1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này

138 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này
Tác giả Trác Thành Xuân
Người hướng dẫn Th.S Thái Thị Bích Trân
Trường học Trường Đại Học Tây Đô
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2017
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 1,66 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU (18)
    • 1.1 Sự cần thiết của đề tài (18)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (19)
      • 1.2.1 Mục tiêu chung (19)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (19)
    • 1.3 Phương pháp nghiên cứu (20)
      • 1.3.1 Phương pháp thu nhâp số liệu (20)
      • 1.3.2 Phương pháp xử lý dữ liệu (20)
    • 1.4 Phạm vi nghiên cứu (21)
      • 1.4.1 Giới hạn về nội dung (21)
      • 1.4.2 Giới hạn về đối tƣợng (21)
      • 1.4.3 Giới hạn về không gian (22)
      • 1.4.4 Giới hạn về thời gian (22)
    • 1.5 Bố cục nôi dung nghiên cứu (22)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN (23)
    • 2.1 Một số vấn đề chung về chi phí và phân loại chi phí (23)
      • 2.1.1 Khái niệm chi phí (23)
      • 2.1.2 Phân loại chi phí (23)
        • 2.1.2.1 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động (23)
        • 2.1.2.2 Phân loại chi phí theo thời kỳ SXKD (25)
        • 2.1.2.3 Phân loại chi phí trong kiểm tra và ra quyết định (25)
        • 2.1.2.4 Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí (27)
        • 2.1.2.5 Phương pháp xác định chi phí hỗn hợp (31)
    • 2.2 Báo cáo thu nhập dạng đảm phí (34)
      • 2.2.1 Khái niệm và ý nghĩa (34)
      • 2.2.2 Cở sở lập (34)
      • 2.2.3 Cách lập báo cáo thu nhập dạng đảm phí (35)
        • 2.2.3.1 Số dƣ đảm phí (35)
        • 2.2.3.2 Tỷ lệ số dƣ đảm phí (36)
        • 2.2.3.3 Đòn bẩy kinh doanh (37)
        • 2.2.3.4 Phân tích điểm hòa vốn (37)
      • 2.2.4 Ứng dụng báo cáo thu nhập dạng đảm phí để lựa chọn phương án kinh (42)
    • 2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến tính ứng dụng báo cáo thu nhập tại các doanh nghiệp (45)
      • 2.3.1 Lƣợc khảo tài liệu các nhân tố tác động (45)
      • 2.3.2 Mô hình nghiên cứu (50)
      • 2.3.3 Thang đo và các công cụ sử dụng trong SPSS (51)
        • 2.3.3.1 Thang đo Likert (51)
        • 2.3.3.2 Công cụ thông kê mô tả (52)
        • 2.3.3.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach alpha (52)
        • 2.3.3.4 Phân tích tương quan (53)
        • 2.3.3.5 Phân tích hồi quy tuyến tính (54)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƢỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC HẬU (55)
    • 3.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang (55)
      • 3.1.1 Lịch sự hình thành và phát triển (55)
        • 3.1.1.1 Lịch sử hình thành (55)
        • 3.1.1.2 Các cột móc phát triển (56)
        • 3.1.1.3 Mạng lưới phân phối (58)
        • 3.1.1.4 Hệ thống quản lý và đảm bảo chất lƣợng (58)
      • 3.1.2 Lĩnh vực hoạt động , thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang (58)
        • 3.1.2.1 Lĩnh vực hoạt động (58)
        • 3.1.2.2 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển (59)
      • 3.1.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty (61)
        • 3.1.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty (61)
        • 3.1.3.2 Các chức năng , nhiệm vụ của từng bộ phận (62)
      • 3.1.4 Tổ chức kế toán (65)
        • 3.1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (65)
        • 3.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận (66)
        • 3.1.4.3 Tổ chức chứng từ , sổ sách , báo cáo kế toán (67)
        • 3.1.4.4 Chính sách, chế độ kế toán, chuẩn mực (69)
        • 3.1.4.5 Tổ chức kiểm tra kế toán (70)
      • 3.1.5 Tình hình kết quả hoạt động của Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang (71)
    • 3.2 Thực trạng ứng dụng báo cáo thu thập dạng đảm phí để lựa chọn phương án (73)
      • 3.2.1 Giới thiệu sản phẩm và tình hình kinh doanh sản phẩm (74)
        • 3.2.1.1 Sản phẩm Nattoenzym (74)
        • 3.2.1.2 Sản phẩm Hapacol 650 (74)
        • 3.2.1.3 Apitim 5mg (75)
      • 3.2.2 Phân tích doanh thu và sản lƣợng của 3 sản phẩm trong giai đoạn 2014 – 2016 (76)
      • 3.2.3 Phân tích chi phí và phân loại chi phí theo cách ứng xử phục vụ cho báo cáo thu nhập dạng đảm phí (78)
        • 3.2.3.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (78)
        • 3.2.3.2 Chi phí nhân công trực tiếp (79)
        • 3.2.3.3 Chi phí sản xuất chung (80)
        • 3.2.3.4 Chi phí bán hàng (85)
        • 3.2.3.5 Chi phí quản lý doanh nghiệp (88)
        • 3.2.3.6 Tổng hợp chi phí (89)
      • 3.2.4 Báo cáo thu nhập dạng đảm phí (90)
        • 3.2.4.1 Báo cáo thu nhập dạng đảm phí cho sản phẩm Nattoenzym (90)
        • 3.2.4.2 Báo cáo thu nhập dạng đảm phí cho sản phẩm Hapacol 650 (90)
        • 3.2.4.3 Báo cáo thu nhập dạng đảm phí cho sản phẩm Apitim 5mg (91)
        • 3.2.4.4 Đòn bẩy kinh doanh (91)
        • 3.2.4.5 Phân tích hòa vốn (92)
      • 3.2.5 Các phương án kinh doanh tại công ty (97)
      • 3.2.6 Ứng dụng báo cáo thu nhập khi lựa các phương án kinh doanh trên (98)
        • 3.2.6.1 Phương án 1: Chi phí khả biến và sản lượng thay đổi, các yếu tố khác không đổi (98)
        • 3.2.6.2 Phương án 2: Thay đổi giá bán và sản lượng thay đổi, các chi phí khác không đổi (100)
        • 3.2.6.3 Phương án 3: Chi phí bất biến và sản lượng thay đổi, các yếu tố khác không đổi (102)
        • 3.2.6.4 Phương án 4: Chi phí khả biến, chi phí bất biến và sản lượng thay đổi, các yếu tố khác không đổi (103)
      • 3.2.7 Quyết định lựa chọn phương án kinh doanh (106)
    • 3.3 Các nhân tố tác động đến tính ứng dụng công cụ lập báo cáo thu nhập dạng đảm phí tại các doanh nghiệp (107)
      • 3.3.1 Quy trình thực hiện (107)
        • 3.3.1.1 Thiết kế nghiên cứu (107)
        • 3.3.1.2 Khung nghiên cứu (108)
      • 3.3.2 Mô tả mẫu khảo sát (109)
        • 3.3.2.1 Giới tính của đáp viên (109)
        • 3.3.2.2 Độ tuổi của đáp viên (110)
        • 3.3.2.3 Trình độ của đáp viên (110)
        • 3.3.2.4 Nghề nghiệp của đáp viên (111)
      • 3.3.3 Kết quả thống kê mô tả của nghiên cứu (112)
      • 3.3.4 Kết quả kiểm định của nghiên cứu (114)
      • 3.3.5 Phân tích tương quan (115)
      • 3.3.6 Kết quả phân tích hồi quy (116)
  • CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƢỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC HẬU GIANG VÀ ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (119)
    • 4.1 Đánh giá việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần dƣợc Hậu Giang (119)
      • 4.1.1 Ƣu điểm (0)
        • 4.1.1.1 Về chế độ kế toán (119)
        • 4.1.1.2 Về việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận (119)
      • 4.1.2 Tồn tại (119)
      • 4.1.3 Giải pháp hoàn thiện (120)
    • 4.2 Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận (122)
      • 4.2.1 Đánh giá về kết quả nghiên cứu (122)
      • 4.2.2 Đề xuất liên quan (124)
  • CHƯƠNG 5: KIẾN LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (126)
    • 5.1 Kết luận (126)
    • 5.2 Kiến nghị (127)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN

Một số vấn đề chung về chi phí và phân loại chi phí

Chi phí có thể đƣợc hiểu là giá trị của một nguồn lực bị tiêu dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức để đạt đƣợc một mục đích nào đó Bản chất của chi phí là phải mất đi để đối lấy một kết quả Kết quả có thể dưới dạng vật chất như sản phẩm, tiền, nhà xưởng,… hoặc không có dạng vật chất như kiến thức, dịch vụ đƣợc phục vụ (Phạm Văn Dƣợc.2010.Kế toán chi phí.trang 36)

2.1.2.1 Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động:

Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động là cách phân loại cơ sở, hầu nhƣ phải thực hiện trước khi tiến hành các cách phân loại khác đối với tổng chi phí, nhằm đáp ứng nhũng yêu cầu quản lý khác nhau

Tác dụng của cách phân loại chi phí theo chức năng hoạt động gồm:

+ Cho thấy vị trí, chức năng của từng khoản mục chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức

+ Là căn cứ để xác định giá thành sản phẩm và tập hợp chi phí theo từng hoạt động chức năng

+ Cung cấp thông tin có phương pháp cho việc lập các báo cáo theo các mặt hoạt động, hoặc theo từng phạm vi trách nhiệm.(Phạm Văn Dƣợc 2010 kế toán quản trị trang 38)

Theo cách phân loại này thi chi phí đƣợc chia ra thành chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất: a Chi phí sản xuất:

Là toàn bộ chi phí liên quan đến việc chế tạo sản phẩm trong một thời kỳ nhất định Hoạt động của một doanh nghiệp sản xuất gắn liền với sự chuyển biến của nguyên liệu thành thành phẩm thông qua sự nỗ lực của công nhân và việc sử dụng thiết bị sản xuất, do đó chi phí sản xuất của một sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất đƣợc tạo thành từ 3 yếu tố cơ bản sau:

 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Là biểu hiện bằng tiền những nguyên vật liệu chủ yếu tạo thành thực thể của sản phẩm nhƣ: sắt, thép, gỗ, sợi,… và những loại nguyên vật liệu có tác dụng phụ, nó kết hợp với nguyên vật liệu chính để sản xuất ra sản phẩm hoặc làm tăng chất lƣợng của sản phẩm, hoặc tạo ra màu sắc, mùi vị sản phẩm, hoặc làm rút ngắn chu kỳ sản xuất của sản phẩm

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đƣợc tính trực tiếp vào các đối tƣợng chịu chi phí

 Chi phí nhân công trực tiếp:

Nhân công trực tiếp là những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, lao động của họ gắn liền với việc sản xuất sản phẩm, sức lao động của họ đƣợc hao phí trực tiếp cho sản phẩm do họ sản xuất ra Khả năng và kỹ năng của lao động trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của sản phẩm

Chi phí nhân công trực tiếp là tiền lương chính, lương phụ, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) và các khoản phải trả khác cho công nhân trực tiếp sản xuất

