1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tiểu luận Chính sách tiền tệ và thành công của Việt Nam trong việc vận dụng chính sách tiền tệ từ khi đổi mới đến nay

16 356 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 37,72 KB
File đính kèm Tieu luan chinh sach tien te cua VN.rar (35 KB)

Nội dung

Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường vì nó tác động trực tiếp vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ, từ đó tác động vào tổng cầu và sản lượng của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy các hoạt động trong nền kinh tế. Hiện nay nền kinh tế của Việt Nam đã hội nhập rất sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Để nền kinh tế quốc gia phát triển ổn định, đòi hỏi sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, bằng các công cụ để điều tiết nền kinh tế vĩ mô ổn định, trong đó một trong những công cụ quan trọng bậc nhất đó là chính sách tiền tệ. Chính sách tiền tệ và hệ thống các ngân hàng có tầm quan trọng đối với nền kinh tế được ví như hệ thống mạch máu của cơ thể sống, đặc biệt đối với nền kinh tế thị trường đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Sự điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế – như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế.Chính sách tiền tệ là quá trình quản lý, hỗ trợ đồng tiền của chính phủ hay ngân hàng trung ương để đạt được những mục đích đặc biệt như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiệp hay gián tiếp thông qua thị trường mở, quy định mức dự trữ bắt buộc hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối.Chính sách tiền tệ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều tiết khối lượng tiền lưu thông trong toàn bộ nền kinh tế. Thông qua chính sách tiền tệ ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát được hệ thống tiền tệ để từ đó kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mặt khác chính sách tiền tệ còn là công cụ để kiểm soát toàn bộ hệ thống các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng.Vì vậy, để đạt được các mục tiêu về tăng trưởng và phát triển kinh tế, các quốc gia đều phải sử dụng các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại và chính sách tiền tệ. Thông qua việc sử dụng, điều hành các công cụ này sẽ tác động đến các mục tiêu như tăng trưởng, lạm phát, việc làm… Như vậy, Chính sách tiền tệ đóng vai trò là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô cũng như trong quá trình điều hành vĩ mô của Nhà nước. Xuất phát từ thực tiễn trên em xin chọn đề tài “Chính sách tiền tệ và thành công của Việt Nam trong việc vận dụng chính sách tiền tệ từ khi đổi mới đến nay”

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Chính sách tiền tệ là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô cực kỳ quan trọng trong nền kinh tế thị trường vì nó tác động trực tiếp vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ, từ đó tác động vào tổng cầu và sản lượng của nền kinh tế, góp phần thúc đẩy các hoạt động trong nền kinh tế

Hiện nay nền kinh tế của Việt Nam đã hội nhập rất sâu rộng với nền kinh tế thế giới Để nền kinh tế quốc gia phát triển ổn định, đòi hỏi sự điều hành linh hoạt của Chính phủ, bằng các công cụ để điều tiết nền kinh tế vĩ mô ổn định, trong đó một trong những công cụ quan trọng bậc nhất đó là chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ và hệ thống các ngân hàng có tầm quan trọng đối với nền kinh tế được ví như hệ thống mạch máu của cơ thể sống, đặc biệt đối với nền kinh tế thị trường đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Sự điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế – như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế

Chính sách tiền tệ là quá trình quản lý, hỗ trợ đồng tiền của chính phủ hay ngân hàng trung ương để đạt được những mục đích đặc biệt như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiệp hay gián tiếp thông qua thị trường mở, quy định mức dự trữ bắt buộc hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối

Chính sách tiền tệ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều tiết khối lượng tiền lưu thông trong toàn bộ nền kinh tế Thông qua chính sách tiền tệ ngân hàng Trung ương có thể kiểm soát được hệ thống tiền tệ để từ đó kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, ổn định sức mua của đồng tiền và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Mặt

Trang 2

khác chính sách tiền tệ còn là công cụ để kiểm soát toàn bộ hệ thống các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng

Vì vậy, để đạt được các mục tiêu về tăng trưởng và phát triển kinh tế, các quốc gia đều phải sử dụng các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa, chính sách thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại và chính sách tiền

tệ Thông qua việc sử dụng, điều hành các công cụ này sẽ tác động đến các mục tiêu như tăng trưởng, lạm phát, việc làm… Như vậy, Chính sách tiền tệ đóng vai trò là một bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô cũng như trong quá trình điều hành vĩ mô của Nhà nước Xuất phát

từ thực tiễn trên em xin chọn đề tài “Chính sách tiền tệ và thành công của Việt Nam trong việc vận dụng chính sách tiền tệ từ khi đổi mới đến nay” làm bài thu

hoạch hết môn Quản lý kinh tế

Trang 3

PHẦN NỘI DUNG

1 Chính sách tiền tệ

1.1 Khái niệm chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ là tập hợp các quyết định của ngân hàng trung ương về mức cung ứng tiền tệ nhằm ổn định giá trị đồng nội tệ, tạo việc làm và kích thích tăng trưởng.

Trong nền kinh tế thị trường, tiền là đơn vị quy ước phản ánh mức giá tương đối giữa các hàng hóa với nhau Nếu mức giá tương đối này bị rối loạn thì các chủ thể kinh tế, nhất là người kinh doanh không thể hoạch định kế hoạch sản xuất, kinh doanh của họ một cách chủ động, không hoạch toán được lỗ, lãi, do đó không muốn đầu tư vì mức độ rủi ro cao Để hỗ trợ hoạt động kinh doanh, nhà nước thông qua ngân hàng trung ương của nước đó, có thể điều tiết lượng tiền tín dụng cung ứng bởi ngân hàng thương mại, qua đó duy trì lạm phát ở mức vừa Với mức lạm phát vừa phải và được kiễm soát, nhà đầu tư có thể chỉ số hóa tỷ lệ lạm phát vào giá bán hàng hóa, do đó có thể thích nghi với lạm phát

Cơ sở của chính sách tiền tệ là quy luật vận động của thị trường tiền tệ

Ở các nước có nền kinh tế thị trường, chủ thể của chính sách tiền tệ được giao cho ngân hàng trung ương đảm nhận, không phân cấp cho bất kỳ cơ quan nào khác Là do nó được nhà nước giao phó cho nhiều chức năng đặc biệt như: Độc quyền phát hành tiền giấy; quản lý một phần tài chính của nhà nước, nhất là dữ trữ ngoại tệ; quản lý các ngân hàng thương mại và cho các ngân hàng thương mại vay

Mặc dù về tổng thể, chính sách tiền tệ có ảnh hưởng đến mọi chủ thể trong nền kinh tế, nhưng đối tượng chịu tác động trực tiếp và nhiều nhất của chính sách tiền tệ là các ngân hàng thương mại Trong trường hợp chính sách tiền tệ gây khó khăn cho hoạt động tìm kiếm lợi nhuận của ngân hàng thương mại thì có thể nảy sinh những phản ứng trái chiều của ngân hàng thương mại

Trang 4

Mục tiêu của chính sách tiền tệ là kiểm soát lạm phát, hỗ trợ chính sách tài khóa trong khắc phục các dao động của chu kỳ kinh doanh, ổn định thị trường tiền

tệ, qua đó tác động vào lãi suất thị trường, khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư, việc làm và sản lượng

Về ngắn hạn, chính sách tiền tệ được điều phối trong sự kết hợp với chính sách tài khóa nhằm ổn định thị trường, kiểm soát lạm phát Về dài hạn, chính sách tiền tệ chịu sự chi phối của giới điều hành ngân hàng trung ương

1.2 Đặc điểm chính sách tiền tệ

So với các chính sách vĩ mô khác, chính sách tiền tệ có một số điểm đặc thù sau:

Một là, diện tác động của chính sách tiền tệ khá hẹp, thời gian tác động

ngắn hơn các chính sách kinh tế vĩ mô khác

Hai là, chính sách tiền tệ có bộ công cụ đa dạng, khá độc lập với nhau, bổ

trợ cho nhau

Ba là, chính sách tiền tệ không chỉ ổn định thị trường tiền tệ trong nước mà

còn liên quan đến tương quan giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ thông qua việc điều tiết tỷ giá hối đoái

1.3 Các công cụ và cơ chế tác động của chính sách tiền tệ

Để thực hiện chính sách tiền tệ, Ngân hàng Trung ương sử dụng một bộ công cụ đa dạng gồm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, nghiệp vụ thị trường

mở, chính sách lãi suất, tỷ giá, hạn mức tín dụng… Đây là bộ công cụ tác động vào các mục tiêu hoạt động của chính sách tiền tệ như lãi suất thị trường liên ngân hàng, dự trữ không vay, dự trữ đi vay… và thông qua cơ chế thị trường mà tác động này truyền tới các mục tiêu trung gian là khối lượng tiền cung ứng và lãi suất

Có thể khái quát bộ công cụ và cơ chế tác động của chính sách tiền tệ nhứau:

Trang 5

- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ phần trăm trong nguồn tiền mặt huy động mà ngân hàng trung ương buộc các ngân hàng thương mại phải giữ ở tài khoản dự trữ của ngân hàng thương mại.

Xét về phí ngân hàng thương mại, dự trữ là điều kiện để ngân hàng thương mại đảm bảo tính thanh khoản

Về phía ngân hàng trung ương, dự trữ của ngân hàng thương mại ảnh hưởng đến lượng cung tiền tín dụng theo cách Ms = H x 1/r Vì thế, nếu tỷ lệ dự trữ tăng lên, số nhân tiền giảm đi, quy mô tạo tiền tín dụng của ngân hàng thương mại từ cơ số tiền mặt có sẵn cũng giảm Ngược lại, khi tỷ lệ dữ trữ giảm, số nhân tiền tăng lên, Ms sẽ tăng lên Đó chính là cơ sở để ngân hàng trung ương sử dụng

tỷ lệ dự trữ bắt buộc như một công cụ điều tiết lượng cung tiền vào kênh lưu thông hàng hóa, dịch vụ

Tuy nhiên, phương thức can thiệp hành chính thông qua thay đổi tỷ lệ dữ trữ bắt buộc không được các ngân hàng thương mại ửng hộ do tác động khắc nghiệt của nó, nhất là nền kinh tế tăng trưởng nóng, lãi suất cao, các doang nghiệp khát tiền việc ngân hàng trung ương nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ gây khó khăn cho cả ngân hàng thương mại lẫn doanh nghiệp Ngược lại, khi kinh tế suy thoái, nhiều ngân hàng khó cho vay, việc giảm tỷ lệ dữ trữ bắt buộc không có tác động mạnh đủ sức khích thích các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp mở rộng cho vay như mong muốn của ngân hàng trung ương Chính vì thế, thay đổi dữ trữ bắt buộc không được sử dụng thường xuyên

- Nghiệp vụ thị trường mở: Nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động điều tiết lượng cung ứng tiền mặt của ngân hàng trung ương thông qua hoán đổi tiền mặt

và chứng khoán trên thị trường giao dịch trái phiếu.

