1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tình hình khai thác bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển của Công ty Bảo hiểm PVI Hà Nội

70 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂNKHOA BẢO HIẾM

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là chuyên đề nghiên cứu của cá nhân tôi và được sự

hướng dẫn khoa học của GVHD TS Nguyễn Thị Chính Các nội dung nghiên cứu

trong dé tài “ Tình hình khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vậnchuyển bằng đường bién tại công ty Bảo hiểm PVI Hà Nội” của tôi là trungthực và chưa công bồ dưới bat kì hình thức nào trước đây Những số liệu trong cácbảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét đánh giá được cá nhân thu thập từ

các nguồn khác nhau có ghi rõ nguồn gốc Nếu phát hiện có bat kỳ sự gian lận nào

tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung chuyên đê của mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MUC LUC

09099 6;9 9077 i

MUC LUC 2035 ii

DANH MỤC TU VIET TAT csscsssesssssssssessessessssssessessssssssscssesessessssessesaeseseesees iv

DANH MỤC BANG BIEU o2 2-2 s2 ©Ss£Ss£EsEssEssexserserserssesserserse Vv

DANH MỤC HINH VE ccccssssssssssssscessessesssssssessessessessssssssssussessessesscssssussessuceeeses v

008000671025 1CHUONG 1 TONG QUAN VE NGHIỆP VỤ VÀ CÔNG TÁC KHAI THÁC

BẢO HIEM HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYEN BANG219/9)168210000757 5

1.1 Khái quát về bảo hiểm hang hóa XNK vận chuyển bằng đường bién 5

1.1.1 Lịch sử ra đời của bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyén bằng đường

2 NA nannnnn he 5

1.1.2 Những rủi ro và ton thất trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằngAdy Die NESeaannnan.n.en.e.e 7

1.1.3 Sự cần thiết va vai trò của bảo hiểm hang hóa vận chuyển bang

đường ĐÏỄH << Sẻ Sex vi ExgExgkgT E1 1111111111181 1x sre 81.1.4 Bộ điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển

bằng đường ĐÏỄH 5< se SeEceExeEEe St +eEEkEkeEkerktkrkrrerrerrrerrerrereeree 10

1.1.5 Hop đồng bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển 14

1.2 Công tác khai thác bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường

ĐÊNH 0 <5 cọ cọ Họ TH TT HH 0.0000.000 00000 00 17

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả khai thác bảo hiểm hàng hóa

xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển - -s s-sss«e 191.3.1 Chỉ tiêu phản ánh kết quả khai thắc . -e©cs©csecsecsecseecsee 19

1.3.2 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả khai {ÏHÁC se << 5< s<< << se<se 20

CHUONG 2 THUC TRẠNG CONG TÁC KHAI THÁC BẢO HIEM HANGHÓA XNK BANG DUONG BIEN TẠI CÔNG TY BẢO HIẾM PVI HÀ NOI

—— ,ÔỎ 23

2.1 Giới thiệu về công ty bảo hiểm PVI Hà Nội . 5 «- 232.1.1 Lịch sử hình thành và phát trÏỄH - e2 << se se csecsessesscss+s 232.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của PVI Hà Nội 25

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của PVI Hà Nội giai đoạn

2018-b,»WSNNn09ãAaD Ô 26

Trang 4

2.2 Thực trạng khai thác nghiệp vu bảo hiểm hàng hóa XNK bang đường

biển tại PVI Hà Nội . s22 ©cscssSssEeseEseEserestsstrserserssrsserssrssrsee 31

2.2.1 Quy trình khai thác bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng

đường biển tại PVI Hà iNội 2° 5< e< s©csEeEssEss+eereererrrrrsresresree 312.2.2 Kết quả và hiệu quả khai thác bảo hiểm hang hóa XNK vận chuyển

bằng đường biển tại PVI Hà INội 5©cece<SesSeeererreereerrerrerree 41

2.3 Đánh giá CHUNG e co c5 5s HS 0400101 01096006098090 442.3.1 TNANN CÔH SG << TH TH 0600 6 96 44

23.2, HAN CNE cssessessecsvessessessessvessesssssssssessessssssssscsscssssssssscsscsasssssecsscsscsssesseess 45

CHUONG 3 GIAI PHAP VA KIEN NGHI NHAM NANG CAO HIEU QUA

KHAI THAC BAO HIEM HANG HOA XUAT NHAP KHAU VANCHUYEN BANG DUONG BIEN TẠI PVI HÀ NOL . -5- 483.1 Phương hướng kinh doanh bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằngđường biển tại PVI Hà Nội .s- 2° 5< 5° scsessessessesersersersessesse 48

3.1.1 Thị trường tương lai của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận

chuyển bằng đường biỄN se ©ee©eeEkEEeEketketkeereererrkerrerrerree 483.1.2 Định hướng kinh doanh bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng

đường bién của PVI Hà Nội trong thời gian tới -s- se ©cs©csecs+ 513.2 Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác bảo hiểm hang hóaXNK vận chuyển bằng đường bién tại PVI Hà Nội .5-.5 52

3.2.1 Day mạnh công tác nghiên cứu thị f'WÒIg -. -s©cs©cscs+ 52

3.2.2 Nghiên cứu đối thttecrecseccsecssscssesssesssssesssessesssssssesssessssssessesssessesssessees 323.2.3 Thực hiện tốt khâu đánh giá rủi ro trước khi kí kết hợp dong 53

3.2.4 Đầu tư phát triển nguôn nhân Ïụự€ - s- scsecsessessess+s 543.2.5 Nâng cao chất lượng các kênh phân phoi 5-5-5 se s 353.2.6 Tăng cường khai thác bảo hiểm hang hóa tại các tỉnh lẻ 563.3 Kiến nghị nhằm nhân cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm

hàng hóa XNK vận chuyền bang đường bién tại PVI Hà Nội 56

3.3.1 Về phía cơ quan Nhà nước Cục quản lý và giám sát bảo hiém 563.3.2 Về phía Hiệp hội bảo liỄH - °- e- se se se +eexeererrrrsrssresre 383.3.3 Về phía Tổng công ty bảo hiểm PVI - 2- s- secsess=ss=ss+s 59

408000900077 .Ô 63

TÀI LIEU THAM KHẢO 5< 5° 5< ©sSsSs2sseserserssrseeserrserssrsee 64

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIET TAT

DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm

XNK Xuất nhập khẩu

CBNV Cán bộ nhân viên

CBKT Cán bộ khai thác

GYCBH Giấy yêu cầu bảo hiểm

GCNBH Giấy chứng nhận bảo hiểm

HĐBH Hợp đồng bảo hiểm

TCT Tổng công ty

MGBH Môi giới bảo hiểm

ĐLBH Đại lý bảo hiểm

GTBH Giá trị bảo hiểm

STBH Số tiền bảo hiểm

Trang 6

DANH MỤC BANG BIEU

Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PVI Hà Nội trong giai đoạn

42

Bảng 2.5 Kết quả thực hiện khai thác bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyên bằngđường biển của PVI Hà Nộii -¿- 2 2 SE EE 2112112112121 2111111 1e 43Bang 3.1 Dự báo nhu cầu XNK hang hoá ở Việt Nam (2025 — 2030) 50

DANH MUC HINH VE

Hình 2.1 So đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của PVI Hà Nội Error!

Bookmark not defined.

Hình 2.2 Sơ đồ quy trình khai thác BHHHXNK trong phân cấp Error!

Bookmark not defined.

Hình 2.3 So đồ khai thác dich vụ trên phân cấp Error! Bookmark not defined.

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Thương mại quốc tế ngày nay không ngừng mở rộng, quan hệ ngoại giaovà hợp tác quốc tế ngày càng phát triển Do đó yếu tô ngoại thương trở thành mộtđòi hỏi khách quan, một yếu tố không thể thiếu trong tiến trình tái sản xuất ở mỗiquốc gia Và đương nhiên nhiên, cùng với tốc độ phát triển nhanh chóng củathương mại quốc tế sẽ kéo theo dich vụ vận chuyền nói chung và vận chuyền bằng

đường biển nói riêng cũng ngày càng phát triển Vận tải bang đường biển liên kếtcác nền kinh tế, rút ngắn thời gian, khoảng cách, về không gian địa lý dé giảm chi

phí, ha giá thành sản phẩm, nham thúc day ngành vận tải biển tăng trưởng, đem lại

những lợi ích cho người tiêu dùng, người lao động và các doanh nghiệp logistics.

Trước lợi nhuận mà ngành thương mại hàng hải đem lại cũng như mức độ và sélượng rủi ro phải đối mặt, các chủ tàu, các nhà buôn bán, những người van chuyển

luôn luôn tìm kiếm những phương thức đảm bảo an toàn cho quyền lợi của mình.

Thời cô đại, ngay từ thế kỷ thứ 5 TCN, hình thức sơ khai nhất về bảo hiểm đã được

phát triển và sau này bảo hiểm được coi là một trong các nội dung quan trọng nhất

khi nói đến hàng hóa vận chuyên bằng đường thủy.

