1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tâm lý học lãnh đạo quản lý nhu cầu của người lao động và ý nghĩa của

18 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

MỞ ĐẦU Giới Thiệu Vấn Đề Cần Giải Quyết Trong công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, nhân tố con người không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, là m

Trang 1

1.2.Đặc điểm về nhu cầu con người 5

2.THUYẾT NHU CẦU CỦA ABRAHAM MASLOW 6

3.TÁC ĐỘNG CỦA NHU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG 9

3.1.Tác động tích cực 9

3.2.Tác động tiêu cực 10

4.Ý NGHĨA CỦA SỰ HIỂU BIẾT NHU CẦU NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI NGƯỜI LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ 11

II.THỰC TIỄN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 13

1.THỰC TRẠNG ĐANG DIỄN RA HIỆN NAY 13

2.MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ THỎA MÃN NHU CẦU NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO QUẢN LÝ 14

Trang 2

MỞ ĐẦU Giới Thiệu Vấn Đề Cần Giải Quyết

Trong công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà nước, nhân tố con người không chỉ là mục tiêu mà còn là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội, là một trong những yếu tố quan trọng đóng vai trò quyết định sự thành công đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Thực tế cho thấy, dù là trong bất cứ hoạt động nào, đặc biệt là hoạt động quản lý, dù là quản lý xã hội, quản lý kinh tế, quản lý giáo dục,… Muốn thực hiện tốt trước hết cần có nhận thức đúng đắn và sự vận dụng sáng tạo yếu tố con người Con người là yếu tố then chốt, là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của một tổ chức Trong thế giới không ngừng phát triển như hiện nay, các tổ chức muốn tồn tại và phát triển mạnh mẽ thì cần phải quan tâm đến người lao động Muốn thành công trong hoạt động lãnh đạo quản lý, về bản chất cần đạt được vẫn là quản lý tâm lý con người Một trong những yếu tố cần quan tâm bậc nhất là nhu cầu của người lao động

Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý Con người muốn được thỏa mãn những mong muốn thì phải hành động và nhu cầu khuyến khích họ hành động như A.G.Kôvaliôp viết: “Một nguồn gốc nội tại căn bản thúc đẩy hoạt động của quần chúng và của cá nhân là các nhu cầu” Tuy nhiên, động lực làm việc của người lao động luôn có giới hạn, phụ thuộc vào nhu cầu người lao động nên nhà lãnh đạo, quản lý cần phải có sự hiểu biết về nhu cầu của họ, để từ đó có những, biện pháp giúp người lao động cảm thấy được thỏa mãn những mong muốn, có thể phát huy khả năng lao động sáng tạo, đạt hiểu quả trong công viêc Đó chính là đòn bẩy hữu hiệu giúp cho cá nhân người lao động nói riêng, tập thể tổ chức nói riêng cùng phát triển đi lên

Trang 3

Tóm lại, nhu cầu là biểu hiện mối quan hệ tích cực của con người với thế giới khách quan mà con người cần được thỏa mãn để đảm bảo sự tồn tại và phát triển

Nhu cầu là đòi hỏi tất yếu, không thể thiếu được của con người Do đó, trong hoạt động lãnh đạo, quản lý người lãnh đạo, quản lý tác động đến các đối tượng quản lý cần phải nắm bắt nhu cầu của họ

Nhu cầu của con người rất đa dạng như nhu cầu vật chất, nhu cầu tinh thần, nhu cầu lao động, nhu cầu giao tiếp

Nhu cầu vật chất là những nhu cầu có trước và là nền tảng cho hoạt động sống của con người Các nhu cầu vật chất cơ bản của con người là nhu cầu ăn, nhu cầu ở, nhu cầu mặc Trong “Hệ tư tưởng Đức” C.Mác và F.Ăngghen có viết: “Người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có thể làm ra lịch sử.” Nhưng muốn sống trước hết phải có thức ăn và thức uống, nhà cửa, áo quần,

