1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Tình hình khai thác Bảo hiểm Cháy, nổ bắt buộc tại Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt

74 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình Hình Khai Thác Bảo Hiểm Cháy, Nổ Bắt Buộc Tại Tổng Công Ty Bảo Hiểm Bảo Việt
Tác giả Nguyễn Khỏnh Linh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Hải Đường
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Bảo hiểm
Thể loại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 16,34 MB

Nội dung

Pham vi bảo hiểm Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường bảo hiểm chocác thiệt hại xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm quy định cụ thé dưới đây khi pháp sinh từ rủi ro cháy,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

KHOA BẢO HIẾM

DE TAI:

TINH HÌNH KHAI THAC BAO HIEM CHAY, NO BAT BUỘC

TAI TONG CONG TY BAO HIEM BAO VIET

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan Chuyên đề thực tập với đề tài “TÌNH HÌNH KHAI THAC BẢO HIẾM CHÁY, NO BAT BUỘC TAI TONG CÔNG TY BAO HIEM BAO VIET” là thành quả độc lập của riêng em Các số liệu và kết qua

phân tích trong bài nghiên cứu là do chính em thu thập, áp dụng kiến thức đã học

và trao đôi với giáo viên hướng dẫn dé hoàn thành.

Em xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của đề tài này.

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Khánh Linh

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC BANG BIEU, HÌNH

DANH MỤC TU VIET TAT

0080096710075 1

CHUONG 1: CƠ SO KHOA HỌC VE BẢO HIEM CHÁY NO BAT BUỘC

VA HOAT DONG KHALI THÁC BẢO HIỂM -° 5°-scssecs2 3

1.1 Khái quát chung về bảo hiểm cháy, nỗ bắt buộc . - 3

1.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của nghiệp vụ Bảo hiểm

CHAY 0.0111777 = 3

1.1.2 Vai trò của Bảo hiểm cháy nỗ và bảo hiểm cháy, nỗ bắt buộc 5 1.1.3 Nội dung cơ bản của bảo hiểm Cháy nỗ bắt buộc - 7 1.2 Hoạt động khai thác trong kinh doanh Bảo hiểm Cháy, nỗ bắt buộc 14

1.2.1 Vai trò của hoạt động khai thác trong kinh doanh bảo hiểm cháy né

100/2 14

1.2.2 Sản phâm và kênh phân phối -2- 2+ ©2¿©++£x+2£xzx++zxesrxd 15 1.2.3 Quy trình khai thác bảo hiểm cháy nỗ bắt buộc . 16 1.3 Chi tiêu đánh gia công tác khai thác Bảo hiểm Chay, nỗ bắt buộc 18

1.3.1 Chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh -2 ¿- s¿©5s+cs+5c+2 18

1.3.2 Chỉ tiêu phan ánh hiệu quả kinh doanh - 5555 sss+<ss>++ 18

CHUONG 2: HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO HIEM CHÁY NÓ BAT

BUỘC TAI TONG CÔNG TY BAO HIẾM BAO VIET (2019-2022) 22

2.1 Giới thiệu về Tong công ty Bảo hiểm Bảo Việt .5 <- 22

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triỀn - 2 2s s£x+£e+zzzszse2 22

2.1.2 Co CAU 0 angaÀÁỪ 24

2.1.3 Linh vurc hoat dO1g on 4 28

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Bao hiểm Bao Việt

(2019-2022) H41 29

2.2 Thực trạng khai thác Bảo hiểm Cháy nỗ bắt buộc tại Tổng công ty Bao Wi€m BAO AI 000 31

2.2.1 Sản phẩm Bảo hiểm cháy nỗ bắt buộc tại Việt Nam - 31

2.2.2 Kênh phân phối bảo hiểm cháy nỗ bắt buộc của Tổng công ty Bảo hiểm Bảo VIỆ( cv 2 tt H2 roi 32

Trang 4

2.2.3 Quy trình khai thác Bảo hiểm Cháy, nổ bắt buộc tại Tổng công ty Bảo ion: hà 6N -45< 33 2.2.3 Kết quả và hiệu quả khai thác nghiệp vụ Bảo hiểm Cháy né bắt buộc tại Tổng Công ty Bảo Hiểm Bảo Việt giai đoạn 2019-2022 39

2.3 Đánh giá chung tình hình kinh doanh s5 55s 55s s«sess 41

2.3.1 Kết quả đạt ƯỢC - . c 11H TH TH HH key 4I 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 2-2 ¿+ + E+E£+E£+E£+E££EeEEeExerxrrerree 43CHUONG 3: GIẢI PHAP THUC DAY HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC BẢO

HIẾM CHÁY, NO BAT BUỘC TẠI TONG CÔNG TY BAO HIẾM BAO

3.2.4 Nang cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin - 49

3.3 Một số kiến nghị phát triển nghiệp vụ - . -s°-s-sessecssesee 50

3.3.1 Đối với Nhà nước - 2¿- 2 2SE£SEEEE2EEEEEEEE2E121121 7121.211 re 50 3.3.2 Đối với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam -2- 555 ©5z+csccxccxez 51 0n — ,Ô 53DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-2 s©s<©sse5ssee 55

3:80 DB,BBBH,,., 56

Trang 5

DANH MỤC HÌNHHình 2.1 So đồ cơ cấu tổ chức Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt 25

DANH MỤC BANG BIEU

Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt giai đoạn

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIET TAT

PCCC Phòng cháy chữa cháy

BH Bảo hiểm

DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm

KD Kinh doanh

DT Doanh thu

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Những năm gần đây, với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước, tất cả các lĩnh vực xoay quanh đời sống kinh tế và xã hội đều không

ngừng phát triển Đặc biệt là về mảng kinh tế với mức tăng trưởng cao, nhiều nhà máy, xí nghiệp, nhà cao tang được xây mới Hàng hóa vật tư và thiết bi

máy móc ngày càng xuất hiện nhiều Không những vậy, sự gia tăng dân số,nhất là ở các đô thị lớn làm nguy cơ cháy, nỗ ngày càng tăng lên

Thiệt hai do cháy, n6 gây ra là rất nghiêm trọng không chi ảnh hưởng

đến cuộc sông của cá nhân mà còn tác động đến cả cộng đồng dân cư cũng

như nên kinh tế Để đối phó với cháy từ xa xưa con người đã sử dụng rất

nhiều biện pháp khác nhau như PCCC và đào tạo nâng cao trình độ kiến thức

và tuyên truyền về PCCC Đi đôi với việc phát triển của khoa học và côngnghệ, phương tiện PCCC cũng dần được đổi mới Tuy nhiên vẫn không thêtránh khỏi những lơ là hoặc những 16 hong gây mat an toàn phòng cháy chữacháy dẫn đến những hậu quả vô cùng thương tâm

Tuy nhận thức được mức độ nguy hiểm cũng như thiệt hại mà cháy nỗgây ra, nhưng không phải tổ chức, cá nhân nào cũng ý thức được tầm quantrọng của việc mua bảo hiểm Cháy, né bắt buộc Vẫn còn tình trạng trốn tránhtrách nhiệm của mình đối với công tác PCCC Chính vì vậy em đã quyết địnhchọn dé tài: “ Tình hình khai thác Bảo hiểm Cháy, nỗ bắt buộc tại Tổng

công ty Bảo hiểm Bảo Việt” làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn góp

phần làm rõ thực trạng, nguyên nhân cũng như đưa ra những giải pháp phù hợp dé nhằm đây mạnh công tác triển khai Bảo hiểm Cháy, nỗ bắt buộc tại

Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt trong những năm tiếp theo

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá tình hình khai thác Bảo hiểm Cháy, nỗ bắt buộc trên toàn thi

trường nói chung va Bảo hiểm Cháy, nỗ bắt buộc ở Tổng công ty Bảo hiểm

Bảo Việt nói riêng Tìm được những phương pháp, giải pháp dé mở rộng quy

Trang 8

Phạm vi nghiên cứu là tình hình triển khai Bảo hiểm Cháy, né bắt buộc

tại Bảo Việt nói riêng cũng như ở Việt Nam nói chung.

