1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tình hình Khai thác Tái bảo hiểm hàng hải tại Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm PVI giai đoạn 2018 – 2022

75 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DANKHOA BẢO HIẾM

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan chuyên đề thực tập đề tài “Tình hình tái bảo hiểm hàng

hải tại Tống Công ty cỗ phan Tái bao hiểm PVI” trong giai đoạn 2018 - 2022 làthành quả độc lập của bản thân dưới sự hướng dẫn của ThS Đặng Thị Minh Thủy.

Các số liệu và kết quả phân tích được sử dụng trong đề tài là trung thực và hoàn

toàn khách quan.

Em xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của đề tài này.

Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2023Sinh viên thực hiện

Nguyễn Quang Huy

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em cảm thấy tự hào và biết ơn khi là sinh viên khoa Bảo hiểm — trường Daihọc Kinh tế Quốc dân Được học tập dưới ngôi trường với bề dày về kinh nghiệmgiảng dạy, nghiên cứu kinh tế đã giúp em trau dồi kiến thức, rèn luyện khả năng tư

duy, đánh giá và phân tích các khía cạnh liên quan đến nền kinh tế Dé hoàn thành

đề tài này, ngoải sự nỗ lực học tập nghiên cứu của bản thân, em muốn gửi lời cảm

ơn chân thành tới:

Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Khoa Bảo hiểm đã tạo

môi trường học tập thuận lợi giúp phát huy khả năng nghiên cứu của sinh viên;

trau dồi những kiến thức nền tảng và kĩ năng cho sinh viên trong quá trình học tập.Sự biết ơn đến bố mẹ, gia đình và người thân đã luôn hỗ trợ, tạo nguồn độngviên tinh thần dé em có thé hoàn thành tốt việc học tập và công việc.

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên hướng dẫn —

ThS Dang Thị Minh Thủy đã luôn theo sát, tận tình giúp đỡ và định hướng cho

em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này

Ngoài ra, em cũng xin trân trọng cảm ơn Tổng Công ty cô phan Tái baohiểm PVI và đặc biệt là các anh chị trong Ban Kinh doanh 1 cùng với sự giúp đỡtận tình từ chị Hoang Tú Anh — Trưởng Ban Kinh doanh 1 đã tạo điều kiện cho emđược học hỏi, thực tập, có thêm nhiều trải nghiệm thực tế cũng như kiến thứcchuyên môn về ngành Tái bảo hiểm.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của sinh viên chắc chắn sẽ không tránh khỏinhững hạn hạn chế và thiếu sót Vì thế, em kính mong nhận được sự góp ý của các

thầy cô để bài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

LOT CAM 62909077 7Š 1DANH MỤC BANG VÀ HINH 2-2 5s ssssesserserssessesserserse 5

DANH MỤC TU VIET TẮTT <2 s£s£s£ssSs£EssEssEssesseEseEseessesserserse 7

0908009671075 8

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VE TAI BẢO HIẾM 9VÀ BẢO HIẾM HANG HAL scsssssssscssscsscssscssssssssnscssscsssenscsuscsssenscsnscsssenscenseess 91.1 Những cơ sở lý luận về Tái bảo hiểm - 2-52 55+: 91.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tái bảo hiểm 91.1.2 Vai trò của Tái bảo hiểm oo eeeeeccecccecsesssessseessesssessecssecssscsecssecssecseesseessecs 131.1.3 Các hình thức Tái bảo hiểm 2- 2+ 5c ©£+EE£+EEt2EEtEEEvrEerxerrrere 161.1.4 Các phương thức tái bảo hiỂm - ¿2-2 252S2+E£+E££EeEEeExerxerssree 191.1.5 Hoa hồng nhượng tái bảo Hi6M ee eecceceeseec ees essessessesseseseeseesessessessesseaee 231.2 Những cơ sở lý luận về Tái Bảo hiểm hàng hải - 231.2.1 Giới thiệu chung về Tái Bảo hiểm hàng hải . -5-55 241.2.2 Tái Bảo hiểm thân tàu và P&I -2¿©22©5+22x2zxvzxrerxsrxrrrrees 271.2.3 Tái Bảo hiểm hàng hóa - 2-52 SE SE‡EE‡EE2EE2EE2E2E2EEEEEEEEEErrrrree 271.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh khai thác Tái Bảo hiểm

2.1 Giới thiệu chung về Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm PVI 302.1.1 Lịch sử hình thành và phát triễn -2- 22 5¿©2+2x++cx++zxrzseees 312.1.2 Cơ cầu bộ máy tổ chức -:-2- + +¿+2++2+++Ex+2ExtEEEtrkrerkesrxerrrees 322.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Cổ phan tái bảo hiém

PVI occccscessesssesssecssessesssecssessesssecsuesssessecssecssessesssecssessssssecsuesssessesssesssessesssessseeasecs 34

2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh nghiệp vụ tái bao hiểm hang hải tạiTổng Công ty Cô phần Tái bảo biểm PVI 2-5 5 s+£s+£sz£+zce2 38

2.2.1 Các phương thức và hình thức tái Bảo hiểm hàng hải tai PVI Re 38

2.2.2 Tình hình nhận tái bảo hiểm hàng hải -2 2- 525525552: 392.2.3 Tình hình nhượng tái bảo hiểm hàng hải -2- 52552555: 44

2.3 Đánh giá chung - ch nh HH HT HH HH ng nưệp 59

2.3.1 Kết quả đạt được ¿- s22 223 2x21211271712121121111 11.21 1xx 59

Trang 5

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 2-2-2 2+ 2+EE£EE£+E£+EE£EEeEEezEEzEErrxerxee 62

CHUONG 3: ĐÈ XUẤT GIẢI PHAP NANG CAO KET QUÁ KHAI THÁC

TAI BAO HIEM NGHIỆP VỤ HÀNG HAI TẠI CÔNG TY CO PHAN TAI0801008020030 ) 65

3.1 Phương hướng phát triển tái bảo hiểm hang hải tại Công ty Cổ phanTái bảo hiểm PVI trong thời gian tới - 2-52 2 +EeExeExeExerxrrezes 653.2 Đề xuất một số giải pháp thực hiện đối với Tổng Công ty Co phần Tái

Dao WiC PVD 0 65

3.3 ‹ 6i) yngẦÀ).:.: Ả Ô 68

3.3.1 Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm và tái bảo hiểm trên thị trường 68

3.3.2 Đối với Cục quản lý và giám sát Bảo hiểm -22-c5¿©55+¿ 693.3.3 Đối với Hiệp hội Bảo hiểm VIệt Nam -¿- 5+ ©2255++cxscxe2 72000005 ,ÔỎ 73TÀI LIEU THAM KHẢO 5< 5< ©5<©csSssssssessevserssrseessrrsersscsee 74

Trang 6

DANH MỤC BANG

Bảng 2.1: Thành viên Ban điều hành Tổng Công ty cô phần Tái bảo hiểm PVI 34Bảng 2.2: Năng lực tái bảo hiểm của Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm PVI 35

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của PVI Re từ năm 2018 — 2022 37

Bang 2.4: Doanh thu phí nhận tái bảo hiểm Hàng hải tại PVI Re 2018 - 2022 42

Bảng 2.5: Phí nhượng Tái bảo hiểm Hàng hải tại PVI Re 2018 — 2022 47

Bảng 2.6: Mức giữ lại phí Tái bảo hiểm Hàng hải tại PVI Re 2018 — 2022 50

Bảng 2.7: Trung bình tỷ lệ hoa hồng nhượng tái và nhận tái nghiệp vụ hàng hảitại PVI Re 2018 - 2022 - - kg TH HH TT HT TH ngàng ưệp 54Bảng 2.8: Tổng chi bồi thường Bảo hiểm hàng hải 2018 — 2022 55

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Logo Tổng Công ty Cổ phan Tái bảo hiểm PVI Re 30Hình 2.2: Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy của Tổng Công ty cô phan Tái

15001150 0

Hình 2.3: Ty trọng năng lực khai thác các nghiệp vụ của PVI Re

Hình 2.4: Quy trình nhận tái bảo hiểm hàng hải tại PVI Hình 2.5: Biéu đồ doanh thu nhận tái bảo hiểm hang hải tại PVI Re 2018 —

Re -Hình 2.6: Quy trình thu xếp nhượng tái bảo hiểm hàng hải tại PVI Re Hình 2.7: Biéu đồ phí nhượng Tái bảo hiểm hàng hải tại PVI Re 2018 -

Hình 2.8: Biểu đồ Mức giữ lại Phí Tái bảo hiểm hàng hải tại PVI Re

2018 - 2022 - 22.221 2212211271271211 111211 T11 T1 1 H1 1

Hình 2.9: Biểu đồ mối tương quan giữa doanh thu phí nhận, nhượng

nghiệp vụ Thân tàu và P&I tại PVI Re giai đoạn 2018 —

2022 . -Hình 2.10: Biểu đồ mối tương quan giữa phí nhượng và phí nhận tái bảo

hiểm nghiệp vu Hàng hóa của PVI Re 2018 - 2022 ¿2c + scs+£++czeeHình 2.11: Biéu đồ Chi bồi thường Tái bảo hiểm hàng hải 2018 — 2022

Hình 2.12: Biểu đồ mối tương quan giữa doanh thu nhận và chi bồi

thường nghiệp vụ hàng hải của PVI Re 2018 — 2022 - -.cccc sex

Hình 2.13: Kết quả hoạt động kinh doanh của PVI Re (2018 — 2022)

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIET TAT

STT | Ky hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ1 |BH Bảo hiểm

2 | DNBH Doanh nghiép Bao hiém5 | DHCD Đại hội cô đông

4 | HĐQT Hội đồng Quản trị

3 | PVIRe Tổng Công ty Cô phan Tái bảo hiểm PVI6 | THDT Téng hop dau tu

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

Trong kỷ nguyên của những bước tiến vượt bậc về công nghệ cũng như thờiđại công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, mức sống của người dân ngày càng

cao Cũng từ đây mà thị trường bảo hiểm nói chung và thị trường bảo hiểm phi

nhân thọ nói riêng cũng đã có sự phát triển vượt bậc, dẫn đến một thị trường táibảo hiểm, một thị trường thứ cấp phía sau cũng dẫn trở thành một trong số nhữnglĩnh vực phát triển mạnh kết hợp cùng sự thay đôi của nền kinh tế - xã hội dat nước.Trong đó nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải, một nghiệp vụ lâu đời luôn nằm trong sốcác nghiệp vụ được quan tâm và ưu tiên hàng đầu trong thị trường bảo hiểm cũngnhư thị trường tái bảo hiểm.

Vận tai đường biển đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thế giới và đứngđầu trong hệ thống vận chuyền quốc tế Theo thống kê của Tổ chức Hàng hải Quốctế (IMO), vào năm 2022 tỉ trọng lượng hàng hóa lưu thông toàn cầu vận tải bằng

đưởng biển là hơn 90% Các tàu chở dầu chuyên chở khoảng 60% lượng dau thô

trên toàn thế giới — một loại năng lượng thiết yếu đối với con người hiện nay.

