Vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng cá nhân ở Việt Nam mà cụ thé là nhân tố thu nhập là điều hết sức quan trọng, qua đó chúng ta có thể xác định được chiều hướng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN KHOA KINH TE HỌC
CHUYỂN DE TOT NGHIỆP
Dé tai: CÁC NHÂN TO ANH HUONG DEN TIEU DUNG
Giáo viên hướng dẫn: TS Lê Tố Hoa
Các sinh viên thực hiện:
Trang 2LỜI CẢM ƠNQua 4 năm học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế quốc dân,
được quý thay, cô tận tình hướng dẫn, chúng em đã tiếp thu được nhiều kiến thức thiết thực và bổ ích phục vụ cho cuộc sống cũng như trong công việc của mình Bản thân luôn trân trọng những tình cảm, sự nhiệt tình mà quý thầy, cô đã giành cho bản thân chúng em và cho lớp kinh tế học K57.
Trước tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong khoa Kinh
tế học - trường Đại học Kinh tế quốc dân đã cung cấp những kiến thức quý báu
cho chúng em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đặc biệt
chúng em xin chân thành cảm ơn cô Lê Tổ Hoa đã tận tinh hướng dẫn, hỗ trợchúng em trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu này
Chúng tôi xin cảm ơn các bạn sinh viên trong lớp Kinh tế học K57 đã
thường xuyên giúp đỡ và hỗ trợ chúng tôi trong thời gian học tập tại trường và
trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 31.1 Mô hình Keynes (Hàm tiêu dùng của Keyn€$) <s-<s«e<«ees 4
1.2 Giả thuyết thu nhập thường xuyên (Milton Friedman)) 51.3 Mô hình giả thuyết vòng đời (Modigliani) -s- 5-5 5< s<<e 6
CHUONG II TONG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIEM VE
CÁC NHÂN TO ANH HUONG DEN TIỂU DUNG CÁ NHÂN 9
2.1 Tong quan các nghiên cứu ở nước ngoài: . -s sc se ssssess 9 2.2 Tong quan nghiên cứu trong nước: -s-s- ss se sseessessesse 13 9500.007757 14
CHUONG III PHAN TÍCH CÁC NHÂN TO ANH HUONG DEN TIEU DUNG CÁ NHÂN Ở VIET NAM - 5-5 5< se ©ssssessesserserserserssese 15
3.1 Thực trạng tiêu dùng cá nhân ở Việt Nam s 5< 5s sesses 15
3.1.1 Thực trạng nền kinh tế Việt Nam 1990-2017 -¿5z=52 15
3.1.2 Thực trạng tiêu dùng cá nhân ở Việt Nam -¿ ++++s++++ 17
3.2 Phân tích các nhân tố tác động đến tiêu dùng cá nhân ở Việt Nam 22
3.2.1 Đề xuất mô hình - ¿2c ©£+E+£+£+EE+EEE£EEtEEESEEEEEEEErrkrrkrrrrere 22
3.2.2 SỐ lIỆU tt TS E111 215111115111115111111111111111111111 1111111 24
3.3 Kết quả ước lượng -. s-s< << ssss£ss£+s£EssEssEssEssessesserserssrssrsee 25
3.3.1 (01.00 <3 25
3.3.2 Phân tích kết quả mô hình 2 ¿- + ©+++++++£x+z++zx+zzxerseee 27
CHƯƠNG IV: KET LUẬN -5-5- << 5° Ss°Ss£ssessEseEseEsesseseesersersesse 31
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2° 5° ©csse£csss2 33
Trang 4DANH MỤC BANG, HÌNH VE
Bang 3.1: Chi tiêu tiêu dùng cá nhân và một số biến số kinh tế vĩ mô 21
Bang 3.2: Biến độc lập, ý nghĩa va dấu ki vọng - 2-2-5 xcxcrecces 23 Bang 3.6 Thống kê mô tả về các chuỗi số liệu - 2-2 2 s22 24 Bang 3.7.Két quả kiểm định tính dừng cho các chuỗi số liệu - 25
Bang 3.5: kết quả hồi quyy ©5-© ©2222 E2 SE EEEEEEEE21121121121121111 11c, 25 Bang 3.8: Kết quả hồi quyy -2-5c 5522522222 SE EEEEEEEEEEE211211211211 11x re, 28 Hình 1: Tốc độ tăng trưởng GDP thực tégiai đoạn 1990-2017 17
Hình 2: Tiêu dùng cá nhân ở Việt Nam từ 19910-2017 (tỷ đồng) 18
Hình 3: Thu nhập khả dụng ở Việt Nam từ 1990 — 2017 (ti đồng) 18
Hình 4: Dân số và tỷ lệ tăng dân số ở Việt Nam từ 1990 — 2017 (tỉ đồng) 19
