Bên bán không đồng ý với yêu cầu của Bên mua, vì các lý do: thứ nhất, hành động mua sản phẩm của công ty khác của Bên mua không được coi là hành động mua hàng thay thế do bên mua đã khôn
Trang 1BÀI TẬP TÌNH HUỐNG LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1/2023 (Barem)
Ngày 15/04/2020 Công ty A tại Việt Nam gửi thư chào hàng để ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa theo Công ước viên đến Công ty B tại Singapore như sau:
- Tên hàng: Quặng Niken; Số lượng: 3000 tấn; Giá: 10.795USD/tấn
- Thời gian giao hàng: từ ngày 15/6/2020 đến 15/10/2020
- Giao hàng theo điều kiện CFA cảng Singapore (Incoterms 2020)
Ngày 25/08/2020 A nhận được chấp nhận chào hàng của B trong đó có sửa điều khoản giao hàng theo điều kiện CFA cảng Singapore thành điều khoản CIF cảng Singapore với thời hạn giao hàng từ ngày 01/10/2020 đến 15/10/2020.
Ngày 12/10/2020, tàu cập cảng Singapore, A thông báo cho B nhận hàng Tuy nhiên, B đã không nhận hàng từ phía người vận tải, vì lý do trước khi nhận được thông báo này, B không nhận được chấp nhận chào hàng của A.
A phải lưu kho hàng hóa đến ngày 25/10/2020 và sau đó phải bán lại lô hàng trên cho Công ty C tại Malaysia với giá 10.000USD/tấn.
A yêu cầu B bồi thường thiệt hại bao gồm: Chi phí lưu kho, bảo quản 13 ngày; chi phí chuyển tải và vận chuyển hàng hóa đến Malaysia; chênh lệch giá bán giữa hợp đồng với giá bán cho công ty C là 795USD/tấn hàng.
b) B có phải bồi thường không? Vì sao? Và phải bồi thường những khoản nào?
Vì B từ chối nhận hàng là vi phạm hợp đồng nên B phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo yêu cầu của A (Điều 74, 75, CISG)
Tuy nhiên, chi phí lưu kho tại cảng của Singapore được tính là 10 ngày (từ ngày 15/10 – 25/20) Vì hành vi giao hàng của A không thông báo trước nên chỉ tính cho thời hạn cuối cùng của chấp nhận chào hàng (15/10/2020)
Đề giữa kỳ:
Bên mua DN Việt Nam và Bên bán DN Indonesia ký kết hợp đồng mua bán
- Tên hàng: Thép tấm; Số lượng: 100 tấn;
- Giá FOB: 350 USD/tấn;
- Thời gian giao hàng: từ ngày 15/6/2020 đến 15/12/2020;
Trang 2- Quyền mua đặc biệt: Bên mua có quyền mua thêm 50 tấn hàng với giá như trong hợp đồng, với điều hiện phải thông báo cho Bên bán trước ngày 15/10/2020 Ngày 14/10/2020, Bên mua thông báo cho Bên bán quyền mua đặc biệt của Bên mua với số lượng 50 tấn Tuy nhiên, vào thời điểm này giá sản phẩm trên thị trường tăng đáng kể nên Bên bán đã yêu cầu bên mua thương lượng về giá cả của
số lượng sản phẩm mua thêm này Song, Bên mua đã kiên quyết từ chối yêu cầu của Bên bán và đề nghị Bên bán thực hiện giao hàng đúng như giá thỏa thuận trong hợp đồng.
Đến ngày 5/01/2021, Bên mua vẫn không nhận hàng của Bên bán giao, nên đã mua 50 tấn thép cuộn của một công ty khác với giá CFR 380USD/tấn (F=5 USD/tấn) và yêu cầu Bên bán thanh toán số tiền chênh lệch 1.500 USD so với giá bán trong hợp đồng.
Bên bán không đồng ý với yêu cầu của Bên mua, vì các lý do: thứ nhất, hành động mua sản phẩm của công ty khác của Bên mua không được coi là hành động mua hàng thay thế do bên mua đã không thông báo ý định mua này cho Bên bán; thứ hai, khi đàm phán về giá mua thêm 50 tấn hàng, Bên bán đã đưa ra mức giá
376 USD/tấn, thấp hơn giá Bên mua đã mua hàng thay thế Vì vậy, Bên bán không chấp nhận giá mua hàng thay thế 380 USD/tấn.
