1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tình hình khai thác sản phẩm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại Văn phòng kinh doanh 2 Hà Nội - Bảo hiểm Phi nhân thọ Cathay Việt Nam

55 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂNKHOA BẢO HIEM

DE TAI:

TINH HÌNH KHAI THAC SAN PHAM BẢO HIẾM

BAT BUOC TRACH NHIEM DAN SU CUA CHU XE CO GIOI TAIVPKD 2 HA NOI - BAO HIEM PHI NHAN THO CATHAY VIET NAM

Sinh viên thuc hién : Phùng Thu HoàiMã sinh viên : 11192045

Lớp : Bảo hiểm 61A

Chuyên ngành : Bao hiểm

GVHD : TS Lê Quý Duong

Hà Nội, 2023

Trang 2

A, Kết câu đề tài -cck 2t 1 22112111211 1111211211011 111.1 11a 7

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ THUYET VE BẢO HIẾM BAT BUỘC TRÁCH

NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI VÀ CÔNG TÁC KHAI THÁCBẢO HIẾM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ 22-©5cccccckccrerrerrrred 91.1 Khái quát về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ

BÌÓT 0 SH TH TH HH HH 1n 2e 9

1.1.1 Khai quát về trách nhiệm dân st .ceccecceccecsesscssessesseeseessessessessesssesseeees 9

LADD + nao 9

1.1.1.2 Đặc điểm của trách nhiệm dân SU 1 9

1.1.1.3 Phân loại trách nhiệm dân sự - ++<<<<+++++<eesssxss 10

1.1.2 Khái quát về bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới 11

1.1.2.1 Khái niệm ¿- 2¿S2£©+E+2EE£EE2EEE2EEE7E1271271211711271 211.1 cre 11

1.1.2.2 Đặc điểm bao hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới 121.1.2.3 Các điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ gIới 121.1.3 Vai trò của bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới 141.2 Nội dung bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới 15

1.2.1 Đối tượng bảo hiỂm -¿- 2 2+5 +EEE‡EEEEESEEE 2212121712121 EeeU 151.2.2 Đối tượng tham gia -22-©2¿©2+22+‡2EE2EE2EEEEEEEEEEEkrrrrerkrsree 151.2.3 Phạm vi và loại trừ bảo hiểm 2-2 5c ©52+£++E+tEEezEzrerrxerxeee l61.2.3.1 Phạm vi bảo hiỀm - ¿2 +©+c+E2EE£EECEECEEEEEEEEEErkrrkrrrerkees l61.2.3.2 Loại trừ bảo hiểm -2¿- 2St+2x2E2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrrerrees 161.2.4 Số tiền bảo hiểm va phí bảo hiểm wo eee eeeeeseseeseeseesessesseseseeeees 171.2.4.1 Số tiền bảo hiểm -. 2¿222+2E2E2EEEEEE2E E222 EEcrrrrrees 171.2.4.2 Phí bảo hiỂm -2-5¿©5222+2Ek E2 2222121211221 crrrrei 171.2.5 Hợp đồng bảo hiểm - 2-52 ©E+SE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrerkee 201.3 Nội dung công tác khai thác bảo hiểm - 2-2-5222 ssrxcrez 21

1.3.1 Khai niệm va vai trò của công tác khai thác -. « ««+ 21

1.3.2 Quy trình khai thác bảo hiểm 2 5¿©2+2z++£x++zxrzrxerxesree 21

Trang 3

1.4 Cac chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của công tác khai thác 231.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả của công tác khai thác - - 23

1.4.2 Cac chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác khai thác 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CONG TÁC KHAI THÁC BẢO HIẾM BAT

BUỘC TRÁCH NHIỆM DAN SỰ CUA CHU XE CƠ GIỚI TẠI VPKD 2

HÀ NỘI - BẢO HIEM PHI NHÂN THO CATHAY VIỆT NAM 25

2.1 Khái quát về Công ty TNHH Bảo hiểm Phi nhân thọ Cathay và Văn

phòng kinh doanh 2 Hà Nội - - Á 5À - St S SH He, 25

2.1.1 Khái quát về Công ty TNHH Bảo hiểm Phi nhân tho Cathay 252.1.2 Khái quát về Văn phòng kinh doanh 2 Hà Nội - 26

2.1.2.1 Lich sử hình thành và cơ cau tô chức -¿z-s+cs=see: 26

2.1.2.2 Các nghiệp vụ kinh doanh: - - - 5 2c * + +seEEseeeeeerseeeres 28

2.2 Tinh hình giao thông đường bộ hiện nay va công tác khai thác bao

hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trên thị trường 302.3 Thực trạng công tác khai thác sản phẩm bảo hiém bắt buộc tráchnhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tai VPKD 2 Hà Nội — Bảo hiếm Phi nhân

008610 7)04 0.01 Ố.Ố 34

2.3.1 Quy trình khai thác - + +s + + Eknvv nnHnHn ng rưệt 34

2.3.2 Thực trạng công tác khai thác sản phâm bảo hiểm bat buộc trách

nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tại VPKD 2 Hà Nội - ‹ - 35

2.3.2.1 Về số lượng xe cơ giới tham gia bảo hiểm -: 5¿ 352.3.2.2 Về doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới - -: -: 372.3.2.3 Về hiệu quả hoạt động khai thác 55+ +-s++++s++sexseeeessess 382.3.2.4 Ty suất lợi nhuận/ doanh thu khai thác - ¿s2 s+szx+xez+2 402.4 Đánh giá công tác khai thác sản phẩm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệmdân sự của chủ xe cơ giới tại VPKD 2 Hà Nội — Bảo hiểm Phi nhân tho

Cathay Việt Nam - -Q TH HH HH TH TH HH HH Hiện 41

2.4.1 Những anh hưởng khách quan từ nền kinh tế - xã hội đến việc thực

hiện công tác khai thac - - - + 5 + 112111991113 1119111 11 11 11H HH 412.4.1.1 Thuận lỢI - - - 211111122111 11111 9231111 119g 1v ng vvrec 4I

Trang 4

CHUONG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIEN CONG TÁC KHAI THÁC BẢO

HIẾM BAT BUỘC TRÁCH NHIỆM DAN SỰ TẠI VPKD 2 HÀ NỘI - BAOHIẾM PHI NHÂN THỌ CATHAY VIỆT NAM 2-c-c+csccccees 46

3.1 Mục tiêu của VPKD 2 Hà Nội trong thời gian tới - 46

3.2 Dé xuất các giải pháp phát triển công tác khai thác sản phẩm bảohiểm bắt buộc TNDS cho chủ xe cơ giới tại VPKD 2 Hà Nội 46

3.2.1 Xây dựng chiến lược khai thác phù hợp - 5 secs+czzse2 46

3.2.2 Phân loại và khai thác theo nhóm khách hàng - 473.2.3 Tập trung vào công tác quản lý khai thác - « «+<xce+ 48

3.2.4 Chế độ chăm sóc và tri ân khách hàng 2: + z+ss+zx+cse+ 483.2.5 Nâng cao chat lượng nguồn nhân lực -¿ +25: 493.2.6 Mở rộng hệ thống kênh phân phối về cả số lượng và chất lượng 503.2.7 Đề xuất với tổng công ty điều chỉnh sản phẩm phù hợp với yêu cầuthỰC VẾ St t1 1 111111 1111111111111111511111111111111 1111111111111 E11 ceE 51

