1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

74 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HOANG ANH TUẦN

Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nước và Pháp luậtMã số: 60 38 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DAN: PGS.TS NGUYEN VĂN ĐỘNG

Hà Nội 2012

Trang 2

LỜI CẢM ƠN VÀ CAM ĐOAN

Tôi xin chân thành cảm ơn PGS TS Nuyén Văn Động, các thay giáo,cô giáo và các học viên chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và phápluật đã giúp đỡ, chỉnh sửa để tôi hoàn thành Luận văn Do thời gian hạn chế;kiến thức, kinh nghiệm thực tế không nhiều nên khó tránh khỏi Luận văn cónhững sai sót.

Tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và bạn đọc để Luận vănđược hoàn thiện hơn.

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi,các tai liệu trong luận văn là xác thực.

Học viên

Hoàng Anh Tuan

Trang 3

DANH MỤC VIET TAT

PCTN: Phòng, chống tham nhũngBộ GD&DT: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Sở GD&DT: Sở Giáo dục va Dao tạo

PTTH: Phổ thông trung học

SGK: Sách giáo khoaNXB: Nhà xuất bản

BCH TƯ: Ban chấp hành Trung Ương

Trang 4

MỤC LỤCTrang bìa

Lời cảm ơn và cam đoan

Nội dungLỜI NÓI ĐẦU

Chương 1

Cơ sở lý luận, pháp lý về công tác phòng, chống tham nhũng

trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam hiện nay

Tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục: khái niệm, đặc điểm vàcác biểu hiện.

Khái niệm tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục và những đặc điểm

của nó.

Biéu hiện của tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam hiệnnay.

Khuôn khổ pháp lý và các biện pháp cơ bản phòng, chống

tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục.

Khuôn khổ pháp lý quy định về công tác phòng, chống tham nhũng

trong giáo dục ở Việt Nam hiện nay.

Các biện pháp cơ bản phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực

giáo dục.

Chương 2

Thực trạng công tác phòng, chông tham nhũng trong lĩnh vựcgiáo dục ở Việt Nam hiện nay

Những ưu điểm thành tựu và nguyên nhân

Về công khai, minh bạch trong hoạt động của ngành.

Việc hướng dẫn thực hiện quy định cán bộ, công chức, viên chức nộp

lại quà và xây dựng quy tắc ứng xử.

Về việc triển khai quy định chuyển đổi vị trí công tác, xây dựng các

chê độ định mức, tiêu chuân.

34

Trang 5

2.1.8.2.2.22s L¿ÁP, R925

2.2.3.pie2.3.1.2.3.2.An rếu

Về việc tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ trong quản lý,điều hành hoạt động của cơ quan Bộ và đôi mới phương thức thanh

toán, trả lương qua tài khoản.

Về việc gắn công tác phòng, chống tham nhũng với việc đây mạnh

cải cách hành chính.

Về việc triển khai tai các cơ sở giáo dục và dao tạo.

Về việc phát hiện và xử lý các vụ việc về tham nhũng thời gian từ

Nguyên nhân của những ưu điểm, thành tựu.Một số hạn chế, bất cập và nguyên nhân.Về hệ thống chính sách pháp luật giáo dục

Việc thực hiện các chính sách về phòng, chống tham những trong

lĩnh vực giáo dục.

Nguyên nhân của hạn chế, bất cập

Tác động của tham nhũng đối với chất lượng giáo dục.Ảnh hưởng kinh tế, xã hội.

Giảm chất lượng giáo dục

Xói mòn chuẩn mực đạo đức của giáo viên và người học

Chương 3

-Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chông thamnhũng trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam hiện nay

Đối với Nhà nước.

Đối với các cơ quan quản lý giáo dục.Đối với phụ huynh học sinh.

Đối với người học.

Đối với xã hội và truyền thông.

Đối với dư luận xã hội về tác hại của tham thũng.KET LUẬN CHUNG

TAI LIEU THAM KHAO

5657616263636567

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Qua hơn 20 năm thực hiện công cuộc đôi mới, bên cạnh những thànhtựu đã đạt được về mọi mặt, từ việc đôi mới hệ thống chính trị, cơ chế quản

lý kinh tế, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp

luật và hội nhập quốc tế Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ,

trong đó có tệ nạn tham nhũng Cùng với lãng phí, tham nhũng vẫn diễn ranghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng,

tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của

nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn de doa sự tồn vong của Dang và

chế độ ta.

Nhận thức sâu sắc về tác hại của tham những, Đảng va Nhà nước ta đãban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống thamnhũng, trong đó có nhiều văn bản quan trọng đối với phòng, chống tham

nhũng như Luật phòng chống, tham nhũng ngày 29/11/2005; Nghị quyết số04-NQ/TƯ ngày 21/8/2006 của BCHTƯ về tăng cường sự lãnh đạo của

Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Nghị quyết số

21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ ban hành Chiến lược quốc giaphòng, chống tham những đến năm 2020.

Công tác phòng, chống tham nhũng đòi hỏi phát huy sức mạnh tổng

hợp của cả hệ thống chính tri và của toàn dân, thực hiện đồng bộ các biệnpháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự Thực hiện

Luật phòng chống tham nhũng, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương

trình hành động của Chính phủ (kèm theo Quyết định số 30/2006/QĐ-TTg

ngày 06/02/2006) va giao Thanh tra Chính phủ phối hợp với Bộ GD&DT,Học viện Hành chính Quôc gia, các trường bôi dưỡng cán bộ của các Bộ,

Trang 7

ngành đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình đào tạo.

Nghị quyết số 04-NQ/TƯ của BCHTƯ Đảng đã đề ra chủ trương tăng cườngtuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đảngviên, cán bộ, công chức và nhân dân về công tác phòng, chống tham nhũng,lãng phí và yêu cầu đưa nội dung Luật phòng, chống tham nhũng vàochương trình giáo dục.

Xác định công tác phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, vừacấp bách, vừa lâu dài trong quá trình triển khai các nhiệm vụ chính trị của toànngành Vì vậy, ngay sau khi Luật phòng, chống tham nhũng, Bộ GD&DT ban

hành Chương trình hành động của Bộ GD&PT thực hiện Luật phòng, chồngtham những và có văn bản hướng dẫn toàn ngành thực hiện công tác tuyên

truyền, phổ biến Luật phòng, chống tham nhũng Sau 4 năm tích cực triển khai

Chương trình hành động của Bộ GD&DT thực hiện Luật phòng, chống thamnhũng, công tác phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục đã có những

chuyên biến đáng ké và đạt được kết quả bước đầu quan trọng.

Hiện nay hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm gần 40.000 cơ sở giáo

dục (các trường mầm non, phô thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, cáctrường trung cấp chuyên nghiệp, cao đăng, đại học) với hơn 1 triệu thầy côgiáo và nhân viên, 23 triệu học sinh, sinh viên.

Ngành giáo dục và đào tạo cùng với việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số

06/CT-TU ngày 07/1/2006 của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Học tập vàlàm theo tắm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị số 33/2006/CT-TTgngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phụcbệnh thành tích trong giáo dục; cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong

thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” (hai không); cuộc vận động “mỗi

thầy giáo, cô giáo là một tắm gương đạo đức, tự hoc va sáng tao” và phongtrào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, công tác

Trang 8

phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của toàn

ngành Xuất phát từ yêu cầu đó, Tôi xin chọn đề tài về “Phong chống thamnhững trong lĩnh vực giáo duc ở Việt Nam, một số vấn đề lý luận và thựctién” làm Luận văn thạc sy.

2 Đối tượng, phạm vi và mục tiêu nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của dé tài là công tác phòng, chống

tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam hiện nay, nhằm đánh giáviệc thực hiện Luật phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả

phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục ở nước ta hiện nay.3 Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở phương pháp luận cua Luận văn là chủ nghĩa Mác Lê nin, tư

tưởng Hồ Chi Minh va đường lối chính sách của Dang Tác giả đã sử dụngcác phương pháp nghiên cứu khác như trừu tượng, phân tích, tổng hợp quynạp, diễn dịch, thong kê, so sánh,

4 Kết cau của Luận văn

Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn

kết cầu thành ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận, pháp lý về công tác phòng, chống tham nhũngtrong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam hiện nay;

Chương 2: Thực trạng công tác phòng, chong tham nhũng trong lĩnh

vực giáo dục ở Việt Nam hiện nay;

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống thamnhũng trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam hiện nay.

Trang 9

quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ, quyền

hạn, hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi Theo nghĩa hẹp, tham nhũng là sự

lợi dụng quyền lực nhà nước dé trục lợi riêng.

Ở Việt Nam, khái niệm tham nhũng được quy định tại Luật phòng,

chống tham nhũng năm 2005 [1, tr 138], theo đó tham nhũng là hành vi của

người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức; sĩquan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn

vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ

quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vi thuộc Công an nhân dân;

cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo,

quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thựchiện nhiệm vụ, công vụ đó.

Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi Nếu chủ thé thực hiện hànhvi lợi dụng chức vụ quyền hạn mà không xuất phát từ động cơ vụ lợi thìhành vi đó không là hành vi tham nhũng Vụ lợi là lợi ích vật chất (tiền, nhà,đất, các vật có giá tri ), hoặc lợi ich tinh thần mà người có chức vụ quyền

hạn mong muốn đạt từ việc thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn

của mình.

Trang 10

Tham nhũng là một hiện tượng tiêu cực của xã hội bao gồm những hành

VI nguy hiểm ở mức độ cao cho xã hội, nhà nước và nhân dân Hậu quả dotham nhũng gây ra cực kỳ lớn cho xã hội, hậu quả này không chỉ phải lànhững thiệt hại về vật chất với nhiều tỷ đồng, mà điều quan trọng hơn nó

làm tha hoá một bộ phận của cán bộ, công chức của bộ máy nhà nước, trong

tô chức Đảng và các đoàn thể xã hội, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vàobộ máy nhà nước, gây nên sự bất bình, oán thán trong nhân dân đối vớiĐảng, Nhà nước và chế độ xã hội, làm giảm hiệu lực quản lý của nhà nước,de doa sự tồn vong của quốc gia dân tộc.

