoku giống với thủ tục
phá án ở Cộng hòa Pháp, thủ tục giám đốc thâm dân sự ở Việt Nam và nhiềunước trên thế giới Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Nhật Ban,thâm quyền phúc thâm Jokoku thuộc về Tòa án tối cao và Tòa án cấp cao
Ở nước ta, theo quy định thì chỉ có TAND cấp tỉnh và TANDTC là cóchức năng giám đốc thấm; TAND cấp huyện không có chức năng giám đốc
thẩm Trong đó Ủy ban thâm phán TAND cấp tỉnh có thâm quyền xét xử giám
Trang 30đốc thầm những bản án, quyết định sơ thâm của TAND cấp huyện không bi
kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm và đã có hiệu lực pháp luật
Hội đồng giám đốc thâm của các Tòa chuyên trách thuộc TANDTC thực hiệngiám đốc thâm đối với các bản án, quyết định của TAND cấp tỉnh đã có hiệulực pháp luật bị kháng nghị Hội đồng thâm phán TANDTC thực hiện giámđốc thâm đối với các bản án, quyết định của các Tòa chuyên trách hoặc cácTòa phúc thầm thuộc TANDTC đã có hiệu lực pháp luật bi kháng nghị
Như vậy, hầu hết các nước đều quy định chỉ có Tòa án ở những cấpnhất định mới có thâm quyền giám đốc thâm Tuy nhiên, thâm quyền này lạiđược quy định khác nhau ở mỗi nước Về cơ bản có hai xu hướng về quy địnhthâm quyền giám đốc thâm, đối với các nước theo truyền thống Châu Âu lục
địa thường giao thâm quyền giám đốc thẩm cho một Tòa án duy nhất đó là
Tòa án tối cao hoặc Tòa phá án; các nước theo truyền thống thông luật hoặccác nước theo truyền thông xã hội chủ nghĩa thường giao thẩm quyền giámđốc thầm cho nhiều cấp Tòa án Theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành thìViệt Nam có xu hướng nghiêng về các nước theo truyền thống thông luật khi
có tới ba câp Tòa án có thâm quyên giám đôc thâm dân sự.
Về vai trò của VKS thì theo quy định của BLTTDS: Viện trưởng
VKSND cấp tỉnh có quyền kháng nghị các bản án, quyết định đã có hiệu lựcpháp luật của Tòa án cấp huyện, Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng
nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp Phiên tòa
giám đốc thầm phải có sự tham gia của đại diện VKSND
1.1.3 Tham quyền của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành
tố tụng
a) Thẩm quyên của Hội dong xét xử giám đốc thẩm
Một nguyên tắc cơ bản của pháp luật là bản án, quyết định có hiệu lực
pháp luật phải được các cá nhân, tổ chức tôn trọng và phải được thi hành Tuy
nhiên, với thủ tục giám đốc thâm dân sự thì pháp luật đã trao cho Hội đồng
giám đôc thâm một thâm quyên đặc biệt mà không có Hội đông xét xử nào có
Trang 31đó là xem xét tính có căn cứ, tính hợp pháp của bản án, quyết định đã có hiệu lựcpháp luật của Tòa án và đưa ra phán quyết đối với các bản án, quyết định đó.
Thâm quyên của Hội đồng giám đốc thâm được quy định khác nhau ở mỗi nước
Bộ luật tố tụng dân sự Cộng hòa Pháp quy định: Hội đồng phá án có
quyền: bác đơn kháng cáo pha án nếu đơn không có day đủ căn cứ pháp luật
hoặc căn cứ kháng cáo phá án không thỏa đáng; hủy toàn bộ hoặc hủy một
phần bản án: việc xét xử lại được giao cho một Tòa án khác cùng loại và cùngcấp với Tòa án đã có bản án bị hủy hoặc giao về cho Tòa án đã xử trướcnhưng phải thành lập Hội đồng xét xử khác Tòa án được Tòa phá án giao xửlại vụ kiện sẽ xử lại cả về tình tiết sự việc và về phương diện pháp ly, trừnhững điểm không bị kháng cáo Tòa án được giao xét xử lại tiến hành thầmcứu lại từ giai đoạn tố tụng trước khi bị quyết định giám thâm hủy Nếu Tòa
án xét xử lại không đồng tình với quan điểm của Tòa phá án thì vụ án đượcđưa ra Tòa phá án một lần nữa Tại lần thứ hai này, toàn bộ thâm phán củaTòa phá án sẽ tham gia xét xử vụ án Quyết định lần thứ hai của Tòa phá ánđược coi là lời giải thích chính thức đối với điểm quy định của pháp luật đượcxem xét lại và có hiệu lực bat buộc đôi với Tòa án cap dưới.