3.2.8 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo hiểm bắt buộc

TNDS cho chủ X€ CƠ B]ỚI Ăn HH ng 51

KET LUẬN - 22-52 5S E2 2E1221271211211221712112111111111 211111 eye 53IV )8010/9:79/847 0-4 54

Trang 5

VND Việt Nam đồng

TNHH Trách nhiệm hữu han

VCX Vật chất xe

DT Doanh thuLN Loi nhuan

HD KT Hoạt động khai thác

Trang 6

DANH MỤC HÌNH VÀ BANG

Danh mục hình:

Hình 1: Logo Công ty TNHH hiểm Phi nhân thọ Cathay Việt Nam 25

Hình 2: Sơ đồ cơ cầu bộ máy của Văn phòng kinh doanh 2 Hà Nội 26

Danh mục bảng:

Bảng 1: Bảng phí bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới - 18Bang 2: Tóm tắt kết quả kinh doanh của VPKD 2 giai đoạn 2018 - 2022 29Bảng 3: Tình hình khai thác bảo hiểm bắt buộc TNDS xe ô tô về số lượng xe 35Bảng 4: Các chỉ tiêu tình hình khai thác bảo hiểm bắt buộc TNDS xe 6 tô 36Bảng 5: Tình hình doanh thu thuần từ hoạt động khai thác bảo hiểm bắt buộc

TNDS cho chủ xe cơ giới tai VPKD 2 Hà Nội giai đoạn 2018 — 2022 37

Bảng 6: Hiệu quả khai thác bảo hiểm TNDS bắt buộc cho chủ xe cơ giới tại

VPKD 2 Hà Nội giai đoạn 2018 — 202/2 ©2222c22E+2E2EE2EEEEEEEEerkrrrree 39

Bang 7: Tỷ suất lợi nhuận thuan/ doanh thu khai thác bảo hiểm - 40

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay cho thấy đất nướcđang chuyền mình với những bước đi đúng hướng Cùng với quá trình phát triểnvề kinh tế thì nhu cầu về trao đổi hàng hóa, vận chuyền hành khách và du lịch giatăng đã kéo theo sự gia tăng đáng ké về các phương tiện giao thông vận tải Giaothông vận tải nói chung có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế,văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng — an ninh, góp phần thực hiện công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nước Đặc biệt, giao thông đường bộ thường được gắn vớivai trò như “xương sống” của nén kinh tế quốc dân Giao thông vận tải đường bộphát triển tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông, giảm thiêu chi phí vận tải, tăngkhả năng cạnh tranh về giá, thuận lợi cho xuất khâu, nhập khẩu, đầu tư phát triển

và các thuận lợi khác dẫn đến tăng trưởng kinh tế.

Do điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh lịch sử mà mỗi quốc gia có con đườngphát triển khác nhau trên lĩnh vực giao thông vận tải Ở Việt Nam, trải qua hơn30 năm đổi mới cùng với sự phát triển đất nước, ngành giao thông vận tải đã cónhiều bước tiến về mọi mặt Tuy nhiên, do các yếu tố như cơ sở hạ tang, ý thứcchấp hành luật giao thông của người dân, số lượng phương tiện tham gia giaothông quá lớn, đã dẫn đến phát sinh nhiều hệ lụy, đặc biệt là vấn đề tai nạn khitham gia giao thông Thiệt hại về người và vật chất là vô cùng lớn và trở thànhnỗi ám ảnh đối với người tham gia giao thông.

Đề khắc phục các hiện tượng trên, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều giảipháp như tuyên truyền, nâng cao ý thức của người tham gia; đề ra các quy định,điều luật như phòng chống tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông; đầu tưphát triển xây dựng cơ sở hạ tang, Mặc dù các giải pháp trên đã mang lại nhiềukết quả tích cực, song chưa thể giải quyết tận gốc mọi vấn đề Tâm lý và thóiquen đi lại đã được hình thành qua nhiều thế hệ, để khắc phục cần phải xem xétđặc điểm của giao thông từ trong lịch sử, văn hóa của người Việt, do đó đòi hỏicần có thời gian dài nghiên cứu, tìm ra các giải pháp tốt nhất dé hạn chế chứkhông thé khắc phục hoàn toàn trong thời gian ngắn Trước thực trang đó, bảohiểm được xem là một trong những biện pháp tích cực dé khắc phục, giảm thiểutối đa hậu quả của tai nạn giao thông, giúp người tham gia giao thông san sẻ mộtphần rủi ro khi phải đối mặt với những bất cập còn tồn đọng của ngành giao

thông vận tải.

Trang 8

Giống như các loại sản phẩm bảo hiểm nói chung, bảo hiểm bắt buộcTNDS cho chủ xe cơ giới cũng là một sản phẩm của ngành dịch vụ Sản phẩmcủa loại hình bảo hiểm này là lời cam kết của công ty bảo hiểm về việc bảo vệquyền lợi cho các nạn nhân trong các vụ tai nạn giao thông do xe cơ giới gây ra,mặt khác giảm thiểu gánh nặng tài chính cho chủ xe cơ giới trước những rủi robất ngờ Là sản phẩm dịch vụ nên dé thu hút khách hàng, tạo một vị thé riêng chomình trên thị trường thì các công ty bảo hiểm trước hết cần quan tâm đến khâuđầu tiên trong quá trình hoạt động kinh doanh là khâu khai thác Nhận thức đượcđiều đó, trong thời gian thực tập tại VPKD 2 - chi nhánh Hà Nội, Công ty TNHHBảo hiểm Phi nhân thọ Cathay, em quyết định lựa chọn đề tài: “Tình hình khaithác sản phẩm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới tạiVăn phòng kinh doanh 2 Hà Nội — Bảo hiểm Phi nhân thọ Cathay Việt Nam”cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hướng tới 3 mục tiêu:

- Khái quát công tác khai thác sản phẩm bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ

Xe gIỚI.

- Phan tích, đánh giá thực trạng công tác khai thác sản phâm bảo hiểm bắtbuộc TNDS của chủ xe giới tại VPKD 2 Hà Nội, Bảo hiểm Phi nhân thọ

Cathay Việt Nam.

- Để xuất các giải pháp giúp phát triển công tác khai thác sản phẩm bảohiểm bắt buộc TNDS của chủ xe giới tại VPKD 2 Hà Nội, Bảo hiểm Phi

nhân thọ Cathay Việt Nam.

3 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng chủ yếu hai phương pháp là thu thập thông tin và phương pháp

phân tích Thông tin được thu thập qua quá trình thực tập tại công ty, các báo cáotài chính, báo cáo thường niên của công ty, cơ sở lý luận tại các văn bản pháp

luật Sử dụng các thông tin này kết hợp với so sánh đối chiếu tổng hợp thôngtin, từ đó đưa ra những nhận định về công tác khai thác sản phẩm bảo hiểm bắtbuộc TNDS của chủ xe giới tai VPKD 2 Hà Nội, Bao hiểm Phi nhân thọ Cathay

Việt Nam.