Những hành vi tham nhũng rất đa dang, phố biến là hành vi tham 6 tài

sản, nhận hối lộ, dùng tài sản công dé biếu xén, hối lộ, lừa đảo chiếm tài sảncủa Nhà nước, của nhân dân, lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm gây khó

khăn, phiền hà, sách nhiễu cho tô chức, cá nhân để vụ lợi, thu vén quyền lợi

cá nhân, lập quỹ trái phép, sử dụng ngân sách không đúng quy định đểhưởng lợi Các hành vi tham nhũng đã và đang xảy ra ở hầu khắp các lĩnhvực của đời song xã hội, từ sản xuất kinh doanh, liên doanh liên kết, đầu tưxây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất đai, quản lý và sử dụng ngân sách,

thuế, ngân hàng, hải quan, xuất nhập khẩu, tư pháp, giáo đục, y tế thực hiện

chính sách xã hội trong quản lý hành chính, công tác xã hội

Đối với lĩnh vực giáo dục, trường học vẫn được coi là nơi tôi luyện cho

thé hệ mai sau Dù cho môi trường chính trị có bất 6n hay nền kinh tế - xã

hội có tôi tệ đến đâu thì việc đầu tư giáo duc vẫn luôn được xếp vào van đềbat khả xâm phạm Tuy vậy, tham nhũng trong giáo dục cũng tôn tại như bat

kỳ lĩnh vực nào khác và tính công băng, trong sạch von được cho là đặc tínhcơ bản của lĩnh vực này đang ngày càng bị xâm phạm bởi các lợi ích cánhân, nhóm cá nhân, bởi cả các gia đình hay tô chức.

Do vậy, tham những trong giáo duc là việc chủ thé lạm dụng quyền lựcđể đạt được những lợi ích cá nhân trong lĩnh vực giáo dục như: thu lời bấthợp pháp từ hàng hóa, dịch vụ; gian lận trong việc thực hiện các chức năngnhư tuyển sinh, cho điểm, công nhận tốt nghiệp, nhà ở hay sản phẩm tri

Trang 11

thức; những sai phạm mang tính chuyên môn như thiên vị thân nhân, khôngcông bằng trong điểm số, đạo văn; trốn thuế và gian lận trong việc sử dụngtài sản, sử dụng ngân sách nhà nước của cơ sở giáo dục.

Từ khái niệm về tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục, có thể nêu ranhững đặc điểm cơ bản của tham nhũng trong lĩnh vực này như sau:

Thứ nhất, chủ thé của tham nhũng phải là những người có chức vụ,quyền han làm việc trong các cơ sở giáo dục Tham nhũng liên quan đến cácquan chức giữ các vị trí chiến lược trong bộ máy quản lý giáo dục, đặc biệtlà những người có trách nhiệm trong việc phân bổ và giao ngân sách chogiáo dục; tham nhũng liên quan đến các cá nhân có vai trò ảnh hưởng hay

quyền hạn nào đó, đặc biệt là những người liên quan đến việc cung cấp dịch

vụ (chủ yếu là các giáo viên).

Thứ hai, người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ sở giáo dục đã thực

hiện hành vi lợi dụng chức vu quyền hạn, lợi dụng dia vi công tác được giao

dé không làm hoặc làm trai với công vu ma minh phải thực hiện và thực hiệnđúng qui định của pháp luật, gây thiệt hại chung cho lợi ích của nhà nước, xãhội và công dân.

Thứ ba, người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ sở giáo dục thựchiện hành vi với động cơ vụ lợi cho bản thân mình, cho người khác hoặc một

nhóm người mà mình quan tâm Một người có chức vụ quyền hạn thực hiện

hành vi vi phạm pháp luật vì động cơ vụ lợi, nhưng hành vi đó không lợidụng chức vụ, quyền han thì không coi là tham nhũng.

1.1.2 Biểu hiện của tham những trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Namhiện nay

1.1.2.1 Tham những liên quan đến các dự án dau tư công vào lĩnh vựcgiáo duc

Tham nhũng xảy ra trong các dự án đầu tư xây dựng trường học, các lớphọc, nhà công vụ cho giáo viên từ nguồn vốn ngân sách trong nước và viện trợcủa nước ngoài, làm thất thoát một lượng tiền lớn trong từng dự án Ngoài ra,

tham những trong đấu thầu và xây dựng cơ bản của các trường còn có thê xảy

Trang 12

ra thông qua các báo cáo gian lận về khối lượng và chất lượng xây dựng nhằmrút ruột ngân sách nhà nước Những hình thức tham nhũng này, cộng với cơchế quản ly lỏng lẻo và yếu kém, có thé là nguyên nhân chính khiến cho công

trình xây dựng không đáp ứng được yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng Kết quảlà sự an toàn của giáo viên và học sinh bị đe dọa bởi những công trình xây

dựng không an toản.

Gần đây, người ta còn phát hiện ra một số vụ việc trong đó có vụ thamnhũng trong một dự án đầu tư tại một trường tiêu học ở Hà Nội [2] Theonhững quy định hiện hành, việc đề nghị xây dựng các dự án đầu tư cơ sở hạtang lấy vốn từ ngân sách nha nước dành cho các trường học thường phải quamột quy trình tương đối mat thời gian Trước tiên các trường học phải gửi tờtrình cho cơ quan có thâm quyền để đưa dự án vào đề xuất đầu tư của địaphương Những đề xuất này sau đó phải được Sở kế hoạch và đầu tư và Ủy

ban nhân dân phê duyệt và ra quyết định cuối cùng về việc đầu tư Vì đầu tư từ

ngân sách nhà nước hạn hẹp, trong khi các trường lại thường không đáp ứngđược tất cả các yêu cầu đầu tư, nên họ thường phải “chạy chọt” các cơ quan cóthâm quyền dé được phê duyệt dự án.

Năm 2006 [3], Thanh tra Chính phủ đã báo cáo lên Thủ tướng kết quả

công tác thanh tra việc xây dựng trường học ở 50 tỉnh và thành phố Một loạtcác hành vi sai phạm đã được phát hiện như: sai phạm trong quyết toán thu -chi, xây dựng không đúng với thiết kế được phê duyệt và giao thầu không

đúng với quy định Kết quả là các trường học được xây dựng đã bắt đầu bị lúnvà xuống cấp nghiêm trọng Sai phạm và thất thoát ước tính lên tới 28 tỉ đồng.

1.1.2.2 Tham những liên quan đến các du án mua sắm công trong lĩnhvực giáo đục

Tương tự như các dự án xây dựng cơ bản, hàng trăm tỉ đồng từ ngân sáchnhà nước được phân bổ cho việc mua sắm thiết bị giảng dạy mỗi năm Trong

trường hợp này, tham những xảy ra chủ yếu từ giai đoạn lập kế hoạch, bằng

cach làm dự toán ngân sách khống, việc định giá mua sam không do cơ quancó thâm quyên tiến hành, trang thiết bị được mua sắm không phù hợp với nộidung công tác giảng dạy tại trường học (không cần thiết hoặc không đủ).

Những hình thức tham nhũng sau đây đã và có thé xảy ra: hối lộ dé có

Trang 13

được hợp đồng cung cấp trang thiết bị giảng dạy và học tập, thu lợi từ việcthanh lý các thiết bị giảng dạy và học tập đã cũ và lỗi thời (ngay cả khi trườnghọc vẫn có đủ trang thiết bị và việc mua sắm mới là không cần thiết); độcquyên trong mua sắm trang thiết bị giảng day va học tập (ở cấp quản lý) dénhận hoa hồng và chiết khẩu từ bên cung cấp; tham nhũng trong dau thầu muasắm (như mua sắm trang thiết bị với các tiêu chuẩn kỹ thuật va chất lượngkhông đúng với gia trị hóa đơn hay thanh toán).

Sai phạm trong mua sắm trang thiết bị dạy học ước tính gây thiệt hại hơn63 tỉ đồng [4]: theo kết quả thanh tra diện rộng về công tác quản lý thiết bị dạyhọc của Thanh tra Chính phủ tại 41 tỉnh và thành phố cho thấy một khối lượnglớn trang thiết bị giảng dạy được mua sắm có chất lượng kém, bao gồm dụng

cụ khoa học như nhiệt kế, am-pe kế không chính xác, vì vậy ảnh hưởng đến

chất lượng giảng dạy và học tập Việc mua sắm và sử dụng trang thiết bị giảng

dạy, những sai phạm gây thiệt hại tới 63 tỉ đồng đã bị phát hiện, trong đó 26 tỉ

VND đã bị lạm dụng Cơ quan này cũng đề xuất thu hồi gần 8 tỉ đồng, quitrách nhiệm cho 48 cá nhân và đề nghị xử lý hình sự một người.

Nguyên nhân của những sai phạm này chủ yếu là do nhiều chính quyềnđịa phương không có kế hoạch chi tiêu hay kế hoạch chi tiêu không thực tế,phê duyệt giá cả không thông qua cơ quan có thâm quyên Kết quả thanh tra

cũng cho thấy nhiều thiết bị giảng dạy có chất lượng kém, như chất liệu kínhgiòn và dé vỡ, nhựa mỏng Nhiều thiết bị còn không phù hợp với nội dung của

sách giáo khoa.

1.1.2.3 Tham những liên quan đến việc in ấn và xuất bản sách giáo khoa

Loại tham nhũng này có thé xảy ra dưới hình thức như: độc quyền xuất

bản va in ấn sách giáo khoa, hồi lộ và hoa hồng liên kết giữa công ty xuất bảnsách giáo khoa và trường học Theo Điều 29 của Luật giáo dục năm 2005, Bộ

GD&DT trên cơ sở thâm định của một Hội đồng phê duyệt sách giáo khoa dé

đưa vào sử dụng thống nhất và chính thức trong giảng dạy, học tập ở tất cả cáctrường học, các cấp học trên toàn quốc.

Hơn nữa, Nhà xuất bản giáo dục trực thuộc Bộ GD&DT là cơ quan duynhất có thẩm quyên biên tập và xuất bản sách giáo khoa Nhà xuất bản nàycũng chịu trách nhiệm in ấn và xuất bản sách giáo khoa trên phạm vi toàn

Trang 14

quốc Có thê thấy đây là một cơ chế độc quyền khép kín cho cả hoạt động xuấtbản và phát hành Trong tong số 300 triệu sách được xuất bản mỗi năm ở ViệtNam, sách giáo khoa chiếm khoảng 70 - 80% [5].

Mặc dù Bộ GD&DT có nhà xuất bản riêng song nhà xuất bản này cũng

không thể đủ năng lực dé đảm nhận toàn bộ công việc Vì vậy, nhà xuất bản

này phải tô chức đấu thầu cho việc in ấn và ký hợp đồng với nhiều nhà xuấtbản khác trong nước Trong cơ chế đấu thầu và ký hợp đồng này, rủi ro thamnhũng kiểu “xin - cho” là rất cao [6].