Nhu cầu tinh thần bao gồm nhu cầu hiểu biết, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu được đảm bảo nghề nghiệp, nhu cầu công bằng, nhu cầu có cơ hội thăng tiến Khi nhu cầu phát triển đến một mức độ nào đó thì nhu cầu tinh thần có vị

Trang 4

trí quan trọng hơn, nó là nhu cầu đặc biệt của con người thể hiện mức độ phát triển nhân cách

Nhu cầu lao động: Con người lao động để thỏa mãn những nhu cầu về vật chất và duy trì trạng thái tâm lý bình thường cùa con người

Nhu cầu giao tiếp: Cuộc sống và hoạt động cùng nhau giữa con người và con người, ngay từ đầu tạo ra nhu cầu giao tiếp Trong quá trình giao tiếp người ta trao đổi kinh nghiệm sống, lao động cùng nhau, hiểu người khác và hiểu chính bản thân mình, từ đó hình thành và phát triển nhân cách

1.2 Đặc điểm về nhu cầu của con người

Con người là một sinh vật đặc biệt, là sự tổng hòa của một hệ thống các cấu tạo phức tạp về tâm, sinh lý Nhu cầu thể hiện xu hướng sự lựa chọn, các ý nghĩ, các rung cảm và ý chí của con người Nó quy định các hoạt động xã hội của cá nhân và các nhóm xã hội là một tất yếu Nhu cầu xuất hiện, con người “đòi” phải thỏa mãn Quá trình “đòi” thỏa mãn nhu cầu là quá trình thôi thúc con người hành động

Nhu cầu là động lực thúc đẩy hành động của con người Nhu cầu này được thỏa mãn, kích thích, bị dập tắt, đồng thời xuất hiện nhu cầu mới với những kích thích mới Trong mỗi con người đều tồn tại một hệ thống nhu cầu Nhu cầu nào lớn hơn sẽ chi phối các nhu cầu khác và “đòi” con người phải đáp ứng những nhu cầu đó Trong cùng một thời điểm, con người không thể thỏa mãn được đầy đủ nhu cầu Nhu cầu bao gồm những thang bậc, trình độ khác nhau làm cơ sở cho sự tồn tại, phát triển của con người

Mỗi người sẽ có một nhu cầu thỏa mãn khác nhau, vì vậy không nhất thiết phải đáp ứng 100% nhu cầu ban đầu thì mới được chuyển sang nhu cầu mới Sự hình thành và phát triển nhu cầu trên cơ sở xã hội, phản ánh tính chất, trình độ phát triển của con người, của xã hội và là những tiêu chí biểu đạt trình độ phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của cá nhân và nhóm xã hội đó

Trang 5

2 THUYẾT NHU CẦU CỦA ABRAHAM MASLOW

Hệ thống nhu cầu của Maslow là một lý thuyết về tâm lý học được đề xuất bởi Abraham Maslow trong bài viết "A Theory of Human Motivation" năm 1943 trong Đánh giá Tâm lý học

Hệ thống nhu cầu của Maslow thường được mô tả theo hình dạng của một kim tự tháp với những nhu cầu cơ bản nhất, lớn nhất ở phía dưới và nhu cầu tự thể hiện và siêu việt ở phía trên Nói cách khác, lý thuyết là các nhu cầu cơ bản nhất của cá nhân phải được đáp ứng trước khi họ có động lực để đạt được nhu cầu cấp cao hơn

Tháp nhu cầu của Maslow có 5 tầngtheo thứ bậc từ thấp đến cao: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu thể hiện bản thân 5 cấp bậc trong thuyết nhu cầu Maslow đó là:

Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs): là những nhu cầu cơ bản và thiết yếu nhất của con người, bao gồm các nhu cầu về thức ăn, nước uống, không khí, giấc ngủ, quần áo và mái ấm Đây là những nhu cầu mà nếu không được đáp ứng đủ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh tồn của con người Việc đáp ứng các nhu cầu sinh lý là điều kiện tiên quyết để con người có thể tồn tại và phát triển

Nhu cầu sinh lý là cấp bậc dưới cùng Theo Maslow, chỉ khi đáp ứng được tầng nhu cầu sinh lý này, mỗi người mới có thể đạt được những bậc tiếp theo trong mô hình tháp