Vận tải đường biển luôn tiềm ân những rủi ro có thé dẫn đến ton thất vàthiệt hại Do vậy dé đảm bảo được an toàn hàng hải và giảm thiểu những tai nạntrên tàu biển, bảo hiểm hàng hải được xem là một biện pháp quan trọng và hiệuquả trong vận tải biển Bảo hiểm hàng hải vừa là một công cụ pháp lý, vừa là mộtkhái niệm kinh tế Với tầm quan trọng và tiềm năng thị trường bảo hiểm hàng hải,

đội ngũ cán bộ tại Tổng Công Ty Cổ phan Tái bảo hiểm PVI luôn nỗ lực day mạnhnâng cao kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ dé đáp ứng hiệu qua

thu xếp tái bảo hiểm cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong và ngoài nước Nhờ sựhỗ trợ của công ty, em đã có cơ hội được làm việc tại Ban Kinh doanh 1 Trong

quá trình thực tập, em còn nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của Ths Đặng Thị

Minh Thủy và toàn bộ các anh chị là chuyên viên khai thác Tái bảo hiểm trongTổng Công ty Cô phần Tái bảo hiểm PVI dé có thé đưa ra ý tưởng đề tài: “Tinhhình Khai thác Tái bảo hiểm hàng hải tại Tổng Công ty Cổ phan Tái bảo hiểm PVI

giai đoạn 2018 — 2022” và hoàn thành bài báo cáo này.

Kết cấu đề tài gồm Phần mở đầu, Phần nội dung bao gồm 3 chương và PhầnKết luận, cụ thể như sau:

Chương 1: Lý luận chung về Tái bảo hiểm và bảo hiểm hàng hải

Chương 2: Hoạt động kinh doanh nghiệp vụ Tái bảo hiểm hàng hải tại

Tổng Công ty Cổ phan Tai bảo hiểm PVI

Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao kết quả khai thác Tái bảo hiểmnghiệp vụ hàng hải tại Tổng công ty Cổ phan Tái bảo hiểm PVI.

Trang 10

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VE TAI BẢO HIEMVA BAO HIEM HANG HAI

1.1 Những cơ sở lý luận về Tái bảo hiểm

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tái bảo hiểm

Sự phát triển của ngành bảo hiểm nói chung và tái bảo hiểm nói riêng gắn

liền với sự phát triển của xã hội và nền kinh tế sản xuất hàng hóa.

Đề thương mại phát triên, cần thiết phải có cách đối phó với rủi ro tài chínhlớn Cả tái bảo hiểm và đồng bảo hiểm đều được phát triển nhằm mục đích quảntrị rủi ro Hàng ngản năm trước, các thương nhân Trung Quốc thực hiện quản trirủi ro bằng cách phân tán hàng hóa trên một số con tàu khác nhau để giảm rủi rocó thể xảy ra từ bat kỳ vụ chìm đắm thuyén Theo Bài báo “Reinsurance: A brief

Story” năm 2016 trên Tạp chí The Actuary của Hiệp hội Định phí Bảo hiểm, bảnthỏa thuận tái bảo hiểm lâu đời nhất được ký tại Genoa, Italy vào năm 1370 giữa

một bên là hai thương nhân Goffredo Benaira va Martino Sacco với tư cách là nhà

tái bảo hiểm đã ký hợp đồng với Guilano Grillo là một nhà bảo hiểm nham đảm

bảo dịch vụ bảo hiểm cho các hàng hóa gửi đi bằng đường biển từ Genoa, Italyđến Bruges, Bi.

Từ thé ki 13 đến thé ki 17, sự gia tăng của hoạt động thương mại va sự phattriển của các thành phố, mở rộng mối quan hệ kinh tế giữa các phường hội buônbán dọc theo bờ biển Bắc Âu, từ Baltic đến Biển Bắc, trong thời kỳ Hậu Trung Cổ

và Đầu Thời kỳ hiện đại (The history of Insurance 2015) © giai đoạn nay, đặc

điểm chính của tái bảo hiểm chỉ thực hiện trong nước với nhau với hình thức chủ

yếu là giao dịch tùy ý lựa chọn và do các công ty bảo hiểm gốc thực hiện, điều đócó nghĩa là họ vừa tiến hành bảo hiểm gốc và hoạt động tái bảo hiểm Tuy nhiên,

do tính chất độc lập tương đối của tái bảo hiểm so với bảo hiểm gốc mà một số nhàtái bảo hiểm đã lợi dụng hình thức tái bảo hiểm dé phân tán rủi ro nhưng theo tỷ lệphí thấp hơn nhiều so với phí bảo hiểm gốc dé kiếm lời, làm thiệt hại cho nhữngnhà nhận tái bảo hiểm Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự ra đời đạo luật camhoạt động tái bảo hiểm hang hải ở nước Anh trong giai đoạn từ 1746 đến 1864.Đạo luật này đã vô hình chung tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức Lloyd”s (thành

lập năm 1710) phát triển sự ảnh hưởng của mình bằng hình thức đồng bảo hiểm vàsau năm 1864 đã trở thành thị trường tái bảo hiểm quan trọng nhất thé giới (David

M Holland 2009)

Đồng thời, trong giai đoạn cuối thế ki thứ 18, đầu thế ki thứ 19, sự phát triển

của tái bảo hiém tập trung chủ yêu vào nghiệp vụ bảo hiém cháy nô Sau cuộc cách

Trang 11

mạng công nghiệp, hệ thống nhà máy gia tăng đã dẫn đến số lượng lớn người cầnbảo hiểm rủi ro hỏa hoạn, số tiền bảo hiểm trở nên quá lớn, yêu cầu cần có sự điềuchỉnh về số phí bảo hiểm cho từng loại rủi ro khác nhau và giới hạn mức tráchnhiệm cho loại hình sản xuất công nghiệp nhất định Bản hợp dong tái bảo hiểmcố định đầu tiên cho các đơn Bảo hiểm rủi ro cháy ghi nhận vào năm 1820 đượccấp bởi một công ty bảo hiểm của Đức Tuy nhiên phần lớn hoạt động tái bảo hiểm,nửa dau thé ki 19 vẫn chủ yếu áp dụng theo đồng bảo hiểm, hình thức tái bảo hiểm

tùy ý lựa chọn và được bảo hiểm bởi chính công ty bảo hiểm gốc Các hiệp ước táibảo hiểm có định dường như có nguồn gốc tai Đức ngay sau năm 1820.

Trong giai đoạn giữa thế kỷ thứ 19 nền kinh tế của các nước tư bản chủnghĩa đã có những bước tiến nhảy vọt do áp dụng các thành tựu của cuộc cách

mạng khoa học kỹ thuật vào sản xuất Quan hệ thương mại giữa các nước được mở

rộng và phát triển mạnh Do đó hình thức hợp đồng tái bảo hiểm trao đối qua lạigiữa các nhà bảo hiểm gốc đơn thuần không còn đáp ứng được nhu cầu Điều kiệnnày dẫn đến sự tất yêu khách quan cho việc thành lập các công ty tái bảo hiểmchuyên nghiệp Đặc biệt sự cần thiết cần có một công ty tái bảo hiểm độc lập đượcthê hiện rõ ràng sau những khoản lỗ nặng nề của các công ty bảo hiểm trong Đạihỏa hoạn ở Hamburg, Đức vào năm 1842 Năm 1846, công ty tái bảo hiểm đầutiên ra đời tại Đức — Công ty Tái bảo hiểm Cologne Re (Gen Re) (Gen Re 2008).

Tiếp đó trong những năm 1871 đến 1873, không ít hơn 12 tô chức tái bảo hiểmđược thành lập ở Đức, tập trung khai thác vào bảo hiểm rủi ro cháy tạo nên áp lực

cạnh tranh khốc liệt, một số hoạt động cạnh tranh không lành mạnh và chăng maychốc nhiều công ty mới thành lập này đã rơi vào tinh thế khó khăn, trong khi thịtrường các doanh nghiệp thiếu dịch vụ tái bảo hiểm đa dạng Trên thị trường thếgiới cũng chứng kiến sự thành lập của nhiều công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp,có tên tuôi lâu năm như sự thành lập của Công ty Tái bảo hiểm Thụy Điền (SwissRe) năm 1863, Công ty Tái bảo hiểm London (London Guarantee ReinsuranceCo.Ltd) năm 1869, Công ty Tái bảo hiểm Munich (Munich Re) năm 1880 Đây làgiai đoạn tái bảo hiểm phát triển rộng khắp ở các thị trường trên thế giới Trongđó, các nghiệp vụ thường áp dụng tái bảo hiểm nhiều nhất là hàng không, kỹ thuậtvà dầu khí Mặt khác, quan hệ giữa các công ty nhượng và nhà nhận tái bảo hiểmlúc này không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà đã mở rộng phạm vi toàncau Thị trường Lloyd’s vẫn là trung tâm thé giới về bảo hiểm và tái bảo hiểm Bêncạnh đó trong giai đoạn này, cũng chứng kiến đầy đủ về hình thức và phương pháptái bảo hiểm Năm 1885 phương pháp tái bảo hiểm mới — tái bảo hiểm phi tỷ lệđược xây dựng, một phương pháp bồ sung bảo vệ tối ưu các rủi ro cho công ty bảo

Trang 12

Khi diễn ra Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, thé giới tái bảo hiểm đượcchia thành hai phe - các quốc gia cung cấp và các quốc gia có nhu cầu Các nước

cung cấp bao gồm Đức, Thụy Sĩ, Áo-Hungary và Nga Trong khi đó, Hoa Kỳ

không có hệ thống công ty tái bảo hiểm lớn mạnh trong nước Chiến tranh đã tànphá các công ty Đức, vốn chiếm 67% tổng thu nhập phí bảo hiểm của tat cả cáccông ty tái bảo hiểm độc lập trên thế giới (Germany Insurance Industry 2006).Ngay sau khi Chiến tranh mở màn, Anh và Pháp đã cắm buôn bán với các nước

thù địch và Đức đáp trả bằng cách cắm thanh toán cho Pháp và Anh Sau khi tham

gia Thế chiến thứ nhất vào năm 1917, Hoa Kỳ đã thông qua "Đạo luật giao dịchvới kẻ thù", trong đó cắm mọi quan hệ tái bảo hiểm với các nước thù địch Đề đápứng nhu cầu tái bảo hiểm, đã có sự gia tăng hoạt động kinh doanh nhượng tái bảohiểm cho nước ngoài mà ở đây là các nước không bị hạn chế bởi ảnh hưởng như

Thụy Sĩ và Đan Mạch.

Sau Thế chiến lần thứ hai, kết thúc năm 1945 cục diện thế giới đã thay đôivới sự thăng lợi của Hồng quân Liên Xô và phe đồng minh đánh bại chủ nghĩaphát xít, mở ra một giai đoạn mới của lịch sử loài người cũng như nền kinh tế vàngành bảo hiểm Hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời, phong trào giải phóng dân tộc

của nhiều nước thuộc địa đã giành được thắng lợi, chủ nghĩa dé quéc lâm vào cuộc

khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, tất cả các sự kiện trên đều ảnh hưởng đến

sự phát triển của hoạt động tái bảo hiểm.

