- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo của ngườidân trên địa bàn TP.HCM.- Xem xét mối quan hệ và mức độ tác động của các yếu tố này đến quyết định sử dụng
Lý do chọn đề tài
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, đòi hỏi nhiều sự đổi mới và tiến bộ thì hoạt động thanh toán bằng tiền mặt không còn đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán của cả nền kinh tế Vậy nên, việc sử dụng một phương thức thanh toán mới thuận tiện hơn, an toàn hơn cũng là điều tất yếu mà mỗi quốc gia đều đang quan tâm, đó là thanh toán không dùng tiền mặt Cuối năm 2016, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020 với mục tiêu đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10% Đây là điều kiện tốt để phương thức thanh toán này phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam
Thanh toán điện tử (thanh toán trực tuyến) là giao dịch trên internet, người dùng sử dụng dịch vụ được cung cấp để thực hiện giao dịch như thanh toán hóa đơn, chuyển tiền, nạp tiền, mua vé máy bay,… Đặc điểm tiện lợi ở đây là chúng ta chỉ cần có 1 thiết bị thông minh kết nối mạng internet thì có thể thực hiện giao dịch ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào Và tất nhiên đây là điều kiện dễ dàng đáp ứng khi cuộc cách mạng công nghệ đang phát triển cực kì mạnh mẽ, mạng Internet được phủ sóng hầu như khắp mọi nơi, chúng ta sử dụng điện thoại thông minh và thực hiện thanh toán mà không phải cầm tiền mặt theo bên người Các dịch vụ thanh toán điện tử phổ biến hiện nay là Internet Banking của các ngân hàng, các ví điện tử như Momo, Airpay, Zalopay,
Vậy yếu tố nào giúp Momo nhận được sự ủng hộ lớn của người dùng, dẫn đầu trong thị trường các ví điện tử cạnh tranh gay gắt ngày nay ? Với lý do đó, nhóm em thực hiện nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử
Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo của người dân trên địa bàn TP.HCM.
- Xem xét mối quan hệ và mức độ tác động của các yếu tố này đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo của người dân trên địa bàn TP.HCM
- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng ví điện tử Momo.
Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu đi qua 2 bước chính: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định tính thu thập dữ liệu với 15 mẫu bằng các câu hỏi định tính Từ kết quả nghiên cứu đó điều chỉnh thang đo và bảng câu hỏi, mô hình nghiên cứu cho phù hợp.
Nghiên cứu định lượng thu thập dữ liệu qua bảng khảo sát, nhận được các số liệu cụ thể với cỡ mẫu lớn Sử dụng các số liệu chạy SPSS cho ra kết quả cuối cùng.
Cơ sở lý thuyết
Các mô hình lý thuyết liên quan:
Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM):
Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) ra đời với mục đích giải thích, cụ thể hơn là dự đoán khả năng một công nghệ mới được chấp nhận và chức năng của công nghệ này đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng khiến họ muốn sử dụng Hầu hết những nghiên cứu về các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin mới đều áp dụng mô hình TAM này vì nó xác định được sự tương quan về nhận thức của người tiêu dùng (từ các tác động bên ngoài lẫn suy nghĩ bên trong) lên ý định sử dụng, kết quả dẫn đến hành vi sử dụng như thế nào.
Biến bên ngoài là các yếu tố tác động đến suy nghĩ và nhận thức của một người rằng có nên chấp nhận sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ này hay không, bao gồm các tác động từ môi trường xã hội và những kinh nghiệm cá nhân của người đấy (Venkatesh &
Thái độ là sự bộc lộ cảm xúc của người tiêu dùng sau khi đã hình thành nhận thức về sản phẩm hoặc dịch vụ đó, giữ vai trò quan trọng trong việc có nên chấp nhận sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ này hay không (Fishbein & Ajzen, 1975)
Hình 1: Mô hình chấp nhận công nghệ
TAM2 là mô hình mở rộng của TAM, có sự phân tích chi tiết về các biến bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp lên từng giai đoạn nào trong quá trình nhận thức đến chấp nhận sử dụng Mô hình TAM2 được thể hiện rõ trong sơ đồ dưới đây:
Hình 2: Mô hình chấp nhận công nghệ 2 (TAM2)
- Cảm nhận hữu ích (PU): Là mức độ tin tưởng về chức năng của công nghệ mới đem lại hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
- Cảm nhận dễ sử dụng (PEOU): Là mức độ tin tưởng về tính đơn giản, hoạt động dễ dàng của công nghệ mới mà mọi người tiêu dùng đều có thể sử dụng được.
- Chuẩn chủ quan (SN): Là cảm nhận của một người bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, những suy nghĩ, nhận định mang tính một chiều về việc có nên sử dụng công nghệ mới hay không.
