1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần cao su Daknoruco

84 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 18,33 MB

Nội dung

Chuyên đề này căn cứ trên số liệu thu thập được từ đơn vị kinh doanh là Công ty cổ phần cao su Daknoruco để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty sau khi chuyền

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan:

1 Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự chỉ dẫntrực tiếp của PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Hương.

2 Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tácgiả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bó

3 Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế dao tạo hay gian tra tôi xin

chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Sinh viên

Nguyễn Tan Phong

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Đề có thể hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, trong thời gian thực tập tạicông ty cô phần cao su Daknoruco ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận

được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình về nhiều mặt của các cá nhân và tập thể Tôi

xin được bay tỏ lòng cảm ơn sâu sac đên:

Cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Hương, người đã trực tiếp hướng dẫn,giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học, nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề này

Các Thay, Cô giáo Viện Thương Mai và Kinh Tế Quốc Tế trường Dai họcKinh Tế Quốc Dân đã tận tình truyền đạt kiến thức chuyên môn và giúp đỡ tôihoàn thành chuyên đề

Các Thay, Cô giáo trường Dai học Tây Nguyên đã tao mọi điều kiện tốtnhất dé tôi hoàn thành chuyên dé

Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc, các cô chú, anh chịtrong công ty cô phần cao su Daknoruco đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôitrong suốt thời gian thực tập tại công ty

Cuối cùng, tôi muốn bảy tỏ lòng biết ơn tới những bạn bè và người thân yêu

trong gia đình, luôn động viên, chia sẻ và tạo điều kiện cả về vật chất va tinhthan dé tôi học tập và hoàn thành tốt chuyên đề

Do thời gian thực tập có hạn, kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những sai sót, kính mong

được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các anh chị, cô chú và các bạn dé dé

tài của tôi được hoàn chỉnh hơn.

Đăk Lăk, tháng 4 năm 2013

Sinh viên

Nguyễn Tan Phong

li

Trang 3

MỤC LỤC

0980.9970907 i

| 0) OF.) 0), ree ii DANH MỤC BANG BIEU ccccccccccccccccscescesccscescescescscsscsscsecessseceuceuseecsecsecaneseeaes vi DANH MỤC SO BO, BIEU DO - LG 5C 2C SE 1E 1 SE TH nghe Vii 10) OY (OE 3).\ Cre Viii CHUONG 1: CO SO LY LUAN VE HIEU QUA KINH DOANH CUA DOANH

1.1.3 Ý nghĩa của hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp 6

12 HE THONG CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUÁ KINH DOANH CUA

DOANH NGHIEDP 00ẺẼ ——.Ầ 8

1.2.1 Nhóm chi tiêu đánh giá kha năng sinh lợi - -5-55-5++c+ss+ss+2 9

1.2.2 Nhóm chỉ tiêu đánh gia hiệu qua su dung VỐN -2222222222222222ceeceecee 11

1.2.3 Nhóm chi tiêu đánh giá hiệu qua sử dung lao động - 12

13 CÁC YEU TO ANH HUONG DEN HIỆU QUA KINH DOANH CUA DOANH

NGHIED o.oo ccc cssscesssessosessssessssssosssssssessssssssssssssssssssssssssesssussasestasesssusessessssesssseessesssseseasecssueessese 12

1.3.1 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô -::::2 121.3.2 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường ngành vs 16CHUONG 2: THUC TRANG HOAT DONG KINH DOANH VA HIEU

QUA KINH DOANH CUA CONG TY CO PHAN CAO SU DAKNORUCO

2.1 KHÁI QUAT VE CÔNG TY CO PHAN CAO SU DAKNORUCO 21

2.1.1 Quá trình hình thành va phát triển của công ty cô phần cao su

GAKNOTUCO c1 21 111121 5111 11101 11T 1101 11T TT HT ng 21

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh của công ty cô phan cao su Daknoruco 23

11

Trang 4

2.1.3 M6 hình tô chức và chức năng, nhiệm vụ của công ty cô phân cao su

M1401 24

2.2 THỰC TRANG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CUA CÔNG TY Cố PHAN CAO

SU DAKNORUCO TRONG THOT GIAN QUA -22-©5225222+2£x22zxzzxezzxrszed 27

2.2.1 Đặc điểm thị trường kinh doanh của công ty cô phần cao su Daknoruco

¬— ch ằằ — EEE EERE Ee EERE eee EEE 27

2.2.2 Tình hình tài chính của công ty cổ phần Daknoruco 282.2.3 Tình hình tài sản, nguồn vốn và co sở vật chất kỹ thuật của công ty côphan cao su Daknoruco -+++2+22222222222222222222122222222122222 r 33

2.2.4 Tình hình lao động của công ty cô phan cao su Daknoruco 35

2.3 PHAN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUÁ KINH DOANH CUA CÔNG TY CO PHAN CAO SU DAKNORUCO À 2-5 52SSEE2EE9E121127171121121711211111 2111121 xe 35

2.3.1 Phân tích tình hình tài chính của công ty cô phần cao su Daknoruco 352.3.2 Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty cô phần cao su Daknoruco 382.3.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty cô phan cao su Daknoruco

theo kha nang sinh 8 UP ŒƯHỔỔỔ 39

2.3.4 Phân tích hiệu qua kinh doanh của công ty cô phần cao su Daknoruco theo hiệu quả sử đụng vỐn - 5-52 2+EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1111 71 Excrkrrei 4I

2.3.5 Phân tich hiệu quả kinh doanh của công ty cô phần cao su Daknoruco

theo hiệu quả sử dụng lao động - << 1E x19 Eng nnrey 43

2.4 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CUA CONG TY CO PHAN CAO SU DAKNORUCO 22-22522222 222322222122221122221122711122711122211 2211 44

2.4.1 Các ưu điểm trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cô phan cao su DaknOruCO ¿- 2 2 s+E+E£+E2EE2EE£EEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrkrrei 44

2.4.2 Tén tại trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cô phan

Cao SU DakKIOTUCO - - << 11811811911 10 ớt 46

2.4.3 Nguyên nhân dẫn đến những tôn tại trong việc nâng cao hiệu quả kinh

doanh của công ty cô phan cao su Daknorueo -¿¿ 2+s+s+zs+zxezsee: 47 CHUONG 3: MOT SO BIEN PHÁP NHAM NANG CAO HIỆU QUA KINH DOANH CUA CONG TY CO PHAN CAO SU DAKNORUCO 49

1V

Trang 5

3.1 PHƯƠNG HUONG NANG CAO HIỆU QUA KINH DOANH CUA CÔNG TY

CO PHAN CAO SU DAKNORUCO TRONG THỜI GIAN TỚI 2-5255: 49

3.1.1 Triển vọng ngành cao su thiên nhiên Việt Nam - 493.1.2 Phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần cao

I8] 410à22 0007 ae ¬ 53

3.2 MOT SO BIEN PHAP NHẰM NANG CAO HIỆU QUA KINH DOANH CUA

CONG TY CO PHAN CAO SU DAKNORUCO ssescssssssssssssssesessssesessssecesssieseessneseessies 56

3.2.1 Biện pháp day mạnh tiêu thụ, tăng doanh thu 56

3.2.2 Biện pháp giảm chi phi kinh doanh -. 52552552 zxvz++zvzxsrvsz 60

3.2.3 Xây dựng môi tường văn hoá , quy chế quản lý công ty 66

3.2.4 Các biện pháp khác - 5:55:22 2x22 2222212211211 tre 67

3.3 DIEU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP -cccccccce 69

3.3.1 Điều kiện thực hiện từ phía nhà nước cc2222222222222222222222zccce 69

3.3.2 Điều kiện thực hiện từ phía công ty -++222vvcccecrrrrrrrrrrrrrrre 71

KẾT LUAN 5-5-5 SE 21121 151121121121 11 11111111111 1111211 111kg 73 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2 2 2 s+£s+£x+rxerseez 75

Trang 6

DANH MỤC BANG BIEU

Bang 2.1: Báo cáo tài chính công ty cô phan cao su Daknoruco năm 2010 30

Bang 2.2: Báo cáo tài chính công ty cô phần cao su Daknoruco năm 2011 31

Bang 2.3: Bao cáo tài chính công ty cô phan cao su Daknoruco năm 2012 32

Bang 2.4: Tinh hình tài san va nguôn von của công ty cô phân cao su Daknoruco 181/1 Nvi[2ii0i108:7i0 0m7 34 Bảng 2.5: Cơ câu sở hưu vôn điêu lệ của công ty cô phân cao su Daknoruco 35