Giai đoạn này, tái bảo hiểm được đặc trưng qua các đặc điểm sau:

Sự phục hồi nhanh chóng của các công ty tái bảo hiểm CHLB Đức: Trongchiến tranh thé giới lần thứ hai, các công ty tái bảo hiểm CHLB Đức bị cắm khôngđược hoạt động ở nước ngoài (1947) nhưng sau khi lệnh cam được bãi bỏ (1950),

các công ty tái bảo hiểm nhanh chóng phục hồi và thiết lập mối quan hệ quốc tếrộng rãi, nhiều công ty mới được thành lập, mở rộng, chiếm lĩnh thị trường và trởthành những tập đoàn tái bảo hiểm mạnh nhất thế giới vào cuối thế kỷ 20.

Sự thành lập công ty tái bảo hiểm ở các nước xã hội chủ nghĩa: sự kiện nàyảnh hưởng lớn đến chiều hướng phát triển của tái bảo hiểm quốc tế Các nước xãhội chủ nghĩa đã tiến hành biện pháp độc quyền về tái bảo hiểm và hạn chế quanhệ với thị trường tái bảo hiểm tư bản chủ nghĩa Một số nước xã hội chủ nghĩathành lập công ty tái bảo hiểm chuyên nghiệp nhưng còn thiếu kinh nghiệm và yêuvề khả năng tài chính, nên thị trường còn hạn hẹp.

Những nước chậm phát triển hoặc mới giành được độc lập đã hình thành tô

chức tái bảo hiém “độc quyên, cục bộ hay toàn phân” nhăm bảo vệ quyên lợi dat

Trang 13

Ngày nay, thị trường tái bảo hiểm đã phát triển mạnh mẽ, rộng khắp Và CÓ

mỗi liên kết giữa các nước Tái bảo hiểm đã mở ra nhiều nghiệp vụ như tái bảohiểm hàng hải, hàng không, dầu khí, tái bảo hiểm trách nhiệm dân sự, tái bảo hiểmnhân thọ Các thị trường tái bảo hiểm hàng dau thé giới tập trung tại các trung tâmtài chính lớn mạnh như Châu Âu lục địa, Lloyd’s, Mỹ, Nhật và đặc biệt là sự phattriển mạnh mẽ của thị trường tái bảo hiểm Bermuda.

Tại Việt Nam, hoạt động bảo hiểm thương mại và tái bảo hiểm phát triển

chậm hơn so với các nước khác Cuối năm 1964, công ty bảo hiểm Việt Nam thành

lập Từ đó, hoạt động bảo hiểm và tái bảo hiểm song song và cùng phát triển Cóthể chia ra làm 3 thời kỳ chính:

- Từ năm 1965 — 1975: hoạt động bảo hiểm và tái bảo hiểm do công ty bảohiểm Việt Nam tiến hành với nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vậnchuyên bằng đường thủy, tái bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tau với

các nước xã hội chủ nghĩa.

- Từ năm 1976 — 1994: thời kỳ này bảo hiểm Việt Nam đã có sự khởi sắc,nhất là sau Nghị định 100/CP năm 1993 của Chính Phủ Ngoài ra sau khi Tổng

Công ty cô phần bảo hiểm Bảo Minh (11/1994) được thành lập và đi vào hoạt động

làm thị trường tái bảo hiểm có nét sôi động Số nghiệp vụ bảo hiểm tăng lên, ngoàinghiệp vụ tái bảo hiểm truyền thống như hàng hải, đã có thêm P&I, hàng không,

dầu khí, Nét đặc trưng của nghiệp vụ có tái là tỷ lệ giữ lại rất thấp, hầu hết làtái ra nước ngoài như hàng không, dầu khí,

Từ năm 1995 đến nay:

Thị trường tái bảo hiểm trong nước đòi hỏi cần công ty tái bảo hiểm độclập, chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường bảo hiểm và hội nhập táibảo hiểm quốc tế Đánh dấu đầu tiên là công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam —

Trang 14

Vinare trực thuộc nhà nước được thành lập và đi vào hoạt động từ 01/1995 Thời

điểm nay, các công ty bảo hiểm gốc như Công ty cô phần Bảo hiểm Nhà Rồng

(Bảo Long) — 1995; Công ty cô phần Petrolimex (PJICO) — 1996; Công ty cô phầnbảo hiểm Bưu điện (PTI) — 1998; Công ty Bảo hiểm Dầu khí (PVI) — 1996; Côngty liên doanh bảo hiểm như Công ty liên doanh bảo hiểm quốc tế Việt Nam (VIA)— 1996, Công ty bảo hiểm liên hiệp (UIC) — 1997; Công ty bảo hiểm 100% vốnnước ngoài như Manulife, Prudential, hoạt động làm cho thị trường bảo hiểmViệt Nam sôi động và có sự cạnh tranh quyết liệt.

Đến tháng 7/2011, Tổng Công ty cổ phần Tái bảo hiểm PVI — PVI Re rađời, tính đến thời điểm hiện tại, là công ty cô phần duy nhất trên thị trường nội địavề tái bảo hiểm.

Thực tế, với sự trưởng thành và phát triển mạnh mẽ của các công ty bảohiểm Việt Nam Sự hỗ trợ của các công ty tái bảo hiểm làm tăng khả năng nhận

dịch vụ và mở rộng các nghiệp vụ có giá trị lớn, điển hình là sự góp mặt của cáccông ty bảo hiểm ngành như PVI với các hợp đồng bảo hiểm cho đường ống dẫn,giếng dau, hay như PTI với các hợp đồng bảo hiểm thiết bị điện tử, bảo hiểmvệ tinh có giá tri bảo hiểm, đòi hỏi chuyên môn cao và đáp ứng sự hội nhập với thịtrường tái bảo hiểm quốc tế.

1.1.2 Vai trò của Tái bảo hiểm

Bảo hiểm là một dịch vụ tài chính đặc biệt, bao gồm các đặc trưng cơ bảnnhư: Bảo hiểm là hoạt động kinh doanh trên những rủi ro Sản phẩm bảo hiểmmang tính vô hình, dựa trên sự đảm bảo về mặt tài chính trước rủi ro cho người

được bảo hiểm kèm theo là dịch vụ có liên quan Chu kì kinh doanh đảo ngược,

tức là sản phẩm được bán ra trước, doanh thu được thực hiện rồi sau đó mới phát

sinh chi phí.

Từ đặc trưng của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, có thể thấy sau khi chấpnhận bảo hiểm và nhận được khoản phí thì công ty bảo hiểm phải chịu trách nhiệmcho những rủi ro của người tham gia bảo hiểm xảy ra trong tương lai cho đến khi

hợp đồng hết hiệu lực Đồng nghĩa với đó, các công ty bảo hiểm có thé gặp phảicác rủi ro về tài chính dẫn đến phá sản do các nguyên nhân sau:

- Các tài sản/ đối tượng tham gia bảo hiểm có giá trị lớn mà khả năng tài

chính của công ty có hạn Nền kinh tế ngày càng phát triển, mở rộng quy mô, cáccông trình xây dựng có giá trị lớn, quy mô sản xuất gia tăng, xuất hiện nhu cầu bảohiểm cho khối lượng công trình, tài sản lớn không ngừng gia tăng Một công tybảo hiểm đơn lẻ không thé đứng ra bảo hiểm cho khối lượng công trình, tài sản giátrị lớn như vậy nếu có ton thất xảy ra sẽ không có khả năng bồi thường và phá sản

Trang 15

là không tránh khỏi.

- Các công ty bảo hiểm dựa vào sự khai báo, trung thực của khách hàng để

xem xét chấp nhận đối tượng bảo hiểm nên cũng có thê xảy ra trường hợp trục lợi

từ phía người được bảo hiểm đề hưởng tiền bảo hiểm Trong bảo hiểm thì nguyên

tắc trung thực tuyệt đối luôn được đặt lên hàng đầu, mọi thông tin người tham giabảo hiểm khai báo phải đảm bảo trung thực, trong trường hợp công ty phát hiệnhành vi gian lận của người được bao hiểm thì đơn bảo hiểm sẽ tự động vô hiệu lực.

- Từ việc đánh giá không chính xác về rủi ro, xác định phí và các điều khoảnhợp đồng không chính xác, thu không đủ bù chi dẫn đến việc phá sản Bởi nếuđánh giá sai, mức phí thu quá thấp trong khi phải bồi thường lớn thì chắc chắn sẽ

gây thâm hụt ngân sách công ty nghiêm trọng.

- Có nhiều tồn thất xảy ra liên tục, thảm họa xảy ra lớn, công ty phải chi trảcho nhiều tốn thất với số tiền bảo hiểm lớn gây nên vượt quá khả năng thanh toáncủa công ty từ đó dẫn đến phá sản Rủi ro thiên tai thường xuyên xảy ra, gây thiệthại trên diện rộng, cho cùng một thời điểm, công ty bảo hiểm sẽ phải chịu tráchnhiệm chi trả bồi thường cho nhiều đơn bảo hiểm cùng một thời điểm, gây khó

khăn trong khả năng tài chính của công ty.

Đề tránh những rủi ro xảy ra cho chính công ty bảo hiểm, đảm bảo hoạtđộng kinh doanh ôn định, nha bảo hiểm thường áp dụng hai biện pháp là đồng bảohiểm và tái bảo hiểm Trong đó, tái bảo hiểm là phương pháp mang tính vượt trội

với nhiều lợi ích và sự phô biến trên thị trường bảo hiểm chung hiện nay.

Hoạt động tái bảo hiểm bao gồm hai phần: nhượng tái bảo hiểm và nhận tái

bảo hiểm theo hai góc độ quan sát khác nhau.

- Nhượng tái bảo hiểm hay còn gọi là tái bảo hiểm có nghĩa là công ty bảohiểm gốc phân tán rủi ro cho các công ty nhận tái bảo hiểm dưới hình thức chuyênmột phần trách nhiệm và phí tương ứng cho công ty nhận tái bảo hiểm và đượcnhận lại các yếu tố đảm bảo (như hoa hồng tái bảo hiểm, ) dé đảm bảo kinhdoanh (tái bảo hiểm theo tỷ lệ) Phương thức nhượng tái bảo hiểm thứ hai lànhượng tái trên cơ sở chuyển rủi ro sang cho công ty nhận tái bảo hiểm và phi dựa

trên cơ sở rủi ro (tái bảo hiểm phi tỷ lệ).

- Nhận tái bảo hiểm là khi công ty nhận tái bảo hiểm nhận một phần TỦI ro

đã được bảo hiểm từ một công ty bảo hiểm gốc Công ty nhận tái bảo hiểm được

hưởng số phí từ công ty bảo hiểm gốc dé đảm bảo hoạt động kinh doanh và ghinhận phần trách nhiệm bảo vệ tương ứng của mình Công ty nhận tái bảo hiểm sauđó có thé chuyên nhượng tái bảo hiểm tiếp, hiểu theo nghĩa là việc phân chia tiếpphần trách nhiệm bảo hiểm đã nhận sang một hay nhiều công ty tái/ bảo hiểm khác.

Trang 16

Tái bảo hiểm là khâu quan trọng trong tông thé hoạt động kinh doanh baohiểm, đặc biệt đối với đối tượng tham gia bảo hiểm có số tiền bảo hiểm lớn, đềphòng rủi ro, thảm họa có mức chi trả bồi thường cao Tái bảo hiểm đảm bảo cho

công ty bảo hiểm gốc tồn tại, đứng vững và phát triển Thị trường bảo hiểm càng

phát triển thì tái bảo hiểm càng trở nên cần thiết không thé thiếu.

