MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BHHHXNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
Khái quát chung về BHHHXNK vận chuyển bằng đường biển
1.1.1 Sự cần thiết khách quan của BHHHXNK vận chuyển bằng đường biển
Từ xưa đến nay, việc buôn bán hàng hóa có vai trò quan trọng đối với tất cả các quốc gia Để có thể vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu người ta đã sử dụng nhiều phương thức khác nhau như: đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không… Tuy nhiên, cho đến nay, vận tải đường biển vẫn giữ một vị trí quan trọng trong thương mại quốc tế Vận chuyển bằng đường biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác Có được vai trò quan trọng như vậy là do vận chuyển bằng đường biển có một số ưu điểm sau:
* Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn bán quốc tế.
* Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên.
* Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển rất lớn Nhìn chung năng lực chuyên chở của phương thức vận tải đường biển không bị hạn chế như các phương thức vận tải khác.
* Chi phí dành cho việc bảo dưỡng, cải tạo đường biển là thấp vì đa số nó là tuyến đường giao thông tự nhiên
* Vận chuyển bằng đường biển sẽ có chi phí thấp hơn so với các phương thức vận chuyển khác Ví dụ: cước phí trung bình để vận chuyển cùng một loại hàng hóa bằng đường biển là 70$/kg, trong khi đó bằng đường hàng không là 75$/kg [3]
* Vận chuyển bằng đường biển góp phần phát triển tốt mối quan hệ với các nước, góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hóa, cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế.
Như vậy chúng ta có thể thấy, quá trình vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển có rất nhiều ưu điểm vượt trội, nhưng vẫn có nhiều yếu tố đe dọa đến độ an toàn của tàu và hàng hóa.
Một số nhược điểm điển hình của vận chuyển bằng đường biển như:
Do hầu hết tuyến đường giao thông là tự nhiên nên vận chuyển bằng đường biển gặp rất nhiều rủi ro Các rủi ro này do các yếu tố tự nhiên, yếu tố kỹ thuật hoặc yếu tố xã hội, con người …
- Do yếu tố tự nhiên: Vận chuyển hàng hóa trên biển phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thiên nhiên Những yếu tố về thời tiết, khí hậu đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyên chở.
- Do yếu tố kỹ thuật: Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển và con người không ngừng ứng dụng vào thực tế Nhưng dù máy móc có hiện đại đến đâu thì cũng không thể tránh khỏi những trục trặc có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ đó gây ra đổ vỡ, mất mát hàng hóa trong quá trình XNK.
- Do yếu tố xã hội, con người: khi chuyên chở hàng hóa trên biển, hàng hóa có thể bị mất cắp, cướp,…
Vận tải bằng đường biển rất thích hợp với chuyên chở hàng hóa trong thương mại quốc tế Tuy nhiên, tốc độ của tàu biển còn chậm, việc tăng tốc độ khai thác của tàu còn hạn chế, hành trình trên biển dài nên xác suất rủi ro tai nạn trên biển rất cao nhưng việc ứng cứu rủi ro, tai nạn là rất khó khăn.
Trong khi vận chuyển, hàng hóa được chủ phương tiện chịu trách nhiệm chính nhưng trách nhiệm này lại rất hạn chế về phạm vi, thời gian và mức độ. Đặc biệt, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, mỗi chuyến tàu thường có giá trị rất lớn về cả giá trị tàu và hàng hóa chở trên tàu Do vậy, nếu rủi ro xảy ra sẽ gây tổn thất rất lớn về tài sản, trách nhiệm và con người.
Do đó, các chủ hàng thường phải tìm các biện pháp để chống lại những tác động xấu trên, trong số đó thì biện pháp hữu hiệu nhất là bảo hiểm cho hàng hóa xuất nhập khẩu
“Bảo hiểm là một hoạt động dịch vụ tài chính, thông qua đó một cá nhân hay một tổ chức có quyền được hưởng bồi thường hoặc chi trả tiền bảo hiểm nếu rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra nhờ vào khoản đóng góp phí bảo hiểm cho mình hay cho người thứ ba khoản tiền bồi thường hoặc chi trả này do một tổ chức đảm nhận, tổ chức này có trách nhiệm trước rủi ro hay sự kiện bảo hiểm và bù trừ chúng theo quy luật thống kê”.(Giáo trình kinh tế bảo hiểm –PGS.TS Nguyễn Văn Định, NXB Thống kê-2004).