Yêu cầu:
a) Phân tích và bình luận vụ việc trên đây.
b) Bên bán có phải bồi thường cho Bên mua không? Nếu có thì số tiền ấy là bao nhiêu?
* Giá FOB: Giá FOB (Free on board) chính là giá tại cửa khẩu bên nước của người
bán Giá FOB đã bao gồm toàn bộ chi phí vận chuyển lô hàng ra cảng, thuế xuất khẩu
và thuế làm thủ tục xuất khẩu Lưu ý rằng, giá FOB không bao gồm chi phí bỏ ra để vận chuyển hàng bằng đường biển, cũng không bao gồm chi phí bảo hiểm đường biển.
* Giá CFR: Giá CFR được tính bằng tổng giá FOB (giá tại cửa khẩu của bên xuất) và
và cước phí vận chuyển.
a) Việt Nam và Indo là thành viên Công ước viên Nếu trong hợp đồng đã ký kết không thỏa thương lượng thay đổi giá cả thì sẽ phải hình thành một hợp đồng khác Hành động
b) Bên bán phải bồi thường cho bên mua vì không giao hàng đúng theo thời hạn trong hợp đồng
BT thêm: Công ty A (Nhật Bản) ký hợp đồng bán 15.000 máy tính cho Công ty B ( Việt Nam) theo Công ước Viên (1980) và điều kiện CIF – Cảng Hải Phòng (Incoterms 2020) Công ty A giao hàng cho Công ty vận tải C do công ty B chỉ định.
Đúng hạn, Công ty vận tải C đã giao hàng đủ cho Công ty B Tuy nhiên, khi nhận hàng, công ty B phát hiện 1000 máy tính đã qua sử dụng (theo hợp đồng là máy mới); 500 máy tính bị hỏng do xếp hàng không hợp lý.
Qua kết quả giám định của VINACONTROL, số máy đã qua sử dụng và bị hỏng giá trị còn lại chỉ đạt 50%.
Trang 3a) Xác định bên có trách nhiệm ký kết hợp đồng vận tải, mua bảo hiểm hàng hóa và xếp, dỡ hàng hóa.
b) Yêu cầu của B đối với Công ty bảo hiểm K có được chấp nhận không?
c) Xác định các hình thức trách nhiệm pháp lý Công ty B có thể áp dụng trong vụ việc trên đây và trách nhiệm của các bên liên quan.
a) Theo điều kiện CIF, bên bán chịu trách nhiệm
b) Hàng hóa bị hư do vận chuyển => Trách nhiệm thuộc về bên bảo hiểm
Hàng hóa không đúng chất lượng theo thỏa thuận => Lỗi người bán
Bài tập 1: E là công dân quốc gia A (thành viên WTO) sở hữu công nghệ sản
xuất con chíp có thể sử dụng lắp ráp trò chơi Video có tên là Porn – man, một loại côngnghệ máy tính tiên tiến cho phép hiển thị hình ảnh như thật các hành động phản văn hóa
và các giá trị đạo đức truyền thống Vì thế, chính phủ A, đã ban hành lệnh cấm E:(1) Xuất khẩu con chip máy tính sang quốc gia B, nơi mà trò chơi video sẽ đượclắp ráp tại đó
(2) Tái nhập khẩu một phần sản phẩm các trò chơi được lắp ráp ở quốc gia B
E đã khới kiện lên tòa án tại quốc gia A về yêu cầu quốc gia A dỡ bỏ lệnh cấm vàbối thường thiệt hại cho E trong thời gian lệnh cấm này có hiệu lực
Yêu cầu: phân tích và bình luận vụ việc trên đây và dự kiến cách giải quyết của Toà
án.
