1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Đầu tư phát triển tại Công ty CP Y tế Hoàng Long - thực trạng và giải pháp

93 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng và giải pháp đầu tư phát triển tại Công ty Cổ phần Y tế Hoàng Long
Tác giả Nguyễn Hà Quỳnh Trang
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh tế đầu tư
Thể loại Chuyên đề
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 21,63 MB

Nội dung

Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm hoặc kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học thì bác sỹ chỉ định xét nghiệm đọc và ký kết quả xét nghiệm

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

KHOA DAU TƯ

Dé tai:

THUC TRANG VA GIAI PHAP DAU TU PHAT TRIEN

TAI CONG TY CO PHAN Y TE HOANG LONG

GIAI DOAN 2017 -2025

Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Thu Hà

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hà Quỳnh Trang

Mã sinh viên : 11185107

Lớp : Kinh tế đầu tư 60A

Hà Nội, năm 2022

Trang 2

LỜI CAM ĐOANChuyên đề này là công trình nghiên cứu của cá nhân tác giả, được thực hiệndưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Thị Thu Hà Các số liệu, những kếtluận nghiên cứu được trình bày trong chuyên đề này hoàn toàn trung thực Tác giả

xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này!

Tác giả

Nguyễn Hà Quỳnh Trang

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Dé hoàn thành chuyên đề này, cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Lãnh đạo, cùng quý thầy, cô giáo ở trường Đại học Kinh tế Quốc Dân cùng với

tri thức và tâm huyết của mình đã giảng dạy, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất cho

em trong suốt quá trình học tập tại trường.

Xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ y bác sĩ tại Công ty Cổ Phân Y tế Hoàng Long

đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập tại đây cũng như giúp đỡ em về tài liệu, thông tin dé em hoàn thành chuyên dé.

Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên em trong suốt thời gian học tập và thực hiện chuyên dé.

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS.Nguyễn Thị Thu Hà, người đã tận

tâm hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện chuyên đề.

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Nguyễn Hà QuỳnhTrang

Trang 4

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE HOAT ĐỘNG DAU TƯ PHÁT TRIEN CUA DOANH

NGHIỆP HOAT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC Y TE -5- 55s <sess 3

1.1 Khái niệm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y té 3

1.2 Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế 71.2.1 Đặc điểm dau tư phát triển trong doanh nghiệp y tẾ 2-2-5: 71.2.2 Vai trò của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp y tế - 81.2.3 Nguồn vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp y tẾ -2- 2: 91.2.4 Nội dung dau tư phát triển trong doanh nghiệp y tế -2-+- 101.2.5 Quan lý hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp y tế - 13

1.2.6 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư trong doanh nghiệp

2 151.2.7 Các nhân tô ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp y

3 ÔỎ 18

CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG HOẠT DONG DAU TƯ PHÁT TRIEN TẠI

CONG TY CO PHAN Y TE HOANG LONG GIAI DOAN 2017 - 2021 21

2.1 Tong quan về Công ty Cổ Phan Y tế Hoang Long - 212.1.1 Thông tin cơ bản và quá trình phát trién của Công ty Cổ Phần Y Tế Hoàng Long

21

2.1.2 Các hoạt động chính Công ty Cô phan Y tế Hoang Long - 22

2.1.3 Cơ cau bộ máy nhân lực của Công ty Cổ phan Y tế Hoang Long 22

2.1.4 Tình hình kinh doanh của Công ty Cô phần Y tế Hoàng Long trong giai đoạn

“00/20 ÀỞỐỔỐỔ 23

2.2 Thực trạng hoạt động đầu tư phát triễn 5-s- s5 sesessesess 242.2.1 Quy mô và nguồn vốn đầu tư phát triển -¿- ¿©+++2cszz+cxe 24Nguồn vốn đầu tư phát triển của Công ty -2¿ 2 £+E£+EE£EEeEEEerkerrkerrseee 262.2.2 Nội dung đầu tư phát triển của Công ty -¿¿+++++++czxevtrxerrrxeerre 32.2.3.Công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển và mô hình quản lý đầu tư của

Công ty Cổ phan y tế Hoàng Long -©2¿©2z22+zzcvscee 19

Trang 5

2.3.Đánh giá hoạt động đầu tư phát trién tại công ty Cổ phần y tế Hoàng Long 4

CHUONG III: MOT SO GIẢI PHÁP NANG CAO HIỆU QUÁ HOAT

DONG DAU TU PHAT TRIEN TAI CONG TY CO PHAN Y TE HOANG

LONNG G0 cọ ch TT 0 0 T000 50009 000 57

3.1 Định hướng va chiến lược phát triển của công ty đến năm 2025 57

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tac đầu tư phát triển tại công ty 57

3.2.1.Giải pháp tăng cường huy động vốn đầu tư - -¿- 2xx 573.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển - - 59

3.2.3 Giải pháp đối với công tác quản lý hoạt động đầu tư - - 66

4180079 0077 dd ÔỎ 68

PHỤ LỤC

PHU LUC 1 CHỨC NANG NHIỆM VU CUA CÁC BO PHAN TẠI CÔNG

TY CO PHAN Y TE HOANG LONG

TAI LIEU THAM KHAO

Trang 6

DANH MỤC VIET TAT

STT Từ viết tắt Nghĩa của từ viết tắt

ATP Hiệp hội Quan vợt quốc tế chuyên nghiệp

CNTT Công nghệ thông tin

CP Cổ phần

ĐKKD Dang ký kinh doanh

INHNN INgân hàng nhà nước

PK Công ty

TT Thong tu

Trang 7

giai đoạn 2017-22 1 - c1 1112111111911 1 1191111101111 1111118111 1H TH ng rry 27

Bang 2.4: Tỷ trọng nguồn vốn đầu tư phát triển của Công ty Cổ phan y tế Hoàng

bus; 0s(s.ii80208//2720 111177 1

Bảng 2.5: Cơ cau vốn DTPT phân theo nội dung đầu tư của Công ty Cổ phần Y

tê Hoàng LONØ - - Q1 re 4

Bang 2.6: Tỷ trọng vốn DTPT phân theo nội dung đầu tư của Công ty Cô phần Y

tê Hoàng LOnØ - - Q9 ng re 5

Bang 2.7: Cơ cau dau tư cho Tài sản có định của Công ty giai đoạn 2017-2021 10Bang 2.8: Danh mục máy móc thiết bi của Công ty Cô phần Y tế Hoàng Long

đầu tư trong giai đoạn 2017-2021 - ¿+ 2+E+E2E+ESEESEEEEEEEEEEEEEEEErErrkrkrree 11Bang 2.9: Danh mục đầu tư máy móc thiết bi văn phòng của Công ty Cô phần Y

tế Hoàng Long giai đoạn 2017-2021 -¿- 2+2 2+E+E£E+E£E£EEEEEEEEEeEErEersrkeree 12

Bảng 2.10: Cơ câu vốn đầu tư cho hoạt động marketing và mở rộng thị trường

của Công ty Cô phần Y tế Hoang Long giai đoạn 2017 - 2021 . 18

Bảng 2.11: TSCD tăng thêm của Công ty Cổ phan y tế Hoàng Long giai đoạn

QOL 2m 5

Bảng 2.12: Năng lực phục vụ tăng thêm của Công ty Cổ phần y tế Hoàng Long

giai đoạn 2017 - 222] - cu nh HH 6 Bảng 2.13: Lượng khách hàng tăng thêm trên ngày nhờ hoạt động marketing tại

công ty Cổ phần Y tế Hoàng Long giai đoạn 2017 - 2021 . -:-+- 52

Trang 9

2017-DANH MỤC SƠ ĐỎ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy nhân lực của Công ty Cé phần Y tế Hoàng Long 22

Sơ đồ 2 2 Quy trình chuẩn bị dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần y tế Hoàng

Sơ đồ 2 3 Quy trình thực hiện dự án dau tư tại Công ty Cô phan y tế Hoàng Long 2

Sơ đồ 2 4 Quy trình thực hiện dự án dau tư tại Công ty Cổ phan y tế Hoang Long 3

Trang 10

LOI MỞ ĐẦU

Không quốc gia nào có thể đạt được bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân

và các mục tiêu phát triển bền vững về y tế nếu thiếu hệ thống chăm sóc sức khỏe

ban đầu vững mạnh Và Việt Nam cũng không là ngoại lệ

Cùng với những thay đổi nhanh chóng về kinh tế xã hội, Việt Nam hiện

phải đối mặt với những thách thức mới về sức khỏe Biến đối khí hậu nghiêmtrọng, ô nhiễm không khí và suy thoái môi trường, thói quen hút thuốc và uốngrượu bia cùng với lối sống ít vận động - tất cả những điều này đều đang ảnh hưởng

tiêu cực tới sức khỏe và là những yếu tố nguy cơ của các bệnh mạn tính Hệ thống

y tế cũng đã có nhiều thay đổi: nhiều khoản dau tư được tập trung cho các công ty,

dẫn đến bệnh nhân dồn đến đó dé khám chữa bệnh đã gây nên tình trạng quá tải

tại các công ty ở Việt Nam Trong khi đó, hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu

không được đầu tư nguồn lực đầy đủ, nên chưa được sử dụng hết công suất Hơn

nữa, tốc độ lão hóa dân số nhanh tại Việt Nam còn dẫn tới việc tăng sé luong bénhnhân lớn tuổi sử dụng dịch vụ y tế tại các công ty, nếu hệ thống chăm sóc sức khỏeban đầu không hoạt động hiệu quả Do đó, chăm sóc sức khỏe sẽ càng trở nên tốnkém hơn đối với các hộ gia đình và cả nền kinh tế