Ngành bảo hiểm đã ra đời do có sự tồn tại khách quan của các rủi ro mà con người không thể lường trước được Nếu những rủi ro đó xảy ra mà không có sự bù đắp thiệt hại kịp thời của các nhà bảo hiểm, đặc biệt là các rủi ro mang tính thảm họa gây tổn thất lớn thì chủ tàu và hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn về mặt tài chính cũng như khắc phục hậu quả Vì vậy, sự ra đời và việc bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là sự cần thiết khách quan.
Tác dụng cụ thể của việc bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển:
Một là, hàng hóa vận chuyển bằng đường biển sẽ giảm bớt được rủi ro nhờ tăng cường việc bảo quản kiểm tra đồng thời đã có những biện pháp hữu hiệu để đề phòng hạn chế tổn thất
Hai là, khi doanh nghiệp bị tổn thất sẽ được nhà bảo hiểm bồi thường một số tiền nhất định giúp họ bảo vệ được lợi ích của mình và tạo tâm lý an tâm trong kinh doanh
Công tác giám định và bồi thường tổn thất trong BHHHXNK vận chuyển bằng đường biển
1.1.1 Công tác giám định tổn thất
Giám định tổn thất là công việc của các chuyên gia giám định của công ty bảo hiểm hoặc của công ty giám định được người bảo hiểm uỷ quyền, nhằm xác định tính chất, nguyên nhân, mức độ và trách nhiệm đối với tổn thất xảy ra làm cơ sở cho việc tính toán tiền bồi thường.
Vai trò của giám định tổn thất:
Một là việc giám định tổn thất sẽ xác định được rõ ràng tổn thất có thuộc trách nhiệm của nhà bảo hiểm hay không? Có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không? có xảy ra hiện tượng trục lợi bảo hiểm hay không?
Hai là giám định tổn thất để có những biện pháp xử lý và ngăn ngừa tổn thất, thiệt hại, lây lan xảy ra thêm.
Ba là giám định tổn thất chính là một cơ sở quan trọng để tiến hành giải quyết khiếu nại bồi thường Khi ước tính được chính xác mức độ tổn thất sẽ giúp cho công ty bảo hiểm xác định được số tiền bảo hiểm, số tiền bồi thường đồng thời giúp người được bảo hiểm thấy rõ được quyền lợi của mình.
Tóm lại, trong BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển việc giám định tổn thất là vô cùng quan trọng và cần thiết.
Việc giám định tổn thất được tiến hành khi hàng hoá bị hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt, giảm phẩm chất… ở cảng đến (không muộn hơn 60 ngày kể từ ngày dỡ hàng khỏi tàu) hoặc cảng dọc đường và do người được bảo hiểm yêu cầu Những tổn thất do các nguyên nhân như: mất hàng, giao thiếu hàng hoặc không giao hàng thì không cần giám định và cũng không thể giám định được Trong trường hợp này thì người được bảo hiểm phải có nghĩa vụ đưa ra những chứng cứ để chúng minh về nguyên nhân, mức độ của các loại tổn thất
Giám định viên là người trực tiếp tiến hành giám định tổn thất Công việc của họ là phải tiến hành kiểm tra phương tiện chuyên chở, đồi tượng bảo hiểm (chất lượng, số lượng, bao bì, mẫu mã …), lấy mẫu (hàng còn nguyên và bị tổn thất) để phân tích, thu thập thông tin ….nhằm xác định đúng các nguyên nhân gây ra tổn thất
Các công việc trong quá trình giám định tổn thất cụ thể như sau:
+ Hướng dẫn xử lý ban đầu
Xác định tình trạng thực tế hàng hóa bị tổn thất
Xác định số, khối lượng hàng hóa bị thiệt hại
Mức độ thiệt hại, các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây ra tổn thất đó
+ Lập biên bản giám định
+ Cùng với chủ hàng khắc phục các thiệt hại.
