Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nỗ bắt buộc do doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thiết kế và phải bao gồm các nội dung sau đây: a Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, ng
Trang 1KHOA BẢO HIẾMTRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN › % vd
TINH HINH KHAI THAC SAN PHAM BẢO HIẾM CHÁY NO
BAT BUỘC CUA CONG TY BAO VIỆT HÀ THÀNH
Sinh viên thực hiện : Lê Thu Hiền
Mã sinh viên : 11191831
Lớp chuyên ngành : Bảo hiểm 61AGiáo viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Thanh Vinh
Hà Nội, năm 2023 2
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề thực tập “Tình hình khai thác sản phẩm bao
hiểm cháy nỗ bắt buộc của Công ty Bảo Việt Hà Thành” là sản phẩm nghiên cứu
độc lập của riêng em dưới sự hướng dẫn của Giáo viên hướng dẫn ThS NguyễnThành Vinh Các số liệu và kết quả phân tích trong bài nghiên cứu là nội dung
chính em thu thập, nghiên cứu trong quá trình thực tập tại Công ty Bảo Việt Hà
Thanh qua đó áp dụng những kiến thức đã học và trao đổi với giáo viên hướng dẫn
dé hoàn thành dé tài thực tập của mình
Em xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của đề tài này
Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2023
Sinh viên thực hiện
Lê Thu Hiền
Trang 3LOI CAM ON
Trong suốt quá trình hoàn thiện chuyên đề thực tap tốt nghiệp này, em luônmuốn bày tỏ và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ThS, Nguyễn Thành Vình, giáo viênhướng dẫn đã trực tiếp theo dõi và hướng dẫn tận tình từ khi triển khai đến khihoàn thành chuyên đề này.
Em chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo trong Khoa Bảo hiểm củaTrường Đại học Kinh tế Quốc dân trong suốt 4 năm học qua đã tận tình truyền đạtkiến thức Những năm học qua, kiến thức mà thầy cô giáo đã giảng dạy không chỉgiúp em có một nền tảng vững chắc dé viết chuyên đề tốt nghiệp này mà còn là
hành trang quý báu cho em trên con đường sự nghiệp phía trước.
Em chân thành cảm ơn Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt nói chung và banlãnh đạo Công ty Bảo Việt Hà Thành, các anh chị Phòng Kinh doanh Bảo hiểm số
6 nói riêng đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại đây và học tập được những
kiên thức, kĩ năng mới.
Trang 4MỤC LỤC
0900/09 69090757 7Š .).).) i
0009.1000077 .).) ii
AY 0 ON 010 Oe ee eee iii DANH MUC TU VIET TẮTT 2-2 s°ssssSsEssEss£ss£EsEssvssessesszrsrs vi DANH MỤC BANG BIEU, HINH 5- 2-52 ©css©ssecsseessessee vii 0980096710577 1
CHUONG 1: KHÁI QUAT CHUNG VE NGHIỆP VỤ BẢO HIẾM CHAY NO BAT BUỘC VÀ CONG TAC KHALI THAC -5- 5 ss©s2 4 1.1 Giới thiệu chung về bảo hiểm cháy nỗ . -s-s2sscssessessese 4 1.1.1 Lịch sử hình thành - - 2< E2 1111111 2223111 1S g3 11 kg 4 1.1.2 Khái niệm của bảo hiểm cháy n 2-2 2 2+ +E+£E+£++£+zEzzezez 5 1.1.3 Sự cần thiết và vai trò của bảo hiểm cháy 6 -: -:-+- 6
1.1.4 Tính bắt buộc bảo hiểm cháy nÔ - 2-2 2 2+2 +x+£E+£x+£z£szse2 10 1.2 Những nội dung cơ ban của nghiệp vụ cháy nỗ bắt buộc 12
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản trong hợp đồng bảo hiểm cháy nỗ 12
1.2.2 Đối tượng bảo hiểm và đối tượng tham gia bảo hiểm - 14
1.2.3 Nguyên tắc tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc - 17
1.2.4 Phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm 18
1.2.5 Số tiền bảo hiểm tối thiếu, mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ 19
1.2.6 Giám định tốn that và bồi thường bảo hiểm 2- 2 2552 21 1.3 Công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm cháy, nỗ bắt buộc 22
1.3.1 Vai trò của công tác khaI thác - - + «+ xxx k*sskkseerseeeeeeee 22 1.3.2 Quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm cháy nô bắt buộc 22
1.3.3 Các kênh phân phối 2- ¿2£ ++£++E£+Ex2EEtEEEtEEeerkrrrrrrkerred 25 CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG KHAI THAC BẢO HIẾM CHÁY NO BAT BUỘC TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT HÀ THÀNH ° -«- 28
Trang 52.1 Giới thiệu chung về Tổng Công ty Bảo Việt Hà Thành 282.2 Giới thiệu về Công ty Bảo Việt Hà Thành - 5< sss 29
2.2.1 Thông tin chung -c + 111v TH TH HH ng 29
2.2.2 Các sản phâm bảo hiểm kinh doanh chủ yếu tại Công ty Bảo Việt Hà
Bao Viét Ha Thanh 0n 45
CHUONG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIEN NGHỊ NHẰM TANG CƯỜNG HOẠT
ĐỘNG KHAI THAC BẢO HIEM CHÁY, NO BAT BUỘC TẠI CÔNG TY BẢO VIỆT HÀ THÀNH 2-22 es£ss©EsseEvss©zssersservseersserssee 49
3.1 Định hướng khai thác vụ bảo hiểm cháy, nỗ bắt buộc tại Công ty Bảo
Việt Hà Thành trong thời gian (ÓiÏ o5 S9 0 0 0 96 84.56 49 3.2 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động khai thác 50
3.3 Giải pháp nhằm tăng cường hoạt động khai thác bảo hiểm cháy, nỗ bắt
buộc tại Công ty Bảo Việt Hà 'Thàành 5 G5 G55 S5 S55 959585554 52
3.3.1 Tăng trưởng công tác truyền thông, giới thiệu về bảo hiểm cháy, né bắt
buộc tại Công ty Bảo Việt Hà Thành . - - 51+ *kssisesreree 52
3.3.2 Đào tạo chuyên môn, đặc biệt khả năng tiếp cận, thuyết phục khách
hàng cho đội ngũ cán bộ khai thác - 55+ + s3 eseirrrrrrrsrrree 33
3.3.3 Phát triển mạng lưới đại lý, cộng tác viên - ¿2-5 s+cs+cze+ 333.3.4 Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối -2- 52 5252: 533.3.5 Thực hiện tốt khâu giám định, bồi thưởng, - 2-2 25+ 54
3.3.6 Công tác đề phòng và hạn chế tôn thất -2 ¿ s55: 55
3.4 Một số kiến ngh| - 5s << s2 se se se SsEEsEESE39 395959325250 se 56
3.4.1 Đối với Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt 2- 255cccccsez 56
Trang 7DANH MỤC TỪ VIET TAT
Từ viết tắt Nghĩa
DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm
BHCNBB Bảo hiểm cháy nỗ bắt buộc
BH Bảo hiểm
PCCC Phòng cháy chữa cháy
STBH Số tiền bảo hiểm
HĐBH Hợp đồng bảo hiểm
TNDS Trách nhiệm dân sự
Trang 8Bang 2.5: Số lượng khai thác hợp đồng bảo hiểm cháy nỗ bắt buộc của Công
ty Bảo Việt Hà Thành giai đoạn 2()18-2()22 o5 s55 9955895556 45
Hình
Hình 2.1: Sơ đồ cơ câu tO CHỨcC co c co G6 G5 G5 S955 568969989559556699555555659 34
Trang 9LOI MỞ DAU
1 Tinh cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, thị trường bảo hiểm đã va đang từng bước khangđịnh vị thế của mình đối với nền kinh tế - xã hội thông qua những bước tiễn độtphá và những kết quả đạt được cả về lượng và chất Ngành bảo hiểm đã phát triểntoàn diện, đáp ứng được những nhu cầu bảo hiểm của cá nhân và các doanh nghiệplớn nhỏ trong và ngoài nước Chính nhờ vậy mà bảo hiểm góp phần không nhỏtrong việc thực hiện chính sách én định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ cho các chính sách
an sinh xã hội, bảo vệ tài chính cho các nhà kinh tế, thúc day hội nhập, hợp táckinh tế quốc tế Trong bối cảnh hiện nay cùng với sự phát triển tiềm năng của
ngành, các doanh nghiệp bảo hiểm đã có những hướng đi mới, tăng tốc chuyền đồi
số, nỗ lực vượt khó và không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng tạo ra một thịtrường bảo hiểm đầy sôi nỗi, duy trì được đà tăng trưởng và không kém phần cạnh
tranh nhằm đoạt được miếng bánh thị phần.
