1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ đề bài thu hoạch Công cụ và cơ chế tác động của chính sách đầu tư, cơ sở lý luận, liên hệ thực tiễn việc thực thi các công cụ định hướng và ưu đãi đầu tư của địa phương...

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chủ đề: Công cụ và cơ chế tác động của chính sách đầu tư: cơ sở lý luận, liên hệ thực tiễn việc thực thi các công cụ định hướng và ưu đãi đầu tư của địa phương trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid - 19 và khuyến nghị các giải pháp để thúc đẩy việc thu hút đầu tư hiệu quả tại địa phương trong thời gian tới. BÀI LÀM A. PHẦN MỞ ĐẦU Quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế mà đất nước đã đặt ra. Để quản lý nền kinh tế, Nhà nước vận dụng nhiều chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách thương mại quốc tế, chính sách đầu tư. Trong đó, chính sách đầu tư chính là đòn bẩy lớn trong việc thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, nâng cấp hệ thống công nghệ, tạo ra nguồn lao động có trình độ kỹ thuật cao, nhất là đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam hiện nay. Thông qua việc sử dụng các công cụ khuyến khích mở rộng đầu tư tư nhân, chính sách đầu tư không những trực tiếp tạo năng lực sản xuất mới, tạo việc làm và thu nhập mới cho dân cư, mà còn tạo điều kiện đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Để hiểu rõ hơn về công cụ và cơ chế tác động của chính sách đầu tư đối với nền kinh tế. Học viên đi vào phân tích nội dung “Cơ sở lý luận về công cụ và cơ chế tác động của chính sách đầu tư. Thực tiễn việc thực thi các công cụ định hướng và ưu đãi đầu tư của tỉnh Hậu Giang trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid - 19 và khuyến nghị các giải pháp để thúc đẩy việc thu hút đầu tư hiệu quả tại tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới”.

Trang 1

Chủ đề: Công cụ và cơ chế tác động của chính sách đầu tư: cơ sở lýluận, liên hệ thực tiễn việc thực thi các công cụ định hướng và ưu đãi đầu tưcủa địa phương trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid - 19 và khuyếnnghị các giải pháp để thúc đẩy việc thu hút đầu tư hiệu quả tại địa phươngtrong thời gian tới.

BÀI LÀMA PHẦN MỞ ĐẦU

Quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằngpháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế nhằm sử dụng có hiệu quả nhất cácnguồn lực kinh tế trong và ngoài nước để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tếmà đất nước đã đặt ra Để quản lý nền kinh tế, Nhà nước vận dụng nhiều chínhsách kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách thươngmại quốc tế, chính sách đầu tư Trong đó, chính sách đầu tư chính là đòn bẩy lớntrong việc thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, nâng cấp hệ thống công nghệ, tạo ra nguồnlao động có trình độ kỹ thuật cao, nhất là đối với quốc gia đang phát triển như ViệtNam hiện nay Thông qua việc sử dụng các công cụ khuyến khích mở rộng đầu tưtư nhân, chính sách đầu tư không những trực tiếp tạo năng lực sản xuất mới, tạoviệc làm và thu nhập mới cho dân cư, mà còn tạo điều kiện đổi mới công nghệ,chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.

Để hiểu rõ hơn về công cụ và cơ chế tác động của chính sách đầu tư đối với

nền kinh tế Học viên đi vào phân tích nội dung “Cơ sở lý luận về công cụ và cơ

chế tác động của chính sách đầu tư Thực tiễn việc thực thi các công cụ địnhhướng và ưu đãi đầu tư của tỉnh Hậu Giang trong bối cảnh tác động của đại dịchCovid - 19 và khuyến nghị các giải pháp để thúc đẩy việc thu hút đầu tư hiệu quảtại tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới”.

B PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận về công cụ và cơ chế tác động của chính sách đầu tư1.1 Khái niệm

Trang 2

- Chính sách kinh tế vĩ mô: là một tập hợp các hoạt động của cơ quan nhà

nước nhằm sử dụng tiềm lực kinh tế mà nhà nước có thể chi phối để thay đổi trạngthái thị trường, qua đó điều tiết hành vi của người sản xuất và người tiêu dùng,hướng họ thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô mà xã hội mong muốn Hay nóicách khác, chính sách kinh tế vĩ mô một mặt là tuân thủ quy luật thị trường, mộtmặt là dùng biện pháp hành chính can thiệp vào nền kinh tế khi tối cần thiết Ví dụ:chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách thương mại quốc tế, chính sáchđầu tư.

- Hệ công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô: là các phương tiện mà cơ quan

nhà nước sử dụng để tác động vào thị trường, hướng các hoạt động kinh tế tới cácmục tiêu kinh tế vĩ mô mong muốn Mỗi chính sách kinh tế vĩ mô có bộ công cụriêng Ví dụ: các công cụ của chính sách tài khóa là thuế, chi ngân sách nhà nước,cân đối ngân sách nhà nước; các công cụ của chính sách đầu tư là nhóm công cụ

Trang 3

bảo hộ đầu tư, nhóm công cụ định hướng đầu tư, nhóm công cụ ưu đãi đầu tư,nhóm công cụ hạn chế đầu tư;

- Cơ chế tác động của chính sách kinh tế vĩ mô: là tác động của việc sử

dụng các công cụ chính sách đến xu hướng hành động của người sản xuất và tiêudùng thông qua cơ chế thị trường.

- Chính sách đầu tư: là tập hợp các hoạt động của Nhà nước thông qua sử

dụng các công cụ, biện pháp thích hợp nhằm khuyến khích đầu tư tư nhân, qua đókích thích tăng trưởng hợp lý, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, tạoviệc làm, cải thiện chất lượng sống cho dân cư Đầu tư tư nhân gồm có đầu tư tưnhân trong nước (đầu tư của hộ gia đình; đầu tư của các nhà đầu tư dưới hình thứccông ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần) và đầu tư tư nhân nước ngoài (đầutư trực tiếp

- FDI1; đầu tư gián tiếp thông qua hình thức cho vay, mua cổ phiếu, trái phiếu, ).

1.2 Công cụ và cơ chế tác động của chính sách đầu tư

Công cụ của chính sách đầu tư: là các phương tiện mà cơ quan nhà nước

sử dụng để tác động vào nhà đầu tư và dự án đầu tư tư nhân trong nước và nhà đầutư và dự án đầu tư tư nhân nước ngoài nhằm đạt được mục tiêu là khuyến khíchđầu tư tư nhân hợp lý, hiệu quả để nâng cao năng lực sản xuất quốc gia, năng lựccạnh tranh quốc gia, tạo nhiều việc làm mang lại thu nhập thỏa đáng cho dân cư,qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiếnbộ, cải thiện chất lượng sống của nhân dân.

Cơ chế vận hành của chính sách đầu tư: các công cụ của chính sách đầu tư

(nhóm công cụ bảo hộ đầu tư, nhóm công cụ định hướng đầu tư, nhóm công cụ ưuđãi đầu tư, nhóm công cụ hạn chế đầu tư) tác động vào nhà đầu tư và dự án đầu tưtư nhân trong nước và nhà đầu tư và dự án đầu tư tư nhân nước ngoài dưới ảnhhưởng của các yếu tố trong thị trường (rủi ro trong hoạt động đầu tư, chi phí đầutư, lợi nhuận) để đạt các mục tiêu của chính sách là: tăng trưởng, chuyển dịch cơcấu kinh tế theo hướng tiến bộ, tăng sức mạnh cạnh tranh quốc gia, tăng thu nhập,việc làm cho dân cư.

