BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---NGUYỄN THÀNH VINH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM VI MÔ CỦA NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-NGUYỄN THÀNH VINH
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM VI MÔ CỦA NGƯỜI
CÓ THU NHẬP THẤP TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
HÀ NỘI - 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-NGUYỄN THÀNH VINH
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI Ý ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM VI MÔ CỦA NGƯỜI
CÓ THU NHẬP THẤP TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG (KINH TẾ BẢO HIỂM)
Mã số: 9340201
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN ĐỊNH
HÀ NỘI - 2023
Trang 3i
LỜI CAM KẾT
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật
Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án tiến sĩ: “Các nhân tố ảnh hưởng tới
ý định tham gia bảo hiểm vi mô của người có thu nhập thấp tại Việt Nam” này do
tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Hà Nội, ngày… tháng … năm 2023
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thành Vinh
Trang 4ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại học Kinh tế quốc dẫn
đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu để giúp tôi có khả năng hoàn thành luận
án này
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn, PGS.TS Nguyễn Văn Định đã luôn chỉ bảo và hướng dẫn tận tình cả về nội dung khoa học cũng như phương pháp nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận án này
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo của Viện đào tạo sau đại học và các thầy cô giáo của Khoa Bảo hiểm đã luôn hỗ trợ nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập cũng như hướng dẫn nghiên cứu sinh trong quá trình hoàn thiện hồ sơ luận án
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các doanh nghiệp, tổ chức liên quan đã tận tình hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu của mình
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng … năm 2023
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Thành Vinh
Trang 5iii
MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 4
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 4
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu 5
1.2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án 5
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 5
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 6
1.4 Khái quát phương pháp nghiên cứu 7
1.5 Những đóng góp mới của luận án 9
1.5.1 Những đóng góp về mặt lý luận 9
1.5.2 Những đóng góp về mặt thực tiễn 10
1.6 Bố cục của luận án 10
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 11
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 12
2.1 Tổng quan nghiên cứu 12
2.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu bảo hiểm vi mô 12
2.1.2 Khoảng trống nghiên cứu và những vấn đề cần nghiên cứu 28
2.2 Cơ sở lý luận về bảo hiểm vi mô và các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia bảo hiểm vi mô 29
2.2.1 Khái quát về bảo hiểm vi mô 29
2.2.2 Ý định tham gia bảo hiểm vi mô 43
2.2.3 Cơ sở lý thuyết nghiên cứu về mối quan hệ giữa các nhân tố tới ý định hành vi 44
2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia bảo hiểm vi mô của người có thu nhập thấp 49
2.2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất 63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 73
Trang 6CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 74
