Nhu cầu chăm sóc Điều dưỡng và Phục hồi chức năng tại nhà của gia đình NB đột quỵ não khi xuất viện và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Quân y 103
Trang 1NHU CẦU CHĂM SÓC ĐIỀU DƯỠNG TẠI NHÀ CỦA GIA ĐÌNH NGƯỜI BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO KHI XUẤT VIỆN
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
HOÀNG THỊ LAN ANH 1 , TRƯƠNG QUANG TRUNG 2 , NGUYỄN ĐĂNG TRƯỜNG 1 , VƯƠNG THỊ HƯƠNG GIANG 1
1 Trường CĐYT Hà Đông
2 Đại học Y Hà Nội
TÓM TẮT
Đột quỵ não là một bệnh lý nặng nề và thuộc loại
đa tàn tật Hầu hết người bệnh khi ra viện vẫn cần
được tiếp tục chăm sóc tại cộng đồng Nghiên cứu
mô tả cắt ngang được thực hiện trên 150 gia đình
người bệnh đột quỵ não điều trị tại Bệnh viện Quân y
103 năm 2018 tại thời điểm xuất viện để mô tả nhu
cầu chăm sóc Điều dưỡng tại nhà của họ và mô tả
một số yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc Kết
quả cho thấy 74,7% gia đình người bệnh trước khi ra
viện có nhu cầu hỗ trợ chăm sóc điều dưỡng tại nhà
với các mức độ khác nhau Một số yếu tố xác định có
mối liên quan đến nhu cầu hỗ trợ chăm sóc điều
dưỡng gồm tuổi, thời gian nằm viện, mức độ phụ
thuộc của người bệnh (p <0,05).
Từ khóa: Nhu cầu, chăm sóc điều dưỡng, đột
quỵ não.
SUMMARY
HOME – BASED NURSING CARE NEEDS AMONG
FAMILY OF POST STROKE PATIENTS IN THE 103
MILITARY HOSPITAL AND SEVERAL ASSOCIATED
FACTORS
Brain stroke is a severe disease and is
multi-handicapped Most people who are discharged from
hospital still need to continue their care at their home
in community The cross-sectional study was
performed among 150 family of patients suffered
from stroke treated at the 103 Military Hospital at the
time of discharge to describe needs of home based
nursing care and several factors associated with
home cared needs The results show that 74.7% of
participants have different level of home-based
nursing care need Several factors were significant
associated with the need including age, duration of
hospitalization, level of patient’s dependence of
patients (p <0.05).
Keywords: Needs, nursing care, brain.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đột quỵ não luôn luôn là vấn đề thời sự ở tất cả
các quốc gia trên Thế giới cũng như ở Việt Nam
Bệnh có tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong và tàn phế rất cao,
ảnh hưởng nhiều đến kinh tế, đời sống của gia đình
cũng như xã hội Một số nghiên cứu cho thấy sau đột
Chịu trách nhiệm: Hoàng Thị Lan Anh
Email: hoangbangchu89@gmail.com
Ngày nhận: 04/6/2019
Ngày phản biện: 08/7/2019
Ngày duyệt bài: 18/7/2019
Ngày xuất bản: 20/8/2019
quỵ não nếu người bệnh được xuất viện thì tỉ lệ tàn phế cũng rất cao, người bệnh cần được tiếp tục chăm sóc để làm tăng tốc độ và khả năng hồi phục [1] Chăm sóc sau đột quỵ có vai trò rất quan trọng giúp người bệnh hồi phục, nâng cao thể trạng và phòng tránh những nguy cơ bệnh tật phát sinh khác
Do đó, đòi hỏi người chăm sóc phải có kỹ năng và hiểu biết về bệnh Để giúp giảm bớt gánh nặng thời gian chăm sóc, nâng cao chất lượng cuộc sống của những gia đình có người bệnh đột quỵ não rất cần tới chăm sóc Điều dưỡng tại nhà Do đó nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu:
Mô tả nhu cầu chăm sóc Điều dưỡng tai nhà của gia đình người bệnh đột quỵ não điều trị tại Bệnh viện Quân y 103 năm 2018 tại thời điểm xuất viện tại nhà.
Mô tả một số yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc điều dưỡng tại nhà.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên người chăm sóc cho người bệnh đột quỵ não thỏa mãn tiêu chuẩn chọn mẫu
Người chăm sóc người bệnh được chẩn đoán là đột quỵ não (vợ chồng, con cái, người đại diện) Người bệnh được điều trị nội trú tại Bệnh viện Quân y 103 và ra viện trong khoảng thời gian từ 8/2018 đến 10/2018
Người chăm sóc minh mẫn có khả năng giao tiếp
và đồng ý tham gia nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ là người bệnh đột quỵ não chuyển viện – ra viện trong tình trạng nặng, tử vong
2 Cỡ mẫu và chọn mẫu
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được sử dụng
để mời người chăm sóc tham gia vào nghiên cứu dựa vào công thức ước tính một tỷ lệ:
n: Cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu
p = 0,5 ( ước tính tỷ lệ người chăm sóc có nhu cầu chăm sóc điều dưỡng tại nhà là 50%)
d = 0,08 (sai số tuyệt đối cho phép)
Cỡ mẫu tính được là 150 người
3 Công cụ thu thập số liệu: Thu thập số liệu
bằng bộ câu hỏi dựa trên các tổng quan tài liệu gồm gồm 3 phần Phần 1: thông tin chung của người bệnh
và người chăm sóc (tuổi, giới, nghề, ); phần 2: thông tin liên quan đến tình trạng bệnh và điều trị của người bệnh (mức độ độc lập của người bệnh bằng Barthel Index, loại đột quỵ não, thời gian nằm viện ) và phần
3 là 21 câu hỏi về nhu cầu chăm sóc điều dưỡng dựa
Trang 2theo thông tư 07/2011/TT-BYT với câu hỏi nhu cầu
theo các mức độ
4 Phân tích và xử lý số liệu: Tất cả các dữ liệu
được xử lý bằng phần mềm SPSS – Windown phiên
bản 22 với p< 0,05 có ý nghĩa thống kê Thuật toán
mô tả được sử dụng sau khi số liệu được kiểm tra và
làm sạch Thuật toán thống kê như tương quan, so
sánh được sử dụng để tìm hiểu mối tương quan của
một số biến trong nghiên cứu
5 Đạo đức trong nghiên cứu: Mục đích và ý
nghĩa của nghiên cứu được thông báo rõ ràng và
những người tham gia có thể rời nghiên cứu tại bất
cứ thời điểm nào Tất cả những thông tin nhận dạng
người chăm sóc và người bệnh được bảo mật Đồng
thời, nghiên cứu được Hội đồng khoa học đề cương
thạc sỹ Điều dưỡng, Trường Đại học Y Hà Nội và
Bệnh viện Quân y 103 ủng hộ và cho phép thực hiện
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sau quá trình thu thập số liệu có 150 bộ câu hỏi
được hoàn thiện Bảng 1 tóm tắt đặc điểm chung của
người bệnh và người chăm sóc tham gia nghiên cứu
Bảng 1: Đặc điểm của người bệnh và người chăm
sóc (N=150)
Đặc điểm
người bệnh
n (%) Đặc điểm người
chăm sóc
n (%) Nhóm tuổi:
≥80 tuổi 27 (18) Nhóm tuổi: > 40 tuổi 101 (67,3)
60 - 79 tuổi 82 (54,7) 31 – 40 tuổi 28 (18,7)
< 60 tuổi 41 (27,3) < 30 tuổi 21 (14)
Giới: Nam 92 (61,3) Giới: Nam 53 (35,3)
Nhận xét: Đa số người bệnh thuộc nhóm tuổi từ
60 – 79 tuổi ( 54,7%), tỷ lệ người bệnh là nam giới
chiếm tỷ lệ cao hơn (61,3%), tỷ lệ nữ giới mắc bệnh
chỉ là 38,7% Người chăm sóc NB chủ yếu là nữ
chiếm 64,7%, đa số NCS cho NB thuộc nhóm trên 40
tuổi (67,3%), thấp nhất là nhóm tuổi từ 18 đến 30
(chiếm 14%)
Bảng 2: Mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng
ngày của NB theo (N=150)
Nhận xét: Mức độ độc lập của người bệnh được
đánh giá thông qua thang điểm Barthel Index và chia
làm 3 mức độ, phụ thuộc hoàn toàn, phụ thuộc một
phần và hoàn toàn độc lập Tại thời điểm ra viện, chỉ
có 15,3% NB độc lập và còn 84,7% NB phụ thuộc
trong sinh hoạt hàng ngày, trong đó 27,3% NB phụ
thuộc hoàn toàn và 57,3% NB phụ thuộc một phần
2 Đặc điểm nhu cầu chăm sóc điều dưỡng tại
nhà
Nhu cầu chăm sóc điều dưỡng tại nhà được mô
tả thông qua 13 nhóm hoạt động với các mức trả lời
nhu cầu từ cao đến thấp
Bảng 3 Tỷ lệ nhu cầu hỗ trợ về chăm sóc điều
dưỡng của người chăm sóc NB
Trang 3Hoạt động Không có
nhu cầu (%) Thấp Trung bìnhCó nhu cầu (%)cao Rất cao Tổng
Hỗ trợ cho NB dùng thuốc, tiêm thuốc theo YL điều trị 27,3 16.7 19.3 25.3 11.3 72,7 Theo dõi NB sau dùng thuốc theo y lệnh điều trị 25.3 18.7 15.3 27.3 13.3 74,7
Hỗ trợ CSNB trong việc vận động (đi lại, thay đổi tư thế ) 28.7 16.7 20 18 16.7 71,3
Hỗ trợ CS phòng ngã và phòng ngừa bệnh tái phát 27.3 14.7 22 20.7 15.3 72,7 Nhận xét: 100% NCS không có nhu cầu hỗ trợ
chăm sóc ống đặt trên đường hô hấp Tỷ lệ NCS có
nhu cầu về hỗ trợ cho NB dùng thuốc, tiêm thuốc
theo y lệnh điều trị, theo dõi NB sau dùng thuốc theo
y lệnh điều trị, hỗ trợ CSNB trong việc vận động (đi
lại, thay đổi tư thế ), kiểm tra, theo dõi dấu hiệu sinh
tồn và hỗ trợ CS phòng ngã và phòng ngừa bệnh tái
phát khá cao với tỷ lệ lần lượt là 72,7%: 74,7%:
71,3%:72 %: 72,7% Trong số các nhu cầu chăm sóc
Điều dưỡng, tỷ lệ NCS có nhu cầu thấp nhất là ở nhu
cầu vỗ rung lồng ngực, hút đờm dãi, thở oxy với
48%
Bảng 4: Nhu cầu chăm sóc điều dưỡng tại nhà của người chăm sóc
Nhu cầu chăm sóc điều dưỡng tại nhà Số lượng (N) Tỷ lệ (%)
Nhận xét: 74,7% người chăm sóc có nhu cầu cần
hỗ trợ chăm sóc điều dưỡng tối thiểu một loại hình dịch vụ, chỉ có 25,3% người chăm sóc không có nhu cầu cần hỗ trợ chăm sóc điều dưỡng cho người bệnh tại thời điểm ra viện
Bảng 5: Mối liên quan giữa nhu cầu chăm sóc điều dưỡng tại nhà với đặc điểm NB
Có nhu cầu Không có nhu cầu
(1,995- 13,272)
(2,577-15,667)
(1,730 – 20,750) Phụ thuộc một phần và độc lập 74 67,9 35 32,1
Nhận xét: Bảng 5 cho thấy sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về nhu cầu CSĐD tại nhà theo nhóm
tuổi, số ngày nằm viện và mức độ phụ thuộc của NB
(p<0,05) Tỷ lệ NB từ 70 tuổi trở lên có nhu cầu
CSĐD cao gấp 5,146 lần so với tỷ lệ những người
dưới 70 tuổi Tỷ lệ NB có số ngày nằm viện từ 10
ngày trở lên có nhu cầu CSĐD cao gấp 6,354 lần tỷ
lệ NB có số ngày nằm viện dưới 10 ngày Tỷ lệ NB
phụ thuộc hoàn toàn trong sinh hoạt hàng ngày có
nhu cầu CSĐD cao gấp 5,991 lần tỷ lệ NB phụ thuộc
một phần và độc lập trong sinh hoạt
BÀN LUẬN
1 Đặc điểm của người bệnh
Nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là người bệnh
thuộc nhóm tuổi từ 60 – 79 tuổi Kết quả này tương
đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Lệ trên
156 NB Đột quỵ não đã từng điều trị tại BV Đa khoa
Hà Đông [2].Số ngày nằm viện trung bình của người
bệnh là 10 ngày, thấp hơn thấp hơn so với nghiên
bình là 29 ngày [3] Sự khác biệt có thể do tình trạng quá tải bệnh viện khiến bác sỹ phải quyết định cho
NB ra viện sớm hơn hoặc hoàn cảnh gia đình (kinh
tế, thiếu người chăm sóc) khiến nhiều NB phải xin ra viện sớm
Mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn của tác giả Lê Thị Thảo tại cộng đồng quận Ba Đình năm 2003 [5] Sự khác biệt này là do đối tượng nghiên cứu tại cộng đồng quận Ba Đình đều đã ra viện một thời gian, thậm chí vài năm nên đã phục hồi tốt, mức độ độc lập cao hơn Tuy nhiên, 84,7% NB khi trở về cộng đồng còn phụ thuộc trong sinh hoạt hàng ngày, nhu cầu hỗ trợ từ phía người thân hoặc người chăm sóc/nhân viên y tế là rất lớn
2 Nhu cầu chăm sóc điều dưỡng tại nhà
Nghiên cứu cho thấy NCS có nhu cầu hổ trợ CSĐD tại nhà là khá cao Có tới 74,7% NCS cho rằng họ có nhu cầu hỗ trợ CSĐD tại nhà cho NB, tuy
Trang 4ĐQN thường gặp các rối loạn về tri giác cùng với liệt
vận động ảnh hưởng đến sự tự chủ trong sinh hoạt
Trong nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn người
bệnh ĐQN lần đầu nên NCS còn thiếu các kiến thức
và kỹ năng để chăm sóc cho người bệnh ĐQN Ngoài
ra, hầu hết người bệnh ĐQN là người cao tuổi và có
sự phụ thuộc trong sinh hoạt hàng ngày Điều này tạo
gánh nặng rất lớn cho NCS Do đó, nhu cầu hổ trợ
CSĐD của NCS trong nghiên cứu của chúng tôi là
khá cao Một số NCS không có nhu cầu có thể lý giải
là vì NB chỉ có đột quỵ thoáng qua, không có các di
chứng nặng nề và NCS tự tin họ có thể chăm sóc cho
NB
3 Mối liên quan giữa nhu cầu chăm sóc điều
dưỡng tại nhà với đặc điểm NB
Về nhóm tuổi: NCS cho người bệnh từ 70 tuổi trở
lên có nhu cầu CSĐD tại nhà cao gấp 5,146 lần so
với người bệnh dưới 70 tuổi Điều này được giải
thích là người bệnh từ 70 tuổi trở lên có sự suy giảm
về thể chất và tinh thần nghiêm trọng, từ đó mức độ
độc lập trong sinh hoạt hàng ngày rất kém nên nhu
cầu cần hỗ trợ chăm sóc của người chăm sóc cao
Về số ngày nằm viện: Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi cũng tuơng đồng với kết quả nghiên cứu
của tác giả Tsai và cộng sự [4] Thời gian nằm viện
càng lâu thì các biến chứng ngày càng nặng nề hơn,
và mức độ phụ thuộc càng cao hơn Điều này được
lý giải là những người bệnh nằm viện lâu hơn thường
là những người bệnh có bệnh lý nặng hơn, có nhiều
biến chứng hơn, và mức độ độc lập trong chăm sóc
thấp hơn [4] Do đó nhu cầu hổ trợ CSĐD tại nhà của
NCS cao hơn
Về mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày:
người bệnh có sự phụ thuộc hoàn toàn trong sinh
hoạt thì nhu cầu CSĐD tại nhà của NCS cao gấp
5,991 lần người bệnh phụ thuộc một phần và độc lập
trong sinh hoạt Tsai và cộng sự cũng chỉ ra rằng
người bệnh có sự phụ thuộc trong chăm sóc càng
nhiều thì nhu cầu hổ trợ CSĐD tại nhà của NCS càng
cao [4] Người bệnh sau khi ra viện còn phụ thu ộc
trong sinh hoạt, nhu cầu sự hỗ trợ từ phía nguời thân
hoặc nguời chăm sóc/nhân viên y tế là rất lớn Vi ệc
hỗ trợ này bao gồm ch ăm sóc để đảm bảo các nhu
cầu cơ bản của nguời bệnh và phục hồi chức n ăng
để tiếp tục trả lại sự độc lập cho nguời bệnh
KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu về nhu cầu chăm sóc
Điều dưỡng tại nhà của gia đình người bệnh đột quỵ
não khi xuất viện và một số yếu tố liên quan, chúng
tôi có một số kết luận sau:
- Tỷ lệ người chăm sóc có nhu cầu chăm sóc điều
dưỡng tại nhà khi NB xuất viện là 74,7%
- Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa nhu
cầu chăm sóc điều dưỡng tại nhà với nhóm tuổi, số
ngày nằm viện và mức độ phụ thuộc của người bệnh
(p<0,05)
Trang 5TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Văn Triệu (2005), "Nghiên cứu thực
trạng những người sau tai biến mạch máu não và các
yếu tố liên quan đến phục hồi chức năng tái hội nhập
cộng đồng", Luận án tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
2 Nguyễn Văn Lệ (2012), "Thực trạng và các yếu tố
liên quan đến công tác chăm sóc phục hồi chức năng tại
nhà cho người bệnh tai biến mạch máu não đã điều trị
tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông năm 2014", Luận văn
thạc sỹ y tế công cộng, Đại học Y tế công cộng Hà Nội.
3 Peter Appelros (2007), Acta Neurologica
Scandinavica 116, pg 15-19
4 Tsai, P C., Yip, P K., Tai, J J., & Lou, M F.
(2015) Needs of family caregivers of stroke patients: a
longitudinal study of caregivers’ perspectives Patient preference and adherence, 9, 449.
5 Lê Thị Thảo (2003), "Nhu cầu phục hồi chức năng
và một số yếu tố liên quan tới mức độ độc lập trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh tai biến mạch máu não
tại cộng đồng quận Ba Đình", Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Đại học Y tế công cộng Hà Nội.
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG BANKART
TRONG TRẬT KHỚP VAI RA TRƯỚC BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI
VỚI THỜI GIAN THEO DÕI TRÊN 2 NĂM TẠI VIỆT NAM
TRẦN ĐỨC TUẤN 1 , TRẦN TRUNG DŨNG 2,3,4 , NGUYỄN TRUNG VĂN 5 , NGUYỄN ANH ĐỨC 6
1: Bệnh viện Đa Khoa Hà Tĩnh; 2: Bệnh viện Xanh Pôn 3: Bệnh viện Trường Đại Học Y Hà Nội; 4: Trường Đại Học Y Hà Nội
5: Bệnh viện Đa Khoa Nam Định; 6: Bệnh viện 198
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi điều trị sửa chữa
tổn thương Bankart trong trật khớp vai tái diễn ra
trước và ngày càng được phát triển với sự cải thiện
về phương tiện và kỹ thuật Đã có nhiều tác giả thực
hiện, đại đa số điều cho kết quả sau mổ rất tốt Mục
đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả
trung hạn của phẫu thuật này trên nhóm bệnh nhân
Việt Nam Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu
hồi cứu; gồm 30 bệnh nhân (30 khớp vai) được phẫu
thuật nội soi điều trị tổn thương Bankart bẳng vít chỉ
neo trong thời gian từ tháng 04/2013 – 06/2017, thời
gian theo dõi sau mổ trên 02 năm Kết quả: Điểm
ROWE trung bình sau mổ là 90 ±8.6 điểm Điểm
Walch – Duplay trung bình sau mổ là 92 ±7.2 điểm.
Tỷ lệ trật lại khớp sau mổ là 3.3% (chiếm 1 khớp vai).
Có 20 bệnh nhân chiếm tỷ (66,7%) trở lại hoạt động
thể thao như trước mổ Kết luận: Phẫu thuật nội soi
điều trị tổn thương Bankart trong trật khớp vai tái diễn
ra trước cho kết quả tốt sau mổ, tỷ lệ bệnh nhân trở
lại với các hoạt động thể thao trước mổ cao, tỷ lệ trật
lại thấp.
Từ khóa: Phẫu thuật sửa chữa tổn thương
Bankart, Việt Nam, Mất vững khớp vai.
SUMMARY
Background: Arthroscopic Bankart repair for
anterior shoulder instability is increasingly developed
with improvements in instruments and techniques.
The purpose of this study was to evaluate the
intermediate-term outcomes of this surgery in
Vietnamese patients Material and Method: A
Chịu trách nhiệm: Trần Trung Dũng
Email: dungbacsy@dungbacsy.com
Ngày nhận: 07/6/2019
Ngày phản biện: 05/7/2019
Ngày duyệt bài: 18/7/2019
Ngày xuất bản: 20/8/2019
retrospective study of 30 patients (30 shoulders) who underwent arthroscopic Bankart repair for anterior shoulder instability between April 2013 and June
2017 with minimum of 2-year follow-up The results were assessed by ROWE score, Walch-Duplay score, the recurrence rate of instability and the percentage of patients returning to pre-injury sports
level Results: The mean ROWE score and
Walch-Duplay scores were 90 8.6 and 92 7.2 The recurrence rate of instability was 3.3% Twenty patients (66.7%) returned to pre-injury sports level
Conclusion: Arthroscopic Bankart repair for
shoulder instability resulted in good postoperative outcomes with a low recurrence rate of dislocation and a high rate of return to sports activities.
Keywords: Arthroscopic Bankart repair, Vietnamese, shoulder instability.
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Khớp vai là khớp giữa chỏm xương cánh tay - ổ chảo xương vai, trong đó chỏm xương cánh tay giống như một quả cầu di chuyển trong ổ chảo xương vai có cấu trúc lòng chảo như một cái đĩa rất nông và phần trước dưới của khớp có các dây chằng che phủ không kín để lại điểm yếu Vì vậy, khớp vai
có biên độ vận động lớn nhất trong số tất cả các khớp động trong cơ thể nhưng đồng thời cũng rất lỏng lẻo [1]
Sự vững chắc của khớp vai phần lớn dựa vào các cấu trúc phần mềm trong đó có hai phần quan trọng nhất là sụn viền ổ chảo và dây chằng bao khớp Sụn viền ổ chảo có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì
sự ổn định thụ động của khớp vai Sụn viền làm tăng
độ sâu của ổ chảo, tăng diện tích tiếp xúc giữa ổ chảo và chỏm xương cánh tay, do đó ngăn không cho chỏm xương cánh tay trật ra khỏi ổ chảo
Khớp vai là khớp có tỷ lệ trật nhiều nhất của cơ thể, chiếm tỷ lệ gần 50% của tất cả các trật khớp, với
tỷ lệ mắc phải chiếm 2% trong dân số nói chung Trật
Trang 6khớp vai tái diễn là biến chứng chính của chấn
thương trật khớp vai ra phía trước, tái phát ở bệnh
nhân trẻ tuổi có thể chiếm đến 90% Trật khớp vai
liên quan đến rách của phức hợp dây chằng bao
khớp phía dưới và sụn viền ổ chảo trước dưới chiếm
97% Một bong điểm bám của sụn viền trước dưới ra
khỏi vành ổ chảo gọi là tổn thương Bankart, được mô
tả lần đầu tiên bởi Perthes và Bankart vào dầu thế kỷ
XX Kể từ đó, một số kỹ thuật phẫu thuật mở và nội
soi đã được mô tả để giải quyết mất vững khớp vai
phía trước [2]
Những nghiên cứu ban đầu cho thấy kết quả lâm
sàng của kỹ thuật nội soi kém hơn so với phẫu thuật
mở Tuy nhiên, với sự tiến bộ của kỹ thuật nội soi và
vật liệu sinh học, tỷ lệ tái phát tương tự như phẫu
thuật mở trong nhiều xuất bản gần đây Theo Harris
JD và cộng sự, không có sự khác biệt đáng kể về tỷ
lệ tái phát, kết quả lâm sàng hoặc trở lại chơi thể
thao giữa hai kỹ thuật này
Ngày nay, phẫu thuật nội soi để sửa chữa tổn
thương Bankart đã được phát triển với tỷ lệ biến
chứng tức thì thấp, sự bóc tách mô mềm ít hơn, ít
đau sau phẫu thuật Mục tiêu của phẫu thuật là phục
hồi phức hợp dây chằng – sụn viền ổ chảo trước
dưới và bảo tồn bao khớp mà không ảnh hưởng tiêu
cực đến tầm vận động của khớp vai
Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá kết
quả trung hạn của phẫu thuật nội soi điều trị sửa
chữa tổn thương Bankart trong trật khớp vai tái diễn
ra trước trên nhóm bệnh nhân Việt Nam
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu được thực hiện trên 30 bệnh nhân
(30 khớp vai) bị trật khớp vai tái diễn ra trước do
chấn thương được điều trị bằng phẫu thuật nội soi
khâu lại sụn viền Trong đó, 08 bệnh nhân (08 khớp
vai) được điều trị tại khoa Ngoại A, Bệnh viện Trường
Đại học Y Hà Nội từ tháng 04 năm 2014 đến tháng
05 năm 2015 và 22 bệnh nhân (22 khớp vai) được
điều trị tại Khoa Chấn thương chỉnh hình và Y học
thể thao, Bệnh viện Xanh Pôn từ tháng 09 năm 2015
đến tháng 05 năm 2017
- Tất cả các bệnh nhân thuộc nhóm nghiên cứu
hồi cứu được phẫu thuật nội soi từ tháng 04 năm
2014 đến tháng 05 năm 2017
- 30 bệnh nhân (30 khớp vai) được theo dõi kết
quả sau mổ tối thiểu là 02 năm
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
Đây là một nghiên cứu hồi cứu, tiêu chuẩn lựa
chọn bệnh nhân bao gồm:
Trật khớp vai tái diễn ra phía trước sau một
trật khớp vai ra trước do chấn thương lần đầu tiên,
một tổn thương Bankart được xác nhân bằng nội soi
khớp hoặc siêu âm hoặc cộng hưởng từ và phẫu
thuật làm vững khớp vai bằng nội soi sửa chữa tổn
thương Bankart.
Mỗi bệnh nhân với thời gian theo dõi tối thiểu
là 02 năm
Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân
Trật khớp vai tái diễn không do chấn thương,
có yếu tố di truyền hoặc các tổn thương bẩm sinh
Trật khớp vai ra sau, trật khớp vai đa hướng
Khuyết xương bờ trước ổ chảo trên 25% đường kính trước sau
Bệnh nhân không tái khám
Bệnh nhân có hồ sơ bệnh án không đầy đủ thông tin theo yêu cầu của mẫu bệnh án nghiên cứu hoặc bệnh nhân không được theo dõi sau phẫu thuật tối thiểu trên 02 năm
KẾT QUẢ
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 30 bệnh nhân với tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 26,03 tuổi Bệnh nhân ít tuổi nhất là 18 tuổi và bệnh nhân nhiều tuổi nhất là 43 tuổi Trong đó, tập trung nhiều ở lưới tuổi từ 16 đến dưới 30, chiếm tỷ lệ 73,3% BN có độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ 73,3%, đây
là lưới tuổi bị tái phát nhiều nhất, cũng là lưới tuổi tham gia lao động và các hoạt động thể dục thể thao
Tỷ lệ trật khớp vai tái diễn chủ yếu là nam giới, chiếm
tỷ lệ 86,7% Tỷ lệ trật khớp vai tái diễn bên tay thuận
là 83,3%, bên tay không thuận là 16,7% Số bệnh nhân có tay thuận là tay phải chiếm 100%, tay thuận
ở bên trái chiếm tỷ lệ 0% Tất 30 bệnh nhân có hoạt động thể thao không chuyên, có 26 bệnh nhân chơi
đá bóng chiếm tỷ lệ 83,34%, có 02 bệnh nhân chơi cầu lông, 01 bệnh nhân chơi tenis và 01 bệnh nhân
võ thuật Về nguyên nhân chấn thương: 29 khớp11 vai trong khi đang hoạt động thể dục thể thao (đá bóng, cầu lông, tenis, võ thuật) chiếm tỷ lệ 96,67%,
01 khớp vai bị tai nạn sinh hoạt
Thời gian theo dõi trung bình là 38,8 tháng, trong
đó bệnh nhân gần nhất là 25 tháng và xa nhất là 61 tháng Trong 30 bệnh nhân theo dõi xa, ghi nhận theo thang điểm ROWE và WALCH – DUPLAY với kết quả tốt và rất tốt lần lượt chiếm tỷ lệ tương đương nhau là 96,7% và 93,4% Trong cả hai thang điểm có 01 bệnh nhân phân loại kém là do 01 bệnh nhân bị trật khớp tái phát chiếm tỷ lệ như nhau là 3,3% Điểm trung bình theo phân loại ROWE là 90.17 điểm, điểm cao nhất là 100 và thấp nhất là 30 Điểm trung bình theo phân loại WALCH – DUPLAY là 92,33 điểm, điểm cao nhất là 100 và thấp nhất là 15 Hầu hết các bệnh nhân đều có thể tham gia trở lại các hoạt động thể thao: 20 bệnh nhân (66,7%) trở lại cùng mức độ như trước chấn thương, 08 bệnh nhân (36,7%) trở lại cùng môn thể thao nhưng giảm mức
độ so với trước chấn thương, 02 bệnh nhân (6,6%) phải thay đổi môn thể thao và không có bệnh nhân nào ngừng chơi thể thao Điểm trung bình về mức độ trở lại chơi thể thao theo thang điểm Walch – Duplay
là 21,33
Có 01 (3,3%) bệnh nhân bị trật khớp tái phát Trường hợp này bị trật khớp lại do tai nạn sinh hoạt sau phẫu thuật 01 năm Sau đó BN được bất động khớp vai tư thế Desault trong 03 tuần nhưng sau đó thất bại và đã được phẫu thuật lại
BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trường hợp bị trật khớp vai lần đầu tiên nhỏ nhất là 17 tuổi và lớn nhất là 41 tuổi Độ tuổi dưới 30 chiếm đa số với 76,6%, trong đó tỷ lệ dưới 22 tuổi là 36,67% Chấn thương gây trật khớp vai lần đầu tiên thường gặp ở
độ tuổi 17 đến 25, là độ tuổi mà cường độ hoạt động
Trang 7thể thao cao, năng động Đây cũng là thành phần
chính tham gia lao động sản xuất Tỷ lệ gặp ở bệnh
nhân nam nhiều hơn hẳn so với BN nữ Trong những
nghiên cứu gần đây của các tác giả Hovelius (2011,
Thụy Điển) [3], Charles Bessiere (2014, Pháp) [4],
Charles Milchteim (2016, Mỹ) [5], D Tordjman (2016,
Pháp) [6] cũng cho thấy độ tuổi hay gặp nhất là từ 11
đến 43 tuổi Như vậy có thể thấy nhận định của các
tác giả ở những vùng địa lý và thời điểm khác nhau
nhưng về trật khớp vai tái diễn thì đặc điểm đối
tượng mà họ nghiên cứu không có nhiều khác biệt
Phẫu thuật nội soi theo kỹ thuật của Bankart
nhằm làm cho khớp vai vững chắc, hết trật khớp tái
diễn, tầm vận động của khớp được phục hồi và tăng
cường sức mạnh cho các cơ đai vai Vì vậy đánh giá
kết quả phẫu thuật cần căn cứ vào cả độ vững chắc
và biên độ vận động của khớp Về mặt chức năng,
cần xem xét khả năng tham gia các hoạt động sinh
hoạt bình thường hằng ngày hoặc còn có thể làm
những công việc nặng với những động tác đặc thù
hoặc tham gia các hoạt động thể thao Chúng tôi
đánh giá kết quả phẫu thuật dựa vào hai thang điểm:
ROWE [7] và Walch – Duplay [8], vì bảng tiêu chuẩn
của hai xếp loại này có thể kết hợp được các tiêu chí
ở trên 30 BN được theo dõi trong thời gian trung
bình là 38,8 tháng đạt được kết quả như sau:
- Biên độ vận động (khớp vai tổn thương): dạng
vai 172,670 12,020 Xoay ngoài 84,330 9,350
Xoay trong 700 Xoay ngoài giảm 5,670 so với bên
lành
- 29/30 (96,67%) bệnh nhân không bị trật khớp
tái phát, khớp vai vững chắc trở lại, người bệnh
không có cảm giác sợ trật khớp khi cánh tay dạng và
xoay ngoài hoặc vung tay quá đầu
- Hầu hết bệnh nhân rất hài lòng và hài lòng với kết quả phẫu thuật (93,3%)
- 29/30 (96,67%) có thể trở lại nghề cũ
- Phân loại kết quả chung theo thang điểm ROWE có tỷ lệ rất tốt 21 bệnh nhân (70%), tốt 8 bệnh nhân (26,7%), trung bình 0 bệnh nhân (0%) và kém
01 bệnh nhân (3,33%) Phân loại kết quả chung theo thang điểm Walch – Duplay có tỷ lệ rất tốt 20 bệnh nhân (66,7%), tốt 8 bệnh nhân (26,7%), trung bình 01 bệnh nhân (3,33%) và kém 01 bệnh nhân (3,33%)
- Điểm trung bình theo phân loại ROWE là 90.17 điểm, điểm cao nhất là 100 và thấp nhất là 30
- Điểm trung bình theo phân loại WALCH – DUPLAY là 92,33 điểm, điểm cao nhất là 100 và thấp nhất là 15
Năm 2003, Kim S.H và Cộng sự [9] thông báo một kết quả nghiên cứu, thực hiện phẫu thuật nội soi theo kỹ thuật Bankart cho 174 bệnh nhân bị trật khớp vai tái diễn Kết quả được đánh giá theo thang điểm ROWE với thời gian theo dõi 44 tháng thấy 78% rất tốt, 17% tốt, 4% trung bình và 1% có kết quả kém Xoay ngoài giảm 20 so với bên đối diện, động tác xoay trong không bị hạn chế sau phẫu thuật Về mặt chủ quan, 91% BN trở lại hoạt động mức độ trên 90%
so với trước khi bị trật khớp
Tương tự, năm 2016 Milchteim và Cộng sự [10] thực hiện nội soi cho 94 khớp vai Kết quả đánh già theo thang điểm ROWE có điểm trung bình là 84,3
24 với 82% bệnh nhân có kết quả phân loại rất tốt và tốt Xoay ngoài giảm 3,20 so với bên lành
Bảng 1: So sánh kết quả điều trị với một số tác giả có nghiên cứu tương tự
Nguyễn Trọng Anh/ 2006 25 12 tháng 80% rất tốt, 16% tốt, 4% trung bình
Marquard B và Cộng sự/ 2006] 18 7 năm 72,2% rất tốt, 11,1% tốt, 5,6% trung bình, 11,1% kém Ozbaydar M.U và Cộng sự/ 2007 17 35,6 tháng 76,5% rất tốt và tốt, 5,9% trung bình, 17,7% kém Phạm Hồng Hà/ 2008 53 21,1 tháng 86,3 rất tốt và tốt, 5,9% trung bình, 7,8% kém
GRamesh và Cộng sự/ 2016 20 12 tháng 85% rất tốt, 10% tốt, 5% trung bình
Bệnh nhân đều có thể tham gia trở lại các hoạt động thể thao: 20 bệnh nhân (66,7%) trở lại cùng mức độ như trước chấn thương, 08 bệnh nhân (36,7%) trở lại cùng môn thể thao nhưng giảm mức độ so với trước chấn thương, 02 bệnh nhân (6,6%) phải thay đổi môn thể thao và không có bệnh nhân nào ngừng chơi thể thao Điểm trung bình về mức độ trở lại chơi thể thao theo thang điểm Walch – Duplay là 21,33
Bảng 2: Khả năng trở lại các hoạt động thể thao theo thang điểm Walch – Dupaly của một số nghiên cứu tương tự
Tác giả/ thời điểm Số
BN Thời giantheo dõi trung bìnhĐiểm Kết quả Omar Boughebri và Cộng sự/
2014 32 79 tháng giảm mức độ, 6,2% thay đổi hoạt động thể thao, 6,2%78,1% cùng mức độ như trước chấn thương, 9,4%
ngừng hoạt động thể thao.
D Tordjman/ 2016 24 05 năm 19,2 66,67% cùng mức độ như trước chấn thương, 16,67%
thay đổi môn thể thao, 16,6% ngưng chơi thể thao Charles Milchteim/ 2016 [10] 80 05 năm 82,5% cùng mức độ như trước chấn thương Chúng tôi/ 2019 30 02 năm 21,3 66,7% cùng mức độ như trước chấn thương, 36,7%
giảm mức độ, 6,6% thay đổi môn thể thao.
Tỷ lệ tái phát trong nghiên cứu của chúng tôi là 3,3% (01 bệnh nhân) với thời gian theo dõi trung bình là
Trang 8Bảng 3: Tỷ lệ tái phát của một số nghiên cứu tương tự
Tác giả/ thời điểm Số BN Thời gian theo dõi Tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật
Trang 9Nguyên nhân của trật khớp vai tái diễn còn do
chấn thương mới hoặc không do chấn thương
Những bệnh nhân bị tái phát do chấn thương thường
có kết quả phẫu thuật lại tốt hơn những trường hợp
không do chấn thương
Kim S.H [9] đã nêu ra một số nguyên nhân có thể
gây trật khớp tái phát sau phẫu thuật như:
- Chấn thương mới: chiếm tỷ lệ 34% đến 100%
Chấn thương mới làm tổn thương lại những phần mà
đã can thiệp thành công từ cuộc phẫu thuật trước đó
- Giãn bao khớp
- Mòn vẹt bờ trước ổ chảo (hay gặp nhất), nếu
khuyết xương bờ trước ổ chảo trên 25% đường kính
trước sau thì nên phẫu thuật mở
- Quá trình thực hiện: việc được đào tạo bài bản
và kỷ năng thực hiện ảnh hưởng nhiều đến kết quả
điều trị Trong nghiên cứu của Kim S.H tỷ lệ tái phát
từ 10% năm 2002 đã giảm xuống còn 4,2% sau đó
01 năm
Trong 01 bệnh nhân (3,3%) tái phát sau phẫu
thuật trong nghiên cứu của chúng tôi là do có nguyên
nhân chấn thương lại sau phẫu thuật Trường hợp
này sau phẫu thuật 06 tháng Bn bị ngã do tai nạn
sinh hoạt Bệnh nhân này được xem xét lại hồ sơ
trước mổ và kiểm tra lại sau đó cho thấy BN có tổn
thương Hill – Sach độ III, bao khớp phía trước lỏng
Các yếu tố này cũng theo chúng tôi cũng làm một
trong những nguy cơ ảnh hưởng đến sự tái phát sau
phẫu thuật Mặt khác, ở bệnh nhân này trong quá
trình phẫu thuật không có gì sai sót, có chương trình
tập luyện phục hồi chức năng đầy đủ sau phẫu thuật
Chúng tôi cho rằng việc lựa chọn bệnh nhân là đúng
tiêu chuẩn, kỹ thuật thực hiện không có gì sai sót
Việc bệnh nhân bị trật khơp tái phát sau phẫu thuật
do chấn thương mới là điều bất khả kháng Bệnh
nhân này đã được phẫu thuật mở sau trật khớp tái
phát sau mổ 01 năm tại một bệnh viên khác
Trong nghiên cứu của chúng tôi không có bệnh
nhân nào bị tổn thương thần kinh Tình trạng sau mổ
bị tê bì các ngón tay do tư thế kéo tay và thời gian
mổ kéo dài gặp ở một vài trường hợp nhưng mất đi
sau đó một vài tuần
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương
với các tác giả khác trên thế giới có cùng kỹ thuật
tương tự Như vậy, có thể thấy rằng nhờ can thiệp
chính xác và ít xâm hại đến tổ chức xung quanh mà
phẫu thuật đã phục hồi một cách có hiệu quả sự
vững chắc của khớp và hạn chế tối đa những ảnh
hưởng do phẫu thuật mở gây ra
KẾT LUẬN
Phẫu thuật nội soi sửa chữa sụn viền là một lựa
chọn thích hợp để điều trị trật khớp vai tái diễn ra
trước có tổn thương sụn viền trước dưới hoặc tổn
thương xương bờ trước ổ chảo dưới 25% đường
kính trước sau Kỹ thuật này cho phép phục hồi các
thương tổn một cách chính xác và hiệu quả mà ít
xâm hại đến tổ chức xung quanh Với thời gian theo
dõi trung bình là 38,8 tháng cho thấy 96,7% trường
hợp đạt kết quả rất tốt và tốt, 3,3% đạt kết quả kém,
điểm ROWE trung bình 90,17 Tỷ lệ trật khớp tái phát
sau phẫu thuật là 3,3%, tương đương với các tác giải trên thế giới Trường hợp tái phát này do nguyên nhân chấn thương mới Biên độ vận động khớp được phục hồi với dạng vai 172,670, xoay ngoài 84,330 và xoay trong 700
Hầu hết BN hài lòng với kết quả phẫu thuật và trở lại nghề cũ Tỷ lệ bệnh nhân trở lại tham gia hoạt động thể thao sau mổ cao: 66,7% tham gia trở lại cùng hoạt động thể thao cùng mức độ giống như trước chấn thương, 36,6% giảm mức độ so với trước chấn thương, 6,6% thay đổi môn thể thao và không
có BN nào ngừng chơi thể thao, điểm trung bình của khả năng trở lại hoạt động thể thao theo thang điểm Walch - Duplay là 21,33
Tuổi của người bệnh càng trẻ thì nguy cơ trật khớp vai tái diễn càng cao, khi đã có trật khớp vai tái diễn thì nên chủ động phẫu thuật sớm Số lần trật khớp càng nhiều và phẫu thuật càng muộn thì tình trạng tổn thương càng nặng nề Trong quá trình phẫu thuật nội soi cần xử trí triệt để các tổn thương, sau phẫu thuật cần bất động đầy đủ và đúng tư thế, chương trình phục hồi chức năng phù hợp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Trần Trung Dũng (2016), Ứng dụng nội soi điều trị trật khớp vai tái diễn, Tạp chí Y học Việt Nam, Số 1
năm 2016, trang 60 -65
2 David W Shields et al (2017), Epidemiology of
glenohumeral dislocation andsubsequent instability in an
urban population, Journal Shoulder and Elbow Surgery
3 Lennart Hovelius et al (2011), Bristow-Latarjet
and Bankart: a comparative study of shoulder stabilization in 185 shoulders during a seventeen-year
follow-up, J Shoulder Elbow Surg, 20, 1095-1101.
4 Charles Bessiere et al (2014), The Open Latarjet
Procedure Is More Reliable in Terms of Shoulder
Stability Than Arthroscopic Bankart Repair, Clin Orthop Relat Res.
5 Charles Milchteim et al (2016), Outcomes of
Bankart Repairs Using Modern Arthroscopic Technique
in an Athletic Population, Arthroscopy: The Journal of Arthroscopic and Related Surgery, Vol -, No - (Month),
2016: pp 1-8
6 D Tordjman et al (2016), Mid-term results of
arthroscopic Bankart repair: A review of 31 cases,
Orthopaedics & Traumatology: Surgery & Research 102
(2016) 541–548
7 Rowe C.R., Patel D., Southmayd W.W (1978),
“The Bankart procedure: a longterm endresult study”,
The Journal of Bone and Joint Surgery 60, pp 1-16.
8 Walch G The Walch-Duplay score for instability
of the shoulder Directions for use of the quotation of
anterior stability of the shoulder In: Abstracts of the First Open Congress of the European Society of Surgery of the Shoulder and Elbow Paris, France; 1987:51–55.
9 Kim S.H., Ha K.I., Cho Y (2003), Arthroscopic
anterior stabilization of the shoulder: two - to six-year
follow-up", The Journal of Bone and Joint Surgery 85,
pp 1511 – 1518
10 Milchteim et al (2016), Outcomes of Bankart Repairs Using Modern, Arthroscopy: The Journal of Arthroscopic and Related Surgery, Vol -, No - (Month),
2016: pp 1-8
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHỤC HỒI
Trang 10CHỨC NĂNG KHỚP GỐI