Trang 4

Công cụ của chính sách đầu tư gồm 04 nhóm: nhóm công cụ bảo hộ đầu

tư, nhóm công cụ định hướng đầu tư, nhóm công cụ ưu đãi đầu tư, nhóm công cụhạn chế đầu tư, cụ thể như sau:

Thứ nhất, nhóm công cụ bảo hộ đầu tư

Nhóm công cụ bảo hộ đầu tư bao gồm các quy định pháp lý chế định hoạtđộng đầu tư, quy định pháp lý bảo hộ quyền sở hữu tài sản, quy định pháp lý vềcác nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước của chủ đầu tư, các quy định pháp lý khácvề tổ chức hoạt động đầu tư

Công dụng chính của nhóm công cụ này là tạo môi trường pháp lý rõ ràng,minh bạch, nhất quán, có độ tin cậy cao đối với nhà đầu tư tư nhân Mức rõ ràng vàđộ tin cậy trong những cam kết bảo hộ của nhà nước là yêu cầu chính mà nhà đầutư tư nhân mong muốn ở nhóm công cụ này Tuy nhiên, yêu cầu đó được Nhà nướcđáp ứng đến đâu còn tùy thuộc vào hiệu lực, hiệu quả, mức độ đầy đủ và hợp lý

1 Foreign Direct Investment

Trang 5

của hệ thống pháp luật quốc gia Các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động đầutư bao gồm các nội dung sau: (1) Thừa nhận và bảo vệ hữu hiệu quyền sở hữu hợppháp của chủ đầu tư đối với tài sản hình thành từ hoạt động đầu tư; (2) Quy địnhcông khai, minh bạch, hợp lý các điều kiện kinh tế, kỹ thuật, môi trường, văn hóa,xã hội liên quan đến hoạt động đầu tư; (3) Quy định thủ tục giải quyết tranh chấpliên quan đến hoạt động đầu tư.

Chỉ khi nào các điều kiện tiên quyết nêu trên được bảo đảm thì nhà đầu tưmới bỏ vốn đầu tư Nếu các điều kiện nêu trên không được quy định rõ ràng thìmức độ rủi ro của hoạt động đầu tư sẽ cao, hạn chế động cơ đầu tư của nhà đầu tưtư nhân Ngoài ra, hiệu lực, hiệu quả trong chống tham nhũng và năng lực cải cáchhành chính nhằm tạo thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư cũng là những công cụ hữuhiệu tạo sự hấp dẫn cho môi trường đầu tư.

Tại Việt Nam, ngay từ khi mới thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế,Nhà nước Việt Nam đã xây dựng và thực hiện chính sách khuyến khích đầu tưnước ngoài (1987) Sau đó, chính sách này liên tục được điều chỉnh cho phù hợpvới yêu cầu của nhà đầu tư nước ngoài và mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài củaNhà nước Việt Nam Năm 1998, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Khuyến khíchđầu tư trong nước với nhiều điều kiện ưu đãi Cùng với Luật Doanh nghiệp 1999,chính sách khuyến khích đầu tư trong nước đã khơi dậy được làn sóng đầu tư củatư nhân trong nước, tăng nhanh số doanh nghiệp được thành lập mới Chính sáchkhuyến khích đầu tư trong nước cũng được điều chỉnh nhiều lần nhằm khai thácnguồn lực trong dân phục vụ phát triển đất nước Việc thu hút vốn đầu tư được cụthể hóa qua các quy định tại các văn bản pháp luật như: Luật Đầu tư năm 2014,Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2013), Luật thuếxuất nhập khẩu 2016, các văn bản hướng dẫn thi hành khác Bên cạnh đó, Nhànước Việt Nam cũng quan tâm đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để tạo dựng môitrường cạnh tranh lành mạnh thông qua Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, Luật sở hữutrí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2009, Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2019,Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ năm 2022 Thành công của cải cách hànhchính trong những năm qua đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động kinh

Trang 6

tế và góp phần nâng cao năng lực quản lý bằng chính sách kinh tế của Nhà nước.Các cơ quan ở trung ương đã chuyển sang quản lý theo chức năng tổng hợp, đangành Các cấp chính quyền địa phương đã nâng cao năng lực để thực thi cácnhiệm vụ quản lý được phân cấp rộng hơn.

