Chủ đề: Phân tích công cụ và cơ chế tác động của chính sách tiền tệ Chính phủ Việt Nam đã sử dụng để vừa đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế, vừa tránh tình trạng nền kinh tế rơi vào lạm phát do tác động của đại dịch Covid - 19. Rút ra bài học kinh nghiệm và khuyến nghị chính sách. BÀI LÀM I. MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường mỗi quốc gia muốn tồn tại và phát triển thì phải tuân thủ các quy luật của thị trường như quy luật cung cầu, cạnh tranh, v.v.. cùng với đó là vai trò của Nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách thương mại quốc tế để can thiệp vào nền kinh tế trong trường hợp thật sự cần thiết. Trong số các công cụ trên thì chính sách tiền tệ được xem là công cụ hữu hiệu nhất mà chính phủ các nước vận dụng để điều tiết nền kinh tế trước sự thay đổi nhanh chóng của thị trường. Nếu như nền kinh tế của một quốc gia được xem là một con tàu, các thành phần trong nền kinh tế là những tay chèo, sự biến động của thị trường và bất ổn của kinh tế thế giới là những con sóng thì nhà nước được ví như người thuyền trưởng cầm lái, dẫn dắt con tàu kinh tế vượt qua khó khăn, hướng đến bến bờ phồn vinh một cách an toàn và hiệu quả nhất. Trong thời gian qua, dưới sự ảnh hưởng và tác động to lớn của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Chính phủ Việt Nam đã sử dụng kết hợp các chính sách kinh tế vĩ mô để giật dậy, phục hồi nhanh chóng nền kinh tế bị suy giảm do ảnh hưởng của đại dịch, một trong số đó là chính sách tiền tệ thời gian qua Chính phủ Việt Nam đã sử dụng các công cụ và cơ chế tác động của chính sách này để phục hồi nền kinh tế và tránh rơi vào tình trạng lạm phát bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Vậy các công cụ đó là gì? Và cơ chế tác động ra sau là vấn đề cần thiết để nghiên cứu, tìm hiểu qua đó rút ra kinh nghiệm và khuyến nghị chính sách trong thời gian tới.
Trang 1Chủ đề 4 Phân tích công cụ và cơ chế tác động của chính sách tiền tệ Chính phủ Việt Nam đã sử dụng để vừa đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế, vừa tránh tình trạng nền kinh tế rơi vào lạm phát do tác động của đại dịch Covid - 19.
Rút ra bài học kinh nghiệm và khuyến nghị chính sách.
BÀI LÀM
I MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường mỗi quốc gia muốn tồn tại và phát triển thì phải tuân thủ các quy luật của thị trường như quy luật cung cầu, cạnh tranh, v.v cùng với đó là vai trò của Nhà nước trong việc quản lý nền kinh tế thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách thương mại quốc tế để can thiệp vào nền kinh tế trong trường hợp thật sự cần thiết Trong số các công cụ trên thì chính sách tiền tệ được xem là công cụ hữu hiệu nhất mà chính phủ các nước vận dụng để điều tiết nền kinh tế trước sự thay đổi nhanh chóng của thị trường Nếu như nền kinh tế của một quốc gia được xem là một con tàu, các thành phần trong nền kinh tế là những tay chèo, sự biến động của thị trường và bất ổn của kinh tế thế giới là những con sóng thì nhà nước được ví như người thuyền trưởng cầm lái, dẫn dắt con tàu kinh tế vượt qua khó khăn, hướng đến bến bờ phồn vinh một cách an toàn và hiệu quả nhất
Trong thời gian qua, dưới sự ảnh hưởng và tác động to lớn của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Chính phủ Việt Nam đã sử dụng kết hợp các chính sách kinh tế vĩ mô để giật dậy, phục hồi nhanh chóng nền kinh tế bị suy giảm do ảnh hưởng của đại dịch, một trong
số đó là chính sách tiền tệ thời gian qua Chính phủ Việt Nam đã sử dụng các công cụ và cơ chế tác động của chính sách này để phục hồi nền kinh tế và tránh rơi vào tình trạng lạm phát bước đầu mang lại hiệu quả tích cực Vậy các công
cụ đó là gì? Và cơ chế tác động ra sau là vấn đề cần thiết để nghiên cứu, tìm hiểu qua đó rút ra kinh nghiệm và khuyến nghị chính sách trong thời gian tới
Trang 2II NỘI DUNG
1 Khái niệm chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là tập hợp các quyết định của ngân hàng trung ương về mức cung ứng tiền tệ nhằm ổn định giá trị đồng nội tệ, tạo việc làm và kích thích tăng trưởng
