Áp dụng các ma trận vào phân tích yếu tố bên trong, bên ngoài,điểm mạnh, điểm yếu của công ty Coca-Cola.. Bảng 1: Ma trận cạnh tranh CPMBước 3: Tiến hành so sánh điểm số Bạn sẽ tiến hành
Trang 1ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TẬP TIỂU LUẬN
QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
ĐỀ TÀI:
PHÂN TÍCH CÔNG CỤ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
MA TRẬN QSPM ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP COCA-COLA
Giảng viên hướng dẫn: TS LÊ NGÔ NGỌC THU
Nhóm số: 14 Danh sách nhóm Trần Thị Quỳnh Nga (Nhóm trưởng) Bùi Minh Anh
Trần Nguyễn Thanh Mai
Trương Công Thành
Nguyễn Thị Kiều Thu
Hồ Anh Khoa
Học ca 5 Thứ 3,5,7
Mã số SV
2181401390 2083000060 2011149250 2011146991 1811144840 1811144918
Tp Hồ Chí Minh, tháng 08/2022
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN
01 Trần Thị Quỳnh Nga Trưởng nhóm
Lập kế hoạch và phân công côngviệc
Kiểm soát tiến độ làm việc củanhóm
Soạn phần Nội dung
100%
02 Bùi Minh Anh Thành viên
Hoàn thiện phần nội dung đượcgiao
100%
03 Trần Nguyễn Thanh Mai Thành viên
Hoàn thiện phần nội dung đượcgiao
100%
04 Trương Công Thành Thành viên
Hoàn thiện phần nội dung đượcgiao
100%
05 Nguyễn Thị Kiều Thu Thành viên
Hoàn thiện phần nội dung đượcgiao
100%
06 Hồ Anh Khoa Thành viên
Hoàn thiện phần nội dung đượcgiao
100%
Trang 3CHƯƠNG II: LÝ THUYẾT VỀ CÁC MA TRẬN, PHÂN TÍCH MA
Trang 42.6.1 Tốc độ tăng trưởng của ngành đồ uống 29
2.6.5 Mối đe dọa của các sản phẩm thay thế 31
2.6.7 Quyền thương lượng của nhà cung cấp 31
3.1 Ma trận hồ sơ cạnh tranh (CPM) của Coca-Cola 32 3.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của Coca-Cola 32 3.3 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của Coca-Cola 35
3.6 Phân tích QSPM về Công ty Cổ phần Coca-Cola 45
Trang 7DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Ma trận BCG
Hình 2: Mô hình phân tích SWOT
Hình 3: Logo của Tập đoàn Coca-Cola
Hình 4: Cơ cấu tổ chức của Coca-Cola tại thị trường Châu Á
Hình 5: Ông Vamsi Mohan - Tổng Giám đốc Coca-Cola Việt Nam - CampuchiaHình 6: Các giá trị của Coca Cola
Hình 7: Tốc độ tăng trưởng của ngành đồ uống
Hình 8: Ngành đồ uống từ 2010 đến 2017
Hình 9: Ma trận BCG sản phẩm của Coca-Cola Corporation
Hình 10: Ma trận chiến lược lớn
Hình 11: Doanh thu và tăng trưởng ngành nước giải khát Việt Nam
Hình 12: Cơ cấu doanh thu sản phẩm
Hình 13: Coca-Cola đa dạng bao bì
Trang 8CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Coca-Cola là một trong những loại đồ uống được ưa chuộng nhất trên toàn thếgiới, thương hiệu riêng của nó có giá khoảng 80 tỷ USD Năm 1960, Coca-Colalần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam Sau đó, Công ty Coca-Cola chínhthức được thành lập tại Việt Nam vào tháng 8/1995 Tính đến năm 2021, doanhthu của Coca-Cola Việt Nam đạt 8.482 tỷ đồng , lợi nhuận sau thuế tương ứng
740,6 tỷ đồng Tài sản ròng của Coca-Cola Việt Nam đạt 381,5 triệu USD ,
khoảng 8.829 tỷ đồng Để có thể đạt được danh tiếng đó, Coca- Cola không chỉđơn thuần là việc lập kế hoạch mà còn là quá trình không ngừng hoàn thiện và
bổ sung chiến lược thích ứng với hoàn cảnh thực tiễn, kết hợp với quá trình thựcthi và đánh giá chiến lược Đáp ứng các mục tiêu và có được vị trí quan trọngtrong nhu cầu của người tiêu dùng và phát triển bền vững Để phân tích hoạchđịnh của Coca-Cola thông qua công cụ hoạch định chiến lược QSPM, nhóm 14quyết định tìm hiểu và xây dựng đề tài: ’’PHÂN TÍCH CÔNG CỤ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC - MA TRẬN QSPM ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP COCA-COLA’’
2 Mục tiêu đề tài
Đề tài nhằm cho chúng ta thấy được cái nhìn bao quát thông tin về công tyCoca-cola, phân tích ngành, phân tích môi trường kinh doanh, xác định mục tiêuchiến lược, xác định các phương án lựa chọn chiến lược và quyết định chiếnlược thông qua ma trận QSPM Sự kết hợp của nhiều ma trận liên quan đến matrận QSPM Áp dụng các ma trận vào phân tích yếu tố bên trong, bên ngoài,điểm mạnh, điểm yếu của công ty Coca-Cola Qua đó cho chúng ta thấy cáinhìn tổng quát hơn khi sử dụng công cụ hoạch định trong hoạch định chiếnlược Rút ra kết luận về ma trận QSPM đối với công ty Coca-Cola
