1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Thực trạng kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Công ty bảo hiểm Mic Thủ Đô

66 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂNKHOA BẢO HIẾM

Dé tai: THUC TRANG KINH DOANH HANG HOA XUAT

NHAP KHAU VAN CHUYEN BANG DUONG BIEN TAI CONG TYBAO HIẾM MIC THỦ ĐÔ

Họ và tên sinh viên : Kim Thị Hạnh Phương

: 11194204

Lớp : Bảo hiểm 61B

Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Thị Hải Đường

Hà Nội, 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan chuyên đề này là sự nghiên cứu độc lập của bản thân, sốliệu và kết quả nghiên cứu trong bài viết là hoàn toàn trung thực và chưa từng được

sử dụng hoặc công bồ trong bất kỳ công trình nào khác, các thông tin trích dẫn

trong bai việt đêu được ghi rõ nguôn gôc.

Dé thực hiện chuyên dé này tôi đã tự mình nghiên cứu, tìm hiệu các vân đê,vận dụng kiên thức đã học, trao đôi với giảng viên hướng dân và các bạn học, đêhoàn thành.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2023Sinh viên

Kim Thị Hạnh Phương

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC TỪ VIET TAT

DANH MỤC BANGDANH MỤC SO DO

0980067100055 — 1

CHUONG 1: LÝ LUẬN CHUNG VE BẢO HIẾM HANG HÓA XNK VAN

CHUYEN BẰNG DUONG BIỂN s<-s<ssevssevseerserssersserssrrssrssers 41.1 Vận tải đường bién trong hoạt động thương mại quốc tế và sự cần thiếtl8 81) 0101357 ).).).)).) 41.1.1 Vận tải đường biên trong hoạt động thương mại quốc tế 41.1.1.1 Sự cần thiết của Bảo hiỂm -+-©c+©ce+ccscerterkerrsrerred 51.1.2 Vai trò của bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyên băng đường biển 61.2 Bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biễn 71.2.1 Rủi ro và tôn thất trong bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển băngAON g DEEN XNGGAậ 8 7

LQ DD, COC 1Ut in 7

1.2.1.2 CGC tO nan 8

1.2.2 Các điều kiện bảo hiểm - -52c-cc+ctccEktrrrrrtrrrrrtrrerrrkrrrre 101.2.2.1 Điều kiện bảo hiểm C -. -cccc+ccccccsccverrrrverrrrreerrre 101.2.2.2 Điều kiện bảo hiểm B (ICC- B) - 2 2+ccceceEerersrres 121.2.2.3 Điều kiện bảo hiểm A (ICC- A) - 2-52 2+c+eeceEererzrres 121.2.2.4 Điều kiện bảo hiểm cho những rủi ro đặc biệt 13

1.2.3 Đối tượng và hợp đồng bảo hiểm 2 2 2+£E+Ez+Ezzrxerxee 141.2.3.1 Đối tượng bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm, người được bảo

ro RE aa 141.2.3.2 Hợp đông bảo hiỂm coccccccceccessessesssessessesssessessessesssesseesecsesssesseeses 15

1.2.3.3 Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm -: 17

1.2.4 Qui trinh trién khai nghiép vu bao hiém hang hoa XNK van chuyén

băng đường bien ooo ceccscecsessecssessessessecsscssessessvcssessessessecssessessessesaneeseeses 19

D.2.4.1 KNOG NGC nga 19

Trang 4

1.2.4.2 Giám định tổn thGteccccccccccccccscccscscscsssssscsvsvsvevecesesesesescsvsvavseneeees 221.2.4.3 Bồi thường tổn thAteccecccccceccecsessesssessessesseessessessessuessessessessseeseeses 23

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động triển khai, nghiệp vụ bảo hiểm hàng

hóa XNK vận chuyển bằng đường biễn - 5-2 ssessessscssess 25

1.3.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hoạt động khai thác - + 25

1.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hoạt động giám định, bôi thường 25

CHUONG 2: THỰC TRANG TRIEN KHAI NGHEP VU BẢO HIEM HÀNGHOA XNK VAN CHUYEN BANG DUONG BIEN TAI CONG TY BAO

HIEM 80/)10690.0069010007377 262.1 Giới thiệu về công ty bảo hiểm MIC Thủ Đô -. - 5< 262.1.1 Lịch sử ra đời của Công ty Bảo hiểm Quân đội — MIC Thủ Đô 262.1.2 Cơ cau tô chức hoạt động của MIC Thủ Đô - 2-5252 262.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của MIC Thủ Đô - 282.2 Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vậnchuyển bằng đường bién tại MIC Thủ Đô .-5-s°sscssecsecssese 312.2.1 Công tác khai thác bảo hiểm 2- 2 2252+E£Ee£EeEEeEersrreres 31

3.1 Dinh hướng kinh doanh bảo hiểm hang hóa XNK vận chuyển bằng

đường biển của MIC Thủ Đô trong thời gian tới . c 5 < 48

3.1.1 Định hướng, mục tiêu phát triển kinh doanh của Công ty Bảo hiểm

MIC Thu DO 111557 48

3.1.2 Dinh hướng, mục tiêu phát trién kinh doanh bảo hiểm hang hóa XNK.vận chuyên bằng đường biển của MIC Thủ Đô trong thời gian tới 49

Trang 5

3.2 Các giải pháp phát triển bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằngđường biển tại MIC Thủ Đô 22s ssssessexssrsrssessrrssrsscse 503.2.1 Nâng cao kết quả và hiệu quả công tác khai thác - . 503.2.1.1 Về công tác khách hàng -ccc5c2ce+cccecxcsreerserxees 50

3.2.1.2 Phát triển kênh phân phối -+- 2c ©5©ce+c+cectczrrrsereees 51

3.2.2 Thực hiện tốt khâu giám định, bồi thuOng 2-2 252 52

3.2.2.1 Giám định s- 5c St SE T221 re 52

3.2.2.2 BOL NUON Na 52

3.2.3 Công tác chống trục lợi bảo hiểm ¿ 22 2 x+zEzEzzzxsrxrred 533.2.4 Công tác dé phòng hạn chế tổn thất - 2-2 5z+sz+cs+cxszsz 543.3 Một số kiến nghị với các cơ quan về hoạt động kinh doanh bao hiểm

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIET TAT

Từ viết tắt Nội dungXNK Xuất nhập khẩu

HĐBH Hợp đồng bảo hiểm

DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm

GTBH Giá trị bảo hiểm

STBH Số tiền bảo hiểm

TBH Tái bảo hiểm

MGBH Môi giới bảo hiémTTC T6n thất chung

TTR Tổn thất riêng

TTTB Tổn thất toàn bộTTBP Ton thất bộ phận

GDV Giam dinh vién

BTV Bồi thường viên

YCBH Yêu cầu bảo hiểm

CBNV Cán bộ nhân viênCBKTCán bộ khai thác

Trang 7

DANH MỤC BANG

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của MIC Thủ Đô (2018 — 2022) 29Bảng 2.2 Doanh thu bảo hiểm theo nghiệp vụ tai MIC Thủ Đô (2018 — 2022) 30Bảng 2.3 Tình hình hoàn thành kế hoạch về doanh thu bảo hiểm hàng hóa XNK

vận chuyền bằng đường bién tại MIC Thủ Đô (2018-2022) 34

Bảng 2.4 Kết quả thực hiện khai thác bảo hiểm hang hóa XNK vận chuyền bangđường biển của MIC Thủ Đô (2018-2022) - ¿+ 2+£+£++£xezEzrerxerxeee 35Bang 2.5 Kết quả thực hiện khai thác bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyên bằngđường biển theo loại kênh phân phối của MIC Tràng An (2018-2022) 36Bang 2.6 Các khoản chi khai thác bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằngđường biển tại MIC Thủ D6 (2018-2022) + 2+ 5¿+++£++£xt£xrzEzrxerxerxeee 37Bang 2.7 Hiệu quả công tác khai thác bảo hiểm hang hóa XNK vận chuyền bangđường biển của MIC Thủ Đô (2018-2022) 2- ¿+ 2+£+£++£xezEzrerxerseee 38Bang 2.8 Tình hình giám định bảo hiểm hang hóa XNK vận chuyển bằng đườngbiển tại MIC Thủ Đô (2018 — 2022) ¿2+ £+2E+EE++E2EEEEEEEEerErrrrrkerkeee 40Bảng 2.9 Tình hình giải quyết khiếu nại bồi thường bảo hiểm hàng hóa XNK vậnchuyên bằng đường biển tại MIC Thủ Đô (2018-2022) 5: 52522 42Bảng 2.10 Chi bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyên bằngđường biển tại MIC Thủ Đô (2018-2022) ¿- 2-2 5¿+s++E++Ext£xczEerxerxerseee 43Bảng 2.11 Kết quả, hiệu quả hoạt động khai thác bảo hiểm hang hóa XNK vận

chuyền bằng đường biển của MIC Thủ D6 (2018-2022) -2- 2 s52 44

Bảng 2.12 Kết quả, hiệu quả hoạt động giám định, bồi thường bảo hiểm hàng hóaXNK vận chuyền bằng đường biên của MIC Thủ Đô (2018-2022) 44

DANH MỤC SƠ ĐÒ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của MIC Thủ Đô 27

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những thập kỉ gần đây, thương mại quốc tế ngày càng được coi trọng

và đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của mỗi nên kinh tế và giao thương

buôn bán giữa các quốc gia trên thế giới Nhờ thương mại quốc tế, các nước sẽ cảithiện được sức mạnh kinh tế, đồng thời cải thiện luôn mức sông của người dân.Ngày nay, hoạt động thương mại quốc tế về hàng hóa đang diễn ra rất sôi nổi kéotheo dịch vụ vận chuyên nói chung và vận chuyên hàng hóa XNK bằng đường biênnói riêng ngày càng phát triển.

