1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhu cầu chăm sóc Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tại nhà của gia đình NB đột quỵ não khi xuất viện và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Quân y 103

96 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhu cầu chăm sóc Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tại nhà của gia đình NB đột quỵ não khi xuất viện và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Quân y 103
Tác giả Hoàng Thị Lan Anh
Người hướng dẫn TS. Trương Quang Trung, TS. Nguyễn Đăng Trường
Trường học Trường Đại học Y Hà Nội
Chuyên ngành Điều dưỡng
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 376,3 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (14)
    • 1.1. Tổng quan về đột quỵ não (14)
      • 1.1.1. Định nghĩa (14)
      • 1.1.2. Phân loại (14)
      • 1.1.3. Biểu hiện lâm sàng của ĐQN (14)
      • 1.1.4. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của ĐQN (15)
      • 1.1.5. Di chứng của ĐQN (16)
    • 1.2. Nhu cầu chăm sóc Điều dưỡng của NB đột quỵ não (18)
      • 1.2.1. Nhu cầu của con người (18)
      • 1.2.2. Nhu cầu chăm sóc Điều dưỡng của NB đột quỵ não (18)
      • 1.2.3. Nhu cầu PHCN của NB đột quỵ não (20)
      • 1.2.4. Các nghiên cứu về nhu cầu chăm sóc Điều dưỡng và PHCN ở NB đột quỵ não (21)
    • 1.4. Vài nét về cơ sở nghiên cứu (24)
    • 1.5. Học thuyết Điều dưỡng và ứng dụng (0)
  • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (27)
    • 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu (27)
      • 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu (27)
      • 2.1.2. Thời gian nghiên cứu (27)
    • 2.2. Đối tượng nghiên cứu (27)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (28)
      • 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu (28)
    • 2.4. Phương pháp thu thập số liệu (28)
      • 2.4.1. Công cụ thu thập (28)
      • 2.4.2. Kỹ thuật thu thập số liệu (29)
    • 2.5. Các biến số nghiên cứu (31)
    • 2.6. Phương pháp phân tích số liệu (32)
    • 2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (0)
    • 2.8. Sai số và cách khắc phục (33)
      • 2.8.1. Sai số (33)
      • 2.8.2. Biện pháp khắc phục sai số (33)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ (35)
    • 3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (35)
      • 3.1.1. Đặc điểm của NB đột quỵ não (35)
      • 3.1.2. Đặc điểm người chăm sóc NB (37)
    • 3.2. Nhu cầu CSĐD và PHCN tại nhà của người chăm sóc NB Đột quỵ não. .29 1. Nhu cầu chăm sóc Điều dưỡng (39)
      • 3.2.2. Nhu cầu phục hồi chức năng (41)
    • 3.3. Mối liên quan giữa đặc điểm của NB và người chăm sóc với nhu cầu CSĐD và PHCN tại nhà (45)
      • 3.3.1. Mối liên quan giữa đặc điểm của NB với nhu cầu CSĐD (45)
      • 3.3.2. Mối liên quan giữa đặc điểm của NB với nhu cầu PHCN tại nhà (47)
      • 3.3.3. Mối liên quan giữa đặc điểm của Người chăm sóc với nhu cầu CSĐD (48)
      • 3.3.4. Mối liên quan giữa đặc điểm của Người chăm sóc với nhu cầu PHCN tại nhà (51)
      • 3.3.5. Phân tích hồi quy đa biến (53)
  • CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN (55)
    • 4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu (55)
      • 4.1.1. Đặc điểm của người bệnh đột quỵ não (55)
      • 4.1.2. Đặc điểm của người chăm sóc (58)
    • 4.2. Nhu cầu CSĐD và PHCN tại nhà của gia đình NB Đột quỵ não (59)
      • 4.2.1. Nhu cầu chăm sóc Điều dưỡng (59)
      • 4.2.2. Nhu cầu Phục hồi chức năng (67)
    • 4.3 Mối liên quan giữa mối liên quan giữa nhu cầu chăm sóc Điều dưỡng và (70)
      • 4.3.1. Mối liên quan giữa đặc điểm của NB với nhu cầu CSĐD và PHCN 60 4.3.2. Mối liên quan giữa đặc điểm của người chăm sóc với nhu cầu CSĐD và PHCN tại nhà (70)
    • 4.4 Hạn chế của nghiên cứu (74)
  • KẾT LUẬN (76)
  • PHỤ LỤC (84)

Nội dung

Nhu cầu chăm sóc Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tại nhà của gia đình NB đột quỵ não khi xuất viện và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Quân y 103

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại Khoa Đột quỵ Bệnh viện quân Y 103.

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 3 /2018 đến tháng 02 /2019 Trong đó:

- Thời gian viết đề cương nghiên cứu từ tháng 3/2018 đến tháng 5 /2018 - Thời gian thu thập số liệu từ tháng 8 đến tháng 10/2018.

- Thời gian viết báo cáo và xử lý số liệu từ tháng 10 đến tháng 2 năm 2019.

Đối tượng nghiên cứu

- NB được chẩn đoán đột quỵ não điều trị nội trú tại bệnh viện 103.

- Người chăm sóc cho NB (vợ/chồng, con cái, người đại diện của NB).

 Tiêu chuẩn lựa chọn Đối tượng nghiên cứu là NB và người chăm sóc NB đột quỵ não thỏa mãn tiêu chuẩn chọn mẫu dưới đây:

- NB từ 18 tuổi trở lên được bác sỹ điều trị chỉ định ra viện trong khoảng thời gian từ 8/2018 đến 10/2018.

- Người chăm sóc NB từ 18 tuổi trở lên và có thể giao tiếp được.

- NB và người chăm sóc đồng ý tham gia nghiên cứu.

- NB điều trị tại khoa Đột quỵ với chẩn đoán khác không phải là đột quỵ não.

- NB bị bệnh viện trả về hoặc gia đình xin về do bệnh quá nặng.

- Người chăm sóc không có khả năng giao tiếp, không minh mẫn về tinh thần.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.3.1.1 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Áp dụng công thức cho nghiên cứu cắt ngang

Trong đó: n: Cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu

Z: Hệ số tin cậy, với độ tin cậy 95%, Z = 1,96. p = 0,5 ( vì chưa có nghiên cứu khảo sát nhu cầu CSĐD và phục hồi chức năng tại nhà của người chăm sóc NB ĐQN nên ước tính tỷ lệ là 50%) d = 0,08 (sai số tuyệt đối cho phép) Áp dụng công thức ta tính được n = 150

- Áp dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện Lấy mẫu các bệnh nhân ĐQN điều trị nội trú tại khoa Đột quỵ của bệnh viện 103, được chỉ định xuất viện trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2018, đủ tiêu chuẩn được chọn vào danh sách nghiên cứu cho tới khi đủ cỡ mẫu Chẩn đoán bệnh nhân ĐQN dựa vào phân loại bệnh tật quốc tế ICD10 và do các bác sỹ điều trị quyết định.