3 Phương pháp
3.1 Thảo luận nhóm
3.2 Tìm tài liệu trên internet
Trang 9CHƯƠNG II: LÝ THUYẾT VỀ CÁC MA TRẬN, PHÂN TÍCH MA TRẬN ĐỐI VỚI CÔNG TY COCA-COLA
1 LÝ THUYẾT
1.1 Lý thuyết về ma trận cạnh tranh (CPM)
1.1.1 Ma trận cạnh tranh là gì?
Ma trận hình ảnh cạnh tranh (Competitive Profile Matrix – CPM) là một công
cụ giúp so sánh các công ty của mình với đối thủ cùng ngành nhằm chỉ ra điểmmạnh và điểm yếu tương đối của họ Từ đó tìm ra chiến lược tấn công kháchhàng phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất
Các công ty, doanh nghiệp sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh để có thể hiểu
rõ hơn về ngoài trường bên ngoài và cạnh tranh trong một ngành cụ thể Sửdụng ma trận hình ảnh cạnh tranh có những lợi ích như sau:
Các yếu tố tương tự sẽ được sử dụng để so sánh giữa các công ty với nhau làmcho sự so sánh trở nên chính xác hơn
Các thông tin phân tích được hiển thị trên một ma trận giúp dễ dàng so sánhtrực quan giữa các công ty
Các kết quả của ma trận sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc ra quyết địnhnhững lĩnh vực nào mà họ nên củng cố, bảo vệ hoặc có thể xác định đượcnhững chiến lược nào họ nên theo đuổi
1.1.2 Các thành phần chính của ma trận hình ảnh cạnh tranh
Ma trận hình ảnh cạnh tranh bao gồm những thành phần chính bạn cần nắm
được như:
1.1.2.1 Yếu tố thành công quan trọng
Yếu tố thành công quan trọng được viết tắt là CSF (Critical Success Factors).Đây là các lĩnh vực chính cần được thực hiện ở mức độ xuất sắc cao nhất có thểnếu như một tổ chức nào đó muốn thành công trong ngành cụ thể
Các yếu tố thành công cụ thể sẽ thay đổi tùy vào từng ngành đồng thời sẽ đượctạo thành từ các yếu tố bên trong, bên ngoài của doanh nghiệp CSF được thểhiện trong ma trận hình ảnh và giúp phân tích về vấn đề cạnh tranh của doanhnghiệp bạn với đối thủ một cách đáng tin cậy
Trang 10Các yếu tố thành công quan trọng sẽ khác nhau giữa các ngành Tuy nhiên, vẫn
có những đặc điểm chung được xem xét ở hầu hết các ngành hàng có thể kể đếnbao gồm: Sự đổi mới, tiếp thị, uy tín thương hiệu, chất lượng sản phẩm, dịch vụkhách hàng, khả năng cạnh tranh về giá cả, năng lực công nghệ, cơ sở chi phí,phạm vi sản phẩm, phạm vi tiếp cận địa lý, lòng trung thành của khách hàng,năng lực quản lý, etc
1.1.2.2 Trọng số
Đối với từng yếu tố thành công quan trọng sẽ được gán một trọng số khác nhau.Trọng số phân loại theo tầm quan trọng từ 0 cho tới 1 Các con số biểu thị yếu
tố quan trọng trong việc thành công của ngành ra sao
Tổng của các con số cần phải bằng 1 Đồng thời không nhấn mạnh và chú ýnhiều lần tới những yếu tố được xem là riêng biệt Bởi trong một ngành nào đó
sự thành công rất ít khi nào được quyết định thông qua một hay một vài các yếutố
1.1.2.3 Xếp hạng
Về xếp hạng của CPM giúp đề cập tới việc các công ty tại từng khu vực hoạtđộng ra sao Thông thường nó sẽ nằm trong khoảng từ 1 tới 4 Trong đó tươngứng với các điểm số sẽ là:
4 – Điểm mạnh lớn nhất
3 – Điểm mạnh nhỏ
2 – Điểm yếu nhỏ
1 – Điểm yếu lớn
Xếp hạng được phân công chủ quan đối với mỗi công ty Tuy nhiên điểm chuẩn
sẽ giúp cho quá trình được thực hiện một cách nhanh chóng và tiện lợi hơn
1.1.2.4 Điểm và tổng số điểm
Điểm chính là kết quả của trọng số nhân với xếp hạng, mỗi công ty sẽ nhậnđược một số điểm trên từng yếu tố Tổng điểm là tổng tất cả các điểm cá nhâncủa công ty
Trang 11Công ty có tổng điểm cao nhất là công ty mạnh nhất trên thị trường (so với cácđối thủ cạnh tranh khác) Chênh lệch điểm số giữa công ty này và công ty kháccàng lớn thì lợi thế cạnh tranh càng lớn.