Bảo hiểm chính là một phương thức chuyền giao rủi ro từ người được bảo
hiểm cho các công ty bảo hiểm Dé đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của thị trường,
các loại hình bảo hiểm khác nhau được ra đời ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong
đó có phi nhân thọ Bảo hiểm phi nhân thọ đã có mặt trên thị trường bảo hiểm từ
rất sớm và là sản pham không thé thiếu đối với các doanh nghiệp bảo hiểm
Bảo hiểm cháy né là một sản phâm bảo hiểm mà rất nhiều doanh nghiệp baohiểm phi nhân thọ kinh doanh Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế giúp
người dân có thu nhập trung bình cao hơn Khi đã có thu nhập 6n định, người dân
sẽ bắt đầu có những nhu cầu cao hơn về chất lượng cuộc sông, bảo đảm cho cuộc
sông của họ ngày càng tốt hơn Sự ra đời của bảo hiểm cháy đáp ứng được nhữngnhu cau cần được bảo vệ của con người trước những rủi ro như cháy né có thé gặptrong cuộc sông Mặt khác, khi giá trị tài sản của con người ngày càng tăng thì rủi
ro hỏa hoạn là một nguy cơ tiềm tàng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếptới cuộc sông cả tình trang tài chính của chúng ta Đó chính là lí do tại sao mà bảohiểm cháy nổ chính là sự đảm bảo tài chính chắc chắn nhất đối với tài sản cho
những người tham gia bảo hiêm và quá trình tái sản xuât liên tục của xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc,
trong quá trình được thực tập tại Công ty Bảo Việt Hà Thành thuộc Tông Công Ty
Trang 10Bao hiểm Bảo Việt — một trong những công ty bảo hiểm hang đầu Việt Nam, em
đã chọn dé tài “Tình hình khai thác sản phẩm bảo hiểm cháy né bắt buộc của Công
ty Bảo Việt Hà Thành” để nghiên cứu trong chuyên đề thực tập tốt nghiệp của
mình.
2 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy nỗbắt buộc và những giải pháp, kiến nghị nhằm đây mạnh hoạt động kinh doanh bảohiểm cháy né bắt buộc tại Công ty Bảo Việt Hà Thanh
3 Mục đích nghiên cứu
Chuyên đề tốt nghiệp sẽ hướng tới 3 mục tiêu:
- Lý luận chung về hoạt động bảo hiểm cháy nổ bắt buộc của công ty baohiểm
- Phân tích đánh giá thực trạng của hoạt động bảo hiểm cháy nô bắt buộc
Công ty Bảo Việt Hà Thành.
- Dé xuất các giải pháp giúp phát triển hoạt động khai thác bảo hiểm cháy
nô bắt buộc Công ty Bảo Việt Hà Thanh
4 Phạm vỉ nghiên cứu
Nghiên cứu tập trung trong phạm vi nghiệp vụ được triển khai thực hiện tại
Công ty Bảo Việt Hà Thành.
5 Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng chủ yếu hai phương pháp là thu thập thông tin và phương pháp
phân tích Thông tin được thu thập qua quá trình thực tập tại công ty, các báo cáo
tài chính kinh doanh của công ty Sử dụng các thông tin này kết hợp với so sánh
đối chiếu tông hợp thông tin, từ đó đưa ra những nhận định hoạt động bảo hiểmbảo hiểm cháy né bắt buộc Công ty Bảo Việt Hà Thanh
- Tham khảo ý kiến đa chiều về mức độ thực hiện quy trình khai thác của các
cán bộ tại công ty.
Trang 11giá và góp ý của thầy cô giáo dé bài chuyên đề này được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm on!!!
Trang 12CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VE NGHIỆP VU BAO
HIẾM CHAY NO BAT BUỘC VÀ CONG TÁC KHAI THÁC
1.1 Giới thiệu chung về bảo hiểm cháy nỗ
Vào thời xa xưa, Luật La Mã công nhận hợp đồng tương là một điều khoản
thỏa thuận, trong đó, tiền được gửi vào một máy đổi tiền Khoảng thé kỷ XV, bảo
hiểm hàng hai trở nên rat phát triển
Ở Rome cũng có những quỹ mai táng trả chỉ phí tang lễ cho các thành viênbang lệ phí hàng tháng
Hợp đồng bảo hiểm cũng phát triển sớm ở Hy Lạp cé đại và các quốc gia
khác có liên hệ thương mại với Hy Lạp.
Tuy nhiên, phải đến thế kỷ XVI — XVII cùng với sự ra đời của phương thứcsản xuất TBCN thì hoạt động bảo hiểm mới phát triển rộng rãi và ngày càng đi sâu
vào nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế — xã hội Mở đường cho sự phát triển này
là luật 1601 của Anh thời Nữ hoàng Elisabeth, sau đó là Chỉ dụ 1681 của Pháp
do Colbert biên soạn và Vua Louis XIV ban hành, đó là những đạo luật mở đường
cho lĩnh vực bảo hiểm hàng hải
Đến thế kỷ XVII, nước Anh đã chiếm vị trí hàng đầu trong buôn bán và hànghải quốc tế với Luân Đôn là trung tâm phén thịnh nhất Tàu của các nước đi từ
Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi đều về cập bến hai bờ sông Thame của
thành phố Luân Đôn Các tiệm cà phê là nơi gặp gỡ của các nhà buôn, chủ ngân
hàng, người chuyên chở, người bảo hiểm dé giao dịch, trao đồi tin tức, bàn luận
trực tiép với nhau.
Sau bảo hiểm hàng hải là sự xuất hiện của bảo hiểm hoả hoạn, đánh dấu bằng
Trang 13vụ cháy thảm khốc ở Luân Đôn nước Anh ngày 2/9/1666 hủy diệt thiêu hủy hoàn
toàn 13.200 ngôi nha, 87 nhà thờ trong đó có cả trụ sở của Lloyd’s va nhà thờ Saint
Paul trong 4 ngày để lại một sự thiệt hại quá lớn không thé cứu trợ được Mức độnghiêm trọng của thảm họa này đã dẫn tới sự ra đời của công ty bảo hiểm hỏa hoạnđầu tiên tại nước Anh Vào năm 1667 văn phòng bảo hiểm cháy đầu tiên đượcthành lập với tên gọi rất đơn giản “The fire office” với tiền thân là những ngườilính cứu hoa Luân Đôn Năm 1684, Công ty bảo hiểm hỏa hoạn đầu tiên ra đời laytên là “Friendly Society Fire Office”, Công ty hoạt động trên nguyên tắc tương hỗ
và hệ thống chi phí cố định, người được bảo hiểm phải chịu một phan thiệt hại xảy.Một số công ty bảo hiểm được thành lập ở Anh sau năm 1711, thời kỳ này đượcgọi là thời kỳ "bong bóng bảo hiểm" Hai công ty bảo hiểm thành công nhất củaAnh lúc bấy giờ là Tông công ty Bảo hiểm London và Tổng công ty Bảo hiểmGiao dịch Hoàng gia Hoạt động của họ đánh dấu sự khởi đầu của bảo hiểm tài sảnhiện đại Sau công ty bảo hiểm cháy đầu tiên ở Anh, bảo hiểm cháy mở rộng sangcác nước khác trên lục địa Châu Âu Ngay từ năm 1677 tại Hambourg (Đức) đãthành lập quỹ hỏa hoạn đầu tiên của thành phố Trong khoảng 200 năm ra đời vàphát triển, bảo hiểm cháy đã đáp ứng được nhu cầu khẩn thiết chống lại sức tàn
phá của các vụ hỏa hoạn.
Nhờ thương mại thế giới đang ngày càng được mở rộng, thị trường bảo hiểmtoàn thế giới cũng đã phát triển nhanh chóng trong thế kỷ XX Chính sự đe dọa
của những rủi ro mà bảo hiém ra đời như một tat yêu khách quan.
1.1.2 Khát niệm của bảo hiém cháy no
Bảo hiểm cháy nỗ bắt buộc là sản phẩm bảo hiểm bắt buộc áp dụng đối vớicác cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ cao về rủi ro cháy, nỗ được quy địnhtrong Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Thủ tướngChính phủ Bảo hiểm cháy né là một loại bảo hiểm tài sản bồi thường cho những
thiệt hại hoặc tốn thất về tài sản được bảo hiểm do nguyên nhân cháy, nỗ gây ra
Loại bảo hiểm này rất cụ thé Không chỉ bảo hiểm người là chủ sở hữu nhà, bảohiểm tài sản trong nhà mà còn bảo hiểm chỉ phí thay thế, sửa chữa và tái xây dựngtài sản được liệt kê trong hợp đồng bảo hiểm Ngoài ra còn có thê bảo hiểm cho tàisản và người lân cận trong trường hợp xảy ra cháy nổ, hỗ trợ chỉ phí trong trườnghợp cá nhân không thể sinh sống bên trong, không thể sử dụng tài sản do cháy nỗ
Đối tượng phải tham gia bảo hiểm cháy né là đối tượng áp dụng của Nghị
định 23/2018/NĐ-CP quy định về bảo hiểm cháy nỗ bắt buộc, cụ thể tại Điều 2Nghị định 23/2015/NĐ-CP (Sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 97/2021/NĐ-
Trang 14CP) gồm:
- Co quan, tô chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nỗ theo quy
định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy
- Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân tho; chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi
nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là “doanh nghiệp bảo hiểm”)
- Co quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến bảo hiểm cháy, nỗ bắt
buộc.