4 Kết cấu đề tài

Kết cau đề tài bao gồm 3 chương:

Trang 9

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của

chủ xe cơ giới và công tác khai thác bảo hiêm trách nhiệm dân sự

Chương 2: Thực trạng công tác khai thác bảo hiểm bắt buộc trách nhiệmdân sự của chủ xe cơ giới tại Văn phòng kinh doanh 2 Hà Nội — Bảo hiểm Phi

nhân thọ Cathay Việt Nam

Chương 3: Giải pháp phát triển công tác khai thác sản phẩm bảo hiểm bắtbuộc trách nhiệm dân sự bắt buộc tại Văn phòng kinh doanh 2 Hà Nội — Bảo

hiểm Phi nhân thọ Cathay Việt Nam

Trong thời gian thực tập tai VPKD 2 Ha Nội — Bảo hiểm Phi nhân thọCathay Việt Nam, em xin gửi lời cảm ơn đến anh Hồ Ngọc Tiện — Giám đốcVPKD 2 và các anh/chị trong phòng kinh doanh là những người đã trực tiếphướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập, chỉ bảo tận tình và tạo điều kiện choem được tiếp xúc với công việc thực tế trong văn phòng của một doanh nghiệpbảo hiểm Bên cạnh đó đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong việc tổng hợp số liệu,các kỹ năng làm việc thực tế dé em có thé hoàn thiện chuyên đề thực tập củamình một cách thuận lợi nhất.

Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo trường Đại học Kinh tế QuốcDân đã cung cấp cơ sở kiến thức về kinh tế - xã hội và ngành bảo hiểm Em xingửi lời cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn TS Lê Quý Dương đã trực tiếp địnhhướng và chỉ bảo tận tình trong suốt quá trình thực tập dé em có thể hoàn thành

chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.

Do còn nhiều hạn chế về thời gian cũng như trình độ chuyên môn nên bàiviết không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự đóng góp từ

các thay cô dé bài viet được hoàn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn.

Trang 10

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ THUYET VE BẢO HIẾM BAT BUỘC TRÁCHNHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ XE CƠ GIỚI VÀ CÔNG TÁC KHAI THÁC

BẢO HIẾM TRÁCH NHIỆM DAN SỰ

1.1 Khái quát về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ

vậy, pháp luật buộc mọi công dân phải có trách nhiệm chung là không được làm

ton hại đến người khác về cả vật chat và tinh thần Tại Việt Nam, TNDS luônđược các luật gia xem là một loại trách nhiệm pháp lý Trước hết, trách nhiệmpháp lý có thé hiểu là những hậu quả bat lợi, những biện pháp cưỡng chế đượcquy định ở chế tài các quy phạm pháp luật mà chủ thé vi phạm pháp luật phải

gánh chịu Nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp lý giữa trái chủ và người thụ trái

xác định, tại đó người thụ trái bị pháp luật cưỡng chế thực hiện nghĩa vụ Trong

quan hệ dân sự, khi nghĩa vụ không được thực hiện (không thực hiện nghĩa vụ

đúng hạn, thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng nội dung của nghĩa vụ) thì

bên vi phạm nghĩa vụ được xem là vi phạm pháp luật và phải gánh chịu hậu quả

bat lợi là TNDS - một loại trách nhiệm pháp lý.

Từ đó có thê hiểu rằng, TNDS là trách nhiệm, nghĩa vụ của một bên đối vớimột bên khác, phát sinh do hành vi gây thiệt hại của người này gây ra nhằm bùdap ton thất cho người bị thiệt hại Hiểu theo khoa học pháp lý, TNDS là hậu quabat lợi, biện pháp cưỡng chế mà cơ quan nhà nước có thẩm quyên áp dụng đối

với người có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự.

1.1.1.2 Dac diém của trách nhiệm dân sự

Việc phân biệt giữa TNDS và trách nhiệm pháp lý còn nhiều quan điểmkhác nhau nên ý kiến về đặc điểm của TNDS tại các quốc gia, các họ pháp luậtkhác cũng chưa hoàn toàn đồng nhất Dù vậy, dựa trên cơ sở Bộ luật Dân sự tại

Việt Nam, cũng như một sỐ nghiên cứu khác, em xin đưa ra một số đặc điểm về

TNDS như sau:

Đầu tiên, căn cứ phat sinh TNDS là hành vi vi phạm luật dân sự hoặc vi

phạm hợp đồng TNDS là một loại trách nhiệm pháp lý Khác với trách nhiệm

đạo đức, trách nhiệm pháp lý xác lập các chế tài xử lý vi phạm một cách cụ thé.

Trang 11

Thứ hai, TNDS là biện pháp cưỡng chế mang tính tài sản Đây chính là đặcđiểm cơ bản của TNDS Do đó, TNDS của người vi phạm bao giờ cũng là sự bùđắp những lợi ích nhất định về vật chất.

Thứ ba, chủ thê chịu TNDS ngoài người vi phạm nghĩa vụ còn có thể là cácchủ thê khác như người đại diện theo pháp luật cho người chưa thành niên, phápnhân, cơ quan, tô chức Vì TNDS phát sinh từ nghĩa vụ dân sự cho nên các chủ

thé của nghĩa vụ dân sự cũng là chủ thé của TNDS.

Thứ tư, hậu quả bất lợi mà bên vi phạm phải chịu là bắt buộc phải bồithường hoặc thực hiện nghĩa vụ nhằm bảo vệ quyền và khắc phục thiệt hại về vật

chất cho bên còn lại Trách nhiệm này không phải một sự trừng phạt, do đó nókhác với trách nhiệm hình sự ở chỗ trách nhiệm hình sự chú ý vào hành vi, còn

TNDS chú ý vào hậu quả của hành vi hay nói cách khác là mức độ thiệt hại.Trong TNDS, dù có hành vi vi phạm nhưng không có sự thiệt hại thì không phát

sinh nghĩa vụ bồi thường Trách nhiệm hình sự thể hiện sự phản ứng của xã hội

đối với người phạm tội và trừng phạt hành vi đó nhằm đảm bảo sự 6n định chungcủa cộng đồng Ngược lại, TNDS không thể hiện sự phản ứng của xã hội đối vớingười vi phạm mà là sự hỗ trợ của pháp luật đối với người bị thiệt hại nhằm mục

đích khôi phục lại tình trạng tài chính như trước khi có hành vi vi phạm.

1.1.1.3 Phân loại trách nhiệm dân sự

Có một vài cách phân loại TNDS khác nhau căn cứ vào tiêu chí phân loại.

Tuy nhiên, TNDS thường được phân loại thành hai loại cụ thể như sau:

Thứ nhất là TNDS hợp đồng Chúng ta đều đã biết hợp đồng là một loại

giao dịch dân sự mà trong đó các bên tự thỏa thuận với nhau và các thỏa thuận

này chính là sự ràng buộc đối với các bên trong hợp đồng Các bên trong hợpđồng có trách nhiệm thực hiện các thỏa thuận đã có, nếu có hành vi vi phạm hợpđồng thì bên vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm đối với các thiệt hại xảy ra.