Thứ hai, nhóm công cụ định hướng đầu tư

Nhóm công cụ định hướng đầu tư gồm quy hoạch, chiến lược, kế hoạch pháttriển quốc gia, địa phương, ngành nghề, lĩnh vực Thông qua các thông tin địnhhướng này nhà đầu tư tư nhân có thể dự báo được các lĩnh vực ưu tiên của chínhsách nhà nước cũng như đầu tư công để có đối sách thích nghi.

Tại Việt Nam, định hướng hoàn thiện chính sách đầu tư của Việt Nam giaiđoạn 2021-2030 đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng chỉ rõ:“Kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực màpháp luật không cấm, được hỗ trợ phát triển thành các công ty, tập đoàn kinh tế tưnhân mạnh, có sức cạnh tranh cao Khuyến khích doanh nghiệp tư nhân hợp tác,

Trang 7

liên kết với doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, kinh tế hộ; phát triển các công tycổ phần có sự tham gia của các chủ thể xã hội, nhất là người lao động” và “Kinh tếcó vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan trọng của kinh tế quốc dân, có vaitrò lớn trong huy động nguồn vốn đầu tư, công nghệ, phương thức quản lý hiệnđại, mở rộng thị trường xuất khẩu”2.

Ngoài định hướng chung, chính sách đầu tư trong kế hoạch 5 năm 2025 tập trung vào: “Thu hút tối đa nguồn lực đầu tư, đa dạng hóa các hình thứchuy động và sử dụng nguồn lực, nhất là các nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước”;“Khuyến khích, thu hút đầu tư ngoài ngân sách phát triển kết cấu hạ tầng, nhất làgiao thông Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tạo môitrường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thông thoáng Tạo mọi điều kiện thuậnlợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng cả về quy mô, chấtlượng Hình thành, phát triển những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn trong nước, tiềmlực mạnh, có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế gắn với xây dựng thương hiệudoanh nghiệp Xây dựng và phát triển các định chế tài chính hỗ trợ doanh nghiệpnhỏ, siêu nhỏ; hỗ trợ chuyển đổi hộ sản xuất, kinh doanh thành doanh nghiệp Điềuchỉnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng thống nhất, có trọng tâm,trọng điểm, mang tầm quốc gia và thể hiện tính liên ngành, liên vùng; xây dựngchương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam”3 Điểm nhấn củachính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021-2025 là định hướngchọn lọc các nhà đầu tư có tiềm lực kinh tế, công nghệ cao đi đôi với việc thiết lậpcơ chế kiểm soát chặt chẽ hơn buộc các nhà đầu tư nước ngoài nghiêm chỉnh thựchiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước và trách nhiệm đối với người lao động và môitrường sinh thái.

2021-Thứ ba, nhóm công cụ ưu đãi đầu tư

Nhóm công cụ ưu đãi đầu tư bao gồm những ưu đãi về thuế, về hỗ trợ củanhà nước, nhất là hỗ trợ tài chính, pháp lý, tiếp cận mặt bằng sản xuất kinh doanh,đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ, trao đổi thương mại Các ưu đãi củaNhà nước cho nhà đầu tư tư nhân có vai trò quan trọng đối với giai đoạn bắt đầuđầu tư cũng như khi nhà đầu tư gặp khó khăn.

