BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH ------ NGUYỄN THÙY TRANG CHỐNG XÓI MÒN CƠ SỞ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM LUẬN
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
- -
NGUYỄN THÙY TRANG
CHỐNG XÓI MÒN CƠ SỞ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
HÀ NỘI - 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
- -
NGUYỄN THÙY TRANG
CHỐNG XÓI MÒN CƠ SỞ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng
Mã số: 9.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS VƯƠNG THỊ THU HIỀN
2 TS NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN
HÀ NỘI - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học riêng của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng Những kết luận khoa học của luận
án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận án
Nguyễn Thùy Trang
Trang 4MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Mục lục ii
Danh mục chữ viết tắt v
Danh mục bảng, sơ đồ vi
Danh mục phụ lục vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 11
1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 11
1.1.1 Các công tình nghiên cứu về cơ sở thuế và xói mòn cơ sở thuế 11
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về các hành vi gây xói mòn cơ sở thuế thu nhập doanh nghiệp và các biện pháp chống xói mòn cơ sở thuế thu nhập doanh nghiệp 15
1.1.3 Các công trình nghiên cứu về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 24
1.2 NHẬN XÉT CHUNG 25
1.2.1 Đánh giá các kết quả nghiên cứu 25
1.2.2 Khoảng trống nghiên cứu 26
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÓI MÒN CƠ SỞ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ CHỐNG XÓI MÒN CƠ SỞ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 29
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÓI MÒN CƠ SỞ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 29
2.1.1 Cơ sở thuế thu nhập doanh nghiệp 29
2.1.2 Tổng quan về doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 32
2.1.3 Xói mòn cơ sở thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp FDI 36
2.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỐNG XÓI MÒN CƠ SỞ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 57
2.2.1 Khái niệm, mục tiêu chống xói mòn cơ sở thuế thu nhập doanh nghiệp 57
Trang 52.2.2 Nội dung chống xói mòn cơ sở thuế thu nhập doanh nghiệp đối với
doanh nghiệp FDI 59
2.2.3 Tiêu chí đánh giá công tác chống xói mòn cơ sở thuế đối với doanh nghiệp FDI 65
2.2.4 Những nhân tố tác động tới công tác chống xói mòn cơ sở thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp FDI 67
2.3 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHỐNG XÓI MÒN CƠ SỞ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM 72
2.3.1 Kinh nghiệm quốc tế về chống xói mòn cơ sở thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp FDI 72
2.3.2 Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam 83
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHỐNG XÓI MÒN CƠ SỞ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 88
3.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 88
3.2 THỰC TRẠNG HÀNH VI GÂY XÓI MÒN CƠ SỞ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 93
3.2.1 Thực trạng hành vi chuyển giá 94
3.2.2 Thực trạng hành vi lợi dụng hiệp định tránh đánh thuế hai lần 97
3.2.3 Thực trạng hành vi lợi dụng hoạt động kinh tế số 103
3.3 THỰC TRẠNG CHỐNG XÓI MÒN CƠ SỞ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 107
3.3.1 Thực trạng ban hành chính sách 107
3.3.2 Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước 112
3.3.3 Thực trạng tổ chức triển khai các hoạt động nghiệp vụ quản lý 114
3.3.4 Thực trạng hợp tác quốc tế 122
3.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHỐNG XÓI MÒN CƠ SỞ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 127
Trang 63.4.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân 127
3.4.2 Hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của hạn chế 132
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP CHỐNG XÓI MÒN CƠ SỞ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 146
4.1 BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI QUỐC TẾ VÀ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI TÁC ĐỘNG ĐẾN NGUỒN THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 146
4.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội quốc tế 146
4.1.2 Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam 147
4.2 QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHỐNG XÓI MÒN CƠ SỞ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 149
4.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CHỐNG XÓI MÒN CƠ SỞ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 150
4.3.1 Giải pháp về xây dựng chính sách 150
4.3.2 Giải pháp về hoàn thiện tổ chức bộ máy 165
4.3.3 Giải pháp về triển khai các nghiệp vụ quản lý thuế 170