Nhà xuất bản giáo dục có công ty cô phần trực thuộc xuất bản sách giáokhoa và công ty sản xuất thiết bị trường học ở 63 tỉnh và thành phố Nhữngcông ty này tạo thành một mạng lưới hỗ trợ Nhà xuất bản giáo dục phát hànhsách giáo khoa từ trung ương tới các địa phương Cán bộ hành chính của các

trường và giáo viên có thé nhận hoa hồng và lại quả từ việc bán sách giáo khoakhi đóng vai trò này Tuy nhiên, hầu hết phụ huynh học sinh không mua sách

ở trường mà lại mua ở các hiệu sách bên ngoài Một số phụ huynh mua sáchgiáo khoa ở trường nhưng cho biết có rất ít trường hợp đó là do yêu cầu củanhà trường.

Mặt khác, phần lớn các nhà quản lý giáo dục và giáo viên đều nói rằng“trường học ban sách giáo khoa chu yếu phục vụ nhu cầu của học sinh” và họ

không quan tâm đến “hoa hồng” trả cho trường từ việc bán sách giáo khoa.Điều này cũng có nghĩa răng họ nhận thấy có sự tồn tại của “hoa hồng” Trongtrường hợp nào thì đây cũng là một hiện tượng phức tạp, vì cảm nhận của mỗi

người lại khác nhau Do hình thức tham nhũng này khá phức tạp, phụ huynhhọc sinh cũng không cảm nhận được đầy đủ dé có được một cái nhìn chung vềvẫn đề này.

Như vậy, điều rõ ràng là nguồn lực đang bị lãng phí và cơ chế tạo ra

những kẽ hở như vậy Sự lãng phí này được thé hiện ở chỗ phan lớn sách giáo

khoa và sách bài tập chỉ được sử dụng một năm Lãng phí này có liên quan

trực tiếp tới kẽ hở, vì những thay đổi nhỏ thường xuyên được đưa vào sáchgiáo khoa khiến phụ huynh học sinh phải thường xuyên mua sách mới Cơ chếcó nhiều kẽ hở làm lợi cho không chỉ nhà xuất bản mà cả bộ máy giáo dục, cácnhà thầu phụ, các nhà quản lý trườnghọc và giáo viên Tat cả những đối tượng

Trang 15

này đều có động cơ duy trì cơ chế hiện tại Đây là một hiện tượng rõ ràngtrong đó các cá nhân và tập thé lợi dụng tham quyền được giao vì lợi ích riêng.

Cho đến nay, Sở GD&ĐT các tỉnh và thành phố giữ độc quyền về sáchgiáo khoa [7]: đầu tháng 3, Bộ GD&DT công bố môn thi tốt nghiệp trung họcphổ thông Trước đó các trường học ở ngoại thành Hà Nội đã nhận được côngvăn của Sở GD&DT Hà Nội van động các trường đăng ký cho hoc sinh muatài liệu hướng dẫn thi tốt nghiệp phố thông trung hoc năm học 2009 - 2010.

Hiệu trưởng một trường nói thực tế này chỉ đơn giản là “vận động dé họcsinh mua tài liệu” Mặc dù không phải bắt buộc, nhưng gan nhu tat ca 500 hoc

sinh khối lớp 12 đều đăng ky mua các tài liệu nay thông qua nhà trường Tại

trường trung học phổ thông tư thục Bắc Hà (Quận Đống Da), nhiều phụhuynh học sinh đã bất bình trước việc con em họ bị nhà trường ép mua tài liệunày mặc dù các tài liệu đều có sẵn ở các hiệu sách bên ngoài Hiệu trưởng

trường này nói “vì có công văn chính thức gửi từ Sở GD&DT”, điều đó chứng

tỏ mua sách là bắt buộc.

1.1.2.4 Tham nhũng liên quan đến bệnh thành tích, khen thưởng và danhhiệu của nhà trường, giáo viên và học sinh

Có những hình thức tham nhũng tôn tại trong mối quan hệ giữa các trường

và các tổ chức quản lý hệ thống giáo dục như: đưa hối lộ để đạt danh hiệu“trường chuẩn” và “các danh hiệu xuất sắc” Một căn bệnh gọi là “bệnh thànhtích” trong ngành giáo dục và căn bệnh này đã bị dư luận lên án mạnh mẽ

trong những năm gan đây Việc đạt danh hiệu trường chuẩn có thể giúp cho

các trường có điều kiện xin và được nhận thêm ngân sách đầu tư, vì vậy sẽ cóthêm nhiều cơ hội nữa cho tham những”.

Trên thực tế, một trường được công nhận là trường chuẩn sẽ thu hút phụhuynh học sinh cho con vào học, từ đó tạo ra hiện tượng hối lộ dé được nhậnvào trường tốt theo nhu cầu, một hình thức khác của tham nhũng.

Hiện tượng tham nhũng dưới hình thức bệnh thành tích hay chạy theodanh hiệu hoặc băng cấp giả tạo cũng ton tại cả trong giáo viên và phụ huynhhọc sinh Giáo viên chạy chọt dé có được danh hiệu “giao viên dạy gidi” và từđó có nhiều cơ hội tăng thêm thu nhập nhờ mở các lớp học thêm; các trườnghọc có giáo viên như vậy cũng có thể sử dụng lập luận có “nhiều giáo viên dạy

Trang 16

giỏi” dé thu hút thêm nhiều học sinh Về phan minh, vì tương lai của con emmình một số phụ huynh cũng sẵn sàng trả tiền dé con em ho đạt điểm cao/bằngcấp không thực chất liên quan đến việc học sinh và phụ huynh đưa hối lộ chogiáo viên Hiện tượng này đường như góp phan làm phông to “bong bóng hào

nhoáng” của bệnh thành tích và chạy theo danh hiệu rom.

1.1.2.5 Tham nhũng liên quan đến tiết dạy và thù lao giảng dạy

Theo quy định hiện hành, hiệu trưởng các trường trung học phải day itnhất hai giờ một tuần Nhưng thực tế công việc quản lý chiếm quá nhiều thờigian và trong nhiều trường hợp do đặc thù của các môn học, hiệu trưởng cáctrường không có thời gian dạy trên lớp Dé giải quyết van đề này, nhiều hiệutrưởng nhờ giáo viên trong trường dạy thay hay thuê giáo viên phụ Mặc dùkhông dạy trên lớp, song các vị hiệu trưởng này vẫn nhận phụ cấp theo tiêu

chuẩn quy định.

Một hình thức tham nhũng xảy ra là tiết dạy “ma”, đây là hiện tượng phô

biến, có nghĩa là giáo viên không đến lớp dạy nhưng vẫn được đăng ký trongsô chấm giờ dạy và lĩnh đủ lương.

1.1.2.6 Tham nhung liên quan đến lừa gạt trong các kỳ thi tuyển giáo viênTheo nguyên tắc phân cấp quản lý hiện nay, các trường và Phòng giáodục va đào tạo cấp quận/huyện thuộc các tinh và thành phố chịu trách nhiệm tôchức các kỳ thi tuyển giáo viên, theo biên chế và chỉ tiêu Tuy nhiên, theo một

báo cáo năm 2006 của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM),

khi tuyển chọn và tuyến dụng giáo viên, chính quyền địa phương không phảilúc nào cũng cân đối chỉ tiêu biên chế giáo viên với nhu cầu của nhà trường.Vì vậy, có một SỐ lượng giáo viên dư ra dưới hình thức giáo viên dự bị hay

nhân viên thư viện, trong khi đó lại vẫn thiếu giáo viên phụ trách các môn học

chính [8].

Do vậy, việc lựa chọn và tuyển dụng giáo viên có dựa trên cơ sở cạnh

tranh và năng lực thực sự không, có thể thấy tất cả phục thuộc vào chủ quan

của hội đồng tuyển chọn và những người này có thé nghiêm túc trong một sốtrường hợp nhưng cũng có thê chỉ thực hiện việc tuyển chọn một cách hìnhthức trong nhiều trường hợp khác.

Đáng chú ý là gần đây báo chí đã đưa tin về một vấn đề của Bộ GD& ĐT

Trang 17

liên quan đến việc tuyển dụng viên chức ngành giáo dục [9], trong đó có việclàm giả hồ sơ ứng tuyên tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quang Binh [10] Có nhữngtrường hợp giáo viên phải đút lót hiệu trưởng để được dạy trên lớp, từ đó cóthêm phụ cấp đứng lớp; vì trong giai đoạn thử việc hoặc là giáo viên dự bị, họkhông được nhận phụ cấp giảng dạy và không có điều kiện nâng cao trình độgiảng dạy cũng như tiếp xúc với phụ huynh học sinh.

Ngoài ra, giáo viên còn hồi lộ và đút lót những cán bộ có trách nhiệm déđược phân công dạy các lớp họ muốn, vì giáo viên ở các lớp tốt nhất thườngđược phụ huynh học sinh chăm sóc tốt hơn, có nhiều quà cáp hơn.

Những trường hợp này không chỉ giới hạn trong ngành giáo dục Có thêthấy những hiện tượng tương tự trong những lĩnh vực khác của nền công vụ.

Cũng có thé cho rằng có một “th trường việc làm” thực sự đang ton tại đối vớicác vị trí công chức Thực tế là một số người sẵn sàng mua các vị trí này như

một sự đầu tư, bởi vì họ biết rang những vi trí đó có thể đảm bảo cho họ một

nguồn lợi lớn [11].

1.1.2.7 Tham nhũng liên quan học sinh và phụ huynh hồi lộ giáo viên

Tham những và những hiện tượng tiêu cực liên quan đến thi cử đã xảy ra

dưới nhiều hình thức khác nhau, từ việc lạm dụng quyên hạn dé nâng điểm chocon em hoặc người thân của các quan chức, cho phép học sinh lừa dối trong thicử, đến việc phụ huynh “lo lót” cho giáo viên dé nâng điểm hoc bạ cho con emmình.