Nam bắt được yêu cầu cấp thiết đó, Công ty Cô phần Y tế Hoang Long là

một doanh nghiệp trong ngành y tế trong giai đoạn 2017 — 2021 đã có những kế

hoạch đầu tư phát triển của riêng minh dé tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh

dịch vụ Hoạt động đầu tư phát triển của công ty bước đầu đã mang lại được nhữnghiệu quả tích cực như có thương hiệu riêng trong lĩnh vực y tế và được nhiều kháchhàng biết đến Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực thì hoạt động đầu tư

phát triển của doanh nghiệp vẫn còn tồn tại một vài hạn chế khiến hoạt động đầu

tư chưa đạt được hiệu quả tối ưu

Là sinh viên chuyên ngành Kinh tế đầu tư, được sự cho phép của ban lãnhđạo Công ty Cổ phần Y tế Hoàng Long tác giả đã được tiếp cận và tìm hiểu hoạt

động đầu tư phát triển tại Công ty Quá trình thực tập tại Công ty là một cơ hội quý

báu giúp tác giả trang bị và bổ sung các kiến thức chuyên ngành cũng như có đượccái nhìn thực tế về công tác đầu tư tại doanh nghiệp Chính vì thế, tác giả chọn đềtài: “Dau tư phát triển tại Công ty CP Y tế Hoàng Long - thực trạng và giải

pháp” làm đề tài Chuyên đề thực tập tốt nghiệp, nhằm đưa ra các giải pháp góp

phần hoàn thiện hoạt động đầu tư phát triển tại Công ty

Nội dung khóa luận bao gồm 3 chương:

Trang 11

Chương 1: Cơ sở ly luận vẻ hoạt động dau tư phát triển của doanh nghiệp

hoạt động trong lĩnh vực y tế

Chương 2: Thực trạng dau tư phát triển tại Công ty Cổ phan Y tế Hoàng

Long giai đoạn 2017-2021

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dau tư phát triểntại Công ty Cổ phân Y tế Hoàng Long đến năm 2025

Trang 12

CHUONG I

CO SO LY LUAN VE HOAT DONG DAU TU PHAT TRIEN CUA

DOANH NGHIEP HOAT DONG TRONG LINH VUC YTE

1.1 Khai niệm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế

Doanh nghiệp y tế là doanh nghiệp cũng cấp các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc

và nâng cao sức khỏe nhân dân trong lĩnh vực y tế; khám bệnh, chữa bệnh, phục

hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y dược cô truyền; sức

khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược; mỹ phẩm; an toàn thực phẩm.

Các doanh nghiệp y tế cũng có những đặc điểm riêng biệt như yếu tố nguồn

lực là quan trọng Mỗi doanh nghệp y tế chữa bệnh phải có một người chịu trách

nhiệm chuyên môn kỹ thuật Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và

trưởng các khoa chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các

điều kiện nhất định sau đây:

L Cơ sở vật chất:

a) Có địa điểm cô định (trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động);

b) Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định

của pháp luật;

c) Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lai, trừ trường hợpkhông có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác dé tiệt

trùng dụng cụ.

Il Trang thiết bị y tế:

a) Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở;

b) Riêng cơ sở khám, điều trị bệnh nghề nghiệp ít nhất phải có bộ phận xét nghiệm

sinh hóa;

c) Phòng khám tư van sức khỏe hoặc phòng tư van sức khỏe qua các phương tiệncông nghệ thông tin, viễn thông không bắt buộc phải có trang thiết bị y tế quy định

tại điểm a, b khoản này nhưng phải có đủ các phương tiện công nghệ thông tin,

viễn thông, thiết bị phù hợp với phạm vi hoạt động đăng ký

Trang 13

II Nhân lực

a) Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có một người chịu trách nhiệm chuyên

môn kỹ thuật Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật va trưởng các khoa

chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điêu kiện sau đây:

- Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp

phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở.

- Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gồm nhiều chuyên khoa thì chứng chỉhành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải có phạm vi hoạtđộng chuyên môn phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa lâm sàng mà cơ

sở đăng ký hoạt động.

- Đối với các phòng khám chuyên khoa đưới đây, người chịu trách nhiệm chuyên

môn kỹ thuật còn phải đáp ứng các điều kiện như sau:

+ Phòng khám chuyên khoa Phục hồi chức năng: La bác sỹ có chứng chỉ hành

nghề về chuyên khoa vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng:

+ Phòng khám, điều trị hỗ trợ cai nghiện ma túy: Là bác sỹ chuyên khoa tâm thần,

bác sỹ đa khoa có chứng chi dao tạo về chuyên khoa tâm thần hoặc bác sỹ chuyên

khoa y học cô truyền có chứng chỉ đào tạo về hỗ trợ cai nghiện ma túy bằng phươngpháp y học cô truyền;

+ Phòng khám, điều trị HIV/AIDS: Là bác sỹ chuyên khoa truyền nhiễm hoặc bác

sỹ đa khoa và có giấy chứng nhận đã đào tạo, tập huấn về điều trị HIV/AIDS;

+ Phòng khám chuyên khoa y học cô truyền: La bác sỹ hoặc y sỹ chuyên khoa y

hoc cô truyền;

+ Phòng chan trị y học cổ truyền: Là lương y hoặc là người được cấp Giây chứng

nhận bài thuốc gia truyền hoặc là người được cấp Giấy chứng nhận phương pháp

chữa bệnh gia truyền;

+ Phòng khám dinh dưỡng: Là bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sỹ đa

khoa và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc bác sỹ y học dự

phòng và có chứng chi đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng hoặc cử nhân chuyên

Trang 14

ngành đinh dưỡng hoặc bác sỹ y học cổ truyền và có chứng chỉ dao tạo về chuyênkhoa dinh dưỡng hoặc cử nhân y khoa và có chứng chi dao tạo về chuyên khoadinh dưỡng hoặc y sỹ và có chứng chỉ đào tạo về chuyên khoa dinh dưỡng:

+ Phòng khám chuyên khoa thâm mỹ: Là bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình

hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thâm mỹ hoặc chuyên khoa phẫu thuật thâm

mỹ,

+ Phòng khám chuyên khoa nam học: Là bác sỹ chuyên khoa nam học hoặc bác

sỹ đa khoa và có chứng chỉ đào tạo vê chuyên khoa nam học;

+ Phòng khám, điều trị bệnh nghé nghiệp: Là bác sỹ chuyên khoa bệnh nghé nghiệp

có chứng chỉ hành nghề hoặc bác sỹ đa khoa có chứng chỉ hành nghề và chứng chỉđào tạo về bệnh nghề nghiệp;

+ Phòng xét nghiệm: Là bác sỹ hoặc kỹ thuật viên chuyên ngành xét nghiệm, trình

độ đại học trở lên có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa xét nghiệm hoặc cử nhân

hóa học, sinh học, được sĩ trình độ đại học đối với người đã được tuyên dụng làm

chuyên ngành xét nghiệm trước ngày Nghị định này có hiệu lực và được cấp chứngchỉ hành nghề chuyên khoa xét nghiệm với chức danh là kỹ thuật viên;

+ Phòng khám chân đoán hình ảnh, Phòng X-Quang: Là bác sỹ chuyên khoa chân

đoán hình ảnh hoặc cử nhân X-Quang trình độ đại học trở lên, có chứng chỉ hành

nghề;

- Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được

cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa

bệnh ít nhất là 54 tháng Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyênmôn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được thé hiện bằng văn bản;

- Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở

b) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa

bệnh, các đối tượng khác làm việc trong co Sở nếu có thực hiện việc khám bệnh,chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh,

chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công Căn cứ vào phạm vi hoạt

Trang 15

động chuyên môn, văn bang, chứng chỉ, chứng nhận dao tạo va nang lực của người

hành nghề, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh,chữa bệnh phân công người hành nghề được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn

băng văn bản;

c) Kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học được đọc và ký kết quả xét nghiệm

Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa xét nghiệm

hoặc kỹ thuật viên xét nghiệm có trình độ đại học thì bác sỹ chỉ định xét nghiệm

đọc và ký kết quả xét nghiệm;

d) Cử nhân X-Quang có trình độ đại học được đọc và mô tả hình ảnh chẩn đoán.Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có bác sỹ chuyên khoa chân đoán

hình ảnh hoặc bác sỹ X-Quang thì bác sỹ chỉ định kỹ thuật chan đoán hình anh đọc

và ký kết quả chân đoán hình ảnh;

đ) Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không

cần phải cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh

thì được phép thực hiện các hoạt động theo phân công của người chịu trách nhiệm

chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (kỹ sư vật lý y học, kỹ sư

xa tri, âm ngữ tri liệu, tâm lý trị liệu và các đối tượng khác), việc phân công phải

phù hợp với văn băng chuyên môn của người đó.

IV Cơ sở khám sức khỏe dap ứng các điêu kiện sau:

a) Là cơ sở khám, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của

pháp luật;

b) Phải có đủ các bộ phận khám lâm sàng, cận lâm sàng, nhân lực và thiết bị y tế

cần thiết để khám, phát hiện được tình trạng sức khỏe theo tiêu chuẩn sức khỏe và

mẫu phiếu khám sức khỏe được ban hành kèm theo các văn bản hướng dẫn khám

sức khỏe theo quy định của pháp luật.