Bảng 2.6: Chỉ tiêu đánh giá thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh của công

ty cổ phần cao su DaknnOrUCO 2 252++2+EE+EE+EESEEEEE2EEEEEEEEEEEerkerkeee 36

Bảng 2.7 : Mức biên động của lợi nhuân năm sau so với năm trước của công ty

cô phân cao su [DDakñnOTUCO c c 11191119 91 9 vn ng rưy 38

Bảng 2.8 : Nhóm các chỉ tiêu khả năng sinh lợi của công ty cô phần cao su

M1404 40

Bang 2.9 : Hiệu quả sử dung vốn của công ty cô phan cao su Daknoruco 42

Bảng 2.10: Năng suất lao động bình quân của công ty cổ phan cao su Daknoruco

Bảng 2.11: Mức biến động lợi nhuận của công ty cổ phan cao su daknoruco 44

VI

Trang 7

DANH MỤC SƠ ĐỎ, BIEU DO

Sơ đồ 2.1: Cơ cầu bộ máy tổ chức của công ty cô phan cao su Daknoruco 24

Biểu dé 2.1: Doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2009-2012 - 29

VI

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

Vấn đề phát triển kinh tế luôn là một vấn đề được quan tâm nhiều nhấttrong tất cả các thời đại, đặc biệt là trong thời đại kinh tế thị trường như hiệnnay Tuy nhiên, điều kiện môi trường kinh tế ngày nay đã có nhiều biến động và

tốc độ biến động cũng vô nhanh chóng, vì vậy van đề kinh doanh có hiệu qua và ngày càng nâng cao hiệu quả kinh doanh là van dé sống còn không phải của bat

cứ doanh nghiệp nào mà là vấn đề cần quan tâm hàng đầu của tất cả các doanh

nghiệp và của cả nên kinh tê.

Việt Nam chúng ta xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hau, chịu

nhiều hậu quả chiến tranh và hiện nay đang trong giai đoạn từng bước hội nhập

sâu rộng với nền kinh tế khu vực và thé giới Vì vậy môi trường kinh doanh đang ngày càng chịu sự tác động của nhiều phía với nhiều chiều hướng khác

nhau, tốc độ khác nhau, tác động ngày càng mạnh mẽ vào nên kinh tế nói chung

và từng doanh nghiệp nói riêng Đây là một thách thức không nhỏ đối cả nềnkinh tế quốc dân và đối với tat cả các doanh nghiệp Dé có thé đối phó với mọibiến động của môi trường kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự dự

báo, phân tích và đề ra các giải pháp để thích ứng với sự thay đổi của môi

trường kinh doanh hay nói cách khác là phải có các biện pháp dé nâng cao hiệu

quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

Với tính cần thiết của van đề nâng cao hiệu quả kinh doanh, em chọn đề tàinghiên cứu trong giai đoạn thực tập thực tế tại đơn vị kinh doanh là : “Một số

biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cỗ phan cao su Daknoruco” Chuyên đề này căn cứ trên số liệu thu thập được từ đơn vị kinh doanh là Công ty cổ phần cao su Daknoruco để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty sau khi chuyền đổi từ doanh nghiệp nhà nước

sang công ty cổ phan, trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hơn

nữa hiệu quả kinh doanh cho công ty trong thời gian tới.

vill

Trang 9

Chuyên đề này gồm có các nội dung cơ bản sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của công ty cô phân cao su Daknoruco.

Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công

ty cô phân cao su Daknoruco.

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Xuân Hương, ban lãnh

dao và toàn thé cán bộ công nhân viên công ty cổ phần cao su Daknoruco đãgiúp em hoàn thành chuyên đề nay

1X

Trang 10

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE HIỆU QUA KINH DOANH

CUA DOANH NGHIỆP

1.1 KHAI NIỆM HIỆU QUA KINH DOANH VA Ý NGHĨA CUA HIỆU QUA KINH DOANH DOI VOI DOANH NGHIEP

1.1.1 khái niệm kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

* Kinh doanh

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm kinh doanh hay hoạtđộng kinh doanh Tuy nhiên, dưới góc độ kinh tế, kinh doanh là một phạm trùgăn liền với sản xuất hàng hóa, là tổng thể các hình thức, phương pháp và biệnpháp

nhằm tổ chức các hoạt động kinh tế Kinh doanh phản ánh mối quan hệ

giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đi tiêu dùng củacải vật chất xã hội nhằm thu về một giá trị lớn hơn giá trị đã bỏ ra ban đầu

Dưới góc độ pháp lý, theo quy định tại Luật doanh nghiệp thì kinh doanh là

việc các chủ thê thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, một số hoặc toàn bộ các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm trên thị

trường nhăm mục đích tìm kiếm lợi nhuận Với khái niệm trên, kinh doanh đã

được hiểu một cách đầy đủ, đúng đắn bao gồm tất cả các hoạt động như: Đầu tư,

sản xuất, trao đối, dịch vụ nếu các hoạt động này nhằm mục đích sinh lợi Kinh

doanh không nhất thiết phải bao gồm tất cả các công đoạn để đạt đến kết quả cuối cùng mà chỉ cần một trong các hoạt động nói trên là đủ, miễn sao hoạt động

đó có mục đích sinh lợi.

Như vậy, khái niệm kinh doanh có nội dung rat rộng và ở mức độ khái quát

có thé đưa ra những dấu hiệu đặc trưng sau:

Thứ nhất, kinh doanh là hoạt động mang tính nghề nghiệp Điều đó cónghĩa là trong xã hội đã có những người, nhóm người, tô chức mà nghề nghiệp

Trang 11

chính của họ là kinh doanh, họ sống bằng nghè kinh doanh Kinh doanh mangtính thường xuyên, liên tục, 6n định và lâu dai.

Thứ hai, kinh doanh là hành vi diễn ra trên thị trường Cụ thể, hoạt độngkinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa các nhà kinh doanh với nhau, với xã hội

nói chung thông qua các quan hệ mua bán, trao đồi, Những quan hệ nay tự nó

phản ánh quan hệ hàng hóa - tiền tệ

Thứ ba, mục đích của kinh doanh là lợi nhuận Day là dấu hiệu rất quantrọng dé phân biệt hành vi kinh doanh với các hoạt động khác Khi xác định mụcdich sinh lời trong hành vi kinh doanh cần hiểu ý định thu lợi nhuận của hành vi

mới là tiêu chí quyết định, còn việc có đạt được lợi nhuận hay không cũng như việc sử dụng lợi nhuận đạt được cho mục đích gì không phải là dấu hiệu quyết

định.

* Hiệu quả kinh doanh

Từ khái niệm kinh doanh trên đấy ta có thê đửa ra thế nảo là hiệu quả kinh

doanh của doanh nghiệp? Tuy nhiên, từ trước đến nay luôn tồn tại nhiều quan

điểm về hiệu quả kinh doanh:

Thứ nhất: Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ

sử dụng các nguồn nhân tải, vật lực của doanh nghiệp dé đạt được kết quả kinh doanh cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí nhỏ nhất.

Thứ hai: Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh quá trình sử dụng các

nguon lực xã hội trong lĩnh vực kinh doanh thông qua các chỉ tiêu đặc trưng

kinh tế kỹ thuật được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa các đại lượng phản ánh kết quả đạt được về kinh tế với các đại lượng phản ánh chi phí đã bỏ ra hoặc nguôn vật lực đã được huy động trong lĩnh vực kinh doanh.

Tóm lại chúng ta có thể hiểu khái quát nhất về hiệu quả kinh doanh như sau: hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh lợi ích thu được từ

Trang 12

các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh lợi ích thu được

với chỉ phí bỏ ra trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Qua cơ sở trên ta có thé nhận thấy:

Mot là, hiệu quả kinh doanh phải là một đại lượng so sánh.