Thứ hai là TNDS ngoài hợp đồng Đối với trường hợp này, các chủ thểkhông có bat kỳ sự thỏa thuận nào nhưng đã vi phạm vào các điều cam của phápluật dẫn đến một thiệt hại thực tế thì sẽ phải bồi thường cho những thiệt hại dohành vi vi phạm của mình Ngoài ra về nguyên tắc bồi thường thiệt hại ngoài hợp

đồng, trách nhiệm bồi thường chỉ phát sinh khi có đủ các điều kiện cụ thể như: có

thiệt hại thực tế xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật, lỗi thuộc vềngười gây thiệt hại, có mỗi liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt

hại.

Trang 12

Việc phân biệt giữa TNDS hợp đồng và TNDS ngoài hợp đồng có một vài ýnghĩa pháp lý quan trọng, nhất là trong nghĩa vụ chứng minh lỗi của các bên Đốivới trách nhiệm ngoài hợp đồng, nguyên đơn có trách nhiệm phải chứng minh lỗicủa bên còn lại đã gây ra cho mình Khác hơn, trong trách nhiệm hợp đồng,nguyên đơn không cần chứng minh lỗi của bị đơn Ngược lại, bị đơn cần chứngminh thiệt hại xảy ra không phải do lỗi của mình nếu không muốn chịu chế tài.Giải thích về nghĩa vụ chứng minh, có thể hiểu rang các nghĩa vu hợp đồng phầnlớn là các nghĩa vụ thành quả hay nghĩa vụ xác định Vì vậy kết quả mong đợi

không đạt được do sự không thực hiện nghĩa vụ của người thụ trai, thì trái chủ có

quyền yêu cầu bồi thường mà không cần chứng minh lỗi của người thụ trái Đốivới trách nhiệm ngoài hợp đồng, pháp luật đã đặt ra nghĩa vụ cân trọng tông quát,có nghĩa là trong bat kỳ trường hợp nào mỗi người đều phải cân trọng Nênnguyên đơn muốn đòi bồi thường thì phải chứng minh lỗi của bị đơn đã gây racho minh do bị đơn chưa tuân thủ nghĩa vụ can trọng tổng quát Trách nhiệm hợpđồng và trách nhiệm ngoài hợp đồng về lý thuyết còn có sự khác nhau về một sốphương diện như thâm quyền của tòa án giải quyết vụ việc, thời hiệu, phạm vi và

mức độ đòi bôi thường.

1.1.2 Khái quát về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ gidi

1.1.2.1 Khái niệm

Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới là một loại hình bảo hiểm mà

các cá nhân hoặc doanh nghiệp phải mua theo luật định, được xem là một chính

sách an sinh xã hội của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân trong cácvụ tai nạn do xe cơ giới gây ra, mặt khác giúp giảm thiểu gánh nặng cho chủ xecơ giới trước những rủi ro bất ngờ.

Đối với loại hình bảo hiểm này, doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thườngphần TNDS của người được bao hiểm liên quan đến việc bồi thường thiệt hại về

thương tích, bệnh tật hoặc tài sản cho bên thứ ba theo cách thức và hạn mức đã

được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng với điều kiện người tham gia phải đóng

một khoản phí tương ứng.

Nghiệp vụ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới ra đời từ rất sớm và ngàycàng phát triển Với nguyên lý chung của bảo hiểm là “số đông bu số it”, trongtrường hợp có tai nạn xảy ra, công ty bảo hiểm sẽ sử dụng số tiền bảo hiểm thuđược từ số đông dé bồi thường cho số Ít người bị thiệt hại vì tai nạn Điều này

phân nào đó làm giảm bớt các vụ tai nạn bỏ trôn, người gây tai nạn có trách

Trang 13

Doanh nghiệp bảo hiểm cam kết thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệthại đối với người thứ ba thay cho người được bảo hiểm nếu có sự kiện bảohiểm xảy ra trong thời hạn hợp đồng, còn bên tham gia có nghĩa vụ đóngphí bảo hiểm.

Đối tượng của bảo hiểm TNDS xe cơ giới là trách nhiệm bồi thường củangười tham gia bảo hiểm, là đối tượng mang tính trừu tượng, không thểnhìn hay cảm nhận được và không tôn tại trong thời điểm giao kết hợpđồng.

Lỗi của người tham gia bảo hiểm là căn cứ xác định trách nhiệm bồithường thiệt hại của người tham gia, đồng thời cũng là căn cứ xác địnhtrách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường khi có yêucầu bồi thường từ người bị thiệt hại Nếu phát sinh trách nhiệm bồi thườngmà bên thứ ba không yêu cầu bôi thường thì doanh nghiệp bảo hiểmkhông cần bồi thường.

Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới chỉ giới hạn trách nhiệm bồi thườngvề mặt kinh tế, không chịu các trách nhiệm khác của người tham gia như

trách nhiệm hình sự, hành chinh,

Thời hạn bảo hiểm ngắn, thường là một năm.

1.1.2.3 Các điều kiện phát sinh trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

Đề xác định xem nhà bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường hay không cần

xác định có sự phát sinh TNDS của chủ xe cơ giới trong vụ tai nạn hay không.

Trách nhiệm bồi thường của nhà bảo hiểm thường phát sinh đồng thời với tráchnhiệm bồi thường của chủ xe cơ giới, mà trách nhiệm này thông thường chỉ phát

sinh khi có bôn điêu kiện sau:a) Có thiệt hại xảy ra

Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu dé xác định nghĩa vụ bồi thường có xảyra hay không Vì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được áp dụng nhằm khôi phụctình trạng tài sản cho người bị thiệt hại, nên thiệt hại là yếu tố không thể thiếu.

Trang 14

Do đó, muốn áp dụng trách nhiệm này, đầu tiên phải xác định có thiệt hại xảy ra

không và thiệt hại là bao nhiêu.