Trong nghiệp vụ thị trường mở, ngân hàng trung ương tham gia mua bán trái phiếu (chủ yếu là trái phiếu của chính phủ và trái phiếu của ngân hàng trung

Trang 6

ương) trên thị trường tài chính nhằm điều tiết lượng cung tiền, không nhằm mục đích kinh doanh

Sử dụng nghiệp vụ thị trường mở để điều tiết lượng cung tiền có ưu điểm là linh hoạt, phù hợp với nguyên tắc thuận mua, vừa bán, tự do kinh doanh trên thị trường, dễ được các ngân hàng thường mại chấp nhận Nghiệp vụ này cho phép ngân hàng trung ương chủ động trong điều tiết trực tiếp lượng tiền trong lưu thông Qua nghiệp vụ mua bán này ngân hàng trung ương làm tăng hay giảm dự trữ của các ngân hàng thương mại, tác động đến khả năng tín dụng của các ngân hàng này

và từ đó làm tăng hay giảm lượng tiền cung ứng

- Lãi suất chiết khấu: Lãi suất chiết khấu là lãi suất áp dụng cho khoản tín dụng tái cấp vốn của ngân hàng trung ương cho các ngân hàng thương mại.

Đi cùng với tăng, giảm quy mô lượng tiền mặt thông qua khoản vay tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu có tác động điều chỉnh giá của lượng tiền mà ngân hàng thương mại huy động được từ ngân hàng trung ương, thông qua đó tác động thu hẹp hay mở rộng lượng cung tiền tín dụng của ngân hàng thương mại cũng như tác động đến lãi suất cho vay của họ

Cơ chế tác động chính của lãi suất chiết khấu là lãi suất thưởng (thấp hơn lãi suất thị trường) hoặc lãi suất phạt (cao hơn lãi suất thị trường) Khi khuyến khích ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng, ngân hàng trung ương sẽ áp dụng lãi suất thưởng Khi hạn chế cung tiền tín dụng, ngân hàng trung ương áp dụng lãi suất phạt

- Một số quy chế điều tiết:

Khi lãi suất chiết khấu ít tác dụng, ngân hàng trung ương có thể sử dụng công cụ mạnh hơn là các quy chế kiểm soát lãi suất huy động và cho vay của ngân hàng thương mại Các quy chế kiểm soát lãi suất khá đa dạng như lãi suất trần, lãi

Trang 7

suất sàn, lãi suất cơ bản, lãi suất cơ sở… Nhìn chung, các quy chế chỉ áp dụng trong tình trạng nguy cấp (lạm phát quá cao hoặc suy thoái nặng)

Ngân hàng trung ương thường sử dụng các quy chế về lãi suất nhằm khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư Khi muốn khuyến khích đầu tư, ngân hàng trung ương có xu hướng duy trì lãi suất thấp Ngược lại, khi muốn hạn chế đầu tư, ngân hàng trung ương có xu hướng đẩy lãi suất lên cao

Ngoài ra, trong tình huống biến động mạnh, ngân hàng trung ương có thể

sử dụng công cụ bổ sung là hạn mức tin dụng Hạn mức tín dụng là tốc độ được phép tăng tín dụng quy định cho các nhóm ngân hàng thương mại khác nhau (tính theo thời gian, thường là một năm) hoặc tỷ lệ phần trăm trong tổng vốn dự án mà một ngân hàng thương mại được phép cho vay Hạn mức tín dụng thường được sử dụng để hạn chế mức cung tiền nhằm bảo đảm an toàn vốn và giảm lượng cung tiền khi nền kinh tế nguy cơ gặp lạm phát cao

- Chính sách tỷ giá hối đoái: Chính sách tỷ giá hối đoái là quan điểm và cách thức can thiệp của ngân hàng trung ương vào thị trường ngoại hối nhằm điều tiết giá trị đồng nội tệ phục vụ các mục tiêu mà ngân hàng trung ương theo đuổi.