V Co sở dịch vụ thâm mỹ không thuộc loại hình phải có giấy phép hoạt động

nhưng phải có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ

thâm mỹ theo mẫu quy định tại Phụ luc VIII ban hành kèm theo Nghị địnhnày gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày

Trang 16

Các dịch vụ thâm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể

người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốthoặc các can thiệp xâm lần khác) làm thay đôi màu sắc da, hình dạng, cân nặng,

khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực,

bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử

dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thâm

mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thâm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cóphạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thâm mỹ tùy theo phạm vi hoạtđộng chuyên môn được cơ quan có thâm quyên phê duyệt

1.2 Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế

1.2.1 Đặc điểm dau tw phát triển trong doanh nghiệp y tế

Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp y tế có những đặc điểm sau:

- Quy mô vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển

thường rất lớn Với sự phát triển không ngừng của ngành ý tế, các doanh nghiệptrong ngành cần một nguồn vốn dau tư rất lớn dé nâng cao năng lực cạnh tranh.Hơn nữa với đặc thù của các doanh nghiệp là cung cấp dịch vụ y tế khám chữabệnh cho bệnh nhân Chính vì thé dé có được uy tín va chiếm lĩnh thị trường, cácdoanh nghiệp phải tập trung đầu tư cho nâng cao chất lượng sản phẩm dich vụ.Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư vào trang thiết bị vật tư y tế tiên

tiến, hữu dụng, tiếp cận các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế Mặt khác, hầu hết các

doanh nghiệp trong ngành đều có máy móc thiết bị y tế hiện đại vì thế cần tập trungđầu tư dé nâng cao công nghệ, mua sam may moc thiết bị hiện dai dé có thé thămkhám chữa bệnh cho bệnh nhân quy mô lớn và chỉ phí tốt, đạt được hiệu quả tối

ưu trong quá trình khám chữa bệnh Với đặc điểm vốn lớn như vậy đòi hỏi cácdoanh nghiệp y tế phải xây dựng chính sách phân bé vốn cho những nội dung mộtcách hợp lý, có kế hoạch đầu tu đúng đắn, dai han va quản lý chặt chẽ tổng vốn

đầu tư

- Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp y tế dựa nhiều vào tiến bộ khoa học côngnghệ Đặc biệt là công nghệ liên quan đến thăm khám chữa bệnh Xác định ứng

dụng tiễn bộ khoa hoc kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào hoạt động khám chữa bệnh,

chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, nâng câp hạ tâng thiệt bị; đây mạnh nghiên

Trang 17

cứu, ứng dụng tiễn bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ y học hiện đại vào công táckhám, điều trị cho bệnh nhân, đồng thời bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn

cho đội ngũ y, bác sĩ, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc sức khỏe

nhân dân Do đặc thù của doanh nghiệp trong ngành, các doanh nghiệp phải kết

hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại Tập trung vào van dé chất

lượng sản pham dé tiếp cận những máy móc công nghệ tiên tiến trên thé giới

- Thời kỳ đầu tư kéo dai Quy mô vốn cần thiết cho hoạt động đầu tư pháttriển tại doanh nghiệp y tế thường rat lớn nên thời kỳ đầu tư thường kéo dài Changhạn trong việc trong công tác đầu tư nghiên cứu và phát triển thử nghiệm lâm sang,hay thử nghiệm trang thiết bị vật tư ý tế lầm sang, hoặc có những thời kỳ đầu tưkéo dài khoảng vài năm do xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển dịch vụ y

tế như xây dựng công ty, công ty, các cơ sở y tế

- Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài Công ty, công ty y tế, cơ

sở y tế thường sử dụng trung bình khoảng 15 đến 20 năm Các thiết bị vat tư y tế,

máy móc từ 5 đến 10 năm Hầu hết các kết quả đầu tư được sử dụng vào mục tiêuphát triển đưa lại sự tăng trưởng mạnh mẽ cho doanh nghiệp y tế

- Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp y tến làcác cơ sở y tế, nhà kho, văn phòng, thiết bị máy móc, vật tư y tế

1.2.2 Vai trò của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp y tế

- Đầu tư phát triển giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp y

tế Với sự phát trién không ngừng của ngành y tế tại nước ta Cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp trong ngành đang trở nên ngày càng gay gắt hơn Chính vì thé đầu

tư phát triển là việc làm thiết yêu đối với mỗi doanh nghiệp dé chiếm được thị phantrong cuộc chiến khốc liệt này Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp y tế thông

qua việc dau tư hệ thống máy móc khám chữa bệnh hiện đại, xây dựng thêm nhiều

cơ sở y tế, điều này góp phan nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu

và xu hướng khám chữa bệnh mới nhất của người bệnh Ngoài ra việc đầu tư pháttriển sản phẩm dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp phát triển được dịch vụ chăm sócthăm khám tốt nhất, tiện lợi, hiện đại nhất đáp ứng được yêu cầu của những kháchhàng khó tính nhất

- Đầu tư phát triển giúp mở rộng quy mô của doanh nghiệp y tế Các doanhnghiệp y tế dùng nguồn vốn đầu tư để xây dựng thêm cơ sở hạ tầng và nhà kho

bao quản nguyên liệu, mua những dây chuyền công nghệ mới, hiện dai, Diéu này

góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp

Trang 18

- Đầu tư phát triển góp phần đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp y tế diễn ra liên tục Hầu hết các doanh nghiệp thủa sản đều sử dụng

hệ thống dây chuyền dé sản xuất vì thé sau một thời gian hệ thống nay sẽ hao mòn,

hư hỏng Để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, doanh nghiệp

luôn phải kiểm tra, sửa chữa hoặc thay mới các máy móc đã hư hỏng

- Đầu tư giúp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp y tế Cán

bộ trong doanh nghiệp y tế bảo gồm những y bác sĩ, nhân sự hành chính tong hợp

Vì thế cùng với đầu tư cho khoa học công nghệ và mua sắm máy móc hiện đại

doanh nghiệp phải kết hợp với việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ y bác sĩ, nhân sự

có tay nghề đáp ứng những công nghệ, khao học mới Ngoài ra, những cán bộ làm

việc ở lĩnh vực y tế phải được đào tạo về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp Conngười đóng vai trò quan trọng trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ củadoanh nghiệp vì vậy đầu tư phát triển vào con người sẽ giúp doanh nghiệp tiếp tụcton tại và ngày càng phát triển trong ngành

- Hoạt động đầu tư phát triển giúp doanh nghiệp y tế gia tăng lợi nhuận

Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận tuy nhiên nếu không

có đầu tư thì doanh nghiệp sẽ không thé duy trì hay mở rộng hoạt động sản xuấtkinh doanh dịch vụ Đầu tư phát triển là một trong những quyết định có ý nghĩachiến lược đối với doanh nghiệp Vì nó có tác động lớn tới kết quả và hiệu quả sảnxuất kinh đoanh dịch vụ của doanh nghiệp Những sai lầm trong việc dự toán vốnđầu tư có thê dẫn đến tình trạng lãng phí vốn lớn, thậm chí gây hậu quả nghiêmtrọng đối với doanh nghiệp Tóm lại, hoạt động đầu tư phát triển có vai trò rất quantrọng trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp y tế đòi hỏi các

quyết định đầu tư phải được tính toán và cân nhắc kỹ lưỡng

1.2.3 Nguồn vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp y té

- Được Quỹ Bảo lãnh tín dụng địa phương bảo lãnh để vay vốn tại các tô chức tíndụng theo quy định tại Nghị định số 34/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 của Chínhphủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp

nhỏ và vừa.

- Được hưởng lãi suất ưu đãi theo chính sách lãi suất đối với 5 lĩnh vực ưu tiên

phát triển theo quy định tại mục 2 Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày

30/12/2016.

Trang 19

Nguồn vốn dau tư trong doanh nghiệp y tế vừa là điều kiện tiên quyết vừa

có ảnh hưởng to lớn đến tinh khả thi và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển

Đặc biệt là đối với doanh nghiệp ngành y tế khi cần có một lượng vốn lớn nhất

định dé dam bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả Xét theo hình thức sở hữu vốn,

nguồn vốn của các doanh nghiệp y tế bao gồm hai nguồn chính là:

- Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn này bao gồm vốn góp của các thành

viên lập công ty, quỹ khấu hao cơ bản, quỹ đầu tư phát triển, phần lợi nhuận sau

thuế giữ lại để đầu tư, cổ phiếu Nguồn vốn này có ưu điểm đó là mang tính chủ

động và tránh cho doanh nghiệp những rủi ro về tín dụng Vì đây là nguồn vốn bên

trong doanh nghiệp, là tài sản mà thành viên sau khi trở thành chủ sở hữu của công

ty thu lại được trong quá trình doanh nghiệp vận hành, hoạt động Đây là nguồn

vốn hình thành do cá nhân bỏ ra góp cô phan và bổ sung tăng giảm hang năm nên

nguồn vốn này sẽ được thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh từng thời kỳ Tuynhiên, nhược điểm của nguồn vốn này là giới hạn về quy mô và phụ thuộc nhiềuvào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ở Việt Nam số lượng doanhnghiệp y tế quy mô nhỏ, chuyên về một sản phẩm còn nhiều do đó nguồn vốn chủ

sở hữu còn chiếm ty trọng nhỏ trong tổng cơ cấu nguồn vốn Tuy nhiên, với đặc

điểm ngành là dịch vụ y tế, đòi hỏi lượng vốn ban đầu với các doanh nghiệp trong

ngành là tương đối lớn

Nguồn vốn vay Nguồn vốn vay được doanh nghiệp huy động bằng cách

vay từ các ngân hàng, các tô chức tài chính, phát hành trái phiếu, tín dung dau tưphát triển, tín dụng thuê mua, đặc biệt với lĩnh vực y tế nhận được rất nhiều ưu đãi

từ phía cơ quan nhà nước.

