1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tên bài thu hoạch môn Kinh tế chính trị Phân tích nội dung và tác động của quy luật giá trị, Liên hệ những chính sách để phát huy mặt tích cực và những chính sách hạn chế mặt tiêu cực của quy luật giá trị

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 97 KB

Nội dung

Tên bài thu hoạch môn Kinh tế chính trị: Phân tích nội dung và tác động của quy luật giá trị? Liên hệ những chính sách để phát huy mặt tích cực và những chính sách hạn chế mặt tiêu cực của quy luật giá trị?. BÀI LÀM I. MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế hàng hoá, hàng hoá và dịch vụ do nhiều chủ thể sản xuất ra. Những chủ thể này cạnh tranh với nhau, tìm cách giữ vững và mở rộng thêm vị thế của mình trên thị trường. Mỗi người sản xuất đều độc lập, tự quyết định các hoạt động sản xuất – kinh doanh của mình Nhưng trong thực tế, những quyết định của những người sản xuất – kinh doanh chịu sự chi phối của thị trường. Sản xuất hàng hoá càng phát triển thì quyền lực của thị trường đối với người sản xuất hàng hoá càng mạnh. Quyền lực này tồn tại như một lực lượng khách quan chi phối hoạt động và độc lập đối với ý chí của họ; lực lượng khách quan đó chính là những quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá, mà trước hết là quy luật giá trị. Quy luật giá trị là một trong những quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự chi phối của quy luật giá trị. Nhằm để tìm hiểu nội dụng và những tác động của quy luật giá trị để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của nó nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà cụ thể là nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN mà chúng ta đang xây dựng là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Trang 1

M C L C Ụ Ụ

I MỞ ĐẦU 1

II NỘI DUNG 1

1 Cơ sở lý luận 1

1.1 Nội dung của quy luật giá trị 1

1.2 Cơ chế hoạt động của quy luật giá trị 2

2 Tác động của quy luật giá trị 3

3 Liên hệ những chính sách để phát huy mặt tích cực và những chính sách hạn chế mặt tiêu cực của quy luật giá trị 5

III KẾT LUẬN 8

Trang 2

Tên bài thu hoạch: Phân tích nội dung và tác động của quy luật giá trị?

Liên hệ những chính sách để phát huy mặt tích cực và những chính sách hạn chế mặt tiêu cực của quy luật giá trị?.

BÀI LÀM

I MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế hàng hoá, hàng hoá và dịch vụ do nhiều chủ thể sản xuất ra Những chủ thể này cạnh tranh với nhau, tìm cách giữ vững và mở rộng thêm vị thế của mình trên thị trường Mỗi người sản xuất đều độc lập, tự quyết định các hoạt động sản xuất – kinh doanh của mình Nhưng trong thực tế, những quyết định của những người sản xuất – kinh doanh chịu sự chi phối của thị trường Sản xuất hàng hoá càng phát triển thì quyền lực của thị trường đối với người sản xuất hàng hoá càng mạnh Quyền lực này tồn tại như một lực lượng khách quan chi phối hoạt động

và độc lập đối với ý chí của họ; lực lượng khách quan đó chính là những quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá, mà trước hết là quy luật giá trị

Quy luật giá trị là một trong những quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự chi phối của quy luật giá trị Nhằm để tìm hiểu nội dụng và những tác động của quy luật giá trị để phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của nó nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà cụ thể là nền kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN

mà chúng ta đang xây dựng là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay

Trang 3

II NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận

1.1 Nội dung của quy luật giá trị

Quy luật giá trị đòi hỏi sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí thời gian lao động xã hội cần thiết (trao đổi phải theo nguyên tắc ngang giá) Để thực hiện hàng hóa thì hao phí lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa phải phù hợp với hao phí lao động xã hội cần thiết, trong trao đổi cũng phải dựa theo nguyên tắc ngang giá

- Trong sản xuất: Người sản xuất phải làm sao cho chi phí cá biệt nhỏ hơn hoặc bằng chi phí xã hội

Trong kinh tế hàng hóa, mỗi người sản xuất có điều kiện sản xuất khác nhau, do vậy mà hao phí lao động cá biệt cũng khác nhau; nhưng khi trao đổi hàng hóa phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết Muốn bán được hàng, bù đắp được chi phí và có lãi, người sản xuất phải hạ được chi phí cá biệt nhỏ hơn hoặc bằng chi phí

xã hội

Ví dụ: Có 3 nhà sản xuất áo A, B, C: trong đó thời gian A sản xuất ra 1 sản phẩm là 1 giờ, B sản xuất ra 1 sản phẩm là 2 giờ, C sản xuất ra 1 sản phẩm là 3 giờ

=> Thì thời gian 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ là thời gian lao động cá biệt

