PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP ĐẾN CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM .... Mô hình và giả thuyết nghiên cứu tác động của hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghi
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƢ
VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƢƠNG
NGUYỄN HỮU HIẾU
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP
TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội, 2023
Trang 2NGUYỄN HỮU HIẾU
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP
TẠI VIỆT NAM
Ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9.31.01.05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS Lê Quân; TS Đinh Trọng Thắng
Trang 3i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án này do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS Lê Quân và TS Đinh Trọng Thắng Trong luận án sử dụng các hình ảnh, số liệu, kết quả nghiên cứu là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn theo đúng quy định của cơ sở đào tạo Nội dung luận án chưa từng được sử dụng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị hoặc đề tài nào khác
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Hữu Hiếu
Trang 4
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo Viện và các Thầy, Cô của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã giúp đỡ, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Viện
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn vô cùng sâu sắc đến GS.TS Lê Quân và
TS Đinh Trọng Thắng là những thầy hướng dẫn khoa học, đã luôn theo sát, chỉ bảo tận tình và động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận án
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ quản lý nhà nước, doanh nhân, sinh viên đã sẵn sàng tham gia khảo sát, trả lời phỏng vấn, tạo điều kiện
để tôi có được những tư liệu quý báu, những số liệu xác thực phục vụ cho quá trình hoàn thiện luận án
Cuối cùng, tôi xin dành tất cả sự yêu thương và lời cảm ơn tới gia đình:
vợ con, bố mẹ, các anh chị em, bạn bè và người thân đã luôn ở bên, động viên, giúp tôi có động lực, quyết tâm để hoàn thành Luận án
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2023
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Hữu Hiếu
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ix
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ x
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 5
1.1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN TỚI PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP 5
1.1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố ở nước ngoài 5
1.1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố trong nước 9
1.1.3 Những kết quả đạt được và khoảng trống tiếp tục nghiên cứu 12
1.2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CƯU 13
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 13
1.2.2 Đối tượng nghiên cứu 14
1.2.3 Phạm vi nghiên cứu 14
1.2.4 Câu hỏi nghiên cứu 14
1.3 CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
1.3.1 Cách tiếp cận và khung nghiên cứu 15
1.3.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 17
1.3.3 Phương pháp phân tích thông tin, số liệu 20
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP 23
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP 23
2.1.1 Một số khái niệm 23
2.1.2 Các chủ thể tham gia vào hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp 26
2.1.3 Nội dung phát triển hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp 30
Trang 62.1.4 Các tác động giữa các nội dung hỗ trợ khởi nghiệp và khởi nghiệp 34 2.2 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI 39 2.2.1 Kinh nghiệm phát triển hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp của một số quốc gia trên thế giới 39 2.2.2 Bài học kinh nghiệm cho việc phát triển hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp tại Việt Nam 47
Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HỖ TRỢ
KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 50