Tái bảo hiểm giữ vai trò phân tán rủi ro, giảm thiểu tốn thất, ồn định taichính và tăng khả năng cạnh tranh của các công ty bảo hiểm gốc Vai trò của tái

bảo hiểm như sau:

- Đối với các công ty bảo hiểm: Đây được coi là khách hàng và thị trườngmục tiêu của hoạt động tái bảo hiểm.

+ Tái bảo hiểm cung cấp tam lá chắn đối với các công ty bảo hiểm gốc, đảmbảo sự ồn định kinh doanh về mặt tài chính khi tham gia hợp đồng bảo hiểm có sốtiền bảo hiểm lớn, nguy cơ xảy ra tôn thất cao, đặc biệt là trường hợp xảy ra nhữngsự cố thảm họa hay tích tụ rủi ro Nhờ có sự phân tán rủi ro cho các công ty bảohiểm khác, mức chi bồi thường của công ty bảo hiểm sẽ luôn năm trong dự tính và

được kiểm soát.

+ Tái bảo hiểm giúp làm tăng khả năng nhận bảo hiểm của các công ty bảohiểm gốc trước các rủi ro vượt quá khả năng tài chính của họ, từ đó giữ được khách

hàng lớn, nâng cao và bảo vệ uy tín của công ty Kinh tế phát triển, các công trìnhvà đối tượng bảo hiểm ngày càng nhiều, nếu chỉ dựa vào năng lực tài chính củachính công ty sẽ rất khó dé đảm bảo khả năng bồi thường với tốn thất rủi ro lớn.

Nhờ có các chương trình tái bảo hiểm mà các công ty bảo hiểm gốc hoàn toàn cóthể nhận bảo hiém và sau đó phân tán rủi ro cho các nhà nhận tái bảo hiểm dé bảo

vệ mình.

+ Thông qua tái bảo hiểm, các nhà bảo hiểm gốc có thê nhận được các hỗ

trợ về kĩ thuật từ các nhà tái chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm trên thị trường.Sự mở rộng nền kinh tế làm đa dạng các loại hình bảo hiểm đòi hỏi cần có chuyênmôn dé đánh giá rủi ro cao Sự học hỏi kinh nghiệm từ các nhà tái trên thị trường

là hết sức cần thiết, giúp các công ty bảo hiểm gốc từng bước nâng cao khả năng

đánh giá, quản lý rủi ro và nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ.

- Đối với nên kinh tế - xã hội: Tái bảo hiểm là một hoạt động thúc day nềnkinh tế và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế.

+Tái bảo hiểm đảm bảo tính 6n định và sự chắc chắn cho quá trình kinh

doanh và sản xuất của các đơn vị trong nên kinh tế, tạo điều kiện cho sự phát triểnbền vững lâu dài của công ty.

+ Tái bảo hiểm góp phần tăng thu cho ngân sách do các công ty nộp thuế

Trang 17

và đặc biệt quan trong là duy trì nguồn thu ngoại tệ cho dat nước, góp phan phát

triển quan hệ kinh tế giữa các nước thông qua hoạt động nhận tái và nhượng tái

bảo hiểm.

+ Tái bảo hiểm góp phần tăng thu nhập quốc dân, trực tiếp gia tăng đời sốngcủa cán bộ công nhân viên công ty bảo hiểm và gián tiếp đảm bảo quyền lợi ngườitham gia bảo hiểm không phải chịu ảnh hưởng khi tái bảo hiểm giúp các công tybảo hiểm gốc hạn chế nguy cơ phá sản nên quyền lợi người tham gia không bị ảnh

1.1.3 Các hình thức Tái bảo hiểm

1.1.3.1 Tái bảo hiểm tạm thời (Facultative)

Về khái niệm, tái bảo hiểm tạm thời hay còn gọi là tái bảo hiểm tùy ý lựachọn là phương thức tái bảo hiểm lâu đời nhất trong tái bảo hiểm Theo phươngthức này, công ty bảo hiểm gốc chuyên nhượng cho công ty nhận tái bảo hiểm từng

dịch vụ hay từng đơn bảo hiểm riêng lẻ Công ty nhượng tái bảo hiểm có thênhượng một phần hay toàn bộ rủi ro cho thị trường và ngược lại công ty nhận táibảo hiểm có quyền từ chối nhận tái bảo hiểm cho dịch vụ hay nhận với một tỷ lệmà họ thấy phù hợp.

Tái bảo hiểm tạm thời có những đặc điểm cơ bản sau:

+ Hợp đồng tái bảo hiểm tự nguyện: Công ty bảo hiểm không bị ràng buộc

phải chào tái bảo hiểm Công ty tái bảo hiểm không bị ràng buộc phải chấp nhận+ Thỏa thuận theo từng rủi ro đơn lẻ: Mỗi rủi ro tái bảo hiểm được ký mộthợp đồng tái bảo hiểm riêng Các rủi ro này thường rơi vào một trong ba trườnghợp: Các rủi ro bi loại trừ khỏi hợp đồng cô định; rủi ro vượt quá mức trách nhiệmcủa hợp đồng cô định; hoặc công ty nhượng không muốn đưa rủi ro vào hợp đồngcó định và cần trợ giúp kỹ thuật của nhà tái bảo hiểm.

Tái bảo hiểm tạm thời có những ưu điểm riêng, bên cạnh đó cũng còn tồn tại mộtsố hạn chế, cụ thé như sau:

- Về ưu điểm:

+ Giúp công ty nhượng tái bảo hiểm, đặc biệt là các công ty bảo hiểm có ítkinh nghiệm có thể nhận bảo hiểm cho những đơn vị rủi ro có giá trị bảo hiểm lớn

vượt quá khả năng tài chính của họ, hay những rủi ro mang tính thảm họa như rủi

ro động đất, chiến tranh, bạo loạn, bằng việc sử dụng chuyên môn cũng như khả

năng của thị trường tái bảo hiểm quốc tế.

+ Giúp công ty nhượng tái bảo hiểm có điều kiện lựa chọn để duy trì kết

quả kinh doanh bảo hiểm của mình được cân đối, tức là giúp cho công ty nhượng

Trang 18

có thê loại bỏ được những rủi ro đặc biệt lớn hoặc nguy hiểm mà khi xảy ra tôn

thất thuộc phạm vi bảo hiểm có thé làm ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh củamình trong năm kế hoạch ở một nghiệp vụ bảo hiểm riêng biệt nào đó Đối với cáccông ty bảo hiểm còn non trẻ, hình thức tái bảo hiểm này rất phù hợp nhằm bảo vệcho các đơn vị bảo hiểm có giá trị lớn bảo hiểm cho các loại rủi ro công nghiệp,số tiền bảo hiểm tăng không ngừng, sự tập trung giá trị của tài sản được bảo hiểm

cũng tăng theo thời gian và kéo dai.

+ Tạo điều kiện cho công ty nhượng có thê cải thiện vận may rủi trong việc

đạt được những lợi ích tối đa theo các điều kiện quy định trong các hợp đồng táibảo hiểm cố định

- Về hạn chế.

+ Cung cấp đầy đủ thông tin về rủi ro liên quan dẫn đến vấn đề cạnh tranh

giữa các công ty bảo hiém/tai bảo hiêm

+ Phương pháp này có thé kéo dài thời gian khai thác bảo hiểm gốc và cóthé làm mắt cơ hội kinh doanh của công ty bảo hiểm gốc Việc thu xếp hợp đồngtái cho hợp đồng bảo hiểm hoặc rủi ro đơn lẻ trên cơ sở chấp thuận tự nguyện củanhà tái dẫn đến công ty nhượng không có sự đảm bảo chắc chắn của thị trường táibảo hiểm khi họ nhận bảo hiểm một rủi ro nào đó Việc kéo dài thời gian chờ đợisu chap thuận của nha nhận tái có thé là cơ hội dé công ty bảo hiểm khác có thểnhận được dịch vụ, hoặc ít nhất cũng làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty nhượng

do chậm trễ trả lời người được bảo hiểm.

+ Chi phí hành chính, thủ tục giấy tờ tốn kém do phải thường xuyên đàmphán tái lập hợp đồng tái bảo hiểm trước khi ký kết bảo hiểm gốc với khách hàng,đòi hỏi nhiều nhân lực.

1.1.3.2 Tái bảo hiểm có định (bắt buộc) Treaty

Về khái niệm, tái bảo hiểm cô định hay còn gọi là tái bảo hiểm bắt buộc là sự

thỏa thuận giữa công ty nhượng và công ty/các công ty nhận tái bảo hiểm mà theo

đó công ty nhượng bắt buộc phải nhượng cho nhà tái bảo hiểm tất cả các đơn vị

rủi ro bảo hiểm gốc mà hai bên đã quy định trước trong trường hợp đồng tái bảo

hiểm cho tới một hạn mức trách nhiệm tối đa của hợp đồng Ngược lại, nhà tái bảo

hiểm cũng bắt buộc phải chấp nhận toàn bộ đơn vị rủi ro đó.Tái bảo hiểm cố định có các đặc điểm sau:

+ Trong các hợp đồng tái bảo hiểm cé định, công ty nhượng và công ty nhận

tái bảo hiểm thỏa thuận trước về đặc điểm của rủi ro nhượng tái bảo hiểm, giới hạnbảo hiểm và điều kiện điều khoản của các đơn khai báo

+ Hợp đồng tái bảo hiểm theo phương thức tái bảo hiểm cô định ràng buộc

Trang 19

trách nhiệm bắt buộc nhượng tái/nhận tái đối với các bên tham gia hợp đồng+ Bảng thanh toán hàng quý liên quan đến bảng thanh toán phí: Bao gồmchỉ tiết phí và bồi thường (nếu có) Thông tin về từng rủi ro và tn thất nhượng vàohợp đồng trong trường hợp hợp đồng yêu cầu phải cung cấp

Tái bảo hiểm có định có những ưu điểm và hạn chế cụ thé như sau:- Về ưu điểm

+ Tái bảo hiểm theo hình thức này giúp công ty nhượng chủ động trong việc

ký kết hợp đồng với người tham gia bảo hiểm Thủ tục ký kết hợp đồng trong hìnhthức tái bảo hiểm này cũng được tiến hành nhanh chóng, tiết kiệm được chỉ phi,

giảm thiêu thời gian giao dich góp phan nâng cao năng lực cạnh tranh của các công

+ Hai bên bị ràng buộc về nhiêu van đê: Các điêu kiện điêu khoản được

thỏa thuận và quy định ngay từ đầu nên có thé dẫn đến sự sai khác giữa hợp đồngbảo hiểm gốc và hợp đồng tái bảo hiểm có định, từ đó có thé dẫn đến tranh chấp

trong hoạt động bồi thường khi có tôn thất xảy ra.

+ Trong trường hợp rủi ro vượt quá thỏa thuận, công ty nhượng vẫn cần sử

dụng các hợp đồng tái bảo hiểm khác.