Hai là, bản chất của hiệu quả kinh doanh chính là hiệu quả của lao động xã

hội được xác định băng cách so sánh lượng kết quả hữu ích cuối cùng thu được

với lượng hao phí lao động xã hội Vì vậy thước đo hiệu quả là sự tiết kiệm hao

phí lao động xã hội và tiêu chuẩn của hiệu quả là việc tối đa hoá kết quả hoặc tốithiểu hoá chi phí dựa trên điều kiện nguồn lực sẵn có

Như vậy hiệu quả kinh doanh phải được xem xét một cách toàn diện:

Về mặt thời gian: Doanh nghiệp không được vì lợi ích trước mắt mà quên

đi lợi ich lâu dai, không được coi việc giảm chi phí dé tăng lợi nhuận là tănghiệu quả kinh doanh khi việc cắt giảm chi phí tiến hành một cách tuỳ tiện, không

lâu dài và không có tính khoa học Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải được

cân nhắc và tiến hành một cách hệ thống có tính đến tính lợi ich lâu dài và lợi

ích xã hội.

Về mặt không gian: Hiệu quả kinh doanh được coi là toàn diện khi toàn bộ

hoạt động của các phòng, ban, bộ phận trong doanh nghiệp có hiệu quả và

không ảnh hưởng đến hiệu quả chung của daonh nghiệp

Về mặt định tính: Hiệu quả kinh doanh phản ánh những nỗ lực của doanhnghiệp và phản ánh quản lý của doanh nghiệp, đồng thời gắn những nỗ lực đó

với việc đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu của doanh nghiệp và của xã hội về

kinh té - chính trị - xã hội hay nói cách khác hiệu quả mà doanh nghiệp đạt đượcphải gắn chặt với hiệu quả của xã hội

Về mặt định lượng: Hiệu quả kinh doanh là tương quan so sánh giữa kết

quả thu được với chi phí bỏ ra dé đạt được kết quả đó.

Trang 13

1.1.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh

Phân loại hiệu quả kinh doanh là một việc làm hết sức thiết thực, nó là

phương cách dé các doanh nghiệp xem xét đánh giá những kết quả mà mình đạt được và là cơ sở dé thành lập các chính sách, chiến lược, kế hoạch hoạt

động của doanh nghiệp Trong công tác quản lý, phạm trù hiệu quả được

biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng thể hiện những đặc trưng và ý

nghĩa cụ thé của nó Việc phân loại hiệu quả kinh doanh theo những tiêu

thức khác nhau có tác dụng thiết thực trong việc điều hành tổ chức quản lý

và hoạt động của doanh nghiệp.

* Hiệu quả cá biệt và hiệu quả kinh tế quôc dân:

Hiệu quả cá biệt là hiệu quả thu được từ hoạt động kinh doanh của từng

doanh nghiệp, với biểu hiện trực tiếp là lợi nhuận kinh doanh và chất lượng thực hiện những yêu cầu xã hội đặt ra cho nó Hiệu quả kinh tế quốc dân được tính cho toàn bộ nền kinh tế, về cơ bản nó là sản phẩm thăng dư, thu nhập quốc dân hay tổng sản phẩm xã hội mà đất nước thu được trong mỗi

thời kỳ so với lượng vôn sản xuât, lao động xã hội và tài nguyên đã hao phí.

Trong việc thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước,

không những cần tính toán và đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh

của từng doanh nghiệp, mà còn cần phải đạt được hiệu quả của toàn bộ nền

kinh tế quốc dân; mức hiệu quả kinh tế quốc dân lại phụ thuộc vào mức hiệuquả cá biệt Nghĩa là phụ thuộc vào sự cố gắng của mỗi người lao động vàmỗi doanh nghiệp Đồng thời xã hội thông qua hoạt động của cơ quan quản

lý Nhà nước cũng có tác động trực tiếp đến hiệu quả cá biệt Một cơ chếquản lý đúng tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả cá biệt,

ngược lại một chính sách lạc hau, sai lầm lại trở thành lực cản kìm hãm nâng

cao hiệu quả cá biệt.

* Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận:

Trang 14

Thứ nhất, hiệu quả kinh doanh tông hợp Hiệu quả kinh doanh tổng hợp

phản ánh khái quát và cho phép kết luận về hiệu quả kinh doanh của toàn bộ quátrình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (hay một đơn vị bộ phận của doanh

nghiệp ) trong một thời kỳ xác định.

Thư hai, hiệu quả kinh doanh bộ phận Hiệu quả kinh doanh bộ phan là hiệu

quả kinh doanh chỉ xét ở từng lĩnh vực hoạt động ( sử dụng vốn, lao động, máy

móc thiết bị, nguyên vật liệu ) cụ thể của doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh

bộ phận chỉ phản ảnh hiệu quả ở từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp chứ không phản ánh hiệu quả của doanh nghiệp

Giữa hiệu quả kinh doanh tông hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận có mối quan hệ biện chứng với nhau Hiệu quả kinh doanh tổng hợp cấp doanh nghiệp

phản ánh hiệu quả hoạt động của tất cả các lĩnh vực hoạt động cụ thể của doanhnghiệp.Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp có thê xuất hiện mâu thuẫn giữa hiệuquả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận, khi đó chỉ có hiệuquả kinh doanh tông hợp là phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp,

các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận chỉ có thé phan ánh hiệu qua ở từng

lĩnh vực hoạt động, từng bộ phận của doanh nghiệp mà thôi.

* Hiệu quả kinh doanh ngắn han và dai hạn:

Thứ nhất, hiệu quả kinh daonh ngắn hạn, là hiệu quả kinh doanh được

xem xét, đánh giá ở từng khoảng thời gian Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn

chỉ đề cập đến từng khoảng thời gian ngắn như tuần, tháng, quý, năm, vai

năm,

Thứ hai, hiệu quả kinh doanh dài hạn, là hiệu quả kinh doanh được xem

xét, đánh giá trong thời gian dài gắn với các chiến lược, các kế hoạch dàihạn hoặc thậm chí, nói dến hiệu quả kinh doanh dài hạn người ta hay nhắc

đến hiệu quả lâu dài, gắn với quãng đời tồn tại và phát triển của doanh

nghiệp.

Trang 15

Cần chú ý rằng, giữa hiệu quả kinh doanh dài hạn và hiệu quả kinh doanh

ngắn hạn vừa có mỗi quan hệ biện chứng với nhau và trong nhiều trường hợp cóthé mâu thuẫn nhau Về nguyên tắc, chỉ có thé xem xét và đánh giá hiệu quả kinhdoanh ngắn hạn trên cơ sở vẫn đảm bảo đạt được hiệu quả kinh doanh dài hạn

trong tương lai Trong thực tế, nếu mâu thuẫn giữa hiệu quả kinh doanh ngắn

hạn và dài hạn, chỉ có thể lấy hiệu quả kinh doanh dài hạn làm thước đo chất

lượng hoat động kinh doanh của doanh nghiệp vì nó phản ánh xuyên suốt quá

trình lợi dụng các nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp

1.1.3 Ý nghĩa của hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp

Trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp phải luôn gắn mình với thị

trường, nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay đặt các doanh nghiệp trong sự

cạnh tranh gay gat lẫn nhau Do đó dé tôn tại được trong cơ chế thị trường cạnh

tranh hiện nay doi hỏi các doanh nghiệp phải hoạt động một cách có hiệu quả hơn.

