1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn hà nội

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trong điều kiện đó,năng lực cạnh tranh thể hiện sức chiến đấu trong quá trình tồn tại và pháttriển của các sản phẩm, các DN và của cả quốc gia.Nếu như năng lực cạnh tranh của nền kinh tế

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này cho chính tôi thực hiện và đượcsự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn, hoàn toàn không sao chépcác tác phẩm nào khác.

Hà Nội ngày 15 tháng 10 năm 2013

Người viết

Phạm Thị Kiều Anh

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Người viết xin chân thành cảm ơn quý Thầy cô khoa Sau đại học trườngHọc viện Hành Chính TP Hà Nội đặc biệt là Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng đãtận tình hướng dẫn học viên trong thời gian học cũng như quá trình hoànthành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã hỗ trợ tạo điều kiện cho họcviên trong thời gian qua.

Trân trọng!

Trang 3

1.1 Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của NHTM 3

1.1.1 Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 3

1.2.4 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM 3

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM 3

1.3.1 Nhóm các nhân tố chủ quan 3

1.3.2 Các yếu tố chủ quan của NHTM 3

1.4.Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số NHTM 3

1.4.1 Kinh nghiệm của cải cách của Trung Quốc 3

1.4.2 Bài học kinh nghiệm rút ra từ kinh nghiệm từ Trung Quốc 3

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NH TMCPSÀI GÒN HÀ NỘI 3

2.1 Tổng quan về NHTM CP Sài Gòn Hà Nội 3

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 3

2.1.2 Những thành tựu đạt được của SHB trong những năm gần đây 3

2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của NHTMCP Sài Gòn Hà Nội 3

2.2.1 Phân tích các yếu tố nội bộ của NHTMCP Sài Gòn Hà Nội 3

Trang 4

2.2.2 Đánh giá về năng lực cạnh tranh của NHTMCP Sài Gòn Hà Nội 3

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 3

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦANHTMCP SÀI GÒN HÀ NỘI 3

3.1Những thuận lợi và khó khăn trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay 3

3.1.1 Những thuận lợi 3

3.1.2 Những khó khăn 3

3.2 Định hướng phát triển của NHTMCP Sài Gòn Hà Nội 3

3.3 Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP Sài Gòn HàNội 3

3.3.1 Nhóm giải pháp năng cao năng lực tài chính 3

3.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị điều hành 3

3.3.3 Giải pháp quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ 3

3.3.4 Giải pháp về nguồn nhân lực 3

Trang 6

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1 : Số liệu tăng trưởng của SHB từ 2009-2012 3

Bảng 2.2 : chỉ số CAR của SHB từ 2009-2012 3

Biểu đồ 2.1 : Chất lượng nhân sự SHB 3

Biểu đồ 2.2 số lượng nhân sự SHB giai đoạn 2010-2012 3

Biểu đồ 2.3 : Biểu đồ tăng trưởng cho vay và tăng trưởng huy động 3

Biểu đồ 2.4 So sánh tỷ lệ nợ xấu ở một số NH : 3

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu thu nhập của SHB năm 2012 3

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức NHTMCP Sài Gòn Hà Nội 36

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Nền kinh tế thị trường đang diến biến theo xu hướng toàn cầu hoá và hộinhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh ngày càng gay gắt Trong điều kiện đó,năng lực cạnh tranh thể hiện sức chiến đấu trong quá trình tồn tại và pháttriển của các sản phẩm, các DN và của cả quốc gia.

Nếu như năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thể hiện bằng năng lựctham gia vào quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế của nền kinhtế quốc gia, khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế thế giới thì nănglực cạnh tranh của DN thể hiện khả năng của DN trong việc duy trì lợi thếcạnh tranh, mở rộng thị phần để thu lợi nhuận Năng lực cạnh tranh của DNlà cơ sở của năng lực cạnh tranh của nền kinh tế (Quốc gia).

Do năng lực cạnh tranh có vai trò và ý nghĩa như vậy nên hầu hết cácquốc gia đều khuyến khích cạnh tranh, tạo môi trường thúc đẩy cạnh tranhtrong nước, quốc tế và rất chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của cácDN.

Bước vào năm 2013, với sau hơn 6 năm kể từ khi VN gia nhập tổ chứcthương mại thế giới (WTO), vị thế của VN trên trường quốc tế ngày càngcao, quá trình đổi mới ngày càng toàn diện, rõ rệt Cùng với sự phát triểncủa cả nước, hệ thống NHVN đã có bước chuyển biến rõ rệt theo hướng tạora một thị trường mở cửa và có tính cạnh tranh cao, thúc đẩy khu vực dịchvụ NH tăng trưởng cả về quy mô và loại hình hoạt động, thích ứng nhanhhơn với những tác động từ bên ngoài, từ đó có khả năng đóng góp nhiềuhơn và chủ động hơn vào sự phát triển chung của nền kinh tế, góp phần vàoviệc đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiệnđại hóa đất nước.