Phương pháp thu thập số liệu

-Thang đo Barthel đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của NB đột quỵ não Theo thang điểm Barthel, với mỗi sinh hoạt mức độ được đánh giá từ 0 – 10 điểm, khoảng cách giữa các mức độ là 5 điểm, cộng tổng điểm của mỗi NB và tổng kết:

 Từ 0 – 45 điểm là phụ thuộc hoàn toàn

 Từ 50 – 85 điểm là phụ thuộc một phần

 Từ 90 – 100 điểm là độc lập - Bộ câu hỏi phỏng vấn cho đối tượng người chăm sóc được xây dựng dựa trên Thông tư số 07/2011/TT-BYT (về việc hướng dẫn công tác chăm sóc NB), 23 nhu cầu cơ bản của người tàn tật trong chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng của Tổ chức Y tế thế giới đồng thời có tham khảo một số bộ công cụ của nghiên cứu trước đây về chăm sóc NB ĐQN [8], [26], [24] (chi tiết tại phụ lục 3) Bộ câu hỏi gồm 3 phần:

Phần A: Đặc điểm nhân khẩu học của người chăm sóc.

Phần B: Nhu cầu chăm sóc Điều dưỡng tại nhà của người chăm sóc (13 câu) Phần C: Nhu cầu phục hồi chức năng tại nhà của người chăm sóc (9 câu)

Với mỗi nội dung câu hỏi về nhu cầu sử dụng thang đánh giá phân thành 6 mức độ Người chăm sóc tự đánh giá nhu cầu bằng cách khoanh tròn vào lựa chọn 1 trong 6 phương án trả lời theo mức nhu cầu mà mình cảm thấy như sau:

2.4.2 Kỹ thuật thu thập số liệu

Thu thập số liệu được thực hiện qua các bước:

Bước 1: Thử nghiệm và hoàn thiện bộ công cụ nghiên cứu

- Tính độ tin cậy của bộ công cụ : Sử dụng bộ câu hỏi tiến hành điều tra trên 15 người chăm sóc người bệnh ĐQN có đặc điểm tương đồng với mẫu của nghiên cứu trước khi tiến hành thu thập số liệu chính thức Kết quả cho thấy: với 22 tiểu mục thuộc 2 nhu cầu : nhu cầu CSĐD và nhu cầu PHCN có giá trị Cronbach Alpha đều lớn hơn 0,8.

- Hoàn thiện bộ câu hỏi nghiên cứu: bộ câu hỏi được xây dựng xong và tiến hành điều tra thử trên 15 người chăm sóc NB, sau đó được chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện nội dung.

Bước 2: Tập huấn cán bộ điều tra - Đối tượng tập huấn : 02 cộng tác viên là Điều dưỡng viên Khoa Đột quỵ Bệnh viện quân y 103.

- Nội dung tập huấn: Kỹ năng đánh giá mức độ độc lập trong sinh hoạt của NB theo phiếu điều tra, kỹ năng phỏng vấn người nhà NB theo bộ câu hỏi.

Bước 3: Điều tra, giám sát

- Thông báo kế hoạch nghiên cứu và đề nghị được sự hỗ trợ từ khoa: Khi NB được chỉ định xuất viện, điều dưỡng trưởng/ điều dưỡng phụ trách hành chính của khoa sẽ có danh sách NB dự kiến ra viện và cung cấp cho điều tra viên.

- Trong giai đoạn thu thập số liệu, hàng ngày có ít nhất 1 điều tra viên (ĐTV) trực tại khoa trong giờ hành chính để điều tra các trường hợp đủ điều kiện tham gia nghiên cứu Điều tra viên gặp NB và gia đình để đánh giá trước khi NB ra viện bằng cách khám và phỏng vấn Việc phỏng vấn chỉ thực hiện trong ngày NB ra viện.

- Tiến hành điều tra: Nghiên cứu viên trực tiếp đi cùng các ĐTV, quan sát phỏng vấn ít nhất 1 đối tượng nghiên cứu để hỗ trợ kịp thời những thiếu sót trong quá trình điều tra Ngoài ra, nghiên cứu viên đến giám sát điều tra đột xuất trong thời gian tiếp theo Nghiên cứu viên là người thu thập phần lớn số liệu của nghiên cứu.

Bước 4: Thu thập phiếu điều tra

Sau cuối mỗi buổi điều tra (sáng và chiều), các điều tra viên nộp phiếu cho nghiên cứu viên Nghiên cứu viên kiểm tra lại phiếu và yêu cầu bổ sung hoặc kiểm tra thông tin nếu NB chưa ra khỏi khoa điều trị Các phiếu không đạt tiêu chuẩn (không đầy đủ thông tin) đều được loại bỏ.

Bước 5: Tập hợp phiếu, làm sạch chuẩn bị cho nhập liệu.

Các biến số nghiên cứu

Các biến số trong nghiên cứu được xây dựng dựa trên tổng quan tài liệu và thông tư 07 Bộ y tế về hướng dẫn công tác Điều dưỡng về chăm sóc NB và nhu cầu cơ bản của người tàn tật trong chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời phù hợp với đối tượng cũng như đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu.

- Nhóm biến số về đặc điểm chung của NB ĐQN bao gồm: tuổi, giới tính, nơi cư trú, nghề nghiệp, loại tai biến, bệnh đi kèm, số ngày nằm viện và mức độ độc lập khi ra viện.

- Nhóm biến số về đặc điểm người chăm sóc NB ĐQN bao gồm: tuổi, giới tính, nghề nghiệp, học vấn cao nhất, tình trạng hôn nhân, nơi cư trú, mối quan hệ với NB, người quyết định sử dụng CSĐD và mức sống của gia đình.

- Nhóm biến số về nhu cầu CSĐD bao gồm 13 nhu cầu: Cho NB dùng thuốc theo y lệnh điều trị ; theo dõi NB sau dùng thuốc theo y lệnh điều trị ; hỗ trợ NB trong việc ăn uống; hỗ trợ NB trong việc đại tiểu tiện; hỗ trợ NB trong việc vận động (đi lại, thay đổi tư thế ); hỗ trợ NB trong việc ngủ và nghỉ ngơi; hỗ trợ NB trong việc vệ sinh cá nhân; hỗ trợ phòng ngừa loét và chăm sóc vết loét; vỗ rung lồng ngực, hút đờm dãi, thở oxy; đo và theo dõi dấu hiệu sinh tồn; chăm sóc ống đặt trên đường hô hấp; hỗ trợ chăm sóc về tinh thần ; chăm sóc phòng ngã và phòng ngừa tái phát đột quỵ.