Chi phí nhân công trực tiếp đƣợc tính trực tiếp vào các đối tƣợng chịu chi phí

 Chi phí sản xuất chung:

Là những khoản chi phí liên quan đến việc quản lý sản xuất và phục vụ sản xuất tại phân xưởng Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh ở phân xưởng sản xuất để sản xuất ra sản phẩm nhưng không kể chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, bao gồm các khoản chi phí nhƣ tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí công cụ dùng trong phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định tại phân xưởng, chi phí sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị, chi phí quản lý tại phân xưởng,…

 Chi phí này phải phân bổ vào chi phí sản xuất sản phẩm ở các bộ phận khác nhau:

Chi phí SXC cần phân bổ = Tổng chi phí SXC x Tiêu thức cần phân bổ Tổng tiêu thức phân bổ b Chi phí ngoài sản xuất:

Là những chi phí phát sinh ngoài quá trình sản xuất liên quan đến việc quản lý chung và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa bao gồm:

Là những chi phí phát sinh cần thiết để đảm bảo chi việc thực hiện đơn đặt hàng, giao thành phẩm cho khách hàng, bao gồm các khoản chi phí nhƣ: chi phí vận chuyển, chi phí bốc vác, chi phí bao bì, chi phí lương nhân viên bán hàng, chi phí hoa hồng bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định và những chi phí liên quan đến khâu dự trữ thành phẩm Loại chi phí này xuất hiện ở tất cả các loại hình doanh nghiệp như sản xuất, thương mại, dịch vụ

 Chi phí quản lý doanh nghiệp:

Là toàn bộ những khoản chi phí chi ra cho việc tổ chức và quản lý chung trong toàn doanh nghiệp Đó là những chi phí nhƣ chi phí nguyên vật liệu, công cụ, đồ dùng quản lý, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng chung trong toàn doanh nghiệp, chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước, điện thoại, sửa chữa tài sản, các chi phí về văn phòng phẩm, tiếp tân, hội nghị, đào tạo cán bộ Tất cả các loại hình doanh nghiệp đều phát sinh loại chi phí này

2.1.2.2 Phân loại chi phí theo thời kỳ SXKD: a) Chi phí sản phẩm:

Là toàn bộ chi phí liên quan đến việc sản xuất mua các sản phẩm Đối với các sản phẩm sản xuất công nghiệp thì các chi phí này bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung Các chi phí gắn liền với sản phẩm và đƣợc chuyển sang kỳ sau khi sản phẩm tồn kho chờ bán, hoặc lúc tiêu thụ đƣợc chuyển vào phí tổn thời kỳ đƣợc trừ ra khi xác định KQKD b) Chi phí thời kỳ :

Là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và đƣợc tính hết thành phí tổn trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí thời kỳ Chi phí thời kỳ sẽ đƣợc tính đầy đủ trên các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị cho dù kết quả hoạt động của đơn vị đạt ở mức nào đi nữa Chi phí thời kỳ ngay khi phát sinh đã đƣợc coi là phí tổn trong kỳ

2.1.2.3 Phân loại chi phí trong kiểm tra và ra quyết định: a) Chi phí trực tiếp và gián tiếp:

Là những chi phí phát sinh đƣợc tính trực tiếp vào các đối tƣợng sử dụng nhƣ: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, nó đƣợc tính thẳng vào từng đơn đặt hàng, từng nhóm sản phẩm, từng sản phẩm,

Là những chi phí phát sinh không thể tính trực tiếp vào các đối tƣợng sử dụng, mà cần phải tiến hành phân bổ theo một tiêu thức phù hợp Ví dụ nhƣ chi phí sản xuất chung sẽ đƣợc phân bổ cho các đối tƣợng sử dụng theo số giờ lao động trực tiếp, số giờ máy, số lƣợng sản phẩm sản xuất, b) Chi phí chênh lệch:

- Nhà quản trị thường phải đứng trước việc lựa chọn những phương án khác nhau, quyết định sẽ đƣợc hình thành chủ yếu là dựa vào các chi phí của từng phương án

Báo cáo thu nhập dạng đảm phí

- Để sử dụng phân tích mối quan hệ chi phí- khối lượng – lợi nhuận, người quản lý nên trình bày báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp trực tiếp – Báo cáo thu nhập dạng đảm phí

- Báo cáo thu nhập dạng đảm phí là báo cáo thu nhập tách tổng chi phí ra thành chi phí khả biến (biến phí ) và chi phí bất biến (định phí), đồng thời tính chỉ tiêu số dƣ đảm phí

- Phân tích lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu và chi phí không chỉ giúp doanh nghiệp đánh giá tổng quát quá trình kinh doanh và các nhân tố đã ảnh hưởng đến tình hình thực hiện lợi nhuận mà còn là phương pháp phân tích dựa trên những dữ liệu mang tính dự báo phục vụ cho các quyết định quản trị trong lĩnh vực điều hành hiện tại hoặc hoạch định kế hoach tương lai

- Mục đích của phân tích quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận chính là phân tích cơ cấu chi phí hay nói cách khác nhằm phân tích rủi ro từ cơ cấu chi phí này Dựa trên những dự báo về khối lƣợng hoạt động, doanh nghiệp đƣa ra cơ cấu chi phí phù hợp để đạt đƣợc lợi nhuận cao nhất.(Nguyễn Tấn Bình.2010.Kế toán quản trị.)

- Báo cáo thu nhập dạng đảm phí này là trình bày lại bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (B02-DN) theo 3 loại chỉ tiêu:

+ Tính cho một sản phẩm

2.2.3 Cách lập báo cáo thu nhập dạng đảm phí:

Bảng 2.2: Cách lập báo cáo thu nhập dạng đảm phí

Chỉ tiêu Tổng số Tỷ lệ ( %) Tính cho 1 sản phẩm

2.Biến phí ax (ax /gx) x 100 a

Trong đó : x là số lƣợng sản phẩm tiêu thụ g là giá bán a là biến phí b là định phí

Là khoản chênh lệch giữa doanh thu và biến phí Số dƣ đảm phí đƣợc dùng để bù đắp định phí, số dôi ra sau khi bù đắp định phí chính là lợi nhuận Số dƣ đảm phí có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm và một đơn vị sản phẩm

Số dƣ đảm phí = Doanh thu – Biến phí

Số dƣ đảm phí đơn vị = Đơn giá bán – Biến phí đơn vị

Kết luận: Thông qua khái niệm số dƣ đảm phí ta đƣợc mối quan hệ giữa số lƣợng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận, mối quan hệ đó là: Nếu số lƣợng sản phẩm tiêu thụ tăng (hoặc giảm) một lƣợng thì số dƣ đảm phí tăng thêm (hoặc giảm) một lƣợng bằng số lƣợng sản phẩm tiêu thụ tăng thêm (hoặc giảm) nhân với số dƣ đảm phí đơn vị

Nếu định phí không đổi, thì phần số dƣ đảm phí tăng thêm (hoặc giảm xuống) đó chính là lợi nhuận tăng thêm (hoặc giảm bớt)

Nhƣ vậy, nhờ vào số dƣ đảm phí ta có thể nhanh chóng xác định đƣợc lợi nhuận

 Nhƣợc điểm của số dƣ đảm phí:

- Không giúp cho nhà quản trị có cái nhìn tổng quát khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bởi vì số lƣợng sản phẩm tiêu thụ của từng loại sản phẩm không thể tổng hợp ở toàn doanh nghiệp

- Làm cho nhà quản trị dễ nhầm lẫn trong việc quyết định, bởi vì tưởng rằng nếu tăng doanh thu của những sản phẩm có số dƣ đảm phí lớn thì lợi nhuận sẽ tăng lên nhiều (điều này có khi ngƣợc lại)

2.2.3.2 Tỷ lệ số dƣ đảm phí:

Là chỉ tiêu biểu hiện bằng số tương đối quan hệ tỷ lệ giữa tổng số dư đảm phí với doanh thu, hoặc giữa phần đóng góp với đơn giá bán Chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm tiêu thụ, cho một loại sản phẩm hoặc một đơn vị sản phẩm.( Phạm Văn Dƣợc 2010 Kế toán quản trị.trang 90)

Tỷ lệ số dƣ đảm phí = Số dƣ đảm phí x 100 Doanh thu

Tỷ lệ số dƣ đảm phí = Số dƣ đảm phí đơn vị x 100 Đơn giá bán

 Nhiều nhà quản trị doanh nghiệp tin rằng, sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ số dƣ đảm phí để nghiên cứu và xác định lãi thuần, sẽ thuận lợi hơn chỉ tiêu tổng số dƣ đảm phí, nhất là khi doanh nghiệp có nhiều bộ phận kinh doanh, hoặc kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau Đúng vậy, trong những trường hợp này, với quy mô so sánh khác nhau thì chỉ có chỉ tiêu tỷ lệ số dư đảm phí, là một chỉ tiêu tương đối, mới có thể so sánh đƣợc (Phạm Văn Dƣợc.2010.Kế toán quản trị.trang 91 )

Kết luận: Thông qua khái niệm về tỷ lệ số dƣ đảm phí ta rút ra mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, mối quan hệ đó là: Nếu doanh thu tăng (hoặc giảm) một lƣợng, thì lợi nhuận sẽ tăng thêm (hoặc giảm xuống) một lƣợng bằng doanh thu tăng thêm (hoặc giảm xuống) nhân với tỷ lệ số dƣ đảm phí Kết luận trên chỉ đúng khi định phí không thay đổi

Sử dụng khái niệm tỷ lệ số dƣ đảm phí cho thấy đƣợc mối quan hệ giữa doanh thu với lợi nhuận và khắc phục đƣợc các nhƣợc điểm của số dƣ đảm phí cụ thể:

- Giúp cho nhà quản trị có cái nhìn tổng quát toàn doanh nghiệp khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều sản phẩm, bởi vì có thể tổng hợp đƣợc doanh thu tăng thêm của toàn doanh nghiệp cho tất cả các loại sản phẩm tiêu thụ

- Giúp cho nhà quản trị biết đƣợc: Nếu tăng cùng một lƣợng doanh thu ( do tăng số lƣợng sản phẩm tiêu thụ) ở nhiều bộ phân khác nhau, bộ phận nào có tỷ lệ số dƣ đảm phí càng lớn thì lợi nhuận sẽ tăng lên càng nhiều

2.2.3.3 Đòn bẩy kinh doanh: Đối với các nhà vật lý, đòn bẩy dùng để lay chuyển một vật lớn với lực tác động rất nhỏ Đối với nhà kinh doanh, đòn bẩy kinh doanh là cách mà nhà quản trị sử dụng để đạt tỷ lệ tăng cao về lợi nhuận, với một tỷ lệ tăng nhỏ hơn nhiều về doanh thu Đòn bẩy kinh doanh là một chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng định phí trong tổ chức doanh nghiệp Do vậy, đòn bẩy kinh doanh sẽ mạnh ở các doanh nghiệp có tỷ lệ định phí cao, và đòn bẩy kinh doanh sẽ yếu ở các doanh nghiệp có tỷ lệ định phí thấp Điều này cũng có nghĩa nếu doanh nghiệp có tỷ lệ định phí cao, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng rất nhanh khi doanh thu biến động do tác dụng của đòn bẩy kinh doanh Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh được đo lường qua công thức sau: Đòn bẩy kinh doanh Tổng số dƣ đảm phí Lợi nhuận ròng