Các nguồn lực sản xuất xã hội là một phạm trù khan hiếm: càng ngày người

ta càng sử dụng nhiều các nhu cầu khác nhau của con người Trong khi cácnguồn lực sản xuất xã hội ngày cảng giảm thì nhu cầu của con người lại ngàucàng da dạng Điều nay phan ánh qui luật khan hiếm Qui luật khan hiém bắtbuộc mọi doanh nghiệp phải trả lời chính xác ba câu hỏi: sản xuất cái gì? sản

xuất như thế nào? sản xuất cho ai? Vì thị trường chỉ chấp nhận các nào sản xuất đúng loại sản phẩm với số lượng và chất lượng phù hợp như vậy ý nghĩa của hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp vô cùng quan trọng, nó được thé hiện

Trang 16

hỏi tất yếu khách quan đối với tat cả các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay Do yêu cầu của sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh

nghiệp đòi hỏi nguồn thu nhập của doanh nghiệp phải không ngừng tăng lên.Nhưng trong điều kiện nguồn vốn và các yếu tố kỹ thuật cũng như các yếu tố

khác của quá trình sản xuất chỉ thay đổi trong khuôn khổ nhất định thì để tăng

lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh Như

vậy, hiệu quả kinh doanh là điều kiện hết sức quan trọng trong việc đảm bảo sự

tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Một cách nhìn khác là sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự tạo

ra hàng hoá, của cải vật chất và các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của xã hội,đồng thời tạo ra sự tích luỹ cho xã hội Dé thực hiện được như vậy thì mỗi

doanh nghiệp đều phải vươn lên để đảm bảo thu nhập đủ bù đắp chỉ phí bỏ ra và

có lãi trong qúa trình hoạt động kinh doanh Có như vậy mới đáp ứng được nhu

cầu tái sản xuất trong nền kinh tế Và như vậy chúng ta buộc phải nâng cao hiệu

quả kinh doanh một cách liên tục trong mọi khâu của quá trình hoạt động kinh

doanh như là một yêu cầu tất yếu Tuy nhiên, sự tồn tại mới chỉ là yêu cầu mangtính chất giản đơn còn sự phát triển và mở rộng của doanh nghiệp mới là yêucầu quan trọng Bởi vì sự tồn tại của doanh nghiệp luôn luôn phải đi kèm với sựphát triển mở rộng của doanh nghiệp, đòi hỏi phải có sự tích luỹ đảm bảo choquá trình tái sản xuất mở rộng theo đúng qui luật phát triển Như vậy dé pháttriển và mở rộng doanh nghiệp mục tiêu lúc này không còn là đủ bù đắp chi phi

bỏ ra dé phát triển quá trình tái sản xuất giản don mà phải đảm bao có tích luy

đáp ứng nhu cầu tái sản xuất mở rộng, phù hợp với qui luật khách quan và một

lân nữa hiệu quả kinh doanh được nhân mạnh.

Thứ hai, hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc day sự cạnh tranh và tiễn bộ

trong kinh doanh Chính việc thúc đâycạnh tranh yêu cầu các doanh nghiệp phải

tự tìm tòi, đầu tư tạo nên sự tiến bộ trong kinh doanh Chấp nhận cơ chế thị

trường là chấp nhận sự cạnh tranh Trong khi thị trường ngày càng phát triển thìcạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn Sự cạnh

Trang 17

tranh lúc này không còn là cạnh tranh về mặt hàng mà cạnh tranh cả về chất

lượng, giá cả và các yếu t6 khác Trong khi mục tiêu chung của các doanh

nghiệp đều là phát triển thì cạnh tranh là yếu tố làm các doanh nghiệp mạnh lênnhưng ngược lại cũng có thể là các doanh nghiệp không tồn tại được trên thị

trường Dé đạt được mục tiêu là ton tại và phát triển mở rộng thì doanh nghiệp

phải chiến thăng trong cạnh tranh trên thị trường Do đó doanh nghiệp phải có

hàng hoá dịch vụ chất lượng tốt, giá cả hợp lý Mặt khác hiệu quả kinh doanh là

đồng nghĩa với việc giảm giá thành tăng khối lượng hàng hoá bán, chất lượng

không ngừng được cải thiện nâng cao

Thứ ba, mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp là tối đa hoá lợinhuận Dé thực hiện mục tiêu này, doanh nghiệp phải tiến hành mọi hoạt động

sản xuất kinh doanh dé tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị trường Muốn vay, doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhất định Doanh

nghiệp càng tiết kiệm sử dụng các nguồn lực này bao nhiêu sẽ càng có cơ hội đểthu được nhiều lợi nhuận bấy nhiêu Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánhtính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực xã hội nên là điều kiện

dé thực hiện mục tiêu bao trùm, lâu dai của doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanhcàng cao cảng phản ánh doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sảnxuất.Vì vậy, hiệu quả kinh doanh là đòi hỏi khách quan dé doanh nghiệp thựchiện mục tiêu bao trùm, lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận Chính sự nâng cao hiệuquả kinh đoanh là con đường nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại, pháttriển của mỗi doanh nghiệp

12 HE THONG CÁC CHÍ TIEU DANH GIÁ HIỆU QUÁ KINH DOANH CUA

DOANH NGHIEP

Để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp một cáchphải dùng một hệ thống tổng hợp các chỉ tiêu khác nhau Các chỉ tiêu này được

sắp xếp thành các nhóm chỉ tiêu bao gồm: nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh

lợi, nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu

quả sử dụng lao động.

Trang 18

1.2.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi

- Mức doanh lợi trên doanh số bản:

Pi=-_x100%

DS

Trong do:

P¡: Mức doanh lợi trên doanh số ban

P: Lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ

Pz: Mức doanh lợi trên doanh thu thuần

P: Lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ

DTT : Doanh thu thuần hoạt động kinh doanh trong kỳ

P3: Mức doanh lợi trên tong tai san

P: Loi nhuan cua doanh nghiép trong ky

Trang 19

Sˆ7s : Tổng tài sản trong ky

Y nghĩa: Mức doanh lợi trên tong tai san phan anh một don vi tài san bo ra

đem lại bao nhiêu đơn vi lợi nhuận Chi tiêu nay phản ánh hiệu qua sử dụng tôngtài sản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ

- Mức doanh lợi trên vốn chủ sở hữu:

P

Trong do:

P„: Mức doanh lợi trên vốn chủ sở hữu trong kỳ

P: Lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ

Ð_VCSH : vốn chủ sở hữu

r

Y nghĩa: Mức doanh lợi trên vốn chủ sở hữu phản ánh một đơn vị vốn chủ

sở hữu bỏ ra mang lại bao nhiêu đơn vi lợi nhuận Chỉ tiêu này phản ánh hiệu

quả sử dụng vốn chủ sở hữu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Mức doanh lợi trên tổng chỉ phí:

P

cp

Ps= x100%

Trong do:

Ps: Mức doanh lợi trên tổng chi phí

P: Lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ

5 CP: Tổng chi phí kinh doanh trong kỳ

r

Ý nghĩa: Mức doanh lợi trên tổng chi phí phan ánh dé có được một đơn vi

lợi nhuận doanh nghiệp phải hao phí bao nhiêu đơn vị chi phí tương ứng Chỉ

10

Trang 20

tiêu này cho biết hiệu qua đem lại của tong mức chi phí đã bỏ ra, mức hao phí

tính ra càng lớn thì hiệu quả kinh doanh càng giảm và ngược lại.

1.2.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn

TSLD: Tài sản lưu động bình quân trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.

Tài sản lưu động bình quân được xác định theo công thức:

TSLD —_

DK: Tài san lưu động đầu kỳ kinh doanh

CK: tài sản lưu động cuối kỳ kinh doanh

r

Ý nghĩa: Số vòng quay vốn lưu động phan ánh tốc độ vận động của vốn lưu

động trong chu kỳ kinh doanh.

- SỐ ngày của một vòng quay vốn lưu động:

Trang 21

1.2.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

Nhóm chỉ tiêu này được đánh giá bằng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động

chỉ tiêu này được xác định như sau:

Trong đó:

W: năng suất lao động bình quân của một lao động

P: Lợi nhuận của doanh nghiệp ttrong kỳ

LD: Số lao động bình quân trong kỳ

r

Ý nghĩa: Chỉ tiêu hiệu qua sử dụng lao động phan ánh năng suất lao động

bình quân của một lao động trong doanh nghiệp.