Chính vì vậy, dé hạn chế những nhược điểm và phát huy những ưu điểm

của phương thức vận chuyền băng đường thủy thì nghiệp vụ bảo hiểm hang hóa ra

đời và giữ một vai trò vô cùng quan trọng Loại hình bảo hiểm này nhằm san sẻnhững rủi ro trong quá trình vận chuyển đường dài trên biển Ngoài ra, còn giúpcác nhà xuất nhập khẩu yên tâm mở rộng quy mô hoạt động, đảm bảo khả năng tàichính, ôn định được hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tránh phásản khi có rủi ro bất ngờ xảy ra.

Năm 2023 là một năm day cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế, thương

mại của tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam do vừa trải qua đạidịch Covid -19 bùng phát trên toàn cầu Tuy ngành xuất nhập khâu nói chung vàbảo hiểm hàng hóa vận chuyên bằng đường biên nói riêng đã bị ảnh hưởng rất nặng

nề bởi sự ngưng trệ, gián đoạn mở cửa hoạt động thương mại quốc tế giữa các

nước, nhưng trong bối cảnh đó, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực bảo hiểm luôn

luôn trên quá trình được hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạtđộng kinh doanh bảo hiểm, đã giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm đứng vững

trước những khó khăn do ảnh hưởng sau đại dịch.

Trước những khó khăn và thử thách lớn, đứng trên cương vi là một trong

những nhà bảo hiểm top đầu trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ hiện nay, Công

Trang 8

ty bảo hiểm PVI Hà Nội đã và đang có những đóng góp tích cự trong việc daymạnh khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa dé hoàn thành những mục tiêu đã déra Nhận thấy, tiềm năng cho nghiệp vụ về bảo hiểm hàng hóa băng đường biểnvẫn còn rat lớn, doanh thu khá 6n định nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng thấp nên đâylà một trong những nghiệp vụ trọng tâm công ty muốn đây mạnh hơn nữa trongchiến lược phát triển lâu dài Xuất phát từ những thực tế đó và nhận thức được tầmquan trọng, sự cần thiết trong công tác triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận

chuyên bằng đường biên của công ty trong giai đoạn hiện nay, em đã lựa chọn đề

tai: “ Tình hình khai thác bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển

của Công ty Bảo hiểm PVI Hà Nội” dé làm luận văn tốt nghiệp.

1 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứus* Muc tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở các lý thuyết cơ bản về bảo hiểm hàng hóa và công tác khai thác

bảo hiểm hang hóa xuất nhập khẩu vận chuyên bằng đường biển cùng với các

thông tin và số liệu thu thập được từ PVI Hà Nội, bài luận văn nhằm đề xuất cácgiải pháp góp phần xúc tiến hiệu quả của hoạt động khai thác bảo hiểm hàng hóa

xuất nhập khẩu vận chuyền bằng đường biên trong thời gian tới.

s* Nhiệm vụ nghiên cứu

Dé dat được mục tiêu nghiên cứu tổng quát, dé tài phải hoàn thành những

nhiệm vụ cụ thê dưới đây:

- Hệ thống những nội dung về nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyênbăng đường biển;

- Phân tích và đánh giá thực trạng công tác khai thác bảo hiểm hàng hóa XNKvận chuyên bằng đường bién tại PVI Hà Nội giai đoạn 2018 — 2022.

- Đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác bảo hiểm hàng hóa XNK vậnchuyền bằng đường biên tại PVI Hà Nội trong thời gian tới.

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Doi tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là tình hình khai thác bảo hiểm hàng

hóa XNK vận chuyên bằng đường biển tại PVI Hà Nội gắn với tình hình hoạt động

kinh doanh của Công ty.

“+ Phạm vi nghiên cứu

Trang 9

Phạm vi không gian: nghiên cứu tại công ty bảo hiểm PVI Hà Nội

Pham vi thời gian: nghiên cứu tình hình hoạt động khai thác bảo hiểm hanghóa XNK vận chuyền bằng đường biển tại PVI Hà Nội giai đoạn 2018-2022.

3 Phương pháp nghiên cứu

Một số phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong đề tài:

Phương pháp thu thập và phân tích số liệu: từ báo cáo tài chính các năm của đơn

vị PVI Hà Nội

e Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch khai tháce Phân tích cơ cau khai thác

e Phan tích tính thời vụ trong khâu khai thác

Từ đó, làm rõ tình hình hoạt động khai thác nghiệp vụ Bảo hiểm hàng hóa tại PVI

Hà Nội

Phương pháp nghiên cứu tổng hợp: Đề tài vận dụng các phương pháp đánh giá

tổng hợp kết hợp để nhận định đầy đủ về tình hình triển khai và nêu các điểmmạnh, điểm yếu trong hoạt động triển khai Bảo hiểm hàng hóa tại Công ty bảohiểm PVI Hà Nội

Phương pháp so sánh: Đề tài đôi chiếu các quan điểm lý luận và tình hình thực tế

nhằm tìm ra những khó khăn, thách thức trong công tác triển khai Bảo hiểm hànghóa tại Công ty bảo hiểm PVI Hà Nội.

4 Kết cầu của đề tài

Đề tài được chia làm 3 phần nội dung chính như sau:

Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ và công tác khai thác bảo hiểm hànghóa xuất nhập khâu vận chuyên bằng đường biển

Chương 2: Thực trạng công tác khai thác bảo hiểm hàng hóa xuất nhập

khẩu bằng đường bién tại công ty bảo hiểm hiểm PVI Hà Nội

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả khai thác bảohiểm hang hóa hoa XNK bang đường biển tại PVI Hà Nội

Do giới hạn về thời gian, kiên thức và kinh nghiệm của bản thân còn hạn

chế nên bai luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Em rat mong nhận được

Trang 10

sự đóng góp ý kiến, chỉnh sửa từ thầy cô giáo và cán bộ nhân viên của Công ty bảo

hiểm PVI Hà Nội đề bài luận văn của em hoan thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn GVHD TS Nguyễn Thị Chính và các cán bộ

nhân viên của Công ty bảo hiểm PVI Hà Nội đã hướng dẫn, giúp đỡ em dé hoànthành luận văn tốt nghiệp này.

Trang 11

CHƯƠNG 1 TONG QUAN VE NGHIỆP VU VA CÔNG TÁC KHAI

THAC BAO HIEM HANG HOA XUAT NHAP KHAU VAN CHUYENBANG DUONG BIEN

1.1 Khái quát về bảo hiểm hang hóa XNK vận chuyển bang đường bién

1.1.1 Lịch sử ra đời của bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển

s* Trên thé giới

Lịch sử ngành bảo hiểm hàng hải đã bắt đầu từ rất lâu, nó ra đời và phát triển

cùng với sự thăng tiến của hàng hóa và thương mại quốc tế Người ta phát hiện rarằng, vào khoảng thé kỉ thứ 5 TCN, vận chuyên hàng hóa bằng đường biển đã xuấthiện và ho đã tìm ra cách tránh tôn thất toàn bộ lượng hàng hóa băng việc chia nhỏvà phân tán chuyên chở trên nhiều thuyền khác nhau Đây mới chỉ là hình thức sơkhai nhất của bảo hiểm hàng hóa Thế ki thứ XII, thương mai và giao lưu hàng hóa

bằng đường biên giữa các quốc gia phát triển Tuy nhiên, nhiều rủi ro và tôn thất

lớn đã xảy ra trên biển do giá trị và khối lượng hàng hóa ngày càng tăng: bao gồmthiên tai và tai nạn bất ngờ, cũng như sự xuất hiện của cướp biển làm cho giớithương nhân lo lắng nhằm đối phó với các tổn thất nặng nề có khả năng dan tớiphá sản họ đã đi vay vốn dé buôn bán kinh doanh Nếu hành trình gặp phải rủi rogây ra tôn thất toàn bộ thì các thương nhân được xoá nợ, nếu hành trình may mắnthành công thì ngoài vốn vay họ còn phải trả chủ nợ một khoản tiền lãi với lãi suấtrất cao Lãi suất cao và nặng nề này có thể coi là hình thức ban đầu của phí bảo

Năm 1182 ở Lomborde - Bắc Ý, hợp đồng bảo hiểm hàng hoá đã ra đời, trongđó người bán đơn cam kết với khách hàng sẽ thực hiện các điều khoản được ghitrong don Kê từ đó, ngành bao hiểm đã trở thành một nghề độc lập, và hop đồngbảo hiểm đã ra đời.

Năm 1468, tại Venise, Ý ban hành đạo luật đầu tiên liên quan đến bảo hiểmhàng hải Sự phát triển của thương mại hàng hải dẫn đến sự gia tăng của bảo hiểmhàng hải và các thé lệ, công ước, hiệp ước quốc tế liên quan đến thương mại vàhàng hải, bao gồm Mẫu hợp đồng bảo hiểm của Lloyd's năm 1776, Luật bảo hiểm

hàng hai của Anh năm 1906 (MiA - Marine insurance Act 1906), công ước

Brucxen năm 1924, Hague Visby năm 1986, Hămbua năm 1978, Incoterms năm

1953, 1980, 1990, 2000 Các điều khoản liên quan đến bảo hiểm hàng hải được

phát triển và ngày càng hoàn thiện.