Hiện nay, Chính phủ chưa có chính sách tín dụng ưu đãi áp dụng riêng cho doanh

nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế, khám chữa bệnh Tuy nhiên, có một số chínhsách tin dụng ưu đãi của Chính phủ khi vay vốn tại t6 chức tín dụng như:

1.2.4 Nội dung đầu tư phát triển trong doanh nghiệp y té

Có 5 nội dung trong đầu tư phát triển tại doanh nghiệp y tế là: đầu tư xây

dựng cơ bản, đầu tư hàng tồn trữ, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư nghiên

cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đầu tư cho hoạt động marketing

a Đầu tư xây dựng cơ bảnĐây là một trong những hoạt động đầu tư căn bản nhất, quan trọng nhất, có

ý nghĩa quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm, giá thành, lợi nhuận và

10

Trang 20

năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp y tế Xét theo nội dung, đầu tư xây dựng cơ

bản trong doanh nghiệp y tế bao gồm:

- Đầu tư xây dựng phục vụ công tác thăm khám chữa bệnh bao gồm: xây

dựng cơ sở hạ tầng: công ty chữa bệnh, nhà thuốc, khu đón tiếp bệnh nhân, xây

dựng khu văn phòng cho nhân sự khối hành chính tổng hợp, văn phòng cho ban

giám đốc điều hành doanh nghiệp

- Đầu tư mua sắm, lắp đặt hệ thống dây chuyền, máy móc, những trang thiết

bị phục vụ công tác thăm khám chữa bệnh với quy mô lớn Dé nâng cao khả năngcạnh tranh, doanh nghiệp y tế thường đầu tư mua máy móc thiết bị mới nhập khẩu

nước ngoài.

- Đầu tư sửa chữa những máy móc bị hỏng, hết thời hạn sử dụng, thay thếnhững máy móc thiết bị đã lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của

doanh nghiệp Đặc biệt với những doanh nghiệp lớn hoạt động nhiều năm trong

ngành thường xuyên phải cập nhật những thiết bị máy móc mới hiện đại đạt tiêuchuẩn quốc tế dé đảm bảo cung cấp dich vụ thăm khám chữa bệnh tốt nhất

- Đầu tư vào các tài sản cô định khác như các trang thiết bị văn phòng, thiết

bị dụng cu quản lý, máy tính, máy in,

b Đầu tư hàng tôn trữĐầu tư hàng tồn trữ nhằm giúp cho doanh nghiệp đảm bảo sự ổn định trongchuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh cung cấp dịch vụ và đáp ứng nhu cầu củakhách hàng Hàng tồn trữ trong doanh nghiệp y tế là toàn bộ nguyên liệu đầu vàophục vụ cho công tác khám chữa bệnh như dụng cụ y tế, thuốc, Việc đầu tư vàonhững hàng này sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong cung cấp dịch vụ, đồng thờiđáp ứng đủ cho nhu cầu thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ

đó đạt được lợi nhuận tối ưu Tùy theo quy mô của doanh nghiệp mà số lượng cũng

như cơ cau của những mặt hàng tồn trữ này là khác nhau

c Dau tư phát triển nguôn nhân lựcĐối với những doanh nghiệp y tế đầu tư phát triển nguồn nhân lực mangtính chất đặc biệt quan trọng bao gồm hai nội dung là đầu tư về số lượng và đầu tư

về chất lượng

- Về số lượng nguồn nhân lực: Đầu tư làm tăng quy mô và số lượng lao độngtrong doanh nghiệp Điều này thê hiện rõ nhất khi một doanh nghiệp trong ngànhmuốn mở rộng sản xuất kinh đoanh dịch vụ Nhân lực ngành y tế (bao gồm bác sĩ,

11

Trang 21

y tá, nữ hộ sinh, được sĩ, ) là thành phan vô cùng quan trọng trong việc cung cấp

các dịch vụ y tế có chất lượng, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân (và

đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững liên quan đến sức khỏe

- Về chất lượng nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực y tế được coi là một trong

những thành phần cơ bản và quan trọng Nguồn nhân lực y tế không chỉ qua đàotạo mà còn phải sử dụng, quản lý một cách phù hợp dé cung cấp hiệu quả các dịchvụy tế, dịch vụ khám bệnh đến người dân Đầu tư nhằm nâng cao trình độ chuyên

môn, kỹ thuật của y bác sĩ trong doanh nghiệp, nâng cao trình độ khám chữa bệnh.

Đây là khoản đầu tư vô cùng quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp y tế Đặc biệt với đặc thù ngành y tế, cán bộ y bác sĩ phải trựctiếp tham gia vào quá trình khám chữa bệnh và sử dụng các thiết bị máy móc y tếhiện đại trong quá trình thực hiện thăm khám Vì thế việc đầu tư đào tạo cho nhân

sự là cần thiết để có thê đáp ứng những yêu cầu phát triển khoa học công nghệ,cũng như ứng dụng được các phương thức kiến thức thăm khám hiện đại và tiên

tiến Ngoài ra dé nâng cao tinh thần của cán bộ nhân viên, các doanh nghiệp cũngđầu tư cải thiện môi trường làm việc của doanh nghiệp, đầu tư cho công tác y tế

và chăm sóc sứ khoẻ của nhân viên, đầu tư vào tiền lương (đảm bảo trả lương phùhợp với mức đóng góp công hiến của người lao động, có tính cạnh trạnh với cácdoanh nghiệp khác) Nếu đầu tư phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả, năng suất

lao động được cải thiện, trình độ chuyên môn và khả năng áp dụng công nghệ mới

được nâng cao, tạo ra sự gan bó lâu dai giữa nhân viên với doanh nghiệp cũng nhưđạt được hiệu suất cao trong việc cung cấp dịch vụ y tế Từ đó tạo nền tảng vững chắc

cho doanh nghiệp y tế trong điều kiện cạnh tranh khóc liệt với các doanh nghiệp tư và

CƠ SỞ y tế thăm khám chữa bệnh công Vì vậy, dé tồn tại và phát triển các doanhnghiệp cần có chiến lược phát triển nguồn nhân lực đúng đắn, có hiệu quả

d Dau tu cho hoạt động marketingTrên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty cung cap sản phẩm dịch vụ y

tế Hầu như không có sự khác biệt quá lớn trong quá trình thăm khám giữa cácdoanh nghiệp trong ngành Thêm vào đó, ngày càng có nhiều doanh nghiệp muốntham gia vào ngành Vì thé để có thé dành ưu thé trong cuộc dua đưa sản phamdịch vụ của mình đến người tiêu dung, các doanh nghiệp cần phải chú trọng đầu

tư cho hoạt động marketing nhằm xây dựng thương hiệu, khẳng định được vi trí

12

Trang 22

các sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp mình trong tâm trí của khách hàng, nâng

cao thương hiệu của doanh nghiệp Thông qua hoạt động marketing mà doanh

nghiệp có thé nam bat nhu cầu dé cung cấp sản phẩm dịch vụ phù hợp với mong

muốn của khách hàng, giúp cho uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp được nhiều

khách hàng trên thị trường biết đến Nhiều doanh nghiệp trong ngành đầu tư cho

hoạt động quảng bá sản phẩm của mình với quy trình thăm khám chất lượng đạt

chuẩn châu Âu, điều này đánh vào tâm lý của người tiêu dùng giúp họ an tâm khi

sử dụng sản phâm dich vụ của doanh nghiệp từ đó tăng doanh thu và chiếm lĩnh

thị trường Ngoài ra những doanh nghiệp nhỏ muốn mở rộng quy mô sản xuất kinhdoanh dịch vụ, phát triển thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thìphải tăng cường và thường xuyên đầu tư cho hoạt động tìm kiếm, tiếp thị, khaithác và mở rộng thị trường, hay doanh nghiệp phải xác định chiến lược marketing

cho riêng mình.

Đầu tư cho hoạt động marketing bao gồm:

- Đầu tư hoạt động quảng cáo: đây là chiến lược ngắn hạn trong mục tiêu

xây dựng thương hiệu dài hạn, là cách thức truyền tải thông tin tới khách hàng

bang các phương tiện truyền thông như báo, tạp chí, truyền hinh dé khách hàng

biết đến được uy tín cũng như kinh nghiệm của doanh nghiệp y tế

- Đầu tư phát triển thương hiệu: bao gồm dau tư xây dựng thương hiệu thôngqua các kênh truyền thông Quảng bá chất lượng và sản phẩm dịch vụ của doanhnghiệp y tế Đặc biệt đối với các doanh nghiệp y tế tư nhân, nếu không có giảipháp thúc đây hoạt động marketing thì rất khó có thê làm hình ảnh cũng như cạnh

tranh được với các cơ sở y tê công.

1.2.5 Quản lý hoạt động dau tư phát triển trong doanh nghiệp y

Quản lý hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp y tế được chia làm

3 giai đoạn: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành các kết quả đầu tư

a Quản lý giai đoạn chuẩn bị dau tư

Đây là giai đoạn tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở hai

giai đoạn sau đặc biệt là đối với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư Ở giai đoạn

này hoạt động quản lý đầu tư sẽ bao gồm:

- Nghiên cứu, phát hiện, đánh giá các cơ hội đầu tư: Xây dựng ý tưởng

dau tu là việc xác định bức tranh toàn cảnh vê mục tiêu, kêt quả cuôi cùng va

13

Trang 23

phương pháp thực hiện kết quả đó Quản lý đầu tư cần đến ngay khi ý tưởng đầu

tư bắt đầu hình thành Tập hợp số liệu, xác định nhu cầu, đánh giá độ rủi ro, dự

tính nguồn lực, so sánh lựa chon hạng mục đầu tư là những công việc được triển

khai và cần được quản lý trong giai đoạn này Quyết định lựa chọn dự án là những

quyết định chiến lược dựa trên mục đích, nhu cầu và các mục tiêu lâu dài của doanhnghiệp y tế