Những hành vi tham nhũng như vậy có thé là những vụ việc mang tính cá

nhân giữa hiệu trưởng và học sinh, hay giữa giáo viên và học sinh như: trường

hợp nâng điểm từ 0 (điểm thấp nhất) lên điểm 10 (điểm cao nhất) ở trườngtrung học Phạm Hồng Thái, hoặc cũng có thể là những vụ việc tập thể trongđó tham nhũng dé nâng điểm xảy ra một cách có hệ thống ở tinh Bạc Liêu:

Hơn 1.300 trường hợp được nâng điểm, 74 người liên quan, trực tiếp môi

giới, đưa nhận hối lộ với số tiền lên đến hàng trăm triệu đồng, trong đó ngành

giáo dục và đào tạo có 38 cán bộ, giáo viên [12] Đây là thông tin mới nhất từkết quả điều tra của Công an tỉnh Bạc Liêu liên quan đến vụ nâng điểm, nhậnhối lộ trong kỳ thi tốt nghiệp PTTH và bé túc PTTH 2005 - 2006, tại Sở GD-DT tỉnh Bạc Liêu.

Trang 18

Vụ việc xuất phát từ kết qua kỳ thi tốt nghiệp phô thông trung học và bốtúc phố thông trung học 2005-2006 của tinh Bạc Liêu quá thấp Dé có kết quả“bang bạn, bang anh” so với các tỉnh, thành trong khu vực, hai ông NguyễnVăn Tan và Ngô Đoàn Nguyễn, Giám đốc và Phó Giám đốc Sở GD&DT tỉnh,đã trực tiếp chỉ đạo nâng điểm cho 1.300 trường hợp, trong đó hệ THPT từ57% lên 79%, hệ bồ túc từ 9% lên 50%.

Trong 1.300 trường hợp, bình quân mỗi trường hợp nâng từ 5-7 điểm, cómột số trường hợp nâng trên 20 điểm Vì thế, dẫn đến chuyện nực cười cónhiều học sinh kết quả 6 bài thi chỉ đạt 5 đến 7 điểm, có bài thi không có điểmnào van đậu tốt nghiệp Ông Nguyễn Văn Tan, ngoài việc chi đạo trực tiếpnâng điểm, còn thừa nhận đã gửi hội đồng cham thi “giúp đỡ” nâng điểm 21trường hợp là con em người thân trong gia đình và một số quan chức tỉnh để

“lây lòng”.

Tóm lại, rõ ràng những hiện tượng như vậy giup những học sinh hoc tập

kém cũng có thể được lên lớp [13] Cơ bản hơn nữa tình trạng này làm xói

mòn và nhiều trường hợp hủy hoại lòng tin của học sinh và phụ huynh họcsinh vào sự công bằng của hệ thông giáo dục, cũng như động lực tuân thủ phápluật của họ Những hiện tượng này đe dọa và làm suy giảm chất lượng giáo

dục, trong khi lại củng cô thêm “thị trường việc làm”.

1.1.2.8 Tham những liên quan đến việc tuyển sinh vào trường và lớp theonguyện vọng

Tương tự như trên, hiện tượng hối lộ dé được nhận vào các trường và lớp

theo nguyện vọng cũng khá phổ biến Hiện tượng này xảy ra không chỉ ởnhững cấp học thấp mà còn ở ngay giai đoạn giáo dục mầm non Nhiều trườnghợp hối lộ đã được báo chí phát hiện và thảo luận trong các nghiên cứu vềtham nhũng trong ngành giáo dục Mặc dù Bộ GD&DT đã có những biện pháp

nhất định nhằm làm giảm những hiện tượng bị lên án nói trên [14], nhưng

dường như chúng vẫn tiếp tục xảy ra.

Thực tế, có cả một hệ thống có tô chức dàn xếp chuyện chạy trường, chạylớp Người dân này nói: chi có 6 trong số 20 quận, huyện của Thành phố HồChí Minh, do điều kiện địa lý xa xôi và không thuận lợi, là những nơi khôngcó; hiện tượng tham nhũng trong tuyển sinh vào trường và lớp theo nguyện

Trang 19

vọng Các nhà quản lý giáo dục giải thích rằng quy định hiện nay cho phép cáctrường tuyên “học sinh trái tuyến” những học sinh không có hộ khâu thườngtrú trong khu vực tuyén sinh của trường, miễn là những học sinh này đáp ứng

được các tiêu chuẩn và chỉ tiêu tuyển sinh Tuy nhiên, tiêu chí dé lựa chọn học

sinh trái tuyến chưa đủ rõ ràng, rất dé dẫn đến hiện tượng lợi dụng khi áp dungnhững quy định này trong thực tế.

Các nhà quản lý giáo dục, giáo viên và phụ huynh học sinh đều đồng ýrằng tham những trong chạy trường, chạy lớp là khá phố biến Tuy nhiên, cósự khác nhau trong quan điểm của các giáo viên ở các trường nội thành và

ngoại thành Ha Nội về tính phố biến của hiện tượng này Giáo viên ở khu vựcngoại thành Hà Nội cho răng hiện tượng này ít xảy ra, trong khi đó các giáoviên trong nội thành Hà Nội lại cho rằng hiện tượng này khá phố biến, điều

này minh họa cho nhận định hiện tượng này ít xảy ra ở khu vực ngoại thànhhơn.

Có thể giải thích như sau: (a) Ở nông thôn, mỗi xã hay huyện chỉ có một

đến hai trường học ở mỗi cấp học, vì vậy học sinh không có nhiều lựa chọn sovới học sinh ở khu vực thành phố, khoảng cách giữa các trường và khu dân cưlà khá xa; (b) Mức sông của các hộ gia đình ở nông thôn thường khá thấp va

nhiều người không có khả năng đáp ứng các chi phí cho con em đi học Vì

vậy, họ không có khả năng chạy trường, chạy lớp như các hộ gia đình ở thành

1.1.2.9 Tham những trong day thêm va học thêm

Hiện tượng dạy thêm và học thêm liên quan đến việc giáo viên tổ chứclớp học thêm cho học sinh (nhằm bé sung thu nhập) và phụ huynh học sinh

thu xếp cho con đến học ở những lớp học này (nhằm nâng điểm và chuẩn bị

cho các bài kiểm tra và thi) Xu hướng tham nhũng ở các “lớp học thêm” là

trong trường hợp giáo viên gây sức ép hay bắt buộc học sinh hoặc phụ huynh

học sinh đến các lớp học thêm này, để đảm bảo truyền đạt được toàn bộ

chương trình học, nhưng đồng thời cũng để đảm bảo có được điểm tốt Tuynhiên, một số phụ huynh cũng lợi dung cơ chế này dé đảm bảo con em mìnhcó kết quả học tập tốt bằng cách gián tiếp hối lộ.

Hiện tượng dạy thêm dường như đã lan rộng khắp cả nước, đặc biệt ở các

Trang 20

khu vực đô thị và thành phố lớn Đây là một chủ đề hay được đề cập đến trênbáo chí Khảo sát mức sống hộ gia đình [15] năm 2006 cho thấy gần nửa trẻem ở độ tuổi đến trường phải đi học thêm trong năm học ở trường Trong số

các em di học thêm, 68% học thêm ở trường và 28% học thêm ở nhà thầy, cô

giáo Tat cả phụ huynh được phỏng van đều nói răng họ phải thu xếp dé conem mình có thê đến các lớp học thêm Phần lớn các lớp học thêm ở trường,trong đó một phần ba nói rằng họ phải thu xếp cho con mình theo học cả lớphọc thêm của giáo viên trong trường và cả lớp học ngoài trường (tức là các lớphọc ở nhà hoặc những địa điểm khác).

Việc có con di học thêm ở cả trường và những nơi khác ngoai trườngnhằm làm “hài hòa” cả hai phía, giáo viên và phụ huynh học sinh góp phần hỗ

trợ thu nhập cho giáo viên Mặc dù, giáo viên đó dạy không tốt và các concũng không học được nhiều ở lớp học thêm Những lớp học thêm ngoài trường

mới có thể cung cấp cho con mình những kỹ năng tốt hơn và nhiều kiến thức

Lớp học thêm không phải là một hành vi tham nhũng nếu cha mẹ và học

sinh được quyền tự do lựa chọn, không có áp lực hay sự chèo kéo của giáo

viên Rất ít phụ huynh học sinh nói rằng con em họ đến lớp học thêm của giáoviên là theo đề nghị của giáo viên.

Đại đa số nói rằng con em mình di học thêm là để học được nhiều hơn.

Chung quan điểm với phụ huynh học sinh, giáo viên và các nhà quản lý giáo

dục cũng giải thích răng day thêm được tổ chức theo yêu cầu của phụ huynh.

Trong thực tế, rất khó có thê phân biệt chính xác giữa tham nhũng tại các lớphọc thêm và mong muốn của phụ huynh cho con đi học thêm dé bé sung kiếnthức.

Trong hau hết các trường hợp, phụ huynh thường được yêu cầu nộp đơnxin học thêm cho giáo viên Tuy nhiên, cho dù là tự nguyện thực sự hoặc xuấtphát từ nhu câu tăng cường kiến thức cho học sinh hay không thì đây cũng là

một câu chuyện khác Áp lực lên giáo viên và nhà trường, cũng như áp lực xãhội đóng một vai trò quan trọng, mặc dù rất khó đánh giá Trong trường hợpnào đi nữa, đôi khi giáo viên cho trước những câu hỏi trong bài kiểm tra ở lớphọc thêm dé học sinh có thé chuẩn bị trước, rõ ràng học sinh học thêm có lợi

Trang 21

thé hơn so với những học sinh khác.

Hình thức khuyến khích học sinh vào các lớp học thêm, phân biệt đối xửvới những học sinh không đi học thêm Lớp học thêm như vậy rõ ràng tham

những cơ hội đánh giá công băng và thực chất kết quả của học sinh, đặc biệtkhi trọng tâm của bài thi được công bố trước cho học sinh Câu chuyện của

một học sinh “tố cáo chuyện dạy thêm, bị thầy cô trù dập” [16]: đây là tríchđoạn một bức thư của một học sinh “ khi các thầy cô chủ nhiệm nói về việchọc thêm ở trường thì tất cả đều nói là không bắt buộc, nhưng cháu nhận thấymột điều là tất cả những bạn không đi học thêm đều bị điểm kém hơn, hay

phải lên bảng kiểm tra và phải nhận điểm thấp, nhưng với các bạn đi học thêmthì mọi chuyên lại hoàn toàn khác Thực sự tất cả chúng cháu đều thấy VIỆC

học ở trường không may hiệu quả nhưng vẫn phải can răng học vi lo sợ bị trùdập Cháu thực sự rất buồn và bất bình Vì cháu là một trong số rất ít những

học sinh dám đứng lên dé nói rõ nguyện vọng của minh Nhưng cũng không

thay đổi được gi khi chi minh cháu đám đấu tranh Bay giờ, việc đến trườngvới chúng cháu thực sự là một cực hình Khi đến lớp học chúng cháu khôngthê học được khi cứ phải nơm nớp lo sợ hôm nay thầy sẽ cho những bạn

không đi học thêm lên bảng và chuẩn bị cho kiểm tra những câu hỏi khó đểcho điểm kém ”.