Đất nước Việt Nam chúng ta, với đường bờ biển Việt Nam dài gần3400km, đường biên được trải dài từ Bắc vào Nam Bởi đa phan các tỉnh tại ViệtNam đều giáp biển nên có rất nhiều cảng biển được xây dựng với quy mô lớn vàtrở thành nơi cập bến của nhiều tàu lớn trên thế giới Đường biển đã mở ra thịtrường buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia trên thế giới một cách thuậnlợi Theo thời gian, đường biển đang cho thấy là một đường vận chuyền tốt, đặcbiệt là di chuyền những lô hàng lớn đi đến các vùng thuộc quốc gia có tiếp giápbiển Thực tế cho thấy với việc các chuyến tàu hàng di chuyền trên biển ngày càngnhiều lên làm tăng tần suất qua lại giữa các vùng bién tăng lên đáng kể, điều đó hỗ

trợ giao thương cho các nên kinh tê toàn câu tôt lên.

Thực tế cho thay, mỗi năm có hơn 80% tổng lượng hàng hóa được vậnchuyên giữa các nước bằng đường biển Mặc dù vận chuyên đường biển Là phươngthức vận tải hàng hóa rất được đánh giá cao về mức độ an toàn, thế nhưng cũngkhông thê phủ nhận rằng nó vẫn tiềm ân những rủi ro mà con người nên biết tới,từ đó đưa ra những giải pháp phòng tránh nhằm giảm thiểu tối đa nhất các thiệt hại

về mình Do đó, sự ra đời và phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNKbằng đường biển đã giúp các nhà xuất nhập khâu yên tâm mở rộng quy mô hoạt

động, đảm bảo khả năng tài chính, én định được hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp, tránh phá sản khi có rủi ro xảy ra đồng thời day nhanh quá trình

thu hút von dau tư nước ngoài.

Việt Nam đang trên con đường hiện đại hóa nền kinh tế với sự phát triển

mạnh mẽ của tất cả các thành phần kinh tế Đặc biệt, sau khi Việt Nam ra nhập

WTO, FTA, ASEAN càng hội nhập vào nền kinh tế quốc tế nhiều thì hoạt độngxuất nhập khẩu diễn ra càng mạnh mẽ hơn Điều này chứng tỏ một tiềm năng lớnvề việc vận chuyên hàng hóa XNK cũng như tiềm năng trong việc khai thác bảohiểm hàng hóa hàng XNK vận chuyên bằng đường bién sẽ đầy hứa hẹn Song ở

Trang 9

Việt Nam hiện nay khi triển khai nghiệp bảo hiểm này còn gặp rất nhiều khó khăn

và vấn đề đặt ra cần phải giải quyết đặc biệt là về công tác nâng cao hiệu quả khai

thác kinh doanh nghiệp vụ Vậy làm thé nào dé giải quyết những van dé đó?

Trong thời gian thực tập tại Công ty bảo hiểm MIC Thủ Đô em thấy răng đâylà nghiệp vụ còn khá nhiều tiềm năng dé công ty tiếp tục day mạnh mở rộng côngtác khai thác và đây cũng là một trong những chiến lược phát triển bền vững lâudài của MIC Thủ Đô nên em đã lựa chọn đề tài “Thực trạng kinh doanh hàng

hóa xuất nhập khẩu vận chuyén bằng đường biển tại Công ty bảo hiểm Mic

Thi Đô” dé làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

“> Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở hệ thống hóa các lý luận cơ bản về công tác khai thác bảo hiểmhàng hóa XNK vận chuyên bằng đường biển cùng các số liệu kết quả đã thu thậpđược từ MIC Thủ Đô, chuyên sẽ đề đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm góp

phần xây dựng chiến lược cho hoạt động khai thác bảo hiểm hàng hóa XNK vậnchuyên bằng đường biển một cách hiệu quả hơn trong thời gian tới.

* Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu hoạt động kinh doanh XNK hàng hóa vận chuyển bằng đườngbiển của Công ty bảo hiểm MIC Thủ Đô, các rủi ro thường xảy ra và cácphương pháp hạn chế rủi ro và phòng chống trục lợi đối với hoạt động này.

- Phân tích, đánh giá thực trạng việc sử dung các phương pháp hạn chế rủi rovà phòng chống trục lợi trong hoạt động kinh doanh XNK của Công ty bảohiểm MIC Thủ Đô.

- Dua ra các giải pháp chủ yếu và cụ thé để Công ty bảo hiểm MIC Thủ Đôcó thê ứng dụng thành công và các phương pháp hạn chế rủi ro và phòng chống

trục lợi trong hoạt động kinh doanh của mình.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác khai thác nghiệ vụ bảo hiểm

hàng hóa XNK vận chuyền bằng đường biển tại MIC Thủ Đô qua các kênh phânphối gắn với tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty.

“+ Pham vi

- Pham vi không gian: nghiên cứu tai công ty bao hiểm MIC Thủ Đô.

Trang 10

- Pham vi thời gian: nghiên cứu tình hình hoạt động khai thác bảo hiểm hàng

hóa XNK vận chuyền bằng đường biên giai đoạn 2018-2022.

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn sử dụng một số phương phápnghiên cứu chủ yếu sau: phương pháp thu thập thông tin, phương pháp thống kê,

phương pháp phân tích và đánh giá Thông tin được thu thập từ các phòng, ban,

qua cán bộ nhân viên tại Công ty bảo hiểm MIC Thủ Đô.

Trang 11

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VE BẢO HIEM HÀNG HÓA XNKVẬN CHUYEN BANG DUONG BIEN

1.1 Vận tai đường bién trong hoạt động thương mai quốc tế và sự cần thiết

của bảo hiểm

1.1.1 Vận tải đường bién trong hoạt động thương mại quốc tế

Trong hoạt động thương mại Quốc tế chắc han không thé thiếu khâu vậnchuyên hàng hóa Vận tải Quốc tế và thương mại Quốc tế có mối quan hệ mật thiết,gan bó với nhau Vận tải được phát triển trên cơ sở sản xuất và trao đổi hàng hóavà giao thông vận tải phát triển sẽ thúc day sản xuất phát triển, tạo điều kiện thuận

lợi cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ Quốc tế, tự do thương mại.

Ngày nay, ngành vận tải đang được đa dạng hóa, với nhiều phương tiện vậntải: đường biến, đường sắt, đường hang không, đường 6 tô, đường sông Là mộttrong những phương thức vận tải Quốc tế, vận tải đường biển đóng vai trò quan

trọng nhất trong việc vận chuyên hàng hóa ngoại thương, nó chiếm tới 2/3 tổngkhối lượng hàng hóa vận chuyên hién nay vì vận tải biển chi phí ít nhất.

Vận tải đường biển là hình thức vận tải sử dụng kết cau hạ tang và nhữngphương tiện vận tải biển (tàu biển, các thiết bị xếp dỡ, ) Sử dụng những vùngbiển gắn liền với những tuyến đường nối với các quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc cáckhu vực thuộc phạm vi quốc gia Những mặt hàng khác nhau sẽ có từng phươngthức vận tải riêng dé có thé đảm bảo được chất lượng hàng hoá như vận chuyền

chất lỏng, chat hoá học,

Chúng ta đang được sống trong một thời kỳ mà quá trình phân công laođộng Quốc tế đang diễn ra hết sức sâu sắc Thực tế cho thấy, không một quốc gia

nao có thé tồn tại và phát triển nếu tự cô lập mình không quan hệ với kinh tế thế

giới Thương mại quốc tế trở thành van dé sống còn vì nó cho phép thay đôi cơcau sản xuất và nâng cao khả năng tiêu dùng của dân cư một quốc gia Đây là hoạtđộng mua bán hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia với nhau nham thúc đây nềnsản xuất hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, từng bước nâng cao đời sốngcho người dân, nhờ đó con người có khả năng sử dụng vượt xa khả năng sản xuất

của mình Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 14/12/2022, trị giáxuất nhập khẩu là 698,5 tỷ USD Cột mốc 700 tỷ USD được ghi nhận vào ngày15/12/2022 Trong những năm qua, xuất nhập khâu hàng hóa của Việt Nam đã cóbước tiến mạng mẽ về mặt quy mô và tốc độ Tổng giá trị xuất nhập khẩu hànghóa trong 20 năm (giai đoạn 2002-2021) của Việt Nam đã đạt con số 5.146 tỷ USD.Trong đó, chỉ tính riêng 10 năm từ năm 2012 đến năm 2021, tổng trị giá xuất nhập

Trang 12

khẩu của nước ta đạt 4.110 tỷ USD, cao gấp gan 4 lần xuất nhập khẩu của 10 năm

trước cộng lại.