- Quản lý quá trình lập dự án đầu tư: Để nâng cao hiệu quả công tác lập

dự án, đòi hỏi ngay từ công tác tổ chức lập dự án phải lựa chọn được các thành

viên tham gia có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung của dự án đầu tư tạidoanh nghiệp y tế Quá trình này cần lập báo cáo nghiên cứu đầu tư (báo cáo nghiêncứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi) trên cơ sở nghiên cứu, phân tích cơ

hội đầu tư, sự phù hợp sản phẩm được đầu tư với yếu tố môi trường trong và ngoài

của doanh nghiệp y tế

- Quản lý quá trình thâm định dự án đầu tư: Người có thâm quyền quyếtđịnh đầu tư trong doanh nghiệp dược tô chức thâm định dự án trước khi ra quyết

định đầu tư, xem xét các yếu tố đảm bảo tính hiệu quả của dự án

b Quản lý giai đoạn thực hiện dau tư

Quá trình này bao gồm 3 giai đoạn chủ yếu là lập kế hoạch, điều phối thựchiện và thực hiện giám sát các công việc trong dự án nhằm đảm bảo cho dự án đầu

tư hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các

yêu cầu, mục tiêu đã đặt ra Ở giai đoạn này, các doanh nghiệp y tế thực hiện hoạt

động quản lý đầu tư gồm:

- Quản lý tiễn độ thực hiện đầu tư: Là việc quản lý thời gian thực hiện đầu

tư Thời gian thực hiện đầu tư chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên, xã hộinhư: yếu tố thời tiết, vốn trong đầu tư Do đó dé tiến độ thực hiện đầu tư đượcdiễn ra theo đúng kế hoạch, công ty thường tiễn hành kiểm tra khảo sát địa điểmđầu tư: các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; thu thập các số liệu từ đó xác địnhnhững biện pháp áp dụng hỗ trợ kip thời Thiết lập mạng công việc, thiết lập thờigian thực hiện từng công việc Thực hiện kiểm tra giám sát thông qua những séliệu thu thập và báo cáo định kì về dự án nhằm giải quyết kip thời những van dékhó khăn trong quá trình thực hiện Thực hiện bảo quản máy móc thiết bị côngnghệ phuc vụ dự án, thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa nhằm đạt đượchiệu quả sử dụng tốt nhất Thực hiện quản lý vốn có hiệu quả đảm bảo tính liêntục về vốn trong suốt thời gian thực hiện dự án Đây là yếu tố quan trọng không

14

Trang 24

chỉ ảnh hưởng tới tiễn độ thực hiện đầu tư mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ giai đoạn

thực hiện dự án.

- Quản lý vốn đầu tư: Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp chế biến chủ

yếu gồm hai nguồn: Nguồn vốn tự có và vốn vay ngân hàng Nguồn vốn đầu tư

của công ty qua các năm đều có sự thay đổi, nguồn vốn tự có giảm hàng năm,nguồn vốn vay ngân hàng tăng theo từng năm Ngoài ra, nhằm đảm bảo về vốnđầu tư khi có sự thiếu hụt bất ngờ về von công ty còn thực hiện các hình thức nhằm

huy động vốn đáp ứng kịp thời sự thiếu hụt bao gồm vay ngân hàng và các tổ chức

tín dụng.

- Quản lý chất lượng đầu tư: nhằm đảm bảo cho hoạt động đầu tư thoảmãn tốt nhất những yêu cầu và mục tiêu đề ra Quản lý chất lượng đầu tư bao gồm

việc xác định các chính sách chất lượng, mục tiêu, trách nhiệm và việc thực hiện

chúng thông qua các hoạt động: lập kế hoạch chất lượng, kiểm soát và bảo đảmchất lượng trong hệ thống

Trong giai đoạn này nảy sinh rất nhiều khó khăn khiến nhiều hạng mục, dự

án đầu tư không đảm bảo được tiến độ thời gian và chi phí dự kiến do giải pháp kỹthuật không thích hợp hay do thiếu vốn khiến hạng mục, dự án đầu tư phải thay

đổi so với ban đầu

c Quản lý giai đoạn vận hành kết quả dau tr

Giai đoạn này cần quản lý việc nghiệm thu dự án, hạng mục đầu tư; đưa kết

quả thực hiện đầu tư vào sử dụng; thanh quyết toán vốn đầu tư; và thực hiện tổng

kết rút kinh nghiệm cho các quyết định đầu tư khác trong tương lai

Ở các doanh nghiệp y tế thực hiện thiết lập bộ máy lãnh đạo quản lý và vận

hành kết quả đầu tư Thiết lập các cấp lãnh đạo, các phòng ban tùy theo từng kết

quả mà tổ chức bộ máy quản lý riêng Các phòng ban thực hiện các chức năngriêng của mình, thực hiện quản lý và vận hành kết quả đầu tư, thực hiện báo cáođịnh kỳ với giám đốc những van dé gặp phải của dự án Giám đốc là người đưa ra

ý kiến và hướng giải quyết tong hợp cuối cùng và là người chịu trách nhiệm với

hiệu quả quản lý dự án.

1.2.6 Hệ thong các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả dau tư trong

doanh nghiệp y tế

15

Trang 25

a Hệ thong chỉ tiêu đánh giá kết quả đầu tư trong doanh nghiệp y tế

- Khối lượng vốn đầu tư thực hiện

Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tông số tiền đã chi dé tiến hành các hoạt

động của công cuộc đầu tư bao gồm các chi phí xây dựng cơ bản, chi phí cho công

tác mua sắm máy móc, lắp đặt thiết bị, chi phí cho lao động, cho công tác quản lý,giám sát, chi phí cho nhân sự, hàng tồn trữ, Chỉ tiêu vốn đầu tư thực hiện có vaitrò quan trọng trong công tác quản lý đầu tư, chỉ tiêu này giúp chủ đầu tư, các nhàquản lý biết được mức độ đạt được trong quá trình thực hiện đầu tư, đánh giá đượcmức độ hoàn thành của từng hạng mục, đối tượng đầu tư

- Tài sản có định huy động

Là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năngphát huy tác dụng độc lập đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong

thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thé đưa vào hoạt động được ngay Các tài sản cố

định được huy động là kết quả đạt được trực tiếp của quá trình đầu tư, chúng cóthé được biểu hiện băng hiện vật như số lượng cơ sở công ty,, văn phòng làm việcđược xây dựng, sỐ lượng máy móc thiết bị được lắp đặt ,

- Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm

Khi các tài sản cố định được huy động vào sử dụng và các hoạt động đầu tư

vào nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học có kết quả, chúng đã làm gia tăng nănglực sản xuất, phục vu cho doanh nghiệp y tế Ngoài ra, huy động các tài sản cốđịnh vào hoạt động trong các lĩnh vực của doanh nghiệp y tế đã kéo theo sự gia

tăng về số lượng và chất lượng của đội ngũ lao động dé vận hành các tài sản cố

định do hoạt động đầu tư phát triển tạo ra Ví dụ: sự gia tăng số lượng cơ sở công

ty làm gia tăng sản phẩm dịch vụ cho nhân dân việc đưa vào hoạt động thêm máy

móc g1úp cai thiện chất lượng dịch vụ Ngoài ra, việc sử dụng dây chuyền mới hiện

đại làm nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ Sự gia tăng của năng lực phục vụ

sản xuất không chỉ mang lại cho doanh nghiệp nghiệp sự gia tăng số lượng sản

phẩm dịch vụ mà còn góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận và nâng cao khả năng

cạnh tranh của doanh nghiệp.

b Hệ thong chỉ tiêu đánh giá hiệu qua dau tư trong doanh nghiệp y tế

* Chỉ tiéu hiệu qua tài chính

- Cơ sở hạ tầng, dịch vụ y tế tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng

trong kỳ nghiên cứu Chỉ tiêu này được xác định băng việc so sánh sô lượng cơ sở

16

Trang 26

công ty tăng thêm, dịch vụ y tế tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp

với tông mức vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp

Nó cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kì nghiên cứu của doanh nghiệp

tạo ra được bao nhiêu mức tăng của cơ sở công ty, dịch vụ y tếtrong kỳ nghiên cứu của

daonh nghiệp

- Doanh thu tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên

cứu của doanh nghiệp: Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh doanh thu tăngthêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp dược với tông mức vốn đầu tư phát huytác dụng trong kỳ nghiên cứu Đó là doanh thu kinh doanh các dịch vụ y tế, thông qua

việc trao đổi sản phẩm dịch vụ y tế, các khoản doanh thu từ các hoạt động dịch vụ

khác như

- Lợi nhuận tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên

cứu của doanh nghiệp: Chỉ tiêu này được tính cho các doanh nghiệp y tế, được xácđịnh băng việc so sánh lợi nhuận tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệpvới tông mức vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu Nó cho biết một

đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp tạo ra

bao nhiêu mức tăng của lợi nhuận trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đó.

* Chỉ tiêu hiêu quả kinh tế - xã hội

- Mức đóng góp cho ngân sách tăng thêm trong kỳ nghiên cứu so với vốn

đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp: Chỉ tiêu này được

xác định bằng việc so sánh tổng mức đóng góp cho ngân sách tăng thêm trong kỳ

nghiên cứu với tổng mức vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của

doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong

kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã đóng góp cho ngân sách với mức tăng thêm là bao nhiêu.

- Mức thu nhập (hay tiền lương của người lao động) tăng thêm so với vốnđầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp: Chỉ tiêu này đượcxác định băng việc so sánh tong thu nhập hay tiền lương của người lao động tăngthêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư phát huy tácdụng trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong

kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã đem lại mức thu nhập hay tiền lương của người

lao động tăng thêm là bao nhiêu.

- Số việc làm tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên

cứu của doanh nghiệp: Chỉ tiêu này được xác định bang việc so sánh tổng số chỗ

17

Trang 27

việc làm tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp so với tổng mức đầu tưphát huy trong kỳ nghiên cứu Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị vốn đầu tư pháthuy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã tạo ra số chỗ việc làm tăng

thêm là bao nhiêu.