Theo pháp luật tố tụng của Hoa Ky thì Hội đồng giám đốc thâm lại có
thâm quyền quyết định luôn các vấn đề thuộc về nội dung của vụ án nếumuốn mà không nhất thiết chỉ làm nhiệm vụ phá án để giao cho Tòa án cấp
dưới xét xử lại.
Bộ luật tố tụng dân sự Liên bang Nga quy định Hội đồng giám đốcthâm có quyền: bác đơn kháng cáo, giữ nguyên hiệu lực pháp luật của mộttrong những bản án, quyết định của Tòa án đã tuyên; hủy bỏ một phần hoặctoàn bộ bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thâm hoặc giám đốcthâm và đình chỉ việc giải quyết hoặc không xem xét đơn khởi kiện; hủy bỏhoặc thay đổi bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thâm, phúc thâm hoặcgiám đốc thâm và ra phán quyết mới nếu có sai sót trong việc giải thích và áp
dụng pháp luật nội dung.
Trang 32Theo pháp luật tố tụng dân sự Nhật Bản, Hội đồng phúc thâm Jokoku
có thẩm quyền: bác đơn kháng cáo; hủy bỏ phán quyết bị kháng cáo Jokoku
trong trường hợp áp dụng sai Hiến pháp, luật hoặc vi phạm thâm quyên giảiquyết vụ kiện
Ở Việt Nam, trước đây theo quy định của Pháp lệnh TTGQCVADS
Hội đồng giám đốc thâm có quyền sửa bản án, quyết định của Tòa án đã cóhiệu lực pháp luật nếu thấy việc điều tra đã đầy đủ nhưng vụ án đã được giảiquyết không đúng pháp luật Hiện nay BLTTDS cho phép Hội đồng giám đốcthâm có thâm quyền:
- Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có
hiệu lực pháp luật.
- Giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới
đã bị hủy hoặc bị sửa.
- Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thâm
lại hoặc xét xử phúc thầm lại
Như vậy, pháp luật của nhiều nước cho phép Hội đồng giám đốc thâm
có quyền: bác đơn kháng cáo; hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định
bị kháng cáo, kháng nghị và giao cho Tòa án có thẩm quyên xét xử lại, sửabản án, quyết định trong một số trường hợp Riêng Nhật Bản chỉ cho phép bác
kháng cáo hoặc hủy bỏ phán quyết bị kháng cáo Jokuko
b) Người có thẩm quyên kháng nghị giám đốc thẩm
Theo pháp luật tố tụng dân sự nước ta thì không phải mọi bản án,quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đều được xét xử tại Hội đồnggiám đốc thâm Các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luậtphải được người có thấm quyền kháng nghị thì mới được xem xét tại Hộiđồng giám đốc thâm Việc kháng nghị hay không do người có thâm quyềnkháng nghị quyết định Qua nghiên cứu thủ tục sơ thâm và phúc thâm thì thayrằng việc thúc đây đưa vụ án ra xét xử sơ thâm hoặc phúc thấm là do ý chí vàquyền tự định đoạt của các đương sự Các đương sự có quyền khởi kiện vụ án
Trang 33theo thủ tục sơ thẩm, có quyền kháng cáo bản án sơ thâm chưa có hiệu lựcpháp luật để xem xét theo thủ tục phúc thâm Nếu có đơn khởi kiện hợp lệ,kháng cáo hợp lệ va vụ việc thuộc thâm quyền thì Tòa án phải thực hiện cácthủ tục cần thiết để đưa vu án ra xét xử mà không được quyền từ chối trừ khi
có căn cứ dé đình chỉ việc giải quyết vụ án Đối với thủ tục giám đốc thâm thi
hoàn toàn khác Đương sự chỉ được gửi đơn đề nghị hoặc khiếu nại gửi người
có thâm quyền xem xét kháng nghị; đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thâmcủa đương sự dù là hợp lệ thì cũng chỉ mang tính chất đề nghị, không có giátrị bắt buộc như đơn khởi kiện hợp lệ ở thủ tục sơ thâm hay kháng cáo hợp lệ