Hình 5: Tỉ lệ lam phat theo CPI của Việt Nam năm 1995 - 2017 (%) 20
Hình 6: Tốc độ tăng tiêu dùng cá nhân theo GDP giai đoạn 1990-2018 22
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết
Theo Dernburg (1985), tiêu dùng là sử dụng hàng hóa và dịch vụ với mục
đích đáp ứng nhu cầu của con người Theo các nhà kinh tế học cổ điền, tiêu dùng là mục đích cuối cùng của hoạt động kinh tế và do đó, mức tiêu dùng cá nhân được xem như là thước đo trung tâm đánh giá sự thành công trong sản xuất
của nền kinh tế (Ezeji và Ajudua, 2015)
Tiêu dùng cá nhân đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, và chiếm 70% GDP nên các doanh nghiệp muốn biết sự biến động của tiêu dùng dé có kế
hoạch cho đầu tu và sản xuất, vì vậy những thay đổi của tiêu dùng sẽ trực tiếp
ảnh hưởng đến biến động của tổng cầu và ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô Mặt khác, những thay đổi của tiêu dùng ảnh hưởng đến tiết
kiệm quốc dân, đến đầu tư và tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn(vìtiết kiệm chính là phan thu nhập không được chi ra mua hàng hóa và dich vu,thông qua hệ thống tài chính tạo nguồn vốn cho dau tư) Khi nói đến ảnh hưởng
của tiêu dùng đến tiết kiệm, R.Solow đã chỉ ra, tỷ lệ tiết kiệm cao hơn sẽ dẫn đến đầu tư nhiều hơn và mức tư bản bình quân một lao động cũng như năng suất lao động cao hơn, nền kinh tế đạt tới trạng thái dừng mới Từ phân tích trên, có
hai lý do mà các nhà kinh tế học vĩ mô quan tâm đến tiêu dùng :
Thứ nhất, tiêu dùng cá nhân quyết định đến tiết kiệm Vì vậy, cả hành vitiêu dùng và tiết kiệm tông thé có ảnh hưởng mạnh đến năng lực sản xuất lâu daicủa nền kinh tế (tăng trưởng trong dài hạn)
Thứ hai, tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn trong GDP và GNP, nên những thay
đổi trong tiêu dùng là cơ sở dé hiểu giải thích những biến động kinh tế vĩ mô và
chu kỳ kinh doanh (Gerstberger và Yaneva, 2013).
Năm 1936, Keynes là nhà kinh tế đầu tiên đã chứng minh bằng thực
nghiệm mối quan hệ giữa tiêu dùng và thu nhập Lý thuyết tiêu dùng trong môhình Lý thuyết chung của Keynes, thường được coi là nguồn gốc của kinh tế vĩ
Trang 6mô-là chủ đề của các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm Trong thực tế, tiêu dùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thu nhập quốc dân, mức giá chung, lãi suất, chính sách của chính phủ, dân số, Nhưng, trong mô hình kinh tế vĩ mô
chỉ đề cập đến mối quan hệ giữa thu nhập và tiêu dùng vì thu nhập là yếu tốquyết định chính của tiêu dùng
Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều báo cáo nghiên cứu về các nhân tố
ảnh hưởng đến tiêu dùng cá nhân nhưng tại Việt Nam thì chưa có một nghiêncứu cụ thé nào về dé tài này Vì vậy, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
tiêu dùng cá nhân ở Việt Nam mà cụ thé là nhân tố thu nhập là điều hết sức quan trọng, qua đó chúng ta có thể xác định được chiều hướng và quy mô tác động tới
nên kinh tế trong cả ngắn hạn và dai hạn là cơ sodé hoạch định những chínhsách kinh tế phù hợp hơn
2 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu chủ yếu của chuyên đề thực tập tốt nghiệp là nghiên cứu cácnhân tô ảnh hưởng đến tiêu dùng cá nhân ở Viêt Nam Các mục tiêu cụ thé baogồm:
- Hệ thống hóa các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm về các nhân té tác động đến tiêu dùng cá nhân trong nước và trên thế giới.
