Khách thể nghiên cứu:Là sinh viên ngành Marketing trường Đại học Văn lang Giới hạn phạm vi nghiên cứu:Tập trung vào quan điểm của sinh viên ngành Marketing trường đại học Văn Lang về câu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA QUAN HỆ CÔNG CHÚNG – TRUYỀN THÔNG
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
XÃ HỘI HỌC
Chủ đề: Quan điểm của sinh viên Ngành marketing
trường đại học Văn Lang về câu nói: “Phụ nữ phải trả giá cho mọi thứ Đúng là họ nhận được nhiều ánh hào quang hơn đàn ông cho những thành tựu tương đương, nhưng họ cũng phải chịu nhiều tai tiếng hơn khi trượt ngã.”
Nhóm thực hiện Nhóm CÓ DUYÊN THÌ GẶP LẠI
Giảng viên hướng dẫn Phan Thị Kim Liên
Lớp học phần 232_71SOCI20252_07
Trang 2Tp Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2024
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin gửi những lời cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo trường Đại học Văn Lang vì đã tạo điều kiện đưa môn học Xã hội học vào chương trình đào tạo.
Tiếp đến, chúng em xin chân thành cảm ơn cô Phan Thị Kim Liên – giảng viên môn Xã hội học đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn sinh viên chúng em trong suốt thời gian môn học Nhờ vào những lời khuyên dạy và chỉ bảo đúng lúc của cô, chúng
em đã vượt qua những khó khăn khi thực hiện bài tiểu luận cuối kỳ của mình.
Bên cạnh đó, bạn bè cũng là hậu phương vững chắc cho chúng em suốt thời gian qua Sự thành công của bài tiểu luận không thể không kể đến công ơn của mọi người.
Nhưng sau tất cả, chúng em nhận thức được rằng với lượng kiến thức và kinh nghiệm ít ỏi của bản thân, chắc chắn bài tiểu luận sẽ khó tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót Kính mong cô thông cảm và góp ý để chúng em ngày càng hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
nTp Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2024
Trang 4Khách thể nghiên cứu:
Là sinh viên ngành Marketing trường Đại học Văn lang
Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Tập trung vào quan điểm của sinh viên ngành Marketing trường đại học Văn Lang về câu nói "Phụ nữ phải trả giá cho mọi thứ"
Phân tích những lý do sinh viên đồng ý hoặc không đồng ý với câu nói này
So sánh quan điểm của sinh viên nam và nữ về vấn đề này
Xem xét ảnh hưởng của các yếu tố như ngành học, xuất thân gia đình, quan điểm xã hội, đến quan điểm của sinh viên
Sử dụng một phương pháp nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu :
.Làm thế nào các phương tiện truyền thông đóng vai trò trong việc lan truyền hoặc thay đổi quan điểm về việc phụ nữ phải trả giá cho mọi thứ?
Vẫn còn những rào cản nào đối với sự tiến bộ của phụ nữ ?
Trong bối cảnh xã hội hiện tại, Những yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ mà phụ nữ phải trả giá cho mọi thứ, bao gồm yếu tố cá nhân, gia đình, xã hội và văn hóa?
Câu 6: mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của câu hỏi số 1:
Hiểu rõ vai trò của các phương tiện truyền thông trong việc hình thành và thay đổi quan điểm về vai trò giới, đặc biệt là quan điểm về việc phụ nữ phải trả giá cho mọi thứ
Phân tích cách thức các phương tiện truyền thông thể hiện hình ảnh phụ nữ trong các chương trình truyền hình, phim ảnh, quảng cáo, tin tức, v.v
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông đến quan điểm của công chúng về phụ nữ
Xác định những cách thức mà các phương tiện truyền thông có thể góp phần thúc đẩy bình đẳng giới
Khảo sát ý kiến công chúng về quan điểm của họ về phụ nữ và vai trò của các phương tiện truyền thông
Mục tiêu của câu hỏi số 2:
Trang 5Hiểu rõ những rào cản còn tồn tại đối với sự tiến bộ của phụ nữ trong xã hội hiện đại
Đánh giá liệu phụ nữ có thực sự phải trả giá cho mọi thứ hay không, và mức độ ảnh hưởng của nó trong bối cảnh xã hội hiện tại
Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến việc phụ nữ phải trả giá cho mọi thứ
Đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ và xóa bỏ những rào cản còn tồn tại