4 Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề hình thành dựa trên phương pháp thu thập tài liệu, phân tích

và sau đó đưa ra những giải pháp phù hợp dé triển khai Bảo hiểm Cháy, nỗbắt buộc trong tình hình hiện tại

5 Kết cấu chuyên đềNgoài phần mở đầu và kết luận, Chuyên đề thực tập tốt nghiệp sẽ gồm

Trang 9

CHUONG 1: CƠ SO KHOA HOC VE BẢO HIẾM CHAY NO BAT

BUỘC VA HOAT DONG KHAI THAC BẢO HIỂM1.1 Khái quát chung về Bao hiểm Cháy, nỗ bắt buộc

1.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của nghiệp vụ Bảo hiểmCháy nỗ

Trong quá trình phát triển của loài người, chúng ra luôn phải đối mặt với

những rủi ro trong tương lai mà không thé lường trước được như núi lửa, bão,

bạo loạn, cháy nổ, các rủi ro khác từ thiên nhiên Trong đó rủi ro cháy có thểnói là một trong những rủi ro nguy hiểm nhất

Theo lich sử, ké từ thời Trung đại đến Phục Hưng ở Châu Âu vẫn chưa

có hệ thống phòng cháy chữa cháy hữu hiệu nào hơn hệ thống đã được sửdụng từ thời các hoàng dé La mã vẫn trị vì Ở các thành phó lớn và thị tran tạiChâu Âu lúc bấy giờ, nhà nào cũng dự trữ các xô đầy nước Vào ban đêm sẽ

có các đội tuần tra đi dọc các tuyển phó, nếu có bất kì sự cố nào hoặc hỏa

hoạn nào xảy ra thì thiệt hại từ cháy, các chủ nhà sẽ được thông báo ngay lập

tức Nếu có hỏa hoạn thì thiệt hại sẽ được hỗ trợ một phần từ phường hoặc hộinhưng với điều kiện họ phải là hội viên Tuy nhiên khoản này chỉ là mộtkhoản nhỏ so với tổn thất mà họ phải chịu, khoản tiền này chi mang tính độngviên không coi là một khoản bồi thường Phường hội đầu tiên được thành lập

do các nhà buôn thành phố Rowen (Pháp) thành lập năm 1374 trong nhà thờSaint Patree Nhưng lúc đó người dân vẫn coi hỏa hoạn là một sự cố khôngthé tránh khỏi cũng như nạn đói chiến tranh và các dịch bệnh khác

Hiệp hội bảo hiểm cháy đầu tiên ra đời ở Đức năm 1951 mang tên FeuerCasse, sau một thời gian đã xuất hiện thêm một vài công ty nữa nhưng vẫn

không dé lại một dấu ấn gì cho tới tận giữa thé ky XVII Phải đến năm 1666,

sau khi phải chứng kiến Đại hỏa hoạn ở London kéo đài gần 1 tuần lễ làmchan động cả thế giới, tiêu hủy 13,200 ngôi nhà, 137 văn phòng và nhiều công

trình lớn của thành phố Nhiều ước tính cho rang 4/5 thành phố London đã bị

sup đồ hoàn toàn sau trận Đại hỏa hoạn này Sau sự việc chấn động này thì đa sỐ

người dân mới ý thức được tầm quan trọng của việc thiết lập một hệ thông phòngcháy chữa cháy và bồi thường cho người bị ảnh hưởng bởi vụ cháy một cách

Trang 10

hiệu quả Thảm họa này đã bắt nguôn cho sự ra đời của một nghiệp vụ bảo hiêm

mới — Bảo hiểm Cháy.

Rất nhanh chóng, trong thời gian thành phố xây dựng lại, một nhà vật lý

người Anh đã bắt đầu nhận BH cháy cho những ngôi nhà xây dựng lại Sau

một thời gian hoạt động theo hình thức tư nhân, năm 1684 đã chuyền thànhcông ty cổ phan với tên gọi là “ Friendly Society Fire Office”, công ty hoạtđộng trên nguyên tắc tương hỗ và hệ thống chi phí cố định, nghĩa là ngườiđược bảo hiểm phải chịu tôn thất một phần khi rủi ro xảy ra Sau sự ra đời đầutiên đó là hàng loạt các công ty khác về Bảo hiểm Cháy ra đời ở Anh như:

Amicable (1696), Sun Fire Office (1710), Union (1714) và các công ty này

vẫn duy trì hoạt động cho đến tận ngày nay Sau khi Bảo hiểm đã được biết tớirộng rãi ở Anh thì hàng loạt các nước khác ở Châu Âu cũng bắt đầu triển khaibảo hiểm như tại Hambourg (Đúc) năm 1677 đã thành lập quỹ hỏa hoạn của

thành phó đầu tiên, 1684 công ty bảo hiểm đầu tiên ở Pháp chính thức đi vào

hoạt động.

Từ đó đến nay, nghiệp vụ BH cháy đã được triển khai ở hầu hết các nước

và vùng lãnh thổ trên thế giới và là một trong những nghiệp vụ bảo hiểmtruyền thống xuất hiện gần như lâu đời nhất, không những vậy nghiệp vụ bảohiểm Cháy còn chiếm tỷ trọng doanh thu phí cao của các doanh nghiệp bảohiểm

Tại Việt Nam, trước năm 1945 đã xuất hiện một công ty BH cháy củaPháp hoạt động Tuy nhiên vì xuất hiện dưới cơ chế bao cấp, Nhà nước sẽđứng ra bù đắt toàn bộ mọi thiệt hại nhắm đảm bảo tài chính cho các doanh

nghiệp khi họ không may gặp phải rủi ro Vì vậy bảo hiểm nói chung cũng như BH cháy nói riêng không có điều kiện phát triển Vào cuối những năm

1989, khi có quyết định 06/TCQD ngày 17/1/1989 của Bộ trưởng Bộ TàiChính thì Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt là doanh nghiệp đầu tiên đã triểnkhai nghiệp vụ bảo hiểm cháy

Sau một thời gian triển khai và nhận thấy những thiếu xót, Bộ Tài chính

đã ban hành thêm các quyết định khác đối với BH cháy: quyết định số142/TCQD về quy tắc và biểu phí và quyết định số 212/TCQD ngày

Trang 11

12/04/1993 ban hành biểu phí bảo hiểm cháy và các rủi ro phụ với mức phí tối

đa thay cho biểu phí cũ theo quyết định số 142/TCQĐ Sau một thời gianquyết định 28/2007/QD — BTC ngày 24/04/2007 được ban hành về quy tắc vàbiểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc Với việc ban hành nghị định130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm

cháy nổ bắt buộc giúp cho nhiều doanh nghiệp bảo hiểm nhìn thấy cơ hội ở

lĩnh vực bảo hiểm cháy né này Đến năm 2018, sau một khoảng thời gian ápdụng luật vào thực tế và rút ra được những kinh nghiệm, Chính phủ đã banhành 23/2018/NĐ-CP ngày 23/02/2018 là Nghị định quy định về bảo hiểmcháy, nỗ bắt buộc Nghị định quy định đầy đủ về những quy định chung cũngnhư quy định cụ thé về bảo hiểm cháy, nỗ bắt buộc và trách nhiệm của cácbên liên quan đến việc thực hiện cũng như áp dung Bảo hiểm cháy, né bắtbuộc vào cuộc sống Gần đây nhất là ngày 23/12/2021 mức phí bảo hiểm cháy

nổ bắt buộc đã thay đổi dựa vào Nghị định 97/2021/NĐ-CP, Nghị định nay

ban hành nhằm sửa đổi Nghị định 23/2018/NĐ-CP.

Từ khi bắt đầu triển khai Bảo hiểm cháy, nỗ bắt buộc vào năm 1989, đếnnăm 1990 thì nước ta đã có khoảng 16 doanh nghiệp triển khai nghiệp vụ bảohiểm này với tổng giá trị bảo hiểm lên tới 6200 tỷ đồng Đến khoảng 1994

loại hình bảo hiểm này đã được triển khai ở hấu hết 53 tỉnh thành phố với tông

giá trị bảo hiểm lên tới 27,000 tỷ đồng Giai đoạn sau đó 1994-1995 có sựxuất hiện của một số công ty bảo hiểm phi nhân thọ: Bảo Minh, Pjico, BaoLong Và từ đó đến nay thị trường bảo hiểm cháy đã phát triển nhanh cùngvới sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm mới Nhiều doanh nghiệp

lớn với vốn đầu tư nước ngoài cũng đã được cấp phép khai thác sản phẩm bao

hiểm trong đó có bảo hiểm cháy né bắt buộc.

1.1.2 Vai trò của Bảo hiém cháy nỗ và bảo hiém cháy, nỗ bat buộc

Trong các văn bản hiện hành về bảo hiểm vẫn chưa có quy định giảithích bảo hiểm cháy nỗ bắt buộc là gì Theo luật Phòng cháy chữa cháy, Cháyđược hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thé gây thiệt

hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường.

Trang 12

Trong những năm vừa qua, cả nước đã xảy ra nhiều vụ cháy thương tâm.