3.1 Thiết kế nghiên cứu 74
3.2 Nghiên cứu định tính 76
3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin nghiên cứu định tính 76
3.2.2 Chọn mẫu nghiên cứu định tính 76
3.2.3 Kết quả nghiên cứu định tính 76
3.3 Nghiên cứu định lượng sơ bộ 79
3.3.1 Xây dựng bảng hỏi và thang đo 79
3.3.2 Chọn mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ 80
3.3.3 Phương pháp thu thập thông tin nghiên cứu định lượng sơ bộ 80
3.3.4 Đánh giá độ tin cậy thang đo nghiên cứu định lượng sơ bộ 80
3.4 Nghiên cứu định lượng chính thức 82
3.4.1 Xây dựng bảng hỏi nghiên cứu định lượng chính thức 82
3.4.2 Chọn mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu định lượng chính thức 82
3.4.3 Phương pháp thu thập thông tin nghiên cứu định lượng chính thức 83
3.4.4 Đánh giá độ tin cậy thang đo nghiên cứu định lượng chính thức 83
3.4.5 Phương pháp phân tích 86
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 87
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 88
4.1 Tổng quan tình hình triển khai bảo hiểm vi mô tại Việt Nam 88
4.1.1 Bối cảnh triển khai bảo hiểm vi mô tại Việt Nam 88
4.1.2 Cơ sở pháp lý cho việc triển khai bảo hiểm vi mô tại Việt Nam 90
4.1.3 Các nhà cung cấp bảo hiểm vi mô tại Việt Nam 92
4.1.4 Những sản phẩm bảo hiểm vi mô đã được triển khai tại Việt Nam 98
4.2 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 101
4.3 Phân tích ý định tham gia bảo hiểm vi mô của người có thu nhập thấp tại Việt Nam 103
4.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia bảo hiểm vi mô của người có thu nhập thấp tại Việt Nam 104
4.4.1 Kiểm định giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố tới ý dịnh tham gia bảo hiểm vi mô 104
4.4.2 Phân tích mức độ tác động của các nhân tố tới ý định tham gia bảo hiểm vi mô 111
4.5 Phân tích sự khác biệt về ý định tham gia bảo hiểm vi mô của người có thu nhập thấp tại Việt Nam dựa trên đặc điểm nhân khẩu học 112
4.5.1 Phân tích sự khác biệt về ý định tham gia bảo hiểm vi mô của các nhóm người có thu nhập thấp theo nhóm tuổi 112
Trang 7v
4.5.2 Phân tích sự khác biệt về ý định tham gia bảo hiểm vi mô của các nhóm
người có thu nhập thấp theo giới tính 113
4.5.3 Phân tích sự khác biệt về ý định tham gia bảo hiểm vi mô của các nhóm người có thu nhập thấp theo thu nhập 113
4.5.4 Phân tích sự khác biệt về ý định tham gia bảo hiểm vi mô của các nhóm người có thu nhập thấp theo trình độ học vấn 113
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 115
CHƯƠNG 5 HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN 116
5.1 Quan điểm và mục tiêu về phát triển bảo hiểm vi mô tại Việt Nam 116
5.1.1 Quan điểm về phát triển bảo hiểm vi mô tại Việt Nam 116
5.1.2 Mục tiêu phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam 118
5.2 Những thách thức trong việc triển khai bảo hiểm vi mô tại Việt Nam 119
5.3 Hàm ý chính sách 120
5.3.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 120
5.3.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu 121
5.3.3 Một số khuyến nghị nhằm tăng cường ý định tham gia bảo hiểm vi mô của người có thu nhập thấp tại Việt Nam 129
5.4 Kết luận 140
5.4.1 Hạn chế của nghiên cứu 140
5.4.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 141
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 142
KẾT LUẬN 143
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 144
TÀI LIỆU THAM KHẢO 145
PHỤ LỤC 158
Trang 8DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Hội LHPN VN: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