3.1 KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 50 3.1.1 Thực trạng khởi nghiệp doanh nghiệp tại Việt Nam 50 3.1.2 Một số khó khăn, hạn chế trong khởi nghiệp doanh nghiệp tại Việt Nam 56 3.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 59 3.2.1 Thực trạng hệ thống hỗ trợ pháp lý cho khởi nghiệp 59 3.2.2 Thực trạng hệ thống hỗ trợ phát triển giáo dục đào tạo khởi nghiệp 69 3.2.3 Thực trạng hệ thống hỗ trợ tài chính cho khởi nghiệp 72 3.2.4 Thực trạng hệ thống hỗ trợ hạ tầng, khoa học và công nghệ cho khởi nghiệp doanh nghiệp 74 3.2.5 Thực trạng hệ thống hỗ trợ tinh thần và cảm hứng khởi nghiệp 80 3.3 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP ĐẾN CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 85 3.3.1 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu tác động của hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp 85 3.3.2 Kiểm định và ước lượng mô hình đánh giá tác động của hệ thống
hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp 91 3.3.3 Phân tích mức độ tác động của hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp từ kết quả mô hình 95 3.4 PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP ĐẾN KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 97
Trang 7v
3.4.1 Tác động của hỗ trợ pháp lý đến khởi nghiệp 97
3.4.2 Tác động của hỗ trợ giáo dục đào tạo khởi nghiệp đến khởi nghiệp 99
3.4.3 Tác động của hỗ trợ tài chính đến khởi nghiệp 101
3.4.4 Tác động của hỗ trợ về cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ đến khởi nghiệp 103
3.4.5 Tác động của hỗ trợ hỗ trợ về tinh thần và cảm hứng khởi nghiệp đến khởi nghiệp 105
3.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 107
3.5.1 Những kết quả đạt được 107
3.5.2 Những hạn chế, bất cập 108
3.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập 109
Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM 112
4.1 BỐI CẢNH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030 112
4.1.1 Bối cảnh liên quan đến phát triển hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp tại Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 112
4.1.2 Phương hướng phát triển hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp đến năm 2030 113
4.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030 114
4.2.1 Giải pháp phát triển hệ thống hỗ trợ pháp lý cho khởi nghiệp 114
4.2.2 Giải pháp phát triển hệ thống hỗ trợ giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực cho khởi nghiệp 116
4.2.2.3 Đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho khởi nghiệp 119
4.2.3 Giải pháp phát triển hệ thống hỗ trợ tài chính cho khởi nghiệp 121
4.2.4 Giải pháp phát triển hệ thống hỗ trợ khoa học công nghệ cho khởi nghiệp 125
Trang 84.2.5 Giải pháp phát triển hệ thống hỗ trợ tinh thần và cảm hứng khởi nghiệp 129 4.2.6 Một số giải pháp khác nhằm phát triển hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp 135
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ DANH MỤC CÔNG TRÌNH
CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN 143 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 144 PHỤ LỤC 162
Trang 9vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Spirit Index)
Global Enterpreneurship Report)
Accelerator)
Trang 10Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt
Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
minh châu Âu (European-Vietnam Free Trade Agreement)
Enterpreneurship Monitor)
Comprehensive Economic Partnership)
Enterprise)
International Children's Emergency Fund)
(Vietnam Chamber of Commerce and Industry)
Entrepreneurs)