10 năm vừa qua cả nước xảy ra 20,000 vụ cháy ở các xí nghiệp, kho tang, cơ

quan và nhà dân, trung bình mỗi năm khoảng 2000 vụ Trong năm 2022 vớinhững “con số biết nói”, trên cả nước đã xảy ra hơn 1,700 vụ cháy nỗ làm tửvong hon 100 người Dù rằng số vụ cháy né đã giảm so với trung bình hangnăm nhưng mức độ nghiêm trọng cũng như hậu quả mà cháy né dé lại thì

càng ngày càng lớn.

Đề hạn chế cũng như đối phó với cháy nô, rất nhiều biện pháp được đưa

ra đề thực hiện như: tuyên truyền nhằm tăng ý thức của con người về phòng

cháy và chữa cháy Tuy nhiên do cháy là thảm họa không đoán trước được,

vì thế mà bảo hiểm là phương pháp hữu hiệu nhất dé đối phó với những hậu

quả mà cháy nô gây ra.

Từ trước tới nay vai trò của Bảo hiém Cháy luôn được dé cao và có tác

dụng rat lớn không chỉ đôi với cá nhân, tô chức mà còn cho toàn xã hội Điêu

đó được thể hiện qua những vai trò cụ thể như sau:

- Góp phân vào việc khắc phục tôn that và ôn định cuộc sông sản xuât va

sinh hoạt của con người

Cháy nỗ là một trở ngại rất lớn đối với các doanh nghiệp, quy mô sảnxuất của các doanh nghiệp càng rộng thì đi đôi với việc họ phải đương day vớirất nhiều khó khăn về tài chính, gián đoạn kinh doanh trong thời gian dài,trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến phá sản, gây ảnh hưởng nhiều đến cá nhân

và doanh nghiệp khác có liên quan.

Việc tham gia bảo hiểm cháy cho những tài sản của chính mình vớikhoản phí bảo hiểm không quá lớn so với giá trị của tài sản Các doanh nghiệp

đã có thê tạo ra một lớp bảo vệ trước những rủi ro không lường trước được

- Góp phan tích cực vào công tác hạn chế ton that

- Góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về công tác phòng cháy,chữa cháy và tham gia bảo hiểm:

- Mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho cả doanh nghiệp bảo hiểm và nhà

nước

Trang 13

1.1.3 Nội dung cơ bản của bảo hiểm Cháy né bắt buộc

1.1.3.1 Đối tượng bảo hiểm

Theo quy định, đối tượng tham gia bảo hiểm cháy, nỗ bắt buộc là toàn bộ

tài sản có nguy hiểm về cháy, nỗ thuộc quyén sở hữu và quan lý hợp pháp của

các đơn vị, các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế

Đối tượng cụ thể bao gồm:

- Công trình xây dựng, vật kiến trúc đã đưa vào sử dụng (trừ đất đai)

- Các máy móc, thiết bị, phương tiện lao động phục vụ sản xuất kinh doanh

- Sản phẩm vật tư, hàng hóa dự trữ trong kho

- Nguyên vật liệt, sản phẩm làm dé, thành phan trên dây chuyền sản xuất

- Các loại tài sản khác như: kho, bãi, chợ, cửa hàng, khách sạn

Việc phân loại này nhằm mục đích xác định phí bảo hiểm cho chính xác

và dễ dàng hơn trong công tác đánh giá và quản trị rủi ro cho các Công ty Bảo

hiểm Một phần giúp cho việc giám định, bồi thường dựa trên tôn thất được dễdàng hơn, hạn chế tối đa những thủ tục giám định bồi thường không cần thiết

Các cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ bao gồm ( chỉ tiết ở phụ lục I)

Trang 14

(1) Trụ sở cơ quan nhà nước các cấp cao từ 10 tầng trở lên hoặc có tổng

khối tích của các khối nhà làm việc từ 25.000 m3 trở lên.

(2) Nhà chung cư, nhà tập thể, nhà ở ký túc xá cao từ 7 tầng trở lên hoặc

có tông khối tích từ 10.000 m3 trở lên;

(3) Nhà trẻ, trường mẫu giáo, tiểu học, trung học, và các cơ sở giáo dục

có tổng khối tích các khối nhà học tập, phục vụ học tập từ 5.000 m3 trở lên;

(4) Bệnh viện hoặc các cơ sở y tế có từ 250 giường bệnh trở lên;

(5) Nhà hát, rạp chiếu phim hoặc các cơ sở văn hóa có từ 600 chỗ ngồi

trở lên và 10.000m3 trở lên.

(6) Chợ hạng 1, chợ hang 2, trung tâm thương mại có diện tích kinh

doanh từ 500 — 5.000m3

(7) Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được

thành lập theo Luật Du lịch cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích củacác khối nhà phục vụ lưu trú từ 10.000 m3 trở lên

(8) Nhà làm việc của doanh nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội cao từ 7tang trở lên hoặc có tong khối tích của các khối nhà làm việc từ 10.000 m3 trở

^

lên.

(9) Bảo tàng, thư viện, triển lãm, nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách,nhà hội chợ có khối tích từ 10.000 m3 trở lên

(10) Bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông cao từ 5 tầng

trở lên hoặc có khối tích của khối nhà chính từ 10.000 m3 trở lên;

(11) Sân vận động có sức chứa từ 40.000 chỗ ngồi trở lên; nhà thi đấuthê thao; cung thê thao trong nhà có sức chứa từ 500 chỗ ngồi trở lên;

(12) Cảng hàng không, bến cảng, bến xe, nhà ga đường sắt, nhà chờ

có khối tích từ 5.000m3 trở lên

(13) Gara để xe có sức chứa từ 10 xe ô tô trở lên

(14) Cơ sở hạt nhân;

Trang 15

(15) Cơ sở khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyền, kinh doanh, bảo

quản dâu mỏ và sản phâm dâu mỏ, khí đôt trên đât liên;

(16) Cơ sở công nghiệp có hạng nguy hiểm cháy, nỗ A, B có tổng khốitích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính từ 5.000 m3 trở

^

lên;

(17) Nhà máy điện, trạm biến áp có điện áp từ 110 kV trở lên

(18) Ham có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ cótong khối tích từ 5.000 m3 trở lên;

1.1.3.2 Pham vi bảo hiểm

Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường bảo hiểm chocác thiệt hại xảy ra đối với đối tượng bảo hiểm quy định cụ thé dưới đây khi

pháp sinh từ rủi ro cháy, nổ:

- Toàn bộ tài sản của cơ sở có nguy hiểm về cháy, nỗ, bao gồm

a) Nhà, công trình và các tài sản gan liền với nhà, công trình; máy móc,

Loại trừ các trường hợp sau:

Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm

trong các trường hợp sau:

- Động đất, núi lửa phun hoặc những biến động khác của thiên nhiên

- Thiệt hại do những biến cố về chính tri, an ninh và trật tự an toàn xã hội

Trang 16

- Sét đánh trực tiếp vào tài sản được bảo hiểm nhưng không gây cháy,

- Nguyên liệu vũ khí hạt nhân gây cháy, nô

- Máy móc, thiết bị điện hay các bộ phận của thiết bị điện bị thiệt hại dochịu tác động trực tiếp của việc chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốtnóng, hồ quang điện, rò điện do bất kỳ nguyên nhân nào, kể cả do sét đánh

- Thiệt hai do hành động cố ý gây cháy, nỗ của người được bảo hiểm; do

cô ý vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy và là nguyên nhân trựctiếp gây ra cháy, nô

- Thiệt hại đối với dữ liệu, phần mềm và các chương trình máy tính

- Thiệt hại do đốt rừng, bụi cây, đồng cỏ, hoặc đốt cháy với mục đíchlàm sạch đồng ruộng, đất đai

Đối với cơ sở hạt nhân: Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểmthỏa thuận về các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trên cơ sở được

doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm chấp thuận.