2 Đặc điểm của chính sách tiền tệ
Thứ nhất, diện tác động của chính sách tiền tệ khá hẹp, thời gian tác động ngắn hơn các chính sách kinh tế vĩ mô khác (chủ yếu là nhằm làm tăng giảm lượng tiền lưu thông trên thị trường)
Thứ hai, chính sách tiền tệ có bộ công cụ đa dạng, khá độc lập với nhau, bổ trợ cho nhau
Thứ ba, chính sách tiền tệ không chỉ ổn định thị trường tiền tệ trong nước
mà còn liên quan đến tương quan giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ thông qua việc điều tiết tỷ giá hối đoái
3 Các công cụ và cơ chế tác động của chính sách tiền tệ
Để thực hiện chính sách tiền tệ ngân hàng trung ương sử dụng một bộ công
cụ đa dạng gồm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, nghiệp vụ thị trường
mở, chính sách lãi suất, tỷ giá, hạn mức tín dụng cụ thể như sau:
3.1 Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ phần trăm trong nguồn tiền mặt huy động mà ngân hàng trung ương buộc các tổ chức tín dụng phải giữ ở tài khoản dự trữ của
họ để đảm bảo tính thanh khoản
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoài việc đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng,
nó còn có ý nghĩa quan trọng trong việc điều tiết lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế Điều đó có nghĩa là khi nền kinh tế suy thoái ngân hàng trung ương điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tăng lượng tiền lưu thông trên thị trường nhằm kích thích nền kinh tế, ngược lại khi kinh tế tăng trưởng nóng,
Trang 3lạm phát tăng sẽ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm rút bớt lượng tiền lưu thông trên thị trường
3.2 Nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động điều tiết lượng cung ứng tiền mặt của ngân hàng trung ương thông qua hoán đổi tiền mặt và chứng khoán trên thị trường giao dịch trái phiếu
Trong nghiệp vụ thị trường mở, ngân hàng trung ương tham gia mua bán trái phiếu (chủ yếu là trái phiếu chính phủ và trái phiếu của ngân hàng trung ương) trên thị trường tài chính nhằm điều tiết lượng cung tiền, không nhằm mục tiêu kinh doanh
Điều đó có nghĩa là khi nền kinh tế đang trong tình trạng tăng trưởng nóng, lạm phát tăng thì ngân hàng trung ương sẽ bán trái phiếu, thu tiền về dự trữ nhằm rút bớt lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường và ngược lại khi nền kinh
tế suy thoái, ngân hàng trung ương sẽ mua trái phiếu để nhằm tung lượng tiền dự trữ ra thị trường làm tăng lượng tiền lưu thông kích thích nền kinh tế đầu tư mở rộng sản xuất
3.3 Lãi suất chiết khấu
Lãi suất chiết khấu là lãi suất áp dụng cho khoản tín dụng tái cấp vốn của ngân hàng trung ương cho các tổ chức tín dụng
Lãi suất chiết khấu có tác động điều chính giá của lượng tiền mà các tổ chức tín dụng huy động được từ ngân hàng trung ương Khi khuyến khích ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng ngân hàng trung ương sẽ áp dụng lãi suất thưởng (thấp hơn lãi suất thị trường) và ngược lại khi hạn chế cung tiền tín dụng, ngân hành trung ương áp dụng lãi suất phạt (cao hơn lãi suất thị trường)
3.4 Một số quy chế điều tiết
Khi lãi suất chiết khấu ít tác dụng, ngân hàn trung ương có thể áp dụng công cụ mạnh hơn là các quy chế kiểm soát lãi suất huy động và cho vay của tổ chức
Trang 4tín dụng như lãi suất trần, lãi suất sàn, lãi suất cơ bản, lãi suất cơ sở, … và phần lớn chỉ áp dụng trong tình trạng khẩn cấp (lạm phát quá cao hoặc suy thoái nặng)
Ngoài ra trong tình huống biến động mạnh, ngân hàng trung ương có thể sử dụng công cụ bổ sung là hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng là tốc độ được phép tăng tín dụng quy định cho các nhóm tổ chức tín dụng khác nhau (tính theo thời gian, thường là một năm) hoặc tỷ lệ phần trăm trong tổng vốn dự án mà một
tổ chức tín dụng được phép cho vay Hạn mức tín dụng thường được sử dụng để hạn chế mức cung tiền nhằm bảo đảm an toàn vốn và giảm lượng cung tiền khi nền kinh tế gặp nguy cơ lạm phát cao