1.1.3 Hướng dẫn sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh
Để có thể sử dụng được ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM bạn chỉ cần thực hiệnthông qua những bước cơ bản sau:
Bước 1: Tiến hành xác định những yếu tố thành công quan trọng
Nhằm xác định được các yếu tố thành công quan trọng bạn hãy sử dụng đếndanh sách CSF (Critical Success Factors) Danh sách này bao gồm càng nhiềuyếu tố thành công càng tốt Bên canh đó một số câu hỏi dưới đây cũng cực kỳhữu ích đối với việc tìm ra được những yếu tố mang tới sự thành công trongngành: Tại sao khách hàng lại ưa chuộng công ty này hơn so với công ty khác?
Và ngược lại Đối với các công ty trong ngành thì lợi thế nào mang tính chấtđảm bảo cạnh tranh bền vững? Lý do một công ty đạt được thành công, nhữngcông ty khác lại không thành công trong cùng lĩnh vực?
Bước 2: Ấn định các trọng số và tiến hành xếp hạng
Nếu bạn muốn xác định từng yếu tố sẽ tương ứng với trọng số là bao nhiêu thìhãy so sánh giữa những công ty đang thực hiện tốt nhất với công ty đang có cáchoạt động không tốt nhất trong ngành
Những công ty đang hoạt động mạnh sẽ đảm bảo cho việc thực hiện đượcnhững hoạt động mang tới ý nghĩa lớn đối với thành công mà ngành đạt được.Bởi phần lớn nguồn nhân lực cũng như nguồn năng lượng của họ sẽ được tậptrung cho những hoạt động đó so với những tổ chức vẫn đang hoạt động khôngđạt hiệu quả
Trọng số cũng có thể được xác định trong quá trình thảo luận với những nhàquản lý cấp cao khác Về xếp hạng, bạn chỉ nên chỉ định thông qua việc sử dụngthang điểm chuẩn hay trong khi các nhóm thực hiện thảo luận
Trang 12Bảng 1: Ma trận cạnh tranh (CPM)
Bước 3: Tiến hành so sánh điểm số
Bạn sẽ tiến hành so sánh về điểm số đối với mỗi yếu tố từ đó có thể xác địnhđược các điểm mạnh cũng như là điểm yếu của doanh nghiệp
Chẳng hạn như xét một công ty cho thấy công ty đó có điểm mạnh tương đốiđược tích hợp trong các sản phẩm, quy mô phân phối sản phẩm,… Thì công ty
đó hãy cố gắng bảo vệ về những phạm vi này đồng thời tích cực hơn trong việccải thiện được các điểm yếu trong doanh thu dành cho mỗi nhân viên và thịphần
Đồng thời công ty cần tiến hành xem xét và nâng cao về các chiến lược màdoanh nghiệp mình đang áp dụng nhằm mang tới nhiều thành công lớn nhấttrong lĩnh vực kinh doanh
1.1.4 Ví dụ ma trận hình ảnh cạnh tranh
Để tìm hiểu rõ hơn về ma trận hình ảnh cạnh tranh chúng ta sẽ cùng xét ví dụ vềcác công ty A, công ty B và công ty C Dưới đây là sự so sánh về các yếu tốthành công quan trọng để giúp tìm ra điểm mạnh và điểm yếu tương đối của cả
3 công ty
Trang 13Bảng 2: Ví dụ về ma trận cạnh tranh (CPM)
Qua bảng trên ta có thể thấy rằng, công ty B, công ty C là những doanh nghiệpmạnh nhất trong ngành với các thế mạnh như thị phần, cơ cấu chi phí thấp, khảnăng công nghệ thông tin vợt trội và sự hiện diện mạnh mẽ trực tuyến Trongkhi đó công ty B lại có những ưu thế về thị phần, duy trì khách hàng và khảnăng công nghệ thông tin vượt trội Công ty A được xem là công ty yếu nhấttrong ngành chỉ với 2 thế mạnh là mức độ tích hợp sản phẩm và các kênh phânphối đa dạng
Do đó các công ty nên tạo ra những chiến lược riêng của mình dựa theo điểmmạnh và điểm yếu Đồng thời cần phải cải thiện xếp hạng của mình đối vớinhững lĩnh vực mang tính chất quan trọng nhất trong ngành công nghiệp
1.1.5 Ưu điểm và nhược điểm của ma trận hình ảnh cạnh tranh
1.1.5.1 Ưu điểm
Trang 14CPM cho phép bạn phân tích điểm mạnh và điểm yếu tương đối của đối thủcạnh tranh, giúp bạn tạo ra một chiến lược cạnh tranh hiệu quả.