- Nhóm biến số về nhu cầu PHCN bao gồm 9 nhu cầu: PHCN giúp NB có thể tự ăn uống được, PHCN giúp NB có thể tự làm vệ sinh cá nhân, PHCN giúp NB tự mặc, cởi quần áo, PHCN giúp NB thể hiện được nhu cầu của bản thân, PHCN giúp NB có thể sử dụng cử chỉ, dấu hiệu để giao tiếp mà người khác hiểu, PHCN giúp NB có thể nói được, PHCN giúp NB có thể ngồi được, PHCN giúp NB có thể đứng được, PHCN giúp NB có thể đi được.

Những thông tin chi tiết hơn về biến số nghiên cứu, định nghĩa biến,phân loại và cách thu thập được trình bày cụ thể ở Phụ lục 1.

Phương pháp phân tích số liệu

- Số liệu được xử lý bằng SPSS 20.0 - Đánh giá tính giá trị của thang đo nhu cầu NCS: hệ số Cronbach’s alpha được xem có độ tin cậy với mẫu.

- Phần mô tả mức độ nhu cầu chăm sóc điều dưỡng và PHCN của NCS người bệnh ĐQN:

• NCS được coi là có nhu cầu CSĐD khi tổng điểm nhu cầu CSĐD lớn hơn 13, NCS không có nhu cầu hỗ trợ CSĐD khi tổng điểm nhu cầu CSĐD ≤ 13.

• NCS được coi là có nhu cầu PHCN khi tổng điểm nhu cầu PHCN lớn hơn 9, NCS không có nhu cầu hỗ trợ PHCN khi tổng điểm nhu cầu PHCN ≤ 9.

- Với mức độ nhu cầu của NCS ở từng tiểu mục được mã hóa thành:

• Không có nhu cầu: khi NCS trả lời không có nhu cầu (0) và nhu cầu rất thấp (1)

• Có nhu cầu: khi NCS trả lời nhu cầu thấp (2), nhu cầu trung bình (3), nhu cầu cao (4), nhu cầu rất cao (5).

- Phần phân tích mối liên quan: sử dụng bảng kiểm 2x2, tính tỷ suất chênh OR với CI 95% để xem mối liên quan giữa nhu cầu CSĐD và PHCN với các đặc trưng của NB và NCS.

2.7 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu này được thực hiện sau khi được thông qua hội đồng Đề cương Thạc sỹ Điều dưỡng – Trường Đại học Y Hà Nội và sự ủng hộ tiến hành nghiên cứu của Bệnh viện 103.

- Nghiên cứu được tiến hành dưới sự đồng ý của NB và NCS tham gia nghiên cứu Tất cả những người tham gia vào nghiên cứu là hoàn toàn tự nguyện và được đọc bản thỏa thuận nghiên cứu được xây dựng theo hướng dẫn về đạo đức trong nghiên cứu.

- Mọi quy trình nghiên cứu được tiến hành một cách riêng tư Mọi thông tin liên quan đến nghiên cứu được lưu trữ an toàn tại địa điểm nghiên cứu và thông tin chỉ phục vụ nghiên cứu.

2.8 Sai số và cách khắc phục

- Sai số do điều tra viên - Sai số trong quá trình nhập liệu - Sai số do người chăm sóc không nhớ chính xác, thiếu thông tin.

2.8.2 Biện pháp khắc phục sai số

- Bộ câu hỏi được thử nghiệm trên đối tượng nghiên cứu trước khi điều tra chính thức.

- Các định nghĩa tiêu chuẩn đưa ra thống nhất, rõ ràng.

- Tập huấn kỹ cho điều tra viên về bộ câu hỏi nhằm thống nhất nội dung từng câu hỏi.

- Phiếu điều tra được giám sát ngay trong ngày điều tra.

- Đối tượng được thỏa thuận tự nguyện tham gia nghiên cứu, khi đó thì thông tin sẽ chính xác hơn.

- Để hạn chế thiếu sót thông tin, có quá trình giám sát trong điều tra thu thập số liệu trong đó các phiếu điều tra được điều tra viên kiểm tra ngay sau khi người tham gia hoàn thành phiếu phỏng vấn để yêu cầu bổ sung những thông tin còn thiếu.

- Nhóm nghiên cứu được tập huấn và tuân thủ quy trình nghiên cứu chặt chẽ, đảm bảo vấn đề đạo đức nghiên cứu, đối tượng tham gia nghiên cứu không ghi hay ký tên vào phiếu điều tra.

Sai số và cách khắc phục

- Sai số do điều tra viên - Sai số trong quá trình nhập liệu - Sai số do người chăm sóc không nhớ chính xác, thiếu thông tin.

2.8.2 Biện pháp khắc phục sai số

- Bộ câu hỏi được thử nghiệm trên đối tượng nghiên cứu trước khi điều tra chính thức.

- Các định nghĩa tiêu chuẩn đưa ra thống nhất, rõ ràng.

- Tập huấn kỹ cho điều tra viên về bộ câu hỏi nhằm thống nhất nội dung từng câu hỏi.

- Phiếu điều tra được giám sát ngay trong ngày điều tra.

- Đối tượng được thỏa thuận tự nguyện tham gia nghiên cứu, khi đó thì thông tin sẽ chính xác hơn.

- Để hạn chế thiếu sót thông tin, có quá trình giám sát trong điều tra thu thập số liệu trong đó các phiếu điều tra được điều tra viên kiểm tra ngay sau khi người tham gia hoàn thành phiếu phỏng vấn để yêu cầu bổ sung những thông tin còn thiếu.

- Nhóm nghiên cứu được tập huấn và tuân thủ quy trình nghiên cứu chặt chẽ, đảm bảo vấn đề đạo đức nghiên cứu, đối tượng tham gia nghiên cứu không ghi hay ký tên vào phiếu điều tra.

KẾT QUẢ

Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm của NB đột quỵ não

Bảng 3.1 : Đặc điểm nhân khẩu học của NB Đặc điểm n(%) Đặc điểm n(%)

Nhóm tuổi: ≥80 tuổi 27 (18) Nơi sống: Nội thành Hà Nội 33 (22)

60 - 79 tuổi 82 (54,7) Ngoại thành Hà Nội 89

Nhận xét: NB nhỏ tuổi nhất là 21, NB cao tuổi nhất là 96, tuổi trung bình của NB là 65,8 Trong đó đa số NB thuộc nhóm tuổi từ 60 – 79 tuổi( 54,7%), những người thuộc nhóm tuổi dưới 60 là 27,3% và nhóm tuổi trên80 là 18% Tỷ lệ người bệnh là nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn (61,3%), trong khi đó tỷ lệ nữ giới mắc bệnh chỉ là 38,7% Đa số người bệnh đều sống ở ngoại thành Hà Nội (59,3%), nội thành Hà Nội và tỉnh khác chiếm tỷ lệ thấp hơn( 22% và 18,7%).