4.3.4 Giải pháp về hợp tác quốc tế 181
4.4 GIẢI PHÁP ĐIỀU KIỆN 183
4.4.1 Xây dựng bộ tiêu chí chọn lọc đầu tư FDI 183
4.4.2 Hoàn thiện Luật Đầu tư và các pháp luật khác có liên quan 184
4.4.3 Cải thiện môi trường kinh doanh 185
4.4.4 Hiện đại hoá công tác quản lý thuế 185
4.4.5 Phối hợp có hiệu quả với các cơ quan, Ban, Ngành chức năng trong công tác quản lý thuế 186
KẾT LUẬN 188
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 189
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 190
PHỤ LỤC 201
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN : Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
CTĐQG : Công ty đa quốc gia
DNLK : Doanh nghiệp liên kết DNSX : Doanh nghiệp sản xuất ĐTNN : Đầu tư nước ngoài
GDLK : Giao dịch liên kết GTGT : Giá trị gia tăng
NSNN : Ngân sách nhà nước OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế QHLK : Quan hệ liên kết
SXKD : Sản xuất kinh doanh TMĐT : Thương mại điện tử TNDN : Thu nhập doanh nghiệp UBND : Ủy ban nhân dân
Trang 8DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 1 Tóm tắt cơ sở dữ liệu về các hiệp định tránh đánh thuế hai lần của Việt Nam 8 Bảng 2 Tóm tắt cơ sở dữ liệu về các hiệp định tránh đánh thuế hai lần được sử
dụng trong luận án 8 Bảng 3.1 Đóng góp vào NSNN của DN FDI tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2022 90 Bảng 3.2 Kết quả kinh doanh của DN FDI giai đoạn 2016 - 2022 92 Bảng 3.3 Kết quả thanh tra chống chuyển giá giai đoạn 2016-2022 120
Sơ đồ 4.1 Khái quát quy trình quản lý thuế chống xói mòn CST đối với DN FDI 166
Trang 9DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Sự khác biệt giữa hiệp định thuế mẫu của Liên hợp quốc và OECD và
chấm điểm hiệp định theo Hearson (2016) 201 Phụ lục 2: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của 25 quốc gia/vùng lãnh thổ có số
vốn đầu tư lớn nhất tại Việt Nam giai đoạn 2016-2022 204 Phụ lục 3: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của 25 quốc gia/vùng lãnh thổ có số
vốn đầu tư lớn nhất tại Việt Nam giai đoạn 2016-2022 206 Phụ lục 4: Danh sách các quốc gia/vùng lãnh thổ là thiên đường thuế 207 Phụ lục 5: Thuế suất thuế TNDN của 25 quốc gia có số vốn đầu tư vào Việt Nam
lớn nhất 210 Phụ lục 6: Hành vi chuyển giá gây xói mòn CST TNDN tại Việt Nam 212 Phụ lục 7: Phân loại hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam ký kết theo
nhóm các quốc gia 215 Phụ lục 8: Chỉ số nguồn của các hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam
ký kết tính đến năm 2022 215 Phụ lục 9: So sánh chỉ số nguồn trung bình của hiệp định tránh đánh thuế hai lần
của Việt Nam với các nhóm nước 216 Phụ lục 10: Chỉ số đánh giá định nghĩa cơ sở thường trú trong các hiệp định tránh
đánh thuế hai lần mà Việt Nam ký kết tính đến năm 2022 217 Phụ lục 11: So sánh PEI trung bình của hiệp định tránh đánh thuế hai lần của Việt
Nam với các nhóm nước 218 Phụ lục 12: Điểm số trung bình của 9 chỉ số chi tiết liên quan đến điều khoản xác
định cơ sở thường trú của các hiệp định tránh đánh thuế hai lần của các hiệp định tránh đánh thuế hai lần của Việt Nam 218 Phụ lục 13: So sánh điểm trung bình của 9 chỉ số chi tiết liên quan đến điều khoản
xác định cơ sở thường trú của các hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam với các quốc gia thuộc OECD và với các quốc gia không thuộc OECD 219
Trang 10Phụ lục 14: So sánh điểm trung bình của 9 chỉ số chi tiết liên quan đến điều khoản
xác định cơ sở thường trú của các hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam với các quốc gia thuộc G20 và với các quốc gia không thuộc G20 219 Phụ lục 15: So sánh điểm trung bình của 9 chỉ số chi tiết liên quan đến điều khoản
xác định cơ sở thường trú của các hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam với 25 quốc gia có số vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam 220 Phụ lục 16: Chỉ số đánh giá các quy định trong việc xác định thu nhập chịu thuế
và thuế suất trong các hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Việt Nam
ký kết tính đến năm 2022 220 Phụ lục 17: So sánh WHT trung bình của hiệp định tránh đánh thuế hai lần của
Việt Nam với các nhóm quốc gia 221 Phụ lục 18: So sánh điểm trung bình của 8 chỉ số chi tiết liên quan đến điều khoản
xác định thu nhập chịu thuế và thuế suất của các hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam với các quốc gia thuộc OECD và với các quốc gia không thuộc OECD 221 Phụ lục 19: So sánh điểm trung bình của 8 chỉ số chi tiết liên quan đến điều khoản
xác định thu nhập chịu thuế và thuế suất của các hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam với các quốc gia thuộc G20 và với các quốc gia không thuộc G20 222 Phụ lục 20: So sánh điểm trung bình của 8 chỉ số chi tiết liên quan đến điều khoản
xác định thu nhập chịu thuế và thuế suất của các hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam với 25 quốc gia có số vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam 222 Phụ lục 21: Đánh giá hiệp định thuế giữa Việt Nam và 25 quốc gia có vốn đầu tư