Trang 9vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Thang đo Thái độ đối với việc tham gia bảo hiểm vi mô 52
Bảng 2.2 Thang đo chuẩn mực chủ quan 53
Bảng 2.3 Thang đo Nhận thức kiểm soát hành vi 55
Bảng 2.4 Thang đo Hiểu biết về bảo hiểm vi mô 57
Bảng 2.5 Thang đo truyền thông về bảo hiểm vi mô 58
Bảng 2.6 Thang đo nhóm tham khảo 61
Bảng 2.7 Thang đo Ý định tham gia bảo hiểm vi mô 65
Bảng 3.1: Tổng hợp các nhân tố sau EFA 85
Bảng 4.1: Tóm tắt các rủi ro phổ biến nhất mà các hộ gia đình ở Việt Nam phải đối mặt 88
Bảng 4.2: Tình hình triển khai bảo hiểm cho khách hàng thu nhập thấp của Manulife, Prudential, Dai-ichi tại Việt Nam 93
Bảng 4.3: Kết quả triển khai bảo hiểm vi mô của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Trung tâm Hỗ trợ phát triển nguồn lực tài chính cộng đồng CFRC 97 Bảng 4.4: Tổng quan về các sản phẩm bảo hiểm vi mô đã được triển khai tại Việt Nam 98
Bảng 4.5: Đặc điểm mẫu nghiên cứu 102
Bảng 4.6: Thống kê mô tả về Ý định tham gia bảo hiểm vi mô 104
Bảng 4.7: Thống kê mô tả biến Thái độ 104
Bảng 4.8: Thống kê mô tả biến Chuẩn mực chủ quan 105
Bảng 4.9: Thống kê mô tả biến Nhận thức kiểm soát hành vi 106
Bảng 4.10: Thống kê mô tả biến Hiểu biết về bảo hiểm vi mô 106
Bảng 4.11: Thống kê mô tả biến Truyền thông 107
Bảng 4.12: Thống kê mô tả biến Nhóm tham khảo 1 - Ảnh hưởng về giá trị biểu cảm108 Bảng 4.13: Thống kê mô tả biến Nhóm tham khảo 2 - Ảnh hưởng về sự tuân thủ 108
Bảng 4.14: Thống kê mô tả biến Nhóm tham khảo 3 - Ảnh hưởng về thông tin 109
Bảng 4.15: Hệ số tương quan của các nhân tố với ý định tham gia bảo hiểm vi mô 110
Bảng 4.16: Phân tích mức độ tác động của các nhân tố tới ý định tham gia bảo hiểm vi mô 111
Trang 10viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Bảo hiểm vi mô như Mạng lưới An toàn cho Hộ nghèo 32 Hình 2.2: Quá trình phát triển sản phẩm và quy trình triển khai bảo hiểm vi mô trên
thị trường 35 Hình 2.3 Mô hình Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) của Fishbein và Ajzen (1975) 46 Hình 2.4 Mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) của Ajzen (1991) 49 Hình 2.5: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng tới ý định tham gia bảo hiểm vi mô của
người có thu nhập thấp tại Việt Nam 64 Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu 74
Trang 11CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiện nay, hàng triệu người ở các nước đang phát triển, các nước kém phát triển vẫn đang sống trong tình trạng đói nghèo Người nghèo dễ gặp rủi ro hơn và đối mặt với nhiều trở ngại, đặc biệt là các vấn đề kinh tế (Lloyd's và Trung tâm bảo hiểm
vi mô, 2009) Các hộ gia đình có thu nhập thấp gặp khó khăn trong việc cung cấp các nhu yếu phẩm cơ bản cho cuộc sống của họ và tiết kiệm tiền (Mihailescu 2009) Những gia đình này dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc kinh tế (Churchill 2007) Trong những điều kiện như vậy, các gia đình có thu nhập thấp có thể rơi vào vòng nghèo đói và dễ bị tổn thương Trước khi một hộ gia đình có thể phục hồi sau một sự kiện xấu, nó sẽ bị một hoặc một vài rủi ro và sự cố khác tấn công Chu kỳ liên tục này có nghĩa là các gia đình có thu nhập thấp không thể tận dụng các cơ hội
để kiếm thu nhập có thể giúp họ thoát nghèo
Vấn đề chính của bảo trợ xã hội ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình
là các chương trình công cộng chỉ bao gồm một bộ phận dân số, chỉ một số rủi ro đáng
kể nhất được bảo vệ, và đôi khi, thậm chí chỉ là một phần hậu quả để lại được bảo vệ
