MỤC LỤC Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp đường mía 5 1.1 Lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 5 1.2 Một số kinh nghiệm qu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
ĐINH THỊ NƯƠNG
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGHÀNH CÔNG NGHIỆP ĐƯỜNG MÍA VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ
MÃ SỐ : 60 31 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NĂM 2007
Trang 2MỤC LỤC
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của
ngành công nghiệp đường mía
5
1.1 Lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 5 1.2 Một số kinh nghiệm quốc tế trong việc nâng cao năng lực
cạnh tranh của ngành đường mía
20
Chương 2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp
đường mía Việt Nam
33
2.1 Khái quát tình hình ngành công nghiệp đường mía Việt Nam 33 2.2 Phân tích năng lực cạnh tranh của công nghiệp đường mía
Việt Nam những năm qua
48
2.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của công nghiệp đường mía
Việt Nam những năm qua
58
Chương 3 Quan điểm và giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực cạnh
tranh của công nghiệp đường mía Việt Nam
74
3.1 Bối cảnh mới và những yêu cầu đặt ra cho ngành công nghiệp
đường mía Việt Nam
74
3.2 Định hướng phát triển và quan điểm nâng cao năng lực cạnh
tranh của công nghiệp đường mía Việt Nam
87
3.3 Những giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực cạnh tranh của
công nghiệp đường mía Việt Nam
96
Phụ lục
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài:
Cạnh tranh là qui luật của nền kinh tế thị trường, là động lực cho sự phát triển Trong cơ chế thị trường, các chủ thể kinh tế không những phải chấp nhận cạnh tranh trên thị trường nội địa mà còn phải chấp nhận cạnh tranh trên thị trường thế giới Sức
ép cạnh tranh ngày càng gia tăng, mức độ cạnh tranh ngày càng quyết liệt khi nền kinh tế của nước ta thực hiện lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn, rộng hơn
Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và của hàng hoá Việt Nam trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước ta và doanh nghiệp, khi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta đang vào giai đoạn mới Nâng cao sức cạnh tranh cũng có nghĩa là khắc phục được nguy cơ tụt hậu, tạo
ra động lực cho phát triển, sử dụng tốt nhất nguồn lực của đất nước và làm cho hoạt động kinh tế của mỗi doanh nghiệp, của cả quốc gia có hiệu quả cao nhất Sau hai mươi năm đổi mới kinh tế và hơn mười năm hội nhập kinh tế quốc tế, ở Việt Nam hiện nay đã có một số ngành, một số lĩnh vực đã có thể cạnh tranh được với hàng ngoại nhập, nhiều loại hàng hoá dịch vụ của nước ta chiếm được thị phần đáng kể ở hàng trăm nước trên thế giới Bên cạnh đó, còn nhiều ngành hàng chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong đó có ngành công nghiệp đường mía
Ngành công nghiệp đường mía Việt Nam đang đứng trước những thách thức rất gay gắt trong qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế Tuy có rất nhiều nhà máy đường, nhưng lại chỉ có rất ít nhà máy tầm cỡ có đủ năng lực cạnh tranh trong điều kiện mới, phần lớn các nhà máy có qui mô nhỏ, thiết bị và công nghệ Trung Quốc, (năng suất thiết bị, năng suất lao động, hiệu quả chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao) Vùng nguyên liệu qui mô nhỏ bé, phân tán, năng suất nông nghiệp và năng suất công nghiệp chế biến thấp, chưa được đầu tư tương xứng với yêu cầu sản xuất công nghiệp, diện tích trồng mía ở nhiều đang có chiều hướng thu hẹp dần, các nhà máy thiếu mía nguyên liệu để sản xuất Công nghiệp đường mía Việt Nam đang phát triển trong tình trạng mâu thuẫn: công suất sản xuất thừa đáp ứng nhu cầu trong nước nhưng năm 2005 và năm 2006 nước ta lại luôn trong tình trạng thiếu đường Hàng năm, nhà nước phải chi ra một lượng ngoại tệ khá lớn để nhập khẩu đường (năm
2005 là 100.000 tấn, năm 2006 là 250.000 tấn) (Chưa kể đến lượng đường nhập lậu ước tính vài trăm ngàn tấn /năm) Sự sa sút của công nghiệp đường mía đã tác động xấu đến sự phát triển các vùng nông thôn
Là một nước có tiềm năng đất đai, điều kiện tự nhiên, khí hậu phù hợp với sự phát triển cây mía - cây mía đã được chọn là một trong những cây công nghiệp có vị
Trang 4trí quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở nhiều địa phương- Việt Nam hoàn toàn có khả năng phát triển ngành công nghiệp đường mía Việc phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp đường mía được coi là một trong những mũi nhọn chiến lược nhằm khai thác tiềm năng đất đai, giải quyết công