1.3 CÁC YEU TO ANH HUONG DEN HIỆU QUA KINH DOANH CUA DOANH

NGHIEP

Doanh nghiệp từ khi thành lập và hoạt động đã chịu sự chi phối, ảnh hưởngcủa rất nhiều nhân tố xét trong phạm vi nghiên cứu của đề tài thực tế kinh

doanh của đơn vị, cụ thê ở đây là doanh nghiệp hoạt động đặc thù trong lĩnh vực

sản xuất và xuất khâu cao su thì van đề hiệu quả kinh doanh chịu tác động của

các nhóm nhân tô cơ bản sau:

1.3.1 Nhóm nhân tô thuộc về môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô là môi trường bao gồm các yêu tố, các lực lượng mangtính chất xã hội rộng lớn, có tác động ảnh hưởng tới các quyết định kinh doanhcủa doanh nghiệp Day là nhóm nhân tổ mà từng doanh nghiệp không thé kiêm

soát và thay đổi được Sau đây là một số nhân tô thuộc môi trường vĩ mô các tác

động tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:

- Môi trường chính trị - pháp luật:

12

Trang 22

Môi trường chính trị - pháp luật là một nhân tố có ảnh hưởng mạnh tới các

quyết định kinh doanh của doanh nghiệp Thé chế chính trị, hệ thống các công

cụ chính sách, cơ chế điều hành cũng như hệ thống pháp luật tác động trực tiếpđến sự hình thành cũng như tồn tại và phát trién của doanh nghiệp

Môi trường chính trị của Việt Nam hiện nay có một đặc trưng và cũng có

thể xem là một thế mạnh của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài là

có một môi trường chính trị tương đối ôn định Tuy nhiên, Việt Nam vừa mới

bước sang nền kinh tế thị trường, hệ thống pháp luật vừa thiếu, vừa yếu, vừachưa đồng bộ, chưa thích ứng với hệ thống pháp luật cũng như thông lệ quốc tế,đây là một hạn chế của Việt Nam, là vật cản trong phát triển và mở rộng đầu tưkinh doanh đặc biệt là trong khu vực đầu tư nước ngoài

Trong những năm gần đây Đảng và Nhà Nước đã có những nỗ lực trongviệc giữ vững môi trường chính trị ổn định và bé sung, hoàn thiện hệ thống phápluật tạo điều kiện tốt nhất thúc đây sự phát triển kinh tế Mỗi doanh nghiệp cầnthiết phải quan tâm đến các quy định của Nha Nước có liên quan đến ngành,nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mình và nghiên cứu, phân tích và

dự đoán xu hướng vận động của các cơ chế, sự điều tiết và khuynh hướng điều tiết của chính phủ đối với các vấn đề có ảnh hưởng tới doanh nghiệp.

- Môi trường kinh tế:

Môi trường kinh tế bao gồm những nhân tố phản ánh tốc độ tăng trưởngkinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất tiền vay - tiền gửi, tỷ lệ lạm phát, tỷ giáhối đoái, mức lương tối thiểu, sự kiểm soát về giá cả, thu nhập bình quân dân cư,

cơ cau ngành kinh tế, cơ cấu vùng Tất cả những nhân tố đó tạo nên tính hấp dẫn của thị trường, tạo ra sức mua khác nhau đối với các thị trường hàng hoá khác nhau, từ đó nhận biết được các điều kiện thuận lợi hay các rao cản khi doanh nghiệp quyết định tham gia vào nền kinh tế, vào ngành kinh doanh hay

một vùng lãnh thé nào đó

13

Trang 23

Môi trường kinh tế là một môi trường đa nhân tố nhưng không phải nhân tố

nao cũng ảnh hưởng đến doanh nghiệp vì vậy doanh nghiệp cần có sự hiểu biết

đầy đủ các nhân tố nào thuộc môi trường này có thê tác động tới doanh nghiệp,

và nếu tác động thì tác động như thế nào? Năm được những điều này doanhnghiệp mới có thé đưa ra các chính sách thích hợp dé giữ vững và nâng cao hiệu

quả kinh doanh.

Ở Việt Nam hiện nay, môi trường kinh tế có những thay đổi nhanh chóng

do chính sách mở cửa hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới Vì vậy môitrường kinh tế của doanh nghiệp hiện nay không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốcgia mà mở rộng ra phạm vi thế giới với những tác động không nhỏ của môitrường kinh tế quốc tế

- Moi trường văn hoa:

Văn hoá được định nghĩa là một hệ thống các giá tri, quan niệm, niềm tin, truyền thống và các chuẩn mực hành vi đơn nhất với một nhóm người cụ thể nào

đó được chia sẻ một cách tập thể Văn hoá theo nghĩa này là một hệ thống các quy tắc, các thông lệ được một tập thé giữ gìn.

Văn hoá được hình thành trong những điều kiện nhất định về: vật chất, môi

trường tự nhiên, khí hậu, các kiểu sống, kinh nghiệm, lịch sử của cộng đồng và

sự tác động qua lại của các nền văn hoá Văn hoá tổn tại ở khắp moi nơi va tác

động thường xuyên tới kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy đôi khi môi trường văn hoá trở thành một hàng rào ngăn cản sự gia nhập cũng như các hoạt động trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

Môi trường văn hoá bao gồm các khía cạnh như: những giá trị văn hoátruyền thống cơ bản, những giá trị văn hoá thứ phát, các nhánh văn hoá của một

nền văn hoá Các giá trị văn hoá này có ảnh hưởng mạnh mẽ tới phong cách, tập quán tiêu dùng của phần đông khách hàng sống trong môi trường văn hoá

đó, từ đó tác động trực tiếp tới việc lựa chọn sản phẩm kinh doanh, phương thức

kinh doanh, loại hình kinh doanh, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

14

Trang 24

Ngày nay, xu thế hội nhập quốc tế làm trái đất ngày càng trở nên nhỏ bé,

môi trường văn hoá có sự đa dạng hoá do kết quả của sự giao thoa giữa các nền

văn hóa, sắc tộc và tôn giáo Môi trường văn hoá cũng vì vậy mà có sự biến

động và ảnh hưởng đa dạng tới doanh nghiệp, nhưng nhìn chung môi trường văn

hoá đa dạng mang lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội kinh doanh hơn, cạnh tranh

cũng ngày càng khốc liệt hơn Doanh nghiệp cần có sự hiểu biết sâu rộng về

truyền thống, phong tục tập quán của đối tượng khách hàng ở khu vực thị trường của mình đề có các quyết định kinh doanh mang lại hiệu quả.

- Môi trường tự nhiên và hạ tang cơ sở vật chất xã hội:

Môi trường tự nhiên bao gồm: hệ thống các yếu tô tự nhiên ảnh hưởng nhiều mặt tới các nguồn lực đầu vào cần thiết cho các hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp Sự thiếu hụt nguyên liệu thô, nhiên liệu đang là vẫn đề nóng hiệnnay dẫn đến sự gia tăng chi phí ngày càng trở nên nghiêm trọng

Bên cạnh đó các vấn đề duy trì và bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng san, van

dé ô nhiễm môi trường, bảo vệ cảnh quan, thang cảnh, van dé thiếu tài nguyên,

lãng phí tài nguyên, cũng là các nhân tố tác động trực tiếp đến hoạt động kinh

doanh, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.

Hạ tang cơ sở vật chat xã hội bao gồm: hệ thống giao thông vận tải (đường, phương tiện, nhà ga, bến đỗ, ), hệ thống thông tin (bưu điện, điện thoại, viễn

thông, mạng internet, ), hệ thống bến cảng, nhà kho, cửa hàng cung ứng xăng

dầu, điện nước, Nhóm yếu tô này cũng có những ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu

quả kinh doanh của doanh nghiệp Nếu hạ tầng cơ sở vật chất xã hội tốt thì

doanh nghiệp có các điều kiện thuận lợi dé tiến hành các hoạt động kinh doanh, tiết kiệm được một số chi phí không cần thiết, từ đó đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Ngược lại, cơ sở hạ tầng yêu kém sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp như chi phí cao và gặp nhiều rủi ro.

15

Trang 25

1.3.2 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường ngành

Môi trường nganh là môi trường bao gồm các yếu tố liên quan chặt chẽ đến

doanh nghiệp, nó là các yếu tố nội tại của doanh nghiệp, người cung ứng, khách

hàng, đối thủ cạnh tranh Đây là nhóm yếu tố mà trong một phạm vi nào đó

doanh nghiệp có thể tác động vào để cải thiện môi trường vi mô của doanh

nghiệp mình.