- Phân tích thực trạng tiêu dùng cá nhân ở Việt Nam.
- Phân tích định lượng các nhân tố tác động đến tiêu dùng cá nhân ở Việt
Nam.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứuTrong dé tài này, nhóm nghiên cứu chỉ nghiên cứu sự tác động của cácnhân tố tới tiêu dùng trong giai đoạn 1990-2017
4 Cấu trúc của chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề thực tập tốt nghiệp được chia
thành 3 chương như sau:
> Chương I: Lí thuyết về các nhân tố tác động đến tiêu dùng
Trang 7> Chương II: Tổng quan nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu
dùng cá nhân
> Chương III: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng cá nhân ở
Việt Nam.
Trang 8CHƯƠNG I:
LÝ THUYÉT VE CÁC NHÂN TO TÁC ĐỘNG DEN TIEU DUNG
1.1 Mô hình Keynes (Hàm tiêu dùng của Keynes)
Hàm tiêu dùng được Keynes đưa ra có dạng:
C= Cọ + MPC*Yd Trong do:
> Cla tiêu dùng
> Yd là thu nhập sau thuế
> C là tiêu dùng tự định (là mức tiêu dùng khi thu nhập sau thuế bằng
không).
> MPC là xu hướng tiêu dùng cận biên (0<MPC = AC/AY < 1).
MPC năm trong khoảng từ 0 đến 1 có nghĩa là khi Yd tăng người tiêu
dùng không dành hết phần tăng dodcho tiêu dùng MPC đóng vai trò quan trọng đối với những khuyến nghị chính sách cho chính phủ
> APC xu hướng tiêu dùng bình quân (APC = C/Yd = MPC + C)/Yd)
Keynes tập trung chủ yếu vào ty lệ giữa tông tiêu dùng và tổng thu nhập
Tỷ lệ này được gọi là xu hướng tiêu dùng bình quân (một trong những gợi ý
giúp chính phủ đề hoạch định chính sách) Do đó, nó đề cập đến một xu hướng
cho thấy mối quan hệ giữa các mức thu nhập và tiêu dùng khác nhau.
Tỉ lệ tiêu dùng bình quân (APC) lớn hơn xu hướng tiêu cận biên (MPC)
và có xu hướng giảm dần khi thu nhập khả dụng tăng, theo đó tỷ lệ tiêu dùng
bình quân (APC) sẽ hội tụ về xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC) khi thu nhập
Y tiến tới vô cùng
Nói cách khác, tỷ lệ tiết kiệm bình quân APS (APS = 1- APC) sẽ có xuhướng tang dan khi thu nhập sau thuế tăng và hội tụ dan về MPS (xu hướng tiết
kiệm cận biên, MPS = 1 - MPC).
Tóm lại, khi thu nhập tăng, tiêu dùng cũng tăng nhưng sẽ thấp hơn mức
tăng thu nhập Đồng thời khi thu nhập Yd tăng thi tỉ lệ tiêu dùng C/Yd có xu
Trang 9hướng giảm trong khi S/Yd có xu hướng tăng Khi nghiên cứu tiêu dùng,
Keynes đã phát hiện ra 3 yếu tô ảnh hường đến tiêu dùng đó là:
> Thứ nhất, thu nhập hiện tại là yếu tố quan trọng, chủ yếu quyết địnhtiêu dùng Lãi suất ảnh hưởng nhỏ đến tiêu dùng
> Thứ hai, xu hướng tiêu dùng cận biên (MPC) nằm trong khoảng (0,1)
Theo Keynes, khi thu nhập tăng, thì các hộ gia đình không dành hết phần tăng
cho tiêu dùng hay tiêu dùng tăng nhưng mức tằng nhỏ hơn mức tăng của thu
nhập.
> Thứ ba, khi thu nhập tăng thì xu hướng tiêu dùng bình quân (APC)
giảm hay khi thu nhập tăng thì APC giảm và xu hướng tiết kiệm bình quân
(APS) tăng.