3.5 Chính sách tỷ giá hối đoái
Chính sách tỷ giá hối đoái là quan điểm và cách thức can thiệp của ngân hàng trung ương vào thị trường ngoại hối nhằm điều tiết giá trị đồng nội tệ phục
vụ các mục tiêu mà ngân hàng trung ương theo đuổi
Tỷ giá hối đoái được đo bằng tỷ lệ đổi 1 đồng nội tệ bằng một số ngoại tệ hoặc một đồng ngoại tệ bằng một số nội tệ trên thị trường ngoại hối liên ngân hàng
Khi đồng nội tệ tăng giá, cùng một số tiền như trước người nắm giữ nội tệ
có thể mua hàng hóa ở nước ngoài với số lượng nhiều hơn so với trước (do rẻ hơn) nên nền kinh tế khuyến khích nhập khẩu và thu hút nguồn vốn ngoại tệ chảy vào trong nước
Khi đồng nội tệ giảm giá, hàng hóa bán ra nước ngoài với giá rẻ hơn nhưng thu về lượng nội tệ không đổi so với trước nên nền kinh tế khuyến khích xuất khẩu và dòng vốn ra
Tùy vào điều kiện và tình hình thực tế của nền kinh tế, chính phủ sẽ quyết định việc phá giá đồng nội tệ kết hợp với các công cụ tiền tệ và chính sách kinh
tế vĩ mô khác để ứng phó với các tình huống kinh tế đảm bảo cho sự phát triển
và tăng trưởng như kỳ vọng của nền kinh tế quốc gia
Trang 54 Các công cụ và cơ chế tác động của chính sách tiền tệ Chính phủ Việt Nam đã sử dụng để vừa đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế, vừa
Trang 6tránh tình trạng nền kinh tế rơi vào lạm phát do tác động của đại dịch Covid – 19
Đại dịch Covid-19 khởi phát từ cuối năm 2019 tại thành phố Vũ Hán, tỉnh
Hồ Bắc, Trung Quốc đã nhanh chóng lang nhanh toàn cầu và tác động ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới, đến nay theo số liệu của tổ chức y
tế thế giới WHO tổng số ca mắc bệnh trên toàn thế giới hơn 420 triệu người, với gần 5,9 triệu người tử vong, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sụt giảm so với
kỳ vọng (năm 2020 GDP toàn cầu giảm 3,1%) Ở Việt Nam, trường hợp nhiễm bệnh Covid-19 lần đầu tiên được xác nhận vào ngày 23 tháng 01 năm 2020 nên kinh tế Việt Nam năm 2019 không chịu ảnh hưởng bởi đại dịch Tính đến nay có gần 2,7 triệu người, trong đó có gần 40 ngàn người tử vong vì đại dịch covid-19, kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 là 2,91% (là một trong số ít nước hiếm hoi có tăng trưởng dương, được xem là điểm sáng của nền kinh tế toàn cầu), sang năm 2021 kinh tế bị tác động mạnh bởi đợt dịch thứ 4 bùng phát, cả nước gồng mình chống lại nhằm hạn chế sự lây lang của biến thể Delta với việc thực hiện các Chỉ thỉ 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về hạn chế đi lại trong công tác phòng chống dịch làm ảnh hưởng đến việc lưu thông, tác động đến nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế 2,58%, tuy giảm so với kỳ vọng nhưng trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát thì mức tăng trưởng trên là cả một sự cố gắng vượt bật của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương và địa phương, trong đó phải kể đến vai trò của Ngân hàng nhà nước trong việc tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ điều hành chính sách tiền tệ bằng các công cụ và cơ chế tác động linh hoạt, phù hợp với điều kiện tình hình kinh tế của đất nước, cụ thể Chính phủ đã sử dụng các công cụ và
cơ chế tác động của chính sách tiền tệ để vừa đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh
tế, vừa tránh tình trạng nền kinh tế rơi vào lạm phát do tác động của đại dịch Covid – 19 như sau:
- Năm 2020, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tình hình sản xuất bị ảnh hưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại, sự đứt gãy thương mại quốc tế gây ra những hệ lụy tới hoạt động sản xuất và
Trang 7xuất, nhập khẩu Trong hoàn cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp vừa phòng, chống dịch, đảm bảo sức khỏe người dân, vừa phòng chống suy giảm kinh tế nên “mục tiêu kép” đã đạt được những thành tựu to lớn