Trang 11ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Kết quả kiểm định các biến trong mô hình đánh giá tác động của hệ thống hỗ trợ đối mới sáng tạo đến cơ hội khởi nghiệp 92 Bảng 3.2: Kết quả kiểm định bằng phương pháp PLS 94 Bảng 3.3: Số lượng DN nhận được hỗ trợ thông tin pháp lý 97 Bảng 3.4: Hình thức doanh nghiệp tiếp nhận thông tin từ hệ thống hỗ trợ thông tin pháp lý 98 Bảng 3.5: Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ hỗ trợ thông tin pháp lý so với nhu cầu của doanh nghiệp 99 Bảng 3.6: Tỷ lệ doanh nghiệp khởi nghiệp nhận được sự hỗ trợ về giáo dục đào tạo 100 Bảng 3.7: Hình thức các doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ về giáo dục đào tạo hiện nay 100 Bảng 3.8: Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ hỗ trợ giáo dục đào tạo so với nhu cầu của doanh nghiệp 101 Bảng 3.9: Tỷ lệ doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ về tài chính 102 Bảng 3.10: Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ hỗ trợ tài chính so với nhu cầu của doanh nghiệp 103 Bảng 3.11: Tỷ lệ doanh nghiệp đã từng được nhận sự hỗ trợ về cơ sở hạ tầng
và khoa học công nghệ 104 Bảng 3.12: Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ hỗ trợ về cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ so với nhu cầu của doanh nghiệp 105 Bảng 3.13: Tỷ lệ doanh nghiệp nhận được sự hỗ trợ về tinh thần và cảm hứng khởi nghiệp 106 Bảng 3.14: Đánh giá của doanh nghiệp về mức độ hỗ trợ về tinh thần và cảm hứng khởi nghiệp so với nhu cầu của doanh nghiệp 106
Trang 12DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 : Doanh nghiệp đang hoạt động năm 2021 50
Biểu đồ 3.2 : Doanh nghiệp thành lập mới năm 2021 51
Biểu đồ 3.3: Số lƣợng doanh nghiệp đang hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020 theo quy mô doanh nghiệp 52
Biểu đồ 3.4: Nguồn vốn bình quân giai đoạn 2016-2020 53
Hình 3.1: Tình hình đầu tƣ vào doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam 55
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất 88
Trang 131
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Khởi nghiệp trở thành một trong những yếu tố giúp đa dạng hóa các hoạt động kinh tế và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng Các doanh nghiệp khởi nghiệp
đã và đang tạo ra những động lực mới cho nền kinh tế với những hướng đi mới, những cách làm sáng tạo Theo số liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng
ký doanh nghiệp, tính đến hết năm 2021, cả nước có 857.551 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 5,7% so với cùng thời điểm năm 2020, tăng 16,7% so với bình quân giai đoạn 2017 – 20201
Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng, nguồn nhân lực dồi dào, dư địa tăng trưởng còn lớn, nếu áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ sẽ giúp tăng trưởng nhanh, bắt kịp với thế giới Muốn vậy, cần có hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp (HTHTKN) nhằm khuyến khích hoạt động khởi nghiệp, thu hút mọi nguồn lực cả trong và ngoài nước, khơi dậy khát vọng dân tộc, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh tổng hợp để xây dựng đất nước phát triển và thịnh vượng
Giai đoạn 2016- 2020 có thể xem là giai đoạn đầu phát triển HTHTKN, đặc biệt đổi mới sáng tạo quốc gia, với sự ra đời của Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025” (gọi tắt là Đề án 844) Trong giai đoạn này, với vai trò chủ trì của Bộ Khoa học và Công nghệ cùng sự triển khai tích cực của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, HTHTKN tại Việt Nam đã cơ bản được hình thành với sự tham gia tương đối đầy đủ, toàn diện của các chủ thể trong hệ thống Theo Bộ KH&CN, Việt Nam hiện có hơn 1.400 tổ chức có năng lực hỗ trợ khởi nghiệp, trong đó có 196 khu làm việc chung, 69 vườn ươm doanh nghiệp và
28 tổ chức thúc đẩy kinh doanh được thành lập Số lượng quỹ đầu tư mạo hiểm coi Việt Nam là thị trường mục tiêu hoặc có hoạt động tại Việt Nam hiện nay là 108 quỹ Trong đó, có 23 quỹ có pháp nhân Việt Nam, 23 quỹ thuần Việt Các con số này liên tục tăng thể hiện sự phát triển nhanh chóng của HTHTKN tại Việt Nam trong những năm qua
Trang 14