Bảng 3.2: Đặc điểm NB theo thông tin về bệnh tật Đặc điểm n(%) Đặc điểm n(%)

Số lần ĐQN: Loại ĐQN:

Lần đầu tiên 104 (69,3) Nhồi máu não 114 (76) Từ lần thứ 2 trở lên 46 (30,7) Xuất huyết não 28 (18,7)

Bệnh đi kèm: Tăng huyết áp 106 (70,7) Không rõ 8 (5,3) Tim mạch 22 (14,7) Số ngày nằm viện trung bình

Nhận xét: Có 69,3% NB bị đột quỵ não lần đầu, 30,7% NB bị đột quỵ não lần thứ hai trở lên Số người bệnh có tăng huyết áp đi kèm là cao nhất chiếm tới 70,7%, tiếp theo là bệnh tim chiếm 14,7%, đái tháo đường là 12% và bệnh khác là 6 % Trong loại Đột quỵ não thì nhồi máu não chiếm tới 76%, xuất huyết não chiếm 18,7% và 5,3% chưa rõ nguyên nhân Số ngày nằm viện trung bình của NB là 10,3 ±5,41 ngày.

Mức độ độc lập của người bệnh được đánh giá thông qua thang điểmBarthel Index và chia làm 3 mức độ: phụ thuộc hoàn toàn, phụ thuộc một phần và độc lập Điểm Barthel Index của người bệnh tại thời điểm ra viện giao động trong khoảng từ 5 – 100 điểm, với điểm Barthel thấp nhất là 5 chiếm 6,67%; điểm cao nhất là 100 chiếm 5,33% Điểm trung bình về barthel của người bệnh trong nghiên cứu là 57,3 Biểu đồ 1 mô tả phân loại người bệnh theo mức độ độc lập.

Biểu đồ 3.1: Phân bố mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày Nhận xét: Tại thời điểm ra viện, chỉ có 15,3% NB độc lập và còn 84,7 % NB phụ thuộc trong sinh hoạt hàng ngày, trong đó 27,3% NB phụ thuộc hoàn toàn và 57,3% NB phụ thuộc một phần.

3.1.2 Đặc điểm người chăm sóc NB

Tổng cộng có 150 NCS người bệnh tham gia trả lời bộ câu hỏi Bảng 3 và 4 mô tả các đặc điểm nhân khẩu học và thông tin chung của người chăm sóc.

Bảng 3.3 : Đặc điểm nhân khẩu học của người chăm sóc Đặc điểm NCS n(%) Đặc điểm NCS n(%)

Nhóm tuổi: > 40 101 (67,3) Giới tính: Nam 53 (35,3)

31 – 40 28 (18,7) Nữ 97 (64,7) ≤ 30 21 (14) Học vấn: Dưới tiểu học 15 (10)

Nơi sống: Nội thành HN 39 (26) THCS 23 (15,3)

Ngoại thành HN 85 (56,7) THPT 49 (32,7) Tỉnh khác 26 (17,3) Trung cấp trở lên 63 (42)

Nhận xét: Tuổi trung bình của NCS là 45,6 tuổi, tỷ lệ người chăm sóc NB trên 40 tuổi chiếm cao nhất (67,3%), tỷ lệ NCS dưới 30 tuổi chỉ chiếm 14%.

Trong đó NCS là nữ giới là chủ yếu chiếm 64,7%, người chăm sóc là nam chỉ chiếm 35,3% Đa số NCS cho NB sống ở ngoại thành Hà Nội (56,7%) Tỷ lệNCS có trình độ học vấn từ Trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất ( 42%), tỷ lệ dưới tiểu học chiếm tỷ lệ thấp nhất ( 10%).

Bảng 3.4: Thông tin chung của người chăm sóc Đặc điểm NCS n (%) Đặc điểm NCS n (%)

Mối quan hệ: Vợ/chồng 50 (33,3) Nghề nghiệp: Nội trợ, hưu trí 18 (12) Con cái 83 (55,3) Công nhân, viên chức nhà nước 50 (33,3)

Khác 17 (11,3) Nông dân, buôn bán, nghề tự do 82 (54,7)

Mức sống: Giàu 5 (3,3) Người QĐCS tại nhà: Vợ/chồng 55 (36,7)

Khá 60 (40) Con cái 91 (60,7) Trung bình 82 (54,7) Khác 4 (2,7) Nghèo, cận nghèo 3 (2,0)

Nhận xét: Người chăm sóc NB chủ yếu là con cái hoặc vợ/chồng của NB với tỷ lệ lần lượt là 55,3% và 33,3% Hơn ẵ đối tượng nghiờn cứu là nụng dõn,buôn bán, hoặc lao động tự do (54,7%), các đối tượng là nội trợ, hưu trí chiếm tỷ lệ thấp (12%) Người quyết định sử dụng CSĐD và PHCN tại nhà đa số là con cái (60,7%) Đa số NCS cho NB có mức sống trung bình (54,7%), tỷ lệNCS có mức sống khá là 40%, giàu là 3,3% và nghèo, cận nghèo chiếm 2%.

Nhu cầu CSĐD và PHCN tại nhà của người chăm sóc NB Đột quỵ não .29 1 Nhu cầu chăm sóc Điều dưỡng

3.2.1 Nhu cầu chăm sóc Điều dưỡng

NCS được phỏng vấn về nhu cầu CSĐD với 13 nhu cầu, với mỗi nội dung câu hỏi sử dụng thang đánh giá phân thành 6 mức độ: không có nhu cầu, nhu cầu rất thấp, nhu cầu thấp, nhu cầu trung bình, nhu cầu cao và nhu cầu rất cao NCS được coi là có nhu cầu CSĐD khi tổng điểm nhu cầu CSĐD lớn hơn 13, không có nhu cầu khi tổng điểm nhu cầu CSĐD ≤ 13 Biểu đồ 3.2 và bảng 3.5 mô tả nhu cầu CSĐD chung và nhu cầu cụ thể của NCS.

Biểu đồ 3.2: Phân bố nhu cầu chăm sóc điều dưỡng chung Nhận xét: Có 74,7% người chăm sóc có nhu cầu hỗ trợ CSĐD tại thời điểm ra viện; 25,3% NCS không có nhu cầu hỗ trợ CSĐD.

Bảng 3.5 Tỷ lệ nhu cầu hỗ trợ về chăm sóc điều dưỡng của người chăm sóc NB

Trun g bình cao Rất cao

Hỗ trợ cho NB dùng thuốc, tiêm thuốc theo y lệnh điều trị

Theo dõi NB sau dùng thuốc theo y lệnh điều trị 25,3 18,7 15,3 27,3 13,3 74,7

Hỗ trợ CS cho NB trong việc ăn uống 34 16 18 19,3 12,7 66

Hỗ trợ CSNB trong việc đại tiểu tiện 37,3 15,3 17,3 18 12 62,7

Hỗ trợ CSNB trong việc vận động (đi lại, thay đổi tư thế ) 28,7 16,7 20 18 16,7 71,3 Hỗ trợ CSNB trong việc ngủ và nghỉ ngơi 42,7 15,3 15,3 15,3 11,3 57,3

Hỗ trợ CSNB trong việc vệ sinh cá nhân 32,7 17,3 18,7 18,7 12,7 67,3

Hỗ trợ CS phòng ngừa loét và chăm sóc vết loét 35,3 14 16,7 18 16 64,7

Vỗ rung lồng ngực, hút đờm dãi, thở oxy 52 10 10 14 14 48

Kiểm tra, theo dõi dấu hiệu sinh tồn 28 17,3 19,3 19,3 16 72

Hỗ trợ chăm sóc ống đặt trên đường hô hấp 100 0 0 0 0 0

Hỗ trợ chăm sóc tinh thần 38,7 18 17,3 12,7 13,3 61,3

Hỗ trợ CS phòng ngã và phòng ngừa bệnh tái phát 27,3 14,7 22 20,7 15,3 72,7 Nhận xét: 100% NCS không có nhu cầu hỗ trợ chăm sóc ống đặt trên đường hô hấp Tỷ lệ NCS có nhu cầu về hỗ trợ cho NB dùng thuốc, tiêm thuốc theo y lệnh điều trị, theo dõi NB sau dùng thuốc theo y lệnh điều trị, hỗ trợ CSNB trong việc vận động (đi lại, thay đổi tư thế ), kiểm tra, theo dõi dấu hiệu sinh tồn và hỗ trợ CS phòng ngã và phòng ngừa bệnh tái phát khá cao với tỷ lệ lần lượt là 72,7% : 74,7% : 71,3% :72 %: 72,7% Trong số các nhu cầu chăm sóc Điều dưỡng, tỷ lệ NCS có nhu cầu thấp nhất là ở nhu cầu vỗ rung lồng ngực, hút đờm dãi, thở oxy với 48%.

3.2.2 Nhu cầu phục hồi chức năng

NCS được phỏng vấn về nhu cầu PHCN với 9 nhu cầu đánh giá theo 6 mức độ: không có nhu cầu, nhu cầu rất thấp, nhu cầu thấp, nhu cầu trung bình, nhu cầu cao và nhu cầu rất cao NCS được coi là có nhu cầu PHCN khi tổng điểm nhu cầu PHCN lớn hơn 9, không có nhu cầu khi tổng điểm nhu cầu PHCN ≤ 9 Biểu đồ 3.3 và bảng 3.6 mô tả nhu cầu PHCN chung và nhu cầu cụ thể của NCS.

Biểu đồ 3.3: Phân bố nhu cầu phục hồi chức năng chung Nhận xét: Có 76% người chăm sóc có nhu cầu PHCN tại nhà cho NB tại thời điểm ra viện, 24% NCS không có nhu cầu PHCN tại nhà cho NB.

Bảng 3.6 Tỷ lệ nhu cầu PHCN trong sinh hoạt hàng ngày cho NB của NCS

Thấp Trung bình cao Rất cao Tổng

PHCN giúp NB tự ăn uống được 22,7 8,7 23,3 26 19,3 77,3

PHCN giúp NB có thể tự làm vệ sinh cá nhân 22,7 8 24,7 26 18,7 77,3

PHCN giúp NB tự mặc, cởi quần áo 22,7 8 24,7 26 18,7 77,3

Nhận xét: NCS có nhu cầu PHCN giúp NB tự ăn uống được thì cũng có nhu cầu PHCN giúp NB có thể tự làm vệ sinh cá nhân và PHCN giúp NB tự mặc,cởi quần áo với tỷ lệ giống nhau (đều có tỷ lệ 77,3%) NCS có nhu cầu PHCN trong sinh hoạt hàng ngày ở mức cao chiếm tỷ lệ cao nhất (26%).

Bảng 3.6 Tỷ lệ nhu cầu PHCN trong giao tiếp cho NB của NCS (N0)

Thấp Trung bình cao Rất cao Tổng

PHCN giúp NB thể hiện được nhu cầu của bản thân 46,7 7,3 12,7 17,3 16,0 53,3

PHCN giúp NB có thể sử dụng cử chỉ, dấu hiệu để giao tiếp mà người khác hiểu

PHCN giúp NB có thể nói được 46,7 6,7 10,7 18,0 18,0 53,3

Nhận xét: NCS có nhu cầu PHCN giúp NB thể hiện được nhu cầu của bản thân thì cũng có nhu cầu PHCN giúp NB có thể sử dụng cử chỉ, dấu hiệu để giao tiếp mà người khác hiểu và giúp NB có thể nói được với tỷ lệ gần tương đương nhau ( 53,3% và 52,7%) NCS có nhu cầu PHCN giúp NB có thể nói được ở mức cao và rất cao chiếm tỷ lệ cao nhất (đều là 18%).

Bảng 3.7 Tỷ lệ nhu cầu PHCN trong vận động cho NB của NCS (N0)

Thấp Trung bình cao Rất cao Tổng

PHCN giúp NB có thể tự ngồi được 29.3 7,3 17,3 22,7 23,3 70,7

PHCN giúp NB có thể tự đứng được 24 7,3 19,3 24,7 24,7 76

PHCN giúp NB có thể tự đi được 22,7 6,7 20 25,3 25,3 77,3

Nhận xét: Kết quả bảng 3.7 cho thấy: NCS có nhu cầu PHCN giúp NB có thể tự ngồi được thì cũng có nhu cầu PHCN giúp NB có thể tự đứng được vàPHCN giúp NB có thể tự đi được Tỷ lệ NCS có nhu cầu PHCN giúp NB có thể tự đi được chiếm tỷ lệ cao nhất (77,3%) NCS có nhu cầu PHCN giúp NB có thể tự đi được ở mức cao và rất cao chiếm tỷ lệ cao nhất (đều là 25,3%).

Mối liên quan giữa đặc điểm của NB và người chăm sóc với nhu cầu CSĐD và PHCN tại nhà

3.3.1 Mối liên quan giữa đặc điểm của NB với nhu cầu CSĐD

Bảng 3.8 Mối liên quan giữa nhu cầu CSĐD tại nhà với các đặc điểm chung của NB Đặc điểm

Nhận xét: Có sự khác biệt giữa nhóm NB từ 70 tuổi trở lên và nhóm dưới 70 tuổi về nhu cầu CSĐD tại nhà, tỷ lệ NB từ 70 tuổi trở lên có nhu cầu CSĐD cao gấp 5,146 lần so với tỷ lệ những người dưới 70 tuổi, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Các đặc trưng về giới tính, nơi sống cũng có sự khác biệt về nhu cầuCSĐD tại nhà Tỷ lệ nhu cầu này ở nam bằng 0,902 lần so với nữ, ở NB sống tại Hà Nội bằng 0,767 lần so với người sống ở tỉnh khác, tuy nhiên những khác biệt này chưa mang ý nghĩa thống kê (p> 0,05).

Bảng 3.9 Mối liên quan giữa nhu cầu CSĐD với các thông tin về bệnh tật của NB Đặc điểm

Từ lần hai trở lên 41 ( 89,1) 5 (10,9)

(1,730- 20,750) Phụ thuộc một phần và độc lập 74 (67,9) 35 (32,1)

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhu cầu CSĐD tại nhà theo số lần bị đột quỵ, số ngày nằm viện và mức độ phụ thuộc của NB (p< 0,05).

Tỷ lệ NB bị ĐQN từ lần thứ hai trở lên có nhu cầu CSĐD cao gấp 3,811 lần tỷ lệ NB bị lần đầu tiên Tỷ lệ NB có số ngày nằm viện từ 10 ngày trở lên có nhu cầu CSĐD cao gấp 6,354 lần tỷ lệ NB có số ngày nằm viện dưới 10 ngày.

Tỷ lệ NB phụ thuộc hoàn toàn trong sinh hoạt hàng ngày có nhu cầu CSĐD cao gấp 5,991 lần tỷ lệ NB phụ thuộc một phần và độc lập trong sinh hoạt.

Bệnh đi kèm cũng có sự khác biệt về tỷ lệ nhu cầu CSĐD tại nhà Tỷ lệ nhu cầu này ở người có bệnh đi kèm cao gấp 2 lần so với tỷ lệ người không có bệnh đi kèm, tuy nhiên sự khác biệt này chưa mang ý nghĩa thống kê(p>

3.3.2 Mối liên quan giữa đặc điểm của NB với nhu cầu PHCN tại nhà

Bảng 3.10 Mối liên quan giữa nhu cầu PHCN với các đặc điểm chung của NB Đặc điểm

Nhận xét: Có sự khác biệt giữa nhóm NB từ 70 tuổi trở lên và nhóm dưới 70 tuổi về nhu cầu PHCN tại nhà, tỷ lệ NB từ 70 tuổi trở lên có nhu cầu PHCN cao gấp 6,206 lần so với tỷ lệ những người dưới 70 tuổi, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).

Các đặc trưng về giới tính, nơi sống cũng có sự khác biệt về nhu cầu PHCN tại nhà Tỷ lệ nhu cầu này ở nam bằng 0,843 lần so với nữ, ở NB sống tại Hà Nội bằng 0,586 lần so với người sống ở tỉnh khác, tuy nhiên những khác biệt này chưa mang ý nghĩa thống kê ( p >0,05).

Bảng 3.11 Mối liên quan giữa nhu cầu PHCN với các thông tin về bệnh tật của NB Đặc điểm Nhu cầu PHCN p OR

Có nhu Không có cầu nhu cầu

Từ lần hai trở lên 43 (93,5) 3 (6,5)

(1,241 -1,573) Phụ thuộc một phần và độc lập 78 (71,6) 31 (28,4)

Nhận xét: Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhu cầu PHCN tại nhà theo số lần bị đột quỵ, tình trạng bệnh đi kèm, số ngày nằm viện và mức độ phụ thuộc của NB (p< 0,05) Tỷ lệ NB bị ĐQN từ lần thứ hai trở lên có nhu cầu PHCN cao gấp 5,281 lần tỷ lệ NB bị lần đầu tiên Tỷ lệ nhu cầu này ở người có bệnh đi kèm cao gấp 2,425 lần so với tỷ lệ người không có bệnh đi kèm Tỷ lệ NB có số ngày nằm viện từ 10 ngày trở lên có nhu cầu PHCN cao gấp 5,369 lần tỷ lệ NB có số ngày nằm viện dưới 10 ngày Tỷ lệ NB phụ thuộc hoàn toàn trong sinh hoạt hàng ngày có nhu cầu PHCN cao gấp 1,397 lần tỷ lệ NB phụ thuộc một phần và độc lập trong sinh hoạt hàng ngày.

3.3.3 Mối liên quan giữa đặc điểm của Người chăm sóc với nhu cầu CSĐD

Bảng 3.12 Mối liên quan giữa nhu cầu CSĐD tại nhà với các đặc điểm chung của người chăm sóc Đặc điểm

Nhận xét: Có sự khác biệt về tỷ lệ người chăm sóc có nhu cầu CSĐD tại nhà theo tuổi, giới tính, nơi sống, trình độ học vấn Tỷ lệ nhóm NCS từ 40 tuổi trở xuống có nhu cầu CSĐD tại nhà cao gấp 1,496 lần tỷ lệ nhóm NCS trên 40 tuổi Tỷ lệ NCS là nam giới có nhu cầu CSĐD tại nhà bằng 0,916 lần tỷ lệ NCS là nữ giới Tỷ lệ nhóm NCS sống tại Hà Nội có nhu cầu bằng 0,332 lần tỷ lệ nhóm NCS sống ở tỉnh khác Tỷ lệ nhóm NCS có trình độ học vấn dưới THPT có nhu cầu cao gấp 1,006 lần tỷ lệ NCS có trình độ từ TC trở lên Tuy nhiên những khác biệt này chưa mang ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Bảng 3.13 Mối liên quan giữa nhu cầu CSĐD tại nhà với các thông tin xã hội của người chăm sóc Đặc điểm

Mối quan hệ với NB

Nhận xét: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa mối quan hệ với NB, người quyết định sử dụng dịch vụ chăm sóc với nhu cầu CSĐD tại nhà(p0,05).

3.3.4 Mối liên quan giữa đặc điểm của Người chăm sóc với nhu cầu PHCN tại nhà

Bảng 3.14 Mối liên quan giữa nhu cầu PHCN tại nhà với các đặc điểm chung của người chăm sóc Đặc điểm

Nhận xét: Có sự khác biệt về tỷ lệ người chăm sóc có nhu cầu PHCN tại nhà theo tuổi, giới tính, nơi sống, trình độ học vấn Tỷ lệ nhóm NCS từ 40 tuổi trở xuống có nhu cầu PHCN tại nhà cho NB cao gấp 1,511 lần tỷ lệ nhóm NCS trên 40 tuổi Tỷ lệ NCS là nam giới có nhu cầu PHCN tại nhà cho NB bằng0,5 lần tỷ lệ NCS là nữ giới Tỷ lệ nhóm NCS sống tại Hà Nội có nhu cầu bằng 0,447 lần tỷ lệ nhóm NCS sống ở tỉnh khác Tỷ lệ nhóm NCS có trình độ học vấn dưới THPT có nhu cầu bằng 0,842 lần tỷ lệ NCS có trình độ TC,CĐ, ĐH và SĐH Tuy nhiên những khác biệt này chưa mang ý nghĩa thống kê(p>0,05).

Bảng 3.15 Mối liên quan giữa nhu cầu PHCN tại nhà với các thông tin xã hội của người chăm sóc Đặc điểm

Mối quan hệ với NB

Nhận xét: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ người chăm sóc có nhu cầu PHCN tại nhà cho NB theo mối quan hệ với NB (p0,05).

3.3.5 Phân tích hồi quy đa biến

Bảng 3.16 Phân tích đa biến logistic các yếu tố liên quan đến nhu cầu

Mức độ phụ thuộc NB trong sinh hoạt hàng ngày

Mối quan hệ với NB 1,603 0,438 – 5,863 0,476

Người quyết định SD dịch vụ CSĐD

-2 Log likelihood = 97.101 , ; Cox & Snell R Square = 0,384 ; Nagelkerke R Square = 0,567 ; Overall Percentage = 86%

Nhận xét : 6 đặc điểm được đưa vào mô hình hồi quy logistic, có 2 đặc điểm chính dự đoán và có ảnh hưởng chủ yếu với nhu cầu chăm sóc điều dưỡng tại nhà là Số ngày nằm viện ( OR = 1,303, CI 95% : 1,119 – 1,516; p

Ngày đăng: 08/07/2024, 13:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Đức Hinh (2001), Tình hình TBMMN hiện nay tại các nước châu Á.Chẩn đoán và xử trí TBMMN, Hội thảo liên khoa, khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai, 1-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội thảo liên khoa, khoa Thần kinh Bệnhviện Bạch Mai
Tác giả: Lê Đức Hinh
Năm: 2001
2. Nguyễn Văn Triệu (2005), Nghiên cứu thực trạng những người sau tai biến mạch máu não và các yếu tố liên quan đến phục hồi chức năng tái hội nhập cộng đồng, Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thực trạng những người sau taibiến mạch máu não và các yếu tố liên quan đến phục hồi chức năng táihội nhập cộng đồng
Tác giả: Nguyễn Văn Triệu
Năm: 2005
3. Nguyễn Văn Lý (2005), Đánh giá mức độ thiếu sót thần kinh và nhu cầu phục hồi chức năng vận động của NB tai biến mạch máu não, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá mức độ thiếu sót thần kinh và nhu cầuphục hồi chức năng vận động của NB tai biến mạch máu não
Tác giả: Nguyễn Văn Lý
Năm: 2005
4. Hoàng Thị Hiền (2011), Bước đầu nghiên cứu sự phục hồi chức năng vận động của NB liệt nửa người của NB tai biến mạch máu não giai đoạn cấp, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu nghiên cứu sự phục hồi chức năngvận động của NB liệt nửa người của NB tai biến mạch máu não giaiđoạn cấp
Tác giả: Hoàng Thị Hiền
Năm: 2011
5. Sit Janet WH, Wong Thomas KS, Clinton Michael et al. (2004), Stroke care in the home: the impact of social support on the general health of family caregivers, Journal of Clinical Nursing, 13(7), 816-824 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Clinical Nursing
Tác giả: Sit Janet WH, Wong Thomas KS, Clinton Michael et al
Năm: 2004
6. Lichtenberg.R.Frank (2012), Is home health care a substitute for hospital care?, Home health care services quarterly, 31, 84 - 109 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Home health care services quarterly
Tác giả: Lichtenberg.R.Frank
Năm: 2012
8. Nguyễn Thị Như Mai (2013), Nhu cầu chăm sóc phục hồi chức năng và một số yếu tố liên quan tới mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh tai biến mạch máu não khi xuất viện tại Bệnh viện lão khoa Trung ương, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Đại học y tế công cộng Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhu cầu chăm sóc phục hồi chức năng vàmột số yếu tố liên quan tới mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngàycủa người bệnh tai biến mạch máu não khi xuất viện tại Bệnh viện lãokhoa Trung ương
Tác giả: Nguyễn Thị Như Mai
Năm: 2013
9. Limekiln.RN.MSN.CDE Patricia.L (2003), Home health care and diabetes assessment, care, and education, lifestyle and behavior, Diabetes spectrum 16, 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diabetes spectrum
Tác giả: Limekiln.RN.MSN.CDE Patricia.L
Năm: 2003
11. Nguyễn Minh Hiên (2013), Dịch tễ học đột quỵ não, Đột quỵ não, Nhà xuất bản y học, 1- 40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịch tễ học đột quỵ não
Tác giả: Nguyễn Minh Hiên
Nhà XB: Nhàxuất bản y học
Năm: 2013
13. Đào Hữu Đường (2003), Tìm hiểu tình hình bệnh nhân tai biến mạch máu não tại Viện Lão khoa Bệnh viện Bạch Mai trong 5 nă m từ 1998 đến 2002, Luậ n vă n tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tình hình bệnh nhân tai biến mạchmáu não tại Viện Lão khoa Bệnh viện Bạch Mai trong 5 na"̆"m từ 1998đến 2002
Tác giả: Đào Hữu Đường
Năm: 2003
14. Nguyễn Xuân Nghiêm (2002), Vật lý trị liệu phục hồi chức năng, Nhà xuất bản y học, 139 – 150 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Tác giả: Nguyễn Xuân Nghiêm
Nhà XB: Nhàxuất bản y học
Năm: 2002
15. Trần Văn Chương và cộng sự (2002), Phục hồi chức năng người bệnh liệt nửa người do tai biến mạch máu não, Vật lý trị liệu phục hồi chức năng, Nhà xuất bản Y học, 561-614 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vật lý trị liệu phục hồi chứcnăng
Tác giả: Trần Văn Chương và cộng sự
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2002
16. Nguyễn Văn Đăng (1996), Tình hình tai biến mạch máu não tại khoa thần kinh Bệnh viện Bạch Mai 1991- 1993, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ yếu công trình nghiêncứu khoa học
Tác giả: Nguyễn Văn Đăng
Nhà XB: Nhà xuất bản y học
Năm: 1996
17. Vũ Thị Ngọc Liên, Trần Đức Thọ và Hoàng Kỷ (2000), Đối chiếu đặc điểm lâm sàng với hình ảnh chụp cắt lớp vi tính trong tai biến mạch máu não ở người có tuổi, Công trình nghiên cứu khoa học, Bệnh viện Bạch Mai, Nhà xuất bản Y học, 193 - 203 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đối chiếu đặcđiểm lâm sàng với hình ảnh chụp cắt lớp vi tính trong tai biến mạch máunão ở người có tuổi
Tác giả: Vũ Thị Ngọc Liên, Trần Đức Thọ và Hoàng Kỷ
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
Năm: 2000
18. Bộ y tế (2011), Thông tư hướng dẫn công tác Điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện, Số 07/2011/TT - BYT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư hướng dẫn công tác Điều dưỡng về chăm sócngười bệnh trong bệnh viện
Tác giả: Bộ y tế
Năm: 2011
19. Fraser.K.D (2003), Are home care programs cost - effective? A systematic review of the literature, Care management journals, 4 (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Care management journals
Tác giả: Fraser.K.D
Năm: 2003
20. Hayashi, Y., Hai, H. H., &amp; Tai, N. A. (2013). Peer Reviewed:Assessment of the Needs of Caregivers of Stroke Patients at State- Owned Acute-Care Hospitals in Southern Vietnam, 2011. Preventing chronic disease, 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Preventingchronic disease
Tác giả: Hayashi, Y., Hai, H. H., &amp; Tai, N. A
Năm: 2013
21. Tsai, P. C., Yip, P. K., Tai, J. J., &amp; Lou, M. F. (2015). Needs of family caregivers of stroke patients: a longitudinal study of caregivers’perspectives. Patient preference and adherence, 9, 449 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Patient preference and adherence
Tác giả: Tsai, P. C., Yip, P. K., Tai, J. J., &amp; Lou, M. F
Năm: 2015
22. Nguyễn Thị Thịnh (2015), Thực trạng nhu cầu chăm sóc phục hồi chức năng tại nhà của người bệnh tai biến mạch máu não sau điều trị tại bệnh viện hiện đang sinh sống tại quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Tạp chí Y học Việt Nam, Tháng 10 số 2 năm 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chíY học Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Thịnh
Năm: 2015
7. Centers for Disease Control and Prevention (2007), Home health care patients and hospice care discharges, http://www.cdc.gov/diabetes/pubs/,accessed on 5 Jan 2013 Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1 : Đặc điểm nhân khẩu học của NB - Nhu cầu chăm sóc Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tại nhà của gia đình NB đột quỵ não khi xuất viện và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Quân y 103
Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của NB (Trang 35)
Bảng 3.2: Đặc điểm NB theo thông tin về bệnh tật - Nhu cầu chăm sóc Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tại nhà của gia đình NB đột quỵ não khi xuất viện và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Quân y 103
Bảng 3.2 Đặc điểm NB theo thông tin về bệnh tật (Trang 36)
Bảng 3.3 : Đặc điểm nhân khẩu học của người chăm sóc - Nhu cầu chăm sóc Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tại nhà của gia đình NB đột quỵ não khi xuất viện và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Quân y 103
Bảng 3.3 Đặc điểm nhân khẩu học của người chăm sóc (Trang 37)
Bảng 3.4: Thông tin chung của người chăm sóc - Nhu cầu chăm sóc Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tại nhà của gia đình NB đột quỵ não khi xuất viện và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Quân y 103
Bảng 3.4 Thông tin chung của người chăm sóc (Trang 38)
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhu cầu PHCN trong sinh hoạt hàng ngày cho NB của NCS - Nhu cầu chăm sóc Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tại nhà của gia đình NB đột quỵ não khi xuất viện và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Quân y 103
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhu cầu PHCN trong sinh hoạt hàng ngày cho NB của NCS (Trang 42)
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhu cầu PHCN trong giao tiếp cho NB của NCS (N=150) - Nhu cầu chăm sóc Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tại nhà của gia đình NB đột quỵ não khi xuất viện và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Quân y 103
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhu cầu PHCN trong giao tiếp cho NB của NCS (N=150) (Trang 43)
Bảng 3.7. Tỷ lệ nhu cầu PHCN trong vận động cho NB của NCS (N=150) - Nhu cầu chăm sóc Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tại nhà của gia đình NB đột quỵ não khi xuất viện và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Quân y 103
Bảng 3.7. Tỷ lệ nhu cầu PHCN trong vận động cho NB của NCS (N=150) (Trang 44)
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa nhu cầu CSĐD tại nhà với các đặc điểm chung của NB - Nhu cầu chăm sóc Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tại nhà của gia đình NB đột quỵ não khi xuất viện và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Quân y 103
Bảng 3.8. Mối liên quan giữa nhu cầu CSĐD tại nhà với các đặc điểm chung của NB (Trang 45)
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa nhu cầu CSĐD với các thông tin về bệnh tật của NB - Nhu cầu chăm sóc Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tại nhà của gia đình NB đột quỵ não khi xuất viện và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Quân y 103
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa nhu cầu CSĐD với các thông tin về bệnh tật của NB (Trang 46)
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa nhu cầu PHCN với các đặc điểm chung của NB - Nhu cầu chăm sóc Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tại nhà của gia đình NB đột quỵ não khi xuất viện và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Quân y 103
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa nhu cầu PHCN với các đặc điểm chung của NB (Trang 47)
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa nhu cầu CSĐD tại nhà với các đặc điểm chung của người chăm sóc - Nhu cầu chăm sóc Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tại nhà của gia đình NB đột quỵ não khi xuất viện và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Quân y 103
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa nhu cầu CSĐD tại nhà với các đặc điểm chung của người chăm sóc (Trang 48)
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa nhu cầu PHCN tại nhà với các đặc điểm chung của người chăm sóc - Nhu cầu chăm sóc Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tại nhà của gia đình NB đột quỵ não khi xuất viện và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Quân y 103
Bảng 3.14. Mối liên quan giữa nhu cầu PHCN tại nhà với các đặc điểm chung của người chăm sóc (Trang 51)
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa nhu cầu PHCN tại nhà với các thông tin xã hội của người chăm sóc - Nhu cầu chăm sóc Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tại nhà của gia đình NB đột quỵ não khi xuất viện và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Quân y 103
Bảng 3.15. Mối liên quan giữa nhu cầu PHCN tại nhà với các thông tin xã hội của người chăm sóc (Trang 52)
Bảng 3.17. Phân tích hồi quy đa biến logistic các yếu tố liên quan đến nhu cầu PHCN tại nhà - Nhu cầu chăm sóc Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tại nhà của gia đình NB đột quỵ não khi xuất viện và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Quân y 103
Bảng 3.17. Phân tích hồi quy đa biến logistic các yếu tố liên quan đến nhu cầu PHCN tại nhà (Trang 53)
Bảng 3.16. Phân tích đa biến logistic các yếu tố liên quan đến nhu cầu CSĐD tại nhà - Nhu cầu chăm sóc Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tại nhà của gia đình NB đột quỵ não khi xuất viện và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Quân y 103
Bảng 3.16. Phân tích đa biến logistic các yếu tố liên quan đến nhu cầu CSĐD tại nhà (Trang 53)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w