- Hình ảnh (Image): Là mức độ cảm nhận hình ảnh cá nhân sẽ thay đổi tích cực khi sử dụng công nghệ mới
- Phù hợp với công việc (Job revelance): Là cảm nhận của người tiêu dùng rằng công nghệ mới này có phù hợp với công việc hay không
- Chất lượng đầu ra (Output Quality): Là mức độ mà cá nhân tin rằng công nghệ mới này sẽ giúp công việc, cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp, suôn sẻ hơn.
- Tính minh chứng của kết quả (Result demonstrability): Tính hữu hình của các kết quả sau khi sử dụng công nghệ mới.
- Ý định hành vi (Behavioral intention): Là những suy nghĩ hoặc kế hoạch của người tiêu dùng về việc sẽ thực hiện một hành vi cụ thể.
- Sự tự nguyện: Là mức độ mà người tiêu dùng tiềm năng cảm nhận rằng có gì đó thôi thúc bản thân họ thực hiện (không bị bắt buộc).
Thuyết phổ biến sự đổi mới (Innovation Diffusion Theory):
- Roger đưa ra lý thuyết về khuếch tán đổi mới giải thích việc các ý tưởng, công nghệ được lan truyền, chấp nhận trong các môi trường văn hóa theo ông mỗi cá nhân đều sẽ trải qua 5 bước để chấp nhận một sản phẩm mới:
Giai đoạn nhận thức: Cá nhân ý thức được sự tồn tại của ý tưởng đổi mới & những gì cần nó đáp ứng.
Giai đoạn thuyết phục: Mức độ mỗi cá nhân phát triển thái độ tích cực hoặc tiêu cực đối với sự đổi mới & cách ĐMST đáp ứng nhu cầu của họ.
Giai đoạn ra quyết định: Quyết định của cá nhân rằng họ sẽ nắm lấy sự đổi mới hay từ chối nó.
Giai đoạn thực hiện: Cá nhân bắt đầu sử dụng đổi mới để đáp ứng nhu cầu.
Giai đoạn xác nhận: Cá nhân quyết định họ có hài lòng với sự đổi mới hay không là khi họ tiếp tục sử dụng nó cũng như giới thiệu nó cho người khác.
- Rogers cũng chỉ ra năm thuộc tính đổi mới là (1) lợi ích liên quan, (2) khả năng thích ứng, (3) tính dễ tiếp cận, (4) tính dễ thử nghiệm và (5) tính dễ quan sát
- Roger chia người tiêu dùng thành 5 loại người tương ứng với trình tự thời gian họ chấp nhận sự đổi mới.
Người cải cách (Innovators): “là người sẵn sàng chấp nhận rủi ro, có địa vị xã hội cao nhất, thanh khoản tài chính (khả năng mua bán sản phẩm nhanh chóng với mức giá sát thị trường), có tính xã hội & có mối quan hệ gần gũi nhất với các nguồn khoa học & tương tác với các nhà đổi mới Khả năng chấp nhận rủi ro của họ cho phép họ chấp nhận những công nghệ có thể thất bại Có nguồn tài chính đủ mạnh giúp hấp thu những thất bại này.”
Người dùng đầu tiên (Early adopters): “Những cá nhân này có mức độ dẫn dắt dư luận (opinion leadership) cao nhất Họ có địa vị xã hội cao hơn, thanh khoản tài chính, giáo dục tiên tiến và xã hội hóa tốt hơn so với người chấp nhận trễ Họ thận trọng hơn trong lựa chọn chấp nhận hơn là những người đổi mới Họ sử dụng sự lựa chọn khôn ngoan của việc chấp nhận đổi mới để giúp họ duy trì vị trí truyền thông trung tâm.”
Số đông chấp nhận sớm (Early Majority): “Họ chấp nhận sự đổi mới sau một thời gian khác nhau dài hơn đáng kể so với các nhà đổi mới và những người chấp nhận sớm Nhóm này có địa vị xã hội trung bình, tiếp xúc với người chấp nhận sớm và hiếm khi nắm giữ các vị trí dẫn dắt dư luận một hệ thống.”
Số đông chấp nhận trễ (Late Majority): “Họ thông qua sự đổi mới sau người tham gia trung bình Những cá nhân này tiếp cận một sự đổi mới với một mức độ hoài nghi cao & sau khi đa số xã hội đã thông qua sự đổi mới.
Xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu được xây dựng từ các nghiên cứu trước đó, đặc biệt là Thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT) và nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của khách hàng cá nhân tại ngân hàng Agribank - chi nhánh Cần Thơ (2019).
1.5.1 Ảnh hưởng xã hội: Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi sử dụng trong UTAUT, được xây dựng từ ba khái niệm: Chuẩn chủ quan (TRA, TAM2, TPB/DTPB và C-TAM- TPB),nhân tố xã hội (MPCU) và hình ảnh (IDT) Khi đưa ra quyết định cho một hành động nào đó, con người thường bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh Ảnh hưởng xã hội này không chỉ tác động đến ý định sử dụng mà còn tác động đến thái độ khi thực hiện hành động Khi sử dụng ví điện tử, mỗi ý kiến của người thân, bạn bè hoặc người xung quanh, thậm chí là những ý kiến trên mạng xã hội và những ý kiến này tác động gián tiếp cũng như trực tiếp đến niềm tin của người dùng.