1.1.3.3 Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm

a, Giá trị bảo hiểm

Giá trị bảo hiểm (GTBH) là giá trị của đối tượng được bảo hiểm do thỏathuận mà người chủ sở hữu đối tượng bảo hiểm và công ty bảo hiểm thỏathuận và ghi trong hợp đồng bảo hiểm dé xác định phí bảo hiểm và giới hạn

trách nhiệm trả tiền bảo hiểm Trong thực tế, GTBH của tài sản đó chính là

giá trị mua mới của tài sản đó trên thị trường Còn riêng đối với các tái sản đã

đi vào sử dụng thì GTBH của nó được tính bằng giá trị thực tế hay giá trị sau

hao mòn của tài sản qua một thời gian sử dụng

Giá trị thực tế = Giá trị mua mới (Nguyên giá) — Hao monNhững tài sản tham gia Bảo hiểm Cháy, nỗ bắt buộc là những tài sản có

giá trị lớn, như: trung tâm thương mại, chung cư, nhà máy, xí nghiệp, hàng

hóa trong kho

Trang 17

- Đối với nha cửa, vat, GTBH duoc xác định theo giá trị mua mới hoặcgiá tri còn lại sao hao mon, giá tri này được bên mua bao hiểm và nhà bảohiểm thống nhất với nhau trong hợp đồng bảo hiểm

- Giá tri mới là giá tri mua mới trừ di hao mòn đã sử dung theo thời gian

(đối với tài sản đã qua sử dụng)

- Đối với máy móc, thiết bị và các loại tài sản cố định khác: GTBH đượcxác định dựa trên cơ sở giá trị mua mới cộng với chi phí chuyên trở lắp đặt

(nêu có) hoặc giá tri còn lại.

- Đối với thành phẩm và bán thành phẩm, GTBH được xác định trên cơ

sở giá thành sản xuất

- Đối với hàng hóa mua về dé trong kho, dé trong cửa hàng GTBH đượcxác định theo giá trị bình quân hoặc giá tri tối đa của các loại hàng hóa có mặttrong thời gian bảo hiểm

b, Số tiền bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm là số tiền được ghi trong hợp đồng bảo hiểm thỏa

thuận giữa hai bên, dựa vào đó dé doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện chỉ trả cácquyên lợi về bảo hiểm cho người tham gia Vì thế xác định chính xác STBH

có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Đối với các tài sản cô định, việc xác định STBH căn cứ vào giá trị bảo

hiểm của tài sản Đối với các tài sản lưu động, giá trị thường xuyên biến động

thì có thể bảo hiểm theo giá trị bình quân (trung bình) hoặc giá trị tối đa (còngọi là giá trị điều chỉnh)

e Bảo hiểm theo giá trị trung bình

Người được bảo hiểm ước tính và thông báo cho công ty bảo hiểm giátrị của số hàng hóa trung bình có trong kho, trong cửa hàng trong thời hạnbảo hiểm Giá trị trung bình này được coi là STBH Phí bảo hiểm được tínhtrên cơ sở giá trị trung bình khi tổn thất xảy ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm,

hoặc công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại thực tế nhưng không vượt quá giá

trị trung bình đã khai báo.

Trang 18

e Bảo hiểm theo giá trị tối đa (hay còn gọi là giá trị điều chỉnh)

Người được bảo hiểm ước tính và thông báo cho công ty bảo hiểm giátrị của số hàng hóa tối đa vào một thời điểm nào đó trong thời hạn bảo hiểm.Phí bảo hiểm được tính dựa trên co sở giá trị tối đa này nhưng chỉ thu được75% Khi ton thất xảy ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm, công ty bảo hiểm bồithường thiệt hại thực tế nhưng không vượt quá giá trị tối đa đã khai báo

Đầu mỗi tháng hoặc mỗi quý (tùy hai bên thỏa thuận), Người được bảohiểm thông báo cho công ty bảo hiểm số hàng tối đa thực có trong tháng

(trong quý) trước đó.

Cuối thời hạn bảo hiểm, trên cơ sở các giá trị được thông báo công ty

bảo hiểm tinh giá trị số hàng tối đa bình quân của cả thời hạn bảo hiểm va tính

lại phí bảo hiểm trên cơ sở giá trị tối đa bình quân này

Nếu số phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị được thông báo công tybảo hiểm tính giá trị số hàng tối đa bình quân của cả thời hạn bảo hiểm và tínhlại phí bảo hiểm trên cơ sở giá trị tối đa bình quân này

Nếu số phí bảo hiểm được tính trên cơ sở giá trị tối đa bình quân nhiềuhơn số phí bảo hiểm đã nộp, thì người được bảo hiểm trả thêm cho công tybảo hiểm số phí còn thiếu Ngược lại, nếu số phí bảo hiểm đã nộp nhiều hơn

số phí bảo hiểm tính được trên cơ sở giá trị tôi đa bình quân thì công ty baohiểm hoàn trả số chênh lệch cho người được bảo hiểm Tuy nhiên, số phí bảohiểm chính thức phải nộp không được thấp hơn 2/3 số phí bảo hiểm đã nộp

dau năm.

Nếu trong thời hạn bảo hiểm đã có tôn thất được công ty bảo hiểm bồithường và số tiền bồi thường vượt quá giá trị tối đa bình quân tính được thìphí bảo hiểm được tính trên cơ sở số tiền bồi thường đã trả (trong trường hop

này, số tiền được bồi thường coi như STBH) Công ty bảo hiểm có quyên yêu

cầu người được bảo hiểm xuất trình số sách kế toán dé kiểm tra số liệu được

Trang 19

theo giá trị trung bình lại đơn giản, dễ theo dõi Đối với các loại hàng hóa cógiá trị ít biến động trên thị trường thì áp dụng phương pháp này rất thuận tiện

Trong trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số

tiên bao hiêm do các bên thỏa thuận như sau

- Đối với các tài sản quy định tại phan a khoản 1 điều 4 Nghị định23/2018/NĐ-CP: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền của tài sản theo giátrị còn lại hoặc giá tri thay thế của tài sản tại thời điểm giao két hop đồng bảohiểm

- Đối với các tài sản quy định tại phần b khoản 1 điều 4 Nghị định23/2018/NĐ-CP: Số tiền bảo hiểm là giá trị tính toán thành tiền của tài sản

căn cứ theo hóa đơn, chứng từ hợp lệ hoặc các tài liệu có liên quan.

1.1.3.4 Phí bảo hiểm

Phí bảo hiểm là giá cả của dịch vụ bảo hiểm Tính toán mức giá vừaphải, phù hợp với yêu cầu của khách hàng, đảm bảo hoạt động kinh doanhkhông phải đơn giản Bảo hiểm cháy có đối tượng là tài sản rất đa dạng về

chủng loại, giá trị và mức độ rủi ro khác nhau đo đó phí bảo hiểm cũng khác

nhau.

Phí bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt được tính theo tỷ lệ phí và số

tiền bảo hiểm:

P = Sb x R (chưa tính thuế GTGT 10%)Trong đó: Sb là sô tiền bảo hiểm

P là số tiền bảo hiểm

R là tỷ lệ phí bảo hiểm (đã được quy định rõ trong biểu phíbảo hiểm cháy né bắt buộc, phụ lục I, Nghị định 97/2021/NĐ-CP sửa đổi bốsung Nghị định 23/2018/NĐ-CP về bảo hiểm cháy, nỗ bắt buộc

Phí bảo hiểm cháy nỗ bắt buộc theo biểu phí trên là mức phí bảo hiểmtài sản được tính trên cơ sở 1 năm Trường hợp thời gian bảo hiểm khác 1năm, phí bảo hiểm được tính tương ứng tỷ lệ của thời hạn bảo hiểm theo công

thức sau:

Trang 20

Phí bảo hiểm theo danhmục cơ sở có nguy hiểm

về cháy nỗPhí bảo hiểm phải nộp = 365 (ngày) X Thời hạn được bảo

hiêm (ngày)

1.1.3.5 Giám định và bôi thường

Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc t6 chức được

doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền sẽ tiến hành giám định tốn that dé xác địnhnguyên nhân và mức độ tôn thất Chi phí giám định tôn thất do doanh nghiệp

bảo hiểm chịu

Trong trường hợp bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm khôngthống nhất về nguyên nhân và mức độ tôn that thì có thể trưng cầu giám địnhđộc lập Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được việc trưng cầu,giám định viên độc lập thì một trong các bên được yêu cầu tòa án nơi xảy raton thất hoặc bên mua bảo hiểm chỉ ddingj giám định viên độc lập Kết quảgiám ddingj có giá trị bắt buộc đối với các bên

Doanh nghiệp bảo hiểm có quyên lựa chọn một trong các phương thức

bồi thường dưới đây:

- Sửa chữa tài sản bị thiệt hại

- Thay thế tài sản bằng tài sản khác

- Trả tiền bồi thường1.2 Hoạt động khai thác trong kinh doanh Bảo hiểm Cháy, nỗ bắt buộc

1.2.1 Vai trò của hoạt động khai thác trong kinh doanh bảo hiểm cháy nỗ

bắt buộc

Hoạt động khai thác bảo hiểm trong Thông tư 27/1998/TT-BTC đượchiểu là hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, vận động mời chào khách hàngtham gia bảo hiểm, bán sản phẩm bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm trựctiếp tiến hành hay thông qua đại lý, cộng tác viên bảo hiểm, tổ chức môi giới

bảo hiểm

Khai thác bảo hiểm luôn luôn là khâu đầu tiên của quy trình triển khaibảo hiểm, có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp bảo hiểm

Trang 21

nói chung va từng nghiệp vu bảo hiém nói riêng Với nguyên tac cot lõi là “sô

đông bù so it”, doanh nghiệp bảo hiém lại càng phải làm tot hơn nữa công tác

trong khâu khai thác.