=> Thời gian lao động xã hội cần thiết là trung bình cộng của tất cả người sản xuất ra sản phẩm: (1+2+3)/3 = 2 giờ

Giả sử quy đổi 1 giờ ra 10.000 đồng

thì giá sản xuất A = 1 giờ = 10.000 đồng < 20.000 đồng => lời nhiều

B = 2 giờ = 20.000 đồng = 20.000 đồng => có lời

C = 3 giờ = 30.000 đồng > 20.000 đồng => lỗ vốn

- Trong trao đổi: Quy luật giá trị yêu cầu phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá nói cách khác phải dựa trên thời gian lao động xã hội cần thiết

Ví dụ: Để sản xuất ra 1 cái áo là 1 giờ với giá là 10.000 đồng, 1 cái nón là 2 giờ

Trang 4

với giá là 20.000 đồng Như vậy 1 cái nón = 2 cái áo = 20.000 đồng.

Trên thị trường, giá cả hàng hóa có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị hàng hóa hình thành trong sản xuất, do ảnh hưởng của cạnh tranh và cung - cầu Nhưng bao giờ giá cả hàng hóa cũng vận động xoay quanh trục giá trị hàng hóa hay xoay quanh trục thời gian lao động cần thiết

1.2 Cơ chế hoạt động của quy luật giá trị

Thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa trên thị trường sẽ thấy được sự hoạt động của quy luật giá trị Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị, giá trị là cơ

sở, là nội dung của giá cả cho nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị; điều này có nghĩa là những hàng hóa nào có giá trị càng cao thì giá càng cao và ngược lại

Tuy nhiên, trên thị trường, ngoài giá trị, giá cả còn chịu ảnh hưởng của các quy luật như: cạnh tranh, cung - cầu và lưu thông tiền tệ Sự tác động của những nhân tố này làm cho giá cả và giá trị không đồng nhất với nhau mà tách rời nhau Sự vận động giá cả của các hàng hóa trên thị trường lên - xuống xoay xung quanh giá trị trở thành cơ chế hoạt động của quy luật giá trị C.Mác gọi đó là “vẻ đẹp” của quy luật giá trị

Trong “vẻ đẹp” này, giá trị hàng hóa là trục, giá cả hàng hóa trên thị trường lên

- xuống xoay quanh trục đó Đối với mỗi hàng hóa riêng biệt, giá cả của nó có thể cao hơn, thấp hơn hoặc phù hợp với giá trị của nó Nhưng cuối cùng, tổng giá cả phù hợp với tổng giá trị của chúng Chính nhờ phương thức vận động như vậy của giá cả mà quy luật giá trị phát huy tác dụng

2 Tác động của quy luật giá trị

Trong nền sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực, cụ thể:

Một là, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa (tác động tích cực)

Trong nền sản xuất hàng hoá thường xảy ra tình hình: người sản xuất bỏ ngành này, đổ xô vào ngành khác; quy mô sản xuất của ngành này được thu hẹp, trong khi

Trang 5

ở ngành khác lại được mở rộng, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động được phân

bố lại giữa các ngành Hiện tượng này được gọi là sự điều tiết sản xuất Sự điều tiết này được hình thành một cách tự phát, thông qua sự biến động của giá cả trên thị trường Có thể hiểu vai trò điều tiết này thông qua những trường hợp biến động quan hệ cung – cầu xảy ra trên thị trường:

- Khi cung nhỏ hơn cầu, sản phẩm không đủ để thoả mãn nhu cầu xã hội, giá cả cao hơn giá trị, hàng hoá bán chạy với lãi cao, người sản xuất mở rộng quy mô sản xuất, những người trước đây sản xuất hàng hoá khác nay chuyển sang sản xuất hàng hoá này Như vậy tư liệu sản xuất và sức lao động được chuyển vào ngành này nhiều hơn các ngành khác

- Khi cung lớn hơn cầu, sản phẩm làm ra quá nhiều so với nhu cầu xã hội, giá

cả thấp hơn giá trị, hàng hoá bán không chạy, có thể lỗ vốn Tình hình đó buộc người sản xuất ở ngành này thu hẹp quy mô sản xuất hay chuyển sang ngành khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động giảm đi ở ngành này và tăng ở ngành khác

mà họ thấy có lợi hơn

Quy luật giá trị không chỉ điều tiết lĩnh vực sản xuất, mà còn điều tiết cả lĩnh vực lưu thông qua sự biến động của giá cả Hàng hoá được đưa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, từ nơi cung lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ hơn cầu