Trang 12

Khi nhắc đến bảo hiểm hàng hải, không thé không đề cập đến nước Anh vàHiệp hội bảo hiểm Lloyd's Nước Anh được biết đến là một trong những quốc giacó ngành hàng hải và thương mại phát triển nhất trên thế giới Lich sử phát triểncủa ngành hàng hải và thương mại thế gidi CÓ mối liên hệ chặt chẽ với sự phát triểncủa nước Anh, từ thế kỷ XVII với nền ngoại thương mạnh nhất thé giới và trởthành trung tâm thương mại và hàng hải của thế giới Vì vậy, nước Anh cũng làquốc gia sớm áp dụng những nguyên tắc, thé lệ về hàng hải và bảo hiểm hang hải.Năm 1779, các thành viên của Hiệp hội Lloyd's đã tong hợp tat cả các nguyên tắcbảo hiểm hàng hải và đưa vào một hợp đồng chung gọi là hợp đồng Lloyd's Hopđồng này đã được Quốc hội Anh thông qua và được sử dụng ở nhiều quốc gia trênthế giới cho đến năm 1982 Kê từ ngày 1/1/1982, mẫu đơn bảo hiểm hàng hải mớiđã được Hiệp hội bảo hiểm London thông qua và được sử dụng ở hầu hết các quốcgia trên thế giới hiện nay.

Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế toàn cau, các loại hình

bảo hiểm đã ngày càng phát triển mạnh mẽ dé đáp ứng nhu cầu da dang của mọimặt của đời sông xã hội, văn hoá va giao lưu quốc tế Bên cạnh bảo hiểm hàng hải,các loại hình bảo hiểm khác như bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm ôtô, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhà cửa cũng đã phát triển và ngày càng được sử

dụng rộng rãi trên toàn thé giới Việc phát triển các loại hình bảo hiểm này đã đónggóp quan trọng vào sự phát triển và ôn định của nền kinh tế thế giới.

+ Ở Việt Nam

Trong giai đoạn đầu tiên, nhà nước đã ủy thác một công ty chuyên môn thuộcBộ Tài chính quản lý các hoạt động kinh doanh bảo hiểm, công ty này sau đó đượcđổi tên thành Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam ( gọi tắt là Bảo Việt) Bảo Việtđược thành lập ngày 17/12/1964 theo Quyết định số 179/CP và chính thức bắt đầu

hoạt động từ ngày 15/1/1965.

Trước năm 1964, Bảo Việt chỉ hoạt động như một đại lý bảo hiểm hàng hoáxuất nhập khẩu cho công ty Bảo hiểm nhân dân Trung Quốc Cu thé, Bảo Việt

giám sát quá trình mua hàng với giá FOB hoặc CF, sau đó bán lại với giá CIF Mục

đích chính của việc này là dé học hỏi kinh nghiệm.

Từ năm 1965-1975, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam đã triển khai ba nghiệpvụ bảo hiểm đối ngoại, bao gồm bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khâu Sau đó, từnăm 1970, Bảo Việt đã phát triển quan hệ tái bảo hiểm với các quốc gia như Liên

Trang 13

Xô (cũ), Ba Lan và Triều Tiên, trong khi trước đó, Bảo Việt chỉ tái bảo hiểm với

Trung Quốc.

Trong giai đoạn từ 1975 đến 1992, Bảo Việt đã mở rộng hoạt động và triểnkhai thêm nhiều nghiệp vụ mới Sau khi chỉ có quan hệ tái bảo hiểm với một số

nước xã hội chủ nghĩa, Bảo Việt đã thiết lập quan hệ đại lý, giám định và tái bảo

hiểm với hơn 40 nước trên thế giới Năm 1965, khi Bảo Việt bắt đầu hoạt động,Bộ Tài chính đã ban hành Quy tắc chung về Bảo hiểm hang hoá vận chuyên bangđường biển Gần đây, dé phù hợp với sự phát triển của thương mại và ngành hànghải của Việt Nam, Bộ Tài chính đã ban hành Quy tắc chung mới là Quy tắc chung1990 (QTC-1990) kèm theo Luật Hàng hải Việt Nam Quy tắc chung này là cơ sởpháp lý chủ yếu dé điều chỉnh các van đề liên quan đến bảo hiểm hàng hoá xuất

nhập khẩu vận chuyên bằng đường biên.

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, đa dạng hóacác loại hình kinh doanh bảo hiểm là một yêu cầu thiết thực dé bảo đảm sự 6n địnhvà thu hút vốn đầu tư nước ngoài Nhằm đáp ứng yêu cầu này, Nghị định 100/CP

của Chính phủ về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được ban hành vào ngày18/12/1993, đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện và phát triển của nhiều công ty bảohiểm Hiện nay, với sự tham gia của 31 doanh nghiệp bảo hiểm lớn trong cả nước,

thị trường bảo hiểm Việt Nam đã bắt đầu phát triển với sự cạnh tranh khốc liệtgiữa các công ty Tuy nhiên, nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vẫn là

một lĩnh vực truyền thống được các nhà bảo hiểm Việt Nam tiếp tục duy trì và pháttriển bằng các chiến lược và biện pháp cạnh tranh giúp đạt được sự thành công.

1.1.2 Những rủi ro và tổn thất trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằngđường biển

s* Rúi ro trong bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển

Những rủi ro đối với hàng hóa thường được chia thành nhiều loại Tuy nhiên,

chủ yếu được chia theo nguồn gốc phát sinh và theo nghiệp vụ bảo hiểm như sau:

Theo nguồn gốc phát sinh:

- Do thiên tai: bao gồm những hiện tượng tự nhiên mà con người không thénao chi phối được như bão, gió lóc, song than, bién động

- Do tai họa của biển: những tai họa có thé xảy ra với các con tàu vận chuyển

ngoài biên như mắc cạn, dam chìm, cháy nô, mat tích,

Trang 14

- Do các tai nạn bất ngờ khác: các tác động ngẫu nhiên bên ngoài khôngthuộc những rủi ro đã đề cập ở trên Các rủi ro này có thê xảy ra trong quá trình

xếp đỡ hàng hóa, lưu kho, trong vận chuyên bộ và vận chuyền thủy (đường

Theo nghiệp vụ bảo hiểm:

- Rui ro thông thường: gồm những rủi ro mang tính chất bất ngờ và ngẫu

nhiên xảy ra ngoai mong muôn như thiên tai, tai họa từ biên, tai nạn bat bat ngờ,

- Rủi ro được bảo hiểm riêng: trường hợp này sẽ được quy định cụ thê khi

hai bên thỏa thuận hợp đồng, chứ không được bồi thường theo các điều kiện gốc.Các rủi ro trong trường hợp này có thé là chiến tranh, đình công, khủng bé,

- Rủi ro không được bảo hiém: đôi với các rủi ro đương nhiên xảy ra do bản

chất của hàng hóa hay do lỗi từ phía người được bảo hiểm.

s* Tổn that trong bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển

Tổn thất trong bảo hiểm hàng hoá XNK bằng đường biên là những hư hỏng,

thiệt hai của hàng hoá được bảo hiểm do rủi ro gây ra Tén thất trong bảo hiểm

hàng hóa xuất nhập khâu bằng đường biển được phân loại theo:Theo qui mô, mức độ ton thất:

- _ Tổn thất bộ phận: là tôn thất về số lượng, trọng lượng, thê tích hay giá trị.

- Tén thất toàn bộ: áp dụng trong các trường hợp đối tượng bảo hiểm bị mấtmát, hư hỏng, biến chất hay biến dạng không còn như lúc đầu khi được bảo hiểm.

Vận chuyền hàng hóa xuất nhập khâu bằng đường biển là hoạt động mang

tính chất rủi ro cao do có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến sự

an toàn của hàng hóa Trong trường hợp xảy ra rủi ro, không có sự hé trợ kịp thời

Trang 15

từ các công ty bảo hiểm, đặc biệt là trong các trường hợp rủi ro mang tính thảm

họa, sẽ gây ra những tôn that tài chính đáng kể cho chủ tàu và chủ hàng Một sốrủi ro tiềm ân trong hoạt động vận chuyền hàng hóa bang đường biển có thể được

liệt kê như sau:

Một là, vận chuyên hàng hóa XNK bằng đường biển rất phụ thuộc vào các

yếu t6 tự nhiên như thời tiết và khí hậu trên biên, điều này có thé gây ra nhiều rủiro không lường trước được Những rủi ro thiên tai như bão, sóng thần, lốc có thê

xảy ra bat cứ lúc nào đối với hàng hóa XNK được vận chuyền bằng đường biển.Mặc dù, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển và có thé dự báo thời tiết, tuy nhiên

rủi ro vân luôn tôn tại.

Hai là, trong hoạt động của con người, chúng ta đang ngày cảng phụ thuộc

nhiều hơn vào các phương tiện máy móc được phát triển từ khoa học kỹ thuật tiêntiến Tuy nhiên, dù cho các máy móc hiện đại có chính xác đến đâu thì vẫn khôngtránh khỏi những sự cố kỹ thuật như trục trặc của chính con tàu, kỹ thuật dự báothời tiết, hay các tín hiệu điều khiển từ đất liền Những sự cố này có thé dẫn đếnđồ vỡ và mat mát hang hóa trong quá trình xuất nhập khâu.