1.2.2 Sản phẩm và kênh phân phối

Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bảo hiểm cháy nỗ là một loại bảo

hiểm bắt buộc đối với các cá nhân, tô chức thuộc đối tượng mà pháp luật quy

định.

Hiện nay, Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn chưađưa ra định nghĩa bảo hiểm cháy nỗ bắt buộc là gì Tuy nhiên, dựa trên cácquy định về loại bảo hiểm này có thể hiểu đơn giản, bảo hiểm cháy né bắtbuộc là loại bảo hiểm bồi thường cho người tham gia khi có thiệt hại về tàisản do sự có cháy nỗ gây nên

Hợp đồng bảo hiểm cháy né bắt buộc cần có các điều khoản cơ bản

sau:

- Tên, dia chỉ cua doanh nghiệp, cơ sở bảo hiểm, bên mua bảo hiểm

- Đối tượng bảo hiểm cần được xác định

- Điều kiện bảo hiểm, phạm vi bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm chỉ tiết

- Giá trị tai sản được bảo hiểm cháy nổ theo giá thị trường

- Quy tắc, biéu phí bảo hiểm được áp dụng theo đúng quy định

- Các điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm cần được cung cấp TỐ

- Đặc biệt là thời hạn của bảo hiểm

- Mức phí và phương thức đóng bảo hiểm

- Cơ quan chịu trách nhiệm thâm định khi cần thiết

- Thời hạn ngắn nhất và phương thức thanh toán tiền bào hiểm.

- Trách nhiệm của bên mua và bên bán bảo hiểm

- Các quy định xử lí khi xảy ra tranh chấp

- Phạm vi trách nhiệm của hợp đồng

- Xác nhận của hai bên mua và bán hợp đồng, ngày tháng năm kí kếthợp đồng

Kênh phân phối chủ yếu của bảo hiểm cháy né bắt buộc hiện nay là qua

kênh trực tiếp Tuy nhiên có một số doanh nghiệp đã triển khai kênh phân

phôi gián tiêp qua đại lý và môi giới bảo hiểm Ngoài ra các đơn vi triên khai

Trang 22

tới những nhóm khách hàng mục tiêu riêng của từng nghiệp vụ bảo hiểm nói

chung và nghiệp vụ bảo hiểm cháy, nỗ bắt buộc nói riêng Vì vậy khi lập ra kế

hoạch khai thác một nghiệp vụ bảo hiêm, cân chú trọng đên các vân đê sau:

Quan tâm đến những đối tượng có thê trở thành khách hàng của Công ty Mỗisản phẩm bảo hiểm có một đặc tính riêng, phù hợp với từng nhóm khách hàngkhác nhau, do đó với một nghiệp vu bảo hiểm công ty bảo hiểm khó có thé

hướng tới toàn bộ thị trường.

b) Xác định các biện pháp khai thác

Khi đã lập ra một kế hoạch khai thác bảo hiểm hợp lý, bước thực hiệnkhai thác sẽ được các chuyên viên khai thác bảo hiểm thực hiện Nhiệm vụcủa khai thác viên bảo hiểm là:

- Đánh giá mỗi rủi ro của từng đơn vị rủi ro khác nhau

- Quyết định chấp nhận hay không chấp nhận rủi ro/ Nếu chấp nhận rủi

ro đó thì chấp nhận tới mức nào.

- Xác định các điều khoản, điều kiện và phạm vi bảo hiểm

- Tính toán mức phí bảo hiểm thích hợp

c) Đánh giá rủi ro

Căn cứ vào các thông tin ban đầu thu thập được, các chuyên viên tiếpxúc trực tiếp đánh giá đối tượng bảo hiểm theo các tiêu chuẩn của bản đánhgiá rủi ro Những trường hợp đặc biệt có thể cần có đánh giá rủi ro của các cơ

quan chuyên môn bên ngoài.

Chuyên viên khai thác căn cứ các thông tin và các quy định của công ty

đê đưa ra Bản chào phí bảo hiêm và xin ý kiên các bên liên quan Nêu thuộc

Trang 23

phân cấp của đơn vị, lãnh đạo đơn vị phê duyệt bản chào bảo hiểm Nếukhông thuộc phân cấp, xin ý kiến phê duyệt về các nội dung trên phân cấp

d) Xem xét hồ sơPhòng được phân cấp có trách nhiệm xét duyệt hồ sơ khai thác do cấp

dưới trình và trả lời trong thời gian hợp lý do từng công ty quy định Thời

gian trụ sở chính trả lời các hồ sơ khai thác trên phân cấp và trao đôi giữa các

phòng là 24 giờ kê từ khi nhận được thông tin gần nhất.

Các bước xét duyệt hồ sơ tại trụ sở chính được thực hiện như sau: Phòngquản lý nghiệp vụ xem xét, nếu thuộc phân cấp của phòng, có thể có ý kiếnthông báo cho công ty thành viên ngay Trường hợp giá trị tham gia bảo hiểmlớn, mức trách nhiệm cao, vượt mức được phân cấp, phòng nghiệp vụ tiếp tụclàm tờ trình xin ý kiến giải quyết gửi các phòng liên quan và trình lãnh đạoTổng công ty phê duyệt, nếu cần có thể tiến hành đàm phán trực tiếp vớikhách hàng Khi có ý kiến từ lãnh đạo BVVN, phòng nghiệp vụ thông báo chocông ty thành viên để thông báo/ cấp đơn bảo hiểm cho khách hàng

e) Đàm phán với khách hàng

Bản chào phí bảo hiểm phải được cung cấp cho khách hàng chậm nhất

24 giờ sau khi được phê duyệt Cán bộ được phân công phải theo dõi va kip

thời giải đáp các yêu cầu của khách hàng trong vòng 24 giờ ké từ khi nhậnđược yêu cau

f) Cấp don/ hợp đồng bảo hiểm:

Khi khách hàng chấp nhận bản chào bảo hiểm: đề nghị gửi Phiếu yêu cầubảo hiểm hoàn chỉnh cho Bảo Việt Cấp đơn bảo hiểm chính thức hoặc cấpđơn bảo hiểm tạm thời, theo dõi dé cấp đơn bảo hiểm chính thức

ø) Thông báo thu phí nội bộ

Phòng khai thác phải gửi lại 1 bản thu phí cho phòng kế toán và 1 bảncho phòng tái bảo hiểm ( nếu liên quan đến tái bảo hiểm) Mở số theo dõi cấpđơn bảo hiểm và gửi thông báo cho các phòng có liên quan

Trang 24

Phòng kế toán khi nhận được hóa đơn đề nghị thanh toán hoa hồng và

chỉ phí khai thác cho các bên liên qua, tiến hành công tác thanh toán đúng thời

hạn.

i) Chăm sóc khách hàng

Chuyên viên khai thác theo dõi, đôn đốc thu phí bảo hiểm, tuyên truyền,

đề phòng hạn chế tôn thất và các hoạt động sau bán hàng khác

1.3 Chỉ tiêu đánh giá công tác khai thác Bảo hiểm Cháy, nỗ bắt buộc

1.3.1 Chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh

Chỉ tiêu kết quả là một thước đo toan diện và quan trọng dé đánh giáhiệu quả của hoạt động khai thác Trong hoạt động khai thác bảo hiểm cháy,

nỗ bắt buộc của Bảo hiểm Bảo Việt, chỉ tiêu kết qua chủ yếu được đo bằng

doanh thu, chi phí và việc phân phối Có thé lưu ý thêm chỉ tiêu về số đơn bảohiểm khai thác thành công dé đánh giá thêm về hiệu quả khai thác nghiệp vụ

này

Về doanh thu, đây là tổng số tiền thu được từ việc khai thác nghiệp vụ

bảo hiểm trong một khoảng thời gian nhất định (Thường là một năm) Phí bảohiểm thường chiếm tỷ lệ lớn nhất trong doanh thu của một nghiệp vụ Ngoài

ra, việc xác định tốc độ tăng trưởng doanh thu cũng giúp xác định tốc độ pháttriển nhanh/chậm của doanh nghiệp đối với nghiệp vụ này, từ đó có thé dựđoán tương lai và đưa ra kế hoạch phát triển kinh doanh phù hợp Dựa vàodoanh thu qua từng năm, có thể tính được tốc độ phát triển doanh thu đối vớinghiệp vụ bảo hiểm cháy, nỗ bắt buộc, cụ thé:

Tốc độ tăng trưởng doanh thu (%) = [(Doanh thu hiện tại - Doanh thu

năm trước) / Doanh thu năm trước] x 100

Trang 25

Trong đó:

- Doanh thu hiện tại là doanh thu của doanh nghiệp trong năm hiện tại.