Và câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể thu hẹp khoảng cách tiếp cận cộng đồng ở ba khía cạnh này càng nhiều càng tốt (Loewe, 2009a)
Quản lý rủi ro có thể là một công cụ giúp ngăn chặn vòng nghèo đói đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp (Churchill 2007, Mihailescu 2009) Một công cụ quản lý rủi ro là bảo hiểm (Ahuja và Couha- Khasnebis 2005) Và, một khía cạnh của bảo hiểm để quản lý rủi ro đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp là bảo hiểm vi mô Bảo hiểm vi mô là sự bảo vệ của người lao động trong nền kinh tế phi chính thức trước những rủi ro cụ thể để đổi lấy các khoản thanh toán phí bảo hiểm định kỳ tương ứng với xác suất và chi phí của rủi ro liên quan (Churchill, 2007) Bảo hiểm vi mô là một loại hình bảo hiểm có thể giúp các hộ gia đình dễ bị tổn thương bảo vệ khỏi rủi ro liên quan đến công việc và tổn thất bất ngờ (Roth và McCord, 2008)
Tuy nhiên, có những vấn đề chung của các chương trình bảo hiểm vi mô, đó là: (1) tỷ lệ tham gia thấp, (2) tỷ lệ yêu cầu bồi thường cao, và (3) tỷ lệ gia hạn thấp (Seiro ITO và Hisaki KONO, 2010) Mặc dù thị trường bảo hiểm vi mô tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây, nhưng hơn 90% dân số nghèo ở các nước đang phát triển bị hạn chế hoặc không được tiếp cận với bảo hiểm (Christian Biener và Martin Eling, 2012)
Trang 12Mô hình bảo hiểm vi mô đã được triển khai thí điểm hơn 10 năm nay tại Việt Nam, nhưng số lượng tham gia loại hình bảo hiểm này còn rất hạn chế mặc dù tiềm năng phát triển là rất lớn, với hơn 6,4% dân số là hộ nghèo, hộ cận nghèo cũng như nhiều chủ thể yếu thế khác trong xã hội Do vậy, việc nghiên cứu những nhân tố tác động đến hành vi tham gia bảo hiểm vi mô là cần thiết
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các khía cạnh liên quan tới bảo hiểm vi mô và nhu cầu tham gia bảo hiểm vi mô của người có thu nhập thấp Cụ thể như: McCord (2007) cho rằng việc thiếu đào tạo phù hợp, chính sách nghèo nàn, quy định tài chính không đầy đủ và cộng đồng địa phương thiếu tin tưởng là những thách thức lớn đối với sự phát triển của bảo hiểm vi mô Chandhok (2009) cho rằng thông qua bảo hiểm vi mô, nghèo đói có thể được xóa bỏ, dẫn đến sự phát triển của đất nước Hamid et al (2011a) tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa bảo hiểm
vi mô và giảm nghèo Kovacevic và Pflug (2011) lập luận rằng thông qua bảo hiểm rủi
ro từ những cú sốc thảm khốc làm giảm khả năng người nghèo rơi vào bẫy nghèo Loewe, M (2006) nhận thấy bảo hiểm vi mô bảo vệ những người có thu nhập thấp trước những rủi ro khác nhau như rủi ro sức khỏe, rủi ro vòng đời, thiệt hại tài sản, trách nhiệm của bên thứ ba và thất bại trong thu hoạch Leftley R (2009); World Bank (2000); Akter và cộng sự (2012) đã đưa ra các giải pháp thay thế thích ứng được cung cấp bởi bảo hiểm vi mô để có thể làm giảm tính dễ bị tổn thương trước rủi ro thời tiết, đảm bảo cho sự phát triển Barnett và cộng sự (2008); Dı´az Nieto J và cộng sự (2012) dựa vào chỉ số thời tiết để thiết kế sản phẩm bảo hiểm vi mô cho nông dân sản xuất nhỏ ở vùng nhiệt đới Một số nghiên cứu thậm chí còn phát hiện ra rằng bảo hiểm
vi mô làm tăng sự sẵn sàng đầu tư của các hộ gia đình được bảo hiểm vào các hoạt động có thu nhập nhưng rủi ro, do đó nâng cao khả năng thoát nghèo của các hộ gia đình (De Bock và Ontiveros, 2013; Apostolakis và cộng sự, 2015)… Bên cạnh đó, các nghiên cứu của Thornton và cộng sự (2010); Fitzpatrick và cộng sự (2011); Dercon và cộng sự (2012); Karlan và cộng sự (2012); Mobarak và Rosenzweig (2012); Bauchet (2013); Cole và cộng sự (2013)… cũng đã chỉ ra có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham gia bảo hiểm vi mô của người thu nhập thấp, đó là các nhân tố liên quan tới kinh tế, văn hóa và xã hội, nhân tố cấu trúc, nhân tố cá nhân và nhân khẩu học …
