1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa một số đặc điểm của công ty kiểm toán và kiểm toán viên đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa một số đặc điểm của công ty kiểm toán và kiểm toán viên đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả Trần Thị Thu Thảo
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Đình Hùng
Trường học Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Kinh tế
Năm xuất bản 2014
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 645,05 KB

Nội dung

HỒ CHÍ MINH --- TRẦN THỊ THU THẢO NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM MỐI QUAN HỆ GIỮA MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIÊN ĐẾN HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY NIÊM YẾT TR

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

-

TRẦN THỊ THU THẢO

NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM MỐI QUAN HỆ GIỮA

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIÊN ĐẾN HÀNH VI ĐIỀU CHỈNH LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG

KHOÁN VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN

MÃ SỐ: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS NGUYỄN ĐÌNH HÙNG

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2014

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế: “Nghiên cứu thực nghiệm mối quan

hệ giữa một số đặc điểm của công ty kiểm toán và kiểm toán viên đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận tại công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của bản thân Nội dung, kết

quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và dựa theo số liệu thu thập được Các tài liệu, đoạn trích dẫn được sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tác giả

TP HCM, ngày 28 tháng 10 năm 2014

Tác giả luận văn

Trần Thị Thu Thảo

Trang 3

MỤC LỤC

TRANG BÌA PHỤ

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

6 Những đóng góp của đề tài 2

7 Bố cục của đề tài nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 4

1.1 Quy mô công ty kiểm toán và hành vi điều chỉnh lợi nhuận 4

1.2 Giới tính kiểm toán viên và hành vi điều chỉnh lợi nhuận 6

1.3 Luân chuyển kiểm toán viên và hành vi điều chỉnh lợi nhuận 9

1.4 Số năm kinh nghiệm của kiểm toán và hành vi điều chỉnh lợi nhuận 11

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 13

2.1 Tổng quan về kiểm toán 13

2.1.1 Định nghĩa kiểm toán 13

2.1.2 Công ty kiểm toán 14

2.1.3 Kiểm toán viên 19

2.1.4 Một số quy định pháp lý tại Việt Nam liên quan đến các vấn đề trong đề tài: 20

2.2 Tổng quan về hành vi điều chỉnh lợi nhuận 23

2.2.1 Định nghĩa về hành vi điều chỉnh lợi nhuận 23

2.2.2 Động cơ của hành vi điều chỉnh lợi nhuận: 25

Trang 4

2.3 Cách thức tiến hành điều chỉnh lợi nhuận 31

2.4 Một số mô hình định lượng hành vi điều chỉnh lợi nhuận 35

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 41

3.1 Giả thuyết nghiên cứu 41

3.2 Mô hình nghiên cứu 42

3.3 Dữ liệu nghiên cứu 43

3.4 Phương pháp nghiên cứu 44

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 48

4.1 Phân tích sơ bộ kết quả nghiên cứu thông qua bảng thống kê mô tả các biến ……….48

4.2 Kiểm định Hausman test để lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp 50

4.4 Kiểm định nghiệm đơn vị 52

4.5 Kết quả hồi quy tuyến tính đơn biến 53

4.5.1 Kiểm định mối quan hệ giữa biến quy mô công ty kiểm toán (SIZE) và các khoản dồn tích tự định (DA) 53

4.5.2 Kiểm định mối quan hệ giữa biến giới tính kiểm toán viên (GENDER) và các khoản dồn tích tự định (DA) 54

4.5.3 Kiểm định mối quan hệ giữa biến nhiệm kỳ kiểm toán viên (APT) và các khoản dồn tích tự định (DA) 55

4.5.4 Kiểm định mối quan hệ giữa biến nhiệm kỳ công ty kiểm toán (AFT) và các khoản dồn tích tự định (DA) 56

4.5.5 Kiểm định mối quan hệ giữa biến số năm kinh nghiệm của kiểm toán viên (AGE) và các khoản dồn tích tự định (DA) 56

4.6 Kết quả hồi quy đa biến 57

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 60 5.1 Kết luận và kiến nghị 60

5.2.Một số hạn chế của đề tài 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Tương quan mong đợi đối với các biên nghiên cứu 43