Gợi ý:
1 Xét lệnh cấm xuất khẩu con chip vi tính sang quốc gia B Đây là một mệnh lệnhhành chính của quốc gia với E Do A là thành viên WTO nên A có nghĩa vụ tuân thủ cácnguyên tắc WTO trong đó nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (Điều IGATT 1994) Theo đó, A có nghĩa vụ đối xử công bằng với hàng hoá xuất xứ từ hoặcGIAO ĐẾN CÁC NƯỚC khác nhau Việc A chỉ cấm xuất con chip sang quốc gia B đãtạo ra sự đối xử không công bằng, đi ngươc lại với nguyên tắc đối xử tối huệ quốc củaWTO (người ta có thể đặt ra câu hỏi tại sao chỉ là xuất khẩu đến B thôi mà không phải làquốc gia nào khác
Do đó, trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế, toà án A có thể bãi bỏ hiệu lựccủa lệnh cấm xuất khẩu trên Và chấp nhận yêu cầu bồi thường của E
2 Lệnh cấm tái nhập khẩu một phần sản phẩm trò chơi được lắp ráp ở nước B
Trang 4A cũng có thể lấy lý do để bảo vệ văn hoá truyền thống, bảo vệ cộng đồng để cấmviệc nhập khẩu trò chơi theo hiệp định TBT vê hàng rào kĩ thuật Tuy nhiên lệnh cấm chỉcấm sản phẩm nhập khẩu từ B Hành vi này cũng tương tự có dấu hiệu vi phạm nguyêntắc đối xử tối huệ quốc khi tạo ra sự phân biệt đối xử giưã hàng hoá đến từ các quốc giakhác nhau Toà án khả năng sẽ bãi bỏ mệnh lệnh này.
Bài tập 2: Công ty A (quốc tịch Việt Nam) ký hợp đồng mua dây chuyền công nghệ
chưng cất nước tinh khiết (đã qua sử dụng với chất lượng còn lại 80%) của công ty B(Quốc tịch Hàn Quốc) theo điều kiện CFR Hải Phòng
Đúng hạn, người vận tải đã giao hàng cho công ty A, Nhưng qua kết quả giám địnhcủa Vinacontrol chất lượng còn lại của dây chuyền công nghệ chỉ đạt 50% do hàng đượcsản xuất từ 1980 chứ không phải năm 2000 như thỏa thuận trong hợp đồng
Theo bạn:
• Công ty A phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?
• Những hình thức trách nhiệm pháp lý nào có thể được áp dụng trong tình huốngtrên?
Trang 5- Yêu cầu giao hàng thay thế (Điều CISG 1980)
- Tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng do vi phạm cơ bản nghĩa vụ (Điều 49 CISG 1980)
Bài tập 3: Bên mua Hoa Kỳ và bên bán Đức ký kết hợp đồng mua bán máy hình ảnh
cộng hưởng từ (MRI) theo Công ước Viên và điều kiện CIF Incoterms 2020 cảng NewYork Máy MRI đã được bên bán chuyển giao cho bên vận chuyển với tình trạng hoạtđộng tốt nhưng khi đến Hoa Kỳ thì xuất hiện dấu hiệu hư hỏng và cần được sửa chữaBên mua đã khởi kiện vụ việc lên tòa án tại Hoa Kỳ để yêu cầu bên bán bồithường thiệt hại đối với sự hư hỏng của máy MRI Vì, quyền sở hữu hàng hóa vẫn chưađược chuyển giao cho bên mua tại thời điểm chuyển giao cho người vận chuyển.Theo bạn, Tòa án sẽ giải quyết vụ việc tranh chấp trên đây như thế nào? Tạisao? Tòa án sẽ giải quyết như thế nào, nếu luật áp dụng là Luật Thương mại Việt Nam2005
Gợi ý:
Vì Hoa Kỳ và Đức đều là thành viên CISG nên công ước Viên sẽ được áp dụng đểgiải quyết tranh chấp giữa các bên
Điều khoản giao hàng là CIF Incoterm 2020 Newyork
Với CIF Incoterms 2020, việc chuyển giao rủi ro hàng hóa được coi là hoàn thànhkhi người bán đưa được hàng lên trên tàu vận tải (giao cho người vận tải) Do đó trongtrường hợp hư hỏng phát sinh sau khi người vận chuyển nhận hàng thì rủi ro nếu có sẽthuộc về bên mua chứ không phải bên bán
Trong trường hợp luật áp dụng là Luật thương mại 2005, đây là một trường hợpmua bán có địa điểm giao hàng cụ thể theo Điều 57 Luật thương mại 2005:
“Điều 57 Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua
uỷ quyền
Trang 6đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.”