Để tạo CPM, trước tiên bạn phải xác định các yếu tố thành công quan trọng.Xác định những yếu tố này là một thành phần quan trọng của việc phát triểnmột chiến lược hiệu quả
Bằng cách đặt tất cả các đối thủ cạnh tranh trong một ma trận một trang đơngiản, nó giúp bạn dễ dàng so sánh các công ty khác nhau một cách trực quan.Tổng điểm cho phép bạn dễ dàng xem công ty nào có tổng số cung cấp tốt nhấttrên thị trường
1.1.5.2 Nhược điểm
Điểm số được ấn định cho các yếu tố thành công quan trọng được ấn định mộtcách chủ quan Điều này có nghĩa là chúng có khả năng bị thiếu chính xác ởmột mức độ nào đó
Có thể khó để đo lường xác định điểm của các yếu tố thành công quan trọng củađối thủ cạnh tranh, đơn giản vì đây có thể không phải là thông tin được côngkhai
Khi sử dụng CPM, điểm yếu trong một lĩnh vực có thể ảnh hưởng đến tổngđiểm của doanh nghiệp, tuy nhiên, việc cố tình có điểm thấp ở một lĩnh vực cóthể có lợi vì những lợi thế mà điểm thấp mang lại cho lĩnh vực khác
1.2 Lý thuyết về ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
1.2.1 Ma trận EFE là gì?
EFE là viết tắt của cụm External Factor Evaluation Matrix trong tiếng Anh,nghĩa là ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài hoặc ma trận đánh giá các yếu tốngoại vi
Ma trận EFE là ma trận trợ giúp phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài vớicác nhân tố thuộc các cấp độ của môi trường thế giới, môi trường vĩ mô và môitrường ngành Qua đó giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được mức độphản ứng của doanh nghiệp với những cơ hội, nguy cơ và đưa ra những nhậnđịnh về các yếu tố tác động bên ngoài là thuận lợi hay khó khăn cho công ty
1.2.2 Các bước xây dựng ma trận EFE
Trang 15Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành côngnhư đã nhận diện trong quá trình kiểm tra các yếu tố từ bên ngoài (tổng số từ 10đến 20 yếu tố) bao gồm cả những cơ hội và mối đe dọa ảnh hưởng đến công ty
và ngành kinh doanh
Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quantrọng) cho mỗi yếu tố Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tương ứng củayếu tố đó đối với sự thành công trong ngành kinh doanh của công ty Các cơ hộithường có mức độ phân loại cao hơn mối đe dọa Tuy nhiên, mối đe dọa cũng
có thể nhận được mức phân loại cao nếu nó đặc biệt nghiêm trọng hay mangtính đe dọa
Mức phân loại thích hợp có thể xác định được bằng cách so sánh những nhàcạnh tranh thành công với những nhà cạnh tranh không thành công, hoặc bằngcách thảo luận về yếu tố này và đạt được sự nhất trí của nhóm Tổng số các mứcphân loại được ấn định cho các nhân tố này phải bằng 1,0
Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để chothấy cách thức mà các chiến lược hiện tại của công ty phản ứng với yếu tố này,trong đó 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trungbình, 1 là phản ứng ít Các mức này dựa trên hiệu quả của chiến lược công ty.Bước 4: Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với loại của nó để xác định sốđiểm quan trọng
Bước 5: Cộng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi biến số để xác định tổng sốđiểm quan trọng cho tổ chức
Trang 16Tổng số điểm quan trọng là 1 cho thấy những chiến lược mà tổ chức đề rakhông tận dụng được các cơ hội hoặc né tránh được các mối đe dọa từ bênngoài.
Tổng số điểm quan trọng là 2,5 cho thấy rằng tổ chức đang phản ứng ở mứctrung bình với các cơ hội và mối đe dọa hiện tại trong môi trường của họ