Các nhân tố ảnh hưởng đến tính ứng dụng báo cáo thu nhập tại các doanh nghiệp

2.3.1 Lƣợc khảo tài liệu các nhân tố tác động

- Thứ nhất, nhân tố sự hiểu biết về kế toán quản trị của người chủ/ điều hành doanh nghiệp:

Trần Thế Nữ (2011) của trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã tiến hành nghiên cứu về “Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam” có đề cập đến các nguyên nhân dẫn đến việc chƣa xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí là sự hiểu biết về kế toán quản trị của người chủ/ điều hành doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị chi phí ở các doanh nghiệp thương mại như sau:

“Người chủ/ điều hành doanh nghiệp chưa có nhận thức được vai trò của kế toán quản trị chi phí: nhận thức là vấn đề nền tảng của hành động, xuất phát từ chƣa nhận thức rõ đƣợc vai trò của kế toán quản trị chi phí nên các nhà quản trị doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ chưa có thái độ, hành động rõ ràng về kế toán quản trị

Thói quen ra quyết định kinh tế mang tính cảm tính là lý do quan trọng trong quan điểm của nhà quản trị về kế toán quản trị Các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ phần lớn là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hoạt động mang hơi hướng tự thương dưới dạng các công ty gia đình Các doanh nghiệp này đƣợc thành lập từ một cá nhân hoặc một vài cá nhân góp vốn và tự quản lý kinh doanh, phần lớn họ làm việc dựa trên kinh nghiệm, trên các mối quan hệ cá nhân, sự kỳ vọng, sự mạo hiểm… kiến thức về quản trị kinh doanh không cao.Vì thế nhu cầu thông tin kế toán nhằm phục vụ việc ra quyết định của họ không nhiều

Ngại thay đổi: “Con người tạo ra thói quen” nhưng sau đó “thói quen tạo ra con người”, vì thế phần lớn chúng ta mắc phải thói “ngại thay đổi” điều này cũng đúng với các nhà quản trị doanh nghiệp thương mại quy mô nhỏ hiện nay Kế toán quản trị chi phí có thực sự cần thiết khi hiện giờ công việc của doanh nghiệp vẫn tốt, doanh nghiệp vẫn đang kinh doanh có hiệu quả? Ngại thay đổi là một rào cản lớn cho việc phát triển kế toán quản trị chi phí ở các doanh nghiệp thương mại nhỏ

Tiết kiệm chi phí: thêm công việc sẽ phát sinh thêm chi phí đặc biệt khi đây là công việc đòi hỏi nhiều chất xám.Với quy mô nhỏ, các nhà quản trị quan niệm rằng hoạt động của doanh nghiệp khá đơn giản, các thông tin không nhiều, dễ xử lý, do đó các nhà quản trị tự xử lý, phân tích thông tin bằng các phương pháp đơn giản, ƣớc tính hoặc tận dụng kế toán tài chính với mục đích tiết kiệm chi phí Đây cũng là một nguyên nhân khá phổ biến làm hạn chế sự phát triển của kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp” Tóm lại, từ những vấn đề nêu ra rút ra được nhân tố sự hiểu biết về KTQT của người chủ/ điều hành doanh nghiệp cho mô hình nghiên cứu

- Thứ hai, nhân tố sự can thiệp của các cơ quan quản lý Nhà nước vào công tác kế toán của công ty:

Bên cạnh đó, Trần Thế Nữ (2011) của trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã tiến hành nghiên cứu về “ Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam” cũng có đề cập đến các nguyên nhân bên ngoài về sự can thiệp của cơ quan nhà nước về công tác kế toán ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp thương mại như sau: Các doanh nghiệp đã quen với sự can thiệp của các cơ quan quản lý Nhà nước vào công tác kế toán, thuế, tài chính…vì thế, tâm lý làm theo những yêu cầu của Nhà nước đã ăn sâu vào các doanh nghiệp, công tác kế toán ở các công ty chỉ nghiêng về việc làm những gì Nhà nước yêu cầu như: lập tờ khai thuế hàng tháng, hàng quý, lập BCTC, quyết toán thuế… còn những gì mang tính hướng dẫn, không bắt buộc thì các doanh nghiệp ít quan tâm và thực hiện Từ luận án trên rút ra đƣợc nhân tố thứ hai cho mô hình nghiên cứu là sự can thiệp của nhà nước về công tác kế toán

-Thứ ba, nhân tố trình độ của nhân viên kế toán cũng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu đề cấp đến:

+ Trần Ngọc Hùng (2016) của trường Đại Học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh đã tiến hành nghiên cứu về “Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam” đã đề cập đến việc nhân viên kế toán có đủ trình độ chuyên môn là một nhân tố quan trọng tác động đến việc vận dụng KTQT “Trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa sự hiện diện của các nhân viên kế toán có đủ chuyên môn là một nhân tố quan trọng tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị Thông thường trong các doanh nghiệp lớn thường có các phòng kế toán/ tài chính chuyên biệt, do đó họ có xu hướng tuyển dụng những nhân viên kế toán có đủ trình độ chuyên môn để thực hiện những báo cáo thu nhập dạng đảm phí, báo cáo bộ phận, Ngƣợc lại, những doanh nghiệp nhỏ thì có sự nghi ngờ rằng không phải hầu hết các doanh nghiệp này đều thuê các nhân viên kế toán có đủ trình độ chuyên môn”

+ Trần Thế Nữ (2011) của trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân tiến hành nghiên cứu về “ Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam” cũng có đề cập về trình độ nhân viên kế toán ảnh hưởng đến việc xây dựng kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp thương mại như sau: Khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế kế toán quản trị chi phí ở các doanh nghiệp là một hạn chế rất lớn cho việc phát triển kế toán quản trị chi phí ở các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa Các cơ sở đào tạo thường cung cấp cho sinh viên, học viên kiến thức nền tảng Tuy nhiên, do đặc thù của kế toán quản trị chi phí là mang tính cá biệt cao, vì thế khi triển khai kế toán quản trị chi phí vào doanh nghiệp các kế toán viên thường khá lúng túng để triển khai các kiến thức cơ sở đƣợc học thành nội dung cụ thể gắn với đặc thù của doanh nghiệp Bên cạnh đó, số lƣợng kế toán viên ở các doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ khá ít, trình độ bình quân không cao ( phần lớn ở trình độ cao đẳng, trung cấp) Với đặc điểm về trình độ bình quân và đặc thù về kế toán quản trị chi phí nên trình độ của kế toán viên ở các doanh nghiệp thương mại quy mô nhỏ và vừa chƣa đáp ứng đƣợc công tác kế toán quản trị chi phí

Mức thù lao không hấp dẫn: kế toán quản trị chi phí là công việc đòi hỏi hàm lượng chất xám nhiều nhưng mức thù lao không tương xứng làm cho kế toán viên không hào hứng với kế toán quản trị chi phí

Thông qua những vấn đề đƣợc nêu trên của hai tác giả đề tài rút ra nhân tố thứ ba là trình độ của nhân viên kế toán cũng ảnh hưởng đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận để đƣa vào mô hình nghiên cứu

- Thứ tƣ, nhân tố quy mô doanh nghiệp:

+ Trần Thế Nữ (2013) của trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã nghiên cứu đề tài “Xây dựng mô hình quản trị chi phí trong doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam” có đề cập về quy mô doanh mô ảnh hưởng đến việc xây dựng mô hình KTQT chi phí nhƣ sau : “ Với quy mô nhỏ về vốn, ít về số lượng lao động, địa bàn hoạt động hẹp và xu hướng áp dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán nên số kế toán bình quân ở các doanh nghiệp thương mại thường rất hạn chế, mức phổ biến từ 1 đến 3 người Bên cạnh đó, với mức độ phức tạp của hoạt động kinh tế không cao cũng nhƣ nhằm giảm thiểu chi phí nên các doanh nghiệp thương mại nhỏ và vừa không ưu tiên tuyển nhân viên kế toán có trình độ cao”

+ Trần Ngọc Hùng (2016) của trường Đại Học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam” có đề cập đến việc: Các doanh nghiệp lớn có nguồn lực để lựa chọn vận dụng kế toán quản trị với mức độ phức tạp hơn so với có doanh nghiệp nhỏ Một doanh nghiệp lớn có tổng nguồn lực lớn hơn, cũng nhƣ có hệ thống truyền đạt nội bộ tốt hơn dẫn đến việc truyền đạt về vận dụng kế toán quản trị đƣợc thuận tiên hơn Hơn nữa, một công ty lớn hơn thì có hệ thống phức tạp hơn cũng nhƣ phải đối diện với nhiều vấn đề khó khăn hơn Theo đó khi quy mô doanh nghiệp tăng lên thì doanh nghiệp có xu hướng gia tăng, mở rộng việc vận dụng các công cụ kỹ thuật kế toán quản trị Điều này được lý giải là một doanh nghiệp có quy mô lớn thì thông thường có nguồn lực tài chính tốt hơn để trang trải các chi phí về thông tin kế toán hơn là doanh nghiệp có quy mô nhỏ Hơn thế nữa, các nhà quản trị và các kế toán viên trong doanh nghiệp lớn thường phải xử lý một lượng thông tin lớn hơn so với doanh nghiệp nhỏ, bên cạnh đó mức độ phức tạp về quyền trong doanh nghiệp hay về số lƣợng dây chuyền sản xuất, cũng dẫn đến việc các doanh nghiệp có quy mô lớn có xu hướng thường hay vận dụng kế toán quản trị cũng như vận dụng ở mức độ phức tạp hơn so với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ

Qua những đề cập trên của hai tác giả đề tài cũng rút ra thêm nhân tố thứ tƣ cho mô hình nghiên cứu là nhân tố quy mô doanh nghiệp

-Thứ năm, nhân tố phân loại chi phí phục vụ cho việc phân tích CVP:

Trần Thế Nữ (2013) của trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã nghiên cứu đề tài “Xây dựng mô hình quản trị chi phí trong doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam” có đề cập đến việc ghi nhận chi phí, phân loại là

“Nền tảng của phân tích chi phí và lập báo cáo kế toán quản trị chi phí Xuất phát từ thực trạng kế toán quản trị chi phí có quy mô nhỏ và vừa là ghi nhận và phân loại chỉ dựa trên nền tảng thông tin kế toán tài chính nên sự khác biệt giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị đƣợc tập trung ở phân tích thông tin về chi phí và lập báo cáo Mặc dù việc phân tích chi phí còn ở dạng đơn giản, nhƣng kết quả khảo sát của những nhà nghiên cứu trước cho thấy các doanh nghiệp thương mại có quy mô nhỏ và vừa đã phân tích chi phí theo các mục đích khác nhau

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƢỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC HẬU

Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang

Tên tiếng Anh: DHG PHARMACEUTICAL JOINT – STOCK COMPANY Tên viết tắt: DHG PHARMA

Trụ sở chính: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, P An Hòa, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ Điện thoại: (0710) 3891433 – 3890802 – 3890074