1.1.3 Sự cần thiết va vai trò của bảo hiém cháy no
Tại Hội nghị về công tác phòng cháy, chữa cháy và sơ kết 5 năm thực hiện
Nghị định 83/2017/NĐ-CP quy định công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng
cháy, chữa cháy diễn ra sáng nay (12.9), Thiếu tướng Nguyễn Văn Long - Thứtrưởng Bộ Công an đã có báo cáo đánh giá về công tác này trong 5 năm qua
Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Long, về tình hình cháy, 5 năm qua, toànquốc xảy ra 17.055 vụ cháy (gồm 15.484 vụ cháy nhà dân, cơ sở, phương tiện giao
thông và 1.571 vụ cháy rừng), làm chết 433 người, bị thương 790 người, thiệt hại
tài sản ước tính trên 7 nghìn tỉ đồng và trên 7.500 ha rừng
Xảy ra 149 vụ nổ, làm 64 người chết, 190 người bị thương, thiệt hại về tài
sản ước tính nhiêu tỉ đông.
Địa bàn xảy ra cháy chủ yếu ở thành thị chiếm khoảng trên 60% Cháy vàthiệt hại do cháy gây ra tập trung trong khu vực dân cư, nhà dân, kết hợp với sản
xuất kinh doanh (chiếm trên 40% tổng số vụ cháy) và tại các cơ sở sản xuất, khotàng (chiếm khoảng 30% tổng số vụ cháy), trong đó đã xảy ra một số vụ cháy gâyhậu quả đặc biệt nghiêm trọng về người
- Chay tòa nha ITC, 60 người thiệt mạng:
Vụ hỏa hoạn xảy ra vào ngày 29/10/2002 đã làm thiêu rụi phần lớn tòa nhà
ITC, một tòa nhà văn phòng và trung tâm mua sam, toa lạc trên trục đường Lý TựTrọng, Lê Loi và Nguyễn Trung Trực tại thành phố Hồ Chí Minh Nguyên nhânđược xác định là chập điện và toàn bộ tầng 4 của tòa nhà đã bị thiêu rụi Vụ hỏa
hoạn đã cướp di sinh mang của 60 mạng người, làm 70 người khác bi thương, thiệt
hại tài sản hơn 32 tỷ đồng
- Chay tòa nhà 32 tang ở trung tâm Sài Gòn:
17h ngày 24/5/2009 một đám cháy lớn kèm theo nhiều tiếng nổ xảy ra tại tòanhà 32 tang trên đường Lê Duan, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh Cột khói bốc
Trang 15cao hơn 100m khiến nhiều người dân hoảng hốt.
8 xe chữa cháy và gần 100 cảnh sát cứu hỏa của quận 1 và quận 3 được huyđộng Nơi cháy là ở cao ốc căn hộ cho thuê của khu phức hợp cao cấp Kumho
Asiana Plaza Khu này dang trong quá trình hoàn thiện với 260 hộ.
- Chay lớn chung cư 18 tang ở Thanh Xuân, 2 người chết:
Vụ cháy xảy ra vào hồi 18h ngày 10/3/2010 tòa nhà chung cư JSC, thuộcCông ty công trình 34 (34, ngõ 164, đường Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính,quận Thanh Xuân, Hà Nội) khiến 2 người chết và nhiều người khác bị thương
- Chay nhà máy Rang Đông gây ô nhiễm môi trường:
Vụ cháy xảy ra tại Công ty Cô phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, Hà
Nội vào ngay 28 tháng 8 năm 2019 tại cơ sở ở phường Hạ Dinh quận Thanh Xuân,
Hà Nội Vụ cháy bắt đầu khoảng 18h tại khu nhà xưởng và kho thành phẩm của
bộ phận làm đèn dây tóc, huỳnh quang va CFL của công ty Đến 22h cùng ngàyngọn lửa đã được khống chế, nhưng đã thiêu rụi 6.000 m2 kho xưởng, ước tínhban đầu về thiệt hai tài sản khoảng 150 ti đồng, đưới 5% tổng tài sản công ty
Trong năm 2022, trên cả nước đã xảy ra hơn 1.700 vụ cháy, nỗ làm tử vonghơn 100 người Dù rằng số vụ cháy nỗ có giảm so với những năm trước đo, tuy
nhiên số người tử vong lại gia tăng và có những vụ việc hết sức nghiêm trọng,
thương tâm.
- Chay nhà trong khu tập thé cũ, 5 người chết:
Khoảng 1h ngày 21/4/2022, Trung tâm thông tin chỉ huy Công an TP Hà Nội
nhận tin báo xảy ra cháy tại nhà số 116 khu tập thể B9 Kim Liên (ngõ 65 Phạm
Ngọc Thạch, phường Kim Liên, quận Đống Da) Don vị huy động 1 xe chỉ huy, 4
xe chữa cháy thuộc Công an quận Đống Đa và Công an quận Hai Bà Trưng đếnhiện trường ứng cứu Vụ cháy này khiến 4 người thiệt mạng tại hiện trường và một
người tử vong sau khi đến bệnh viện
- Chay lò hút bụi khiến 3 nhân viên chữa cháy ở Bình Dương tử vong:
Theo Công an tỉnh Bình Duong, chiều tối 17/6, nhận được tin báo của ngườidân thông tin tại khu vực đường số 2, khu công nghiệp Sóng Than 1 xảy ra vụcháy Khu vực cháy là nhà tôn hút bụi gỗ Trong quá trình chữa cháy có 4 đội viên của Công ty S.C Việt Nam bị mảng bụi gỗ rơi trúng làm bị thương Sau khi được
đi cấp cứu có 3 người đã không qua khỏi Nguyên nhân ban đầu là do vệ sinh hệthống hút bụi bi do ban, tắc nghẽn tự phát nhiệt, phát cháy
Trang 16- Chay quán karaoke ở Bình Dương:
Tối 6/9/2022, đường dây dẫn điện lắp đặt trên trần la phông hai phòng hát ởlầu 2 xảy ra sự cố chập mạch điện Tia lửa điện gây cháy, sau đó lan ra các phòngkhác và cháy lên tầng ba Lúc này có khoảng 60 người gồm khách và nhân viên ởtrong Sau gần một ngày chữa cháy, cảnh sát tìm thấy 32 thi thể và 17 người bịthương Các nạn nhân bị ngạt khí CO, CO2, S, N; cháy bỏng nặng dẫn đến tử vong
- Chay cửa hang tạp hóa Bảy Tiến tại Đồng Tháp:
Vào khoảng 0h45 phút ngày 28/10, nhận được tin báo về vụ cháy xảy ra tại
cửa hàng bách hóa Bảy Tiến, Công an xã An Khánh khẩn trương đến hiện trường
và huy động lực lượng chữa cháy tại chỗ và cứu người bị nạn Đến 2h45 phút sangcùng ngày, đám cháy được dập tắt hoàn toàn tuy nhiên có 3 người bị tử vong.Nguyên nhân xảy ra cháy ban đầu được xác định là do chập điện Tổng tài san bithiệt hại ước tính khoảng 4 tỉ đồng
Tháng 02/2023, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an các địa phương
đã xuất 1.710 lượt phương tiện, 10.648 lượt cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tổ chức chữacháy 459/719 vụ cháy, sự có và trực tiếp hướng dẫn thoát nạn cho hang trăm người,cứu được 78 người bị mắc kẹt, tìm được 50 thi thé; tổ chức di chuyền và cứu được
một lượng lớn tài sản trong các vụ cháy, nô, sự cô, tai nạn.
Đáng chú ý, sé vu chay chu yéu xảy ra tại nhà dân là 48 vu (chiếm 31,17%);
25 vụ cháy phương tiện giao thông (chiếm 16,23%); 19 vụ cháy kho, cơ sở sảnxuất, kinh doanh (chiếm 12,34%); 13 vụ cháy rừng (chiếm 8,44%); 10 vụ cháy nhà
ở kết hợp kinh doanh (chiếm 6,49%); 07 vụ cháy chợ (chiếm 4,55%); 03 vụ cháy
chung cư (chiếm 1,95%); 02 vụ cháy trung tâm thương mại, cửa hàng bách hóa
(chiếm 1,3%); 01 vụ cháy trụ sở làm việc (chiếm 0,65%); 01 vụ cháy cơ sở giáo
dục (chiếm 0,65%) và 25 vụ cháy các loại hình cơ sở khác (chiếm 16,23%), nồi
lên là vụ cháy ngày 10/02/2023 tại Nhà máy sản xuất vật liệu và bao bì xốp thuộcCông ty TNHH SXTM EPS Miền Trung, tỉnh Quảng Ngãi làm cháy khoảng700m2 nhà xưởng và vụ cháy ngày 12/02/2023 tại chợ Tam Bạc, số 4, đường
Hoàng Ngân, phường Phan Bội Châu, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng làm
cháy khoảng 2.500m2 diện tích chợ (đang thống kê thành tiền) được dư luận chú
ý quan tâm.