Từ trên cho thay xuất nhập khâu là thé lực to lớn chi phối nền kinh tế thégiới và mang lại giá trị sử dụng cho nền kinh tế quốc tế thông qua hoạt động muabán, nó làm thay đổi cơ cấu tích lũy và tiêu dùng của các tầng lớp dân cư khác

nhau trong xã hội Đồng thời XNK giúp cho thương mại trong nước phát triển, làm

tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, giảm giá cả hàng hóa dịch vụ, nâng

cao chất lượng sản phẩm dịch vụ 1.1.1.1 Sự cần thiết của Bảo hiểm

Vận chuyền hang hóa XNK bằng đường biển thường gặp rất nhiều rủi rotiềm an không lường trước được từ các rủi ro khách quan lẫn chủ quan do conngười gây ra., đặc biệt là những rủi ro mang tính thảm hoa gây ra tốn thất rất lớnthì chủ tàu và chủ hàng đều sẽ gặp rất nhiều khó khăn về tài chính trong việc khắcphục hậu quả do các rủi ro đó gây ra nếu không có các khoản bù đắp thiệt hại kịp

thời từ các nhà bảo hiểm Có thể kể đến một vài mối rủi ro sau:

Một là, điều kiện tự nhiên là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quátrình giao thông vận tải đường biển Thời tiết, khí hậu trên biển đều ảnh hưởngtrực tiếp đến vận chuyền bằng biển Mặc dù, khoa học kỹ thuật ngày càng pháttriển và có thể dự báo thời tiết, nhưng rủi ro vẫn có khả năng xảy ra, những rủi rodo thiên tai bat ngờ có thê xảy ra như bão, sóng than, lốc và có thé xảy ra bat cứlúc nào đối với hàng hóa XNK được vận chuyền bằng đường biển.

Hai là, ngày nay con người ngày càng sử dụng nhiều hơn các phương tiệnmáy móc khoa học kỹ thuật tiên tiến trong hoạt động của mình Nhưng dù máymóc hiện đại chính xác đến đâu cũng không tránh khỏi trục trặc về kỹ thuật như:

trục trac của chính con tàu, kỹ thuật dự báo thời tiết, các tín hiệu điều khién từ đất

lién, Từ đó gây ra đồ vỡ, mat mát hàng hóa trong quá trình XNK.

Ba là, khi đi vào những vùng biên có nhiều hải tặc hàng hóa cũng có thể bị

mat trộm, mat cap, bi cướp, hoặc bi thiệt hai do chiến tranh, Việc tham gia bảo

hiểm hàng hoá XNK vận chuyên bằng đường biển sẽ trở thành một nhu cầu cầnthiết vì hàng hoá XNK thường là những hàng hoá có giá trị cao, những vật tư rấtquan trọng với khối lượng rất lớn dé có thé giảm bớt thiệt hai do các rủi ro có thé

Trang 13

Theo hợp đồng vận tải người chuyên chở chỉ chịu trách nhiệm về tốn thất của hànghoá trong một phạm vi và giới hạn nhất định Trên vận đơn đường biên, rất nhiềurủi ro các hãng tàu loại trừ không chịu trách nhiệm, ngay cả các công ước quốc tếcũng quy định mức miễn trách nhiệm rất nhiều cho người chuyên chở (Hague,Hague Visby, Hamburg ) Vì vậy các nhà kinh doanh phải tham gia bảo hiểmhàng hoá XNK vận chuyền bang đường biển.

Nam là, việc tham gia bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyên bằng đường đã

trở thành một tập quán, thông lệ quốc tế trong hoạt động ngoại thương vì đây làhoạt động đã có lịch sử từ rất lâu đời.

Vì vậy, sự ra đời và việc tham gia bảo hiểm cho hàng hoá XNK vận chuyênbằng đường biển trở thành một nhu cầu rat cần thiết.

1.1.2 Vai trò của bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biến

Do đặc điểm của vận tải biển tác động đến sự an toan cho hàng hoá đượcchuyên chở là rất lớn Vì vậy vai trò của bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyên bằngđường biển càng được khang định rõ nét :

Thứ nhất, giảm bớt rủi ro cho hàng hoá do hạn chế tổn thất nhờ tăng cườngbao quản kiểm tra đồng thời kết hợp các biện pháp đề phòng và hạn chế tôn that.

Thứ hai, bảo hiểm hàng hoá XNK bằng đường biển cũng đem lại lợi íchcho nền kinh tế quốc dân, góp phan tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ cho nhà nước.Khi các đơn vị kinh doanh XNK nhập hàng theo giá FOB, CF, xuất theo giá CIF,CIP sẽ tạo ra khả năng cạnh tranh của bảo hiểm trong nước với nước ngoài Nhờcó hoạt động bảo hiểm trong nước các chủ hàng không phải mua bảo hiểm ở nước

ngoài, nói cách khác là không phải xuất khẩu vô hình.

Thứ ba, khi các công ty có tôn thất hàng hoá xảy ra sẽ được bồi thường mộtsố tiền nhất định giúp họ bảo toàn được tài chính trong kinh doanh.

Thứ tư, nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên tham gia bảo hiểm đã trở thànhnguyên tắc thê lệ và tập quán trong thương mại quốc tế Nên khi hàng hoá XNKgặp rủi ro gây ra tôn thất các bên tham gia sẽ được công ty bảo hiểm giúp đỡ về

mặt pháp lý khi xảy ra tranh chấp với tàu hoặc các đối tượng có liên quan.

Như vậy, việc tham gia bảo hiểm cho hàng hoá XNK vận chuyển bằngđường bién là rất quan trọng và ngày càng khẳng định vai trò của nó trong thương

mại quôc tê.

Trang 14

1.2 Bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường bién

1.2.1 Rui ro va tốn thất trong bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng

đường bién

1.2.1.1 Các rủi ro

Rui ro trong bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyền bằng đường bién là những

tai nan, tai hoạ, sự cô xảy ra một cách bất ngờ ngẫu nhiên hoặc những mối đe doạ

nguy hại, khi xảy ra sẽ gây lên tổn thất cho đối tượng được bảo hiểm Người ta có

thể phân loại rủi ro dựa trên các căn cứ khác nhau:

s* Theo nguyên nhân, rủi ro được chia ra lam 3 loại:

Loại 1: Rui ro do thiên tai gây ra: là những hiện tượng như biển động, bão,

loc, sét, thời tiét quá xâu mà con người không thê lường trước được.

Loại 2: Rủi ro do tai nạn bất ngờ trên biển: tàu bị mắc cạn, dam, phá hủy,cháy, nổ, mắt tích, đâm va với tàu hoặc một vật thể cô định hay di động khác khôngphải là nước gây phá hoại của thuyền trưởng và thủy thủ trên tàu

Loại 3: Rủi ro do hành động của con người gây ra: trộm, cắp hàng, hàng bịmắt do cướp, xảy ra chiến tranh, đình công hay hàng bị bắt giữ, tịch thu

s* Theo nghiệp vụ bảo hiểm, rủi ro được chia làm 3 loại:

Loại 1: Những rủi ro thông thường được bảo hiểm: Là rủi ro được bảo hiểmtrong những điều kiện bảo hiểm hàng hóa thông thường Bao gồm các rủi ro như:mắc cạn, chìm tàu, cháy, đâm va, mất tích, ném hàng lên xuống biển và các rủi rophụ như rách, vỡ, gi, bẹp, gây hại, gây ban vào hàng hóa khác, ngắm nước mưa,

hành vi ác ý như trộm cap, cướp, móc câu

Loại 2: Những rủi ro không được bảo hiểm: là những rủi ro không đượcbảo hiểm trong mọi trường hợp: buôn lậu, tịch thu, phá bao vây, các hành vi sailầm cố ý của người tham gia bảo hiểm, nội tỳ, bao bì không đúng quy cách, viphạm thể lệ XNK hoặc vận chuyên tram ché làm mat giá trị thị trường, sụt giá, tàu

không đủ khả năng đi biển, tàu đi chệch hướng, chủ tàu mất khả năng tàichính Loại này thường do hành vi cố ý của thuyền trưởng, thúy thủ và những

người khác có liên quan đên hao hụt tụ nhiên.