ăn việc làm và thu nhập cho hàng triệu người lao động và những người ăn theo, góp phần xoá đói giảm nghèo nhiều vùng ở nông thôn Việt Nam; đồng thời có sản phẩm đường đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
Thực tiễn đó là đang vấn đề cấp bách không chỉ trước mắt mà còn là vấn đề lâu dài để phát triển ngành công nghiệp đường mía Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Xuất phát từ tình hình ấy, chủ đề "Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành
công nghiệp đường mía Việt Nam" được chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn
này Thông qua nghiên cứu này, luận văn hy vọng đưa ra được những giải pháp nâng thiết thực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công nghiệp đường mía, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp quan trọng này
2- Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
* Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
- Adam Leetham, Trade Review of Sugar Trade, presetation at Asia International Sugar Conference, 24-25 Sep.2003
- Andy Duff, Finace Avaiability for Sugar, a presetation at Asia International Sugar Conference, 24-25 Sep.2003
- Bryce Wenham, Competitiveness in today, s sugar Markets, presetation at Asia International Sugar Conference, 24-25 Sep.2003
* Những nghiên cứu trong nước:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Cơ hội và thách thức của ngành Mía Đường trong quá trình hội nhập quốc tế” Hà Nội 8/2005
- Cục Chế biến Nông sản và Ngành nghề Nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Báo cáo thị trường Đường Hà Nội 2002/2003
- Cục Chế biến nông sản và Ngành nghề nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Khả năng cạnh tranh ngành Mía Đường Việt Nam Hà Nội 8/2005
Trang 5- Cục Chế biến nông sản và Ngành nghề nông thôn – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Các báo cáo tổng kết về các niên vụ sản xuất đường mía từ
năm 1994 đến nay
- Cục Quản lý giá - Bộ Tài Chính “Báo cáo kết quả điều tra chi phí sản xuất và
giá thành mía, đường” Năm 2005
Những nghiên cứu trên đây hướng vào việc phân tích, đánh giá một số khía cạnh trong năng lực cạnh tranh của sản phẩm Mía Đường Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, hoặc là những báo cáo đánh giá tình hình sản xuất và thị trường mía đường nhằm phục vụ công tác quản lý ngành Bên cạnh đó, trên các trang báo và tạp chí cũng không ít các bài báo phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của các nhà máy đường trong nước
Luận văn này kế thừa kết quả phân tích của các nghiên cứu và tài liệu trên đây, kết hợp với việc phân tích tình hình hiện nay, đưa ra những đánh giá mới mang tính tổng thể về thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp đường mía, đồng thời đề xuất các quan điểm và giải pháp cho sự phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp đường mía phù hợp với yêu cầu mới của hội nhập kinh tế quốc tế
3- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về cạnh tranh, phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp đường mía Việt Nam, đưa ra quan điểm và những giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp đường mía Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Một số lý luận chung về cạnh tranh để nhằm làm rõ một số vấn đề cơ bản của cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp Sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của ngành công nghiệp đường mía Việt Nam
- Khảo sát ngành công nghiệp đường mía ở một số quốc gia và rút ra bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh công nghiệp đường mía cho Việt Nam
- Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của công nghiệp đường mía Việt Nam, chỉ ra những điểm yếu và hạn chế vê năng lực cạnh tranh của công nghiệp đường mía hiện nay
Trang 6- Đề xuất quan điểm và những giải pháp cơ bản nhằm phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh của ngành công nghiệp đường mía Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới
4- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu năng lực cạnh tranh của công nghiệp đường mía Việt Nam dưới góc độ Kinh tế chính trị Do đó, luận văn đặc biệt quan tâm phân tích năng lực cạnh tranh của công nghiệp đường mía dưới sự tác động của môi trường thể chế, các chính sách của nhà nước…
* Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu công nghiệp đường mía Việt Nam lấy thời điểm từ năm
1994 (thời điểm này Chương trình phát triển mía đường ở Việt Nam ra đời và được Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt vào tháng 10-1994 với mục tiêu “đến năm 2000 sản xuất 1 triệu tấn đường”) đến nay
5- Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, Tác giả sử dụng những phương pháp luận trong nghiên cứu kinh tế chính trị là: chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Nhưng phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng là: phương pháp lôgic kết hợp với lịch sử, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, kết hợp phân tích với tổng hợp…
Đặc biệt luận văn có tham khảo và kế thừa những công trình khoa học có liên quan, các báo cáo tổng kết của các bộ liên quan như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài chính, Hiệp Hội Mía đường Việt Nam
6- Đóng góp mới của Luận văn
Thứ nhất: Làm rõ thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành đường mía Việt
Nam, trên cơ sở đó chỉ ra những ưu điểm, những tồn tại và hạn chế, những vấn đề đặt ra trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp đường mía Việt Nam
Thứ hai: Đề xuất quan điểm và những giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực
cạnh tranh của ngành công nghiệp đường mía Việt Nam trong thời gian tới
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phần Phụ lục, luận văn cấu trúc thành 3 chương
Trang 7Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngành công nghiệp đường mía Việt Nam
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp đường mía
Việt Nam hiện nay
Chương 3: Quan điểm và những giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngành công nghiệp đường mía Việt Nam
Trang 8CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐƯỜNG MÍA
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1.1 Một số khái niệm:
- Cạnh tranh
Khái niệm về cạnh tranh đã được các nhà nghiên cứu của các trường phái kinh
tế khác nhau nghiên cứu, xem xét và phân tích dưới nhiều góc độ, cấp độ khác nhau Các nhà nghiên cứu kinh tế tư sản Cổ điển cho rằng: "Cạnh tranh là một quá trình bao gồm các hành vi phản ứng; nó mang lại cho mỗi thành viên trong thị trường một phần xứng đáng so với khả năng của mình " C.Mác là người nghiên cứu chủ nghĩa tư bản trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường cũng cho rằng, "cạnh tranh
tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành được những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch"
Trong nền kinh tế thị trường, thuật ngữ cạnh tranh được dùng để chỉ cuộc đấu tranh quyết liệt, sống còn giữa các nhà sản xuất, cung cấp các chủng loại hàng hóa, dịch vụ với nhau; không phân biệt hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất (nhà nước, tập thể hay tư nhân ) với mục đích cuối cùng của cạnh tranh là giành lấy phần thuận lợi hơn cho mình
Theo từ điển Cornu (Pháp), cạnh tranh được hiểu là "Chạy đua trong kinh tế; hành vi của các doanh nghiệp độc lập với nhau và là đối thủ của nhau cung ứng hàng hóa, dịch vụ nhằm làm thỏa mãn nhu cầu giống nhau với sự may rủi của mỗi bên, thể hiện qua việc lôi kéo được hoặc để bị mất đi một lượng khách hàng thường xuyên"
"Chạy đua trên một thị trường mà cấu trúc và sự vận hành của thị trường đó đáp ứng các điều kiện của quy luật cung cầu giữa một bên là các nhà cung cấp với bên kia là những người sử dụng hay tiêu dùng hàng hóa hoặc dịch vụ; các hàng hóa, dịch vụ này được tự do tiếp cận trong điều kiện các điều kiện kinh doanh không phải
là hệ quả của áp lực hoặc ưu đãi do pháp luật mang lại"
Trong Đại từ điển Kinh tế Thị trường (Trung Quốc) khái niệm về cạnh tranh được đề cập đến với thuật ngữ "cạnh tranh hữu hiệu", "cạnh tranh có hiệu quả",
"cạnh tranh giá cả", "cạnh tranh phi giá cả" và "cạnh tranh tiềm tàng"
Trang 9Trong Đại từ điển Tiếng Việt, cạnh tranh được định nghĩa là sự "tranh đua giữa các cá nhân, tập thể có chức năng như nhau nhằm giành phần hơn, phần thắng về mình"; "cạnh tranh quốc tế" được hiểu là "cạnh tranh giành nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ của sản phẩm trên thế giới" Cũng về khái niệm này, Từ điển Thuật ngữ Kinh tế cho rằng: "cạnh tranh - sự đấu tranh đối lập giữa các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia Cạnh tranh nảy sinh khi hai bên hay nhiều bên cố gắng giành lấy thứ
mà không phải ai cũng có thể giành được" Vì mục tiêu lợi nhuận, các nhà sản xuất nhất thiết phải chiến thắng trong cạnh tranh hoặc chí ít là cùng phân chia một thị trường có giới hạn với các đối thủ cạnh tranh của mình Như vậy, rõ ràng là bản chất của cạnh tranh là nhằm tới tối ưu hóa đầu vào (hạ thấp tối đa chi phí sản xuất) và tối
đa hoá đầu ra (thu lợi nhuận cao nhất có thể) Một số nhà nghiên cứu kinh tế Việt Nam quan niệm rằng: Cạnh tranh là vấn đề giành lợi thế về giá cả hàng hóa, dịch vụ