Bảng 4.1: Bảng kết quả thống kê mô tả các biến nghiên cứu trong phương trình 48

Bảng 4.2: Kiểm định Hausman Test 50

Bảng 4.3: Kiểm định Durbin-Watson test 51

Bảng 4.4: Kiểm định nghiệm đơn vị (Panel unit root test) 52

Bảng 4.5: Kết quả hồi quy tuyến tính đơn biến giữa SIZE và DA 53

Bảng 4.6: Kết quả hồi quy tuyến tính đơn biến giữa GENDER và DA 54

Bảng 4.7: Kết quả hồi quy tuyến tính đơn biến giữa APT và DA 55

Bảng 4.8: Kết quả hồi quy tuyến tính đơn biến giữa AFT và DA 56

Bảng 4.9: Kết quả hồi quy tuyến tính đơn biến giữa AGE và DA 57

Bảng 4.10: Kết quả hồi quy đa biến 58

Bảng 4.11: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 59

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Lý thuyết thông tin bất cân xứng chỉ ra rằng nhà quản lý thường có xu hướng cung cấp thông tin có lợi cho họ và các đối tượng khác không có điều kiện tiếp cận thông tin gốc nên khả năng sẽ đưa ra quyết định sai Đó là vấn đề luôn tồn tại trên thị trường chứng khoán

Ngành kiểm toán ra đời nhằm giảm thông tin bất cân xứng đặc biệt là thông tin công bố về lợi nhuận, một trong những chỉ tiêu quan trọng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhằm đảm bảo thông tin về lợi nhuận trong kỳ đáng tin cậy và

có thể sử dụng được, vai trò của kiểm toán viên ở đây là phải phát hiện và điều chỉnh tối thiểu hóa các khoản điều chỉnh mà nhà quản lý có xu hướng thực hiện để đạt được mức lợi nhuận mong muốn trong quá trình kiểm toán của mình

Vậy liệu rằng khi đọc báo cáo kiểm toán với những thông tin như tên công ty kiểm toán, tên kiểm toán viên qua đó biết được giới tính kiểm toán viên, số chứng chỉ hành nghề, , nhà đầu có thể có những nhận định ban đầu về độ tin cậy của thông tin lợi nhuận được trình bày trên báo cáo tài chính hay không? Nhằm trả lời câu hỏi trên tác giả thực hiện nghiên cứu thực nghiệm này để xác định mối liên hệ giữa một số đặc điểm đặc thù của công ty kiểm toán, của kiểm toán viên và hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý doanh nghiệp (đo lường thông qua các khoản dồn tích tự định theo mô hình De Angelo (1986) và được cải tiến bởi Friedlan (1994) tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa một số đặc điểm của công ty kiểm toán (quy mô công ty kiểm toán, nhiệm kỳ công ty kiểm toán) và kiểm toán viên (giới tính, nhiệm kỳ kiểm toán

Trang 8

viên, số năm kinh nghiệm) với việc điều chỉnh lợi nhuận thông qua các khoản dồn tích tự định

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mối quan hệ giữa một số đặc điểm của công ty kiểm toán (quy mô công ty kiểm toán, nhiệm kỳ công ty kiểm toán) và kiểm toán viên (giới tính, nhiệm kỳ kiểm toán viên, số năm kinh nghiệm) với hành vi điều chỉnh lợi nhuận của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

4 Phạm vi nghiên cứu

Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 90 công ty niêm yết thị trường chứng khoán Việt Nam tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE)

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu : Sử dụng phương pháp phân tích định lượng như

thống kê mô tả, hồi quy tuyến tính nhằm định lượng và xem xét mối quan hệ giữa công ty kiểm toán (quy mô công ty kiểm toán, nhiệm kỳ công ty kiểm toán), kiểm toán viên (giới tính, nhiệm kỳ kiểm toán viên, số năm kinh nghiệm) và hành vi điều chỉnh lợi nhuận

Khoảng thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2009 - 2013

6 Những đóng góp của đề tài

Về mặt lý luận:

- Hệ thống hóa và trình bày các kết quả nghiên cứu trước đây về vấn đề này tại Việt Nam cũng như trên thế giới

- Xác định hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý và tổng hợp một số biện pháp mà họ có thể sử dụng để điều chỉnh lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp

Trang 9

Về mặt thực tiễn:

Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận Từ đó giúp người đọc báo cáo tài chính có một số nhận định ban đầu khi tiếp cận báo cáo kiểm toán

7 Bố cục của đề tài nghiên cứu

Bố cục của đề tài gồm 5 chương không bao gồm phần mở đầu như sau: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan

Chương 2: Cơ sở lý thuyết

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận kiến nghị và những hạn chế của đề tài

Trang 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

1.1 Quy mô công ty kiểm toán và hành vi điều chỉnh lợi nhuận

Nghiên cứu thực nghiệm của Becker và các cộng sự (1998) sử dụng cơ sở dữ liệu dữ liệu Compustat 1993, tiến hành so sánh giá trị các khoản dồn tích tự định của các công ty được kiểm toán bởi Big 6 và các công ty được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán không phải là Big 6 trong giai đoạn từ năm 1989 đến năm 1992 Mẫu nghiên cứu gồm 10.397 quan sát được kiểm toán bởi Big 6 và 2.179 quan sát được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán không phải là Big 6 Các khoản dồn tích

tự định được ước tính dựa trên mô hình của Jone (1991) Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty được kiểm toán bởi các công ty không phải là Big 6 có giá trị các khoản dồn tích tự định từ 1,5% đến 2,1% tổng tài sản và cao hơn so các công ty được kiểm toán bởi Big 6