Ba là, hàng hoá trong quá trình vận chuyên qua vùng biển có nguy cơ mấttrộm, bị cướp hoặc thiệt hại do chiến tranh, đặc biệt là các hàng hoá xuất nhậpkhẩu có giá trị cao và khối lượng lớn Do đó, việc tham gia bảo hiểm hàng hoáXNK và vận chuyền bằng đường biển trở thành một nhu cầu cần thiết nhằm giảmthiểu rủi ro và thiệt hại tiềm tàng.

Bốn là, theo hợp đồng vận tải, người chuyên chở chỉ chịu trách nhiệm về ton

thất của hàng hoá trong một phạm vi và giới hạn nhất định Trên vận đơn đường

biển, rất nhiều rủi ro được các hãng tàu loại trừ và miễn trách nhiệm, ngay cả trongcác công ước quốc tế như Hague, Hague Visby, Hamburg Do đó, việc tham gia

bảo hiểm hang hoá XNK vận chuyên bằng đường biển trở thành bước cần thiết đốivới các nhà kinh doanh dé bảo vệ tai sản và giảm thiéu rủi ro tiềm tàng.

Nam là, tham gia bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyên bằng đường biển là

một tập quán, thông lệ quốc tế có lịch sử rất lâu đời trong hoạt động ngoại thương Vi vậy, sự ra đời và việc tham gia bảo hiểm cho hàng hoá XNK vận chuyênbang đường bién trở thành một nhu cầu rat cần thiết.

s% Vai tro

Trang 16

Vì đặc điêm của vận tải biên có ảnh hưởng lớn đên sự an toàn cho hàng hoáđược chuyên chở, vai trò của bảo hiém hang hoá XNK vận chuyên bang đường

biển càng được khang định rõ nét:

Thứ nhát, việc giảm thiêu rủi ro cho hàng hoá là một vân đê quan trọng trong

quá trình vận chuyên Dé đạt được mục tiêu này, cân tăng cường việc bảo quan và

kiểm soát hàng hoá, đồng thời áp dụng các biện pháp đề phòng và hạn chế tôn that.

Thứ hai, việc tham gia bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyền bằng đường biểnkhông chỉ giúp giảm thiểu rủi ro cho hàng hóa ma còn mang lại nhiều lợi ích cho

nền kinh tế quốc gia Khi các đơn vị kinh doanh XNK nhập hang theo giá FOB,

CF, xuất theo gia CIF, CIP sẽ tao ra khả năng cạnh tranh của bao hiểm trong nước

với nước ngoài Ngoài ra, hoạt động bảo hiểm trong nước còn giúp chủ hàng tránh

việc phải mua bảo hiêm ở nước ngoai, góp phan tăng thu ngoại tệ cho nhà nước.

Thứ ba, việc tham gia bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyền bằng đường biểnsẽ giúp các doanh nghiệp bảo vệ tài chính trong kinh doanh bằng cách giảm thiểu

ton thất do các rủi ro trong quá trình vận chuyền Khi xảy ra tốn thất hàng hoá,công ty sẽ được bồi thường một khoản tiền nhất định từ bảo hiểm, giúp đảm bảo

hoạt động kinh doanh của họ Số tiền bồi thường hàng năm của các công ty thườngchiếm một tỷ lệ đáng kể trong tổng doanh thu phí bảo hiểm, thường từ 60% đến

Thứ tư, các nghĩa vụ và quyền lợi của từng bên tham gia vào hop đồng baohiểm hàng hoá XNK đã trở thành nguyên tắc cơ bản và thông lệ trong thương mại

quốc tế Khi hàng hoá XNK gặp rủi ro dẫn đến thiệt hại, các bên tham gia sẽ được

công ty bảo hiểm hỗ trợ về mặt pháp lý trong trường hợp phát sinh tranh chấp với

tàu hoặc các đôi tượng có liên quan.

Như vậy, việc tham gia bảo hiểm cho hàng hoá XNK vận chuyên bang đườngbiển là rất quan trọng và ngày càng khăng định vai trò của nó trong thương mại

quôc tê.

1.1.4 Bộ điêu kiện bảo hiếm trong bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyên bang

đường biên

Điêu kiện bảo hiém là những điêu quy định phạm vi trách nhiệm của người

bảo hiêm đôi với những rủi ro ton thất của đối tượng bảo hiểm Vì vậy, phạm vi

trách nhiệm của người bảo hiém phụ thuộc vào các điêu kiện bảo hiém mà các bên

thoả thuận trong hợp đồng.

Trang 17

Trách nhiệm của người bảo hiểm đối với hàng hoá theo các điều kiện bảo

hiểm gốc của Việt Nam được quy định theo bản Quy tắc chung về bảo hiểm hàng

hoá xuất nhập khẩu vận chuyền bằng đường biển năm 1990 do Bộ Tài chính banhành Quy tắc này được xây dựng trên cơ sở điều khoản ICC ngày 1/1/1982 củaViện những người bảo hiểm London (Institute of London Underwriters - ILU) Vì

các điều kiện này được áp dụng ở hau hết các nước trên thé giới thay thé các điềukiện cũ ICC-1963 và trở thành tập quán thông dụng quốc tế Nó bao gồm các điều

kiện sau:

Institute cargo clauses C (ICC-C) - điều kiện bảo hiểm C

Institute cargo clauses B (ICC-B) - điều kiện bảo hiểm B

Institute cargo clauses A(ICC-A) - điều kiện bảo hiểm A

Institute war clauses - điều kiện bảo hiểm chiến tranh

Institute strikes clauses - điều kiện bảo hiểm đình cônga) Điều kiện bảo hiểm C (ICC- C)

s* Rủi ro được bảo hiểm:- Cháy hoặc nd;

- Tau hay xa lan bi mắc can, đắm hoặc lật up;

- Tau đâm va nhau hoặc tàu, xà lan hay phương tiện vận chuyên đâm va

phải bat kỳ vật thé gì bên ngoài không ké nước hoặc bị mat tích;

- Dỡ hàng tại cảng lánh nạn;

- Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đồ hoặc bị trật bánh;- Hy sinh vì tổn thất chung;

- Ném hàng khỏi tàu.

s* Những tốn that, chi phí và trách nhiệm khác

- Tổn thất chung và chi phí cứu hộ được điều chỉnh hay xác định bằng hợpđồng vận tải hoặc theo luật lệ và tập quán hiện hành;

- Những chi phí và tiền công hợp lý cho việc dỡ hàng lưu kho và gửi tiếphàng hoá được bảo hiểm tại cảng dọc đường hay cảng lánh nạn do hậu quả của mộtrủi ro thuộc phạm vi hợp đồng bảo hiểm;

Trang 18

- Những chi phí mà người được bảo hiểm hoặc đại ly của ho đã chi nhằmphòng tránh hoặc giảm nhẹ tốn thất cho hàng hoá được bảo hiểm hoặc những chiphí kiện tụng để đòi người thứ ba bồi thường;

- Phan trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản “haibên cùng có lỗi” ghi trong hợp đồng vận tải.

s* Rui ro loại trừ

Trừ khi có thoả thuận khác, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối vớinhững mất mát, hư hỏng hay chỉ phí gây ra bởi:

- Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa hoặc hành động thù địch;

- Việc chiếm, bắt giữ, cầm giữ tài sản hoặc kiềm chế và hậu quả của chúng;- Min, thuỷ lôi, bom hay những vũ khí chiến tranh khác đang trôi dạt;

- Đình công, cam xưởng, rồi loạn lao động hoặc bạo động:

- Người đình công, công nhân bị câm xưởng, người gây rôi loạn lao động

hoặc bạo động, kẻ khủng bố hay hành động vì động cơ chính trị;

-Việc sử dụng các vũ khí chiến tranh có dùng đến năng lượng nguyên tử, hạt

nhân hoặc chất phóng xạ;

- Khuyét tật vốn có tính chất đặc biệt của hàng hoá bảo hiểm;- Hành động ác ý hay cố ý của bất cứ người nao.

s* Trong mọi trường hợp, người bảo hiém không chịu trách nhiệm đôi với

những mat mát, hư hỏng và chi phí do:

- Việc làm xâu cô ý của người được bảo hiêm;

- Cham ché là nguyên nhân trực tiếp;

- Tàu hay xà lan không đủ khả năng đi biển và do tàu, xà lan, phương tiệnvận chuyền hoặc container không thích hợp cho việc chuyên chở hàng hoá mà

người được bảo hiểm hay người làm công cho họ đã biết về tình trạng đó vào thời

gian bốc xếp hàng hoá;

- Bao bì không đầy đủ hoặc không thích hợp;

- Hao hụt tự nhiên, hao mòn tự nhiên, dò chảy thông thường;

- Chủ tàu, người quản lý tàu hoặc thuê tàu không trả được nợ hoặc thiếu thốnvề mặt tài chính gây ra.