- Các chỉ tiêu hiệu quả trên còn có thê được xác định cho bình quân năm trong

kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp Trị số các chỉ tiêu hiệu quả xem xét càng cao, chứng

tỏ hoạt động đầu tư của doanh nghiệp đã đem lại hiệu quả kinh tế xã hội ngày càng

Cao.

- Ngoài các chỉ tiêu cơ bản trên, trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của

hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp còn có thể sử dụng các chỉ tiêu khác như:

+ Đóng góp vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe người dân;

+ Mức độ đáp ứng các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của

có ảnh hưởng lớn đến kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển của doanh nghiệp y tế.Tình hình kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu thăm khám chữa bệnh của người dân

tăng cao mo ra thị trường kinh doanh rộng lớn cho doanh nghiệp Các doanh

nghiệp phải nắm bắt cơ hội đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhucầu thị trường từ đó thu được lợi nhuận cao hơn Ngược lại khi nền kinh tế khókhăn, thu nhập người dân thu hẹp lại thì doanh nghiệp cần có những chiến lượchạn chế đầu tư mở rộng sản xuất mà thay vào đó cần thu hẹp quy mô dich vụ détránh gây ra tình trạng dư thừa gây lãng phí von

b Sự quản lý của Nhà nước và môi trường pháp lý

Các doanh nghiệp trong ngành y tế chịu sự quản lý của nhiều cơ quan như

Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Y tế Các hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp cũng chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp và

các văn bản pháp luật chuyên ngành có liên quan, đặc biệt là các quy định liên

quan đến y tế

d Các yếu tổ khác

18

Trang 28

Tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật, sự biến động của giá nguyên vật liệu

các yếu tô đầu vào cũng có ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp y

tế Tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật là tiền đề tốt để doanh nghiệp tăng năng

suất lao động và chất lượng sản phẩm dịch vụ Sự biến động về giá nguyên vật liệu

đầu vào sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp y tế

nhập khẩu nguyên liệu đầu vào dé phục vụ phân phối sản phẩm dịch vụ Đề hạn

chế rủi ro, bên cạnh chính sách nhập khâu, dự trữ hàng tồn trữ hợp lý, doanh nghiệp

dược cũng cần có kế hoạch chủ động cân đối nguồn ngoại tệ phục vụ cho nhập

khẩu các nguyên liệu đầu vào

1.2.7.2 Nhân tô chủ quan

a Chiến lược phát triển kinh doanh, chiến lược dau tư của doanh nghiệpChiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là kế hoạch tông thê xác

định mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp, các chính sách và giải pháp sử dụng các

nguồn lực đề thực hiện mục tiêu phù hợp với môi trường kinh doanh Chiến lược

kinh doanh của doanh nghiệp quyết định đến chiến lược đầu tư, do vậy đây là điềukiện tiền đề, tiên quyết đảm bảo hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp

Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh có vai trò định hướng cho sự phát triển

của doanh nghiệp, là căn cứ dé xác định chiến lược đầu tư và các kế hoạch đầu tư

cụ thể Một chiến lược phát triển đúng đắn, cùng với sự lựa chọn phương án đầu

tư phù hợp sẽ khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực của doanh

nghiệp nhằm duy trì và tạo ra các nguồn lực lớn hơn Ngược lại, chiến lược định

hướng đầu tư sai, bất hợp lý sẽ gây ra thất thoát, lãng phí, ảnh hưởng đến hiệu quả

đầu tư của doanh nghiệp

động đo đó ảnh hưởng lớn đến tiến độ và chất lượng của dự án

Trên góc độ gián tiếp, năng lực tài chính có ảnh hưởng lớn đến khả năng huyđộng vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác

c Năng lực quản lý trong hoạt động dau tư

Chất lượng quản lý hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp bao gồm:

19

Trang 29

+ Chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư:

Đề đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư được tiến hành thuận lợi, đạt được

mục tiêu mong muốn, đem lại hiệu quả kinh tế- xã hội cao thì trước khi bỏ vốn

doanh nghiệp phải làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư Đối với giai đoạn chuẩn bị

đầu tư, vấn đề chất lượng, van đề chính xác của kết quả nghiên cứu, tính toán và

dự đoán là quan trọng nhất Trong quá trình lập dự án đầu tư phải dành đủ thời

gian và chỉ phí theo đòi hỏi của các nghiên cứu Đồng thời, làm tốt công tác chuẩn

bị đầu tư sẽ đây mạnh được tiễn độ thực hiện hoạt động đầu tư, cũng như nâng cao

hiệu quả hoạt động trong giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư

+ Quản lý quá trình thực hiện đầu tư:

Năng lực quản lý quá trình thực hiện đầu tư tốt sẽ góp phần đây nhanh tiến

độ thực hiện đầu tư, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tránh hiện

tượng thất thoát lãng phí, đồng thời đảm bảo chất lượng các công trình, máy móc,

thiết bị thi công, xây dựng, lắp đặt

+ Quản lý quá trình khai thác vận hành:

Khai thác, vận hành là quá trình trực tiếp tạo ra doanh thu, lợi nhuận, vì vậyđây là khâu quan trọng, có tính quyết định đến kết quả và hiệu quả hoạt động đầu

tư Chất lượng công tác quản lý, khai thác vận hành tốt sẽ có tác dụng giảm chỉ phí

vận hành, nâng cao công suất hoạt động của máy móc thiết bị, khai thác có hiệu

quả và mở rộng thị trường đầu ra, từ đó làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, đâynhanh tốc độ quay vòng của vốn dau tư, rút ngắn thời gian thu hồi vốn dau tư.Ngược lại, sẽ có tác động tiêu cực, làm giảm hiệu quả hoạt động đầu tư

d Cơ cầu sử dụng vốn dau tuMột trong những đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển là sử dụng nguồn

vốn lớn Một cơ cau sử dung vốn đầu tư hợp lý sẽ góp phần khai thác có hiệu quả cácnguồn lực với chi phí thấp nhất Vì vậy, cơ cau sử dụng vốn đầu tư hợp lý sẽ có tácdụng nâng cao kết qua và hiệu quả của hoạt động dau tư phát triển

e Chất lượng nguồn nhân lựcChất lượng nguồn nhân lực có vai trò xuyên suốt đến tất cả các khâu, các giaiđoạn của quá trình đầu tư phát triển, do đó đây là nhân tô có tính quyết định đến kết quả

và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển Việc sử dụng đúng, hợp lý nguồn nhân lực

ở từng khâu, từng giai đoạn của quá trình đầu tư góp phần khai thác hợp lý và sử dụng có

hiệu quả các nguôn lực, nhăm tạo ra kêt quả lớn hơn nguôn lực đã bỏ ra.

20

Trang 30

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOAT DONG DAU TƯ PHÁT TRIEN TẠI CÔNG TY

CỎ PHẢN Y TẾ HOÀNG LONG GIAI ĐOẠN 2017 - 2021

2.1 Tổng quan về Công ty Cé Phan Y tế Hoàng Long

2.1.1 Thông tin cơ bản và quá trình phát triển của Công ty Cé Phan Y TẾ Hoàng

Long

- Tên đơn vi: Công ty Cô Phan Y Tế Hoang Long

- Địa chỉ: Toa VCCI, Số 9 Đào Duy Anh, Phường Phuong Mai, Đống

Đa, Hà Nội

- Số Giấy phép ĐKKD / MST: 0106180176 — Do Sở kế hoạch và Dau tư

TP Hà Nội cấp ngày 15/05/2013

- Được thành lập từ tháng 3/2013, trải qua hơn 7 năm hình thành va phát

triển, đến nay, Công ty Cô phần Y tế Hoàng Long đã từng bước trưởng thành, sốlượng khách hàng đến thăm khám và điều trị tăng vượt bậc qua từng năm Công ty

tự hào là một trong những đơn vị y tế chuyên sâu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

tiêu hóa, gan mật, trở thành địa chỉ tin cậy trong cộng đồng

- Tọa lạc tại vi trí trung tâm của Thủ đô - là điểm giao thoa của nhiều tuyến

đường lớn, sở hữu diện tích lên tới hơn 1500m2 sàn, được trang bị rất nhiều dàn

máy nội soi, máy siêu âm nội soi hiện đại, hệ thống thăm dò chức năng ống tiêu

hóa tiên tiên bậc nhât Việt Nam hiện nay, cùng với đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ có

21

Trang 31

trình độ chuyên môn cao, Hoàng Long đang dần trở thành địa chỉ tin cậy của người

dân thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung.