Email: dhgpharma@dhgpharma.com.vn

Website: www.dhgpharma.com.vn

3.1.1 Lịch sự hình thành và phát triển:

Tiền thân của DHG là Xí nghiệp quốc doanh Dƣợc phẩm 2/9, thành lập ngày 02/9/1974 tại Kênh 5 Đất sét, Xã Khánh Lâm (nay là Xã Khánh Hòa), Huyện U Minh, Tỉnh Cà Mau

Sau 30/4/1975: Ban Dân Y Khu Tây Nam Bộ giải thể, giao Xí nghiệp Dƣợc phẩm 2/9 cho Sở Y tế Hậu Giang quản lý

Năm 1982: Xí nghiệp Liên hợp Dƣợc Hậu Giang đƣợc thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị: Xí nghiệp Quốc doanh Dƣợc phẩm 2/9, Công ty Dƣợc phẩm Cấp 2, Trạm Dƣợc Liệu

Năm 1988: UBND Tỉnh Hậu Giang quyết định sát nhập Công ty Cung ứng vật tƣ, thiết bị y tế và Xí nghiệp Liên hợp Dƣợc Hậu Giang

Ngày 02/9/2004: Cổ phần hóa Xí nghiệp Liên hợp Dƣợc Hậu Giang thành Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang

3.1.1.2 Các cột móc phát triển:

Năm 2004: Cổ phần hóa, trở thành Công ty cổ phần

Năm 2005: Gia nhập Câu lạc bộ Doanh nghiệp có doanh thu sản xuất trên

Là doanh nghiệp Dược đầu tiên thử tương đương lâm sàng thuốc bột Haginat và Klamentin

Xây dựng hiệu quả chính sách thu hút nhân tài, đặc biệt là chính sách

Năm 2006: Niêm yết cổ phiếu lần đầu tại SGDCK TP.HCM; Đạt tiêu chuẩn WHO – GMP/GLP/GSP

Năm 2007: Khẳng định tầm nhìn, Sứ mạng và 7 giá trị cốt lõi

- Thử tương đương sinh học thành công Haginat 250mg và Glumeform 500mg

- Tăng vốn điều lệ 80 tỷ đồng lên 200 tỷ đồng

- Thành lập 02 Công ty con đầu tiên DHG Travel và SH Pharma

- Chuyển đổi ISO/IEC 17025 từ phiên bản 1999 sang phiên bản 2005

Năm 2008: Thực hiện các công cụ quản trị hiện đại và hiệu quả: 10.5S,

Thành lập 06 Công ty con: CM Pharma, DT Pharma, HT Pharma, ST Pharma, DHG PP, DHG Nature

Năm 2009: Thực hiện thành công chiến lƣợc 20/80: sản phẩm, khách hàng, nhân sự; Thành lập Công ty con A&G Pharma

Năm 2010: Thực hiện thành công chiến lƣợc “Kiềng 3 chân”: Cổ đông, khách hàng và người lao động

Thành lập 03 Công ty con: TOT Pharma, TG Pharma và Công ty TNHH MTV Dƣợc phẩm DHG

Năm 2011: Triển khai thành công “Dự án nâng cao hiệu quả hoạt động

Công ty Con”; Thành lập Công ty con Bali Pharma

Năm 2012: Chủ đề “Giải pháp hôm nay là vấn đề ngay mai” đã mang lại hiệu quả cao cho Công ty trong công tác kiểm soát chi phí, quản trị rủi ro và chính sách

Thành lập 05 Công ty con phân phối: VL Pharma, TVP Pharma, B&T Pharma, DHG PP1, DHG Nature 1

Năm 2013: Hoàn thành dự án nhà máy mới Non Betalactam đạt tiêu chuẩn

GMP WHO tại KCN Tân Phú Thạnh với công suất hơn 04 tỷ đơn vị sản phẩm/năm

Hoàn thành dự án nhà máy mới IN – Bao bì DHG 1 của DHG PP1 tại KCN Tân Phú Thạnh, DHG PP tại Nguyễn Văn Cừ giải thể theo chủ trương ban đầu

Bảng 3.1: Các đợt tăng vốn điều lệ của công ty Dƣợc Hậu Giang

T Đối tƣợng phát hành Vốn tăng Vốn điều lệ sau phát hành

1 Cổ phần hóa: Vốn điều lệ ban đầu 80.000.000 80.000.000 69/2006/GCNC

-Nhà đầu tƣ chiến lƣợc

-Đấu giá ra công chúng

3 Cổ đông hiện hữu (Cổ phiếu thưởng tỷ lệ 1:1) 100.000.000 200.000.000 129/2007/GCN

4 Cổ đông hiện hữu (Cổ phiếu thưởng tỷ lệ 3:1) 66.629.620 266.629.620 115/2009/GCN

(Cổ phiếu thưởng tỷ lệ 1:

9 Cổ đông hiện hữu (Cổ đông thưởng tỷ lệ 3:1) 217.879.010 871.643.300 69/2006/GCNC

Dƣợc Hậu Giang sở hữu hệ thống phân phối rộng khắp trên toàn quốc với

12 công ty con phân phối và 24 chi nhánh, đƣợc đầu tƣ mua đất – xây nhà, có kho hàng đạt chuẩn GDP (Thực hành phân phối thuốc tốt ), 30 nhà thuốc, quầy lẻ trực thuộc đạt tiêu chuẩn GPP, phân phối xuống từng tuyến huyện, xã, ấp, các tỉnh thành trên toàn quốc Đội ngũ nhân sự 1.447 nhân viên thuộc khối bán hàng, tiếp xúc và giao dịch trực tiếp với hơn 25.000 khách hàng là các nhà thuốc, doanh nghiệp tƣ nhân, bệnh viện, trung tâm y tế.Trong đó , có 10.154 khách hàng là thành viên câu lạc bộ khách hàng “ Cùng thịnh vƣợng” của DHG Pharma

Hoạt động xuất khẩu hiện tại của DHG Pharma gồm 13 quốc gia: Moldova, Ukraina, Myanmar, Nga, Mông Cổ, Campuchia, Nigieria, Lào, Singapore, Jordan, Srilanka, Rumani, Bắc Triều Tiên Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nhóm hàng chủ lực của công ty và nhóm hàng có nguồn gốc thảo dƣợc với thế mạnh nguồn thảo dƣợc thiên nhiên Việt Nam

3.1.1.4 Hệ thống quản lý và đảm bảo chất lƣợng

Hệ thống quản lý chất lƣợng của Dƣợc Hậu Giang là công cụ cung cấp những chuẩn mực cho các hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh, giúp cho cán bộ, công nhân viên thực hiện việc quản lý, kiểm soát chất lƣợng và công việc nhất quán, cùng với dây chuyền công nghệ tiên tiến, đội ngũ lãnh đạo, kỹ sƣ, công nhân vận hành có kinh nghiệm đã mang đến cho thị trường những sản phẩm có chất lƣợng tốt

Chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 do tổ chức quốc tế Anh chứng nhận Nhà máy, kho và phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn WHO/GMP/GLP/GSP

3.1.2 Lĩnh vực hoạt động , thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang:

Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh dƣợc phẩm, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm

Sản xuất các dạng bào chế: viên nén, nang mềm, sủi bọt, siro, thuốc nước, thuốc cream, hỗn dịch uống và các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên

Trên 300 sản phẩm lưu hành trên toàn quốc và được chia làm 12 nhóm: kháng sinh, nấm diệt ký sinh trùng; Hệ thần kinh; Giảm đau – hạ sốt; Mắt; Tai mũi họng – hen suyễn, sổ mũi; Tim mạch; Tiểu đường; Tiêu hóa – gan mật; Cơ xương khớp; Chăm sóc sắc đẹp; Da liễu; Vitamin và khoáng chất

3.1.2.2 Thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển: a Thuận lợi:

Những năm qua Công ty Dược Hậu Giang đã không ngừng vươn lên thực hiện vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước trên lĩnh vực dược phẩm, tổ chức tốt mạng lưới phân phối, đưa thuốc về tới các xã vùng sâu vùng xa phục vụ kịp thời nhu cầu về điều trị và chăm sóc sức khỏe người dân Mạng lưới phân phối đã rộng khắp trong cả nước và thị trường quốc tế như Lào, Campuchia, Moldova,…

Thương hiệu của công ty được nhiều người biết đến rộng rãi trên khắp cả nước, “ Dược Hậu Giang” là một thương hiệu có uy tín và đứng vào danh sách top 100 doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2016 ( công bố ngày 8/11/2016) Công ty còn đứng trong top 7 trong thị trường Dược Phẩm Việt Nam và đứng đầu trong thị trường Generics

Công ty có đội ngũ nhân viên trình độ cao, nguồn nhân lực dồi dào với tinh thần làm việc tích cực, đoàn kết vì mục tiêu phát triển bền vững của công ty Lịch sữ ra đời và phát triển lâu năm có nhiều kinh nghiệm làm việc, có chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ, chuyên nghiệp, có đạo đức trong kinh doanh và nhiệt tình phục vụ khách hàng

Sản phẩm công ty luôn đƣợc đảm bảo an toàn chất lƣợng, luôn đƣợc kiểm nghiệm nên tạo được uy tính với người tiêu dùng

Nguồn tài chính của công ty luôn minh bạch và ổn định Vì thế tạo đƣợc sự tinh tưởng của khách hàng nên doanh thu bán hàng của Dược Hậu Giang luôn tăng qua các năm và luôn dẫn đầu trong ngành Công Nghiệp Dƣợc ở Việt Nam

Hiệu quả kinh doanh tốt tạo ra nhiều lợi nhuận, tạo được sự tin tưởng ở các nhà đầu tƣ vì vậy mà công ty dễ dàng huy động vốn và phát hành cổ phiếu, trái phiếu

Chính sách bán hàng và phân phối sản phẩm của công ty đã tạo đƣợc sự tin xậy và gắn kết hệ thống đại lý – kênh phân phối, góp phần tạo sự ổn định vững chắc cho đầu ra của sản phẩm công ty b Khó khăn:

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các công ty dược trong nước nói chung và Dƣợc Hậu Giang nói riêng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh đến từ các dược phầm nước ngoài

Tâm lý người tiêu dùng ưu chuộng thuốc ngoại hơn thuốc nội mặc dù, thuốc ngoại luôn có giá thành rất cao

Thực trạng ứng dụng báo cáo thu thập dạng đảm phí để lựa chọn phương án

Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang là đơn vị sản xuất dƣợc phẩm theo hướng đa dạng hóa sản phẩm Do đó, công ty sản xuất và tiêu thụ nhiều loại sản phẩm nên đề tài này chỉ tập trung phân tích 3 loại sản phẩm là Nattoenzym và Hapacol 650, Apitim 5mg

Công ty tổng hợp sản lƣợng tiêu thụ theo đơn vị tính là viên Để thuận lợi cho việc tính toán thì sản lƣợng trong bài viết sẽ đƣợc quy đổi thành hộp cho nên sẽ có số hộp bị lẻ

3.2.1 Giới thiệu sản phẩm và tình hình kinh doanh sản phẩm:

- Quy cách đóng gói: hộp 3 vỉ x 10 viên

- Dạng bào chế: viên nang

+ Giúp làm tan huyết khối (cục máu đông) trong lòng mạch, giúp tăng tuần hoàn máu

+ Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến huyết khối (tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, biến chứng tim mạch ở bệnh đái tháo đường)

+ Hỗ trợ ổn định huyết áp

- Tình hình tiêu thụ sản phẩm:

Nattoenzym là một sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm chức năng Tuy không phải là mảng kinh doanh chủ lực nhƣng cũng mang về hàng trăm tỷ đồng doanh thu mỗi năm cho Dƣợc Hậu Giang Theo chiến lƣợc và kế hoạch phát triển sản phẩm đến năm 2020, nhóm thực phẩm chức năng và dƣợc mỹ phẩm ƣớc tính chiếm khoảng 12% trong tổng doanh thu thuần Dƣợc Hậu Giang, tăng gấp đôi so với thời điểm năm 2015 Đặc biệt là năm 2017 công ty đang tập trung phát triển cho mặt hàng này dự kiến sản lƣợng tiêu thụ sẽ tăng trong thời gian tới

- Quy cách đóng gói: hộp 25 vỉ x 10 viên

- Dạng bào chế: viên nén

Công dụng: Điều trị các triệu chứng đau trong các trường hợp như đau đầu, đau nửa đầu, đau rang, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng, đau do hành kinh Hạ sốt ở bệnh nhân bị cảm hay những bệnh liên quan tới sốt

- Tình hình kinh doanh sản phẩm:

Hapacol 650 là một sản phẩm nằm trong nhóm mang lại doanh thu cao nhất cho công ty Hapacol là sản phẩm mũi nhọn của Dƣợc Hậu Giang Là một loại thuốc có công dụng phổ thông, nhu cầu về sản phẩm này rất lớn và cũng là sản phẩm mà công ty dƣợc nào cũng có, nhƣng lợi thế của Hapacol là độ phủ sóng thương hiệu cao, thiết kế bao bì bắt mắt và hệ thống phân phối lớn Theo

Euromonitor, Hapacol chiếm tới 12% thị phần thuốc giảm đau trong năm 2015, chỉ sau 2 nhãn hiệu ngoại là Panadol và Efferalgan Năm 2016, doanh thu từ Hapacol đạt 660 tỷ đồng – tăng 14,3% so với năm 2015

- Quy cách đóng gói: hộp 3 vỉ x 10 viên

- Dạng bào chế: viên nang

Công dụng: Điều trị tăng huyết áp, đặc biệt ở người bệnh có biến chứng chuyển hóa như đái tháo đường Điều trị đau thắt ngực ổn định mãn tính, đau thắt ngực do co thắt mạch vành

- Tình hình kinh doanh sản phẩm:

Apitim 5mg là loại thuốc có sản lƣợng tiêu thụ ngày càng tăng trong thời gian gần đây chiếm 3% trong tổng doanh thu của Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang Là do càng ngày gia tăng tỷ lệ người bị bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi và người dân ngày càng trú trọng đến sức khỏe nhiều hơn Bên cạnh đó giá bán cũng góp phần quan trọng trên việc làm tăng doanh thu, do sản phẩm có giá thành thấp mà sử dụng có hiệu quả nên được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây

3.2.2 Phân tích doanh thu và sản lƣợng của 3 sản phẩm trong giai đoạn 2014 – 2016:

Bảng 3.3 : Sản lƣợng tiêu thụ của 3 sản phẩm giai đoạn 2014 – 2016( Đvt: hộp)

Sản phẩm Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016 /2015

Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Dược Hâu Giang

Bảng 3.4: Doanh thu của 3 sản phẩm giai đoạn 2014 – 2016 ( Đvt: 1000đ)

Sản phẩm Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 2015/2014 2016/2015

Nguồn:Phòng kế toán Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang

Qua hai bảng trên cho ta thấy chỉ có Nattoenzym và Apitim 5mg giảm nhẹ trong năm 2015, nhƣng tất cả các sản phẩm đều mạnh trong năm 2016

Sản lƣợng tiêu thụ Nattoenzym giảm trong giai đoạn 2014 – 2015 là 56.701,83 hộp tương đương với 25,75 % ảnh hướng đến doanh thu giảm 10.041.360.730 đồng tương đương với 38,87 % Tuy nhiên, từ năm 2015 – 2016 sản phẩm này đã tăng trưởng trở lại từ 163.529,60 hộp lên tới 166.362,67 hộp cho nên doanh thu tăng 1.922.849.640 đồng so với năm trước Sản phẩm này có xu hướng tăng dần trong thời gian tới do bối cảnh các sản phẩm tân dược nội không cho thấy sự khác biệt, Dƣợc Hậu Giang đang tập trung nguồn lực để quảng bá các sản phẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc thiên nhiên Theo đánh giá của CTCK Rồng Việt, khi thói quen sử dụng thực phẩm chức năng tại Việt Nam ngày càng phổ biến, cùng với đó là sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm (gan mật, tim mạch, tiểu đường…) thì danh mục mà DHG đang xây dựng sẽ được hưởng lợi từ xu hướng này Sự hợp tác chiến lược với Taisho, một công ty dược phẩm hàng đầu của Nhật hứa hẹn sẽ hỗ trợ DHG trong hướng đi này, bên cạnh việc giúp gia tăng đáng kể doanh thu phân phối bắt đầu từ năm 2017

Sản lƣợng của Hapacol 650 tăng đều qua các năm, từ năm 2014 – 2015 sản lƣợng từ 62.467 hộp tăng lên 182.963 hộp, doanh thu từ 5.065.112.930 đồng lên 14.780.550.500đồng tăng 9.715.437.570 đồng tương đương với 191,81% Năm

2015 – 2016 sản lƣợng tăng từ 182.963 hộp lên 220.073 hộp, doanh thu từ 14.780.550.500 đồng lên 17.576.796.050 tăng 2.796.245.550 tương ứng 18,82

% Đây cũng chính là nhóm sản phẩm mũi nhọn của công ty Là một loại thuốc có công dụng phổ thông, nhu cầu về sản phẩm này rất lớn và cũng là sản phẩm mà công ty dược nào cũng có nhưng lợi thế của Hapacol là độ phủ sóng thương hiệu cao, thiết kế bao bì bắt mắt và hệ thống phân phối lớn

Sản lƣợng của Apitim 5mg giảm nhẹ ở năm 2015 từ 4.078.168,53 hộp còn 3.915.244,8 hộp làm cho doanh thu từ 63.630.511.340 đồng giảm còn 59.919.892.140 đồng tương ứng giảm 5,83% Nhưng tới năm 2016 sản phẩm Apitim 5mg tăng đáng kể từ 3.915.244,80 hộp lên 4.550.544,67 hộp làm cho doanh thu tăng từ 59.919.892.140 đồng lên đên 70.104.971.890 đồng Nguyên nhân là do giá thành thấp, mà tâm lý của người tiêu dùng thì muốn mua loại rẻ mà đem đến hiệu quả cao cho nên sản phẩm này đƣợc ƣu chuộng trong thời gian gần đây

3.2.3 Phân tích chi phí và phân loại chi phí theo cách ứng xử phục vụ cho báo cáo thu nhập dạng đảm phí:

Chi phí khả biến là những chi phí mà giá trị nó sẽ tăng giảm theo mức độ hoạt động Tuy nhiên, nếu tính trên một đơn vị mức độ hoạt động thì biến phí lại không thay đổi trong phạm vi phù hợp

Chi phí khả biến của Công ty bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, biến phí sản xuất chung và biến phí bán hàng

Các nhân tố tác động đến tính ứng dụng công cụ lập báo cáo thu nhập dạng đảm phí tại các doanh nghiệp

Hình 3.8: Quy trình thực hiện nghiên cứu các nhân tố

Quá trình thực hiện nghiên cứu bao gồm hai bước là nghiên cứu tổng quát và nghiên cứu chi tiết:

Nghiên cứu tổng quát: sử dụng phương pháp định tính để khám phá các nhân tố tác động đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận sau đó điều chỉnh và bổ sung bảng câu hỏi thông qua việc lấy ý kiến các chuyên gia

Nghiên cứu chi tiết: tất cả các biến sẽ được phân tích theo phương pháp định lƣợng thông qua các kỹ thuật bao gồm: tập hợp dữ liệu khảo sát bằng cách chọn mẫu và gửi bảng câu hỏi khảo sát trực tiếp đến các chuyên gia có liên quan, kiểm tra lại mô hình đo lường cũng như các giả thuyết thông qua các mô hình hồi quy tuyến tính Đề cương chi tiết

Xác định vấn đề nghiên cứu Đề cương sơ bộ

Thiết kế bảng câu hỏi

Hoàn thiện bảng câu hỏi

Xử lý - phân tích dữ liệu Báo cáo kết quả

Như vậy các phương pháp trên phục vụ cho các câu hỏi nghiên cứu sau: Để mô tả và đánh giá “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận, khóa luận tiến hành tổng hợp các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam có liên quan, sau đó tập hợp các nhân tố thông qua việc phỏng vấn các chuyên gia, Từ đó tiếp tục hiệu chỉnh bảng khảo sát các nhân tố ảnh hưởng để đảm bảo phù hợp với đặc điểm của các doanh nghiệp trên địa bàn

TP Cần Thơ Để trả lời câu hỏi những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và mối tương quan giữa chúng với nhau, dựa trên kết quả thu thập được ở bước nghiên cứu tổng quát, khóa luận tiến hành kiểm tra lại mô hình đo lường, độ tin cậy bằng cách sử dụng cộng cụ Cronbach alpha để kiểm tra độ tin cậy của các biến trong mô hình nghiên cứu, sau đó kiểm tra tính tương quan giữa biến phụ thuộc với từng biến độc lập, từ đó làm cơ sở chạy mô hình hồi quy để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố

+ Xác định nội dung nghiên cứu: nội dung nghiên cứu của khóa luận là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận Từ đó tiếp tục kiểm định, đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố

+ Lý thuyết nghiên cứu: tham khảo các nghiên cứu trước của các tác giả ở Việt Nam có liên quan đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận

+ Xây dựng mô hình nghiên cứu: từ việc xác định nội dung nghiên cứu và tổng hợp lý thuyết của các nghiên cứu trước đây, sau đó tiến hành xin ý kiến chuyên gia Sau đó, tổng hợp và điều chỉnh các nhân tố sao cho phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp tại địa bàn TP Cần Thơ và tiến hành đề xuất mô hình nghiên cứu cho khóa luận

+ Ứng dụng phương pháp định tính: các kỹ thuật của phương pháp sẽ được áp dụng nhƣ kỹ thuật phỏng vấn sâu, kỹ thuật xin ý kiến chuyên gia nhằm hoàn thiện mô hình nghiên cứu Từ đó tiến hành tổng hợp và xây dựng các thang đo để làm cơ sở tiến hành nghiên cứu định lƣợng

+ Ứng dụng phương pháp nghiên cứu định lượng: dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất và các thang đo đã xây dựng, tiến hành kiểm lại độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach alpha, áp dụng kỹ thuật phân tích tương quan và kỹ thuật phân tích hồi quy tuyến tính