ở thủ tục phúc thẩm Nếu người có thắm quyền kháng nghị cho rang có vi
phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án thì sẽ ra quyết định
kháng nghị Trong trường hợp người có thâm quyền kháng nghị cho răng
không có vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án thì sẽ không khángnghị Thực tế cũng cho thấy ty lệ don đề nghị kháng nghị của đương sự đượcngười có thâm quyền kháng nghị chấp nhận để ra quyết định kháng nghị giámđốc thâm không phải là cao Theo quy định của BLTTDS thì ở nước ta có khá
nhiều người có thâm quyền kháng nghị giám đốc thâm, cụ thé: chánh án TAND
cấp tỉnh, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh có quyền kháng nghị giám đốc thâm
đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp huyện đã có hiệu lực pháp luật;Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC có quyền kháng nghị giám đốcthâm đối với các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cáccấp trừ quyết định giám đốc thấm của Hội đồng thắm phán TANDTC
Việc quy định về thâm quyền kháng nghị ở các nước cũng có khác
nhau Pháp luật Hoa Kỳ có một thủ tục tương tự như thủ tục kháng nghị giám
đốc thấm đó là Thủ tục ban hành "lệnh xét lại vu án" Theo tác giả PeterJ.Messitte trong bài viết "Lệnh xem xét lại vụ án: quyết định xem xét lại vụ án
nao" được đăng tải trên trang web của Bộ Ngoại giao Hoa Ky thì: với Dao
luật về Tòa án năm 1891, Quốc hội lần đầu tiên cho phép Tòa án tối cao Hoa
Kỳ được chấp nhận hay từ chối một số vụ kháng án trên cơ sở tùy ý Đạo luậtnày cho phép sử dụng lệnh xét lại vụ án (hay còn gọi là "Cert" theo tiếng La
Trang 34tinh là "sẽ được thông báo") Theo đó, Tòa án tôi cao ra lệnh cho Tòa án cấp
dưới phải chứng thực và gửi kết luận của một vụ án cụ thé dé xem xét lai Tuynhiên, số lượng vụ án bắt buộc vẫn nhiều Theo lời một thâm phán thì điều nàylàm anh hưởng nghiêm trọng đến thời gian Tòa án tối cao dành cho "nghiên
cứu, nhận xét, thảo luận một cách đầy đủ và đưa ra được những ý kiến sâu sắc
và uyên bác" Do đó, một lần nữa Quốc hội lại giảm đáng ké lượng các kháng
án bắt buộc trong số hồ sơ vụ án của Tòa án tối cao Trong Đạo luật Tòa ánnăm 1925, Quốc hội mở rộng quyền của Tòa án tối cao yêu cầu xét lại vụ án
do Tòa án cấp dưới xử và vì vậy cho phép Tòa án tối cao quyền hạn lớn hơntrong việc kiểm soát khối lượng công việc của mình Năm 1988, Quốc hộigiảm số vụ án buộc phải xét lại của Tòa án tối cao nhiều hơn nữa và cho đếnnay thực chất Tòa án tối cao tùy ý xét lại các vụ án do Tòa án cấp dưới tuyên.Bằng cách sử dụng các lệnh xét lại vụ án, Tòa án tối cao chỉ xem xét các vụ
quan trọng một cách đặc biệt và mang ý nghĩa chung liên quan tới các nguyên
tac dam bao lợi ích của đa số công chúng hoặc của Chính phủ Tòa án tôi cao
Hoa Kỳ chỉ chấp nhận xem xét lại những vụ gây tranh cãi đặc biệt lớn về mặt
pháp lý hoặc những vụ mà các cơ quan pháp luật không thê thống nhất đượcvới nhau dé đưa ra cách hiểu thống nhất trong cả nước Toà án tối cao Hoa Ky
không đưa ra nguyên nhân ban hành lệnh xem xét lại vụ án mà cũng không
đưa ra lý do từ chối xem xét lại Từ chối có nghĩa là Tòa không nhận xử lại vụ
án Từ chối không có nghĩa là Tòa án tối cao chấp nhận phán quyết của Tòa
án cấp dưới, cho dù là hậu quả là phán quyết của Tòa án cấp dưới vẫn có hiệu
lực pháp luật.