1.2 Giả thuyết thu nhập thường xuyên (Milton Friedman)
Theo Fisher, tiêu dùng phụ thuộc vào thu nhập mà người tiêu dùng kiếm
được trong cả cuộc đời (tức là thu nhập hiện tại và tương lai) Theo Friedman, trong cuộc đời người tiêu dùng có những khoản thu nhập không lặp lại gọi là thu
nhập tạm thời (hay thu nhập bat thường), có những khoản thu nhập thi lặp lại gọi
là thu nhập thường xuyên (là khoản thu nhập có các tính chất: lặp đi lặp lại và ôn định) Do đó, Friedman cho rang tiêu dùng sẽ tỉ lệ thuận với thu nhập thường
xuyên mà không chịu ảnh hưởng bởi thu nhập tạm thời.
Các giả định:
> Người tiêu dùng sẽ tiêu dùng toàn bộ thu nhập mình có được trong
suốt cuộc đời
> Tiêu dùng là hàm của thu nhập thường xuyên.
> Người tiêu dùng sẽ lựa chọn một cách kết hợp tiêu dùng hiện tại vàtương lai dé tối đa hóa lợi ích cho suốt cuộc đời
Thu nhập mà cá nhân kiếm được cả đời:
Y = Y'+Y?
Y: thu nhập trong toàn bộ cuộc đời người tiêu dùng
YTM thu nhập thường xuyên, là thu nhập kéo dai trong tương lai
Trang 10YT: thu nhập bất thường (tạm thời), là thu nhập không kéo dài trong tương
lai.
Theo friedman:
Thứ nhất, tiêu dùng chủ yếu phụ thuộc vào thu nhập thường xuyên Khi
Y thì tiêu dùng tăng nhiều Hàm tiêu dùng theo Friedman là:
C=aY?
Trong đó:
a: là xu hướng tiêu dùng từ thu nhập thường xuyên
Thứ hai, khi thu nhập tạm tời tăng YTthì tiêu dùng tăng ít, còn tiết kiệm
tăng nhiều để trang trải cho những năm còn lại khi khoản thu nhập này không
lặp lại.
Ty lệ tiêu dùng bình quân được tính:
APC= C/Y = AYP/Y
Trong ngắn han, sự thay đổi của thu nhập là do sự thay đổi của thu nhậptạm thời tạm thời, còn thu nhập thường xuyên không đổi vì vậy, khi thu nhậpcủa các hộ gia đình tăng (do thu nhập tạm thời tăng) nên có APC thấp Trong dài
hạn, thu nhập thay đổi chủ yếu do sự thay đổi của thu nhập thường xuyên nên
khi thu nhập tăng thi APC sẽ 6n định
1.3 Mô hình giả thuyết vòng đời (Modigliani)
Gia thuyết vòng đời do Modigliani giới thiệu vào năm 1960 cùng với sự
tham gia của hai nhà kinh tế là A.Ando và R.Brumberg Giả thuyết kế thừa các ýtưởng của Fisher về hành vi tiêu dùng, dé từ đó lý giải cho những hạn chế mà
hàm tiêu dùng của Keynes gặp phải.
Dựa trên nghiên cứu của Fisher, Modigliani cho rằng: trong cuộc đờingười tiêu dùng thì thu nhập thường hay biến động và biến động mạnh nhất là
khi nghỉ hưu.
Mỗi cá nhân sẽ lập kế hoạch tiêu dùng cho suốt cuộc đời dựa trên dự tính
về thu nhập kiếm được trong cả cuộc đới của họ sao cho mức tiêu dùng ít bị biến
động.
Trang 11Các giả thuyết:
+ Một người bắt đầu đi làm và anh ta dự tính sẽ đi làm cho tới lúc nghỉ
hưu trong N năm và kỳ vọng minh sẽ sống được thêm T năm nữa
+ Lượng của cải ban đầu của người đó có là W
s Mức thu nhập ở hiện tại của người này là Y1 và mức thu nhập kỳ vọng
trong (N-1) năm tiếp theo sẽ là Ye.