Trang 19

b) Điều kiện bảo hiểm B (ICC- B)

s* Rủi ro được bảo hiểm

Như điều kiện C và mở rộng thêm một SỐ rui ro sau:- Động đất, núi lửa phun, sét đánh;

- Nước cuốn khỏi tau;

- Nước biên, nước sông chảy vào tàu, xà lan, hâm hàng, phương tiện vậnchuyên, container hoặc nơi chứa hang;

- Tén thất toàn bộ của bat kỳ kiện hang nao do rơi khỏi tàu hoặc rơi trong khixếp hàng lên hay đang dỡ hàng khỏi tàu hoặc xà lan.

s* Những tốn that, chi phí và trách nhiệm khácNhư điều kiện C.

s* Rui ro loại trừ

Như điều kiện C.

c) Điều kiện bảo hiểm A (ICC- A)s* Rủi ro được bảo hiểm

Theo điều kiện này, người bảo hiểm chịu trách nhiệm về mọi rủi ro gây ramat mát hư hỏng cho hàng hoá bảo hiểm trừ những rủi ro đã được loại trừ Rui rođược bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm này bao gồm cả rủi ro chính (tàu mắc cạn,đăm, cháy, đâm va nhau, đâm va phải những vật thê khác, mắt tích ) và những rủiro phụ ( hư hỏng, đồ vỡ, cong, bẹp, gi, hap hơi, thiếu hut, trộm cắp, không giao

hàng ) do tác động ngẫu nhiên bên ngoai trong quá trình vận chuyên, xếp dỡ,

giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hoá.

s* Những ton that, chi phi và trách nhiệm khácNhư điều kiện B, C.

s* Rui ro loại trừ

Như điều kiện B, C; loại trừ thiệt hại do hành động ác ý gây ra.d) Điều kiện bảo hiểm chiến tranh

Theo điều kiện này, người bảo hiểm phải bồi thường những mat mát, hư hỏng

của hàng hoá do:

Trang 20

- Chiên tranh, nội chiên, cách mạng, nôi loạn, khởi nghĩa hoặc xung đột dân

sự xảy ra từ những biến có đó hoặc bat kỳ hành động thù dich nào;- Chiém đoạt, bắt giữ, kiềm chế hoặc cầm giữ;

- Min, thuỷ lôi, bom hoặc các vũ khí chiến tranh khác;- Tén that chung và chi phí cứu nan.

Phạm vi không gian và thời gian bao hiểm đối với rủi ro chiến tranh hep hon

các rủi ro thông thường Bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực khi hàng hoá được xếp lên

tàu biển và kết thúc khi được đỡ khỏi tàu tại cảng cuối cùng hoặc khi hết hạn 15ngày kế từ nửa đêm ngày tàu đến cảng dỡ cuối cùng, tuỳ theo điều kiện nào xảy ratrước Nếu có chuyên tải, bảo hiểm vẫn tiếp tục có hiệu lực cho đến khi hết hạn 15ngày kể từ nửa đêm ngày tàu đến tàu đến cảng chuyền tải Đối với rủi ro min và

ngư lôi trách nhiệm của người bảo hiểm được mở rộng ra cả khi hàng hoá còn ở

trên xà lan dé vận chuyền ra tàu hoặc từ tàu vào bờ nhưng không vượt quá 60 ngàykể từ ngảy dỡ hàng khỏi tàu, trừ khi có thoả thuận đặc biệt khác.

e) Điều kiện bảo hiểm đình công

Theo điều kiện bảo hiểm này, chỉ bảo hiểm cho những mat mát, hư hỏng củahàng hoá được bảo hiểm do:

- Người đình công, công nhân bị cắm xưởng hoặc những người tham gia gâyrỗi loạn lao động, bạo động hoặc nồi dậy;

- Hành động khủng bố hoặc vì mục đích chính trỊ;

- Tén thất chung và chi phí cứu nan Người bảo hiểm chỉ bồi thường nhữngton that do hành động trực tiếp của những người đình công mà không chịu tráchnhiệm về những thiệt hại do hậu quả của đình công gây ra.

1.1.5 Hop dong bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển

1.1.5.1 Khái niệm

Hop đồng bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyền đường biên là hợp đồng bảohiểm các loại rủi ro hàng hải, người được bảo hiểm nộp phí bảo hiểm theo thỏathuận; người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tonthất hàng hải thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo cách thức và điều kiện trong hợpđồng.

Trang 21

151.1.5.2 Phân loại

Trong hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyên bằng đường biển cóba loại: hợp đồng bảo hiểm chuyến, hợp đồng bảo hiểm bao và hợp đồng nguyên

%* Hợp đồng bảo hiểm chuyển: Là hợp đồng bảo hiểm cho một chuyên hàng

chuyên chở từ địa điểm này đến địa điểm khác ghi trong hợp đồng Công ty bảo

hiểm chỉ chịu trách nhiệm về hàng hóa trong phạm vi một chuyền.

Nội dung của Hợp đồng chuyến bao gồm: ngày cấp đơn bảo hiểm, nơi ký kết

HĐBH, tên và địa chỉ của người mua bảo hiểm, tên hàng được bảo hiểm, số lượng

và trọng lượng của hàng, quy cách đóng gói, loại bao bì và ký mã hiệu của hàng,

tên tàu hoặc phương tiện vận chuyên hàng, cách xếp hàng trên tàu, cảng đi và cảngđến, cảng chuyền tải (nếu có), ngày khởi hành dự kiến, giá trị bảo hiểm, số tiềnbảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, phí bảo hiểm, Hợp đồng bảo hiểm chuyển thường

được thê hiện dưới dạng bộ Giây yêu câu bảo hiém và Giây chứng nhận bảo hiém.

* Hop dong bảo hiểm bao: Là hợp đồng bảo hiém cho một khối lượng hangđược vận chuyền trong nhiều chuyến kế tiếp nhau trong một thời gian nhất định(thường là một năm) hoặc nhận bảo hiểm cho một lượng hàng vận chuyền nhấtđịnh (không ké đến thời gian) Tất cả các chuyên hàng thuộc phạm vi bảo hiểmcủa Hợp đồng bảo hiểm bao được bảo hiểm tự động linh hoạt theo đó Người bảohiểm có nghĩa vụ cấp đơn bảo hiểm hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm cho mỗichuyến hàng hoặc cho từng đơn vi hàng hóa theo yêu cầu của Người được bảohiểm.

Trong Hợp đồng bảo hiểm bao, hai bên thỏa thuận những van đề chung nhấtnhư tên hàng được bảo hiểm, loại tàu chở hàng, cách tính GTBH, STBH tối đa chomỗi chuyến hàng và điều kiện bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm và những điểm liên

quan khác đã được thỏa thuận giữa các bên.

Phí bảo hiểm được trả theo thời gian thỏa thuận, nhưng cần phải phù hợp với"Quy định về Quản lý thu phí bảo hiểm hiện hành của Tổng công ty”.

s* Hop dong nguyên tắc: Là một loại hợp đồng bảo hiểm trong đó Ngườiđược bảo hiểm và Người bảo hiểm chỉ thoả thuận trước một số điểm cơ bản nhưtên hàng hoá được bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, tỷ lệ phí và một số điểm khác.Khác với Hợp đồng bao, Hợp đồng nguyên tắc chỉ có hiệu lực đối với các chuyên

Trang 22

hàng Người được bao hiểm yêu cầu và Người bảo hiểm cấp Giấy chứng nhận bảo

hiểm, ngoài ra Người được bảo hiểm không nhất thiết phải tham gia bảo hiểm tat

cả các chuyên hàng với Người bảo hiểm Đối tượng bảo hiểm: Là hàng hóa, tài

sản, vật thé dang trong quá trình vận chuyên từ địa điểm này đến địa điểm khác(có thể bao gồm cả thời gian lưu kho, chờ xếp lên phương tiện vận chuyên, trungchuyền hoặc chờ chủ hàng nhận lại hàng, tiền cước vận chuyền hàng hoá, tiền lãiước tính của hàng hoá, chi phí tổn that chung tùy thuộc theo quy định của điềukhoản bảo hiểm áp dụng và/hoặc các điều khoản bổ sung).

1.1.5.3 Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm

a) Giá trị bảo hiểm

Giá trị bảo hiểm (GTBH) của hàng hóa XNK được xác định trên cơ sở giá trịthực tế của lô hàng, cước phí vận chuyên, phí bảo hiểm và các chi phí liên quan

khác (gia CIF).

Ngoài ra, dé thỏa mãn nhu cau của người tham gia bao hiểm, đối với hang

thương mại, DNBH có thê nhận bảo hiểm thêm cả phần lãi dự tính, tức là mứcchênh lệch giữa giá mua ở cảng đi và giá bán ở cảng đến (thực ra đây là lợi nhuậnthương mại, không hoàn toàn là giá trị của hàng hóa được bảo hiểm).

b) Số tiền bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm của hàng hóa là khoản tiền mà người mua bảo hiểm khaibáo dé đề nghị được bảo hiểm cho hàng hóa theo số tiền đó Ngoài giá trị ghi trênhóa đơn bán hàng, chi phí vận chuyền và chi phí bảo hiểm, Người mua bảo hiểm

có thê tính gộp cả tiền lãi ước tính vào số tiền bảo hiểm.