Mặc dù chỉ mới được hình thành trong một thập kỷ trở lại đây, đến nay HTHTKN tại Việt Nam hiện có thể xem là đã bao gồm đầy đủ các thành tố quan trọng Hệ thống này bao gồm các doanh nghiệp khởi nghiệp (DNKN), nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm, tổ chức hỗ trợ kinh doanh, vườn ươm, công viên nghiên cứu, mạng lưới các huấn luyện viên/tư vấn, các cơ sở/đơn vị hỗ trợ nghiên cứu và khởi nghiệp sáng tạo tại các trường đại học, viện nghiên cứu… thuộc cả khối tư nhân và Nhà nước Tuy nhiên, số lượng của các chủ thể này ở Việt Nam được đánh giá là còn khá khiêm tốn Việt Nam nằm trong nhóm nước có tinh thần khởi nghiệp cao nhất thế giới nhưng khả năng hiện thực các ý tưởng sáng tạo thì thuộc 20 nhóm cuối cùng 2
Theo
số liệu mà Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chưa đến 10% DNKN thành công, có nguyên nhân chính là HTHTKN còn hoạt động chưa hiệu quả, nhất là hành lang pháp lý quy định các định chế, pháp chế riêng cho các DNKN đang thiếu và yếu, cản trở các DNKN gia nhập thị trường và các quỹ đầu tư, nhà đầu tư tham gia hỗ trợ khởi nghiệp
Về phương diện các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp cho các doanh nghiệp đang trong quá trình khởi nghiệp vẫn còn rất nhiều hạn chế tuy có cải thiện nhưng chỉ đa số là về hỗ trợ đầu tư và như vậy là chưa đủ hấp dẫn để giữ chân các DNKN trong nước và giúp họ phát triển lớn mạnh trong tương lai Việc các DNKN phải tự mở rộng cơ hội ra ngước ngoài để tìm kiếm nguồn vốn là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng “chảy máu” Startup Thêm vào đó các doanh nghiệp đang trong giai đoạn chuyển đổi công nghệ số và họ gặp phải rất nhiều khó khăn về chính sách, tài chính và môi trường khoa học công nghệ
để có thể thích nghi và cạnh tranh so với các nước trong khu vực và trên thế giới Vì thế, xem xét và nghiên cứu về vai trò của các công cụ hỗ trợ có ảnh hưởng như thế nào đến cơ hội khởi nghiệp và nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất để thúc đẩy cơ hội khởi nghiệp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) là điều nên làm và hết sức quan trọng để góp phần tạo nền tảng cho sự phát triển của kinh tế xã hội nói chung và cơ hội khởi nghiệp nói riêng Bằng cách dùng phương pháp định tính và định lượng qua các công cụ thống
Trang 15
3
kê để đem lại kết quả tốt nhất để làm rõ sự tương quan giữa các biến mà NCS
đã đề xuất trong mô hình nghiên cứu Từ đó đưa ra cái nhìn chính xác hơn về vai trò của các biến hỗ trợ trong khởi nghiệp và đưa ra các giải pháp để mang lại lợi ích tốt nhất về cơ hội khởi nghiệp cho các DNVVN tại Việt Nam Nhận
thức được tầm quan trọng của vấn đề, tác giả chọn đề tài: “Phát triển hệ
thống hỗ trợ khởi nghiệp tại Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế,
chuyên ngành kinh tế phát triển
2 Những đóng góp mới của luận án
2.1 Về lý luận
1) Nghiên cứu có tính tổng quát các khái niệm như khởi nghiệp, hệ thống
hỗ trợ khởi nghiệp (HTHTKN) để xây dựng khái niệm trung tâm là phát triển HTHTKN tại Việt Nam
2) Luận án rút ra các vấn đề lý luận về nội dung và các yếu tố tác động đến phát triển HTHTKN, nghiên cứu thực tiễn kinh nghiệm phát triển HTHTKN tại các quốc gia khởi nghiệp thành công để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
2.2 Về thực tiễn
1) Nghiên cứu đưa ra các dẫn chứng của nghiên cứu trước từ mô hình đã xây dựng, các số liệu được thống kê, các chính sách do chính phủ và các cơ quan ban ngành đã ban hành… để làm rõ vai trò của các nhân tố hỗ trợ ảnh hưởng đến cơ hội khởi nghiệp, khởi nghiệp tại Việt Nam Kết hợp với các kết quả nghiên cứu thông qua các cuộc phỏng vấn với các đối tượng nghiên cứu
và các bảng khảo sát để cho thấy thực trạng chung của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam đang gặp phải
2) Qua phân tích thực trạng để rút ra những điểm mạnh, hạn chế trong phát triển HTHTKN tại Việt Nam giai đoạn 2016- 2022; Từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển HTHTKN tại Việt Nam giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 Những đóng góp mới cụ thể:
- Mở rộng phạm vi ảnh hưởng, nâng cao chất lượng của các hoạt động và công cụ hỗ trợ hiện nay trong HTHTKN để cho nhiều cá nhân, nhóm cá nhân sớm tiếp cận được với HTHTKN ngay khi có cơ hội khởi nghiệp và giai đoạn đầu khởi nghiệp