Trang 8

Tại Việt Nam, sau khi Luật Đầu tư 2005 được ban hành, nhằm tương thíchvới các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO, chính sách ưu đãi đầutư của Việt Nam đã có sự thống nhất, không còn phân biệt đối xử giữa nhà đầu tưtrong nước và nước ngoài Nhiều tiêu chí để xác định đối tượng được ưu đãi thuếcũng được điều chỉnh, bãi bỏ như không còn ưu đãi thuế đối với hàng xuất khẩu(trợ cấp xuất khẩu) hoặc với hàng hoá có tỷ lệ nội địa hoá cao Đối tượng ưu đãithuế dựa trên 2 tiêu chí chính: ưu đãi theo địa bàn (khó khăn và đặc biệt khó khăn)và theo lĩnh vực Về hình thức ưu đãi, ngoài các hình thức ưu đãi quen thuộc nhưthuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất, thuế xuất nhập khẩu, bắt đầu xuất hiệnthem nhiều hình thức ưu đãi khác như: ưu đãi thuế thu nhập cá nhân cho người lao

2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quổc lần thử XIII, Nxb.Chính trị quốc gia sự thật, H

2021, t.I, tr.130.

3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIU, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H

2021, t.II, tr.125-126.

Trang 9

động, hỗ trợ chi phí thủ tục hành chính, chi phí đầu tư hạ tầng, hỗ trợ lãi suất, trợgiá, bao tiêu sản phẩm đối với một số ngành rất khó thu hút đầu tư như năng lượngsạch, hoá dầu…

Thứ tư, nhóm công cụ hạn chế đầu tư

Nhóm công cụ hạn chế đầu tư gồm vùng cấm đầu tư, giấy phép đầu tư, điềukiện mà nhà đầu tư phải đáp ứng Các yêu cầu này, một mặt, hạn chế đầu tư vàonhững lĩnh vực mà Nhà nước không khuyến khích; mặt khác, thiết lập cơ chế kiểmsoát để giảm thiểu các tác động không mong muốn của hoạt động đầu tư đối với xãhội.

Tại Việt Nam, theo Điều 6, Luật Đầu tư 2020, ngành, nghề bị cấm đầu tưkinh doanh gồm: 1) kinh doanh các chất ma túy, 2) kinh doanh các loại hóa chất,khoáng vật, 3) kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồngốc khai thác từ tự nhiên, 4) kinh doanh mại dâm, 5) mua, bán người, mô, xác, bộphận cơ thể người, bào thai người, 6) hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sảnvô tính trên người, 7) kinh doanh pháo nổ, 8) kinh doanh dịch vụ đòi nợ Điều 7,Luật Đầu tư 2020 quy định 227 ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, đó làngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đóphải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, antoàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Năm 2021, trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19, đã ảnh hưởngnghiêm trọng đến tình hình kinh tế-xã hội của Việt Nam, Việt Nam không ngừngđưa ra các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào nền kinh tế Việt Nam Lànsóng thứ tư của đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đáng kể đến các doanh nghiệp.Tình hình sản xuất kinh doanh của các khu công nghiệp, khu kinh tế giảm so vớinăm 2020 Tổng doanh thu sản xuất giảm 27% so với năm 2020, kim ngạch xuấtkhẩu giảm 11% so với năm 20204 Để hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi hoạt độngkinh doanh, Chính phủ đã đưa ra một số gói hỗ trợ, như giảm 30% thuế thu nhậpdoanh nghiệp áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có doanh thu dưới 8,8 triệuUSD vào năm 2021 Các biện pháp hỗ trợ khác được ban hành dưới hình thứcgiảm tiền thuê nhà, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và các khoản trả