Số tiền bảo hiểm được khách hàng yêu cầu bảo hiểm trên cơ sở tại hợp đồng

mua bán, có thé tính theo giá trị FOB, CIF, EXWORKS, CFR (CNF) hoặc 110%

giá tri này.

Cách tính giá CIF từ giá C&F (CFR):

CIF =

1-R

Trang 23

Trong đó:

- C: là gia tri hàng hoa

- F: là cước phí vận chuyên- R: là tỷ lệ phí bảo hiém

- Nếu STBH bằng GTBH, đó là bảo hiểm ngang giá trị

- Nếu STBH cao hơn GTBH, đó là bảo hiểm trên gia tri- Nếu STBH thấp hon GTBH, đó là bảo hiểm dưới giá triTrong thực tế, chủ hàng thường bảo hiểm ngang giá trị.

Tỷ lệ phí gốc: Tỷ lệ phí bảo hiểm cho lô hàng theo biéu phí

Tỷ lệ phụ phí: ( Các) ty lệ phí tuyến, chuyên tải, tàu già, phí chiến tranh, đình

công, mở rộng theo rủi ro phụ

- Phí bảo hiểm (I) =[ Tỷ lệ Phí gốc + Tỷ lệ phụ phí (nếu có)] x STBH

- Trường hợp phát sinh phụ phí tau già: I tàu già = STBH x R tau già

Và tông phí bảo hiểm sẽ là: I tong cộng = I + I tàu gia

1.2 Công tác khai thác bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biếnNội dung của các nghiệp vụ bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm hàng

hóa XNK vận chuyên bang đường biên nói riêng đều bao gồm các khâu quan trọng

như: khai thác, giám định và bôi thường tổn thất Các khâu này có quan hệ tác

động qua lại lẫn nhau và đều có ý nghĩa quan trọng đến hiệu quả của nghiệp vụ

bảo hiểm này.

Khai thác bảo hiểm là khâu đầu tiên khi triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm.

Khâu khai thác có ý nghĩa rất lớn trong mỗi nghiệp vụ bảo hiểm bởi vì hoạt độngkinh doanh bảo hiểm phải đảm bảo lấy nguyên tắc số đông bù số ít nên thực hiện

tốt khâu khai thác cũng có nghĩa là tuân thủ tốt nguyên tắc này.

Trang 24

Hoạt động khai thác bảo hiểm hang hóa được triển khai theo 2 quy trình:

trong phân cấp và trên phân cấp Dịch vụ trong phân cấp tức là phòng khai thác/chi nhánh được tự làm việc với cá dich vụ trong hạn mức về trách nhiệm hay STBH

được ủy quyền theo quy định của công ty, còn nếu vượt quá hạn mức tối da thì

được gọi là dịch vụ trên phân cấp.

Các bước của quy trình khai thác:

a) Tiếp thị, nhận thông tin từ khách hàng

Cán bộ khai thác có nhiệm vụ thường xuyên liên hệ với khách hàng, trao đổicác thông tin về sản phẩm của công ty nhằm giới thiệu tới khách hàng, thỏa mãnnhu cầu của họ Cán bộ khai thác nên tìm hiểu thêm các thông tin về nguồn vốn,khả năng tài chính, khả năng tham gia bảo hiểm của khách hàng và có tráchnghiệm hướng dẫn khách hàng chỉ tiết các thông tin cần thiết Cán bộ khai thác cótrách nhiệm cung cấp giấy yêu cầu bảo hiểm ( GYCBH ) và các tài liệu khác theoyêu cầu của khách hàng.

b) Phân tích, đánh giá rủi ro

Cán bộ khai thác đánh giá rủi ro trên cơ sở tiếp xúc trực tiếp với đối tượngbảo hiểm và các thông tin khách hàng cung cấp, tư van quản lý rủi ro cho kháchhàng Đối với những trường hợp đặc biệt yêu cầu kĩ thuật chuyên môn cao, khả

năng rủi ro cao, giá trị bảo hiểm lớn cần có giám định biên đánh giá rủi ro của cơquan chuyên môn khác hoặc tô chức giám định nước ngoài.

c) Xem xét đề nghị bảo hiểm

Trên cơ sở GYCBH và việc phân tích các thông tin liên quan, cán bộ khaithác hoặc lãnh đạo các đơn vi đánh giá quy mô và mức độ phức tạp của dịch vụ,

đối chiếu với quy định về phân cấp khai thác để xác định hướng giải quyết tiếp

Đối với trường hợp dich vụ thuộc phân cấp: trên cơ sở các thông tin kháchhàng cung cấp, hồ sơ số liệu về khách hàng và chính sách khách hàng của công ty,

cán bộ khai thác xác định tỷ lệ phí bảo hiểm phù hợp và làm bản chào phí.

Đối với trường hợp dịch vụ trên phân cấp: cán bộ khai thác trực tiếp nhậnthông tin về các dịch vụ trên phân cấp từ đơn vị kèm theo đề xuất cụ thể của đơn

vị, sau đó sẽ xem xét đề xuất Trường hợp vượt quá thẩm quyền, cán bộ khai tháclấy ý kiến của các bộ phận liên quan, sau khi được phê duyệt bởi lãnh đạo thì dịchvụ sẽ được tiến hành theo bước tiếp là đàm phán và chào phí.

Trang 25

d) Đàm phán, chào phí

Cán bộ khai thác sẽ gửi bản chào phí cho khách hàng Trogn trường hợp

khách hàng không chấp thuận, tùy thuộc vào từng trường hợp, cán bộ kinh doanhcó thé gặp gỡ trao đổi với khách dé đàm phán lại phương án chao phí.

e) Chuẩn bị HĐBH

Sau khi nhận được thông báo tham gia bảo hiểm của khách hàng, cán bộ khaithác chuẩn bị các tài liệu cần thiết dé làm HDBH Các bước gồm: lay số hợp đồng,kiểm tra các thông tin, chứng từ liên quan, GYCBH, sau đó tiến hành cap HDBH

theo mẫu.

f) Đóng dấu, chuyên HĐBH và lưu hồ sơ

HĐBH sẽ được lãnh đạo kí và đóng dấu tại văn thư sau đó chuyển cho kháchhàng Hồ sơ khai thác sẽ được lưu tại phòng quản lý nghiệp vụ 5 năm và lưu tạiphòng kinh doanh cấp đơn bảo hiểm đó.

Các tai liệu trong một bộ hồ sơ khai thác bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyền

bang đường biên bao gồm:

- Giấy yêu cầu bảo hiểm, tờ trình trên phân cấp

- Bản chào phí, đơn bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm

- Thông báo thu phí bảo hiểm, sửa đồi b6 sung (nếu có)

- Các tài liệu liên quan khác

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả khai thác bảo hiểm hàng hóa

xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển1.3.1 Chỉ tiêu phản ánh kết quả khai thác

Kết quả kinh doanh là một số tuyệt đối, phản ánh cụ thé kết qua dat được khithực hiện một công việc nào đó Kết quả công tác khai thác của một nghiệp vụ bảohiểm được thể hiện ở hai chỉ tiêu chủ yếu: doanh thu và lợi nhuận.

Nghiên cứu doanh thu qua nhiều chỉ tiêu như: tổng doanh khai thác, doanh

thu theo từng loại nhóm sản phẩm, nghiệp vụ, doanh thu theo từng kênh phânphối

- Doanh thu phí bảo hiểm thu được trong kỳ: Doanh thu phí bảo hiểm phản

ánh tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc và nhận tái bảo hiểm sau khi trừ (-) các

khoản, gồm: giảm phí bảo hiểm gốc, giảm phí nhận tái bảo hiểm, hoàn phí bảo

Trang 26

hiểm gốc, hoàn phí nhận tái bảo hiểm và chênh lệch tăng, giảm dự phòng phí bảohiểm gốc và nhận tái bảo hiểm trong kỳ báo cáo của DNBHPNT Chỉ tiêu này trựctiếp phản ánh kết quả kinh doanh bởi nó thê hiện thu nhập của doanh nghiệp trongnăm tài chính và được dùng trực tiếp để tính lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Số lượng hợp dong bảo hiểm khai thác được trong kỳ: Số lượng hợp đồng

khai thác mới trong nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm hàng hóa

XNK vận chuyền bang đường biển.

- Chi phí khai thác: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số chi phí cho hoạt động khaithác sau khi trừ (-) các khoản phải thu ghi giảm chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm phi

nhân thọ phát sinh trong kỳ báo cáo.

1.3.2 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả khai thác

s* Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác

Mỗi năm, mỗi kỳ, các Doanh nghiệp bảo hiểm đều phải lập kế hoạch khaithác cho từng nghiệp vụ, từng loại sản phẩm Việc đề ra kế hoạch sẽ giúp doanhnghiệp định hướng được chiến lược kinh doanh trong các kỳ ngắn hạn và dài hạn.Ngoài ra, nó còn giúp doanh nghiệp biết được năng lực khai thác và tiềm năng của

các bộ phận Từ đó những kết quả thực hiện kế hoạch, doanh nghiệp có cơ sở délap va giao khach hang cho cac ky tiép theo Dé danh gia hiéu qua thuc hién kéhoạch khai thác, có thé dùng các chỉ số sau:

+ Chỉ số nhiệm vụ kế hoạch: ipy = ve

y„: Mức độ khai thác kì kế hoạch

Mức độ khai thác có thê là số hợp đồng, doanh thu phí, số đơn bảo hiểm hoặcsố giấy chứng nhận bảo hiểm.