2.1.2 Các hoạt động chính Công ty Cé phan Y tế Hoàng Long

Mỗi năm, Công ty Cổ phần Y tế Hoàng Long tiếp đón hàng chục nghìn lượtbệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh lý tiêu hóa, gan mật Bên cạnh sự đầu tư

về máy móc, công nghệ, kỹ thuật hiện đại, một trong những yêu tố làm nên thương

hiệu của Hoàng Long chính là yếu tổ Con người

e Dat sức khỏe của bệnh nhân là ưu tiên hàng đầu Mỗi bệnh nhân tựa nhưthân nhân của chính mỗi người thầy thuốc

« Chuyên môn của các y, bác sĩ luôn luôn được chú trọng, được dao tạo

bai ban và tạo điều kiện dé học tập, nâng cao tay nghề

e _ Luôn tâm niệm, sức khỏe và hạnh phúc của người dân chính là động lực

cho sự phát triển mỗi ngày

« Là Công ty chuyên sâu điều trị các bệnh lý tiêu hóa, gan mật, Hoang

Long hiểu rằng, các bệnh lý về tiêu hóa vô cùng đa dạng, ngày càng có xu hướng

trẻ hóa và không ngừng gia tăng cả về số lượng các ca mắc mới cũng như mức độ

phức tạp Do đó, nâng cao nhận thức của cộng đồng chủ động tầm soát, cùng với

đây mạnh ứng dụng các kỹ thuật chân đoán điều trị là việc làm tiên quyết dé nâng

cao chất lượng cuộc sống của mỗi bệnh nhân

2.1.3 Cơ cấu bộ máy nhân lực của Công ty Cổ phan Y tế Hoàng Long

KHOA HỒI SỨC KHOATIM KHOA NỘI KHOANỘI KHOATHẬN DON VỊ ĐIỀUTRỊ KHOA LIÊN i KHOA :

° ` cấpcứU MẠCH THAN KINH TONGHOP — NHÂNTẠO KHOASAN ngoygucju - KHOANGOẠI Quuyynguoạ ce PHCN-VDCT `

Ỷ Ỷ Ỷ ¥ Ỳ M J | M ¥ v

Ay KHOA KHOA TRUNG TAM KHOA _ KHOA KHOA if

Ly ace PHO Lọc —— KHÁMBỆNH — KHÁMBỆNH VIẾ Khu CHANDOAN THẤMĐÒ KHOADƯỢC KẾMSOÁT MHA €—

CØSỞ1 cosd2 LAO DONG HÌNH ANH CHỨC NANG NHIEM KHUAN

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy nhân lực của Công ty Cổ phần Y tế Hoàng Long

22

Trang 32

- Giám đốc công ty: GS.TS Đào Văn Long Giáo sư Đào Văn Long là

chuyên gia có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tiêu hóa — Gan mật và là

một trong những chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam về lĩnh vực này, với rất nhiềutrọng trách tại các Công ty đầu ngành

- Cơ câu tô chức của Công ty được phân chia rõ ràng gồm 4 phòng ban và

hai tổ gồm phòng điều dưỡng, phòng tài chính kế toán, phòng kế hoạch tổng hợp,

phòng tài chính hành chính, tô kế hoạch dau tư và tổ công nghệ thông tin

- Trong các phòng ban lại chia làm các cụm khoa nhỏ theo chức năng va

nhiệm vụ (Chi tiết tại Phụ luc 1)

2.1.4 Tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phan Y tế Hoàng Long trong giai

đoạn 2017-2021

Bang 2.1: Tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Y tế Hoang Long

trong giai đoạn 2017-2021

Trang 33

Có thé thay rằng, tong doanh thu của doanh nghiệp biến động thất thườngtrong giai đoạn 2017-2021 Năm 2017 tổng doanh thu của công ty đạt 30578 triệuđồng, sau 5 năm tổng doanh thu tăng thêm 11 tỷ Tuy nhiên, doanh số đạt mức caonhất là hon 56 tỷ đống vào năm 2020 và có dau hiệu giảm xuống ở năm 2021 Mộttrong những nguyên nhân rõ nhất cho thấy nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịchcovid từ cuối năm 2020 Mặc dù là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tẾ,

tuy nhiên việc cách ly toàn xã hội và dừng mọi hoạt động thăm khám theo chỉ thị

của nhà nước đã khiến doanh thu của công ty giảm sút Mặc dù tông doanh thu đạtđược có xu hướng giảm vào năm 2021 nhưng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệpvẫn tăng đều qua các năm từ 2,8 tỷ tăng lên 3,7 tỷ vào năm 2021

2.2 Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển

2.2.1 Quy mô và nguồn von dau tư phát triển

Đầu tư phát triển chính là hoạt động sử dụng các nguồn lực trong hiện tại

như vốn, tài nguyén, dé duy trì tài sản hiện có và tăng thêm tài sản vật chất vàphi vật chất mới Trong đó, vốn là nguồn lực chính và có vai trò quyết định tronghoạt động ĐTPT của bat cứ doanh nghiệp nào Nguồn vốn cho hoạt động nàythường chiếm tỉ trọng cao trong tổng vốn hoạt động của doanh nghiệp Chính vìvậy dé đảm bảo cho lượng vốn đủ cho quá trình hoạt động của công ty yêu cầumỗi công ty phải có cho mình kế hoạch thu hút và bố sung nguồn vốn đầu tư saocho hợp lý nhất

Nhận thức được điều này, Công ty Cổ phần Y tế Hoàng Long đã và đang

có những kế hoạch đầu tư phát triển của riêng mình dé nâng cao năng lực cạnh tranh

của riêng mình trong quá trình xây dựng và phát triển hình ảnh công ty và đưa công

ty đến gần hơn với khách hàng Vì hoạt động trong lĩnh vực y tế nên việc đầu tư chính

là vào TSCĐ: cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị, là chủ yếu Trong giai đoạn

2017-2021, tốc độ tăng vốn dành cho dau tư phát triển của công ty tăng lên đáng ké và được

thể hiện trong bảng sau:

24

Trang 34

Bảng 2.2: Quy mô vốn đầu tư phát triển của Công ty giai đoạn 2017-2021

Đơn vị: triệu VNĐ

Chỉ tiêu Don vi 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021

Vốn đầu tư thuc hién | Triệuđồng | 520 1270 1885 1620| 2007

Mức tăng tuyệt đối ; \

- , Triệu đông - 750 1365 1100 1487 định gôc

Mức tăng tuyệt đối \

l Triệu đồng - 750 615 -265 387 liên hoàn

Tốc độ tăng định gốc % -| 144.23] 262.50| 211.54| 285.96

Tốc độ tăng liên hoàn % -| 14423| 48.43) -14.06] 23.89

(Nguôn: Phong tài chính kế toán)Qua bang số liệu 1.4 ta có thé thay, nguồn vốn dành cho DTPT của công ty

có xu hướng tăng dần qua các năm Vì công ty có thời gian hoạt động chưa lâu nên

hoạt động đầu tư phát triển rất được coi trọng Năm 2017, vốn đầu tư phát triển chỉ

là 520 triệu đồng thì đến năm 2018, vốn đầu tư đã tăng mạnh lên mức 1270 triệu

đồng, tăng 750 triệu đồng so với năm 2017 Vốn đầu tư trong năm 2019 tiếp tục

tăng đạt mức kỷ lục từ khi hoạt động tới giờ lên mức 1885 triệu đồng, tăng 615

triệu đồng so với năm 2018 và tăng 1365 triệu đồng so với năm 2017 Trong năm

2020, do ảnh hưởng của đại dịch covid thì nguồn vốn dành cho hoạt động đầu tư

phát triển của công ty bị giảm nhẹ, tuy nhiên nhận thấy tầm quan trọng và tiềm

năng phát triển của hệ thống y tế trong thời gian dịch bệnh nên năm 2021, nguồn

vốn đầu tư phát triển của công ty còn lớn hơn cả đỉnh trước dịch năm 2019, đạt

mức 2007 triệu đồng, tăng 285% so với năm 2017

Nhận xét: Tuy rằng có sự ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau nhưng nhìn

chung, Công ty Cô phần Y tế Hoàng Long đã và đang duy trì mục tiêu không ngừng

phát triên của mình Điêu này biêu hiện ở sự quan tâm đúng mức của ban lãnh đạo

25

Trang 35

công ty đối với nguồn vốn dau tư phát triển Tuy rằng số vốn chiếm ty trọng không

lớn đối với doanh thu hàng năm của công ty nhưng nó lại mang lại những hiệu quả

không hé nhỏ Hiệu quả có thé thấy rõ là sự gia tăng của doanh thu, thị phần hay

những hiệu quả vô hình như uy tín và thương hiệu của công ty cũng như trình độ

nguồn nhân lực công ty có được

Nguồn vốn đầu tư phát triển của Công ty

“Vốn là nguồn lực chủ yếu dé công tac thực hiện đầu tư có thê diễn ra, vốn

đầu tu phát triển là một bộ phận cơ bản của nguồn vốn Hiéu theo nghĩa rộng hơnthì nguồn vốn DTPT là khoản chi tiêu để làm tăng hay duy trì tài sản vật chất trongmột thời kì nhất định Còn theo nghĩa hẹp, thì vốn đầu tư phát triển có thé hiểu làbiểu hiện bằng tiền của toàn bộ hệ thống các yếu tố đầu vào của quá trình hoạt

động như:, máy móc thiết bị y tế, thiết bị văn phòng, lao động, tiền, Dé tiến hành

hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung hay chỉ là các hoạt động đầu tư trong nội

bộ doanh nghiệp nói riêng thì tat cả các doanh nghiệp đều cần những số vốn nhấtđịnh Vốn đâu tư đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc đầu tư Vốn là

yếu tố chủ yêu quyết định tới quy mô của hoạt động đầu tư Trong giai đoạn hiện

nay, đứng trước tình hình ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường, bất kỳmột doanh nghiệp nao cũng có nhu cầu về vốn dé phục vụ hoạt động đầu tư pháttriển nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.”

Với mỗi doanh nghiệp tùy thuộc lĩnh vực kinh doanh, chiến lược và quy mô

đầu tư, cơ cấu tổ chức, thời gian thành lập, cơ hội của mình mà tỷ trong của các

thành phan trong nguồn vốn dau tư sẽ có sự khác biệt Hiện nay trong khi nền kinh

tế còn bat ôn, lạm phát và lãi suất luôn biến động và ở mức cao thì việc đi vay vốn

tại các ngân hàng, quỹ tín dụng, không còn là sự lựa chon hàng đầu của các doanhnghiệp bên cạnh đó sự phát triển cuả thị trường tài chính là điểm đến mà các doanhnghiệp quan tâm để có chính sách huy động vốn cho phù hợp và hiệu quả Tất cả

các công ty nói chung và với các công ty đa khoa nói riêng, muốn triển khai được

các hoạt động đầu tư tại đơn vị mình thì trước tiên phải huy động được nguồn vốndành cho hoạt động dau tư phát triển của mình Dưới đây là bảng nguồn vốn DTPT

của công ty giai đoạn 2017-2021:

26

Trang 36

Bảng 2.3: Nguồn vốn đầu tư phát triển của Công ty Cé phần y tế Hoàng

Long giai đoạn 2017-2021

Hoàng Long phân theo vốn chủ sở hữu và vốn vay, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng

cao hơn cả Đối với các doanh nghiệp, quỹ đầu tư phát triển được hình thành từphan tích lũy nội bộ của doanh nghiệp (vốn góp ban dau, thu nhập giữ lại) và phankhẩu hao hàng năm, tại Công ty Cổ phần Y tế Hoàng Long, mặc dù lợi nhuận va

doanh thu liên tục ở mức khá, quy mô vừa tuy nhiên công ty vẫn liên tục đầu tư

dựa trên lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp Nguồn vốn chủ của Công ty luônchiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn DTPT và tương đối ôn định qua các năm.Điều này cho thấy răng, Công ty đang có tính chủ động cao trong công tác ĐTPT

của mình và không muôn mình phải lệ thuộc quá nhiêu vào vôn vay bên ngoài.