1.1.2.10 Tham nhũng liên quan đến tiễn cấp cho học sinh

Hành vi lợi dụng và biến thủ tiền của học sinh được biểu hiện ở nhiềuhình thức như: bớt xén tiền Chính phủ hỗ trợ học sinh nghèo [17], thu tiền mua

sách giáo khoa mà Chính phủ cấp miễn phí, bớt xén khẩu phần ăn của họcsinh Bên cạnh đó, mặc dù đã có những bằng chứng rõ ràng và dư luận lêntiếng, nhưng một số trường hợp vẫn chưa được các cơ quan có thẩm quyền

giải quyết một cách triệt để Trong một số trường hợp, người tố cáo thamnhững lại trở thành nạn nhân Điều này rõ ràng làm giảm lòng tin của cộng

đồng và hiệu quả của việc dau tranh chống tham những trong tương lai.

Hành vi ăn chặn tiền của hoc sinh thé hiện qua một sé trường hưởng hoahồng từ các công ty cung ứng thực phẩm và nước uống Hành vi tham nhũngnày không những ảnh hưởng tới chất lượng giáo duc mà còn ảnh hưởng đếngiáo dục thể chất của các em học sinh vốn đang rất cần được gia đình và xã hội

Trang 22

quan tâm nâng cao sức khoẻ.

Về việc tham những ở Trường tiểu học Tén Tan [18]: không thể tiếp tụclàm ngơ trước những việc làm sai trái, mất hết đạo đức của người đứng đầumột môi trường giáo dục, tập thể giáo viên nhà trường đã tập hợp đầy đủchứng cứ và gửi đơn tố cáo lên Phòng giáo dục và đào tạo huyện Mường Lát(Thanh Hóa) Sau khi nhận được đơn thư tố cáo của tập thể giáo viên TrườngTiểu học Tén Tăn, Thanh tra huyện đã về xác minh và kết luận.

Trong số 28 nội dung t6 cáo của tập thể giáo viên đối với ông Hiệu

trưởng Lê Xuân Viên thì có đến 20 nội dung được khẳng định là đúng sự thật.

Đó là: không chi trả chế độ thi đua khen thưởng hang năm; tuỳ tiện cắt lươnggiáo viên dé mua sắm tài sản; tự ý bắt các em học sinh lớp 4, lớp 5 mua sách

giáo khoa mà đáng lẽ phải miễn phí theo Chương trình 135; lập chứng từ

khống để thu tiền bất hợp pháp bỏ túi Thanh tra Huyện kiến nghị buộc thu

hồi lại số tiền ông Viên đã tự ý cắt xén, thu sai nguyên tắc là 83 triệu đồng,trong đó thu trả lại cho các đối tượng là 40 triệu đồng, thu nộp ngân sách Nhà

nước là 43 triệu đồng.

Về việc bớt xén khâu phần ăn của học sinh nội trú [19]: Bà Lưu NgọcDan Phương, người được Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Đồng Nai

phân công giám sát các hoạt động của nhà bếp, cùng nhiều nhân viên nhà bếp

đã báo cáo những sai phạm của bếp trưởng lên hiệu trưởng Nguyễn Phi Phúc.Thế nhưng từ đây bà bị quy chụp, trù dập Bà Phương cho biết 16 năm qua,bếp ăn đều do một tay ông Phan Xuân Nghiều (bếp trưởng) nhận toàn bộ tiềnăn của học sinh trong tháng rồi tự đi chợ, nhập hàng, làm thủ kho điều hànhnấu ăn với số tiền gần 200 triệu đồng mỗi năm mà không có người giám sát.Suất ăn của 400 học sinh cứ teo tóp dần, thậm chí còn ôi thiu không bảo đảman toàn.

Từ ngày 13/1/2009, bà Phương được cử xuống giám sát bếp ăn và cũng

từ đây bà phát hiện nhiều loại thực phẩm, gạo, chất đốt đều bị nâng giá và

nâng khống số lượng Cụ thé, giá trứng ga từ 7.000 đồng - 10.000 đồng/chụcthì được nâng lên 12.000 đồng: trứng vịt từ 10.000 đồng - 15.000 đồng/chụcnâng lên 18.000 đồng, củi đốt chỉ 140.000 đồng/m° đã được nâng lên 170.000đồng, gạo nâng thêm 200.000 déng/tan.

Trang 23

1.1.2.11 Tham nhũng trong việc thu tiền của hoc sinh trái quy định

Hầu hết phụ huynh đều nói rằng ngoài tiền học phí, họ còn phải đóng cáckhoản quỹ bồ sung để mua thiết bị học tập, hay trả tiền điện, nước mặc dùnhững khoản này đã được nhà trường trợ cấp Những khoản thu ngoài quy

định không hợp pháp đã được báo chí nói nhiều và là đề tài nghiên cứu của

Thanh tra Chính phủ trước thềm đối thoại phòng, chống tham nhũng lần thứ 7.Một trường tiểu học còn yêu cầu phụ huynh đóng tiền để mua máy chiếu phụcvụ việc giảng dạy cho con em họ.

Theo các nhà quản lý trường học, các trường phải thu thêm của phụ

huynh học sinh cho các quỹ bởi vì ngân sách nhà nước không đủ cho hoạt

động của trường Nhiều phụ huynh nói rằng gia đình không biết hay hiểu hếtcác quy định của Chính phủ về khoản thu nào là hợp pháp và khoản thu nào

không được phép hoặc họ cũng không nhớ những quy định này.

Phụ huynh liệt kê đến 14 loại phí họ phải nộp cho trường, có thể được

chia thành ba nhóm chính: (a) Phí theo quy định của Bộ GD&DT (ví dụ hoc

phí); (b) Phí thu hộ cho các cơ quan khác (ví dụ như bảo hiểm y tế, bảo hiểm

thân thể); (c) Các khoản đóng góp tự nguyện và những đóng góp không nằm

trong quy định chính thức (ví dụ như quỹ trường, quỹ lớp, đóng góp từ thiện,đóng góp mua trang thiết bị giảng dạy).

Vấn đề không minh bạch và khả năng xảy ra tham nhũng xuất hiện ởnhóm thu thứ ba và một chút ở nhóm thứ hai Một số phụ huynh học sinhkhang định họ không nhận được giấy biên nhận từ nhà trường và giáo viên đối

với phần lớn các loại phí và đóng góp tự nguyện mà họ nộp Những khoảnđóng góp này được đại diện hội cha mẹ học sinh thu và sau đó chuyền cho nhàtrường: các khoản thu được công bố thông qua đại diện hội cha mẹ học sinh.Khi được hỏi về các khoản phí và thu ngoài quy định, phần lớn phụ huynh nói

rang đó là những chi phí thông thường và phổ biến mà mọi người đều phải

Tuy nhiên, cũng có những lo ngại vì phụ huynh học sinh không nhậnđược phiếu thu cho những khoản đóng góp này, trong khi nhà trường lại chịutrách nhiệm công bố thông tin cho phụ huynh học sinh Tinh trạng tương tựcũng diễn ra đối với việc sử dụng các quỹ Vì vậy, có những lo ngại về sự

Trang 24

minh bạch đối với cả việc thu và sử dụng các khoản phí và quỹ này.

Một hiện tượng phố biến khác được phụ huynh học sinh thảo luận trongcác cuộc phỏng vấn là việc bầu đại diện hội phụ huynh học sinh, chủ yếu chỉ làhình thức Thực tế, ban phụ huynh thường đã được cô giáo chủ nhiệm lựachọn Một số trường học thu các khoản phí và đóng góp ngoài quy định theosự kiểm soát của ban phụ huynh Theo đó, những quỹ này không qua quy trìnhquyết toán hay cân đối thu chi, như minh họa dưới đây:

Những con số quyết toán “thu-chỉ” gây sốc của một lớp học [20]: đó làlớp 1/11 Trường tiểu học Phù Đồng, quận Hải Châu, Đà Nẵng Lớp có 52 học

sinh và đạt loại giỏi 100% Tổng kết cuối năm, mỗi em phải đóng các khoảncho lớp lên đến gần 1,5 triệu đồng để mua điều hòa nhiệt độ, tivi cho lớp,rồi mua máy tính xách tay, thậm chí cả thẻ điện thoại cho giáo viên dùng.

Tổng thu các khoản do phụ huynh đóng góp trong năm học 2009 - 2010 là77,33 triệu đồng, tổng chi là 74,233 triệu đồng, bình quân mỗi phụ huynh ởlớp này phải “gánh” gần 1,5 triệu đồng Con số này được gọi là “ủng hộ lớp

trang bị đỗ dùng học tập” Trên đây là con số được Ban đại diện phụ huynh

học sinh của lớp công bố trong buổi tông kết cudi năm ngày 24/5/2010 dé các

phụ huynh được biết.

1.2 Khuôn khổ pháp lý và các biện pháp cơ bản phòng, chốngtham nhũng trong lĩnh vực giáo dục

1.2.1 Khuôn khổ pháp lý quy định về công tác phòng, chong tham

những trong giáo dục ở Việt Nam hiện nay

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã lên án mạnh mẽ tệ tham nhũng,

quyết tâm đấu tranh phòng ngừa và chặn đứng, đây lùi tham nhũng Nhậnxét, đánh giá về tình hình tham nhũng và những quốc sách phòng, chốngtham nhũng đã được nhiều lần nêu lên trong các nghị quyết của Đảng, pháp

luật của Nhà nước, quyết định của các cơ quan chức năng, đoàn thể quânchúng Những chủ trương, biện pháp phòng, chống tham nhũng của Đảng vàNhà nước đã liên tục được tuyên truyền đến người dân bằng các phương tiện

thông tin đại chúng, băng học tập, hội nghị, hội thảo chuyên đề ở từng cấp,từng ngành, từng khu vực Tình hình tham nhũng và phòng, chống tham

Trang 25

nhũng trở thành đề tài thường xuyên trong các báo cáo chỉ đạo định kỳ củaChính phủ, của các cơ quan chuyên trách chịu trách nhiệm chính về vấn đề

này Đồng thời, nó cũng là những câu chuyện thường ngày phản ánh sự bấtbình, bức xúc của mỗi người dân cả ở thành thị lẫn nông thôn.