Ý nghĩa:

+ Khách hàng là mục tiêu mà Doanh nghiệp bảo hiểm và từng bộ phận hướng

Trang 27

tới dé phan đấu, việc dé ra kế hoạch sẽ giúp Doanh nghiệp định hướng được chiến

lược kinh doanh trong các kỳ ngắn hạn

+ Các chỉ số còn giúp Doanh nghiệp biết được năng lực khai thác và tiềm

năng của các bộ phận

+ Từ đó những kết quả thực hiện kế hoạch, Doanh nghiệp có cơ sở dé lập vàgiao khách hàng cho các kỳ tiếp theo.

“ Hiéu qua khai thac

Hiệu quả khai thác là một số tương đối, được xác định bằng ti số giữa kết quađạt được và chi phí đã bỏ ra dé tạo ra kết quả đó.

Hiệu quả khai thác là chỉ tiêu quan trọng, là thước đo sự phát triển của côngtác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm và phản ánh trình độ sử dụng chỉ phí trong việctạo ra những kết quả khai thác nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đề ra Nhữngchỉ tiêu bề nổi như tốc độ tăng trưởng doanh thu, tăng lợi nhuận chỉ nói lên độngthái của kết quả khai thác chứ chưa đề cấp đến chi phí phải bỏ ra dé khai thác Nếuchi phí tăng nhanh và sử dụng lãng phí, về lâu dài tốc độ tăng đó sẽ không có ý

nghĩa và hoàn toàn không có hiệu quả.

- Doanh thu phí bảo hiểm bình quân/ hợp đồng

_ Doanh thu phi bao hiém khai thac trong kySố lượng HD khai thác được trong ky

Chỉ tiêu này cho biết trung bình mỗi hợp đồng khai thác được trong kỳ, doanh

nghiệp thu được bao nhiêu doanh thu phí

Chỉ phí khai thác trong kỳ

- Chi phí khai thac/ HĐBH =———————————C P ai thác/ Số lượng HD khai thác được trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết trung bình với mỗi hợp đồng khai thác được trong kỳ,

doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu chi phí.

Kết quả khai thác trong kỳ

- Hiệu quả khai thác =ng Chỉ phí khai thác trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh mối liên hệ giữa chỉ phí và doanh thu phí trong kỳ, là

sự so sánh giữa doanh thu nhận được và số tiền phải chi cho hoạt động kinh doanh:

cứ một đồng chi phí doanh nghiệp bỏ ra trong kì thì tao ra được bao nhiêu đồngdoanh thu Chỉ tiêu càng lớn cho thấy hoạt động kinh doanh càng hiệu quả.

Trong đó: kết quả khai thác trong kỳ có thé là một trong số các chỉ tiêu phảnánh kết quả khai thác sau: tổng doanh thu phí, số hợp đồng bảo hiểm khai thác

Trang 28

được trong kỳ Chi phí khai thác trong kỳ phản ánh qua tông chi phí trong khâu

khai thác hoặc số đại lý khai thác trong kỳ Chỉ tiêu này là so sánh giữa các kết quả

đầu ra với các yếu tô đầu vào trong khâu thai thác của doanh nghiệp trong một kỳ

nhất định.

Trang 29

CHUONG 2 THỰC TRANG CÔNG TÁC KHAI THÁC BẢO HIEM

HÀNG HÓA XNK BANG DUONG BIEN TẠI CÔNG TY BẢO HIEM

PVI HÀ NỘI2.1 Giới thiệu về công ty bảo hiểm PVI Hà Nội2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

a) Lịch sử ra đời của Tổng công ty bảo hiểm PVI

Tổng công ty Bảo hiểm PVI tiền thân là Công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Namthành lập năm 1996, đến năm 2006, PVI là một trong những doanh nghiệp đầu tiêntại Việt Nam thực hiện cé phan hóa trở thành Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầukhí Việt Nam và niêm yết trên sàn chứng khoán năm 2007 với mã chứng khoánPVI Tháng 8/2011, PVI đã tiếp tục thực hiện tái cấu trúc theo mô hình công ty mẹ

— công ty con Trong đó, Công ty mẹ PVI Holdings thực hiện các chức năng: quản

trị vốn, đầu tư, chiến lược — kế hoạch, tô chức nhân sự, thương hiệu và công nghệ

thông tin; các đơn vi thành viên thực hiện chức năng kinh doanh trong 4 lĩnh vực

cốt lõi:

- Tổng công ty Bảo hiểm PVI kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.

- Tổng công ty Cô phần Tái bảo hiểm PVI kinh doanh tái bảo hiểm

- Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ PVI hoạt động trong lĩnh vực quản lý tài sảnvà đầu tư tài chính

- Công ty Cổ phần Phát triển Tài sản Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực quảnlý và phát triển các tài sản và dự án

Trải qua 21 năm hình thành và phát triển, PVI đã nhận được nhiều phần

thưởng và danh hiệu cao quý: danh hiệu Anh hùng Lao động; Huân chương Độc

lập hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, Nhì, Ba; Forbes Việt Nam vinh

danh trong Danh sách “50 Công ty Niêm yết Tốt nhất Việt Nam”; tổ chức đánh giá

thương hiệu quốc tế Brand Finance bình chọn trong danh sách “50 Thương hiệugiá trị nhất Việt Nam”, thường xuyên năm trong Danh sách Top 500 Doanh nghiệplớn nhất Việt Nam, Thương hiệu Mạnh Việt Nam

Bảo hiểm PVI là một trong những Doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam dẫn đầuvề việc phát triên và duy trì mạng lưới quan hệ hợp tác quốc tế Bảo hiểm PVI cóquan hệ hợp tác chặt chẽ và lâu dài với nhiều nhà tái bảo hiểm hàng đầu thế giới

như Zurich, Swiss Re, Munich Re, QBE, ACR, Ping An, PICC Day là sự đảm

bảo an toàn tối ưu cho các khách hàng vì Bảo hiểm PVI chi giữ lai mức trách nhiệm

Trang 30

tối đa trên mỗi rủi ro riêng lẻ không quá 10% vốn chủ sở hữu Phần lớn rủi ro liên

quan tới các tài sản, công trình của khách hàng đã được chuyên giao cho các kênhtái bảo hiểm quốc tế có xếp hạng cao Bảo hiểm PVI cũng tự hao là doanh nghiệp

bảo hiểm duy nhất trên thị trường Việt Nam đã ký kết các Hop đồng tái bảo hiểmcó định có tông giá trị tương đương 500 triệu đôla Mỹ với Lloyd’s Syndicate —một trong những thị trường tái bảo hiểm hàng đầu thế giới Ngoài ra bảo hiểm PVIcòn duy trì mối quan hệ hợp tác mật thiết với các nhà môi giới quốc tế có uy tín

như JLT, Marsh, AON, Willis

Với sự ủng hộ của Tap đoàn Dầu khí Việt Nam và mạng lưới quan hệ hợptác rộng khắp, PVI đã tiễn hành ký hợp tác toàn diện, Hợp đồng dài hạn với cácđối tác lớn, các đơn vị thành viên của Tập đoàn Dau khí Quốc gia Việt Nam nhằmcủng cô mối quan hệ khách hang, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và nâng

cao vị thế thương hiệu.

Bảo hiểm PVI có đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ, năng lực và giàukinh nghiệm được dao tạo chuyên sâu va am hiểu về mọi lĩnh vực kinh doanh bảohiểm Đặc biệt, hàng năm Bảo hiểm PVI đều cử một số cán bộ nhân viên đi đàotạo dài hạn, chuyên sâu tại Học viện Bảo hiểm Hoàng gia Anh, Học viện Bảo hiểmMalaysia Đây là điều mà không phải công ty bảo hiểm nào tại thị trường Việt

Nam cũng thực hiện được.

Với nhưng nỗ lực tự hoàn thiện không ngừng, thương hiệu Bảo hiểm PVI đãđược biết đến rộng rãi ở thị trường trong nước và đang từng bước khang định uytín trên thị trường quốc tế Vào các năm 2005 và 2007, Bảo hiểm PVI đã được traotặng giải thưởng Sao vàng Đất Việt và thắng 7/2007 được nhận Cúp vàng thươnghiệu mạnh Việt Nam Hiện tại, Tổ chức xếp hạng quốc tế A.M Best xếp hạng nănglực tài chính của Bảo hiểm PVI ở mức B++ (Tốt) và Tái bảo hiểm PVI ở mức B+(Tốt) Chiến lược và tầm nhìn của PVI đến năm 2025 là trở thành một Định chếTài chính — Bảo hiểm hàng đầu và có thương hiệu mạnh thông qua việc chiếm lĩnhthị trường trong nước, phát triển ra thị trường quốc tế đối với mảng kinh doanh

Bảo hiêm và triên khai mạnh các hoạt động đâu tư Tài chính một cach sâu rộng.