1.3 Lý thuyết về ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
1.3.1 Ma trận IFE là gì?
Ma trận IFE là một ma trận đánh giá yếu tố nội bộ trong doanh nghiệp, đượcviết tắt bởi tên tiếng Anh Internal Factor Evaluation Matrix Thông qua ma trậnIFE, nhà quản lý có thể tận dụng cũng như khai thác một cách tối đa đượcnhững điểm mạnh và khắc phục hiệu quả điểm yếu của các bộ phận kinh doanhchức năng Đồng thời cung cấp cơ sở giúp đánh giá được về chức năng cũngnhư mối quan hệ của các bộ phận này
IFE được áp dụng trong phân tích nội bộ ở nhiều lĩnh vực khác nhau của doanhnghiệp như tài chính, thị trường, công nghệ thông tin, nguồn nhân lực haynhững lĩnh vực khác phụ thuộc vào từng bản chất và quy mô của doanh nghiệp
1.3.2 Các bước xây dựng ma trận IFE
Khi đã hiểu sơ bộ về khái niệm ma trận IFE là gì bạn cũng có thể dễ dàng hình
dung ra được các bước xây dựng IFE Để xây dựng nên ma trận IFE, bạn cầnđược thực hiện thông qua những bước cơ bản sau:
Bước 1: Chỉ ra những yếu tố nội bộ chính đã được xác định trong quy trìnhkiểm toán nội bộ Bạn sẽ sử dụng tổng số từ 10 – 20 yếu tố bên trong, trong đóbao gồm cả những điểm mạnh và điểm yếu Thứ tự liệt kê điểm mạnh trước rồimới tới điểm yếu, liệt kê càng cụ thể càng tốt
Bước 2: Ấn định cho mỗi yếu tố các trọng số nằm trong khoảng từ 0 cho đến 1.Trọng số được gán cho mỗi yếu tố nhất định sẽ cho biết về tầm quan trọngtương đối của yếu tố của doanh nghiệp đó là thành công hay thất bại trongngành Đồng thời cần phải lưu ý tổng của tất cả các trọng số phải bằng 1
Bước 3: Xếp hạng cho mỗi yếu tố từ 1 cho đến 4 Khi đó sẽ biết được yếu tố đóthể hiện điểm mạnh hay điểm yếu như thế nào
Trang 171 sẽ tương ứng với điểm yếu lớn
2 tương ứng với điểm yếu nhỏ
3 tương ứng với điểm mạnh nhỏ
4 tương ứng với điểm mạnh lớn
Bước 4: Nhân trọng số của từng yếu tố với xếp hạng tương ứng của nó để có thểxác định điểm trọng số cho từng biến
Bước 5: Tổng điểm trọng số cho mỗi biến để xác định được tổng điểm trọng sốcho cả tổ chức
1.3.3 Đánh giá ma trận IFE
Bất kể có bao nhiêu yếu tố nội bộ trong doanh nghiệp được đưa vào ma trận IFEthì tổng số điểm trọng số cũng sẽ dao động trong mức từ 1 cho tới 4 và số điểmtrung bình sẽ là 2,5
Khi điểm có trọng số dưới 2,5 có nghĩa doanh nghiệp đang kém về mặt nội bố,điểm trên 2,5 đồng nghĩa doanh nghiệp mạnh về vị thế bên trong
Một ma trận IFE nên được bao gồm từ 10 – 20 yếu tố chính Số lượng của cácyếu tố sẽ không làm ảnh hưởng tới phạm vi của tổng điểm có trọng số vì trọng
số luôn có tổng bằng 1 Đối với 1 yếu tố bên trong vừa là điểm mạnh vừa làđiểm yếu thì yếu tố đó cần phải được đưa vào ma trận IFE hai lần và cần phảigán trọng số và xếp hạng cho mỗi yếu tố
1.3.4 Ưu điểm và nhược điểm của ma trận IFE
Đa năng: Ma trận IFE là một công cụ có thể được sử dụng để xây dựng phântích SWOT, ma trận IE, ma trận GE-McKinsey hoặc để đo điểm chuẩn
Trang 18Ma trận IFE là một công cụ xây dựng các chiến lược được sử dụng để đánh giáhoạt động của một công ty có liên quan tới những điểm mạnh và điểm yếu bêntrong của công ty đó.
Kết luận: Từ đó doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa được về điểm mạnh để cóthể khai thác và chuẩn bị nội lực nhằm khắc phục điểm yếu Đồng thời tìm rađược những phương pháp cải tiến về các điểm yếu đó
1.3.4.2 Nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm thì ma trận IFE vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như sau:
Dễ dàng bị thay thế: Ma trận IFE có thể được thay thế gần như hoàn toàn bằngphân tích PEST, phân tích SWOT, ma trận hồ sơ cạnh tranh và một số phân tíchkhác
Không trực tiếp giúp hình thành chiến lược: Ma trận IFE chỉ xác định và đánhgiá các yếu tố bên trong nhưng không giúp công ty trực tiếp xác định các độngthái chiến lược tiếp theo hoặc chiến lược tốt nhất Các công cụ chiến lược khácphải được sử dụng cho điều đó