Thiệt hai là những tổn thất xảy ra về tài sản và con người,bao gồm nhữngmat mát, hư hỏng, hủy hoại về tài sản, nguồn thu nhập bi mắt, chi phí nhăm ngăn

chặn, khắc phục những hậu quả xấu về tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy

tín, nhân phẩm, tinh thần Đề có cơ sở cho việc áp dụng trách nhiệm bồi thườngthiệt hại, các thiệt hại cần phải được tính toán, xác định thành một khoản tiền cụ

b) Phải có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật

Hành vi gây thiệt hại trái pháp luật được hiểu là những ứng xử cụ thé củacon người trái với yêu cầu của pháp luật Các hành vi gây thiệt hại có thé kétrong tai nạn xe cơ giới như thiệt hại đến phương tiện, tài sản, sức khỏe, tỉnhthần, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thé khác Tuy nhiên các hành vi xâmphạm này phải là hành vi trái pháp luật Nếu các hành vi gây thiệt hại trong giớihạn của phòng vệ chính đáng hoặc gây thiệt hại đúng với yêu cầu của tình thếcấp thiết thì không coi là hành vi gây thiệt hại trái pháp luật, do đó trong trườnghợp này không phát sinh trách nhiệm bồi thường.

c) Phải có lỗi của người gây ra thiệt hại

Yếu tố này giúp xác định người gây thiệt hại, trong trường hợp này là chủxe hoặc người lái xe cơ giới có phải bồi thường hay không, phải bồi thường toànbộ hay bồi thường một phan Trong những vụ tai nan giao thông đường bộ, lỗicủa người gây thiệt hại thường các công ty bảo hiểm hoặc công an tiếp nhận hiệntrường đánh giá bằng việc đo đạc, điều tra hiện trường, kiểm tra phươngtiện, Người gây tai nạn không phát sinh trách nhiệm bồi thường nếu có thể

chứng minh tai nạn xảy ra hoàn toàn do lỗi của nạn nhân.

d) Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy

Mối quan hệ này được hiểu là thiệt hại xảy ra phải đúng với kết qua tất yếu

của hành vi trái pháp luật khi tham gia giao thông của người lái xe cơ giới, ngược

lại hành vi trái pháp luật của chủ xe/ người lái xe là nguyên nhân trực tiếp dẫnđến thiệt hại xảy ra.

Trang 15

Các trường hợp hành vi vi phạm luật giao thông không phải là nguyên nhân

trực tiếp dẫn đến thiệt hại nhưng có ý nghĩa quyết định đối với việc xảy ra thiệt

hại thì cũng được coi là có môi quan hệ nhân quả.

Trên thực tế, chỉ cần đồng thời xảy ra ba điều kiện (a), (b) và (d) là phátsinh TNDS đối với người thứ ba của chủ xe hoặc lái xe Nếu thiếu một trong bađiều kiện trên TNDS của chủ xe sẽ không phát sinh Điều kiện (c) có thể có hoặckhông vì nhiều khi tai nạn xảy ra là do tính nguy hiểm cao độ của xe cơ giới mà

không hoàn toàn do lỗi của chủ xe hoặc lái xe Ví dụ, xe đang chạy bị nỗ lốp, lái

xe mat khả năng điều khién nên gây ra tai nạn hay xe đang đỗ trên đường nhưngcó người đâm trúng bị tử vong thì vẫn phát sinh trách nhiệm bồi thường của nhàbảo hiểm.

1.1.3 _ Vai trò của bảo hiém bat buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

Với tình trạng giao thông còn nhiều hạn chế, bất cập chưa thé giải quyếttrong thời gian ngắn, bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới được xem nhưmột biện pháp tích cực góp phan đáng ké trong việc giải quyết hậu qua tài chínhcủa các vụ tai nạn giao thông Bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới cóvai trò quan trọng đối với Nhà nước, xã hội nói chung, chủ xe cơ giới cũng nhưcác nạn nhân bị thiệt hại do tai nạn xe cơ giới nói riêng, cụ thé:

e Đối với Nhà nước:

Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới được xem như một chính sách an sinhxã hội, đóng góp một phan trong việc đảm bảo hệ thống an sinh xã hội đất nướcluôn 6n định Việc quy định bắt buộc mua bảo hiểm TNDS cho chủ xe cơ giới làcần thiết, đáp ứng nhu cầu thực tiễn nhằm bảo vệ lợi ích của cộng đồng và antoàn của xã hội, phù hợp với xu thế chung trên thế giới Ngoài ra, bảo hiểmTNDS của chủ xe cơ giới cũng góp phần ngăn ngừa và đề phòng tai nạn giaothông đường bộ thông qua các hoạt động đề phòng, hạn chế ton thất của nhà bảohiểm; thông qua việc giám định bồi thường, các công ty bảo hiểm có thể thống kêđược nguyên nhân, tỷ lệ xảy ra tai nạn, từ đó giúp các cơ quan chức năng nắmbắt tình hình, kịp thời đề ra các giải pháp, chính sách hạn chế các nguyên nhân

e Đôi với người bị thiệt hại trong các vụ tai nạn do xe cơ gidi gay ra:

Đây là những người trực tiếp hưởng lợi ích của bảo hiểm này Nhờ có bảohiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới, người bị thiệt hại có thể nhanh chóng

Trang 16

nhận được bồi thường từ các công ty bảo hiểm, giảm thiểu tình trạng tranh chấpvề van đề bồi thường do chủ xe cơ giới không còn phải chịu quá nhiều gánh nặngtài chính, hạn chế các vụ gây tai nạn bỏ trốn, không chịu trách nhiệm do khôngcó khả năng bồi thường.

e Đối với chủ xe cơ giới:

Là tam lá chắn vững chắc về mặt tài chính, giảm bớt gánh nặng về mặt tâmlý trước những rủi ro bất ngờ Khi phát sinh TNDS, công tác bồi thường đượcthực hiện kịp thời góp phan giúp chủ xe ồn định sản xuất, kinh doanh, tránh cácthiệt hại nặng nề về mặt kinh tế hay bị truy cứu trách nhiệm hình sự do không cókhả năng bồi thường Ngoài ra cũng tao tâm lý yên tâm, thoải mái cho chủ xe khi

tham gia giao thông.

1.2 Nội dung bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới1.2.1 Đối tượng bảo hiểm

Đối tượng được bảo hiểm của bảo hiểm TNDS là các hậu quả pháp lý màluật dân sự đã quy định đối với trường hợp các cá nhân hay tổ chức có nghĩa vụ

dân sự tuy nhiên lại không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đủ vìvậy phải chịu trách nhiệm với các bên có quyên.

Cụ thê đối với bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ gidi, đối tượng bảo hiểm ởđây là trách nhiệm bồi thường của chủ xe cơ giới đối với các bên bị thiệt hại

trong tai nạn giao thông đường bộ do chủ xe gây ra.

1.2.2 Đối tượng tham gia

Đối tượng tham gia bảo hiểm là chủ xe cơ giới tham gia giao thông trênlãnh thé nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 03/2021/NĐ-CP thì chủ xe cơgiới là chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử

dụng hợp pháp xe cơ giới Cũng được quy định trong nghị định này, xe cơ giới

bao gồm các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và xe máy chuyên dùng,

trong đó:

- Phuong tiện giao thông cơ giới đường bộ gôm xe 6 tô; máy kéo; ro moóchoặc sơ mi ro moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xemô tô ba bánh; xe găn máy (kê cả xe máy điện) và các loại xe có kêt câu

tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

Trang 17

- Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâmnghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng,

an ninh theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

1.2.3 Phạm vi và loại trừ bảo hiểm1.2.3.1 Phạm vi bảo hiểm

Nhìn chung, trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ, trách nhiệm bồithường của chủ xe được bảo hiểm phát sinh thì trách nhiệm bồi thường của nhàbảo hiểm cũng phát sinh Phạm vi bồi thường của nhà bảo hiểm liên quan đến các

thiệt hại như sau:

- Thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe, tính mạng và tài sản đối với bên

thứ ba do xe cơ giới gây ra.

- _ Thiệt hại về sức khỏe, tính mang của hành khách do xe cơ giới gây ra.