Cụ thể như để kích thích nền kinh tế tránh rơi vào tình trạng suy thoái do ảnh hưởng của đại dịch, Chính phủ đã ban hành gói hỗ trợ 62 ngàn tỷ đồng theo tinh thần Nghị quyết số 42/NQ-CP của Chính phủ “Về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19” và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19”, tại thời điểm đó được xem là gói hỗ trợ lớn nhất trở về trước Với gói hỗ trợ trên đồng nghĩa với việc Chính phủ đồng ý cho ngân hàng nhà nước thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua việc tăng lượng tiền lưu thông vào nền kinh tế nhằm mục đích hỗ trợ người lao động kích thích tiêu dùng, qua đó hỗ trợ kích thích các doanh nghiệp mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, không để xảy
ra tình trạng nền kinh tế bị đóng băng do ảnh hưởng của dịch bệnh
Để thực hiện mục tiêu của Chính phủ, chính sách tiền tệ cũng được Ngân hàng Nhà nước chủ động triển khai đồng bộ, quyết liệt bằng bộ công cụ, cơ chế chính sách vĩ mô một cách đồng bộ, toàn diện, hiệu lực, hiệu quả, cụ thể như Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ đảm bảo thanh khoản thông suốt cho hệ thống tổ chức tín dụng nói riêng và nền kinh tế nói chung, ổn định vững chắc thị trường tiền tệ, ngoại hối Trong đó, chú trọng việc thực hiện công cụ lãi suất theo hướng giảm mặt bằng lãi suất thị trường Giảm 03 lần đồng bộ các mức lãi suất điều hành với quy mô lớn (1,5- 2,0%/năm) và là một trong số quốc gia có mức giảm lãi suất điều hành lớn nhất trong khu vực, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ Ngân hàng Nhà nước; giảm 0,6-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng Việt Nam đồng đối với các lĩnh vực ưu tiên (hiện ở mức 4,5%/năm)
Trang 8Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 tạo khuôn khổ pháp lý thích hợp để các tổ chức tín dụng cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, hỗ trợ khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19; chỉ đạo các tổ chức tín dụng đơn giản các thủ tục, điều kiện cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận tín dụng ngân hàng Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư
số 05/2020/TT-NHNN ngày 07/5/2020 và Thông tư số 12/2020/TT-NHNN ngày 11/11/2020 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 05/2020/TT-NHNN tái cấp vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc theo Nghị quyết số 42/NQ-CP, Nghị quyết số 154/NQ-CP sửa đổi,
bổ sung Nghị quyết số 42/NQ-CP và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg, Quyết định số 32/2020/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg Thông tư số 08/2020/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN gia hạn thời hạn áp dụng tỷ lệ cho vay trung dài hạn từ nguồn vốn ngắn hạn để hỗ trợ tổ chức tín dụng tăng cường hiệu quả, sử dụng vốn để triển khai các giải pháp cho vay, đặc biệt là cho vay trong dài hạn, qua
đó, tháo gỡ khó khăn cho người đi vay
Để đảm bảo nguồn lực tài chính quốc gia, Chính phủ đã phát hành trái phiếu và huy động 324 ngàn tỷ đồng trái phiếu chính phủ để đầu tư vào nền kinh
tế Việc chính phủ phát hành trái phiếu sẽ giải quyết huy động lượng tiền mặt trong dân và doanh nghiệp, không phải in thêm tiền vào nền kinh tế từ đó kiềm chế hiệu quả tình trạng lạm phát Nhờ việc áp dụng đồng bộ, linh hoạt các công
cụ chính sách tiền tiền như lãi suất ngân cho vay, phát hành trái phiếu đã kiểm soát tốt lạm phát (lạm phát dưới 4%) ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế đạt 2,91%, lạm phát 3,23 %, là một điểm sáng hiếm hoi của bức tranh ảm đảm kinh tế toàn cầu
- Năm 2021, do ảnh hưởng của làng sóng dịch bệnh lần thứ 4, với sự lây lang nhanh chóng của biến thể Delta buộc chính phủ phải áp dụng các biện pháp hành chính nhằm hạn chế đi lại, tập trung đông người và ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp tại các vùng có nguy cơ cao và số ca
Trang 9bệnh tăng nhanh như ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, từ đó đã ảnh hưởng rất nặng nề đến nền kinh tế Để hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn và kích thích tăng trưởng, Chính phủ tiếp tục ban hành gói hỗ trợ 26 ngàn tỷ đồng để hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Chính phủ