- Doanh thu năm trước là doanh thu của doanh nghiệp trong năm liền

trước đó.

Về chi phí, đây là chỉ số thé hiện cho số tiền mà doanh nghiệp bảohiểm chỉ trả, bao gồm chỉ phí chỉ ra cho hoạt động kinh doanh và phí nhượngtái cho nghiệp vụ đó trong một năm Khoản chỉ bồi thường là khoản chiếm tỷtrong lớn nhất trong tổng chi phí của công ty bảo hiểm và khó dự đoán đượckhả năng phát sinh của nó Ngoài ra, một số khoản chi khác như chi quản lý;chi hoa hồng (khoản tiền trả cho môi giới, cộng tác viên, ); chi đề phòng hạnchế tồn thất; cũng là một phan trong chi phí, tuy nhiên can tính toán những

khoản chi này theo tỉ lệ doanh thu của riêng nghiệp vụ bảo hiểm thân tàu biển

và TNDS chủ tàu so với tổng chi phí của công ty nói chung Ngoài ra, việcxác định tốc độ tăng trưởng chi phí cũng góp phan cho biết doanh nghiệp dangtiêu tốn tài nguyên như thé nào dé vận hành hoạt động kinh doanh nghiệp vụbảo hiểm qua công thức:

Tốc độ tăng trưởng chi phí (%) = [(Chi phí hiện tại - Chi phí năm

trước) / Chi phí năm trước] x 100

Trong đó:

- Chi phí hiện tại là tong chi phí của doanh nghiệp trong năm hiện tại

- Chi phí năm trước là tong chi phí của doanh nghiệp trong năm trước

đó.

Về phân phối, tỷ trọng doanh thu theo kênh phân phối của doanhnghiệp là một chỉ tiêu quan trọng dé đánh giá mức độ hoạt động hiệu quả củatừng kênh phân phối, từ có được đánh giá tông quan và đưa ra chiến lược hoạtđộng phù hợp với kết quả khai thác của từng kênh, nhằm tăng doanh thu

chung cho toàn nghiệp vụ Tỷ trọng doanh thu theo kênh phân phối được tính

theo công thức:

Tỷ trọng doanh thu kênh phân phối (%) = (Doanh thu kênh phân phối /Tổng doanh thu của nghiệp vụ) x 100

Trang 26

và phát triển, công ty bảo hiểm phải đảm bảo rằng số thu luôn lớn hơn số chỉ.

Đề đạt được lợi nhuận cao, công ty cần không ngừng tăng doanh thu, giảm chỉphí và cân đối việc phân phối một cách phù hợp

1.3.2 Chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả kinh doanh

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả là chỉ số được sử dụng dé đo lường và đánhgiá chính xác sự thành công của hoạt động khai thác bảo hiểm cháy, nỗ bắtbuộc của Bảo hiểm Bảo Việt Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sử dụng tài sản

trong việc tạo ra những kết quả kinh doanh nhất định, nhằm đạt được các mục

tiêu dé ra

Về thi phan, đây là chỉ tiêu thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp so với toàn thị trường đối với một nghiệp vụ Thị phần đối vớihoạt động khai thác bảo hiểm cháy, nô bắt buộc được tính toán theo số lượnghợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc được khai thác thành công và doanh thu

phí bảo hiểm Cụ thể:

HH = Ha/Hb; HD = Hx/Hy

Trong do:

- HH là chỉ tiêu thị phan theo số lượng hợp đồng bao hiểm, với Ha là số

lượng hợp đồng bảo hiểm của nghiệp vụ của doanh nghiệp và Hb là số lượnghợp đồng bảo hiểm của nghiệp vụ trên toàn thị trường

- HD là chỉ tiêu thị phần theo doanh thu phí bảo hiểm, với Hx là doanhthu phí bảo hiểm của nghiệp vụ tại doanh nghiệp và Hy là doanh thu phí bảohiểm của nghiệp vụ trên toàn thị trường

Về tỷ lệ giữa doanh thu và chỉ phí của nghiệp vụ, chỉ tiêu này cho biết

hiệu qua sử dụng chi phí dé tạo ra doanh thu như thé nào Cụ thé:

Trang 27

HC = Hx/Hc

Trong đó, HC là ty lệ giữa doanh thu và chi phí của nghiệp vụ bao hiểmcháy, nỗ bắt buộc, với Hx là doanh thu phí bảo hiểm của nghiệp vụ tại doanhnghiệp va He là tong chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra dé kinh doanh nghiệp vụ

này

Nói tóm lại, chỉ tiêu hiệu quả phản ảnh trình độ sử dụng chi phí cho sự

phát triển của doanh nghiệp bảo hiểm và cho giá trị phục vụ cho xã hội của

doanh nghiệp bảo hiểm

Trang 28

CHUONG 2: HOẠT DONG KHAI THÁC BẢO HIẾM CHÁY NO BAT

BUỘC TAI TONG CÔNG TY BẢO HIẾM BAO VIET (2019-2022)

2.1 Giới thiệu về Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt

Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt — Baoviet

Insurance) là công ty thành viên được Tập đoàn Tài chính- Bảo hiểm Bảo Việtđầu tư 100% vốn Địa chỉ trụ sở chính của công ty là số 7, Lý Thường Kiệt,Phường Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Bảo hiểm Bảo Việt là DNBH có lịch sử hoạt động lâu nhất tại Việt Nam

và luôn dẫn đầu ở cả doanh thu phí bảo hiểm gốc lẫn quy mô vốn điều lệ

Tổng doanh thu năm vừa qua đạt 11,145 tỷ vào năm 2022, trong đó doanh thu

phí bảo là 9,875 tỷ đồng Bảo Việt có 79 công ty thành viên và hơn 330 phòng

KD trên toàn quốc, hơn 3400 nhân viên có trình độ cao với số vốn điều lệ lên

tới 2,900 tỷ đồng Các sản phẩm của Bảo Việt cũng được các chuyên gia đánhgiá cao vì độ đa dạng cũng như năng lực quản trị, quản lý tốt sản phẩm

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, Bảo Việt vẫn luôn khangđịnh được vị thế là Công ty đi đầu về lĩnh vực Bảo hiểm ở Việt Nam, điều nàyđược thể hiện qua những dấu mốc cụ thé qua từng năm của Bảo Việt:

e1964: Công ty Bảo hiểm Việt Nam được thành lập theo Quyết định

179/CP của Chính phủ ngày 17/12/1964

e1965: Chính thức đi vào hoạt động kinh doanh Bảo hiểm Phi Nhân thọ

từ ngày 15/01 với trụ sở chính tại Hà Nội và một chi nhánh duy nhất tại Hải

e1989: Phát triển thành Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam theo Quyếtđịnh số 27-TCQD-TCCB ban hành bởi Bộ Tài chính ngày 17/02

Trang 29

e1996: Được xếp hạng “Doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt”, là mộttrong 25 doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất tại Việt Nam

e1996-2007: Trong giai đoạn này, Bảo Việt tiếp tục đa dạng hóa và nâng

cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ với slogan “Phục vụ khách hang tốt nhất dé

e2015: Bảo hiểm Bảo Việt được đánh giá là Thương hiệu mạnh ViệtNam với nhiều thành tích trong hoạt động kinh doanh góp phần xây dựng vàphát triển thị trường bảo hiểm; đồng thời nằm trong Top 100 nơi làm việc tốt

nhât Việt Nam do Nielsen & Công ty Anphabe đánh giá.