* Người này có mong muốn duy trì một mức tiêu dùng bình quân trongcuộc đời 6n định trong suốt cuộc đời
+ Người nay không có ý định dé lại khoản thừa kế
* Các khoản tiết kiệm không sinh lãi.
Giả định:
+ Lãi suất thực tế r = 0
* Việc dàn đều tiêu dùng là mục tiêu tối ưu
» Y là thu nhập nhận được trong những năm di làm, tiêu dùng bình quân
là C.
Nội dung của mô hình:
C=W/T+(N*Y)/T 1/T = a được gọi là xu hướng tiêu dùng của cải, con N/T là xu hướng tiêu dùng từ thu nhập
e Tiêu dùng sẽ phụ thuộc vào thu nhập và của cải
eCác cá nhân sẽ chọn mô hình tiêu dùng đề tối đa hóa lợi ích và chịu sự
ràng buộc ngân sách trong suốt cuộc đời của họ.
eTiêu dùng không chỉ liên quan đến thu nhập hiện tại mà còn liên quan
đến thu nhập của anh ta trong suốt cuộc đời.
e Người tiêu dùng duy trì mức tiêu thụ nhiều hơn hoặc ít hơn hoặc tăng
nhẹ trong vòng đời của mình Trong những năm đi làm, người tiêu dùng luôn có
ý thức tích lũy thu nhập dé trang trai cho những năm về hưu, họ sẽ duy trì tiêuchuẩn tương tự như giai đoạn trước
Trang 12Đặt ơ là xu hướng tiêu dùng cận biên của của cải W, B là xu hướng tiêu
dùng cận biêncủa thu nhập, hàm tiêu dùng sẽ được viết dưới dạng:
C=aW+ BY
Ty lệ tiêu dùng bình quan APC sẽ được tinh:
APC =C/Y =a*W/Y +
Nhận xét:
+ Của cải của các hộ gia đình không khác nhau nhiều như thu nhập, dovậy các hộ gia đình có thu nhập cao sẽ có tỷ lệ tiêu dùng bình quân (APC) thấphơn những hộ gia đình có thu nhập thấp
+ Trong ngắn hạn, của cải it thay đối so với thu nhập nên ty lệ tiêu dùng
bình quân (APC) có xu hướng giảm khi thu nhập tăng.
+ Theo thời gian, tổng của cải và thu nhập cùng tăng lên nên tỷ lệ tiêu
dùng bình quân (APC) ồn định
Trang 13CHƯƠNG II
TONG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIEM VE CÁC NHÂN TO
ANH HUONG DEN TIEU DUNG CÁ NHÂN
2.1 Tổng quan các nghiên cứu ở nước ngoài:
Tiêu dùng được bắt nguồn từ quy luật tâm lý tiêu dùng cơ bản quy định,
và có một xu hướng chung là mọi người sẽ chỉ tiêu nhiều hơn cho tiêu đùng khi
mà thu nhập của họ tăng lên, nhưng không cùng mức tăng thu nhập, bởi vì một
phan của thu nhập của họ là dé dành cho tiết kiệm (Rana va Verma, 1980)
Đề kiểm định những giả thuyết và nhận định này, đã có nhiều nghiên cứu
thực nghiệm ở nước ngoài, sử dụng các phương pháp và bộ số liệu khác nhau.