Nhu cầu đảm bảo an toàn (Safety Needs): là nhu cầu được cảm thấy an toàn và được bảo vệ khỏi những nguy hiểm có thể xảy ra Nhu cầu này bao gồm cả an toàn về thể chất, tinh thần và xã hội

Trang 6

Nhu cầu đảm bảo an toàn là cấp bậc thứ hai trong tháp nhu cầu Maslow Nhu cầu này bao gồm:

An toàn về mặt thể chất: Gồm các nhu cầu như có một nơi ở an toàn, bảo vệ khỏi nguy cơ về thức ăn, nước uống, y tế và môi trường Con người cần cảm thấy rằng họ và gia đình của họ được bảo vệ khỏi các nguy cơ về thảm họa và thiệt hại về tài sản

An toàn tinh thần: Là những nhu cầu cảm thấy an toàn về mặt tinh thần và xã hội Con người cần cảm thấy rằng họ không bị đe dọa bởi xung đột, bạo lực hoặc tình trạng tinh thần không ổn định Họ muốn có một môi trường xã hội ổn định và an toàn để phát triển và thể hiện bản thân

An toàn về xã hội: Là nhu cầu được bảo vệ khỏi những nguy hiểm về xã hội như bạo lực, bất công,

Khi các nhu cầu sinh lý được đáp ứng, con người sẽ bắt đầu quan tâm đến các nhu cầu đảm bảo an toàn Việc đáp ứng các nhu cầu đảm bảo an toàn sẽ giúp con người cảm thấy an tâm và thoải mái, từ đó có thể tập trung vào việc phát triển các nhu cầu cao hơn

Nhu cầu xã hội (Love/ Belonging Needs) sau khi đã thỏa mãn các nhu cầu về thể chất, mỗi người sẽ mong muốn được đáp ứng những nhu cầu về tinh thần Ở cấp bậc thứ 3 này, những nhu cầu thỏa mãn về tinh thần bắt đầu xuất hiện Nhu cầu này là những mong muốn về việc mở rộng mối quan hệ như gia đình, tình yêu, bạn bè, nhằm loại bỏ cảm giác cô đơn, buồn bã khi ở một mình, mang lại sự thân thuộc, gần gũi và sẻ chia

Chẳng hạn: Một người mới đi làm sẽ quan tâm về mức lương để đáp ứng các nhu cầu về chỗ ở, ăn uống, mặc ấm, sau đó xem xét môi trường làm việc đó có an toàn không, có được đóng bảo hiểm không Khi những điều này được thỏa mãn, cá nhân đó sẽ mở rộng những mối quan hệ xã hội, với đồng nghiệp, khách hàng nhằm hòa nhập và thực hiện công việc hiệu quả hơn

Trang 7

Nhu cầu được kính trọng (Esteem Needs): trong tháp nhu cầu Maslow thể hiện mong muốn nhận được sự tôn trọng từ người khác Khi ở cấp bậc này, mỗi người sẽ không ngừng nỗ lực, cố gắng để nhận được sự tôn trọng từ bên ngoài Biểu hiện rõ nhất của nhu cầu này bao gồm:

Mong muốn về danh tiếng, sự tôn trọng từ bên ngoài: Bao gồm danh tiếng, địa vị, mức độ thành công

Lòng tự trọng với bản thân: Thể hiện ở một người coi trọng đạo đức bản thân, coi trọng phẩm giá Nếu thiếu đi lòng tự trọng, con người sẽ thấy mặc cảm và lo lắng khi gặp khó khăn trong mọi việc

Thực tế cho thấy, khi có được sự tôn trọng và công nhận từ bên ngoài, mỗi cá nhân sẽ cảm thấy tự tin, tôn trọng bản thân hơn Với cấp độ này, mỗi cá nhân sẽ tự biết cố gắng phát triển bằng mọi cách để thăng tiến hơn trong công việc, cuộc sống

