Nhu cầu chăm sóc Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tại nhà của gia đình người bệnh đột quỵ não khi xuất viện

MỤC LỤC

Nhu cầu chăm sóc Điều dưỡng của NB đột quỵ não 1. Nhu cầu của con người

Phục hồi chức năng là chuyên nghành áp dụng các biện pháp Y học, kỹ thuật phục hồi, giáo dục học, xã hội học…nhằm làm cho người tàn tật có thể thực hiện được tối đa những chức năng đã bị giảm hoặc mất do khiếm khuyết, giảm chức năng gây nên giúp cho người tàn tật có thể sống độc lập tối đa, tái hòa nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng và tham gia vào các hoạt động xã hội. Nghiên cứu của Yumiko Hayashi và cộng sự trên 86 NCS về đánh giá nhu cầu của người chăm sóc người bệnh đột quỵ tại bệnh viện Chợ Rẫy TP Hồ Chí Minh khi NB xuất viện, kết quả cho thấy: nhu cầu làm thế nào để giữ cho NB khỏe mạnh và tránh tái phát đột quỵ là 83,7%, nhu cầu thông tin về những loại thuốc có hiệu quả để ngăn ngừa tái phát và hỗ trợ phục hồi là 72,1%, nhu cầu về những bệnh viện nào có sẵn để chăm sóc sức khỏe ở quê nhà là 69,8%, nhu cầu về khả năng sống sót sau đột quỵ để đi bộ tại nhà và trong cộng đồng là 46,5%, nhu cầu phục hồi đột quỵ cho NB tại nơi làm việc hoặc ở nhà là 33,7%, nhu cầu chế độ ăn uống khuyến nghị cho người sống sót sau đột quỵ là 34,9%, nhu cầu khả năng sống sót sau đột quỵ để giao tiếp là 30,2% [20].

Học thuyết Điều dưỡng và ứng dụng

Mô hình chăm sóc Điều dưỡng Roper-Logan-Tierney đánh giá mức độ độc lập của NB trong mối liên kết với các hoạt động sinh sống, giúp điều dưỡng và nhóm chăm sóc sức khoẻ phát triển kế hoạch chăm sóc dựa trên các khả năng của cá nhân và mức độ độc lập của NB. Mặc dù những hoạt đông này được xác định riêng rẽ nhưng trong thực tế, khi sử dụng mô hình để đánh giá một NB thì nhiều hơn một vấn đề có thể được đánh giá cùng lúc , các thông tin thu được sẽ giúp người điều dưỡng thành lập nên kế hoạch chăm sóc cho NB.

Phương pháp thu thập số liệu 1. Công cụ thu thập

- Bộ câu hỏi phỏng vấn cho đối tượng người chăm sóc được xây dựng dựa trên Thông tư số 07/2011/TT-BYT (về việc hướng dẫn công tác chăm sóc NB), 23 nhu cầu cơ bản của người tàn tật trong chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng của Tổ chức Y tế thế giới đồng thời có tham khảo một số bộ công cụ của nghiên cứu trước đây về chăm sóc NB ĐQN [8], [26], [24]. - Thông báo kế hoạch nghiên cứu và đề nghị được sự hỗ trợ từ khoa: Khi NB được chỉ định xuất viện, điều dưỡng trưởng/ điều dưỡng phụ trách hành chính của khoa sẽ có danh sách NB dự kiến ra viện và cung cấp cho điều tra viên.

Các biến số nghiên cứu

Những thông tin chi tiết hơn về biến số nghiên cứu, định nghĩa biến, phân loại và cách thu thập được trình bày cụ thể ở Phụ lục 1.

Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu được tiến hành dưới sự đồng ý của NB và NCS tham gia nghiên cứu. Tất cả những người tham gia vào nghiên cứu là hoàn toàn tự nguyện và được đọc bản thỏa thuận nghiên cứu được xây dựng theo hướng dẫn về đạo đức trong nghiên cứu. Mọi thông tin liên quan đến nghiên cứu được lưu trữ an toàn tại địa điểm nghiên cứu và thông tin chỉ phục vụ nghiên cứu.

Sai số và cách khắc phục 1. Sai số

- Nhóm nghiên cứu được tập huấn và tuân thủ quy trình nghiên cứu chặt chẽ, đảm bảo vấn đề đạo đức nghiên cứu, đối tượng tham gia nghiên cứu không ghi hay ký tên vào phiếu điều tra.

KẾT QUẢ

Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 1. Đặc điểm của NB đột quỵ não

Mức độ độc lập của người bệnh được đánh giá thông qua thang điểm Barthel Index và chia làm 3 mức độ: phụ thuộc hoàn toàn, phụ thuộc một phần và độc lập.

Bảng 3.2: Đặc điểm NB theo thông tin về bệnh tật
Bảng 3.2: Đặc điểm NB theo thông tin về bệnh tật

Nhu cầu CSĐD và PHCN tại nhà của người chăm sóc NB Đột quỵ não

NCS được phỏng vấn về nhu cầu PHCN với 9 nhu cầu đánh giá theo 6 mức độ: không có nhu cầu, nhu cầu rất thấp, nhu cầu thấp, nhu cầu trung bình, nhu cầu cao và nhu cầu rất cao. Nhận xét: NCS có nhu cầu PHCN giúp NB tự ăn uống được thì cũng có nhu cầu PHCN giúp NB có thể tự làm vệ sinh cá nhân và PHCN giúp NB tự mặc, cởi quần áo với tỷ lệ giống nhau (đều có tỷ lệ 77,3%). Nhận xét: NCS có nhu cầu PHCN giúp NB thể hiện được nhu cầu của bản thân thì cũng có nhu cầu PHCN giúp NB có thể sử dụng cử chỉ, dấu hiệu để giao tiếp mà người khác hiểu và giúp NB có thể nói được với tỷ lệ gần tương đương nhau ( 53,3% và 52,7%).

Bảng 3.6. Tỷ lệ nhu cầu PHCN trong sinh hoạt hàng ngày cho NB của NCS
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhu cầu PHCN trong sinh hoạt hàng ngày cho NB của NCS

Mối liên quan giữa đặc điểm của NB và người chăm sóc với nhu cầu CSĐD và PHCN tại nhà

Tỷ lệ nhu cầu này ở người có bệnh đi kèm cao gấp 2 lần so với tỷ lệ người không có bệnh đi kèm, tuy nhiên sự khác biệt này chưa mang ý nghĩa thống kê(p>. Nhận xét: Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về nhu cầu PHCN tại nhà theo số lần bị đột quỵ, tình trạng bệnh đi kèm, số ngày nằm viện và mức độ phụ thuộc của NB (p< 0,05). Có sự khác biệt giữa tỷ lệ người quyết định sử dụng dịch vụ chăm sóc, mức sống của gia đình NCS với nhu cầu PHCN tại nhà.Tỷ lệ người quyết định sử dụng dịch vụ chăm sóc là vợ/chồng của NB có nhu cầu PHCN tại nhà bằng 0,457 lần tỷ lệ nhóm NCS khác với người quyết định SDCS trên.

Bảng 3.9. Mối liên quan giữa nhu cầu CSĐD với các thông tin về bệnh tật của NB
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa nhu cầu CSĐD với các thông tin về bệnh tật của NB

BÀN LUẬN

Nhu cầu CSĐD và PHCN tại nhà của gia đình NB Đột quỵ não 1. Nhu cầu chăm sóc Điều dưỡng

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhu cầu hỗ trợ cho NB dùng thuốc, tiờm thuốc theo y lệnh điều trị, theo dừi NB sau dựng thuốc, hỗ trợ CSNB trong việc vận động, hỗ trợ CS phòng ngã và phòng ngừa bệnh tái phát và hổ trợ kiểm tra, theo dừi dấu hiệu sinh tồn, được NCS đặt lờn hàng đầu. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng sự khó khăn mà họ gặp phải không chỉ liên quan đến vấn đề chăm sóc người bệnh đại tiểu tiện của người bệnh mà còn liên quan đến việc làm thế nào để đưa những người bệnh hạn chế vận động vào nhà vệ sinh hoặc khó khăn trong việc sử dụng các dụng cụ hổ trợ đại tiểu tiện cho người bệnh. Mặc dù người bệnh có nhu cầu được PHCN là khá lớn, tuy nhiên tỷ lệ đáp ứng nhu cầu của NCSC còn khá thấp, điều này có thể một phần là do NCSC còn thiếu kiến thức về đáp ứng các nhu cầu chăm sóc PHCN cho người bệnh, hoặc do họ không biết những nhu cầu của người bệnh, và cũng có thể một phần nào đó họ thiếu tự tin và kỹ năng trong việc đáp ứng các nhu cầu chăm sóc PHCN cho người bệnh.

Mối liên quan giữa mối liên quan giữa nhu cầu chăm sóc Điều dưỡng và PHCN tại nhà với đặc điểm NB và người nhà

Tuy nhiên nhu cầu hỗ trợ CSĐD không có liên quan đến bệnh đi kèm có thể là do trong nghiên cứu của chúng tôi CSĐD bao gồm các yếu tố về chăm sóc sinh hoạt hàng ngày và vệ sinh cá nhân, hỗ trợ vận động đi lại, hỗ trợ phòng ngừa chăm sóc loét. Tuy không có mối liên quan giữa tuổi với nhu cầu CSĐD và PHCN nhưng khi so sánh nhu cầu CSĐD và PHCN cỏc nhúm tuổi khỏc nhau thỡ vẫn cú sự khỏc biệt rừ ràng, trong đó những NCS từ 40 tuổi trở xuống có nhu cầu CSĐD và PHCN tại nhà cao hơn so với những NCS có độ tuổi trên 40 tuổi. Sau khi so sánh và phân tích các biến, chúng tôi chọn được các biến có ý nghĩa sau: Tuổi của NB, tình trạng bệnh kèm theo của NB, số lần đột quỵ, số ngày nằm viện, mức độ phụ thuộc của NB trong sinh hoạt hàng ngày, mối quan hệ của NCS với NB, người quyết định sử dụng dịch vụ chăm sóc tại nhà có liên quan đến nhu cầu CSĐD và PHCN tại nhà của NCS.

Hạn chế của nghiên cứu

Tuổi của NB, tình trạng bệnh kèm, số lần đột quỵ, mối quan hệ với NB và người quyết định sử dụng CS tại nhà tuy có ý nghĩa thống kê khi phân tích đơn biến nhưng khi phân tích hồi quy đa biến không còn ý nghĩa thống kê (p>0,05). Do điều kiện về nguồn lực và thời gian, nên nghiên cứu mới chỉ tiến hành với cỡ mẫu nhỏ nên chưa mang tín đại diện cho toàn bộ quần thể người chăm sóc chính cho người bệnh nói chung của thành phố Hà Nội, cần có nghiên cứu tại nhiều địa bàn khác nhau để có được những kết quả đại diện cho quần thể, làm cơ sở cho các hoạt động can thiệp chương trình CSĐD và PHCN cho người bệnh ĐQN tại nhà nói riêng và tại cộng đồng nói chung. Bên cạnh đó, tại Việt Nam hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về nhu cầu chăm sóc CSĐD và PHCN của người chăm sóc người bệnh ĐQN tại cộng đồng sau khi ra viện, do đó chúng tôi chưa có cơ hội để so sánh kết quả với các nghiên cứu khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Thị Thịnh (2015), Thực trạng nhu cầu chăm sóc phục hồi chức năng tại nhà của người bệnh tai biến mạch máu não sau điều trị tại bệnh viện hiện đang sinh sống tại quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Tạp chí Y học Việt Nam, Tháng 10 số 2 năm 2015. Lê Thị Thảo (2003), Nhu cầu phục hồi chức năng và một số yếu tố liên quan tới mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh tai biến mạch máu não tại cộng đồng quận Ba Đình, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Đại học y tế công cộng Hà Nội. Nguyễn Văn Lệ (2012), Thực trạng và các yếu tố liên quan đến công tác chăm sóc phục hồi chức năng tại nhà cho người bệnh tai biến mạch máu não đã điều trị tại bệnh viện đa khoa Hà Đông năm 2014, Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Đại học y tế công cộng Hà Nội.