Theo đó, những rủi ro phát sinh trong quá trình vận chuyển dẫn đến ảnh hưởngđến chất lượng của hàng hoá sẽ do Bên bán chịu và Bên mua có thể áp dụng những biệnpháp bảo hộ pháp lý trong trường hợp người bán vi phạm giao hàng kém chất lượng hoặcsai quy cách (từ Điều 45- Điều 52 CISG 1980)
Bài tập 4: Ngày 15/04/2020 Công ty A tại Việt Nam gửi thư chào hàng để ký kết
hợp đồng mua bán hàng hóa theo Công ước Viên đến Công ty B tại Singapore như sau:
- Tên hàng: quặng Niken; Số lượng: 3.000 tấn; Giá: 10.795 USD/tấn
- Thời gian giao hàng: từ ngày 15/6/2020 đến 15/10/2020
- Giao hàng theo điều kiện CIF cảng Singapore (Incoterms 2010)
- Ngày 25/08/2020 A nhận được chấp nhận chào hàng của B trong đó có sửa điềukhoản thanh toán cước “cước phí trả trước” thành “cước phí sẽ được trả theo hợp đồngthuê tàu” trong bản hợp đồng gốc
Ngày 12/10/2020, tàu cập cảng, A thông báo cho B nhận hàng Tuy nhiên, B đãkhông nhận hàng từ phía người vận tải, vì lý do bất khả kháng do lệnh cấm nhập khẩuquặng Niken của Chính phủ Singapore đưa ra ngày 01/8/3020 và yêu cầu được miễntrách nhiệm
A phải lưu kho hàng hóa đến ngày 25/10/2020 và sau đó phải bán lại lô hàng trêncho Công ty C tại Thái Lan với giá 10.000 USD/tấn
A kiện B ra tòa án và yêu cầu B bồi thường thiệt hại bao gồm: Chi phí lưu kho,bảo quản 13 ngày; chi phí chuyển tải và vận chuyển hàng hóa đến cảng Thái Lan; chênhlệch giá bán giữa hợp đồng với giá bán cho công ty C là 795USD/tấn hàng
Trang 7Mặc dù phúc đáp này có sửa đổi nội dung về cước phí Tuy nhiên nội dung này về
cơ bản vẫn là CIF cảng Singapore nên không có sự thay đổi về mặt bản chất trong giá cảhay quyền và nghĩa vụ của các bên…
Vì vậy, đây không được xem là thay đổi cơ bản nội dung chào hàng theo Khoản 3Điều 19 CISG 1980 (Khoản 3 Điều 19 CISG 1980 quy định: Các yếu tố bổ sung hay sửađổi liên quan đến các điều kiện giá cả, thanh toán, đến phẩm chất và số lượng hàng hóa,địa điểm và thời hạn giao hàng, đến phạm vi trách nhiệm của các bên hay đến sự giảiquyết tranh chấp được coi là những điều kiện làm biến đổi một cách cơ bản nội dung củachào hàng)
Đây được coi là chấp nhận chào hàng vô điều kiện theo Khoản 2 Điều 19 CISG:
“Tuy nhiên một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựngcác điều khoản bổ sung hay những điều khoản khác mà không làm biến đổi một cách cơbản nội dung của chào hàng thì được coi là chấp nhận chào hàng, trừ phi người chào hàngngay lập tức không biểu hiện bằng miệng để phản đối những điểm khác biệt đó hoặc gửithông báo về sự phản đối của mình cho người được chào hàng Nếu người chào hàngkhông làm như vậy, thì nội dung của hợp đồng sẽ là nội dung của chào hàng với những
sự sửa đổi nêu trong chấp nhận chào hàng”
Do đó phúc đáp này được xem là một chấp nhận chào hàng theo Khoản 1 Điều 18CISG: “Một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người được chào hàng biểu lộ sựđồng ý với chào hàng cấu thành chấp nhận chào hàng Sự im lặng hoặc bất hợp tác vìkhông mặc nhiên có giá trị một sự chấp nhận._”
- Đây là trường hợp giao kết hợp đồng gián tiếp Xác lập một hợp đồng mua bán
có hiệu lực giữa các bên theo Khoản 2 Điều 18 và Điều 23 CISG:
Khoản 2 Điều 18 CISG quy định: “Chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ khi ngườichào hàng nhận được chấp nhận Chấp thuận chào hàng không phát sinh hiệu lực nếu sựchấp nhận ấy không được gửi tới người chào hàng trong thời hạn mà người này đã quyđịnh trong chào hàng, hoặc nếu thời hạn đó không được quy định như vậy, thì trong mộtthời hạn hợp lý, xét theo các tình tiết của sự giao dịch, trong đó có xét đến tốc độ của các
Trang 8phương tiện liên lạc do người chào hàng sử dụng Một chào hàng bằng miệng phải đượcchấp nhận ngay trừ phi các tình tiết bắt buộc ngược lại”.