- _ Vệ nguyên nhân các vụ cháy:
Đã điều tra làm rõ nguyên nhân 59/154 vụ (chiếm 38,3 1%), trong đó: do sự
cố hệ thống, thiết bị điện 39 vụ (chiếm 25,32%); do sơ xuất bất cần sử dụng nguồn
Trang 17lửa, nguồn nhiệt 17 vụ (chiếm 11,04%); do sự cố kỹ thuật 01 vụ (chiếm 0,65%);
do tai nạn giao thông 01 vu (chiém 0,65%) và do nguyên nhân khác 01 vu (chiếm0,65%) Đang tiếp tục điều tra 95/154 vụ (chiếm 61,69%)
- Vé địa bàn xảy ra cháy, sự cô cháy:
Thành thị xảy ra 408 vụ (chiếm 63,75%, trong đó số vụ cháy là 68 vụ; số vụ
sự có cháy là 340 vụ); nông thôn xảy ra 232 vụ (chiếm 36,25%, trong đó số vụ
cháy là 86 vụ; số vụ sự có cháy là 146 vụ)
(Theo bao cáo PCCC năm 2022)
Hỏa hoạn là kẻ thù của con người Hậu quả mà nó đem là những mat mát,ton thất vô cùng khó lường Chính vì vậy mà sự ra đời của bảo hiểm cháy nổ làmột trong những phương pháp hữu hiệu va cấp thiết dé đối phó với hậu quả mà
hỏa hoạn gây ra nhăm đáp ứng nhu câu cân được bảo vệ của con người.
Khi tham gia bảo hiểm, các doanh nghiệp còn được các công ty bảo hiểm tưvan về các biện pháp phòng tránh tổn that, tăng cường công tác phòng cháy- chữa
cháy và thực hiện chính sách quản lý rủi ro nhăm bảo đảm an toàn cao nhât.
Bên cạnh việc đem lại lợi ích cho các cá nhân và doanh nghiệp, bảo hiểmcháy còn góp phần vào việc ôn định và phát triển nền kinh tế xã hội Bởi vì thôngqua việc hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp an toàn, các
công ty bảo hiểm đã góp phan hạn chế tén thất, giúp khách hàng có điều kiện mở
rộng hoạt động sản xuất kinh doanh như mong muốn Mặt khác, một phần khôngnhỏ nguồn phí bảo hiểm thu được tử các nghiệp vụ này được các công ty bảo hiểmdong góp vào ngân sách Nhà nước dé chính phủ sử dụng vào các mục đích xã hội
khác.
Khi tham gia bảo hiêm nói chung và bao hiêm cháy nô nói riêng đêu mang
lại cho cá nhân, tô chức, cộng đồng những lợi ích kinh tế thiết thực:
Thứ nhất, góp phần ồn định tài chính, ôn định tình hình sản xuất kinh doanhcho doanh nghiệp hoặc cá nhân khi gặp rủi ro Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là mộttrong những “chiếc phao” bảo vệ tài sản của người dân, doanh nghiệp hữu hiệu
nhất nếu như gặp sự cố về cháy, nô Các rủi ro cháy nô có thé xảy ra ở bat cứ đâu,
ở bat kỳ lúc nào mà ta không thé lường trước được Những tôn thất mà cháy nỗmang lại là vô cùng to lớn đối với chủ sở hữu tài sản Khi mua bảo hiểm cháy nỗbắt buộc thì các doanh nghiệp cùng các cá nhân, tô chức sẽ được công ty bảo hiểm
bồi thường và chi trả những thiệt hại, rủi ro cho bên mua bảo hiểm, từ đó giảm
Trang 18gánh nặng về tài chính, nhanh chóng khắc phục hậu quả, ôn định đời sống, sản
xuất kinh doanh Số tiền bảo hiểm cháy né sẽ được chỉ trả theo quy định trong hopđồng bảo hiểm
Thứ hai, tích cực góp phần ngăn ngừa và đề phòng nguy cơ tồn thất giúp chocuộc sống của người dân an toàn hơn, xã hội trật tự hơn Khi tham gia bảo hiểmcháy nổ, người tham gia bảo hiểm phải nộp một khoản tiền phí bảo hiểm Phí nàyngoài dùng dé bồi thường khi sự kiện bảo hiểm xảy ra thì còn được sử dụng trongcông tác đề phòng hạn chế tồn that, thông qua việc thống kê xác định nguyên nhâncủa các vụ tồn thất, đánh giá khu vực có mức độ rủi ro cao, chi phí trang bị cho
khách hàng những phương tiện phòng cháy chữa cháy Ngoài ra doanh nghiệp
bảo hiểm còn phối hợp với nhà nước thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến kiếnthức phòng cháy chữa cháy cho toàn dân, đầu tư trang thiết bị phòng cháy chữa
cháy
Thứ ba, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác phòng cháy
và tham gia bảo hiểm Những đối tượng cần phải mua bảo hiểm cháy nỗ cũng nhưthực hiện các chế độ phòng cháy chữa cháy thì cần phải tuân thủ và thực hiện theoquy định nếu không thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định Từ đó sẽ góp phầnnâng cao nhận thức của cộng đồng trong phòng cháy chữa cháy
Thứ tư, bảo hiểm cháy nô là chỗ dựa tinh than cho người tham gia bảo hiểm,giúp họ yên tâm trong cuộc sống và trong hoạt động sản xuất kinh doanh Với việc
chỉ cần đóng một khoản phí nhỏ so với giá trị tài sản được bảo hiểm thì các cánhân, doanh nghiệp đã nhận được sự giúp đỡ từ công ty bảo hiểm đề khắc phụchậu quả khi xảy ra sự kiện bảo hiểm Vì thế, việc mua bảo hiểm cháy nô sẽ giúpcác doanh nghiệp phần nào yên tâm hơn trong sản xuất kinh doanh Ngoài ra hợpđồng bảo hiểm cháy nỗ còn là một bằng chứng của sự đảm bảo dé doanh nghiệp
có thể vay vốn từ ngân hàng
1.1.4 Tinh bắt buộc bảo hiểm cháy nỗ
Điều 8, Luật kinh doanh bảo hiểm có ghi rõ: “ Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp
dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an
toàn xã hội” Theo quy định này thì chỉ những thiệt hại gây hậu quả cho lợi ích của
người khác hoặc của xã hội mới thuộc phạm vi bảo hiểm bắt buộc Do đó loại bảo
hiểm này chủ yếu là bảo hiểm trách nhiệm dân sự Tuy nhiên, năm 2006 Việt Nam
đã ban hành nghị định 130/CP-ND quy định các doanh nghiệp, co sở có nguy cơ
cháy, nỗ bắt buộc phải tham gia bảo hiểm cháy Vì sao lại có quy định này khi
10
Trang 19mà đối tượng của bảo hiểm cháy né là tài sản riêng của một số cả nhân, don vị, và
nêu họ không gây thiệt hại cho ai khác ngoài bản thân thì họ không phát sinh tráchnhiệm gì với xã hội Trên thực tế các nước chủ yếu áp dụng bảo hiểm cháy nỗ dướidang tự nguyện, nhưng đối với những cơ sở kinh tế trọng điểm, tập trung như nhàmáy điện, lọc dầu, ciment thưởng áp dụng bảo hiểm bắt buộc Bởi chăng maygặp núi ro và xảy ra ton thất lớn sẽ có ảnh hưởng đáng kê đến nền kinh tế quốcdân Do đó tham gia bảo hiểm cháy nỗ như một hình thức đảm bảo an toàn xã hội
Đối tượng của bảo hiểm cháy né không chỉ là những cơ sở có nguy cơ cháy
nỗ cao mà còn có khả năng gây thiệt hai mang tính thảm hoa đối với xã hội Chính
từ đặc điểm này đã giải thích phần nào về ý nghĩa của sự bắt buộc trong bảo hiểmcháy nô Cháy xảy ra tại các cơ sở sản xuất vật liệu cháy nô, tại các cơ sở khai thácchế biến dau mỏ, hay kho vật liệu nỗ đều có khả năng cháy rộng và cháy lớn rấtcao Hơn nữa, do các cơ sở trên là những cơ sở có vai trò quan trọng hàng đầu vớicác nghành kinh tế, nên rủi ro xảy ra dẫn tới sự trì trệ không chỉ của riêng ngành
đó mà còn có thể ảnh hưởng đến các ngành khác có liên quan Do đó thực hiện bảo
hiểm cháy nồ bắt buộc xuất phát từ mục đích bảo hiểm vệ lợi ích công cộng và an
toàn cho xã hội Ngảy nay với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, cơ sởkinh doanh, trụ sở của các doanh nghiệp không ngừng lớn mạnh, hơn nữa với tốc
độ đô thị hóa cao mật độ nhà cửa, dân cư trên mỗi mẻ ngày cảng dày đặc Vì vậy,
cháy nổ xảy ra sẽ là thảm họa chung của cả xã hội, không còn là van đề riêng của
mỗi cả nhân doanh nghiệp.