1.1.3.3 Tái bảo hiểm kết hợp tùy ý lựa chọn — bắt buộc (Tái bảo hiểm mở - Open

Về khái niệm, tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn — bắt buộc hay còn gọi là tái bảohiểm mở Theo phương thức tái bảo hiểm mở, công ty nhượng không bắt buộc phảinhượng tất cả những dịch vụ mà mình bảo hiểm, nhưng ngược lại nhà tái bảo hiểmbuộc phải chấp nhận các dịch vụ mà công ty nhượng đưa vào thỏa thuận này với

điều kiện là những dịch vụ đó phải phù hợp với nội dung và điều khoản đã quy

ước của hợp đồng tái bảo hiểm mở Như vậy, so với hình thức tái bảo hiểm tạm

thời, nhà tái bảo hiểm bat lợi hơn đối với nhà tái vì ho không có quyền được từchối không nhận những rủi ro mà họ không muốn.

Tái bảo hiểm tùy ý lựa chọn — bắt buộc là sự kết hợp giữa tái bảo hiểm cố định vàtạm thời, đặc điểm của phương thức này là:

+ Có sự thỏa thuận trước giữa công ty nhượng tái và bên nhận tái về đặc

Trang 20

điểm của rủi ro nhượng tái bảo hiểm

+ Có yếu tố tự nguyện: công ty nhượng có thé nhượng hoặc không nhượng

cho bên nhận tái

+ Có yếu tô bắt buộc: Nhà tái bảo hiểm bắt buộc phải nhận các dịch vụ công

ty nhượng chuyên cho.

Hình thức tái bảo hiểm này có những ưu điểm và hạn chế cụ thể như sau:- Về ưu điểm:

+ Hợp đồng có lợi cho công ty bảo hiểm

+ Tái bảo hiểm được tập trung vào một đầu mối

+ Công ty nhượng được lựa chọn rủi ro dé tái bảo hiểm

+ Tiết kiệm chỉ phí so với thu xếp tái bảo hiểm tạm thời cho từng rủi ro- Về hạn chế:

+ Hợp đồng bat lợi đối với nhà tái bảo hiểm

+ Mat cân đối giữa trách nhiệm và phí dẫn đến kết quả hợp đồng không ồn định+ Công ty bảo hiểm thiếu trung thực và thiện chí sẽ khiến gặp nhiều bat lợi

+ Phải thường xuyên theo dõi diễn biến hợp đồng+ Hợp đồng ít được áp dụng

1.1.4 Các phương thức tái bảo hiểm

1.1.4.1 Tái bảo hiểm theo tỷ lệ (Propotional)

Tái bảo hiểm cố định theo tỷ lệ là hình thức tái bảo hiểm có định mà công

ty nhượng chia sẻ phí bảo hiểm và phan trăm tổn that theo cùng một tỷ lệ với công

ty nhận.

Tái bảo hiểm theo tỷ lệ có các đặc điểm sau:

+ Trách nhiệm của công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm được tính theo tỷ lệ

tương ứng của moi bên tham gia trên sô tiên bảo hiém

+ Phí bảo hiểm và số tiền bồi thường của mỗi đơn rủi ro liên quan cũng

được chia sẻ giữa công ty nhượng và nhà tái bảo hiểm theo tỷ lệ than gia của mỗi

Về cơ bản có thé thay tái bảo hiểm ty lệ chính là sự chia sẻ trách nhiệm,

quyền lợi và nghĩa vụ giữa công ty nhượng và nhà tái/các nhà tái bảo hiểm tươngứng với phần trách nhiệm mà mỗi bên đảm nhận

Tái bảo hiểm theo tỷ lệ gồm có 02 loại: Tái bảo hiểm số thành (Quota share)và Tái bảo hiểm mức đôi (Surplus)

a Tái bảo hiểm số thành (Quota share)

Tái bảo hiểm số thành là phương pháp tái bảo hiểm theo tỷ lệ mà theo đó

Trang 21

trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của công ty nhượng và nhà tái/các nhà tái bảohiểm được phân chia theo tỷ lệ mà các bên đã thỏa thuận.

Đặc điểm của tái bảo hiểm số thành là công ty nhượng giữ lại một tỷ lệ nhất

định của số tiền bảo hiểm của tất cả các rủi ro đã nhận bảo hiểm, số vượt quáchuyền giao cho nhà tái bảo hiểm Tỷ lệ đó được thoải thuận giữa hai bên — côngty nhượng và nhà tái/các nhà tái bảo hiểm Theo đó, phí bảo hiểm và số tiền bồithường cũng được phân chia cho công ty nhượng và nhà tái/các nhà tái bảo hiểmtheo tỷ lệ tương ứng đối với mỗi đơn vị rủi ro.

Tái bảo hiểm số thành có những ưu điểm và hạn chế như sau:

- Về ưu điểm:

+ Đối với công ty bảo hiểm: Đây là phương pháp tái bảo hiểm rất đơn giản,

dễ xử lý, ít tốn kém Bên cạnh đó, hoa hồng cao và có thé đạt được các điều khoảntốt.

+ Đối với công ty tái: Nhà tái nhận một tỷ lệ cố định của tat cả các rủi ro:

ồn định, có thé có lợi nhuận cao hơn các hợp đồng tái khác.Về hạn chế:

+ Công ty nhượng phải tái mọi rủi ro cho nên không khai thác hết khả năng

tài chính của mình

+ Công ty nhượng không khống chế tỷ lệ bồi thường đối với mức giữ lại,do đó có thể ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh Điều này được hiểu là tôn thất cóthé rơi vào rủi ro dem tái, cũng có thé rơi vào phần giữ lại của công ty nhượng.

b Tái bảo hiểm mức dôi (Surplus)

Đặc trưng của tái bảo hiém mức đôi là công ty nhượng ấn định mức giữ lại(số tiền bảo hiểm) nhất định cho một đơn vị rủi ro, số vượt quá phan tái đi Số táiđi được tái theo lớp, mỗi lớp là bộ số của mức giữ lại Công ty nhận tái bảo hiểm

lớp nào sẽ bồi thường theo lớp đó Các hợp đồng tái bảo hiểm mức đôi thường ấnđịnh giới hạn tối đa của hợp đồng tái bảo hiểm.

Do ấn định mức giữ lại là một số tiền bảo hiểm nhất định, phần vượt quámức giữ lại mới phải tái đi, nên chỉ những đơn vị rủi ro có số tiền bảo hiểm vượtquá mức giữ lại công ty nhượng mới phải tái bảo hiểm, các đơn vị rủi ro có số tiềnbảo hiểm nhỏ hơn mức giữ lại công ty nhượng sẽ giữ lại cho mình Phí và số tiềnbồi thường của công ty nhượng và các nhà tái sẽ được phân chia theo tỷ lệ tráchnhiệm mà mỗi bên đảm nhận.

Phương thức tái bảo hiểm mức đôi này có những ưu điểm và hạn chế sau:- Vé ưu điểm:

Tai bảo hiêm mức dôi có ưu diém hơn tái bảo hiêm sô thành đó là công ty

Trang 22

nhượng chi phải đem tai những don vị rủi ro có giá trị (hoặc số tiền) bao hiểm vượt

quá khả năng giữ lại đã ấn định Như vậy, công ty nhượng khai thác hết khả năngcủa công ty, đảm bảo cân bằng trong kinh doanh và tạo điều kiện để công ty

nhượng có thể nhận bảo hiểm những rủi ro có giá trị lớn hơn khả năng tài chính

của mình.

- Về hạn chế.

Tuy nhiên, phương thức nay đòi horu sự tính toán phức tạp, chi phí hành

chính nhiều hơn tái bảo hiểm số thành; nếu tồn thất rơi nhiều vào các đơn vị rủi romà công ty nhượng giữ lại sẽ ảnh hưởng đến kinh doanh của công ty gốc.

1.1.4.2 Tái bảo hiểm phi tỷ lệ (Non - propotional)

Tái bảo hiểm phi tỷ lệ là phương pháp tái bảo hiểm theo đó công ty nhượngấn định một giới hạn bồi thường bằng một số tiền hoặc một tỷ lệ bồi thường nhấtđịnh mà họ có thê gánh chịu cho tôn thất của một sự kiện đối với một rủi ro đãđược bảo hiểm, phần ton thất vượt quá hạn mức đó được chuyền giao cho nhatái/các nhà tái bảo hiểm.

Tái bảo hiểm phi tỷ lệ có những ưu điểm và hạn chế sau:- Về ưu điểm:

+ Công ty nhượng có thé xem xét, căn cứ vào khả năng tài chính của mình

dé ấn định mức bồi thường tối đa, tôn thất vượt “điểm tự bồi thường” sẽ được bảovệ, ít bị phụ thuộc vào quy mô, hậu quả của ton thất xảy ra

+ Công ty nhượng có thê giữ lại được phí đối với những rủi ro không phát

sinh tổn thất vượt mức giữ lại

+ Chi phí hành chính ít tốn kém vi không phải phân loại đơn vị rủi ro, tính

toán mức giữ lại,

- Về hạn chế:

+ Nếu xác định không chính xác mức tự bồi thường thì sẽ ảnh hưởng đến

kết quả kinh doanh của công ty, nêu mức bồi thường quá cao sẽ ảnh hưởng đến kết

quả kinh doanh của công ty nhượng do nhiều tốn thất nhỏ sẽ nằm trong phan tựbồi thường này, nếu an định thấp sẽ khiến công ty nhượng phải trả một lượng phí

cao hơn, đồng thời nếu nhiều ton thất vượt qua mức tự bồi thường và phải đi thuđòi nhà nhận tái sẽ làm xấu kết quả khai thác của hợp đồng.

+ Phương pháp tính phí rất phức tạp, đòi hỏi phải có kỹ thuật tính toán cao,đặc biệt đối với tái bảo hiểm phi tỷ lệ theo “thảm họa”

+ Công ty nhượng phải thanh toán phí trước

Nếu coi hình thức tái bảo hiểm phi tỷ lệ là một tập hợp lớn, thì nó sẽ baogồm hai tập nhỏ đó là Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường (Excess of loss) và Tái

Trang 23

bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thương (Excess of loss ratio/ Stoploss)a Tái bảo hiểm vượt mức bôi thường (Excess of loss)

Theo hình thức tái bảo hiểm này, công ty nhượng ấn định cho mình một số

tiền bồi thường nhất định, số tổn thất vượt quá mức tự bồi thường được chuyển

giao cho nhà tái bảo hiểm.

Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường có đặc điểm:

+ Mức giữ lại của công ty nhượng tái được xác định dựa trên khả năng taichính của công ty.

+ Công ty nhận tái cũng giới hạn mức nhận do khả năng tài chính khôngphải là vô hạn

+ Phần vượt quá mức chấp nhận của công ty nhận tái sẽ quay trở lại thuộc

trách nhiệm của công ty nhượng tái.

Có 02 loại tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bồi thường:

- Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường cho từng rủi ro riêng lẻ: mức bồithường của công ty nhượng được ấn định đảm bảo khi một số vụ tôn thất thôngthường xảy ra thì nhà tái vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường Loại này được áp

dụng trên từng đơn vị rủi ro và gồm hai loại:

+ Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp vụ không giới hạn:

áp dụng cho từng dịch vụ rủi ro bảo hiểm gốc và không hạn chế số vụ cũng nhưtong số tiền bồi thường cho các tôn thất, tuy nhiên loại này lại ít được sử dụng

+ Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường đảm bảo nghiệp vụ có giới hạn từng

sự cố: quy định trách nhiệm tối đa của nhà tái trong trường hợp tôn thất nặng nề

hoặc có quá nhiều rủi ro xảy ra dẫn đến ton that lớp.