Yếu tố quá rộng: Một số yếu tố không đủ cụ thể có thể bị nhầm lẫn với nhau.Một số điểm mạnh cũng có thể là điểm yếu Do đó, mỗi yếu tố phải càng cụ thểcàng tốt để tránh nhầm lẫn về nơi mà yếu tố nên được chỉ định
Để ma trận IFE được thành công cần phải nghiên cứu bổ sung cần thiết về cácđiểm mạnh, điểm yếu trong công ty, doanh nghiệp
1.4 Lý thuyết về ma trận BCG
Ma trận BCG viết tắt của ma trận Boston Consulting Group Lý thuyết ma trậnBCG được xây dựng nhằm giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược tăngtrưởng thị phần cho doanh nghiệp mình bằng cách đưa các danh mục sản phẩmvào 4 nhóm, xác định vị trí của các sản phẩm này trên thị trường để đưa raquyết định đầu tư hay loại bỏ Ma trận boston này chúng ta sẽ phân tích các khíacạnh của ma trận tương ứng với trục tung và trục hoành đó là:
Thị phần (Market Share): Thị phần của sản phẩm trên thị trường là thấp haycao
Trang 19Triển vọng phát triển (Market Growth):Khách hàng tiềm năng trong thị trường
có triển vọng phát triển hay không
Hình 1: Ma trận BCG
Đối với Star ( Ngôi sao): có thị phần tương đối lớn và ở những ngành tăngtrưởng cao Có lợi thế cạnh tranh và cơ hội phát triển, chúng chứa đựng tiềmnăng to lớn về lợi nhuận và khả năng tăng trưởng trong dài hạn
Question marks (Dấu chấm hỏi): Ở vị thế cạnh tranh tương đối yếu, có thị phầntương đối thấp
Cashcow( Bò sữa): Những ngành tăng trưởng thấp ở giai đoạn trưởng thànhnhưng lại có thị phần cao và vị thế cạnh tranh mạnh
Dog (Con chó) : Ở vị thế cạnh tranh yếu, thị trường thấp, trong những ngànhtăng trưởng chậm
Suy ra: Ma trận BCG nhằm xác định những yêu cầu về vốn đầu tư và những nơi
có thể tạo ra nguồn vốn đầu tư ở những Đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU)khác nhau trong cấu trúc kinh doanh
1.5 Lý thuyết về ma trận SWOT
1.5.1 Ma trận SWOT là gì?
Ma trận SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh:
Trang 20Threats (Nguy cơ) – là một mô hình nổi tiếng trong phân tích kinh doanh củadoanh nghiệp Điểm mạnh và điểm yếu là thuộc nội bộ doanh nghiệp còn Cơhội và nguy cơ đến từ bên ngoài Đó là khái niệm ma trận Swot được biết đếnnhiều nhất.
Vậy có thể đưa ra khái niệm về phân tích SWOT đó là việc phân tích các yếu tốmôi trường bên ngoài mà doanh nghiệp phải đối mặt (các cơ hội và nguy cơ)cũng như các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp (các mặt mạnh vàmặt yếu)
1.5.2 Phân tích ma trận SWOT
Mô hình SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận gồm 2 hàng 2 cột vàchia làm 4 phần Mỗi phần tương ứng với những Điểm mạnh (Strengths), Điểmyếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), và Nguy cơ (Threats) Từ hình môhình trên ta có:
Điểm mạnh là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tích cực hoặc
có lợi giúp bạn đạt được mục tiêu
Điểm yếu là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tiêu cực hoặcgây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của bạn
Cơ hội là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp ( thị trường kinh doanh, xãhội, chính phủ…) mang tính tích cực hoặc có lợi giúp lợi đạt được mục tiêu.Nguy cơ là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp ( thị trường kinh doanh, xãhội, chính phủ…) mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt đượcmục tiêu của bạn
Có thể thấy, mục đích của phân tích mô hình SWOT là nhằm xác định thế mạnh
mà công ty, doanh nghiệp đang nắm giữ cũng như những điểm hạn chế cần phải
Phân tích Ma trận SWOT là một trong năm bước hình thành chiến lược kinhdoanh của một doanh nghiệp Nó không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệptrong việc hình thành chiến lược kinh doanh nội địa mà còn có ý nghĩa rất lớntrong việc hình thành chiến lược kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu pháttriển của doanh nghiệp
Trang 21Một khi doanh nghiệp muốn phát triển, từng bước tạo lập uy tín, thương hiệucho mình một cách chắc chắn và bền vững thì phân tích SWOT là một khâukhông thể thiếu trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanhnghiệp.