Sự bất buộc sẽ tạo ra một xã hội an toàn hơn, bởi tất cả các cơ sở doanh
nghiệp tham gia bảo hiểm, khi bị tổn thất sẽ nhanh chóng nhận được tiền bởi
thường đầy đủ, từ đó khôi phục nhanh chống hoạt động của chính mình Nếu không
có bao hiểm cháy nô bắt buộc, sẽ có rất nhiều người không nhận thức hết sự nghiêm
trọng của vấn đề
Vậy lý do tại sao nên tham gia bảo hiểm cháy, nỗ bắt buộc?
- Thứ nhât, tham gia bảo hiêm cháy, nô băt buộc là thê hiện ý thức bảo vệ tài sản và có trách nhiệm với chính cá nhân, doanh nghiệp và xã hội.
- Thứ hai, nguy cơ rủi ro về cháy nô ngày càng tang và có nhiêu diễn biên
phức tạp, các nguy cơ luôn tiêm ân tạo ra su mat an toàn cho chính tài sản của cá nhân, doanh nghiệp.
- Thứ ba, việc tham gia bảo hiểm cháy, nỗ bắt buộc cũng là một trong những
giải pháp toàn diện đê bảo vệ an toàn cho tài sản và cuộc cuộc sông của cả nhân,
11
Trang 20doanh nghiệp.
- Thứ tư, diễn biến phức tạp của thời tiết ảnh hưởng từ khí hậu, hỏa hoạnthiên tai hay những sự cố ngoài ý muốn bao gồm chủ quan và khách quan luôn
rình rập, rủi ro có thê đên bât cử lúc nào,
- Cuối cùng, Nhà nước đã ban hành chế độ mua bảo hiểm cháy, nồ bắt buộc.Hàng năm cơ quan PCCC luôn đến kiêm tra PCCC, tập huấn tuyên truyền bồidưỡng kỹ năng PCCC đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất Việc thamgia bảo hiểm cháy nô cũng là yêu cầu bắt buộc nêu không chấp hành sẽ bị xử phat
vả phải mua bồ sung đúng quy định
Mua bảo hiểm cháy nỗ chính là cách tốt nhất dé chuyền giao rủi ro, thiệt hại
vả ton that do cháy nổ gây ra cho công ty bảo hiểm Bởi nếu xảy ra cháy nô thìnhững tôn that, thiệt hại về tài sản có thé lên tới hang trăm hàng nghìn tỷ đồng vàkhông phải cơ quan, tô chức, cá nhân nào cũng có diễu kiện, năng lực tài chính dékhắc phục thiệt hại, khôi phục hoạt động dau tư, sản xuất, kinh doanh trở lại bìnhthường Do vậy, việc tham gia BHCNBB sẽ góp phần khắc phục thiệt hại về tàichính, nhanh chóng khôi phục điều kiện đầu tư, sản xuất, kinh doanh cho doanhnghiệp và người dân Bảo hiểm cháy nỗ được quy định bắt buộc mua đặc biệt với
các cơ sở cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh có nguy cơ cháy né cao Các đối tượngnày cần phải mua bảo hiểm cháy nỗ dé dam bảo an toàn và giảm thiêu thiệt hại nếuchang may có sự cô cháy nô xảy ra
1.2 Những nội dung cơ bản của nghiệp vụ cháy nỗ bắt buộc
1.2.1 Một số khái niệm cơ bản trong hợp đồng bảo hiểm cháy nỗ
Hợp đồng bảo hiểm cháy né bắt buộc là văn bản thỏa thuận giữa công ty bảohiểm và bên mua bảo hiểm cháy né bắt buộc theo quy định của nhà nước Tronghợp đồng bảo hiém cháy nô bắt buộc phải thé hiện rõ các căn cứ của hợp đồng nhưcác bộ luật dân sự, các luật hướng dẫn, nghị định kèm theo đang áp dụng cho loại
bảo hiểm cụ thé các căn cứ của hợp đồng bảo hiểm cháy nỗ hiện tại đang áp dụngnhư bên dưới Ngoài ra trên mỗi bộ hợp đồng còn kèm theo 1 giấy chứng nhận bảo
hiểm
Các căn cứ của hợp đồng bảo hiểm cháy né bắt buộc
— Căn cứ Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 của Quốc hội
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
— Căn cứ Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/0H10 ngày 09/12/2000 và
12
Trang 21Luật sửa đổi, bố sung một số điều cua Luật kinh doanh bảo hiểm số:61/2010/0H12 được Quốc hội khóa X của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ban hành ngày 24/11/2010;
— Căn cứ Luật phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày29/06/20012001 và Luật sửa đổi, bồ sung một số điều của Luật phòng cháy vàchữa cháy số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013;
— Căn cứ Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính Phủ quy
định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;
— Căn cứ Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 quy định về bảo
hiểm cháy no bắt buộc;
Thông tin chỉ tiết hai bên ký hợp đồng bảo hiểm cháy né bắt buộc
“Hợp đồng bảo hiểm” là thoả thuận giữa Người bảo hiểm và Người được bảohiểm được thé hiện dưới hình thức Hợp đồng bảo hiểm Hợp đồng bảo hiểm baogồm nhưng không giới hạn ở Giấy yêu cầu bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiémcháy nổ bắt buộc, Danh mục bảo hiểm, Quy tắc bảo hiểm, Điều khoản sửa đổi, bổ
sung và các tài liệu liên quan khác đính kèm.
“Người được bảo hiểm” là tat cả các bên có tên tại phần mục Người được
bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm này và các nội dung khác theo yêu cầu
“Người bảo hiểm” là Đơn vị cung cấp dịch vụ bảo hiểm và chịu trách nhiệmbồi thường tốn thất phát sinh theo Hợp đồng bảo hiểm này
“Quy tắc bảo hiểm”: là các tài liệu liên quan bao gồm các điều kiện chung,
các điều kiện cụ thé của Hợp đồng bảo hiểm va là một phan cau thành của Hopđồng bảo hiểm này
“Sửa đổi bổ sung/ phụ lục hợp đồng” là toàn bộ thỏa thuận được lập thànhvăn bản đính kèm nhằm làm rõ những thay đổi liên quan đến Hợp đồng bảo hiểm
“T6n thất hậu quả” là tat cả các tôn that tài chính bao gồm tiền phạt, ton thấtlợi nhuận, chi phí cơ hội, tốn thất do chậm trễ, do không thực hiện được công việc,
thiệt hại mat hợp đồng.
Theo khoản 4 Điều 1 Nghị định 97/2021/NĐ-CP bồ sung Điều 7a vào Nghị
định 23/2018/NĐ-CP có nội dung như sau:
Về giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc:
1 Doanh nghiệp bảo hiểm phải cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nỗ bắt
13
Trang 22buộc cho bên mua bảo hiểm Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nỗ bắt buộc do
doanh nghiệp bảo hiểm chủ động thiết kế và phải bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người đượcbảo hiểm;
b) Thuộc danh mục cơ sở (nêu rõ thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm vềcháy, nỗ nào theo quy định pháp luật về phòng cháy và chữa cháy);
c) Dia chỉ tài sản được bao hiểm;
d) Tài sản được bảo hiểm;
đ) Số tiền bảo hiểm;
e) Mức khấu trừ bảo hiểm;
ø) Thời hạn bảo hiểm;
h) Tỷ lệ phí bảo hiểm, phí bảo hiểm;
i) Tên, địa chỉ, số điện thoại đường dây nóng của doanh nghiệp bảo hiểm;
k) Ngày, tháng, năm cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm
2 Trường hợp cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử, doanh nghiệp bảohiểm phải tuân thủ các quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướngdẫn thi hành; Giấy chứng nhận bảo hiểm điện tử phải tuân thủ đầy đủ các quy địnhhiện hành và phản ánh day đủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này"
Như vậy một Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nỗ bắt buộc phải có những
nội dung nêu trên mới được xem là hợp pháp.
1.2.2 Đối tượng bảo hiểm và doi tượng tham gia bảo hiểm
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 23/2018/NĐ-CP, đối tượng bảo hiểm cháy, nỗ
bắt buộc là toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiém về cháy, nỗ, bao gồm:
- Nhà, công trình và các tài sản gắn liền với nhà, công trình; máy móc, thiết
Trang 23Căn khoản 1 Điều 2 và khoản 1 Điều 3 Nghị định 23/2018/NĐ-CP, được sửabởi Nghị định 97/2021/NĐ-CP, đối tượng phải mua bảo hiểm cháy nô bắt buộc là
các cơ quan, tô chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiêm về cháy, nô theo quy định
của pháp luật phòng cháy và chữa cháy.
Trong đó, Phụ lục II Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng
cháy, chữa cháy đã quy định cụ thê các cơ sở có nguy hiêm về cháy nô Do đó, nêu
cơ quan, tô chức, cá nhân sở hữu các cơ sở sau day đêu sẽ phải mua bảo hiêm cháy
nô băt buộc:
Trụ sở cơ quan nhà nước các câp cao từ 10 tâng trở lên hoặc có tông khôi tích của
các khối nhà làm việc từ 25.000 m3 trở lên
Nhà chung cư, nhà tập thé, nhà ở ký túc xá cao từ 7 tang trở lên hoặc có tông khốitích từ 10.000 m3 trở lên; nhà hỗn hợp cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích
từ 5.000 m3 trở lên.
Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mam non có từ 350 cháu trở lên hoặc có tổng khối tíchcác khối nhà học tập phục vụ học tập từ 5.000 m3 trở lên; trường tiêu học, trunghọc cơ sở, trung học phô thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có tổng khối
tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 5.000 m3 trở lên; trường cao đăng,
đại học, học viện, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề, cơ sở giáodục thường xuyên cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích các khối nhà học
tập, phục vụ học tập từ 10.000 m3 trở lên; cơ sở giáo dục khác được thành lập
theo Luật Giáo dục có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên
Bệnh viện có từ 250 giường bệnh trở lên; phòng khám đa khoa, khám chuyên
khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở
phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác được thành lập theo Luật
Khám bệnh, chữa bệnh cao từ 5 tang trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3
trở lên.
15
Trang 24Bệnh viện có từ 250 giường bệnh trở lên; phòng khám đa khoa, khám chuyên
khoa, nhà điều dưỡng, phục hồi chức năng, chỉnh hình, nhà dưỡng lão, cơ sở
phòng chống dịch bệnh, trung tâm y tế, cơ sở y tế khác được thành lập theo Luật
Khám bệnh, chữa bệnh cao từ 5 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3
trở lên.
Chợ hạng 1, chợ hạng 2; trung tâm thương mại, điện máy, siêu thị, cửa hàng bách
hoá, cửa hàng tiện ích, nhà hàng, cửa hang ăn uống có tông diện tích kinh doanh
từ 500 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên
Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo
Luật Du lịch cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích của các khối nhà phục
10 Bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông cao từ 5 tầng trở lên hoặc
có khối tích của khối nhà chính từ 10.000 m3 trở lên; nhà lắp đặt thiết bị thôngtin, trung tâm lưu trữ, quản lý dữ liệu có khối tích từ 5.000 m3 trở lên
11 San vận động có sức chứa từ 40.000 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấu thê thao; cung
thé thao trong nhà có sức chứa từ 500 chỗ ngồi trở lên; trung tâm thé dục thé thao,trường đua, trường bắn có tổng khối tích của các nhà thể thao từ 10.000 m3 trởlên hoặc có sức chứa từ 5.000 chỗ trở lên; cơ sở thé thao khác được thành lập theoLuật Thể dục, thé thao có khối tích từ 5.000 m3 trở lên
12 Cảng hàng không: đài kiểm soát không lưu; bến cảng biển; cảng cạn; cảng thủy
nội địa loại I, loại II; bến xe khách loại 1, loại 2; trạm dừng nghỉ loại 1; nhà gađường sắt, nhà chờ cáp treo vận chuyên người có khối tích từ 5.000 m3 trở lên;công trình tàu điện ngầm; cơ sở đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới; cửahàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng 6 tô, mô tô, xe gắn máy có diện tích kinhdoanh từ 500 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên
13 Gara đề xe có sức chứa từ 10 xe ô tô trở lên.
16
Trang 2514 Cơ sở hạt nhân; cơ sở sản xuât, kinh doanh, bảo quản, sử dụng vật liệu nô công
nghiệp và tiên chat thuôc nô; kho vật liệu nô công nghiệp, tiên chat thuộc nô; cảng
xuất, nhập vật liệu nỗ công nghiệp, tiền chất thuốc nỗ; kho vũ khí, công cụ hỗ trợ.
15 Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyền, kinh doanh, bảo quản dầu mỏ và
sản phẩm dầu mỏ, khí đốt trên đất liền; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí
đốt; cảng xuất, nhập dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt; cửa hàng kinh doanhxăng dầu; cửa hàng kinh doanh chất lỏng dễ cháy, cửa hàng kinh doanh khí đốt
có tổng lượng khí tồn chứa từ 200 kg trở lên
16 Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nỗ A, B có tổng khối tích của các
khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính từ 5.000 m3 trở lên; hạng nguy
hiểm cháy, nỗ C có tông khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sảnxuất chính từ 10.000 m3 trở lên; hạng nguy hiểm cháy, nổ D, E có tổng khối tíchcủa các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính từ 15.000 m3 trở lên
17 Nhà máy điện; trạm biến áp có điện áp từ 110 kv trở lên
18 Ham có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nồ có tong khối tích từ
5.000 m3 trở lên; kho hàng hóa, vật tư cháy được hoặc hàng hóa vật tư không
cháy đựng trong các bao bì cháy được có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên
1.2.3 Nguyên tắc tham gia bảo hiểm cháy, né bắt buộc
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 23/2018/NĐ-CP, nguyên tắc tham gia bảohiểm cháy, nỗ bắt buộc được quy định:
1 Cơ quan, tô chức và cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này
(sau đây gọi là “bên mua bảo hiểm”) phải mua bảo hiểm cháy, nỗ bắt buộc tại các
doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy, nỗ theo quy định
pháp luật.
2 Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm cháy,
nô bắt buộc theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiêu quy định
tại Nghị định này.
Ngoài việc tham gia bảo hiểm cháy, nỗ bắt buộc theo điều kiện, mức phí bảohiểm, số tiền bảo hiểm tối thiêu quy định tại Nghị định này, bên mua bảo hiểm và
doanh nghiệp bảo hiểm có thê thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về mở rộng điều
kiện bảo hiêm, sô tiên bảo hiêm tăng thêm và mức phí bảo hiêm bô sung tương
17
Trang 26ứng Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tách riêng phầnbảo hiểm cháy, nô bắt buộc trong hợp đồng bảo hiểm
3 Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bán bảo hiểm cháy, nỗ bắt buộc
trong các trường hợp sau:
a) Cơ sở chưa được nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy theo quy định
pháp luật.
b) Cơ sở không có biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của
cơ quan Công an có thâm quyền hoặc biên bản kiểm tra đã quá 01 năm tính từ thời
điêm lập đên thời diém mua bảo hiém cháy, nô bắt buộc.
c) Cơ sở đang bi tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động do vi phạm quy định
về phòng cháy và chữa cháy
4 Bên mua bảo hiểm được tính chi phí mua bảo hiểm cháy, nỗ bắt buộc vàogiá thành sản phẩm, dịch vụ (đối với cơ sở sản xuất kinh doanh) hoặc vào chithường xuyên (đối với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vi sự nghiệp công lập,
tổ chức chính trị xã hội và các tô chức khác).
5 Khuyến khích các cơ quan, tô chức và cá nhân không thuộc đối tượng phảimua bảo hiểm cháy, nỗ bắt buộc theo quy định tại Nghị định này mua bảo hiểmcháy, nô trên cơ sở thỏa thuận với doanh nghiệp bảo hiểm và phù hợp với quy định
bảo hiểm và địa điểm của đối tượng bảo hiểm phải được ghi rõ trong hợp đồng bảo
hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm
- Cac trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
a) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nô nêu tại khoản 1 Điều 2 Nghị địnhnày (trừ cơ sở hạt nhân), doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường
bảo hiểm trong các trường hợp sau:
18
Trang 27- _ Động đất, núi lửa phun hoặc những biến động khác của thiên nhiên
- Thiét hai do những biến cé về chính trị, an ninh và trật tự an toàn xã hội gây
- _ Sét đánh trực tiếp vào tài sản được bảo hiểm nhưng không gây cháy, nô
- _ Nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây cháy, nô
- May móc, thiét bi dién hay các bộ phận của thiết bị điện bị thiệt hại do chịu
tác động trực tiếp của việc chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng,
hồ quang điện, rò điện do bat kỳ nguyên nhân nào, kế cả do sét đánh
- Thiét hại do hành động cố ý gây cháy, nỗ của người được bảo hiểm; do cố
ý vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy và là nguyên nhân trựctiếp gây ra cháy, nô
- Thiét hại đối với dữ liệu, phan mềm và các chương trình máy tính
- Thiét hại do đốt rừng, bụi cây, đồng cỏ, hoặc đốt cháy với mục đích làm
sạch đồng ruộng, đất đai
b) Đối với cơ sở hạt nhân: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thỏathuận về các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trên cơ sở được doanhnghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận
1.2.5 Số tiền bảo hiểm tối thiếu, mức phí bảo hiểm và mức khấu trừ
Theo Điều 7 Nghị định 130/2006/NĐ-CP qui định chế độ bảo hiểm cháy, nỗbắt buộc thì Số tiền bảo hiểm cháy, nồ bắt buộc tối thiểu được quy định như sau:
Số tiền bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tối thiểu là giá trị tính thành tiền theo giáthị trường của tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy, né bắt buộc tai thời điểm thamgia bảo hiểm Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì sốtiền bảo hiểm cháy, nỗ bắt buộc do các bên thoả thuận
Đồng thời Điều 6 Thông tư 220/2010/TT-BTC quy định về số tiền bảo hiểm
Trang 28a Trường hợp đối tượng được bảo hiểm là tài sản thì số tiền bảo hiểm là giá
trị tính thành tiền theo giá tri còn lại hoặc giá tri thay thế mới của tài sản tại thờiđiểm tham gia bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thoả
thuận.
b Trường hợp đối tượng được bảo hiểm là hàng hoá (nguyên vật liệu, bánthành phẩm, thành phẩm) thì số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền theo khai
báo của bên mua bảo hiêm.