Như vậy, thông qua sự biến động của giá cả trên thị trường mà quy luật giá trị

có tác dụng phân phối lại hay điều tiết luồng hàng trên thị trường

Ví dụ: Ngành sản xuất này thua lỗ, có nguy cơ phá sản thì người ta sẽ chuyển san ngành sản xuất khác có lời hơn Nơi này hàng hóa đó giá thấp, bán chậm thì người ta chuyển đến nơi khác có giá cao, khách hàng tập trung mua nhiều Mặt hàng này không ai mua hoặc mua chậm thì người ta chuyển san mặt hàng khác có nhiều người mua hơn, bán nhanh hơn điều đó có thể thấy trong thực tế có nhiều doanh nghiệp họ bán nhiều mặt hàng để họ xem mặt hàng nào bán chạy hơn hoặc họ không sản xuất tại một nơi mà họ sản xuất nhiều nơi để xem chi phí sản xuất ở đâu rẻ hơn

để tối ưu hóa lợi nhuận

Trang 6

Hai là, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản

xuất phát triển (tác động tích cực)

Các hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, nên có giá trị

cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hoá đều phải được trao đổi theo giá trị xã hội Người sản xuất có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội ở thế có lợi, sẽ thu được lợi nhuận siêu ngạch; người sản xuất có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị

xã hội thì bất lợi Muốn đứng vững trong cạnh tranh và khỏi bị phá sản, họ phải tìm cách làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá của mình nhỏ hơn, hoặc bằng giá trị xã hội Do đó, họ tìm cách cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động Lúc đầu, việc cải tiến đó còn lẻ tẻ, nhưng do cạnh tranh với nhau, nên cuối cùng việc cải tiến mang tính xã hội Rõ ràng, quy luật giá trị thông qua tác động này đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển

Ví dụ: ở một số địa phương bà con nông dân nuôi tôm theo mô hình quản canh thì chi phí đầu tư cao, thu nhập rất thấp nhưng từ khi áp dụng khoa học kỹ thuật nuôi tôm áp dụng công nghệ cao thì sản lượng tâng gấp 70%, doanh thu và lợi nhuận của bà con tăng khoản 50% so với chưa nuôi tôm quản canh Đây cũng là mô hình cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển

Ba là, phân hóa giữa những người sản xuất khác nhau (tác động tiêu cực)

Trong quá trình cạnh tranh chạy theo lợi ích cá nhân, những người sản xuất hàng hoá có điều kiện sản xuất khác nhau, tính năng động khác nhau, khả năng nắm bắt nhu cầu thị rường khác nhau, khả năng đổi mới kỹ thuật, công nghệ, hợp lý hoá sản xuất khác nhau, do đó giá trị cá biệt của hàng hoá khác nhau, phù hợp với nhu cầu xã hội và thị trường khác nhau Trong điều kiện đó, không tránh khỏi tình trạng một số người giàu lên mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất – kinh doanh, còn một số người khác bị thua lỗ, thu hẹp sản xuất, thậm chí bị phá sản trở thành người nghèo Đầu cơ, lừa đảo, khủng hoảng kinh tế làm tăng thêm tác động phân hoá này Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước

xã hội chủ nghĩa cần phải có sự điều tiết để hạn chế sự phân hoá giàu - nghèo

Trang 7

Ví dụ:

- Nhóm người sản xuất có: điều kiện sản xuất thuận lợi, thời gian lao động cá biệt <= thời gian lao động xã hội cần thiết, tư liệu sản xuất đổi mới, mở rộng sản xuất, năng lực quản lý tốt => có lãi => mua sắm thêm tư liệu sản xuất, đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất => người đó giàu

- Nhóm người sản xuất có: điều kiện sản xuất không thuận lợi, thời gian lao động cá biệt > thời gian lao động xã hội cần thiết, gặp rũi ro trong kinh doanh, năng lực sản xuất, quản lý kém => thua lỗ => người, phá sản

Quy luật giá trị hoạt động trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn với những tác dụng trên đã tạo ra những tiền đề cho sự ra đời sản xuất tư bản chủ nghĩa Tuy nhiên, trong thực tiễn lịch sử sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được đẩy nhanh bởi yếu tố mang tính chủ quan là quá trình “tích lũy nguyên thủy của tư bản”

3 Liên hệ những chính sách để phát huy mặt tích cực và những chính sách hạn chế mặt tiêu cực của quy luật giá trị

Đổi mới nền kinh tế thị trường thông qua xây dựng và phát triển mô hình kinh

tế thị trường định hướng XHCN Thực hiện chế độ một giá, một thị trường thống nhất trong cả nước và mở cửa với thị trường nước ngoài

Chính sách giá cả, chính sách và biện pháp quản lý thị trường phải nhằm tạo điều kiện phát huy cao độ tác dụng của quy luật giá trị trong kinh tế thị trường tiến tới xã hội chủ nghĩa

Đổi mới công nghệ, kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm hàng hóa làm cho chất lượng sản phẩm và năng suất lao động tăng lên

từ đó giảm chi phí sản xuất xuống và tăng lơi nhuận Ví dụ: trong sản xuất nông nghiệp trước đây chỉ đa phần sử dung lao động chân tay, máy móc thô sơ, lạc hậu nên năng suất lao động chưa cao, nhưng hiện nay trong sản xuất nông nghiệp đã đổi mới công nghệ, kỹ thuật cao, máy móc hiện đại vào sản xuất năng suất và chất lượng được nâng lên (máy gặt - đặp liên hợp, phun thuốc trừ sâu bằng máy bay,

Trang 8

trồng cây trong nhà kính, thủy canh ).