H1: Ảnh hưởng xã hội có tác động tích cực đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo.
1.5.2 Cảm nhận hữu dụng mong đợi: Đây là mức độ mà cá nhân tin tưởng rằng hiệu suất làm việc của họ sẽ tăng lên (UTAUT) Hữu ích mong đợi được tổng hợp từ 5 khái niệm: Cảm nhận hữu ích ( của thuyết TAM/TAM 2 và C-TAM-TPB), động lực thúc đẩy bên ngoài (MM), lợi thế tương đối (IDT), Phù hợp với công việc (MPCU) và Kết quả mong đợi (SCT).
Cảm nhận hữu dụng trình bày mức độ mà người dùng có niềm tin rằng ví điện tử Momo sẽ đem lại cho họ nhiều lợi ích từ việc tiện lợi chuyển tiền, dùng vouchers, thay đổi thói quen dùng tiền mặt, thậm chí người dùng có thể thực hiện các thao tác như mua vé xe, vé xem phim, nạp thẻ cào, tại chỗ mà không cần di chuyển đến các địa điểm khác.
H2: Cảm nhận hữu dụng mong đợi có tác động tích cực đến quyết định sử dụng ví momo.
1.5.3 Cảm nhận dễ sử dụng mong đợi:
Dễ sử dụng mong đợi (Effort Expectancy) là mức độ cảm nhận liên quan đến việc sử dụng của hệ thống Khái niệm được xây dựng từ 3 khái niệm của các mô hình trước:
Dễ sử dụng cảm nhận (TAM/TAM2), Tính phức tạp (MPCU) và Dễ sử dụng (IDT).
Một hệ thống được cho là dễ sử dụng khi nó có giao diện dễ sử dụng, nội dung và trình bày dễ hiểu, các đồ họa kỹ thuật hợp lý Việc dễ sử dụng giúp khách hàng cảm thấy thoải mái, kích thích nhu cầu sử dụng dịch vụ Trong nghiên cứu định tính trước đó, nhóm cũng nhận được nhiều câu trả lời hài lòng về giao diện của Momo, được đánh giá là bắt mắt, dễ dùng, mang màu sắc công nghệ.
H3: Cảm nhận dễ sử dụng mong đợi có tác động tích cực đến quyết định sử dụng víMomo.
Trong nền công nghệ phát triển, vấn đề tiết lộ thông tin cá nhân đang gặp nhiều hiểm họa do bị lợi dụng, lừa đảo, mua bán thông tin, Vậy nên việc an toàn và bảo mật thông tin khách hàng luôn được đề cao Bên cạnh đó, việc sử dụng ví điện tử liên kết với tài khoản ngân hàng càng cần được đảm bảo Vấn đề thanh toán, sử dụng của ví điện tử cũng phải đảm bảo độ an toàn cho khách hàng, tránh rủi ro mất tiền.
Nếu người dùng không có sự tin tưởng với hệ thống ứng dụng thì sẽ không có hoạt động sử dụng dịch vụ Đồng thời, một hệ thống tạo ra sự tin tưởng đối với khách hàng của mình thì sẽ kích thích nhu cầu trải nghiệm và sử dụng dịch vụ của họ, khiến họ không phải băn khoăn mỗi khi nghĩ đến việc thực hiện giao dịch trên hệ thống này.
H4: Sự tin cậy có tác động tích cực đến việc sử dụng ví điện tử momo.
Hình 4: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Quy trình nghiên cứu
Hình 5: Quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu định tính
1.7.1 Thực hiện nghiên cứu định tính:
Nghiên cứu thu thập dữ liệu định tính bằng phương pháp phỏng vấn, là một cuộc hỏi đáp giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn thông qua Facebook Phỏng vấn cá nhân chỉ diễn ra 2 người, người phỏng vấn lần lượt đưa ra các câu hỏi, từ đó khai thác sâu từ câu trả lời của người được hỏi Nhóm đã phỏng vấn 15 sinh viên sống và làm việc học tập ở TP.HCM Quá trình phỏng vấn sẽ thu được càng nhiều dữ liệu từ dữ liệu bên ngoài như bạn có thường xuyên sử dụng ví điện tử momo, trường hợp nào bạn sử dụng ví điện tử momo, tại sao bạn lại chọn sử dụng ví điện tử momo, đến dữ liệu nội bộ như cảm nhận khi bạn sử dụng ví điện tử momo, các chức năng của ví điện tử momo mang lại cho bạn sự hài lòng, những trải nghiệm mà ví điện tử momo mang lại cho bạn, những khó khăn gặp phải khi sử dụng ví điện tử momo, ….