Francis và các cộng sự (1999) phán đoán rằng các công ty có các khoản dồn tích lớn thường tích cực hơn và có cơ hội trong việc thực hiện hành vi điều chỉnh lợi nhuận và có động cơ thuê các công ty kiểm toán Big 6 nhằm đảm bảo rằng báo cáo tài chính là đáng tin cậy Nghiên cứu tiến hành trên mẫu gồm 74.390 quan sát là báo cáo tài chính trong giai đoạn 1974-1994 của công ty niêm yết trên sàn NASDAQ Kết quả cho thấy các công ty có các khoản dồn tích cao có nhiều khả năng sẽ thuê các công ty kiểm toán Big 6 Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy những công ty được kiểm toán bởi Big 6 mặc dù có mức dồn tích cao nhưng giá trị của các khoản dồn tích tự định ước tính thì thấp hơn Phát hiện này nhất quán với các công ty kiểm toán Big 6 hạn chế áp dụng các khoản dồn tích

Nghiên cứu thực nghiệm của Elder và Zhou (2002) nhằm kiểm định mối quan hệ giữ chất lượng kiểm toán (đo lường bằng quy mô công ty kiểm toán và mức

độ chuyên môn hóa nội ngành) và hành vi điều chỉnh lợi nhuận (đo lường bởi các khoản dồn tích tự định) của các công ty lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng Nghiên cứu tiến hành trên mẫu gồm 1.083 quan sát là các công ty lần đầu phát hành

Trang 11

cổ phiếu ra công chúng trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 1998 được lấy ra từ

cơ sở dữ liệu Compact Disclosure Cross-sectional Jones model (1994) được sử dụng để ước tính giá trị các khoản dồn tích tự định Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty lần đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng được kiểm toán với Big 5 có mức điều chỉnh thấp hơn so với các công ty được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán không phải là Big 5 Nhóm tác giả trên cũng tiến hành nghiên cứu tương tự đối với một mẫu gồm 2.453 quan sát là các công ty phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1999 Một kết luận tương tư như nghiên cứu trước đó được đưa ra khi xác định mối quan hệ giữa quy mô công ty kiểm toán và hành vi điều chỉnh lợi nhuận

Rusmin (2010) thực hiện nghiên cứu thực nghiệm tại Singapore nhắm xác định mối quan hệ giữa độ lớn của hành vi điều chỉnh lợi nhuận và chất lượng kiểm toán Mô hình Cross‐sectional modified Jones model được sử dụng để đo lường các khoản dồn tích tự định (DA) – đại diện cho hành vi điều chỉnh lợi nhuận Từ tổng thể ban đầu gồm 551 công ty niêm yết trên hai bảng niêm yết chính (Mainboard –

413 công ty và Sesdaq – 138 công ty) tại ngày 31 tháng 12 năm 2003 Các định chế tài chính như ngân hàng, các công ty bảo hiểm được loại bỏ ra khỏi tổng thể Sau khi loại bỏ các công ty không phù hợp yêu cầu nghiên cứu, một mẫu gồm 301 công

ty được sử dụng, trong đó, 260 công ty được kiểm toán bởi Big 4, 41 công ty được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán không phải là Big 4 Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị của các khoản dồn tích tự định (DA) của các công ty được kiểm toán bởi Big 4 thấp hơn giá trị các khoản dồn tích tự định (DA) của các công ty được kiểm toán bởi các hãng kiểm toán không phải là Big 4 Như vậy, các công ty kiểm toán Big 4 hạn chế hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các doanh nghiệp được họ kiểm toán

Nghiên cứu thực nghiệm của Yasar (2013) về mối quan hệ giữa quy mô công

ty kiểm toán và hành vi điều chỉnh lợi nhuận được đo lường thông qua các khoản dồn tích tự định (DA) Nghiên cứu được thực hiện trên một mẫu gồm 290 quan sát

là báo cáo tài chính trong giai đoạn từ năm 2003 đến 2007 của các công ty loại hình

Trang 12

sản xuất được niêm yết tại Istanbul Stock Exchange (ISE) Các khoản dồn tích tự định (DA) được ước lượng theo mô hình Cross‐sectional modified Jones model Trong 290 quan sát có 130 quan sát được kiểm toán bởi Big 4 và 160 quan sát được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán không phải là Big 4 Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về các khoản dồn tích tự định giữa các công ty được kiểm toán bởi Big 4 và các công ty được kiểm toán bởi các công ty khác