Bộ luật tố tụng dân sự của Cộng hòa Pháp quy định: mọi bên có lợiích trong bản án đều được kháng cáo giám đốc thâm Việc kháng nghị giámđốc thâm do Viện trưởng Viện công tố bên cạnh Tòa phá án thực hiện vì lợi
ích của pháp luật Don xin pha án phải làm thành văn bản, trong đó phải nêu:luật sư tại Tòa hành chính tối cao và Tòa phá án đã được người xin phá án cử
làm đại diện; thực trạng thi hành quyết định bị kháng cáo phá an Don xin phá
án phải do luật sư thuộc Đoàn luật sư tại Tòa hành chính tối cao và Tòa phá
Trang 35án ký tên Người kháng cáo giám đốc thâm bị bác đơn vì đã lạm dụng quyềnxin giám đốc thâm, có thé bị phạt tiền tối đa là 20.000 Pho rang và phải bồi
thường cho bị đơn.
Bộ luật tố tụng dân sự của Liên bang Nga quy định: Ngoài quyền kháng
cáo giám đốc thâm của đương sự thì Viện kiểm sát có quyền đề nghị giám đốc
thâm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án chỉ trong trườnghợp có sự tham gia của kiểm sát viên trong quá trình giải quyết vụ án Theo quy
định thì VKS khởi kiện và tham gia t6 tụng dân sự trong các trường hợp như:
bảo vệ quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, của tập thé người khôngxác định, lợi ích của Liên bang Nga, các chủ thé của Liên bang Nga, các tổ
chức tự quản địa phương, các vụ án liên quan đến việc buộc đi ở nơi khác
Vi vậy, thẩm quyền đề nghị (kháng nghị) giám đốc thẩm của VKS là khá rộng
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Nhật Bản, đương sự và nhữngngười được đương sự ủy quyền có quyền kháng cáo phúc thâm Jokoku Bêncạnh đó thì Viện Công tố có quyền kháng cáo phúc thâm Jokoku trong trường
hợp Viện công tố đã khởi kiện và tham gia vụ kiện với tư cách là một bên
đương sự Vai trò của Viện công tố trong tô tụng dân sự là rất hạn chế
Như vậy, bên cạnh việc công nhận quyền kháng cáo giám đốc thâm củađương sự thì ở nhiều nước vẫn có thủ tục kháng nghị giám đốc thấm do VKShoặc Viện công tố thực hiện theo mức độ khác nhau Mặt khác, các nướccũng có cơ chế khác nhau dé ràng buộc đối với các kháng cáo giám đốc thâm
nhằm hạn chế lượng đơn kháng cáo giám đốc thâm hoặc hạn chế số lượng vụ
án được đưa ra xét xử tại Hội đông giảm doc thâm.
1.1.4 Cơ sở phát sinh giám đốc thẩm dân sự
Căn cứ phát sinh giám đốc thâm dân sự là căn nguyên, lý do dé tiếnhành thủ tục giám đốc thâm dân sự Đối với thủ tục sơ thâm cơ sở phát sinh làđơn khởi kiện hợp lệ, được Tòa án chấp nhận thụ lý; đối với thủ tục phúcthâm, căn cứ phát sinh bao gồm cả kháng nghị của người có thâm quyền và
kháng cáo của đương sự Hiện nay dang còn ý kiên khác nhau vé căn cứ phát
Trang 36sinh thủ tục giám đốc thâm Phan nhiều ý kiến cho rang, căn cứ phat sinh thutục giám đốc thâm là kháng nghị giám đốc thâm của người có thâm quyền kháng
nghị Quan điểm này cho rằng, luật tố tụng dân sự Việt Nam không quy định
về việc kháng cáo giám đốc thâm, sau hai cấp xét xử, các đương sự không còncác quyền và nghĩa vụ tô tụng liên quan đến vụ án, mối quan hệ giữa nhữngngười này với Nhà nước chấm dứt về mặt tố tụng nên họ không có quyềnđược kháng cáo đối với các bản án đã phát sinh hiệu lực pháp luật Theo quanđiểm của chúng tôi thì nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự làquyền tự định đoạt của các đương sự Sau khi bản án, quyết định dân sự củaTòa án đã có hiệu lực pháp luật thì việc có đề nghị cơ quan có thâm quyền