Tỷ giá hối đoái được đo bằng tỷ lệ đổi một đồng nội tệ bằng bao nhiêu ngoại tệ hoặc một đồng ngoại tệ bằng bao nhiêu đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối liên ngân hàng

Tỷ giá hối đoái tác động đến luồng ngoại tệ ra hoặc vào nền kinh tế quốc gia, qua đó tác động đến giá cả đồng nội tệ và ảnh hưởng đến cung, cầu, giá cả trên thị trường hàng hóa dịch vụ

Nếu muốn kích thích xuất khẩu, ngân hàng trung ương có thể theo đuổi chính sách hạ thấp giá trị tương đối của nội tệ so với ngoại tệ bằng cách mua ngoại

tệ Ngược lại, muốn thu hút đầu tư nước ngoài, ngân hàng trung ương sẽ kiềm chế

sự giảm giá đồng nội tệ bằng cách bán ngoại tệ ròng

Trang 8

Việc điều tiết chủ động tỷ giá cần điều kiện dự trữ ngoại tệ dồi dào Nếu dự trữ ngoại tệ quá mỏng, ngân hàng trung ương khó chủ động kiểm soát tỷ giá theo mục tiêu mong muốn

2 Ưu, nhược điểm của chính sách tiền tệ

Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, chính sách tiền tệ có ưu điểm là linh hoạt, thích ứng cao với sự biến động của thị trường Chính vì thế, chính sách tiền

tệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng nội tệ Sự ổn định của thị trường tiền tệ không những tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kích thích tăng trưởng, tạo việc làm, thu nhập, mà còn giảm thiểu các chi phí phát sinh về quản lý khác

Chính sách tiền tệ được tổ chức và thực hiện một cách tập trung dựa trên thông tin thị trường và phán đoán của ngân hàng trung ương (ở Việt Nam là Ngân hàng Nhà nước) nên khá nhạy bén và có tác động nhanh hơn chính sách tài khóa.

Do không bị phân tán bởi các trung tâm quyết định có lợi ích khác nhau như chính sách tài khóa nên ngân hàng trung ương có thể ra quyết định khá nhanh và bắt nhịp với biến động thị trường nhạy bén hơn chính sách tài khóa, chính sách thương mại, chính sách đầu tư

Chính sách tiền tệ có nhiều công cụ nhằm thực hiện một mục tiêu, nhất là mục tiêu kiềm chế lạm phát So với chính sách tài khóa, tác động của chính sách

tiền tệ tới lạm phát nhanh hơn, hiệu quả cao hơn

Song, chính sách tiền tệ cũng có một số nhược điểm nhất định Nhược điểm lớn nhất của chính sách tiền tệ là không có đủ sức mạnh để điều tiết nền kinh

tế trong dài hạn Bởi vì các quyết định đầu tư và tiêu dung của người sản xuất và người tiêu dung không chỉ phụ thuộc vào tình trạng lạm phát, mà còn phụ thuộc vào kỳ vọng thu nhập trong tương lai cũng như các rào cản tạo ra, vào thị trường Khi còn tin rằng nền kinh tế sẽ tăng trưởng tốt, người sản xuất còn đầu tư, người

Trang 9

tiêu dùng còn mở rộng tiêu dùng bất chấp chính sách tiền tệ của nhà nước Khi đó chính sách giảm cung tiền tín dụng rất khó thực hiện Khi mất niềm tin vào khả năng tăng trưởng của nền kinh tế thì việc mở rộng lượng cung tiền nhiều khi không

đủ lực để kích cầu tiêu dùng và đầu tư, do đó ngân hàng thương mại khó giải ngân

Chính sách tiền cũng có độ trễ nhất định, nhất là đối với mục tiêu kích thích tiêu dùng, đầu tư do tác động của chính sách tiền tệ đến người sản xuất và người tiêu dùng được truyền dẫn qua thị trường tài chính Nếu thị trường tài chính chưa phát triển hoặc gặp các cú sốc thì tác động truyền dẫn sẽ suy giảm Ngoài ra, chính sách tiền tệ chỉ có tác động tích cực khi ngân hàng trung ương dự báo đúng Tuy nhiên, hiện nay cơ sở dự báo để hoạch định chính sách tiền tệ thường không đầy đủ, thông tin dự báo không kịp thời dẫn đến các chính sách tiền tệ thường chậm hoặc không chính xác