Trang 10

một lần Nhờ ban hành và thực hiện kịp thời các công cụ của chính sách đầu tư,nên trong năm 2021, hoạt động thu hút đầu tư của Việt Nam đạt nhiều kết quả khảquan Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam5, trong năm 2021, ViệtNam cấp phép cho 1.738 dự án mới, giảm 31,1% về số dự án so với năm 2020,song vốn đăng ký của các dự án mới đạt 15,2 tỷ USD, tăng 4,1% so với năm trước.Các khu kinh tế, khu công nghiệp vẫn thu hút được 539 dự án FDI và 615 dự ánđầu tư trong nước với vốn đăng ký cấp mới 12,8 tỷ USD, tăng 15% so với năm2020 Việt Nam đã đón nhận nhiều dự án đầu tư quy mô lớn trong năm 2021, trongđó phải kể đến LG Display tăng vốn đầu tư vào Hải Phòng hơn 2 tỷ USD, AmkorTechnology của Mỹ chọn Bắc Ninh để mở rộng nhà máy với khoản đầu tư lên tới1,6 tỷ USD đến năm 2035 hay LEGO xây nhà máy trị giá 1 tỷ USD tại BìnhDương,

Tuy nhiên, việc ban hành và thực hiện các công cụ của chính sách đầu tưvẫn còn một số những hạn chế nhất định Nhiều địa phương vẫn còn dễ dãi trong

4 https://www.vietnamplus.vn/chuyen-gia-dau-tu-nuoc-ngoai-tai-viet-nam-kha-quan-trong-nam-2021/773380.vnp

5 https://www.vietnamplus.vn/chuyen-gia-dau-tu-nuoc-ngoai-tai-viet-nam-kha-quan-trong-nam-2021/773380.vnp

Trang 11

việc chấp nhận khá nhiều dự án FDI quy mô nhỏ, không mang lại hiệu quả cho địaphương về tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách Một số địa phương còn có tình trạngcấp đất quá lớn cho dự án FDI mà không căn cứ vào quy hoạch của địa phương…Bên cạnh đó, chính sách ưu đãi đầu tư cũng còn nhiều bất cập, vẫn chủ yếu dựavào ưu đãi thuế, giá thuê đất, chi phí nguyên liệu trong khi chưa tương xứng vớihiệu quả mà các dự án FDI mang lại.

2 Thực tiễn việc thực thi các công cụ định hướng và ưu đãi đầu tưtrong bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19 tại tỉnh Hậu Giang

Hậu Giang là tỉnh ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long, được thành lậpvào năm 2004 do tách ra từ tỉnh Cần Thơ (cũ) Diện tích tự nhiên là 160.058,69 ha,chiếm khoảng 4% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long và chiếm khoảng0,4% tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam Tỉnh Hậu Giang phía Bắc giáp Thànhphố Cần Thơ - trung tâm động lực thu hút các nguồn lực của vùng đồng bằng sôngCửu Long; phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng; phía Đông giáp sông Hậu có nhiều tiềmnăng lớn về cung cấp nước ngọt, vận tải sông biển, khai thác cát sông san lấp mặtbằng và tỉnh Vĩnh Long - trục đường thủy chính vào cảng quốc tế Cái Cui, CầnThơ; phía tây giáp tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu.

Hậu Giang sở hữu vùng nguyên liệu nông, thủy sản lớn nhất của cả nước.Bên cạnh đó, Hậu Giang là trung tâm kết nối giao thông, vận tải thủy bộ, thươngmại, dịch vụ, logistics của vùng Nam Sông Hậu thông qua các tuyến Quốc lộ 1,Quốc lộ 61, Quốc lộ 61B, Quốc lộ 61C, Quản Lộ - Phụng Hiệp, Quốc lộ NamSông Hậu, tuyến giao thông Bốn Tổng - Một Ngàn, hệ thống đường tỉnh lộ kết nốivào hệ thống đường quốc lộ, cùng với hệ thống giao thông đường thủy thuận tiện;tuyến Kênh Xà No, Kênh Quản lộ - Phụng Hiệp, Sông Cái Tư nằm trên tuyếnvận tải thủy quốc gia thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau, góp phần kết nối giaothông thông suốt Những lợi thế đặc trưng nói trên đã tạo điều kiện thuận lợi choviệc vận chuyển hàng hóa và phục vụ tốt cho nhu cầu đi lại của người dân vàdoanh nghiệp.