- Các yếu tô thuộc nội tại doanh nghiệp:

Một doanh nghiệp bản thân nó tồn tại rất nhiều yếu tố có thé ảnh hưởng đếnhiệu quả kinh doanh.Vi dụ: việc lựa chọn sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh củadoanh nghiệp, trình độ quản trị nhân sự và nguồn nhân lực, trình độ quản trị tàichính - kế toán, hệ thống thông tin trong và ngoài doanh nghiệp, nề nếp văn hoá

của tổ chức hay van đề nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp Tất cả các yếu t6 nội tại đó nếu không tốt thì đều có thé ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Thực vậy, khách hàng chỉ tìm đến với doanh nghiệp khi có nhu cầu về hànghoá va dịch vu của doanh nghiệp, khách hang đòi hỏi sản phẩm của doanh

nghiệp đủ về số lượng, tốt về chất lượng, sản phẩm phải có nhãn hiệu và thương

hiệu nỗi tiếng, phủ hop với xu hướng tiêu dùng tiên tiễn nhưng lại có giá cả phải

chăng Muốn làm được điều đó doanh nghiệp phải có sự cân nhắc kỹ càng trong

việc lựa chọn sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh; tuyên chọn một bộ máy lãnh

đạo tài năng, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và đạo đức kinh doanh;

tuyên chọn một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ tay nghề, thành thạo

kỹ thuật, có nghiệp vụ kinh doanh và ngoại ngữ; có hệ thống thông tin hoạt động

thông suốt cả hai chiều từ cấp lãnh đạo xuống cấp nhân viên và ngược lại; xây

dựng một môi trường văn hóa mang bản sắc riêng của doanh nghiệp

Tóm lại doanh nghiệp muốn hoạt động được phải phối hợp hoạt động của

các bộ phận trong doanh nghiệp Bản thân một doanh nghiệp ngay khi hình

thành đã có nhiệm vụ, mục tiêu, chiên lược nhât định và mọi hoạt động được

16

Trang 26

thực hiện bởi một hệ thống các phòng ban với chức năng và nhiệm vụ khác

nhau Việc đặt ra các mục tiêu, nhiệm vụ cũng như chiến lược kinh doanh và tổ

chức quá trình thực hiện đều phải căn cứ trên tình hình các nguồn lực của doanhnghiệp Nguồn tài lực, vật lực, nhân lực hiện có của doanh nghiệp có ý nghĩa vô

cùng quan trọng trong các quyết định kinh doanh Người lãnh đạo doanh nghiệp

phải nắm rõ các nguồn lực của doanh nghiệp để có kế hoạch quản lý, sử dụng

đem lại hiệu quả cao nhât.

Môi trường nội tại của doanh nghiệp là một nhóm các nhân tô thuộc ve yêu

tô chủ quan và trong một chừng mực nao đó doanh nghiệp có thê có các biện pháp thích hợp đê tác động vào các nhóm yêu tô này, hướng sự vận động của nhóm nhân tô nay theo ý muôn chu quan của người quản lý.

- Người cung ứng:

Người cung ứng là các doanh nghiệp và các cá nhân đảm bảo cung ứng các yêu tô đâu vào cân thiệt cho doanh nghiệp và các đôi thủ cạnh tranh đê có thê

sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ nhất định.

Bất kỳ một sự biến động nào từ phía người cung ứng dù sớm hay muộn,

gián tiếp hay trực tiếp cũng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cuối cùng

của doanh nghiệp Doanh nghiệp phải có đầy đủ các thông tin chính xác về tình

trạng số lượng, chất lượng, giá cả, hiện tại và tương lai của các yếu tổ nguồn

lực cho sản xuất sản phẩm va dich vụ Vì vậy cần phải có chính sách quan tâmtới nhóm đối tượng này, thậm chí còn phải quan tâm tới thái độ của các nhà

cung cấp đối với doanh nghiệp minh và các đối thủ cạnh tranh, tránh sự bất ôn định trong hoạt động cung ứng các yếu tô đầu vào cho doanh nghiệp, ảnh hưởng

tới hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Đặc biệt

trong giai đoạn hiện nay khi mà nguồn lực khan hiếm, giá cả tăng cao thì doanh nghiệp nhất thiết phải có sự quan tâm thích đáng tới các nhà cung ứng, tìm hiểu

rõ đặc điểm của nguồn cung ứng hàng hóa như: số lượng nhà cung ứng, nguồn hàng, mặt hàng (số lượng mặt hàng nhiều hay ít, có khả năng thay thế hay

17

Trang 27

không, ), chất lượng hàng hóa và các dịch vụ đi kèm, chi phí vận chuyền từ nguồn hàng về doanh nghiép, dé biết được sức ảnh hưởng của nhà cung ứng

đối với doanh nghiệp

Tuy nhiên, van đề quan trong hang dau là phải đảm bảo ổn định nguồn hàng hóa, chất lượng hàng hóa, số lượng mỗi lần giao và giá cả phải hợp lý Muốn vậy doanh nghiệp phải đa dạng hóa nguồn cung ứng, tăng cường mối

quan hệ kinh tế, tạo điều kiện lẫn nhau trong việc tạo nguồn hàng như đầu tư,liên doanh, liên kết, giúp đỡ về vốn, về kỹ thuật, Doanh nghiệp còn phải quan

hệ với các nguồn cung ứng khác nhau như nguồn cung ứng tài chính, lao động,dịch vụ vận chuyền, xếp đỡ, dịch vụ quảng cáo, dé có thể tối thiểu hóa chi

phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Khách hàng:

Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định

sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp bởi vì khách hàng tạo nên thị

trường, quy mô khách hàng tạo nên quy mô thị trường Khách hàng sẽ bao hàm

nhu cầu, nhưng bản thân nhu cầu lại không giống nhau giữa các nhóm kháchhàng và thường xuyên biến đổi

Vì vậy, doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi khách hàng và tiên liệu

những biến đổi về nhu cầu của họ Một sự thay đổi trong nhu cầu của khách

hàng đều có thể đem lại cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp và cũng có thể

là nguy cơ trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng không tốt đến hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp Vì vậy nghiên cứu về khách hàng là yêu cầu tất yếu

trong vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp

Trang 28

của mình đê dự đoán và có biện pháp chong lại các môi nguy hiém từ phía đôi

thủ, giữ vững thị phần của doanh nghiệp trên thị trường

Muốn làm được điều đó doanh nghiệp, phải xác định được đối thụ cạnh

tranh của mình, phải thường xuyên theo dõi các hoạt động của đối thủ, xem xétchính sách cũng như chiến lược kinh doanh cả ngắn hạn và đài hạn của đối thủ

dé dự báo các nguy cơ de dọa đối với doanh nghiệp mình, từ đó có các đối sách

thích hợp để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp.

- Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường:

Đây là giá trị vô hình của doanh nghiệp, nó tác động đến sự thành bại trong

nâng cao hiệu quả kinh doanh sự tác động đó là phi lượng hoá mà chúng ta

không thể tính toán hay đo đạc băng các phương pháp định lượng Quan hệ, uy

tín của doanh nghiệp sẽ cho phép mở rộng các cơ hội kinh doanh, mở rộng

những đầu mối làm ăn va từ đó doanh nghiệp sẽ có quyên lựa chọn những gì có lợi cho mình Hơn thế nữa quan hệ và uy tín sẽ cho phép doanh nghiệp có ưu thế

trong việc tiêu thụ, vay vốn hay mua chịu hàng hoá

- Kỹ thuật công nghệ:

Yếu tố kỹ thuật công nghệ làm cơ sở cho yếu tô kinh tế, là phương cách

dé dẫn đến sự ra đời của sản phẩm mới, tác động vào mô hình tiêu thụ và hệ

thống bán hàng Những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ đã làm thay đổi tận

gốc hàng hoá và quy trình sản xuất, tác động sâu sắc đến hai yếu tố cơ bản

tạo lên khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường, đó là chấtlượng và giá bán sản phẩm

Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ những biến đôi đang diễn ra của yếu tốkhoa học kỹ thuật Phân tích yếu tố khoa học kỹ thuật giúp doanh nghiệp

nhận thức được các thay đổi về mặt công nghệ và khả năng ứng dụng của nóvào doanh nghiệp Hướng nghiên cứu có thé bao gồm những yếu tổ sau:

19

Trang 29

Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế.

Tiến bộ kỹ thuật và khả năng ứng dụng trong hoạt động kinh doanh.Chiến lược phát triển kỹ thuật và công nghệ của đất nước

20

Trang 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ

HIỆU QUA KINH DOANH CUA CÔNG TY CO PHAN CAO SU

DAKNORUCO

2.1 KHÁI QUAT VE CONG TY CO PHAN CAO SU DAKNORUCO

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phan cao su

daknoruco

Công ty cổ phan cao su Daknoruco là một trong những công ty hoạt độngtrong lĩnh vực trồng, khai thác và chế biến mủ cao su trên địa bàn tỉnh ĐăkNông Công ty được thành lập từ việc chuyên đổi từ doanh nghiệp nhà nước làchỉ nhánh công ty cao su Dak Lak tại tỉnh Đăk Nông theo Quyết định Số

253/QD -HDND ngày 09/02/2009 Uy Ban Nhân Dân Tinh Đăk Lak.