3.3.2 Mô tả mẫu khảo sát:

Vấn đề xác định cỡ mẫu trong nghiên cứu khoa học là một vấn đề quan trọng Cỡ mẫu sẽ có ảnh hưởng lớn đến độ chính xác của ước lượng thống kê Nếu chúng ta lấy mẫu quá nhỏ, đến giai đoạn phân tích ta có thể thấy đƣợc sự không chính xác của ƣớc lƣợng, và ngƣợc lại cỡ mẫu quá lớn sẽ gây lãng phí về thời gian và chi phí Do vậy, để có cỡ mẫu phù hợp và mang tính đại diện cho tổng thể, nên đề tài sử dụng phương pháp của theo Hair &ctg (2006) đề nghị cỡ mẫu tối thiểu là

50 và tốt nhất là 100 mẫu theo số biến phân tích nhân tố, trong đề tài có tất cả 6 biến vì vậy mẫu tối thiểu cần thiết là 6 x 5 = 30 Trong quá trình khảo sát đƣợc 55 đáp viên để hạn chế sai sót và đạt đƣợc hiệu quả tốt hơn cho quá trình phân tích dữ liệu Sau khi thu thập và xử lý số liệu có 4 bảng câu hỏi bị loại bỏ do thiếu một số thông tin, vì vậy chỉ sử dụng đƣợc 51 bảng câu hỏi cho đề tài

3.3.2.1 Giới tính của đáp viên:

Theo kết quả thống kê giới tính, ta thấy tỷ lệ nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam

Cụ thể như sau: trong 51 người khảo sát thì 72,55% là nữ và 27,45% là nam Sự chênh lệnh về giới tính trên là hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tế và giúp cho dữ liệu đƣợc thu thập thêm chính xác và đáng tin cậy hơn, vì đa số nhân viên kế toán là nữ, thường cẩn thận và tỉ mỉ hơn nam giới rất nhiều trong việc tính toán và phân loại các loại chi phí

Hình 3.9: Thống kê giới tính đáp viên

Nguồn: Số liệu khảo sát các công ty 2017

3.3.2.2 Độ tuổi của đáp viên: Độ tuổi của đối tƣợng khảo sát đƣợc chia thành 3 cấp bậc là độ tuổi nhỏ hơn 30 tuổi, từ 30 đến 40 tuổi và lớn hơn 40 tuổi Qua kết quả khảo sát thì các đối tượng khảo sát ở độ tuổi trung niên chiếm 82,35% và độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm 15,69% và trên 40 tuổi chiếm 1,96% Điều này cho thấy đối tƣợng khảo sát là những người đã có kinh nghiệm làm việc trong nghề lâu năm và hiểu biết nhiều trong ngành kế toán

Hình 3.10: Thống kê độ tuổi đáp viên

Nguồn: Số liệu khảo sát các công ty 2017

3.3.2.3 Trình độ của đáp viên

Qua kết quả khảo sát ta thấy đối tƣợng khảo sát có trình độ đại học chiếm tỷ lệ cao nhất là 86,27%, đối tƣợng có trình độ cao đẳng/ trung cấp chiếm 9,80% và có trình độ sau đại học chiếm 3,92% Điều này cho thấy đối tƣợng có trình độ cao thì khả năng hiểu biết về kế toán quản trị càng cao và khả năng nhận thức về tầm quan trọng trong việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận

Hình 3.11: Thống kê trình độ học vấn đáp viên

Nguồn: Số liệu khảo sát các công ty 2017

3.3.2.4 Nghề nghiệp của đáp viên:

Nghề nghiệp được chia thành 3 nhóm là kế toán viên, kế toán trưởng và Người chủ/ điều hành trong các doanh nghiệp Theo kết quả khảo sát cho thấy đa số đối tƣợng đƣợc khảo sát đa số là kế toán viên trong các doanh nghiệp chiếm 96,08% và 3,92% là kế toán trưởng và không khảo sát được đối tượng là người chủ/ điều hành doanh nghiệp

Hình 3.12: Thống kê về nghề nghiệp đáp viên

Nguồn : Số liệu khảo sát các công ty 2017

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VIỆC PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – KHỐI LƢỢNG – LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC HẬU GIANG VÀ ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Đánh giá việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần dƣợc Hậu Giang

4.1.1.1 Về chế độ kế toán:

Công ty áp dụng đúng chế độ kế toán doanh nghiệp theo thông tƣ 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính đƣợc ban hành ngày 22/12/2014 và luôn tuân thủ các chuẩn mực, thông tư hướng dẫn do Nhà Nước ban hành, thường xuyên cập nhật chuẩn mực, thông tư hướng dẫn kế toán mới

Các tài khoản đã điều chỉnh và ký hiệu phù hợp với loại hình sản xuất và hoạt động kinh doanh của công ty

4.1.1.2 Về việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận:

Hệ thống tài khoản kế toán đƣợc lập theo đúng quy định của bộ tài chính và đƣợc mở chi tiết cho từng đối tƣợng theo nhu cầu nhà quản lý của doanh nghiệp nên thuận tiện cho việc phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí thành chi phí khả biến và chi phí bất biến

Công ty có quy mô lớn và đa dạng các mặt hàng nên việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận đƣợc đa dạng hơn về mặt số liệu và có nhiều hướng để phân tích hơn

Công ty đã xây dựng xong bộ phận kế toán quản trị nhằm phục vụ cho việc quản lý tình hình kinh doanh tại công ty

Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận là một công cụ kế toán quản trị đắc lực, giúp cho Ban giám đốc khai thác hết khả năng tiềm tàng của công ty mình Trên cơ sở đó nó đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định, đề ra các phương án kinh doanh hợp lý nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty Tuy nhiên việc áp dụng áp dụng mô hình này trong thực tiễn tại Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang cũng gặp nhiều khó khăn:

Việc ứng dụng mô hình phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận đƣợc đặt trong những giả định mà những giả định này không thể xảy ra trong tình hình kinh tế - thị trường hiện này như việc hàng tồn kho không đổi giữa các kỳ Số lƣợng sản phẩm sản xuất bằng số lƣợng sản phẩm tiêu thụ, Ngoài ra, muốn đƣa ra những chiến lƣợc kinh doanh hợp lý, đạt đƣợc kết quả cao thì phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh, sản lƣợng tiêu thụ, điều kiện xã hội kinh tế của từng vùng và quan trọng hơn là tầm nhìn chiến lƣợc của nhà quản trị Do đó việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận đối với từng sản phẩm của công ty chỉ mang tính tương đối

Tuy nhiện, qua việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận đã giúp cho công ty có một định hướng rõ ràng hơn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Qua đó giúp cho công ty biết sản phẩm nào nên và không nên sản xuất nhiều, đo lường được rủi ro trong những lợi ích mà mỗi sản phẩm đem lại

Trong phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận cho thấy tỷ lệ biến phí trong tổng chi phí quá lớn làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của các sản phẩm công ty nên xây dựng những kế hoạch cụ thể để góp phần làm giảm chi phí làm cho việc phân tích công ty này hiệu quả hơn

Trong quá trình nghiên cứu việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang chƣa tiếp cận đƣợc với quá trình sản xuất 3 sản phẩm Nattoenzym, Hapacol 650 và Apitim 5mg cho nên việc phân tích gặp nhiều khó khăn

Trong quá trình nghiên cứu việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận cho thấy công ty có tỷ lệ biến phí khá cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận vì thế tôi xin phép đƣa ra một số giải pháp để làm giảm chi phí nhƣ sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Để kiểm soát tốt chi phí nguyên vật liệu, hạn chế hao hụt trong quá trình thu mua và sử dụng thì bộ phận thu mua nguyên vật liệu phải có kế hoạch thu mua rõ ràng, dự báo tình hình tăng (giảm) giá nguyên vật liệu Đồng thời quản lý chặt chẽ hàng tồn kho để tránh thất thoát, kiểm tra chất lƣợng của nguyên vật liệu, tăng cường sử dụng nguyên liệu nội địa và nghiên cứu nguồn nguyên liệu mới thay thế nguyên liệu nhập từ nước ngoài Ngoài ra công ty nên ký hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên liệu quen thuộc bên cạnh đó tìm các nhà cung ứng mới sao cho giá cả vừa phải mà chất lƣợng sản phẩm đảm bảo

Tăng năng suất lao động bằng cách đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân viên, có chế độ lương thưởng hấp dẫn đối với những cá nhân, tập thể xuất sắc để khuyến khích tinh thần làm việc của các nhân viên Nên bố trí lại công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của mỗi người để có hiệu quả lao động cao nhất và giảm hao phí lao động Bên cạnh đó, nên đầu tƣ cải tiến quy trình công nghệ, máy móc, thiết bị, … để thay thế một phần nhân công lao động để tiết kiệm chi phí nhân công

- Chi phí sản xuất chung:

Công ty nên tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị Thường xuyên kiểm tra, bảo dƣỡng máy móc, dây chuyền sản xuất để tránh tình trạng hƣ hỏng nặng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh Đồng thời, công ty nên đầu tƣ thêm dây chuyền sản xuất hiện đại

Công ty nên tận dụng các nguồn lực sẵn có, tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị và thường xuyên bảo trì máy móc, phương tiện vận chuyển tránh hư hỏng nặng làm tốn kém nhiều chi phí sữa chữa Ngoài ra cần phân công quản lý chi phí, phòng Kế toán cần kiểm tra, theo dõi nếu có khoản chi phí không hợp lý Thực hiện công khai chi phí đền từng bộ phận và đề ra biện pháp tiết kiệm chi phí

Làm tốt công tác dự báo thị trường, cung cấp thông tin chính xác và hỗ trợ cho việc ra quyết định của cấp trên

Tuyển chọn đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, làm việc hiệu quả Thực hiện bán hàng theo doanh số để kích thích nhân viên bán hàng đƣợc nhiều sản phẩm hơn

Lập kế hoạch quảng cáo phù hợp cho từng sản phẩm, thời gian và địa điểm khác nhau để tránh việc đầu tƣ quá nhiều chi phí có những sản phẩm và thị trường không tiềm năng

- Chi phí quản lý doanh nghiệp:

Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận

4.2.1 Đánh giá về kết quả nghiên cứu:

- Đối với nhân tố sự hiểu biết về KTQT của người chủ/ điều hành doanh nghiệp:

Theo kết quả nghiên cứu thì đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất, nó ảnh hưởng đến 0,335 đến việc phân tích CVP Để các chủ doanh nghiệp có sự quan tâm đến KTQT thì cần phải tạo điều kiện cho họ hiểu đƣợc, nhận thức đƣợc tầm quan trọng của KTQT nói chung và lợi ích của việc phân tích CVP nói riêng đến sự tồn tại của doanh nghiệp trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay

Mặt khác, với tình hình hiện tại ở các doanh nghiệp, mọi quyết định người chủ/ điều hành doanh nghiệp đƣa ra đều mang tính tự quyết theo cảm tính hay theo kinh nghiệm làm việc lâu năm chứ không dựa trên cơ sở nào cả, bên cạnh đó các nhân viên trong doanh nghiệp cũng không phát huy đƣợc khả năng chuyên môn của mình Cho nên nếu như người chủ/ điều hành doanh nghiệp hiểu biết về KTQT và có thể chia sẻ công việc cho nhân viên thì người chủ/ doanh nghiệp có thể giảm bớt áp lực đồng thời giúp cho nhân viên có thể phát huy đƣợc năng lực của mình làm cho mối quan hệ giữa hai bên trở nên hòa hợp hơn Bên cạnh đó, có thể giúp cho doanh nghiệp cho nhiều phương hướng phát triển hơn, không bị gò bó trong một khuôn khổ nhất định Tóm lại, nhân tố sự hiểu biết về KTQT của người chủ/ điều hành doanh nghiệp phải được chú trọng và quan tâm nhiều hơn để việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận đƣợc ứng dụng nhiều hơn tại các doanh nghiệp

- Đối với nhân tố phân loại chi phí phục vụ cho việc phân tích CVP

Theo kết quả khảo sát, ta thấy nhân tố phân loại chi phí ảnh hưởng tới 0,290 đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận Bản chất ban đầu của kế toán quản trị là kế toán chi phí do đó việc đầu tiên khi muốn phân tích CVP thì cần tổ chức thật tốt việc ghi nhận chi phí, sử dụng những kỹ thuật chi phí của kế toán quản trị để có thể nhận dạng và phân loại chi phí theo cách ứng xử ngay khi phát sinh dùng cho mục đích quản trị

Việc phân loại chi phí tại các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hiện nay đơn thuần chỉ theo kế toán tài chính nên chƣa thỏa mãn đƣợc nhu cầu thông tin của kế toán quản trị Hệ thống tài khoản kế toán có phân chi tiết nhƣng chƣa phù hợp với việc phân tích chi phí theo chi phí khả biến và bất biến

- Đối với nhân tố quy mô doanh nghiệp:

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng 0,279 đến việc phân tích CVP Tuy nhân tố này ảnh hưởng không nhiều đến việc phân tích CVP nhƣng thực tế cho thấy rằng những doanh nghiệp có quy mô lớn thì thường có nhu cầu cho việc phân tích công cụ này hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ Doanh nghiệp có quy mô càng lớn, số lƣợng nhân viên và phòng ban nhiều thì đòi hỏi về nhu cầu công việc cao hơn, bên cạnh đó số liệu kế toán cũng đáp ứng đƣợc thông tin cho việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận đƣợc tách bạch rõ ràng hơn

- Đối với nhân tố vấn đề hàng tồn kho còn tồn động cao:

Theo kết quả của mô hình hồi quy cho thấy việc hàng tồn kho ảnh hưởng 0,259 đến phân tích CVP Với giả định điều kiện là số lƣợng sản phẩm sản xuất bằng với số lƣợng sản phẩm tiêu thụ trong các doanh nghiệp sản xuất làm cho các doanh nghiệp có nhu cầu phân tích CVP bị hạn chế Tuy nhiên, giả định này trong thực tế không hợp lý, các doanh nghiệp thường dự trữ rất nhiều nhất là đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại Ví dụ như tại một thời điểm như tết, các dịp lễ các nguyên vật liệu lên giá các doanh nghiệp thương mại hay sản xuất thường dự trữ hàng rất lớn mong muốn phục vụ tối đa nhu cầu của người tiêu dùng , mặt khác có thể làm tối đa hóa lợi nhuận Bên cạnh đó, với tình hình kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với vấn đề có nhiều đối thủ cạnh tranh, những vấn đề đó sẽ làm cho sức mua của người tiêu dùng giảm làm ảnh hưởng đến tình hình hàng tồn cao

- Đối với trình độ nhân viên kế toán:

Kết quả nghiên cứu của mô hình hồi quy cho thấy nhân tố này ảnh hưởng 0,252 đến việc phân tích CVP Tuy đây là nhân tố ảnh hưởng ít nhất nhưng không thể không quan tâm đến vấn đề này Vì nếu nhƣ nhân viên kế toán có trình độ cao cũng nhƣ hiểu biết về KTQT thì việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận sẽ đạt hiệu quả hơn Trình độ nhân viên càng cao thì càng phân tích đƣợc các chi phí dễ dàng hơn và có thể đƣa ra các chiến lƣợc kinh doanh đạt hiệu quả cao

Về phần nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình nghiên cứu và đề xuất phương hướng nghiên cứu tiếp theo:

+ Một là, do chỉ khảo sát trên một địa bàn TP.Cần Thơ nên đối tƣợng khảo sát còn hạn chế, chƣa có độ tin cậy cao nên mở rộng mẫu khảo sát ra nhiều thành phố hay một khu vực nhƣ khu vực miền nam, miềm bắc ,… để đối tƣợng khảo sát, nghiên cứu đƣợc đa dạng hơn và chạy mô hình có độ tin cậy cao hơn

+ Hai là đề tài chưa khảo sát được đối tượng là người chủ/ điều hành doanh nghiệp nên chƣa tìm hiểu sâu đƣợc về những nhu cầu cũng nhƣ mong muốn của người chủ/ điều hành doanh nghiệp về KTQT nói chung và về việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận Nên khi mở rộng phạm vi khảo sát và được khảo sát trực tiếp các người chủ/ doanh nghiệp thì sẽ làm cho mô hình nghiên cứu đa dạng và có độ tin cậy cao hơn Bên cạnh đó có thể giúp cho người chủ/điều hành doanh nghiệp hiểu rõ hơn về lợi ích của việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận

+ Vấn đề hàng tồn kho tuy không phải là một vấn đề mới nhƣng vẫn chƣa có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề này nên việc tập hợp dữ liệu còn nhiều khó khăn Vì vậy nên mở rộng nhiều hướng nghiên cứu cho vấn đề này và đưa ra hướng để giúp cho vần đề hàng tồn kho được giảm bớt, vì đây là một vấn đề thiết yếu thường gặp cũng như là nổi lo âu của nhiều doanh nghiệp hiện nay

+ Trong bảng model summary, Adjusted R(Square) = 0,640 có ý nghĩa là các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu ảnh hưởng đến 64% sự biến động của biến phụ thuộc Còn lại 36% là do sự ảnh hưởng của những biến ngoài mô hình mà đề tài chưa tìm được và ảnh hưởng của sai số ngẫu nhiên Vì vậy các nghiên cứu tiếp theo nên tìm hiểu thêm một số nhân tố ảnh hưởng để góp phần hoàn thiện mô hình nghiên cứu.

KIẾN LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang với bề dày lịch sử 43 năm hình thành và phát triển, đã trải qua rất nhiều khó khăn từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường chuyển qua nền kinh tế hội nhập như hiện nay Nhưng với đội ngũ nhân viên có trình độ cao và huấn luyện tốt, khả năng quản lý của nhà lãnh đạo cùng với sự quan tâm của các cấp chính quyền, Dƣợc Hậu Giang là một trong những doanh nghiệp lớn nhất cả nước, đã và đang giữ được uy tín và thị phần trên thị trường trong nước cũng như thế giới, tin rằng trong tương lai Dược Hậu Giang sẽ không ngừng phát triển Trong những năm gần đây ngành dƣợc nói chung và Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang nói riêng luôn phải chật vật để tìm ra hướng đi phù hợp với nhu cầu thị trường, đây cũng được xem là giai đoạn phục hồi sau một thời gian dài chịu nhiều biến động của nền kinh tế thị trường

Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp gắn liền với mối quan hệ chi phí – doanh thu – lợi nhuận Hiểu và vận dụng tốt mối quan hệ này để ra quyết định cho hoạt động kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động

Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận là một việc làm cần thiết cho nhà quản trị, thông qua điều này thấy đƣợc mối quan hệ của ba nhân tố chính, quyết định đến sự thành công của mỗi công ty Từ khối lƣợng bán ra với chi phí tương ứng công ty sẽ xác định được lợi nhuận thu về Để có thể đưa ra quyết định nhằm tối đa hóa lợi nhuận thì vấn đề tuyên quyết đầu tiên là phải kiểm soát đƣợc chi phí Muốn đƣợc nhu vậy thì mỗi công ty cần biết đƣợc cơ cấu chi phí của mình, biết đƣợc ƣu nhƣợc điểm để từ đó có những biện pháp thích hợp trong việc kiểm soát và điều hành chi phí sao cho phù hợp với tình hình hoạt động của công ty Mặt khác phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận giúp cho nhà quản trị có cơ sở để đƣa ra kế hoạch, quyết định, lựa chọn chiến lƣợc sản xuất kinh doanh phù hợp nhƣ ra quyết định cần sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm để công ty hòa vốn, sản lượng ảnh hưởng như thế nào đến doanh thu, chi phí, lợi nhuận, khi cắt giảm chi phí sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá bán, sản lƣợng, lợi nhuận,… tất cả những quyết định trên đều rất cần sự trợ giúp đắc lực của việc phân tích CVP nhằm khai thác khả năng tiềm tàng của công ty, hạn chế những rủi ro và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty.

Kiến nghị

Qua thời gian thực tập tại Công ty, đƣợc tiếp xúc với tình hình thực tế và sau khi phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của công ty, tôi xin phép có một số kiến nghị nhƣ sau:

Công ty có thể tổ chức nhiều hoạt đồng cộng đồng, qua đó có thể giúp đỡ các đối tượng cần giúp đỡ và các thể đưa mặt hàng đến gần với người tiêu dùng hơn

Công ty có thể tổ chức khen thưởng đối với những cá nhân bán hàng đạt doanh số để khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên bên cạnh đó có thể làm tăng sản phẩm tiêu thụ cho công ty

Nâng cao năng lực quản lý chuyên môn nghiệp vụ cho tất cả các nhân viên, đặc biệt là các công nhân chuyên tạo ra các mẫu mã sản phẩm mới để nâng cao tính đa dạng cũng nhƣ nâng suất chất lƣợng lao động

Tạo điều kiện thuận lợi và môi trường lao động an toàn cho các nhân viên để có thể yên tâm làm việc đem lại hiệu suất cao nhất gắn bó lâu dài với Công ty

Cổ phần Dƣợc Hậu Giang Đặc biệt quan tâm nhiều hơn đến chính sách tiền lương thưởng cho nhân viên để thu nhập của họ nâng lên kích thích họ phát huy hết khả năng cống hiến hết mình cho công ty

Tích cực chủ động trong việc tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu để nâng cao số lƣợng thu mua vào Đồng thời mở rộng chủ động tìm kiếm và duy trì mối quan hệ thường xuyên với khách hàng cũ để tăng cường sản lượng bán ra cũng nhƣ mua vào để tăng doanh thu cho công ty

Giữa các phòng cần có sự phối hợp thống nhất với nhau trong công việc vì mục tiêu chung để cùng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty ngày càng phát triển đi lên và ngày càng đứng vững trên thị trường Đặc biệt qua việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – sản phẩm tại công ty về cơ cấu chi phí cho thấy tỷ lệ chi phí khả biến khá cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh , công ty nên tăng cường kiểm soát chặt chẽ và thực hiện tiết kiệm chi phí giúp tăng lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh

Nhà nước nên tăng cường quản lý đối với ngành Dược và có những chính sách khuyến khích ngành dược phát triển Đồng thời nhà nước cần có chính sách điều tiết nền kinh tế vĩ mô góp phần bình ổn chi phí đầu vào cho doanh nghiệp

Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp dược trong nước, tránh tình trạng hàng gian, hàng giả kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và uy tín của những doanh nghiệp kinh doanh lành mạnh

Trong điều kiện cạnh tranh theo cơ chế thị trường thì vấn đề quan trọng của mỗi công ty là vốn Do đó, ngân hàng nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ tín dụng cho các công ty vay vốn để đầu tƣ nâng cấp máy móc thiết bị, mua sắm dây chuyền hiện đại với lãi suất ƣu đãi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu và trợ giúp việc vượt qua hàng rào thương mại của các nước để thuận tiện cho việc xuất khẩu sản phẩm

Tạo điều kiện để ngành dược phát triển tại địa phương

Nâng cao hệ thống cầu đường để thuận tiện công tác vận chuyển dược phẩm ở địa phương

Cơ quan môi trường ở địa phương tổ chức hướng dẫn công ty thực hiện đúng các yêu cầu về xử lý môi trường, xử lý nước thải đảm bảo không gây ô nhiễm

Tạo điều kiện thuận lợi để các công ty tổ chức nhiều cuộc giao lưu, triển lãm, hội trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng trong và ngoài nước

1 Số liệu thu thập tại Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang

2.Thái Thị Bích Trân 2016 Tài liệu giảng dạy “Kế Toán Quản Trị”

3.Phạm Văn Dƣợc 2010 Kế toán quản trị Phần II, Nhà xuất bản Đại học công nghệ TP.Hồ Chí Minh

4.Trần Ngọc Hùng 2016 Luận án “Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

5.Hồ Thị Huệ 2011 Luận văn thạc sĩ “Xây dựng kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh”

6.Đào Khánh Trí 2015 Luận văn thạc sĩ “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh”

7.Trần Thế Nữ 2013 Luận án “Xây dựng mô hình quản trị chi phí trong doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam”

8.Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc.2008.Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS Nhà xuất bản Hồng Đức

9.Nguyễn Thị Giàu 2016 Luận văn “Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lƣợng – Lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang”

10.Huỳnh Lợi 2012 Kế toán quản trị dành cho sinh viên khối ngành kinh tế Nhà xuất bản Phương Đông

11.Nguyễn Tấn Bình 2011 Kế toán quản trị.Nhà xuất bản thống kê 12.Phan Đức Dũng 2009 Kế toán quản trị.Nhà xuất bản thống kê 13.Đoàn Ngọc Quế 2011 Kế toán quản trị Nhà xuất bản lao động

Phụ lục 1: Sản lƣợng và doanh thu tiêu thu của từng mặt hàng trong quý IV/2016

Phụ lục 2: Bảng khảo sát chính thức

Phụ lục 3: Bảng mã hóa dữ liệu khảo sát

Phụ lục 4: Thống kê thông tin đáp viên

Phụ lục 5: Kiểm định độ tin cậy của thang đo (Cronbach alpha)

Phụ lục 6: Phân tích hồi quy

SẢN LƢỢNG VÀ DOANH THU TIÊU THỤ TỪNG MẶT HÀNG

1 Sản lƣợng của 3 sản phẩm trong quý IV/2016 Đơn vị tính : viên

Tháng Nattoenzym Hapacol 650 Apitim 5mg

2 Sản lƣợng của 3 sản phẩm trong quý IV/2016 Đơn vị tính : hộp

3 Tổng doanh thu và doanh thu từng sản phẩm ở quý IV/2016 Đơn vị tính : 1000 đồng

PHỤC LỤC 2 BẢNG KHẢO SÁT CHÍNH THỨC

Ngày đăng: 03/12/2022, 10:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2.Thái Thị Bích Trân. 2016. Tài liệu giảng dạy “Kế Toán Quản Trị” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế Toán Quản Trị
5.Hồ Thị Huệ. 2011. Luận văn thạc sĩ “Xây dựng kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh
6.Đào Khánh Trí. 2015. Luận văn thạc sĩ “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng kế toán quản trị cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh
7.Trần Thế Nữ. 2013. Luận án “Xây dựng mô hình quản trị chi phí trong doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng mô hình quản trị chi phí trong doanh nghiệp thương mại quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam
9.Nguyễn Thị Giàu. 2016. Luận văn “Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lƣợng – Lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích mối quan hệ Chi phí – Khối lƣợng – Lợi nhuận tại Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang
3.Phạm Văn Dƣợc. 2010. Kế toán quản trị Phần II, Nhà xuất bản Đại học công nghệ TP.Hồ Chí Minh Khác
4.Trần Ngọc Hùng. 2016. Luận án “Các nhân tố tác động đến việc vận dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam Khác
8.Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc.2008.Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản Hồng Đức Khác
10.Huỳnh Lợi. 2012. Kế toán quản trị dành cho sinh viên khối ngành kinh tế. Nhà xuất bản Phương Đông Khác
11.Nguyễn Tấn Bình. 2011. Kế toán quản trị.Nhà xuất bản thống kê 12.Phan Đức Dũng. 2009. Kế toán quản trị.Nhà xuất bản thống kê 13.Đoàn Ngọc Quế. 2011. Kế toán quản trị. Nhà xuất bản lao động Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.2: Đồ thị biểu diễn chi phí khả biến tuyến tính - Khóa luận phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này
Hình 2.2 Đồ thị biểu diễn chi phí khả biến tuyến tính (Trang 27)
Hình 2.1: Phân loại biến phí - Khóa luận phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này
Hình 2.1 Phân loại biến phí (Trang 27)
Hình 2. 3: Đồ thị biểu diễn chi phí khả biến cấp bậc - Khóa luận phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này
Hình 2. 3: Đồ thị biểu diễn chi phí khả biến cấp bậc (Trang 28)
Hình 2. 4: Đồ thị biểu diễn chi phí khả biến phi tuyến tính - Khóa luận phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này
Hình 2. 4: Đồ thị biểu diễn chi phí khả biến phi tuyến tính (Trang 28)
Hình 2.6: Phân loại định phí - Khóa luận phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này
Hình 2.6 Phân loại định phí (Trang 29)
Hình 2.8: Đồ thị biểu diễn theo phƣơng pháp phân tán 2.2 Báo cáo thu nhập dạng đảm phí  - Khóa luận phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này
Hình 2.8 Đồ thị biểu diễn theo phƣơng pháp phân tán 2.2 Báo cáo thu nhập dạng đảm phí (Trang 34)
Hình 2.9: Đồ thị hòa vốn dạng tổng quát - Khóa luận phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này
Hình 2.9 Đồ thị hòa vốn dạng tổng quát (Trang 39)
Hình 2.10: Đồ thị hịa vốn dạng phân biệt - Khóa luận phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này
Hình 2.10 Đồ thị hịa vốn dạng phân biệt (Trang 40)
Hình 2.11: Đồ thị lợi nhuận d) Thời điểm hòa vốn:   - Khóa luận phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này
Hình 2.11 Đồ thị lợi nhuận d) Thời điểm hòa vốn: (Trang 41)
2.3.2 Mơ hình nghiên cứu: - Khóa luận phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này
2.3.2 Mơ hình nghiên cứu: (Trang 50)
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức công ty - Khóa luận phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức công ty (Trang 61)
Hình 3.2: Tổ chức bộ máy kế toán - Khóa luận phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này
Hình 3.2 Tổ chức bộ máy kế toán (Trang 65)
Hình 3.3 Trình tƣ ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ - Khóa luận phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này
Hình 3.3 Trình tƣ ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ (Trang 68)
3.1.5 Tình hình kết quả hoạt động của Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang - Khóa luận phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này
3.1.5 Tình hình kết quả hoạt động của Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang (Trang 71)
Bảng 3.7 Tổng hợp chi phí sản xuất chung của Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang trong Quý IV/2016  - Khóa luận phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này
Bảng 3.7 Tổng hợp chi phí sản xuất chung của Công ty Cổ phần Dƣợc Hậu Giang trong Quý IV/2016 (Trang 81)
Bảng 3.20: Tổng hợp chi phí theo từng mặt hàng trong quý IV/2016 - Khóa luận phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này
Bảng 3.20 Tổng hợp chi phí theo từng mặt hàng trong quý IV/2016 (Trang 90)
Hình 3.5: Đồ thị hòa vốn của sản phẩm Nattoenzym tại Quý IV/2016 - Khóa luận phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này
Hình 3.5 Đồ thị hòa vốn của sản phẩm Nattoenzym tại Quý IV/2016 (Trang 93)
Hình 3.6: Đồ thị hịa vốn của sản phẩm Hapacol 650 tại Quý IV/2016 - Khóa luận phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này
Hình 3.6 Đồ thị hịa vốn của sản phẩm Hapacol 650 tại Quý IV/2016 (Trang 94)
Hình 3.7: Đồ thị hịa vốn của sản phẩm Apitim 5mg tại Quý IV/2016 - Khóa luận phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này
Hình 3.7 Đồ thị hịa vốn của sản phẩm Apitim 5mg tại Quý IV/2016 (Trang 95)
Bảng 3.29: Bảng tỷ lệ hòa vốn của 3 sản phẩm - Khóa luận phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này
Bảng 3.29 Bảng tỷ lệ hòa vốn của 3 sản phẩm (Trang 96)
Bảng 3.32: Bảng tính phƣơng án 1 cho sản phẩm Hapacol 650 - Khóa luận phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này
Bảng 3.32 Bảng tính phƣơng án 1 cho sản phẩm Hapacol 650 (Trang 99)
Bảng 3.34: Bảng tính phƣơng án 2 của sản phẩm Nattoenzym - Khóa luận phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này
Bảng 3.34 Bảng tính phƣơng án 2 của sản phẩm Nattoenzym (Trang 100)
Hình 3.8: Quy trình thực hiện nghiên cứu các nhân tố 3.3.1.1 Thiết kế nghiên cứu:  - Khóa luận phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này
Hình 3.8 Quy trình thực hiện nghiên cứu các nhân tố 3.3.1.1 Thiết kế nghiên cứu: (Trang 107)
Bảng 3.44: Thống kê mức ý nghĩa của các biến trong mơ hình nghiên cứu: - Khóa luận phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này
Bảng 3.44 Thống kê mức ý nghĩa của các biến trong mơ hình nghiên cứu: (Trang 112)
3.3.3 Kết quả thống kê mô tả của nghiên cứu - Khóa luận phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này
3.3.3 Kết quả thống kê mô tả của nghiên cứu (Trang 112)
Bảng 3.45: Cronbach alpha của các yếu tố ảnh hƣởng việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận  - Khóa luận phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này
Bảng 3.45 Cronbach alpha của các yếu tố ảnh hƣởng việc phân tích mối quan hệ chi phí – khối lƣợng – lợi nhuận (Trang 114)
Bảng 1: Thống kê về giới tính đáp viên - Khóa luận phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này
Bảng 1 Thống kê về giới tính đáp viên (Trang 135)
Bảng 6: Reliability Statistics - Khóa luận phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này
Bảng 6 Reliability Statistics (Trang 136)
Bảng 12: Coefficientsa - Khóa luận phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty cổ phần dược hậu giang và các nhân tố ảnh hưởng đến việc phân tích công cụ này
Bảng 12 Coefficientsa (Trang 138)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w