Phân tích SWOT đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theođịnh dạng SWOT dưới một trật tự logic dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận, cóthể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định Quá trình phân tích SWOT
sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho việc kết nối các nguồn lực và khả năngcủa doanh nghiệp với môi trường cạnh tranh mà doanh nghiệp hoạt động
Hình 2: Mô hình phân tích SWOT
Trang 22việc áp dụng các phương pháp khác nhau tương đối Kết quả của phân tíchQSPM là các chiến lược có ý nghĩa có thể được áp dụng bởi các công ty Mộtthành phần quan trọng của QSPM là trọng số của từng yếu tố bên trong và bênngoài được xác định trước đó cũng như điểm hấp dẫn (AS) của một giá trị chothấy các điểm thu hút tương đối cho mỗi chiến lược được chọn Điểm hấp dẫncao nhất là giải pháp thay thế là sự lựa chọn
1.6.2 Các bước xây dựng ma trận QSPM
Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) sử dụng các thông tinđầu vào từ các ma trận CPM, IFE, EFE, SWOT, BCG và chiến lược chính đểđánh giá khách quan các chiến lược thay thế tốt nhất, 6 bước để phát triển một
ma trận QSPM:
Bước 1: Liệt kê các cơ hội/ mối đe dọa lớn từ bên ngoài và các điểm yếu/ điểmmạnh quan trọng ở bên trong doanh nghiệp
Bước 2: Phân loại tầm quan trọng cho mỗi yếu tố bên trong và bên ngoài
Bước 3: Liệt kê các phương án chiến lược mà Công ty nên xem xét thực hiện.Tập hợp các chiến lược thành các nhóm riêng
Bước 4: Xác định số điểm hấp dẫn cho mỗi chiến lược Chỉ có những chiến lượctrong cùng một nhóm mới được so sánh với nhau Số điểm hấp dẫn được phânnhư sau: 1=không hấp dẫn, 2=ít hấp dẫn, 3=khá hấp dẫn, 4=rất hấp dẫn
Bước 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn, là kết quả của nhân số điểm phân loại(bước 2) với số điểm hấp dẫn (bước 4)
Bước 6: Tính tổng cộng điểm hấp dẫn cho từng chiến lược Số điểm càng cao,chiến lược càng hấp dẫn
Trang 23Bảng 3: Ma trận QSPM
2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY COCA-COLA
2.1 Nền tảng công ty
Hình 3: Logo của Tập đoàn Coca-Cola
Công ty Coca-Cola có trụ sở chính tại Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ Coca-Colađược phát minh vào năm 1886 bởi John Pemberton, một dược sĩ người Georgia.Muhtar Kent sinh năm 1952 tại New York, Hoa Kỳ hiện là Chủ tịch kiêm Giámđốc điều hành (CEO) và gắn bó với hoạt động của Công ty Coca-Cola
Công ty Coca-Cola thành lập công ty của mình ở các khu vực trên toàn thế giới
và hiện đang bán sản phẩm của mình cho hơn 200 quốc gia Các hoạt động củacông ty được chia thành nhiều khu vực địa lý là Âu-Á và Châu Phi, Châu Âu,
Trang 24Mỹ Latinh, Bắc Mỹ và Thái Bình Dương Công ty Coca-Cola là một công tynước giải khát sản xuất hơn 3000 sản phẩm nước giải khát Công ty Coca-Colacũng là nhà sản xuất, phân phối, đóng chai và tiếp thị sản phẩm cô đặc và xi-rô
đồ uống không cồn Trong quá trình triển khai hệ thống Coca-Cola, Công tyCoca-Cola phải hợp tác với hơn 300 đối tác đóng chai trên toàn thế giới Công
ty sản xuất các sản phẩm như nước, nước trái cây và nước trái cây, trà, cà phê,
đồ uống thể thao và nước tăng lực Công ty có bốn trong số năm nhãn hiệu đồuống có ga không cồn hàng đầu thế giới là Coca-Cola, Diet Coke, Sprite vàFanta Năm 1960, Coca cola lần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam Sau đó,Công ty Coca-Cola Indochina Pte chính thức được thành lập tại Việt Nam vàotháng 8 năm 1995 Từ đó đến nay, Coca-Cola có một số địa điểm tại Việt Nam,hợp nhất thành một Công ty Nước giải khát có tên là Coca-Cola Việt Nam vớitrụ sở chính đặt tại Thủ Đức Quận, Thành phố Hồ Chí Minh
2.2 Tầm nhìn và sứ mệnh
Trong mô hình quản lý chiến lược, các tuyên bố về tầm nhìn và sứ mệnh rõ ràng
là rất quan trọng để các chiến lược thay thế được xây dựng và thực hiện Mộttầm nhìn kinh doanh rõ ràng sẽ giúp công ty xây dựng một tuyên bố sứ mệnhtoàn diện và một sứ mệnh rõ ràng là cần thiết trước khi có thể hình thành vàthực hiện các chiến lược thay thế Vì vậy, phát triển một tầm nhìn và sứ mệnhtốt là điều cần thiết đối với bất kỳ công ty nào và một công ty lớn như CocaCola cũng không phải là một ngoại lệ
2.2.1 Tầm nhìn
Tầm nhìn 2020 là một định hướng tuyệt vời cho sự phát triển của Coca colatrong ngành nước giải khát Công ty nhận thức được những gì họ cần làm tronghiện tại và tương lai Họ không chỉ quan tâm đến lợi nhuận hay năng suất màcòn quan tâm đến con người Điều này có thể hỗ trợ họ phát triển cả về số lượng
và chất lượng
Con người: Là một nơi tuyệt vời để làm việc, nơi mọi người được truyền cảmhứng để trở thành người giỏi nhất có thể Thu hút, gắn kết và giữ chân những
Trang 25nhân tài giỏi nhất bằng kiến thức, cảm hứng đam mê, tuyển dụng, phát triển vàthăng tiến phụ nữ, đạt được sự đa dạng thực sự.