- Tái bảo hiểm vượt mức bồi thường cho thảm họa:

+ Là phương thức tái bảo hiểm phi tỷ lệ bảo vệ công ty nhượng tránh đượcnhững trường hợp tôn that quá mức bồi thường đối với những sự cô nằm ngoài khanăng kiểm soát thông thường

+ Bảo vệ đối với trường hợp rủi ro mang tính tích tụ hay kết gộp nhiều ton

thất xảy ra trong một sự cé hoặc một sự có tôn thất mang tính thảm họa

+ Bảo vệ trường hợp sự cố xảy ra có liên quan từ 2 đơn vị rủi ro trở lên.b Tái bảo hiểm vượt tỷ lệ bôi thường (Excess of loss ratio/ stop loss)

Theo phương pháp này, công ty nhượng khống chế trách nhiệm bồi thườngmột tỷ lệ nhất định, phần tỷ lệ bồi thường vượt quá mức ấn định của công ty nhượngđược chuyền giao cho công ty nhận tái bảo hiểm.

Tổng số tiền bồi thường công ty nhượng chỉ trả

— X 100

y le boi thuong Tổng doanh thu phí bao hiểm

Trang 24

Mức giữ lại của công ty nhượng và hạn mức trách nhiệm của nhà tái bảo

hiểm được ấn định theo tỷ lệ phần trăm trên tổng doanh thu phí bảo hiểm của cácdịch vụ được tái bảo hiểm (GNPI — Gross net premium income) ấn định theo tỷ lệ

bồi thường giữ lại của công ty nhượng1.1.5 Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm

Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm chủ yếu áp dụng trong tái bảo hiểm tỷ lệ.Tuy nhiên, trong một số trường hợp tái bảo hiểm phi tỷ lệ cũng áp dụng.

Về định nghĩa, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm là một khoản tiền mà nhà táibảo hiểm (người nhận tái) trả cho công ty nhượng khi nhà tái bảo hiểm nhận đượchợp đồng tái bảo hiểm từ công ty nhượng,

Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm nhằm mục đích bù đắp một phan chi phíkhai thác của công ty nhượng Tuy nhiên, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm mà côngty nhượng nhận được có thể cao hơn hoặc thấp hơn chi phi thực tế mà họ đã chira Nguyên nhân là đo thủ tục phí tái bảo hiểm được tính toán trên cơ sở số phí thu

được của dịch vụ tái bảo hiểm hoặc tỷ lệ bồi thường của dịch vụ tái bảo hiểm.

1.1.5.1 Hoa hồng nhượng tai bảo hiểm cô định

Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm cô định là một số tiền mà nha Tái bảo hiểm

trả cho công ty nhượng theo tỷ lệ cố định của phí tái bảo hiểm toàn phan khi nhà

Tái bảo hiểm nhận được hợp đồng Tái bảo hiểm từ công ty nhượng1.1.5.2 Hoa hông nhượng tai bảo hiểm theo bậc thang lũy tiến

Về định nghĩa, hoa hồng nhượng Tái bảo hiểm theo thang lũy tiến là trườnghợp hoa hồng nhượng tái bảo hiểm biến động theo sự biến động của tỷ lệ bồi

thường Khi bắt đầu hợp đồng, hai bên thỏa thuận với nhau về một tỷ lệ hoa hồngtrả trước, sau đó dựa vào ty lệ tôn thất mà hoa hong bậc thang được điều chỉnh

1.1.5.3 Hoa hong nhuong tai bao hiểm theo lợi nhuận

Hoa hồng theo lợi nhuận thường được trả cho công ty nhượng khi kết quakinh doanh thực tế của nhà tái bảo hiểm tốt hơn nhiều so với tỷ lệ bồi thường trungbình dự kiến.

Theo phương pháp này, nhà Tái bảo hiểm phải trả thêm cho công ty nhượngmột khoản hoa hồng nhất định được tính bằng tỷ lệ của lợi nhuận thực tế mà nhà

Tái bảo hiểm thu được khi kết quả của hợp đồng Tái bảo hiểm có lãi Như vậy,

hoa hong lợi nhuận chi được tinh trên cơ sở thực lãi của nhà tái bảo hiểm

1.2 Những cơ sở lý luận về Tái Bảo hiểm hàng hải

Trang 25

trên sông có liên quan đến hành trình đường biển

Rui ro hàng hải là những rủi ro xảy ra liên quan đến hành trình đường biển,

bao gồm các rủi ro của biến, cháy, nô, chiến tranh, cướp biển, trộm cắp, kê biên,

quản thúc, giam giữ, ném hàng xuống biên, trưng thu, trưng dụng, trung mua, hànhvi bất hợp pháp và các rủi ro tương tự hoặc những rủi ro khác được thỏa thuậntrong hợp đồng bảo hiểm

Tuy nghiệp vụ Bảo hiểm hàng hải là nghiệp vụ tiên phong và lâu đời nhấttrên thị trường Bảo hiểm, Tái bảo hiểm nói chung lại phát triển muộn trên thịtrường, đến nay chưa có một khái niệm thống nhất về tái bảo hiểm nói chung vàtái bảo hiểm hàng hải nói riêng.

Theo Hiệp ước Bảo hiểm (1783) khái niệm tái bảo hiểm được định nghĩa:“Tái bảo hiểm là một hợp đồng qua đó công ty bảo hiểm với một khoản phí bảo

hiểm nhất định, chuyên những rủi ro hàng hải cho một công ty thứ hai nhận vớiđiều kiện giữ nguyên trách nhiệm của người bảo hiểm gốc và không được thay đồi,

sửa đổi hợp đồng bảo hiểm.

Theo Bộ luật Bảo hiểm California (1783) thì “Tái bảo hiểm là hợp đồngmột công ty bảo hiểm mua của bên thứ ba dé bảo hiểm cho chính họ nhằm hạn chếton that mat mát và trách nhiệm từ bảo hiểm gốc.”

Tại Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 được ban hành bởi Quốc hội, sửađổi bé sung năm 2010, 2019 quy định: “Kinh doanh tái bảo hiểm là hoạt động củadoanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểmnhận một khoản phí bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm khác để cam kết bồithường cho các trách nhiệm đã nhận bảo hiểm.”

Có thể nói, tái bảo hiểm là một cách dé đối phó với rủi ro của công ty bảohiểm Tái bảo hiểm là một loại nghiệp vụ mà nhà bảo hiểm sử dụng dé chuyền mộtphần trách nhiệm đã chấp nhận với người được bảo hiểm cho nhà bảo hiểm khác,trên cơ sở nhượng lại cho nhà bảo hiểm đó một phan chi phí bảo hiểm thông quahợp đồng tái bảo hiểm Thực tế tái bảo hiểm được hình thành trên cơ sở bảo hiểm

gôc nên nó luôn gan liên với nghiệp vụ bảo hiém gôc.

Trang 26

Do vậy, từ những phân tích trên có thé hiểu rang, Tái bảo hiểm hàng hai là

hình thức tái bảo hiểm đối với nghiệp vụ bảo hiểm hang hải Trong đó, bảo hiểm

hàng hải được hiểu là bảo vệ các hoạt động của con tàu, con người và hàng hóa

vận chuyền trên biển và các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan trước các tốn thấtvà thiệt hại vật chất bất ngờ xảy ra có liên quan đến hành trình đường biển Cũngtừ đây, có thé định nghĩa rằng: Tai bảo hiểm hàng hải chính là sự chuyển giao rủiro từ công ty bảo hiểm sang công ty tải bảo hiểm về trách nhiệm của chủ tàu và

các bên có quyên và nghĩa vụ liên quan đến những rủi ro, thiệt hại vật chất vềphương tiện di chuyển bằng đường biển, hàng hóa vận chuyển đường biển hay

trách nhiệm dân sự của chủ tàu phát sinh trên đường biển với mục dich là dé bảodam sự ồn định cho công ty bảo hiểm nhận nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải.

Nghiệp vụ Tái bảo hiểm hàng hải bao gồm 02 nghiệp vụ:- Tái bảo hiểm thân tàu và P&I

- Tái bảo hiểm hang hóa (vận chuyên bằng đường biển)1.2.1.2 Sự cân thiết của Tái bảo hiểm hàng hải

Trên thực tế, mỗi công ty bảo hiểm có một khả năng vốn nhất định Điềunày đồng nghĩa với khả năng nhận bảo hiểm cho một rủi ro nào đó hoàn toàn bị

giới hạn trong số vốn của công ty bảo hiểm Nhưng trong quá trình hoạt động kinhdoanh, công ty có thê nhận được những yêu cầu bảo hiểm vượt quá xa khả năng

tài chính của mình, đặc biệt đối với ngành hàng hải luôn phải đối mặt với nhiều rủiro có mức đền bù lớn Việc chậm trễ, từ chối những đơn bảo hiểm này sẽ làm ảnh

hưởng đến mối quan hệ, uy tín của công ty đối với khách hàng Và để giải quyếtthực tế đó, tái bảo hiểm hàng hai đã giúp các công ty bảo hiểm có thé đảm đương

được những dịch vụ vượt quá khả năng tải chính của mình.

Trong thực tế, đặc thù của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải là luôn phải đối mặtvới rất nhiều rủi ro có giá trị lớn, vượt quá khả năng tài chính của các công ty bảohiểm Mặt khác, những rủi ro về hàng hóa xuất nhập khẩu thường diễn ra trên biênnên công ty bảo hiểm không đủ khả năng dé kiểm soát toàn bộ rủi ro Những trườnghợp rủi ro xảy ra không có sự khắc phục kịp thời hoặc do sự tắc trách của chủ tàucàng làm cho tôn thất nhiều thiệt hại với giá trị lớn hơn Chính những điều này đãkhang định sự cần thiết của tái bảo hiểm hang hải để tránh trường hợp không đủkhả năng tài chính của các công ty bảo hiểm gốc.

1.2.1.3.Vai trò của Túi bảo hiểm hàng hảia Đối với nền kinh tế quốc dân

Nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng hải làm tăng khả năng nhận bảo hiểm của thị

Trang 27

trường bảo hiểm trong nước Như vậy, chủ của hàng hóa — người được bảo hiểm

sẽ không phải quá băn khoăn về việc tìm công ty bảo hiểm nước ngoài để mua bảohiểm Điều này trực tiếp giúp cho hoạt động kinh tế trong nước phát triển, và phầnnao gián tiếp hạn chế việc chuyền ngoại tệ ra nước ngoài, hơn nữa còn tăng thungoại tệ thông qua việc nhượng tái bảo hiểm cho các cá nhân, công ty nước ngoài.

Hoạt động tái bảo hiểm hàng hải thường được diễn ra giữa nhiều nước dođặc thù nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khâu vận chuyền băng đườngbiển Do vay, một rủi ro mang tính thảm họa ở một nước, thông qua hoạt động taibảo hiểm hang hải sẽ được bù đắp từ những khoản bồi thường mang tính quốc tế.