Lâm Huỳnh Phương (2013) trong luận văn thạc sĩ nghiên cứu về mối quan

hệ giữa chất lượng kiểm toán và nhiệm kỳ kiểm toán viên Mẫu nghiên cứu được lựa chọn là báo cáo tài chính đã được kiểm toán từ năm 2000 đến năm 2012 của 39 công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán HNX và HOSE Kết quả thực nghiệm của tác giả cho thấy khi xem xét mối quan hệ với các khoản dồn tích

tự định, biến nghiên cứu quy mô công ty kiểm toán không có ý nghĩa thống kê

Nhìn chung các nghiên cứu đều cho thấy quy mô công ty kiểm toán có ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản lý Các công ty được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán có quy mô lớn (Big) được kỳ vọng là có giá trị tuyệt đối của các khoản dồn tích tự định thấp hơn so với các công ty được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán còn lại (không phải là Big)

1.2 Giới tính kiểm toán viên và hành vi điều chỉnh lợi nhuận

Một số nghiên cứu đã nghiên cứu sự khác biệt giới tính ảnh hưởng lên các khía cạnh của hành vi cá nhân Các nghiên cứu đều có chung nhận định rằng ít nhất

về đa số, phụ nữ không thích rủi ro và ít cả tin hơn nam giới (Byrnes & Miller, 1999) Kết quả tương tự khi các mẫu được lựa chọn trong lĩnh vực kế toán và tài chính (Jianakoplos & Bernasek, 1998; Olsen & Cox, 2001; Graham và các cộng sự., 2002; Dwyer và các cộng sự, 2002; Watson & McNaughton, 2007) Phụ nữ cũng ít

cả tin trong các vấn đề tài chính hơn nam giới (Johnson & Powell, 1994); Barber & Odean, 2001; Bliss & Potter, 2002)

Trang 13

Một số nghiên cứu cho rằng không có sự khác biệt về giới tính trong vấn đề đạo đức (Ford & Richardson, 1994), trong khi một số nghiên cứu khác cho rằng phụ

nữ cư xử có đạo đức hơn nam giới Phụ nữ được quan sát thấy có đạo đức hơn trong bối cảnh kinh doanh (Ruegger & King, 1992; Khazanchi, 1995; Eynon và các cộng

sự, 1997) Roxas và Stoneback (2004) đồng ý rằng nhìn chung phụ nữ ít đồng ý với các hành vi vi phạm đạo đức Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy phụ nữ ít đồng

ý với các hành vi vi phạm đạo đức để nhận được các khoản thưởng ở nơi làm việc (Betz và các cộng sự, 1989; Bernardi & Arnol, 1997)

Một số nghiên cứu về mối liên hệ giữa giới tính và hành vi điều chỉnh lợi nhuận Clikeman và các cộng sự (2001) sử dụng dữ liệu từ một cuộc khảo sát nhắm vào các sinh viên ngành kế toán để nghiên cứu liệu giới tính và nguồn gốc quốc gia

có ảnh hưởng đến quan điểm về các phương pháp thông thường để điều chỉnh lợi nhuận Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng giới tính không phải là vấn đề quyết định trong bối cảnh này Krishnan và Parsons (2006) nghiên cứu hành vi điều chỉnh lợi nhuận ở các công ty Fortune 500 và cho thấy mối liên hệ giữa giới tính với hành vi điều chỉnh lợi nhuận Gul và các cộng sự (2007) sử dụng dữ liệu của các công ty S&P 500 và cho thấy những hãng có nữ giám đốc trong ban điều hành có mức điều chỉnh lợi nhuận thấp hơn các hãng không có nữ giám đốc

Vai trò của nữ kiểm toán viên trong nghề nghiệp kiểm toán đang được chú ý nhiều trong giai đoạn gần đây Gold và các cộng sự (2009) cung cấp các bằng chứng cho thấy kiểm toán viên nữ ít thích rủi ro hơn so với các đồng nghiệp nam trong các xét đoán nghề nghiệp, đồng thời kiểm toán viên nữ ít bị ảnh hưởng bởi các giải thích không thể thẩm định của khách hàng hơn các kiểm toán viên nam Bernardi và Arnol (1997) nhận thấy phụ nữ trong Big 5 thực hiện tốt hơn các đồng nghiệp nam trong vấn đề phát triển đạo đức Chung và Monroe (2001) kiểm định mối quan hệ giữa giới tính của kiểm toán viên và các xét đoán kiểm toán, kết luận rằng các nữ chủ phần hùn (partner) xử lý thông tin chính xác và hiệu quả hơn trong các vấn đề kiểm toán phức tạp O’Donnell và Johnson (2001) nhận thấy kiểm toán

Ngày đăng: 07/07/2024, 14:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w