Loại 3: Những rủi ro đặc biệt: là những rủi ro loại trừ đối với bảo hiểmhàng hóa XNK vận chuyên bang đường biển Đó là các rủi ro đặc biệt, phi hànghải như chiến tranh, đình công, bạo loạn Các rủi ro này chỉ được bảo hiểm nếu

có mua riêng, mua thêm Khi chỉ mua bảo hiểm hàng hóa XNK với các điều kiện

cơ bản thì những rủi ro này bị loại trừ Trong trường hợp chủ hàng yêu cầu, rủi ro

Trang 15

chiến tranh sẽ được nhận bảo hiểm kèm theo rủi ro thông thường được bảo hiểmvới điều kiện trả thêm phụ phí đặc biệt.

Các rủi ro được bảo hiểm phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra ton thất Việcphân biệt nguyên nhân trực tiếp hay nguyên nhân gián tiếp có vai trò rất quan trọngđể xác định rủi ro gây ra tôn thất có phải là rủi ro được bảo hiểm hay không Nhữngton thất nào có nguyên nhân trực tiếp là rủi ro được bảo hiểm gây ra mới được bồi

1.2.1.2 Các tôn thất

Tổn that trong bảo hiểm hàng hoá XNK bang đường bién là những hư hỏng,

thiệt hại của hàng hoá được bảo hiểm do rủi ro gây ra Căn cứ vào quy mô, mứcđộ tốn thất có hai loại là ton thất bộ phận và tổn thất toàn bộ.

a Ton thất bộ phận

Là sự mat mát một phần đối tượng bảo hiểm thuộc một hợp đồng bảo hiểmnhưng chưa ở mức độ tốn thất hoặc giảm hoàn toàn.

Tén thất bộ phận được chia ra làm 4 trường hợp sau:

+ Giảm về số lượng như: số bao, số kiện hay hàng hóa bị cuốn trôi.

+ Giảm về trọng lượng: Hàng hóa còn nguyên nhưng bao bì bị mốc rách

làm cho giá tri bị giảm so với ban dau.

+ Giảm về giá trị: Số lượng và trọng lượng của hàng hóa còn nguyên nhưng

giá trị thì không còn được như lúc đầu.

+ Giảm về thé tích như xăng, dầu bị rò, ri.

Tén thất toàn bộ thực tế được chia ra làm 4 trường hợp sau:

+ Hàng hóa bị hủy hoại hoàn toàn: tàu bi tai nan, hàng bị rớt xuống biển makhông lay lại được.

+ Hàng hóa bị tước đoạt không lấy lại được: gặp cướp biến.

Trang 16

+ Hàng hóa không còn là vật thể được bảo hiểm: hàng hóa bị mắt đi giá trị

thương mại hoặc công dụng của nó.

+ Hàng hóa ở trên tàu được tuyên bồ là mất tích: tàu được tuyên bố mắt tích

trong một khoảng thời gian nao đó và không nhận được tin tức.

Loại 2: Tổn thất toàn bộ ước tinh

Là trường hợp đối tượng bảo hiểm bị thiệt hại, mất mát chưa tới mức độ

toàn bộ thực tế, nhưng không thể tránh khỏi tôn thất toàn bộ thực tế, hoặc nếu bỏ

thêm chi phí cứu chữa thì chi phí cứu chữa có thé bằng hoặc lớn hơn giá trị bảo

hiểm Khi gặp trường hợp này tốt nhất chủ hàng sẽ thông báo từ bỏ lo hàng và bảohiểm phải bồi thường tổn thất cho các bên và quyền sở hữu lô hàng này thuộc vềbảo hiểm.

Căn cứ vào quyền lợi và trách nhiệm của chủ hàng, chủ tàu và người bảohiểm, tốn thất được chia làm 2 loại:

a Ton thất riêng

Là tôn thất chỉ gây ra thiệt hại cho một hay một sé quyén lợi của các chu

hàng và chủ tàu Vì vậy, ngoài phần thiệt hại về vật chất còn phát sinh các chi phí

liên quan đến tôn thất riêng nhằm hạn chế những hư hại do tôn thất gây ra Nhữngchi phí đó gọi là tổn that chi phí riêng.

Nếu ton thất riêng thuộc trách nhiệm người bảo hiểm thì người bảo hiểm sẽ bôithường cho những tồn thất riêng này, đồng thời phải chi trả những chi phí có liênquan như: chi phí xếp đỡ, gửi hàng, phân loại hàng hóa, thay thé bao bì đối vớinhững lô hàng bị ton thất Những chi phí tổn thất riêng này nhằm hạn chế và giảmbớt tôn thất riêng.

b Tén thất chung

Là những hy sinh hay chi phi đặc biệt được tiến hành một cách cố ý và hoplý nhằm mục đích cứu tàu và hàng hóa tàu chở thoát khỏi sự nguy hiểm chung đốivới chúng Nói cách khác, tôn that chung là loại tồn thất liên quan đến tat cả quyềnlợi trên một con tàu, vì vậy tất cả các quyên lợi trên con tàu đó cần phải được phânb6 một cách chính xác Dé phân bô được cần xác định chính xác giá tri ton thất

chung bao gồm 2 bộ phận: giá trị hy sinh tốn that chung và chi phí tổn thất chung.

- Hy sinh tổn thất chung: là sự hy sinh một phan tài sản dé cứu những tài sảncòn lại Hy sinh tốn thất chung phải thỏa mãn đồng thời 3 điều kiện sau:

+ Tài sản hy sinh tôn thất chung phải mang tính cố ý ( cô ý gây ra tổn thất

nhưng vẫn được bảo hiểm).

+ Hậu quả phải vì sự an toàn chung của các quyên lợi trên tàu.

Trang 17

+ Hy sinh tốn thất chung phải trong trạng thái cấp bách.

- Chi phí tôn that chung: là những chi phí phải trả cho người thứ ba trong

việc cứu tàu và hàng hóa thoát nạn hoặc chi phí làm cho tàu tiếp tục hành trình.

Chi phí tôn thất chung bao gồm: chi phí cứu nạn, chi phí làm nổi tàu khi bị mắccạn, chi phí thuê kéo, lai, dắt tàu khi bị nạn.

1.2.2 Các điều kiện bảo hiểm

Trên thị trường bảo hiêm hiện nay, các nhà bảo hiêm hàng hóa XNK vận

chuyền bằng đường biến đều sử dụng mẫu đơn tiêu chuẩn và điều kiện bảo hiểm

của Học viện bảo hiểm London (Institute of London Underwriters — ILU)

Ngày 01/01/1982, ILU xuất ban các điều kiện bảo hiểm mới thay thé chocác điều kiện bảo hiểm cũ Các điều kiện bảo hiểm hàng hóa bao gồm:

Điều kiện bảo hiểm C — Institute cargo clauses C (ICC - C).Điều kiện bảo hiểm B — Institute cargo clause B (ICC - B).Điều kiện bảo hiểm A — Institite cargo clause A (ICC - A).Điều kiện bảo hiểm chiến tranh — Institute war clauses.

Điều kiện bảo hiểm đình công — Institute strikes clauses.1.2.2.1 Điều kiện bảo hiểm C

e Rủi ro được bảo hiểm (Ricks covered):

- Cháy hoặc nỗ.

- Tàu hay sà lan bị mắc cạn, đắm hoặc lật up.

- Tau đâm va nhau hoặc tau, sa lan hay phương tiện vận chuyên đâm va

phải bat kỳ vật thé gì bên ngoài không ké nước hoặc bị mat tích.

- Dé hàng tại cảng lánh nan.

- Phương tiện vận chuyển đường bộ bị lật đồ hoặc bị trật bánh.- Hy sinh vì tổn thất chung.

- Ném hàng khỏi tàu.

e Những tôn thất, chi phí và trách nhiệm khác

- Tén that chung và chi phí cứu hộ được điều chỉnh hay xác định bằng hợpđồng vận chuyên hoặc theo luật pháp và tập quán hiện hành.

Trang 18

- Những chi phí va tiền công hợp ly cho việc dỡ hàng lưu kho và gửi tiếp

hàng hoá được bảo hiểm tại cảng doc đường hay cảng lánh nạn do hậu quả của một

rủi ro thuộc phạm vi hợp đồng bảo hiểm.

- Những chi phí mà người được bảo hiểm phải chi nhăm phòng tránh hoặcgiảm nhẹ ton thất cho hàng hoá được bảo hiểm hoặc những chi phí kiện tụng déđòi người thứ ba bồi thường.

- Phần trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản“tàu đâm va nhau và hai bên cùng có lỗi” ghi trong hợp đồng vận chuyền.

e Rủi ro loại trừ (Exclusions)

Trừ khi có thoả thuận khác, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với

những mắt mát, hư hỏng hay chỉ phí gây ra bởi:

- Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, khởi nghĩa hoặc hành động thù địch.- Việc chiếm, bắt giữ, cầm giữ tài sản hoặc kiềm chế và hậu quả của chúng- Min, thuỷ lôi, bom hay những vũ khí chiến tranh khác đang trôi dạt.