Từ đó, tốn that được phân tán trên một phạm vi rộng khiến việc chịu trách nhiệmcũng trở nên dễ dàng hơn.

b Đối với người được bảo hiểm

Hàng hóa được vận chuyên bang đường biển là lượng hàng hóa với đặctrưng giá trị lớn Nếu có tôn thất xảy đến với lượng hang hóa này có thé dẫn đến

sự phá sản của chủ sở hữu Người được bảo hiểm sẽ được đảm bảo tồn thất sẽ đượcbồi thường dù số tiền bảo hiểm hiểm và số tiền tổn thất có là quá lớn Bên cạnhđó, tái bảo hiểm hàng hải cũng sẽ hạn chế cu hướng gia tăng phí bảo hiểm đối với

các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển.

c Đối với công ty nhượng tái bảo hiểm

- Giúp công ty nhượng tái bảo hiểm có thể tăng khả năng nhận bảo hiểm và

nhận bảo hiểm đối với khối lượng hàng hóa vận chuyên bằng đường biển thườngxuyên phải đối mặt với rủi ro lớn (dầu lửa, than, xi măng, lương thực, ) màkhông cần phải tăng thêm vốn, điều này đặc biệt có tác dụng đối với những côngty mới thành lập vốn kinh doanh còn hạn chế

- Đảm bảo khả năng thanh toán bồi thường trong trường hợp rủi ro xảy ra,

gây nên thiệt hại lớn, hay những rủi ro mang tính thảm họa Nhờ đó, tình hình tài

chính và hoạt động kinh doanh của công ty nhượng tái bảo hiểm cũng sẽ ôn định

- Giúp công ty bảo hiểm gốc sửa chữa tính bất thường, đột biến của rủi ro,

khả năng sai lệch giữa thực tế và dự đoán, ma người bảo hiểm có được qua số liệuthong kê rủi ro từ quá khứ Công ty bảo hiểm cũng có thể nhận được những tư vannghiệp vụ từ nhà tái bảo hiểm.

- Sau khi phần phí tái bảo hiểm được chuyền cho công ty tái bảo hiểm, côngty bảo hiểm gốc còn nhận được một khoản tiền hoa hông cho các dịch vụ mà mìnhkhai thác Đây có thể là yếu tố quan trọng dé các công ty bảo hiểm gốc cân nhắc

việc lựa chọn các công ty tái đê nhượng tái bảo hiém.

Trang 28

1.2.2 Tái Bảo hiểm thân tàu va P&I

Bảo hiểm thân tàu và P&I là một nghiệp vụ nằm trong nghiệp vụ bảo hiểmhàng hải Cũng giống như trên, định nghĩa về Tái bảo hiểm nghiệp vụ này cũng

cần được định nghĩa từ nghiệp vụ bảo hiểm gốc, cụ thể ở đây là Bảo hiểm thân tàuvà P&I.

Bảo hiểm thân tàu được hiểm là bảo hiểm cho mọi rủi ro liên quan đến quátrình đóng tàu hay các rủi ro về thân vỏ, máy móc, trang thiết bị của tàu.

P&I là cum từ viết tắt của Protection (Bảo vệ) va Indemnity (Bồi thường).Bảo hiểm P&I là bảo hiểm Trách nhiệm dân sự chủ tàu, bảo hiểm cho chủ tau vàbên khai thác tàu trước các trách nhiệm dân sự có thé phát sinh đối với bên thứ batrong quá trình kinh doanh, khai thác tàu biến.

Như vậy có thê hiểu Tái bảo hiểm thân tàu và P&I là sự chuyên giao tráchnhiệm bảo hiểm cho mọi rủi ro liên quan đến quá trình đóng tàu, các rui ro về thânvỏ, máy móc trang thiệt bi của tau và toàn bộ các trách nhiệm dân sự có thể phátsinh với bên thứ ba trong quá trình kinh doanh, khai thác tàu biển của công ty bảohiểm gốc cho công ty nhận tái bảo hiểm nhằm phân tán rủi ro và bảo đảm khả năng

tài chính.

1.2.3 Tái Bảo hiểm hàng hóa

Cũng giống như Tái bảo hiểm Thân tàu và P&I, Tái bảo hiểm hàng hóa vận

chuyền bằng đường bién cũng là một phần của Tái bảo hiểm hàng hải Bảo hiểm

hàng hóa vận chuyền bằng đường biển là loại hình bảo hiểm cho mọi rủi ro tonthất về hàng hóa ở trên biển , trên bộ hoặc nội thuỷ mà có liên quan tới tới hànhtrình đường biến.

Do vậy có thé định nghĩa rằng: Tái bảo hiểm hàng hóa hay cụ thé hơn là tái

bảo hiểm hàng hóa vận chuyền bằng đường biên là một bộ phận của Tái bảo hiểm

hàng hải nói riêng và của Tái bảo hiểm nói chung Tái biểm hiểm hàng hóa xuấtnhập khâu vận chuyền bằng đường biên là nghiệp vụ bảo hiểm được thực hiện bởicông ty nhận tái bảo hiểm và những công ty bảo hiểm gốc, nhằm giúp phân tán rủiro và giảm đi phan nao trách nhiệm bồi thường của các công ty bảo hiểm gốc trongtrường hợp có tôn thất xảy ra trong quá trình vận chuyên hàng hóa bằng đường

biển, từ đó gián tiếp đảm bảo số tiền bồi thường không vượt quá khả năng tài chính

của công ty nhận bảo hiểm gốc đối với những rủi ro xảy ra với lượng hang hóaxuất nhập khẩu vận chuyền bằng đường biển mà công công ty bảo hiểm gốc đãnhận bảo hiểm (khi phân tán rủi ro, một phan số tiền bồi thường tốn thất hàng hóađã được thỏa thuận trong hợp đồng tái bảo hiểm sẽ được chỉ trả bởi công ty nhận

Trang 29

tái bảo hiểm).

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh khai thác Tái Bảo hiểm

hàng hải

1.3.1 Các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động Nhận Tái Bảo hiểm

1.3.1.1 Doanh thu phi bảo hiểm

Dp = P¡ — TiTrong do:

Dp : Doanh thu phi bảo hiểmPi: Phí nhận tái bảo hiểm

T¡ : Tăng (giảm) dự phòng phí nhận tái bảo hiểm

Phí nhận tái bảo hiểm phan ánh tổng số doanh thu phí nhận tái bảo hiểmsau khi trừ các khoản giảm phí nhận tái bảo hiểm, hoàn phí nhận tái bảo hiểm phátsinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm.

Tăng (giảm) dự phòng phí nhận tái bảo hiểm:

- Là số chênh lệch giữa số dự phòng phí nhận tái bảo hiểm phải trích trongnăm tài chính với số dự phòng phí nhận tái bảo hiểm năm trước chuyên sang.

- Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch tăng, giảm dự phòng phí bảo hiểmgốc và nhận tái bảo hiểm chưa được hưởng.

1.3.1.2 Doanh thu phí bảo hiểm thuần

Dm = Dp - Po

Trong do:

Dm : Doanh thu phí bảo hiểm thuần

Dp : Doanh thu phí nhận tái bảo hiểmP, : Phí nhượng tái bảo hiểm

Doanh thu phí bảo hiểm thuần cho biết phí thực thu sau khi nhận tái các

dich vụ cua công ty sau khi trừ di phí nhượng tái Chỉ tiêu này doanh thu phí hay

nói cách khác là mức giữ lại của công ty Chỉ tiêu này phản ảnh được lượng phí

thuần nhận tái của công ty, từ đó có thé gián tiếp đánh giá được năng lực khai thác

của công ty cho từng loại nghiệp vụ cũng như phong độ khai thác theo từng giai

đoạn Qua đó có thể phần nào thấy được chất lượng rủi ro cũng như chất lượng

khai thác các dịch vụ qua các năm.

1.3.2 Các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động Nhượng Tái Bảo hiểm1.3.2.1 Phí nhượng Tái bảo hiểm

P¿= Tpo — ToTrong đó:

Trang 30

P, : Phí nhượng tái bảo hiểm

Tro : Tổng phí nhượng tái bảo hiểm

T : Tăng (giảm) dự phòng phí nhượng tái bảo hiểm

Phí nhượng tái bảo hiểm phản ánh tông số doanh thu phí nhượng tái bảohiểm sau khi trừ các khoản giảm phí nhượng tái bảo hiểm, hoàn phí nhượng táibảo hiểm phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp bảo hiểm Với các số liệuliên quan đến chỉ tiêu này, ta có thể gián tiếp đánh giá được tỷ lệ nhượng tái các

dịch vụ qua từng giai đoạn, chất lượng của các dịch vụ khai thác, mức git lại của

từng dich vụ sau khi nhận Từ đó có thé đánh giá được năng lực khai thác của công

1.3.2.2 Hoa hông nhượng tái bảo hiém và doanh thu khác

Hoa hồng nhượng tái bảo hiểm và doanh thu khác là chỉ tiêu cũng gián tiếpcho thấy được một phần doanh thu trong hoạt động nhượng tái của công ty Khichào dịch vụ nhượng tái chuyên tiếp, công ty sẽ tự đề xuất tỷ lệ tham gia cho nhànhận tái chuyên tiếp và mức hoa hồng mong muốn Sau đó khi hai bên xác nhậntỷ lệ tham gia, đến kỳ phát sinh thu đòi phí, công ty sẽ chuyền phí ứng với tỷ lệtham gia cho nhà nhận tái chuyên tiếp trừ đi các khoản giảm trừ, trong đó có phầntrăm hoa hồng của mình Bên cạnh đó, chỉ tiêu này cũng phần nao thé hiện được

sự liên kết, hữu nghị của các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm với nhau.1.3.3 Chỉ tiêu chỉ Bồi thường

Song song với hoạt động kinh doanh khai thác các dịch vụ, bồi thường là

một hoạt động then chốt của công ty Tái bảo hiểm nói chung và của PVI Re nóiriêng Do vậy chỉ tiêu chỉ bồi thường cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đánhgiá hoạt động kinh doanh của công ty Qua chỉ tiêu này, ta sẽ thấy được biên độgiao động của các rủi ro xảy ra thực tế qua từng giai đoạn, từng thời kỳ, từ đó cũng

đánh giá được chất lượng rủi ro của các dịch vụ mà công ty đã nhận tái hay nhượng

tái Song song với đó, qua chỉ tiêu chi bồi thường, ta cũng có thể gián tiếp nhìn

nhận công tác giám định rủi ro, hiệu quả khai thác các dịch vụ.