Nhu cầu được thể hiện bản thân (Self-Actualization Needs) là cấp độ cao nhất trong tháp nhu cầu Maslow, biểu thị sự thăng tiến và phát triển cá nhân đạt đến đỉnh cao của tiềm năng của mỗi người Vị trí này xuất hiện khi 4 cấp bậc kia đã được thỏa mãn, tuy nhiên có một sự khác biệt so với bốn nhu cầu trước đó, đó là nó không xuất hiện từ sự thiếu hụt mà bắt nguồn từ chính những mong muốn phát triển của mỗi người

Nhu cầu thể hiện bản thân thường ở những người đã có những thành tựu, thành công nhất định trong cuộc sống Khi muốn được người khác thấy được trí tuệ, tiềm năng và sự phát triển của mình, họ sẽ làm mọi việc để thỏa mãn đam mê cũng như tìm kiếm được những giá trị thực của bản thân

Maslow tin rằng, để hiểu được mức độ của nhu cầu này, cá nhân đó không chỉ đạt được mong muốn của các cấp dưới mà còn phải làm chủ được những điều này Có thể nói, mục đích con người khi muốn thỏa mãn nhu cầu ở đỉnh chóp này là để bảo đảm và duy trì bốn nhu cầu ở dưới

Trang 8

Ví dụ về nhu cầu của một nhân viên trong doanh nghiệp đi theo tháp nhu cầu của Maslow: Khi mới ra trường bạn cần một công việc mức mức thu nhập đủ để trang trải nhu cầu cuộc sống như tiền ăn, tiền nhà, xăng xe… (nhu cầu sinh lý) Sau khi đã tích lũy được một số tiền bạn cần một công việc chuyên môn hơn với đầy đủ các chế độ bảo hiểm rõ ràng, hợp đồng đầy đủ để bảo đảm chắc chắn cho công việc này (nhu cầu an toàn) Sau một thời gian tích lũy được kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn bạn bắt đầu mong muốn được giao lưu, mở rộng mối quan hệ với nhiều người trong ngành hơn (nhu cầu giao lưu, mở rộng mối quan hệ), dần dần mối quan hệ được mở rộng bạn muốn được nhiều người tôn trọng và có tiếng nói hơn bằng việc cố gắng thăng tiến để trở thành sếp (nhu cầu được kính trọng) Cuối cùng, khi đã đạt được mọi thứ bạn bắt đầu muốn cống hiến, thể hiện bản thân để được mọi người ghi nhận (nhu cầu thể hiện bản thân)

3.1 Tác động tích cực

Mục đích hành động của con người là việc được thỏa mãn và thỏa mãn tối đa nhu cầu Đây là khát vọng và nỗ lực để đạt được mong muốn Theo đó, nhu cầu trở thành động lực quan trọng và việc tác động vào nhu cầu cá nhân sẽ thay đổi được hành vi của con người

Con người tồn tại với mong muốn có được hạnh phúc và luôn muốn có cuộc sống hạnh phúc Nhưng muốn có được hạnh phúc, con người phải lao động để duy trì cuộc sống Cuộc sống con người không những cần đáp ứng nhu cầu về vật chất mà còn cần cả nhu cầu về tinh thần Khi cuộc sống càng phát triển thì những nhu cầu ấy ngày càng được mở rộng và nâng cao Có những nhu cầu ở dạng tiềm ẩn mà trước đây con người coi là những ước mơ không thể thực hiện được thì nay đã thành một phần tất yếu của cuộc sống Có khi những tiến bộ mà loài người đạt được trong các lĩnh vực của cuộc sống đã thúc đẩy nhu cầu của

Trang 9

con người và ngược lại có khi những nhu cầu của con người đã thúc đẩy xã hội phát triển

Những mong muốn được thỏa mãn cuộc sống hạnh phúc sẽ tạo động lực cho con người làm việc để đạt được mục tiêu đó Nhu cầu là động lực thúc đẩy hành động của con người Nhu cầu tích cực thúc đẩy con người theo hướng tích cực Khi những mong muốn của người lao động được làm công việc phù hợp với bản thân, nhận được thu nhập tương xứng với sức lực của họ bỏ ra, và điều kiện làm việc thuận lợi, các nhu cầu hợp lý được thỏa mãn, người lao động sẽ yên tâm và tận tâm, hết lòng với công việc