Tổng hợp và phân tích các tài liệu khoa học, báo cáo và thống kê liên quan đến vấn đề bình đẳng giới
Mục tiêu của câu hỏi số 3:
Hiểu rõ về những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ mà phụ nữ phải trả giá cho mọi thứ trong xã hội hiện đại
Phân tích vai trò của các yếu tố cá nhân, gia đình, xã hội và văn hóa trong việc định hình trải nghiệm của phụ nữ
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến việc phụ nữ phải trả giá cho thành công, hạnh phúc và sự tự do của họ
Đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu những gánh nặng mà phụ nữ phải gánh chịu
Phỏng vấn các chuyên gia về bình đẳng giới, phát triển xã hội, tâm lý học và văn hóa
Giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết 1:
Quảng cáo: Nhiều thương hiệu bắt đầu sử dụng hình ảnh phụ nữ mạnh
mẽ, độc lập trong quảng cáo của họ
Phim ảnh: Ngày càng có nhiều phim ảnh có nhân vật nữ chính mạnh
mẽ, thành công
Mạng xã hội: Nhiều phụ nữ sử dụng mạng xã hội để chia sẻ câu chuyện của họ, truyền cảm hứng cho những người khác
Giả thuyết 2:
Quan niệm lỗi thời: Định kiến về vai trò giới truyền thống vẫn tồn tại, khiến phụ nữ bị giới hạn trong các vai trò chăm sóc gia đình và hạn chế
cơ hội phát triển trong học tập và nghề nghiệp
Trang 6Phân biệt đối xử: Phụ nữ thường gặp bất lợi trong tuyển dụng, thăng tiến, và mức lương so với nam giới cùng trình độ
Quấy rối tình dục và bạo lực giới: Phụ nữ có nguy cơ cao bị quấy rối tình dục và bạo lực gia đình, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất,
và cản trở sự phát triển của họ
Giả thuyết 3:
Yếu tố cá nhân:
Tuổi tác: Phụ nữ trẻ có thể gặp nhiều rào cản hơn trong việc đạt được mục tiêu của họ so với phụ nữ lớn tuổi
Trình độ học vấn: Phụ nữ có trình độ học vấn cao hơn có thể có nhiều cơ hội hơn và ít phải trả giá hơn cho những gì họ muốn
Tình trạng hôn nhân: Phụ nữ độc thân có thể gặp nhiều khó khăn hơn trong việc nuôi dạy con cái và cân bằng công việc gia đình
Sức khỏe: Phụ nữ có vấn đề sức khỏe có thể gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tham gia vào lực lượng lao động và đạt được mục tiêu của họ
Yếu tố gia đình:
Mức độ hỗ trợ từ gia đình: Phụ nữ có gia đình hỗ trợ có thể dễ dàng đạt được mục tiêu của họ hơn
Số lượng con cái: Phụ nữ có nhiều con có thể gặp nhiều khó khăn hơn trong việc cân bằng công việc gia đình và đạt được mục tiêu của họ
Trách nhiệm chăm sóc người già: Phụ nữ có trách nhiệm chăm sóc người già trong gia đình có thể gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tham gia vào lực lượng lao động
Yếu tố xã hội:
Phân biệt đối xử giới: Phụ nữ có thể gặp nhiều rào cản hơn trong việc đạt được mục tiêu của họ do phân biệt đối xử giới
Bạo lực giới: Phụ nữ có thể gặp nguy cơ bị bạo lực giới, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng đạt được mục tiêu của họ
Chính sách xã hội: Chính sách xã hội có thể ảnh hưởng đến cơ hội của phụ nữ trong việc tiếp cận giáo dục, y tế và việc làm
Yếu tố văn hóa:
Quan niệm về vai trò giới: Quan niệm truyền thống về vai trò giới có thể khiến phụ nữ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đạt được mục tiêu của họ
Trang 7Áp lực xã hội: Phụ nữ có thể phải chịu áp lực từ xã hội để kết hôn, sinh con và chăm sóc gia đình
Các báo cáo nghiên cứu:
MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI VỀ CƠ HỘI GIÁO DỤC VÀ CÁC BIỆN PHÁP HƯỚNG TỚI BÌNH ĐẲNG GIỚI VỀ CƠ HỘI GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM
ThS NCS Vũ Thị Lụa
NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH TP.HỒ CHÍ MINH, THÁNG 05 NĂM
2023
https://canbo.vinhuni.edu.vn/Resources/Upload/User/ScientificResearchProof/
1475/1475_kyyeuhoithaobinhdanggioi.pdf#page=74
Tóm tắt: Bài báo cáo về bình đẳng giới trong giáo dục Đưa ra cái nhìn về rào cản giáo dục đối với trẻ em gái từ góc độ cộng đồng ở tỉnh Hòa Bình với từ khóa
“ Tiếp cận giáo dục, trẻ em gái” Nêu ra những ảnh hưởng của định kiến giới đến bất bình đẳng trong giáo dục Việt Nam với từ khóa “ Định kiến, bất bình đẳng, giới, ảnh hưởng ”, BÀN LUẬN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI CỦA QUỐC