Hậu Giang hiện có 02 khu công nghiệp và 08 cụm công nghiệp tập trung,với tổng diện tích 1.269 ha; trong đó, hai Khu công nghiệp đã được lấp đầy khoảng

Trang 12

80%, tám cụm công nghiệp còn lại có tỷ lệ lấp đầy trên 60%6 Đến nay, nhiềudoanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đã đến đầu tư xây dựng, sản xuất, kinhdoanh tại Hậu Giang, góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế-xã hội cũngnhư khởi sắc miền Tây Một số doanh nghiệp có thể kể đến như Tập đoàn chế biếnthủy sản xuất khẩu Minh Phú, Tập đoàn nước giải khát Tân Hiệp Phát, MasanGroup, Vingroup, Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu

Ngày 08/12/2019, ca Covid-19 đầu tiên trên thế giới xuất hiện ở thành phốVũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc Việt Nam nói chung và tỉnh Hậu Giang nóiriêng không nằm ngoài những tác động của đại dịch Covid-19; 04 làn sóng7 dịchCovid-19 tại Việt Nam đã gây ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống, kinh tế-xã hội.

6 https://baoquocte.vn/hau-giang-mo-rong-canh-cua-don-song-dau-tu-hau-covid-19-167667.html

7 Giai đoạn 1 (23/01/2020 - 24/7/2020); giai đoạn 2 (25/7/2020 - 27/01/2021); giai đoạn 3 (28/01/2021 - 26/4/2021); giai đoạn 4 (27/4/2021 - 08/12/2021).

Trang 13

Xác định công tác thu hút đầu tư là một trong những giải pháp then chốt, là đònbẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, với kỳ vọng thu hút ngày càng nhiều nguồnvốn đầu tư ngoài nhà nước và cả nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, tạođộng lực thúc đẩy sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội cho tỉnh Hậu Giang.Do đó, trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19, tỉnh Hậu Giang vẫn kiên trìmục tiêu tăng trưởng, triển khai nhiều giải pháp nhằm thu hút các nguồn lực, kêugọi đầu tư lớn vào các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh thông qua việc thực thicác công cụ định hướng và ưu đãi đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Thực trạng việc thực thi các công cụ định hướng và ưu đãi đầu tư trongbối cảnh tác động của đại dịch Covid-19 năm 2021 tại tỉnh Hậu Giang như sau:

Thứ nhất, thực thi nhóm công cụ định hướng đầu tư

- Cụ thể hóa mục tiêu nhiệm kỳ 2020 - 2025, tỉnh đã có Nghị quyết về pháttriển kinh tế - đô thị 3 vùng của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm2030 nhằm tập trung thu hút đầu tư, phát huy thế mạnh kinh tế đặc thù của từngvùng theo cụm liên kết huyện, thành phố, thị xã thúc đẩy tăng trưởng bền vững địaphương.

- Tỉnh đã xây dựng hoàn thành và triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạchtỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó, ưu tiênhuy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng tại các khu,cụm công nghiệp để tạo quỹ đất sạch; phát triển hạ tầng giao thông thủy bộ quantrọng kết nối các địa phương với tỉnh Hậu Giang.

- Tỉnh có kế hoạch đầu tư 10 công trình trọng điểm về đường bộ, với tổngkinh phí hơn 10.700 tỷ đồng từ nguồn vốn trung ương, địa phương và các nguồnvốn hợp pháp khác, kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) các dự ángiao thông đi qua đô thị, có khả năng khai thác quỹ đất, với tổng mức đầu tư hơn3.000 tỷ đồng.

- UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1309/QĐ-UBND ngày 21 tháng 7 năm2020 về danh mục dự án thuộc ngành nghề thu hút đầu tư vào các khu, cụm côngnghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Hậu Giang để xác định nhóm ngành ưu tiên thu

Ngày đăng: 13/06/2024, 11:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w