Điền hình như một số nghiên cứu của Sathian và Sujatha (2009) dé tìm xem xét
tần suất tiêu ding các sản pham chăn nuôi khác nhau có liên quan đến thu nhập của các gia đình ở Kalpetta, quận Wayanad của Kerala hay không Kết quả cho
thấy có mối liên quan đáng kể giữa thu nhập gia đình và mức tiêu dùng của họđối với hầu hết các sản phẩm sữa, trứng và các sản phẩm thịt Iyengar và J cómột kết luận quan trọng được rút ra từ bài tập là độ co giãn thu nhập dươngkhông nhất thiết ngụ ý sự gia tăng nhu cau khi thu nhập tăng Nó đã được chỉ rarang các hộ gia đình thành thị có thé sẽ chuyển từ ngũ cốc sang các mặt hàngthực phâm chế biến không phải là ngũ cốc vì mức sống của họ vượt quá mức độ
sung túc nhất định Không có xu hướng như vậy đã được tiết lộ trong trường hợp của các hộ gia đình nông thôn Tuy nhiên, một số khác cũng khan định được
biến số kinh tế cũng ảnh hưởng rất lớn về xu hướng tiêu dùng, vàSooryamoorthy (1993) đã xác định tầm quan trọng của các biến số kinh tế và địa
lý xã hội nhất định có vai trò nâng cao trong xu hướng tiêu dùng mới ở kerala.Nghiên cứu liên quan đến tầng lớp trung lưu và thấp hơn và dựa trên dữ liệu thuthập được từ các hộ gia đình Phân loại chi tiêu bình quân đầu người cho thấy
80% dân số thuộc nhóm chỉ tiêu hàng tháng trên đầu người từ 101 đến 600rs và phần còn lại trên 600rs Các mặt hàng tiêu dùng như đồ uống, giải khát, thực
Trang 14pham chế biến, quan áo và giày dép được chọn đề phân tích và chi tiêu phát sinh cho các mặt hang này đã được phân tích dé tìm ra ảnh hưởng của các biến độc
lập như thu nhap,nghé nghiệp, tiêu chuẩn giáo dục và các yếu tố địa lý Nó đãđược tìm thấy răng vai trò nếu các biến độc lập ảnh hưởng như thế nào đến môhình chi tiêu Nghiên cứu xác định tang lớp thu nhập trung bình, người đượctuyển dụng trong các công việc được trả lương thường xuyên và được giáo dụctốt là danh mục người tiêu dùng chi tiêu đáng chú ý vào các mặt hàng đang
nghiên cứu.
Tuy nhiên, bài nghiên cứu này vẫn còn thiếu những nội dung chuyên sâu
về các đặc điểm chu kỳ của hành vi người tiêu dùng thì không được giải quyết, tác động của mô hình sinh kế và các chương trình mạng lưới an toàn của chính phủ đối với hành vi chi tiêu tiêu dùng không được dé cập, tác động của hành vi
chỉ tiêu tiêu dùng đến tiêu dùng thực phẩm không được chỉ ra
Trong bài nghiên cứu : “yếu tô quyết định đến tiêu dùngở Trung Quốc va
các nước G7” của tác gia Khalid Khan, Chen FEI, Muhammad Abdul Kamal,
Sarfaraz Ahmed Shaikh Truong Kinh té, Dai hoc Khoa hoc va Công nghệ
Huazhong, (HUST), Vũ Hán, Trung Quốc có sử dụng phương pháp ARDL,
được giới thiệu bởi Pesaran va Shin (1995) và sau đó được mở rộng bởi Pesaran,
Shin va Smith (2001).Nghiên cứu này ước tính giá tri tiêu dùng cho các nước G7
bang cách sử dụng phương pháp ARDL để hợp nhất, tim ra các yếu tố ảnh hưởng đến tổng tiêu dùng tư nhân tổng hợp ở Trung Quốc và các nước G7.
Nghiên cứu đã chi ra rang ở tất cả các nước, thu nhập là yếu tố quan trọng nhấtảnh hưởng đến tiêu dùngcả trong ngắn hạn và dài hạn Tuy nhiên, các hệ số vềGDP trong ngăn hạn lớn hơn dai hạn trong khi các hệ số của cải trong dài hạnlớn hơn so với ngăn hạn Bài nghiên cứu từ rất sớm nhưng đã cho thấy kết quả
rất tốt về các nhân té tác động đến tiêu dùng trong khu vực ở Trung Quốc và G7.