Nhận thức được sự tôn tại và nguy cơ tham nhũng, từ những năm 1990Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và chính sách phòng, chốngtham nhũng.

Năm 1998 Pháp lệnh phòng chống tham nhũng được ban hành thê hiệnsự nhận thức van dé và quyết tâm chống tham nhũng của chính quyên Qui chếdân chủ cơ sở cũng được ban hành cùng năm, tăng cường tính minh bạch vàtrách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong việc tham gia phòng,chống tham nhũng Những quy định này đã chính thức mở ra một giai đoạntăng cường các nỗ lực phòng, chống tham nhũng Luật tô tụng Hình sự được

sửa đổi năm 2000 và một bộ luật mới được ban hành năm 2003, đưa ra các

quy định mới về tham những và xử lý các hành vi tham nhũng.

Năm 2005 Quốc hội Khóa XI thông qua Luật phòng, chống tham nhũng,đánh dấu một mốc quan trọng nhất trong quá trình xây dựng khuôn khổ pháp

lý chống tham nhũng; Luật dành riêng Điều 23, Chương 1 dé qui định về minh

bạch trong giáo dục Luật được sửa đôi năm 2008 và các kế hoạch hành động

thi hành luật đã được ban hành ở cấp bộ.

Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 21/2009/NQ-CP ngày 12

tháng 5 năm 2009 thông qua “Chiến lược phòng, chong tham nhũng đến năm

2020” Chiến lược này quy định sự tham gia của tất cả các ngành trong xã hộivà các cấp chính quyền địa phương vào cuộc chiến chống tham những, trongđó có cả ngành giáo dục.

Cuối cùng, tháng 6 năm 2009, Việt Nam phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc vềchống tham những (UNCAC) mà Việt Nam đã tham gia ký kết năm 2003.

Những năm gần đây, các cơ quan nhà nước bắt đầu có những bước đi

quan trong dé phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục, bao gồm việcban hành một loạt các văn bản pháp lý nhăm thực hiện Luật phòng, chốngtham nhũng:

- Chi thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xử lý tiêu cực

Trang 26

và chống bệnh thành tích trong giáo dục, được ban hành ngày 8 tháng 9 năm2006 Chỉ thị yêu cầu phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ GD&DT và cácbên liên quan gồm các cơ quan nhà nước, các bộ, chính quyền địa phương, SởGD&DT, các tổ chức chính trị - xã hội, trường học và phụ huynh học sinh, décùng thực hiện các biện pháp chống tham nhũng, chống bệnh thành tích tronggiáo dục Chỉ thị cũng yêu cầu Bộ GD&DT xây dựng kế hoạch hành động vớinhững biện pháp cụ thê đề giải quyết thách thức của giai đoạn 2006 - 2010.

- Từ năm học 2006 - 2007, Bộ GD&DT bat đầu cuộc vận động “nóikhông với tiêu cực trong thi cử và nói không với bệnh thành tích trong giáo

dục” còn gọi là chiến dịch “hai không” Cuộc vận động này được coi là bước

đột phá nhằm thiết lập lại kỷ cương và nề nếp trong dạy va học, tạo điều kiện

cho việc thực hiện các giải pháp khác nhăm khắc phục những van dé và thiếusót trong ngành, là một bước tăng cường hiệu quả và chất lượng giáo dục.Ngay từ đầu năm học 2007 - 2008, Bộ GD&DT đã chỉ thị cho tat cả các Sở

GD&DT và các trường tích cực triển khai cuộc vận động “hai không” Đồngthời Bộ cũng bồ sung thêm hai nội dung mới “nói không với ngồi nhằm lớp vànói không với vi phạm đạo đức giáo viên”.

- Quyết định số 03/QD-BGDDT do Bộ GD&DT ban hành ngày 31 tháng

1 năm 2007 về van đề “day thêm va học thêm” Quyết định này đưa ra nhữngnguyên tắc cắm giáo viên ép học sinh phải đóng tiền và đến các lớp học thêm“một hình thức thu tiền để cho điểm cao hoặc giảng dạy nội dung chính khóatại lớp học thêm” Quyết định này xác định rõ những loại hình dạy thêm không

được phép triển khai.

- Chỉ thị số 8077/CT-BGDĐT do Bộ GD&DT ban hành ngày 21 thang 12năm 2007 tập trung vào những nỗ lực phát hiện và khắc phục tình trạng vi

phạm đạo đức của giáo viên Theo chỉ thị này, Bộ GD&DT yêu câu các SởGD&DT của các tỉnh và thành phố phối hợp với các co quan hữu quan có

hành động kip thời xử lý các trường hợp vi phạm dao đức của giáo viên Chithị cũng chỉ ra trách nhiệm liên đới của hiệu trưởng các trường nếu giáo viêntrong phạm vi quản lý vi phạm quy định đạo đức Sau chỉ thị này, Bộ GD&DTban hành Quyết định số 16/QD-BGDDT ngày 16 thang 4 năm 2008, xác địnhrõ hơn nữa đạo đức giáo viên, yêu cầu giáo viên đảm bảo công bằng trong dạy

Trang 27

học và giáo dục, đánh giá trung thực năng lực và kết quả của học sinh; thực

hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng và lãng phí”.

- Quyết định số 5076/QD-BGDDT ban hành ngày 12 tháng 8 năm 2009quy định các thủ tục hành chính trong phạm vi giải quyết của Bộ GD-ĐT.Quyết định này quy định quy trình giải quyết 67 thủ tục hành chính ở cấp bộ.Quyết định nhằm đưa ra một cơ chế quản lý công khai và minh bạch cho tất cảngười dân khi có việc liên quan đến các thủ tục này, góp phần làm giảm thamnhũng Theo đó, với những lĩnh vực nhạy cảm như cấp phép thành lập trườnghay/và đưa ra những môn học mới, Bộ GD&ĐÐT đã ban hành các điều kiện,

quy trình và khung thời gian công khai để xem xét trước khi áp dụng Quyết

định này cũng quy định rõ những đơn vị cụ thể trong Bộ GD&ĐT có vai tròđầu mối trong việc cấp giấy phép với mục đích cung cấp thông tin cho ngườidân và những nhà đầu tư có quan tâm.

- Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT quy định minh bạch trong các cơ sởđào tạo thuộc hệ công lập được Bộ GD&DT ban hành ngày 7 tháng 5 năm

2009 Theo Thông tư này, tất cả các trường học trong hệ thống giáo dục phảicông bồ kết qua “chất lượng giáo dục”, các con số tuyển sinh cụ thé, điều kiệnhạ tầng và báo cáo tài chính, gồm cả thu và chi Thông tin này phải được công

bố trên Internet hay bảng thông tin của trường trước và sau năm học Cáctrường học phải tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận những thông tinnày khi có yêu cầu.

- Quyết định số 137/QĐ-TTg, do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 2tháng 12 năm 2009 phê duyệt đề án đưa chủ đề chống tham nhũng vào chươngtrình giáo dục và đào tạo Học sinh từ bậc trung học phô thông sẽ phải học vềkhái niệm tham nhũng, nguyên nhân và tác hại của tham nhũng, thái độ và

hành vi của học sinh đối với hành vi tham nhũng.

- Nghị định của Chính phủ số 49/ND-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 quy

định về việc miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi tiêu giáo dục, cơ chế thu và sử

dụng học phí áp dụng cho các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân(từ năm học 2010 - 2011 đến 2014 - 2015) Nghị định này cũng quy định việcđánh giá lại khung thu phí chính thức được quy định trong Quyết định 70/QD-TTg cua Thủ tướng Chính phủ năm 1998 Theo đó, khung thu phi cho học

Trang 28

sinh và cấp giáo dục phố thông được xác định cho ba khu vực - miền núi,nông thôn và thành thị - với mức thu từ 5000 đến 200.000 VND một tháng cho

một học sinh, tùy theo từng khu vực cụ thể Trong các năm học tiếp theo, mức

phí này sẽ được xem xét lại cho phù hợp với thay đổi Chỉ số Giá Tiêu dùng(CPI) hàng nam.

- Nghị định số 115/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chínhphủ Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục Nghị định này quyđịnh về phân cấp quản lý về giáo dục đối với các Bộ, ủy ban nhân dân cáccấp tạo cơ chế tự chủ hơn về quản lý giáo dục

- Thông tư số số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 25/11/2011 của BộGD&DT về Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

- Thông tư số 35/2010/TT-BGDĐT ngày 14/12/2010 của Bộ GD&DT

quy định danh mục các vi trí công tác phải thực hiện định kỳ chuyên đôi đốivới công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong ngành

giáo dục nhăm tránh tình trạng nhũng nhiễu của cán bộ quản lý.

Những văn bản pháp lý này hiện đang được đưa vào thực hiện tại cáctrường học, tạo cơ sở pháp lý ôn định và toàn diện cho hoạt động chống thamnhững trong ngành giáo dục Việt Nam Nếu được phối hợp và thực hiện tốt,

tham những trong ngành giáo dục có thé giảm đáng ké mặc dù còn quá sớm dé

có thé đánh giá được những kết quả cụ thể Thời gian sẽ chứng minh những

chính sách này có hiệu quả hay không và để theo dõi, cần có những nghiên

cứu và đánh giá độc lập và nghiêm túc về tác động của những chính sách nàyđối với tham nhũng.

Bên cạnh đó, các phương tiện truyền thông cũng cần tiếp tục phơi bày cácvụ việc tham nhũng và những hiện tượng tiêu cực trong ngành giáo dục ở mộtsố địa phương.

1.2.2 Các biện pháp cơ bản phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vựcgiáo dục

Phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục là hệ thống các biện

pháp của nhà nước, của nghành giáo dục và của xã hội nhăm đê phòng và

Trang 29

ngăn ngừa tham nhũng, tìm ra nguyên nhân phát sinh tham nhũng và áp dụngcác biện pháp loại trừ tham nhũng xảy ra trong lĩnh vực giáo dục.