Tuy nhiên hoạt động của hệ thống NH trong những năm qua vẫn còn một1

Trang 8

số hạn chế như “hệ thống chính sách pháp luật về tiền tệ và hoạt động NHchưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới triệt để,…sự cạnh tranh và hiệu quảkinh doanh của hệ thống NHVN còn yếu…”(theo Thủ tướng Phan Văn Khảitại buổi lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập ngành NHVN)

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt, khi sự mở cửa hệ thốngNH với những quy định nới lỏng và một lộ trình giảm dần sự bảo hộ củaChính phủ đang và sẽ tạo điều kiện cho các NH nước ngoài tham gia, mởrộng hoạt động kinh doanh tại VN, được đối xử ngang bằng theo nguyên tắctối huệ quốc Các NH VN đang phải đối mặt với những đối thủ mạnh cảtrong và ngoài nước (về thương hiệu, vốn, công nghệ, nhân lực, kinhnghiệm, sản phẩm…) Làm sao để có thể cạnh tranh và phát triển trước cácđối thủ này là vấn đề các NH VN cần quan tâm hàng đầu, trong đó có NHthương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội-SHB.

Trong thời gian gần đây, tình hình tài chính khó khăn, yêu cầu củaNHNN đã mở ra một cuộc đua tăng vốn điều lệ và mở rộng quy mô gây ranhững sức ép không nhỏ đối với các NH đặc biệt là các NH vừa và nhỏtrước nguy cơ bị sát nhập do không đáp ứng được yêu cầu về tài chính, vềvốn hay quy mô.Đứng trước những thuận lợi và khó khăn trước mắt, NHSHB đã nỗ lực không ngừng, tháng 8 năm 2012 đã tiến hành sát nhập thànhcông NH TMCP Nhà Hà Nội,sau khi ấn nút sát nhập với HBB, SHB trởthành một định chế tài chính có vốn điều lệ gần 9.000 tỷ đồng và quy môtổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng (tính đến 29/12/2012), có hệ thống mạnglưới kinh doanh rộng khắp trên cả nước với 242 chi nhánh, phòng giao dịch,gần 4.600 CBNV đã được đào tạo và có kinh nghiệm trong hoạt động NH,với những lợi thế lớn về thị trường, thị phần, KH thân thiết truyền thống vàđa dạng, nhiều sản phẩm, dịch vụ tiện ích…sau sáp nhập, SHB trở thành 1trong 10 NH thương mại lớn nhất VN về quy mô và tổng tài sản.

2

Trang 9

Là một nhân viên của NH TMCP Sài Gòn Hà Nội, với kỳ vọng hoạt độngcủa NH ngày càng hiệu quả, trở thành một trong những NH lớn của VN, gópphần vào sự tăng trưởng ổn định, bền vững và lâu dài, tôi chọn đề tài“NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔPHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp.

2 Mục tiêu nghiên cứu

+ Hệ thống hóa lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và cạnh tranhtrong kinh doanh NH.

+ Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của NHTMCP SàiGòn Hà Nội, những kết quả đạt được và chưa đạt được, nguyên nhân củanhững yếu kém.

+ Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh củaNHTMCP Sài Gòn Hà Nội đảm bảo an toàn và phát triển bền vững.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Đề tài nghiên cứu năng lực cạnh tranh của NH TMCP Sài Gòn Hà Nộitrong mối tương quan với các NH thương mại quốc doanh và các NHthương mại cổ phần trong nước trong khoảng thời gian từ 2009 đến năm2013.

4 Phương pháp nghiên cứu.

Nội dung của luận văn được nghiên cứu dựa trên kiến thức của các bộmôn Quản trị kinh doanh quốc tế, Lý thuyết tài chính nhân sự, phân tích tàichính, quản trị marketing, lãi suất và tiền tệ…để nghiên cứu sự biến độngcủa NHTMCP Sài Gòn Hà Nội và một số NH TM trong thời gian qua.

Luận văn sử dụng phương pháp chuyên gia, thống kê, so sánh, phântích, tổng hợp…số liệu được thu thập từ NHNN và các NH thương mại, cácbáo cáo thường niên, bản công bố thông tin, các báo và tạp chí…

5 Kết cấu của luận văn

3

Trang 10

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận vănđược kết cấu thành 3 chương, bao gồm:

- Chương 1 : Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của NH

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Xác định vị thế cạnh tranh của NH TMCP Sài Gòn Hà Nội trong giaiđoạn hiện nay, kinh nghiệm hoạt động thời gian qua, nghiên cứu vận dungvào hoàn cảnh cụ thề trong tính hình mới, từ đó đưa ra những giải pháp xâydựng chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của SHB.