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về cách thức triển khai, tổ chức hoạt động của tổ chức bảo hiểm vi mô và phát triển thị trường bảo hiểm vi mô đã được đề cập tới, tuy chưa nhiều Tran và Yun (2004) nghiên cứu hoạt động của một tổ chức bảo hiểm vi
mô, đánh giá tình hình triển khai và lập kế hoạch chiến lược của tổ chức bảo hiểm vi
mô Alip và David-Casis (2008) đã thực hiện đánh giá môi trường hoạt động của bảo
Trang 13hiểm vi mô tại Việt Nam, là nước có thị trường bảo hiểm vi mô chưa phát triển Nguyễn Văn Thành (2011) bàn về việc thúc đẩy bảo hiểm nhân thọ vi mô tại Việt Nam Nguyễn Thị Hải Đường (2012) đã phân tích, đánh giá về môi trường pháp lý cho hoạt động của bảo hiểm vi mô đồng thời nhằm tìm ra giải pháp cho việc phát triển thị trường bảo hiểm vi mô Việt Nam Đỗ Thị Diên (2017) đã tổng kết một số kinh nghiệm triển khai bảo hiểm vi mô tai một số nước cho thị trường bảo hiểm vi mô tại Việt Nam Nguyễn Thành Vinh (2022a) đã nêu ra thực trạng triển khai bảo hiểm vi mô, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển loại hình bảo hiểm này tại Việt Nam Nguyễn Thành Vinh (2022b) đề cập tới những vấn đề pháp lý đối với việc triển khai bảo hiểm vi mô tại Việt Nam Nguyễn Thành Vinh (2023) trao đổi về việc thúc đẩy triển khai bảo hiểm vi mô nhằm hỗ trợ hệ thống an sinh xã hội Điểm chung của các nghiên cứu này là đi vào phân tích tổng hợp trên khía cạnh thị trường, dưới góc độ quản trị rủi ro và dựa trên phân tích dữ liệu thứ cấp
Bên cạnh những nghiên cứu trên, tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu tiến hành tìm hiểu ý định tham gia bảo hiểm vi mô cụ thể hơn dưới góc độ cá nhân Các nghiên cứu này đã xem xét ảnh hưởng của các nhân tố tới ý đinh, quyết định tham gia bảo hiểm vi mô Đó là nghiên cứu của: Monte L.Vandeveer (2011) điều tra nhu cầu bảo hiểm của các nhà sản suất Vải Thiều tại miền Bắc Việt Nam, nghiên cứu này cho rằng thu nhập của nông dân có ảnh hưởng tới nhu cầu bảo hiểm vi mô nông nghiệp; Frankkiewicz Cheryl, Bui Tuan, Ngo Thanh Nam, Doan Huu Tue, và Ta Chien (2007) nhằm tìm giải pháp tiết kiệm và bảo hiểm cho các hộ gia đình thu nhập thấp tại Việt Nam, đã cho rằng nhận thức và ràng buộc về thái độ của người dân, hạn chế thiết kế sản phẩm của các nhà cung cấp, các ràng buộc về thể chế và chính sách có ảnh hưởng tới nhu cầu bảo hiểm vi mô; Fischer và Buchenrieder (2008) phân tích về nhu cầu bảo hiểm chăn nuôi tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, các tác giả cho rằng thiết kế sản phẩm kết hợp bảo hiểm với tín dụng và tiết kiệm có ảnh hưởng tới nhu cầu; Nghiên cứu của Micheal Ferguson and Dao Van Hung (2008) cho rằng thiếu hiểu biết
về kiến thức bảo hiểm, không hài lòng với lợi ích, không hài lòng với chất lượng dịch
vụ, chính sách bán hàng bất tiện và lo ngại về ảnh hưởng của lạm phát đã ảnh hưởng tới cầu bảo hiểm vi mô; Son Hong Nghiem và An Hoai Duong (2012) đã điều tra sở thích của khách hàng đối với các sản phẩm bảo hiểm vi mô bằng cách nghiên cứu trường hợp Quỹ hỗ trợ lẫn nhau (MAF), các tác giả nhân thấy các yếu tố chính ảnh hưởng đáng kể đến sở thích sản phẩm của khách hàng là giá cả, kinh nghiệm hay kiến thức về bảo hiểm, khả năng tính toán hay trình độ học vấn và thái độ đối với rủi ro của khách