Điều 23 CISG quy định: “Hợp đồng được coi là đã ký kết kể từ lúc sự chấp nhậnchào hàng có hiệu lực chiểu theo các quy định của công ước này”, nghĩa là ngày Ngày25/08/2020
b) B có phải bồi thường không? Vì sao? Và phải bồi thường những khoản nào?
- Ngày 1/8 có lệnh cấm nhập khâủ quặng niken, nhưng ngày 25/8 B vẫn có phúcđáp theo hướng chấp nhận chào hàng Do đó không thể xem lệnh cấm của chính phủSingapore là không thể lường trước B phải có nghĩa vụ lường trước, phải tính đến vấn đề
là họ không thể nhận hàng do lệnh cấm của chính phủ B không thể được miễn tráchnhiệm theo Điều 79 của CISG
- Trách nhiệm bồi thường: Theo Điều 74 CISG quy định: Tiền bồi thường thiệt hạixảy ra do một bên vi phạm hợp đồng là một khoản tiền bao gồm tổn thất và khoản lợi bị
bỏ lỡ mà bên kia đã phải chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng Tiền bồi thường thiệthại này không thể cao hơn tổn thất và số lợi bỏ lỡ mà bên bị vi phạm đã dự liệu hoặcđáng lẽ phải dự liệu được vào lúc ký kết hợp đồng như một hậu quả có thể xảy ra do viphạm hợp đồng, có tính đến các tình tiết mà họ đã biết hoặc đáng lẽ phải biết
Trách nhiệm bồi thường đó bao gồm:
+Tiền lưu kho, lưu bãi do Bên B không nhận hàng
+Chi phí chuyển tải và vận chuyển hàng hóa đến cảng Thái Lan
+Tiền chênh lệch 795USD/tấn hàng Bên B phải bồi thường khoản này vì khoảnnày bao gồm tiền lãi đáng lẽ được hưởng của A theo quy định tại Điều 74 CISG 1980
Bài tập 5: Ngày 15/09/2020, công ty TNHH A (Hàn Quốc) gửi đề nghị giao kết
hợp đồng đến công ty cổ phần B (Việt Nam) theo Công ước Viên để chào bán 1000 mànhình LCD Samsung với giá X, thời hạn trả lời cuối cùng là ngày 30/09/2020 (giờ HànQuốc) Theo đề nghị, nếu B đồng ý, A sẽ giao hàng cho B trong thời hạn 01 tháng kể từngày nhận được chấp nhận đề nghị của B Ngày 28/09/2020, công ty B đã fax trả lời Avới
Trang 9nội dung đồng ý mua 1000 màn hình LCD nói trên với điều khoản bổ sung là A giaohàng cho B theo điều kiện CIF Hải Phòng Incoterms 2010, thời hạn trả lời là 05/10/2020.Nhận được fax của B, A không trả lời Đến 15giờ ngày 30/9/2020, B quyết địnhkhông mua hàng nữa do giá LCD trên thị trường giảm đột ngột, liền fax sang cho A.Đúng ngày 05/10/2020, B nhận được thông báo của A, theo đó A sẽ giao hàng chobên chuyên chở vào ngày 15/10/2020 và hàng sẽ đến cảng Hải Phòng vào ngày25/10/2020 Sau khi nhận được thông báo của A, B đã fax lại và khẳng định rằng B từchối mua hàng của A A khởi kiện đến Tòa án giải quyết tranh chấp mà các bên đã thỏathuận khi ký kết hợp đồng.
Yêu cầu:
a) Hãy phân tích các dữ kiện của vụ việc trên và cho biết A và/hoặc B có vi phạm hợp đồng không theo Công ước Viên (CISG) 1980 hay không? Toà án sẽ giải quyết vụ việc tranh chấp trên đây như thế nào, Ai phải chiụ trách nhiệm và những hình thức trách nhiệm nào có thể áp dụng?