4

Trang 11

Theo định nghĩa của Đại Từ điển tiếng Việt, cạnh tranh là “tranh đuagiữa những cá nhân, tập thể có chức năng như nhau, giành phần hơn, phầnthắng về mình“ Theo Từ điển Thuật ngữ kinh tế học “cạnh tranh- sự đấutranh đối lập giữa các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia Cạnh tranh nảy sinhkhi hai bên hay nhiều bên cố gắng giành lấy thứ mà không phải ai cũng cóthể giành được”.

Như vậy, có thể nói cạnh tranh là cuộc đua tài, đua sức giữa các đốithủ trên thương trường trong việc thu hút KH, chiếm lĩnh thị trường Độngcơ của cuộc cạnh tranh là nhằm đạt được ưu thế, lợi ích hơn về lợi nhuận, vềthị trường, mục tiêu marketing, nguồn cung ứng, về kỹ thuật, KH tiềmnăng Trong nền kinh tế thị trường ngày nay cạnh tranh là một điều kiện vàlà yếu tố kích thích kinh doanh, là môi trường và là động lực để thúc đẩy sảnxuất phát triển Kết quả cạnh tranh là tự loại bỏ những DN làm ăn kém hiệuquả và tất yếu những DN làm ăn có hiệu quả sẽ tồn tại và đứng vững trên thịtrường Đó là một quy luật của sự phát triển.

Các hình thức cạnh tranh

 Cạnh tranh về chất lượng, sản phẩm, dịch vụ

5

Trang 12

“ Chất lượng không phải là một tài sản mà thực chất là một cái giá màbạn phải trả để bạn tham gia vào cuộc chơi và nếu bạn không tạo ra chấtlượng thì sẽ không một ai quan tâm đến bạn nữa” (theo Phillip Crosy-chuyên gia về chất lượng Mỹ).

Cần xác định chất lượng là mục tiêu có ý nghĩa chiến lược, đồng thờilà phương tiện cơ bản để đảm bảo cho sự phát triển kinh tế, xã hội đúnghướng, vững chắc và hiệu quả cao, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của ngườitiêu dùng trên thị trường Quá trình nâng cao chất lượng sản phẩm này cầncó sự đóng góp tổng hợp các nhân tố của một chuỗi giá trị Chất lượng sảnphẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những thuộc tính của sản phẩm thể hiện mứcđộ thỏa mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định phù hợp vớicông dụng, lợi ích của sản phẩm Nếu trước kia giá cả được coi là quantrọng nhất trong cạnh tranh thì ngày nay phải nhường chỗ cho tiêu chuẩnchất lượng Trong nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển của sảnxuất, thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao đủ điều kiện đểthỏa mãn nhu cầu, cái mà họ cần là chất lượng và lợi ích sản phẩm Điềumong muốn của KH là đảm bảo được hài hòa giữa chất lượng và giá cả.

 Cạnh tranh bằng giá

Giá cả được hiểu là số tiền mà người mua trả cho người bán về việc cungứng một số hàng hóa dịch vụ nào đó Thực chất giá cả là sự biểu hiện bằngtiền của giá trị hao phí lao động sống, lao động vật hóa để sản xuất ra mộtđơn vị sản phẩm, chịu ảnh hưởng của quy luật cung cầu Trong nền kinh tếthị trường, KH được tôn vinh là “Thượng đế”, họ có quyền lựa chọn nhữngsản phẩm họ cho là tốt nhất, khi có cùng một sản phẩm, hàng hóa, dịch vụcó chất lượng tương đương nhau thì chắc chắn họ sẽ lựa chọn mức giá thấphơn Do vậy từ lâu giá cả đã trở thành một biến số chiến thuật phục vụ mụcđích kinh doanh Nhiều DN thành công trong việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị

6

Trang 13

trường nhờ chiến thuật giá được sử dung khéo léo và tinh tế Giá cả đã thểhiện như một vũ khí để cạnh tranh Việc định giá thấp hơn giá thị trường,định giá ngang bằng giá thị trường hay định giá cao hơn giá thị trường còntùy thuộc vào mục tiêu của DN, đặc điểm thị trường ….DN cần xem xét cânnhắc kỹ để đưa ra các quyết định phù hợp

 Cạnh tranh qua hệ thống phân phối và quảng cáo

Phân phối sản phẩm dịch hợp lý là một công cụ cạnh tranh đắc lực,NHphải lựa chọn các kênh phân phối nghiên cứu các đặc trưng của thị

Cạnh tranh trong lĩnh vực NH là sự ganh đua hợp pháp giữa cácNHthông qua các hành động, nỗ lực và các biện pháp nhằm đạt đến cácmụctiêu cụ thể của mình như thị phần, lợi nhuận, vốn, hiệu quả, an toàn,danh tiếng…