e2016: Các chương trình bảo hiểm sức khỏe của Bảo hiểm Bảo Việtđược đánh giá trong Top 100 sản phẩm tốt nhất cho gia đình, trẻ em; đưadoanh nghiệp trở thành Thương hiệu Bảo hiểm phi nhân thọ được tín nhiệmnhất Việt Nam Đặc biệt, ra mắt bảo hiểm Bệnh ung thư — Bảo Việt K-Carevới quyền lợi bảo hiểm lên tới 1 tỷ đồng

e2017: Bảo hiểm Bảo Việt thành lập thêm 6 công ty thành viên, nângtổng số CTTV trên toàn hệ thống lên 79 đơn vị, giữ vững vị trí đứng đầu thịtrường Bảo hiểm phi nhân thọ với gần 20% thị phần và là doanh nghiệp bảohiểm đầu tiên & duy nhất cán mốc phí bảo hiểm gốc trên 8.000 ty, tăng trưởng22.5%, cao gần gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường

e2018: Tháng 8, Bảo hiểm Bảo Việt nâng vốn điều lệ từ 2,300 tỷ đồng lên2,600 ty đồng, tăng cường năng lực tài chính dé cung cấp dịch vụ sản phẩm bảohiểm cho các dự án lớn cũng như khả năng cam kết, chỉ trả quyên lợi bảo hiểm cho

khách hàng, đảm bảo hiệu quả cao trong công tác quản trị rủi ro

e2019: Bảo hiểm Bảo Việt chính thức ra mắt ứng dụng bảo hiểm sốBaoviet Direct - ứng dụng tích hợp quản lý bảo hiểm trên điện thoại đầu tiêntại thị trường Việt Nam dành cho khách hàng cá nhân Đồng thời tăng vốn

Trang 30

số Khách hàng hoàn toàn chủ động trong việc mua, đăng ký, quản lý và theo

dõi các đơn hàng bảo hiểm của mình thông qua phần mềm trực tuyến

e2020: Bảo hiểm Bảo Việt được ghi nhận là Thương hiệu Bảo hiểm

được tín nhiệm nhất Châu Á (Global Brand Magazine), mang lại sự hài lòng

và hạnh phúc cho khách hàng.

e2021: Bảo hiểm Bảo Việt tiếp tục giữ vững vị trí Nhà bảo hiểm dẫn đầuthị trường Bảo hiểm phi nhân thọ 2021, thực hiện hiệu quả các hoạt độngchuyền dồi số trong hoạt động kinh doanh, quản trị và chăm sóc khách hàng

và nhận giải thưởng quốc tế Sáng kiến Bảo hiểm số của năm tại Việt Nam

Đồng thời, chính thức ra mắt Bảo hiểm 37 Bệnh hiểm nghéo.

e2022: Bảo hiểm Bảo Việt khai trương Trụ sở chính mới tại số 07 Lý

Thường Kiệt, Hà Nội; đồng thời liên tiếp cho ra mắt các chương trình bảo hiểm mới dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp như Bảo Việt Tâm

Bình, An tâm viện phí, Bảo hiểm An ninh mạng, Bảo hiểm Tín dụng xuấtkhâu, Bảo hiểm Bảo lãnh

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của công ty là hệ thong các nhiệm vụ, mối quan hệ quyềnlực và báo cáo giữa các bộ phận nhằm duy trì hoạt động của công ty, cơ cau tôchức công ty xác định cách thức phân chia, tập hợp, phối hợp các nhiệm vụcác công việc của công ty nhằm đạt mục tiêu mà công ty đề ra.Cơ cau tô chứccủa công ty là hệ thống các nhiệm vụ, mối quan hệ quyền lực và báo cáo giữacác bộ phận nhăm duy trì hoạt động của công ty, cơ cấu tô chức công ty xác

định cách thức phân chia, tập hợp, phối hợp các nhiệm vụ các công việc của

công ty nhằm đạt mục tiêu mà công ty đề ra

Trang 31

Tổng giám đốc

25

Hội dong thành viên |

Kiểm soát viên

TỖI is ae dope | Khai quản lý nghiệp vụ a R

Khối quản lý kênh Khải kinh doanh trực và hỗ trợ Cty thành viện Khảiquản lý hoạt Nhân sự

phan phối tiếp (gồm các phòng) uJ

= || Tai chink

— là,

Bancassurance him phòng Qiýn Công =

| | nach hing hd H tin học Đầu tư

án lý đại lý Hoá hoạn và RRHH Kiểm tra nội bộ

1 Dukhí -hảng không “=- và quản lý tủ ro

{Tai bio hiém

Tai nan con người va

ye Văn phủng hoặc

Marketing

+ re of ly nehiep vụ

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt

(Nguồn: Ban Nhân sự Tổng công ty Bảo Hiểm Bảo Việt)

Hội đồng thành viên: đây là cơ quan quản trị có toàn quyền nhân danh

công ty dé tham gia vào các van đề liên quan tới quyền lợi của Công ty, trừnhững van đề thuộc thâm quyền của Đại hội đồng cô đông Hội đồng nàythường xuyên giám sát các hoạt động kiểm soát nội bộ của công ty, cũng như

hoạt động kinh doanh và quản lý rủi ro của công ty.

Ban kiểm soát: đây là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cô đông, hoạt độngđộc lập với Hội đồng Quản trị và Ban Tổng Giám đốc Ban này có nhiệm vụ kiểm

soát công tác quản trị và điều hành hoạt động sản xuất của Tập đoàn

Giám đốc, Tổng giám đốc có thé do Hội đồng quản trị b6 nhiệm hoặc kýhợp đồng thuê, là người quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanhhàng ngày của Công ty, Hỗ trợ công việc cho Giám đốc và Phó giám đốc

Khối quản lý kênh phân phối: thực hiện các công tác quản lý và kiểm

soát hoạt động từ các kênh phân phối

Trang 32

Khối kinh doanh trực tiếp: Đây là khôi chịu trách nhiệm cho quá trìnhtriển khai công tác xác minh giám định bồi thường, song song với việc trực

tiếp triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm chế độ chính sách đi kèm.

Khối quản lý nghiệp vụ và hỗ trợ công ty thành viên: Đây là khối trợ

giúp làm việc với khách hàng hoặc các công ty thành viên trong quá trình

phân chia phí bảo hiểm và triển khai các chế độ bảo hiểm mới được đưa ra

đến với các Công ty thành viên

Khối quản lý hoạt động: Quản lý các hoạt động trong Công ty, là đầu

não điều khiển toàn bộ hoạt động quản lý của Công ty

Bên cạnh đó, Bảo Việt còn có các phòng ban hỗ trợ khác như

- Phòng Tài chính — Kế toán: Chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động

hạch toán theo quy định của nhà nước, các hoạt động đầu tư, quản lý tài chính

của Công ty.

- Phòng quản lý nhân sự: Quản lý việc chấp hành các quy định của nhà

nước nói chung và của Công ty Bảo Việt nói riêng, đồng thời kiểm sát vàngăn chặn các hành vi gian lận, trục lợi bảo hiểm

- Phòng pháp chế: Chịu trách nhiệm tiến hành công tác tổ chức cán bộ,tuyên truyền, quản lý pháp chế dé tạo điều kiện tốt nhất cho các phòng nghiệp

vụ tiễn hành công việc

- Phòng tái bảo hiểm: Đây là phòng ban trực tiếp tham mưu cho Tổnggiám đốc các vấn đề liên quan tới nhượng tái, đồng thời xây dựng, quản lýthực hiện các phương án nhượng tái bảo hiểm đối với các nghiệp vụ yêu cầu

2.1.2.2 Quy mô nhân lực

Trong bat cứ nền kinh tế nào, nguồn nhân lực là giá trị cốt lõi và yếu tốquyết định sự phát triển của doanh nghiệp không một Doanh nghiệp nào cóthể hoạt động mà thiếu đi sự có mặt của nguồn nhân lực Nhat là trong thời kỳkinh tế phát triển nhanh hiện nay, trình độ nguồn nhân lực càng ngày càngđược nâng cao, con người không ngừng học hỏi, trau dối kiến thức đề tăng giátrị của bản thân, do đó dé thu hút được nhân lực giỏi và có chuyên môn cao,

các doanh nghiệp đã và đang xây dựng những chính sách mang tính ưu đãi

cao dé thu hút nhân tài, đồng thời không ngừng dao tạo bồi dưỡng đội ngũ cán

bộ, nhân viên dé từ đó giúp DN nâng cao khả năng phát triển cũng như nănglực thích nghỉ với thị trường đầy biến động và cạnh tranh cao hiện nay

Trang 33

Nguồn nhân lực chất lượng của Công ty từ khắp các vùng miền khác

nhau trên dat nước Bảo Việt luôn ý thức được giá tri của mỗi cá nhân vê đóng

góp vào quá trình tạo ra thành công, không phân biệt vị trí, độ tuổi, dân tộc

Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt giai đoạn

2018-lI Phân loại theo giới tinh

(Nguồn: Ban nhân sự Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt)