Trong một nghiên cứu khác cua tác gia Christiana Osei Bonsul và
Paul-Francois Muzindutsi về: “Yếu tố kinh tế vĩ mô của tiêu dùng hộ gia đình Chi tiêu ở Ghana”: Một phương pháp tiếp cận tông hợp đa biến (2013) cũng đã cho
10
Trang 15thấy các nhân tố ảnh hưởng tới tiêu dùng đặc biệt là mối quan hệ giữa thu nhập
và tiêu dùng Nghiên cứu nay đã sử dụng phương pháp tông hợp đa biến dé phân tích các yếu tố quyết định đến chỉ tiêu tiêu dùng của hộ gia đình ở Ghana Mô
hình VAR và kiểm định Johansen được sử dụng dé thé hiện mối quan hệ trongngắn hạn và dài hạn giữa các biến kinh tế vĩ mô được lựa chọn (thu nhập, lạm
phát và tỷ giá hối đoái thực) và RHC ở Ghana Kết quả của nghiên cứu cho thấy
thu nhập và lạm phát có ảnh hưởng lâu dài đến chi tiêu cho tiêu dùng của các hộ
ở Ghana, nơi có khoảng 79,71% thu nhập thực tế được chỉ tiêu cho tiêu dùng
Các số liệu ngắn hạn cho thấy thay đổi chi tiêu hộ gia đình ở Ghana chủ yếu là
do những thay đổi về mức giá và nó có tác động tới thu nhập thực tế và tỷ giá hối đoái thực Những phát hiện này hàm ý rằng những thay đổi trong mô hình
chỉ tiêu hộ gia đình không chỉ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế hoặc thu nhập,
mà còn ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ Ghana Do đó, kết luận rằng sự thay đổi
về mức giá và kỳ vọng về lạm phát có tác động ngắn hạn và dài hạn đến tiêudùng hộ gia đình ở Ghana Do đó, các nhà hoạch định chính sách có thể duy trì
mô hình chi tiêu 6n định giữa các hộ gia đình bang cách quản lý kỳ vọng về lạm
phát và khuyến khích sự ổn định ở mức giá Các nhà hoạch định chính sách cũng nên xây dựng các chiến lược dé khuyến khích các hộ gia đình Ghana chi cho các sản phâm địa phương khi chỉ tiêu cao vào hàng hóa giao dịch đường như
có tác động lan truyền với đồng tiền Ghana.
Khi bàn về tiêu dùng của hộ gia đình ,trong bài : “Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến chỉ tiêu hộ gia đình (thị tran) ở Nam Phi”của tác giả T.J Sekhampu,Đại học Tây Bắc, Nam Phi E Niyimbanira, Dai học Công nghệ Vaal, Nam Phi(03/2013) Bài viết chỉ ra một số nhân tố khác nữa tác động đến chỉ tiêu tiêudùng Đó là: thu nhập hộ gia đình, quy mô hộ gia đình, số người làm việc, tìnhtrạng việc làm, tình trạng hôn nhân và trình độ học vấn của chủ hộ Nghiên cứu
này đã phân tích các mô hình chỉ tiêu của các hộ gia đình ở một thị trấn
Bophelong ở Nam Phi Một mô hình hồi quy đa biến được sử dung dé xác định
các nhân tô ảnh hưởng đên chi tiêu hộ gia đình Dữ liệu từ mau ngẫu nhiên mau
11
Trang 16của 579 hộ gia đình ởBophelong được phân tích, với chi tiêu hộ gia đình hang
tháng là biến phụ thuộc biến.Mô hình ty trọng chi tiêu cho thấy thực phẩm là lớn
nhất, chiếm 45,5%tong chỉ tiêu hàng tháng Phân tích các nguồn thu nhập hộ gia
đình cho thấy tiền lương và tiền công đóng góp nhiều nhất (50,5%) vào thu nhập
hộ gia đình Sự đa dạng trợ cấp của chính phủ cho những người có nhu cầu và
đủ tiêu chuẩn đóng góp khoảng 36,3% vào thu nhập hộ gia đình
Kết quả phân tích hồi quy về các yêu tố ảnh hưởng đến chi tiêu hộ giađình cho thấy thu nhập hộ gia đình, quy mô hộ gia đình, số người làm việc, tìnhtrạng việc làm, tình trạng hôn nhân và trình độ học van của chủ hộ ảnh hưởng
đáng ké đến tổng chi tiêu hàng tháng Cụ thể, như thu nhập hộ gia đình tăng, tong chi tiêu hang tháng dự kiến sẽ tăng lên Thu nhập hộ gia đình tăng lên làm tăng 32% tổng chi tiêu hộ gia đình Thu nhập hộ gia đình là quan trọng vì nó xác