xem xét lại theo thủ tục giám đốc thâm hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý
chí của các đương sự Kháng nghị giám đốc thâm của người có thâm quyền
cũng phải căn cứ cụ thể vào đề nghị của đương sự Nếu các bên đương sự,người có quyên lợi nghĩa vụ liên quan trong bản án, quyết định đã có hiệu lựcpháp luật của Tòa án không có ý kiến gì về bản án, quyết định đó thì người cóthâm quyền kháng nghị không thé ban hành quyết định kháng nghị, trừ trườnghợp có sự xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
Nếu coi kháng nghị là căn cứ phát sinh thủ tục giám đốc thâm dân sựthì có nghĩa bản thân kháng nghị là cái có trước, là tiền đề của thủ tục giám đốcthâm dân sự Điều này chưa hoàn toàn đúng trong thực tiễn của giám đốc thẩmdân sự vì kháng nghị giám đốc thầm thực tế là một trình tự, một giai đoạn nằmtrong chỉnh thê của thủ tục giám đốc thâm dân sự Vị trí của các điều khoản quyđịnh về kháng nghị giám đốc thâm và những vấn đề có liên quan đến kháng nghịgiám đốc thấm như: thâm quyền kháng nghị, thời hạn kháng nghị, căn cứkháng nghị của BLTTDS cũng thể hiện điều đó Tại Phần thứ tư BLTTDSquy định về thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, trong đó
chương XVIII quy định về thủ tục giám đốc thâm Theo đó, quy định: thủ tục
giám đốc thâm bao gồm rất nhiều hoạt động từ việc phát hiện bản án, quyếtđịnh đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thâm; hoãn, tạm
đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật; quyết định kháng
Trang 37nghị giám đốc thấm; thay đối, bố sung, rút quyết định giám đốc thâm; chuẩn bịphiên tòa giám đốc thẩm; phiên tòa giám đốc thâm; ban hành quyết định giámđốc thẩm Điều đó cho thấy kháng nghị giám đốc thẩm là một khâu, một trình
tự của thủ tục giám đốc thâm Theo quan điểm của chúng tôi thì kháng nghị
giám đốc thâm là căn cứ của phiên tòa giám đốc thẩm chứ không phải là căn
cứ của thủ tục giám đốc thâm Phiên tòa giám đốc thấm khác với thủ tục giám
đốc thầm, phiên tòa giám đốc thầm chi là một trình tự, một khâu của thủ tục
giám đốc thâm Quyền tự quyết định và định đoạt của đương sự là mộtnguyên tắc cơ bản của tô tụng dân sự Các bên tranh chấp quyết định việckhởi kiện, nội dung khởi kiện, chấm dứt khởi kiện; các cơ quan nhà nước chỉ
can thiệp khi việc tự định đoạt làm thiệt hại đến lợi ích công cộng Thực tẾ,
mặc dù có các cơ chế khác nhau dé ràng buộc, nhưng hầu hết các nước cũngđều coi đơn kháng cáo hợp lệ của đương sự là cơ sở để xem xét theo thủ tục
giám đôc thâm và đây là nguôn chủ yêu của dân đên thủ tục giám đôc thâm.
1.1.5 Thủ tục giải quyết
a) Thủ tục xem xét đơn kháng cáo
Do đối tượng của giám đốc thâm là các bản án, quyết định của Tòa
án đã có hiệu lực pháp luật hoặc các bản án đã qua nhiều cấp xét xử nên
pháp luật nhiều nước trên thế giới quy định về thủ tục xem xét đơn kháng
cáo giám đôc thâm.