Trong những năm gần đây, đội ngũ công nhân viện và cán bộ kỹ thuật của

công ty có tăng lên Đến năm 2022 số lao động thường xuyên của công ty là

3530 người, tăng 65 người so với 2021 Về cơ cấu lao động, năm 2022 tỷ lệ laođộng Nam chiếm 52,1% lao động Nữ 47,8% So với 2020 số lượng lao động

Trang 34

nam đã tăng 70 người tương đương tăng 4%, trai lại ty lệ nữ giảm 1,5% so với

2020 Có thể thấy tỷ lệ lao động nam nữ luôn giữ ở trạng thái tương đối cân bằnggiúp đảm bảo sự bình đăng về giới tính đối với nguồn nhân lực trong công ty

Phan lớn lực lượng lao động của Bảo Việt đều có trình độ học vấn cao,

băng chứng là có thể thấy trong cả 4 năm, tỷ lệ lao động có trình độ đại họchoặc trên đại học chiếm tới hơn 90%, trình độ cao đăng chỉ chiếm 3,4% vàtrình độ khác chiếm khoảng hơn 9%, đã cho thấy công ty không chỉ thu hútđược nguồn nhân lực có trình độ cao mà còn đang nâng cao hơn tiêu chí tuyểndụng nhân sự đầu vào, qua đó góp phần nâng cao hoạt động quản lý và kinh

doanh của công ty.

Xét về cơ cau độ tuổi, có thé thay trong khoảng năm 2019 tỷ lệ lao độngtrẻ của công ty chỉ chiếm có 27% lao động có độ tuổi dưới 30, đa số nhân sự

là lao động ở độ tuôi trung niên với hơn 54% và lao động từ 50 tuổi trở lênchiếm dưới 10% Cho đến năm 2022, lực lượng lao động có độ tuổi dưới 30tại Tổng công ty Bảo Việt có xu hướng gia tăng, cho thấy công ty đang tậptrung hướng đến nguồn lao động trẻ, giàu nhiệt huyết dé góp phan đưa công tytiến xa hơn nữa trong quá trình hội nhập phát triển hiện nay

2.1.3 Linh vực hoạt động

Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt đang hoạt động trên nhiều lĩnh vựcbảo hiểm khác nhau Các lĩnh vực hoạt động của Công ty được quy định dựatrên luật Kinh doanh bảo hiểm, bao gồm:

- Hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc

- Thực hiện các dịch vụ điều tra, tính toán phân bô tồn that

- Đầu tư tài chính như kinh doanh chứng khoán, trái phiếu chính phủ.

- Kinh doanh tái bảo hiêm đôi với một sô các nghiệp vụ, bao gôm cả nhận và nhượng tái.

Trang 35

2.1.4 Tình hình kinh doanh của Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt

(2019-2022)

2.1.4.1 Đối tác kinh doanh

Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt là một trong những Doanh nghiệp bảo

hiểm Việt Nam dẫn đầu về việc phát triển và duy trì mạng lưới quan hệ hợp

tác Bảo Việt có quan hệ hợp tác chặt chẽ và lâu dài với nhiều nhà tái bảo

hiểm hàng đầu thế giới như Zurich, Swiss Re, Munich Re, QBE, ACR, Ping

An, PICC Day là su đảm bảo an toàn tối ưu cho các khách hang vi BaoViệt chỉ giữ lại mức trách nhiệm tối đa trên mỗi rủi ro riêng lẻ không quá 30%

vốn chủ sở hữu Phần lớn rủi ro liên quan tới các tài sản, công trình của khách

hàng đã được chuyền giao cho các kênh tái bảo hiểm quốc tế có xếp hạng cao.Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt cũng tự hào là doanh nghiệp bảo hiểm duynhất trên thị trường Việt Nam đã ký kết các Hợp đồng tái bảo hiểm có định có

tng giá trị trong đương 500 triệu đôla Mỹ với Lloyd’s Syndicate — một trong

những thị trường tái bảo hiểm hàng đầu thế giới Ngoài ra, Bảo Việt còn duytrì mối quan hệ hợp tác mật thiết với các nhà môi giới quốc tế có uy tín như

Marsh, AON, Willis

Với bề dày lịch sử hoạt động của Tập đoàn Bảo Việt và mạng lưới quan

hệ hợp tác rộng khắp, Bảo hiểm Bảo Việt đã tiến hành ký hợp tác toàn diện,

hợp đồng dài hạn với các đối tác lớn

2.1.4.2 Khách hàng kinh doanh

Với mục tiêu duy trì phát triển quy mô song hành đây mạnh phát triểnsản phẩm mới, phát triển kênh phân phối và hoàn thiện dịch vụ khách hang,Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt đã có một mạng lưới khách hàng thân thiết

và rộng khắp

Bảo hiểm Bảo Việt cũng trở thành nhà bảo hiểm cho dịch vụ cháy nôbắt buộc cho các hạng mục du lịch lớn như hệ thống nghỉ dưỡng Movenpick,

hàng loạt các cụm công nghiệp lớn trên cả nước.

Có thể thấy trong bối cảnh thị trường tiếp tục cạnh tranh gay gắt, nhưngvới uy tín, năng lực tài chính vững mạnh và vị thế nhà bảo hiểm dẫn đầu thịtrường, Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt đã được hầu hết khách hàng lựa

chọn và trở thành đơn vị bảo hiểm ở hầu khắp các lĩnh vực trọng yếu.

Trang 36

2.1.4.3 Tình hình hoạt động và kinh doanh

Những năm gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, nhiều

doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nói chung và Bảo hiểm Bảo Việt nói

riêng đã va đang nắm bat được thời cơ dé triển khai tối đa những sản pham

Kết quả kinh doanh

(Nguồn: Tổng công ty Bảo Hiểm Bao Việt)

Năm 2019 và 2020 do ảnh hưởng của đại dịch nên kết quả kinh doanh

vẫn chưa thực sự cao Lần lượt ở con số 3.273 và 3.455 tỷ dong.

Sang đến năm 2021 sự nhảy vọt về tổng doanh thu phí bảo hiểm khiCovid 19 đã được đấy lùi 1 phần Bên cạnh đó Bảo hiểm Bảo Việt đã cho ramắt nhóm sản phẩm mới bao gồm Bảo hiểm Du lịch (Travel Easy), Bảo hiểmTrễ chuyến bay (Flight Easy), Bảo hiểm Thiết bị điện tử (Gadget Easy) vàBảo hiểm hàng hóa (E-cargo Policy) trên nền tảng ứng dụng công nghệ 4.0

Khách hàng sẽ hoàn toàn chủ động trong việc mua, đăng ký, quản lý và theo

dõi các đơn hàng bảo hiểm của mình thông qua phần mềm trực tuyến Việc

yêu cầu bảo hiểm cũng dé dàng và nhanh gọn hơn khi các thủ tục đều được

thực hiện trên nền tảng công nghệ mới Đặc biệt, đối với sản phẩm bảo hiểm Trễ chuyến bay (Flight Easy), khách hàng sẽ ngay lập tức nhận được bồi

thường khi có thông báo từ hệ thống với vài bước cung cấp thông tin trựctuyến mà không cần phải chờ đợi hay nộp nhiều loại hồ sơ giấy tờ Từ việcứng dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh bảo hiểm, các gói bảo hiểm dần

Trang 37

trao tặng.

2.2 Thực trạng khai thác Bảo hiểm Cháy nỗ bắt buộc tai Tổng công tyBảo hiểm Bảo Việt

2.2.1 Sản phẩm Bảo hiểm cháy nỗ bắt buộc tại Việt Nam

Bao hiểm cháy né bắt buộc là hình thức bảo hiểm cho các rủi ro cháy

no theo quy định bắt buộc của Nhà nước tại thông tư số 220/2010/TT —

BTC ngày 30/12/2010 của Bộ Tài chính.

Bảo hiểm sẽ bồi thường cho những thiệt hại vật chất bất ngờ xảy rađối với những tài sản được bảo hiểm gây ra bởi các rủi ro cháy, nô.

Hiện tại có rất nhiều doanh nghiệp đã triển khai nghiệp vụ bảo hiểmnày tại Việt Nam, nhưng thị phần chủ yếu của loại hình bảo hiểm này vẫnnằm trong tay những “ông lớn” trong ngành bảo hiểm

Bảng 2.3: Thị phần Bảo hiểm Cháy, nỗ bắt buộc trong giai đoạn 2017-2021

Ngày đăng: 30/05/2024, 14:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w