Trang 31

b) Lịch sử ra đời của Công ty bảo hiểm PVI Hà Nội

Công ty Bảo hiểm PVI Hà Nội là một trong những đơn vị thành viên củaTổng công ty Bảo hiểm PVI, được thành lập vào năm 2011 nhằm mục đích mở

rộng quy mô kinh doanh và phục vụ khách hàng tại khu vực thủ đô Hà Nội.

Với việc thành lập Công ty Bảo hiểm PVI Hà Nội, Tổng công ty PVI đã tiếp

tục mở rộng hoạt động kinh doanh và tăng cường sự hiện diện của mình trên thị

trường bảo hiểm tại khu vực thủ đô Công ty đã nhanh chóng đạt được nhiều thành

tựu và trở thành một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ bảo hiểm uy tín và chất

lượng tại Hà Nội.

Địa chỉ: Tang 14, tòa nhà Cục tần số vô tuyến điện, số 115 đường Trần DuyHưng, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Mã số thuế: 0105402531-001

Người đại điện: ông Nguyễn Anh Tuấn

Lĩnh vực hoạt động: bảo hiểm phi nhân tho

Tam nhin va str ménh: Xây dựng PVI trở thành một định chế Tài chính - Bảohiểm chuyên nghiệp, thương hiệu quốc tế, phát triển bền vững dựa trên nền tangtri thức, công nghệ, quán triệt nguyên tắc: quản trị minh bạch, kinh doanh hiệuqua, phát triển bền vững, kết hợp hài hòa lợi ích của các cổ đông, khách hang và

người lao động.

Giá trị cốt lõi: Phát triển — Chất lượng — Gắn kết — Giá trị thực — Trách

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của PVI Hà Nội

PVI Hà Nội là đơn vị chính trong việc cung cấp các sản phâm và dịch vụ bảohiểm cho thị trường tại Hà Nội, cũng như các tỉnh thành trong khu vực miền Bắcvà miền Nam Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn về kinh tế, chínhtri và văn hóa của Việt Nam, với mật độ dân cư đông đúc Day là thi trường chiếnlược của PVI Hà Nội, nơi mà đa số các sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm xe cơgiới, bảo hiểm hàng hóa, tài sản kỹ thuật, được khai thác Ngoài ra, Việt Nam là

một quốc gia có đường biên dài và nhiều cảng biển lớn như Cảng Hải Phòng, Cảng

Vũng Tàu, Cảng Sài Gòn, Cảng Da Nẵng, đem lại tiềm năng và thuận lợi cho

hoạt động bảo hiểm hàng hải.

Trang 32

PVI Hà Nội không chỉ có nhiệm vụ cung cấp sản pham va dich vụ bảo hiểmmà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tham mưu, đóng góp ý kiến và đề xuấtcác giải pháp cho ban lãnh đạo, các khối và phòng chức năng của Tổng công ty.Cụ thé, PVI Hà Nội đóng góp ý kiến dé cải thiện công tác khai thác, thẩm định cácnghiệp vụ, đồng thời triển khai xây dựng các gói sản phẩm bảo hiểm mới nhằmtăng cường hiệu quả kinh doanh và khắc phục các điểm yếu trong hệ thống.

Với quy mô gần 100 nhân viên chính thức, đội ngũ nhân viên của PVI Hà

Nội đa phần là những chuyên viên giàu kinh nghiệm và được đào tạo chuyên sâutrong nhiều lĩnh vực khác nhau Tinh thần làm việc nhóm được dé cao dé đảm baosự phối hợp nhịp nhàng và hiệu quả giữa các bộ phận Ngoài ra, đội ngũ nhân viêncũng được đảo tạo bài bản và luôn sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

PVI Hà Nội có hệ thong bộ máy hoạt động được chuyên môn hóa cáo theo

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của PVI Hà Nội

(Nguon: Tác giả tự tong hợp)

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của PVI Hà Nội giai đoạn 2018-2022

Trong những năm qua, PVI Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu đáng kêtrong việc phát triển kinh doanh Qua đó, công ty đã xác định được những sảnphẩm, dịch vụ tiềm năng dé dau tư phát triển, mở rộng thị trường và nâng cao chất

lượng phục vụ khách hàng.

Trang 33

Đồng thời, Công ty cũng chú trọng đến việc cải thiện quy trình, nâng caonăng lực sản xuất, tăng cường kiểm soát rủi ro và quản lý chi phí, từ đó giảm thiểucác rủi ro trong hoạt động kinh doanh Điều này đã góp phần giúp PVI Hà Nội tăngtrưởng ôn định và bền vững trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, Công ty cũng tập trung vào việc nâng cao năng lực quản lý và

dao tạo nhân viên, dé tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên phát huy tối đa khả năngvà năng lực của mình Tất cả những nỗ lực này đã giúp công ty PVI Hà Nội khẳng

định vi trí của mình trong thị trường bao hiểm Việt Nam và trở thành một trongnhững công ty bảo hiểm hàng đầu tại Việt Nam.

Chính nhờ những điều đó đã giúp Công ty bảo hiểm PVI Hà Nội luôn đạt

được những con số doanh thu ấn tượng, đây được xem là tín hiệu tích cực, cơ sở

dé ta kỳ vọng PVI Hà Nội sẽ phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn nữa trong tươnglai sắp tới.

Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PVI Hà Nội trong giai

đoạn 2017 — 2022

Chi tiêu 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Tổng doanh thu(trd) | 258/024 |210961 | 230,383 | 250,006 | 251,651 | 270,833Tổng chỉ phi(trd) 227936 | 187520 | 196,740 |221440 |200/040 | 210,601Tổng lợi nhudn(trd) | 30,088 — | 23,441 33643 | 28,566 | 51,611 | 60,232

oni doanh thu/chi 1.132 1.125 1.171 1.129 1.258 1.286

2018-PVI Hà Nội là đơn vị lâu đời và lớn nhất miền Bắc trong hệ thống bảo hiểm

PVI, do vậy trong lĩnh vực kinh doanh luôn giữ được đà tăng mạnh mẽ và én định

so với các đơn vị mới do đã có kinh nghiệm trong công tác khai thác, đánh giá rủi

ro, năm bắt thị trường nghiệp vụ

Năm 2018 là năm đầu nước ta bước vào thời kì của đại địch Covid 19, trong

bối cảnh đó, chung tay cùng cả nước ứng phó với dịch bệnh, PVI Hà Nội tuân thủ

các giải pháp cua Nhà nước đê ra, làm tot các công tác xã hội giúp bảo vệ sức khỏe

Trang 34

của toàn dân cũng như cán bộ nhân viên của công ty Tuy nhiên, do chưa có kinh

nghiệm đối phó với đại dịch, nền kinh tế của cả nước đã bị ảnh hưởng nặng nề vàkết quả kinh doanh của PVI Hà Nội cũng không loại trừ Cụ thể, năm 2018 doanhthu phi bảo hiểm gốc giảm 18.2% so với năm 2017 Giai đoạn tiếp theo năm 2018-

2021, thích ứng với tình hình khó khăn, PVI Hà Nội đã ngoạn mục vượt lên đại

dịch và để lại những con số doanh thu ấn tượng, doanh thu phí tăng qua các nămnhờ sự nỗ lực của ban lãnh đạo cũng như toàn bộ nhân viên, năm bắt thị trường

cùng bối cảnh dịch bệnh, nhìn thay được “ trong nguy có cơ” đây mạnh khai thác

nghiệp vụ bảo hiểm chăm sóc sức khỏe Năm 2022 là năm đầu tiên sau giai đoạnhậu Covid -19, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều khởi sắc và trong bối cảnh phụchồi như vậy, bảo hiểm PVI nói chung và PVI Hà Nội nói riêng cũng có nhữngđóng góp nhất định Doanh thu phí tăng nhanh trở lại 7.62% so với năm 2021.Bằng những sự nỗ lực của PVI Hà Nội đã đóng góp, bảo hiểm PVI đã được được

những danh hiệu danh giá như:

- Nhiều năm liền được Forbes Việt Nam bình chọn là 1 trong 50 thương hiệu

Công ty có giá trị nhất Việt Nam

- 6 năm liên tiếp ( 2016 -2021) lọt Top 10 Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân

thọ uy tín Việt Nam

- TCT Bảo hiểm PVI nâng mức xếp hạng tài chính A- do tổ chức xếp hạnghang dau thé giới AM Best đánh giá

Đề có cái nhìn rõ nét hơn về tình hình kinh doanh từng nghiệp vu của PVI

Hà Nội ta cùng xem bảng dưới đây:

Trang 35

BH tau

5 8.024 3,80 | 8.147 3,53 | 7.947 3,17 | 5.963 2,36 | 8.014 2,95thuyén

hang 4.946 2,34 | 8.292 9,52 | 3.117 1,28 | 4.862 1,98 | 8.830 2,57không

nhiên, năm 2018 là năm đầu tiên đối mặt với đại dịch Covid-19, khiến toàn bộ nền

kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề, dẫn đến sự giảm doanh thu khai thác bảo hiểm

của PVI Hà Nội so với năm trước, Trong thời gian từ năm 2019 đến 2022, PVI Hà

Nội đã phải đối mặt với nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19 và các

Ngày đăng: 11/07/2024, 09:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN