Bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Thái Nguyên ..... Đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chề và nguyên nhân của hạn chế trong công t
Trang 1NGUYỄN NGỌC ANH
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
THÁI NGUYÊN - 2017
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGUYỄN NGỌC ANH
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 64.34.01.02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN HỒNG LIÊN
THÁI NGUYÊN, 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn được thực hiện nghiêm túc, trung thực và mọi số liệu trong này được trích dẫn
có nguồn gốc rõ ràng
Tác giả
Nguyễn Ngọc Anh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình từ phía tập thể và cá nhân:
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thầy, cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, Phòng Đào tạo đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS Nguyễn Hồng Liên, người
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài
Tôi xin chân thành cảm ơn Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Thái Nguyên, các đơn vị, các phòng ban và cán bộ nhân viên trong công ty đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài
Tác giả
Nguyễn Ngọc Anh
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Những đóng góp mới của luận văn 3
5 Bố cục của luận văn 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 5
1.1 Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 5
1.1.1 Khái niệm, đặc trưng, phân loại và vai trò của cạnh tranh 5
1.1.2 Quan niệm về năng lực cạnh tranh 15
1.1.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 16
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 26
1.2 Cơ sở thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Thái Nguyên 30
1.2.1 Kinh nghiệm của một số công ty bảo hiểm nước ngoài 30
1.2.2 Kinh nghiệm của một số công ty bảo hiểm trong nước 33
1.2.3 Bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Thái Nguyên 39
Trang 6Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40
2.1 Câu hỏi nghiên cứu 40
2.2 Phương pháp nghiên cứu 40
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 40
2.2.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin 41
2.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu 44
2.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh của công ty 44
2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 45
Chương 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT THÁI NGUYÊN 47
3.1 Giới thiệu Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Thái Nguyên 47
3.1.1 Khái quát về Công ty 47
3.1.2 Tình hình kinh doanh của Công ty Bảo Việt Thái Nguyên 48
3.2 Thực trạng về công tác nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Thái Nguyên 54
3.2.1 Năng lực tài chính 54
3.2.2 Nguồn nhân lực và cơ cấu bộ máy tổ chức 56
3.2.3 Thương hiệu và kinh nghiệm hoạt động 58
3.2.4 Hệ thống sản phẩm dịch vụ và chất lượng sản phẩm 63
3.2.5 Khả năng ứng dụng khoa học công nghệ 65
3.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Thái Nguyên 65
3.3.1 Nhân tố bên trong 65
3.3.2 Nhân tố bên ngoài 69
3.4 Đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chề và nguyên nhân của hạn chế trong công tác nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Thái Nguyên 75
3.4.1 Những kết quả đạt được 75
3.4.2 Những hạn chế 79
3.4.3 Nguyên nhân của hạn chế 79
Trang 7Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM BẢO VIỆT
THÁI NGUYÊN 80
4.1 Quan điểm, phương hướng và mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Thái Nguyên 80
4.1.1 Quan điểm 80
4.1.2 Phương hướng 80
4.1.3 Mục tiêu 81
4.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Thái Nguyên 82
4.2.1 Tăng cường các hoạt động Marketing 82
4.2.2 Xây dựng cơ cấu bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực Công ty 87
4.2.3 Phát hiện và phân tích đối thủ cạnh tranh kịp thời, chính xác 88
4.2.4 Nâng cao thương hiệu và hình ảnh công ty 89
4.2.5 Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin 91
4.2.6 Tăng cường chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của các phòng ban chủ chốt trong công ty 92
4.3 Kiến nghị 93
4.3.1 Đối với Nhà nước 93
4.3.2 Đối với Bộ Tài chính 94
4.3.3 Đối với Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt 95
KẾT LUẬN 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 100
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
FTA : Hiệp định thương mại tự do
GRDP : Tổng sản phẩm bình quân đầu người
KT-XH : Kinh tế-xã hội
NĐ-CP : Nghị định-Chính phủ
NQ-CP : Nghị quyết-Chính phủ
PVI : Công ty Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam
TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên
TPP : Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương TT-BTC : Thông tư-Bộ Tài chính
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ của Công ty Bảo
Việt Thái Nguyên qua các năm 2014-2016 48
Bảng 3.2: Kết quả bồi thường bảo hiểm tài sản, kỹ thuật và xe cơ giới tại Bảo Việt Thái Nguyên qua các năm 2014-2016 50
Bảng 3.3: Kết quả bồi thường bảo hiểm con người tại Bảo Việt Thái Nguyên qua các năm 2014-2016 52
Bảng 3.4: Tình hình tài chính Công ty Bảo hiểm Bảo Việt qua các năm 2014-2016 55
Bảng 3.5: Cơ cấu trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên công ty Bảo hiểm Bảo Việt Thái Nguyên 56
Bảng 3.6: Kinh nghiệm hoạt động của Bảo Việt Thái Nguyên 62
Bảng 3.7: Bảng tổng hợp thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tỉnh Thái Nguyên 70
Bảng 3.8: Một số văn bản pháp quy liên quan đến Bảo hiểm nhân thọ 72
Bảng 3.9: Thị phần các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trên thị trường tỉnh Thái Nguyên 74
Bảng 3.10: Kết quả thực hiện kinh doanh của các phòng nghiệp vụ của Bảo hiểm Bảo Việt Thái Nguyên năm 2016 77
Trang 10DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Doanh thu và lợi nhuận bảo hiểm phi nhân thọ của Công ty
Bảo Việt Thái Nguyên qua các năm 2014-2016 49 Biểu đồ 3.2: Số vụ bồi thường tại Công ty BHBV Thái Nguyên 53 Biểu đồ 3.3: Cơ cấu trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên công ty
Bảo hiểm Bảo Việt Thái Nguyên 57 Biểu đồ 3.4: Kết quả thực hiện kinh doanh của các phòng nghiệp vụ của
Bảo hiểm Bảo Việt Thái Nguyên năm 2016 77 Hình 3.1: Logo của Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt 58
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ tham gia vào thị trường ngày càng đông (có khoảng 29 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, năm 2017) đã làm cho thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam luôn
có sự cạnh tranh gay gắt về sản phẩm, kênh phân phối, dịch vụ khách hàng, hoạt động đầu tư Trong quá trình này, buộc các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, đặc biệt là các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước phải
cơ cấu lại bộ máy hoạt động, tìm ra các giải pháp thích hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình Một số giải pháp mà các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ thường áp dụng như: nâng cao năng lực tài chính, đa dạng hoá sản phẩm để ngày càng đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng, cải tiến công nghệ quản lý, ứng dụng thương mại điện tử trong giao dịch với khách hàng, chú trọng phát triển thương hiệu, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đa dạng hoá kênh phân phối, Quá trình cạnh tranh diễn ra liên tục, thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân nhân thọ liên tục thay đổi, thị trường bảo hiểm phát triển và sôi động cũng làm cho chất lượng dịch vụ bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm ngày càng được chú trọng
và tăng cao Đây cũng là những nhân tố để thúc đẩy thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam phát triển và cạnh tranh lành mạnh
Theo đánh giá của Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) đã chính thức công bố Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt xếp hạng vị trí số 1, dựa trên 3 yếu tố chính: năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính đã kiểm toán năm gần nhất (tổng tài sản, hiệu quả sử dụng vốn…) (được tính 35% trọng số điểm); uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về các công ty bảo hiểm trên truyền thông (30% trọng số điểm); khảo sát trực tuyến về mức độ hài lòng của người tiêu dùng đối với các sản phẩm/ dịch vụ bảo hiểm (35%
Trang 12trọng số điểm) Tuy nhiên, để giữ được vị trí bền vững trước nguy cơ thách thức của các công ty Bảo hiểm nước ngoài thì cần hệ thống các Công ty con ở các tỉnh thành trong cả nước phải cùng chung sức và xây dựng
Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Thái Nguyên là một thành viên của Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt Trong suốt quá trình hình thành và phát triển đến nay, Bảo Việt Thái Nguyên luôn là doanh nghiệp dẫn đầu trong thị trường Bảo hiểm phi nhân thọ tại Thái Nguyên Để hiểu rõ vị thế và có hướng đi đúng, chiến lược kinh doanh rõ ràng là vô cùng cần thiết đối với
hoạt động kinh doanh của Công ty Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Nâng
cao năng lực cạnh tranh của Công ty bảo hiểm Bảo Việt Thái Nguyên”
là vấn đề cần thiết để giúp các nhà quản trị Công ty có cái nhìn tổng quan
và toàn diện về thị trường cũng như vị thế của công ty trong mối quan hệ với ngành, với thị trường
2 Mục tiêu của đề tài
2.1 Mục tiêu chung
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ năng lực cạnh tranh của Công ty Bảo Việt Thái Nguyên trong mối quan hệ với các doanh nghiệp bảo hiểm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt, từ
đó đánh giá những kết quả đã đạt được, những hạn chế thiếu sót, từ đó đề xuất những quan điểm, phương hướng, mục tiêu, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
- Phân tích, đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh của Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Thái Nguyên
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Thái Nguyên
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Thái Nguyên
Trang 133 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là năng lực cạnh tranh của Công ty Bảo hiểm Bảo Việt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu tại Công ty Bảo hiểm Bảo Việt
Thái Nguyên
- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu từ năm 2014-2016 và
khuyến nghị một số giải pháp đến năm 2020
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của
Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Thái Nguyên đối với sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, đặt trong mối quan hệ với các doanh nghiệp bảo hiểm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và với Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt
4 Những đóng góp mới của luận văn
Đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty bảo hiểm Bảo
Việt Thái Nguyên” là hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp Hướng nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung vào các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty bảo hiểm Bảo Việt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như năng lực tài chính, hoạt động marketing, sản phẩm và chất lượng sản phẩm bảo hiểm, văn hóa công ty, quy trình phục vụ khách hàng, mạng lưới kênh phân phối,… Căn cứ vào kết quả nghiên cứu đề tài nhằm đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cứu Công ty Bảo hiểm Bảo Việt Thái Nguyên trong mối quan hệ với các doanh nghiệp bảo hiểm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và với Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho Ban lãnh đạo Công ty, đồng thời tạo tính mở làm tiền đề cho các nghiên cứu khác
mở rộng tiếp tục nghiên cứu/ hoặc kế thừa nghiên cứu sâu hơn
Trang 145 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn có kết cấu 4 chương, bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh doanh nghiệp Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Bảo hiểm Bảo
Việt Thái Nguyên
Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty bảo hiểm Bảo Việt Thái Nguyên
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm, đặc trưng, phân loại và vai trò của cạnh tranh
1.1.1.1 Khái niệm
Thuật ngữ “Cạnh tranh” được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao; thường xuyên được nhắc tới trong sách báo chuyên môn, diễn đàn kinh
tế cũng như các phương tiện thông tin đại chúng và là một khái niệm được các học giả của các trường phái kinh tế khác nhau rất quan tâm Sự quan tâm của nhiều đối tượng, từ nhiều góc độ khác nhau, dẫn đến có rất nhiều khái niệm khác nhau về “cạnh tranh”, cụ thể như sau:
Các nhà khoa học của Việt Nam khi đề cập tới cạnh tranh thì cho rằng:
cạnh tranh là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hoá, dịch vụ (mua và bán)
và đó là phương thức để giành lợi nhuận cao cho các chủ thể kinh tế Nói khác đi, mục đích trực tiếp của hoạt động cạnh tranh trên thị trường của chủ thể kinh tế là giành lợi thế để hạ thấp giá các yếu tố "đầu vào" của chu trình sản xuất - kinh doanh và nâng cao giá "đầu ra" sao cho mức chi phí thấp nhất, giành được mức lợi nhuận cao nhất
Trong kinh tế chính trị học thì cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế
giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ
đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình Cạnh tranh có thể xảy ra giữa
những người sản xuất với người tiêu dùng (người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa người tiêu dùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn; giữa những người sản xuất để có những điều kiện tốt hơn