Bộ luật tố tụng dân sự Cộng hòa Liên bang Nga quy định: Nếu đơnkháng cáo, đề nghị giám đốc thâm không thuộc trường hợp bị trả lại thì tạiTòa án cấp giám đốc thẩm trong thời hạn 01 tháng, tại Tòa án tối cao Liênbang Nga trong thời hạn 02 tháng, thâm phán ra quyết định chuyền vụ án lênTòa án cấp giám đốc thâm xem xét hoặc từ chối chuyên vụ án lên xem xét
Trong quyết định phải nêu rõ lý do từ chối Sau khi vụ án được chuyền lênTòa án cấp giám đốc thẩm, một thâm phán của Tòa án cấp giám đốc thẩm sẽ
xem xét vụ án trong thời hạn 02 tháng, đối với Thâm phán Tòa án tối cao Liênbang Nga thi thời hạn là 04 tháng kê từ ngày vụ án được chuyền lên Dựa trên
Trang 38kêt quả xem xét, thâm phan ra quyêt định từ choi đưa vụ án ra xét xử hoặc đưa vụ an ra xét xử tại Tòa án cap giám đôc thâm Chánh án Tòa án tôi cao nước cộng hòa, Tòa án vùng, Tòa án khu vực, Tòa án thành phô trực thuộcLiên bang Nga có thâm quyền bác bỏ quyết định từ chối đưa vụ án ra xét xử.
Tại Hoa Kỳ thì nhiệm vụ đọc các đơn kháng cáo được giao cho thư kýpháp luật của các thâm phán (mỗi thâm phán có bốn thư ký, Chánh án có nămthư ký) Các thư ký làm việc theo nhóm và họ sẽ chia các vụ kiện ra và đưa rabiên bản ghi nhớ cho từng vụ án trong đó khuyến nghị liệu các thâm phán có
nên ban hành lệnh xem xét lại hay không Các biên bản này được phát cho tất
cả các thâm phán Các thâm phán sẽ đưa ra phán quyết của riêng mình về
từng vụ án Chánh án Tòa án tối cao sẽ đưa ra "danh sách tranh luận" gồmnhững vụ án đáng xem xét lại nhất Danh sách này sẽ được tranh luận tại Hội
nghị tham phán Các tham phan làm việc theo nguyên tắc được gọi là "nguyêntắc bốn": có nghĩa là lệnh xem xét lại vụ án sẽ được ban hành khi ít nhất bốn
trong số chín thâm phán tán thành Đây không phải là nguyên tắc được ghivào văn bản mà là một truyền thống lâu đời Triết lý là nếu "một thiểu số lớn"cho rằng cần phải xem xét lại và đưa ra phán quyết đối với vụ án thì Tòa ántối cao nên xem xét đến giá trị của vụ án và đưa ra phán quyết mà không nhấtthiết phải có đa số thâm phán ủng hộ
Bộ luật tố tụng dân sự Nhật Bản quy định: đơn kháng cáo phúc thâmJokoku được nộp cho Tòa án đã xét xử sơ thấm Tòa án sơ thâm sẽ bác donkháng cáo Jokoku nếu đơn kháng cáo không hợp pháp và có những thiếu sót
không thé bổ sung được hoặc văn bản trình bày ly do kháng cáo không đượcnộp đúng thời hạn hoặc trình bày theo đúng các quy định của Tòa án tối cao.Như vậy, pháp luật tố tụng dân sự Nhật Bản không quy định cơ chế chấp nhận
đơn kháng cáo giám đốc thâm BLTTDS của Pháp cũng không quy định cơchế chấp nhận đơn xin phá án
Như vậy, pháp luật tố tụng dân sự các nước có hai xu hướng chính: xuhướng thứ nhất: có cơ chế để chấp nhận đơn kháng cáo như Hoa Kỳ, Cộnghòa Liên bang Nga; xu hướng thứ hai: không quy định cơ chế chấp nhận don
Trang 39kháng cáo giám đôc thâm nhưng có cơ chê đê ràng buộc đôi với người gửi
đơn kháng cáo giám đốc thâm như Cộng hòa Pháp
b) Thanh phân Hội đồng giám đốc thẩm, thủ tục phiên tòa giám đốc thẩmTheo quy định của pháp luật t6 tụng dân sự nước ta thì: đối với việcxét xử giám đốc thâm, các thành viên của hội đồng xét xử là những thẩm phanxét xử chuyên nghiệp Pháp luật không quy định hội thâm nhân dân tham gia
hội đồng xét xử giám đốc thâm Hội đồng xét xử giám đốc thâm của tòa án
các cấp như sau:
+ Hội đồng xét xử giám đốc thấm của Tòa dân sự TANDTC gồm ba
thâm phán;
+ Hội đồng thắm phán TANDTC, Uy ban thâm phán TAND cấp tỉnh
xét xử theo thủ tục giám đốc thầm gồm các thâm phán là thành viên Hội đồng
thâm phán, Ủy ban thâm phán Pháp luật tố tụng dân sự hạn chế những người
mà việc tham gia giải quyết vụ án của họ có thé làm cho việc giải quyết vụ án
không khách quan như họ đồng thời là đương sự, người làm chứng, họ đã có
lần điều tra xét xử vụ án Ở thủ tục giám đốc thâm pháp luật quy định ngoại
lệ: do Hội đồng thẩm phán TANDTC là cơ quan xét xử cao nhất, thành phanxét xử tại Hội đồng thâm phán bao gồm tất cả các thành viên, không thể có
người thay thế nên các thành viên Hội đồng thâm phán TANDTC được tham
gia xét xử nhiều lần cùng một vụ án theo thủ tục giám đốc thâm Thành phần
Hội đồng thâm phán TANDTC gồm: Chánh án, các Phó chánh án TANDTC,các thâm phán kiêm Chánh tòa các Tòa chuyên trách và một số thâm phánTANDTC có nhiều uy tín, kinh nghiệm xét xử được Chánh án TANDTC đềnghị và được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn Thành viên Uy ban thắmphán TAND cấp tỉnh cũng rất được coi trọng; thành phần Uy ban thâm phanTAND cấp tỉnh gồm: thành phần là Chánh án, các Phó Chánh án TAND tỉnh, các
Chánh tòa chuyên trách TAND tỉnh và một số thâm phán giỏi của TAND tỉnh
Nguyên tắc Tòa án xét xử công khai được quy định tại Điều 131 Hiếnpháp năm 1992 và được cụ thé hóa trong Luật Tổ chức TAND Điều 7 Luật
Trang 40Tổ chức TAND quy định: "Tòa án xét xử công khai, trừ trường hợp cần xét
xử kín để giữ gìn bí mật Nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để
giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ"
Nguyên tắc Tòa án xét xử công khai bảo đảm cho nhân dân giám sát
được hoạt động xét xử của Tòa án, đồng thời tạo điều kiện cho Tòa án có théthông qua xét xử thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật
Tuy nhiên, trong thủ tục giám đốc thẩm thì nguyên tắc xét xử công
khai chưa hoàn toàn được áp dụng Theo quy định của BLTTDS thì phiên tòa
giám đốc thâm mở không công khai Việc xét xử giám đốc thâm thường được
tổ chức theo hình thức của một phiên họp với sự tham gia của hội đồng xét
xử, đại diện VKS; không có sự tham gia của đương sự, luật sư, các cơ quan
báo chí, người dân đến dự phiên tòa Đối với đương sự thì chỉ khi xét thấythật cần thiết, Tòa án mới triệu tập những người tham gia tố tụng và những
người khác liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thâm
Tuy nhiên, trong thực tế thì hầu như các đương sự không được mời đến dựphiên tòa giám đốc thẩm
Việc xét xử theo thủ tục giám đốc thầm ở các nước hau hết đều được
thực hiện theo hình thức công khai.
Theo quy định của BLTTDS Cộng hòa Pháp thì việc xét xử do Hội
đồng xét xử gồm 7 thâm phán thực hiện, việc tranh tụng được tiến hành côngkhai, các bên đương sự, Công tố viện có quyền tham gia phiên tòa
Theo quy định của BLTTDS Liên bang Nga thành phan tham gia phiêntòa xét xử rất rộng, bao gồm: những người tham gia tố tụng, đại diện của họ, nhữngngười kháng cáo giám đốc thâm hoặc đề nghị giám đốc thâm Những người
tham gia tố tụng có quyền đưa ra lời giải thích nếu họ có mặt tại phiên tòa
Theo pháp luật tổ tụng dân sự Nhật Bản, phiên tòa phúc thâm Jokoku
có sự tham gia của đương sự, người đại diện, luật sư của các bên đương sự.
Tại Hoa Kỳ việc xét xử tại Tòa án tôi cao đối với các bản án có lệnhxem xét lại vụ án được thực hiện theo hình thức tranh tụng với sự tham gia