27

Trang 37

Bảng 2.4: Tỷ trọng nguồn vốn đầu tư phát triển của Công ty Cé phan y tế

Hoàng Long giai đoạn 2017-2021

520 triệu đồng Bước sang năm 2018 với số vốn đầu tư tăng vọt từ 520 triệu lên tới

1270 triệu đồng, tuy lượng tăng nhiều như vậy nhưng chủ yếu vẫn là vốn chủ sở hữucủa công ty khi mà công ty đã bỏ ra 923 triệu đồng trong tổng số đó, tăng 500,38 triệuđồng (tăng tương ứng 118,39%) so với năm 2017 Năm 2019 là năm bước ngoặt khi

công ty về mọi mặt ké cả đầu tư cho nên lượng vốn đầu tư tăng mạnh Năm 2019,tong số von đầu tư phát triển là 1885 triệu đồng, trong đó có 1336.3 triệu đồng là vốn

chủ sở hữu, tăng 413 triệu đồng ( tương ứng tăng 44,77%) so với năm 2018 Trongnăm 2020, số vốn đầu tư có giảm sút do ảnh hưởng của đại dịch nhưng sang đến năm

2021, nhận thấy cơ hội trong thách thức nên công ty đã mạnh dạn mở rộng quy mô

và gia tăng số vốn đầu tư phát triển

“+ Von vay:

Trang 38

Nguồn vốn vay dang dan có xu hướng tăng lên trong các năm trở lại đây.Đây cũng là những biéu hiện đáng mừng trong quá trình hoạt động của Công ty Mộtcông ty có hoạt động tốt tới đâu nhưng nếu như không có các mối quan hệ tín dụngvới ngân hàng thì cũng khó có được đầy đủ tiềm lực đề thực hiện các kế hoạch kinhdoanh của mình Trong năm 2017, thì lượng vốn vay cho DTPT là 97.3 triệu đồng —một con số khá nhỏ trong tong nguồn vốn DTPT, sang tới năm 2018 thì con số nàytăng mạnh lên mức 347 triệu đồng, tăng 249 triệu đồng (mức tăng đạt kỷ lục 256%).Bước sang năm 2019 thì nguồn vốn tiếp tục tăng mạnh lên 548.7 triệu đồng , tăng201.8 triệu đồng (tương ứng tăng 58,5%) so với năm 2018 Nhưng tới năm 2020 thitong nguồn vốn chi cho DTPT giảm nên số vốn vay cũng giảm nhẹ và phục hồi đàtăng vào năm 2021, đạt mức gần 685 triệu đồng.

Nguồn vốn vay có ưu điểm là giảm thu nhập chịu thuế do phần thanh toán lãivay được khấu trừ Vốn vay ngân hàng còn là một nguồn vốn tiện dụng, linh hoạt

và chi phí sử dụng rẻ Vốn vay của công ty được trích từ khoản vay trong từng giaiđoạn của công ty, tùy theo nhu cầu sử dụng vốn đầu tư cũng như vốn kinh doanh

dé dam bảo lợi ích lớn nhất Tuy vây phương thức huy động vốn của công ty toàn

bộ đều là vay của các trung gian tài chính như các ngân hàng thương mại

(VietinBank ) hoặc một số tổ chức tin dụng Vốn vay ngân hang còn là một nguồnvốn tiện dụng, linh hoạt Nhưng nhược điểm của nguồn vốn nay đó là lãi suất phảigánh chịu cũng không hề nhỏ, chính vì thế công ty vay vốn dé dành cho đầu tuphát triển là không nhiều Sự thận trọng của công ty trong việc vay vốn là điềuđúng đắn và cần thiết trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay,tuy nhiên cần phải vận dụng nguồn vốn vay sao cho có lợi nhất.”

Thứ hai, xét về mức tăng tương đối:

Vốn chủ sở hữu: Nhìn chung thì tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tongnguồn vốn của DTPT luôn ở mức khá cao từ 65-81% Nhưng tỷ trong nay dang

có xu hướng giảm di qua các năm Năm 2017, số vốn chủ sở hữu chiếm 81,28%

trong tổng nguồn vốn, năm 2018, thì tỷ trọng nguồn vốn này đã giảm đi chỉ chiếmkhoảng 72,68% Điền hình sang tới năm 2019, thì ty trọng đã gần nằm về đúngphần định hướng phát trién của Công ty từ đầu năm, nguồn vốn chủ chiếm 70,89%

Bước sang năm 2020, Công ty tiếp tục giảm tỷ trọng vốn tự có xuống còn 67,86%

và năm 2021 còn 65,88%.

Trang 39

s* Von vay:

Bên cạnh nguồn vốn tự có của công ty, do là một công ty mới, nên việc

dau tư vào các TSCD là rất cần thiết Mà như chúng ta cũng thấy, giá của một thiết

bị y tế cũng không phải là số nhỏ, mà công ty còn có nhiều khoản chi khác nữanên việc vay vốn ngân hang dé chi cho hoạt động DTPT là vô cùng cần thiết, vavon vay đôi khi cũng có những mặt lợi nhất định trong quá trình quản lí chi phi,thuế thu nhập doanh nghiệp nên luôn được cân nhắc xem xét sử dụng sao cho phùhợp với tình hình Vốn vay từ ngân hàng chiếm khoảng 18-35 % tổng nguồn vốnĐTPT của công ty Trong giai đoạn này thì nguồn vốn vay này có xu hướng tăng

dần qua các năm, khi công ty mở rộng hoạt động kinh doanh của mình mà vốn chủ

sở hữu có giới hạn Cụ thể là nguồn vốn vay này chiếm 18,72% vai năm 2017,

xong tăng nhẹ lên 23,32% vào năm 2018, tiếp tục tăng lên 29,41% vào năm 2019

và đạt đỉnh ở năm 2021 với mức 34,12% Nhưng chúng ta có thể nhận thấy rằngnguồn vốn vay của Công ty còn khá nhỏ Điều này cũng một phần là do Công ty

có quy mô nhỏ và mới nên cũng gặp ít nhiều khó khăn trong việc tiếp cận được

nguôn vốn này

Có thê thấy răng, Công ty đang giảm nguồn vốn chủ của mình để gia tăngthêm nguồn vốn vay vào công tác đầu tư phát triển những năm qua Nguyên nhânchủ yếu xuất phát từ việc cơ câu vốn trong thời gian qua chưa thực sự hợp lý Sửdụng nhiều vốn tự có làm mat đi khả năng đầu tư cho các lĩnh vực khác cần thiếthon thế nên Công ty xem xét lại cơ cau von phân chia cho hợp với tình hình kinhdoanh của mình Sự điều chỉnh lượng vốn cũng như cơ cấu vốn là rất cần thiết vìđầu tư phát triển là một quá trình lâu dai và xuyên suốt trong quá trình hoạt động

của công ty Hiện nay, doanh nghiệp đang mở rộng thêm các cơ sở công ty đa khoa

mới, đồng nghĩa với việc vốn vay sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng tiềm lực tài chínhtrong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị sử dụng trong dài hạn vì vậyviệc sử dụng vốn vay dé đầu tư vào tài sản cố định dai hạn trong thời điểm nay làcần thiết Ngược trở lại, nguồn vốn chủ sở hữu sẽ dùng để đầu tư vào các hạng

mục cần thiết hơn như đầu tư phát triển nguồn lực y bác sĩ, nhập các thiết bị dụng

cụ ÿ tế, thuốc men

2.2.2 Nội dung ĐTPT của Công ty

Hoạt động đầu tư phát triển trong bất kì một công ty nào cũng rất cần thiếtcho sự tồn tại va phát triển của một Công ty đa khoa Nhận thức được điề0u

Trang 40

này, trong những năm gần đây công ty luôn chú trọng tới công tác ĐTPT củamình Phân tách các nội dung đầu tư là điều cần thiết để có thê phân tích được tìnhhình sử dụng vốn đầu tư của Công ty, cũng như đưa ra những đánh giá chính xácnhất về thực trạng hoạt động ĐTPT của Công ty Thực tế thì có rất nhiều cách déphân chia nội dung đầu tư, tuy nhiên, Công ty sử dụng cách phân loại theo nộidung đầu tư dé tiện cho quá trình phân tích Theo cách phân loại nay, thì Tổng

nguồn vốn ĐTPT được sử dụng cho các nội dung sau: Đầu tư TSCĐ, đầu tu đào

tạo NNL, đầu tư cho hoạt động Marketing Cơ cau von đầu tư phân theo nội dungđầu tư tại công ty trong giai đoạn 2017-2021 được phân bồ như sau:

Bảng 2.5: Cơ cấu vốn DTPT phân theo nội dung đầu tư của Công ty Cổ

Tông von dau

Ngày đăng: 11/07/2024, 09:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w