vào Việt Nam lớn nhất 223 Phụ lục 22: Hành vi lợi dụng hiệp định thuế gây xói mòn CST TNDN tại Việt Nam 225
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài luận án
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước (NSNN) ở phần lớn các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Tuy nhiên, theo thống kê của Tổ chức Hợp tác
và Phát triển kinh tế (OECD), các giao dịch thương mại nội bộ của các công ty đa quốc gia (CTĐQG) hiện chiếm trên 30% giá trị thương mại toàn cầu và kết quả điều tra của OECD cho thấy, thất thu NSNN từ thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) của các CTĐQG vào khoảng 4% đến 10% số thu ngân sách từ thuế TNDN toàn cầu Nguyên nhân của thực trạng này được các chuyên gia đánh giá là do các CTĐQG thực hiện các các hành vi gây xói mòn cơ sở thuế (CST) và các hành vi chuyển lợi nhuận Với thực tế đó, việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng xói mòn CST để có các giải pháp hữu hiệu chống xói mòn CST nói chung, chống xói mòn CST đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng sẽ có ý nghĩa quan trọng cả
về lý luận và thực tiễn
- Về lý luận
Xói mòn CST là hiện tượng đã và đang xảy ra ở các quốc gia, khi mà CST thực
tế đang được kiểm soát và điều tiết không hoàn toàn tương xứng với CST thực tế hiện
có trong nền kinh tế quốc gia Tuy nhiên, việc nhận diện, xác định mức độ cụ thể của xói mòn CST đang là một khúc mắc không dễ thực hiện một cách chính xác, đầy đủ Bên cạnh đó, các hình thức, phương pháp, hành vi gây xói mòn CST cũng có những thay đổi khó lường Đồng thời, các biện pháp chống xói mòn CST ở góc độ chính sách, bộ máy quản lý và các biện pháp nghiệp vụ cụ thể như thế nào cũng chưa có các nghiên cứu, đánh giá đầy đủ Ngoài ra, trong điều kiện biến động của nền kinh tế thế giới với sự ra đời của nhiều nội dung hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thuế cũng có các tác động nhất định đến hành vi gây xói mòn CST cũng như các biện pháp chống xói mòn CST của các quốc gia Do đó, việc nghiên cứu trên góc độ lý luận những nội dung nêu trên sẽ đưa lại những kết quả quan trọng cho việc chống xói mòn cơ sở thuế, chống thất thu NSNN, thích ứng với các vấn đề phát sinh trong quá trình hội nhập, đảm bảo quyền đánh thuế của quốc gia và công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp Cụ thể:
Trang 12Thứ nhất, chống xói mòn CST để hạn chế thất thu NSNN
Xói mòn CST hiện là vấn đề nhức nhối của phần lớn các quốc gia trên thế giới Các hành vi gây xói mòn CST ngày càng phổ biến gây thất thu cho NSNN và để lại nhiều hệ lụy cho nền kinh tế Các hành vi này ngày càng đa dạng với độ phức tạp cao dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý Mặc dù Chính phủ các nước đã và đang nỗ lực để hoàn thiện thể chế, tổ chức phối hợp trong thực hiện quản lý và kiểm soát các hành vi này Đây là bài toán cần lời giải không chỉ của một quốc gia nào mà là vấn đề được quan tâm của rất nhiều quốc gia trong bối cảnh hội nhập, trong đó có Việt Nam
Thứ hai, chống xói mòn CST để thích ứng với các vấn đề mới phát sinh trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Trong các năm gần đây, hầu hết các nước và vùng lãnh thổ đã thực hiện nhiều thay đổi về chính sách thuế nhằm thích ứng với tiến trình toàn cầu hóa và những thách thức tới từ sự phát triển nhanh mạnh của nền KTS Xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận là các thách thức lớn đối với các nền kinh tế, đặc biệt là khu vực đang phát triển Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã xây dựng các chuẩn mực mới để bảo vệ cơ sở tính thuế và nguồn thu ngân sách, đồng thời cũng tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế thực hiện các giải pháp chống xói mòn CST và chuyển lợi nhuận
Thứ ba, chống xói mòn CST để bảo vệ quyền đánh thuế của các quốc gia trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo nguồn thu NSNN bền vững
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của của các quốc gia trên thế giới diễn ra ngày càng sâu rộng, trong đó việc thực hiện cắt giảm thuế suất theo các cam kết của các hiệp định thương mại tự do và các hiệp định đối tác kinh tế khu vực và thế giới, dẫn đến việc cắt giảm nhiều dòng thuế nhập khẩu, làm giảm mạnh nguồn thu NSNN Đồng thời, chính sách tài khoá, bao gồm nhiều chính sách ưu đãi thuế nhằm đối phó tác động của các cú sốc, thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng cũng tác động đến số thu trước mắt, dẫn đến tăng thu có xu hướng chậm lại trong những năm gần đây ở các nước đang phát triển
Thứ tư, chống xói mòn CST đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài để tạo sự bình đẳng giữa NNT; thu hút hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
ở các nước, đặc biệt các nước đang phát triển