Phát triển giáo dục và đào tạo đi đôi với nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh đào tạo lao động theo địa chỉ đào tạo lao động chất lượng cao, coi đó

là khâu đột phá chiến lược, đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực cho các ngành công nghiệp, dịch vụ mũi nhọn, có giá trị gia tăng cao và công nghệ cao Đẩy mạnh đào tạo, phát triển lực lượng lao động có trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ thuật cao, thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển, đảm bảo chủ động hội nhập quốc tế Nguồn lực khoa học - công nghệ là nguồn gốc, là động lực nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh trong phát triển ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ Do đó, phải hướng trọng tâm hoạt động khoa học - công nghệ vào phục vụ

và đẩy nhanh, có hiệu quả công nghiệp hóa, hiện điện hóa ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ Đổi mới cơ chế, chính sách hoạt động khoa học - công nghệ, phát huy vai trò, hiệu quả của các tổ chức khoa học, công nghệ chủ lực trong việc thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ trọng điểm nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong những năm tới, v.v

Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại đảm bảo phát triển bền vững các ngành, lĩnh vực kinh tế Hệ thống kết cấu hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ Phát triển đồng bộ, hiệu quả và đi trước một bước sẽ tạo đà để ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển; góp phần giảm giá thành sản phẩm hàng hóa và dịch

vụ

Đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ, nhất là ngành dịch vụ có lợi thế, hàm lượng tri thức, công nghệ và giá trị gia tăng cao; Phát triển dịch vụ vận tải hợp lý, hiệu quả; Phát triển mạnh dịch vụ thông tin truyền thông, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh; Phát triển đồng bộ hệ thống phân phối bán buôn, bán lẻ

Đổi mới và hoàn thiện cơ chế, chính sách vĩ mô thúc đẩy phát triển bền vững ngành, lĩnh vực kinh tế Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế theo

Trang 9

hoàn thiện chính sách quy hoạch, kế hoạch; chính sách đất đai, chính sách tài chính

ngân hàng; chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách phát triển khoa học -công nghệ; chính sách phát triển thị trưởng, v.v

Ban hành và sử dụng pháp luật và các chính sách kinh tế, chính sách xã hội và bằng thực lực kinh tế để điều tiết nền kinh tế thị trường nhằm phát huy mặt tích cực

và hạn chế sự phân hóa giàu nghèo và những tiêu cực xã hội khác thúc đẩy phát triển xã hội và lưu thông hàng hóa và nâng cao đời sống nhân dân VD: xây dựng những chính sách ưu đãi về thuế cho những doanh nghiệp vừa, nhỏ, do khó khăn trong sản xuất (miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong những năm đầu mới thành lập, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp khó khăn do Covid-19 ) Ban hành nhiều gói ưu đãi lãi suất khi vay vốn cho khách hàng doanh nghiệp

Giảm thiểu bất bình đăng xã hội, giải quyết mâu thuẫn hiệu quả và công bằng Chính phủ cần xây dựng phát huy các chính sách như: mở các trường dạy nghề, tạo

cơ hội tìm việc làm cho người lao động, trợ cấp cho các hộ gia đình khó khăn Nhà nước chủ động điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư Một mặt phải có chính sách giảm bớt khoảng cách chênh lệch giữa người giàu và người nghèo Mặt khác phải có biện pháp bảo vệ thu nhập chính đáng cho người giàu, khuyến khích người

có tài năng Trong điều kiện đổi mới kinh tế thị trường, việc thực hiện công bằng xã hội không chỉ bao gồm những điều trên mà còn phải thực hiện tốt các chính sách phát triển xã hội khác, giải quyết hải hòa các mối quan hệ xã hội Từ đó phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh

III KẾT LUẬN

Tóm lại, quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất hàng hóa

Sự ra đời và hoạt động của quy luật này gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa Việc vận dụng quy luật giá trị vào phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta có ý nghĩa vô cùng to lớn, giúp nền kinh tế Việt Nam phát

Trang 10

với vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế cần có những giải pháp để hạn chế những tác động tiêu cực của quy luật giá trị tới nền kinh tế, giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị: Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Nxb.Lý luận chính trị, H.2021

2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021

Ngày đăng: 09/07/2024, 16:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w