và đó là con đường, phương thức để giành lợi nhuận cao cho các chủ thể kinh tế Tóm lại, còn có nhiều nhìn nhận chưa thật sự thống nhất về khái niệm cạnh tranh, song, xét về bản chất của nó thì cạnh tranh luôn được phân tích, nhìn nhận, đánh giá trong trạng thái động và được ràng buộc trong mối quan hệ so sánh một cách tương đối Theo cách nhìn nhận đó thì mọi nỗ lực mà các bên tham gia nhằm tìm kiếm, dành giật những lợi thế về mình đều được thống nhất diễn tả trong các khái niệm khác nhau về cạnh tranh Cạnh tranh bao hàm hai mặt: Tích cực và tiêu cực Về mặt tích cực thì cạnh tranh đã tạo động lực để các chủ thể vươn tới, đạt tới trạng thái tiến bộ hơn (năng suất cao hơn, mẫu mã đẹp hơn, chất lượng tốt hơn ) nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất có thể Tuy nhiên, nếu cạnh tranh được tiến hành bằng các động thái tiêu cực thì sẽ trở nên kìm hãm sự hình thành và phát triển cái mới, mang lại một thực trạng cực đoan hơn và kết quả lại trái ngược so với tích cực Ngày nay, khái niệm cạnh tranh đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhìn nhận dưới khía cạnh tích cực nhiều hơn Mặc dù đã nói tới cạnh tranh là có người thắng, kẻ bại và mục đích kích thích sự phát triển không phải là mục tiêu của các bên tham gia cạnh tranh song bản thân nó đã khuyến khích sự phát triển của nền sản xuất xã hội
- Năng lực cạnh tranh
"Năng lực" được Đại Từ điển Tiếng Việt định nghĩa là: "Những điều kiện đủ hoặc vốn có để làm một việc gì" hay "khả năng đủ để thực hiện tốt một công việc" Cũng trong tài liệu này, "năng lực cạnh tranh" được hiểu là: "Khả năng giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh của những hàng hóa cùng loại trên cùng một thị trường tiêu thụ" Một số nhà nghiên cứu cho rằng năng lực cạnh tranh chỉ có ý nghĩa trong quan
hệ thương mại và nó được mô tả qua các chỉ số đánh giá khác nhau Trong khi đó,
Trang 10một số nhà nghiên cứu khác lại xem năng lực cạnh tranh bao gồm cả các điều kiện để triển khai hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh tới điểm cuối cùng của quá trình cung ứng hàng hóa, dịch vụ, là đảm bảo nâng cao mức sống cho người dân ở Việt Nam, trong quan niệm của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế, năng lực cạnh tranh hay khả năng cạnh tranh được đề cập đến dưới nhiều góc độ; sử dụng nhiều thuật ngữ để diễn tả khác nhau
Fafchamps cho rằng, khả năng cạnh tranh chính là khả năng của một doanh nghiệp có thể sản xuất ra một sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của sản phẩm ấy trên thị trường Theo đó, các doanh nghiệp có đủ điều kiện và khả năng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tương tự với doanh nghiệp khác nhưng chi phí thấp hơn thì được đánh giá là có khả năng cạnh tranh cao hơn (Peters.G.H "Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp" - Dartmouch, 1995 tr 343) Trong khi Randall cho rằng khả năng cạnh tranh chính là khả năng giành được và duy trì thị phần trên thị trường với lợi nhuận nhất định thì Dunning lại đứng trên quan điểm vể khả năng cung ứng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để nhìn nhận về năng lực cạnh tranh khi nêu ra: Khả năng cạnh tranh là khả năng cung sản phẩm của chính doanh nghiệp trên các thị trường khác nhau mà không phân biệt nơi bố trí sản xuất của doanh nghiệp đó Nhìn chung, hiện nay, các nhà nghiên cứu kinh tế đều cho rằng: Năng lực cạnh tranh hay khả năng cạnh tranh là trình độ của công nghiệp có thể sản xuất sản phẩm theo đúng yêu cầu của thị trường và duy trì được mức độ thu nhập thực tế của mình Tuy xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau để nhìn nhận, đánh giá và xem xét song các quan niệm khác nhau về năng lực cạnh tranh hay khả năng cạnh tranh đều liên quan đến hai khía cạnh là khả năng chiếm lĩnh thị trường và có lợi nhuận Từ đó, chúng ta có thể hiểu một cách tổng quan rằng năng lực cạnh tranh là khả năng nắm giữ thị phần nhất định với mức độ hiệu quả chấp nhận được
1.1.2 Các cấp độ cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh
- Cạnh tranh quốc gia
Cạnh tranh ở cấp quốc gia được đánh giá chính là năng lực cạnh tranh của nó
và bao gồm rất nhiều yếu tố cấu thành từ các yếu tố vĩ mô đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động trên quốc gia đó cũng như khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ có xuất xứ từ quốc gia đó trên thị trường quốc tế Theo đó, năng lực cạnh tranh quốc gia được định nghĩa là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định kinh tế, xã hội và nâng cao đời sống của người dân Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đã đưa ra định nghĩa về năng lực cạnh tranh quốc gia là "khả năng đạt và duy trì được mức tăng