Căn cứ Điều 7 Nghị định 23/2018/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định97/2021/NĐ-CP, mức phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc được quy định như sau:
- Cơ sở (trừ cơ sở hạt nhân) có tổng số tiền bảo hiểm của các tài sản tại mộtđịa điểm đưới 1.000 tỷ đồng:
Mức phí bảo hiểm = Số tiền bảo hiểm tối thiểu nhân x Tỷ lệ phí bảo hiểm
Trong đó, tỷ lệ phí bảo hiểm/năm như sau: Rạp chiếu phim là 0,1%; Cơ sở
kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, quán bar là 0,4%; Siêu thi, cửa hang bách hóa, điện máy, cửa hàng tiện ích là 0,08%,
- Cơ sở có tổng sé tiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷđồng trở lên (trừ cơ sở hạt nhân): Mức phí bảo hiểm do thảo thuận nhưng khôngthấp hơn mức tối thiểu bằng:
1.000 tỷ đồng x Tỷ lệ phí bảo hiểm
- Cơ sở hạt nhân: Mức phí bảo hiểm do thỏa thuận
Mức khấu trừ bảo hiểm là số tiền mà bên mua bảo hiểm phải tự chịu trong
mỗi sự kiện bảo hiểm, được quy định tại Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghịđịnh này, cụ thể như sau:
a) Đối với cơ sở có nguy hiểm về cháy, nỗ (trừ cơ sở hạt nhân) có tổng sốtiền bảo hiểm của các tài sản tại một địa điểm dưới 1.000 tỷ đồng: Mức khấu trừbảo hiểm quy định tại khoản 1 Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định
`
này.
Doanh nghiệp bảo hiém và bên mua bảo hiém thỏa thuận tại hợp đông bao
hiém mức khâu trừ bảo hiém áp dụng đôi với từng cơ sở có nguy hiêm vê cháy, nô căn cứ vào mức độ rủi ro và lịch sử xảy ra tôn that của từng cơ so.
b) Đôi với cơ sở có nguy hiém về cháy, nô có tông sô tiên bảo hiém của các
tài sản tại một địa điểm từ 1.000 tỷ đồng trở lên và cơ sở hạt nhân: Doanh nghiệp
20
Trang 29bao hiém va bên mua bao hiêm thỏa thuận mức khâu trừ bao hiém trên co sở được
doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận
1.2.6 Giám định ton that và bồi thường bảo hiểm
Giám định tốn thất và bồi thường bảo hiểm là một công việc khó khăn và
phức tạp, bởi mỗi doanh nghiệp đều đưa ra những yêu cầu và nguyên tắc riêng
Sau khi xảy ra sự kiện được bảo hiểm thì người tham gia bảo hiểm phải thôngbáo cho doanh nghiệp bảo hiểm Quy trình này vừa tạo điều kiện thuận lợi chocông tác giám định đồng thời đảm bảo quyền lợi của người tham gia
Giám định tổn thất nham xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất làm cơ sở
dé xác định tôn thất có thuộc trách nhiệm bảo hiểm hay không và tính toán chínhxác STBT Dé xác định STBT người bảo hiểm phải xác định được giá trị thiệt hai,giá trị thiệt hại được xác định theo giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm xảy ratốn that
Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tô chức được
doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền sẽ tiến hành giám định tốn thất dé xác định
nguyên nhân và mức độ ton thất Chi phí giám định tổn thất do doanh nghiệp bảohiểm chịu.
Trong trường hợp bên mua bảo hiểm cháy né bắt buộc và doanh nghiệp bảohiểm không thống nhất về nguyên nhân và mức độ tốn thất thì có thé trưng cầu
giám định độc lập Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được việc trưng
cầu giám định viên độc lập thì một trong các bên được yêu cầu Tòa án nơi xay ratốn thất hoặc nơi bên mua bảo hiểm cư trú chỉ định giám định viên độc lập Kết
luận của giám định viên độc lập có giá trị bắt buộc đôi với các bên.
21
Trang 301.3 Công tác khai thác nghiệp vụ bảo hiểm cháy, nỗ bắt buộc
1.3.1 Vai rò của công tác khai thác
Quá trình triển khai một sản phẩm hay nghiệp vụ bảo hiểm thường phải thựchiện các khâu: khai thác, quản lý hợp đồng, giám định và giải quyết bồi thưởng.Khâu khai thác là khâu đầu tiên trong quá khai một nghiệp vụ bảo hiểm, làm tiền
dé cho các khâu còn lại, giúp đưa sản phẩm đến với khách hàng, quyết định đến
sự thành công hay thất bại của hoạt động kinh doanh nghiệp vụ
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, đây là khâu đầu tiên trong quá trình triểnkhai nghiệp vụ bảo hiểm nhưng lại là khâu mang về doanh thu cho công ty Xuấtphát từ nguyên tắc chung của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là “lấy số đông bù
số it” nhằm tạo lập nguồn quỹ du lớn dé dé dàng san sẻ rủi ra Do đó, DNBH phái
tô chức tốt khâu khai thác,
Đối với người mua bảo hiểm và xã hội, thông qua hàng loạt những công việctiến hành trong khẩu khai thác như hoạt động giới thiệu, tư vấn của cán bộ khai
thác bảo hiểm, người mua bảo hiểm phần nào hiểu được ý nghĩa và vai trò của baohiểm cháy nồ bắt buộc đối với đời song Bên cạnh đó, nhờ su tư vẫn chính xác củacác cán bộ khai thác mà người tham gia bảo hiểm biết nguyên nhân rủi ro và biết
cách dé phòng, hạn chế tổn that tối đa có thé xảy ra Vậy nên, việc làm tốt côngtác khai thúc càng có ý nghĩa hơn khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm
1.3.2 Quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm cháy nỗ bắt buộc
Hoạt động khai thác bảo hiểm là khâu đầu tiên và không thể thiếu trongnghiệp vụ bảo hiểm, nó làm tiền đề cho các khâu còn lại, giúp đưa sản phẩm đếnvới khách hàng, quyết định đến sự thành công hay thất bại của hoạt động kinhdoanh bảo hiểm
Quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc gồm các bước cơ
bản sau:
Bước 1: Thu thập thông tin, tìm kiếm khách hang
Đây là bước đầu tiên nên có vai trò quan trọng làm tiền đề cho việc triển khaicác bước tiếp theo Ở bước này kết quả thu được là các thông tin về khách hàng và
nhu cau bảo hiểm của họ, độ tin cậy của những thông tin này sẽ ảnh hưởng rat lớnđến các bước tiếp theo trong quy trình khai thác Sau khi thu thập được các thôngtin chính xác, đầy đủ về khách hàng, cán bộ bảo hiểm tiến hành tiếp cận bằng cáchình thức khác nhau như gọi điện, gặp trực tiếp, cần chuẩn bị kỹ càng những tài
22
Trang 31liệu giới thiệu, tư vấn đúng cho khách hàng dé khách hàng biết và hiểu sản phẩmbảo hiểm mà công ty cung cấp từ đó thuyết phục khách hàng mua sản phâm
Bước 2: Phân tích, tìm hiểu và đánh giá rủi ro
Công tác phân tích, đánh giá rủi ro được tiến hành sau khi khách hàng gửigiấy yêu cầu bảo hiểm với mục đích đánh giá chính xác các rủi ro có thể xảy ra vớicác đối tượng bảo hiểm Qua đó xác định tỷ lệ phí bảo hiểm thích hợp tương ứng
với các rủi ro mà công ty bảo hiểm nhận bảo hiểm
Ở bước này, cán bộ khai thác cần lay được các thông tin sau:
- Số lượng đơn vi rủi ro, xem xét các đơn vi rủi ro đó có tách biệt không
- Khi khách hàng không tự kê khai thì cán bộ khai thác chủ động lập được
phiếu điều tra rủi ro và có đầy đủ thông tin trong bản hỏi: hạng sản xuất, loại cơ sởsản xuất kinh doanh, mức độ nguy hiểm của tài sản, tỷ lệ phí cần áp dụng
- Phải lay được danh mục tài san được bảo hiểm có ghi rõ các hạng mục đượcbảo hiểm với giá trị riêng biệt và địa điểm được bảo hiểm
Bước 3: Gửi bản chào phí tới khách hàng và tiến hành dam phán
Sau khi thực hiện đánh giá rủi ro, căn cứ vào hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểmcháy nô bắt buộc, từ những thông tin khách hàng, báo cáo đánh giá rủi ro, cán bộkhai thác sẽ đưa ra một chương trình bảo hiểm cùng với tỷ lệ phí phù hợp cho đốitượng bảo hiểm đó
Khi bản chào phí đã gửi khách hàng, vì nhiều lý do như DNBH khác đưa rabản chào phí với mức phí thấp hơn thì khách hàng có thé sẽ không đồng ý giao kếthợp đồng Do vậy, cán bộ khai thác nhất thiết phải tiến hành đàm phán Việc đàmphán có thê thực hiện trước, cùng lúc hoặc sau khi chào phí bảo hiểm cho khách
hàng.