Sự cần thiết phải cạnh tranh

Để tồn tại DN phải nâng cao năng lực cạnh tranh

Cạnh tranh là một quy luật tất yếu của nền kinh tế; quy luật cạnh tranhcùng với các quy luật kinh tế khác như quy luật giá cả, giá trị, quy luật cung-

7

Trang 14

cầu…là những quy luật kinh tế khách quan, tồn tại và phát huy tác dụngtrong nền kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường, DN nào có lợi thế cạnhtranh, duy trì được lợi thế cạnh tranh của mình và chiến thắng trong cạnhtranh thì có thể tồn tại và phát triển; DN nào không biết tận dụng và tạo ralợi thế cạnh tranh của mình cũng như duy trì chúng thì tất yếu sẽ bị thua lỗvà phá sản Thông qua cạnh tranh mà nền sản xuất ngày một phát triển.

Quá trình cạnh tranh tất yếu xảy ra, một số DN sẽ bị loại ra khỏi thịtrường trong khi các DN mạnh vẫn tồn tại và phát triển Do vậy, cạnh tranhtạo áp lực buộc DN thường xuyên, không ngừng tìm tòi sáng tạo, cải tiếnphương thức sản xuất, tổ chức quản lý kinh doanh, đổi mới công nghệ, tăngnăng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, phát triển thị trường mới…CácDN tham gia vào nền kinh tế luôn bị cạnh tranh bởi các DN khác và đồngthời để tồn tại DN cũng phải cạnh tranh với các đối thủ khác; DN khôngcòn cách nào khác là phải nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại.

Để phát triển bền vững, DN ngày càng phải mở rộng thêm ảnh hưởng,chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần, do đó DN buộc phải nâng cao năng lựccạnh tranh.

Thực chất của cạnh tranh là tạo ra ngày càng nhiều ưu thế về tất cả cácmặt: giá cả, giá trị sử dụng, uy tín, thương hiệu Cạnh tranh ngày càng khốcliệt đòi hỏi các DN phải phấn đấu giảm chi phí để hạ giá thành, giá bán sảnphẩm, hoàn thiện giá trị sử dụng của sản phẩm, tổ chức tốt hệ thống kênhtiêu thụ để tồn tại và phát triển trên thị trường.

Ngày nay, tốc độ thay đổi của nhu cầu cực nhanh do đó tốc độ đổi mớisản phẩm cũng lớn hơn nhiều Để đáp ứng kịp thời nhu cầu DN khôngngừng nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu KH Và như thế DN nàonhanh hơn sẽ giành chiến thắng.Mặt khác, sự có mặt của các DN liên doanh

8

Trang 15

với năng lực tài chính mạnh và kỹ thuật cao dày dạn kinh nghiệm trong cạnhtranh đang là rào cản lớn.

Như vậy nâng cao năng lực cạnh tranh là sự cần thiết và hết sức có ýnghĩa cho sự tồn tại của các DN, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

NHTM cũng như các DN khác trên nền kinh tế thị trường, hoạt động củanó cũng chịu tác động của qui luật cạnh tranh và các qui luật khác Tuynhiên, do lĩnh vực kinh doanh của NHTM là tiền tệ và các dịch vụ liên quannên cạnh tranh trong hoạt động NHTMcó tính nhạy cảm hơn nhiều so vớicác ngành, các DN khác trong nền kinh tế Hơn nữa, sản phẩm kinh doanhcủa NHTM là sản phẩm, dịch vụ có tính vô hình nên việc đánh giá sự khácbiệt giữa các NHTM khác nhau tương đối khó

NHTM là ngành kinh doanh dịch vụ đặc biệt, muốn tồn tại trước hết cầncó uy tín trên thị trường KH chỉ tin tưởng tham gia sử dụng dịch vụvớinhững NHTM có uy tín và có tên tuổi Nâng cao năng lực cạnh tranh củaNHTMtrong nền kinh tế thị trường cũng có nghĩa là nâng cao uy tín, tên tuổicủaNH Đây là một lợi thế cho việc phát triển, giữ vững và mở rộng thịtrường

NHTM là một loại hình DN đặc biệttrong nền kinh tế, vì vậy hoạt độngcủa chúng tất yếu chịu sự tác động của các quy luật cạnh tranh Hoạt độngcạnh tranh thúc đẩy các NHphát triển, củng cố, duy trì năng lực cạnh tranh,nâng cao số lượng cũng như chất lượng dịch vụ các sản phẩm NHcho nềnkinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.Nhờ hoạt động này mà KH cónhiều cơ hội lựa chọn các sản phẩm NH tốt nhất phục vụ nhu cầu của mìnhvới chi phí thấp nhất, qua đó tiết kiệm chi phí chung cho toàn xã hội, nângcao hiệu quả hoạt động của toàn bộ nền kinh tế.

9

Ngày đăng: 23/06/2024, 08:46

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w