Trang 31

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGHIỆP VỤ

TAI BẢO HIEM HÀNG HAI TẠI TONG CÔNG TY CO

PHAN TAI BAO HIEM PVI

2.1 Giới thiệu chung về Tổng Công ty Cổ phan Tái bảo hiểm PVI

Tên tiếng ViệtTên tiếng AnhTên viết tắt

và hoạt động

Vôn điêu lệ

TONG CONG TY CÔ PHAN TAI BẢO HIEM PVI

PVI REINSURANCE JOINT-STOCK COMPANYPVI Re

Tang 25, PVI Tower, Số 1 Pham Văn Bạch, Quận CầuGiấy, Hà Nội

(+84) 24 3734 2828(+84) 24 3734 2626www.pvire.com.vn

Các nghiệp vụ được phép tiến hành kinh doanh:

e Kinh doanh nhận, nhượng tái bảo hiểm các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân tho sau

> Bảo hiém tài sản và bảo hiêm thiệt hai;

> Bảo hiểm hang hóa vận chuyên đường bộ, đường biển, đường sông,đường sắt, đường hàng không;

> Bảo hiém xe cơ giới;

Trang 32

> Bảo hiểm cháy, nô;

> Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu;> Bảo hiểm trách nhiệm chung;

> Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;> Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;

> Bảo hiểm nông nghiệp;

> Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác do Chính phủ quy định.e Kinh doanh nhận, nhượng tái bao hiểm nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe

e Dịch vụ phụ trợ bảo hiểm (bao gồm: tư vấn bảo hiểm, đánh gia rủi ro bảo

hiểm, tính toán bảo hiểm, giám định tôn thất bảo hiểm, hỗ trợ giải quyết bồithường bảo hiểm)

e Đầu tư tài chính theo quy định của pháp luật2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

- Tháng 7/2011, Tổng công ty Tái bảo hiểm PVI — Công ty con của PVIHoldings, trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được thành lập với sứmệnh trở thành nhà tái bảo hiểm chuyên nghiệp có thương hiệu quốc tế.

- Tháng 10/2013, PVIRe tăng vốn điều lệ lên 668 tỷ đồng thông qua cô phầnhóa là một cột mốc quan trọng trong hoạt động kinh doanh, đưa PVIRe trở thànhTổng công ty Cô phan Tái bảo hiểm PVI, góp phan nâng mức giữ lại và năng lựcnhận tái bảo hiểm của Công ty.

- Tháng 05/2016, Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án tăng vốn điềulệ dé tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động của Công ty Năm 2018, sau khi hoànthành dot tăng vốn, Tổng công ty cô phần Tái bảo hiểm PVI nhận được Giấy phép

điều chỉnh của Bộ Tài chính, hoạt động với vốn điều lệ thực góp là 728 tỷ đồng.- Năm 2019, Tổng Công ty Cổ phan Tái bảo hiểm PVI thông qua chủ trương

trở thành Công ty đại chúng và Đăng ký niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán

Hà Nội, góp phần đem lại hình ảnh minh bạch hơn trong mắt công chúng.

- Ngày 30/09/2020, cô phiêu của PVI Re được chấp thuận niêm yết tại Sở

Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán PRE Sau đó, ngày

24/12/2020, cô phiếu PRE đã chính thức giao dịch trên HNX với mức giá thamchiếu 20.000 đồng.

- Ngày 20/07/2021 đánh dau 10 năm PVI Re được thành lập và đi vào hoạtđộng Trải qua quá trình hình thành và phát triển, PVI Re đã vươn mình trở thànhmột công ty Tái bảo hiểm hoạt động tích cực tại Việt Nam và nhiều nước trên thế

- Tháng 09/2022, PVI Re nhận được Giấy phép điều chỉnh do Bộ Tài chính

Trang 33

Từ ngày thành lập, được sự ủng hộ và tin tưởng của các cô đông, các kháchhàng và đối tac, PVIRe đã luôn cố gắng vươn mình phát triển và đạt những kết quảthắng lợi về tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, hiệu quả hoạt động kinh doanhnăm sau cao hơn năm trước Đồng thời, PVI Re đã vinh dự được khách hàng đánhgia cao về chất lượng dịch vụ cũng như những giá trị thặng dự PVI Re đem lại khithu xếp các chương trình tái bảo hiểm Bên cạnh đó, PVI Re cũng thiết lập mốiquan hệ lâu dài, bền vững với các nhà bảo hiểm, tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểmhàng đầu trong nước và quốc tế, đảm bảo năng lực thu xếp của PVI Re đến mứctối đa.

2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức

PVIRe hoạt động theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Doanh nghiệp và

Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty do Đại hội đồng cé đông (DHDCD)thông qua, dưới sự quản trị, giám sát và điều hành của Hội đồng quản trị (HĐQT)

và Tổng Giám đốc Công ty.

Trang 34

Đại hội đồngcô đông

Tong giam doc

Ban Ban Ban Ban Kinh Ban Ban Ban BanKinh Kinh Kinh doanh Tong Bồi Kế Thanh

doanh doanh doanh phía Nam hợp- thường toán oán

1 2 3 Đâu tư nghiệp vụ

Hình 2.2: Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy của Tổng Công ty cổ phan Tái bảo hiểm PVINguồn Tổng Công ty cổ phan Tái bảo hiểm PVI 2023Ban Điều hành

Ban Điều hành của PVI Re có 05 thành viên Tổng Giám đốc lãnh đạo điềuhành toàn bộ hoạt động của PVI Re theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được

quy định trong Điều lệ PVI Re và các quy định pháp luật khác có liên quan trênnguyên tắc đảm bảo doanh nghiệp phát triển hiệu quả và bền vững.

Tổng Giám đốc phân công và ủy quyền điều hành cho các Phó Tổng giámđốc các công việc trong từng lĩnh vực Phó Tổng Giám đốc chủ động chỉ đạo xây

dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, đôn đốc việcthực hiện các công việc được phân công và ủy quyên; chịu trách nhiệm trước Tổnggiám đốc và pháp luật về các quyết định liên quan đến việc thực hiện các công việcđược phân công và ủy quyên.

Các Phó Tổng giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp, xuyên suốt đếnkết quả cuối cùng, ký các văn bản, hồ sơ, quyết định liên quan đến các công việc

được phân công và ủy quyền đảm bảo hiệu quả, tuân thủ pháp luật và các quy định

của PVI Re

Trang 35

5 Ông Ngô Thanh Hải Kế toán trưởng

6 Bà Nguyễn Minh Tâm Trưởng Ban THDT, Người phụ

trách quản trị kiêm Thư ký công ty

(Nguôn: Tổng Công ty cổ phan Tái bảo hiểm PVI 2022)

Ban Chức năng

Các Ban trong Công ty thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo chức năng

chuyên môn, được xây dựng theo cơ cấu tinh giản, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảocho việc quản lý, tô chức, điều hành hoạt động kinh doanh theo chỉ đạo của BanĐiều hành

Ủy ban Kiểm toán

PVI Re hoạt động theo mô hình công ty cô phần quy định tại Điểm b, Khoản1, Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020 Theo đó, đối với cơ cấu tổ chức quản lý

không có Ban Kiểm soát, công ty đã thành lập Uye ban kiên toán trực thuộc Hộiđồng quản trị

Ủy ban kiểm toán có chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đốivới việc quản lý điều hành công ty, giám sát hệ thống báo cáo tài chính, rà soát báocáo tài chính, công bồ thông tin và báo cáo cho HĐQT các vấn dé quan trọng có

liên quan.

Ban Kiểm toán nội bộ trực thuộc HĐQT

Căn cư theo khoản 1 Điều 85 của Luật Kinh doanh bảo hiểm số08/2022/QH15 ngày 16/06/2022 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2023, nhằm kiện

toàn công tác quản trị và đáp ứng các quy định mới của Luật, PVI Re đã thành lập

Ban Kiểm toán nội bộ trực thuộc HĐQT với chức năng nhiệm vụ là kiểm toán tàichính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động và kiểm toán các nội dung kháctheo yêu cầu của Hội đồng quản trị.

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Cô phan tái bảohiểm PVI

2.1.3.1 Năng lực khai thác của Tong Công ty Cô phan Tái bảo hiểm PVI

Trang 36

Năng lực khai thác tái bảo hiểm, thuật ngữ thị trường thường dùng Capacity

là mức trách nhiệm tối da mà công ty tái bảo hiểm đồng ý gánh chịu từ hoạt độngnhận tái bảo hiểm của mình Năng lực khai thác của công ty là khả năng khai thácdịch vụ ngay lập tức trên cơ sở năng lực đưa vào các hợp đồng tái bảo hiểm tựđộng có san của công ty Năng lực khai thác tái bảo hiém của một công ty thé hiện

kha năng nhận tái tôi đa dựa trên sô tiên bảo hiém có thé chap nhận dịch vu Nói

cách khác, năng lực tái bảo hiểm, hiểu theo nghĩa mức độ rủi ro tối đa công ty tái

bảo hiểm có thé chấp nhận được và khả năng thanh toán kịp thời, là một phan rat

quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty Nhờ vào năng lực khai thác,có thé đánh giá nguồn lực hiện tại của một công ty tái bảo hiểm Năng lực khai

thác các nghiệp vụ của PVI Re được thể hiện qua bảng dưới đây.

Bang 2.2: Năng lực tái bảo hiểm của Tổng Công ty Co phan Tái bảo hiểm PVIĐơn vị: tỷ đồng

Nghiệp vụ Việt Nam Nước ngoài

Châu Á Khác

Năng lượng 1.241 744 124Kỹ thuật 4.966 2.483 124

Trang 37

Hình 2.3: Ty trọng năng lực khai thác các nghiệp vụ cua PVI Re

Nguôn: PVI Re 2023Quan sát trong bảng, tái bảo hiểm nghiệp vụ hàng hải có tổng năng lực khaithác lớn thứ 4 trong 05 nghiệp vụ tại PVI Re Có thể thấy rằng, nghiệp vụ hàng hải

được công ty tập trung chủ yếu vào thị trường trong nước Minh chứng cho điều

này là so với các nghiệp vụ khác tại thị trường trong nước, năng lực khai thác của

nghiệp vụ này lớn thứ 3 sau Kỹ thuật và Tài sản Tuy vậy khi so sánh tỷ lệ phân bổnăng lực khai thác giữa các nghiệp vụ, nghiệp vụ hàng hải chỉ chiếm 8% tông nănglực khai thác của công ty, xếp thứ 4 trong số 6 nghiệp vụ được PVI Re cung cấp

năng lực khai thác.

Quy mô năng lực khai thác của PVI Re được phân bổ dựa trên định hướngphát triển thị trường và điểm mạnh trong kinh nghiệm khai thác nghiệp vụ củacông ty Trong đó, với đặc điểm là nhà tái nội địa, năng lực khai thác tái bảo hiểm

tại Việt Nam phân bồ lớn do lợi thế về sự hiểu biết và quan hệ với thị trường trongnước, sự nhanh nhạy trước những thay đổi của chính trị, đáp ứng khả năng cung

cấp tái bảo hiểm hiệu quả và khả năng bồi thường kịp thời Tuy nhiên, công tycũng đây mạnh năng lực khai thác thị trường quốc tế, tập trung chủ yếu vào nướcláng giềng Lào và Campuchia, dựa trên sự giao lưu quan hệ hợp tác bền vững củahai đất nước và dư địa phát triển tiềm năng của hai quốc gia Công ty cũng đanghướng đến thị trường nước ngoài, đặc biệt thu xếp tái bảo hiểm cho các dịch vụ kỹthuật, tài sản, năng lượng, hàng hải, là điểm mạnh kinh nghiệm của PVI Re Sốliệu trên phản ánh năng lực khai thác của PVI Re là rất lớn mạnh, tiềm lực tài chính

của công ty và định hướng nhà tái bảo hiêm vươn tâm quôc tê.

Ngày đăng: 12/06/2024, 01:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN