Em là sinh viên chuyên ngành ngân hàng, băng những kiến thức tiếp thu được ở trường cộng với hiéu biết thực tế khi thực tập tại PVcomBank Hội Sở, em đã chọn dé tài: “Mỡ rộng hoạt động ch
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN
VIỆN NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH
DE TAI:
MO RONG HOAT DONG CHO VAY KHACH HANG
CA NHÂN TAI NGAN HÀNG PVCOMBANK HỘI SO
Sinh vién thuc hién :HOÀNG TUẦN ANH
Lớp :K30A TCDN
Mã SV : 12180015
Khoa :Tài Chính Ngan Hàng
Giáo viên hướng dẫn _: TS.PHAM THÀNH DAT
HÀ NOI - 2020
Trang 2Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kếtquả nêu trong chuyên đề tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế của
đơn vi thực tập.
Tác giả chuyên đề tốt nghiệp
Hoàng Tuấn Anh
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Dé hoàn thành chuyên dénay, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu,cùng các thay, cô giáo trong trường DH Kính Tế Quốc Dân đã tận tình giúp đỡ, tạomọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn TS.Phạm Thanh Đạt đã trực tiếp
hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp đỡ em trong
quá trình nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ và lãnh đạo ngân hang TMCP Dai
Chúng VN Pvcombank đã hỗ trợ và tạo điều kiện
il
Trang 4MỤC LỤC
LOT CAM ĐOANN 55-4 2 4E 340771377134 07744 E77141 0729419941 E944p99ssetp i
LOT CAM ON wescssssssssssssssscsssssssssssssssessssssssssssssssesssssssesssssssesssssssesssssssesssssssesessessesesses iiDANH MỤC CAC CHU VIET TẮTT 2- 2< ssssessevssesssessezssezsses vi
DANH MỤC CÁC BANG se se ©2sEssEEsEEsEsEEeesseEeeEeeessersersrrsse vii
MỞ ĐẦU Oe 1
1 TINH CAP THIET CUA DE TAL 2¿¿225+2¿22S++t22EEvvttExrtsrrrrrrrrrrrsrre 1
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CUU CUA DE TÀII -:-c+++cv+vsvcxvrrrrrerrrre |
3 DOI TƯỢNG VA PHAM VI NGHIÊN CỨU - : -:¿©++++vexvrstrrveree 2
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2¿225++222++t22EEvvttEEvvrsrrrerrrrrrrrrrk 2
5 KET CAU CUA CHUYEN Đ 25: 222v 2E tEEttttrrrrrrrrrrriio 2
CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE HOAT ĐỘNG CHO VAY KHACH
HANG CA NHÂN CUA NGAN HÀNG THƯƠNG MẠI s -2 3
1.1 Tổng quan về hoạt động cho vay Khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương
0 3 1.1.1 Khái niệm hoạt động Cho vay KHCN tại NHTM - sex 3 1.1.2 Vai trò của hoạt động vay KHCN tại NHTM S25 SSserssreerres 3
1.1.3 Phân loại cho vay KHCN -Q àHH HH nnH nHHngnHngnr 5 1.1.3.1 Phân loại theo thời hạn khoản vay - - - - s11 vn net 5
1.1.3.2 Phân loại theo phương thức ChO Vay c5 S3 3S 1S re 5 1.1.3.3 Phân loại theo hình thức đảm bảo - << 6S +21 11222 E12 EESEksszkxes 6 1.2 Mở rộng hoạt động cho vay Khách hàng cá nhân - 5+5 «+sx+sx+sexss 9 1.2.1 Khái niệm Mo rộng hoạt động cho vay KHCN tai NHTM 9 1.2.2 Các tiêu chí đánh giá việc mở rộng hoạt động cho vay KHCN tại NHTM 9
1.2.2.1 Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho Vay - ¿+ + s++++E+E£Ee£Eerkerxerxrrxrrezes 91.2.2.2 Gia tăng tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trong tông dư nợ của Ngân hàng 101.2.2.3 Tăng thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay KHCN 10
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động cho vay KHCN tạiNHTM Qn 11
1.2.3.1 Các nhân tố khách quan - 2 2 2 £+S£+E£EE£EE+EE£EE+EEEEEEEerEerkerkrrkrree 111.2.3.2 Các nhân tố chủ quan ceccecceccsccssesscssessessessesscsvescssessessessessessesucssssessessessessease 16
iil
Trang 5CHƯƠNG 2: THUC TRANG VE CHO VAY KHACH HANG CÁ NHÂN TẠI
NGAN HANG TMCP DAI CHUNG VIỆT NAM (PVCOMBANK) HỘI SỞ 20
2.1 Giới thiệu sơ lược về PVcombank son 11 20
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Pvcombank Hội Sở - 20
2.1.2 Cơ cầu tổ chỨC :+t222+v222211122111122E 1.2.1 re 21
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh - 2 2 s2 szzsz>sz 22
2.1.4 Hoạt động cho vay KHCN của PVcombank Hội Sở - -+- 24
2.1.4.1 Hoạt động huy động VỐN 2c t St 2EỀE1E12112111111111151111111111111E11 11.1 ceE 24
2.1.4.2 Hoạt động cho Vay HH HH TT HH HH nghệ 29
2.1.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh: - 2 2 + +E2££+EE+EE+£EtzEzExerxerxerex 31
2.2 Thực trạng về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân 32
2.2.1 Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân - - +25 1S + sec 32
2.2.2 NO XU NNẽ"" 37
2.3.3 Vòng quay vốn tín dụng khách hàng cá nhân 2-2 2 s2 +2 zs+z+2 +2 39
2.2.3 Vòng quay vốn tín dụng khách hàng cá nhân -2- 2z: 40
2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay KHCN tại PVcombank Hội Sở 40
2.3.1 Kết quả đạt GUC - 52c 111211211 2112111111111 1121.1111111 tre 40
2.3.2 Các hạn chế và nguyên nhân phát sinh hạn chế trong cho vay KHCN 42
2.3.2.1 Hạn chế :s:+2+xttt tt HH H1 1 ng Hư 43
2.3.2.2 n0 0 44
CHƯƠNG 3: GIẢI PHAP NÂNG CAO HIỆU QUA CHO VAY DOI VỚI
KHACH HÀNG CÁ NHÂN TẠI PVCOMBANK HỘI SỞ 47
3.1 Phương hướng hoạt động của Pvcombank Hội Sở trong những năm tới 47
3.1.1 2) 0053 177 47
3.1.2 Định hướng cụ thỂ ¿2£ SE SE£SE9EE2EE2E12E217171111122121121121 71111110 47
3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu qua cho vay đối với KHCN tại Pvcombank Hội $6483.2.1 Nâng cao hiệu quả thâm định ¿ 2¿ 22 5+2+22E++EE++EE+2EEzExerxezrxrrrxeee 48
3.2.2 Giám sát món vay chặt ChE - - - «+ 1+ HH ng Hệ 48
3.2.3 Nâng cao chất lượng nhân sự -¿- ¿2+ 2+ £+EE+EE£EE2EESEEerEerEkrrkrrkerreee 49
3.2.4 Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ -sscssssiseereerreesee 50
3.2.5 Xử lý có hiệu quả các khoản nợ có vấn đề - 2-2 2+ e+xezx+£xerszrszrs 50
iv
Trang 63.2.6 Nâng cao hiệu quả hoạt động markefInØ - - 5 + *+*vevseeesesereeee 51
3.2.7 Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và lâu đài - 2 s¿+z+cs+cxezseez 52Ecners‹ 6.00nn n ẽ ẽ aa ÔỎ 523.3.1 Kiến nghị với ngân hàng Nha nước ¿2 2 + £E£2E+E££EerEerxerxerxzrs 523.3.2 Kiến nghị với Chính phủ 2-2 2++£++++EE++EE2EEtEEESEEE2EEeEEEerkerrkerrreee 53
3.3.3 Kiến nghị với Pvcombank - 2-2 + x+E£+EE+EE£EE2EE2EESEEeEErEkrrkrrkerreee 533.3.3.1 Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý - + ssssssesesresee 53 3.3.3.2 Hoàn thiện quy trình nội bộ, phân định rõ trách nhiệm, chức nang của cá bộ
Phan LEn Quan 1 54
3.3.3.3 Hoan thiện cơ chế mô hình tổ chức theo hướng nâng cao năng lực quản tri
¬ _ 54
0009000575 56DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 5- 2-2 52s ©ssesssessses 57
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT
NHNN : Ngan Hàng Nha Nước
NHTM : Ngân Hang Thương Mai
PvcomBank :Ngân hang Thương Mại Cô Phan đại chúng Việt Nam
QHKH : Quan Hệ Khách Hàng
TCTD : Tổ Chức Tín Dung
TSDB : Tài Sản Dam Bao
TTQT :Thanh Toán Quốc Tế
VI
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động của PVcomBank Hội Sở giai đoạn
2016-Bảng 1.2 Kết qua cho vay tại PVeomBank Hội Sở giai đoạn 2016-2018 32
Bảng 1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của PVcomBank Hội Sở giai đoạn
2016-— 37 Bảng 2.2 Dư nợ cho vay KHCN tại PVcomBank Hội Sở giai đoạn 2016-2018 41Bảng 2.3 Cơ cau du nợ cho vay KHCN của PVcomBank Hội Sở giai đoạn 2016-
"011087 45
Bang 2.4 Tình hình nợ xấu trong cho vay đối với KHCN của PVcomBank Hội Sở
2080108201020 0000088 47
vii
Trang 9MỞ ĐẦU
1 TÍNH CAP THIET CUA DE TÀI
Trong những năm qua, cùng với thành tựu của dat nước, hệ thống Ngân hàngViệt Nam đã có những đổi mới sâu sắc, đóng góp tích cực vào việc kiềm chế lạmphát, ôn định giá trị tiền tệ, thúc day tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp
hoá hiện đại hoá đất nước Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, việc nâng caomức sống cho người dân là hết sức cần thiết Dé tạo điều kiện cho ho tiếp cận được
VỚI nguồn vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư nhà ở, phương tiện di lại, du học, thingân hàng cần có các sản phẩm cho vay phù hợp Ngân hàng chính là cầu nối giúp
cá nhân, hộ gia đình nâng cao mức sống, dịch vụ của mình Trong hoạt động của
các ngân hàng thương mại, nhóm khách hàng cá nhân thường có doanh thu nhỏ hơn
khách hàng doanh nghiệp, nhưng số lượng lại đông đảo khiến cho công tác thâm
định, phân tích tốn nhiều thời gian, vì vậy ngân hàng thương mại thường không chú
trọng đến nhóm khách hàng này Tuy nhiên, xu hướng của các ngân hàng thươngmại hiện nay là trở thành các ngân hàng đa năng, bán lẻ Chính vì thế, nhóm khách
hàng cá nhân ngày càng trở thành nhóm khách hàng tiềm năng đem lại lợi nhuận
không it so với nhóm khách hàng doanh nghiệp.
PVcomBank Hội Sở đã và đang cung cấp cho khách hàng các dịch vụ, sản
phẩm ngân hàng, đặc biệt là cho vay khách hàng cá nhân PVcomBank Hội Sở dang
từng bước hoàn thiện công tác cho vay đối với nhóm khách hàng này Tuy nhiên,Chi nhánh Hội Sở không tránh được những thiếu sót khi cho vay khách hàng cánhân Em là sinh viên chuyên ngành ngân hàng, băng những kiến thức tiếp thu được
ở trường cộng với hiéu biết thực tế khi thực tập tại PVcomBank Hội Sở, em đã chọn
dé tài:
“Mỡ rộng hoạt động cho vay khách hang cá nhân tại Ngân hàng TMCP
Đại Chúng Việt Nam PvcomBank Hội Sở” làm đề tài cho chuyên dé tốt nghiệp
bậc đại học của mình.
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CUA DE TÀI
Xem xét, đánh giá một cách tông quát, hệ thống hoạt động cho vay đối với
khách hàng cá nhân củaPVcomBank Hội Sở Đề xuất một số giải pháp nhằm đâymạnh hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của PVcomBank Hội
Trang 103 DOI TƯỢNG VA PHAM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: PVcomBank Hội Sở
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình nghiên cứu chuyên đề đã kết hợp sử dụng các phương pháp
thu thập thông tin, thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp nhằm giải quyết mỗi quan
hệ giữa lý luận và thực tiễn về hiệu quả hoạt động cho vay đối với khách hàng cá
nhân của Ngân hàng thương mại.
5 KET CAU CUA CHUYEN ĐÈ
Ngoài mở dau, lời kết, mục lục, danh mục bang biểu, sơ đồ, tài liệu tham
khảo, kết cau chuyên dé có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận hoạt động cho vay khách hàng các nhân tại ngân
hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại
PVcomBank Hội Sở.
Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá
nhân tại PVcomBank Hội Sở
Trang 11CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHACH
HÀNG CÁ NHÂN CUA NGAN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về hoạt động cho vay Khách hàng cá nhân của Ngân hàng
thương mại
1.1.1 Khái niệm hoạt động Cho vay KHCN tại NHTM
Cho vay là hoạt động truyền thống và quan trọng nhất của NHTM Cho vaychiếm tỷ trọng cao nhất trong tông tài sản, tao thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạtđộng mang lại rủi ro nhất Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó NHTMgiao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời giannhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi
Khách hàng vay vốn của NHTM bao gồm các doanh nghiệp các tổ chức kinh té,
các cá nhân và hộ gia đình, trong đó khách hang là cá nhân và hộ gia đình là bộ phận ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cho vay của NHTM Các cá nhân
và hộ gia đình vay tiền từ NHTM dé phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ chohoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của mình
Như vậy, cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM bao gom các hình thức cho vay
mà ngân hàng cung cấp nguồn tiền cho các cá nhân hay hộ gia đình nhằm mục dichtiêu dùng, đầu tư hay sản xuất kinh doanh
1.1.2 Vai trò của hoạt động vay KHCN tại NHTM
Hoạt động cho vay góp phân điêu hoà Cung- câu dịch vụ hàng hoá:
Cá nhân muốn sản xuất kinh doanh, hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh mà thiếuvốn thì cá nhân phải vay vốn của Ngân hàng Nhưng cá nhân chỉ thu được lợi nhuậncũng như có khả năng trả nợ Ngân hàng khi cá nhân tiêu thụ được hết số sản pham
hàng hoá đã sản xuất ra, hay phải có một bộ phận những người tiêu dùng mua và có
khả năng mua sản phẩm đó
Về phía người tiêu dùng, với một mức thu nhập nhất định, họ không thê có đủ sốtiền để mua hàng hoá mình muốn Họ chỉ có đủ khả năng mua sau một thời gian dàitích luy Đó là nguyên nhân dẫn đến chu kì tuần hoàn và luân chuyền vốn của cá nhân
bị ngưng trệ Cá nhân sẽ không thu hồi đủ tiền dé thực hiện vòng quay sản xuất
Do đó Ngân hàng cho vay là giải pháp có lợi đôi bên.
Ngân hang cho cá nhân vay sẽ thúc day sản xuất kinh doanh, thì sẽ có nhiều
Trang 12hàng hoá Ngân hàng cho người tiêu dùng vay sẽ thoả mãn nhu cầu hàng hoá Như
vậy hoạt động cho vay của Ngân hang đã góp phần điều hoà cung cầu sản phâm hànghoá dịch vụ cho nên kinh tế
Hoạt động cho vay góp phan điêu tiết và phân phối các nguon vốn:
vốn sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế vận động liên tục vàbiểu hiện qua các hình thức khác nhau qua mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất, tạothành chu kì tuần hoàn và luân chuyên vốn, diém xuất phát và kết thúc của một vòngtuần hoàn này thé hiện dưới dạng tiền tệ Trong quá trình sản xuât kinh doanh, dé duytrì hoạt động liên tục đòi hỏi nguồn vốn của cá nhân luôn đồng thời ton tại ở ba giaiđoạn: dự trữ- sản xuất- lưu thông Từ đó xảy ra hiện tượng thừa, thiếu vốn tạm thời:tại một thời điểm nhất định có những đơn vị kinh tế có vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi(thừa vốn) và có những don vi tạm thời thiếu vốn Đây là hiện tượng mang tính chấttạm thời nhưng xảy ra thường xuyên và phô biến trong bat kì nền kinh tế nào, làm nảy
sinh nhu cầu ngày càng bức thiết phải giải quyết được vấn đề điều hoà vốn Ngân
hàng thương mại với vai trò là một trung gian tài chính đứng ra tập trung phân phốilại tiền tệ, điều hoà cung và cầu vốn cho các cá nhân, đã góp phần điều tiết lại nguồnvốn, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của cá nhân không bị gián đoạn
Hoạt động cho vay góp phan chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá
Nhiều thành phan kinh tế, phần lớn nguồn vốn đi vay từ Ngân hàng dé bắt tayvào ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn (Ví dụ kinh tế ngoài quốc doanhchiếm tới trên 70%) Do vậy băng các chính sách cho vay, định hướng chung của nhànước gop phần tạo cho nền kinh tế một cơ cấu kinh tế hợp lý, can đối
Bằng những công cụ tín dụng Ngân hàng, Ngân hàng có thể cho vay ưu đãinhững nghành nghề cần thiết dé phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Dang
và nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể.
Hoạt động cho vay góp phan giúp các thành phần kinh tế mở rộng ứng dụng
công nghệ mới
Với những cá nhân trình độ trang bị kĩ thuật còn thấp kém, công nghệ thấp kém,
chap vá, thiếu đồng bộ làm giảm ưu thé của các cá nhân, làm cho các cá nhân đó kém
phát triển Thông qua vốn vay của Ngân hàng, cá nhân dùng đồng vốn này dé dau tư,
4
Trang 13tìm kiếm những công nghệ hiện đại, đổi mới dây truyền sản xuất, nâng cao chấtlượng sản phẩm, tạo ra nhiều sản phâm thoả mãn nhu cầu trong và ngoài nước Như
vậy hoạt động cho vay mở rộng ứng dụng công nghệ mới vào các cá nhân, thông qua
đó giúp cá nhân sản xuất ngày càng có hiệu quả, mở rộng sản xuất kinh doanh
1.1.3 Phân loại cho vay KHCN 1.1.3.1 Phân loại theo thoi hạn khoản vay
e NgắnhạnCác khoản cho vay ngăn hạn là các khoản cho vay có thời hạn từ 12 tháng trở
xuống, chủ yếu nhăm mục đích tài trợ cho tài sản lưu động hoặc nhu cầu sử dụng vốn
ngắn han của Nhà nước, doanh nghiệp, hộ sản xuất, cá nhân Ngân hàng có thé ápdụng cho vay trực tiếp hoặc cho vay gián tiếp, cho vay theo món hoặc theo hạn mức,
có hoặc không có đảm bảo, dưới hình thức chiết khấu hoặc thấu chi
e Trung và dài hạn
Các khoản cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm thì được xếp vào danh mục khoản
vay trung hạn và từ 5 năm trở nên là các khoản cho vay dài hạn Mục đích của loại
cho vay này nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định, các dự án đầu tư hay
được sử dụng để mua sắm các loại tài sản của khách hàng trong kinh doanh hoặc thảo
mãn nhu cau sinh hoạt, tiêu ding Các khoản này thường chiếm một tỷ trọng rất lớntrong tổng dư nợ cho vay của các NHTM, chiếm phần lớn lợi nhuận mà hoạt động
cho vay đem lại.
1.1.3.2 Phân loại theo phương thức cho vay
e Cho vay thấu chi
Thấu chi là nghiệp vu cho vay qua đó ngân hang cho phép người vay được chitrội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định vàtrong khoảng thời gian xác định Giới hạn này được gọi là hạn mức thấu chỉ
e_ Cho vay trực tiếp từng lần
Cho vay từng lần là hình thức cho vay mà mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn
và trình ngân hàng phương án sử dụng vốn vay Đây là hình thức tương đối phô biếncủa ngân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không cóđiều kiện dé được cấp hạn mức thấu chi Một số khách hàng sử dụng vốn chủ sở hữu
và tín dụng thương mại là chủ yêu, chỉ khi có nhu câu thời vụ, hay mở rộng sản xuât
5
Trang 14đặc biệt mới vay ngân hàng, tức là vốn từ ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai
đoạn nhất định của chu kỳ sản xuất kinh doanh
e Cho vay theo hạn mức
Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thoả thuận cấp cho khách hàng hạn
mức tín dụng Hạn mức tín dụng có thé tính cho cả kỳ hoặc cuối kỳ Đó là số dư tối đa
tại thời điểm tính Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vaymượn thường xuyên, vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinh
doanh.
e Cho vay trả góp
Cho vay trả góp là hình thức tín dụng, theo đó ngân hàng cho phép khách hàng
trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận Ngân hàng thường chovay trả góp đối với người tiêu dùng thông qua hạn mức nhất định Đây là loại hìnhcho vay có rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hoá mua trả góp, vìvậy nên lãi suất cho vay trả góp thường là lãi suất cao nhất trong khung lãi suất cho
vay của ngân hàng.
e Cho vay gián tiếp
Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các khế ước hoặcchứng từ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán như là chiết khấu thương mại,
bao thanh toán.
e Cho vay thông qua nghiệp vu phát hành thẻ tín dụng
Ngân hàng nơi cho vay chấp thuận cho khách hàng sử dụng số vốn vay trong
pham vi hạn mức tín dung dé thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tạicác máy rút tiền tự động hoặc diém ứng tiền mặt là đại lý của Ngân hàng Khi cho vay
phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, ngân hàng nơi cho vay và khách hàng phải tuân
theo các quy định của chính phủ và NHNN Việt Nam.
1.1.3.3 Phân loại theo hình thức đảm bảo
e Bảo đảm bang tài sản thuộc sở hữu hay sử dụng lâu dài của khách hang
- Cho vay cầm côĐây là hình thức ngân hàng cho khách hàng vay với điều kiện là khách hàng
phải chuyển quyền kiểm soát tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng trong thời gian cam
kêt Danh mục và điêu kiện của tài sản câm cô được ngân hàng quy định cụ thê dựa
6
Trang 15trên quy định của pháp luật và chính sách tín dụng của từng ngân hàng Các tài sản
cam cố là các tài sản mà ngân hàng có thé kiểm soát và bảo quản tương đối chắc chắn,đồng thời việc nắm giữ không ảnh hưởng đến quy trình hoạt động của khách hàng,chăng hạn như: các loại giấy tờ có giá, kim loại quý, ngoại tệ mạnh
- Cho vay thế chấpTrong hình thức cho vay này, người vay phải chuyển các giấy tờ chứng nhậnquyền sở hữu (hoặc sử dụng) các tài sản đảm bảo sang cho ngân hàng nắm giữ trongthời hạn đã cam kết
Đối với thế chấp bằng tài sản thì những tài sản mang thế chấp thường là bấtđộng sản như: nhà cửa, quyền sử dụng đất hoặc là những động sản mà việc nắmgiữ nó không thuận tiện như ô tô, xe máy Việc thế chấp bằng tài sản cho phépngười nhận tài trợ tiếp tục được sử dụng tài sản trong thời gian vay, tuy nhiên quátrình sử dụng có thê làm biến dạng tài sản, hơn nữa khả năng kiểm soát tài sản đảm
bảo của ngân hàng bị hạn chế Việc định giá tài sản đảm bảo cũng là một khó khăn
đòi hỏi phải có sự thẩm định kỹ lưỡng, tránh định giá quá cao gây thiệt hai cho ngânhàng hoặc định giá quá thấp gây ảnh hưởng đến khả năng vay của khách hàng Tuynhiên đối với cho vay cá nhân thì tài sản đảm bảo cũng không quá lớn như nhà xưởng,dây chuyền sản xuất như đối với cho vay kinh doanh
e Bao đảm bằng tài sản hình thành từ von vayKhi khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng không có tài sản đảm bảo, hoặc tàisản đó không đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng thì ngân hàng có thê yêu cầukhách hàng sử dụng chính tài sản được hình thành từ nguồn tài trợ của ngân hang làm
vật đảm bao Chang hạn khách hàng vay tiền mua ô tô, ngân hàng có thé yêu cau laychính chiếc ô tô đó làm vật bảo đảm, khi khách hàng không có khả năng hoàn trả thì
ngân hàng sẽ phát mai 6 tô đó dé thu nợ Dé đảm bảo rằng khách hàng sẽ không bánhoặc sử dụng không cần thận, làm giảm giá trị của tài sản, ngân hàng thường yêu cầukhách hàng phải cam kết bảo quản tài sản, mua bảo hiểm và người thụ hưởng là ngânhàng đồng thời chuyền toàn bộ giấy tờ sở hữu tài sản cho ngân hàng
e Cho vay bảo lãnh
Trang 16Bảo lãnh là việc bên thứ ba cam kết với bên cho vay (người nhận bảo lãnh) sẽ
thực hiện nghĩa vụ thay cho bên đi vay (người được bảo lãnh) nếu khi đến hạn màngười được bảo lãnh không thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ
Thứ nhất, bảo lãnh bang tai sản của bên thứ ba là việc bên thứ ba (bên bảo lãnh)cam kết với bên cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình dé thực hiệnnghĩa vụ trả nợ thay cho bên di vay, nếu đên hạn trả nợ mà bên đi vay không thựchiện hoặc không thể thực hiên đúng nghĩa vụ trả nợ
Thứ hai, bảo lãnh băng tín chấp của tổ chức đoàn thê chính trị xã hội là biệnpháp đảm bảo tiền vay trong trường hợp cho vay không có đảm bảo bằng tải sản, theo
đó tô chức doan thé chính trị — xã hội tại cơ sở băng uy tín của mình bảo lãnh cho bên
đi vay.
e Cho vay không có tài sản dam bảo
Đây là hình thức cho vay trong đó nghĩa vụ hoàn trả tiền vay không được đảmbảo băng các tài sản thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay hoặc của người thứ ba
Đề thực hiện cho vay theo hình thức này thì các bên chỉ cần giao két bang một hopđồng duy nhất là hop đồng tin dụng Tuy nhiên, trong trường hợp TCTD cho vay cóbảo lãnh bằng tín chấp thì mặc dù khoản vay này không thể xem là khoản vay có đảm
bảo bằng tài sản nhưng người bảo lãnh bằng tín chấp vẫn phải xác lập văn bản cam
kết bảo lãnh bằng uy tin của mình và gửi cho TCTD dé khách hàng vay có thé được tôchức tín dụng chấp nhận cho vay Cho vay không có tài sản đảm bảo nhìn chung làhình thức cho vay tương đối mạo hiểm của TCTD nên cần tuân thủ các điều kiện vềvay vốn như sau:
+ Thứ nhất, luật pháp các nước đều quy định rằng tô chức tin dụng chỉ được cho
vay đối với những khách hàng có đủ năng lực chủ thể, nghĩa là có đủ năng lực pháp
luật và năng lực hành vi.
+ Thứ hai, uy tín của người vay cũng là một điều kiên để vay vốn và là điều kiệnquan trọng đối với một chủ thé là bên vay trong quan hệ tin dụng không có bảo dam
+ Thứ ba, dé có thé vay vốn của tô chức tín dụng theo chế độ vay không có bảo
đảm người vay phải có tình hình tài chính lành mạnh Trong thực tiễn, để kiểm tra
mức độ thõa mãn tắt cả các điều kiện pháp lý trên đây đối với khách hàng tô chức tín
Trang 17dụng phải tiến hành thâm định thông qua hoạt động phân tích và điều tra tín dụng đối
với khách hàng của minh.
1.2 Mở rộng hoạt động cho vay Khách hàng cá nhân
1.2.1 Khái niệm Mở rộng hoạt động cho vay KHCN tại NHTM
Mở rộng cho vay đối với một đối tượng khách hàng cụ thể là việc ngân hàngtăng cường sử dụng nguồn lực của mình vào việc gia tăng hoạt động cho vay đối vớiđối tượng khách hàng đó, cả về doanh số và chất lượng cho vay Theo đó, việc mởrộng cho vay với một đối tượng khách hàng nào đó không chỉ nhằm mục đích tăng lợinhuận từ hoạt động cho vay với đối tượng khách hàng đó mà còn nhằm nâng cao uytín, hình ảnh của ngân hàng trong tâm trí đối tượng khách hàng đó
Tuy vào từng loại hình ngân hàng, nguồn lực, vị thế của ngân hàng mà họ sẽ ưutiên mở rộng cho vay với một đối tượng khách hàng khác nhau Tuy nhiên, vào thờiđiểm hiện nay khi nền kinh tế Việt Nam đang phát triển với một tốc độ rất nhanh, thì
thị trường cho vay KHCN là một thị trường rất “màu mỡ”, nhưng mới chỉ ở giai đoạn
sơ khai, chưa được khai thác nhiều Do vậy, hiện nay rất nhiều ngân hàng đang tậptrung nguồn lực của mình nhằm mở rộng cho vay với đối tượng KHCN
Từ những phân tích trên, ta thấy tầm quan trọng của việc mở rộng cho vayKHCN đối với sự phát triển của từng NHTM Do vậy cần thiết đưa ra một khái niệmđối với hoạt động này: “Mở rộng cho vay KHCN là việc ngân hàng tăng cường sử
dụng nguồn lực của mình như vốn, hệ thống mạng lưới, công nghệ, nhằm gia tăng
hoạt động cho vay đổi với KHCN cả về qui mô và chất lượng ”
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá việc mở rộng hoạt động cho vay KHCN tại
NHTM1.2.2.1 Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay
Dư nợ cho vay KHCN là tông lượng tiền mà NHTM đã cho KHCN vay tính tạimột thời điểm nhất định Việc mở rộng cho vay KHCN được đo lường trên quy mô
và tốc độ tăng dư nợ KHCN
Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN được xác định:
Dư nợ cho vay cuối năm t — Dư nợ cho vay cuối năm (t — 1) 100%
——ễ
>
Dư nợ cho vay cuối năm t °
Trang 181.2.2.2 Gia tăng tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trong tong dư nợ
của Ngân hàng
Ty trọng dư nợ KHCN trong tong dư nợ của NHTM được xác định
Dư nợ cho vay KHCN (t)
Tổng dư nợ cho vay (t) * 100%
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô cho vay KHCN trong tổng dư nợ cho vay củaNHTM Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trong tổng dư nợ cho vay của một NHTMcàng lớn thì hoạt động cho vay KHCN của NHTM đó càng phát triển Ở các NHTM
hoạt động theo định hướng bán lẻ chỉ tiêu này thường cao hơn các NHTM hoạt động
theo định hướng bán buôn Thông qua chỉ tiêu này, ta cũng có thể so sánh được mức
độ phát triển hoạt động cho vay KHCN của các NHTM khác nhau
1.2.2.3 Tang thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay KHCNThu nhập thuần lãi từ hoạt động cho vay KHCN được xác định bằng cáchlây lãi đầu ra trừ đi lãi đầu vào của hoạt động cho vay KHCN hay cụ thé hơn là
lay lãi thu được từ hoạt động cho vay KHCN trừ đi lãi phải trả cho nguồn vốn
dùng để cho vay KHCN Đây vừa là chỉ tiêu phản ánh việc mở rộng cho vay
KHCN vừa là mục tiêu của việc mở rộng cho vay KHCN Một NHTM chi mở
rộng cho vay KHCN khi hoạt động này mang lại thu nhập lãi thuần cao hơn choNHTM đó Mặt khác khi thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay KHCN củamột NHTM năm sau cao hon năm trước ta có thé đánh giá hoạt động cho vay
Trang 19Cụ thể:
Nhóm2 (Nợ cần chú ý) bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày, các khoản
nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại, các khoản nợ
khác được phân loại vào nhóm 2.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gom các khoản nợ quá han từ 90 — 180 ngày,các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhưng vẫn quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn
đã cơ cấu lại, các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 — 360 ngày, cáckhoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhưng vẫn quá hạn từ 90 — 180 ngày theo thờihạn nợ đã cơ cấu lại, các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mat vốn) bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày,các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợquá hạn trên 180 ngày theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại, các khoản nợ khác được phân
kỹ lưỡng từng nhân tố và tác động của nó đối với hoạt động cho vay KHCN của mình
1.2.3.1 Cac nhân tố khách quanMôi trường kinh tế
Môi trường kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay nói chung củaNHTM và hoạt động cho vay KHCN nói riêng Tác động của môi trường kinh tế đối
với hoạt động cho vay KHCN của NHTM là tác động thuận chiều, tức là khi nền kinh
tế phát triển thì hoạt động cho vay KHCN cũng được mở rộng, cho vay KHCN sẽ bịthu hẹp khi nền kinh tế đi vào suy thoái hoặc trong giai đoạn khó khăn
Khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập của người dân tăng cao và ôn định, mức sông
của dân cư được cải thiện vì vậy mà nhu cầu tiêu dùng, mở rộng sản xuất kinh doanh tăng
tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay KHCN được mở rộng Khi nên kinh tế Suy
II
Trang 20thoái, hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, nhu cầu tiêu dùng của dân cư cũng giảm
sút do sự lo ngại về triển vọng thu nhập giảm sút của người dân trong tương lai Điều này
làm cho hoạt động cho vay KHCN bị ảnh hưởng tiêu cực.
Lam phát và và lãi suất trên thi trường cho vay cũng là các nhân tổ tác động đếnviệc mở rộng cho vay KHCN của NHTM Khi lãi suất trên thị trường tăng cao, chỉphí cho việc vay vốn phục vụ cho các mục đích tiêu dùng hay sản xuất kinh doanhtăng cao điều này là nguyên nhân hạn chế nhu cau vay vốn của người dân Cũng nhưvậy, khi nền kinh tế có mức lạm phát cao, hàng hoá trở nên đắt hơn, chi phí cho sinhhoạt tiêu dùng cao hơn, thu nhập thực tế của dân cư giảm dẫn đến nhu cầu tiêu dùnggiảm, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng bị thu hẹp, tác động tiêu cực đến việc mở
rộng cho vay của NHTM.
Xét trên khía cạnh của các NHTM, khi nền kinh tế suy thoái, rủi ro trong hoạtđộng cho vay tăng, do đó các NHTM tăng cường thực hiện nhiều biện pháp hạn chế
rủi ro: thắt chặt các điều kiện cho vay, quản lý chặt chẽ các khoản vay, tăng cường
theo dõi, thu hồi nợ, điều này hạn chế việc mở rộng cho vay nói chung và cho vay
KHCN nói riêng.
Môi trường văn hoá — xã hội
Môi trường văn hoá xã hội cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động cho vay
KHCN tại các NHTM Sự tác động của môi trường văn hoá xã hội có thé là tác độngtích cực kích thích sự phát triển hoặc tác động tiêu cực - hạn chế sự phát triển của củahoạt động cho vay KHCN Một sỐ yếu tố văn hoá xã hội có thê tác động đến hoạtđộng cho vay KHCN bao gồm: Yếu tố về nhân khẩu học, thói quen tiêu dùng, trình
độ dân trí, phong tục tập quán, ban sắc dân tộc,
Quy mô dân số lớn, dân số trẻ và có thu nhập cao là môi trường lý tưởng cho
việc phát trién hoạt động cho vay của NHTM Tuy nhiên, yếu tố trình độ dân trí, tập
quán và thói quen tiêu dùng lại là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc mở rộng chovay KHCN.
Trang 21ký cầm có thé chấp, các quy định về xử lý tài sản,
Trong môi truờng pháp lý chặt chẽ, đồng bộ, bảo vệ được quyền lợi hợppháp của các bên tham gia, hoạt động cho vay có nhiều cơ hội được phát triển,người đi vay sẽ sẵn sàng vay vốn và quan trọng hơn các NHTM cũng mạnh dạn
và dễ dàng mở rộng hoạt động cho vay của mình Ngược lại, trong môi trường
pháp lý không rõ ràng chặt chẽ và đồng bộ, quyền lợi của người đi vay và đặc biệt
là của người cho vay không được bảo vệ chính đáng, hoạt động cho vay sẽ bi hạn
chế và khó phát triển
Các yếu tố từ phía khách hàng vay vonĐây là các nhân tố tác động trực tiếp tới việc mở rộng cho vay KHCN của ngânhàng Việc mở rộng cho vay KHCN phụ thuộc rất lớn vào chính sách cho vay; năng
lực tài chính của ngân hàng; chất lượng cho vay KHCN; số lượng, trình độ nghiệp vụ
của các cán bộ ngân hàng; hoạt động marketing của ngân hàng và mạng lưới của
ngân hàng.
Chính sách cho vay của ngân hàng
Chính sách cho vay của ngân hàng là hệ thống các chủ trương, quy định chỉ phốihoạt động cho vay do hội đồng quản trị đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn détài trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân Chính sách cho vay
phản ánh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho cán
bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích
cho vay, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động cho vay nhằm hạn chế rủi ro và
nâng cao khả năng sinh lời.
Toàn bộ các vấn đề có liên quan đến tài trợ một khoản cho vay nói chung đều
được xem xét và đưa ra trong chính sách cho vay của ngân hàng như: chính sách
khách hàng, chính sách quy mô và giới hạn cho vay, lãi suất và phí suất cho vay, thời
hạn cho vay và kỳ hạn nợ, các khoản đảm bảo, chính sách đối với các tài sản có vấn
đề
Những yếu tố trong chính sách cho vay đều tác động một cách mạnh mẽ tới việc
mở rộng cho vay nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng Một ngân hàng
chỉ có thé mở rộng hoạt động cho vay KHCN khi có mục tiêu mở rộng rõ ràng đượcthé hiện như một cương lĩnh trong chính sách cho vay Và chỉ khi ngân hàng đó xác
13
Trang 22định mở rộng cho vay KHCN thì ngân hàng mới dồn nỗ lực và khả năng để tập trungphát triển lĩnh vực này Mặt khác, khi một ngân hàng đã có sẵn các hình thức cho vay
KHCN đa dạng thì việc mở rộng cũng dễ dàng và thuận lợi hơn là các ngân hàng mới
chỉ có các sản pham đơn giản
Chất lượng cho vay KHCNCác khoản cho vay KHCN chất lượng tốt được hiểu là các khoản cho vay đượchoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi cho ngân hàng Có nhiều chỉ tiêu dé đánh giá chatlượng của một khoản cho vay, tuy nhiên chỉ tiêu được sử dụng phổ biến hiện nay là
nợ quá hạn Nợ quá hạn là các khoản nợ đến hạn nhưng chưa được thanh toán
Đối với cho vay KHCN thì chất lượng của một khoản vay được đánh giá cũngdựa trên quyết định trên Một khoản vay được đánh giá là có chất lượng tốt nếu khoảnvay đó được phân vào nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) Nhóm 1 bao gồm các khoản nợtrong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi
đúng thời hạn, các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 1 Còn các khoản cho vay
KHCN mà thuộc một trong 4 nhóm từ 2 — 5 thì nó có chất lượng xấu Nếu ngân hàng
có những khoản cho vay KHCN với chất lượng tốt, hoạt động cho vay KHCN sẽ trởnên khả thi và dễ triển khai hơn
Năng lực tài chính của ngân hàng và khả năng quản lý của ngân hàng.
Năng lực tài chính của ngân hàng được xác định dựa trên một số yếu tố như qui
mô vốn chủ sở hữu, các tỷ lệ ROE, ROA, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập qua các năm, tỷ
trọng nợ quá hạn trong tông dư nợ Một ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu lớn,khả năng huy động vốn trong ngắn hạn lớn, danh mục tài sản thanh khoản nhiều, nợquá hạn ít thì ngân hàng đó có thê gọi là có sức mạnh về tài chính và ngân hàng đó có
thể đầu tư vào các danh mục mà ngân hàng hướng tới và hoạt động cho vay được mở
rộng trong đó cho vay KHCN sẽ được phát triển; ngược lại ngân hàng mà năng lực
tài chính thấp thì sẽ không có đủ số vốn dé tài trợ cho các danh mục mà ngân hàng
quan tâm, do đó hoạt động cho vay sẽ bị hạn chế, cho vay KHCN sẽ không được mởrộng Vì vậy, đây là một nhân tố giúp cho ban lãnh đạo ngân hàng xem xét khi đưa raquyết định mở rộng hay hạn chế việc cho vay trong đó có hoạt động cho vay KHCN
Số lượng, trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc và đưa ra quyết định cho vay đối với
14
Trang 23khách hàng, vì vậy có thể coi họ chính là hình ảnh của ngân hàng Đội ngũ cán bộ tíndụng đông đảo cùng với phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn tốt chính là yếu
tố có tác động tích cực đối với hoạt động cho vay KHCN Ngân hàng có đội ngũ cán
bộ với những khả năng trên sẽ thúc đây hoạt động cho vay trở nên nhanh chóng, tiết
kiệm được thoi gian, chất lượng cho vay cao, hạn chế được rủi ro tạo ấn tượng cho
khách hàng, nhờ đó thu hút khách hàng, mở rộng được cho vay KHCN Vì đội ngũ
cán bộ tín dụng thé hiện cho hình ảnh hữu hình của ngân hàng, cho nên họ sẽ gópphan tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nói chung và hoạt
động cho vay KHCN nói riêng.
Hoạt động Marketing của ngân hàng
Hoạt động marketing là hoạt động giới thiệu, quảng bá về hình ảnh cũng nhưcác dịch vụ mà ngân hàng cung cấp Đây cũng là một hoạt động quan trọng góp phần
mở rộng cho vay KHCN Từ hoạt động marketing, khách hàng sẽ hiểu về ngân hàng
cũng như các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp nhiều hơn Nếu thực hiện hoạt động
marketing tốt, khách hàng sẽ có ấn tượng tốt về ngân hàng cũng như các dịch vụ của
ngân hàng nói chung, và hoạt động cho vay KHCN nói riêng Từ đó KHCN sẽ tìm
đến ngân hàng vay vốn nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng mở rộng chovay KHCN Thị trường cho vay KHCN còn rat tiềm năng ở Việt Nam, vì trong mộtthời kì đài khối NHTM Quốc doanh chỉ tập trung chủ yếu cho vay khách hàng doanhnghiệp, vì vậy, công tác Marketing tốt và phù hợp sẽ quyết định đến việc ngân hàng
đó có một miếng bánh thị phần lớn ở thị trường rất màu mỡ này Hoạt độngMarketing một mặt phải luôn luôn thích ứng với sự thay đổi của thị trường và môi
trường nhưng sự thích ứng này phải luôn luôn là sự thích ứng có lợi cho hoạt động
kinh doanh của ngân hàng nhằm đảm bảo mục tiêu cuối cùng là an toàn, lợi nhuận và
sức mạnh trong cạnh tranh.
Mạng lưới của ngân hàng.
Số lượng các chi nhánh, phòng giao dịch nói lên quy mô của một ngân hàng, dé
thuận lợi cho việc giao dịch giữa khách hàng với ngân hàng, các ngân hàng thường
mở rộng các chi nhánh và các phòng giao dịch, nhằm thu hút sự quan tâm của khách
hàng đối với ngân hàng Các ngân hàng có càng nhiều chi nhánh, phòng giao dịch thì
việc mở rộng cho vay đối với KHCN càng trở nên thuận lợi, nhất là khi các chi nhánh,
15
Trang 24phòng giao dịch này đặt tại các khu dân cư có nhiều nhu cầu vay vốn Tại đây ngân
hàng dễ dàng đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, đồng thời ngân hàngnăm bắt được thông tin từng khách hàng trên cơ sở đó tiễn hành thẩm định, giải ngân
và thu nợ Do đó, việc mở rộng mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch là nhân tốảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay KHCN của ngân hàng thương mại
1.2.3.2 Cac nhân tố chủ quan
Quy mô của NHTM
Quy mô của NHTM được đánh giá qua các chỉ tiêu: Vốn tự có, tổng nguồn vốn(tổng tài sản) và mạng lưới các điểm giao dịch
Vốn tự có là một trong những tiêu chí quan trọng nhất khi đánh giá năng lực củamột ngân hàng thương mại, vốn tự có càng lớn thì chứng tỏ tiềm lực của ngân hàngcàng mạnh, càng có điều kiện thuận lợi trong việc phát triển hoạt động kinh doanh,đặc biệt là phát triển hoạt động kinh doanh tín dụng Vốn tự có lớn sẽ dé dàng xây
dựng các trụ sở, mua sắm trang thiết bị hiện đại, có khả năng bao phủ thị trường rộng
và tạo nên các ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh Các ngân hàng nhỏ với qui môvốn bé sẽ tập trung vào phát triển cho vay tiêu dùng vì với lượng vốn điều lệ ít ỏi sẽ
không cạnh tranh được với các ngân hàng lớn khi cho vay các khoản vay lớn.
Vốn tự có của ngân hàng phải đảm bảo theo hệ số Cook (ti lệ an toàn vốn tự cótối thiêu trên tông tài sản có rủi ro là 8%), vì thế khi mở rộng hoạt động kinh doanh,
tài sản của ngân hàng tăng lên thì ngân hàng phải đồng thời tăng vốn tự có của mình
tương ứng Mở rộng và phát triển cho vay tiêu dùng phải tính đến vốn tự có dé đảmbao được tỉ lệ an toàn vốn tối thiêu Vì thế muốn phát triển cho vay tiêu dùng cácngân hàng phải luôn chú trọng tới gia tăng vốn tự có của mình
Quy mô tổng nguồn vốn (hay tổng tài sản) của NHTM thé hiện khả năng mở
rộng cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng Với qui mô nguồn vốn lớn,
ngân hàng sẽ có thé cho vay với số lượng lớn, đáp ứng nhiều nhu cầu vay vốn của
khách hàng, ngân hang sẽ tạo ra được danh mục các sản phẩm dịch vụ cho vay da
dạng, phong phú.
NHTM có mạng lưới các Chi nhánh / Phòng giao dịch lớn sẽ có nhiều điềukiện thuận lợi tiếp cận với khách hàng đặc biệt là các KHCN Với mạng lưới rộng,NHTM dễ dàng huy động vốn, triển khai các sản phẩm cho vay và người vay dé dàng
16
Trang 25tiếp cận với ngân hàng khi có nhu cầu vay vốn.
Tổ chức hoạt động cho vay KHCN
Tổ chức hoạt động cho vay KHCN của NHTM có ảnh hưởng lớn đến kết quả
cho vay cũng như khả năng mở rộng cho vay KHCN của NHTM đó Hoạt động cho
vay thường được triển khai qua nhiều khâu, công đoạn khác nhau: từ việc thiết kế sảnphẩm, quảng bá, tiếp thị, hướng dẫn hồ sơ, thâm định và phân tích tín dụng, theo dõi
và thu hồi nợ Ở các NHTM khác nhau, việc tổ chức hoạt động cho vay KHCN cũngrất khác nhau Một số NHTM hoạt động cho vay KHCN không được tổ chức riêngbiệt mà chỉ được coi là một phần của mảng hoạt động cho vay nói chung của NHTM.Ngược lại, ngày nay tại nhiều NHTM hoạt động cho vay KHCN đã được tô chức
chuyên môn hoá tức là mỗi khâu trong hoạt động cho vay KHCN được các bộ phận
chuyên trách thực hiện Và điều dé dàng nhận thấy là tại các NHTM có tổ chứcchuyên môn hoá trong hoạt động cho vay KHCN thì hoạt động cho vay này có nhiều
cơ hội được mở rộng và phát triển
Trình độ công nghệ và quản lý
Trong hoạt động ngân hàng, công nghệ và trình độ quản lý đóng một vai trò
quan trọng, ngân hàng luôn là những tô chức có được những công nghệ tiên tiễn nhất
và trình độ quản lý hiện đại nhất trong nền kinh tế Công nghệ của ngân hàng là cácphần mềm và phần cứng của thiết bị thông tin được dùng trong ngân hàng Với công
nghệ hiện đại như các máy tính, máy ATM, hệ chương trình quản lý ngân hàng lõi
giúp cho các ngân hàng đơn giản hoá thủ tục, rút ngăn thời gian giao dịch, bảo mậtthông tin cho khách hàng tốt hơn Trình độ quản lý thể hiện trong việc điều hành,kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của ngân hàng, với khả năng quản lý tốt sẽ giúp các
ngân hàng hoạt động có hiệu quả, đạt được các mục tiêu về lợi nhuận
Khi dé ra chiến lược phát trién cho vay KHCN các ngân hàng phải quan tâm tới
công nghệ và trình độ quản lý của mình, nó sẽ tạo nên những thuận lợi hay khó khăn
cho ngân hàng Nếu ngân hàng có trình độ công nghệ và quản lý hiện đại sẽ là một yếu
tố thúc đây phát triển cho vay KHCN: rút ngắn thời gian cho vay đối với mỗi cá nhân,tạo được uy tín, sự tin tưởng đối với khách hàng qua đó làm tăng doanh số cho vay,gia tăng lợi nhuận Khi đề ra chiến lược phát triển ngân hàng phải đánh giá lại trình độ
công nghệ và quản lý của mình ở mức nào, khi so sánh với các ngân hàng cạnh tranh và
17
Trang 26trình độ phát triển công nghệ ngân hàng trên thế giới Các ngân hàng phải phát triểncông nghệ và nâng cao năng lực quản lý để có thể giành chiến thắng trong thị trườngđem lại nhiều lợi nhuận, thị trường cho vay đối với KHCN.
Chất lượng đội ngũ nhân viên
Hoạt động cho vay KHCN là hoạt động nghiệp vụ phức tạp và bao gồm nhiềucông đoạn Ngoài sự trợ giúp của các trang thiết bị và công nghệ, yếu tố con ngườiđược xem là rất quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động chovay Một NHTM muốn mở rộng được hoạt động cho vay KHCN cần phải có đội ngũnhân viên giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp ở tất cả các khâu từnghiên cứu phát triển sản phẩm, tiếp thị, thâm định, phân tích tín dụng đến các khâuquản lý va thu hồi nợ Việc chú trọng phát triển nguồn nhân lực tốt trong các côngđoạn cho vay đảm bảo cho NHTM có được các sản phâm cho vay phù hợp, đáp ứngđược đa dạng các nhu cầu vay vốn của khách hàng, đảm bảo cho việc xử lý hồ sơ vayvốn của khách hàng nhanh chóng, an toàn, hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng thu hồi
nợ tot
Đề có được nguồn nhân lực có chuyên môn cao, ngoài công tác tuyên dụng, cácNHTM cũng cần chú trọng vào công tác đào tạo một cách bài bản, thường xuyên vàliên tục đồng thời cũng có những chế độ đãi ngộ tốt nhằm đảm bảo và duy trì khả
năng làm việc lâu dài của họ tại NHTM đó.
Hoạt động Marketing của ngân hàng Hoạt động Marketing là hoạt động giới thiệu, quảng bá và xây dựng hình ảnh của
ngân hàng cũng như các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp Đây cũng là hoạtđộng quan trọng góp phần mở rộng hoạt động cho vay của NHTM Từ hoạt động
Marketing, khách hàng có thê hiểu về ngân hàng cũng như các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng cung cấp Hoạt động Marketing nếu được thực hiện tốt sẽ mang lại nhiều khách
hàng cho ngân hàng và từ đó hoạt động cho vay KHCN sẽ được mở rộng.
Tóm lại, khi nghiên cứu các nhân tố ta có thể nhận xét: Cả các nhân tố chủ quan
và nhân tố khách quan đều có ảnh hưởng tới việc mở rộng cho vay KHCN củaNHTM Tuy theo sự phát triển, điều kiện kinh tế- xã hội và sự hoàn thiện môi trường
pháp lý của từng quốc gia cũng như quy mô, cơ sở vật chất kỹ thuật,, khả năng quản
lý, trình độ công nghệ và nguôn nhân lực của môi NHTM mà các nhân tô có ảnh
18
Trang 27hưởng khác nhau tới việc mở rộng cho vay Do vậy cân phải nghiên cứu,năm bat day
đủ và đúng đăn ảnh hưởng của các nhân tô này đê có các biện pháp và chiên lược mở
rộng hoạt động cho vay KHCN hiệu quả.
19
Trang 28CHƯƠNG 2: THUC TRANG VE CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI
NGAN HÀNG TMCP DAI CHUNG VIET NAM (PVCOMBANK) HỘI SỞ
2.1 Giới thiệu sơ lược về PVcombank Hội Sở
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Pvcombank Hội Sở
Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) được thành lập theoQuyết định số 279/GP-NHNN ngày 16/09/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Namtrên cơ sở hợp nhất giữa Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC)
và Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank) Ngày 01/10/2013, PVcomBank
chính thức hoạt động trên cơ sở Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cô
phan, mã số doanh nghiệp 0101057919 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà
Nội cấp
e Đến thang 8 năm 2016: PVFC đã hoàn thành xong việc tái cơ cấu hoạtđộng trong năm 2016 và đây nhanh tiến độ các công việc phục vụ cho quá trìnhchuyền đổi
e Ngày 16/3/2017: TạiĐạihộiđồngcôđôngthườngniênnăm2017tổ chức tại
Cần Tho, các cổ đông của Ngân hàng Phương Tây biểu quyết thông qua tờ trình phê
chuẩn về mặt nguyên tắc kế hoạch hợp nhất với PVFC
e Ngày 18/5/2017: Trong buổi họp Đại hội đồng cô đông thường niên củaPVFC năm 2017, HĐQT đã đệ trình và được trên 75% số cô đông PVFC có quyền
biểu quyết thông qua bản Đề án hợp nhất PVFC và WTB
e Ngày 14/6/2017: NgânhàngNhànước ViétNamdachapthuannguyén tắc hợpnhất PVFC và WTB Đây là một bước quan trọng trong tiến trình hợp nhất hai tổ
chức tín dụng.
e Ngày 8/9/2017: Đại hội đồng cổ đông hợp nhất giữa PVFC va WTB đãđược tô chức thành công tại Hội sở PVFC - 22 Ngô Quyền, Hà Nội với hơn 96%phiếu biểu quyết của cô đông dự họp đã tán thành thông qua Điều lệ tổ chức hoạt
động của Ngân hàng mới.
e Ngay16/9/2017: Ngân hàng TMCP Dai Chúng Việt Nam (PVcomBank)
chính thức được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép thành lập và hoạt động theoQuyết định số 279/GP-NHNNngày16/9/2017 Theo đó, PVcomBank có vốn điều lệ
9000 tỷ đồng, thời hạn hoạt động là 99 năm kể từ ngày được cấp phép thành lập và
20
Trang 29hoạt động.
e Ngày 1/10/2017: PvcomBank được cấp Giây chứng nhận đăng ký kinhdoanh và con dau của Ngân hang hợp nhất
PVcomBank có tổng tài sản đạt hơn 100.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 9.000 tỷ
đồng, trong đó cô đông lớn là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (chiếm 52%) và cô đông
chiến lược Morgan Stanley (6,7%) Với mạng lưới 116 điểm giao dịch tại các tỉnhthành trọng điểm trên toàn quốc; nguồn nhân lực chat lượng cao và bề dày kinhnghiệm trong cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp trong ngành Dầu khí,năng lượng, hạ tầng; PVcomBank cung cấp các sản phâm dịch vụ đa dạng đáp ứng
day đủ các nhu cầu của khách hàng tô chức và cá nhân
Phòng kế toán ngân Phòng kế hoạch
quỹ kinh doanh
Nguồn: Phòng Tổng hợp hành chính của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam
PVcomBank — Hội Sở
> Chức năng và nhiệm vụ của từng Phòng ban:
e_ Phòng kế toán ngân quỹ:
- Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quản lý kho, xuất và nhập quỹ, trựctiếp thực hiện về việc quản lý kho tiền và quỹ nghiệp vụ của chi nhánh
- Bảo quản trong kho tat cả các tiền mặt, giấy tờ có giá được bảo mật, antoàn, sắp xếp khoa học
21
Trang 30- Chịu trách nhiệm dé xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về các biệnpháp đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ; đảm bảo tài sản của chỉ nhánh và
khách hàng.
e Phòng kế hoạch kinh doanh:
- Đánh giá đanh mục cung cấp dịch vụ đối với khách hàng được phân công,quản lý.
- Lap và triển khai các chương trình, kế hoạch công tác, kế hoạch kinhdoanh, các giải pháp phát triển thị trường, thị phần, quảng bá thương hiệu
- Theo dõi, kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, tài sản đảm bảovốn vay; đôn đốc khách hàng trả nợ góc, lãi (kể cả các khoản nợ đã chuyền ngoại
bảng) đề xuất cơ cấu lại thời hạn trả nợ,theo dõi thu đủ nợ sốc, lãi phí (nếu có) đến
khi tất toán hợp đồng tín dung; xử lý khi khách hàng không đáp ứng được điều kiện
tín dung; phát hiện kip thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro và đề xuất xử lý
- Kiều hối: chỉ mua vào không bán ra
- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ TTQT cho khách hàng có nhu cầu về thanhtoán hàng nhập, hàng xuất; chuyền tiền nhận kiều hối theo quy định hiện hành của
NHNN, Ngân hang Nông nghiệp va Phát triển Nông thôn Việt Nam.
- Cung cấp dịch vụ thông tin đối ngoại bao gồm thu thập và tổng hop thôngtin, phân tích đánh giá các ngân hàng và thị trường nước ngoài dé tham mưu cho Giámđốc và các phòng có liên quan
- Tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh chung, trực tiếp xây dựng, thực
hiện kế hoạch kinh doanh trong lĩnh vực TTQT và các dịch vụ đối ngoại; phối hợp với
các phong chức năng nghiên cứu, đề xuất phương hướng, giải pháp mở rộng kháchhàng và thị phần kinh doanh TTQT và dịch vụ đối ngoại của ngân hàng
- Xác định khả năng thanh toán và hoàn trả của khách hàng đối với các giao
dịch thanh toán, tín dụng đối ngoại Xác định hạn mức mở thư tín dụng và mức ký quỹ
cho khách hàng là doanh nghiệp nhập khẩu
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanhChức năng
Ngân hàng PVcomBank Hội Sở hoạt động kinh doanh theo mô hình 1
NHTM da năng, mang tính kinh doanh thực sự, với phong cách giao tiếp và phục vụ
22
Trang 31hiện đại, lay lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh.
Hoạt động của PVcomBank Hội Sở đã phát triển rộng khắp trên cả nước.
Không những thế PVcomBank Hội Sở luôn luôn đảm bảo chức năng hoạt động củamột NHTM và có chức năng chủ yếu là:
+ Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo
quy định pháp luật Bảo đảm chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký kê khaiđịnh kỳ, báo cáo chính xác, đầy đủ các thông tin về ngân hàng và tình hình tài chínhcủa ngân hàng với cơ quan đăng ký kinh doanh.
+ Bảo đảm quyên và lợi ích hợp pháp của người lao động theo quy định củapháp luật về lao động
+ Thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ đối với Nhà nước
- Nhiệm vụ
Tiến hành các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng gồm các doanh nghiệp lớn,
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các cá nhân, đồng thời tư vấn cho khách hàng vềcác sản phâm của Ngân hàng
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng và quản lý các sản phẩm tín
dụng phù hợp với chế độ, thê chế hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam.
Quản lý, giám sát thực hiện danh mục cho vay tại Ngân hàng, thâm đỉnh vàtái thâm định khách hàng của Ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam.
Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán XNK, kinh doanh ngoại tệ
theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thực hiện quản lý quỹ tiền mặt, quản lý an toàn kho quỹ theo quy định của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thực hiện công tác tô chức, dao tạo cán bộ tại Ngân hàng theo đúng chủ
trương chính sách của Nhà nước và quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Thực hiện công tác quản trị, văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh, an toàn Ngân hàng.
Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại Ngânhàng.Đồng thời bảo trì, bảo đưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ
23
Trang 32thống mạng, máy tính của Ngân hàng.
Ngoài ra, PVcomBank Hội Sở còn có nhiệm vụ dự kiến kế hoạch kinh doanh,tong hợp, phan tích, đánh giá tinh hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo
hoạt động hàng năm của mình.
bao gồm cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ.Sau khi triển khai thực hiện chiến
lược tái cấu trúc, việc đa dạng hóa sản phẩm, phát triển sản phâm mới dé đáp ứng
nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng đa trở thành công việc thuờng xuyên và
liên tục Các sản phẩm của PVcomBank Hội Sởluôn dựa trên nền tảng công nghệtiên tiễn, có độ an toàn và bảo mật cao
Trong huy động vốn, PVcomBank Hội Sola ngân hàng có nhiều sản phẩmtiết kiệm cả nội tệ lẫn ngoại tệ và vàng, thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân
cư Các sản phẩm huy động vốn của PVcomBank Hội Sởrất da dạng thích hop vớinhu cầu của dân cư và tổ chức
Với uy tín, thương hiệu PVcomBank Hội Sở, tính thích hợp của sản phẩmcùng với mang lưới phân phối trải rộng, PVcomBank Hội Sởđa thu hút mạnh nguồnvốn nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp Với tốc độ tăng trưởng rất nhanh,PVcomBank Hội Sởcó điều kiện phát triển nhanh về quy mô, gia tăng khoảng cách
so với các đối thủ cạnh tranh chính trong hệ thong NHTMCP và thu hẹp khoảng
cách với các NHTMNN.
Các sản phẩm tín dụng mà PVcomBank Hội Sởcung cấp rất phong phú, nhất
là dành cho khách hàng cá nhân.PVcomBank Hội Sởlà ngân hàng đi đầu trong hệthống ngân hàng Việt Nam cung cấp các loại tín dụng cho cá nhân như: cho vay trả
góp mua nhà, nền nhà, sửa chữa nhà; cho vay sinh hoạt tiêu dùng; cho vay tín chấp
dựa trên thu nhập người vay, cho vay du học, v.v
2.1.4 Hoạt động cho vay KHCN của PVcombank Hội Sở
2.1.4.1 Hoạt động huy động vốn
24