định số tiền có thể được chi cho các nhu cầu khác nhau của hộ gia đình Sốlượng và chất lượng của một hộ gia đình các mô hình chi tiêu tương quan chặtchẽ với sức mua của hộ gia đình Hộ gia đình lớn hơn cũng liên quan đến việctăng chi tiêu Thêm vào đó, tỷ lệ hộ gia đình tăng lên sẽ dẫn đến Chi tiêu hộ giađình tăng 17% Dự kiến quy mô hộ gia đình sẽ tác động đáng kê đến chi phí hộgia đình Những kết quả này phù hợp với những kết quả của Davisetal (1983)
đã kết luận rằng thu nhập hộ gia đình và quy mô hộ gia đình có tác động tích cực
đáng kê đến chi tiêu hộ gia đình Số người làm viéc,tinh trạng việc làm, và trình
độ học vấn của chủ hộ cũng đóng góp không nhỏ đến chỉ tiêu hộ gia đình Điều
này cho thấy các hộ gia đình nơi người chủ hộ có nhiều giáo dục hơn, họ có chỉtiêu hộ gia đình cao hơn so với các hộ có học van ít hơn Kết qua cho thấy giáo
dục chủ hộ gia đình tăng lên làm cho chi tiêu gia đình tăng 15% Cá nhân có các
cấp độ giáo dục khác nhau có thé có kiến thức khác và nhận thức khác nhau về
chế độ ăn uống và sức khỏe, và do đó có thé có một gid tiêu thụ khác nhau Sự gia tăng số lượng người làm việc là kết hợp với tăng thu nhập Bài viết cũng cho thấy rang sự gia tăng về số lượng người làm việc sẽ dẫn đến tăng 12% tổng chi
tiêu hộ gia đình.
12
Trang 172.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước:
Bên cạnh nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về tiêu dùng, thì cũng có một số nghiên cứu của các tác giả trong nước về chỉ đề này trong đó: nghiên cứu
các nhân tố hưởng đến mức chỉ tiêu trong hộ gia đình ở Việt Nam — Vũ Triều
Minh.
Bài nghiên cứu sử dụng kết quả của cuộc khảo sát toàn quốc về Mức sống
Việt Nam năm 1993 (VHLSS — Vietnam Living Standard Survey) và tập trung
tim hiểu nhưng yếu tố cố thé tạo ra mức chi tiêu khác nhau trong 4800 hộ giađình trên toàn lãnh thé Việt Nam bang cách phân tích những đặc điểm kinh tế xã
hội của họ gia đình về các yếu tố như số người trong hộ gia đình, tính chất vùng lãnh thé và môi trường sống của hộ gia đình đó là thành thị hay nông thôn Với
phương pháp sử dụng dụng mô hình hồi quy cho mức chỉ tiêu ở Việt Nam Đãgiải thích được 40% sự thay đổi trong biến chỉ tiêu trong mỗi hộ gia đình và tất
cả các biến độc lập như: số năm đi học, tuổi chủ hộ, kích thước hộ gia đình, tìnhtrạng biết chữ, giới tính và vừng miền đều có ý nghĩa cao Kết quả thu được là:trình độ học vấn không ảnh hưởng nhiều đến mức chỉ tiêu của hộ gia đình Và
yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến chi tiêu của các hộ gia đình ở Việt Nam là yếu
tố nghề nghiệp và sự chênh lệch về chi tiêu theo các yếu tố lãnh thé là rất quantrọng Tuy nhiên, trong bài không đề cập tới tác động của thu nhập đến tiêu
dùng.
Đề có thê phân tích toàn diện thiện hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu
dùng cá nhân ở Việt Nam thì chuyên dé thực tập tốt nghiệp nay sẽ tiếp tục
nghiên cứu vệ các nhân tô ảnh hưởng đên tiêu dùng cá nhân ở Việt Nam.
13
Trang 18KET LUẬNQua những phân tích từ lý thuyết của các nhà kinh tế học cô điền, có thểnhận thấy tiêu dùng không phụ thuộc vào thu nhập hiện tại như được đưa ra bởi
chức năng tiêu dùng của Keynes Thay vào đó, tiêu dùng sẽ tỉ lệ thuận với thu nhập thường xuyên mà không chịu ảnh hưởng bởi thu nhập tạm thời nhưng thu
nhập thường hay biến động trong suốt cuộc đời của người tiêu dùng Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy ngoài thu nhập ra thì tiêu dùng còn phụ thuộc vào một
số các yếu tố khác, tuy nhiên thu nhập mới là yếu tố chính tác động tới tiêu dùng
cá nhân.
14