Danh mục đầu tư: Mang đến cho thế giới danh mục các thương hiệu đồ uốngchất lượng, có thể đón đầu và thỏa mãn mong muốn và nhu cầu của mọi người.Đối tác: Nuôi dưỡng mạng lưới khách hàng và nhà cung cấp thành công, chúng
ta cùng nhau tạo ra giá trị bền vững và chung sống
Hành tinh: Có trách nhiệm với xã hội bằng cách giúp xây dựng và hỗ trợ cáccộng đồng bền vững
Lợi nhuận: Tối đa hóa lợi nhuận lâu dài cho người sở hữu cổ phần đồng thời lưutâm đến trách nhiệm chung của chúng ta
Năng suất: Là một tổ chức hiệu quả cao, tinh gọn và hoạt động nhanh; quản lýcon người, thời gian và tiền bạc để đạt hiệu quả cao nhất
“Lộ trình của chúng tôi bắt đầu với sứ mệnh của chúng tôi, đó là lâu dài Nótuyên bố mục đích của chúng tôi với tư cách là một công ty và là tiêu chuẩn đểchúng tôi cân nhắc các hành động và quyết định của mình ”
Để làm mới thế giới
Để truyền cảm hứng cho những khoảnh khắc lạc quan và hạnh phúc
Để tạo ra giá trị và tạo ra sự khác biệt “
Trên đây là ba yếu tố chính là nguồn cảm hứng để thực hiện sứ mệnh của Coke
từ hiện tại đến tương lai, ít nhất là đến năm 2020 với kỳ vọng của công ty làphục vụ mọi người tốt nhất
Khách hàng: Đối với Coca cola, khách hàng là những người cần được đánh giácao và được cung cấp những sản phẩm chất lượng nhất và sự phục vụ tốt nhất từ
Trang 26Coca cola Công ty phục vụ sự đa dạng của khách hàng bao gồm các đại lý, nhàphân phối và tất cả những người sử dụng Coca cola trên quy mô lớn.
Sản phẩm: Coca cola hướng tới mang đến những sản phẩm an toàn, chất lượngđảm bảo về độ cồn tự nhiên, chất tạo màu và độ carbon dioxide… Đa dạng vềchủng loại thức uống cũng là tiêu chí của sản phẩm Coca cola
Thị trường: Mở rộng thị trường của Coca Cola; đạt được mục tiêu bán hàng.Coca cola mở rộng đầu tư tiêu thụ Họ tăng cường tham gia và phục vụ tại địaphương, cung cấp nhiều cửa hàng hơn và cho nhiều người mua sắm cụ thể.Hình ảnh đại chúng: Sứ mệnh của Coca cola không chỉ là công ty dẫn đầu trongviệc cung cấp những thức uống tốt nhất mà còn là công ty dẫn đầu toàn cầu vềbảo vệ môi trường, trong hệ thống đóng gói và sản xuất và xử lý
Triết lý: Doanh nghiệp Coca-Cola cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứngnhu cầu kinh doanh và giải khát của hàng nghìn khách hàng bán lẻ Mở đầucuộc đối thoại và các mối quan hệ đang diễn ra, Coca cola nỗ lực xây dựng sựhiểu biết và tin tưởng lẫn nhau để theo đuổi các mục tiêu Mối quan hệ vớikhách hàng là trọng tâm trong nỗ lực và triết lý của Coca cola
Công nghệ: Công ty hiển thị định hướng công nghệ của họ trong báo cáo tầmnhìn như mục đích cần đạt được như sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại gópphần tăng năng suất
Tự cho rằng Coca cola là công ty làm mới thế giới bằng những thức uống thơmngon, tươi mát và mang đến cho mọi người trên toàn thế giới những khoảnhkhắc và cảm giác lạc quan, hạnh phúc, tạo ra sự khác biệt để khách hàng luônghi nhớ và trân trọng những giá trị của Coca cola
Quan tâm đến nhân viên: Nâng cao kiến thức hệ thống của mọi người và chuyểnđộng xuyên hệ thống, truyền cảm hứng cho nhân viên đam mê, tuyển dụng, pháttriển và thăng tiến cho phụ nữ, tạo điều kiện tốt hơn cho tất cả nhân viên cốnghiến sức sáng tạo và trình độ của họ cho những thức uống tuyệt vời
Mối quan tâm đến tăng trưởng, lợi nhuận, sự tồn tại: Yếu tố này cũng khôngđược yêu cầu trong sứ mệnh nhưng nhìn chung công ty hiển thị những việc cầnlàm trong một báo cáo chi tiết Coca cola muốn vận hành sản xuất và hậu cần
Trang 27với chi phí thấp nhất trên mọi thị trường trong khi vẫn duy trì các tiêu chuẩnchất lượng; cũng sử dụng quy mô và chuyên môn để tạo ra quy mô kinh tế.Kết luận: Có một số thành phần quan trọng cần được xem xét và đưa vào sứmệnh như công nghệ, triết lý và mối quan tâm của nó đối với sự tăng trưởng tồntại và lợi nhuận Công ty nên cung cấp thêm thông tin chi tiết về việc bỏ lỡ.