3 Việc vận dụng chính sách tiền tệ ở Việt Nam từ khi đổi mới đến nay

Từ khi đổi mới đến nay, Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần vận dụng thành công chính sách tiền tệ chống lạm phát, kích thích tăng trưởng

- Giai đoạn kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế (1986-1993)

Sau khi thực hiện thống nhất đất nước năm 1975, nền kinh tế Việt Nam lâm vào khó khăn Viện trợ nước ngoài sụt giảm mạnh, lạm phát phi mã (đỉnh điểm là năm 1986, tỷ lệ lạm phát là 774%/năm) do tác động của chuyển đổi giá, lương theo

cơ chế thị trường, do phát hành tiền bù đắp bội chi ngân sách nhà nước

Từ năm 1986 đến năm 1993, cùng với việc Nhà nước bắt đầu ngừng phát hành tiền bù đắp bội chi ngân sách nhà nước, thiết lập hệ thống ngân hàng hai cấp, Ngân hàng Nhà nước đã bắt đầu sử dụng một số công cụ của chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường, kích thích tăng trưởng

Công cụ được sử dụng nhiều nhất là chính sách lãi suất Thời kỳ này, Ngân hàng Nhà nước ngoài quy định lãi suất tái cấp vốn, còn tiếp tục quy định khung lãi

Trang 10

suất của các ngân hàng thương mại nhà nước theo nguyên tắc thực dương Điển hình là năm 1989, Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất khá mạnh, nhờ đó giúp cắt được xu hướng lạm phát cao trong các năm 1985–1988 Tuy nhiên, do lãi suất cao, khu vực quốc doanh gặp rất nhiều khó khăn Từ năm 1991 đến năm 1993, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lãi suất giảm xuống phục vụ mục tiêu thu hút vốn từ dân cư để tài trợ cho doanh nghiệp nhằm khuyến khích đầu tư Cụ thể, từ tháng 3–

1991 đến tháng 10-1993, Ngân hàng Nhà nước đã 6 lần hạ trần lãi suất

Công cụ dự trữ bắt buộc bắt đầu được Ngân hàng Nhà nước sử dụng nhưng chưa mang lại tác dụng do các ngân hàng thương mại chưa tuân thủ nghiêm túc Các công cụ khác của chính sách tiền tệ chưa được sử dụng do thiếu thị trường và điều kiện vật chất, pháp lý cần thiết Mặc dù vậy, kết quả tổng hợp của các công cụ hạn chế cũng khá tích cực Tỷ lệ lạm phát những năm đầu thập kỷ 90 đã giảm xuống còn hai con số, trong khi mức độ tăng trưởng dần được cải thiện, năm sau cao hơm năm trước Có thể thấy, việc sử dụng chính sách tiền tệ thành công trong giai đoạn này đã góp phần đưa Việt Nam rút ngắn thời kì khủng hoảng của quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, đến giai đoạn 1994-1997 có tốc độ tăng trưởng cao hơn

- Giai đoạn tăng trưởng nhanh và đối phó với khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực châu Á (1994-2006)

Mục tiêu ưu tiên trong điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam giai đoạn này là kích thích tăng trưởng Ngân hàng Nhà nước đã sử dụng đa dạng hơn các công cụ của chính sách tiền tệ Các công cụ như quy định lãi suất chiết khấu, lãi suất của ngân hàng thương mại, hạn mức tín dụng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được nhấn mạnh và hoàn thiện từng bước Nghiệp vụ thị trường mở được áp dụng trong khuôn khổ tín phiếu hoặc trái phiếu bắt buộc của Ngân hảng Nhà nước Tỷ giá hối đoái bước đầu được quản lý theo nguyên tắc điều chỉnh linh hoạt theo cung - cầu

Ngày đăng: 11/07/2020, 23:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w