Tên day đủ viết bằng tiếng viêt: Công ty Cé phan cao su DakNoRuCo

Tên Tiếng Anh của công ty là: DakNoRuCo Rubber Joint Stock

Company.

Công ty hoạt động với tên viết tắt là: DakNoRuCo.

Trụ sở của công ty:

Dia chi: Thôn 13 Xã Dak Lao, Huyện Dak Mil, Tinh Dak Nông.

Dién thoai: 05013 750 939 Fax: 05013 750 569

Email: DakNoRuCo@yahoo.com.vn

Công ty được thành lập với nguồn vốn điều lệ: 30.000.000.000 đồng (Ba

mươi tỷ đồng ) Trong đó vốn thuộc sỡ hữu của nha nước là 25.68 ty Chiếm 85,6% Vốn thuộc các cô đông khác là 4.32 tỷ Chiếm 14,4%.

Công ty cô phan cao su Daknoruco hoạt động theo giấy chứng nhận đăng

ký kinh doanh số: 6400128534 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Đăk Nông cấp

ngày 20 thang 8 năm 2009.

21

Trang 31

Công ty cô phần cao su Daknoruco tiền thân là nông trường cao su Dak

Mil Nông trường cao su Dak Mil được thành lập từ ngày 21 tháng 07 năm 1988

trên cơ sở tiếp quản công ty cao su Dak Mil trực thuộc tổng cục cao su ViệtNam với tên gọi là xí nghiệp cao su Dak Mil Đến tháng 05 năm 1992, Uy Ban

Nhân Dân Tinh Dak Lak ra quyết định số 223/QD - UB chuyền giao xí nghiệp

cao su Đăk Mil về liên hiệp các xí nghiệp cao su Dak Lak (nay là công ty TNHHmột thành viên cao su Dak Lak), và đổi tên thành nông trường cao su Dak Mil

Tháng 6 Năm 2004, nông trường cao su Đăk Mil được đổi tên thành chinhánh công ty cao su Dak Lak tại Tỉnh Đăk Nông theo quyết định số 186/QD-

CT của giám đốc công ty cao su Đăk Lăk

Năm 2004 chi nhánh công ty cao su Dak Lak tại tinh Dak Nông nhận được huân chương Lao Động hạng 3 do chủ tịch nước trao tặng Ngoài ra, chi nhánh

còn nhận được nhiều băng khen của Uy Ban Nhân Dân Tinh Dak Lak, tỉnh DakNông, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Liên Đoàn Lao Động Việt

Nam trao tang cho don vi.

Đến thang 9 năm 2009 chi nhánh công ty cao su Dak Lak tại tỉnh Dak

Nông được chuyên đổi từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phan cao su Daknoruco theo : Quyết định Số 253/QD -HĐND ngày 09/02/2009 Uỷ Ban

Nhân Dân Tỉnh Đăk Lăk về việc phê duyệt phương án chuyền chi nhánh công ty

cao su Đăk Lăk tại tỉnh Đăk Nông thành công ty cổ phân.

Khi mới thành lập nông trường cao su Dak Mil năm 1992, nông trường

được tiếp nhận 259 ha cao su trồng năm 1986 với mật độ cây sống thấp Qua 20

năm phát triển, chi nhánh đã phát triển điện tích cao su là 1.124 ha Trong đó,

cao su kinh doanh là: 562 ha, sản lượng khai thác hang năm dat 820 tấn mủ quy khô, năng suất đạt xấp xi 1,5 tan/ha.

22

Trang 32

2.1.2 Ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phan cao su Daknoruco

Công ty cô phần cao su Daknoruco kinh doanh theo giấy chứng nhận kinh doanh số : 6400128534 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Đăk Nông cấp ngày 20 tháng 8 năm 2009 với các ngành nghề kinh doanh như sau:

Trồng rừng và kinh doanh rừng trồng

Trồng mới, chăm sóc, khai thác, chế biến mủ cao su

Sản xuất và kinh doanh hàng mộc gia dụng.

Mua, bán và sản xuất các loại nông sản.

Nhập khẩu vật tư nông nghiệp và thiết bị máy móc, phương tiện vận tảiphục vụ chế biến

Kinh doanh dịch vụ và thương mại.

Cung cấp tược ghép, cây giống cao su, cà phê và giống cây rừng để phục vụ

cho tái định canh, trông mới của công ty bên ngoai.

Cung cấp dịch vụ khuyến nông và chuyên giao công nghệ trong các lĩnh

vực công ty hoạt động.

Tuy nhiên công ty cô phần cao su Daknoruco hiện tai chỉ đang kinh doanh

các ngành nghê chính sau:

Thứ nhất, trông mới, chăm sóc, khai thác và chê biên mủ cao su.

Thứ hai, thu mua mủ nguyên liệu phục vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm

sau chê biên.

23

Trang 34

* Cơ cau tô chức quản lý :

Đại hội cổ đông : Gồm tat cả các cô đông có quyền biểu quyết, là cơ quan

có thâm quyên cao nhất của công ty Đại hội cổ đông quyết định những van dé

liên quan đến luật pháp và điều lệ công ty quy định Đặc biệt các cô đông sẽ

thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của công ty và dự toán ngân sách tài

chính cho năm tiếp theo

Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân

danh công ty dé quyét định mọi van đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thâm quyền của Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát tổng giám đốc và những người quản lý khác Quyên và nghĩa vụ của hội đồng quản trị do luật pháp và điều lệ công ty, các quy chế nội bộ của công ty, nghị quyết của đại hội cổ đông quy định.

Ban kiểm soát: La bộ phận trực thuộc đại hội cô đông, do đại hội cô đông

bầu ra Ban kiểm soát có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều

hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty Ban kiểm soát hoạt

động độc lập với hội đồng quản trị và ban giám đốc công ty.

Ban giám đốc: Giám đốc điều hành quyết định tất cả các vấn đề liên quan

đến hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản

trị về việc thực hiện các nhiệm vụ và vấn đề được giao, chủ động giải quyết những công việc đã được hội đồng quản trị uỷ quyền và phân công theo đúng

chê độ chính sách của nhà nước và điêu lệ công ty.

Phòng kỹ thuật - sản xuất: Làm công tác kỹ thuật, đất đai, xây dựng cơ bản,môi trường và áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh

Phòng tô chức - hành chính: Có chức năng xây dựng phương án kiện toàn

bộ máy tô chức trong công ty, quản lý nhân sự và thực hiện công tác hành chính

quản trị.

25

Trang 35

Phòng tài chính - kế toán: Có chức năng trong việc lập kế hoạch sử dụng vàquan lý nguồn tài chính của công ty, phân tích các hoạt động kinh tế, t6 chứchoạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán thống kê và chế độ quản lý tài

chính của Nhà nước.

Các đơn vi sản xuât trực tiêp: Các đội trông, chăm sóc, khai thác mu cao su

thiên nhiên tại các vườn cây của công ty.

Nhà máy chế biến cao su: Vận chuyên, giao nhận( nguyên liệu, thành

phâm), chê biên, kiêm phâm( đâu vào, đâu ra ) mủ cao su.

Bộ phận thu mua nông sản: Thu mua mủ nguyên liệu trên địa bàn vận chuyên vé nha máy chê biên hoặc tiệu thu.

2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty cô phan cao su Daknoruco

Công ty cổ phần cao su Daknoruco là một doanh nghiệp có tư cách phápnhân hoạt động sản xuất theo chức năng nhiệm vụ của mình và được pháp luậtbảo vệ Công ty tiễn hành xây dựng và tổ chức thực hiện các mục tiêu, kế hoạch

do nhà nước đề ra, sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đăng ký, đúng

mục đích thành lập doanh nghiệp.

Công ty cô phan cao su Daknoruco thực hiện quản ly và sử dung vốn theo

đúng quy định và đảm bảo có lãi Bên cạnh đó, chịu sự kiểm tra và thanh tra của

nhà nước, các tô chức có thâm quyên theo đúng pháp luật

Thực hiện đầy đủ những quy định của nhà nước về bảo vệ quyền lợi của

người lao đông, vệ sinh và an toàn lao động , bảo vệ mội trường sinh thái, đảm

bảo phát triển bền vững, thực hiện những tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty ápdụng cũng như những quy định có liên quan đến hoạt động của công ty

Dé tăng tính chủ động trong hoạt động kinh doanh công ty cỗ phần cao su

Daknoruco có những quyên hạn cơ bản sau:

Một là, được chủ động đàm phán ký kết hợp đồng sản xuất kinh doanh.Giám đốc công ty là người đại diện hợp pháp cho quyên lợi của công ty

26

Trang 36

Hai là, hoạt động theo chế độ hoạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tài khoản riêng tại ngân hàng

2.2 THỰC TRANG HOAT ĐỘNG KINH DOANH CUA CÔNG TY Cé PHAN CAO

SU DAKNORUCO TRONG THỜI GIAN QUA

2.2.1 Đặc điểm thị trường kinh doanh của công ty cỗ phan cao su

Daknoruco

* Sản phẩm:

Sản phẩm chính của công ty cổ phần cao su Daknoruco là mủ nguyên liệuchưa qua chế biến; ngoài ra còn có các sản phẩm của nhà máy chế biên như: Mủ

SVR10, SVR20, mủ tờ RSS3 Day là các sản phẩm chủ yếu của nhà máy chế

biến làm nguyên liệu tiêu dùng cho các ngành công nghiệp sản xuất trong nước

số khách hàng nhỏ, các tiểu thương trên dia ban tỉnh cung cấp mủ thô cho công

ty, các hộ kinh doanh cao su liên kết trong vùng

* Thị trường:

Thị trường chính của ngành cao su nói chung và của công ty cô phần cao suDaknoruco nói riêng là xuất khẩu ra thị trường khu vực và thé giới, trong số đó

tiêu thụ với một lượng nhỏ sản phẩm.

* Cạnh tranh trong ngành:

Cao su là một trong những mặt hàng xuất khâu chủ lực của nước ta Bên cạnh đó, do chính sách ưu đại của nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động

27

Trang 37

trong ngành cao su nên mức cạnh tranh trong toàn ngành là khá cao Ngoài ra,

có nhiều công ty lớn hoạt động trong linh vực sản xuất và xuất khâu cao su như:

Công ty TNHH một thành viên Dak Lak, công ty TNHH một thành viên cao su

Dau Tiếng là những công ty lớn tiềm lực tài chính mạnh cạnh tranh trực tiếp

với công ty công ty cô phần cao su daknoruco Hơn nưa, do tính chất ngành có

nhiều biến động, thị trường tiêu thụ chính là thị trường thế giới nên mức độ cạnh

tranh trong ngành cao.

2.2.2 Tinh hình tài chính của công ty cỗ phần Daknoruco

Từ khi quyết định chuyên đổi từ công ty nhà nước sang công ty cô phan va

chính thức đi vào hoạt đông tháng 9 năm 2009 Đến nay, sau gần 4 năm hoạt động, công ty cổ phan cao su Daknoruco đã đạt được nhiều thành tích đáng tự

hào, luôn hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra và không ngừng lớn mạnh Điều nàythê hiện trực tiếp qua kết quả và công ty đạt được trong thời gian qua và đặc biệt

là bước nhảy vọt của công ty sau khi chuyên đổi loại hình doanh nghiệp Kết

quả đó được biểu hiện trước hết thông qua mức doanh thu và lợi nhuận mà tập thể cán bộ của công ty đã đạt được.

Doanh thu và lợi nhuận của công ty Daknoruco không ngừng tăng mạnh

qua các năm:

28

Trang 38

El doanh thu @ loi nhuận

Biểu đồ 2.1: Doanh thu và lợi nhuận giai đoạn 2009-2012

29

Trang 39

| 2 3 4 5

và hỊng thu bán hàng và cung cap dịch | 1 | v25 |13.137.621.997 [44.461.270.883

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 0 0

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung

cấp dich vụ (10 = 01 - 02) 10 13.137.621.997 |44.461.270.883

4 Giá von hang ban 11 | VL27 | 8.428.682.574 25.792.558.233

5 Lợi nhuận gộp vê bán hàng và cung cap

dịch vụ (20 = 10 - 11) 20 4.708.939.423 |18.668.712.750

6 Doanh thu hoạt động tài chính 21| VL26 63.225.543 | 2.513.670.905

7 Chi phí tài chính 22| VIL28| 370.799.497 42.343.476

- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 367.083.333

8 Chi phí bán hàng 24 101.933.131 507.411.165

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 845.627.807 | 9.395.335.644

10 Lợi nhuận thuân từ hoạt động kinh

15 Chi phí thuê TNDN hiện hành 5I| VI30 916.361.771 | 2.950.361.819

16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

nghiệp (60 = 50 ~ 51 - 52) 60 2.703.485.314 | 8.647.085.485

18 Lai cơ bản trên cô phiêu (*) 70

-Nguôn báo cáo tai chính công ty cô phan cao su Daknoruco

Trong năm 2010, sau hơn một năm chuyên đôi từ công ty nhà nước sang

công ty cô phần Daknoruco hoạt động tỏ ra có hiệu quả Doanh thu đạt gần 44,5

tỷ đồng tương đương 338,43% so với năm 2009, lợi nhuận cao gấp 3,2 lần so với năm trước Điều nay cho thấy bước khởi sắc trong hoạt động kinh doanh của công ty sau khi chuyền đổi loại hình doanh nghiệp.

30

Trang 40

Bước sang năm 2011 và nhất là năm 2012, do tác động của suy thoái nền

kinh tế thế giới nói chung và của nước ta nói riêng, đã ảnh hưởng tới tất cả cácngành của nên kinh tế quốc dân Công ty cổ phan cao su daknoruco cung không

ngoại lệ, tuy nhiên với nỗ luc của toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty đa vượtqua giai đoạn khó khăn va có được nhiều thành tựu đáng tự hào Thông qua kết

quả kinh doanh của năm 2011 và năm 2012 như sau:

Bảng 2.2: Báo cáo tài chính công ty cỗ phan cao su Daknoruco năm 2011.

và hạnh thu bán hàng và cung cap dịch loi | vỊ2s 44.461.270.883 |67.167.493.801

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 0 0

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 9.395.335.644 | 9.783.412.933

10 Lợi nhuận thuân từ hoạt động kinh

15 Chi phí thuê TNDN hiện hành 51 | VI30 2.950.361.819 | 2.541.723.975

16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh

nghiệp (60 = 50 — 51 - 52) 60 8.647.085.485 |11.666.153.571

18 Lãi cơ bản trên cô phiêu (*) 70

-Nguồn báo cáo tài chính công ty cô phan cao su Daknoruco

31

Ngày đăng: 11/07/2024, 09:40

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Báo cáo tài chính công ty cỗ phân cao su Daknoruco năm 2010. - Chuyên đề thực tập: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần cao su Daknoruco
Bảng 2.1 Báo cáo tài chính công ty cỗ phân cao su Daknoruco năm 2010 (Trang 39)
Bảng 2.2: Báo cáo tài chính công ty cỗ phan cao su Daknoruco năm 2011. - Chuyên đề thực tập: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần cao su Daknoruco
Bảng 2.2 Báo cáo tài chính công ty cỗ phan cao su Daknoruco năm 2011 (Trang 40)
Bảng 2.5: Cơ câu sở hưu vôn điêu lệ của công ty cô phán cao su - Chuyên đề thực tập: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần cao su Daknoruco
Bảng 2.5 Cơ câu sở hưu vôn điêu lệ của công ty cô phán cao su (Trang 44)
Bảng 2.6: Chỉ tiêu đánh giá thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh - Chuyên đề thực tập: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần cao su Daknoruco
Bảng 2.6 Chỉ tiêu đánh giá thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh (Trang 45)
Bảng 2.7 : Mức biễn động của lợi nhuân năm sau so với năm trước của - Chuyên đề thực tập: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần cao su Daknoruco
Bảng 2.7 Mức biễn động của lợi nhuân năm sau so với năm trước của (Trang 47)
Bảng 2.8 : Nhóm các chỉ tiêu khả năng sinh lợi của công ty cỗ phan cao - Chuyên đề thực tập: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần cao su Daknoruco
Bảng 2.8 Nhóm các chỉ tiêu khả năng sinh lợi của công ty cỗ phan cao (Trang 49)
w