Ngoài những thiệt hại kế trên, nhà bảo hiểm cũng có thé chi trả một số chiphí cần thiết và hợp lý như chi phí phòng ngừa và hạn chế tốn that sau khi xảy ra

tai nạn tùy theo thỏa thuận giữa nhà bảo hiểm và người tham gia Như vậy, bảnthân chủ xe phải tự chịu trách nhiệm bồi thường phần trách nhiệm vượt mức giớihạn bảo hiểm.

1.2.3.2 Loại trừ bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm không bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp

- _ Chủ xe, lái xe hoặc người bị thiệt hại có hành động cố ý gây thiệt hại.

- Người lái xe gây tai nạn cô ý bỏ chạy và không thực hiện TNDS của chủ

xe CƠ gIỚI, lái Xe CƠ gidi.

- _ Người lái xe chưa đủ hoặc quá độ tuổi điều khiển xe cơ giới theo quy địnhcủa pháp luật; lái xe không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép lái xekhông phù hợp Trường hợp lái xe bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xecó thời hạn hoặc bị thu hồi giấy phép thì bị coi như là không có giấy phép

lái xe.

- Thiét hại gây ra hậu quả gián tiếp như: giảm giá trị thương mại, thiệt hạigắn liền với việc sử dụng và khai thác tài sản bị thiệt hại.

- Thiét hại đối với tài sản bị mat cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.

- Thiệt hại đối với tài sản gây ra do lái xe sử dụng các chất cam khi điềukhiến phương tiện theo quy định của pháp luật như các chất chứa cồn, matúy, chất kích thích khác,

Trang 18

- _ Thiệt hại do chiến tranh, khủng bó, động dat.

- Thiét hại đối với các tài sản đặc biệt bao gồm: vàng, bạc, đá quý, các loạigiấy tờ có giá trị như tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt.

1.2.4 Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm1.2.4.1 Số tiền bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm được thê hiện là mức trách nhiệm tối đa doanh nghiệp bảohiểm có thể phải trả đối với mỗi thiệt hại về thân thẻ, tài sản, tính mạng của bênthứ ba và hành khách do xe cơ giới gây ra thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm;được ghi trong hợp đồng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm Ở nước ta, mức tráchnhiệm bảo hiểm được Bộ Tài chính quy định cụ thể tại Điều 4 Thông tư

- Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, máy kéo,

xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc

chủng khác sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng (kế cả rơ-moóc và

so mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo) gây ra là 100 triệu

đồng/1 vụ tai nạn.1.2.4.2 Phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm là khoản tiền chủ xe cơ giới phải đóng cho doanh nghiệp bảohiểm khi mua bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới Việc xác định mứcphí bảo hiểm nhìn chung khá phức tạp vì phí bảo hiểm là nguồn thu chính của

doanh nghiệp bảo hiểm dé đáp ứng các nhu cầu thanh toán tiền bồi thường, côngtác đề phòng, hạn chế tốn thất, đồng thời công ty cũng phải đạt được mộtkhoản lợi nhuận nhất định Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường làm sự cạnhtranh ngày càng gay gắt, do đó việc đưa ra một mức phí thích hợp là một vấn đềkhông hề dễ dàng Mức phí này phải đảm bảo theo quy định về phí của Bộ Tàichính, không quá cao để có thể cạnh tranh trên thị trường và phù hợp với tài

chính của người tham gia, nhưng cũng không được quá thấp để đảm bảo lợi

nhuận cũng như khả năng thanh toán khi rủi ro xảy ra.

Trang 19

Bang 1: Bang phí bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới

TT Loại xe Phí bảo hiểm (đồng)

I Mô tô 2 bánh

1 Từ 50 cc trở xuống 55.000

2 Trên 50 cc 60.000

Il | Mô tô 3 bánh 290.000

Ill Xe gắn máy (bao gồm xe máy điện) và

các loại xe cơ giới tương tự

1 Xe máy điện 55.0002 Các loại xe còn lại 290.000

IV Xe ô tô không kinh doanh vận tải

1 Loại xe dưới 6 chỗ ngồi 437.0002 Loại xe từ 6 đến 11 chỗ ngồi 794.0003 Loại xe từ 12 dén 24 chỗ ngồi 1.270.0004 Loại xe trên 24 chỗ ngồi 1.825.000

5 Xe vừa chở người vừa chở hang (Pickup, 437.000minivan)

Vv Xe 6 tô kinh doanh vận tải

1 Dưới 6 chỗ ngồi theo đăng ký 756.0002 6 chỗ ngồi theo đăng ký 929.0003 7 chỗ ngồi theo đăng ký 1.080.0004 8 chỗ ngồi theo đăng ký 1.253.0005 9 chỗ ngồi theo đăng ký 1.404.0006 10 chỗ ngồi theo đăng ký 1.512.000

7 11 chỗ ngồi theo đăng ký 1.656.000

8 12 chỗ ngồi theo đăng ký 1.822.0009 13 chỗ ngôi theo đăng ký 2.049.000

Trang 20

10 | 14 chỗ ngồi theo đăng ký 2.221.000II 15 chỗ ngồi theo đăng ký 2.394.00012 | 16 chỗ ngồi theo đăng ký 3.054.00013 | 17 chỗ ngồi theo đăng ky 2.718.00014 | 18 chỗ ngồi theo đăng ky 2.869.00015 | 19 chỗ ngồi theo đăng ký 3.041.00016 | 20 chỗ ngồi theo đăng ký 3.191.00017 21 chỗ ngồi theo đăng ký 3.364.00018 | 22 chỗ ngồi theo đăng ký 3.515.00019 | 23 chỗ ngồi theo đăng ký 3.688.00020 | 24 chỗ ngồi theo đăng ký 4.632.00021 25 chỗ ngồi theo đăng ký 4.813.000

(Nguon: Phu luc I, ban hành kèm theo Thông tư số 04/2021/TT-BTC)Theo thông tư số 04/2021/TT-BTC, phí bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủxe CƠ g10i tối thiểu được quy định cụ thé cho từng loại xe Tuy nhiên, căn cứ vàolịch sử tai nạn của từng xe cơ giới và năng lực chấp nhận rủi ro của mình, cáccông ty bảo hiểm có thé chủ động xem xét, điều chỉnh tăng phí bảo hiểm với mứctăng tối đa là 15% tính trên phí do Bộ Tài chính quy định.

Trang 21

1.2.5 Hợp đồng bảo hiểm

Hợp đồng bảo hiểm TNDS là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên bảohiểm và bên tham gia bảo hiểm, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm cam kết sẽ thựchiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người thứ ba thay cho người được

bảo hiêm nêu có sự kiện bảo hiém xảy ra trong thời hạn hop dong, còn bên tham

gia bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí theo thỏa thuận Hợp đồng bảo hiểm bắt buộcTNDS của chủ xe cơ giới thể hiện dưới dạng giấy chứng nhận bảo hiểm được

quy định tại Điều 6 Nghị định 03/2021/NĐ-CP bao gồm các nội dung như sau:

- _ Giây chứng nhận này là bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm bắt buộcTNDS của chủ xe cơ giới với doanh nghiệp bảo hiểm.