Phòng, chống tham nhũng mang tính chất hệ thống, đồng bộ và có sự phốihợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, các tô chức xã hội và công dân Công tácphòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục có các biện pháp cơ bản sau

hoạt động của các cơ quan nhà nước Với việc công khai minh bạch trong hoạt

động tại các cơ quan nhà nước, người dân sẽ dé dàng nhận biết được các quyền vànghĩa vụ của mình để chủ động thực hiện theo các quy định của pháp luật cũng

như đòi hỏi cơ quan nhà nước và các cán bộ, công chức nhà nước thực hiện cácquy định đó công khai, minh bạch sẽ làm cho công chức nhà nước có ý thức hơntrong việc thực hiện chức trách, công vụ của mình theo đúng trình tự, thủ tục,

thâm quyền mà pháp luật quy định bởi, mọi hành vi vi phạm, phiền hà, sách nhiễuhay lợi dụng chức trách dé tư lợi đều có thé bi phát hiện và xử lý "Công khai vàminh bạch là những chìa khoá then chốt nhằm bảo đảm đấu tranh chống tham

những thành công "

Luật phòng, chống tham nhũng đưa ra các nguyên tắc cũng như thể chế hoádé bảo đảm cho việc thực hiện các nguyên tắc đó Bên cạnh đó Luật quy định côngkhai, minh bạch trong một số lĩnh vực hoạt động cụ thé, những lĩnh vực dễ xảy ra

tham nhũng.

Thứ hai, xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức tiêu chuẩn

Xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức tiêu chuẩn là lĩnh vực mà tìnhtrạng tham những xảy ra rất phổ biến bởi nó liên quan đến việc sử dụng tài sản,vốn và ngân sách nhà nước Việc thực hiện một cách tùy tiện và trái phép các chếđộ, định mức, tiêu chuẩn sẽ dẫn đến tài sản của Nhà nước bị thất thoát, tiền bạc,

các lợi ích vật chât băng cách này, cách khác rơi vào tay một sô người, thực chât

Trang 30

đó là sự hưởng lợi bat chính của những người có chức vụ, quyền hạn hoặc có quanhệ thân quen với người có chức vụ, quyên hạn, đó chính là hành vi tham nhũng.

Trong những năm gần đây, cùng với việc thực hiện cải cách hành chính,công tác rà soát, ban hành về chế độ, định mức tiêu chuẩn đã được Chính phủ, cácbộ ngành, địa phương đây mạnh trên các lĩnh vực, qua đó nâng cao hiệu quả quảnlý, sử dụng tài sản nhà nước, tích cực phòng, chống tham nhũng lãng phí.

Xây dựng, thực hiện các quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghé nghiệp: chođến nay, phần lớn các cơ quan trung ương đã ban hành và thực hiện các quy tắc

ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định; các địa phương thì đang

tiếp tục triển khai thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làmviệc trong bộ máy chính quyền địa phương.

Chính phủ đã yêu cau các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở trung ương phảixây dựng quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với hội viên Hầu hết các tô chức xã hội- nghề nghiệp đã nhận thức được tầm quan trong của việc xây dựng quy tắc đạođức, nghề nghiệp trong công tác phòng, chống tham nhũng Nhiều tô chức đã hoànthành việc xây dựng quy tắc đạo đức, nghề nghiệp của hội viên.

Thứ ba, quy tac ứng xử, quy tắc đạo đức nghệ nghiệp, việc chuyển đổi vị trí

công tác cua can bộ, công chức, viên chức

Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức: Quy tắc ứng xử là cácchuan mực xử sự của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành nhiệm vụ, côngvụ và trong quan hệ xã hội, bao gồm những việc phải làm hoặc không được làm,

phù hợp với đặc thù công việc của từng nhóm cán bộ, công chức, viên chức và

từng lĩnh vực hoạt động công vụ, nhăm bảo đảm sự liêm chính và trách nhiệm của

đơn vị; quy định về tặng qua và nhận quà tang của cán bộ, công chức, viên chức.

Trang 31

Quy tắc dao duc nghề nghiệp: Quy tắc đạo đức nghề nghiệp là chuân mực xửsự phù hợp với đặc thù của từng nghề bảo đảm sự liêm chính, trung thực và tráchnhiệm trong việc hành nghề.

Tổ chức xã hội - nghề nghiệp phối hop với cơ quan nhà nước có thẩm quyềnban hành quy tắc dao đức nghề nghiệp đối với hội viên của mình theo quy định

của pháp luật.

Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 đặt ra yêu cầu:đây mạnh việc xây dựng, công bố công khai các quy tắc ứng xử, đạo đức công vụ,đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức và tăng cường giám sát việc thực hiện

theo quy định của pháp luật.

Van đề chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức: việc chuyểnđổi vị trí công tác được coi là một giải pháp quan trọng nhằm ngăn ngừa hiệntượng cấu kết, móc nói hình thành "ê kíp", "đường dây" tiêu cực tham nhũng Điều43 quy định một số nguyên tắc chung về chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ,công chức, viên chức Dé đảm bao sự ổn định của quản ly và tính chất chuyên sâucủa công việc, việc chuyên đổi chỉ là chuyên đổi về vị trí, mang tính chất địa lý, cơhọc chứ không phải chuyên đổi về nội dung, tính chất công việc, đồng thời việcchuyển đổi chỉ thực hiện đối với một số vị trí quản lý tiền, tài sản của nhà nướchoặc trực tiếp tiếp xúc, giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân Đây làmột biện pháp mới trong công tác phòng, chống tham nhũng được nhiều nước áp

dụng có hiệu quả.

Chuyên đôi vị trí công tác là để tránh việc cán bộ, công chức, viên chức dolàm lâu ở một vị trí sẽ tìm ra được kẽ hở hay những khiếm khuyết của cơ chếchính sách dé tìm cách lợi dụng tham nhũng Hoặc, do làm lâu ở một vi trí nên tìmcách móc nối với những người có liên quan dé thực hiện những hành vi thamnhũng tinh vi, khó phát hiện và ngăn chặn Chang hạn, giữa những người cùng tôgiao kinh phí ngân sách nhà nước, cấp phát văn bằng chứng chỉ, giao chỉ tiêutuyển sinh Ngoài ra, việc chuyên đổi vị trí công tác phải dựa trên những nguyêntac nhất định chứ không thé chuyển đổi một cách tuỳ tiện Việc chuyền đổi vị trícông việc không làm thay đổi tính chất công việc mà cán bộ, công chức, viên chức

đó đang thực hiện và phải phù hợp với chuyên môn, trình độ nghiệp vụ của người

Trang 32

được chuyên đôi Chăng hạn một nhân viên có trách nhiệm theo dõi giao dự toán

của địa bàn A có thể chuyên sang theo dõi địa bàn B.

Ngày 27/10/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 158/2007/NĐ-CP vềviệc chuyến đổi vị trí công tác Điều 8, Nghị định số 158 quy định phải định kỳchuyên đổi 21 vị trí công tác trong các lĩnh vực, trong đó về lĩnh vực giáo dụcgồm: (a) Hoạt động quan lý tài chính, ngân sách, tài sản của Nhà nước; (b) Quảnly, cấp phát các loại văn bằng, chứng chỉ; (b) Công tác tuyên dụng, đào tạo, thituyên, thi nâng ngạch công chức, viên chức; công tác nhân sự và quản lý nhân lực.

Thứ tư, minh bạch tài sản, thu nhập của can bộ, công chức: kiểm soát tài sản,thu nhập của cán bộ, công chức luôn là một trong những biện pháp hữu hiệu déphòng ngừa tham nhũng Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998 đã có quy địnhvề kê khai tài sản của cán bộ, công chức song trên thực tế việc kê khai còn mangtính hình thức, ít có tác dụng Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy địnhvề kê khai tài sản, thu nhập có nhiều điểm mới so với trước đây Luật quy định rõđối tượng có nghĩa vụ phải kê khai, tài sản phải kê khai và các quy định về xácminh tài sản, thu nhập nhằm đánh giá về tính trung thực của việc kê khai, gópphần đánh giá cán bộ, công chức hoặc người tham gia ứng cử vào các cơ quanquyền lực để đảm bảo bộ máy nhà nước có một đội ngũ cán bộ trung thực, liêm

chính và không tham nhũng.

Về đối tượng có nghĩa vụ phải kê khai: theo quy định của Luật phòng,chống tham nhũng năm 2005, không phải mọi cán bộ, công chức déu phải cónghĩa vụ kê khai tài sản, mà chỉ cán bộ có chức vụ từ phó trưởng phòng của cấphuyện quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trở lên hoặc tương đương trong các cơquan, tô chức, đơn vị và cán bộ, công chức làm tại một số vị trí nhất định (sẽ doChính phủ quy định) Cụ thể, về lĩnh vực giáo dục những người sau đây phải kê

khai tài sản:

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, kế toán trưởng trường mam non, tiêu học củaNhà nước tại quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, kếtoán trưởng trường trung học cơ sở, trung học phô thông, trường trung cấp chuyênnghiệp, dạy nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên của Nhà nước; hiệu trưởng,phó hiệu trưởng, kế toán trưởng, trưởng phòng, phó trưởng phòng, trưởng khoa,phó trưởng khoa, giảng viên chính trường đại học, cao đắng của Nhà nước.

Trang 33

Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân làm trong

[ĩnh vực giáo dục.

Cán bộ, công chức từ phó trưởng phòng của ủy ban nhân dân cấp huyện trởlên và người được hưởng phụ cấp chức vụ tương đương phó trưởng phòng của ủyban nhân dân cấp huyện trở lên trong cơ quan, tô chức, đơn vị (phòng giáo dục

thuộc ủy ban nhân dân).

Thứ năm, quy định về trách nhiệm của người đứng dau cơ quan, tô chức,đơn vị khi để xảy ra tham những: Luật phòng, chéng tham nhũng năm 2005 đã quyđịnh nguyên tắc: "Người đứng đầu cơ quan, tô chức, đơn vị phải chịu trách nhiệmvề việc dé xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tô chức, đơn vị do minh quanlý, phụ trách" Trên cơ sở nguyên tắc chung như trên, Luật cũng quy định tuỳ từngtrường hợp cụ thể mà xác định mức độ trách nhiệm khác nhau của người đứng đầuvà cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, có trường hợp họ phảichịu trách nhiệm trực tiếp, có trường hợp thì liên đới chịu trách nhiệm.

Ở mọi cơ sở giáo dục, đều có sự phân công trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạođiều hành giữa người đứng đầu và các cấp phó của họ, theo đó cấp phó có thểđược giao phụ trách từng mảng công việc hay lĩnh vực công tác nhất định hoặctrực tiếp phụ trách một hoặc một số đơn vị trong cơ quan tô chức Trong trườnghợp này, người được phân công phụ trách phải chịu trách nhiệm trực tiếp về việcđể xảy ra hành vi tham nhũng trong đơn vị mà họ phụ trách, còn người đứng đầuthì vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới Khoản 2 Điều 54 Luật phòng, chống thamnhũng năm 2005 quy định cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tô chức, don vịphải chịu trách nhiệm trực tiếp về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong lĩnhvực công tác và trong đơn vị do mình trực tiếp phụ trách Người đứng đầu cơ quantổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm liên đới về việc để xảy ra hành vi thamnhũng trong lĩnh vực công tác và trong đơn vị do cấp phó của mình trực tiếp phụtrách Người đứng đầu đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệmtrực tiếp về việc dé xảy ra hành vi tham những trong đơn vị do minh quản lý.

Thứ sáu, cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý và phương thứcthanh toán trong lĩnh vực giáo dục nhằm phòng ngừa tham những: Chính phủ đãban hành Nghị quyết số 53/2007/NQ-CP ngày 07/01/2007 về công tác cải cáchhành chính đặt ra yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đã đây mạnh công tác rà soát

Trang 34

thủ tục hành chính dé sửa đồi, bổ sung hoặc bãi bỏ những quy định không còn phùhợp; công khai các thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế "một cửa" và "một cửaliên thông" trong việc giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp đến cấpxã, áp dụng tiêu chuẩn ISO 900 1: 2000 vào quan lý hành chính.

Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 cũng quy định có tính chất định

hướng cho các cơ quan nhà nước áp dụng khoa học, công nghệ trong quản lý

nhằm giảm bớt cơ hội và nguy cơ xảy ra tham nhũng nhất là việc tiếp xúc trực tiếpgiữa người quản lý và người bị quản lý trong những trường hợp không cần thiết.Theo đó, cơ quan, tô chức, đơn vị thường xuyên cải tiến công tác, tăng cường ápdụng khoa học, công nghệ trong hoạt động của mình, tạo thuận lợi đề công dân, cơquan, tô chức, đơn vị thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của mình Cơ quan, tôchức, đơn vị có trách nhiệm hướng dẫn trình tự, thủ tục giải quyết công việc để cơquan, tổ chức, đơn vị, cá nhân chủ động thực hiện mà không phải trực tiếp tiếp xúc

với cán bộ, công chức, viên chức.

Một giải pháp phòng ngừa tham những quan trọng nữa mà Luật phòng,

chống tham nhũng năm 2005 có quy định đó là vấn đề đổi mới phương thức thanhtoán Hiện nay, về cơ bản nên kinh tế của chúng ta vẫn là nền kinh tế tiền mặt, cácgiao dịch chủ yếu băng tiền mặt, rất khó kiểm soát, ngay cả các khoản thu nhập

của cán bộ, công chức từ ngân sách nhà nước Vì vậy, cùng với việc áp dụng khoa

học công nghệ trong quan lý, cần phải đổi mới phương thức thanh toán để kiểmsoát chặt chẽ hơn các giao dịch, nhất là những khoản chi có sử dụng ngân sách nhànước và các khoản chi liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức để bảo đảm sựminh bạch trong các nguồn thu nhập của họ Cụ thể là: các cơ sở giáo dục áp dụngcác biện pháp quản lý để thực hiện việc thanh toán thông qua tài khoản tại ngânhàng, Kho bạc nhà nước Cơ quan, tô chức, đơn vị có trách nhiệm thực hiện cácquy định về thanh toán bằng chuyên khoản.

1.2.2.2 Các giải pháp phát hiện tham nhĩng

Phát hiện tham nhũng là việc tìm ra vụ việc tham nhũng và có biện pháp

kịp thời dé hạn chế thiệt hại xảy ra, đồng thời xác định mức độ trách nhiệm của

người có hành vi vi phạm, có hình thức xử lý thích đáng và nghiêm minh Việcphát hiện tham nhũng đòi hỏi sự no lực của mọi cơ quan, tô chức đặc biệt là các cơ

Trang 35

quan có chức năng thanh tra, điều tra, giám sát, kiểm sát cũng như sự tham gia tíchcực của công dân Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định việc pháthiện tham nhũng thông qua ba hoạt động chủ yếu, trong đó bao gồm cả lĩnh vực

giáo dục:

Một là, công tác kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước: kiểm tra làmột hoạt động không thé thiếu trong quản lý nhà nước Các hành vi tham nhũngcó thé diễn ra trong mọi lĩnh vực quản lý Vi vậy, công tác kiểm tra của các cơ

quan quản lý có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát hiện các vụ việc

tham nhũng Trên thực tế, việc xác định tính chất và mức độ của vụ việc thamnhũng cũng như trách nhiệm của những người vi phạm đòi hỏi có nhiều thời gianvà công sức, thường thuộc trách nhiệm của các cơ quan thanh tra, điều tra nhưngnhững dấu hiệu ban đầu của các các vi phạm, những dấu hiệu không bình thường

trong hoạt động quản lý lại thường do các cơ quan quản lý phát hiện

Hai là, hoạt động thanh tra, kiểm tra, giảm sái, kiểm toán: đây là nhữnghoạt động chủ yếu trong việc phát hiện và xử lý tham nhũng Các cơ quan thanhtra, điều tra, kiểm toán, xét xử và giám sát có chức năng bảo vệ pháp luật và kịp

thời phát hiện, xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm trong đó có tham nhũng.

Đây là lực lượng chính trong cuộc đấu tranh chống vi phạm pháp luật.

Ba là, tổ cáo của công đân: tỗ cáo là việc công dân báo cho cơ quan, tổchức, cá nhân có thẩm quyên biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơquan, tổ chức, các nhân nào gây thiệt hại hoặc de doa gây thiệt hại lợi ích của Nhanước, quyền, lợi ich hợp pháp của công dân, cơ quan, tô chức Tố cáo là một kênhquan trọng trong phát hiện hành vi tham nhũng Luật phòng, chống tham nhũngquy định những nguyên tắc chung và nội dung co bản của tố cáo hành vi thamnhũng Luật quy định cơ chế bảo vệ người tố cáo, quyền và nghĩa vụ của người tốcáo và trách nhiệm của cơ quan, tô chức, đơn vị trong tiếp nhận và xử lý tô cáohành vi tham nhũng, khen thưởng người tô cáo

Trang 36

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHÓNG THAM NHŨNG

TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Những ưu điểm, thành tựu và nguyên nhân

2.1.1 Về công khai, mình bạch trong hoạt động của ngành

Việc thực hiện công khai: tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục ở nước ta diễn

ra ở tat cả các khâu: tuyên sinh (đầu vào), quá trình học, cap văn bằng, chứng chi.Đồng thời, tham nhũng cũng xảy ra trong các hoạt động có tính chất quản lý nhànước và sử dụng ngân sách nhà nước Hiện nay, chúng ta dang day mạnh xã hộihoá giáo dục, quá trình này đã nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực tham nhũng,nhất là có sự móc nối giữa những người có chức trách quản lý và những kẻ mượndanh nghĩa giáo dục để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, thu lợi bấtchính Bộ đã triển khai các nội dung công khai trong toàn ngành về các nội dungnhư sau: (a) Công khai việc tuyển sinh, thi, kiểm tra, cấp văn bằng, chứng chỉ (b)

Các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục có sử dụng ngân sách, tài sản củaNhà nước công khai việc: quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước, việc

thu, quản lý, sử dụng học phí, lệ phí tuyên sinh, các khoản thu từ hoạt động tư vấn,chuyên giao công nghệ, các khoản hỗ trợ, đầu tư cho giáo dục và các khoản thukhác theo quy định của pháp luật (c) Công khai trong việc tuyển, dụng cán bộ

công chức.

Các nội dung công khai trên đã được các cơ sở giáo dục dao tạo công khai

dưới nhiều hình thức như: công bố tại cuộc họp của cơ quan, tổ chức, đơn vị; niêmyết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan, tô chức, đơn vị; thông báo băng vănbản đến cơ quan, tô chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; phát hành ấn phẩm; thông

báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; đưa lên trang thông tin điện tử;

Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tô chức, cá nhân.

Việc thực hiện minh bạch tài sản và thu nhập: Bộ GD&DT đã triển khai thực

hiện việc kê khai tài sản, thu nhập cá nhân tại cơ quan Bộ và chỉ đạo toàn ngành

Trang 37

thực hiện đối với các đối tượng theo quy định của Nghị định 37/2007/NĐ-CP ngày09/3/2007 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập và hướng dẫn tại Thông

tư 2442/2007/TT-TTCP ngày 13/11/2007 của Thanh tra Chính phủ và mới đây là

văn bản số 01/2010/TT-TTCP ngày 22/01/2010 của Thanh tra Chính phủ sửa đổi,bố sung một số quy định tại thông tư số 2442/2007/TT-TTCP ngày 13/11/2007của Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số37/2007/NĐ-CP, cụ thể như:

Đã lập danh sách đại biểu Quốc hội khoá XII, các giám đốc, phó giám đốccác Sở GD&DT và các cán bộ lãnh đạo thuộc Bộ quản lý được bồ nhiệm từ tháng8/2006 đến nay để kiểm tra việc thực hiện các quy định của Chính phủ về thựchiện công khai, minh bạch tài sản cá nhân (năm 2009 các giám đốc, phó giám đốcvà các đại biểu Quốc hội của 63 tỉnh thành và của ngành đã thực hiện kê khai theo

quy định riêng cơ quan Bộ và các đơn vị trực thuộc có 338 cá nhân diện phải kê

khai đã thực hiện kê khai dat hơn 90%) còn một số chưa thực hiện kê khai vì cáclý do công tác nước ngoài và một số đơn vị chưa gửi báo cáo nên chưa tổng hợpday đủ, Bộ đã có công văn yêu cau thực hiện kê khai bố sung, chưa phát hiện ra

trường hợp nào vi phạm quy định phải xử lý.

Kết quả việc kê khai tài sản, thu nhập cá nhân qua các năm 2007, 2008, 2009,2010 (theo báo cáo kết quả kê khai các đơn vị thuộc Bộ).

STT Nội dung Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 Số cơ quan phải kê khai tai 81 81 81 81

2 Tổng số cơ quan đã hoàn 67 67 77 77

thành kê khai tài sản

3 Tổng số người phải kê khai 0 0 2372 1383

Ngày đăng: 27/05/2024, 11:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w