- Đình công, cấm xưởng, rối loạn lao động hoặc bạo động.

- Người đình công, công nhân bi cam xưởng, người gây rôi loạn lao động

hoặc bạo động, kẻ khủng bố hay hành động vì động cơ chính tri.

-Việc sử dụng các vũ khí chiến tranh có dùng đến năng lượng nguyên tử,

hạt nhân hoặc chất phóng xạ.

- Khuyết tật vốn có tính chất đặc biệt của hàng hoá bảo hiểm.- Hành động ác ý hay cố ý của bất cứ người nào.

Trong mọi trường hợp, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với

những mat mát, hư hỏng và chi phí do:

- Việc làm xấu có ý của người được bảo hiểm.- Cham ché là nguyên nhân trực tiếp.

- Tàu hay sa lan không đủ khả năng đi biển và do tàu, sa lan, phương tiệnvận chuyển hoặc container không thích hợp cho việc chuyên chở hàng hoá màngười được bảo hiểm hay người làm công cho họ đã biết về tình trạng đó vào thời

gian bốc xếp hàng hoá.

- Bao bì không đầy đủ hoặc không thích hợp.

Trang 19

- Hao hụt tự nhiên, hao mòn tự nhiên, dò chảy thông thường.

- Chủ tàu, người quản lý tàu hoặc thuê tàu không trả được nợ hoặc thiếuthốn về mặt tài chính gây ra.

1.2.2.2 Điều kiện bảo hiểm B (ICC- B)

e Rủi ro được bảo hiểm

Như điều kiện C và mở rộng thêm một SỐ rủi ro sau:- Động đắt, núi lửa phun, sét đánh.

- Nước cuốn khỏi tàu.

- Nước biên, nước sông chảy vào tàu, xà lan, hâm hàng, phương tiện vận

chuyền, container hoặc nơi chứa hàng.

- Tén thất toàn bộ của bat kỳ kiện hàng nào do rơi khỏi tàu hoặc rơi trong

khi xếp hàng lên hay đang dỡ hàng khỏi tàu hoặc xà lan.

e Những tốn thất, chi phí và trách nhiệm khác

Như điều kiện C.

e Rủi ro loại trừ

Như điều kiện C.

1.2.2.3 Điều kiện bảo hiểm A (ICC- A)e_ Rủi ro được bảo hiểm

Theo điều kiện nay, mọi rủi ro gây ra mat mát hư hỏng cho hàng hoá bảohiểm trừ những rủi ro đã được loại trừ sẽ được người bảo hiểm chịu trách nhiệm.Rủi ro được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm này bao gom cả rủi ro chính (taumắc cạn, đắm, cháy, đâm va nhau, đâm va phải những vật thé khác, mắt tích ) vànhững rủi ro phụ (hư hỏng, đồ vỡ, cong, bẹp, gỉ, hấp hơi, thiếu hụt, trộm cắp, khônggiao hàng ) do chịu tác động ngẫu nhiên bên ngoài trong quá trình vận chuyền,xếp đỡ, giao nhận, bảo quản, lưu kho hàng hoá.

Trang 20

1.2.2.4 Điều kiện bảo hiểm cho những rủi ro đặc biệt

a Điêu kiện bảo hiém chiên tranh

e Rủi ro được bảo hiểm

- Chiên tranh, nội chiên, cách mạng, nôi loạn, khởi nghĩa hoặc xung đột dân

su xảy ra từ những biến cố đó hoặc bat kỳ hành động thù địch nào.- Chiếm đoạt, bắt giữ, kiềm chế hoặc cầm giữ.

- Mìn, thuỷ lôi, bom hoặc các vũ khí chiến tranh khác.- Tổn thất chung và chỉ phí cứu nạn.

Khi hết hạn 60 ngày ké từ khi hoàn thành việc dỡ hàng khỏi tàu biển tại

cảng dỡ cuôi cùng ghi trên đơn bảo hiêm.

Trong quá trình vận chuyền nói trên nếu xảy ra chậm trễ ngoài sự kiểm soátcủa người được bảo hiểm, tàu đi chéch hướng dỡ hàng bắt buộc, chuyền tải ngoạitệ hoặc thay đổi hành trình thi HDBH vẫn giữ nguyên hiệu lực với điều kiện ngườiđược bảo hiểm phải thông báo cho người bảo hiểm biết về sự việc xảy ra và phải

trả thêm phí bảo hiêm nêu có yêu câu.

b Điêu kiện bảo hiém đình cônge Rủi ro được bảo hiém

- Người đình công, công nhân bị cắm xưởng hoặc những người tham gia

gây rối loạn lao động, bạo động hoặc nồi dậy.

- Hành động khủng bố hoặc vì mục đích chính trị.

- Tổn thất chung và chi phí cứu nạn Người bảo hiểm chỉ bồi thường nhữngtôn thất do hành động trực tiếp của những người đình công mà không chịu trách

nhiệm về những thiệt hại do hậu quả của đình công gây ra.

e Trach nhiệm của bảo hiểm về mặt không gian và thời gian:

Bảo hiểm này bắt đầu có hiệu lực kê từ khi hàng dời khỏi kho hay nơi chứahàng tại địa điểm có ghi trên hợp đồng bảo hiểm đề bắt đầu vận chuyền, tiếp tục

có hiệu lực trong quá trình vận chuyên bình thường và kết thúc tại một trong cácthời điểm sau:

Khi giao hàng vào kho hay nơi chứa hàng cuối cùng của người nhận hànghoặc một người nào khác tại nơi nhận có ghi tên trong hợp đồng bảo hiểm.

Khi giao hàng cho bat kỳ kho hay nơi chứa hang nào khác, du trước khi tới hay tạinơi nhận hàng ghi trong hợp đồng bảo hiểm mà người được bảo hiểm dùng làm:

Trang 21

- Nơi chia hay phân phối hàng hoặc.

- Noi chứa hang ngoài hành trình vận chuyền bình thường.

Khi hết hạn 60 ngày kể từ khi hoàn thành việc dỡ hàng khỏi tàu biển tạicảng dỡ cuối cùng ghi trên đơn bảo hiểm.

Trong quá trình vận chuyền nói trên nếu xảy ra chậm trễ ngoài sự kiểm soátcủa người được bảo hiểm, tàu đi chệch hướng dỡ hàng bắt buộc, chuyên tải ngoạilệ hoặc thay đổi hành trình thi HDBH vẫn giữ nguyên hiệu lực với điều kiện người

được bảo hiểm phải thông báo cho người bảo hiểm biết về việc xảy ra và phải trả

thêm phí bảo hiêm nêu có yêu câu.

1.2.3 Đối tượng và hợp đồng bảo hiểm

1.2.3.1 Đối tượng bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm

Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyên bằng đườngbiển là hàng hóa XNK đang trong quá trình vận chuyên từ địa điểm này đến địa

điểm khác (bao gồm cả thời gian lưu kho, chờ xếp lên phương tiện vận chuyền,

trung chuyên hoặc chờ chủ hàng nhận lại hàng theo qui định của điều khoản bảohiểm).

Trong bảo hiểm hàng hoa XNK vận chuyên bằng đường biển, người mua

bảo hiểm có thể là người mua hoặc người bán hàng, tùy thuộc vào thỏa thuận trong

hợp đồng mua bán hàng hóa Nếu trong hợp đồng mua bán hàng hóa, tiền hàng màngười mua có nghĩa vụ trả cho người bán bao gồm cả phí bảo hiểm thì người báncó nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa Ngược lại, nếu tiền hàng chưa bao gồm

phí bảo hiểm thì người mua bảo hiểm cho hàng hóa là người mua hàng.

Nếu người mua bảo hiểm cho hàng hóa là người bán hàng, họ là người cóquyền lợi bảo hiểm cho tới thời điểm chuyên giao rủi ro của hang hóa Kê từ thờiđiểm, ranh giới chuyền giao rủi ro từ người bán sang người mua, người có quyềnlợi bảo hiểm là người mua hàng Nếu người mua bảo hiểm là người bán hàng,thông thường họ có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm cho hàng hóa theo điều kiện, điềukhoản, số tiền bảo hiểm thích hợp, đồng thời phải làm thủ tục kí hậu để chuyênquyền lợi bảo hiểm cho người mua Người nào đứng ra mua bảo hiểm cho hànghóa, người đó có nghĩa vụ thanh toán phí bảo hiểm Đối tượng tham gia bảo hiểmhàng hóa rất đa dạng có thé là cá nhân, cơ quan tô chức, công ty xuất nhập khẩu,

các doanh nghiệp tư nhân, công ty cô phan, trách nhiệm hữu hạn, các công ty giaonhận, hãng vận tải- những người có lợi ích bảo hiểm liên quan đến hàng hóa XNK.