- _ Khi mua bảo hiém bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới, chủ xe sẽ được cap

giấy chứng nhận bảo hiểm Doanh nghiệp chỉ cấp khi người tham giađóng đủ phí hoặc có thỏa thuận về thời hạn đóng phí.

- _ Giây chứng nhận bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thiết kế

và phải bao gôm các nội dung sau đây:

Tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của chủ xe cơ giới.Số biển kiểm soát hoặc số khung, số máy.

Loại xe, trọng tải, số chỗ ngồi, mục đích sử dụng đối với xe ô tô.

Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo

Mức trách nhiệm bảo hiểm dân sự đối với bên thứ ba và hành

Trách nhiệm của chủ xe cơ giới, người lái xe khi xảy ra tai nạn.

Thời hạn bảo hiểm, phí bảo hiểm, thời hạn thanh toán phí bảohiểm.

Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Mã số, mã vạch được đăng ký, quản lý và sử dụng theo quy địnhcủa Bộ Khoa học va Công nghệ để lưu trữ, chuyền tải và truy xuấtthông tin định danh doanh nghiệp Bảo hiểm và nội dung cơ bản của

Giấy chứng nhận Bảo hiểm.

- Truong hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảohiểm phải tuân thủ các quy định và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Trang 22

1.3 Nội dung công tác khai thác bảo hiểm

1.3.1 Khái niệm và vai trò của công tác khai thác

Hoạt động khai thác bảo hiểm được hiểu là hoạt động tuyên truyền, quảngcáo, vận động mời chào khách hàng tham gia bảo hiểm, bán sản phẩm bảo hiểmdo doanh nghiệp bảo hiểm trực tiếp tiến hành hoặc thông qua các đại lý, cộng tác

viên, tổ chức môi giới bảo hiểm.

Công tác khai thác là khâu rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh củacác doanh nghiệp, cũng là khâu đầu tiên trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm.Khai thác được coi như đầu vào trong hoạt động sản xuất, tạo ra lợi thế thương

mại cuối cùng cho doanh nghiệp, quyết định sống còn của công ty Trong bảohiểm, vì là hoạt động kinh doanh dịch vụ tài chính, không có hoạt động sản xuấtnên chủ yếu tập trung khai thác thị trường Khai thác có ý nghĩa quyết định đếnsự thành bại của doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và từng nghiệp vụ nói riêng.Đặc biệt đối với những sản phẩm mới triển khai, công tác khai thác có ảnh hưởngquyết định trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng Quy luật cơ bản củabảo hiểm là số đông bi số ít, nếu khai thác được nhiều hợp đồng bảo hiểm, manglại doanh thu lớn sẽ là cơ sở để các công ty tăng lợi nhuận, chiếm lĩnh thị phần và

nâng cao vị thé trên thị trường Đối với bat kỳ một doanh nghiệp nào, van đề tiêuthụ sản phẩm cũng được coi là quan trọng nhất, muốn tiêu thụ được nhiều sảnphẩm thì các doanh nghiệp càng phải chú trọng đến công tác khai thác Công táckhai thác ngày càng trở nên khó khăn hơn trong điều kiện thị trường cạnh tranhgay gắt Vì tính chất quan trọng của công tác khai thác nên hầu hết các doanh

nghiệp đều chú trọng lập ra các chiến lược, mục tiêu khai thác rõ ràng, cụ thê.

Cũng thông qua công tác khai thác có thé thu thập những thông tin từ thị trườngcũng như từ phía người tham gia bảo hiểm để phân tích, nghiên cứu nâng caochất lượng sản pham.

1.3.2 Quy trình khai thác bảo hiểm

Việc xây dựng một quy trình khai thác cần phải mang tính chất khoa học déquá trình khai thác mang lại hiệu quả tốt nhất Quy trình khai thác cụ thê giữa cáccông ty sẽ khác nhau tùy vào mục tiêu, chiến lược, khả năng tài chính, củatừng công ty Trên thực tế, quy trình khai thác cơ bản bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Lập kế hoạch khai thác

Công ty bảo hiểm đưa ra một mốc nhất định có thé là doanh thu khai thác,sỐ hợp đồng khai thác mới cần phải đạt được trong một kỳ kinh doanh Xác định

Trang 23

các kênh phân phối, bán hàng có đáp ứng được nhu cầu của thị trường haykhông? Sản phâm của công ty cung cấp có điểm mạnh, điểm yếu gì so với cácsản phẩm tương tự của các công ty cạnh tranh? Lên kế hoạch điều chỉnh sảnphẩm, tìm kiếm khách hàng, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu thị trường Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình cung cấp cũng như khai

thác và hoạt động của công ty trong thời gian sau này.

Bưóc 2: Xây dựng các phương pháp khai thác

Trong giai đoạn này đưa ra các biện pháp thực tế dé thực hiện kế hoạch, cânnhắc đến chi phí và lợi nhuận thu về Việc này đòi hỏi người xây dựng kế hoạchphải có tầm nhìn xa, bao quát, xem xét các van dé một cách khách quan, chính

xác không chỉ là lợi nhuận trước mat mà còn phải xét đên cả tiêm năng lâu dài.Bước 3: Tô chức khai thác

= Tim kiếm khách hàng

- Cac khai thác viên tiếp xúc với khách hang, thu thập thông tin vềkhách hàng và đối tượng được bảo hiểm, từ đó tư vấn các sản phẩm

phù hợp.

- _ Đánh giá rủi ro theo các thông tin thu thập được

- Pam phán với khách hàng, cung cấp cho khách hàng các thông tin vềphí, hợp đồng, các thông tin khác mà khách hàng yêu cầu.

" Bán hàng

- Cấp hợp đồng, đơn/giấy chứng nhận bảo hiểm theo quy định

- Thông báo thu phí

- Cham sóc khách hàng, đốc thúc thu phí, thực hiện tuyên truyền cácbiện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất

Bước 5: Đánh giá, rút ra kinh nghiệm khai thác

Trang 24

Có nhiều vấn đề phát sinh trong công tác khai thác mà doanh nghiệp chưathé nói trước được Chính vì thế, sau mỗi kỳ kinh doanh, công ty sẽ tích luỹ đượcthêm nhiều kinh nghiệm dé hoàn thiện hơn ở các kế hoạch tiếp theo.