Về chính sách tiền tệ, nhiều giải pháp tín dụng đã được thực hiện đồng bộ,
để giảm chi phí cho các doanh nghiệp, người dân như tiếp tục giảm lãi suất cho vay, cơ cấu lại nợ công, điều chỉnh tỷ giá phù hợp, phát hành trái phiếu Chính phủ đã huy động được hơn 318 ngàn tỷ đồng cho nền kinh tế, đảm bảo huy động nguồn lực lớn cho ngân sách Nhà nước và cơ cấu lại nợ công theo hướng bền vững, giảm mạnh mặt bằng lãi suất cụ thể như sau: Đảm bảo thanh khoản hệ thống, ổn định thị trường tiền tệ và tạo điều kiện giảm chi phí đầu vào cho tổ chức tín dụng, giúp giảm áp lực lên lãi suất huy động và cho vay (nghĩa là tiếp tục thực hiện giảm lãi suất cho vay) Tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng nhà nước với chi phí thấp nên có điều kiện giảm lãi suất cho vay Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tháng 02/2021 giảm nhẹ Về điều hành tín dụng, trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2021 và lạm phát được Quốc hội và Chính phủ đặt
ra từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng chỉ tiêu định hướng tín dụng
cả năm 2021 đạt khoảng 12% và sẽ được điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế, có thể lên đến 14-15%, tính đến ngày 16/4/2021, tín dụng nền kinh
tế tăng 3,34% so với cuối năm 2020 Thanh toán điện tử tiếp tục được chú trọng đầu tư, mở rộng, tính đến tháng 3/2021 đã có trên 79 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai thanh toán qua Internet và 44 tổ chức thanh toán qua điện thoại di động Tập trung vốn cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên tính đến tháng 3/2021, vốn rót vào lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn đạt 2.327.762 tỷ đồng Đây là lĩnh vực có dư nợ tín dụng cao nhất trong số các lĩnh vực mà Chính phủ ưu tiên hỗ trợ vốn để phát triển
Trang 10Có thể nói trong điều kiện nền kinh tế khó khăn do dịch bệnh, thị trường cung ứng và tiêu thụ bị đình truệ, nhiều doanh nghiệp cắt giảm quy mô hoặc ngừng sản xuất, lao động thất nghiệp, thu ngân sách giảm, trong khi nhu cầu chi lại tăng là một áp lực rất lớn đối với nền kinh tế Tuy nhiên, với sự điều hành sáng suốt, linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của các bộ ngành, trung ương, nhất là việc điều hành chính sách tiền tệ có hiệu quả của Ngân hàng Nhà nước, kinh tế Việt Nam trong năm 2021 tăng trưởng 2,58%, lạm phát 1,84% là một thành tựu của nền kinh tế
Với các gói hỗ trợ của Chính phủ năm 2020 và năm 2021 để kích thích nền kinh tế kinh tế tăng trưởng nhưng lạm phát vẫn ở mức ổn định điều đó cho thấy chính sách tiền tệ đã được Chính phủ vận dụng một cách hiệu quả
- Năm 2022, được dự báo là kinh tế có nhiều khởi sắc do tỷ lệ bao phủ vác-xin ngừa Covid-19 mở cửa lại nền kinh tế, cùng với đó là Quốc hội ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, để thực hiện Nghị quyết của Quốc hội Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP với gói hỗ trợ 350 ngàn tỷ đồng, trong đó về chính sách tiền tệ có sự hỗ trợ về giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5-1% trong 02 năm từ năm 2022-2023, cơ cấu lại thời hạn trả nợ
và giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm lãi vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tạo điều kiện thuận lợi để phát hành trái phiếu chính phủ, Tóm lại, trong năm 2022 Chính phủ tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, kết hợp các công cụ điều tiết tiền tệ phù hợp để kích thích nền kinh tế, cùng với việc Quốc hội thông qua chính sách tài khóa với gói hỗ trợ 350 ngàn tỷ đồng thì nền kinh tế nhất định nhiều khả năng sẽ trở lại mức tăng trưởng cao hơn năm 2021 và nhiều khả năng lạm phát cũng sẽ tăng lên Do đó, việc sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ sẽ quyết định đến việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát thời kỳ hậu Covid-19 là vấn đề mà Chính phủ và Ngân hàng nhà nước có chính sách thời gian tới