Nội dung vụ việc liên quan đến vấn đề liệu có tồn tại một hợp đồng mua bán giữa
A và B hay không
Do quốc gia của cả hai bên Việt Nam và Hàn Quốc đều là thành viên của Côngươc Viên 1980 nên Công ước Viên 1980 CISG sẽ là cơ sở để giải quyết tranh chấp giữahai bên
Phúc đáp của B ngày 28/09/2020 có khuynh hướng chấp thuận chào hàng của Anhưng có bổ sung nội dung về điều khoản giao hàng CIF Đây là nội dung cơ bản tronghợp đồng vì nó ấn định các quyền và nghĩa vụ cho các bên (Theo Khoản 3 Điều 19 CISG1980) Do đó phúc đáp này cấu thành một hoàn giá chào (chào hàng mới) theo Khoản 2Điều 19 CISG Và do chào hàng này ấn định thời gian trả lời một cách rõ ràng là trướcngày 5/10 do đó theo khoản 2 Điều 16 CISG, đây được xem là một CHÀO HÀNGKHÔNG THỂ HUỶ NGANG
Do đó việc ngày 30/9 B rút lại hoàn giá chào không có ý nghĩa pháp lý, hoàn giáchào này vẫn tiếp tục có giá trị đến ngày 5/10 Đến ngày 5/10 B nhận được trả lời chấp
Trang 10thuận (thông báo giao hàng) của A Theo Điều 23 CISG 1980, hợp đồng giữa hai bênxem như được xác lập và ràng buộc hai bên.
Vì vậy, việc B từ chối nhận hàng là vi phạm nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.Đây bị xem là vi phạm hợp đồng, vi phạm nghĩa vụ bên mua theo CISG 1980
PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ:
-Toà sẽ xác định hợp đồng giữa hai bên đã được xác lập và có hiệu lực pháp lý-Toà án buộc Bên B thực hiện nghĩa vụ nhận hàng theo Điều 53, 62 CISG-Buộc B bồi thường những thiệt hại mà A phải gánh chịu do không thực hiện việcnhận hàng Điểm B khoản 1 Điều 61 CISG
-Trong trường hợp không muốn thực hiện hợp đồng A cũng có thể tuyên bố huỷ
bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo Điều 64 CISG Trong trường hợp này Akhông thể yêu cầu B tiếp tục thực hiện Hợp đồng
b) Cũng hỏi như trên, nhưng B nhận được thông báo về việc A sẽ giao hàng cho B vào đúng vào ngày 06/10/2020.
Trường hợp thông báo về việc A sẽ giao hàng cho B vào đúng vào ngày06/10/2020
Thời điểm này đã quá hạn ấn định của B Chấp nhận chào hàng của A đã đến trễ.Việc trễ này cũng không được xem là những trường hợp ngoại lệ tại Điều 21 CISGvậy nó được xem là chào hàng mới và lúc này cần sự chấp thuận của Bên B mới xác lậphợp đồng giữa các bên
Trong trường hợp không có hợp đồng, hành vi giao hàng của A là hành vi đơnphương và không dẫn đến bất cứ trách nhiệm nào của B
Bài tập 6: Gần đây, quốc gia A quan ngại các công dân nước mình đang bị đầu
độc bởi chất kich thích tăng trưởng hóa học E được dùng làm thức ăn cho gia súc Vì thế,quốc gia A đã ban hành lệnh cấm sử dụng E ở trong nước, đồng thời ngăn cấm việc nhậpkhẩu thịt gia súc có sử dụng chất kích thích E
Trong khi đó, các nhà chăn nuôi ở quốc gia B đã sử dụng E trong nhiều năm chorằng, rủi ro nếu có cho người tiêu dùng là không đáng kể Bộ trưởng Y tế của quốc gia E
Trang 11cũng cho rằng E có chăng gây ra rủi ro cho người tiêu dùng là rất thấp, vì thế khuyếnkhích người chăn nuôi nước này sử dụng chúng.
Lệnh cấm của quốc gia A đã ảnh hưởng trực tiếp đến quốc gia B, vì A là thị trườngxuất khẩu thịt gia súc chủ lực của B Vì thế, sau khi thương lượng không đạt kết quả, B
đã khởi kiện A lên WTO
Yêu cầu:
a) Hãy cho biết quan điểm của bạn về tranh chấp trên đây?