1.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của công tác khai thác1.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả của công tác khai thác

Khai thác bảo hiểm có ý nghĩa sống còn đối với mỗi doanh nghiệp bảohiểm, nhất là trong điều kiện thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt Kết quảkhâu khai thác thê hiện chủ yếu ở các chỉ tiêu như: số lượng khách hàng tham giabảo hiểm, số hợp đồng đã được ký kết, số giấy chứng nhận, số đơn bảo hiểm đã

cấp, doanh thu phí bảo hiém,

e_ Số hợp đồng đã được ký kết

Đối với bảo hiểm bắt buộc TNDS cho chủ xe cơ giới, số hợp đồng bảo hiểmđã được ký kết trong năm chính bằng số xe tham gia bảo hiểm mà doanh nghiệpkhai thác được trong năm Dé đánh giá được chỉ tiêu này, có thé đánh giá thôngqua tỷ lệ số xe doanh nghiệp khai thác được so với số xe đang lưu hành trên thịtrường, tốc độ tăng trưởng số xe khai thác được qua các năm

Vi — Yi-1

Trong đó: a¡: tốc độ tăng trưởng về số xe khai thác được

yi: số xe khai thác được năm i

yi1: số xe khai thác được i-1

¢ Doanh thu phí bảo hiểm từ hoạt động khai thác

Doanh thu phí bảo hiểm từ hoạt động khai thác là một chỉ tiêu đánh giá kếtquả của hoạt động khai thác Thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu như tốc độ

tăng trưởng doanh thu qua các năm, phí trung bình khai thác được trên một xe,

giúp nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra các nhận định, đánh giá kịp thời về việc

thực hiện công tác khai thác của doanh nghiệp, phát triển các điểm mạnh và kịp

thời khắc phục hạn chế dé mang lại kết quả khai thác tốt nhất cho các giai đoạn

tiếp theo.

Trang 25

1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác khai thác

Đề đánh giá hiệu quả của hoạt động khai thác, có một số chỉ tiêu thường

được sử dụng như tỷ lệ: doanh thu khai thác trong kỳ/chi phí khai thác trong kỳ,lợi nhuận/doanh thu,

e Hiệu quả khai thác

Mỗi nghiệp vụ bảo hiểm khi triển khai thường phải qua một số khâu cụ thénhư khai thác, đề phòng và hạn chế tồn thất, giám định bồi thường Dé nângcao hiệu quả của nghiệp vụ đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả của từng khâu Điều

đó có nghĩa là phải xác định hiệu quả từng khâu, sau đó so sánh và đánh giá xem

khâu nào chưa mang lại hiệu quả đề tìm ra nguyên nhân và hướng khắc phục.

Kết quả khai thác trong kỳ

Hiệu quả khai thác =

teu qua Kar Khắc Chi phi khai thac

e Ty suất doanh thu/ lợi nhuận

Ty suất này cho biết trong một đồng doanh thu thu về có bao nhiêu đồng lợinhuận Thông qua tỷ suất này có thé đánh giá tình kình kinh doanh cũng như hiệusuất tài chính của doanh nghiệp Ngoài ra, thông qua sự biến động hàng năm củatỷ suất này, cũng có thê đánh giá tốc độ tăng giảm của lợi nhuận so với doanh thulà cao hơn hay thấp hơn, từ đó đánh giá được hiệu quả của hoạt động khai thác.

Trang 26

CHUONG 2: THỰC TRANG CONG TÁC KHAI THÁC BẢO HIẾM BAT

BUỘC TRÁCH NHIEM DÂN SỰ CUA CHỦ XE CƠ GIỚI TẠI VPKD 2HÀ NOI - BẢO HIẾM PHI NHÂN THỌ CATHAY VIỆT NAM

2.1 Khái quát về Công ty TNHH Bảo hiểm Phi nhân thọ Cathay và Văn

phòng kinh doanh 2 Hà Nội

2.1.1 Khái quát về Công ty TNHH Bảo hiểm Phi nhân thọ Cathay

Công ty TNHH Bảo hiểm Phi nhân thọ Cathay Việt Nam (Bảo hiểm Phi

nhân tho Cathay Việt Nam— Cathay Insurance) do Tập đoàn Tài chính Cathay va

Công ty con Bảo hiểm Phi nhân thọ Cathay Century cùng thành lập tại Việt Nam.Địa chỉ trụ sở chính tại số 46-48-50, đường Phạm Hồng Thái, phường BếnThành, Quận 1, TP Hồ Chí Minh Website của công ty là cathay-

Bao hiểm Phi nhân tho Cathay Việt Nam thành lập năm 2010, xếp thứ 29trong danh sách các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tại Việt Nam về nămthành lập Tuy tham gia vào thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam khámuộn nhưng với nền tảng của Tập đoàn Tài chính Cathay cùng chiến lược kinhdoanh rõ ràng, nắm bắt kịp thời và nỗ lực phát triển công nghệ, Công ty TNHHBảo hiểm Phi nhân thọ Cathay Việt Nam đến nay đã đạt được nhiều thành tựunhất định Năm 2021, công ty được nhận băng khen từ Bộ trưởng Bộ Tài chínhcho những thành tích đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển thị trườngbảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011 — 2020 Trong năm này, tong doanh thu củacông ty đạt gần 297 tỷ đồng, vốn điều lệ là 306 tỷ đồng Trải qua hơn 10 nămphát triển tại thị trường Việt Nam, công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ Cathay ViệtNam hiện có hơn 12.000 đại lý trên toàn quốc, bảo vệ gần 900.000 gia đình, các

sản phẩm của doanh nghiệp được đánh giá khá đa dạng, có thé đáp ứng hau hết

nhu câu của khách hàng.

Bảo hiểm Cathay

Cathay lnsurance

Hình 1: Logo Công ty TNHH hiểm Phi nhân thọ Cathay Việt Nam

Logo của Cathay Insurance được biết đến với hình ảnh cây xanh thê hiện rõquan niệm của công ty là xây dựng một thê chế tài chính vững mạnh, trường tồn.

Trang 27

Tiếp nói triết lý kinh doanh của tập đoàn: “Phát trién bền vững - Dambảo chất và lượng”, Bảo hiểm Phi nhân thọ Cathay tích cực phát triển cơ

hội kinh doanh tại thị trường Việt Nam, mở rộng quy mô của tô chức, nâng

cao chất lượng dịch vụ và kiểm soát tốt chi phí nhằm hướng tới sự tăngtrưởng đồng đều ở cả hai tiêu chí “chất” (lợi nhuận) và “lượng” (thị phần)để tạo ra hiệu quả kinh doanh tốt nhất với mục tiêu: đáp ứng nhu cầu củakhách hàng, nâng cao giá trị doanh nghiệp, tạo lợi nhuận cho công ty, đểtrở thành công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài tốt nhất tại Việt Nam.2.1.2 Khái quát về Văn phòng kinh doanh 2 Hà Nội

2.1.2.1 Lịch sử hình thành và cơ cầu tổ chức

Ngày 1/4/2017, Văn phòng kinh doanh 2 Hà Nội ban đầu là Trung tâm kinhdoanh 2 thuộc Bảo hiểm Phi nhân tho Cathay — chi nhánh Hà Nội được thành lậptheo quyết định về cơ chế mới của Tổng công ty, hoạt động dưới sự chỉ đạo củaBảo hiểm Phi nhân thọ Cathay - chi nhánh Hà Nội.

VPKD 2 là một trong 3 phòng kinh doanh thuộc chi nhánh Ha Nội — Công

ty Bảo hiểm Phi nhân thọ Cathay Việt Nam.

Cơ cau bộ máy của VPKD 2 Hà Nội như sau:

Giám đốc văn phòng

Khối kinh doanh Khối dịch vụ

Ngày đăng: 30/05/2024, 14:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w