1.7.2 Câu hỏi khảo sát định tính:
1.7.2.1 Yếu tố nào giúp bạn biết đến và sử dụng ví điện tử momo?
1.7.2.2 Bạn sử dụng momo với những mục đích gì?
1.7.2.3 Bạn thấy độ an toàn và bảo mật của momo như thế nào?
1.7.2.4 Sau khi sử dụng bạn thấy momo có nên cải thiện dịch vụ gì không?
1.7.2.5 Theo bạn thì ưu điểm và nhược điểm của ví điện tử momo là gì?
1.7.3 Kết quả khảo sát định tính:
1.7.3.1.Yếu tố nào giúp bạn biết đến và sử dụng ví điện tử momo?
Khi được hỏi yếu tố nào giúp bạn biết đến và sử dụng ví điện tử momo thì hầu hết những người làm khảo sát cho rằng là biết đến ví điện tử momo là do bạn bè người thân giới thiệu và sử dụng là vì không muốn giữ quá nhiều tiền mặt trong người hạn chế được nạn trộm cướp Theo ý kiến của BN ( sinh viên, 19 tuổi ), biết đến ví điện tử momo là do bạn bè sử dụng nhiều và hạn chế được tối đa số lượng tiền mặt phải cẩm và thanh toán dễ dàng hơn Bên cạnh đó TC (sinh viên, 20 tuổi) cũng trả lời rằng là do bạn bè sử dụng ví momo nhiều rồi chỉ lại nên TC cũng quyết định sử dụng ví momo.
1.7.3.2 Bạn sử dụng momo với những mục đích gì?
Khi được hỏi những mục đích mà bạn sử dụng ví momo thì nhận được rất nhiều những mục đích khác nhau như là hạn chế việc giữ tiền mặt, thanh toán các dịch vụ dễ dàng, chuyển khoản không mất phí, nạp tiền điện thoại, mua vé máy bay, liên kết với các ứng dụng mua sắm trực tuyến để nhận được nhiều khuyến mãi,
1.7.3.3 Bạn thấy độ an toàn và bảo mật của momo như thế nào?
Khi được hỏi về độ an toàn và bảo mật thì các đáp viên hầu hết cho rằng momo có độ bảo mật và an toàn khá tốt Mặc dù không thể hoàn toàn tin tưởng được nhưng vẫn có thể chấp nhận và sử dụng được.
1.7.3.4 Sau khi sử dụng bạn thấy có nên cái thiện dịch vụ gì không?
Hầu hết những bạn đáp viên đều khá hài lòng về những dịch vụ của momo nhưng cũng có một vài dịch vụ muốn cải thiện như TV ( sinh viên, 19 tuổi) cho rằng momo nên cho phép việc rút tiền về ngân hàng được miễn phí nhiều lần hơn, và bạn HD (sinh viên, 20 tuổi) cho rằng momo cần liên kết nhiều hơn nữa các ứng dụng ăn uống mua sắm,
1.7.3.5 Theo bạn thì ưu nhược điểm của ví điện tử momo là gì ?
Khi hỏi về ưu điểm và nhược điểm của ví điện tử momo thì có rất nhiều ý kiến được đưa ra như là T ( sinh viên , 19 tuổi ) cho rằng momo có ưu điểm là thanh toán nhanh, không phải tốn phí để chuyển tiền và rút tiền về ngân hàng liên kết dễ dàng, nạp tiền điện thoại thì được hoàn tiền, có rất nhiều những chương trình khuyến mãi và bạn thấy momo chưa có nhược điểm đối với cá nhân bạn Còn về MH ( sinh viên, 21 tuổi ) cho rằng momo có ưu điểm lớn là chuyển tiền không tốn phí và hỗ trợ thanh toán trên các ứng dụng đặt đồ ăn, bạn còn được nuôi heo vàng để giúp trẻ em vùng sâu vùng xa,còn về nhược điểm là momo hoàn tiền lại cho bạn khá tốn thời gian và rất rối Bên cạnh đó TT ( sinh viên , 19 tuổi) cho rằng momo chuyển tiền nhanh chóng không tốn phí,được hoàn tiền sau những chương trình thanh toán, nạp tiền điện thoại có nhiều chiết khấu là những ưu điểm của momo còn về nhược điểm thì bạn thấy một tháng chỉ rút tiền về ngân hàng chỉ hạn chế được 3 lần , và dịch vụ chăm sóc khách hàng còn chưa thật sự tốt.
Nghiên cứu định lượng
1.8.1 Thiết kế mẫu: Để đảm bảo được những bước tiếp theo có thể thực hiện được và đáp ứng được yêu cầu về số mẫu của phân tích hồi quy đa biến và phân tích nhân tố khám phá EFA Theo
Hair và ctg (2006) thì kích thước mẫu phải lớn gấp 5 lần tổng số biến quan sát Do đó với 24 biến quan sát thì nhóm cần ít nhất 120 mẫu.
Theo Tabachnick và Fidell (1996), để phân tích hồi quy đa biến có nghĩa thì cỡ mẫu tối thiếu cần phải dựa theo công thức n = 50 + 8*m ,với n là số mẫu cần thiết và m là số biến độc lập Bài nghiên cứu có 4 biến độc lập nên số mẫu khảo sát không thể ít hơn 82 mẫu.
Dựa vào các yêu cầu trên thì số mẫu mà nhóm phải chọn tối thiểu là 120 mẫu.
Phương pháp lấy mẫu mà nhóm đã chọn để nghiên cứu là phương pháp lấy mẫu phi xác suất, là phương pháp lấy mẫu thuận tiện
Việc sử dụng phương pháp này giúp cho nhóm nghiên cứu dễ dàng hơn, mang lại hiệu quả và năng suất cho việc phát triển đề tài Tiết kiệm được thời gian và chi phí.
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện: Có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận tiện hoặc khả năng tiếp cận đối tượng, nơi nhóm có nhiều khả năng gặp đối tượng hơn ( nhóm liên lạc đối tượng qua các group học tập trên facebook) Nhóm sẽ gửi khảo sát trực tuyến cho họ vì dịch bệnh hiện nay nên rất khó cho nhóm để gặp họ trực tiếp để nhờ họ tham gia khảo sát Chính vì vậy nhóm đã lựa chọn thông qua các mối quan hệ của các thành viên trong nhóm là bạn bè, người thân, người quen và những người có thể nằm trong đối tượng khảo sát ( đối tượng khảo sát là sinh viên ở địa bàn TPHCM) Từ việc áp dụng phương pháp này, nhóm có thể dễ dàng khai thác thông tin và thu được lượng mẫu phù hợp.
Phân tích dữ liệu
Thống kê mô tả là phương pháp liên quan đến việc thu thập dữ liệu, tóm tắt, tính toán, trình bày và mô tả những đặc trưng khác nhau để phản ánh tổng quát đối tượng nghiên cứu Thống kê mô tả được chia thành đo lường xu hướng tập trung và đo lường biến động Đo lường xu hướng tập trung có giá trị trung bình, trung vị Đo lường biến động gồm độ lệch chuẩn, phương sai, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất.
1.9.2 Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha:
Phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha được sử dụng trước phương pháp EFA với mục đích nhằm loại bỏ những biến không phù hợp vì những biến này có thể tạo ra những dữ liệu sai Hệ số Cronbach’s Alpha là thước đo tính nhất quán bên trong, nó được hiểu là mức độ chặt chẽ giữa các biến quan sát trong một tập hợp hay một nhân tố.
Nó được coi là thước đo phổ biến nhất trong việc xác định độ tin cậy của thang đo nhưng nó không chỉ ra được biến nào cần giữ lại và biến nào cần loại bỏ Vậy nên cần tính được hệ số tương quan giữa biến- tổng để xem những biến nào sẽ bị loại Tiêu chí để đánh giá thang đo là :
- Biến quan sát phải có hệ số tương quan biến-tổng > 0,3.
- Hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo >0,6.
Ngoài ra, hệ số Cronbach’s của thang ở mức trên 0,8 là thang đo lường tốt Những biến quan sát hoặc thang đo không đảm bảo được yêu cầu trên sẽ bị loại bỏ.
1.9.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA:
Sau khi đánh giá thang đo Crobach’sao Alpha, bước phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo này dùng để thu nhỏ và gom các biến lại thành một tập hợp có ý nghĩa, dựa trên sự tương quan giữa các biến Kết quả rút gọn phải thỏa mãn các tham số sau thì tập hợp mới có ý nghĩa:
- Chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) được dùng để đánh giá sự phù hợp của phân tích nhân tố Chỉ số KMO phải lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì phân tích nhân tố là thích hợp, còn trong trường hợp nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không phù hợp với tập dữ liệu Điều kiện: 0,5 ≤ KMO ≤ 1.
- Chỉ số kiểm định Bartlett để kiểm tra độ tương quan giữa các biến quan sát và tổng thể, phân tích chỉ có ý nghĩa khi Sig có giá trị nhỏ hơn 5%, nếu Sig lớn hơn 5% thì loại biến quan sát Điều kiện: Sig ≤ 0,05
- Chỉ số Eigenvalue là chỉ số được dùng nhằm xác định số lượng nhân tố trong phân tích Và chỉ số này phải lớn hơn hoặc bằng 1 thì mới được giữ lại trong mô hình. Điều kiện: Eigenvalue ≥ 1
- Chỉ số tổng phương sai trích (Total Variance Explained) phải lớn hơn hoặc bằng 50% thì mô hình EFA thích hợp Điều kiện: phương sai trích ≥ 50%
- Chỉ số hệ số tải nhân tố (Factor Loadings), biểu thị mối quan hệ tương quan giữa biến quan sát và nhân tố Chỉ số này lớn hơn 0.5 thì được chấp nhận Điều kiện: hệ số tải nhân tố ≥ 0,5 1.9.4 Phân tích hồi quy đa biến:
- Phân tích tương quan Pearson được chạy với mục đích kiểm định mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập Vì muốn có hồi quy thì trước hết phải tương quan.
- Phân tích hồi quy bội sẽ được tiến hành theo các bước:
Phân tích tương quan để kiểm tra mối tương quan giữa toàn bộ các biến
Dùng R bình và R bình hiệu chỉnh để đánh giá độ thích hợp của mô hình, biểu thị mức độ tác động của biến độc lập đến biến phụ thuộc.
Hệ số DW (Durbin-Watson) để kiểm định tương quan chuỗi bậc nhất có giá trị biến thiên từ 0 đến 4; nếu các phần sai số có giá trị gần bằng 2 thì sẽ không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau.
Kiểm định F nhằm kiểm tra xem xét độ phù hợp của mô hình
Dùng hệ số phóng đại phương sai VIF, nếu VIF>10 thì sẽ có hiện tượng đa cộng tuyến
Dùng chỉ số beta để xét sự ảnh hưởng của những biến độc lập tác động đến sự thay đổi của các biến phụ thuộc Beta càng lớn ảnh hưởng càng nhiều
A= ò0 + ò1*X1 + ò2*X2 + ò3*X3 + ò4*X4 Trong đó: o A: yếu tố ảnh hưởng o ò0: hằng số hồi quy o òi: trọng số hồi quy o Xi: các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo
Thống kê mô tả mẫu
Dữ liệu được thu tập từ việc gửi bảng form khảo sát trực tuyến đến các group học tập, đối tượng tham gia trả lời khảo sát hầu hết là sinh viên của trường Đại học Kinh tế TP.HCM Sau 1 tuần khảo sát, nhóm thu về 151 mẫu trả lời và 151 mẫu đều phù hợp, đạt yêu cầu để tiến hành phân tích dữ liệu.
Trình bày thống kê mô tả cho 151 mẫu khảo sát trong bảng sau:
Bảng 1: Tổng hợp số liệu thống kê mô tả.
Thông tin Tần số Tỷ lệ phần trăm Giới tính
Cụ thể các đặc điểm sau:
Giới tính là đặc điểm đầu tiền mà nhóm xác định để phân loại bởi vì yếu tố này ít sự lựa chọn và dễ phân loại Ngoài ra, giới tính là yếu tố bắt buộc khi ta có các vấn đề nghiên cứu liên quan đến nhân khẩu học
Trong tổng số 151 mẫu được lấy về từ người khảo sát thì nữ đạt 52 phiếu (chiếm 34,4%) , nam có 99 phiếu (chiếm 65,6%) Xét trên mục tiêu của nghiên cứu và phạm vi thực hiện thì yếu tố giới tính sẽ không làm ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.
Nhìn chung, phần lớn sinh viên sử dụng ví điện tử tập trung ở độ tuổi 18 - 22 trong đó năm 1 có 114 phiếu (chiếm 75,5%), năm 2 có 14 phiếu (chiếm 9,3%), năm 3 có 13 phiếu (chiếm 8,6%) và thấp nhất là năm 4 có 8 phiếu (chiếm 5,3%) và lứa tuổi khác là 2 phiếu (chiếm 1,3%) Tuy nhiên, do nhóm đối tượng là sinh viên của trường nên khi làm khảo sát nhóm đã dựa trên khóa học để xác định độ tuổi Vì cách biệt giữa độ tuổi và phân hoá cuộc sống nên không có sự khác biệt quá rõ rệt.
Hầu hết, các bạn sinh viên đều có mức thu nhập từ 2.000.000 - Dưới 4.000.000 có 55 phiếu (chiếm 36,4%), Dưới 2.000.000 là 51 phiếu (chiếm 33,8%), trên 6.000.000 là 33 phiếu (chiếm 21,9%) và cuối cùng là từ 4.000.000 – 6.000.000 là 12 phiếu (chiếm 7,9%). Đây cũng là một nhân tố giúp nhóm xác định được xu hướng sử dụng của sinh viên qua việc biết về thu nhập Từ việc xác định rõ thu nhập thì từ đó ta mới có thể đánh giá được mức độ sử dụng ví Momo hay khả năng sử dụng và thanh toán của các bạn sinh viên.
Nhìn chung, phần lớn các sinh viên đều tiêu dùng tiền trên ví trên 1.500.000 là 72 phiếu (chiếm 47,7%), tiếp theo từ 1.000.000 – dưới 1.500.000 là 42 phiếu (chiếm 27,8%), kế đến là 500.000- dưới 1.000.000 là 19 phiếu (chiếm 12,6%) cuối cùng là dưới 500.000 có 18 phiếu (chiếm 11,9%).
Từ đây, ta có thể quan sát được mức độ tiêu dùng của sinh viên Điều này sẽ làm cho các biến quan sát, biến phụ thuộc của nhóm về quyết định sử dụng ví điện tử Momo của các bạn sinh viên sẽ được chính xác và đáng tin cậy hơn.
Bảng 2: Bảng thống kê mô tả các biến quan sát
N Minimum Maximum Mean Std Deviation
Bảng thống kê mô tả các biến quan sát cho thấy các biến có độ lệch chuẩn thấp, thể hiện sự đồng nhất của các câu trả là khá cao, mức độ phân tán thấp Đồng thời, giá trị trung bình của các biến đều đạt giá trị lớn hơn 3,5 cho thấy sự đồng ý cao của các đối tượng tham gia trả lời khảo sát.
Trong đó biến có giá trị trung bình thấp nhất là AHXH2 và biến có giá trị trung bình cao nhất làQDSD4
Kiểm định thang đo
Các thang đo sẽ được đánh giá độ tin cậy, tính phân biệt trong phần mềm SPSS điển hình là phương pháp Cronbach’s Alpha và EFA Nó giúp cho ta thấy được mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố, kiểm tra biến quan sát nào phù hợp và không phù hợp để đưa vào thang đo
2.2.1 Kiểm định hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha:
Cronbach’s Alpha là thước đo tính nhất quán bên trong, nó được hiểu là mức độ chặt chẽ giữa các biến quan sát trong một tập hợp hay một nhân tố Nó được coi là thước đo phổ biến nhất trong việc xác định độ tin cậy của thang đo.
Bảng 3: Bảng kiểm định thang đo biến AHXH (AHXH1-AHXH3)
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến
Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập là 0,735 > 0,6, biến có ý nghĩa.
Hệ số tương quan biến của các biến quan sát AHXH1, AHXH2, AHXH3 > 0,3 nên thang đo của những biến này đạt chuẩn và đảm bảo đo lường tốt.
Do đó, sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo AHXH có 3 biến quan sát phù hợp và được giữ lại là : AHXH1, AHXH2, AHXH3.
Bảng 4: Bảng kiểm định thang đo biến CNHD (CNHD1-CNHD6)
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến
Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập là 0,888 > 0,6, biến có ý nghĩa.
Hệ số tương quan biến của các biến quan sát CNHD1, CNHD2, CNHD3, CNHD4, CNHD5 > 0,3 nên thang đo của những biến này đạt chuẩn và đảm bảo đo lường tốt.
Do đó, sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo CNHD có 5 biến quan sát phù hợp và được giữ lại là : CNHD1, CNHD2, CNHD3, CNHD4, CNHD5.
Bảng 5: Bảng kiểm định thang đo biến DDSD (DDSD1-DDSD5)
Thống kê tin cậy Cronbach's Alpha Số mẫu
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến
Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập là 0.875 > 0,6, biến có ý nghĩa.
Hệ số tương quan biến của các biến quan sát DDSD1, DDSD2, DDSD3, DDSD4, DDSD5, DDSD6 > 0,3 nên thang đo của những biến này đạt chuẩn và đảm bảo đo lường tốt.
Do đó, sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo DDSD có 6 biến quan sát phù hợpvà được giữ lại là : DDSD1, DDSD2, DDSD3, DDSD4, DDSD5, DDSD6.
Bảng 6: Bảng kiểm định thang đo biến STC (STC1-STC3)
Thống kê độ tin cậy
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến
Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Hệ số Cronbach’s Alpha của biến độc lập là 0.849 > 0,8, biến có ý nghĩa đo lường tốt.
Hệ số tương quan biến của các biến quan sát STC1, STC2, STC3, STC4, STC5, STC6 > 0,3 nên thang đo của những biến này đạt chuẩn và đảm bảo đo lường tốt.
Do đó, sau khi kiểm định độ tin cậy của thang đo STC có 6 biến quan sát phù hợp và được giữ lại là : STC1, STC2, STC3, STC4, STC5, STC6.
2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis):
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA là một phương phân phân tích các biến định lượng trong một tập hợp đo lượng sự phụ thuộc lẫn nhau của các biến để từ đó đưa thành một nhân tố và nó sẽ bao gồm ý nghĩa của các biến kia.
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA trong đó bao gồm: Principal Component Analysis, Varimax và với giá trị tiêu chuẩn lớn hơn 0,5 để đảm bảo rằng các biến đều có giá trị thực tiễn .Phương pháp sẽ phân chia các biến có liên quan đến nhau ra thành từng phần và phân biệt chúng với các nhân tố khác.
Qua kết quả chạy EFA được trình bài trong bảng bên dưới cho thấy các biến quan sát được nhóm thành 4 nhân tố: Sự tin cậy, Cảm nhận hữu dụng, Dễ dàng sử dụng và Ảnh hưởng xã hội Và 4 biến quan sát của biến phụ thuộc được nhóm thành 1 nhân tố với các chỉ số được phân tích chi tiết bên dưới bảng của mỗi phần.
2.2.3 Phân tích nhân tố khám phá thang đo các biển độc lập:
Theo kết quả kiểm định Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích EFA được thực hiện cho 6 thang đo đạt giá trị tin cậy với 25 biến quan sát sau khi loại bỏ TK2 và ST4 với phép trích Principal Component và phép xoay Varimax Kết quả phân tích KMO trong lần chạy đầu tiên được thể hiện qua bảng bên dưới:
Bảng 7: Bảng kết quả phân tích KMO trong lần chạy đầu tiên
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.
Hệ số số KMO là 0.920 < 1 cho thấy có ý nghĩa phân tích nhân tố thích hợp Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê Sig < 0.05 cho thấy các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể.
Bây giờ, ta cần nhóm các biến quan sát lại thành các biến đại diện để chuẩn bị cho phân tích tương quan Pearson Phân tích này sẽ làm rõ các mối quan hệ giữa biến độc lập với biến phụ thuộc cũng như mối quan hệ giữa các biến độc lập với nhau.
Hệ số tương quan Pearson (r) được sử dụng để đo lường sự chặt chẽ của mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và phụ thuộc Giá trị tuyệt đối của r càng cao cho thấy tính tương quan giữa hai biến càng lớn Một vấn đề khác là nếu các biến độc lập có tính tương quan chặt chẽ với nhau thì phải lưu ý vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy.
Hệ số tương quan Pearson (r) khi xuất hiện trên bảng kết quả phân tích nằm trong khoảng -1 đến +1 Để phân tích tương quan có ý nghĩa buộc giá trị Sig thỏa mãn điều kiện Sig < 0.05 Nếu r càng tiến về +1 có nghĩa là tương quan càng mạnh Ngược lại, r càng tiến về 0 có nghĩa là tương quan càng yếu.
r < 0 cho thấy mối tương quan không cùng chiều giữa các biến, vì vậy khi có sự tăng lên trong giá trị của một biến thì sẽ có sự giảm sút trong giá trị của biến còn lại.
Phương trình hồi quy
Do giá trị Sig của Constant > 0,05 nên không thêm vào phương trình hồi quy.
Các biến độc lập: Cảm nhận hữu dụng (CNHD), Sự tin cậy (STC) và Ảnh hưởng xã hội (AHXH)
Biến phụ thuộc: Quyết định sử dụng ví điện tử Momo (QDSD).
Ta cú hệ số ò của CNHD, STC và AHXH đều dương, chứng tỏ rằng ba nhõn tố này có tương quan cùng chiều (thuận) đối với biến phụ thuộc Quyết định sử dụng (QDSD).
Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất là Cảm nhận hữu dụng (CNHD) (ò = 0,481), thứ hai là Sự tin cậy (STC) (ò = 0,386) và cuối cựng là Ảnh hưởng xó hội (AHXH) (ò = 0,064).
Kiểm định các giả thuyết:
Từ kết quả phân tích hồi quy nghiên cứu tìm ra 3 yếu tố có tác động đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo của khách hàng, cụ thể ở đây là nhóm sinh viên trên địa bàn TP.
1 H1: Ảnh hưởng xã hội tác động thuận đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo. òadj = 0,064 > 0 (dương), sig = 0,020 Do đú, giả thuyết H1 khụng bị loại bỏ Ảnh hưởng xã hội có tác động nhẹ đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo.
2 H2: Cảm nhận hữu dụng tác động thuận đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo. òadj = 0,481 > 0 (dương), sig = 0,000 Do đú giả thuyết H2 khụng bị loại bỏ Cảm nhận hữu dụng mong đợi khi mua hàng trực tuyến có ảnh hưởng mạnh đến quyết định của sinh viên trong việc sử dụng ví điện tử Momo Khi càng để ý đến mức độ hữu dụng thì quyết định sử dụng ví điện tử Momo càng cao
3 H4: Sự tin cậy tác động thuận đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo. òadj = 0,386 > 0 (dương), sig = 0,000 Do đú giả thuyết H4 khụng bị loại bỏ Như vậy nếu như sinh viên đã cảm nhận được niềm tin với ví điện tử Momo thì quyết định sử dụng sẽ được đưa ra nhanh hơn.
Bảng 15: Bảng Kết quả kiểm định các giả thuyết
Giả thuyết Nội dung Sig VIF Kết quả
H1 Ảnh hưởng xã hội có tác động cùng chiều đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo
Cảm nhận hữu dụng có tác động cùng chiều đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo
Cảm nhận dễ dàng sử dụng có tác động cùng chiều đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo
Sự tin cậy có tác động cùng chiều đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo
Qua Chương 2 này, chúng ta đã thực hiện nhiều phân tích khác nhau như phân tích thống kê mô tả về tổng số mẫu đã khảo sát, đánh giá độ tin cậy của các thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan Pearson, và cuối cùng là phân tích hồi quy đa biến.
Dữ liệu thu thập cho thấy, hiện nay sinh viên thành phố Hồ Chí Minh hầu hết đều đã sử dụng ví điện tử và đã từng có kinh nghiệm sử dụng các tính năng tích hợp trên ví điện tử Momo.
Các biến độc lập có tác động đến quyết định sử dụng ví điện tử Momo theo thứ tự mức độ ảnh hưởng là Cảm nhận hữu dụng (CNHD), Sự tin cậy (STC) và Ảnh hưởng xã hội (AHXH).