Người được bảo hiểm là người có quyền lợi bảo hiểm được một công ty

Trang 22

bảo hiểm đảm bảo Người có quyền lợi bảo hiểm là người mà khi có sự cố bảo

hiểm xảy ra thì dan họ đến một tồn thất, một trách nhiệm pháp lý hay làm mắt đi

của họ những quyên lợi được pháp luật thừa nhận Vì vậy, trong bảo hiểm hang

hóa XNK, người được bảo hiểm thông thường là những người mua hàng hóa đó.1.2.3.2 Hợp đồng bảo hiểm

a Khái niệm

Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyền bằng đường biến là mộtvăn bản trong đó người bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường cho người tham gia bảohiểm các tôn thất của hàng hoá theo các điều kiện bảo hiểm đã ký kết, còn người

tham gia bảo hiểm cam kết trả phí bảo hiểm.

b Các loại hợp dong

Trong hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyên bằng đường biểnngười ta chia ra làm hai loại hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng bảo hiểm chuyến và

hợp đồng bảo hiểm bao:

Hợp dong bảo hiểm bao (Hợp đồng bảo hiểm m6): là hợp đồng bảo hiểmtrong đó người bảo hiểm nhận bảo hiểm cho một khối lượng hàng vận chuyểntrong nhiều chuyến kế tiếp nhau trong một thời gian nhất định (thường là một năm)hoặc nhận bảo hiểm cho một khối lượng hàng hoá vận chuyền nhất định không kếđến thời gian Tất cả các chuyến hàng thuộc phạm vi bảo hiểm của hợp đồng bảohiểm bao đều được bảo hiểm một cách tự động, linh hoạt và phí bảo hiểm thường

được trả theo thời gian thoả thuận, thường là theo tháng.

Nội dung của hợp đồng bảo hiểm bao gồm các vấn đề chung nhất, có tínhnguyên tắc như: nguyên tắc chung, phạm vi trách nhiệm, việc đóng gói hàng, loạiphương tiện vận chuyển, giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm vàphương thức thanh toán phí, giám định, bồi thường Trong hợp đồng phải có bađiều kiện cơ bản sau:

- Điều kiện xếp hạng tàu được thuê chuyên chở hàng hoá sẽ được bảo hiểm- Điều kiện về giá trị bảo hiểm;

- Điều kiện về quan hệ trên tinh thần thiện chí.

Hợp đồng bảo hiểm bao có lợi ích cho cả người bảo hiểm và người đượcbảo hiểm Người bảo hiểm đảm bảo thu được một khoản phí bảo hiểm trong thời

han bảo hiêm Người được bảo hiém vẫn được người bảo hiêm châp thuận bảo

Trang 23

hiểm ngay cả khi hàng đã xếp lên tàu vận chuyền rồi mà chưa kịp thông báo bảo

hiểm Hợp đồng bảo hiểm bao dùng để bảo hiểm cho hàng hoá XNK bằng đường

biển thường xuyên khối lượng lớn vận chuyên làm nhiều chuyến Ký HDBH bao,

chủ hàng có thể tạo dựng được mối quan hệ hợp tác lâu dài, thiện chí với DNBH;

được DNBH giảm phí bảo hiểm; tiết kiệm chi phí giao kết hợp đồn Điều khoảnhuỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm quy định cho phép một bên có thể huỷ bỏ hợp đồnghoặc bất kỳ một phần nào của hợp đồng với điều kiện phải thông báo trước (thường

là 30 ngày).

Hợp đông bảo hiểm chuyến: là hợp đồng bảo hiểm cho một chuyến hàngđược vận chuyên từ địa điểm này đến một địa điểm khác ghi trong hợp đồng bảohiểm Người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm về hàng hoá trong phạm vi một chuyến.Hợp đồng bảo hiểm chuyến thường được trình bày dưới hình thức don bảo hiểmhay giấy chứng nhận bảo hiểm do người bảo hiểm cấp Đơn bảo hiểm chính là mộthợp đồng bảo hiểm chuyến đầy đủ Nội dung gồm hai phần: mặt trước và mặt saucủa đơn bảo hiểm Mặt trước thường ghi các chỉ tiết về hàng, tàu, hành trình Mặt

sau thường ghi các điều lệ hay các quy tắc bảo hiểm của công ty bảo hiểm Nộidung của hợp đồng bảo hiểm chuyến chủ yếu bao gồm:

- Ngày cấp đơn bảo hiểm và nơi ký kết hợp đồng bảo hiểm;

- Tên, địa chỉ, số tài khoản của người bảo hiểm và người được bảo hiểm;

- Tên hàng hoá được bảo hiểm, quy cách, số lượng, chủng loại;- Tên tàu hoặc phương tiện vận chuyên hang;

- Cách xếp hàng trên tàu; Cảng khởi hành; cảng chuyền tải và cảng cuối;

- Ngày tàu khởi hành;

- Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm, phí;

- Địa chỉ của giám định viên bảo hiểm;

- Phương thức và địa điểm trả tiền bồi thường, do người tham gia bảo hiém

Trang 24

Bao hiểm này bắt đầu có hiệu lực ké từ khi hàng dời khỏi kho hay nơi chứa

hàng tai địa điểm có ghi trên hợp đồng bảo hiểm dé bắt đầu vận chuyên, tiếp tụccó hiệu lực trong quá trình vận chuyền bình thường và kết thúc tại một trong các

thời diém sau:

- Khi giao hang vào kho hay nơi chứa hang cuôi cùng của người nhận hàng

hoặc một người nào khác tại nơi nhận có ghi tên trong hợp đồng bảo hiểm;

- Khi giao hàng cho bat kỳ kho hay nơi chứa hàng nào khác, dù trước khitới hay tại nơi nhận hàng ghi trong hợp đồng bảo hiểm mà người được bảo hiểm

dùng làm:

+ Nơi chia hay phân phối hàng hoặc;

+ Nơi chứa hàng ngoài hành trình vận chuyền bình thường.

- Khi hết hạn 60 ngày kế từ khi hoàn thành việc dỡ hàng khỏi tàu biển tai

cảng dỡ cuối cùng ghi trên đơn bảo hiểm Trong quá trình vận chuyền nói trên nếu

xảy ra chậm ché ngoài sự kiểm soát của người được bảo hiểm, tàu đi chệch hướngdỡ hàng bắt buộc, chuyên tải ngoại lệ hoặc thay đổi hành trình thì hợp đồng baohiểm vẫn giữ nguyên hiệu lực với điều kiện người được bảo hiểm phải thông báocho người bảo hiểm biết về việc xảy ra và phải trả thêm phí bảo hiểm nếu có yêucầu.

1.2.3.3 Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, phí bảo hiểm

a Giá trị bảo hiểm

Giá trị bảo hiém(GTBH) của hàng hóa XNK được xác định trên cơ sở giátrị thực tế của lô hàng, cước phí vận chuyền, phí bảo hiểm và các chi phí liên quan

khác (giá CIF).

Ngoài ra, để thỏa mãn nhu cầu của người tham gia bảo hiểm, đối với hàng

thương mại, DNBH có thê nhận bảo hiểm thêm cả phan lãi dự tính, tức là mứcchênh lệch giữa giá mua ở cảng đi và giá bán ở cảng đến (thực ra đây là lợi nhuậnthương mại, không hoàn toàn là giá trị của hàng hóa được bảo hiểm).

Nếu GTBH không chỉ tính bang giá CIF mà cộng thêm phan lãi dự tính (tối đa là10% giá CIF), nghĩa là GTBH của hàng lớn nhất bằng 110% CIF.

Trang 25

Công thức xác định giá CIF

Trong đó: C (Cost): giá hàng được tính băng giá FOB ở cảng đi;F Œreight): Cước phí vận chuyên;

R (Rate): Tỷ lệ phí bảo hiểm.

a Số tiền bảo hiểm

Số tiền bảo hiểm (STBH) là số tiền được đăng ký bảo hiểm, ghi trong

STBH được xác định dựa trên co sở GTBH.

Hóa đơn hàng là tài liệu chắc chắn nhất xác định GTBH của hàng.

- Nếu STBH bằng GTBH, đó là “bảo hiểm ngang giá trị”, hay còn gọi “bảo

hiém toàn phân”.

- Nếu STBH cao hơn GTBH, đó là “bảo hiểm trên giá trị”, hay còn gọi “bảo

Trang 26

Trong thực tế, chủ hàng thường mua bảo hiểm ngang giá trị nên phí bảo

hiểm được xác định theo công thức:

P = CIF x R (nêu không bảo hiểm lãi dự tính)

Hoặc P = CIF x (at+1) x R (nếu bảo hiểm thêm lãi dự tính với tỷ lệ a

Tỷ lệ phí bảo hiểm được ghi trong HDBH theo thỏa thuận giữa DNBH vangười tham gia bảo hiểm.

Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào các yếu tổ sau:

- Loại hàng hóa: hàng dễ bị tổn thất như dễ vỡ, dễ bị mắt cắp thì tỷ lệ phíbảo hiểm sẽ cao hơn.

- Loại bao bì: bao bì càng chắc chắn, tỷ lệ phí bảo hiểm càng hạ.

- Phương tiện vận chuyển: hàng được chở trên tàu trẻ có ty lệ phí bảo hiểmthấp hơn hàng hóa đucợ chở bằng tàu già.

- Hành trình: tỷ lệ phí tăng lên đối với những hành trình có nhiều rủi ro(theo thống kê kinh nghiệm) hoặc hành trình qua các vùng có xung đột vũ trang

- Điều kiện bảo hiểm có phạm vi bảo hiểm càng hẹp thì tỷ lệ phí bảo hiểmcàng thấp.

Trong một số trường hợp có nguy cơ gia tăng rủi ro (ví dụ: hàng được vậnchuyên trên tàu già, ) tỷ lệ phí bảo hiểm bao gồm hai phần như sau:

R=Rgốc + R phụTrongđó: R gốc: Tỷ lệ phí gốc;

R phụ: Tỷ lệ phí phụ (phụ thuộc vào tuổi tàu, quốc tịch tàu, bảo hiểmchiến tranh )

1.2.4 Qui trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển

bằng đường bién

1.2.4.1 Khai thác

a Tiếp nhận thông tin

Khai thác viên có nhiệm vụ thường xuyên tiếp xúc với khách hàng hoặc cơquan quản lý, đại lý, môi giới, cộng tác viên nhăm kịp thời nắm bắt nhu cầu củakhách hàng và giới thiệu sản phâm bảo hiểm phù hợp Bên cạnh đó, khai thác viêncần tìm hiểu thêm thông tin về nguồn vốn, năng lực quản lý, khả năng tham giabảo hiểm của khách hàng.

Trang 27

b Phân tích, đánh giá rủi ro

- Thông qua số liệu thông kê và thực tiễn hoạt động của khách hàng Khaithác viên tư vấn với bộ phận lãnh đạo về chính sách khách hàng Đồng thời, kếthợp với bộ phận bồi thường tính hiệu qua bảo hiểm các năm dé đề xuất điều chỉnh

c Xem xét dé nghị bảo hiểm

- Trên cơ sở thông tin khách hàng, báo cáo đánh giá rủi ro, chính sách khách

hàng dé đưa ra tỷ lệ phí bảo hiểm phù hợp.

- Kiém tra tên, dâu, chữ ky của khách hàng trên Giây yêu câu bảo hiém,

đảm bảo tính hợp lệ của Giấy yêu cầu bảo hiểm

- Đối với khách hàng trước đó đã tham gia bảo hiểm tại một chi nhánh khác

hoặc công ty bảo hiểm khác thì cần có sự phối hợp đề có quyết định chấp nhận bảohiểm đúng dan, tránh tình trạng trục lợi bảo hiểm.

- Trường hợp những dịch vụ đặc biệt có giá trị lớn, tính kỹ thuật phức tạp

hoặc trên phân cấp khai thác viên cần đề xuất với lãnh đạo phòng, lãnh đạo công

ty phương án đàm phán tối ưu.

- Khai thác viên có thể từ chối nhận bảo hiểm.

d Đàm phán và chào phí

- Trường hợp phải tham khảo phí bảo hiểm của thị trường tái bảo hiểm thì

chỉ chào phí cho khách hàng sau khi đã nhận được thông báo phí của thị trường tái

bảo hiểm Các nội dung cần có trong bản chào phí là: điều kiện bảo hiểm, quy tắcbảo hiểm áp dụng, giá trị bảo hiểm, mức khấu trừ, thời hạn bảo hiểm, phạm vi hoạt

Trang 28

biêu phí, hô sơ, sô liệu vê khách hàng, chính sách khách hàng cân được xem xét

dé đưa ra mức phí phù hợp.

e Chấp nhận bảo hiểm

- Khi khách hàng chấp nhận bản chào phí, đề nghị khách hàng gửi Giấy

yêu cầu bảo hiểm hoàn chỉnh, chính thức cho doanh nghiệp bảo hiểm.

- Trường hợp không thé liên lạc được qua fax, yêu cầu cần thiết khai thácviên có thé nhận thông tin qua điện thoại dé cap đơn Tuy nhiên, khi giao cho kháchhàng phải yêu cầu khách hàng ký Giấy yêu cầu bảo hiểm theo các thông tin đã khai

báo qua điện thoại.

- Đề nghị khách hàng kê khai rõ tất cả các mục trong giấy yêu cầu bảo hiểm.Trường hợp khai thiếu về: số B/L; ký mã hiệu; trọng lượng, số kiện (do chưa đượcthông báo day đủ) thì vẫn chấp nhận cá đơn nhưng phải yêu cầu khách hàng b6

sung khi nhận được thông tin.

f Cấp don bao hiểm

© Kiểm tra chứng từ

- Khi nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm của chủ tàu; khai thác viên phảikiêm tra Giấy yêu cầu bảo hiểm có hợp lệ hay không với các tài liệu đính kèm theo

như: B/L; hóa đơn; hợp đồng vận chuyền không

- Kiểm tra bản đánh giá rủi ro (nếu có) và những khuyến nghị trong đó.e Vào số cấp đơn, lay số đơn bảo hiểm

- Lay số đơn bảo hiểm theo thứ tự trong số cấp đơn.- Kiểm tra đơn và số cấp đơn theo từng danh mục.- Trình lãnh đạo phòng ký đơn và số cấp đơn.

e_ Tính phí bảo hiểm

- Xác định STBH.

- Xác định tỷ lệ phí áp dụng (các trường hợp tính thêm phụ phí bảo hiểm).e Sửa đổi hoặc hủy đơn bảo hiểm

- Trường hợp khách hàng đề nghị điều chỉnh giá trị bảo hiểm (FOB; CFR),

cước phí vận chuyền thì cần phải tính lại số tiền bảo hiểm, điều chỉnh phí và cấp

giây sửa đôi bô sung.

Trang 29

- Trường hợp khách hàng yêu cầu hủy đơn phải xem xét rõ lý do hóa đơn,

đề nghị khách hàng cung cấp thư từ trao đôi về việc không giao hàng, bằng chứng

hủy L/C của ngân hàng nếu lô hàng thanh toán bằng L/C.1.2.4.2 Giám định tốn thất

a Nhận yêu cau giám định

Khi nhận được yêu cầu giám định tốn thất, đơn vị khai thác cần gửi ngaycho đơn vị giám định giấy yêu cầu giám định theo biéu mẫu Trường hợp tồn thấtlớn và phức tạp, đơn vị giám định cần báo cáo Giám đốc đơn vị, Trưởng phòngGiám định bồi thường và đề xuất hướng xử lí để phối hợp giải quyết, thực hiện

theo Hướng dẫn thông báo TBH.

b Xử lý thông tin

- Căn cứ vào thông tin khách hàng cung cấp, giám định viên hướng dẫn chokhách hàng những xử lí ban đầu theo những quy định trong quy tắc điều khoảnhoặc hợp đồng bảo hiểm hàng hoa được bảo hiểm.

- Báo cáo lãnh đaok phòng/ chi nhánh và/hoặc lãnh đạo công ty trong trường

hợp có tôn that lớn Thông báo cho các bên liên quan tới việc xử lý ton that.

- Kiểm tra các giấy tờ, tài liệu có liên quan tới tổn that, tai nạn và hướngdẫn khách hàng chuẩn bị những giấy tờ pháp lí nhằm bảo lưu quyền khiếu nại của

các bên liên quan.

- Chuan bị hiện trường về thời gian và địa điểm dé các bên cùng phối hợp

tham gia giám định.

- Thông báo cho phòng TBH dé làm thông báo sơ bộ cho các nhà nhận táibảo hiém về sự c6/ tai nạn xảy ra.

- Trong trường hợp tôn thất lớn hoặc đòi hỏi kĩ thuật cao có thể mời giám

định viên của cơ quan chuyên môn hoặc tổ chức giám định nước ngoài thực hiện

giám định.

c Tién hành giám định

+ Công tác chuẩn bị: GDV phải tự chuẩn bị đầy đủ những van đề liên quan

đến tồn that, rủi ro, tai nạn liên quan đến sự kiện bảo hiểm Bên cạnh đó GDV cầnchuẩn bị những dụng cụ hoặc thiết bị cần thiết phải mang theo dé phục vụ giám

+ Nội dung giám định: GDV có trách nhiệm:

Trang 30

- Lập biên bản giám định hiện trường.

- Thỏa thuận và theo dõi khắc phục hậu quả.