TẾ VÀ ĐỊNH HƯỚNG THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI CHO VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC với từ khoá: bình đẳng giới, hệ thống giáo dục đại học, sự nghiệp học thuật
Trong thực tiễn giáo dục Việt Nam bất bình đẳng giới về cơ hội giáo dục thể hiện đậm nét và triệt để trong thời kỳ phong kiến Trong thời kỳ phong kiến chỉ nam giới được hưởng nền giáo dục chính thống ngoài ra có một số rất ít trẻ em gái con của tầng lớp trên được đi học; nhưng chỉ nam giới được dự các kỳ thi chính thống Kể từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Đảng và nhà nước ta đã quan tâm đến bình đẳng giới trên mọi phương diện, trong đó có bình đẳng giới trong giáo dục và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật; tuy nhiên trong thực tiễn giáo dục vẫn còn bất bình đẳng giới về cơ hội giáo dục; khoảng cách bất bình đẳng giới về cơ hội giáo dục ngày càng thu hẹp tuy nhiên vẫn còn hiện diện rõ nét ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và ở bật học đào tạo tiến sĩ Có sáu nguyên nhân cơ bản gây bất bình đẳng giới về cơ hội giáo dục là: do các thể chế, luật lệ xã hội cùng các các chính sách trong giáo dục; do ở Việt Nam còn tồn tại tư tưởng “trọng nam, kinh nữ”;
do đời sống kinh tế thấp; do phong tục tảo hôn ở các dân tộc thiểu số; do trình
độ nhận thức của bố mẹ, của người học và do nhiều chị em còn có tâm lí phụ thuộc, an phận Tương ứng với sáu nguyên nhân là sáu biện pháp chính hướng tới bình đẳng giới về cơ hội giáo dục bao gồm: sửa đổi, bổ sung, ban hành
những văn bản quy phạm pháp luật, chính sách tạo bình đẳng giới trong giáo
Trang 8dục; đấu tranh vì sự bình đẳng của phụ nữ trên mọi phương diện, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục; thực hiện hiệu quả chính sách xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất cho các thành viên trong xã hội; đẩy lùi tập quán tảo hôn trong cộng đồng dân tộc thiểu số; đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức nói chung và nhận thức về ý nghĩa của giáo dục và các quyền bình đẳng của phụ nữ nói riêng; bản thân mỗi phụ nữ phải tự lực, tự cường, độc lập phấn đấu để vươn lên, rèn luyện, nỗ lực học tập nâng cao trình độ
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI ĐẾN NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
NGUYỄN THỊ ĐỨC
http://dlib.huc.edu.vn/bitstream/123456789/3643/1/T%C3%A1c
%20%C4%91%E1%BB%99ng%20c%E1%BB%A7a%20vi%E1%BB%87c%20th
%E1%BB%B1c%20hi%E1%BB%87n%20b%C3%ACnh%20%C4%91%E1%BA
%B3ng%20gi%E1%BB%9Bi%20%C4%91%E1%BA%BFn%20nh%E1%BB%AFng
%20bi%E1%BA%BFn%20%C4%91%E1%BB%95i%20c%E1%BB%A7a%20gia
%20%C4%91%C3%ACnh%20Vi%E1%BB%87t%20Nam%20hi%E1%BB%87n
%20nay.pdf
Tóm tắt:
- Hiện nay, nước ta đang thực hiện tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế theo xu hướng toàn cầu hóa Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù Xu hướng phát triển và những thay đổi to lớn của xã hội đã tác động rất lớn đến gia đình Sự giao lưu và hội nhập quốc tế, sự phát triển của xã hội đã đem đến cho gia đình Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển về kinh tế và văn hóa Những giá trị nhân văn mới, trong đó có quyền bình đẳng giới và quyền trẻ em
đã tác động mạnh mẽ đến đời sống gia đình Việt Nam Xét trên nhiều khía cạnh, quá trình thực hiện bình đẳng giới đã và đang tạo nên nhiều sự biến đổi của gia đình, trong đó có thể thấy rõ nhất là những biến đổi về hình thái, cơ cấu, quy mô của gia đình, về vai trò của người vợ và người chồng, về quan hệ vợ chồng, về văn hóa ứng xử, đạo đức trong gia đình
Từ khóa: Giới, bình đẳng, bình đẳng giới, biến đổi, gia đình
Truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới vai trò vị trí tiềm năng của phụ nữ trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh bình phước
https://binhphuoc.gov.vn/vi/stttt/binh-dang-gioi/truyen-thong-nang-cao-nhan-thuc-ve- binh-dang-gioi-vai-tro-vi-tri-tiem-nang-cua-phu-nu-trong-tinh-hinh-moi-tren-dia-ban-tinh-binh-phuoc-1841.html
Trang 9-Tóm tắt:
Tóm tắt chung bài báo "Truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới: Vai trò và vị trí tiềm năng của phụ nữ trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Bình Phước": Bài báo này tập trung vào việc nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và vai trò của phụ nữ trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Dưới đây là các điểm chính:
*Luật Bình đẳng giới*: Bài báo đề cập đến Luật Bình đẳng giới và tầm quan
trọng của việc thực hiện luật này
*Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới*: Kế hoạch số 122/KH-UBND của
UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn
2021-2030 cũng được đề cập
*Triển khai công tác bình đẳng giới năm 2023*: Bài báo nêu rõ kế hoạch số
Hoàn thiện chính sách thúc đẩy phụ nữ làm khoa học, công nghệ, đổi mới, sáng tạo
https://baoyenbai.com.vn/13/273007/hoan-thien-chinh-sach-thuc-day-phu-nu-lam-khoa-hoc-cong-nghe-doi-moi-sang-tao.aspx
Tóm tắt:
-Việt Nam cần hoàn thiện chính sách để khuyến khích phụ nữ tham gia vào lĩnh vực STEM (khoa học, công nghệ, đổi mới và sáng tạo)
-Mặc dù đạt được tiến bộ về bình đẳng giới, vẫn còn khoảng cách cần được thu hẹp trong lĩnh vực này
-Bài báo đưa ra ví dụ về chính sách nghỉ hưu sớm hơn của nữ giới gây bất lợi cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học
-Bài viết đề xuất một số giải pháp tiềm năng để thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực này, bao gồm:
+Tăng cường hỗ trợ tài chính cho phụ nữ tham gia nghiên cứu STEM
+Xóa bỏ các rào cản đối với phụ nữ trong việc thăng tiến trong lĩnh vực STEM +Thay đổi định kiến về vai trò giới trong lĩnh vực STEM
Tóm Tắt: Bài viết dựa trên phân tích dữ liệu định lượng thu thập được từ khảo sát cơ bản “Quan niệm và ý định khởi nghiệp của phụ nữ trong bối cảnh hội nhập quốc tế - giai đoạn I, khu vực phía Bắc” do Viện Nghiên cứu Phụ nữ, Học
Trang 10viện Phụ nữ Việt Nam thực hiện năm 2017 Các kỹ thuật dữ liệu định lượng được sử dụng là: So sánh các phương tiện, ANOVA OneWay, phân tích tương quan và hồi quy Kết quả phân tích cho thấy niềm tin cá nhân và sự ủng hộ của gia đình, bạn bè có tác động đến ý định khởi nghiệp của phụ nữ Khi phụ nữ có niềm tin, thái độ tích cực, sự ủng hộ mạnh mẽ của gia đình, bạn bè thì quyết tâm khởi nghiệp của họ cao Trong số các yếu tố đó, niềm tin cá nhân của phụ nữ có mức độ tác động đến ý định khởi nghiệp của họ cao hơn so với sự ủng hộ của gia đình, bạn bè Vì vậy, các cơ quan Nhà nước và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cần tiếp tục các chương trình, kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức của phụ nữ về khởi nghiệp
https://spiderum.com/bai-dang/Dan-ong-tai-gioi-hon-phu-nu-dieu-do-dung-hay-sai-xm8
Tóm tắt:
- Thành tích và giới tính: Đúng rằng đa số nam giới đạt được nhiều thành tích hơn nữ giới, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học và công nghệ Tuy nhiên, điều này không phải là do nam giới thông minh hơn Thay vào đó, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
- IQ và đỗ đại học: Nghiên cứu cho thấy nam giới và nữ giới có trí thông minh
tương đương nhau Tỷ lệ đỗ đại học và đỗ vào các trường danh tiếng cũng không chênh lệch lớn
- Định kiến và bình đẳng giới: Định kiến về "trọng nam khinh nữ" ảnh hưởng đến sự phát triển của nữ giới trong sự nghiệp Bình đẳng giới vẫn là vấn đề nhức nhối
-Bài viết đặt câu hỏi về tính chính xác của quan niệm này và đưa ra bằng chứng cho thấy phụ nữ cũng có nhiều thành tựu trong các lĩnh vực khác nhau
-Tuy nhiên, bài viết cũng thừa nhận rằng nam giới có xu hướng đạt được nhiều thành công hơn trong một số lĩnh vực nhất định
-Nguyên nhân của điều này không phải do phụ nữ thiếu tài năng, mà do những yếu tố xã hội có thể hạn chế cơ hội của họ
-Bài viết cũng đưa ra ví dụ về điểm mạnh của phụ nữ, như khả năng đa nhiệm tốt, để chứng minh rằng họ cũng có những kỹ năng độc đáo và quan trọng
Trang 11-Cuối cùng, bài viết khẳng định rằng khái niệm "tài giỏi" là chủ quan và phụ thuộc vào lĩnh vực và kỹ năng cần thiết