Đây là một tranh chấp về việc áp dụng một biện pháp kỹ thuật
Luật TMQT cho phép các nước được aps dụng các biện pháp nhằm bảo vệ sứckhoẻ và cuộc sống con người, động vật và bảo tồn các loài thực vật với điều kiện cácnước không được phân biệt đối xử hoặc lạm dụng nhằm bảo hộ hàng hoá trong nước tráhình
Hiện tại WTO có hai hiệp định liên quan đến khía cạnh này là:
- Hiệp định VỀ HÀNG RÀO KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI (TBT)
- Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS)
Do đó lệnh cấm của quốc gia A có thể đúng có thể sai phụ thuộc vào một số yếu tốsau:
- A có căn cứ, cơ sở khoa học vững chắc cho luận điểm của mình
- A có áp dụng công bằng giữa hàng hoá cùng loại do A sản xuất và hàng hoá củanước B cũng như hàng hoá của bất kỳ quốc gia thứ 3 nào khác Điều này nhằm đảm bảođây không phải là một hình thức bảo hộ trá hình gây bất công trong khuôn khổ WTO
- Thủ tục áp dụng có phù hợp với TBT và SPS (thông báo, điểm hỏi đáp …) để hạn chế tác động tiêu cực của việc áp dụng các biện pháp này đối với tự do hoá thương mại
- Mức độ áp dụng của A có hợp lý và vừa phải, vừa đủ để bảo vệ sức khỏe con người vừa không gây tác động xấu đối với tự do hoá thương mại
b) Theo bạn Ban Hội thẩm (cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO) sẽ giải quyết tranh chấp trên đây như thế nào ?
CÁCH THỨC XỬ LÝ CỦA BAN HỘI THẨM
Trang 12Ban hội thẩm là một cơ quan tư pháp của WTO, có trách nhiệm xét xử các tranhchấp giữa các thành viên của WTO trong phiên tòa sơ thẩm Ban hội thẩm thường baogồm 3 đến 5 người.
Trong trường hợp, các bên không thể xử lý được tranh chấp qua quá trình thamvấn, Ban hội thẩm được thành lập để giải quyết tranh chấp giữa A và B
Theo Điều 14 Hiệp định TBT, theo yêu cầu của một bên tham gia tranh chấp hoặctheo sáng kiến của chính mình, một Hội đồng có thể thành lập một Nhóm chuyên viên kỹthuật để trợ giúp các vấn đề mang tính kỹ thuật đang được đặt ra mà đòi hỏi phải có sựxem xét chi tiết của các chuyên viên
Ban hội thẩm sau khi cân nhắc các thông tin từ hai phía và các hội đồng liên quan,Ban hội thẩm sẽ đưa ra một báo cáo về vấn đề tranh chấp Báo cáo của Ban hội thẩm chỉ
có hiệu lực ràng buộc khi đã được DSB thông qua Tuy nhiên, nếu một bên nào đó cókháng cáo thì việc thông qua chưa được thực hiện, vì còn chờ sự xem xét của Cơ quan
Phúc thẩm.Kết quả về việc A áp dụng lệnh cấm là vi phạm quy định của WTO hay không sẽphụ thuộc vào nhiều yếu tố như câu a ở trên
Bài tập 7: Công ty A có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh xuất khẩu một lô hàng thủ
công mỹ nghệ cho công ty B (có trụ sở tại Nhật Bản) theo điều CFR cảng Shinakoya(Incoterms 2020)
Đến hạn theo thoả thuận hợp đồng mua bán, A đã thực hiện giao hàng cho người vậntải M Nhưng khi nhận hàng B phát hiện một phần hàng hóa không đảm bảo chất lượng
và mẫu mã như thỏa thuận trong hợp đồng; một phần hàng bị hư hỏng do bảo quản trongquá trình vận tải không hợp lý
Yêu cầu:
a) Xác định trách nhiệm thuộc về ai trong việc: ký kết hợp đồng vận tải; mua bảo hiểm hàng hóa; xếp, dỡ hàng hóa; chịu rủi ro trong quá trình vận tải? Theo bạn bên thuê tàu vận tải nên lựa lựa chọn phương thức thuê tàu nào trong các phương thức thuê tàu chợ và thuê tàu chuyến?