Bước 4: Chấp nhận bảo hiểm
Khi khách hàng đã chấp nhận về phương án đã đàm phán, cán bộ khai thácnhận yêu cầu bảo hiểm chính thức băng văn bản, đồng thời kiểm tra lại các nộidung trên giấy yêu cầu bảo hiểm Sau khi bên mua và bên bán bảo hiểm đã thốngnhất với nhau về nội dung trong HDBH hay giấy chứng nhận bảo hiểm thì cán bộ
bảo hiểm hướng dẫn khách hàng làm thủ tục cấp đơn bảo hiểm cho khách hàng
Bước 5: Cấp đơn bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểmCán bộ bảo hiểm tiến hành soạn thảo hợp đồng bảo hiểm, hai bên ký kết
23
Trang 32HĐBH xác định quyền và nghĩa vụ mỗi bên Một bộ hợp đồng bảo hiểm đầy đủ
bao gồm:
- Giây yêu cầu bảo hiểm (có chữ ký, đóng dấu của khách hàng)
- Hợp đồng bảo hiểm và/hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm: thông thường gồm
4 bản hợp đồng (mỗi bên giữ 2 bản) và 5 bản giấy chứng nhận (khách hàng giữ 4
bản, DNBH giữ | bản)
- Thông báo thu phí: 2 bản (mỗi bên giữ 1 bản).
Bước 6: Thu phí và quản lý hợp đồng
Phí bảo hiểm có thể thanh toán một kỳ hoặc thanh toán nhiều kỳ, thanh toánngay khi ký kết hợp đồng hoặc thỏa thuận thời hạn nộp phí Phương thức và thờihạn thanh toán phí bảo hiểm phải được quy định rõ trong bản chào phí bảo hiểm
Bước 7: Lưu hồ sơ
Các giấy tờ của một bộ hợp đồng được gửi cho các bên liên quan và lưu giữ
hỗ sơ tại phòng kinh doanh của DNBH Việc làm này giúp DNBH quản lý và theodõi quá trình thực hiện hợp đồng một cách dễ dàng, đồng thời cũng kịp thời tiễn
hành tái tục cho khách hàng.
Các nhân tố ảnh hưởng
- Thứ nhất, tiềm năng thị trường: Bảo hiểm cháy nô được đưa vào thực hiệnbắt buộc ý thức của người dân ngày càng tăng Cùng với sự phát triển của đô thị,thị trưởng bảo hiểm cháy nỗ ngày cảng phát triển với tốc độ nhanh
- Thứ hai, chất lượng dịch vụ: Chất lượng dịch vụ được xem xét ở khía cạnh
là DNBII có đưa lại cho khách hàng tính nhất quán và đáng tín nhiệm về dịch vụkhông, DNBH cam kết vả cỏ thực hiện đúng những gì đã cam kết không Chất
lượng dịch vụ đến tử việc cảm nhận của khách hàng về trinh độ, năng lực, tính
chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên mà họ tiếp xúc Chất lượng dịch vụ tốt sẽthu hút được nhiều khách hàng cũng như duy trì được lượng khách hàng tái tục Ổn
24
Trang 33định.
- Thứ ba, yếu tố con người: Thị trường bảo hiểm cạnh tranh khốc liệt, áp lực
về doanh số lên người lao động rất lớn, cán bộ khai thác cần hiểu được quyền nghĩa
vụ của mình dé mang tới dịch vụ tốt nhất cho khách hàng mà vẫn hoàn thành tốtcông việc của mình Một khai thác viên khéo léo và có đầy đủ tổ chất của mộtngười kinh doanh bảo hiểm tài giỏi sẽ thu hút được nhiều khách hàng cá nhân vàdoanh nghiệp thân thiết, công tác khai thác cũng sẽ trở nên dé dàng hơn.
- Thứ tư, phi bảo hiểm: Phí bảo hiểm là yếu tố quan trọng tác động tới quyếtđịnh của người mua bảo hiểm Nhiệm vụ của cán bộ khai thác là phải thật khéo léo
dé tư vấn, giải thích cho khách hàng hiểu những điều khoản, quyền lợi bảo hiểm
mà họ được hưởng với một mức phi bảo hiểm phù hợp nhất
- Thứ năm, công nghệ: Trong thời đại 4.0 hiện nay, hệ thống mạng lướiinternet với đường truyền riêng, mạng máy tính kết nối nội bộ với tốc độ truy cậpcao, ôn định là công cụ làm việc hiệu quả của các công ty bảo hiểm thời Việc apdụng khoa hoc công nghệ, sử dung các phần mềm quản lý giúp cho việc cung cấpdịch vụ bảo hiểm diễn ra thuận lợi và nhanh chóng hơn rất nhiều Từ đó công táckhai thác cũng trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn.
1.3.3 Các kênh phân phối
Mội doanh nghiệp BH có thể sử dụng nhiều kênh phân phối sản phẩm Điềunày nhằm phục vụ phân phối các sản phẩm cụ thể khác nhau, cho những kháchhàng ở những khu vực địa lý khác nhau hay cũng có thé là dé tạo ra sự đa dạngtrong phân phối
Mặc dù việc tô chức các hệ thống phân phối của các doanh nghiệp BH rat đadạng nhưng nhìn chung về cơ bản thường tập trung vào các loại kênh phân phốichủ chốt như: Lực lượng nhân viên bản hảng trực tiếp, đại lý BH, môi giới BH,liên kết qua ngân hàng
- Kênh trực tiếp:
Khai thác trực tiếp là một hệ thống phản phối mà không thông qua bat cứ
trung gian nào trong việc bán sản phâm BH tới khách hàng và được thực hiện bằngnhiều cách, trong đó có một số cách thường sử dụng như: gửi thư trực tiếp tới
khách hàng, gọi điện thoại, bán qua quảng cáo, quán qua Internet, bán qua đải và
tivi, tổng đài điện thoại dịch vụ khách hàng
Có nhiêu khách hàng muôn làm việc trực tiêp với các công ty BH mà không
25
Trang 34muốn qua trung gian, thì kênh này là để đáp ứng nhu cầu này của họ Cũng cótrường hợp DNBH đã sử dụng kênh marketing trực tiếp để cung cấp cơ hội vềkhách hàng tiềm năng cho đại lý của họ
- Kênh trung gian: Đại lý, Môi giới
Khai thác qua kênh giản tiếp là việc bản hảng thông qua một hoặc nhiễu trunggian thứ ba như ngân hàng, công ty môi giới, đại lý Kênh khai thác giản tiếpthường được sử dụng khi doanh nghiệp bảo hiểm bán nhiều loại bảo hiểm củnglúc, hợp đồng bảo hiểm được thỏa thuận chỉ tiết các điều khoản và không được insan Kênh khai thác này thường đem lại doanh thu phí lớn tuy nhiên chi phí cho
đại lý bảo hiểm sẽ cao hơn khai thác trực tiếp
+ Đại lý bảo hiểm là người làm việc cho doanh nghiệp bảo hiểm, thay mặtdoanh nghiệp bán các sản phâm bảo hiểm cho người mua Mạng lưới đại lý BH là
bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu của thị trường BH Đại lý bảo hiểm là lựclượng tiếp thị có hiệu quả nhất giúp doanh nghiệp bản sản phẩm bảo hiểm Thôngqua chào bản sản phẩm BII, đại lý giải thích cho khách hàng tiềm năng nhữngthông tin về sản phẩm cũng như thương hiệu của doanh nghiệp Đồng thời, đại lýcũng là người tiếp nhận các thông tin phản hồi của khách hàng về sản phẩm bảohiểm giúp doanh nghiệp bảo hiểm nghiên cứu và điều chỉnh kịp thời
+ Môi giới bảo hiểm là đại diện của bên mua BH (khách hàng sử dụng dịch
vụ của môi giới), mục tiêu của nhà môi giới BH là tiết kiệm thời gian, tiền bạc vàgiảm lo lang cho khách hàng bằng cách thương lượng dé đạt được mức phí BHcạnh tranh với quyền lợi BH tốt nhất Họ thực hiện những công việc này bằng cáchthiết lập quan hệ với nhiều doanh nghiệp BH và tiếp cận được với nhiều loại sảnphẩm BII khác nhau
Nhà môi giới hoạt động vi lợi ích của khách hàng, tư vấn và hưởng dẫn dékhách hàng có thể đưa ra quyết định một cách có căn cứ về những khả năng chịurủi ro và việc bảo vệ bằng các hợp đồng BH thích hợp Nhà môi giới cũng phảiđảm bảo rằng khách hàng của mình được giải quyết quyền lợi BH một cách nhanh