+ Cấp báo cáo giám định và thu phí giám định: Đơn vị giám định cấp báocáo giám định cho người yêu cầu theo số lượng đã ghi rõ trên giấy yêu cầu giámđịnh Về phí giám định, nếu công ty yêu cầu thì báo nợ cho đơn vị yêu cầu theoquy định; nếu khách hàng yêu cầu thì đơn vị khai thác có trách nhiệm thu đòi phí

giám định.

d Hồ sơ

Hồ sơ giám định bao gồm:

- Giấy yêu cầu giám định

- Các chứng từ liên quan đến lô hàng: vận đơn, hóa đơn thương mại

- Thông báo tồn thất và những công văn trao đổi giữa các bên liên quan.

- Báo cáo giám định.

- Hóa đơn thu phí giám định (bản sao) hoặc thông báo nợ.

1.2.4.3 Bồi thường ton thấta Nguyên tắc bi thường

- STBT tối đa bằng STBH Các khoản tiền ngoài số tiền ton thất cũng đượcbồi thường như các chi phí đã chi ra dé cứu vớt hàng, chi phí cứu nạn, phí giámđịnh, tiền đóng góp TTC dù STBT vượt quá STBH.

- Bồi thường bằng tiền không bồi thường băng hiện vật Thường thì nộp phíbảo hiểm bang loại tiền tệ nào thì bồi thường sẽ bang loai tién té do.

- Khi trả tiền bồi thường, người bảo hiểm sẽ khấu trừ các khoản tiền màngười được bảo hiểm đã đòi được ở người thứ ba.

b Tính toán bôi thường

Nguyên tắc bồi thường TTC

- Người bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm phần đóng góp vàoTTC dù hàng được bảo hiểm theo điều kiện nào Nếu STBH thấp hơn giá trị phải

Trang 31

đóng góp TTC, người bảo hiểm chỉ bồi thường theo tỉ lệ giữa STBH và giá trị phải

đóng góp TTC.

- Không bồi thường trực tiếp cho người được bảo hiểm mà thanh toán cho

người tính toán TTC do hãng tau chỉ định.

- STBT này được cộng thêm hay khấu trừ phần chênh lệch giữa số tiền đãđóng góp và số tiền phải đóng góp TTC.

Nguyên tắc bôi thường TTR

- Đối với TTTB ước tính: Bồi thường toàn bộ STBH nếu người được bảohiểm từ bỏ hàng Trường hợp người được bảo hiểm không từ bỏ hàng hoặc xin từbỏ nhưng người bảo hiểm không chấp nhận, sẽ bồi thường theo mức độ ton thấtthực tế.

- Với TTBP: Bồi thường số kiện, số bao hàng bị thiếu, mat hay giá trị trọnglượng số hàng rời bị thiếu, mất hoặc bồi thường theo mức giảm giá trị thương mạicủa phan hàng hóa bị tôn that.

- Ngoài tôn thất hàng do những rủi ro được bảo hiểm gây ra, có một số loạichi phí hợp lí sau cũng được bồi thường: chi phí đề phòng hạn chế tổn that, chi phíton thất riêng, chi phí cứu nạn, chi phí gửi tiếp hàng và các chi phí khác Ngoài ra,

nếu trong HĐBH có ấn định mức miễn thường của công ty bảo hiểm thì khi tổn

thất xảy ra, khi xác định mức bồi thường phải tính đến mức miễn thường này.

trình giám đốc đơn vị/ lãnh đạo công ty.

d Thanh toán bồi thường

Gửi bản thanh toán bồi thường cho khách hàng đính kèm tờ biên nhận hoặcthế quyền đòi bồi thường dé khách hang kí, đóng dấu phục vụ cho công tác đòi

người thứ ba.

Gửi phòng kế toán một bản dé làm thủ tục chuyền tiền Thông báo với

phòng TBH với trường hợp tồn thất thuộc trách nhiệm bồi thường có liên quan đếnviệc đòi các nhà nhận tái bảo hiểm Gửi thông báo bồi thường tới các công ty đồngbảo hiém nếu công ty là nhà bảo hiểm chính.

e Hồ sơ bồi thường

Trang 32

Hồ sơ bồi thường bao gồm các chứng từ chính như sau:

- Thư khiếu nại đòi bồi thường của người được bảo hiểm.

- Bản chính của HDBH/ Don bảo hiểm và giấy sửa đổi bổ sung (nếu có).

- Bản chính của Vận tải đơn và/ hoặc Hợp đồng chuyên chở.- Thư dự kháng/ thông báo tốn thất, Biên bản giám định.

- Giấy biên nhận của người chuyên chở khi giao hàng và phiếu ghi trọng

lượng tại nơi nhận hàng cuôi cùng.

- Các chứng từ giao nhận hàng của cảng hoặc của cơ quan chức năng.

- Công văn, thư từ trao đôi của Người được bảo hiêm với Người chuyênchở và các bên khác về trách nhiệm của họ đôi với tôn thât.

- Hóa đơn/ biên lai và các chi phí khác.

Trường hợp các chứng từ trong hồ sơ khiếu nại chưa đủ sức thuyết phục déchứng minh tốn that thì có thể yêu cầu khách hàng cung cấp thêm một số chứng từkhác như: Hợp đồng mua bán, thư tín dụng, nhật kí hàng hải, phiếu kiểm đếm, giấychứng nhận đăng kiểm, các biên lai của cơ quan có liên quan Hồ sơ bồi thường

phải được lưu trữ trong 10 năm.

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động triển khai, nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóaXNK vận chuyển bằng đường biển

1.3.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hoạt động khai thác- Doanh thu

- Tốc độ tăng trưởng doanh thu

- Chi phí

- Doanh thu/ Chi phi

- Tốc độ tăng trưởng chi phí

1.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hoạt động giám định, bồi thường

Trang 33

CHUONG 2: THUC TRẠNG TRIEN KHAI NGHEP VỤ BẢO HIẾMHÀNG HÓA XNK VẬN CHUYEN BANG DUONG BIEN TẠI CÔNGTY BẢO HIẾM MIC THỦ ĐÔ

2.1 Giới thiệu về công ty bảo hiểm MIC Thủ Đô

2.1.1 Lịch sử ra đời của Công ty Bảo hiểm Quân đội - MIC Thủ Đô

Ngay sau khi chuyển đổi mô hình tô chức bộ máy Tổng công ty Cổ phần Bảohiểm Quân đội, MIC Thủ Đô đã được Bộ Tài Chính cấp giấy phép điều chỉnh số43/GPDDC13/KDBH ngày 01/08/2013 cho phép thành lập Công ty Bảo hiểm Quân Đội

— MỊC Thủ Đô có trụ sở tại Tầng 11, tòa nhà HTP, số 434 đường Trần Khát Chân,Phường Phố Huế, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội ĐI vào hoạt động với lĩnh vực bảohiểm phi nhân thọ MIC Thủ Đô là công ty thành viên thứ 26 của Tổng công ty.

Dưới sự lãnh đạo của Giám đốc ông Vũ Anh Đức ngay từ những ngày đầu thànhlập, Công ty Bảo hiểm MIC Thủ Đô đã đặt tiêu chí vì khách hàng lên hàng đầu.Với thông điệp về sự thâu hiểu và sẻ chia đối với các van dé con người — xã hội,

MIC Thủ Đô đặt tầm nhìn hướng đến mục tiêu trở thành doanh nghiệp bảo hiểm

bán lẻ thuận tiện hàng đầu khu vực MIC Thủ Đô đặt tầm nhìn hướng đến mục tiêutrở thành doanh nghiệp bảo hiểm bán lẻ thuận tiện hang đầu khu vực Sau gần 10

năm hoạt động, công ty đã không ngừng hoàn thiện, nâng cao năng lực hoạt độngphục vụ khách hàng, nâng cao uy tín, hình ảnh thương mại thương hiệu cho bảo

hiểm MIC Từ đó Công ty Bảo hiểm MIC Thủ đô cam kết là sự an tâm và hải lòngcho cả khách hàng, cán bộ công nhân viên, các cổ đông và lợi ích cộng đồng.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động của MIC Thủ Đô

MIC Thủ Đô có nhiệm vụ chính là khai thác và cung cấp các sản pham

dịch vụ bảo hiểm trong và ngoài khối quân đội, đặc biệt là tập trung khai thác cáckhách hàng ngoài khối quân đội tại Hà Nội và các tỉnh thành khu vực miền Bắc và

miền Nam.

Đến nay, MIC Thủ Đô sở hữu khoảng hơn 40 cán bộ nhân viên chính thức,đội ngũ nhân viên đa số là giàu kinh nghiệm, trẻ và năng động, được đào tạochuyên nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau, tinh thần làm việc nhóm cao nhằmđảm bảo phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các bộ phận Đội ngũ nhân viên đượcđào tạo nghiệp vụ bài bản, luôn sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu của khách hàng “Trítuệ tập thể kiến tạo thành công”.

MIC Thủ Đô có hệ thống bộ máy hoạt động được chuyên môn hóa cao

theo từng phòng nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ của mình.

Ngày đăng: 11/07/2024, 09:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w