Sau khi giám định, người giám định sẽ cấp chứng thư giám định, trong đó có xác định mức độ tổn thất hoặc mức giảm giá trị thương mại của hàng hóa dưới dạng: Biên bản giám định hoặc Giấy chứng nhận giám định
- Giấy chứng nhận giám định: Giấy này thường được dùng khi người bao hiểm là các công ty giám định của Việt Nam.
- Biên bản giám định: Đây là chúng thư giám định quan trọng trong việc đòi bồi thường, vì vậy khi hàng đén cảng đến có tổn thất phải yêu cầu giám định ngay (không muộn hơn 60 ngày kể từ ngày dỡ hàng khỏi tàu).
- Cơ quan giám định phải là cơ quan được quy định trong hợp đồng bảo hiểm Việc tổ chức giám định tổn thất phải đáp ứng được các yêu cầu của công ty giám định tổn thất: + Việc giám định phải khách quan, kịp thời, trung thực, chính xác
+ Chuyên viên giám định phải tham gia, có ý kiến với người nhận hàng trong việc cứu chữa, xử lý hàng bị thiệt hại,…
+ Phải bám sát hiện trường để phản ánh được cụ thể tình hình tổn thất đã xảy ra đối với đối tượng được bảo hiểm.
1.1.2 Công tác giải quyết bồi thường tổn thất
Như chúng ta đã biết, bảo hiểm là một loại hình kinh doanh dịch vụ nhằm mục đích sinh lời Khi khách hàng mua bảo hiểm họ không nhận được ngay quyền lợi của mình mà họ chỉ được nhận khi đối tượng bảo hiểm gặp rủi ro thuộc phạm vi hợp đồng đã ký gây tổn thất, thiệt hại không lường trước được Theo đó, bồi thường tổn thất chính là công tác bảo đảm cho quyền lợi của khách hàng Khi được bồi thường, người được bảo hiểm sẽ san sẻ được những tổn thất, thiệt hại về tài chính
Trong BH HHXNK vận chuyển bằng đường biển, sau khi lập được biên bản giám định, người bảo hiểm sẽ tiến hành công tác bồi thường Đây là một công tác hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng đến cả lợi ích giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm
Hiện nay, các công ty bảo hiểm Việt Nam tính toán tiền bồi thường tổn thất theo 3 nguyên tắc chính sau:
+) Nguyên tắc thứ nhất đó là bồi thường bằng tiền chứ không bằng hiện vật; nếu không có thoả thuận nào khác thì nộp phí bảo hiểm bằng đồng tiền nào được bồi thường bằng đồng tiền đó.
+) Nguyên tắc thứ hai: trách nhiệm của người bảo hiểm chỉ giới hạn trong phạm vi số tiền bảo hiểm nhưng khi cộng thêm các chi phí hợp lý khác (chi phí cứu hộ, chi phí giám định, chi phí đánh giá và bán lại hàng hoá tổn thất, chi phí đòi người thứ 3 bồi thường, tiền đóng góp tổn thất chung) làm số tiền bồi thường vượt quá số tiền bảo hiểm thì công ty bảo hiểm vẫn phải bồi thường.
+) Nguyên tắc thứ 3 là khi thanh toán tiền bồi thường, người bảo hiểm có thể khấu trừ những khoản thu nhập của người được bảo hiểm trong việc bán hàng và đòi bồi thường từ người thứ ba.
Cách tính toán, bồi thường tổn thất
* Đối với Tổn thất toàn bộ
- Tổn thất toàn bộ thực tế: người bảo hiểm bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm hoặc giá trị bảo hiểm
Số tiền bồi thường = Giá trị bảo hiểm Hoặc
Số tiền bồi thường = Số tiền bảo hiểm ( nếu STBH