Mỗi người đều có những lý do khác nhau khi làm việc, nhưng tất cả con người làm việc bởi vì có thể đạt được điều mình cần từ công việc Những thứ con người đạt được ảnh hướng tới tinh thần, động lực và chất lượng cuộc sống của chính bản thân mỗi người

Nhu cầu của con người càng cao theo thời gian Chúng ta có thể rất dễ dàng nhận ra điều này nếu đem so sánh những nhu cầu của người lao động hiện nay so với thời kỳ trong cơ chế tập trung bao cấp Khi các nhu cầu bậc thấp đã được đáp ứng một cách tương đối đầy đủ, người lao động sẽ hướng đế những nhu cầu ở bậc cao hơn Thông thường, người lao động với khả năng làm việc tốt, trình độ cao thường đưa ra những điều kiện làm việc cao hơn so với lao động cơ bắp đơn thuần Đặc biệt các “nhân tài” sẽ hướng đến việc thoả mãn các nhu cầu bậc cao nhiều hơn Đối với họ, nơi làm việc không chỉ đơn thuần là nơi để kiếm sống, để có các hoạt động xã hội, mà quan trọng hơn đấy chính là nơi họ mong muốn được ghi nhận, được thể hiện mình, và cao hơn nữa, là nơi mà họ có thể phát huy hết những khả năng tiềm tàng, tối đa hóa sự sáng tạo để vượt lên chính khả năng vốn có của mình Nhờ có nhu cầu đã khuyến khích họ hành động để có thể thỏa mãn được những điều đó

3.2 Tác động tiêu cực

Trang 10

Nhu cầu là động lực quan trọng và việc tác động vào nhu cầu cá nhân sẽ thay đổi được hành vi của con người Nhu cầu tiêu cực đưa con người phát triển theo hướng tiêu cực Cuộc sống ngày càng phát triển nhu cầu con người ngày càng cao Khi các nhu cầu thấp đã được đáp ứng, con người có xu hướng có những nhu cầu cao hơn Tuy nhiên, khi nhu cầu vượt quá khả năng hành động của con người có thể gây ra kết quả không mong muốn

Trong phạm vi công việc, người lao động nhận thấy nhu cầu của họ không được đáp ứng khi doanh nghiệp luôn trì hoãn việc đãi ngộ họ đúng với mức trình độ, năng lực và sự cống hiến của họ đối với doanh nghiệp Từ đó, sinh ra xu hướng chán nản, không muốn cống hiến cho công việc, không muốn bỏ công sức, tri thức của mình để cống hiến cho tổ chức Điều đó, gây ảnh hưởng tới hiệu quả công việc của cá nhân nói chung và của cả tổ chức nói riêng

Thậm chí khi không còn động lực để phấn đấu để đáp ứng nhu cầu, người lao động thường chọn cách nhảy việc Tổ chức sẽ không thể duy trì được ổn định nếu nguồn nhân lực không được đáp ứng

VỚI NHÀ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ

Nhu cầu có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động nói chung và trong hoạt động lãnh đạo, quản lý nói riêng Trong hoạt động lãnh đạo, quản lý người lãnh đạo, quản lý người lãnh đạo, quản lý cần quan tâm trước hết là nhu cầu vật chất của người lao động Nếu giải quyết được vấn đề đó sẽ tạo ra động lực thúc đẩy mỗi cá nhân và tập thể

Người lãnh đạo quản lý phải chú ý tới nhu cầu, lợi ích chính đáng, trực tiếp của quần chúng lao động Việc hiểu biết về nhu cầu người lao động giúp lãnh đạo hiểu rõ hơn về nhân viên của mình, từ đó xây dựng các chiến lược quản lý và tạo dựng môi trường làm việc tích cực Điều này giúp tăng cường hiệu suất và tinh thần làm việc của nhân viên và đóng góp tích cực vào sự phát triển của

Ngày đăng: 05/07/2024, 13:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w